GD Hoc Đ I Cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

Yếu tố di truyền
- Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu
tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan…
Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh).
- Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm
những phẩm chất nhất định (sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới sạng nhưng tư chất và năng lực) đã được ghi lại trong hệ
thống gen di truyền.
Yếu tố môi trường
- Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì
những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự
nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên
mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được các kinh nghiệm
để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
- Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập
trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá
nhân tham gia cải biến môi trường.
Yếu tố giáo dục
- Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ
vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như
bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.
- Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình
thành phát triển nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú và nó phù
hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân.
- Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật
gây ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội.
- Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách. Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục,
tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
Yếu tố hoạt động cá nhân
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng
đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực
tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động
giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các
nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.

1. Tính cách và phẩm chất: Yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách và
phẩm chất của mỗi người. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy có một phần di truyền
trong việc xác định tính cách như sự tự tin, sự thích phiêu lưu hay tính cách hướng
nội hay hướng ngoại.
2. Tính chất trí tuệ: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong việc xác định khả năng trí
tuệ của mỗi người. Một phần di truyền trong gen có thể ảnh hưởng đến khả năng
học tập, sự phát triển ngôn ngữ, khả năng xử lý thông tin và các khía cạnh khác của
trí tuệ.

You might also like