Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

I. CHƯƠNG CƠ THỂ VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI


Câu 1.
- Hãy nêu tên và các bộ phận chính của cơ quan vận động; Trình bày cơ chế
phối hợp của các hệ cơ quan tham gia vào hoạt động vận động của cơ thể.
- Từ hoạt động chủ đạo hằng ngày của học sinh tiểu học, hãy đưa ra một số điều
cần lưu ý để hệ xương phát triển tốt. Nêu ví dụ cho mỗi lưu ý
Câu 2.
- Hãy nêu hiểu biết của em về một số bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa ở
người và cách phòng bệnh
- Lấy một số ví dụ những việc cần làm hằng ngày để phòng một số bệnh lây qua
đường tiêu hóa đã nêu ở trên.
Câu 3.
- Vẽ sơ đồ 5 giai đoạn chính của thời kì phát triển của con người từ khi sinh ra
đến tuổi già. Xác định thời kì dậy thì trên sơ đồ
- Nêu ví dụ những việc cần làm để chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì.
Câu 4.
- Sắp xếp phương án sau theo thứ bậc (từ thấp đến cao) các cấp độ tổ chức của
Thế giới sống
A. Mô; B. Cơ quan; C. Quần xã ; D. Hệ cơ quan;
E. Quần thể; G. Hệ sinh thái; H. Cơ thể; I. Tế bào
- Hãy nêu các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng. Lấy một
số ví dụ chức năng của 1 trong các hệ cơ quan thông qua hoạt động hằng ngày.
Câu 5.
- Xác định những nội dung cụ thể về “Dinh dưỡng ở người” trong chủ đề Con
người và sức khỏe thuộc Chương trình môn Khoa học lớp 4 năm 2018. Cho một số ví
dụ cụ thể minh họa nội dung đó.
- Đề xuất thực đơn các bữa ăn cho học sinh tiểu học trong 1 ngày đảm bảo đủ
chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật và từ
động vật
Câu 6.
- Xác định nội dung cụ thể của “Các bộ phận cơ thể người và chức năng” trong
Chương trình môn tự nhiên và xã hội từ lớp 1-3 năm 2018. Cho một số ví dụ cụ thể
minh họa nội dung đó.
- Đề xuất một số hoạt động vận dụng nhằm bảo vệ các bộ phận của cơ thể,
phòng tránh bệnh tật phù hợp với vùng miền.

II. CHƯƠNG THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT


Câu 7.
- Hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và chức năng sinh dưỡng của tế
bào thực vật và động vật
- Nêu vị trí, vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Lấy một số ví dụ minh
họa cho những vị trí, vai trò của thực vật.
Câu 8. Hãy nêu các bộ phận cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật và chức năng của
chúng.
Câu 9.

1
- Vẽ hình và điền chú thích được các bộ phận của hoa lưỡng tính.
- Giải thích vì sao trong các vườn trồng trái cây (nhãn, vải, cà phê,…) có nuôi ong thì
tỉ lệ kết trái, tạo quả nhiều hơn ở vườn không nuôi ong.
Câu 10.
- Lấy một số ví dụ điển hình cho mỗi lớp động vật có xương sống: lớp cá, lớp chim,
lớp thú.
- Giải thích đặc điểm cấu tạo ngoài phù hợp với đời sống của chúng.
Câu 11.
- Xác định những nội dung cụ thể của “Thực vật” trong chủ đề Thực vật và động vật
thuộc Chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Cho một số ví dụ cụ thể minh họa
nội dung đó.
- Đề xuất một số nội dung hoạt động mang tính vận dụng về “Thực vật” ở chủ đề trên
phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng miền

III. CHƯƠNG BẦU TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT


Câu 12.
- Hãy cho biết hệ Mặt Trời gồm những thành phần nào? Cho biết những tiêu chí để
phân loại một thiên thể là một hành tinh?
- Vẽ sơ đồ các hành tinh quay xung quanh hệ Mặt Trời. Xác định vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời nhất (tính từ Mặt Trời ra).
Câu 13.
- Phân tích và lấy ví dụ minh hoạ về ý nghĩa của việc sử dụng tỉ lệ bản đồ trong thực
tế.
- Hãy vẽ hình và giải thích hiện tượng nhật thực, hiện tượng nguyệt thực.
Câu 14.
- Phân tích và lấy ví dụ minh hoạ về việc xác định phương hướng trên thực địa.
- Giải thích hiện tượng sóng triều. Thủy triều là hiện tượng gì? Trong trong đời sống
sản xuất, người dân vùng ven biển thường tận dụng hiện tượng thuỷ triều vào những
việc gì?
Câu 15.
- Xác định nội dung cụ thể của “Xác định phương hướng trên thực địa” trong chủ đề
Trái đất và bầu trời thuộc Chương trình môn Tự nhiên và xã hội năm 2018. Cho ví dụ
cụ thể minh họa nội dung đó.
- Đề xuất một số hoạt động vận dụng để khai thác lợi ích của ánh sáng mặt trời đối với
đời sống của con người.

IV. CHƯƠNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG


Câu 17.
- Phân tích vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất.
- Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ nước trong thiên nhiên. Giải
thích chu trình vận động của nước trong vòng tuần hoàn lớn.
Câu 18.
- Phân tích và lấy ví dụ minh hoạ về vai trò của không khí đối với sự sống trên
Trái Đất.
- Hãy cho biết các điều kiện để phát sinh sự cháy và để dập tắt sự cháy.
Câu 19.
- Nêu vai trò và lấy ví dụ minh họa của nhiệt trong đời sống.

2
- Hãy nêu một số ví dụ ứng dụng sự giãn nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí
trong cuộc sống.

Câu 20.
- Hãy nêu ba quá trình chuyển thể của chất? Cho ví dụ minh hoạ.
- Phân tích các quá trình chuyển thể của chất của vòng tuần hoàn nước ở trong
tự nhiên.
Câu 21.
- Vật thể là gì? Chất là gì? Nêu những tính chất của chất và cho ví dụ minh
hoạ.
- Cho biết các quá trình nào sau đây là sự biến đổi vật lý, sự biến đổi hoá học.
a) Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
b) Hiện tượng han rỉ trên vỏ tàu biển
c) Hoà tan đường vào trong cốc nước
d) Vào mùa hè băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
e) Đốt cháy đường mía thành màu đen và có mùi khét.
Câu 22,
- Xác định nội dung cụ thể của “Nước” trong chủ đề Chất thuộc Chương trình
môn Khoa học năm 2018. Cho một số ví dụ cụ thể minh họa nội dung đó.
- Đề xuất một số hoạt động vận dụng nhằm bảo vệ môi trường nước trong sạch,
không bị ô nhiễm phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng miền.
Câu 23.
- Xác định nội dung cụ thể của “Không khí” trong chủ đề Chất thuộc Chương
trình môn Khoa học năm 2018. Cho một số ví dụ cụ thể minh họa nội dung đó.
- Đề xuất một số hoạt động vận dụng nhằm bảo vệ môi trường không khí trong
sạch, không bị ô nhiễm phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng miền.

V. CHƯƠNG THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI


Câu 24.
- Hãy nêu tên các tỉnh và đặc điểm thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Lấy 1 ví dụ và trình bày hiểu biết của em về nét văn hóa nổi bật của vùng đồng bằng
Bắc Bộ

VI. CHƯƠNG XÃ HỘI


Câu 25.
- Chỉ ra điểm khác biệt của nội dung “Xã hội” giữa giáo trình Cơ sở các môn Tự nhiên
và xã hội với Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội
- Đề xuất hoạt động kết nối với xã hội của trường học thể hiện được: một số nội dung
cụ thể, lực lượng tham gia nội dung đó
Câu 26.
- Hãy nêu các loại gia đình thường có của nước ta trong xã hội hiện nay.
- Xác định mối quan hệ trong gia đình 2 thế hệ và 3 thế hệ. Vẽ sơ đồ gia đình 3 thế hệ
và ghi chú thích mối quan hệ của 1 thành viên với các thành viên khác trong gia đình.
Câu 27.
- Xác định những nội dung cụ thể trong chủ đề Gia đình thuộc Chương trình môn Tự
nhiên và xã hội lớp 2 năm 2018. Cho một số ví dụ cụ thể minh họa nội dung đó.
3
- Đề xuất một số nội dung hoạt động mang tính vận dụng ở chủ đề trên phù hợp với
đối tượng học sinh.

4
VII. VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Câu 28.
- Trình bày tình hình kinh tế, xã hội và tổ chức chính quyền của xã hội Đại Việt
thời kì Lê Sơ.
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Lê Thánh Tông.
Câu 29.
- Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam.
- Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Câu 30.
- Xác định nội dung cụ thể của nội dung “Tây Nguyên” thuộc Chương trình
môn Lịch sử và địa lý năm 2018. Cho một số ví dụ cụ thể minh họa nội dung đó.
- Đề xuất một số hoạt động vận dụng nhằm bảo vệ môi trường hoặc nét văn hóa
các dân tộc ở vùng Tây Nguyên phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền.
Câu 31.
- Xác định những nội dung cụ thể của “Thời kì Văn Lang, Âu Lạc” thuộc Chương
trình môn Lịch sử và Địa lý lớp 4-5 năm 2018. Cho một ví dụ cụ thể minh họa nội
dung đó vẫn tồn tại trong đời sống hiện nay.
- Đề xuất một số nội dung hoạt động mang tính vận dụng để bảo vệ và giữ gìn truyền
thống văn hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

You might also like