Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SEMINAR PLĐC L2 #THC

C1: Theo Hiến pháp nước CHXHCNVN 2013 và pháp luật hiện hành, các cơ
quan nào là:
- Cơ quan hành chính nhà nước ta?
- Thẩm quyền hành chính – kinh tế của mỗi cơ quan hành chính đó cụ
thể như thế nào?
Giải: - Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực
nhà nước cùng cấp, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là cơ quan chấp hành
của Quốc hội, Chính phủ do Quốc hội thành lập, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương và là cơ quan chấp hành của Hội đồng ...
1. Thẩm quyền chung của Chính phủ
- Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định
theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án
luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh
trước UBTVQH;
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,
môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng
khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản
của Nhân dân;
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt; trình UBTVQH quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức,
viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân (UBND) các cấp; hướng dẫn, kiểm tra UBND trong việc thực hiện văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật
định;
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân;
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ
tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc
tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại
khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công
dân Việt Nam ở nước ngoài;
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi
hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc
gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu,
miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp,
luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà
XHCN Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ.

C2: Theo pháp luật Hình sự hiện hành của nước ta, những hành vi như
thế nào thì được xác định là tội phạm? Những hình phạt nào được Bộ
Luật Hình sự quy định áp dụng đối với các tội xâm phạm đến trật tự
quản lí kinh tế, bảo vệ môi trường?

Giải: - Theo pháp luật Hình sự hiện hành của nước ta, những hành vi được xác
định là tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
- Những hình phạt được Bộ Luật Hình sự quy định áp dụng đối với các tội xâm phạm
đến trật tự quản lí kinh tế là:
+ Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung
hình phạt dối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Những hình phạt được Bộ Luật Hình sự quy định áp dụng đối với các tội xâm phạm
đến trật tự bảo vệ môi trường là:
- Tội gây ô nhiễm môi trường:
+ Đối với các nhân: Mức phạt cao nhất của tội này đến 05 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội.
- Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại: Mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm
tù.
- Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường:
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp này thì có thể bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai;
vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp này thì có thể bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.
- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội.
- Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người: Mức phạt cao nhất của tội này
đến 10 năm tù.
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật: Mức phạt cao nhất của tội này đến
07 năm tù.
- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm nếu phạm tội.
- Tội hủy hoại rừng
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 15 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp này thì có thể bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 15 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp này thì có thể bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.
- Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm nếu phạm tội.
- Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm nếu phạm tội.
C3: Theo pháp luật về sở hữu rí tuệ hiện hành của Việt Nam, việc
chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công
nghiệp phải tuân theo các quy định nào? Hãy trình bày rõ các yêu cầu
đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp?
Giải:
 Theo pháp luật về sở hữu rí tuệ hiện hành của Việt Nam, việc chuyển giao quyền
tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp phải tuân theo các quy
định:
- Quá trình các chủ thể thực hiện việc chuyển giao quyền tác giả quyền liên quan thì các tác giả này
sẽ xem xét nhu cầu chuyển giao của mình đó là việc chuyển giao hẳn hay chuyển giao có thời hạn
thì tác giả sẽ thực hiện việc lựa chọn việc thực hiện một trong hai hoạt động chuyển giao mà pháp
luật hiện hành đã quy định đó là chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan.
- Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên
quan được định nghĩa dưới góc độ pháp lý với khái niệm là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định cho tổ chức, cá nhân
khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân theo quy định như: Đặt tên cho tác
phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm
được công bố, sử dụng.
- Ngoài ra thì pháp luật cũng quy định việc tác giả được thực hiện quyền chuyển nhượng các quyền
của mình đối với các quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các
quyền nhân thân như: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát
sóng cuộc biểu diễn. Việc pháp luật đưa ra quy định này nhằm mục đích để bảo vệ sự toàn vẹn
hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình
thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
 Yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan: theo như quy định của
pháp luật hiện hành thì đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,quyền liên quan phải
được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền
Bước 1: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Khi chuyển giao quyền tác giả thì cần phải chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng bao gồm những
nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của cả các bên (bên nhận và bên chuyển nhượng)
– Căn cứ và phạm vi chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
– Chi phí và phương thức thanh toán khi chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan của các bên
Bước 2: Đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp đổi gồm các giấy tờ:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
– Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì cần có: Văn bản đồng ý của đồng
chủ sở hữu
Bước 3: Giải quyết hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả, thời hạn giải quyết hồ sơ là 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 Trình bày rõ các yêu cầu đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp:
- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ có quyền chuyển nhượng quyền của mình
trong phạm vi được bảo hộ. Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo qy định
của pháp luật được phép chuyển giao và thuộc quyền sở hữu bên chuyển giao. Những đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp không xác lập quyền sở hữu cá nhân, pháp nhân thì
không thể chuyển giao như quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
- Riêng đối với tên thương mại, khi chuyển giao thì phải chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh
doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Do vậy, tên thương mại có đặc
điểm đồng nhất không thể chuyển giao một phần tên thương mại, vì tên thương mại luôn
phải gắn liền với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng tên thương mại đã đăng ký.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc
tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ
được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền
đăng ký nhãn hiệu đó.

C4: Anh (chị) trình bày các nội dung giống và khác nhau cơ bản của
pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng về trọng tài của nước ta?
Giải:
• Giống nhau:
- Đều là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanhthương
- Đều dựa trên những nguyên tắc chung như:
+ Tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
+ Đảm bảo sự độc lập của người tài
+ Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
 Khác nhau:
- Về tính chất pháp lý của cơ quan Tòa án, Trung tâm trọng tài: Tòa án là cơ quan Nhà
nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp của Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (chủ
yếu là xét xử) và khi xét xử thì nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
còn Trung tâm trọng tài là tổ chức mang tính chất xã hội - nghề nghiệp, được thành lập
khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên
đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập.

- Về thẩm quyền theo lãnh thổ và sự lựa chọn của các bên: Về thẩm quyền theo lãnh thổ,
trong Tố tụng Tòa Án, thẩm quyền của Tòa án được quy định khá rõ ràng, chi tiết trong
Bộ luật tố tụng dân sự và nguyên đơn chỉ được nộp đơn khởi kiện đến đúng cơ quan Tòa
án đã được pháp luật quy định, ngoại trừ một số trường hợp (rất hạn chế) được Bộ luật tố
tụng dân sự cho phép nguyên đơn được lựa chọn Tòa án. Ngược lại, trong Tố Tụng Trọng
Tài không đặt ra vấn đề thẩm quyền về mặt lãnh thổ, các bên tranh chấp có quyền lựa
chọn bất cứ Trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp. Thông thường, việc chọn
Trung tâm trọng tài nào là tùy thuộc vào uy tín của Trung tâm trọng tài đó, mức phí trọng
tài mà các bên phải thanh toán và sự thuận tiện cho các bên khi tham gia tố tụng.

- Về các giai đoạn tố tụng: Trong Tố tụng Tòa án, chế độ 02 cấp xét xử (sơ thẩm, phúc
thẩm) được bảo đảm. Điều này có nghĩa rằng phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm không
mặc nhiên có hiệu lực pháp luật mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc
thẩm. Ngoài ra, trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà
phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Ngược lại, trong
Tố tụng Trọng tài, thì phán quyết trọng tài là chung thẩm (trừ trường hợp phán quyết
trọng tài bị Tòa án tuyên hủy theo đúng quy định của pháp luật). Đây cũng là điều khác
biệt cơ bản mà các bên cần đặc biệt lưu ý khi thỏa thuận chọn phương thức giải quyết
tranh chấp.

- Về thời gian giải quyết tranh chấp: Như trình bày ở trên, do Tố tụng Tòa án phải qua
nhiều giai đoạn tố tụng như sơ thẩm, phúc thẩm và có thể là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
nên thời gian để giải quyết dứt điểm vụ án sẽ phải kéo dài hơn rất nhiều so với Tố tụng
Trọng tài. Đây cũng là lý do để các bên lựa chọn Tố tụng Trọng tài thay vì Tố tụng Tòa
án.
- Về địa điểm và phương thức giải quyết tranh chấp: Trong Tố tụng Tòa án, thông thường
việc xét xử được thực hiện công khai tại phòng xét xử của Tòa án (ngoại trừ một số
trường hợp ngoại lệ theo luật định được xét xử kín). Ngược lại, trong Tố tụng Trọng tài
thì địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì
do Hội đồng trọng tài quyết định. Bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được
tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây cũng là lý do
để các bên lựa chọn phương thức Tố tụng Trọng tài thay vì Tố tụng Tòa án nhằm mục
đích bảo vệ bí mật kinh doanh và hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mình khi bắt buộc
phải tham gia tố tụng.
- Về chi phí cho việc giải quyết tranh chấp: Khi nộp đơn khởi kiện cho Tòa án thì sau khi
đơn kiện đã được Tòa án đồng ý tiếp nhận, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí của
vụ kiện. Sau đó, khi xét xử thì Tòa án sẽ tuyên số tiền án phí mà đương sự phải chịu.
Trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện toàn bộ thì không phải chịu án phí và sẽ được
cơ quan Thi hành án hoàn lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp. Như vậy, nếu thắng kiện thì
nguyên đơn sẽ không bị mất khoản tiền tạm ứng án phí đã nộp. Khác với Tố tụng Tòa án,
trong Tố tụng Trọng tài khi nộp đơn khởi kiện thì nguyên đơn phải nộp toàn bộ phí trọng
tài cho Trung tâm trọng tài. Mức phí trọng tài do Trung tâm trọng tài quy định. Trên thực
tế, mức phí trọng tài mà nguyên đơn phải nộp sẽ cao hơn nhiều so với số tiền tạm ứng án
phí trong Tố tụng Tòa án.

You might also like