Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NCQT SỐ 1 (104) – 2016

Tóm tắt
 Bản chất chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, để phục
vụ chính sách đối nội, là sự phản ứng trước những sự thay đổi của tình hình
quốc tế.
 Nhân tố quyết định hoạch định chính sách đối ngoại: chế độ chính trị, địa
chính trị, sức mạnh quốc gia, chính trị nội bộ, dư luận xã hội…, nhưng
chung quy nhân tố tổng hợp là lợi ích quốc gia dân tộc.
 Nội dung: xác định mục tiêu, phương châm, nguyên tắc, nhiệm vụ, biện
pháp hoạt động đối ngoại.
 Công cụ thực hiện: công cụ ngoại giao, công cụ kinh tế, công cụ luật pháp
quốc tế, công cụ thông tin – tuyên truyền, công cụ quân sự. Công cụ ko thay
được chính sách, chính sách quyết định công cụ. Người ra quyết sách có tài
sẽ sử dụng đúng và đủ công cụ, đặc biệt là công cụ quân sự.
Chi tiết
1. Khái niệm chính sách đối ngoại
 Chính sách công bao gồm:
Đường lối: nguyên tắc và định hướng phát triển chung nhất
Chính sách: cụ thể hóa đường lối
Biện pháp: hành động thực tiễn
→ Chính sách công là chương trình hành động của chủ thể nắm hoặc chi phối
quyền lực công cộng
 Chính sách đối ngoại thuộc chính sách công, chính sách quốc gia.
 Hiểu thông thường: là sự phản ứng của 1 quốc gia đối với sự thay đổi tình
hình bên ngoài.
 Hiểu cụ thể: là đường hướng hoạt động của quốc gia trên trường quốc tế
trong quan hệ với các chủ thể quốc tế khác, chủ thể CSĐN là nhà nước, nhân
tố chủ yếu quyết định là lợi ích quốc gia, bản chất là tiếp tục chính sách đối
nội, là một phần chính sách quốc gia.
2. Đặc điểm chính sách đối ngoại: 5 đặc điểm
Thường được thể hiện dưới các dạng văn kiện khác nhau của quốc gia
 Thể hiện dưới dạng 1 văn kiện của nhà nước hoặc đảng cầm quyền, đặc biệt
là nước XHCN. Vd: thông báo chính sách, nghị quyết trung ương, quan
điểm chính sách đối ngoại…
 Thể hiện trong phát biểu của lãnh đạo, đại diện quốc gia. Vd: Chủ tịch HCM
trả lời phỏng vấn báo Express Thụy Điển về vấn đề đường lối hòa bình giữa
Chính phủ VNDCCH và chính phủ Pháp.
 Thể hiện dưới điều ước quốc gia ký kết. VD: Hiệp định Geneva 1954.
 Thể hiện dưới lập trường, quan điểm, thái độ của quốc gia trên hội nghị diễn
đàn quốc tế.
Là bộ phận ko tách rời của đường lối chính trị quốc gia
 Đường lối chính trị quốc gia bao gồm chính sách đối nội và đối ngoại.
 Mối liên hệ giữa 2 chính sách: đều giải quyết 1 nhiệm vụ (tạo điều kiện bảo
vệ và duy trì hệ thống quan hệ xã hội hiện hành trong quốc gia đó).
 Giống nhau: do nhà nước hoạch định, phát triển và phục vụ mục tiêu quốc
gia.
 Khác nhau: đối nội có thể ban hành luật, quy tắc và các biện pháp chế tài
nhưng ko thể làm vậy với các quốc gia vì mỗi nước đều có chủ quyền độc
lập. → nhà nước phải tiếp xúc, trao đổi, thông qua ký kết nhằm thúc đẩy
quan hệ, tháo gỡ khúc mắc.
Có nhiều nhân tố chi phối/ tác động
 Những nhân tố như chế độ chính trị, thể chế kinh tế, địa chính trị, hệ tư
tưởng chủ đạo, …. Nhưng nhân tố tổng hợp và nền tảng là lợi ích quốc gia.
 Có những nhân tố ổn định cũng như thay đổi tương đối, vd: chế độ chính trị
và thể chế kinh tế ít thay đổi, tình hình quốc tế và nội bộ chính trị dễ thay
đổi. → phải luôn tính đến tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế trong
từng thời kỳ.
Là chính sách quốc gia
 Nhà nước không phải chủ thể đơn nhất hoạch định chính sách đối ngoại mà
còn có sự tham gia của các nhóm lợi ích, dư luận xã hội…, kể cả với nước
XHCN do duy nhất ĐCS cầm quyền. Vd: Mỹ - Việt bình thường hóa quan
hệ 1995 có vai trò của các công ty Mỹ thúc đẩy chính quyền TT Clinton vì
sợ bị chậm làm ăn.
Có tính kế thừa
 Việc hoạch định các chính sách đối ngoại cần học hỏi và rút kinh nghiệm từ
những người đi trước (từ lịch sử dân tộc mình và các dân tộc khác).
3. Nội dung chính sách đối ngoại
Mục tiêu: 3 mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và ảnh hưởng
 An ninh: bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
 Phát triển: tranh thủ ngoại lực và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
 Ảnh hưởng: nâng tầm vị thế, ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế.
 3 mục tiêu là bất biến nhưng đường lối, chính sách là linh hoạt. Tuy nhiên,
cũng nên nhìn nhận mục tiêu linh hoạt tùy vào tình hình trong và ngoài
nước.
 Sắp xếp mục tiêu ưu tiên vì nguồn lực thường có hạn. Càng nhiều mục tiêu
thì càng khó sắp xếp ưu tiên.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ là công việc phải làm để đạt được mục tiêu → Xác định không đúng
nhiệm vụ sẽ không đạt được mục tiêu.
Nguyên tắc
Là điều cơ bản định ra nhất định phải tuân theo trong 1 loạt việc phải làm.
Vd: nguyên tắc độc lập, thống nhất và CNXH…
Phương châm
Là tư tưởng chỉ đạo hành động, thường được diễn đạt ngắn gọn.
Phương hướng
Là định hướng hoạt động đối ngoại chính nhằm triển khai đường lối chính sách đối
ngoại quốc gia.
4. Biện pháp và công cụ chính sách đối ngoại
Khái niệm công cụ và biện pháp
 Biện pháp: hệ thống hoạt động trong quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực và
cấp độ khác nhau để thực hiện đường lối chính sách đối ngoại phù hợp với
lợi ích quốc gia.
 Công cụ: hệ thống các yếu tố con người và vật chất được huy động để thực
hiện các chính sách đối ngoại của chủ thể chính trị đối ngoại trong thực tiễn.
Các loại công cụ
Công cụ ngoại giao
 Là công cụ quan trọng nhất, có các chức năng:
- Đại diện nước mình tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin giữa các nhà lãnh
đạo quốc gia bằng các biện pháp hợp pháp.
- Đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế, giải quyết tranh chấp quyền
lợi, thúc đẩy quan hệ đã được thiết lập.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước sở tại.
- Là người đại diện quốc gia phát biểu lập trường, quan điểm của nước
mình.
 Là phương tiện ổn định, bền vững và nhân văn trong quan hệ quốc tế, ngoại
giao đa phương phát triển như vũ bão trong kỉ nguyên toàn cầu hóa.
Công cụ luật pháp
 Luật quốc tế: các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và
chủ thể luật quốc tế tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm
điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể đó trong
mọi lĩnh vực đời sống quốc tế.
Công cụ kinh tế
 Các nước xuất khẩu dầu mỏ đã sử dụng dầu mỏ làm vũ khí đấu tranh chống
các nước đế quốc đầu những năm 70.
 Liên bang Nga sử dụng khí đốt trong quan hệ với với Ukraina, Belarus
 Các nước dùng công cụ ODA gây ảnh hưởng chính trị với các nước nhận
ODA.
Công cụ thông tin tuyên truyền đối ngoại
 Sức mạnh mềm – sức mạnh cứng
 Nhằm chạm tới tình cảm, suy nghĩ các chủ thể quan hệ quốc tế để củng cố
địa vị, nâng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
 Hình thức: truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh…) và truyền thông
trực tiếp (trao đổi văn hóa, nghệ thuật…).
Công cụ quân sự
 Là giải pháp cuối cùng, chỉ dùng khi không thể giải quyết đựơc mâu thuẫn
với các chủ thể quan hệ quốc tế bằng các công cụ khác.
 Việc sử dụng có quy mô, mức độ khác nhau như: đe dọa sử dụng vũ lực, trực
tiếp sử dụng, xây dựng chiến lược quân sự và thiết lập liên minh quân sự.
NCQT SỐ 2 (105) – 2016

1. Các nhân tố trong hoạch định chính sách đối ngoại


Địa - chính trị
 Các đặc điểm về kinh tế, chính trị, quân sự 1 quốc gia bắt nguồn từ yếu tố
địa lý và môi trường quốc gia đó. Các yếu tố địa lý kìm hãm và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời định hình bản sắc và lịch sử mỗi quốc
gia.
 Là nhân tố ít thay đổi
Chế độ chính trị
 Là nhân tố cơ bản, ít thay đổi, chi phối chính sách đối ngoại của quốc gia.
 Chế độ chính trị thay đổi → thay đổi nền tảng chính sách đối ngoại.
Mục tiêu quốc gia
 Là mục đích chính, cơ bản mà quốc gia hướng tới trong một giai đoạn lịch
sử nhất định → đối nội, đối ngoại đều phải xoay quanh nhiệm vụ trung tâm
này.
Sức mạnh quốc gia

You might also like