CHUONG 5 (PHẦN 1,2)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG V: HÀNG HÓA

A. Phân loại hàng hóa


2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
2.1 Khái niệm
Mã HS (hay còn gọi là HS code) là viết tắt của Harmonized System, là mã số dùng
để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới

Là công ước về hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa do tổ chức Hải quan thế
giới (WCO) sáng lập, gồm 5000 nhóm hàng hóa, được sử dụng rất rộng rãi bởi 200
quốc gia và vùng kinh tế trên thế giới hiện nay

HS code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số. Dựa vào mã số
này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng
thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
Khái niệm

2.2 Mục đích


Phân loại đúng mã HS giúp doanh nghiệp:
 Thống nhất hệ thống thuật ngữ & ngôn ngữ hải quan
 Giúp mọi người hiểu & đơn giản hóa công việc
 Xác định đúng % thuế suất theo quy định của nhà nước, từ đó nộp đủ các
loại thuế cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều lần
hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức.

Việt Nam đã gia nhập vào công ước HS từ năm 1998, danh mục hàng hóa xuất nhập
khẩu Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở áp dụng hoàn toàn danh mục của tổ
chức Hải quan thế giới (WCO)
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
 Xây dựng biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
 Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa khác có liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu
 Thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
 Phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại
khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan.
(https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Hai-quan-2014-
238637.aspx)
Bố cục danh mục hàng hóa XNK gồm 21 phần, chia thành 98 chương.
 21 phần bao gồm các nội dung:
o Động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su
o Sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt
o Máy móc, thiết bị điện, xe cộ phương tiện, dụng cụ
 98 chương bao gồm các nội dung:
o 97 chương đầu phân loại hàng hóa chung
o Chương 98 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng (ví dụ như:
hàng hóa được mua bởi bộ quốc phòng)
Như vậy, doanh nghiệp chỉ nên tìm hiểu về 97 chương đầu và chỉ có hàng hóa hữu
hình mới được định danh trong biểu thuế
 Nhóm: bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm
 Phân nhóm: bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi tiết dưới
nhóm
 Phân nhóm phụ: các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia
quy định
Dưới đây là ví dụ về mã HS của Việt Nam cho mặt hàng táo:
Hệ thống Mã HS của WCO mô tả tất cả các hàng hóa theo sáu chữ số - Chương,
Nhóm và Phân nhóm. Các mã sáu chữ số này được tiêu chuẩn hóa và công nhận
trên toàn thế giới. Ngoài sáu chữ số, các quốc gia có thể tự do chia nhỏ hàng hóa
thành các chi tiết nhỏ hơn nếu họ muốn.

Việt Nam sử dụng 8 chữ số cho hệ thống Mã HS của mình, thêm hai chữ số vào
cuối hệ thống Mã HS quốc tế, bởi vì đối với một số hàng hóa, chính phủ có thể
muốn thu thập dữ liệu thống kê cụ thể hơn. Tất nhiên là để đảm bảo tính nhất quán
và dễ quản lý, hầu hết các chính phủ chọn thu thập dữ liệu ngoài phạm vi sáu chữ số
thường phải đảm bảo rằng tất cả các mã hàng hóa trong Biểu thuế của họ đều có
cùng độ dài.

Trong trường hợp ở Việt Nam, nếu sản phẩm hiện không cần các chữ số phụ, thì số
00 đơn giản sẽ được thêm vào mã sáu chữ số quốc tế. Nếu sau này cần thêm dữ liệu,
hàng hóa sẽ được sắp xếp lại ở mức thấp nhất nếu có yêu cầu.

Trong ví dụ về táo, tại thời điểm hiện tại, mã HS Việt Nam cho mặt hàng này là
08081000. Trong tương lai, nếu Việt Nam muốn xác định và theo dõi một loại táo
cụ thể vì một lý do nào đó (chẳng hạn như để bảo vệ tài sản trí tuệ hoặc để đo lường
mức tăng trưởng xuất khẩu của một phân loại cụ thể của táo như táo Braeburn hoặc
táo Granny Smith); thì bằng cách có sẵn 8 chữ số Mã HS, Việt Nam có thể định mã
lại thành các phân loại táo:
08081001 - Táo Braeburn
08081002 - Táo Granny Smith
08081000 - Táo khác (bao gồm tất cả các loại táo khác)...v.v

Như có thể thấy, cách đặt mã này sẽ vẫn phù hợp với phân loại quốc tế của táo là
sáu chữ số, nhưng đồng thời cũng cho phép Chính phủ Việt Nam (GVN) thu thập
thêm dữ liệu thương mại mà chúng ta cần.

3. Cách tra cứu mã HS


Tra bằng website của Hải quan Việt Nam
Tra bằng Biểu thuế xuất nhập khẩu file excel
Dựa vào chứng từ cũ, tài liệu phân tích
Tìm kiếm trên Google với từ khóa "Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt
Nam"
Ngoài ra còn có cách như: Liên hệ nhà cung cấp hoặc những người đã có kinh
nghiệm làm mặt hàng đó
Việc tra mã HS chính xác có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
Tra mã HS chính xác giúp giảm thiểu rủi ro

You might also like