Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Cao Trâm Anh – 47.01.102.

001

BÀI CHUẨN BỊ
BÀI 7: KHẢO SÁT CÁC QUÁ TRÌNH VA CHẠM TRÊN ĐỆM
KHÔNG KHÍ. NGHIỆM LẠI ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG
LƯỢNG
a) Phát biểu định luật bảo toàn động lượng
Theo định luật II Newton: Gia tốc 𝑎⃗ của một vật cùng hướng và tỉ lệ thuận với lực tổng
𝐹⃗
hợp 𝐹⃗ tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch của khối lượng m của vật đó 𝑎⃗ =
𝑚

𝑑𝑣⃗⃗
Thay 𝑎⃗ = thì (7.1) có thể viết thành:
𝑑𝑡

⃗⃗ 𝑑 (𝑚𝑣⃗ )
𝑑𝐾
= = 𝐹⃗ (7.2)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
⃗⃗ = 𝑚. 𝑣⃗ là động lượng, đặc trưng cho trạng thái của hệ vật về mặt động lực học
Trong đó 𝐾
và được đo bằng đơn vị kg.m/s.
Áp dụng phương trình (7.2) cho hệ cô lập (không chịu tác dụng của ngoại lực) gồm hai vật
khối lượng m1 và m2 tương tác với nhau bằng các lực ⃗⃗⃗⃗
𝐹1 và ⃗⃗⃗⃗
𝐹2 , ta có:
𝑑(𝑚𝑣 ⃗⃗⃗⃗)
1
= ⃗⃗⃗⃗
𝐹1 (7.3)
𝑑𝑡
𝑑 (𝑚𝑣
⃗⃗⃗⃗⃗2 )
= ⃗⃗⃗⃗
𝐹2 (7.4)
𝑑𝑡
Cộng vế với vế của hai phương trình trên , ta được:
𝑑 (𝑚1 ⃗⃗⃗⃗ 𝑣2 )
𝑣1 + 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗
= ⃗⃗⃗⃗
𝐹1 + ⃗⃗⃗⃗
𝐹2 (7.5)
𝑑𝑡
Theo định luật III Newton : ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗1 nên ⃗⃗⃗⃗
𝐹2 = −𝐹 𝐹1 + ⃗⃗⃗⃗
𝐹2 = 0 Từ đó suy ra:
𝑚1⃗⃗⃗⃗
𝑣1 + 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗ ̅̅̅̅̅̅̅(7.6)
𝑣2 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
Công thức (7.6) biểu diễn định luật bảo toàn động lượng :
Tổng động lượng của một hệ vật cô lập bảo toàn (giữ nguyên không đổi).
𝑝⃗ = 𝑚1⃗⃗⃗⃗
𝑣1 + 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣2 + ⋯ + 𝑚𝑛 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣𝑛 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
Hệ vật cô lập ở đây được hiểu là:
- Hệ có thời gian tương tác rất ngắn;
- Tổng ngoại lực bằng 0;
- Xét trên một phương mà hình chiếu của ngoại lực trên phương đó bằng 0.
b) Phân biệt quá trình va chạm đàn hồi và va chạm mềm (tuyệt đối ko đàn hồi)
giữa hai vật
Giả sử một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động không ma sát dọc theo
một máng ngang với vận tốc ⃗⃗⃗⃗
𝑣1 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣2 tới va chạm xuyên tâm vào nhau.

Sau va chạm hai vật chuyển động với vận tốc ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 ′ và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣2 ′ dọc theo phương ban đầu. Trong
trường hợp này, hệ vật ta xét không cô lập, nhưng hình chiếu trên phương ngang của tổng
hợp các ngoại lực (gồm trọng lực và phản lực của mặt máng) tác dụng lên hệ vật có giá
trị bằng không, nên hình chiếu tổng động lượng của hệ vật theo phương ngang cũng bảo
toàn:
𝑚1 𝑣1′ + 𝑚2 𝑣2′ = 𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2 (7.7)
Với v1 và v1’ lần lượt là giá trị đại số của vận tốc vật 1 trước và sau va chạm
v2 và v2’ lần lượt là giá trị đại số của vận tốc vật 2 trước và sau va chạm
Thực nghiệm chứng tỏ khi hai vật va chạm vào nhau bao giờ cũng bị biến dạng. Nếu biến
dạng của các vật tự phục hồi sau va chạm thì va chạm là đàn hồi. Nếu biến dạng của vật
không tự phục hồi được thì va chạm là không đàn hồi và thường gọi là va chạm mềm. hai
loại va chạm này có đặc điểm khác nhau.
 Va chạm đàn hồi:
Thực nghiệm chứng tỏ khi hai vật va chạm vào nhau bao giờ cũng bị biến dạng. Nếu biến
dạng của các vật tự phục hồi sau va chạm thì va chạm là đàn hồi.
Sau va chạm, hai vật m1 và m2 tách rời nhau và chuyển động với vận tốc khác nhau: v1’≠
v2’. Trong trường hợp này, ngoài tổng động lượng của hệ vật được bảo toàn xác định theo
(7.7) thì cả tổng động năng của hệ vật cũng được bảo toàn, tức là:
𝑚1 . 𝑣1′2 𝑚2 . 𝑣2′2 𝑚1 . 𝑣12 𝑚2 . 𝑣22
+ = + (7.8)
2 2 2 2
Giải hệ phương trình (7.7) và (7.8), ta tìm được:
(𝑚1 − 𝑚2 )𝑣1 + 2𝑚2 𝑣2
𝑣1′ = (7.9)
𝑚1 + 𝑚2
(𝑚2 − 𝑚1 )𝑣2 + 2𝑚1 𝑣1
𝑣2′ = (7.10)
𝑚1 + 𝑚2
Từ (7.9) và (7.10), ta suy ra : Nếu m1 = m2 thì v1’ = v2 và v2’ = v1, tức là hai vật trao đổi
vận tốc cho nhau.
Cụ thể: Nếu m1 = m2 thì v2 = 0 thì v1’=0 và v2’ = v1, tức là hai vật trao đổi vận tốc cho
nhau. Sau va chạm, vật m1 đứng yên còn vật m2 chuyển động với vận tốc bằng vận tốc của
vật m1 trước va chạm.
 Va chạm mềm
Sau va chạm, biến dạng của các vật không tự phục hồi được thì va chạm là không đàn hồi
và thường gọi là va chạm mềm.
Sau va chạm, hai vật m1 và m2 gắn chặt vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc v’.
Trong trường hợp này tổng động lượng của hệ vật vẫn bảo toàn:
(m1+m2)v’ = m1v1 + m2v2 (7.11)
Suy ra:
𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2
𝑣′ = (7.12)
𝑚1 + 𝑚2
Còn tổng động năng của hệ vật bị giảm do đã chuyển một phần thành công làm biến
dạng các vật và một phần chuyển thành nhiệt làm nóng các vật:
𝑚1 . 𝑣12 𝑚2 . 𝑣22 (𝑚1 + 𝑚2 ). 𝑣 ′
−∆𝑊đ = ( + )−
2 2 2
𝑚1 𝑚2
Hay: −∆𝑊đ = . (𝑣1 − 𝑣2 )
2(𝑚1 +𝑚2 )

c) Mô tả nguyên tắc hoạt động của thiết bị băng đệm không khí và phương pháp
đo khoảng thời gian chuyển động của các xe trượt trên đệm không khí bằng
máy đo thời gian MC-964 với các cổng quang điện.
- Nguyên tắc hoạt động của thiết bị băng đệm không khí: khí nén vào băng qua
các lỗ nhỏ tạo nên áp lực nâng hai xe trượt lên khỏi mặt băng do không tiếp xúc với
vật rắn của băng, ma sát tác dụng lên xe trượt giảm đáng kể nên có thể xem các xe
chuyển động tự do trên băng.
- Phương pháp đo khoảng thời gian chuyển động của các xe trượt trên đệm
không khí bằng máy đo thời gian MC-964 với các cổng quang điện:
Đặt xe trượt X1 (có tấm chắn tia hồng ngoại C1 , không mang gia trọng m’ )
nằm trên mặt hộp H trong khoảng giữa hai cổng quang E, F. Cắm phích lấy điện của
bơm nén khí P vào nguồn điện ~220V để nén không khí vào hộp H. Nếu xe trượt
X1 bị trôi về một phía thì ta phải dùng tay giữ nhẹ xe trượt X1 , đồng thời vặn từ từ
vít V1 hoặc V2 để điều chỉnh độ cao của một trong hai đầu của hộp H sao cho khi
buông nhẹ tay thì xe trượt X1 tự nó đứng yên. Khi đó băng đệm khí đã được chỉnh
cân bằng thẳng ngang.
Kiểm tra lại vị trí cân bằng này theo thứ tự sau :
+ Đặt xe trượt X1 ở gần một đầu của hộp H phía ngoài hai cổng quang E, F;
+ Bấm nút "RESET" của máy đo thời gian MC-964 để các số hiện thị trên
cửa sổ thời gian trở về trạng thái 0.000;
+ Đẩy xe trượt X1 đi qua hai cổng quang E, F với vận tốc đủ lớn (ví dụ, nên
chọn vận tốc ứng với độ rộng x = 30 mm sao cho thời gian chắn tia hồng
ngoại của tấm C1 đi qua hai cổng quang E, F bằng t = 100 150 ms). Khi
đó nếu số đo khoảng thời gian chắn tia hồng ngoại t trên hai máy đo thời
gian hiện số MC-964 bằng nhau (hoặc chênh nhau 0,001 s) thì có thể coi
chuyển động của xe trượt X1 trên đệm không khí là thẳng đều và đệm không
khí đã cân bằng thẳng ngang.
Chú ý : Giữ nguyên vị trí cân bằng này của băng đệm khí trong suốt quá trình thí
nghiệm.
d) Trình bày cách nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng trong các quá trình
va chạm đàn hồi giữa hai xe trượt trên băng đệm khí.
- Đặt xe trượt X1 (không mang gia trọng) nằm ở gần đầu của hộp H phía ngoài hai cổng
quang E, F. Đồng thời, đặt thêm xe trượt X2 (mang một gia trọng m’ ) nằm trên mặt hộp H
phía trong hai cổng quang E, F , nhưng gần F hơn. Trong trường hợp này, cần lắp thêm vào
mỗi đầu đối diện của hai xe trượt X1 và X2 một đầu va chạm đàn hồi có vòng lò xo.
- Bấm nút "RESET" của hai máy đo thời gian MC-964 để các số chỉ thị trên cửa sổ thời
gian chuyển về trạng thái 0.000. Đẩy xe trượt X1 chuyển động đi qua cổng quang E với vận
tốc đủ lớn tới va chạm vào xe trượt X2 đang đứng yên. Sau va chạm, xe trượt X1 đổi chiều
chuyển động đi qua cổng quang E lần thứ hai và xe trượt X2 chuyển động thuận chiều ban
đầu đi qua cổng quang F.
- Gọi ∆𝑡1 , ∆𝑡′1 là các khoảng thời gian chắn tia hồng ngoại tương ứng khi tấm đi qua cổng
quang E trước và sau va chạm, còn ∆𝑡′2 là khoảng thời gian chắn tia hồngngoại khi tấm đi
qua cổng quang F sau va chạm. Nếu ∆𝑡 là tổng hai khoảng thời gian chắn tia hồng ngoại
khi tấm chắn đi qua cổng quang E trong cả hai lần (trước và sau va chạm) thì ∆𝑡′1 = ∆𝑡 −
∆𝑡1 . -Đọc và ghi các khoảng thời gian ∆𝑡1 , ∆𝑡′1 , ∆𝑡′2 vào bảng số liệu
- Định luật bảo toàn sẽ nghiệm đúng nếu: 𝑚1 𝑣1′ + 𝑚2 𝑣2′ = 𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2
Với m1, m2 lần lượt là tổng khối lượng xe trượt X1và tổng khối lượng xe trượt X2 .
e) Trình bày cách kiểm nghiệm định luật bảo toàn động lượng trong các quá trình
va chạm mềm (không đàn hồi) giữa hai xe trượt trên đệm không khí.
- Tháo tấm chắn C2 và gia trọng m’ ra khỏi xe trượt X2 (bây giờ KHÔNG mang hai gia
trọng m’).Tháo hai đầu va chạm đàn hồi lò xo ra khỏi hai xe trượt. Thay hai đầu va chạm
đàn hồi trên hai đầu đối diện của hai xe trượt và bằng hai đầu va chạm mềm có vải gai
móc dính.
Sau đó, đặt hai xe trượt X1 và X2 tại các vị trí như trên. Bấm nút "RESET" của hai máy
đo thời gian MC-964 để các số hiển thị trên cửa sổ THỜI GIAN chuyển về trạng thái
0.000.
- Đẩy xe trượt X1 (không mang gia trọng) chuyển động đi qua cổng quang E với vận tốc
𝑣1 đủ lớn tới va chạm vào xe trượt X2 đang đứng yên (𝑣2 = 0). Sau va chạm, hai đầu va
chạm mềm có vải gai móc dính vào nhau nên cả hai xe trượt X1 và X2 tiếp tục chuyển
động với cùng vận tốc v’ đi qua cổng quang F thuận chiều ban đầu. Đọc và ghi các
khoảng thời gian ∆𝑡1 , ∆𝑡′ vào bảng số liệu.
Định luật bảo toàn động lượng được nghiệm đúng, nếu tổng động lượng sau va chạm của
hai xe X1 và X2 bằng tổng đại số các động lượng trước va chạm của chúng :
𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2
𝑣′ =
𝑚1 + 𝑚2
Với m’1 và m’2 lần lượt là tổng khối lượng xe trượt X1 và tổng khối lượng xe trượt X2 .
f) Hiện tượng nội ma sát (hay ma sát nhớt) trong lớp đệm khí có ảnh hưởng đối
với kết quả thí nghiệm không? Tại sao?
Hiện tượng nội ma sát (hay ma sát nhớt) trong lớp đệm khí có ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.Vì khi đó lực nội ma sát là ngoại lực tác dụng theo phương ngang làm cho tổng
động lượng của hệ 2 xe X1,X2 bị thay đổi. Động lượng của hệ không hoàn toàn được bảo
toàn.
Tuy nhiên ảnh hưởng này không đáng kể.
 Nhiệm vụ học tập 1: Hãy chứng minh một cách chi tiết phương trình (7.9) và
(7.10). Từ đó hãy cho biết tính chất chuyển động của hai vật như thế nào
trong trường hợp vật 1 chuyển động tới va chạm vào vật 2 với:

a) Khi m2<< m1 và v2 = 0
b) Khi m1<< m2 và v2 = 0

Bảo toàn động năng


Vì các vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗′
𝑣1 , ⃗⃗⃗⃗⃗′
𝑣2 , ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣2 và có cùng phương nên ta chuyển phương trình
𝑣1 , ⃗⃗⃗⃗⃗
vectơ thành phương trình vô hướng :

𝑚1 . 𝑣1′2 𝑚2 . 𝑣2′2 𝑚1 . 𝑣12 𝑚2 . 𝑣22


+ = + (7.8)
2 2 2 2
Bảo toàn động lượng
𝑚1 𝑣1′ + 𝑚2 𝑣2′ = 𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2 (7.7)

Để giải hệ phương trình (7.7) và (7.8) :

Biến đổi phương trình này thành :

m1(v’1 – v1) = m2(v2 –v’2) (1’)

m1(v’12 – v12) = m2(v22 – v’22) (2’)

Chia (2’) cho (1’) ta có :

(v’1 + v1 ) = (v2 + v’2)

Nhân hai vế của phương trình này với m1 ta có :

m1(v’1 + v1) = m1(v2 + v’2) (3)

Cộng (3) với (1’) ta tìm được vận tốc của vật thứ hai sau va chạm :
(𝑚1 − 𝑚2 )𝑣1 + 2𝑚2 𝑣2
𝑣1′ = (7.9)
𝑚1 + 𝑚2
(𝑚2 − 𝑚1 )𝑣2 + 2𝑚1 𝑣1
𝑣2′ = (7.10)
𝑚1 + 𝑚2

𝑚1
Khi m1<< m2 và v2 = 0. Suy ra ≈ 0 thế vào (7.9) và (7.10) ta được v’2= 0 và v’1 = -v1
𝑚2
nên sau va chạm vật 2 vẫn đứng yên còn vật 1 bị bật ngược trở lên.
𝑚2
Khi m2<< m1 và v2 = 0. Suy ra ≈ 0 thế vào (7.9) và (7.10) ta được v’2 = 2v1 và v’1=
𝑚1
v1 nên sau va chạm vật 1 di chuyển bằng đúng vận tốc lúc đầu, còn vật sẽ sẽ chuyển dộng
với vận tốc gấp đôi vận tốc ban đầu của vật 1
 Nhiệm vụ học tập 2: Bạn hãy nêu tên và công dụng các dụng cụ thí nghiệm
đánh số từ 1 đến 7 trong Hình 7.2

STT Tên dụng cụ Công dụng


1 Băng đệm khí (H) có 3 chân vít điều Nơi xảy ra quá trình va chạm giữa hai xe
chỉnh thăng bằng
2 Hai chiếc xe trượt X1 và X2 Hai vật trong hệ để kháo sát động lượng
của hệ
3 Chân vít điều chỉnh thăng bằng Điều chỉnh băng điệm khí cân bằng thẳng
ngang
4 Bơm nén khí và ống dẫn khí nén Dẫn khí vào băng đệm khí
5 Máy đo thời gian hiện số MC-964 Đo thời gian chuyển động của các xe qua
cổng quang điện
6 Hai cổng quang điện E, F Truyền tín hiệu đến cho máy đo thời gian
hoạt động
7 Giá đỡ băng đệm khí Đỡ băng đệm khí

You might also like