Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


--------***--------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Môn học: Kinh tế lượng

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

Lớp tín chỉ: KTE309(HK1-2324)1.3


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Hà Nội, tháng 09 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 6

Họ và tên sinh viên Mã số sinh Đóng Điểm Tổng Xác nhận (Ký
viên góp thưởng và ghi rõ họ
(%) tên)
Đỗ Thanh Bình 2215320005
Dương Văn Kiên 2211810027
Nông Thái Bảo 2214110947
Hoàng Phạm Minh Châu 2211110049
Lê Hoài Nam 2211320024
Nguyễn Hương Lan 2215330039

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.......................................................6


1.1. Lý thuyết kinh tế:..............................................................................................................................6
1.1.1. Các khái niệm:.........................................................................................................................6
1.1.2. Phương pháp tính:..................................................................................................................6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:................................................................7
1.2. Các nghiên cứu có liên quan:.........................................................................................................10
1.3. Lỗ hổng nghiên cứu:.......................................................................................................................14
1.4. Giả thuyết nghiên cứu:...................................................................................................................15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH.............................................................16
2.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................16
2.1.1. Phương pháp xây dựng mô hình...........................................................................................16
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................................16
2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................................16
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết...........................................................................................................16
2.2.1. Đặc tả mô hình.......................................................................................................................17
2.2.2. Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên..................................................................................17
2.2.3. Mô hình hồi quy mẫu dạng ngẫu nhiên...............................................................................18
2.2.4. Giải thích các biến số trong mô hình và kỳ vọng của các biến độc lập lên các biến phụ
thuộc.................................................................................................................................................18
2.3. Mô tả số liệu.....................................................................................................................................19
2.3.1. Nguồn số liệu.........................................................................................................................19
2.3.2. Mô tả thống kê số liệu............................................................................................................20
2.3.3. Mô tả tương quan giữa các biến...........................................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ...................................................23
3.1. Kết quả ước lượng..........................................................................................................................23
3.1.1. Mô hình ước lượng................................................................................................................23
3.1.1.1. Kết quả ước lượng OLS.................................................................................................23
3.1.1.2. Mô hình hồi quy mẫu.....................................................................................................23
3.1.1.3. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy.......................................................................................24
3.1.1.4. Ý nghĩa của hệ số xác định R2......................................................................................25
3.1.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình..........................................................25
3.1.2.1. Kiểm định mô hình bỏ sót biến Ramsey RESET............................................................25
3.1.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến...............................................................................................26
3.1.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi...........................................................................26
3.1.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu..........................................................................27
3.2. Kiểm định giả thuyết mới của mô hình.......................................................................................28
3.2.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy............................................................28
3.2.2.Kiểm định sự phù hợp của mô hình.......................................................................................29
3.3. Phân tích, giải thích kết quả và vấn đề giải pháp......................................................................30
3.3.1. Phân tích, giải thích kết quả.................................................................................................30
3.3.2. Đề xuất giải pháp...................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................35
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................38
Phụ lục 1: Bảng số liệu..........................................................................................................................38
Phụ lục 2: File stata...............................................................................................................................38
2
3
LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới, việc đánh giá sự phát triển của một khu vực hoặc quốc gia có thể dựa
trên nhiều tiêu chí khác nhau như sự ổn định, công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế,...
Trong số các tiêu chí này, tăng trưởng kinh tế được xem là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là
cơ sở cho sự phát triển xã hội và liên quan đến nhiều khía cạnh. Tăng trưởng kinh tế thể
hiện qua việc gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và nó đóng vai trò quan
trọng trong việc giảm đói nghèo và thúc đẩy giàu có, thịnh vượng. Tuy nhiên, tăng trưởng
cần phải được quản lý cẩn thận để tránh các vấn đề như lạm phát hoặc sự gia tăng trong sự
phân hoá giàu nghèo. Việc đánh giá và đạt được tăng trưởng kinh tế hợp lý là mục tiêu quan
trọng của mọi quốc gia. Để làm được điều này, chúng ta cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế và có thể giúp Chính phủ điều chỉnh chính sách kinh tế để đạt được
mục tiêu tăng trưởng.
Nhận thức chính xác về tầm quan trọng của mối tương quan mật thiết này và mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự tăng trưởng kinh tế giúp Chính phủ có thể thay đổi
các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây
là vấn đề vĩ mô mà những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm. Đó là lí do
nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia giai đoạn 2018 - 2022”.
Mục tiêu của bài tiểu luận chính là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia và từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam. Các lý thuyết kinh tế về tăng trưởng sẽ được sử dụng làm nền tảng cho nghiên
cứu này. Chúng em sẽ áp dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng, cụ thể là phương pháp
Ordinary Least Square (OLS) để thực hiện việc hồi quy, ước lượng và phân tích mô hình
trên dữ liệu nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện mô hình, chúng em đã gặp phải một số khó
khăn và thách thức, dẫn đến sự xuất hiện của một số khuyết điểm trong nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức về lĩnh vực này còn hạn chế nên
bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp và phản hồi của cô để cải thiện và hoàn thiện nghiên cứu này. Chúng em xin
chân thành cảm ơn cô!

4
Đối tượng chính của nghiên cứu là kinh tế của một quốc gia cụ thể hoặc một nhóm
các quốc gia. Chúng em đã so sánh khoảng 266 quốc gia trong 5 năm (2018-2022) để phân
tích sự ảnh hưởng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Có 3 nhân tố chính tác động đến tốc độ tăng trưởng của 1 quốc gia:
Nhân tố kinh tế: Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các yếu tố kinh tế như đầu tư,
tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng, lãi suất, tài chính công, thuế, và sự phát triển
của các ngành kinh tế cụ thể.
Nhân tố xã hội và chính trị: Nghiên cứu cũng có thể xem xét sự ảnh hưởng của các
nhân tố xã hội và chính trị như chính sách chính trị, tình hình xã hội, ổn định chính trị, dân
số giáo dục, và y tế công.
Nhân tố công nghệ và sáng tạo: Công nghệ, nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin và các yếu tố liên quan cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp xây dựng mô hình, thu thập số liệu, xử lý dữ
liệu để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế
của các nhóm quốc gia được nghiên cứu. Ngoài ra chúng em cũng xây dựng và xem xét
các mô hình lý thuyết về tăng trưởng kinh tế để giải thích sự ảnh hưởng của các nhân tố
ấy.
Nhóm chúng em đã sử dụng các phương pháp xây dựng mô hình, thu thập và xử lý
dữ liệu, xây dựng các mô hình lý thuyết để phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố tới
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nhóm quốc gia. Chúng em cũng đã sử dụng phần mềm
STATA để đưa ra các kết quả ước lượng ban đầu, kiểm định, khắc phục mô hình và phân
tích kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp cho nghiên cứu này. Kết cấu bài tiểu
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu - Đưa ra các khái niệm cơ
bản và các lý thuyết liên quan của đề tài nghiên cứu và thực trạng, các nghiên cứu
trước đây của đề tài.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu- Đưa ra
phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và các data
của bài nghiên cứu.
Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp - Đưa ra dự báo về kết quả của mô
hình, kiểm định các khuyết tật của mô hình và thảo luận về kết quả qua đó đề xuất
một số giải pháp của nhóm tác giả.
5
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết kinh tế:

1.1.1. Các khái niệm:


Theo các nhà kinh tế học hiện đại quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình
quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm
trong nước là giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo
ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước làm ra ở
cả trong và ngoài nước trong đơn vị một năm tài chính. Tổng sản phẩm quốc dân bằng
tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định.

1.1.2. Phương pháp tính:

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng các chỉ số như mức tăng trưởng
tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn cụ thể. Mức tăng trưởng tuyệt đối là sự khác biệt trong quy mô kinh tế giữa
hai giai đoạn cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy sự thay đổi
trong quy mô kinh tế giữa giai đoạn hiện tại và giai đoạn trước đó, sau đó chia cho quy mô
kinh tế trong giai đoạn trước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được biểu thị dưới
dạng %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó:
+ Y là quy mô của nền kinh tế
+ y là tốc độ tăng trưởng.
7
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng
trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay
GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng
trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã sử dụng nhiều mô hình để phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Mô hình David Ricardo (1772 - 1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất
nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng
trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng
trưởng.
Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực
nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L, Labor), yếu tố
tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu
cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.
Mô hình Harrod - Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố
K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn,
tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức
sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng
kinh tế bằng không (0)).
Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ
công nghệ.
Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc
gia cho đầu tư con người.
Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tuỳ thuộc vào cách thức kết hợp
hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L).
Sau khi tiến hành nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển, các nhà kinh tế học đã phát hiện rằng sự phát triển kinh tế phụ thuộc
vào bốn yếu tố cơ bản, được coi là bốn “động cơ” của tăng trưởng kinh tế, bao gồm nguồn
nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Những yếu tố này có sự biến đổi đặc thù

8
tại từng quốc gia và cách chúng tương tác với nhau cũng không giống nhau, điều này dẫn
đến các kết quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh riêng của mỗi quốc gia.
Xuất phát của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát:
Y=F(Xi)
Trong đó:
+ Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc vào tổng cầu của nền kinh tế)
+ Xi là giá trị các biến số đầu vào (liên quan trực tiếp đến tổng cung).
Từ đó ta xét cụ thể hai nhóm nhân tố tác động:
- Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung
Nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tố
nguồn lực chủ yếu, đó là: Vốn (K), Lao động (L), Tài nguyên, đất đai (R), Công nghệ kỹ
thuật (T).
+ Vốn (K):
Trong quan điểm vĩ mô, vốn sản xuất liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
được hiểu chủ yếu dưới dạng tài sản vật chất thay vì giá trị tiền bạc. Đây là tổng thể của
các tài sản vật chất được tích lũy bởi nền kinh tế, bao gồm cả vốn cố định (như nhà máy,
xưởng sản xuất, trụ sở công ty, trang thiết bị văn phòng, máy móc, phương tiện vận
chuyển, và hạ tầng) và vốn lưu động (bao gồm tồn kho của các loại hàng hoá).
Bên cạnh đó, để duy trì hoặc tăng lượng vốn sản xuất này, cần phải thực hiện một
loạt chi phí gọi là vốn đầu tư sản xuất.
+ Lao động (L):
Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt
động kinh tế. Chất lượng của lực lượng lao động, bao gồm kỹ năng, kiến thức và kỷ luật là
yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi hầu hết các yếu tố khác như
tư bản và nguyên vật liệu có thể được mua hoặc vay mượn, nguồn nhân lực thì khó có thể
thay thế hoặc mua được một cách dễ dàng. Các yếu tố như máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu, hoặc công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa khi được áp dụng bởi một
đội ngũ lao động có trình độ văn hoá cao, sức khỏe tốt, và kỷ luật lao động xuất sắc. Hiện
nay, sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào quy mô và số
lượng lao động, trong khi yếu tố vốn nhân lực vẫn đang ở mức trung bình thấp do trình độ
và chất lượng lao động chưa đạt đến mức cao.
+ Tài nguyên, đất đai (R):

9
Tài nguyên, đất đai là một yếu tố sản xuất cổ điển. Đất đai đóng vai trò quan trọng
trong ngành công nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong đặt ra cơ sở kinh tế. Các
nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào được khai thác, tạo điều kiện cho sự gia tăng nhanh
chóng của sản lượng đầu ra, đặc biệt là đối với các quốc gia đang trong giai đoạn phát
triển.
+ Công nghệ kỹ thuật (T):
Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học,
nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ
hay thiết bị kỹ thuật.
Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế
nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là việc gia
tăng lao động và tư bản, mà còn là một tiến trình không ngừng thay đổi với sự phát triển
của công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản
tạo ra sản phẩm và dịch vụ với hiệu suất cao hơn, nâng cao khả năng sản xuất hiệu quả. Sự
phát triển công nghệ đã diễn ra một cách nhanh chóng, và ngày nay, các lĩnh vực như công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, và công nghệ vật liệu mới đang phát triển với tốc độ
đáng kể, đóng góp đáng kể vào sự gia tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Các nhân tố tác động đến tổng cầu:
Các yếu tố: khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực thanh toán (tổng cầu AD) là các
yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu, bao gồm:
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên
và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh.
Chi tiêu của Chính phủ (G): bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch
vụ của Chính phủ.
Chi cho đầu tư (I): là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động.
Chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M): Thực tế, giá trị hàng hoá xuất
khẩu là các khoản phải chi cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là
giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi
phí cho các yếu tố yếu tố nguồn lực trong nước.
10
Như chúng ta đã biết, tăng trưởng có thể được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và GDP=C+I+G+NX. Do đó, sự thay đổi của một trong 4 nhân tố cũng đều có
thể làm cho GDP thay đổi, sự thay đổi đó thể hiện sự biến động trong tăng trưởng kinh tế.
Từ những nhân tố trên ta có thể rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
+ Về phía cung: Y= F(K,L,R,T)
+ Về phía cầu: Y= F(C,I,G,NX)
1.2. Các nghiên cứu có liên quan:
Solow (1956) và Romer (1986) đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các yếu tố quyết
định sự phát triển kinh tế. Solow (1956) được coi là người tiên phong trong việc phát triển
mô hình tăng trưởng tân cổ điển, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow-Swan. Mô
hình này đưa ra giả định về sự liên kết liên tục giữa sản xuất không bị gián đoạn và năng
suất của các yếu tố đầu vào, bao gồm cả vốn và lao động, tạo nên sự ổn định trạng thái của
kinh tế. Tuy nhiên, sự ổn định trong mô hình này phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ và tăng
trưởng dân số, cả hai đều là yếu tố ngoại sinh và không thể áp dụng khi không có tiến bộ
công nghệ và tăng trưởng năng suất trung bình đầu người (Ghura & Hadji Michael, 1996).
Ghura và Hadji Michael (1996) cũng đã đặt ra giả định quan trọng về sự hội tụ trong sự
phát triển của các quốc gia với các công nghệ tương đương, nhưng hiện tại, giả định này
không luôn được áp dụng trong các nghiên cứu.
Do sự không phù hợp của lý thuyết tân cổ điển dựa trên tiên bộ công nghệ ngoại
sinh, Romer (1986) đã phát triển lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh để thiết lập một liên
kết lâu dài giữa tăng trưởng và chính sách công. Các mô hình tăng trưởng nội sinh nhấn
mạnh rằng phát triển công nghệ là kết quả của đầu tư, tích luỹ vốn và phát triển của nguồn
nhân lực. Sau Romer (1986), đã có một số mô hình tăng trưởng kinh tế khác được đề xuất,
bao gồm cả giả thuyết về lời nguyền tài nguyên, nhưng hầu hết không có sự thống nhất
hoàn toàn về các yếu tố quyết định thực sự của sự phát triển kinh tế của các quốc gia,
khiến cho các biến số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia không thể áp
dụng hiệu quả cho quốc gia khác. Do đó, một số yếu tố như tích lũy tài sản cố định, vốn
nhân lực, lạm phát, lãi suất và FDI đã được sử dụng để xác định những yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Lo et al. (2013) công nhận rằng một phần của FDI đóng vai trò quan trọng trong
quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tác giả này cho rằng FDI là một thành phần của
mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển và có khả năng tạo ra tác động tích cực đối với tăng
11
trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lan toả, bao gồm cả việc cải thiện môi trường kinh tế
của quốc gia mà nó đầu tư (Lo et al, 2013).
Li và Ng (2013) cũng thừa nhận vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển
kinh tế. Babatunde (2011), trong nghiên cứu về mở cửa thương mại, FDI và tăng trưởng ở
các nước Châu Phi cận Sahara, đã nhận thấy rằng FDI đóng một vai trò tích cực và có ý
nghĩa thống kê trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia được nghiên cứu.
- Tích lũy tài sản cố định gộp (Gross Capital Formation):
Việc tích lũy tài sản cố định đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh tế vĩ mô
và thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển kinh tế của các quốc gia, với sự xuất
hiện của nhiều nghiên cứu gần đây (Adeleke, 2014; Akram, Manzoor, Hassan, Farhan, &
Alam, 2011; Freckleton, Wright, & Craigwell, 2012; Havi, Enu, Osei-Gyimah, Attah-
Obeng, & Opoku, 2013; Javed, Nawaz, & Gondal, 2014).
Eregha (2015) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích lũy tài sản cố định là một
yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu về dòng vốn FDI, biến động và đầu
tư nội địa ở khu vực Tây Phi. Bằng cách áp dụng mô hình dữ liệu bảng trên Uỷ ban Kinh
tế của Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Eregha đã nhận nhận thấy rằng tốc độ tăng
trưởng tài sản cố định gộp có tác động tích cực và đáng kể đến sự gia tăng của đầu tư trong
nước trong khu vực ECOWAS.
Tương tự, trong nghiên cứu về tác động biến động của các biến số kinh tế vĩ mô đối
với tăng trưởng kinh tế, Javed và đồng nghiệp (2014) cũng đã xác định rằng tích lũy tài
sản cố định gộp có ảnh hưởng tích cực đến GDP, với một hệ số có ý nghĩa thống kê là
0.084115.
- Vốn nhân lực (Human capital):
Vốn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển kinh tế của
một quốc gia, và điều này vẫn đúng ngay cả khi có sự đa dạng về cách đo lường vốn nhân
lực trong các nghiên cứu (Adeleke, 2014; Alemu & Lee, 2015; Tchereni & Sekhampu,
2013; Thuku, Paul, & Almadi, 2013; Wako, 2012).
Alemu và Lee (2015) đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò quyết định của vốn nhân lực
trong tăng trưởng kinh tế và đã đề cập đến việc vận dụng lý thuyết nội sinh, trong đó
nguồn nhân lực được xem là yếu tố chủ chốt. Họ đã chú ý rằng trước đây, trong nửa cuối
thập kỷ 1990, hiệu suất của nguồn nhân lực thường được liên kết với giáo dục, mặc dù có
những nghiên cứu đã thừa nhận tầm quan trọng của yếu tố bổ sung như sức khỏe.

12
Freckleton et al. (2012) đã sử dụng trình độ trung học cơ sở làm đại diện cho nguồn
nhân lực trong nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, FDI và tham nhũng trong các nước phát
triển và đang phát triển. Ngược lại, Tchereni và Sekhampu (2013) xem xét vốn nhân lực
của dân số bằng tốc độ tăng dân số, coi đây là một yếu tố quyết định sự hiệu quả của tăng
trưởng kinh tế và cho rằng tăng trưởng dân số vượt trội tương đương với việc tăng cường
thị trường tiêu thụ, có thể thúc đẩy sản xuất.
Guga et al. (2015) cũng đã đặt ra câu hỏi về vốn nhân lực, đặc biệt là tổng tỷ lệ tăng
dân số và tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế của Abania. Họ đưa ra quan điểm rằng
sự tiến bộ trong vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ, và tăng
trưởng kinh tế thường phản ánh sự phát triển của con người và đã tạo ra cơ hội cho sự phát
triển kinh tế. Do đó, thông qua việc áp dụng mô hình hồi quy log - log trên dữ liệu chuỗi
thời gian trong giai đoạn từ 1990 đến 2014, Guga et al. (2015) đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng dân
số đã có một tác động tích cực và đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế của Albania. Tóm
lại, dân số, như một biểu hiện của vốn nhân lực, đóng một vai trò quan trọng trong việc
xác định sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Lạm phát (Inflation):
Lạm phát, một yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng, thường được sử dụng trong các
nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia (Agalega &
Antwi 2013; Ajide & Lawanson, 2012; Akram et al., 2011; Anyanwu, 2014; Babatunde,
2011; Mbulawa, 2015; Ngangang, 2015; Odhiambo, 2013). Akram et al. (2011) đã đặc
biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của lạm phát trong việc quyết định sự phát triển kinh tế,
chỉ ra rằng mức độ lạm phát thể hiện mức độ chú ý đặc biệt đối với nền kinh tế. Sự tồn tại
của lạm phát có thể xác định sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Do đó, trong các tài liệu
hiện tại, có một xu hướng cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát
thường là tiêu cực (Akram et al., 2011). Tuy nhiên, Odhiambo (2013) đã chỉ ra rằng sự
không ổn định của lạm phát có thể ảnh hưởng tiêu cực hơn đến tăng trưởng kinh tế, hơn cả
mức độ lạm phát cơ bản. Bên cạnh đó, Odhiambo (2013) đã ghi nhận rằng một sự tăng nhẹ
trong tỷ lệ lạm phát cơ bản có thể kích thích tăng trưởng, nhưng mức lạm phát vượt quá
mức tăng trưởng này có thể gây cản trở đối với tăng trưởng kinh tế. Agalega và Antwi
(2013), trong nghiên cứu về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên tổng sản phẩm nội
địa của Ghana, đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và GDP, mặc dù mối quan hệ
này không đáng kể. Tổng cộng, các đánh giá hiện tại dường như thừa nhận rằng ảnh hưởng

13
của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế có thể thay đổi và không nhất quán trong các tài
liệu nghiên cứu.
- Lãi suất (Interest Rate):
Trong nghiên cứu hiện tại, việc sử dụng lãi suất như một yếu tố quan trọng trong
các thử nghiệm được thực hiện để đánh giá sự phát triển kinh tế của các quốc gia đã được
khảo sát rộng rãi (Agalega & Antwi 2013; Akiri &Adofu, 2007; Balassa 1989; Ghatak,
1997; Imosi, Chika, & Moses, 2012; Koka, Bozdo, & Çuçi; 2013; Mashamba, Magweva,
& Gumbo, 2014; Obamuyi, 2009; Ristanovic, 2010; Saymen & Orabi, 2013; Waty, 2014).
Trong nghiên cứu của Imoisi et al. (2012), họ đã đề xuất rằng lãi suất thực sự đóng một vai
trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quá trình tiết kiệm và đầu tư của cả hộ gia đình và
doanh nghiệp, đồng thời có tác động chiến lược đối với sự biến đổi theo chu kỳ và sự phát
triển kinh tế dài hạn. Agalega và Antwi (2013), sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS,
đã tìm ra rằng lãi suất có tác động tiêu cực đến GDP của Ghana, ngụ ý rằng tăng trưởng lãi
suất gây ra sự giảm sút trong GDP. Điều này cũng được Saymey và Orabi (2013) xác nhận
trong nghiên cứu của họ về tác động của lãi suất và các yếu tố khác đối với sự phát triển
kinh tế của Jordan. Họ cũng sử dụng mô hình hồi quy, hợp nhất và kết luận rằng lãi suất có
ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, phù hợp với các kết quả khác của các nghiên
cứu trước đó (Agalega & Antwi, 2013; Ristanovic, 2010; Waty, 2014). Tuy nhiên, trong
các nghiên cứu về tác động của tiết kiệm và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế Nigeria,
Anthony (2012) đã chú ý đến mối quan hệ tích cực và ý nghĩa thống kê giữa chênh lệch lãi
suất và tăng trưởng kinh tế, đây là một kết quả không phù hợp với những khám phá của
Waty (2014).
- Nợ công chính phủ (Government Debt)
Nợ công đã trở thành một trong những yếu tố trong nhiều cuộc thực nghiệm nghiên
cứu khác nhau nhằm xác định vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế hiện nay. Kumar
và Woo (2010) đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở
các quốc gia đang phát triển, họ nhận thấy rằng tác động của nợ cao sẽ nhỏ dần ở các quốc
gia phát triển. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy chỉ có tỷ lệ nợ trên tổng GDP cao mới gây
ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới nền kinh tế. Reinhart và Rogoff (2010), tìm thấy mối liên
hệ yếu giữa mức nợ công thấp và tăng trưởng nhưng lập luận rằng nếu tỷ lệ nợ trên GDP
vượt quá 90%, nó có hại cho tăng trưởng. Reinhart và Rogoff (2010), quan sát thấy rằng
dưới ngưỡng 90% GDP, mối quan hệ giữa nợ chính phủ và tăng trưởng GDP thực là yếu.
Đối với tỷ lệ nợ trên GDP trên 90%, tốc độ tăng trưởng trung bình giảm 1% và tốc độ tăng
14
trưởng bình quân giảm nhiều hơn đáng kể. Dựa trên chuỗi dữ liệu lịch sử trong hai thập
kỷ, họ phân tích mối liên hệ giữa lạm phát, nợ chính phủ trung ương cao và tăng trưởng
kinh tế ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một nghiên cứu lặp lại khác của
Minea và Parent (2012) cho thấy ngưỡng điểm cao hơn 90% GDP và dẫn đến tỷ lệ nợ trên
GDP khoảng 115%, cao hơn tỷ lệ nợ công được cho là có tương quan nghịch với tăng
trưởng. Tuy nhiên, kết quả Rogoff và Reinhart đã gây tranh cãi do một số lỗi tính toán
trong tính toán của họ đã được Herndon et al. (2014) cho rằng không có sự gián đoạn nào
trên mức giới hạn. Herndon et al. (2014) kết luận rằng có những sai sót đáng kể trong kết
quả của Reinhart và Rogoff và ngưỡng nợ bất lợi 90% ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
là không tồn tại.

Bên cạnh đó, Clements, Bhattacharya và Nguyen (2003) đã chỉ ra rằng việc giảm
đáng kể nợ nước ngoài đối với các quốc gia đang phát triển hoặc nghèo nàn lại giúp ích
đáng kể tới mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1% mỗi năm. Về cụ thể từng quốc
gia, Saifuddin (2016) nhận xét rằng đầu tư và tăng trưởng kinh tế có liên quan tích cực đến
nợ công ở Bangladesh. Các phát hiện thực nghiệm trong bài báo của ông cũng cho thấy nợ
công có tác động tích cực gián tiếp đến tăng trưởng thông qua ảnh hưởng tích cực của nó
đối với đầu tư. Putunoi và Mutuku (2013), điều tra tác động của nợ trong nước đối với
tăng trưởng kinh tế của Kenya. Nghiên cứu cho thấy việc gia tăng nợ trong nước ở Kenya
có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Sheikh et al. (2010) chỉ ra tác động
tích cực của nợ trong nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Kết quả nghiên cứu của
họ cho thấy tác động tích cực của nợ trong nước đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó, nợ
trong nước có thể cho thấy nền kinh tế có hoạt động tốt và nợ nước ngoài đóng vai trò
quan trọng đối với sự tiến bộ của đất nước. Bài báo cho thấy nếu được quản lý hợp lý, các
khoản nợ trong nước có thể dẫn đến mức tăng trưởng cao.

1.3. Lỗ hổng nghiên cứu:

Các nghiên cứu trước đây đều đã đưa ra được kết luận về các nhân tố ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng của một số Quốc Gia. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mắc phải
những lỗ hổng quan trọng như thiếu tài liệu và dữ liệu thống kê chính xác, sự phụ thuộc
quá mức vào mô hình, thiếu sự phân tích toàn diện, thiếu xem xét tác động của biến thay
đổi theo thời gian,... Hơn nữa, có những nghiên cứu chưa có sự xem xét về ngữ cảnh lịch
sử văn hoá, yếu tố ngoại vi và ảnh hưởng của bản quyền và chính trị. Vì vậy, nhóm tác giả

15
đã tập trung nghiên cứu đề tài với số liệu mới nhất và nhiều nước ở các khu vực khác nhau
để thấy rõ tác động của các biến nghiên cứu.

1.4. Giả thuyết nghiên cứu:


Dựa trên nghiên cứu của Eregha (2005) (cho giải thuyết H1), nghiên cứu của Laura
Alfaro và cộng sự (2003) (cho giải thuyết H2), nghiên cứu của Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn
Thị Phương Mai và Nguyễn Thu Quỳnh (2022) (cho giải thuyết H3), nghiên cứu của tổng
cục thống kê (1989-2016) (cho giả thuyết H4), nghiên cứu của Maiga (2017) và Moazzami
(1991) (cho giải thuyết H5), quan điểm của J. M. Keynes và David Ricardo (cho giải
thuyết H6), nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:
- Giả thuyết 1 (H1): Tích luỹ tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong những yếu
tố quyết định tăng trưởng kinh tế.
- Giả thuyết 2 (H2): FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của các nước
nhận đầu tư.
- Giả thuyết 3 (H3): Tăng trưởng dân số có ảnh hưởng tích cực tới tốc độ tăng trưởng
kinh tế của quốc gia.
- Giả thuyết 4 (H4): Chiều ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là một
chiều và là mối quan hệ dài hạn.
- Giả thuyết 5 (H5): Mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng là mối quan hệ tỷ lệ
nghịch.
- Giả thuyết 6 (H6): Nợ công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp xây dựng mô hình
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để
xây dựng mô hình: nghĩa là tìm hiểu sự phụ thuộc của biến phụ thuộc vào nhiều biến độc
lập khác. Đây là phương pháp dùng để ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập
hợp kết quả quan sát của biến phụ thuộc vào một hay nhiều biến độc lập. Từ phương trình
ước lượng thu được, chúng ta có thể ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ
thuộc (chưa xác định) khi biết trước các giá trị của biến độc lập.
Trong nghiên cứu này, nhóm tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là Mức độ
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong giai đoạn 2018 - 2022 dựa trên các biến phụ
thuộc là kgrowth (Tăng trưởng tài sản cố định), FDI (vốn đầu tư nước ngoài), popugrowth
(tăng trưởng dân số), Infla (tỷ lệ lạm phát), Int (lãi suất thực), DEBT (nợ chính phủ).
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm thu thập dữ liệu dựa trên 131 quan sát của 266 quốc gia trên toàn thế giới
trong vòng 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2018-2022). Từ đó nghiên cứu và đánh giá tác
động của sáu yếu tố: tăng trưởng tài sản cố định, vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng dân
số, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, nợ chính phủ lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số
quốc gia. Các dữ liệu được thu thập trên World Bank Open data, vì vậy luôn đảm bảo về
độ uy tín và chính xác của số liệu được đưa ra trong bài nghiên cứu.
2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập được dữ liệu, nhóm tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng
phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS), dựa trên dữ liệu tìm được để
kiểm tra ý nghĩa thống kê và sự phù hợp của mô hình dựa trên các quan sát cũng như các
nghiên cứu đi trước tương tự, từ đó đưa ra kết quả tốt nhất để phục vụ mục đích nghiên
cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm sử dụng kiến thức của kinh tế lượng,
kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, tài chính ngân hàng, phương pháp nghiên cứu định lượng,
phần mềm Stata để thực hiện phân tích hồi quy, phần mềm Microsoft Excel, Microsoft
Word để xử lý dữ liệu và hoàn thiện bài nghiên cứu.
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
Sau khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia và về các mô hình lý thuyết nhóm sử dụng phân tích hồi quy để nghiên cứu
17
mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia) và sáu
biến độc lập (tăng trưởng tổng tài sản cố định, vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng dân số,
tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, nợ chính phủ ) trong giai đoạn 2018 - 2022.
2.2.1. Đặc tả mô hình
Bài tiểu luận nghiên cứu sự ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia
(GDP growth - Ggdp), thông qua các nhân tố kinh tế: tổng vốn cố định hình thành, vốn
đầu tư nước ngoài, tăng trưởng dân số, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, nợ chính phủ:

Ggdp=f (kgrowth , FDI , popugrowth , Infla ,∫ , DEBT )

Trong đó:

● kgrowth: tăng trưởng tổng tài sản cố định

● FDI: vốn đầu tư nước ngoài

● popugrowth: tăng trưởng dân số

● Infla: lạm phát

● Int: lãi suất thực

● DEBT: nợ chính phủ

2.2.2. Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên


Ggdpi = β0 + β1kgrowthi + β2FDIi + β3popugrowthi + β4Inflai + β5Inti + β6DEBTi+ ui
Trong đó:
β0: Hệ số chặn
β1: Hệ số góc của biến kgrowth
β2: Hệ số góc của biến FDI
β3: Hệ số góc của biến popugrowth
β4: Hệ số góc của biến Infla
β5: Hệ số góc của biến Int
β6: Hệ số góc của biến DEBT
ui : Sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i, đại diện

18
cho các nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng
không được đề cập đến trong mô hình.

2.2.3. Mô hình hồi quy mẫu dạng ngẫu nhiên


Ggdp i= ^
β0+ ^
β 1 . kgrowthi + ^
β 2 . FDI i + ^
β 3 . popugrowthi+ β^4 . Inflai + ^
β 5 .∫ ¿i + β^6 . DEBT i + u^i ¿

Trong đó:
^
β 0 : Ước lượng hệ số chặn
^
β 1 : Ước lượng hệ số góc của biến kgrowth
^
β 2 : Ước lượng hệ số góc của biến FDI
^
β 3 : Ước lượng hệ số góc của biến popugrowth
^
β 4 : Ước lượng hệ số góc của biến Infla
^
β 5 : Ước lượng hệ số góc của biến Int
^
β 6 : Ước lượng hệ số góc của biến DEBT

u^i : Phần dư, ước lượng sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát

thứ i, đại diện cho các nhân tố khác tác động tới Ggdp nhưng không
được đề cập tới trong mô hình.
2.2.4. Giải thích các biến số trong mô hình và kỳ vọng của các biến độc lập lên các biến
phụ thuộc
a) Biến phụ thuộc
Ggdp là tốc độ tăng trưởng của một quốc gia, được tính theo đơn vị phần trăm (%)
b) Biến độc lập

Dấu
Đơn
Biến Ý nghĩa Diễn giải kỳ
vị
vọng

19
Tăng Eregha khẳng định tích lũy tài sản cố định
trưởng Phần đóng vai trò quan trọng trong những yếu tố
kgrowth tổng tài trăm quyết định tăng trưởng kinh tế trong nghiên +
sản cố (%) cứu của ông về FDI và đầu tư nội địa vào khu
định vực Tây Phi (2005).

Vốn đầu Nghiên cứu Laura Alfaro và cộng sự (2003)


% of
FDI tư nước chỉ ra rằng, FDI có tác động tích cực tới tăng +
GDP
ngoài trưởng kinh tế của các nước nhận nhận đầu tư.

Nghiên cứu của Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn Thị


Tăng Phần Phương Mai và Nguyễn Thu Quỳnh (2022)
popugrowt
trưởng trăm chỉ ra rằng tăng trưởng dân số có ảnh hưởng +
h
dân số (%) trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của
quốc gia.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tổng cục


thống kê, bao gồm chuỗi chỉ số lạm phát (CPI)
Phần
Tỷ lệ lạm và tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 1989-
Infla trăm +/-
phát 2016 kết luận chiều ảnh hưởng của lạm phát
(%)
đến tăng trưởng kinh tế là một chiều và là mối
quan hệ dài hạn.

Maiga (2017) tìm ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch


Phần giữa 2 biến số lãi suất và tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất
Int trăm Đồng quan điểm với Maiga (2017), Moazzami -
thực
(%) (1991) cũng cho biết giữa lãi suất và tăng
trưởng có mối quan hệ nghịch.

20
Hiện nay có 2 quan điểm phổ biến về ảnh
hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh
tế: Một là, nợ công tác động tích cực, thúc đẩy
Nợ chính % of
DEBT tăng trưởng kinh tế, đại diện bởi nhà kinh tế +/-
phủ GDP
học J. M. Keynes; Hai là, nợ công tác động
tiêu cực, cản trở tăng trưởng kinh tế, là quan
điểm của nhà kinh tế học David Ricardo

2.3. Mô tả số liệu
2.3.1. Nguồn số liệu
Số liệu trong mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng dữ liệu chéo từ 266 quốc gia
trong năm 2018 – 2022. Trong đó biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc
gia, các biến độc lập là tăng trưởng tổng tài sản cố định, vốn đầu tư nước ngoài, tăng
trưởng dân số, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, nợ chính phủ. Các dữ liệu được thu thập từ
website của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
2.3.2. Mô tả thống kê số liệu
Nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về mô hình cũng như đưa ra một số
đánh giá nhận định ban đầu, nhóm sẽ mô tả số liệu trước khi đi sâu phân tích dữ liệu.
Nhóm sử dụng lệnh sum trong STATA để mô tả các biến độc lập và phụ thuộc và thu
được kết quả như sau:

Số
Giá trị trung Sai số Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Biến quan
bình chuẩn nhất nhất
sát

Ggdp 1253 2,067652 6,421868 -54,2359 57,80022

kgrowth 905 3,799514 36,32847 -89,916 983,7766

FDI 1187 2,499724 43,49445 -1303,109 429,5203

popugrowth 1325 1,042539 1,295418 -14,18845 4,556082

21
Infla 1009 8,158779 28,85966 -26,29605 604,9459

Int 544 4,272585 10,68532 -81,13212 48,52023

DEBT 278 68,02718 42,88567 2,902222 252,5228

Nhận xét:
Số quan sát là khá lớn, số liệu được phủ rộng ở 266 quốc gia do đó có thể cho rằng
mẫu khá tiêu biểu so với tổng thể
Trong đó:
- Ggdp: mức độ tăng trưởng kinh tế có giá trị lớn nhất là 57,80022%, trong khi giá trị
nhỏ nhất là -54,2359%, giá trị trung bình là 2,067652%, sai số chuẩn là 6,421868.
- kgrowth: mức độ tăng trưởng tổng tài sản cố định có giá trị lớn nhất kà 983,7766%,
giá trị nhỏ nhất là -89,916%, giá trị trung bình là 3,799514%, sai số chuẩn là
36,32847
- FDI: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có giá trị lớn nhất là 429,5203 % of GDP, giá trị
nhỏ nhất là -1303,109 % of GDP, giá trị trung bình là 2,499724 % of GDP, sai số
chuẩn là 43,49445.
- popugrowth: mức độ tăng trưởng dân số có giá trị lớn nhất là 4,556082%, giá trị
nhỏ nhất là -14,18845%, giá trị trung bình là 1,042539%, sai số chuẩn là 1,295418.
- Infla: tỷ lệ lạm phát có giá trị lớn nhất là 604,9459%, giá trị nhỏ nhất là -
26,29605%, giá trị trung bình là 8,158779%, sai số chuẩn là 28,85966.
- Int: lãi suất thực có giá trị lớn nhất là 48,52023%, giá trị nhỏ nhất là -81,13212%,
giá trị trung bình là 4,272585%, sai số chuẩn là 10,68532.
- DEBT: Nợ chính phủ có giá trị lớn nhất là 252,5228 % of GDP, giá trị nhỏ nhất là
2,902222 % of GDP, giá trị trung bình là 68,02718 % of GDP, sai số chuẩn là
42,88567.
2.3.3. Mô tả tương quan giữa các biến
Nhóm sử dụng lệnh pwcorr trong STATA để phân tích sự tương quan giữa các
biến, ta thu được kết quả:

22
Ggdp kgrowth FDI popugrowth Infla Int DEBT

Ggdp 1.0000

kgrowth 0,1985 1.0000

FDI 0,0489 0,0100 1.0000

popugrowth 0,0930 0,0663 -0,0002 1.0000

Infla -0,0286 -0,0268 -0,0194 0,0372 1.0000

Int 0,0576 -0,0340 0,0837 0,1820 -0,6460 1.0000

DEBT -0,1622 -0,0930 0,1053 -0,1931 -0,2175 0,0483 1.0000

Nhận xét:
- Về tổng quan các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc, biến có tương quan
cao nhất là kgrowth. Qua đó có thể kết luận các biến độc lập đều mang ý nghĩa giải thích
với biến phụ thuộc.
- Các biến độc lập có tương quan với nhau nhưng không có tương quan nào lớn hơn 0,8
nên mô hình có khả năng rất thấp mắc khuyết tật đa cộng tuyến.

● r(kgrowth, Ggdp) = 0,1985: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu

dương. Mối quan hệ giữa tăng trưởng sản phẩm cố định và mức độ tăng trưởng kinh
tế là cùng chiều

● r(popugrowth, kgrowth) = 0,0663: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan

mang dấu dương. Mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và tăng trưởng tài sản cố
định là cùng chiều

● r(Infla, FDI) = -0,0194: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu

âm. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và nguồn vốn đầu tư nước ngoài là ngược
chiều.

● r(DEBT, FDI) = 0,1053: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu

dương. Mối quan hệ giữa nợ chính phủ và vốn đầu tư nước ngoài là cùng chiều.

23
● r(FDI, Ggdp) = 0,0489: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu

dương. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài và mức độ tăng trưởng kinh
tế là cùng chiều.

● r(Int, Ggdp) = 0,0576: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu

dương. Mối quan hệ giữa lãi suất thực và mức độ tăng trưởng kinh tế là cùng chiều.

● r(DEBT, Ggdp) = -0,1622: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu

âm. Mối quan hệ giữa nợ chính phủ và mức độ tăng trưởng kinh tế là cùng chiều.

● r(Int, popugrowth) = 0,1820: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu

dương. Mối quan hệ giữa lãi suất thực và mức độ tăng trưởng dân số là cùng chiều

● r(Int, Infla) = -0,6460: Mức độ tương quan mạnh, hệ số tương quan mang dấu âm.

Mối quan hệ giữa lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát là ngược chiều.

● r(DEBT, Infla) = -0,2175: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu âm.

Mối quan hệ giữa nợ chính phủ và tỷ lệ lạm phát là ngược chiều.

24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

3.1. Kết quả ước lượng

3.1.1. Mô hình ước lượng

3.1.1.1. Kết quả ước lượng OLS

Sử dụng phần mềm STATA hồi quy tốc độ tăng trưởng (Ggdp) theo các biến: tỷ lệ gia
tăng tổng tài sản cố định (Gross fixed capital formation), nợ công chính phủ (Central
government debt,), tỷ lệ lạm phát (Inflation), tỷ lệ gia tăng dân số (Population growth),
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lãi suất (Real interest rate) bằng lệnh
reg Ggdp kgrowth FDI popugrowth Infla Int DEBT ta thu được kết quả như sau:

Khoảng ước lượng tin


Sai số Giá trị cậy 99%
Hệ số ước
Ggdp chuẩn kiểm P-value
lượng
mẫu định t
Cận trái Cận phải

kgrowth 0.3694581 0.0350318 10.55 0.000 0.2778128 0.4611035

FDI -0.006531 0.0289834 -0.23 0.822 -0.0823533 0.0692912

popugrowth -0.1708895 0.333034 -0.51 0.609 -1.042127 0.7003475

Infla -0.237211 0.1088 -0.24 0.814 -0.2876293 0.2401871

Int -0.060659 0.0660091 -0.92 0.360 -0.2333428 0.1120248

DEBT 0.0022896 0.0124726 0.18 0.855 -0.0303396 0.0349187

_cons 1.421859 0.9371456 1.52 0.132 -1.02977 3.873488

3.1.1.2. Mô hình hồi quy mẫu

Từ kết quả trên, ta thu được mô hình hồi quy mẫu:

Ggdp = 0.3694581 * kgrowth - 0.006531 * FDI - 0.1708895 * popugrowth -0.0237211 *


Infla - 0.060659 * Int + 0.0022896 * DEBT + 1.421859 + u^i.

25
Phân tích dữ liệu:

- Số mẫu quan sát: 131


- F(6,124) = 20.58
- P-value = 0.0000
- Hệ số xác định R2 = 0.4989
- Hệ số hiệu chỉnh R̅ 2 = 0.4747
- Độ lệch chuẩn tổng phần dư Root MSE = 3.9761

3.1.1.3. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy

- ^
β 0 = 1.421859 có nghĩa là giá trị kỳ vọng của tốc độ tăng trưởng lớn hơn 0 khi tất cả
các biến độc lập (FDI, tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định, nợ công chính phủ, tỷ lệ
gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát) bằng 0.
- ^
β 1 = 0.3694581 có nghĩa là khi tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định tăng (giảm) 1%
trong khi nợ công chính phủ, tỷ lệ gia tăng dân số, lãi suất, tỷ lệ lạm phát và FDI
vẫn giữ nguyên, thì tốc độ tăng trưởng tăng (giảm) trung bình 0.3694581%.
- ^
β 2= -0.006531 có nghĩa là khi FDI tăng (giảm) 1 % of GDP trong khi tỷ lệ gia tăng
tổng tài sản cố định, nợ công chính phủ, tỷ lệ gia tăng dân số, lãi suất và tỷ lệ lạm
phát vẫn giữ nguyên, thì tổng giá trị thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm (tăng)
trung bình -0.00653% of GDP.
- ^
β 3 = -0.1708895 có nghĩa là tỷ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 1% trong khi tỷ lệ gia
tăng tổng tài sản cố định, nợ công chính phủ, FDI, lãi suất và tỷ lệ lạm phát vẫn giữ
nguyên, thì tốc độ tăng trưởng giảm (tăng) trung bình 0.1708895%.
- ^
β 4 = -0.237211 có nghĩa là tỷ lệ lạm phát tăng (giảm) 1% trong khi tỷ lệ gia tăng
tổng tài sản cố định, nợ công chính phủ, tỷ lệ gia tăng dân số, FDI và lãi suất vẫn
giữ nguyên, thì tốc độ tăng trưởng giảm (tăng) trung bình 0.237211%
- ^
β 5= -0.060659 có nghĩa là lãi suất tăng (giảm) 1% trong khi tỷ lệ gia tăng tổng tài
sản cố định, nợ công chính phủ, tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ lạm phát và FDI không
đổi, thì tốc độ tăng trưởng giảm (tăng) trung bình -0.060659%.
- ^
β 6=0.0022896 có nghĩa khi nợ công chính phủ tăng 1% of GDP trong khi tỷ lệ gia
tăng tổng tài sản cố định, lãi suất, tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ lạm phát và FDI không
đổi, thì tốc độ tăng trưởng tăng (giảm) trung bình 0.0022896% of GDP.

26
3.1.1.4. Ý nghĩa của hệ số xác định R2

- Hệ số xác định R2= 0.4989 có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình: tỷ lệ gia
tăng tổng tài sản cố định, nợ công chính phủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số,
FDI và lãi suất giải thích được khoảng 49.89% cho sự biến động trong tốc độ tăng
trưởng của các quốc gia. Tuy nhiên, R2 sẽ tăng dù biến đó có thật sự quan trọng hay
không, dẫn đến khả năng thừa biến và khó có thể so sánh độ phù hợp của các mô
hình có chung biến phụ thuộc nhưng số biến độc lập khác nhau.
- Hệ số xác định hiệu chỉnh R̅ 2= 0.4747 thường được dùng để cân nhắc việc đưa thêm
biến mới vào mô hình và so sánh độ phù hợp của các mô hình có chung biến phụ
2
thuộc nhưng số biến độc lập khác nhau (biến mới đưa vào phải thỏa mãn làm R̅
tăng)

3.1.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình

3.1.2.1. Kiểm định mô hình bỏ sót biến Ramsey RESET

Thiết lập cặp giả thuyết:

- H 0: Dạng mô hình xác định đúng.

- H 1: Dạng mô hình không xác định đúng.

Kiểm định mô hình bằng lệnh ovtest trong STATA 14, ta thu được kết quả:

F(3, 211) = 3.47

Prob > F = 0.0185

Nhận xét: Trị số P-value = 0.0185 >0.01

=> Tại mức ý nghĩa 1%, bác bỏ giả thuyết H 1, chấp nhận giả thuyết H 0

Kết luận: Tại mức ý nghĩa 1%, mô hình không mắc khuyết tật bỏ sót biến

3.1.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến

Kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF).

Dùng lệnh vif trong STATA ta có kết quả cho thấy tất cả các nhân tử VIF đều có

27
giá

trị nhỏ hơn 10, cụ thể:

Biến VIF 1/VIF

Int 1.26 0.791054

popugrowth 1.19 0.837873

DEBT 1.18 0.847765

Infla 1.17 0.857847

FDI 1.15 0.868432

kgrowth 1.10 0.913189

Giá trị trung bình VIF 1.17

Kết luận: Từ bảng kết quả, ta thấy các biến độc lập đều có VIF < 10, điều này

chứng tỏ trong mô hình không có đa cộng tuyến.

3.1.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Thiết lập cặp giả thuyết:

- H 0: Mô hình có phương sai sai số không đổi.

- H 1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi.

Sử dụng phần mềm STATA, kiểm định mô hình bằng lệnh imtest, white, ta thu

được kết quả như sau:

White’s test

H 0: Homoskedasticity

28
H 1: Unrestricted heteroskedasticity

chi2(20) = 33.46

Prob>chi2 = 0.1823

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source Chi2 Df P

Heteroskedasticity 33.46 27 0.1823

Skewness 3.02 6 0.8059

Kurtosis 8.20 1 0.0042

Total 44.69 34 0.1039

Ta thấy tại mức ý nghĩa 1% thì P-value=0.1823>1% => Không bác bỏ H0.

Như vậy mô hình có phương sai sai số không đổi.

3.1.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Thiết lập cặp giả thuyết:

- H 0: Nhiễu có phân phối chuẩn.

- H 1: Nhiễu không có phân phối chuẩn.

Trong phần mềm STATA, dùng kiểm định Skewness/Kurtosis. Ta sử dụng lệnh

predict Ai, residuals để gọi phần dư của mô hình cho biến phụ thuộc là Ggdp.

Sau đó, dùng lệnh sktest Ai, ta thu được kết quả như sau:

Biến Số quan sát Độ nghiêng Độ nhọn Adj chi2(2) Prob>chi2

29
Ai 131 0.6418 0.0015 9.09 0.0106

Từ bảng kết quả, ta nhận thấy:

Tại mức ý nghĩa 1%, P-value = 0.0106>0.01

➔ Bác bỏ H 1

Kết luận: Mô hình có nhiễu tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

3.2. Kiểm định giả thuyết mới của mô hình


3.2.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
Thiết lập cặp giả thuyết:
- H 0: Hệ số hồi quy của biến độc lập không có ý nghĩa thống kê (j = 0)

- H 1: Hệ số hồi quy của biến độc lập có ý nghĩa thống kê (j ≠ 0)

Phương pháp P-value:

Tại mức ý nghĩa 1%:

Nếu P-value < α = 0,01 => Bác bỏ H 0

Nếu P-value > α = 0,01 => Không bác bỏ H 0

Dựa vào kết quả mô hình, ta có:

Biến độc lập P-value

kgrowth 0.0000<0.01 => Bác bỏ H 0

FDI 0.822>0.01 => Không bác bỏ H 0

popugrowth 0.609>0.01 => Không bác bỏ H 0

Infla 0.814>0.01 => Không bác bỏ H 0

Int 0.306>0.01 => Không bác bỏ H 0

DEBT 0.855>0.01 => Không bác bỏ H 0

30
Kết luận: Sau khi sử dụng phương pháp P-value kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số

hồi quy, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Biến độc lập tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định là biến duy nhất có tác động tích cực
đến tốc độ tăng trưởng GDP (phù hợp với giả thuyết H1) đồng thời có ảnh hưởng mang ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các biến còn lại là FDI, tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ lạm phát, lãi
suất và nợ công chính phủ không mang ý nghĩa thống kê; trong đó, nợ công chính phủ lại
mang tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ( trái với giả
thuyết H6), còn các nhân tốc khác thì đều mang lại tác động tiêu cực đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (trái với giả thuyết H2, H3, H4 nhưng lại phù hợp với giả thuyết H5).

3.2.2.Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Thiết lập cặp giả thuyết:


- H 0: Toàn bộ biến độc lập trong mô hình không giải thích gì cho sự biến động

của biến phụ thuộc.


- H 1: Có ít nhất 1 biến độc lập giải thích được sự biến động trong giá trị của
biến phụ thuộc.
Cặp giả thuyết tương đương:
- H 0: 𝑅2 = 0.

- H 1: 𝑅2 ≠ 0.

Giá trị kiểm định F:


2
R /k
𝐹𝑠 = 2
(1−R )/(n−k−1)

Trong đó:

n: Số quan sát => n = 131

k: Số biến độc lập trong mô hình => k = 6

Theo kết quả của mô hình, ta có: 𝐹𝑠= F(6, 124) = 20.58
Giá trị tới hạn F 0.05(6,124) = 0.270013 < 𝐹𝑠 = 20.58
=> Bác bỏ giả thuyết H 0
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 1%, mô hình có ít nhất 1 biến độc lập giải thích

31
được sự biến động của biến phụ thuộc.
3.3. Phân tích, giải thích kết quả và vấn đề giải pháp

3.3.1. Phân tích, giải thích kết quả

Từ kết quả ước lượng có thể thấy hệ số hồi quy của biến lãi suất, tỷ lệ vốn FDI
ròng vào trong nước, tỷ lệ gia tăng dân số, DEBT và tỷ lệ lạm phát đều không có ý
nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là không có bằng chứng đủ mạnh để kết
luận rằng chúng có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên điều
này không có nghĩa là các giả thuyết về FDI, tỷ lệ gia tăng dân số, DEBT và lạm phát
là không đúng. Có thể do mô hình OLS chưa phải mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu
cho mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với những biến số giải thích này, việc
xác định mối quan hệ chính xác giữa các yếu tố có thể cần nhiều nghiên cứu hơn.
Ngoài ra, trong bộ dữ liệu này ta có thể thấy hệ số tương quan giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế mang dấu âm đúng như nghiên cứu của Odhiambo (2013) về sự bất
ổn của lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát trong việc ổn định nền kinh tế.
Việc mẫu số liệu được lấy trong thời điểm từ 2018 - 2022 trùng với thời gian của đại
dịch COIVD 19 và các cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế trong thời kì này đã gây
ảnh hưởng đáng kể tới lạm phát. Như chúng ta đều biết, trong thời kì COVID 19 lạm
phát được đẩy lên rất cao ở nhiều nước trên thế giới, việc gia tăng lạm phát đó đã phần
nào làm cản trở tăng trưởng kinh tế lúc bấy giờ.
Trong thời kì này với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID 19 khiến các
khoản chi ngân sách tăng cao dẫn tới việc chính phủ các nước đi vay để đối phó với
thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Trong ngắn hạn, việc đi vay để giảm các khoản
thâm hụt ngân sách này đã khiến tăng trưởng kinh tế phản ứng ngay tức khắc và nhanh
hơn khi tăng nợ của chính phủ so với giảm nợ của chính phủ (được phản ánh qua việc
hệ số hồi quy mang dấu dương (0,0022896)). Tuy nhiên, trong dài hạn việc tăng nợ
chính phủ sẽ có tác động tiêu cực tới nền kinh tế (hệ số tương quan giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế mang dấu âm (-0,1622)). Kết quả trên khá phù hợp với nghiên cứu
đi trước của Reinhart và Rogoff (2010) rằng mối quan hệ giữa nợ của Chính phủ và
tăng trưởng kinh tế là bất cân xứng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam.
Trong bài nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của lãi suất thực lên tăng trưởng kinh
tế dường như là hỗn hợp khi hệ số hồi quy âm nhưng hệ số tương quan lại dương.

32
Đánh giá về điều này nhóm nghiên cứu cho rằng tác động của lãi suất thực lên tăng
trưởng phụ thuộc vào quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng bao nhiêu hay
quyết định của doanh nghiệp về đầu tư bao nhiêu, vì vậy nó không dễ để đưa ra 1 dấu
thống nhất mà phụ thuộc vào mẫu dữ liệu, hoàn cảnh lịch sử và các biến động kinh tế
trong thời kì đó. Trong bài nghiên cứu của Drobyshevsky et al.(2017) việc phân tích
thị trường quốc tế chính sách tiền tệ tương đối chặt chẽ cho thấy lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực cao có thể không làm giảm tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kỳ vọng
lạm phát thấp, sức hấp dẫn của nền kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hiệu quả
chuyển giao công nghệ, tích lũy tiết kiệm trong nước. Đồng thời, hiệu quả của các
kênh nêu trên sẽ đóng vai trò thúc đẩy kinh tế trong trung hạn khi tình hình kinh tế ổn
ổn định, phần bù trừ rủi ro giảm và tỷ lệ lạm phát tiến gần tới dự kiến.
Hệ số tương quan của tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định quốc gia (kgrowth),
tăng trưởng dân số (popugrowth) mang dấu dương với tăng trưởng kinh tế, phù hợp
với kỳ vọng. Tuy vậy hệ số hồi quy của biến popugrowth lại mang dấu âm là -
0.1708895,trái với nó, như kỳ vọng hệ số hồi quy biến kgrowth là 0.3694581. Như
vậy khi tỷ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (tăng)
0.1708895%, về điều này, nhóm nghiên cứu lý giải rằng do vào giai đoạn này nền kinh
thế thế giới đang chịu nhiều biến động từ dịch bệnh hay các cuộc khủng hoảng kinh tế,
tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc làm gia tăng đáng kể vì vậy việc tỷ lệ gia tăng dân số giờ
đây lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dẫn tới kết quả hồi quy trái chiều.
Còn khi tỷ lệ tăng tài sản cố định tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên
0.3694581%, điều này có thể lý giải bằng việc tài sản xã hội tăng lên hỗ trợ cho việc
sản xuất, lao động của người dân hiệu quả hơn từ đó làm tốc độ tăng trưởng GDP tăng
lên.
Có thể thấy yếu tố con người mang lại sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, do đó
đối với những nước đang phát triển như Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào việc
nâng cao mức sống bằng việc mở rộng thêm tài sản cố định quốc gia từ đó nâng cao
phúc lợi xã hội, và thúc đẩy trình độ lao động để có thể tận dụng được nguồn lao động
dồi dào khi tốc độ tăng trưởng dân số đang đạt trạng thái vàng như hiện nay và nó có
ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, để đạt được nhiều mục tiêu kinh tế trong
dài hạn.

33
3.3.2. Đề xuất giải pháp

Từ kết quả ước lượng trên và vận dụng lý thuyết của Solow về tăng trưởng kinh tế
ta có thể thấy để tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng thì ta cần chú trọng đến đầu tư
hơn nữa cho tài sản cố định quốc gia như cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu đường, giao thông
vận tải, cảng biển,... và kết hợp vào đó là tốc độ tăng trưởng dân số. Để tăng tổng tài sản
cố định quốc gia, có một số giải pháp sau đây:

1. Đầu tư vào hạ tầng: Chính phủ và các tổ chức có thể đầu tư vào xây dựng và cải
thiện hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông và công nghệ. Điều này sẽ giúp
nâng cao năng suất lao động, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế.
2. Khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp: Chính phủ có thể tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như công nghệ cao,
sản xuất ô tô, điện tử, máy móc, và các ngành công nghiệp chế biến, gia công. Điều
này sẽ giúp tăng giá trị gia tăng và tạo ra công ăn việc làm.
3. Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn: Đầu tư vào nông nghiệp và
nông thôn là một cách hiệu quả để tăng tài sản cố định quốc gia. Chính phủ có thể
đầu tư vào nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng, cung cấp đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân.
4. Khuyến khích đầu tư vào giáo dục và đào tạo: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo là
một cách để nâng cao trình độ công nhân và cải thiện năng lực lao động. Chính phủ
có thể đầu tư vào việc xây dựng và nâng cấp các trường học, đại học, viện nghiên
cứu và cung cấp chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
5. Khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo: Đầu tư vào năng lượng tái tạo như
năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và bioenergy không chỉ giúp bảo vệ môi trường
mà còn tạo ra nguồn tài sản cố định quốc gia mới. Chính phủ có thể đưa ra các
chính sách khuyến khích đầu tư và ưu đãi thuế để thúc đẩy phát triển năng lượng tái
tạo.
6. Khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin: Đầu tư vào công nghệ thông tin
không chỉ giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong các ngành công nghiệp mà còn
tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Chính phủ có thể đầu tư vào việc xây dựng hạ
tầng mạng, khuyến khích khởi nghiệp công nghệ và đưa ra chính sách ưu đãi thuế
để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
7. Khuyến khích đầu tư vào du lịch: Du lịch là một ngành có tiềm năng lớn để tăng tài
34
sản cố định quốc gia. Chính phủ có thể đầu tư vào xây dựng và cải thiện cơ sở hạ
8. Phát triển nguồn lực thiên nhiên: Tận dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
của quốc gia, bao gồm đất đai, khoáng sản, năng lượng, và tài nguyên nước, để tăng
tổng tài sản cố định và đáp ứng nhu cầu sản xuất.
9. Đào tạo và phát triển lao động: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo lao động để nâng
cao trình độ và kỹ năng của nhân lực, từ đó tăng khả năng sáng tạo và cải thiện
năng suất lao động.
10. Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cải thiện quy
định và chính sách liên quan đến đầu tư từ nước ngoài, để thu hút vốn đầu tư và
công nghệ tiên tiến từ các quốc gia khác.

35
KẾT LUẬN

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
giai đoạn 2018-2022” đã đi sâu vào làm rõ các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn nhằm đánh
giá đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế
với tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định, nợ công chính phủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân
số, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và lãi suất ở 266 quốc gia trong 5 năm (2018-
2022) thông qua phương pháp bình phương tối thiểu OLS cho dữ liệu chéo, nhằm mục
đích nhận thấy được sự tác động của các biến kinh tế, từ đó góp phần đưa ra một số giải
pháp kiến nghị.

Nghiên cứu này đưa ra kết luận tăng trưởng kinh tế chịu tác động tích cực từ yếu tố
như tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định, trong khi yếu tố về nợ công chính phủ, tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ gia tăng dân số, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là lãi suất vẫn có ảnh
hưởng nhưng lại không mang ý nghĩa thống kê. Bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót
trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, cùng với đó là các giới hạn về mặt kiến thức cũng
như thời gian và các khó khăn trong quá trình tổng hợp tài liệu nghiên cứu. Nhóm chúng
em đã vận dụng những kiến thức đã được giảng dạy trên lớp cũng như cùng nhau làm việc,
trao đổi để thành thạo hơn trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu. Qua đó nắm được quy
trình cơ bản của việc chạy mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra và phân tích mối quan hệ
giữa các biến số và giải quyết các vấn đề trong kinh tế học phát triển.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh vì sự
hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình giảng dạy trong lớp, cũng như trong quá
trình hoàn thành bài tiểu luận để nhóm chúng em có thể hoàn thiện sản phẩm một cách
chính xác và chỉn chu nhất. Chúng em luôn mong muốn nhận được lời góp ý của cô để bài
tiểu luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Acemoglu, Daron (2009). "The Solow Growth Model". Introduction to Modern


Economic Growth. Princeton: Princeton University Press. pp. 26–764
2. Agalega, Evans & Samuel, Antwi. (2013). The Impact of Macroeconomic
Variables on Gross Domestic Product: Empirical Evidence from Ghana.
International Business Research.
3. Akram, Aneela & Merunka, Dwight & Akram, Muhammad. (2011). Perceived
brand globalness in emerging markets and the moderating role of consumer
ethnocentrism. International Journal of Emerging Markets. 6. 291-303
4. Adeleke, A.M. (2014) “Saving-Growth Nexus in an Oil-Rich Exporting Country: A
Case of Nigeria”, Management Science and Engineering, 8, 72-78.
5. Adeleke, K. M., Olowe, S.O., & Fasesin, O. O. (2014). Impact of foreign direct
investment on Nigeria economic growth. International Journal of Academic
Research in Business and Social Sciences, 4(8), 234-242.
6. Ajide, K. B., & Lawanson, O. (2012). Inflation thresholds and economic
growth:Evidence from Nigeria. Asian Economic and Financial Review, 2(7), 876-
901.
7. Ali, S., Ali, A. & Amin, A. (2013). The impact of population growth on
economicdevelopment in Pakistan. Middle-East Journal of Scientific Research,
18(4), 483-491.
8. Alemu, Aye & Lee, J.-S. (2015). Foreign aid on economic growth in Africa: A
comparison of low and middle-income countries. South African Journal of
Economic and Management Sciences. 18. 449-462.
9. Clements, B., Bhattacharya, R. and Nguyen, T-Q, 2003. External Debt, Public
Investment, and Growth in Low-Income Countries. IMF Working Paper. 03: 249.
10. Davit Ricardo (1817), “Principles of Political Economy and Taxation”, Irwin 1963
11. Dương Hoàng Linh, Nguyễn Thuý Quỳnh (2018), “Tác động của đầu tư công đến
tăng trưởng tại Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và Chính sách
Tài chính,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin
12. Dafermos, Y. (2015). The ‘other half’ of the public debt-economic growth
relationship: a note on Reinhart and Rogoff. European Journal of Economics and
37
Economic Policies: Intervention, 12(1) pp.20–28
13. Freckleton, Marie & Wright, Allan & Craigwell, Roland. (2010), “Foreign Direct
Investment, Economic Growth And Corruption In Developing Economics”
14. Gregory, M. N (2007). Principles of Economics. 4th Edition. Thomson Learning
Inc. UK.
15. Guga, Klaudja & Serjanaj, Lorena & Zeneli, Fjona. (2015), “Population, Economic
Growth And Development In The Emering Economies”, European Scientific
Journal. 11. 367-374.
16. Herndon T, Ash M, Pollin R (2014) “Does high public debt consistently stifle
economic growth? A critique of Reinhart and Rogoff”. Camb J Econ 38(2):257–279
17. Kumar, Manmohan S., and Jaejoon Woo. 2010, “Public Debt and Growth.
International Monetary Fund”, Working Paper no. 174
18. Lê Thị Thuỳ Vân và Lưu Ánh Nguyệt (2019), “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh
tế và một số vấn đề đặt ra trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam”, Cổng thông tin
điện tử Viện Phát triển Bảo hiểm Việt Nam.
19. Minh Hằng (2020), “Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (Neoclassical Growth
Theory) là gì? Đặc điểm và hàm sản xuất”, Viẹtnambiz, https://vietnambiz.vn/li-
thuyet-tang-truong-tan-co-dien-neoclassical-growth-theory-la-gi-dac-diem-va-ham-
san-xuat-20200605091722861.htm
20. Minea, A. and Parent, A. 2012, “Is high public debt always harmful to economic
growth? Reinhart and Rogoff and some complex nonlinearities”, Association
Franaise de Cliomtrie (AFC) Working Paper, pp.12-08 Newey WK, West KD
(1994) Automatic lag selection in covariance matrix estimation. Review of
EconomicStudies 61:631– 653
21. Mashamba, T., Magweva, R., & Gumbo, L. C. (2014), “Analysing the
relationshipbetween banks’ deposit interest rate and deposit mobilization:
Empirical evidencefrom Zimbabwean commercial banks (1980-2006)”, ISOR
Journal of Business andManagement, 16(1), 64-75.
22. Nguyễn Duy Thục: “Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh
Bình Định”. Luận án tiến sĩ kinh tế.
23. Odhiambo, G. (2013), “Academic Brain Drain: impact and implications for public
higher education quality in Kenya”, Research in Comparative and International
Education, 8(4), 510-523.
38
24. PGS. TS Đào Duy Huân (2012), “Đổi mới tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù với
hội nhập quốc tế”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, tr.9
25. Putunoi, G. K. and Mutuku, C. M. (2013), “Domestic debt and economic growth
nexus in Kenya”, Current Research Journal of Economic Theory, 5(1): 1-10
26. Phạm Ngọc Duy (2023), “Mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng tại Việt Nam
giai đoạn 2000-2021”, Tạp chí Công thương số 23 tháng 10 năm 2022
27. Rheinhart, Carmen, and Kenneth Rogoff. 2010, “Growth in a Time of Debt.
National Bureau of Economic Research”. Working Paper: 15639
28. Saifuddin, M. (2016), “Public debt and economic growth: Evidence from
Bangladesh”, Global Journal of Managementand Business Research: B Economics
and Commerce, 16(5): 65–73.
29. Solow, Robert M. (February 1956), "A contribution to the theory of economic
growth", Quarterly Journal of Economics (Oxford Journals) 70 (1): 65–94
30. Trâm Nguyễn (2021), “Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và các loại hình nổi
tiếng”, CareerLink, https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/kien-thuc-kinh-
te/mo-hinh-tang-truong-kinh-te-la-gi-va-cac-loai-hinh-noi-tieng
31. TS. Lê Thị Thúy Hằng - TS. Trần Thị Diện (2022), “Tác động của nợ công tới tăng
trưởng kinh tế - bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tài
chính kế toán (1) (2022), tr.15-20
32. ThS. Đỗ Thanh Tùng, ThS. Nguyễn Thị Phương Mai, ThS. Nguyễn Thu Quỳnh
(2022), “Cơ cấu dân số và những ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tại Việt Nam”,
Tạp chí tài chính, DT21-22.82.
33. Tuấn Lê (2013), “Những điểm tương đồng và khác biệt trong một số mô hình tăng
trưởng kinh tế”, WordPress.com
34. Upreti, Parash (2015) "Factors Affecting Economic Growth in Developing
Countries", Major Themes in Economics, 17, 37-54.
35. John Maynard Keynes (12/1994), “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền
tệ”, Nhà xuất bản Giáo dục - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

39
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng số liệu

Link Data Nhóm 6

Phụ lục 2: File stata

1. Mô tả thống kê dữ liệu
. sum Ggdp kgrowth FDI popugrowth Infla Int DEBT

2. Tương quan giữa các biến trong mô hình


. pwcorr Ggdp kgrowth FDI popugrowth Infla Int DEBT

3. Mô hình ước lượng


. reg Ggdp kgrowth FDI popugrowth Infla Int DEBT, level (99)

40
4. Kiểm định các biến bị bỏ sót của mô hình (dạng đúng của mô hình)
. ovtest

5. Kiểm định đa cộng tuyến


. vif

41
6. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
. predict Ai, residuals
. sktest Ai

7. Kiểm định phương sai sai số


. imtest, white

42
43

You might also like