Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

1

BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN


TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA
LẦN THỨ XXI, NHIỆM KỲ 2020-2025

Người tham luận: Đồng chí Trịnh Huy Triều, Tỉnh ủy viên,
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa.

Nội dung tham luận: Xây dựng thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị
thông minh.
Kính thưa: Đoàn Chủ tịch Đại hội!
Kính thưa: Các vị Đại biểu, Khách quý!
Kính thưa: Đại hội!
Hôm nay tôi rất vinh dự đại diện cho Đoàn Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh
Hóa phát biểu ý kiến tham luận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ
19, nhiệm kỳ 2020-2025.
Lời đầu tiên tôi xin kính chúc các đồng chí Lãnh đạo cùng toàn thể các vị đại
biểu tham dự Đại hội mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Kính thưa Đại hội!
Trước hết tôi đồng tình và thống nhất cao với các Văn kiện trình Đại hội, với
tinh thần trách nhiệm và nguyện vọng đóng góp vào thành công của Đại hội, góp
phần xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, đáp ứng yêu cầu
xây dựng thành phố Thanh Hóa thành đô thị thông minh, hiện đại; thay mặt Đoàn đại
biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa tôi xin được tham luận về giải pháp: Xây dựng
thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh.
Kính thưa Đại hội!
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với tốc độ
hàm số mũ, thời gian giữa các cuộc cách mạng giờ chỉ tính bằng năm, tiến bộ của khoa
học công nghệ đang phá vỡ hầu hết hầu hết mọi giới hạn; Có tác động nhiều chiều đến
đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới, trong đó Quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa đang và sẽ ứng dụng các đột phá của công nghệ số, vì vậy xây dựng và phát triển
thành phố thông minh là tất yếu, là yêu cầu bức thiết nhằm hạn chế thách thức để nắm
bắt, tận dụng, phát huy những thành tựu do Cách mạng 4.0 mang lại.
Kính thưa Đại hội!
Thành phố thông minh hay đô thị thông minh (Smart city) là một hệ thống
mang tính tổng thể trên cơ sở kết nối logic, tương tác đa chiều được tích hợp từ nhiều
hệ thống thành phần có mức độ ứng dụng cao về Trí tuệ nhân tạo; Mạng viễn thông
số; Hệ thống cảm ứng - cảm biến và hoạt động quản trị theo chuỗi giá trị nhằm
nâng cao tiêu chuẩn phục vụ của chính quyền thành phố và chất lượng đời sống đô
thị trên cơ sở sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực hiện có và kiến tạo các nguồn
lực mới mà tự thân Đô thị hiện hữu không có được.
2
Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã và đang triển khai xây dựng các
thành phố thông minh như London của Vương Quốc Anh, Barcelona của Tây Ban
Nha, DuBai của các Tiêu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Yokohama của Nhật
Bản, Seoul của Hàn Quốc, Singapore, các thành phố HongKong; Bắc Kinh, Thượng
Hải của Trung Quốc…
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông
minh bền vững giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030; Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ
động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa ra mục tiêu cụ thể đến
năm 2025 có ít nhất 03 đô thị thông minh tại 03 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía
Nam và miền Trung như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành
phố Cần Thơ làm hạt nhân để từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong
khu vực và thế giới. Đây là các chủ trương, căn cứ quan trọng để phát triển đô thị
thông minh tại nước ta.
Đối với thành phố Thanh Hóa, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố
lần thứ 21, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nêu "Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong
nhóm đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh hàng đầu của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở
thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại". Đây là một quyết sách đúng đắn, phù
hợp với xu thế; Đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời là trọng
trách, nguyện vọng, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân dân thành phố.
Kính thưa Đại hội!
Dự báo được những thách thức chung và lâu dài cho các thành phố ở Việt Nam
như: Hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa; năng lực công nghệ, năng suất
và chất lượng lao động thấp, tiềm lực kinh tế còn yếu so với khu vực; Kinh nghiệm,
mô hình triển khai Đô thị thông minh chưa nhiều…Do đó, để xây dựng và phát triển
thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh cần có lộ trình, bước đi phù hợp,
cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực, cố gắng của thành
phố. Trước mắt, cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Trong giai đoạn 2020 - 2025: Hoàn chỉnh việc lập Đề án xây dựng thành
phố Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh; trong đó, xác định:
Thứ nhất: Khởi động xây dựng thành phố thông minh; Cơ bản hoàn thành
nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử chuyển dần sang chính quyền số là
nhiệm vụ then chốt với các Mô đun chủ yếu sau:
Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với
việc xây dựng Chính quyền điện tử; Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng
cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành; 70% thông tin dữ liệu đô thị được số hóa;
hình thành hệ thống dữ liệu tích hợp, chia sẻ để cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở
mức độ cao theo hướng tự động hoá nhiều tiện ích trong toàn bộ khu vực công;
Thứ hai: Quy hoạch đô thị theo định hướng Đô thị thông minh, cụ thể:
+ Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 tại một số khu vực, lựa chọn một số phân khu, tuyến…
thực hiện Khu đô thị thông minh. Với các mục tiêu cụ thể sau:
3
- Đến năm 2023, thực hiện thành công tuyến phố áp dụng các tiêu chuẩn Giao
thông thông minh; Tự động hóa tất cả các khâu: Quản lý, kiểm soát, vận hành khai
thác, bảo trì hạ tầng kỹ thuật đồng thời thu thập, định vị, phân tích mật độ phương
tiện để truyền đạt thông tin, mệnh lệnh, phân luồng, chỉ dẫn, cảnh báo…tới người,
phương tiện tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao chất
lượng, hiệu quả phục vụ và vận hành trên toàn tuyến.
- Đến năm 2025, thí điểm và thực hiện thành công 01 Khu đô thị bao gồm đầy
đủ các tiêu chuẩn: Hạ tầng viễn thông số có chất lượng cao; Sử dụng năng lượng sạch
(năng lượng mặt trời) cùng các hệ thống Giao thông thông minh, Môi trường thông
minh, An ninh thông minh, Y tế thông minh, Giáo dục thông minh và các dịch vụ các
tiện ích đô thị thông minh.
+ Tiếp tục rà soát, lựa chọn để đề nghị điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt
theo định hướng quy hoạch thông minh. Phấn đấu từ năm 2022, 100% quy hoạch mới
phải áp dụng tiêu chuẩn Đô thị thông minh; Bố trí, sắp xếp hợp lý một số khu đô thị
vùng đệm đảm bảo dân sinh phù hợp với văn hóa và mức thu nhập của một bộ phận
dân cư được hưởng lợi từ giá trị gia tăng với tiện ích cơ bản mà các Khu đô thị thông
minh mang lại.
Thứ ba: Về cải cách thể chế: Cải cách mạnh mẽ thể chế, hoàn thiện các cơ chế
chính sách thuộc thẩm quyền của Thành phố hoặc được tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh
chấp thuận cơ chế đặc thù nhằm tạo môi trường pháp lý để triển khai, xây dựng và
thực thi Thành phố thông minh ở các giai đoạn phát triển sau.
Hai là: Giai đoạn 2025-2030: Tăng tốc xây dựng thành phố thông minh, cơ
bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng chính quyền số là nhiệm vụ then chốt với
các nhóm giải pháp sau:
Nhóm 1: Rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách, định mức kinh tế kỹ
thuật; thiết lập cơ chế tài chính, cơ chế giám sát, phân giao các trách nhiệm quản lý,
thực hiện phát triển đô thị thông minh. Hình thành, kết nối liên thông, duy trì và vận
hành hệ thống dữ liệu không gian đô thị số hóa và cơ sở dữ liệu đô thị.
Nhóm 2: Tăng tốc phát triển hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn đô thị thông
minh, gồm 02 Mô đun chính:
+ Một là, Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh trọng yếu như:
Hệ thống chiếu sáng thông minh; Giao thông tự động (Chỉ đường, điều hướng, chỉ
huy kiểm soát và xử lý ứng cứu tình huống khẩn cấp..); Hệ thống cấp thoát nước
thông minh; Hệ thống thu gom và xử lý rác thải đô thị thông minh; Phát triển lưới
điện thông minh và hệ thống tự động cảnh báo báo rủi ro, thiên tai.
+ Hai là, Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT): Phát triển
các trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm; Hoàn thiện hạ tầng viễn
thông số của các khu đô thị; Tiếp tục nâng cao mức độ phổ cập sử dụng, kết nối các
thiết bị đầu cuối thông minh. Phát triển các tiện ích dịch vụ công cộng thông minh
cho dân cư đô thị. Hình thành các khu đô thị mới đáp ứng tiêu chuẩn đô thị thông
minh.
4
Nhóm 3: Xây dựng tiềm lực phát triển đô thị thông minh bền vững. Gồm 03
giải pháp cơ bản:
Một là, Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung: Xây
dựng, bồi dưỡng phát triển năng lực, kỹ năng, vai trò trách nhiệm của công dân; Thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc cho thành phố.
Hai là, Hỗ trợ phát triển nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ đô
thị thông minh; Thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp trong các lĩnh vực đô thị thông minh,
tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;
Ba là: Tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi chuyển giao công nghệ về
phát triển đô thị thông minh bền vững. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư,
hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước. Đẩy mạnh, thu hút các nguồn vốn hỗ trợ kỹ
thuật, hợp tác quốc tế để phát triển nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ giải
pháp phát triển đô thị thông minh;
Nhóm 4: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đô thị thông minh;
Khuyến khích sự chủ động tham gia của người dân và doanh nghiệp; Đồng thời đa
dạng các hình thức đối thoại chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong các lĩnh vực phát triển đô thị thông minh;
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, thưa Đại hội!
Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần
thứ 21, trong đó có mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, Đảng bộ, Chính quyền
và Nhân dân thành phố rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của TW, Bộ, Ngành
trong việc điều chính quy hoạch thành phố theo hướng Đô thị thông minh đồng thời
sớm ban hành Bộ tiêu chuẩn về đô thị thông minh;
Với quyết tâm chính trị cao, hệ thống giải pháp khoa học, sự đồng thuận của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân thành phố; Sự ủng hộ của TW, tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh
và các tổ chức trong, ngoài nước thành phố Thanh Hóa có niềm tin mãnh liệt đó là: xây
dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh đứng đầu cả nước.
Đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.
Xin trân trọng cảm ơn!

You might also like