Bao Cao Tu Danh Gia - Huong Ms 12.4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 114

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN MÔ

TRƯỜNG MẦM NON MAI SƠN

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ


THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Chức danh,
TT Họ và tên Nhiệm vụ Chữ ký
Chức vụ
Nguyễn Thị Trầm Chủ tịch hội đồng
1 Hiệu trưởng
Hương
2 Đinh Thị Thu Huyền Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch hội đồng

3 Lê Thị Như Hoa Chủ tịch công đoàn Phó Chủ tịch hội đồng

4 Hoàng Thị Oanh Trưởng ban TTND Thư ký HĐTĐG

5 Nguyễn Thị Thủy Tổ trưởng CMMG Ủy viên hội đồng

6 Vũ Thị Phương Tổ trưởng CMNT Ủy viên hội đồng

7 Đinh Thị Song Tổ phó CMNT Ủy viên hội đồng

8 Lê Thị Phương Thanh Bí thư ĐTNCSHCM Ủy viên hội đồng

9 Lê Thị Thùy Dương Giáo viên Ủy viên hội đồng

10 Phạm Thị Lụa Giáo viên Ủy viên hội đồng

11 Đoàn Thị Quyên Giáo viên Ủy viên hội đồng

12 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Giáo viên Ủy viên hội đồng

13 Đinh Thị Nương Giáo viên Ủy viên hội đồng

14 Bùi Thị Lâm Giáo viên Ủy viên hội đồng

15 Đinh Thị Hồng Thắm Tổ trưởng VP Ủy viên hội đồng

NINH BÌNH - NĂM 2023


2

MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 4
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 5
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 7
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 12
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 18
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3 18
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 18
Mở đầu 18
Tiêu chí 1.1: Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường 19
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư
22
thục) và các hội đồng khác
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ
26
chức khác trong nhà trường
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng 30
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 35
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản 37
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên 40
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục 42
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 45
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an toàn trường học, an ninh trật tự 47
Kết luận về Tiêu chuẩn 1 50
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 51
Mở đầu 51
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng 52
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên 55
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên 58
Kết luận về Tiêu chuẩn 2 61
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 62
3

Mở đầu 62
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn 62
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục
65
vụ học tập
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị 68
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn 71
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 73
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước 76
Kết luận về Tiêu chuẩn 3 79
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 79
Mở đầu 79
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện Cha mẹ học sinh 80
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp
83
với tổ chức, cá nhân của nhà trường
Kết luận về Tiêu chuẩn 4 87
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 87
Mở đầu 87
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non 88
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 92
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe 95
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục 98
Kết luận về Tiêu chuẩn 5 101
II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4 102
Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của
Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình,
phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; 102
chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù
hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương
Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở
mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
103
viên ở mức tốt; Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Tiêu chí 3: Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc 104
4

trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường
mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp, tạo
cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện
Tiêu chí 4: 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên
cố. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển 106
vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 môn thể thao phù hợp với
trẻ lứa tuổi mầm non
Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà
trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược 107
phát triển nhà trường
Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà
trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội
107
so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các
cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận
Kết luận 108
Phần III. KẾT LUẬN CHUNG 109
Phần IV. PHỤ LỤC 111
Bảng 1: Danh mục mã hóa thông tin minh chứng 1, 2 và 3 111
Bảng 2: Mã hóa thông tin minh chứng mức 4 141
Bảng 3: Danh sách trích ngang CBGVNV năm học 2022-2023 143
Bảng 4: Sơ đồ tổng thể Trường Mầm non Mai Sơn 145
Bảng 5: Ảnh chụp tập thể CBGVNV nhà trường 147
Bảng 6: Ảnh chụp thành tích của chi bộ, nhà trường, công đoàn 148
5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT Từ và cụm từ Từ viết tắt
1 An ninh trật tự ANTT
2 An toàn trường học ATTH
3 Ban giám hiệu BGH
4 Bộ nội vụ BNV
5 Cán bộ giáo viên nhân viên CBGVNV
6 Công nghệ thông tin CNTT
7 Cộng sản Việt Nam CSVN
8 Cơ sở vật chất CSVC
9 Cha mẹ học sinh CMHS
10 Chủ tịch công đoàn CTCĐ
11 Đồ dùng, đồ chơi ĐDĐC
12 Giáo dục mầm non GDMN
13 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
14 Hội đồng nhân dân HĐND
15 Liên đoàn lao động LĐLĐ
16 Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục NDCSGD
17 Phó hiệu trưởng PHT
18 Phòng chống cháy nổ PCCN
19 Tai nạn thương tích TNTT
20 Suy dinh dưỡng SDD
21 Thanh tra nhân dân TTND
22 Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TNCSHCM
23 Tự đánh giá TĐG
24 Uỷ ban nhân dân UBND
25 Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ


1. Kết quả đánh giá
6

1.1. Đánh giá tiêu chí Mức 1, 2 và 3


Kết quả
Tiêu chuẩn,
Không Đạt
tiêu chí
đạt Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1.1 x x x
Tiêu chí 1.2 x x
Tiêu chí 1.3 x x x
Tiêu chí 1.4 x x x
Tiêu chí 1.5 x x x
Tiêu chí 1.6 x x x
Tiêu chí 1.7 x x
Tiêu chí 1.8 x x
Tiêu chí 1.9 x x
Tiêu chí 1.10 x x
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 2.1 x x x
Tiêuchí 2.2 x x x
Tiêu chí 2.3 x x x
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 3.1 x x x
Tiêu chí 3.2 x x x
Tiêu chí 3.3 x x x
Tiêu chí 3.4 x x x
Tiêu chí 3.5 x x x
Tiêu chí 3.6 x x
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 4.1 x x x
Tiêu chí 4.2 x x x
Tiêu chuẩn 5
7

Tiêu chí 5.1 x x x


Tiêu chí 5.2 x x x
Tiêu chí 5.3 x x x
Tiêu chí 5.4 x x x
Kết quả: Đạt Mức 3
1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4
Tiêu chí Kết quả Ghi chú
Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 x
Tiêu chí 2 x

Tiêu chí 3 x
Tiêu chí 4 x
Tiêu chí 5 x

Tiêu chí 6 x

Kết quả: Không đạt Mức 4


2. Kết luận: Trường đạt Mức 3
8

PHẦN I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Trường Mầm non Mai Sơn
Tên trước đây: Trường Mầm non bán công Mai Sơn
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Yên Mô
Họ và tên
Tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Trầm Hương
Hiệu trưởng
Huyện Yên Mô Điện thoại 0969602686
Xã Mai Sơn Fax
Website ninhbinh-mnmaison
Đạt chuẩn Quốc gia 2018
@edu.viettel.vn
Năm thành lập
trường (theo quyết 2001 Số điểm trường 01
định thành lập)
Công lập x Loại hình khác
Thuộc vùng khó
Tư thục
khăn
Thuộc vùng đặc
Dân lập
biệt khó khăn
Trường liên kết
với nước ngoài
9

1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo


Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
Số nhóm, lớp
2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022
Nhóm trẻ từ 3 đến
0 0 0 0 0
12 tháng tuổi
Nhóm trẻ từ 13
02 02 02 02 02
đến 24 tháng tuổi
Nhóm trẻ từ 25
03 03 03 03 03
đến 36 tháng tuổi
Số lớp mẫu giáo
03 03 03 03 03
3- 4 tuổi
Số lớp mẫu giáo
03 03 03 03 03
4-5 tuổi
Số lớp mẫu giáo
03 03 03 03 03
5 - 6 tuổi

Cộng 14 14 14 14 14

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường


Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
TT Số liệu
2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022
Khối phòng nhóm trẻ,
I 14 14 14 14 14
lớp mẫu giáo

1 Phòng kiên cố 14 14 14 14 14

2 Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0

3 Phòng tạm 0 0 0 0 0
Khối phòng phục vụ
II 1 3 4 4 4
học tập

1 Phòng kiên cố 1 2 3 3 3

2 Phòng bán kiên cố 0 01 01 01 01


10

3 Phòng tạm 0 0 0 0 0

Khối phòng hành


III 7 7 7 8 8
chính quản trị

1 Phòng kiên cố 6 6 6 7 7

2 Phòng bán kiên cố 1 1 1 1 1

3 Phòng tạm 0 0 0 0 0

Khối phòng tổ chức


IV 2 2 2 2 2
ăn
Cộng 24 26 27 28 28
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm TĐG
Trình độ đào tạo
Tổng Dân
Nữ Nam Đáp ứng với khung
số tộc ĐH CĐ TC
vị trí việc làm

Hiệu trưởng 1 1 Kinh 1

Phó Hiệu trưởng 2 2 Kinh 2

Giáo viên 26 26 Kinh 26

Nhân viên 10 10 Kinh

- Kế toán 1 1 Kinh 1

- Nấu ăn 7 7 Kinh 1 6

- Bảo vệ 2 2 Kinh 2

Cộng 39 37 2 31 8

b) Số liệu của 5 năm gần đây


TT Số liệu Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
11

2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022


Tổng số giáo
1 26 27 27 27 26
viên
Tỉ lệ trẻ em/giáo
2 viên (đối với 13 13 12 13,3 13,5
nhóm trẻ)
Tỉ lệ trẻ em/giáo
viên (đối với lớp
3 0 0 0 0 0
mẫu giáo không
có trẻ bán trú)
Tỉ lệ trẻ em/giáo
viên (đối với lớp
14,5 13,8 13,8 13,2 13,3
mẫu giáo có trẻ
4
em bán trú)
Tổng số giáo
viên dạy giỏi cấp
5 huyện hoặc 0 05 0 02 0
tương đương trở
lên
Tổng số giáo

6 viên dạy giỏi cấp 0 0 0 0 0


tỉnh trở lên

4. Trẻ em
T Số liệu Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
12

T 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022

Tổng số trẻ em 364 365 356 357 347


1 - Nữ 172 161 161 152 156
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
2 Đối tượng chính sách 0 0 0 5 5
3 Khuyết tật 0 0 0 0 02
4 Tuyển mới 51 62 84 90 82
5 Học 2 buổi/ngày 364 365 356 357 347
6 Bán trú 364 365 356 357 347
7 Tỉ lệ trẻ em/lớp 29 27,5 27,6 26,3 26,5
8 Tỉ lệ trẻ em/nhóm 20,6 23,4 21,4 24 21,6
Trẻ em từ 03 đến 12
0 0 0 0 0
tháng tuổi
Trẻ em từ 18 đến 24
35 48 37 38 35
tháng tuổi
Trẻ em từ 24 đến 36
68 69 70 82 73
tháng tuổi
Trẻ em từ 3-4 tuổi 79 72 75 71 80

Trẻ em từ 4-5 tuổi 87 83 85 74 73

Trẻ em từ 5-6 tuổi 95 93 89 92 86

PHẦN II
TỰ ĐÁNH GIÁ
13

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trường
Trường Mầm non Mai Sơn đặt tại xóm 2, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình, trường được thành lập năm 2001 theo quyết định số 180/2001/QĐ-UB
ngày 24 tháng 10 năm 2001. Từ năm 2001 đến năm 2010 là Trường Mầm non Bán
công xã Mai Sơn. Ngày 20 tháng 01 năm 2011, UBND huyện Yên Mô ban hành
Quyết định số 70/QĐ-UBND về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán
công sang công lập, trường trở thành trường công lập và đổi tên là Trường Mầm non
Mai Sơn cho đến ngày nay.
Qua 22 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Mầm non Mai Sơn từng
bước có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Từ một ngôi trường ban
đầu chỉ có 9 nhóm, lớp với 176 trẻ, 13 CBGVNV, đội ngũ đa số chưa đạt chuẩn,
CSVC thiếu thốn, còn phải học nhờ vào các nhà văn hóa thôn, các trang thiết bị
dạy học rất nghèo nàn, không đồng bộ, tuy vậy nhà trường đã khắc phục khó khăn
để thực hiện tốt nhiệm vụ NDCSGD trẻ. Đến nay được sự quan tâm của lãnh đạo
địa phương đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho nhà
trường. Hiện nay, nhà trường đã có CSVC khang trang cả điểm trường trung tâm
và điểm trường lẻ đều có phòng học cao tầng và kiên cố, với 13 phòng học, 04
phòng chức năng, 02 bếp nuôi, 08 phòng hành chính quản trị và công trình phụ trợ.
Trường có đầy đủ các trang thiết bị, ĐDĐC phục vụ tốt cho công tác NDCSGD trẻ.
Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức theo Điều 8 Điều lệ Trường mầm non năm
2020, gồm: Hội đồng trường có 09 thành viên; Hiệu trưởng và 02 PHT; Hội đồng
thi đua khen thưởng; Chi bộ đảng CSVN có 28 Đảng viên, Công đoàn có 29 công
đoàn viên, Đoàn TNCSHCM có 6 đoàn viên. Tính đến thời điểm đánh giá, trường
có 02 tổ chuyên môn nhà trẻ, mẫu giáo và tổ văn phòng, 13 nhóm lớp với 332 trẻ.
Công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường luôn được cải tiến và đổi mới,
BGH bám sát Nghị quyết Hội đồng trường, Nghị quyết Hội nghị cán bộ, viên chức
và người lao động; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong năm học đề ra những giải
pháp chỉ đạo kiên quyết và dứt điểm từng tháng, từng học kỳ vì vậy kỷ cương nề
nếp nhà trường được duy trì giữ vững và phát huy có hiệu quả. Quản lý tốt nguồn
14

ngân sách nhà nước cấp và các khoản thu khác trong nhà trường đúng nguyên tắc
tài chính, sử dụng đúng mục đích. Nguồn ngân sách cấp như lương, phụ cấp theo
lương được quản lý đúng theo quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, đảm
bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hằng tháng cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc
việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, 3 công khai trong các năm học. Hằng
năm, nhà trường đã triển khai, thực hiện đầy đủ, có chất lượng các hoạt động của
ngành. CBGVNV và trẻ em của trường tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động
văn hóa, xã hội, văn nghệ trong cộng đồng.
Từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT
Ninh Bình, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Mô, Phòng GD&ĐT huyện Yên
Mô, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Mai Sơn, nhà trường không ngừng thay đổi cả về
quy mô trường lớp và chất lượng NDCSGD trẻ. Tháng 11 năm 2016, trường được
UBND tỉnh Ninh Bình công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1;
Tháng 5/2017, trường được Sở GD&ĐT tạo công nhận trường đạt kiểm định chất
lượng Cấp độ 3. Tháng 6/2018, Trường Mầm non Mai Sơn được UBND tỉnh công
nhận trường chuẩn Quốc gia Mức độ 2.
Nhiều năm liền, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm học
2017-2018, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng
tạo trong dạy và học”. Năm học 2018-2019, được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Năm học 2019-2020, được UBND tỉnh tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua. Năm
học 2020-2021, trường được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen. Năm học 2021-2022,
được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.
2. Mục đích TĐG
2.1. Xác định Trường Mầm non Mai Sơn đáp ứng mục tiêu giáo dục trong
từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các
hoạt động NDCSGD trẻ em của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan
quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường; để cơ quan
quản lý nhà nước đánh giá, công nhận Trường Mầm non Mai Sơn đạt kiểm định
chất lượng giáo dục.
15

2.2. Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần
tạo điều kiện đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục, để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận Trường Mầm non Mai
Sơn duy trì chuẩn Quốc gia Mức độ 2.
2.3. Thông qua TĐG, công tác quản lý của nhà trường ngày càng chặt chẽ và
khoa học hơn. Công tác TĐG là thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà
trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Mỗi thành viên trong nhà trường sẽ nhận
thức rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.
3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động TĐG
Sau khi nghiên cứu Thông tư số 19/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn
quốc gia đối với trường mầm non; Công văn số 5942/BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ
GD&ĐT hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài trường mầm non, được tham gia các lớp
tập huấn do Sở GD&ĐT Ninh Bình, Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô tổ chức, Hội đồng
TĐG nhà trường đã triển khai công tác TĐG chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn
của cấp học mầm non theo 07 bước:
Bước 1. Thành lập Hội đồng TĐG.
Bước 2. Lập kế hoạch TĐG.
Bước 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Bước 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
Bước 5. Viết báo cáo TĐG.
Bước 6. Công bố báo cáo TĐG.
Bước 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG.
Hiệu trưởng nhà trường ra Quyết định số 16/QĐ-TrMN ngày 26/10/2022 về
việc thành lập Hội đồng TĐG, gồm 15 thành viên do đồng chí Nguyễn Thị Trầm
Hương - Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng TĐG xây dựng kế hoạch TĐG, tổ chức họp để phổ biến quy trình
TĐG, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm tới từng thành viên trong Hội đồng. Hội
đồng TĐG có 05 nhóm công tác, mỗi nhóm được phân công thu thập thông tin,
minh chứng và đánh giá các tiêu chí của một tiêu chuẩn.
16

Từ ngày 26/10/2022 đến ngày 04/11/2022: Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ


TĐG cho toàn thể CBGVNV nhà trường.
Từ ngày 07/11/2022 đến ngày 11/11/2022: Các nhóm công tác, cá nhân thực
hiện xác định nội hàm, phân tích tiêu chí, tìm minh chứng cho từng tiêu chí.
Từ ngày 14/11/2022 đến ngày 02/12/2022: Các nhóm công tác của Hội đồng
TĐG tiếp tục tiến hành thu thập các thông tin, minh chứng, rà soát các hoạt động
giáo dục, xử lý, phân tích các thông tin minh chứng, viết phiếu đánh giá các tiêu
chí, đối chiếu, so sánh kết quả TĐG với bộ Tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT,
xác định mức độ đạt/không đạt của từng tiêu chí.
Từ ngày 05/12/2022 đến ngày 16/12/2022: Họp Hội đồng TĐG thảo luận về
những vấn đề phát sinh từ những minh chứng thu được, những minh chứng cần thu
thập bổ sung và các vấn đề liên quan đến hoạt động TĐG; chỉnh sửa, bổ sung các
nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí (trong đó đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến
chất lượng); dự thảo báo cáo TĐG.
Từ ngày 19/12/2022 đến 30/12/2022: Hội đồng TĐG kiểm tra lại minh
chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG và các nội dung liên quan, tiếp tục chỉnh
sửa, bổ sung dự thảo báo cáo TĐG, thông qua báo cáo TĐG đã chỉnh sửa, bổ sung,
công bố dự thảo báo cáo TĐG trong nội bộ trường, thu thập các ý kiến đóng góp
dự thảo báo cáo TĐG, bổ sung và hoàn thiện báo cáo TĐG.
Từ ngày 03/01/2023 đến ngày 19/01/2023: Tiếp tục chỉnh sửa bổ sung dự thảo
báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô. Kiểm tra rà
soát lại toàn bộ các thông tin minh chứng, hoàn thiện báo TĐG.
Từ ngày 30/01/2023 đến ngày 10/02/2023: Công bố bản báo cáo TĐG đã
hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường), đăng ký đánh giá ngoài.
Để báo cáo TĐG đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, hội đồng
TĐG đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương
pháp chủ yếu là khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan
đến nội dung bộ Tiêu chuẩn; sưu tầm thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và
phân tích các dữ liệu có liên quan...Trong quá trình TĐG, nhà trường đã sử dụng
nhiều công cụ khác nhau như: Bộ Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non (theo Thông
17

tư số 19/2018/TT-BGDĐT) làm cơ sở cho việc tiến hành TĐG, sử dụng máy vi tính,
máy in, mạng Internet... để khai thác thông tin, minh chứng và viết báo cáo.
Dựa trên bộ Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non, nhà trường đã tiến hành
TĐG chất lượng giáo dục của trường trên tất cả các mặt hoạt động. Trong quá trình
thực hiện công tác TĐG, Hội đồng TĐG đã nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu
của nhà trường trong mỗi hoạt động như sau:
3.1. Điểm mạnh
- Về công tác tổ chức và quản lý nhà trường
Trường Mầm non Mai Sơn là trường mầm non công lập, có cơ cấu tổ chức
theo quy định của Điều lệ Trường mầm non. CBGVNV chấp hành tốt chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương.
Nhà trường quản lý hành chính, tài chính, tài sản theo quy định; có đủ hồ sơ, sổ
sách và được lưu trữ đầy đủ; sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu
quả để phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Xây dựng phương hướng chiến lược
dài hạn để phát triển nhà trường; Kế hoạch hoạt động giáo dục được xây dựng theo
tuần, tháng, năm học phù hợp với các quy định hiện hành, điều kiện của địa
phương và của nhà trường và phù hợp với trẻ. Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra
đánh giá thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác
đạt hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tập trung xây dựng nền
nếp, hưởng ứng tích cực những phong trào thi đua do ngành và địa phương phát
động. Thực hiện quản lý đội ngũ, quản lý giáo dục theo quy định. Nhà trường chú
trọng làm tốt quy chế dân chủ cơ sở; đảm bảo ANTT, ATTH.
- Về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Trường có 39 CBGVNV, trong đó cán bộ quản lý: 03 đ/c, giáo viên: 26, nhân
viên: 10 (01 kế toán, 02 bảo vệ và 07 nấu ăn), 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào
tạo chuyên môn là Đại học. Tập thể CBGVNV nhà trường đoàn kết, nhất trí cao nên
đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ được các cấp, các ngành ghi nhận. Nhà
trường luôn đảm bảo các quyền lợi về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện tốt về mọi
mặt cho CBGVNV yên tâm công tác.
18

- Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học


Trường Mầm non Mai Sơn có 02 điểm trường, được quy hoạch hợp lý, có
khuôn viên riêng biệt, có tường bao, cổng trường, biển trường, đảm bảo an toàn,
xanh, sạch, đẹp. Trường có 13 phòng học, 4 phòng phục vụ học tập, 01 phòng đa
chức năng, 08 phòng hành chính - quản trị và phòng phụ trợ, 02 bếp ăn. Tất cả các
phòng đều được trang bị đủ đồ dùng, trang thiết bị để phục vụ các hoạt động quản
lý, giáo dục của nhà trường. Hằng năm, nhà trường có nhiều giải pháp tích cực để
duy trì, cải tạo những hạng mục CSVC còn thiếu và tăng cường sử dụng các thiết
bị giáo dục vào hoạt động NDCSGD trẻ đạt hiệu quả cao.
- Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên phối hợp
với CMHS, tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong công tác NDCSGD trẻ. Trong
nhiều năm qua, nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương đầu tư, nâng cấp sửa chữa và xây dựng CSVC tạo điều kiện cho
nhà trường từng bước xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn; phối
hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường
như: Công đoàn, Chi đoàn TNCSHCM, Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học để tổ
chức các hoạt động lễ hội, sự kiện phù hợp với truyền thống của địa phương; phối
hợp cùng nhà trường tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng
NDCSGD trẻ; động viên khen thưởng kịp thời đội ngũ CBGVNV có thành tích cao
trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Về hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Nhà trường thực hiện và phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT
ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và phù hợp với
trẻ. Triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả chương trình giáo dục và kế hoạch
năm học. Kết quả các hoạt động giáo dục đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Một số nhóm, lớp đã làm và sử dụng một số ĐDĐC tự tạo trong việc xây dựng môi
trường giáo dục trong và ngoài lớp học, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các
hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm. Hệ thống hồ sơ tổ chức hoạt động
NDCSGD được xây dựng và quản lý một cách hiệu quả, khoa học. Công tác quản
19

lý chất lượng, kiểm tra, đánh giá trẻ đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan
dựa trên các văn bản chỉ đạo của các cấp. Tổ chức tư vấn cho CMHS về các vấn đề
liên quan đến sức khoẻ, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Chế độ dinh dưỡng
của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối theo quy định. Trẻ SDD, thừa cân, béo
phì được can thiệp bằng các biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được
cải thiện so với đầu năm học.
3.2. Điểm yếu
Chiến lược phát triển của nhà trường chưa nhận được nhiều ý kiến đóng góp

của cha mẹ trẻ, các tổ chức cá nhân ngoài nhà trường.

Việc học tập, tham khảo các mô hình, phương pháp giáo dục các nước trong
khu vực và trên thế giới chỉ vận dụng ở một số hoạt động, chưa vận dụng đại trà
cho tất cả các nhóm, lớp.
Nhà trường chưa có phòng tư vấn tâm lý; sân chơi chung ngoài trời chưa có
bể vầy nước. Chưa có nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động NDCSGD trẻ
như đàn Organ, máy tính tại nhóm lớp, xe đẩy thức ăn. Việc ứng dụng CNTT và tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ của một số giáo viên còn hạn chế.
Trên cơ sở TĐG với những điểm mạnh và điểm yếu nêu trên, báo cáo TĐG
này sẽ được sử dụng như một công cụ để cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý
nhà trường. Hội đồng TĐG mong rằng, sau quá trình TĐG, nhà trường sẽ nhận được
sự đánh giá ngoài của các cấp để giúp nhà trường tiếp tục cải tiến, nâng cao chất
lượng NDCSGD trẻ trong những năm học tiếp theo.
B. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Mở đầu: Trường Mầm non Mai Sơn có đủ cơ cấu tổ chức theo quy định
Điều lệ Trường mầm non. Các tổ chức chính trị, các Hội đồng và các tổ chuyên
môn hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Trường mầm
non và các quy định hiện hành. Nhà trường có kế hoạch phương hướng chiến lược
phát triển nhà trường và được rà soát hằng năm. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở
20

cơ sở, quản lí tài chính, tài sản theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo ANTT,
ATTH. Các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo được phân chia theo đúng độ tuổi và được tổ
chức học 2 buổi/ngày. CBGVNV chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước và những quy định của địa phương; CBGVNV được bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ
và năng lực của từng người nên đã phát huy được năng lực chuyên môn.
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Mức 1:
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các
nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc
đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của
phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến
lược xây dựng và phát triển.
Mức 3:
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và
phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược và phát triển có sự tham
gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư
thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn
2019-2025 tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với mục tiêu GDMN được quy định
tại Điều 22 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 [H1-1.1-01]. Chiến
21

lược phát triển nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương [H2-1.1-02]; phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và CSVC của
nhà trường H1-1.1-03.
b) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn
2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được xác định bằng văn bản (Kế hoạch số
22/KH-TrMN ngày 16 tháng 8 năm 2019) và được Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô
phê duyệt theo quy định [H1-1.1-01].
c) Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019-2025 tầm nhìn
đến năm 2030 đã được công khai bằng nhiều hình thức:
Niêm yết tại nhà trường, công khai qua các cuộc họp Hội đồng trường, Hội
đồng sư phạm nhà trường [H15-1.1-04].
Được đăng tải trên trang Website của nhà trường ninhbinh.edu.vn/ym-
mnmaison để toàn thể CBGVNV nhà trường, CMHS được biết [H21-1.1-05].
Mức 2:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến
lược xây dựng và phát triển, cụ thể: Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch
năm học bám sát nhiệm vụ, giải pháp trong phương hướng, chiến lược xây dựng
và phát triển nhà trường [H1-1.1-06]. Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học đánh giá
việc thực hiện kế hoạch năm học như một giải pháp giám sát việc thực hiện chiến
lược phát triển nhà trường [H1-1.1-03]. Trong quá trình thực hiện có sự giám sát
của các thành viên trong Chi bộ đảng, Hội đồng trường, Ban TTND nhà trường.
Cụ thể: Chi bộ đã phân công 03 đồng chí trong Ban chi ủy định kỳ giám sát, kiểm
tra đảng viên trong việc chấp hành những quy định về những điều đảng viên không
được làm, việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đạo đức nhà giáo, việc học tập và
làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
Hội đồng trường có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của nhà trường, giám
sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ
trong các hoạt động của nhà trường [H3-1.1-07].
Ban TTND thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, việc giải
quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở nhà trường,
22

đấu tranh phòng chống tham nhũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CBGVNV
và trẻ ở nhà trường H7-1.1-08.

Mức 3:
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019-2025 tầm nhìn
đến năm 2030 được xây dựng lần đầu vào tháng 8 năm 2019 [H1-1.1-01]. Định kỳ
nhà trường tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng
và phát triển nhà trường [H3-1.1-09]. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược
phát triển nhà trường có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường,
của tập thể CBGVNV, CMHS và cộng đồng [H1-1.1-10]. Tuy nhiên, chiến lược
phát triển của nhà trường chưa nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cha mẹ trẻ, các
tổ chức cá nhân ngoài nhà trường.
2. Điểm mạnh

Nhà trường xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển phù hợp với mục
tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và các nguồn lực của nhà trường; Phương hướng, chiến lược được Phòng
GD&ĐT huyện Yên Mô phê duyệt, được thông qua Hội đồng trường và công khai
bằng hình thức niêm yết tại nhà trường. Nhà trường đã thực hiện việc rà soát, bổ
sung điều chỉnh phương hướng, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế nhà
trường, định hướng đến năm 2030.
3. Điểm yếu
Chiến lược phát triển của nhà trường chưa nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của cha mẹ trẻ, các tổ chức cá nhân ngoài nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, BGH tiếp tục bám sát các văn
bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, xây dựng chương trình
hành động cụ thể để thực hiện thành công từng mục tiêu trong chiến lược phát triển.
Định kỳ tổ chức rà soát, bổ sung chiến lược kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế
trong từng giai đoạn thực sự có chất lượng và có tính khả thi; đăng tải công khai kết
quả rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược trên trang thông tin điện
23

tử của nhà trường đồng thời lấy ý kiến của cha mẹ trẻ tại các lớp, các tổ chức đoàn
thể đóng trên địa bàn xã để điều chỉnh bổ sung kịp thời theo từng giai đoạn.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt * Đạt
b Đạt - -
c Đạt - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư
thục) và các hội đồng khác
Mức 1:
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ, rà soát, đánh giá.
Mức 2:
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm
sóc giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Hội đồng trường và các Hội đồng khác trong trường được thành lập theo
đúng quy định Điều lệ Trường mầm non và các quy định hiện hành.
Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định số 2515/QĐ-UBND ngày
26/4/2021 và kiện toàn theo Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 của
Chủ tịch UBND huyện Yên Mô, với nhiệm kỳ 5 năm. Tại thời điểm đánh giá, Hội
đồng trường có 09 thành viên do đồng chí Nguyễn Thị Trầm Hương - Bí thư Chi
bộ, Hiệu trưởng làm Chủ tịch hội đồng, đồng chí Nguyễn Thị Thủy thư ký Hội
đồng và 07 uỷ viên. Các ủy viên của Hội đồng trường gồm: CTCĐ, Bí thư
ĐTNCSHCM, đại diện tổ chuyên môn nhà trẻ, mẫu giáo, tổ văn phòng, đại diện
24

lãnh đạo địa phương và đại diện Ban đại diện CMHS [H3-1.2-01].
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học, do Hiệu
trưởng làm Chủ tịch hội đồng. Các thành viên hội đồng gồm: PHT, CTCĐ, Bí thư
ĐTNCSHCM, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng [H4-1.2-02].
Tùy theo tính chất và nhiệm vụ trong từng năm học, Hiệu trưởng thành lập
Hội đồng thẩm định sáng kiến [H5-1.2-03]. Thành lập ban giám khảo chấm thi
giáo viên dạy giỏi cấp trường [H6-1.2-04].
b) Hội đồng trường và các Hội đồng khác thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định; Hội đồng trường: Quyết nghị về mục
tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của nhà trường; quyết
nghị quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung
các quy chế, quy định của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết
nghị về tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản
của nhà trường H3-1.2-05; giám sát các hoạt động của nhà trường, giám sát quá
trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường; việc thực hiện quy chế
dân chủ trong các hoạt động của nhà trường H3-1.1-07.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua,
đề nghị danh sách khen thưởng đối với CBGVNV trong nhà trường. Chủ tịch Hội
đồng thi đua khen thưởng triệu tập họp hội đồng định kỳ vào đầu năm học, cuối học
kỳ I, cuối năm học và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc [H4-1.2-06]. Hội đồng
sáng kiến thẩm định và đề nghị công nhận sáng kiến các cấp [H5-1.2-07]. Ban giám
khảo chấm và đề nghị giáo viên dạy giỏi cấp trường [H6-1.2-08].
c) Các hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác được định kỳ, rà
soát, đánh giá đầy đủ, đúng quy định, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế trong quá
trình hoạt động, có sự đóng góp ý kiến của các thành viên. Từ đó, đề ra các biện pháp
phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế H3-1.2-09.
Mức 2:
Trong 5 năm qua, Hội đồng trường đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ như:
Quyết định về chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2019-2025
và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định kế hoạch hoạt động hằng năm của nhà
25

trường; Xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế chi tiêu nội bộ và cá khoản thu theo
quy định của nhà trường; Quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của
nhà trường đúng mục đích góp phần đảm bảo kinh phí phục vụ cho các hoạt động
trong nhà trường thông suốt; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường, giám
sát hoạt động tuyển sinh, giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế
hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các
hoạt động của nhà trường; giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn
lực của nhà trường theo quy định của pháp luật H3-1.1-07. Tuy nhiên các thành
viên của các Hội đồng trường và các hội đồng khác phải kiêm nhiệm nhiều công
việc nên công tác giám sát đôi lúc đạt hiệu quả chưa cao.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng đã phát động các phong trào thi đua trong
từng năm học và đề nghị cấp trên để có quyết định khen thưởng kịp thời cho tập
thể nhà trường và các cá nhân vào cuối mỗi năm học. Việc lựa chọn, bầu ra những
người xứng đáng được khen thưởng có tác dụng động viên, khích lệ người dạy,
người học, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường. Kết quả trong 05 năm
qua, nhà trường có 90 lượt cán bộ giáo viên được Hiệu trưởng khen, 86 lượt
CBGVNV được cấp huyện khen thưởng, 04 lượt cán bộ giáo viên được cấp tỉnh
khen [H4-1.2-02].
Ban giám khảo chấm thi giáo viên dạy giỏi đã động viên, khích lệ phong trào
thi giáo viên giỏi cấp trường, phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh
hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực cho
giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất
lượng NDCSGD, phát triển nghề nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt
chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường;
khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên, rèn luyện, tự học, sáng tạo, học
hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hội thi
giáo viên giỏi cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ nhà
trường, từ đó có sơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của
Chương trình GDMN. Ban giám khảo chấm thi giáo viên giỏi đã lựa chọn được
26

các đồng chí tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. Kết quả trong 5 năm qua,
nhà trường có 27 giáo viên dạy gỏi cấp trường, 10 giáo viên dạy gỏi cấp huyện
[H6-1.2-08].
Hội đồng sáng kiến làm việc đúng chức trách nhiệm vụ, thẩm định những
sáng kiến đủ tiêu chuẩn gửi lên Hội đồng khoa học các cấp thẩm định và công
nhận sáng kiến đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Những sáng kiến đạt giải được áp
dụng vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, từ đó có tác dụng thúc đẩy
việc nghiên cứu, ứng dụng trong giáo dục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
giảng dạy của giáo viên. Trong 5 năm, Hội đồng thẩm định sáng kiến đã lựa chọn
được 45 sáng kiến để áp dụng, chia sẻ trong nhà trường giúp nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ [H5-1.2-03]; [H1-1.1-03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Ban giám khảo
chấm thi giáo viên giỏi, Hội đồng chấm sáng kiến được thành lập theo đúng quy định,
hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục
trẻ.
3. Điểm yếu
Các thành viên của Hội đồng trường và các hội đồng khác phải kiêm nhiệm
nhiều công việc nên công tác giám sát đôi lúc đạt hiệu quả chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trưởng tiếp tục duy trì,
củng cố cơ cấu tổ chức của các hội đồng (Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen
thưởng và các hội đồng khác) đảm bảo theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm
non, tạo điều kiện để hội đồng trường hoạt động có hiệu quả. Hằng năm nhà trường
tiến hành rà soát đội ngũ, lựa chọn những CBGVNV có năng lực, có phẩm chất, xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, quy hoạch nguồn cán bộ nhằm bổ sung, thay thế
nhân sự cho các hội đồng khi cần thiết, đồng thời đưa ra khỏi các hội đồng những
CBGVNV không đủ điều kiện, thiếu năng lực, phẩm chất. Tiếp tục động viên, tạo
cơ hội cho các thành viên trong các hội đồng của nhà trường chủ động học tập,
nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
27

các quy định của ngành giáo dục để bồi dưỡng năng lực, nâng cao nhận thức và kỹ
năng giám sát, đồng thời yêu cầu các thành viên trong Hội đồng trường nâng cao
tinh thần
trách nhiệm hơn nữa trong thực thi công việc.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt -
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 2
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và các tổ
chức khác trong nhà trường.
Mức 1:
a) Các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức
theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2:
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy
định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có ít nhất 01 năm hoàn thành
tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có nhiều đóng góp cho các hoạt động của
nhà trường.
Mức 3:
a) Trong 05 liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành
nhiệm vụ trở lên.
28

b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà
trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Tại thời điểm TĐG, nhà trường có các đoàn thể và tổ chức khác trong
trường như: Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Chi hội Khuyến học được thành lập và
có cơ cấu tổ chức theo quy định. Cụ thể:
Công đoàn nhà trường được thành lập năm 2005 trực thuộc công đoàn
Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô, đến năm 2017 trực thuộc Liên đoàn Lao động
huyện Yên Mô. Tại thời điểm đánh giá công đoàn trường có 29 công đoàn viên,
ban chấp hành công đoàn có 03 thành viên do đồng chí Lê Thị Như Hoa làm Chủ
tịch, đồng chí Hoàng Thị Oanh làm Phó Chủ tịch, đồng chí Đinh Thị Hồng Thắm
làm ủy viên H7-1.3-01.
Đoàn TNCSHCM trực thuộc đoàn xã Mai Sơn, gồm 6 đoàn viên do đồng chí
Lê Thị Phương Thanh làm Bí thư, đồng chí Bùi Thị Lâm làm Phó bí thư H8-1.3-02.
Chi hội khuyến học được thành lập tháng 9 năm 2022 với 29 thành viên, do
đồng chí Nguyễn Thị Trầm Hương là Chi hội trưởng H9-1.3-03.
b) Các tổ chức đoàn thể của nhà trường: Công đoàn, đoàn TNCSHCM, được
hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức, cụ thể:
Công đoàn nhà trường tổ chức đại hội theo từng nhiệm kỳ, sau khi Đại hội
ban chấp hành họp và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; xây dựng kế
hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và từng năm học H7-1.3-04. Phối hợp với Hiệu
trưởng thực hiện tốt Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức và người
lao động; quan tâm việc đảm bảo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho
CBGVNV, phối hợp cùng với BGH cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần của công đoàn viên như thăm hỏi khi ốm, quan tâm hỗ trợ dịp
lễ, tết đối với CBGVNV. Công đoàn nhà trường đặc biệt quan tâm hỗ trợ đến các
đồng chí có hoàn cảnh khó khăn H7-1.3-05.
Đoàn TNCSHCM tổ chức đại hội theo từng nhiệm kỳ, sau Đại hội bầu ra Bí
thư để điều hành các hoạt động; xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng năm học, phối
29

hợp với công đoàn thúc đẩy sự phát triển các hoạt động của nhà trường như tham gia
các Hội thi và tổ chức các ngày hội ngày lễ góp phần nâng cao chất lượng NDCSGD
trẻ H8-1.3-06; H8-1.3-07.
Chi hội khuyến học hoạt động theo quy định nhằm khuyến khích và hỗ trợ
phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hoá, đặc biệt chú ý đến học sinh có hoàn
cảnh khó khăn H9-1.3-08.
c) Hằng năm, các hoạt động của Công đoàn, Chi đoàn TNCSHCM, Chi hội
khuyến học được rà soát, đánh giá theo quy định, cụ thể: Các đoàn thể đã bám sát vào
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và theo định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá các
hoạt động, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh bổ sung phương hướng hoạt động
trong các năm học tiếp theo H7-1.3-09; H8-1.3-10.
Mức 2:
a) Nhà trường có Chi bộ đảng CSVN được thành lập năm 2005 trực thuộc
Đảng bộ xã Mai Sơn. Tại thời điểm đánh giá có 28 đảng viên 96,5% tổng số CBGV.
Ban chi uỷ có 03 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thị Trầm Hương - Hiệu trưởng làm Bí
thư, đồng chí Đinh Thị Thu Huyền làm Phó bí thư, đồng chí Vũ Thị Phương làm
Chi ủy viên H2-1.3-11. Chi bộ đảng tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2022-2025 vào
tháng 5 năm 2022. Sau đại hội, Ban chi ủy xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động
theo nhiệm kỳ, theo từng năm học, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên. Chi bộ
sinh hoạt 01lần/tháng, sau mỗi phiên họp có nghị quyết, thực hiện thu chi và đóng
đảng phí theo quy định, chỉ đạo, giám sát nhà trường thực hiện công tác tư tưởng
chính trị, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác [H2-1.3-12].
Chi bộ có đầy đủ hồ sơ và lưu trữ khoa học. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời
điểm đánh giá, Chi bộ Trường Mầm non Mai Sơn được Đảng ủy xã Mai Sơn đánh
giá 02 năm đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ, 03 năm hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ [H2-1.3-13]; [H35-1.3-14].
b) Các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường đã góp phần xây dựng nhà
trường thành một tập thể đoàn kết vững chắc, chấp hành tốt mọi chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và của địa
phương. Đội ngũ CBGVNV của nhà trường có chuyên môn nghiệp vụ vững
30

vàng, nhiệt tình trách nhiệm trong công tác H1-1.3-03. CSVC của nhà trường
ngày càng khang trang, chất lượng NDCSGD toàn diện của nhà trường ổn định
vững chắc [H7-1.3-09]; H8-1.3-10.
Mức 3:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Chi bộ đảng CSVN
được Đảng ủy xã Mai Sơn đánh giá 02 năm đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh
hoàn thành tốt nhiệm vụ, 03 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tặng giấy khen
[H2-1.3-13]; [H35-1.3-14].
b) Công đoàn, Chi đoàn TNCSHCM, Chi hội khuyến học hoạt động theo đúng
kế hoạch, đóng góp hiệu quả cho hoạt động của nhà trường và cộng đồng như: Phát
động phong trào ủng hộ quỹ an sinh xã hội, tham gia hiến máu nhân đạo mỗi năm có
từ 4-5 đồng chí hiến máu. Công đoàn, Chi đoàn TNCSHCM, Chi hội khuyến học tích
cực tuyên truyền cho CBGVNV thực hiện tốt các chủ trương đường lối chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước, quan tâm, động viên đến đời sống tinh thần cho
CBGVNV, tham gia tích cực các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường và của
địa phương, tích cực trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng
NDCSGD trẻ H7-1.3-09; H8-1.3-10. Tuy nhiên, các đồng chí trong ban chấp hành
Công đoàn, Chi đoàn, Chi hội khuyến học đều phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên
đôi lúc chưa phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt động.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Chi bộ đảng, các đoàn thể và các tổ chức khác như: Công
đoàn, Đoàn TNCSHCM, Chi hội khuyến học, các tổ chức được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức góp phần nâng cao
chất lượng của nhà trường đáp ứng mục tiêu GDMN. Trong 05 năm liên tiếp (từ
năm 2018 đến năm 2022) Chi bộ được Đảng ủy xã Mai Sơn đánh giá xếp loại đều
hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3. Điểm yếu
Các đồng chí trong ban chấp hành Công đoàn, Chi đoàn, Chi hội khuyến học
đều phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên đôi lúc chưa phát huy hết vai trò của
mình trong các hoạt động.
31

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng


Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy
những điểm mạnh như: Duy trì cơ cấu tổ chức đoàn thể (Chi bộ đảng CSVN, Công
đoàn, Chi đoàn TNCSHCM, Chi hội khuyến học). Hiệu trưởng nhà trường tạo điều
kiện cho các thành viên Ban chấp hành Công đoàn, Chi đoàn, Chi hội khuyến học có
thời gian phù hợp tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường. Tạo
điều kiện cho cán bộ công đoàn, đoàn TNCSHCM tham gia học tập kinh nghiệm của
các đơn vị bạn và các lớp tập huấn về nghiệp vụ công đoàn, đoàn thanh niên, tiếp tục
thực hiện đổi mới các nội dung sinh hoạt tập thể theo chủ điểm từng tháng nhằm thu
hút đông đảo CBGVNV tham gia hoạt động nâng cao nhận thức, thực hiện tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ
văn phòng
Mức 1:
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các
nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2:
a) Hàng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01(một) chuyên
đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh
giá, điều chỉnh.
32

Mức 3:
a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có nhiều đóng góp trong
việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Trường Mầm non Mai Sơn là trường hạng I, trường có Hiệu trưởng và 02
PHT; Đối chiếu với quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-
BNV ngày 16/03/2015 của Bộ GD&ĐT, BNV quy định về danh mục khung vị trí
việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập, nhà
trường có Hiệu trưởng [H10-1.4-01] và đủ số lượng Phó hiệu trưởng [H10-1.4-02];
[H10-1.4-03].
b) Tại thời điểm TĐG, nhà trường có 02 tổ chuyên môn (tổ nhà trẻ, tổ mẫu giáo)
và tổ văn phòng. Tổ chuyên môn nhà trẻ có 15 thành viên (06 giáo viên nhóm 24-36
tháng tuổi, 02 giáo viên nhóm 12-24 tháng tuổi, 07 nhân viên nấu ăn) do đồng chí
Vũ Thị Phương làm tổ trưởng và đồng chí Đinh Thị Song làm tổ phó [H11-1.4-04].
Tổ chuyên môn mẫu giáo có 18 thành viên (06 giáo viên lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 06
giáo viên lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, 06 giáo viên lớp mẫu giáo 5-6 tuổi) do đồng chí
Nguyễn Thị Thủy làm tổ trưởng và đồng chí Lê Thị Phương Thanh làm tổ phó
[H11-1.4-05]. Tổ văn phòng có 03 thành viên (01 nhân viên kế toán, 02 nhân viên
bảo vệ ) do đồng chí Đinh Thị Hồng Thắm làm tổ trưởng [H11-1.4-06].
c) Vào đầu mỗi năm học, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng bám sát văn bản
chỉ đạo của các cấp, của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo năm,
tháng, tuần đảm bảo chi tiết, khoa học, có tính khả thi cao. Các tổ chuyên môn và tổ
văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại Điều lệ
Trường mầm non.
Tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ theo kế hoạch chuyên môn, cụ thể: Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên
môn định kỳ 2 tuần/lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp
33

đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn; tham dự đầy đủ các buổi chuyên
đề của ngành, của trường; kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác
NDCSGD trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, ĐDĐC, thiết bị giáo dục của các thành
viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá,
xếp loại, đề xuất khen thưởng giáo viên trong tổ; tham gia đánh giá, xếp loại giáo
viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hằng năm H11-1.4-07;
[H11-1.4-08; H11-1.4-10; [H11-1.4-11.
Tổ văn phòng sinh hoạt một tháng/lần giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài
sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ
[H11-1.4-09; H11-1.4-12. Tuy nhiên việc ghi chép biên bản sinh hoạt tổ chuyên
môn đôi khi chưa chi tiết.
Mức 2:
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 02 chuyên đề có
tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, cụ thể như sau:
Năm học Nội dung chuyên đề
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;
2017-2018
Chuyên đề:“Phát triển vận động”.
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;
2018-2019
Chuyên đề:“Phát triển vận động”.
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;
2019-2020
Chuyên đề:“Phát triển vận động”.
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;
2020-2021
Chuyên đề:“Phát triển vận động”; Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;
2021-2022
Chuyên đề:“Phát triển vận động”; Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”
Các chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục; Chuyên đề “Phát triển vận động” giúp môi trường vui chơi, vận động
của trẻ được cải thiện phong phú và đa dạng, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên được nâng cao, trẻ được rèn luyện và phát triển tốt về
thể chất, hứng thú và yêu thích các loại vận động, mạnh dạn tham gia các hoạt
34

động tập thể. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giúp
môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học được quan tâm xây dựng đa dạng
phong phú, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh và thân thiện, tạo cơ hội cho trẻ
được tham gia khám phá, trải nghiệm trong các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo
giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực H12-1.4-13; H12-1.4-14; H11-1.4-07;
H11-1.4-08. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động thực hành, tham quan trải
nghiệm thực tế các nội dung về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ còn hạn chế.
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh
giá rút kinh nghiệm điều chỉnh qua mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, cuối mỗi học
kỳ, cuối năm học để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của trường, lớp và đặc điểm
nhận thức của trẻ [H11-1.4-10; H11-1.4-11; H11-1.4-12.
Mức 3:
a) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động tích cực góp phần nâng cao
chất lượng các hoạt động của nhà trường, cụ thể: Tổ chuyên môn thực hiện bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm
giúp cho giáo viên có chuyên môn vững vàng, kỹ năng sư phạm tốt, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hoạt
động chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và
tinh thần cho trẻ trong các hoạt động ở trường; không xảy ra ngộ độc thực phẩm,
tai nạn thương tích đối với trẻ H11-1.4-07; H11-1.4-08.
Tổ văn phòng thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đảm bảo ANTT trong
nhà trường, quản lý công tác lưu trữ hồ sơ, thu chi tài chính, tài sản trong trường
H11-1.4-09.
b) Tổ chuyên môn tham mưu tích cực với nhà trường đầu tư kinh phí mua
sắm trang thiết bị, ĐDĐC để tổ chức thực hiện hiệu quả các chuyên đề: “Nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non”;“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; lồng ghép nội dung
chuyên đề: “Giáo dục bảo vệ môi trường”; chương trình “Tôi yêu Việt Nam”;
chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng và VSATTP”; chuyên đề “Giáo dục sử dụng
35

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”; “Giáo dục bảo vệ biển hải đảo cho trẻ 5 tuổi”
vào các hoạt động giáo dục hằng ngày theo chủ đề góp phần nâng cao chất lượng
NDCSGD trẻ trong nhà trường H12-1.4-15; H35-1.3-14; H1-1.1-03.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Hiệu trưởng và PHT theo quy định. Các tổ chuyên môn, tổ
văn phòng có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định tại Điều lệ Trường mầm non.
Kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng được xây dựng chi
tiết rõ ràng từng tuần, từng tháng có tính khả thi cao. Hằng năm, tổ chuyên môn
đề xuất và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề; định kỳ thực hiện rà soát và
điều chỉnh kế hoạch hoạt động của tổ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục trong nhà trường.
3. Điểm yếu
Việc tổ chức các hoạt động thực hành, tham quan trải nghiệm thực tế các nội
dung về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ còn hạn chế.
Việc ghi chép biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn đôi khi chưa chi tiết.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, tăng cường tổ chức sinh hoạt
chuyên môn bằng nhiều hình thức như bồi dưỡng thông qua Internet, Zalo,
Facebook,...tiếp tục đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông trong thực hiện Chương
trình GDMN; tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, tham quan trải nghiệm
về an toàn giao thông có sự tham gia của gia đình và cộng đồng nhằm nâng cao hiệu
quả Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.
BGH dự sinh hoạt chuyên môn cùng tổ, kịp thời động viên, khuyến khích tạo
điều kiện tốt nhất để giáo viên mạnh dạn phát biểu trao đổi thảo luận về đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà
trường; ghi chép đầy đủ nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn đề làm căn cứ đánh
giá các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt
36

a Đạt a Đạt a Đạt


b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3.
Tiêu chí: 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Mức 1:
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; nếu số lượng
trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ Trường
mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) 100% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 2 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá 02 trẻ cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2:
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và
được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3:
Nhà trường không có quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Trong 05 năm học qua, tất cả trẻ em đến trường đều được tổ chức theo
nhóm lớp, phân chia theo độ tuổi, đảm bảo đúng quy định tại Điều lệ Trường mầm
non. Nhà trường không có nhóm trẻ ghép và lớp mẫu giáo ghép H13-1.5-01;
H14-1.5-02.
b) 100% nhóm trẻ và lớp mẫu giáo của nhà trường được tổ chức ăn bán trú,
học 2 buổi/ngày H14-1.5-02; H14-1.5-03.
c) Trong 5 năm gần đây và tại thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 trẻ
khuyết tật học hòa nhập H14-1.5-03.
Mức 2:
37

Hằng năm, số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo của nhà trường được
bố trí và được phân chia theo độ tuổi theo quy định tại Điều lệ Trường mầm non
H13-1.5-01; H14-1.5-02; H14-1.5-03. Tuy nhiên, việc phân bố tỉ lệ trẻ trên
nhóm lớp các năm học trước chưa đồng đều ở điểm trường trung tâm và điểm
trường lẻ.
Độ tuổi
Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
Thông
2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022 2022-2023
tin
- Số nhóm 2 2 2 2 2 1
Nhóm
- Số trẻ 35 48 37 38 35 20
trẻ 18-
- Tỉ lệ
24 tháng 17,5 24 18,5 19 17,5 20
trẻ/nhóm
- Số nhóm 3 3 3 3 3 3
Nhóm
- Số trẻ 68 69 70 82 73 72
trẻ 24-
- Tỉ lệ
36 tháng 22,6 23 23,3 27,3 24,3 24
trẻ/nhóm
Lớp - Số lớp 3 3 3 3 3 3
MG 3- 4 - Số trẻ 79 72 75 71 80 74
tuổi - Tỉ lệ trẻ/lớp 26,3 24 25 23,6 26,6 24,6
Lớp - Số lớp 3 3 3 3 3 3
MG 4-5 - Số trẻ 87 83 85 74 73 84
tuổi - Tỉ lệ trẻ/lớp 29 27,6 28,3 24,6 24,3 28
Lớp - Số lớp 3 3 3 3 3 3
MG 5- 6 - Số trẻ 95 93 89 92 86 82
tuổi - Tỉ lệ trẻ/lớp 31,6 31 29,6 30,6 28,6 27,3
Tổng số trẻ em 364 365 356 357 347 332
Mức 3:
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường có không quá
20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo H14-1.5-02.
2. Điểm mạnh
Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có cơ cấu tổ chức các lớp học và số trẻ đảm
38

bảo theo quy định của Điều lệ Trường mầm non. Trẻ em đến trường được phân chia
độ tuổi theo quy định, được tổ chức nuôi bán trú và học 2 buổi/ngày.
3. Điểm yếu
Việc phân bố tỉ lệ trẻ trên nhóm lớp các năm học trước chưa đồng đều ở điểm
trường trung tâm và điểm trường lẻ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường duy trì số trẻ
trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo đảm bảo theo đúng quy định của Điều lệ
Trường mầm non, trẻ em đến trường được phân chia độ tuổi theo quy định, được tổ
chức nuôi bán trú và học 2 buổi/ngày. BGH nhà trường tiếp tục rà soát dân số độ
tuổi để sắp xếp định biên các nhóm lớp đảm bảo tỷ lệ trẻ/nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
theo quy định.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt
a Đạt * Đạt * Đạt
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1:
a) Hệ thống hồ sơ nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và
tài sản theo quy định; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy
định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế
và quy định hiện hành.
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục
vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2:
39

a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành
chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có vi phạm liên
quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra,
kiểm toán.
Mức 3:
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp
pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường lưu trữ tương đối đầy đủ, khoa học các hồ sơ, văn bản theo quy
định của luật lưu trữ. Cụ thể: Hồ sơ được nhà trường sắp xếp và lưu trữ theo từng
công việc, được đựng trong từng hộp có dán nhãn và có tích kê thuận tiện trong
việc tra cứu. Các văn bản đi, đến được nhà trường cập nhật và ghi chép đầy đủ
trong sổ theo dõi công văn đi, đến H17-1.6-01; H17-1.6-02; H1-1.6-03.
b) Hằng năm, nhà trường thực hiện lập dự toán; thực hiện thu chi, quyết toán,
thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định. Định kỳ nhà trường tự kiểm tra
tài chính, tài sản và công khai theo đúng quy định. Quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm
được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và các quy định
hiện hành H19-1.6-06; H19-1.6-04; H19-1.6-05.
c) Nhà trường quản lý và sử dụng tài chính, đất đai, CSVC hiện có đúng mục
đích, đạt hiệu quả phục vụ các hoạt động giáo dục. Cụ thể: Nhà trường xây dựng quy
chế chi tiêu nội bộ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng các nguồn tài chính
đúng mục đích H19-1.6-06. Nhà trường giao trách nhiệm cho giáo viên, nhân viên
bảo vệ trong việc bảo quản, sử dụng tài sản của nhóm, lớp phụ trách; định kỳ BGH tổ
chức kiểm tra việc sử dụng và bảo quản tài sản của nhóm lớp, cuối năm học tiến hành
kiểm kê tài sản H21-1.6-07.
40

Hằng năm nhà trường có kế hoạch sửa chữa, mua sắm, bổ sung tài sản. Kết quả
trong nhiều năm liền nhà trường chưa để xảy ra tình trạng thất thoát kinh phí, hay mất
mát tài sản H21-1.6-07.
Mức 2:
a) Nhà trường ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý hành chính,
tài chính và tài sản. Tại thời điểm TĐG, nhà trường sử dụng phần mềm: QLTS.vn;
phần mềm Misamimosa.net; phần mềm VNPT BHXH; phần mềm QLTH.vn; phần
mềm phổ cập giáo dục; phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành;
phần mềm quản lý văn bản; phần mềm dinh dưỡng; phần mềm sổ liên lạc điện tử.
Các phần mềm được sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính
và tài sản của nhà trường, được triết xuất và lưu trữ theo quy định H19-1.6-08.
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có
vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản [H19-1.6-04].
Mức 3:
Trong các năm gần đây, nhà trường đã xây dựng được kế hoạch ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện
nhà trường, thực tế địa phương H19-1.6-09. Kế hoạch dài hạn, trung hạn đa phần
phục vụ cho công tác đầu tư, sửa chữa, xây dựng lớn và mua sắm trang thiết bị thuộc
loại tài sản cố định; các kế hoạch ngắn hạn hướng tới việc huy động và sử dụng
nguồn lực hiệu quả hơn như: Kế hoạch vận động tài trợ; thỏa thuận với CMHS các
khoản đóng góp phục vụ công tác NDCSGD trẻ H1-1.1003. Tuy nhiên, công tác
tài trợ viện trợ để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp cho nhà trường vẫn còn những
hạn chế nhất định do điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn.
2. Điểm mạnh
Hệ thống hồ sơ nhà trường được bảo quản và cập nhật thường xuyên, được
lưu trữ đầy đủ các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, chứng từ,
có lập dự toán thu chi, báo cáo tài sản, tài chính rõ ràng minh bạch, hợp lý. Biên
bản công khai tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ đúng với thực tế và theo quy định.
Ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản
41

của nhà trường. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường
không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản.
3. Điểm yếu
Công tác tài trợ, viện trợ để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp cho nhà
trường có những hạn chế nhất định do điều kiện kinh tế của phụ huynh và nhân
dân địa phương còn khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, Hiệu trưởng tiếp tục xây
dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, trung hạn để nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ; tăng cường công tác tham mưu, kêu gọi sự vào cuộc của các cấp, ban
ngành đoàn thể địa phương, lên kế hoạch vận động tài trợ chi tiết, cụ thể, tạo thư
ngỏ kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ gửi đến các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân,
doanh nghiệp trên địa bàn xã nhằm tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp để tăng
cường CSVC, thiết bị phục vụ công tác NDCSGD trẻ. Trong các năm học tiếp
theo, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác cập nhật bảo quản lưu trữ hồ sơ,
công tác quản lý tài chính, lập kế hoạch thu chi, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
rõ ràng, minh bạch, định kỳ tự kiểm tra và công khai tài chính đúng quy định.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1:
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên và nhân viên;
42

b) Phân công sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý,
đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo
quy định.
Mức 2:
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
CBGVNV hằng năm phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, tạo bước
chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường
luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ
chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch, bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ giáo viên trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
quản lý đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh hiện hành H22-1.7-01. Tuy nhiên,
do có 2 điểm trường nên việc bố trí sắp xếp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
đôi khi đạt hiệu quả chưa cao.
b) Hằng năm, Hiệu trưởng phân công và sử dụng CBGVNV rõ ràng, hợp lý,
phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn được đào tạo của từng
người do đó phát huy được năng lực, sở trường của từng CBGVNV đảm bảo hiệu
quả trong các hoạt động của nhà trường H1-1.1-06; H12-1.4-13.
c) Trong những năm học qua, CBGVNV của nhà trường được đảm bảo các
quyền theo quy định, cụ thể: Cán bộ quản lý được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý H23-1.7-02. Được hưởng lương và chế độ phụ cấp
và các chính sách ưu đãi theo quy định; CBGVNV được đảm bảo các điều kiện để
thực hiện nhiệm vụ NDCSGD trẻ em; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. Nhà
trường nghiêm túc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
43

nghiệp. Công đoàn quan tâm kịp thời đến quyền lợi cá nhân, nhân phẩm cũng như
danh dự của CBGVNV, từ đó tạo tâm lý thoải mái giúp giáo viên, nhân viên yên tâm
công tác [H19-1.7-03.
Mức 2:
Trên cơ sở xếp loại CBGVNV hằng năm, nhà trường đã có những giải pháp
cụ thể như: Tạo điều kiện về thời gian cho CBGVNV đi học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ; khen thưởng động viên kịp thời những tập thể, cá nhân đạt
thành tích cao trong công tác NDCSGD trẻ và các hoạt động phong trào; nâng
lương trước thời hạn cho CBGVNV lập thành tích xuất sắc trong công tác để phát
huy năng lực của đội ngũ trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng
giáo dục nhà trường H23-1.7-02.
2. Điểm mạnh
Hằng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho
CBGVNV, tổ chức bồi dưỡng theo nhiều hình thức qua chuyên đề, tham quan học
tập và tự học. Phân công nhiệm vụ hợp lý cho CBGVNV phát huy được năng lực,
đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường. Mọi thành viên trong nhà trường
được phát huy quyền dân chủ và được đảm bảo các quyền theo quy định.
3. Điểm yếu
Do có 2 điểm trường nên việc bố trí sắp xếp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên đôi khi đạt hiệu quả chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, Hiệu trưởng nhà trường
xây dựng kế hoạch cụ thể, tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên, nhân viên được
tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
phát huy hơn nữa công tác tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ; Bố trí luân phiên giáo
viên ở từng nhóm, lớp, điểm trường đều được tham gia bồi dưỡng. Dự kiến kinh
phí chi 200.000đồng/buổi bồi dưỡng.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
44

a Đạt * Đạt - -
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 2.
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1:
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa
phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch thực hiện giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch hoạt động giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2:
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, được cấp có thẩm quyền
ghi nhận.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Hằng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
của Bộ GD&ĐT, Sở GD&Đ Ninh Bình; Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô; căn cứ vào
phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo
dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường.
Kế hoạch giáo dục được triển khai tới 100% các nhóm lớp làm căn cứ để xây dựng kế
hoạch nhóm lớp H1-1.1-06.
b) Mọi hoạt động xây dựng trong kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ
và hoàn thành theo các chỉ tiêu đề ra. Bao gồm các hoạt động NDCSGD, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, lễ hội, các hoạt động trải
nghiệm H12-1.4-13; H14-1.8-01.
Các hoạt động giáo dục được Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra thường xuyên,
theo quy định đồng thời được Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô, Sở GD&ĐT Ninh
45

Bình kiểm tra đột xuất, nhằm đánh giá, thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt H18-1.8-02; H18-1.8-03. Tuy nhiên, một
số ít giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục
trong ngày.
c) Hằng tháng, hằng kỳ, hằng năm nhà trường rà soát, điều chỉnh kế hoạch
thông qua các cuộc họp lãnh đạo nhà trường, họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ,
nhóm chuyên môn H14-1.5-03; H12-1.4-13. Mỗi cuộc họp có ghi biên bản đầy đủ
các nội dung rà soát cần điều chỉnh và có đánh giá để phát huy những mặt mạnh, giải
pháp khắc phục những hạn chế, từ đó nhà trường điều chỉnh kịp thời kế hoạch hoạt
động giáo dục cho phù hợp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh
Covid-19 diễn ra phức tạp, nhà trường đã chỉ đạo các nhóm, lớp xây dựng và tổ chức
các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương và diễn
biến tình hình dịch bệnh Covid-19; xây dựng phương án cụ thể trong thời gian trẻ em
chưa đến trường và khi trẻ em trở lại trường học H11-1.4-10; H11-1.4-11.
Mức 2:
Nhà trường có các biện pháp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt
động NDCSGD trẻ cụ thể theo từng tháng, học kỳ, năm học, nội dung kiểm tra rõ
ràng, thể hiện trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn nhà trường với từng nhiệm vụ
và giải pháp cụ thể, công tác kiểm tra đánh giá được lên kế hoạch ngay từ đầu năm
học và được Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô đánh giá đạt hiệu quả H12-1.4-13;
H1-1.1-06; H1-1.1-03 .
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương
và thực tế của nhà trường. Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ và được rà
soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của
nhà trường đối với các hoạt động NDCSGD trẻ, được Phòng GD&ĐT huyện Yên
Mô đánh giá đạt hiệu quả cao.
3. Điểm yếu
46

Một số ít giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt
động giáo dục trong ngày.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì và
phát huy hơn nữa việc thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ. Tiếp tục xây dựng nội
dung kế hoạch hoạt động bám sát hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học để nâng
cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị. BGH thường xuyên dự sinh
hoạt, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn để có
giải pháp chỉ đạo kịp thời. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho CBGVNV, tạo
điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, hướng dẫn cán bộ, giáo
viên khai thác tài nguyên trên mạng ứng dụng vào công tác NDCSGD trẻ. Hướng
dẫn giáo viên tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục trong ngày phù hợp với tình
hình thực tế và khả năng nhận thức của trẻ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt - -
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 2.
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp
ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt
động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử
lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hàng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2:
47

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà
trường đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. 100% CBGVNV được
tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế
liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua Hội nghị cán bộ viên chức và
người lao động hằng năm, các cuộc họp BGH, họp Hội đồng sư phạm nhà trường, sinh
hoạt chuyên môn [H7-1.9-01]; [H7-1.9-02]; H15-1.6-05.
b) Trong nhiều năm qua, tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết thống
nhất trong mọi hoạt động nên không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của CBGVNV H7-1.9-03; H1-1.1-03.
c) Hằng năm, nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, có báo cáo
về việc thực hiện quy chế dân chủ tại Hội nghị cán bộ viên chức và người lao động
lưu tại trường và gửi về Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô, LĐLĐ huyện Yên Mô
H15-1.9-04.
Mức 2:
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà
trường đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả: Ban TTND thực hiện nhiệm vụ
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; giám sát việc thực hiện
nội quy, quy chế; giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, thu chi tài chính, chi
tiêu nội bộ, quản lý tài chính, tài sản, có tổng kết, báo cáo trước Hội nghị cán bộ
viên chức và người lao động. Công đoàn nhà trường thường xuyên tổ chức các
cuộc họp định kỳ để có những biện pháp chỉ đạo, khuyến khích hoạt động của ban
TTND kiến nghị với Hiệu trưởng để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
Hội đồng trường giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường,
CBGVNV nêu cao tinh thần trách nhiệm, giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của nhà
trường. Phát hiện có dấu hiệu vi phạm phản ánh kịp thời để được xem xét, giải
quyết đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật H7-1.9-03; H7-1.3-09; H7-1.9-04.
48

Tuy nhiên, ban chấp hành công đoàn, ban TTND đều là CBGVNV làm công tác
kiêm nhiệm nên thời gian dành cho giám sát chưa nhiều.
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ CBGVNV được tham gia
thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan
đến các hoạt động của nhà trường. Công đoàn, ban TTND có các biện pháp cụ thể để
giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh
bạch, hiệu quả. Trong các năm học gần đây, nhà trường không có khiếu nại, tố cáo.
3. Điểm yếu
Ban chấp hành công đoàn, ban TTND đều là CBGVNV làm công tác kiêm
nhiệm nên thời gian dành cho giám sát chưa nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo, tiếp tục thực hiện tốt công tác
công khai dân chủ. Nhà trường căn cứ vào năng lực của các thành viên trong
trường, lựa chọn những CBGVNV có trình độ năng lực để tham gia vào các tổ
chức, đoàn thể để thực hiện công tác giám sát, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên làm công tác kiêm nhiệm nhằm bố trí, sắp xếp công việc khoa học hơn,
thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Hiệu trưởng căn cứ Thông tư số 08/2016/TT/BGDĐT ngày 28/03/2016 về việc
quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công
đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thông giáo dục
quốc dân để thực hiện giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra
giờ dạy cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt - -
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt
49

Kết quả: Đạt Mức 2.


Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1:
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an
toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn
phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ
nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức
bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử
lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình
đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến về các phương
án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai
nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa
thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng,
chống bạo lực trong nhà trường.
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, xử lý, đánh giá các thông tin
liên quan đến bạo lực học đường và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Hằng năm vào đầu mỗi năm học, nhà trường hợp đồng 02 nhân viên làm
công tác bảo vệ ở 02 điểm trường H20-1.10-01. Phối hợp với công an xã Mai
Sơn xây dựng Quy chế phối hợp về việc đảm bảo ANTT H24-1.10-01. Xây
dựng phòng, chống dịch bệnh và VSATTP H26-1.10-03. Phương án đảm bảo an
toàn cho trẻ (an toàn PCCN; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng,
chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực học đường trong nhà trường);
xây dựng kế hoạch ATTH, phòng chống TNTT H24-1.10-04; H24-1.10-05;
50

Phương án phòng cháy chữa cháy H25-1.10-06; ký hợp đồng thực phẩm, sữa,
nước uống với các nhà cung cấp có đầy đủ cơ sở pháp lý và năng lực cung cấp
lương thực, thực phẩm, sữa học đường đảm bảo số lượng, chất lượng và
VSATTP H34-1.10-07; Bếp ăn được Trung tâm Y tế và Phòng GD&ĐT
huyện Yên Mô đánh giá đảm bảo tốt các điều kiện VSATTP H34-1.10-08.
b) Nhà trường có hộp thư góp ý đặt tại trường để tiếp nhận, xử lý các thông
tin phản ánh của người dân H35-1.10-09; đường dây nóng là số điện thoại của
BGH, bảo vệ; nhà trường thực hiện đầy đủ các phương án để đảm bảo an toàn
cho CBGVNV và trẻ như: Hợp đồng làm việc với bảo vệ trông coi 24/24 giờ;
phối hợp với Công an xã Mai Sơn để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh từ
CMHS và người dân; Khi tiếp nhận các thông tin phản ánh, nhà trường nhanh
khẩn trương tổ chức xử lý đúng quy trình H20-1.10-01; H24-1.10-02.
c) Nhà trường không có hiện tượng kì thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật
về bình đẳng giới H1-1.1-03.
Mức 2:
a) Hằng năm, nhà trường triển khai, hướng dẫn 100% CBGVNV và trẻ em
thực hiện về các phương án đảm bảo ANTT; VSATTP; an toàn phòng, chống tai
nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa
thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống
bạo lực trong nhà trường bằng hình thức lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chi
bộ, sinh hoạt chuyên môn, họp trường và thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ
H14-1.5-03. Trong năm, nhà trường cử CBGVNV đi tập huấn các phương án đảm
bảo an toàn và xây dựng các hoạt động lồng ghép để dạy trẻ các kỹ năng sống cần
thiết khi bị hỏa hoạn H24-1.10-10. Tuy nhiên, do phần lớn CBGVNV nhà trường
là nữ nên gặp khó khăn khi thực hiện các phương án đảm bảo ANTT, PCCN, phòng
chống thảm họa thiên tai trong trường.
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lí các thông tin,
biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, ANTT. Trong những năm qua, nhà
trường không có hiện tượng liên quan đến bạo lực học đường, ANTT được đảm
bảo H24-1.10-11; H24-1.10-12.
51

2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng đầy đủ các phương án đảm bảo ATTH như công tác
đảm bảo ANTT, an toàn cho trẻ, các kỹ năng PCCN, hiểm họa thiên tai, tai nạn
thương tích, an toàn cho CBGVNV và trẻ. Trong nhiều năm liền, nhà trường không
xảy ra việc mất an toàn tài sản, tai nạn thương tích, cháy nổ và ngộ độc thực phẩm,
không có hiện tượng kì thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Điểm yếu
Phần lớn CBGVNV nhà trường là nữ nên khó khăn khi thực hiện các phương
án đảm bảo ANTT; PCCN, phòng chống thảm họa thiên tai trong trường. Việc xây
dựng bộ công cụ hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ về bạo lực học đường và kịch bản
ứng phó với các tình huống bạo lực chưa thật chi tiết, cụ thể.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng dân quân tự vệ, công an, Đoàn thanh niên xã Mai Sơn
để thực hiện tốt các phương án bảo vệ về ANTT, ATTH. Hiệu trưởng tham mưu
với lãnh đạo các cấp để tổ chức tập huấn cho CBGVNV về công tác PCCN, phòng
chống thảm họa, thiên tai, phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực
trong nhà trường; thường xuyên phối hợp với cơ quan công an và y tế, xây dựng
các phương án phù hợp với đặc điểm nhà trường để đảm bảo ANTT, ATTH trong
những năm học tới. BGH chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép tích hợp nhiều hoạt
động phong phú hơn nữa, trang bị các kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ em như:
VSTATP, an toàn phòng chống tai nạn, thương tích, PCCN, phòng chống dịch
bệnh trong nhà trường, không ngừng nâng cao ý thức và hiểu biết trong CBGVNV
và trẻ em. Nhà trường tập trung đầu tư nâng cao chất lượng bộ công cụ hỗ trợ
phòng ngừa các nguy cơ về bạo lực học đường và kịch bản ứng phó với các tình
huống bạo lực cụ thể, chi tiết, mang tính khả thi cao.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - -
52

b Đạt b Đạt - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 2.
Kết luận về tiêu chuẩn 1
Qua quá trình tự đánh giá, tại tiêu chuẩn 1, Trường Mầm non Mai Sơn có
những điểm mạnh nổi bật sau:
Trường Mầm non Mai Sơn có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều
lệ Trường mầm non. Các tổ chức đoàn thể, các bộ phận: Chi bộ đảng CSVN, Công
đoàn, Chi đoàn TNCSHCM, Chi Hội khuyến học, các tổ chuyên môn thường
xuyên phối hợp trong công việc, hoạt động đồng bộ theo sự lãnh đạo của Chi bộ
đảng, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, đã có sự liên
kết, hỗ trợ lẫn nhau một cách tích cực, và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ
trong nhiều năm liền. Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường đóng góp tích
cực và hiệu quả cho các hoạt động thi đua của ngành và của địa phương, thúc đẩy
các phong trào thi đua của trường, góp phần nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ.
Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng hoạt động theo đúng kế hoạch, tổ chức sinh
hoạt đều đặn theo định kỳ, đồng bộ, đúng chức năng nhiệm vụ và có sự chỉ đạo
kiểm tra chặt chẽ của BGH trong việc thực hiện nhiệm vụ nên luôn đem lại hiệu
quả thiết thực. Công tác quản lý tài chính, tài sản của trường được thực hiện
nghiêm túc, minh bạch, rõ ràng, công khai theo đúng quy định hiện hành. ANTT,
ATTH luôn luôn được đảm bảo. Trong nhiều năm qua, công tác ANTT, an toàn
cho CBGVNV và trẻ em luôn được đảm bảo.
Bên cạnh những điểm mạnh nổi bật, nhà trường còn một số tồn tại đó là:
Chiến lược phát triển của nhà trường chưa nhận được nhiều ý kiến đóng góp

của cha mẹ trẻ, các tổ chức cá nhân ngoài nhà trường.

Một số ít giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt
động giáo dục trong ngày. Do có 2 điểm trường nên việc bố trí sắp xếp bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên đôi khi đạt hiệu quả chưa cao.
53

Việc tổ chức các hoạt động thực hành, tham quan trải nghiệm thực tế các nội
dung về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ còn hạn chế.
Tiêu chuẩn 1 có 10 tiêu chí, trong đó:

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 10; số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0
Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 10; số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0
Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 5; số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Mở đầu: Trường Mầm non Mai Sơn có đội ngũ CBGVNV đạt yêu cầu
theo quy định của Điều lệ Trường mầm non và được đảm bảo đầy đủ mọi quyền
lợi theo quy định của pháp luật. Các đồng chí trong BGH nhiệt tình, trách
nhiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý nhà trường, được
bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ đáp ứng được vị trí việc làm, có phẩm
chất đạo đức tốt, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục NDCSGD trẻ. Tập thể CBGVNV luôn
đoàn kết, nhất trí vào hoạt động giảng dạy, sử dụng CNTT thành thạo, tâm
huyết, yêu nghề, mến trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn
hiện nay.
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng
Mức 1:
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục
theo quy định.
Mức 2:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm
được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo
viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3:
54

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có Hiệu trưởng và 02 PHT đạt tiêu chuẩn theo quy định
tại Điều lệ Trường mầm non. Hiệu trưởng nhà trường là đồng chí Nguyễn Thị
Trầm Hương, đã có 18 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục, trong đó có
13 năm làm công tác quản lý H10-2.1-01. PHT Đinh Thị Thu Huyền đã có
thời gian công tác liên tục là 21 năm, trong đó có 04 năm làm công tác quản lý
H10-2.1-02 và đồng chí Vũ Thị Mai Nhiên có thời gian công tác liên tục là
20 năm, mới được bổ nhiệm H10-2.1-03. Cán bộ quản lý nhà trường đều có
trình độ Đại học sư phạm, chuyên ngành GDMN, có trình độ trung cấp lý luận
chính trị, có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, có chứng chỉ
tiếng Anh, chứng chỉ tin học, có uy tín về phẩm chất chính tr ị đạo đức, lối
sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, đủ sức
khỏe để công tác.
b) BGH nhà trường luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trung thực và tâm huyết với
nghề nghiệp, có năng lực quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường tốt, có
tinh thần tự học nâng cao trình độ, gần gũi, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, có
sáng tạo trong xây dựng môi trường giáo dục, phát triển Chương trình GDMN
của nhà trường. Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022. Hiệu trưởng
và các PHT đều được đánh giá và TĐG theo chuẩn hiệu trưởng; Hiệu trưởng 5
năm liền đạt mức xuất sắc/tốt, PHT 04 năm đạt mức khá, 01 năm đạt mức tốt
H27-2.1- 04.
c) Hiệu trưởng, 02 PHT được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục do Sở GD&ĐT Ninh Bình và Phòng GD&ĐT
huyện Yên Mô tổ chức như: Bồi dưỡng công tác quản lý trường mầm non, tập
huấn phần mềm quản lý giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thực hiện
Chương trình GDMN và kỹ năng thực hành cho cán bộ quản lý và giáo viên.
55

Hiệu trưởng, các PHT đã được bồi dưỡng quản lý giáo dục, Trung cấp chính trị
và được cấp chứng chỉ H10-2.1-01; H10-2.1-02; H10-2.1-03. Tuy nhiên,
việc học tập, bồi dưỡng của Hiệu trưởng, các PHT về phương pháp giáo dục tiên
tiến của các nước phát triển còn hạn chế, chưa ứng dụng nhiều trong
công tác NDCSGD trẻ.
Mức 2:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Hiệu trưởng và các
PHT đều được đánh giá và TĐG theo chuẩn hiệu trưởng; Hiệu trưởng đạt mức xuất
sắc/tốt, PHT 04 năm đạt mức khá, 01 năm đạt mức tốt H27-2.1- 04.
b) Hiệu trưởng và PHT hằng năm đều được bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính
trị do huyện ủy Yên Mô, Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô, Đảng ủy xã Mai Sơn tổ
chức; Hiệu trưởng và các PHT có bằng Trung cấp Lý luận chính trị; trong quá trình
lãnh đạo nhà trường được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm H10-2.1-01;
H10-2.1-02; H10-2.1-03;
Mức 3:
Hiệu trưởng và PHT có phẩm chất đạo đức tốt, nghề nghiệp chuẩn mực
và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa
học, có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; quản trị các hoạt
động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, phát
triển toàn diện trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ
trong nhà trường; xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện, dân chủ, phòng chống bạo lực học đường; tổ chức các hoạt động phát
triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc NDCSGD trẻ
em và huy động và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường; có
khả năng ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện trẻ em H4-1.2-06; H4-2.1-05.
Trong 05 năm liên tiếp, Hiệu trưởng đạt mức xuất sắc/tốt, PHT 04 năm đạt
mức khá, 01 năm đạt mức tốt H27-2.1-04.
2. Điểm mạnh
56

Hiệu trưởng, PHT có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực
chuyên môn vững vàng, trung thực và tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực quản
lý hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao, có tinh thần tự học nâng cao
trình độ, gần gũi, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp được tập thể CBGVNV, CMHS và
nhân dân tín nhiệm. Trong 05 năm liên tiếp, Hiệu trưởng đạt mức xuất sắc/tốt, PHT
04 năm đạt mức khá, 01 năm đạt mức tốt H27-2.1- 04.
3. Điểm yếu
Công tác học tập, bồi dưỡng của Hiệu trưởng, PHT về phương pháp giáo dục
tiên tiến của các nước phát triển còn hạn chế, chưa ứng dụng nhiều vào công tác
NDCSGD trẻ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, BGH nhà trường tiếp tục
phát huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo,
quản lý nhà trường; tham mưu với lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
huyện Yên Mô mở các lớp bồi dưỡng về ứng dụng các phương pháp tiên tiến
trên thế giới vào việc thực hiện và phát triển Chương trình GDMN như Phương
pháp Montessori, phương pháp Steam, phương pháp Reggio Emilia. Tăng
cường tự học, tự bồi dưỡng thông qua mạng Internet; Có kế hoạch cử 01 đồng
chí PHT tham gia lớp học về phương pháp Montessori, phối kết hợp trong xây
dựng kế hoạch chuyên môn và chỉ đạo giáo viên ứng dụng các phương pháp
tiên tiến vào việc phát triển Chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng
NDCSGD trẻ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3.
57

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên


Mức 1:
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt
trở lên.
Mức 2:
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với
các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn
định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên
đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên
đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị
kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3:
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với
các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo
viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30%
đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có
ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất
20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có 26 giáo viên/13 nhóm lớp, bình quân
2 giáo viên/nhóm, lớp. Cụ thể: Nhà trẻ 08 giáo viên/4 nhóm, bình quân 2 giáo
58

viên/nhóm; mẫu giáo 18 giáo viên/9 lớp, bình quân 2 giáo viên/lớp H28-2.2-01. Với
định biên số lượng giáo viên như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường phân
công nhiệm vụ cho giáo viên đầu mỗi năm học, đảm bảo số giáo viên/nhóm, lớp, đảm
bảo thực hiện Chương trình GDMN theo quy định [H1-2.2-02]; H1-1.1-03.
b) Nhà trường có 26/26 giáo viên có trình độ Đại học sư phạm GDMN đạt
100% H28-2.2-01.
c) Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022, nhà trường có 100%
giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên
H27-2.2-03.
Mức 2:
a) Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2022-2023 nhà trường có 100% giáo
viên có trình độ Đại học sư phạm GDMN H28-2.2-03.
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có
100% giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp trở lên, trong đó có 100% giáo viên đạt
Chuẩn nghề nghiệp được xếp loại từ mức khá trở lên theo Quy định Chuẩn nghề
nghiệp GVMN [H27-2.2-03], cụ thể:
Năm học Tổng Số giáo Kết quả đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp GVMN
số giáo viên Mức xuất sắc/tốt Mức khá Mức đạt/Trung bình
viên được Tổng Tỷ lệ Tổn Tỷ lệ
Tổng số Tỷ lệ %
đánh giá số % g số %
2017-2018 26 26 16 61,5 10 38,5 0 0
2018-2019 26 26 16 61,5 10 38,5 0 0
2019-2020 27 26 15 58 11 42 0 0
2020-2021 27 27 16 59 11 41 0 0
2021-2022 26 26 16 61,5 10 38,5 0 0
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có
giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên H1-2.2-02; H1-1.1-06.
Mức 3:
a) Tại thời điểm TĐG, trường có 26/26 (đạt 100%) giáo viên có trình độ đào
tạo Đại học sư phạm GDMN H28-2.2-01.
59

b) Đa số giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng
xử với đồng nghiệp, năng lực chuyên môn tốt; có khả năng tìm tòi, sáng tạo trong
công việc. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên
được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, cụ thể: Năm học
2017-2018 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 61,5% loại tốt; Năm
học 2018-2019 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 61,5% loại tốt;
Năm học 2019-2020 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 58% loại
tốt; Năm học 2020-2021 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 59%
loại tốt; Năm học 2021-2022 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có
61,5% loại tốt H27-2.2-03. Tuy nhiên, một số giáo viên cao tuổi ứng dụng CNTT
vào vào tổ chức các hoạt động cho trẻ còn hạn chế. Một số ít giáo viên còn hạn chế
trong việc đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng theo quy định.
100% giáo viên có trình độ đào tạo Đại học sư phạm GDMN. Đội ngũ giáo viên
đoàn kết, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề và có trách
nhiệm cao trong công việc, có ý thức phấn đấu về chuyên môn (tự học, tự rèn
luyện); có khả năng tìm tòi, sáng tạo trong công việc. Trong 05 năm liên tiếp
tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề
nghiệp ở mức khá trở lên.
3. Điểm yếu
Một số giáo viên cao tuổi ứng dụng CNTT vào vào tổ chức các hoạt động cho
trẻ còn hạn chế. Một số ít giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới các hoạt động
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường phấn đấu duy trì và
tăng tỉ lệ đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; tăng cường công tác nâng cao
chất lượng đội ngũ, đặc biệt là việc tự bồi dưỡng; chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới
nội dung bồi dưỡng, tập trung bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động khám phá,
trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng ứng dụng
60

CNTT cho đội ngũ giáo viên theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”; khuyến khích các
đồng chí giáo viên lớn tuổi tích cực học tập để nâng cao khả năng ứng dụng CNTT
vào các hoạt động NDCSGD trẻ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3

Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt

a Đạt a Đạt a Đạt


b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt c Đạt - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3.
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1:
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do
hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2:
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên
bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3:
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hàng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có 10 nhân viên, cụ thể: 01 nhân viên
kế toán; 07 nhân viên nấu ăn và 02 nhân viên bảo vệ (nhân viên nấu ăn, nhân viên
bảo vệ là hợp đồng trường) [H20-2.3-01]. Căn cứ vào khối lượng, tính chất công
61

việc, nhà trường phân công nhân viên kế toán kiêm nhiệm công việc văn thư, 01
giáo viên kiêm nhiệm công việc thủ quỹ. Nhân viên đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ
do Hiệu trưởng phân công [H1-2.2-02].
b) Nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp với
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tế của mỗi người, cụ thể: Đồng chí Đinh
Thị Hồng Thắm có bằng Đại học Kế toán được phân công làm công tác kế toán
kiêm công tác văn thư, đồng chí Nguyễn Thị Thủy là giáo viên kiêm thủ quỹ;
đồng chí Vũ Duy Tiên và đồng chí Nguyễn Văn Đỉnh được phân công làm
nhiệm vụ bảo vệ phù hợp với vị trí việc làm; 07 nhân viên nấu ăn được bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức VSATTP được bố trí công việc phù hợp năng lực
chuyên môn [H17-1.6-02].
c) Nhân viên trong trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy
định tại Điều 28 của Điều lệ Trường mầm non H29-2.3-02.
Mức 2:
a) Tại thời điểm đánh giá, nhà trường đã bố trí đủ số lượng nhân viên theo vị trí
việc làm quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16/3/2015 Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, quy định về danh mục khung vị trí việc làm và
định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập [H20-2.3-01].
b) Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022, các nhân viên trong
nhà trường luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của ngành và
của nhà trường. Vì vậy, trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà
trường không có nhân viên bị kỷ luật H29-2.3-02.
Mức 3:
a) Tại thời điểm đánh giá, nhân viên kế toán có bằng Đại học Kế toán, 02
nhân viên bảo vệ được tập huấn kiến thức bảo vệ ANTT an toàn trường học, 07
nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng kiến thức VSATTP. Các nhân viên đều có
trình độ đào tạo và được bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng được vị trí việc làm
H20-2.3-01.
b) Hằng năm, nhân viên kế toán, nhân viên nấu ăn, bảo vệ được tham gia
các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí được phân công
62

H17-1.6-02. Tuy nhiên, nhân viên kế toán kiêm nhiệm công tác văn thư chưa
được tập huấn về công tác văn thư, nhân viên bảo vệ còn hạn chế về nghiệp vụ
theo đặc thù công việc.
2. Điểm mạnh
Nhân viên của nhà trường được phân công công việc phù hợp theo năng
lực; hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; được tham gia các khóa, lớp tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Trong 05 năm liên
tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có nhân viên bị kỷ luật.
3. Điểm yếu
Nhân viên kế toán kiêm nhiệm công tác văn thư chưa được tập huấn về công
tác văn thư, nhân viên bảo vệ còn hạn chế về nghiệp vụ theo đặc thù công việc.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì
số lượng và cơ cấu nhân viên đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Tiếp tục cải tiến
lề lối làm việc của nhân viên để phục vụ tốt hơn các hoạt động của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường tích cực tham mưu với Phòng GD&ĐT huyện Yên Mô
tổ chức mở thêm các lớp bồi dưỡng nghệp vụ, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân
viên bảo vệ, nhân viên kiêm công tác văn thư được tham gia các lớp bồi dưỡng
về chuyên môn theo công việc được giao.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Kết luận về Tiêu chuẩn 2
Qua công tác TĐG tiêu chuẩn 2, nhà trường có những điểm mạnh nổi bật sau:
BGH được đào tạo qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và trình độ
63

Trung cấp Lý luận chính trị, có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà
trường, có khả năng ứng dụng tốt các phần mềm CNTT vào công tác quản lý giáo
dục, được tập thể CBGVNV, CMHS và nhân dân tín nhiệm. Trong 05 năm liên tiếp,
Hiệu trưởng đạt mức xuất sắc/tốt, PHT 04 năm đạt mức khá, 01 năm đạt mức tốt.
Đội ngũ giáo viên nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tỷ lệ giáo
viên đứng lớp đảm bảo theo quy định. 100% giáo viên có trình độ đào tạo Đại học
Sư phạm mầm non. Năng lực chuyên môn của đội ngũ vững vàng và tương đối
đồng đều. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên
được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên, trong đó giáo viên được
đánh giá mức tốt từ 58% trở lên.
Nhân viên kế toán có trình độ Đại học theo đúng chuyên môn; các nhân viên
khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc. Hằng năm đều hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Trong 05 năm liên tiếp không có nhân viên nào bị kỷ luật từ
hình thức cảnh cáo trở lên.
Bên cạnh những điểm mạnh, nhà trường còn tồn tại những điểm yếu sau:
Công tác học tập, bồi dưỡng của Hiệu trưởng, PHT về phương pháp giáo dục
tiên tiến của các nước phát triển còn hạn chế, chưa ứng dụng nhiều vào công tác
NDCSGD trẻ. Một số giáo viên cao tuổi ứng dụng CNTT vào vào tổ chức các hoạt
động cho trẻ còn hạn chế. Một số ít giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới các
hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em. Nhân
viên kế toán kiêm nhiệm công tác văn thư chưa được tập huấn về công tác văn thư,
nhân viên bảo vệ còn hạn chế về nghiệp vụ theo đặc thù công việc.
Tiêu chuẩn 2 có 3 tiêu chí, trong đó:
Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 3; số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0
Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 3; số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0
Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 3; số tiêu tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Mở đầu: Trường Mầm non Mai Sơn được xây dựng kiên cố, có khuôn
viên riêng biệt, có tường bao, cổng trường, biển trường, đảm bảo an toàn, xanh -
sạch - đẹp với 13 phòng học, 04 phòng phục vụ học tập, 01 phòng đa năng, 08
64

phòng hành chính quản trị và khối phòng phụ trợ, 02 bếp ăn, 02 sân chơi được
lát gạch đỏ, đổ bê tông, 01 sân khấu ngoài trời có mái che; các phòng học,
phòng phục vụ học tập, bếp ăn và phòng chức năng được trang bị đầy đủ
ĐDĐC, trang thiết bị. Vườn trường được quy hoạch hợp lý giúp trẻ được vui
chơi, trải nghiệm. Trang thiết bị đồ dùng đáp ứng tốt công tác quản lý và
NDCSGD trẻ. Hằng năm, nhà trường đã có nhiều giải pháp tích cực để duy trì,
cải tạo sửa chữa những hạng mục CSVC xuống cấp và tăng cường sử dụng các
thiết bị giáo dục vào hoạt động NDCSGD trẻ đạt hiệu quả cao.
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1:
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối
thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên
đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;

c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân
chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho
tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2:
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định.
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của
nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm
sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội
cho trẻ khám phá, học tập.
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào
chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3:
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận
động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi
65

ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung
thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có 02 điểm trường với tổng diện tích toàn trường là
4702,5m2/332 trẻ, diện tích bình quân 14,2m2/trẻ đảm bảo đúng quy định tại Điều lệ
Trường mầm non và quy định tại Thông tư số 13/2020-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm
2020 ban hành quy định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học H21-3.1-01;
H21-3.1-02.
b) Cổng trường được xây dựng kiên cố chắc chắn có biển tên trường theo
đúng quy định tại Điều lệ Trường mầm non, có tường bao quanh trường cao
2m đảm bảo an toàn cho trẻ; có khuôn viên thoáng mát đảm bảo sạch sẽ, phù
hợp với cảnh quan, môi trường, thân thiện và an toàn cho trẻ H21-3.1-01;
[H35- 3.1-03].
c) Sân chơi dành cho trẻ rộng 2652m 2, khu vực giữa 2 sân trường được bố
trí 01 sân khấu (điểm trường trung tâm) có mái che, sân chơi giao thông, khu phát
triển thể chất, góc trải nghiệm khám phá, vườn cổ tích, khu chơi cát nước là nơi
tổ chức các hoạt động lễ hội và hoạt động vui chơi hằng ngày cho trẻ. Các nhóm
lớp đều có hành lang, hiên chơi. Hành lang trước và ban công có lan can bao
quanh cao 1,5m, đảm bảo an toàn cho trẻ. Sân trường có cây xanh, cây cảnh, cây
hoa tạo cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp [H21-3.1-01]; [H35-3.1-03].
Mức 2:
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn của nhà trường đảm bảo
theo quy định, cụ thể: Tổng diện tích xây dựng công trình là 1.881m 2, chiếm 40%
tổng diện tích; Các khu vực sân chơi, vườn cây được bố trí hợp lý với tổng diện tích là
2.821,5m2, chiếm 60% tổng diện tích [H21-3.1-01].
b) Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài đảm bảo an toàn
66

cho trẻ; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh cây cảnh thường xuyên được
chăm sóc, cắt tỉa; có vườn cây, vườn rau sạch dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và
tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Sân trường được lát gạch đỏ, gạch men và trải
cỏ sạch sẽ, bằng phẳng [H21-3.1-01]; [H35-3.1-03].
c) Sân chơi có đủ thiết bị đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các loại đồ chơi
ngoài trời phong phú, đa dạng, đẹp, an toàn, phù hợp với trẻ [H21-3.1-04]. Sân trường
được lát gạch đỏ (điểm trường trung tâm) và đổ bê tông (điểm trường lẻ) bằng phẳng,
thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ [H21-3.1-01]. Các đồ
chơi được CBGVNV thường xuyên vệ sinh, kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng, đảm
bảo an toàn cho trẻ sử dụng [H35-3.1-03].
Mức 3:
Sân trường có khu vui chơi phát triển vận động dành riêng cho trẻ nhà trẻ và
trẻ mẫu giáo rộng 250m2 để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển thể chất, có
một số các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục do Bộ GD&ĐT ban
hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi phát triển vận động tinh cho trẻ. Hằng năm,
nhà trường rà soát, mua sắm bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài trời ngoài danh mục
phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động [H21-3.1-04]; [H21-3.1-
05]. Tuy nhiên, khu vui chơi liên hoàn 2 khối cầu trượt, nhà bóng, xích đu do sử
dụng lâu năm đã xuống cấp có hiện tượng gỉ sét, oxy hoá, mặc dù được sửa chữa,
sơn sửa định kỳ nhưng màu sắc không chuẩn.
2. Điểm mạnh
Trường Mầm non Mai Sơn có khuôn viên xanh, sạch đẹp. Hai điểm
trường đều có cổng trường, có biển trường, có tường bao quanh đảm bảo đúng
theo quy định, 02 sân chơi được lát gạch đỏ và sân bê tông, có mái che sân khấu
ngoài trời phù hợp với trường mầm non. Sân trường có cây xanh, cây cảnh,
thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa, tạo cảnh quan môi trường, có các loại
thiết bị và đồ chơi ngoài đa dạng, phong phú, khu vui chơi phát triển vận động
67

được bố trí riêng biệt cho trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo đảm bảo an toàn cho trẻ
vui chơi và hoạt động.
3. Điểm yếu
Khu vui chơi liên hoàn 2 khối cầu trượt, nhà bóng, xích đu do sử dụng lâu
năm đã xuống cấp có hiện tượng gỉ sét, oxy hoá, mặc dù được sửa chữa, sơn sửa
định kỳ nhưng màu sắc không chuẩn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo, Hiệu trưởng, PHT tiếp
tục chỉ đạo giáo viên, nhân viên sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có, thường
xuyên vệ sinh, sửa chữa, làm mới khuôn viên, sân chơi, trồng bổ sung cây xanh,
cây cảnh. Định kỳ rà soát, đánh giá hiện trạng trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời,
đồng thời thanh lý thiết bị, đồ chơi hết khấu hao, cũ hỏng theo qui định. Hiệu
trưởng lập kế hoạch, xây dựng dự toán, tiết kiệm ngân sách và tham mưu với
các cấp lãnh đạo để mua sắm bổ sung thiết bị, đồ chơi ngoài trời, dự kiến kinh
phí đầu tư là 250.000.000 đồng, thời gian hoàn thành năm 2025.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt -
c Đạt c Đạt -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ
học tập
Mức 1:
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo
độ tuổi;
68

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung
làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể
chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2:
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo
dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy
định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Mức 3:
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có 13 phòng học/13 nhóm, lớp được phân
chia theo đúng độ tuổi (01 phòng học/01 nhóm trẻ 12-24 tháng tuổi; 03 phòng học/03
nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi; 03 phòng học/03 lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi; 03 phòng học/03
lớp mẫu giáo 4-5 tuổi; 03 phòng học/03 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi). Các phòng học đều xây
dựng kiên cố, cao tầng, công trình vệ sinh khép kín [H21-3.1-01]; [H35-3.2-01].
b) Nhà trường có13 phòng sinh hoạt chung, mỗi phòng có diện tích bình quân
60m2/phòng, 13 phòng ngủ riêng, 01 phòng giáo dục giáo dục thể chất có diện tích là
60m2, 01 phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích là 60m2, 01 phòng đa chức năng có
diện tích 60m2 . Tất cả các phòng thuộc khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ đều đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định
[H21-3.1-01]; [H35-3.2-01].
c) 100% lớp học được trang bị hệ thống đèn điện, quạt trần và máy điều
hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh đảm bảo đủ ánh sáng, quạt mát, nhiệt độ phù hợp
cho các hoạt động của trẻ ở trường. Mỗi lớp được trang bị 5-7 tủ đồ dùng đồ
chơi, thiết bị dạy học và được sắp xếp an toàn, hợp lí, thuận tiện khi sử dụng
[H21-1.6-07]; [H1-3.2-02].
69

Mức 2:
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng
giáo dục thể chất, phòng đa năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, cụ thể:
+ 13/13 phòng sinh hoạt chung có diện tích 60m2/phòng, bình quân 2.4m2/trẻ,
đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát, nền nhà được lát gạch men không trơn trượt;
trong phòng được bố trí đầy đủ các thiết bị gồm: bàn, ghế của trẻ; bàn, ghế, bảng
cho giáo viên, ti vi thông minh kết nối internet; hệ thống tủ kệ, giá đựng đồ chơi, đồ
dùng, tài liệu; hệ thống đèn sáng, quạt mát, điều hoà. Hiện tại, ti vi của 03 lớp học
và một số tủ đồ dùng cá nhân, tủ giá góc đã cũ cần phải thay thế [H35-3.2-01].
+ 13 phòng ngủ, mỗi phòng ngủ có diện tích 30 m2, đảm bảo 1,2m2/trẻ; đảm
bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền nhà được lát gạch
men và sàn gỗ không trơn trượt; trong phòng ngủ được bố trí đầy đủ các thiết bị
gồm: giường/phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt, điều hoà tuỳ theo khí hậu
từng mùa; hệ thống tủ kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ [H35-3.2-01].
+ 01 phòng giáo dục thể chất: có diện tích diện tích 60m 2, thoáng mát, đủ
ánh sáng, có đầy đủ đồ dùng, thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển thể chất

của trẻ gồm: các loại vòng, bóng, gậy, cổng chui, cột ném bóng, cầu thăng bằng
[H21-1.6-07].
+ 01 phòng giáo dục nghệ thuật: có diện tích diện tích 60m2, thoáng mát, đủ
ánh sáng; có 01 tủ đựng dụng cụ âm nhạc và 01 tủ đựng trang phục văn nghệ của
cô và trẻ; có đầy đủ đồ dùng, thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển thẩm mỹ của
trẻ gồm: phách, mõ, đàn Organ gương, gióng múa [H21-1.6-07].
+ 01 phòng đa chức năng: có diện tích diện tích 60m2, thoáng mát, đủ ánh
sáng, có đầy đủ thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục [H35-3.2-01.
b) Tại mỗi phòng học có 01 tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ, 01 tủ đựng
chăn chiếu được bắt vít chắc chắn vào tường, có từ 4-5 kệ, giá đựng đồ chơi, đồ
dùng, tài liệu được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng [H21-1.6-07].
Mức 3:
70

Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm
quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc [H21-3.1-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đủ khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ
học tập. 100% phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, phòng phục vụ học tập đảm bảo đạt
chuẩn theo quy định.
3. Điểm yếu
Một số tủ đồ dùng cá nhân, tủ giá góc, ti vi của 03 lớp học đã cũ cần được
thay mới.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, CBGVNV nhà trường tiếp
tục quan tâm sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị hiện có. BGH tiếp tục tham
mưu các cấp lãnh đạo, làm tốt công tác XHHGD huy động các nguồn lực mua
sắm, bổ sung trang thiết bị, ĐDĐC cho các nhóm lớp và khối phòng phục vụ
học tập. Hiệu trưởng có kế hoạch mua sắm thay thế một số tủ đồ dùng cá nhân,
tủ giá góc, ti vi của 03 lớp học, mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, ĐDĐC
phòng giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, phòng tiếng Anh. Dự kiến kinh
phí là 75.000.000 đồng từ ngân sách chi thường xuyên, thời gian hoàn thành
trong năm 2024.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt -
c Đạt - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
Mức 1:
a) Có các loại phòng theo quy định;
71

b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;


c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý
đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2:
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo
an toàn, tiện lợi.
Mức 3:
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế
trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có đủ các loại phòng theo quy định. Cụ thể: Khối phòng hành
chính - quản trị có 06 phòng gồm: 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng PHT, 01 văn
phòng, 01 phòng dành cho nhân viên, 02 phòng bảo vệ, 02 khu vệ sinh; khối phụ
trợ có 03 phòng gồm: 01 phòng họp, 01 phòng y tế, 01 phòng kho chung của
trường [H1-3.2-02]; [H21-3.1-01].
b) Các phòng hành chính quản trị có trang thiết bị tối thiểu, cụ thể:
- Phòng Hiệu trưởng có: bàn làm việc, máy tính, máy in, bàn ghế tiếp khách
và hệ thống tủ đựng tài liệu, biểu bảng, lịch làm việc [H21-1.6-07].
- Phòng Phó hiệu trưởng có: bàn làm việc, máy tính, máy in, bàn ghế tiếp
khách và hệ thống tủ đựng tài liệu, biểu bảng, lịch làm việc [H21-1.6-07].
- Văn phòng có: Bộ bàn ghế văn phòng, tượng Bác Hồ, bục nói, máy chiếu,
các biểu bảng [H21-1.6-07].
- Phòng Hành chính - Quản trị có: Bàn làm việc, máy tính, máy in, tủ tài liệu
[H21-1.6-07].
- Phòng dành cho nhân viên có: Tủ đựng đồ, giường, móc treo đồ [H21-1.6-07].
- Phòng bảo vệ có: Giường, bàn ghế, ti vi, đồ dùng bảo hộ [H21-1.6-07].
72

- Khu vệ sinh có: Gương soi, chậu rửa, các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù
hợp có nhà vệ sinh nam, nữ riêng [H35-3.3-02].
- Các khối phòng phục trợ khác như phòng Y tế, phòng họp có các thiết bị
như: Bàn ghế hội họp, loa, Giường y tế, tủ đựng thuốc, trang thiết bị y tế tối thiểu
và các loại thuốc thiết yếu đảm bảo công tác sơ cứu ban đầu cho trẻ. Tuy nhiên,
phòng y tế còn thiếu một số đồ dùng trang thiết bị như máy đo SO2, Ống nghe,
Huyết áp ALPK2 trẻ em [H21-1.6-07].
c) Nhà trường có 02 khu để xe cho CBGVNV với tổng diện tích 54m2 được
bố trí hợp lý thuận tiện, đảm bảo an toàn, trật tự cho các phương tiện của
CBGVNV trong nhà trường [H35-3.3-01].
Mức 2:
a) Khối phòng hành chính - quản trị và phòng phụ trợ đảm bảo diện tích
theo quy định tại thông tư 13/2020/TT-BGD ĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT
bao gồm: 01 văn phòng trường có diện tích là 40m2, 01 phòng Hiệu trưởng có
diện tích là 38m2, 01 phòng PHT, 01 phòng dành cho nhân viên, 01 phòng y tế,
01 phòng kho có diện tích 18m2/phòng, 01 phòng họp có diện tích là 60m2, 02
phòng bảo vệ rộng 09m2/phòng, 02 khu vệ sinh cho CBGVNV có tổng diện tích
rộng 55m2, có nhà vệ sinh nam, nữ riêng [H21-3.1-01].
b) Khu để xe cho CBGVNV với diện tích 54m2 được láng nền xi măng bố trí
hợp lý thuận tiện, có mái che phía trên đảm bảo che mưa nắng cho phương tiện đi
lại của CBGVNV, đảm bảo an toàn, trật tự cho các phương tiện của CBGVNV
[H21-3.1-01]; [H35-3.3-01].
Mức 3:
Nhà trường đủ các phòng hành chính - quản trị đảm bảo theo Tiêu chuẩn
quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Đồ dùng, trang thiết bị ở các phòng
đều được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động của nhà
trường [H21-3.1-01].
2. Điểm mạnh
Khối phòng hành chính - quản trị và khối phụ trợ của nhà trường được xây
dựng mới kiên cố, có đủ số lượng phòng, diện tích và kết cấu đạt tiêu chuẩn quy
73

định, được bố trí phù hợp nên thuận tiện trong quá trình làm việc và hội họp. Các
phòng có đủ trang thiết bị để làm việc như máy tính nối mạng, máy in, văn phòng
phẩm, bàn ghế, tủ văn phòng, các bảng biểu… đáp ứng tốt cho quá trình làm việc.
3. Điểm yếu
Phòng y tế của nhà trường còn thiếu một số đồ dùng trang thiết bị như máy
đo SO2, Huyết áp ALPK2 trẻ em...
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục chỉ đạo
các bộ phận liên quan bảo quản sử dụng hiệu quả CSVC hiện có. Hiệu trưởng nhà
trường tiết kiệm ngân sách để mua sắm bổ sung các loại thuốc thiết yếu, dụng cụ
sơ cứu, vật tư trang thiết bị cho phòng y tế. Dự kiến kinh phí là 25.000.000 đồng,
thời gian hoàn thành vào năm học 2024.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt -
c Đạt - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1:
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm
riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2:
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ Trường mầm non.
Mức 3:
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
74

Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có 02 bếp ăn ở 02 điểm trường, cả 02 bếp được xây dựng kiên
cố [H21-3.1-01]; [H35-3.4-01].
b) Khu vực bếp ăn có 02 kho để đựng lương thực, thực phẩm có diện tích
24m2 riêng biệt, được sắp xếp gọn gàng, khoa học, hợp lý đảm bảo các quy định về
VSATTP [H35-3.4-01].
c) Nhà trường có 02 tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn hằng ngày cho trẻ ăn bán
trú, đồ dùng lưu mẫu được trang bị bằng thủy tinh có nắp đậy kín, có tem vỡ và
tem dán ghi đầy đủ các thông tin về tên thực phẩm, ngày giờ lưu, người lưu mẫu
và được ghi chép cẩn thận vào sổ lưu mẫu thức ăn đảm bảo theo đúng quy định
[H34-3.4-02]; [H21-1.6-07].
Mức 2:
Bếp ăn đảm bảo quy định theo Điều lệ Trường mầm non; có tương đối đầy
đủ đồ dùng, dụng cụ nhà bếp, chất liệu bằng Inox, có máy xay thịt, 01 máy thái
củ quả, 01 tủ cơm ga, 03 nồi cơm điện, 02 tủ đựng xoong, 01 tủ sấy bát, 01 tủ hấp
khăn, 01 bàn chia ăn Inox, 01 bếp ga đôi công nghiệp [H21-1.6-07]. Có tủ lạnh
lưu mẫu thức ăn của trẻ, có máy lọc nước sạch sử dụng hằng ngày được cơ quan
y tế kiểm định đảm bảo chất lượng [H34-3.4-03]. Đảm bảo yêu cầu về PCCN
[H25-1.10-06].
Mức 3:
Bếp ăn đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm
non gồm: Khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và
tổ chức theo dây truyền hoạt động bếp một chiều, có cửa lưới chắn côn trùng. Bếp
ăn có các thiết bị hiện đại được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, thuận tiện cho
việc sử dụng. Đồ dùng, dụng cụ nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh, các đồ dùng đều
được làm từ chất liệu Inox như: Tủ cơm ga, tủ sấy bát, tủ đựng xoong, 01 tủ hấp khăn,
01 máy say thịt công nghiệp, 01 máy thải rau củ, nồi hầm công nghiệp, máy hút mùi,
bếp ga đôi công nghiệp, xoong, bát, thìa muôi, khay đựng, rổ, rá. Nhà bếp có kho
lương thực, thực phẩm, được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện cho việc lấy, cất và bảo
75

đảm vệ sinh an toàn, có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hằng ngày [H21-1.6-07]. Có hệ
thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng đảm bảo an toàn và thuận
tiện cho việc vệ sinh [H19-3.4-05]. Có phương tiện phân loại thu gom và vận
chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác được làm từ
nguyên vật liệu chắc chắn có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh, đảm bảo
VSATTP [H19-3.4-04]; [H34-1.10-08]. Tuy nhiên, bếp ăn còn thiếu một số đồ dùng
như: xe vận chuyển thức ăn.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có 02 bếp ăn xây dựng kiên cố, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc
gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có hệ thống lưới chắn côn trùng; có kho
thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hằng ngày; có
đủ đồ dùng làm bằng chất liệu nhôm và Inox phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường;
có hệ thống cung cấp nước sạch thuận tiện cho việc sử dụng.
3. Điểm yếu
Bếp ăn còn thiếu một số đồ dùng như: xe vận chuyển thức ăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, nhà trường làm tốt công tác
bảo quản các CSVC, trang thiết bị hiện có. Trong năm học 2023-2024 nhà trường
trích kinh phí hoạt động mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ tại
trường như: Xe vận chuyển thức ăn với kinh phí dự kiến 25.000.000 đồng.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt * Đạt
b Đạt - -
c Đạt - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1:
76

a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải
đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hàng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2:
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý hoạt
động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hàng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3:
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được
khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp
giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có các thiết bị, ĐDĐC đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công
tác NDCSGD trẻ quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày
23/3/2015 của Bộ GD&ĐT ban hành danh mục ĐDĐC - thiết bị dạy học tối thiểu
dùng cho GDMN [H21-3.1-05; [H21-1.6-07; [H21-3.5-01.
b) Hằng năm, nhà trường phát động phong trào thi đua làm ĐDĐC tự tạo từ
các nguyên vật thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải phục vụ cho hoạt động học và
vui chơi của trẻ. Các loại ĐDĐC ngoài danh mục quy định và tự làm của giáo viên
đảm bảo tính giáo dục, mầu sắc phù hợp, an toàn cho trẻ [H21-3.1-06].
c) Hằng năm, nhà trường thành lập Ban kiểm kê tài sản thiết bị ĐDĐC, xây
dựng kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, ĐDĐC định kỳ 2
lần/năm học vào đầu năm và cuối năm [H21-3.5-01]; [H21-3.5-02]; [H21-3.5-03].
Mức 2:
a) Nhà trường mua sắm đầy đủ hệ thống máy tính, máy in ở các phòng làm
việc của BGH, hành chính - quản trị; trong đó: Có 05 máy vi tính và 03 máy in.
77

100% máy tính được nối mạng Internet chất lượng cao phục vụ tốt công tác quản
lý và hoạt động giáo dục của nhà trường [H19-3.5-04].
b) 100% các nhóm lớp có đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo quy định. Có
đủ trang thiết bị, ĐDĐC, đồ dùng cá nhân theo danh mục ĐDĐC - thiết bị dạy học tối
thiểu dùng cho GDMN (Theo hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT
ngày 23/3/2015). Có 13/13 nhóm lớp được lắp đặt ti vi thông minh kết nối mạng
Internet đạt 100%, giáo viên sử trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả trong các hoạt
động giáo dục trẻ [H21-3.1-06]; [H21-3.5-01].
c) Hằng năm, nhà trường có kế hoạch mua sắm, bổ sung thêm các thiết bị
dạy học cho các nhóm, lớp (ngoài danh mục thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho
GDMN quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015);
Ngoài ra còn bổ sung nhiều ĐDĐC do giáo viên tự làm thông qua các hội thi, các
phong trào làm ĐDĐC do nhà trường phát động để phục vụ hoạt động giáo dục trẻ
[H21-3.5-01].
Mức 3:
Thiết bị, ĐDĐC tự làm, đồ chơi ngoài danh mục quy định được giáo viên khai
thác và sử dụng hiệu quả ĐDĐC cho trẻ thực hành trải nghiệm, phát triển tư duy, sự
sáng tạo của trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, góp phần
nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ [H18-1.8-03]; [H18-3.5-05]. Tuy nhiên, một số
giáo viên trẻ mới vào nghề sử dụng đồ dùng dạy học chưa thực sự linh hoạt.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ thiết bị, ĐDĐC phục vụ các hoạt động NDCSGD trẻ theo
quy định. 100% nhóm lớp được lắp đặt ti vi thông minh kết nối mạng Internet.
Hằng năm, nhà trường mua sắm, bổ sung các thiết bị, đồ dùng hiện đại, khuyến
khích giáo viên tích cực học tập, làm ĐDĐC trong và ngoài danh mục, có tính sáng
tạo, sử dụng trong nhiều các hoạt động vui chơi và học tập.
3. Điểm yếu
Một số giáo viên trẻ mới vào nghề sử dụng đồ dùng dạy học chưa thực sự
linh hoạt.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
78

Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, tiếp tục sử dụng hiệu quả thiết
bị, ĐDĐC, tổ chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng linh hoạt
sáng tạo ĐDĐC trong quá trình tổ chức các hoạt động học và chơi cho trẻ; thường
xuyên thực hiện kiểm kê công cụ dụng cụ đúng theo quy định, rà soát các ĐDĐC
hỏng để thanh lý và có kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế các thiết bị ĐDĐC đã
hết niên hạn sử dụng. Hằng năm, chuyên môn nhà trường phát động phong trào sưu
tầm và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi bền, đẹp, an toàn, sáng tạo, có chất lượng hiệu
quả khi sử dụng. BGH chỉ đạo giáo viên tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả
việc khai thác sử dụng không gian, cơ sở vật chất của nhà trường cho trẻ được hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Làm tốt công tác tham mưu lãnh đạo các cấp để có
nguồn kinh phí đầu tư mua sắm bổ sung ĐDĐC ngoài danh mục và thiết bị dạy học
theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt -
c Đạt c Đạt -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân
viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận
lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch
đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân
79

viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định.
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất
thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Nhà trường có 13/13 nhóm, lớp có phòng vệ sinh, được xây dựng khép
kín, thuận tiện cho trẻ sử dụng. Các phòng vệ sinh đều có các thiết bị theo quy định
đảm bảo nam, nữ riêng; có hệ thống vòi rửa tay; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng
thuận lợi cho trẻ em khuyết tật; trường có 02 khu vệ sinh dành cho CBGVNV đảm
bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm môi trường [H21-3.1-01]; [H35-3.3-02].
b) Nhà trường có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; nước
sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ hằng ngày được lấy từ nguồn nước sạch
của trạm nước sạch xã Mai Sơn, riêng nước uống được lắp đặt hệ thống máy lọc
nước 02 nguồn (ấm, lạnh) của công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hoàng Dương
luôn được đặt ở chế độ nóng 40oC đun sôi để hạ nhiệt và giữ ấm trong ngày cho trẻ
sử dụng [H19-3.4-05].
c) Nhà trường có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại,
chứa đựng rác tạm thời, rác thải được thu gom hàng ngày và được vận chuyển tới
nơi xử lý tập trung theo hợp đồng được ký kết [H19-3.4-04].
Mức 2:
a) Khu vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho CBGVNV đảm bảo thuận tiện, xây
dựng phù hợp với cảnh quan của nhà trường theo đúng quy định tại Điều lệ trường
mầm non. Cụ thể: Khu vệ sinh của trẻ được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt
chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát, đảm bảo 0,4m2- 0,8m2 cho một trẻ,
có vách ngăn cao 2m; có 01 - 02 bồn nước với 4 - 5 vòi rửa tay, có ngăn vệ sinh
cho bé trai với 01 xí xổm hoặc 1 xí bệt, trẻ gái với 1 xí xổm hoặc 1 xí bệt; có bô có
nắp đậy cho trẻ nhà trẻ. Khu vệ sinh cho CBGVNV tại các điểm trường có diện
tích 15m2, có phòng riêng biệt cho nam nữ, với 01 bệ xí bệt, 01 bồn rửa tay, gương
soi [H.35-3.3-02]. Tuy nhiên, thiết bị vệ sinh ở một số nhóm lớp sử dụng lâu ngày nên
đã xuống cấp.
80

b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất
thải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều 5 Thông tư liên tịch
số 13/2016/TTLT-BGDĐT ngày 15/5/2016 của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế Quy định
về công tác y tế trường học [H19-3.4-04]. 100% trẻ đến trường được sử dụng
nguồn nước sạch phục vụ cho việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày [H19-3.4-05].
Trường lớp luôn sạch sẽ, khô ráo, không có nước ứ đọng, môi trường trong sạch,
lành mạnh, an toàn [H34-3.4-03].
2. Điểm mạnh
Khu vệ sinh cho trẻ và khu vệ sinh cho CBGVNV được xây dựng liền kề lớp
học, sử dụng thuận tiện, sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường; hệ thống nước sạch
sinh hoạt đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Hệ thống thoát nước đảm bảo không gây ứ
đọng, không gây ô nhiễm; khu vực thu gom, xử lí rác đáp ứng quy định hiện hành.
3. Điểm yếu
Thiết bị vệ sinh ở một số nhóm lớp sử dụng lâu ngày nên đã xuống cấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục chỉ
đạo tốt việc thực hiện vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp thường xuyên
và theo định kỳ đảm bảo môi trường nhà trường luôn xanh - an toàn - thân thiện.
Hiệu trưởng nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương đầu tư kinh
phí sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng thiết bị nhà vệ sinh cho các lớp, đồng thời tuyên
truyền cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí bổ sung đồ dùng vệ sinh chăm sóc trẻ. Dự
kiến kinh phí 28.000.000đ, thời gian dự kiến hoàn thành công trình tháng 8/2024.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt
a Đạt a Đạt - -
b Đạt b Đạt - -
c Đạt - -
Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 2
81

Kết luận về Tiêu chuẩn 3


Qua quá trình TĐG tại Tiêu chuẩn 3 nhà trường có những điểm mạnh nổi bật
như sau:
Trường có đầy đủ phòng học, phòng phục vụ học tập, phòng hành chính - quản
trị, bếp ăn, khuôn viên, sân vườn, khu để xe cho CBGVNV được bố trí hợp lý,
thoáng mát, đảm bảo, phù hợp với yêu cầu theo quy định. CSVC của nhà trường
được xây dựng kiên cố, sử dụng hiệu quả đáp ứng tốt các điều kiện thực hiện
nhiệm vụ NDCSGD trẻ.
Nhà trường có đủ thiết bị, ĐDĐC phục vụ các hoạt động NDCSGD trẻ theo
quy định, 100% nhóm lớp được lắp đặt ti vi thông minh kết nối mạng Internet. Hằng
năm, nhà trường mua sắm, bổ sung các thiết bị, đồ dùng hiện đại, giáo viên tích cực
học tập, làm ĐDĐC trong và ngoài danh mục, có tính sáng tạo, sử dụng trong nhiều
các hoạt động vui chơi và học tập đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh điểm mạnh tiêu chuẩn 3 còn tồn tại sau:
Một số giáo viên trẻ mới vào nghề sử dụng đồ dùng dạy học chưa thực sự
linh hoạt.
Thiết bị vệ sinh ở một số nhóm lớp sử dụng lâu ngày nên đã xuống cấp.
Tiêu chuẩn 3 có 6 tiêu chí, trong đó:

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 6/6; Số tiêu chí không đạt yêu cầu mức 1: 0

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 6/6; Số tiêu chí không đạt yêu cầu mức 2:0

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 5/5; Số tiêu tiêu chí không đạt yêu cầu mức 3: 0

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội


Mở đầu: Trong những năm qua, Trường Mầm non Mai Sơn đã làm tốt công
tác tài trợ, viện trợ, xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với
CMHS, tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong công tác NDCSGD trẻ. Hằng năm,
nhà trường đã tích cực tham mưu phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, Ban đại diện CMHS đầu tư, nâng cấp sửa
chữa và xây dựng CSVC tạo điều kiện cho nhà trường từng bước xây dựng môi
trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn; phối hợp có hiệu quả với các tổ chức
82

đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Chi đoàn
TNCSHCM, Ban đại diện CMHS để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện phù hợp
với truyền thống của địa phương, động viên khen thưởng kịp thời đội ngũ
CBGVNV có thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, phối hợp cùng nhà
trường tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ.
Ban đại diện CMHS của nhóm lớp, của nhà trường được thành lập và hoạt
động theo đúng quy định. Có kế hoạch phối hợp hiệu quả với BGH và giáo viên
phụ trách các nhóm lớp nhằm tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về giáo dục, ủng hộ về CSVC và
tinh thần nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ, xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, thân thiện.
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
Mức 1:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện CMHS.
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học.
c) Tổ chức thực hiện hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường để tổ chức lấy ý kiến của cha mẹ trẻ về
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo mỗi năm học.
Mức 3:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc tổ chức các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Trường Mầm non Mai Sơn có Ban đại diện CMHS của các nhóm lớp và
của nhà trường, mọi hoạt động của Ban đại diện CMHS được tổ chức theo quy định
tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành
Điều lệ Ban đại diện CMHS. Ban đại diện CMHS của nhà trường được thành lập
gồm 13 thành viên, trong đó: 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban và 11 thành viên.
Ban đại diện CMHS của các lớp gồm 03 thành viên: 01 trưởng ban, 01 phó ban, 01
83

thành viên H30-4.1-01. Ban đại diện CMHS của các lớp và của nhà trường thực
hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, có kế hoạch hoạt động, có nghị quyết
thực hiện và có báo cáo đầy đủ các nội dung hoạt động của Ban đại diện CMHS
H30-4.1-02. Hằng năm, Ban đại diện CMHS trường và các lớp họp thường kỳ 3
lần (đầu năm học, sơ kết học kỳ I và cuối năm học) để triển khai tổ chức các hoạt
động theo nhiệm vụ năm học, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong năm
học. Trong năm học, có những hoạt động phát sinh, Ban đại diện CMHS nhà trường
và các lớp đã tổ chức họp đột xuất để triển khai, lấy ý kiến của CMHS toàn trường
H30-4.1-03.
b) Ban đại diện CMHS trường có kế hoạch hoạt động theo từng năm học.
Vào đầu năm học, Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch hoạt động, công bố
rộng rãi kế hoạch đến CMHS vào buổi họp phụ huynh các lớp đầu năm học. Kế
hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS được xây dựng căn cứ vào đặc điểm tình
hình của nhà trường, nhằm phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ
năm học, đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về
giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm NDCSGD trẻ H30-4.1-02;
[H30-4.1-03].
c) Hằng năm, Ban đại diện CMHS tổ chức thực hiện các hoạt động có hiệu
quả theo đúng tiến độ, đúng quy định. Tổ chức họp ít nhất 3 lần/năm (đầu năm,
sơ kết học kỳ I, cuối năm học và họp phát sinh nếu có) để triển khai các nội dung
có liên quan quan đến CMHS, bàn bạc, thống nhất các nội dung phối kết hợp giáo
dục giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS. Các nội dung hoạt động được thông
báo tới 100% phụ huynh toàn trường biết để phối hợp thực hiện có hiệu quả. Các
cuộc họp của Ban đại diện CMHS được ghi chép đầy đủ, chính xác bằng biên bản
họp (Sổ nghị quyết họp phụ huynh nhà trường và các nhóm lớp) H30-4.1-03;
H30-4.1-04.
Mức 2:
Ban đại diện CMHS của trường, các lớp phối hợp thường xuyên, hiệu quả
trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, huy động các nguồn lực để giúp
84

nhà trường nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ. Giáo viên phụ trách các nhóm lớp
trao đổi trực tiếp với CMHS các thông tin về tình hình ăn ngủ, sinh hoạt, các biểu
hiện về sức khỏe, khả năng tham gia các hoạt động và trao đổi kết quả của trẻ
thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ, qua bảng theo dõi thể lực sức khỏe của các lớp,
thông qua cuộc họp CMHS, qua điện thoại nhằm phối hợp tốt công tác NDCSGD
trẻ giữa CMHS và giáo viên phụ trách lớp. Ban đại diện CMHS thường xuyên
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
cho CMHS thông qua cuộc họp phụ huynh của trường, lớp.
Ban đại diện CMHS phối hợp có hiệu quả với nhà trường tổ chức lấy ý kiến
của cha mẹ trẻ về chất lượng NDCSGD trẻ theo mỗi năm học, thường xuyên
hướng dẫn, tuyên tuyền, phổ biến pháp luật chủ chương chính sách về giáo dục đối
với cha mẹ trẻ: Tuyên truyền tới toàn thể phụ huynh về các chế độ, chính sách, chế
độ dinh dưỡng cho trẻ H30-4.1-03; H30-4.1-04. Tuy nhiên, một số thành viên
Ban đại diện CMHS ở một số lớp do bận công tác nên việc tham gia các hoạt động
của lớp còn hạn chế.
Mức 3:
Ban đại diện CMHS phối hợp với nhà trường, xã hội thực hiện có hiệu quả
các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS: Thường xuyên trao
đổi với giáo viên nhóm, lớp và nhà trường về tình hình của trẻ ở lớp; phối hợp tổ
chức các ngày hội ngày lễ như: Lễ hội mùa xuân, tết trung thu, tết thiếu nhi 1/6
và tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm như cho trẻ như: Tham quan Đài
tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của xã, trường Tiểu học Mai Sơn. Tìm hiểu và
giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn, huy động các nguồn lực từ các bậc phụ huynh
và các tổ chức cá nhân để giúp nhà trường nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ
H33-4.1-05; H35-4.1-06.
2. Điểm mạnh
Trường có Ban đại diện CMHS của các nhóm lớp và Ban đại diện CMHS của
nhà trường. Ban đại diện CMHS có kế hoạch hoạt động và hoạt động theo quy định tại
Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2011; phối hợp thường
xuyên hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong các hoạt động; cùng với
85

nhà trường tổ chức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về
giáo dục đối với cha mẹ trẻ góp phần thực hiện tốt mục tiêu NDCSGD trẻ mà
nhiệm vụ năm học đã đề ra.
3. Điểm yếu
Một số thành viên Ban đại diện CMHS ở một số lớp do bận công tác nên
việc tham gia các hoạt động của lớp còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022- 2023 và những năm tiếp theo, BGH, giáo viên nhà trường
tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được, cán bộ, giáo viên thường xuyên lắng nghe, rút
kinh nghiệm về công tác phối kết hợp giữa nhà trường và CMHS trong việc tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ NDCSGD trẻ để điều chỉnh các biện pháp giáo dục
cho phù hợp. Hằng năm, giới thiệu chọn cử những phụ huynh có ý thức trách
nhiệm, nhiệt tình trong công tác, có điều kiện về thời gian tham gia Ban đại diện
CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường. Lựa chọn thời gian hợp lý tổ chức các
buổi họp để thành viên trong Ban đại diện CMHS có mặt đầy đủ.
Hằng năm, Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, ghi chép
đầy đủ biên bản các cuộc họp kể cả định kỳ và đột xuất; bố trí, sắp xếp thời gian
hợp lý tổ chức các buổi họp để các thành viên trong ban đại diện CMHS có mặt
đầy đủ; tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS,
nhất là giữa giáo viên với phụ huynh học sinh thông qua nhóm Fanpage, Facebook,
Zalo… để thống nhất kế hoạch NDCSGD trẻ và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ
của lớp và nhà trường.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt * Đạt
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
86

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp
với các tổ chức cá nhân của nhà trường
Mức 1:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch
giáo dục của nhà trường.
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và
kế hoạch giáo dục của nhà trường.
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân
đúng quy định.
Mức 2:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường từng
bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ
hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3:
Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức,
cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Ngay từ đầu các năm học, nhà trường xây dựng các văn bản làm tốt công tác
tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Mai Sơn có chính sách phù hợp giúp
nhà trường nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ như: Xây dựng kế hoạch tham mưu
tăng cường CSVC; tờ trình thực hiện các khoản thu thỏa thuận trong các năm học;
kế hoạch vận động tài trợ với chính quyền địa phương H31-4.2-01.
b) Nhà trường thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành
giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua
nhiều hình thức: Thông qua các cuộc họp giữa nhà trường và CMHS, bài tuyên
87

truyền, góc tuyên truyền của các nhóm lớp và nhà trường, qua trao đổi giữa cán
bộ, giáo viên và CMHS trong công tác NDCSGD trẻ H1-1.1-03; H1-1.1-06;
H1-1.1-08; H30-4.1-03.
c) Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường xây dựng kế hoạch huy
động các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng quy định.
Kết quả năm 2019, nhà trường nhận được từ CMHS hỗ trợ ngày công và xe vận
chuyển đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời từ điểm trường trung tâm đến
điểm trường lẻ ; trồng cây xanh, cây cảnh, lắp điều hòa; hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi
cho các nhóm lớp góp phần nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ với tổng kinh phí
81.900.000 đồng H31-4.2-01;H31-4.2-02; H31-4.2-03. Tuy nhiên, kết quả
vận động chưa nhận được nhiều sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các doanh
nghiệp trên địa bàn. Căn cứ vào kết quả huy động, nhà đã sử dụng đúng mục đích
như: tăng cường phương tiện, thiết bị, hỗ trợ các hoạt NDCSGD trẻ trong nhà
trường H1-1.1-03.
Mức 2:
a) Nhà trường xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường
theo giai đoạn từ đó tham mưu với lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến
lược xây dựng và phát triển. Hằng năm, UBND xã Mai Sơn hỗ trợ kinh phí tu sửa
cơ sở vật chất là 15.000.000đ/năm học [H1-1.1-01]; [H1-1.1-03]; [H31-4.2-01].
b) Nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương
như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Ban đại diện CMHS,
Công đoàn và Đoàn TNCSHCM nhà trường để tổ chức các hoạt động lễ hội, văn
nghệ, vui chơi như: Ngày Hội đến trường của bé 5/9, tết Trung thu, ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11, tết cổ truyền, Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
H35-4.1-06; H33-4.1-05.
Mức 3:
Nhà trường tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Mai Sơn và phối
hợp có hiệu quả với các tổ chức cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung
88

tâm văn hóa giáo dục của địa phương. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động
giáo dục, nhà trường phối kết hợp với Ban đại diện CMHS tổ chức có hiệu quả
các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Nhà trường từng bước xây dựng, hoàn thiện
và triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn hóa, góp phần xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, giúp học sinh phát huy tính tích cực trong
học tập, chủ động tham gia các hoạt động, rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện
nhân cách, đạo đức lối sống văn hóa cho trẻ em; hệ thống các khẩu hiệu trong
khuôn viên nhà trường được sử dụng phù hợp và phát huy hiệu quả giáo dục.
Đội ngũ CBGVNV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy tắc giao tiếp, ứng
xử, thực hiện nếp sống văn minh, trang phục làm việc của giáo viên đảm bảo
mẫu mực. Khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, CSVC, trang thiết
bị dạy học, CNTT và các phương tiện dạy học hiện đại từng bước được đầu tư,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường giáo dục. Kết quả 02 năm
(2020-2021) nhà trường được chủ tịch UBND huyện Yên Mô công nhận danh
hiệu: “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa” H32-4.2-04.
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và
ngoài trường, CMHS để có chính sách phù hợp, huy động nguồn lực tinh thần và
vật chất góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn trong nhà
trường nhằm nâng cao chất lượng CSNDGD trẻ.
3. Điểm yếu
Kết quả vận động chưa nhận được nhiều sự ủng hộ của các mạnh thường
quân, các doanh nghiệp trên địa bàn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, Hiệu trưởng tiếp t ục
chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về kế hoạch
phát triển của nhà trường để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện về
nguồn lực giúp nhà trường ngày càng phát triển. Tiếp tục làm tốt công tác
89

tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường
quân, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm thực hiện tốt tài trợ, viện
trợ để huy động các nguồn lực tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ
NDCSGD trẻ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b Đạt - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Kết luận tiêu chuẩn 4
Qua công tác TĐG Tiêu chuẩn 4, nhà trường có những điểm mạnh nổi bật
như sau:
Nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tạo mối quan hệ tốt với CMHS, thường xuyên
phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tạo sự tác động đồng bộ về nhiều phương diện và
sự thống nhất cao trong công tác NDCSGD trẻ. Huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực tự nguyện theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC, tăng
cường mua sắm ĐDĐC trang thiết bị phục vụ hoạt động NDCSGD.
Bên cạnh những điểm mạnh, Tiêu chuẩn 4 còn những điểm yếu sau:
Một số thành viên Ban đại diện CMHS ở một số lớp do bận công tác nên việc
tham gia các hoạt động của lớp còn hạn chế. Kết quả vận động tài trợ chưa nhận
được nhiều sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí, trong đó:
Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 2/2; Số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 2/2 ; Số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 2/2; Số tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0
90

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Mở đầu: Trong những năm qua, Trường Mầm non Mai Sơn luôn xác định
công tác NDCSGD trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, từ đó xác định các nhiệm
vụ khác theo định hướng tập trung các điều kiện nhân lực, vật lực đảm bảo chất
lượng hiệu quả tốt nhất. Trường có đầy đủ các hồ sơ quản lý, theo dõi kết quả
NDCSGD trẻ, có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng mục
tiêu của Chương trình GDMN. Đặc biệt, nhà trường xây dựng được môi trường
hoạt động lành mạnh đầy yêu thương đảm bảo an toàn cho trẻ, kết hợp tăng cường
tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm gắn với thực tế, giúp trẻ tích lũy kiến
thức, phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Mức 1:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục,
với điều kiện nhà trường.
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng.
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu
cầu của trẻ.
Mức 3:
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước
trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của
trường, địa phương.
b) Hàng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của
nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng
91

cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Trong những năm qua, nhà trường đã tổ chức thực hiện Chương trình
GDMN theo đúng kế hoạch. Nhà trường tổ chức thực hiện Chương trình GDMN đảm
bảo tính kế thừa, tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng giáo
dục cá nhân, kỹ năng cho trẻ. Kế hoạch được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với
các nhóm lớp và sự phát triển của trẻ, thu hút trẻ tích cực tham gia vào các HĐ đạt
hiệu quả cao. Đặc biệt từ tháng 11 năm học 2020 - 2021 đến tháng 04 năm học
2021-2022, trẻ nghỉ tránh dịch Covid-19 tại nhà, nhà trường đã chủ động xây dựng
các kế hoạch CSGD và chỉ đạo GV phối hợp với CMHS để làm tốt công tác CSGD
trẻ tại nhà H1-1.1-03; H12-1.4-13.
b) Căn cứ Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, dựa trên điều
kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và đặc điểm của trẻ từng độ tuổi,
BGH đã cùng với các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên môn, kế
hoạch thực hiện chương trình theo năm học, theo chủ đề. Các mục tiêu được xây
dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với điều kiện nhà trường và
quy định chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục. Kế hoạch được thảo luận,
thống nhất trước khi chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai thực hiện H12-1.4-13;
H14-1.5-03.
c) Định kỳ nhà trường rà soát đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục
của các nhóm lớp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn; qua đánh giá trẻ cuối
ngày, cuối chủ đề đối với mẫu giáo và cuối giai đoạn đối với nhà trẻ, cuối năm học
của các nhóm lớp. Từ đó để có căn cứ điều chỉnh chương trình giáo dục cho phù
hợp H11-1.4-10; H11-1.4-11; H14-1.8-01.
Mức 2:
a) Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn đã xây dựng và được phê duyệt, 13/13
nhóm, lớp triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chương trình GDMN đảm bảo
chất lượng, đạt hiệu quả H18-1.8-03; [H14-1.5-03].
92

b) Trên cơ sở bám sát Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà
trường đã phát triển Chương trình GDMN đảm bảo tính kế thừa và phát triển, lựa
chọn các mục tiêu, nội dung phù hợp với văn hóa địa phương, khả năng và nhu cầu
của trẻ. 100% giáo viên các nhóm lớp lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng sống,
cho trẻ trải nghiệm với thực tế: Tham quan, thực hành cuộc sống đặc biệt có lồng
ghép các hoạt động lễ hội của địa phương, các ngày lễ tết truyền thống của Việt
Nam vào trong các chủ đề giúp cho trẻ có nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm cung
cấp, củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ H12-5.1-01; H33-4.1-05.
Mức 3:
a) Nhà trường phát triển Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT trên cơ sở
tham khảo mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực
và thế giới thông qua việc tổ chức cho giáo viên tự nghiên cứu tài liệu, qua
mạng Internet, tham gia bồi dưỡng phương pháp Montessori từ đó áp dụng 3/3
lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào thực hiện Chương trình GDMN, trang trí nhóm lớp,
làm đồ dùng đồ chơi. Nhà trường xây dựng kế hoạch NDCSGD trẻ phù hợp với
văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ [H14-1.5-03]. Tuy
nhiên, số giáo viên được tham gia bồi dưỡng phương pháp giáo dục Montessori
chưa nhiều.
b) Sau mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức đánh giá chất lượng 100% nhóm, lớp.
Đánh giá ưu, nhược điểm thực hiện Chương trình GDMN vào thời điểm sơ kết học
kỳ I và kết thúc năm học. Cuối mỗi chủ đề, giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả chất
lượng NDCSGD bằng phiếu đánh giá cá nhân trẻ, bảng tổng hợp các mục tiêu các
lĩnh vực đã lựa chọn thực hiện. Từ đó, đưa ra các giải pháp điều chỉnh, cải tiến nội
dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ [H12-1.4-15];
[H14-1.8-01].
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng Chương trình GDMN đảm bảo tính kế thừa và phát
triển, xây dựng các mục tiêu, nội dung phù hợp với văn hóa địa phương, khả
năng và nhu cầu của trẻ, xây dựng các hoạt động cho trẻ tiếp xúc với thiên
nhiên, tham quan; chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc kế hoạch, đảm
93

bảo chất lượng, có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện thực tiễn. Một
số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đã hướng dẫn trẻ làm và sử dụng một số ĐDĐC tự
tạo theo phương pháp tiên tiến Montessori trong việc xây dựng môi trường giáo
dục trong và ngoài lớp học, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi,
khám phá, trải nghiệm. 3/3 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã áp dụng phương pháp
Montessori vào thực hiện Chương trình GDMN.
3. Điểm yếu
Số giáo viên được tham gia bồi dưỡng phương pháp giáo dục Montessori
chưa nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục
duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, BGH tích cực
hướng dẫn giáo viên xây dựng và phát triển Chương trình GDMN thông qua kế
hoạch giáo dục của lớp, của trường theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đầu tư
hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch trong năm học có chất lượng, mang
tính khả thi, đảm bảo đúng quy định. Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, giáo viên
nhóm, lớp tích cực nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận chương trình giáo dục của các
nước trong khu vực và trên thế giới thông qua hệ thống mạng Internet và tham
quan, học tập các trường bạn trong và ngoài tỉnh. Hiệu trưởng tham mưu với
phòng GD&ĐT Yên Mô, sở GD&ĐT Ninh Bình mở các lớp chuyên đề nâng cao
kỹ năng thực hành có áp dụng phương pháp giáo dục Montessori vào phát triển
và thực hiện Chương trình GDMN. Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ kinh
phí cho 02 giáo viên tham dự khóa học về phương pháp Montessori, dự kiến kinh
phí 30.000.000đ, thời gian hoàn thành năm học 2023-2024, nhà trường mở thêm
01 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ứng dụng phương pháp Montessori vào tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ. Hằng năm, BGH tích cực huy động các nguồn tài trợ từng
bước mua sắm bộ giáo cụ Montessori, Steam tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên thực hiện chương trình.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
94

Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt

Kết quả: Đạt Mức 3


Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Mức 1:
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu nội
dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui
chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp
với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2:
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung
quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3:
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu,
khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui
chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
a) Dựa trên kế hoạch giáo dục các độ tuổi, giáo viên đã tổ chức thực hiện linh
hoạt các phương pháp giáo dục như: Quan sát, đàm thoại, giảng giải, thuyết trình,
động viên khuyến khích và nêu gương, nhằm kích thích trẻ tham gia vào các hoạt
động, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đặc điểm phát triển
của độ tuổi và với điều kiện của nhà trường H14-1.5-03.
b) Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, xây dựng được môi trường trong lớp
và môi trường hoạt động ngoài trời theo chủ đề, theo khu vực tạo điều kiện cho trẻ
95

em vui chơi, trải nghiệm như: Xây dựng các góc mở tạo môi trường học tập và vui
chơi trong lớp; có các khu vực vui chơi khám phá trải nghiệm ngoài trời: Khu giao
thông, khu chợ quê, trung tâm mua sắm, khám phá khoa học, vườn cổ tích, khu
chơi với cát nước, khu phát triển thể chất, thư viện, vườn rau cho trẻ trải nghiệm
H12-1.4-14; H12-1.4-15.
c) Đa số giáo viên biết tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình
thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường như:
Tăng cường các hoạt động cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tổ chức cho trẻ chơi
trò chơi dân gian, hoạt động trải nghiệm ở các khu vực: Sân chơi giao thông, khu
phát thể chất, thư viện, kỹ năng thực hành cuộc sống, khu khám phá khoa học.
Thông qua các hoạt động đó đã giúp trẻ tăng khả năng khám phá, mang đến cho
trẻ những bài học thực tiễn bổ ích và lý thú, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu
H35-4.1-06.
Mức 2:
Giáo viên biết sử dụng môi trường ngoài trời, môi trường trong lớp học để
tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh
phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường, của
địa phương như cho trẻ khám phá những sự vật, hiện tượng về nước, sỏi, cát;
khám phá sự chìm, nổi của vật; trải nghiệm nhận biết về gió, không khí; chăm
sóc cây rau, hoa; ngoài ra trẻ còn được chơi theo hứng thú, được đóng vai tham
gia vào cuộc sống thu nhỏ của người lớn như bé bán hàng, mua hàng, bé làm
chú công an, bé tập làm bánh thông qua các hoạt động giáo dục giúp trẻ tiếp thu
kiến thức một cách tự nhiên về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, có
hiểu biết sơ đẳng về cuộc sống xung quanh trẻ H33-4.1-05; H12-1.4-15.
Mức 3:
Giáo viên tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với
nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động
vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Các góc
hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích phòng, mang tính mở, được bố trí thuận
tiện, linh hoạt dễ thay đổi. Hằng ngày, giáo viên luôn tạo điều kiện cho trẻ được
96

tham gia các hoạt động, cụ thể: Xây dựng góc thực hành cuộc sống trong nhóm lớp
cho trẻ tập làm bánh, nhặt rau, cho trẻ trải nghiệm gói bánh trưng, góc tạo hình có
rất nhiều nguyên vật liệu trẻ trẻ tạo ra các sản phẩm phong phú,…Môi trường bên
ngoài được bố trí theo các khu: Sân chơi giao thông, khu phát triển thể chất, khu
khám phá khoa học, chợ quê, siêu thị mi nin, vườn cổ tích, khu cát nước, vườn cho
trẻ trải nghiệm; Các góc, các khu vui chơi có các đồ chơi, nguyên liệu đa dạng, an
toàn, đẹp mắt, rất phù hợp với trẻ mầm non tạo cơ hội cho trẻ hằng ngày được thực
hành, trải nghiệm, nâng cao kỹ năng sống và đáp ứng nhu cầu vui chơi, hứng thú
của trẻ, ngoài ra nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt
động tập thể, các ngày hội, ngày lễ, hội thi H12-1.4-15; H14-1.5-03. Tuy nhiên
một số ít giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm với các hình thức chưa
phong phú, chưa thực sự linh hoạt.
2. Điểm mạnh
Nhà trường và các nhóm, lớp luôn quan tâm xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm trong lớp và ngoài trời theo các chủ đề, xây dựng kế hoạch và
tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ bằng nhiều hình thức đa dạng đảm bảo chất
lượng, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục. Trẻ luôn được quan tâm tạo điều
kiện tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm từ những kiến thức thực tế phù
hợp với đặc điểm của trẻ và các điều kiện thực tế sẵn có của trường và địa phương.
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả
năng của lứa tuổi trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động
vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
3. Điểm yếu
Một số ít giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm với các hình thức
chưa phong phú, chưa thực sự linh hoạt.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường đẩy mạnh
việc tổ chức chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; lập tiêu
chí thi đua, chú trọng nội dung đổi mới phương pháp giáo dục. Khuyến khích giáo
viên tự học qua mạng Internet, qua sách báo để nâng cao nhận thức về chuyên môn
97

nghiệp vụ. Chỉ đạo 02 tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng về phương pháp, hình
thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành cho trẻ bằng nhiều
hình thức như: Tổ chức các tiết dạy chuyên đề; tích cực dự giờ, trao đổi, góp ý về
chuyên môn, hướng dẫn giáo viên tận dụng tối đa điều kiện CSVC hiện có, khai
thác và sử dụng triệt để thiết bị, ĐDĐC và ứng dụng CNTT để tổ chức các hoạt
động
khám phá, trải nghiệm và nâng cao chất lượng giáo dục.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt * Đạt * Đạt
b Đạt - - - -
c Đạt - - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Mức 1
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động
chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình
trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp
bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu
năm học.
Mức 2
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn
đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định.
98

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những
biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Hằng năm, nhà trường có kế hoạch phối hợp với Trạm Y tế xã Mai Sơn tổ
chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần/năm học, đánh giá theo dõi tình trạng sức khỏe,
dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định H26-5.3-01.
b) Nhà trường thực hiện nghiêm quy định về công tác y tế trường học theo
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y
tế và Bộ GD&ĐT. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe ít nhất 01 lần/năm
học và đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng
trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân
nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng,
cân đo 3 lần/năm học H26-5.3-02; H26-5.3-03.
c) Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống SDD, thừa cân, béo phì cho
trẻ, có biện pháp cải thiện tình trạng trẻ SDD, thừa cân béo phì. Giáo viên cân,
chấm biểu đồ theo dõi trẻ SDD và béo phì, phối hợp chặt chẽ với cán bộ phụ
trách công tác y tế có các biện pháp cụ thể. Phối hợp với CMHS chăm sóc sức
khỏe cho trẻ, đối với trẻ SDD: Tích cực cho trẻ vận động ngoài trời để tăng
cường thể chất, theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất,
lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động trong ngày, cho trẻ uống bổ
sung vi chất dinh dưỡng tại Trạm Y tế xã Mai Sơn; tẩy giun định kỳ cho trẻ;
đối với trẻ béo phì: Tích cực cho trẻ được tham gia vào các các trò chơi vận
động, tăng cường cho trẻ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, vận động nhiều. Kết quả
đến tháng 12/2022 năm học 2022-2023 tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân toàn trường còn
1,8%; SDD thấp còi giảm còn 1,2% H26-5.3-04.
Kết quả cụ thể:
Nội dung Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
SDD các 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022
99

Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối
thể
năm năm năm năm năm năm năm năm năm năm
Thể nhẹ cân 2,9 1,6 3,5 3,3 3,0 2,8 3,9 1,9 2,3 0,5
Thế thấp còi 2,5 1,9 4,4 3,8 4,2 3,4 4,2 3,3 3,7 1,7
Mức 2
a) Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức Hội nghị CMHS có lồng ghép tổ chức
tư vấn cho ông bà, cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất
và tinh thần của trẻ. Giáo viên nhóm, lớp thường xuyên chia sẻ, trao đổi những kiến
thức liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ qua các giờ đón,
trả trẻ. Bên cạnh đó giáo viên nhóm, lớp thường xuyên chia sẻ, trao đổi những kiến
thức liên quan đến trẻ như: Tình trạng sức khỏe, ăn, ngủ, sinh hoạt, trí tuệ, ngôn ngữ
thông qua các giờ đón, trả trẻ, qua bảng theo dõi thể lực sức khỏe treo trước cửa lớp,
qua điện thoại H30-4.1-03. Tuy nhiên, nhà trường chưa mời chuyên gia tâm lý, bác
sỹ hay người có kiến thức chuyên khoa tư vấn cho CMHS mà chủ yếu là BGH và
giáo viên tư vấn.
b) Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần
ăn cho trẻ đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định.
Khẩu phần dinh dưỡng cân đối có phối hợp thực đơn theo ngày, tuần, mùa, có nước
uống cho trẻ đầy đủ đảm bảo vệ sinh, trẻ nhà trẻ được ăn 2 bữa chính 1 bữa phụ, trẻ
mẫu giáo được ăn 01 bữa chính, 01 bữa phụ trong ngày với số tiền ăn là
20.000đ/ngày/trẻ và đạt năng lượng cơ cấu từng bữa ăn theo qui định. Để đảm bảo
dinh dưỡng cho trẻ, nhà trường có đầy đủ các hợp đồng cung cấp thực phẩm đảm
bảo thực phẩm an toàn và bảng công khai thực đơn khẩu phần của trẻ hằng ngày
H34-5.3-05; H30-4.1-03; H34-5.3-06.
c) Hằng năm, thông qua kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ đầu
năm học 100% trẻ SDD, thừa cân béo phì được theo dõi hằng tháng và được can thiệp
bằng những biện pháp phù hợp. Trẻ SDD thể nhẹ cân được can thiệp cuối năm giảm
từ 0,2%-1,8% so với đầu năm học H26-5.3-02; H26-5.3-03; H1-1.1-03.
Mức 3
Tại thời điểm TĐG, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng là 98,2%, tỷ
100

lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao là 98,8% H26-5.3-02; H26-5.3-03;
H1-1.1-03.
2. Điểm mạnh
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Trạm Y tế xã Mai Sơn tổ chức có hiệu quả
các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về các
vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. 100% trẻ đến
trường được nuôi ăn tại trường, được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh
giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. 100% trẻ SDD,
thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tỷ lệ trẻ SDD thể
nhẹ cân và thể thấp còi giảm từ 0,2-1,8% so với đầu năm học.
3. Điểm yếu
Nhà trường chưa mời chuyên gia tâm lý, bác sỹ hay người có kiến thức

chuyên khoa tư vấn cho CMHS mà chủ yếu là BGH và giáo viên tư vấn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng


Trong năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo CBGVNV nhà trường tiếp
tục duy trì, phát huy những mặt mạnh trong hoạt động NDCSGD. Phó Hiệu trưởng
phụ trách nuôi dưỡng phối kết hợp tổ nuôi điều chỉnh thực đơn, khẩu phần dinh
dưỡng dành cho trẻ SDD thừa cân béo phì. Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền
cho CMHS, đồng thời kết hợp với Trạm Y tế xã Mai Sơn mời bác sỹ về tư vấn cho
CMHS về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt * Đạt
b Đạt b - - -
c Đạt c - - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
101

Mức 1
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5
tuổi; trường thuộc vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đạt ít nhất 85% đối
với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi.
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non của trường
thuộc vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đạt ít nhất 80%, các vùng còn lại
đạt ít nhất 85%.
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường
quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5
tuổi; trường thuộc vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đạt ít nhất 90% đối
với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi.
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non của trường
thuộc vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đạt ít nhất 90%, các vùng còn lại
đạt ít nhất 95%.
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3:
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non của trường
thuộc vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đạt ít nhất 95%, các vùng còn lại
đạt ít nhất 97%.
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường và giáo viên thực hiện tốt việc theo dõi trẻ đến lớp bằng
nhiều hình thức như điểm danh hằng ngày, nhắc nhở, khuyến khích trẻ đi học
đều, gọi điện thoại đến gia đình hỏi thăm khi trẻ nghỉ học nên tỷ lệ chuyên cần
trẻ đến trường luôn đạt ở mức cao. Kết quả đến tháng 12/2022 năm học 2022-
2023 tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi là 95,3 %, đối với trẻ dưới 5 tuổi là 92,7%
H1-1.1-03; H14-1.5-02. Cụ thể:
102

Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
Độ tuổi trẻ
2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022
5 tuổi 95,5 95,3 95,4 95,5 96,2
Dưới 5 tuổi 94,5 94,7 93,6 92,7 93,3
b) Nhà trường tăng cường sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền giúp
CMHS và cộng đồng hiểu được về mục tiêu GDMN, hiểu rõ trách nhiệm và
những yêu cầu đổi mới của GDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện trong nhà trường. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn b ị
tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 và công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.
Kết quả 100% trẻ 5 tuổi của trường hoàn thành Chương trình GDMN hằng
năm H1-5.4-01; H16-5.4-02.
c) Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2022-2023, nhà trường có 02 trẻ
khuyết tật học hòa nhập, được đánh giá tiến bộ 85%. Đối với trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo đến trường được quan tâm và hưởng
các chế độ chính sách theo quy định H19-1.7-04.
Mức 2
a) Tại thời điểm TĐG, tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt cao hơn so với mức quy
định, cụ thể tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt từ 95,3% đến 96,2%, tỷ lệ chuyên cần
của trẻ dưới 5 tuổi đạt từ 92,7% đến 94,7% H14-1.5-02. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyên
cần không đều giữa các ngày nắng nóng, mưa rét đậm kéo dài và dịch bệnh.
b) Hằng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100%,
trong đó năm học 2017-2018: 95/95 trẻ; năm học 2018-2019: 93/93 trẻ; năm học
2019-2020: 89/89 trẻ; năm học 2020-2021: 92/92 trẻ; năm học 2021-2022: 86/86
trẻ H16-5.4-02.
c) Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 trẻ khuyết tật học hòa nhập
H14-1.5-03 được đánh giá tiến bộ 85%.
Mức 3
a) Hằng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100%. Trẻ
mạnh dạn tự tin, có các kỹ năng xã hội cần thiết và tâm thế sẵn sàng để vào trường
Tiểu học H16-5.4-02.
103

b) Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có trẻ 02 khuyết tật học hòa nhập
H14-1.5-03 được đánh giá tiến bộ 85%.
2. Điểm mạnh
Kết quả giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây ngày càng được nâng
cao, tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt từ 95,3%, tỷ lệ chuyên cần của trẻ dưới 5 tuổi
đạt từ 92,7%. Hằng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100%.
3. Điểm yếu
Tỷ lệ chuyên cần không đều giữa các ngày nắng nóng, mưa rét đậm kéo dài
và dịch bệnh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì,
đẩy mạnh những kết quả mà nhà trường đã đạt được. Thực hiện nghiêm túc chương
trình giáo dục trẻ 5 tuổi, để 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN hằng
năm. BGH nhà trường cùng với giáo viên thực hiện tốt các phương án đảm bảo an
toàn cho trẻ, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường tổ chức nhiều
hoạt động khám phá trải nghiệm, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học giúp trẻ
yêu thích đến lớp.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt c Đạt - -
Đạt Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 3
Kết luận tiêu chuẩn 5
Qua quá trình TĐG Tiêu chuẩn 5 của nhà trường, hội đồng TĐG nhận thấy
nhà trường có những điểm mạnh nổi bật sau:
Trong những năm học vừa qua, nhà trường thực hiện nghiêm túc chương
trình, kế hoạch dạy học theo quy định, phù hợp với văn hóa địa phương, khả
104

năng và nhu cầu của trẻ, đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm
bảo chất lượng. Kết quả NDCSGD trẻ luôn đạt kết quả tốt: 100% trẻ 5 tuổi hoàn
thành Chương trình GDMN. Trong các năm học nhà trường luôn đạt thành tích
xuất sắc trong hoạt động NDCSGD trẻ: 100% trẻ đến trường được tổ chức nuôi
ăn tại trường với số tiền 20.000đ/trẻ/ngày, được khám sức khỏe đầu vào, định
kỳ cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, tỷ lệ trẻ em SDD giảm
từ 0,2%-1,8% so với đầu năm học. Trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về thể
chất tinh thần, được phát triển khỏe mạnh theo độ tuổi.
Bên cạnh kết quả đã đạt được Tiêu chuẩn 5 còn một số điểm yếu sau:
Một số giáo viên tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn

chế. Nhà trường chưa mời chuyên gia tâm lý, bác sỹ hay người có kiến thức

chuyên khoa tư vấn cho CMHS. Tỷ lệ chuyên cần không đồng đều giữa các tháng

do dịch bệnh và một số thời điểm thời tiết nắng nóng hoặc rét đậm kéo dài.

Tiêu chuẩn 5 có 4 tiêu chí, trong đó:

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 4/4; Số tiêu chí không đạt yêu cầu mức 1: 0

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 4/4; Số tiêu chí không đạt yêu cầu mức 2: 0

Số tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 4/4; Số tiêu chí không đạt yêu cầu mức 3: 0

II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4


Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT
trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dụctiên tiến
của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự
phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn
hóa địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn có ý thức tự bồi dưỡng, tìm tòi, cập
nhật, tham khảo tài liệu giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới thông qua
mạng Internet, một số giáo viên được tham gia bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ
Montessori từ đó áp dụng vào thực hiện Chương trình GDMN, trang trí nhóm lớp,
105

làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và văn hóa địa
phương. Chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài
lớp học, xây dựng các góc mở, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động
vui chơi, khám phá, trải nghiệm với phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”
phù hợp với độ tuổi; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và
phát triển kỹ năng sống, hành vi, thói quen tốt cho trẻ H1-1.1-03; H12-1.4-13;
H12-5.1-01. Tuy nhiên, số giáo viên được tham gia bồi dưỡng phương pháp giáo
dục Montessori chưa nhiều. Giáo viên bước đầu ứng dụng phương pháp Montessori
vào tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ còn gặp khó khăn nên hiệu quả chưa cao.
3. Điểm mạnh
Cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn có ý thức tự bồi dưỡng, tìm tòi, cập
nhật, tham khảo tài liệu giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới thông qua
mạng Internet để phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, văn hóa địa phương.
3. Điểm yếu
Số giáo viên được tham gia bồi dưỡng phương pháp giáo dục Montessori
chưa nhiều. Giáo viên bước đầu ứng dụng phương pháp Montessori vào tổ chức các
hoạt động giáo dục trẻ còn gặp khó khăn nên hiệu quả chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất
lượng thực hiện Chương trình GDMN; BGH tăng cường tham khảo, chọn lọc mô
hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới để áp
dụng vào điều kiện thực tế tại nhà trường phù hợp, hiệu quả. Nhà trường tạo điều
kiện hỗ trợ kinh phí cho 02 giáo viên tham dự khóa học về phương pháp Montessori,
dự kiến kinh phí 30.000.000 đồng, thời gian hoàn thành năm học 2023-2024. BGH
tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bậc phụ
huynh tiếp tục bổ sung trang thiết bị, đồ dùng hiện đại để nhà trường từng bước
ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến để dạy trẻ. Dự kiến năm học 2023-
2024, nhà trường mở thêm 01 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ứng dụng phương pháp
Montessori vào tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
106

5. Tự đánh giá: Không đạt


Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng
và phát triển nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Trong 05 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 100%
giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên. Cụ thể: Năm học
2017-2018 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 61,5% loại tốt; Năm
học 2018-2019 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 61,5% loại tốt;
Năm học 2019-2020 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 58% loại tốt;
Năm học 2020-2021 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 59% loại tốt;
Năm học 2021-2022 có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó có 61,5% loại
tốt H27-2.2-03. Tuy nhiên, một số giáo viên cao tuổi đổi mới phương pháp giáo dục
còn chậm, ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiệu quả chưa cao.
2. Điểm mạnh
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 100%
giáo viên được đánh giá và TĐG đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá,
trong đó có từ 58% trở lên giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt. Đội ngũ
giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc, thực hiện có hiệu quả
Chương trình GDMN; chất lượng đội ngũ đáp ứng được kế hoạch chiến lược phát
triển nhà trường.
3. Điểm yếu
Một số giáo viên cao tuổi việc đổi mới phương pháp giáo dục còn chậm, ứng

dụng CNTT trong giảng dạy hiệu quả chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng


Năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo, nhà trường phấn đấu duy trì và
tăng tỉ lệ đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. BGH tăng cường các biện
pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề cho giáo viên. Động
107

viên, tạo điều kiện cho giáo viên tích cực học tập, nâng cao kỹ năng sử dụng các
phương tiện giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDMN.
Tiếp tục chỉ đạo khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ, CNTT, đáp ứng với vị trí việc làm, tổ chức các chuyên đề
hướng dẫn giáo viên thực hành ứng dụng CNTT trong giảng dạy chương trình
GDMN. Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tự học, tự bồi bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, CNTT, đáp ứng với vị trí việc làm.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc
trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế Trường Mầm
non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ
được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có sân vườn đảm bảo gồm khu chơi các trò chơi vận động và thể
dục dành riêng cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo, sân khấu ngoài trời, sân chơi giao thông,
khu phát triển vận động, chợ quê, siêu thị mi ni, góc khám phá khoa học, vườn cổ
tích, khu vui chơi cát nước. Sân tập thể dục đảm bảo diện tích theo quy định bình
quân 1m2/trẻ; khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của
nhóm, lớp; có nhiều cây xanh cây cảnh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên
được chăm sóc, cắt tỉa; có vườn cây, vườn rau sạch dành riêng cho trẻ chăm sóc,
bảo vệ. 02 sân trường được lát gạch đỏ và đổ bê tông, khu vui chơi được trải cỏ
sạch sẽ, bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi,
có nhiều loại đồ chơi ngoài trời đa dạng về mẫu mã, phù hợp với các trò chơi có
tính giáo dục và trẻ về hình dáng và màu sắc, có các góc chơi, khu vực hoạt động
trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ
phát triển toàn diện H21-3.1-01; H35-3.1-03. Tuy nhiên, sân chơi chung chưa
có bể vầy nước cho trẻ, chưa có đường chạy dài 30m (rộng từ 1,2 đến 1,5m).
2. Điểm mạnh
Sân vườn, khu vực cho trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non: Cả hai điểm
trường đều có cây xanh, cây cảnh tạo bóng mát sân trường; có vườn rau xanh, cây
108

cảnh đồng thời tận dụng các bồn cây trồng các loại rau xanh và làm các tiểu cảnh về
các câu chuyện cổ tích dành riêng cho trẻ chăm sóc và giúp trẻ khám phá, học tập; có
khu vui chơi các trò chơi vận động và thể dục dành riêng cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo,
sân chơi các trò chơi giao thông, sân khấu ngoài trời. Sân trường được lát gạch đỏ và
đổ bê tông, trải thảm cỏ sạch sẽ, bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ; có đủ đồ chơi
ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ.
3. Điểm yếu
Sân chơi chung chưa có bể vầy nước cho trẻ, chưa có đường chạy dài 30m
(rộng từ 1,2 đến 1,5m).
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, Hiệu trưởng tích cực
tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo nguồn kinh phí bố trí thêm các góc chơi, khu
vực hoạt động ngoài trời cho trẻ khám phá và trải nghiệm; quy hoạch xây dựng bể
vầy nước, đường chạy dài 30m (rộng từ 1,2 đến 1,5m) cho trẻ.
5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 4: 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có
phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho
trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
100% các công trình khối phòng NDCSGD trẻ, khối phòng phục vụ học tập,
khối phòng hành chính quản trị và phòng phụ trợ của nhà trường được xây dựng
kiên cố. Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ hoạt động NDCSGD trẻ. Có khu vui
chơi phát triển thể chất để phát triển vận động riêng biệt cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo .
Tuy nhiên, nhà trường chưa có phòng tư vấn tâm lý và chưa tổ chức được 02 môn thể
thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non H21-3.1-01; H21-1.6-06.
2. Điểm mạnh
100% các công trình khối phòng NDCSGD trẻ, khối phòng học tập, phòng
đa năng và khối phòng hành chính quản trị của nhà trường được xây dựng kiên cố.
Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ hoạt động NDCSGD trẻ. Có khu vui chơi phát
109

triển thể chất để phát triển vận động riêng biệt cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo. Trong đó
tổ chức được các vận động phát triển thể chất cho trẻ như: Đi, chạy, nhảy, bò,
trườn, trèo, đá bóng.
3. Điểm yếu
Nhà trường chưa có phòng tư vấn tâm lý. Chưa tổ chức được 02 môn thể
thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo, nhà trường có kế hoạch chọn cử
giáo viên đi học thêm chuyên môn tư vấn tâm lí cho trẻ mầm non, đầu tư một số đồ
dùng trang thiết bị để phục vụ tư vấn tâm lí cho trẻ. Hiệu trưởng nhà trường sử
dụng phù hợp CSVC hiện có để bố trí có phòng tư vấn tâm lý cho trẻ trong các
năm học tiếp theo. Trong 02 năm tới nhà trường tích cực tìm hiểu những môn thể
thể phù hợp với lứa tuổi mầm non từng bước đưa vào áp dụng tổ chức được 02
(hai) môn thể thao đối với trẻ.
Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường
hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường nghiêm túc thực hiện mục tiêu phương hướng chiến lược phát triển
nhà trường theo từng lộ trình. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà
trường đã đạt được là mục tiêu Quy mô trường lớp; mục tiêu nâng cao chất lượng
NDCSGD trẻ H1-1.1-01; H35-1.3-14. Tuy nhiên, trang thiết bị hiện đại phục vụ
công tác giáo dục trẻ chưa phong phú.
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã và đang phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu theo kế

hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019-2025. Tỷ lệ huy động trẻ ra
lớp đạt kế hoạch. Chất lượng NDCSGD trẻ duy trì, ổn định và không ngừng phát
triển hằng năm.
3. Điểm yếu
110

Trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giáo dục trẻ chưa phong phú.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường duy trì, tiếp
tục thực hiện nghiêm túc mục tiêu phương hướng chiến lược phát triển theo từng lộ
trình. Tích cực tham mưu với các ngành các cấp, đồng thời làm tốt công tác vận
động, tài trợ mua sắm bổ sung các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác NDCSGD
trẻ như tủ kệ, đồ chơi đàn Organ, máy tính, ti vi… dự kiến số tiền là 170.000.000
đồng hoàn thành vào năm học 2024-2025 đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân
trên địa bàn xã.
Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá,nhà trường
có 02 năm đạt kết quả GD và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có
điều kiện KT-XH tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.
1. Mô tả hiện trạng
Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022, nhà trường liên tục hoàn
thành tốt nhiệm vụ các năm học. Chất lượng và hiệu quả NDCSGD trẻ không
ngừng phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2017-2018, được Bộ
GD&ĐT tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua. Năm học 2018-2019, được UBND
tỉnh tặng Bằng khen. Năm học 2019-2020, được UBND tỉnh tặng Cờ dẫn đầu
phong trào thi đua. Năm học 2020-2021, trường được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.
Năm học 2021-2022, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc H35-1.3-14.
2. Điểm mạnh
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường liên tục hoàn
thành tốt nhiệm vụ các năm học. Năm học 2017-2018, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ dẫn
đầu phong trào thi đua. Năm học 2018-2019, được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm
học 2019-2020, được UBND tỉnh tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua. Năm học
2020-2021, trường được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen. Năm học 2021-2022, được
UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.
3. Điểm yếu
Tỷ lệ giáo viên được khen cao còn thấp.
111

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng


Trong những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả đã
đạt được phấn đấu xây dựng Trường Mầm non Mai Sơn ngày càng phát triển vững
mạnh, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, vươn lên đứng ở tốp
đầu các trường trên địa bàn huyện Yên Mô. Hiệu trưởng tiếp tục huy động mọi
nguồn lực về con người, CSVC, trang thiết bị đảm bảo đủ điều kiện đề nâng cao
chất lượng NDCSGD trẻ và các hoạt động khác trong nhà trường.
Tự đánh giá: Đạt
Kết luận: Qua quá trình TĐG các tiêu chí Mức 4 của nhà trường, hội đồng
TĐG nhận thấy nhà trường có những điểm mạnh nổi bật như sau:
Nhà trường có công trình được xây dựng kiên cố, phục vụ tốt các hoạt động
NDCSGD trẻ. Sân vườn, khu vực cho trẻ chơi ngoài trời có đủ đồ chơi ngoài trời đảm
bảo an toàn, phù hợp với trẻ. Đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm tốt, linh hoạt
sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời
điểm đánh giá, nhà trường liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học. Năm
học 2017-2018, được Bộ GD&ĐT tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua. Năm học
2018-2019, được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm học 2019-2020, được UBND tỉnh
tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua. Năm học 2020-2021, trường được Bộ GD&ĐT
tặng Bằng khen. Năm học 2021-2022, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Bên cạnh kết quả đã đạt được Mức 4 còn một số hạn chế sau:
Số cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng phương pháp giáo dục
Montesori chưa nhiều.
Giáo viên bước đầu ứng dụng phương pháp Montessori vào tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ còn gặp khó khăn nên hiệu quả chưa cao. Sân chơi chung chưa
có bể vầy nước cho trẻ, chưa có đường chạy dài 30m (rộng từ 1,2 đến 1,5m). Nhà
trường chưa có phòng tư vấn tâm lý. Chưa tổ chức được 02 môn thể thao phù hợp
với trẻ lứa tuổi mầm non. Trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác NDCSGD trẻ
chưa phong phú. Tỷ lệ giáo viên được khen cao còn thấp.
Mức 4 có 6 tiêu chí, trong đó:
Số tiêu chí đạt là 2/6 đạt; Số tiêu chí không đạt là 4/6
112

PHẦN III
KẾT LUẬN CHUNG
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo TĐG chất lượng giáo dục của Trường
Mầm non Mai Sơn, huyện Yên Mô theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục đối với trường mầm non của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình thực hiện công tác
TĐG, nhà trường đã nghiêm túc tuân theo các bước thực hiện, sử dụng toàn bộ dữ
liệu và phân tích, đánh giá một cách trung thực, khách quan, bám sát nội hàm các
chỉ số, tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn chất lượng trường mầm non.
Kết quả tự đánh giá
- Số lượng và tỷ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt mức 1,
mức 2, mức 3
Mức 1:
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt Mức 1: 25/25 đạt 100%
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt Mức 1: 0
Mức 2:
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt Mức 2: 25/25 đạt 100%
+ Số lượng và tỷ lệ và tỷ lệ tiêu chí không đạt Mức 2: 0
Mức 3:
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt Mức 3: 19/19 đạt 100%
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt Mức 3: 0
- Số lượng và tỷ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt mức 4.
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt Mức 4: 2/6 đạt 33%
+ Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt Mức 4: 4/6 đạt 67%
- Mức TĐG của Trường Mầm non Mai Sơn: Đạt Mức 3
- Đối chiếu với Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo
dục và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Trường Mầm
non Mai Sơn đề nghị công nhận đạt Kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3 và
trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2./.
Yên Mô, ngày 28 tháng 01 năm 2023
113

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Trầm Hương


114

You might also like