Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT


----------

BÀI THẢO LUẬN


MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Đắc Quý


Mã lớp học phần : 232_TLAW0111_23
Nhóm : 02

Năm học : 2023 – 2024


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài thảo luận này, nhóm đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm từ thầy cô và các bạn sinh viên các
khoa trong trường, anh chị khóa trên. Đề tài thảo luận cũng được hoàn thành dựa
trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các nghiên cứu liên quan, các sách, báo
chuyên ngành của nhiều tác giả ở trường Đại Học, các tổ chức nghiên cứu.
Trước hết, nhóm thảo luận xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
Hoàng Đắc Quý - giảng viên bộ môn pháp luật đại cương luôn dành nhiều thời gian
và công sức hướng dẫn nhóm thảo luận trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành đề tài thảo luận.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng trong bài thảo luận không tránh
những thiếu sót, nhóm kính mong thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, bạn
bè, tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ đề tài hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm
ơn!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................i
MỤC LỤC......................................................................................................................................ii
Đề bài thảo luận:............................................................................................................................1
Bài tập 1: Lý thuyết.......................................................................................................................1
Bài tập 2: Giải quyết tình huống..................................................................................................2
Đề bài thảo luận:

Bài tập 1: Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp
luật và lấy ví dụ cụ thể

Bài tập 2: Hai vợ chồng Hoàng và Nga có hai con chung là Ngọc (sinh năm
2009) và Hoa (sinh năm 2011). Năm 2014, Hoàng đi xuất khẩu lao động
tại Hàn Quốc và chung sống như vợ chồng với Lan, hai người góp vốn
như nhau để kinh doanh tạo lập được khối tài sản chung là 4 tỷ. Năm
2018, Hoàng về nước và yêu cầu Nga ly hôn, Tòa án đã thụ lý đơn. Năm
2019, Hoàng chết do tai nạn, Lan đến nhà đòi chia tài sản. Biết Hoàng và
Nga có tài sản chung là 1,6 tỷ và trong suốt thời gian Hoàng đi xuất khẩu
lao động tại Hàn Quốc không gửi tài sản nào về cho Nga.
a. Chia thừa kế trong trường hợp trên?
b. Chia thừa kế trong trường hợp Hoàng có di chúc để lại ½ tài sản của mình
cho Lan.

Bài tập 1: Lý thuyết


- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện, điều chỉnh các quan
hệ xã hội, áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi chủ thể.
- Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 2 góc độ là theo quan niệm
chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong
xã hội cộng sản nguyên thủy, các quan hệ xã hội giữa người và người
được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các
quy tắc tôn giáo. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành
giai cấp, những quy phạm xã hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong
điều kiện xã hội mới, xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để
thiết lập trật tự, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai
cấp thống trị và đáp ứng nhu cầu đó pháp luật đã ra đời.
- Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực
hành vi pháp luật, là hành vi của chủ thể ( hành dộng hoặc không hành
động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật,
tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
- Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:
+ Tuân thủ pháp luật: Chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không vi phạm
các quy định cấm đoán của pháp luật.
Ví dụ : Không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma túy.
+ Thi hành pháp luật: Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện một hành động
nhất định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
+ Sử dụng pháp luật: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện
quyền mà pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình.
Ví dụ: Công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài.
+ Áp dụng pháp luật: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho
các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Ví dụ: Tòa án nhân dân các cấp có quyền thẩm tra, xét xử, áp dụng pháp luật
trong xét xử để định tội cho người phạm tội.
Bài tập 2: Giải quyết tình huống
Di sản mà Hoàng để lại gồm: Tài sản chung với Nga (1,6 tỷ) và tài sản
chung với Lan (4 tỷ). Căn cứ BLDS 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014
=> Di sản Hoàng để lại là
1, 6 4
+ =1 ,8 (tỷ đồng)
2 4

a) Hoàng mất mà không để lại di chúc


=> Di sản được chia theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: Nga, Ngọc và Hoa
Di sản mỗi người được hưởng:
1, 8
=0 ,6 (tỷ đồng)
3
Vậy di sản sau khi chia thừa kế cho mỗi người là
Nga = Ngọc = Hoa = 600 triệu đồng
b) Hoàng mất và để lại di chúc yêu cầu chia ½ tài sản của mình cho
Lan
=> Lan được hưởng ½ di sản:
1, 8
=0 ,9 (tỷ đồng)
2
Tuy nhiên Nga, Ngọc, Hoa là đối tượng thuộc 644 BLDS về người thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì phải được hưởng ít nhất 2/3 một
suất thừa kế theo pháp luật là:
2 1 ,8
⋅ =0 , 4( tỷ đồng)
3 3
Số di sản phải rút từ người thừa kế theo di chúc chia cho mỗi người Nga,
Ngọc và Hoa là:
0,9
⋅0 , 1=0 ,1(tỷ đồng)
0,9
=> Phần còn lại của Lan là 0,9 – 0,1x3 = 0,6 (tỷ đồng)
Vậy di sản sau khi chia thừa kế cho mỗi người là:
Nga=Ngọc=Hoa = 400 triệu đồng
Lan = 600 triệu đồng

You might also like