160 Năm Bảo Tồn Động Thực Vật Tại Thảo Cầm Viên

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 206

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY TNHH MTV THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

160 NĂM BẢO TỒN


ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 03 năm 2024


160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

LỜI NÓI ĐẦU


Nhân dịp kỷ niệm 160 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn (1864 – 2024),
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn phát hành kỷ yếu
“160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn” để dánh dấu cột
mốc đáng nhớ, những thành tựu tiêu biểu đạt được trong công tác nghiên cứu, bảo tồn
và giáo dục của một trong những vườn thú lâu đời nhất trên Thế giới.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi bảo tồn, giáo dục, nghiên cứu và phát triển nguồn
gen động - thực vật góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng sinh học ở Việt Nam. Các
công tác nghiên cứu, nhân nuôi, bảo tồn và trưng bày động vật, đặc biệt là động vật đặc
hữu, quý hiếm của Việt Nam và trong khu vực đã đạt được nhiều thành công đáng khích
lệ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Hội thảo khoa học lần này nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 160 năm thành
lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn, là diễn đàn học thuật nơi các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, cán bộ quản lý trực tiếp chia sẻ, đánh giá đúng đắn vai trò của Thảo Cầm Viên Sài
Gòn trong công tác bảo tồn động vật, thực vật và phát triển chương trình giáo dục, tôn
vinh những thành tựu đã đạt được về nhân giống bảo tồn động vật và thực vật, nâng cao
nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình hình thành và phát
triển. Từ đó, có định hướng phát triển bền vững trong công tác bảo tồn động - thực vật
và giáo dục thiên nhiên ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Ban Tổ chức Hội thảo xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cá nhân, nhà
khoa học, tập thể cán bộ, nhân viên các phòng đơn vị của Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã
đóng góp, hỗ trợ để Kỷ yếu được hoàn thiện kịp phục vụ Hội thảo.
Trong quá trình thực hiện Kỷ yếu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có
hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm
và chia sẻ, các ý kiến đóng góp để giúp Kỷ yếu được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự tham dự của Quý đại biểu đã đóng góp cho
sự thành công của Hội thảo khoa học “160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo
Cầm Viên Sài Gòn”!
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

2
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

MỤC LỤC
Lời nói đầu
PHẦN 1: CÁC BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC
1 Phạm Mạnh Dũng 160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại 6
Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2 Khương Văn Mười Thảo Cầm Viên, di sản trong cấu trúc đô 10
thị hoàn chỉnh

3 Phạm Mạnh Dũng Một số kinh nghiệm rút ra qua dịch cúm gia 14
cầm trên đàn đà điểu tại xí nghiệp sản xuất,
Thảo Cầm Viên Sài Gòn

4 Mai Khắc Trung Trực Công tác bảo tồn loài Chim Trĩ sao 17
(Rheinardia ocellata ocellata) tại Thảo
Cầm Viên Sài Gòn

5 Đặng Gia Tùng Vai trò của Thảo Cầm Viên trong việc bảo 27
tồn loài Trĩ sao Rheinardia o. ocellata
(Elliot, 1871) tại Việt Nam

6 Nguyễn Bá Phú Xây dựng quy trình ấp thủ công trứng Rùa 31
Núi Vàng (Indotestudo elongata) tại Thảo
Cầm Viên Sài Gòn

7 Phạm Ngọc Dương và Phục hồi thành công quần thể cá sấu nước 40
cộng sự ngọt (Crocodylus siamensis) tại khu
Ramsar Bàu Sấu, Vườn Quốc gia Cát Tiên

8 Thomas Ziegler và The new “Vietnamazing” conservation 46


cộng sự campaign and the “One Plan Approach to
Conservation”

9 Wang Xiaohe Colubrid Collection of Vietnamese Fauna 84


Ryabov Sergey in the Experimental
Department of Herpetology, Moscow Zoo

10 Kizik A.V. Activities of the Eurasian Regional 107


Khlyupin S.A. Association of Zoos and Aquariums

3
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

(EARAZA)

11 Nguyễn Thị Bé Ba Thành tựu trong công tác nhân nuôi bướm 124
của Thảo Cầm Viên Sài Gòn

12 Trần Thị Thúy Hằng 160 năm – Công tác chăm sóc, nhân giống 133
Lê Thị Kim Sanh và bảo tồn thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn

13 Bùi Minh Trí Cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo giá 148
trị xanh của Thảo Cầm Viên Sài gòn

14 Vương Tiến Mạnh Vai trò cơ bản của các vườn thú trong bảo 153
tồn, nghiên cứu và giáo dục môi trường

PHẦN 2: CÁC BÀI BÁO CÁO THAM LUẬN

15 Phan Việt Lâm Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong cộng đồng 158
vườn thú quốc gia và quốc tế

16 Phòng Kỹ thuật, Thảo Báo cáo công tác cứu hộ động vật tại Thảo 159
Cầm Viên Sài Gòn Cầm Viên Sài Gòn

17 Nguyễn Đình Thế Trung tâm Giáo dục Vườn thú 25 năm 176
Lê Văn Bình (1999 -2024) xây dựng và phát triển

18 Huỳnh Lê Ngọc Diễm Các đề tài nghiên cứu khoa học – sáng kiến 185
thực hiện tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

19 THPT chuyên Lê Cảm nhận về chương trình giáo dục vườn 201
Hồng Phong thú

4
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

PHẦN 1:
CÁC BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC

5
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

160 NĂM BẢO TỒN ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT


TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Ths. BSTY. Phạm Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Thuở đầu, Thảo Cầm Viên chỉ là vùng đất hoang và bạc màu rộng khoảng 12 ha ở
phía Đông Bắc sông L’Avalanche giáp công xưởng hải quân, nơi đây cũng là nông trại
nuôi ngựa giống Ả Rập hoặc trồng lúa Miến Điện của Người Pháp. Đến ngày
23/03/1864, Đô Đốc De La Grandiere giao cho ông Louis Aldolph Germain - một bác
sĩ thú y thuộc quân đội Pháp giải thể nông trại này và thiết lập khu vườn ươm cây giống
và xây dựng một số chuồng trại nuôi động vật là tặng phẩm của những người dân từ các
nơi gửi đến. Có thể nói bác sĩ Germain là người đầu tiên có công khai sinh ra Thảo Cầm
Viên ngày nay. Một năm sau, ngày 23/03/1865, Vườn thực vật được hoàn thành và được
Toàn quyền Đông Dương giao cho ông J.B. Louis Pierre, nhà thực vật học người Pháp,
giám đốc Vườn thực vật Calcutta Ấn Độ đến quản lý. Như vậy, giám đốc đầu tiên của
Thảo Cầm Viên là ông J.B. Louis Pierre với nhiệm vụ được giao là sưu tập chăm sóc
các loại động - thực vật bản địa và các nước Đông Dương cũng như trồng thử nghiệm
một số loài cây từ các nước khác nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau của người Pháp.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, đến cuối năm 1865, Vườn được mở rộng thêm 8ha. Tại
đây, ông Louis Pierre cho ươm trồng thành công nhiều loài cây rừng tự nhiên của nước
ta như Sao, cây họ Dầu, Giáng hương, Lim, Gõ…các loài cây thân gỗ du nhập từ châu
Phi như Xà cừ, từ châu Mỹ như Nhạc ngựa, từ Java như cây Giá tỵ… đặc biệt là các loài
cây ăn trái vùng Đông Dương như vú sữa, xoài, măng cụt, sapochê, mãng cầu xiêm …đã
được chăm sóc và thuần nhập tốt vào Việt Nam. Từ đó, một Vườn thực vật ra đời và tồn
tại đến ngày nay. Một số loài cây xanh của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bắt nguồn
từ Vườn ươm giống này như Xà cừ, Giá tỵ…Bên cạnh đó năm 1865, ông bắt đầu xây
dựng chuồng nuôi chim muông, hươu nai… và kêu gọi người dân lẫn du khách và binh
lính ở xứ Nam Kỳ đóng góp bằng cách đưa các loài chim thú bắt được về đây nuôi
dưỡng (đăng trên tờ Courrier de Saigon) nhờ vậy mà Vườn được bổ sung thêm các loài
thú lạ, có lẽ cũng chính vì thế mà người dân thường gọi đây là Sở thú. Năm 1877, ông
J.B. Louis Pierre mất.
Đến năm 1878, theo tài liệu ghi lại nơi đây đã sưu tập được tất cả các loài chim
của vùng Nam Kỳ, những bầy hoẵng, hươu, nai, bò … và có hồ nuôi những giống chim
nước… Bộ sưu tập động vật gồm 509 con trong đó là 120 con động vật có vú, 344 con
chim và 45 con bò sát thuộc 84 giống và 118 loài.
Năm 1924, Thảo Cầm Viên được mở rộng qua bên kia sông Thị Nghè với diện
tích 13 ha làm vườn ươm cây và hậu cần cho Sở thú.
Năm 1927, một cây cầu Đúc được khánh thành nối liền 2 diện tích trên giúp Thảo
Cầm Viên có điều kiện phát triển tốt hơn. Cũng trong thời gian này một số chuồng trại
được xây dựng, thiết kế quy mô kiên cố có song sắt theo mô hình chuồng nuôi nhốt tập
trung ở Châu Âu đó là chuồng khỉ lớn và chuồng cọp…tồn tại đến ngày nay.
Năm 1956, vườn thú được đại tu kiến thiết, tổ chức quy hoạch lại các khu trồng
cây xanh, trồng hoa, xây dựng nhà cửa, đường xá, tu bổ và nâng cấp các chuồng trại

6
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

nuôi chim thú… “Từ đó, Sở thú xưa đã trở thành một Thảo Cầm Viên đẹp đẽ, với bộ
mặt vui tươi, với kho tàng thảo mộc và cầm thú phong phú và quý giá khả dị hấp dẫn
những du khách ngoại quốc cũng như đồng bào trong nước”. Đây là những ghi chép của
Ban Giám đốc Vườn thú năm 1960 và có lẽ cái tên của Sở thú là Thảo Cầm Viên Sài
Gòn cũng ra đời từ đây.
Năm 1960, Thảo Cầm Viên Sài Gòn rộng 33ha, có chức năng trưng bày động -
thực vật, nghiên cứu khoa học thực nghiệm về cây cảnh, hoa kiểng, cây thuốc nam…Ba
khu nhà kính trồng các loại cây du nhập từ nước ngoài. Bên cạnh đó, Bảo tàng Viện
cũng trưng bày nhiều cổ vật quý của các dân tộc Việt phục vụ công chúng và du khách
ngoại quốc đến tham quan thưởng lãm.
Đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thảo Cầm Viên hầu như
còn nguyên vẹn khi tiếp quản. Tuy nhiên, giai đoạn đầu này Thảo Cầm Viên chưa được
quan tâm đúng mức nên chỉ duy trì hiện trạng mà thôi. Vì thành phố chưa có các khu
vui chơi giải trí khác do đó giai đoạn này số lượng du khách tham quan gia tăng rất lớn
kết hợp với thời gian một số công trình đã xuống cấp. Đặt ra nhu cầu phải nâng cấp Thảo
Cầm Viên để phục vụ nhân dân thành phố, từ năm 1984, một số hạng mục công trình
được cải tạo nâng cấp và xây mới như kè đá và hàng rào dọc kênh Thị Nghè, trải nhựa
một số đường nội bộ…
Đến năm 1990, nhiều chuồng trại được xây mới và mở rộng cho phù hợp tập tính
của các loài động vật. Vườn thực vật cũng được chỉnh trang và chăm sóc tốt hơn. Diện
tích chuồng nuôi năm 1975 là 8500m2 lên 25000m2 vào năm 2000. Đặc biệt vào thời kỳ
này đất nước đổi mới và mở cửa, quan hệ quốc tế của Thảo Cầm Viên phát triển mạnh.
Năm 1984, chỉ quan hệ với Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc và các nước Đông Âu.
Đến năm 1990, Thảo Cầm Viên đã ra nhập Hiệp hội Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA).
Đặt quan hệ với các tổ chức quốc tế như Quỹ đời sống hoang dã thế giới (WWF), Tổ
chức nhân giống bảo tồn quốc tế (CBSG)…
Năm 2011, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Diện tích rộng 16ha.
Năm 2013, Thảo Cầm Viên chính thức là hội viên Hiệp hội vườn thú hồ cá thế
giới (WAZA).
Hiện nay, chức năng và nhiệm vụ của Thảo Cầm Viên Sài Gòn gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nhân giống, phát triển, nghiên cứu khoa học,
động vật, thực vật và tổ chức thực hiện cứu hộ động vật, tái thả về tự nhiên.
- Xây dựng điểm đến du lịch đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí, cho người dân
thành phố nói riêng, cả nước nói chung.
- Xây dựng nguồn tài nguyên lớn về động vật, thực vật phục vụ học tập, nghiên
cứu khoa học, tổ chức hoạt động giảng dạy thực hành, ngoại khóa cho học
sinh, sinh viên và đào tạo kỹ thuật chuyên ngành cho các đơn vị có nhu cầu.
Bộ sưu tập của Thảo Cầm Viên bao gồm 2160 cây xanh, khoảng 382 loài, trong
đó có 29 loài trong Sách đỏ Việt Nam và của IUCN (Liên Hiệp Bảo tồn quốc tế) như
Cẩm lai, Gõ đỏ, Giáng hương, …Bên cạnh đó còn có các nhóm cây thực vật dưới tán

7
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

phong phú như nhóm dược liệu quý của Việt Nam, nhóm hoa kiểng bonsai, nhóm cây
hàng rào…Về động vật tổng số là 2144 cá thể động vật thuộc 128 loài. Đa số có tên
trong Sách đỏ Việt Nam như Trĩ sao, Báo lửa, Hổ Đông Dương, Voi Châu Á…Nhiều
loài lần đầu sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt tai Việt Nam như: Trĩ sao, Báo lửa, Voọc
chân nâu, Voọc chân xám… Thảo Cầm Viên hiện có đàn Trĩ sao - loài đặc hữu của Việt
Nam - gồm 41 con lớn nhất Việt Nam. Các loài động vật nhập ngoại cũng sinh trưởng
phát triển tốt như hươu cao cổ, hà mã, ngựa vằn, sư tử, hổ Belgan…nhiều loài sinh sản
tốt trong điều kiện của Thảo Cầm Viên như sư tử, hổ Belgan, hà mã.
Công tác cứu hộ cũng là một công tác nổi bật của Thảo Cầm Viên thời gian gần
đây. Mỗi năm Thảo Cầm Viên cứu hộ và chăm sóc hàng trăm cá thể từ khắp mọi miền
đất nước như Báo lửa tại Chi cục kiểm lâm Huế, Voọc chân nâu - Chi cục kiểm lâm Đà
Nẵng, Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim Đồng Tháp, voi châu Á tại Đaklak...
Tư vấn chăm sóc và đào tạo kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc động vật hoang dã cho các
đơn vị có nhu cầu như kiểm lâm, cảnh sát môi trường …mang lại kết quả rất tốt. Sau
khi cứu hộ chăm sóc Thảo cầm viên cũng thực hiện đã tái thả về tự nhiên một số loài
như rái cá vuốt bé, tê tê, khỉ đuôi dài…Kế hoạch sắp tới sẽ tái thả các loài sinh sản tốt
trong vườn thú như trĩ sao, cầy vằn, hươu vàng.
Công tác giáo dục vườn thú hiện nay là hướng đi mới của Thảo Cầm Viên 25
năm qua. Thảo Cầm Viên chú trọng xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng về gìn
giữ bảo tồn tôn tạo về đa dạng sinh học cho du khách và đặc biệt cho các học sinh và
sinh viên. Các chương trình Giáo dục vườn thú gồm chương trình tiết học ngoài nhà
trường, chương trình trải nghiệm khoa hoc nông nghiệp đang thu hút đông đảo học sinh
– sinh viên tham gia.
Về đối ngoại, Thảo cầm viên hiện là thành viên Hiệp Hội Vườn Thú Thế giới
(WAZA), Hiệp hội vườn thú Đông Nam Á (SEAZA) và là thành viên sáng lập Hiệp Hội
Vườn Thú Việt Nam (VZA).
Với truyền thống lịch sử 160 năm bảo tồn và phát triển của Thảo Cầm Viên Sài
gòn. Hôm nay, chúng ta vui mừng nhìn lại những chặng đường đã qua của Thảo Cầm
Viên và có thể nói rằng chúng ta đã hoàn thành trọng trách cao quý nhưng không kém
phần áp lực là bảo tồn các loài động thực vật mà các tiền nhân đã tôn tạo gầy dựng và
nuôi dưỡng chăm sóc suốt 160 năm qua tại Thảo Cầm Viên . Với tâm thế và ý thức đây
là trách nhiệm và công việc vẫn còn phải tiếp tục không ngừng nghỉ…Qua Hội nghị
hôm nay Thảo cầm viên Sài gòn sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến vì mục tiêu là bảo tồn sự
đa dạng sinh học của Việt Nam cho các thế hệ mai sau của Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cả nước nói chung.
Những cột mốc bảo tồn - phát triển của Thảo Cầm Viên SG
1. Năm 1864 khu vườn ươm và trại chăn nuôi 3/1864- 3/1865 khai trương mở cửa
2. Năm 1924, mở rộng qua rạch Thị Nghè
3. Năm 1927, Thảo Cầm Viên xây cầu nối 2 phần diện tích Sở Thú
4. Năm 1956, được tu sửa và kiến thiết từ đó có tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn như
ngày nay

8
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

5. Năm 1975 – 1984, Thảo Cầm Viên Sài Gòn trực thuộc Công ty Công viên cây
xanh TPHCM.
6. Năm 1984, Thảo Cầm Viên Sài Gòn trực thuộc Sở Công trình đô thị TPHCM.
8. Năm 1991, Thảo Cầm Viên Sài Gòn trực thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM.
9. Năm 2011, Thảo Cầm Viên chuyển đổi thành Công Ty TNHH MTV Thảo Cầm
Viên Sài Gòn, trực thuộc UBND TPHCM
10. Năm 2015, Thảo Cầm Viên được Hội đồng nhà nước tặng thưởng Huân chương
lao động hạng 3
11. Năm 2024, Thảo Cầm Viên kỷ niệm 160 năm thành lập.

9
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

THẢO CẦM VIÊN, DI SẢN TRONG CẤU TRÚC ĐÔ THỊ HOÀN CHỈNH
KTS. Khương Văn Mười, Nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí
Minh
Thực vật và động vật là thành tố trong thiên nhiên, xu thế hiện nay đang bằng mọi
giá bảo tồn, bảo vệ, lưu trữ và phát triển những hệ động thực vật thời gian qua bị tàn phá
trước sự phát triển của loài người, xác định hệ sinh thái môi trường thiên nhiên là một
trong tiêu chí phát triển bền vững của địa cầu.
Một số quốc gia lớn có điều kiện, được sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc đã tạo dựng
vườn thú thiên nhiên, những khu rừng sinh quyển Amazon, nhưng vẫn bị tác động không
ít, thậm chí còn bị đe dọa bởi tác động kinh tế. Việt Nam có rừng sinh quyển Cần Giờ
được tái tạo sau ngày thống nhất đất nước.
Những thành phố, quốc gia đã hình thành những công viên rừng, rừng phòng hộ,
rừng nguyên sinh, rừng sinh quyển, cây xanh cách ly, ... để bảo vệ môi trường sống của
đô thị đó, tạo vi khí hậu, khu vực nghỉ ngơi giải trí để con người có cơ hội trở lại thiên
nhiên.
Việt Nam với dãy Trường Sơn, từ Bắc chí Nam, với cánh rừng nhiệt đới, với những
cánh rừng nguyên sinh (Nam Cát Tiên với hơn 60.000 ha), Rừng Sát, Rừng ngập mặn
(Cà Mau), rừng trung du, …. Chiến tranh đã tàn phá, dọn sạch. Nay do công tác bảo vệ
giữ gìn và phát triển nên đã hình thành trở lại. Nhưng nhờ thời tiết, nhờ sự quan tâm của
nhà nước, toàn bộ đã được phục hồi, các hệ động vật, thực vật cần được tái sinh, nhưng
với những khu rừng lớn ngoài bảo vệ môi trường hệ sinh thái, còn phục vụ công tác
nghiên cứu, môi trường cảnh quan và những tác động đến con người.
Con người được sinh ra, ngoài mối quan hệ gia đình, đến môi trường xã hội, bên
cạnh vài loại động vật thú nuôi, cây trồng, còn trong thành phố bị giới hạn bởi diện tích
sinh sống, kiến thức về môi trường cũng bị giới hạn theo. Nên hình thành môi trường
động thực vật là cần thiết tại thành phố lớn, để có thể cung cấp, giới thiệu cho thiếu nhi
nhận thức môi trường sống còn là khu giải trí cuối tuần cho những gia đình.
- Giá trị về lịch sử hình thành:
Thành lập Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh là ngày 23/3/1864, Đề đốc
De La Grandière cho xây dựng Vườn Bách Thảo. Ông Louis Adolphe Germain, thú y sĩ
của quân đội Pháp, được giao mở mang 12 hecta vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch
Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và ươm cây, nhiệm vụ trưng bày giữ gìn thú quí hiếm với
cộng đồng xã hội 500.000 dân. Năm 1924, Vườn Bách Thảo sáp nhập thêm 13 hecta
phía bờ bắc rạch Thị Nghè với tên gọi là Vườn Cognag; một cây cầu đúc được bắc qua
rạch. ông Louis Pierre (1833-1905) là người có công lớn trong việc xây dựng, mở rộng
Vườn Bách Thảo. Là một nhà thực vật học suốt đời tận tụy cho sự nghiệp, nhờ ông nhiều
cây rừng tự nhiên được tồn tại, nhiều loài cây đại mộc nhiệt đới từ châu Mỹ, châu Phi,
Đông Nam Á được du nhập, một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á được ươm
trồng, để từ đây cho ra đời những giống cây trái ngon. Sau mở rộng Đại lộ Norodom
(nay là đường Lê Duẩn) phá bỏ thành lũy cũ để thực hiện trục đường chính trung tâm
thành phố và Thảo Cầm Viên mở rộng sang bên trái và không gian cây xanh, đóng khung

10
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

trục đường Lê Duẩn, một thủ thuật trong thiết kế đô thị thời Pháp bấy giờ. Trong Thảo
Cầm Viên ngoài số cây hiện có trước kia thuộc loại quý hiếm đa dạng đã được chăm sóc
nay phát triển thêm, cùng một số loài động vật các xứ ôn đới, nhiệt đới khác.

11
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1, 2, 3: Bản đồ Sài Gòn năm 1878

- Giá trị ký ức:


Khi mới hình thành, Thảo Cầm Viên, Sở Thú là nơi để các phụ huynh trong thành
phố hay phía Nam đưa con em đến tham quan trong kỳ nghỉ hè, tham quan, cung cấp
thông tin về động thực vật, tăng thêm kiến thức về thiên nhiên và kiến thức về lịch sử
phía Nam.
Cho đến nay nó là ký ức hoài niệm, trong đó còn có đền Hùng, có Bảo tàng Lịch
sự, tuy nhỏ, nhưng rất phong phú để cung cấp cho một chuỗi quá trình kiến thức về lịch
sử hình thành Việt Nam.
- Giá trị về Quy hoạch, thiết kế đô thị:
Với vị trí và qui mô, Thảo Cầm Viên là một thành phần trong lịch sử hình thành đô
thị.
Trục đường Norodom – Thảo Cầm Viên bên cạnh nhà thờ Đức Bà, cùng ngước có
đời trước, sau là tượng chiến sĩ – nay là Hồ Con Rùa … Trước còn có Nhà dây thép (nay
là bưu điện Thành phố) … đường Đồng Khởi hướng ra quảng trường bán nguyệt bờ
sông Sài Gòn.
Phát triển thành phố Sài Gòn dựa trên phác thảo trung tá công binh Coffyn. Căn
cứ vào các nguyên lý đô thị, của Pháp và căn cứ trên địa hình thổ nhưỡng thủy văn thời
tiết được bố cục tạo thành những không gian chủ lực, công trình tiêu biểu kiến trúc Pháp
được nhiệt đới hóa – tạo nên hình ảnh thành phố tuy nhỏ nhưng khang trang.

12
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trục Dinh Toàn Quyền (Ủy ban nhân dân) nhìn ra Kênh – Sông Sài Gòn, nơi các
tàu chuyển hàng hóa và kênh (đường Hàm Nghi – đến chợ Sài Gòn), không gian thương
mại. Sau thành tuyến đường không gian rộng nhờ lấp kênh, chợ Bến Thành dời về sân
ga xe lửa đi Miền Tây (nay là Công viên 23 tháng 9). Cột cờ Thủ Ngữ án nơi cửa sông
để giữ kiểm soát thuế tàu thuyền, xưởng sửa chữa tàu thuyền công ty vận tải biển.
Sự phát triển liên tục, đáp ứng nhu cầu xã hội, kinh tế, văn hóa phong tục tập quán,
vẫn tạo được tổng quát khu đô thị, với địa hình sông, ngoài kênh rạch, địa hình thiên
nhiên, nắng mưa gió mát Đông Nam, mưa Tây Nam. Pháp đã chọn trục Bắc - Nam,
Đông – Tây của thành lũy đất làm chuẩn, để vạch ra các tuyến giao thông song song, và
cắt ngang theo ô bàn cờ dùng không gian khoảng trống trục đường để đưa gió mát vào
khu trung tâm nóng bức dùng cảnh quan bờ sông tạo sự dịch chuyển vi khí hậu trên mặt
nước vào khu dân cư, làm mát đô thị, dùng kiến trúc chủ lực làm công trình trình đóng
không gian các trục đường tạo điểm nhấn cuối qua đầu trục đường cây xanh xung quanh
để nâng cao giá trị công trình mang tính sang trọng. Sở thú được chọn cạnh rạch để luôn
có vị trí khí hậu mát mẻ cho các loài thú, và trồng cây thân cao tạo bóng mát. Các loài
cây thân cao của vùng nhiệt đới sống lâu năm nay thành loại thực vật quý hiếm của Thảo
Cầm Viên.
Tất cả những quan điểm về thiết kế đô thị thể hiện trên tổng mặt bằng, kết hợp với
môi trường thiên nhiên, địa hình địa vật, thời tiết khí hậu và giải pháp bố cục không gian
kiến trúc, phù hợp quy mô dân số khoảng 500.000 người với tất cả tiện nghi cơ bản cho
cộng đồng dân cư hoàn chỉnh.
Thảo Cầm Viên là thành phần trong đô thị đó, nhưng giá trị Thảo Cầm Viên vẫn
cần phải giữ gìn, ngoài giá trị nêu trên nó còn là di sản trong đô thị. Cùng với các công
trình trọng điểm được bố trí xung quanh theo các ô phố tạo thành trung tâm thành phố,
gọn ghẽ, khang trang phù hợp khí hậu nhiệt đới, với các loại cây đặc sản được trồng
theo các tuyến đường chính (Dái ngựa, cây gáo, cây nhãn, me …) Từ đó, các thương
nhân gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông./.

Chú thích Nguồn tham khảo:


- Quy hoạch Sài Gòn thuở ban đầu - Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa – Báo Pháp Luật
- Thảo Cầm Viên, một trong 10 vườn thú lâu đời nhất thế giới - Trung Sơn – báo
Vnexpress.net
- Hình ảnh trên Internet

13
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA QUA DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐÀN
ĐÀ ĐIỂU TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT, THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Ths. BSTY. Phạm Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn
1. Đặt vấn đề:
Phòng chống dịch bệnh cho các loài động vật của Thảo Cầm Viên là một công tác
luôn được Ban lãnh đạo (BLĐ) quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, do nuôi dưỡng bán tự
nhiên tại Xí nghiệp sản xuất (XNSX) và chuồng trại còn nhiều hạn chế nên vừa qua
tháng 7/2023 có xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) trên đà điểu Châu Phi. Đây là lần
đầu tiên Thảo Cầm Viên bị dịch CGC.
Nhìn lại các công tác đã thực hiện vừa qua sẽ giúp công tác phòng chống dịch
trong tương lai ngày càng tốt hơn đó cũng là mong muốn của tác giả và của cán bộ kỹ
thuật thú y liên quan.
2. Diễn tiến dịch bệnh trên đàn đà điểu
- Ngày phát hiện ca đầu tiên 7/7/2023 tại chuồng số 1. Triệu chứng: tách bày đi
riêng lẻ, lừ đừ, bỏ ăn. Nguyên nhân: Mổ khám tự nhận định là bệnh truyền nhiễm
gia cầm. Chết ngày 8/7/2023.
- 9/7/2023 phát hiện 2 ca triệu chứng tương tự. Chết 10/7/2023
- 11/7 chết 3 con
- 13/7 chết 10 con
- 14/7/2023 số ca chết 9 đà điểu, 7 con nghi mắc bệnh. Gửi 1 mẫu mô tới
Phòng xét nghiệm chuẩn đoán thú y Việt – Hàn (Đại học Nông Lâm TPHCM). Kết quả:
Bênh cúm gia cầm (Phương pháp xét nghiệm: RT-PCA)
- 15/7/2023 Đề xuất tiêu hủy toàn bộ đà điểu chuồng số 1 (53 con).
- 31/8 Tiêu hủy đàn chuồng số 2 (18 con) có dấu hiệu bệnh.
- Chuồng số 3 : gồm 39 con qua 21 ngày không có dấu hiệu bệnh nên an toàn cho
đến nay.
3. Các biện pháp chống dịch đã được áp dụng
- 15/7/2023 Lập ban chỉ đạo phòng chống dịch của Thảo Cầm Viên.
- 15/7/ 2023 Báo Trạm Chăn nuôi thú y Huyện Củ Chi chứng kiến tiêu hủy đà điểu
theo quy định cơ quan thú y (Văn bản kèm theo).
- Cùng ngày triển khai một loạt các công tác phòng chống dịch trong toàn đơn vị
để bảo vệ nghiêm ngặt đàn chim thú quý hiếm của Thảo Cầm Viên như Trĩ sao, Công
xanh…
- Ban chỉ đạo phòng chống CGC họp hàng tuần và có báo cáo BLĐ đơn vị để kịp
thời xử lý ngay những tình huống phát sinh mới. Cũng như thông tin đến các đơn vị liên
quan công tác này.
4. Kết luận và một số bài học kinh nghiệm
- Thảo Cầm Viên đã chủ động xây dựng Quy trình phòng chống dịch bệnh của
Thảo Cầm Viên từ năm 2017 nên luôn ở thế chủ động khi xảy ra sự cố. Bác sĩ thú y và
công nhân nuôi thú không ngại khó khăn nguy hiểm trong công tác phòng chống dịch
cúm gia cầm.

14
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Sự vào cuộc của các đơn vị liên quan như BLĐ công ty, phòng kỹ thuật, xí nghiệp
động vật, xí nghiệp bảo vệ và XNSX cùng các anh chi em công nhân viên trong đơn vị
chung tay thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật nói chung và Quy trình phòng chống dịch
nói riêng góp phần vào việc khống chế dịch thành công sau khoảng 2 tháng (7/2023-
31/8/2023) bảo đảm an toàn cho người nuôi và các loài động vật của đơn vị. Quan trọng
nhất là không để dịch bệnh lây lan trên đàn chim thú quý hiếm của Thảo Cầm Viên đang
nuôi dưỡng chăm sóc tại Quận 1.
- Tuy nhiên cũng cần rút ra vài bài học kinh nghiệm như :
+ Nên duy trì đàn đà điểu có số lượng hợp lý. Cần chích ngừa phòng bệnh cho
đà điểu tại XNSX. Tiếp tục theo dõi và tăng cường vệ sinh phòng chống dịch bệnh cúm
gia cầm tại XNSX.
+ Cần tuyển bác sĩ thú y cho XNSX để theo dõi sức khỏe đàn động vật hàng
ngày và vệ sinh chuồng trại tại đây.
+ Khi xảy ra sự cố cần nhanh chóng chuẩn đoán xác định bệnh để xử lý kịp thời
theo quy định của cơ quan thú y.
+ Củng cố tập huấn về nuôi dưỡng chăm sóc động vật cho XNSX.
+ Theo dõi tình hình dịch bệnh tại huyện Củ Chi và các khu vực lân cận để có
biện pháp phòng chống từ sớm từ xa nhằm bảo vệ đàn chim thú của Thảo Cầm Viên một
cách an toàn hiệu quả nhất.
Phụ lục 1. Vài hình ảnh về công tác chống dịch cúm gia cầm tại XNSX

Hình 1: Đà điểu chết tai khu chuồng số 1 của XNSX


Hình 2: Chở xác ra xe đi tiêu hủy

15
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 3: Nhóm Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thảo Cầm Viên – cán bộ kỹ
thuật thú y và công nhân sản xuất tiến hành tiêu hủy và chôn xác đà điểu chuồng
số 1, tại XNSX ngày 15/07/2023.

Phụ luc 2: Tài liệu tham khảo


1. TS Hoàng Thanh Hải. TS Phạm Công Thiệu. 2013. Chim trĩ đỏ khoang cổ
(Phasianus colchicus) ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội.
2. Nguyễn Vỉnh Phước. 1978. Giao trình Bệnh truyền nhiễm gia súc. Nhà xuất bản
nông nghiệp. Vụ đào tạo. Bộ nông nghiệp
3. TS. Võ Đình Sơn . 2023. Bệnh thú hoang dã. Đại học công nghệ TPHCM. Bộ giáo
dục đào tạo.
4. G.P. Melekhi, n.Ia Gridin .1977. Sinh lý gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội
và Nhà xuất bản Mir Matxcova.
5. T.N. Tully,Jr. G.M. Dorrestein, A.K. Jones. 2000. Handbook avian medicine.
Saunders Elsevier.
6. Nancy J Thomas, D Bruce Hunter, Carter T. Atkison. 2007. Infestious Diseases of
Wild Bird. Blackwell Publishing.
7. D.C Deeming. 1999. The Ostrich byology, Production and health. CABI Publishing.

16
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

CÔNG TÁC BẢO TỒN LOÀI CHIM TRĨ SAO (Rheinardia ocellata ocellata)
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Ths. BSTY. Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc Xí nghiệp Động vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn
I. Lịch sử hình thành và phát triển bộ sưu tập chim Trĩ sao ở Thảo Cầm Viên Sài
Gòn
Chim Trĩ sao được ghi nhận phân bố ở hai quốc gia là Lào và Việt Nam. Năm
1871 Elliot đặt tên chúng là Argus ocellatus khi tìm hiểu về một số lượng lớn lông chim
trĩ không rõ nguồn gốc được lưu giữ ở bảo tàng Paris. Trước đó năm 1835 – 1859
Verriaux cũng đặt tên cho loài này là Argus ocellatus trên bản thảo (theo Delacour 1951).
Năm 1879 -1881 hai bộ da của chim Trĩ sao được thu từ tư lệnh Rheinart và nhà toàn
quyền Nam Kỳ thì loài này mới được xác định chính thức nguồn gốc từ Việt Nam, cũng
từ đó chi Rheinardia được công bố vào năm 1882 bởi Maingonnat (G.W.H. Davison và
cộng sự, 2020).
Theo IUCN red list of threatened species, mức độ đe dọa đối với loài chim Trĩ
sao vào năm 1994 là VU (Vulnerable) và tăng dần mức độ đe dọa 2005 NT (Near
Threatened), 2018 EN (Endangered), 2021 CR (Critically Endangered).
Năm 1992, hai chim Trĩ sao trống được mang về Thảo Cầm Viên Sài Gòn từ vùng
Tam Kỳ - Quảng Nam. Đến năm 1993, 15 cá thể Trĩ sao được bổ sung vào bộ sưu tập từ
chợ Cầu Mống TPHCM và các tỉnh như Lâm Đồng, Khánh Hòa. Năm 1994, thêm 6 cá
thể Trĩ sao được bổ sung thêm vào bộ sưu tập. Trong những năm này, do chim được vận
chuyển đến từ nhiều tỉnh xa xôi, một số không thích nghi được nên cũng gây nên sự hao
hụt mất mát.
Năm 1996, sự kiện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho sinh sản thành công đã thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức bảo tồn chim trên thế giới. Với bài thuyết trình
tại hội nghị của Hiệp hội chim trĩ thế giới (WPA – World Pheasant Association), Tiến sĩ
Phan Việt Lâm đã cho công chúng thấy được thành tựu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm. Cũng trong năm này, hai

bài viết về Trĩ sao đã được đăng trên tạp chí của Hiệp hội chim trĩ thế giới và Báo kiến
thức ngày nay của Việt Nam. Thành tựu này mở ra mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa
Thảo Cầm Viên Sài Gòn và vườn thú Zorasia Yokohama zoo (Nhật Bản) và vườn thú
Tier Park Berlin zoo (Đức). Năm chim Trĩ sao đã được chuyển cho 2 vườn thú này để
nhân giống, bảo tồn và trưng bày phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của người dân
nước bạn.

17
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1.1 Các bài viết về thành công của TCVSG trong nhân giống chim Trĩ sao

II. Sơ lược về sự biến động số lượng chim Trĩ sao trong bộ sưu tập từ lúc hình thành
đến cuối năm 2023
Giai đoạn 1996 – 2016 công tác tăng đàn gặp không ít những khó khăn, số lượng
chim Trĩ sao trong bộ sưu tập không vượt quá 15 cá thể. Nhìn thấy vấn đề có thể xuất
phát từ nguồn gen không đa dạng, điều kiện chuồng nuôi chưa thật sự phù hợp cũng như
các vấn đề về dinh dưỡng trên chim Trĩ sao vẫn còn khá mới mẻ, nhiều giải pháp đã
được đưa ra. Năm 2009, ba cá thể Trĩ sao (2 trống: 1 mái) được bổ sung thêm vào bộ
sưu tập, chuồng nuôi có sự thay đổi về thiết kế, khẩu phần ăn thay đổi nhằm mang lại
hiệu quả sinh sản cao hơn. Năm 2018 - 2023 số lượng chim Trĩ sao trong bộ sưu tập đã
tăng đến 42 cá thể. Trong đó có những năm tăng đàn từ 8 đến 14 cá thể.
Biến động số lượng chim Trĩ Sao trong bộ sưu tập TCVSG
50
42 41
40
29
30
22 22 24
17 15 19 18
20 16 14 13 14 14 13 15
9 11 10 11 10 12 11 10 11 10 12 13
8 9
10
2
0
2007
2008
2009
2010
2011
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
Tháng 1 Tháng 12

Biểu đồ 2.1 Biến động số lượng chim Trĩ sao trong bộ sưu tập của TCVSG
Cuối năm 2023 số lượng Trĩ sao có thể sinh sản là 8 cặp trong tổng số 41 cá thể.

III. Môi trường nuôi dưỡng


Do đặc thù của một đơn vị vừa làm công tác bảo tồn vừa làm công tác trưng bày
nên việc thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp để có thể thuận lợi chăm sóc đàn chim quý
này cũng là một thách thức. Chuồng nuôi được thiết kế với các chiều đo đảm bảo đủ
diện tích cho chim vận động, bay nhảy, thực hiện các hành vi tự nhiên và khoảng không
gian riêng tư để lẩn trốn khi cảm thấy không an toàn. Sân chơi có khoảng đất cát để
trồng cây cỏ tạo môi trường thân thiện và một khoảng xi măng để bố trí máng ăn, máng
uống.

18
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trước đây, khoảng an toàn riêng tư được che bằng phên lá dừa đặt bên trong
chuồng tạo sự kín đáo khi chim ấp trứng. Trong suốt 6 tháng mùa sinh sản, các tấm rèm
tre sẽ được treo thêm phía ngoài chuồng để che chắn tầm nhìn của du khách vào bên
trong. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác trưng bày và khả năng du khách tiếp cận
vẻ đẹp cũng như thói quen của chim trong mùa sinh sản.
Hình 3.1 Chuồng Trĩ sao cũ

Hình 3.2 Bố trí phên lá dừa và cây che tạo không gian riêng tư cho chim Trĩ sao
Hiện nay, sau khi khảo sát sự ảnh hưởng của du khách đến việc sinh sản của chim
Trĩ sao, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã quyết định mở hẳn các rèm tre để du khách có thể
thưởng ngoạn đàn chim này trong cả năm. Những tấm phên lá dừa được thay thế bằng
hàng cây bụi vừa có tác dụng tạo khoảng không riêng tư vừa tạo mảng xanh tự nhiên
trong chuồng.

19
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 3.3 Chuồng Trĩ sao mới


Chim Trĩ sao hiện nay cũng không còn sống theo cặp đơn lẻ mà được ghép chung
với những loài không có sự cạnh tranh thức ăn, không gian sống như rùa, kỳ nhông,
rồng đất. Hiện tại chưa có ghi nhận nào chỉ ra các loài sống chung này gây ảnh hưởng
đến hoạt động sinh sản của chim Trĩ sao tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Hình 3.4 Các hoạt động trong mùa sinh sản của chim Trĩ sao không bị ảnh
hưởng bởi du khách và động vật
IV. Khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn của chim Trĩ sao được thay đổi cho phù hợp với từng nhóm tuổi,
chú trọng đến các loại thực phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến công nghiệp như rau xanh,
trái cây chín, hạt, côn trùng, sâu. Các loại thức ăn công nghiệp được bổ sung thêm để
đảm bảo dinh dưỡng cho chim.
Tất cả thức ăn công nghiệp, trái cây dễ lên men, ẩm mốc sẽ được cho ăn trong
máng để dễ dàng dọn rửa, vệ sinh. Các loại thức ăn hạt tự nhiên được rải ra sân cho chim
mổ tìm. Đối với nhóm này nếu thừa sẽ mọc mầm tạo thành nguồn thức ăn xanh cung
cấp thêm chất xơ và vitamin cho chim.

20
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

V. Công tác ghép đôi, làm ổ đẻ và ấp trứng


5.1. Công tác ghép đôi
Tuyệt đối không ghép đôi vào mùa sinh sản vì Trĩ sao trống rất hiếu chiến có thể
gây hại Trĩ sao mái. Vào mùa sinh sản buồng trứng của Trĩ sao mái phát triển, những
trường hợp bắt để di chuyển chuồng, ghép đôi có thể làm vỡ trứng bên trong bụng gây
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí là gây chết Trĩ sao mái.
Vì lý do trên, có 3 ưu tiên nên thực hiện khi ghép cặp Trĩ sao
- Lựa chọn và nuôi chung với nhau từ rất sớm trước tuổi trưởng thành
- Lựa chọn ghép trĩ trưởng thành ngay sau mùa sinh sản
- Lựa chọn ghép trĩ trưởng thành trước khi đến mùa sinh sản
5.2. Làm ổ đẻ
Khung ổ đẻ bằng kim loại, đường kính khoảng 40 – 50 cm, không quá sâu hoặc
quá cạn. Bên trong ổ thường được lót rơm và lá khô đủ dày để không gây vỡ trứng khi
chim mái ấp.
Ổ đẻ được treo cao từ tầm 1,5 – 2,5m tùy vào điều kiện chuồng. Ổ phải được gắn
chặt vào tường hoặc cành cây. Buộc thêm vài nhánh cây ngắn xung quanh ổ, tạo điều
kiện cho chim nhảy ra vô trong mùa sinh sản, tránh nhảy trực tiếp vào ổ gây vỡ trứng.
Thông thường mỗi chuồng nuôi sẽ được bố trí từ 2 – 3 ổ cho chim lựa chọn tự nhiên.
Hiện tại số lượng ổ đẻ đặt trong chuồng đã giảm, chỉ còn từ 1 – 2 ổ vì chim Trĩ sao đã
quen với ổ cũ.

5.3. Ấp trứng
Vào năm 1996, 2 chim Trĩ sao nở lần đầu tiên là do gà ấp. Các trứng sau khi thu
từ ổ đẻ sẽ mang lên chuồng gà đẻ để gà ấp thay chim trĩ mái.
Hiện tại, công tác thu trứng và ấp trứng chim Trĩ sao có quy trình linh hoạt hơn.
Đối với lứa trứng đầu tiên, chim trĩ mái sẽ ấp trong 1 đến 2 tuần, sau đó sẽ thu trứng và
ấp bằng máy. Việc này giúp cho trĩ mái mau hồi phục, chuẩn bị sức khỏe cho lần đẻ kế
tiếp.
Lứa trứng thứ hai, chim mẹ sẽ tự ấp hoàn toàn cho đến ngày trứng nở.
Khi chim mẹ từ chối ấp trứng, bệnh, gầy, mê ổ không ăn… trứng sẽ được thu để
ấp máy.
Trường hợp chim Trĩ sao mái đẻ lứa thứ 3 trong năm thì tùy tình hình thể trạng
chim mẹ mà trứng sẽ được thu ấp nhân tạo hay để chim mẹ ấp trong giai đoạn đầu 1 -2
tuần.
Trứng chim Trĩ sao nở sau 24 ngày ấp.
Máy ấp trứng Trĩ sao thường là loại vỏ bằng gỗ, tự điều chỉnh cân bằng nhiệt độ
và số lần đảo trứng. Ẩm độ máy được ổn định nhờ sự bốc hơi tự do bởi nước trong khay
đặt ở đáy máy ấp. Thông số cơ bản khi ấp trứng Trĩ sao:
Thời gian ấp 24 ngày, nhiệt độ trung bình 37,5 độ C, ẩm độ biến thiên trong
khoảng 65 – 75%. Trọng lượng trứng giảm trung bình khoảng 16,7% trong cả chu kỳ
ấp.

21
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 5.1 Trứng Trĩ sao được mẹ ấp trong ổ và trứng Trĩ sao vừa nở trong máy
5.4. Chăm sóc chim non
Chim non mới nở cho đến 3 tuần tuổi được úm trong lồng 2 đáy với kích thước
các chiều dài x rộng x cao = 90 x 60 x 90 cm. Đáy lồng được lót báo và trải cát để tránh
trơn trợt và hút ẩm từ thức ăn, nước uống và nước rơi vãi.

Hình 5.2 Chuồng úm Chim Trĩ sao mới nở - 4 tuần tuổi


Khi chim đạt 4 tuần tuổi sẽ được đưa xuống úm sàn có nền cát dày, kích thước
các chiều của lồng úm sàn dài x rộng x cao =120 x 100 x 100 cm.
Để kích thích khả năng kiếm mồi của chim non, thức ăn được đưa vào chuồng
úm ngay từ ngày đầu tiên với sâu gạo và cám gà con, các ngày sau thức ăn xanh được
cấp thêm, chủ yếu là rau xanh và hạt nảy mầm. Thức ăn luôn để thừa hơn so với khả
năng tiêu thụ để tránh hao hụt khi rơi vãi, chim được tự do lựa chọn, luôn có sẵn trong
ngày.
Hệ thống đèn sưởi cũ được thay bằng bóng UV nhằm cung cấp vừa nhiệt và tia
UV cho chim non phát triển.
Sau 10 tuần tuổi, chim được thả ra chuồng lớn.

VI. Sự thay đổi ngoại hình của chim Trĩ sao qua các giai đoạn
Chim non sẽ có sự thay đổi ngoại hình rõ rệt qua các giai đoạn:

22
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

• Lúc mới nở: lông màu hung, đen, có hai sọc vàng chạy trên thân, mỏ và
chân màu đỏ hồng nhạt
• Lúc 3 tuần tuổi chim có màu sắc và hình dáng như chim mái, chưa có mào
trên đầu và vạch trắng ở chân mày, mỏ và chân chuyển sang màu xám.
• Sau 6 – 8 tuần tuổi vạch trắng ở chân mày xuất hiện, mỏ và chân xám.
• Khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể phân biệt trống mái do sự xuất hiện
của mào, sắc lông thay đổi pha trộn giữa sắc màu của chim trưởng thành
và màu hung còn sót lại. Mỏ dần chuyển sang màu hồng.

Hình 5.3 Hình dạng chim Trĩ sao qua các giai đoạn tuổi
• Khi chim đạt 1 năm tuổi các biểu hiện cho sự phát triển, thành thục giới
tính thể hiện rõ thông qua việc xù mào, căng lông đuôi và lông cánh khoe
mẽ, đánh nhau, tranh giành vị trí ngủ tốt… canh cảnh báo cho đàn khi phát
hiện những mối nguy.
• Khi 2 năm tuổi ngoại hình của chim như chim trưởng thành, tuy nhiên
chiều dài đuôi ở chim trống không bằng chiều dài đuôi chim trưởng thành.
• Chim hoàn toàn trưởng thành vào giai đoạn 3 năm tuổi và có khả năng
sinh sản.

VII. Mùa sinh sản

23
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Mùa sinh sản bắt đầu từ cuối tháng 12 năm trước đến cuối tháng 6 năm sau. Trong
giai đoạn này chim trống và chim mái kêu thường xuyên. Cả chim trống và mái đều có
biểu hiện khoe mẽ, ve vãn tán tỉnh lẫn nhau. Chim trống năng động và hung dữ hơn, sẵn
sàng tấn công ngay cả người chăn nuôi. Thời gian hoạt động trong ngày tăng lên. Chim
thức giấc trước 5h30 và lên cây ngủ khoảng 17h30. Trong thời gian này chim trống
xuống đất trước và lên cây sau, chỉ duy nhất vào ngày sinh sản thì chim mái sẽ xuống
đất sớm hơn chim trống.
Chim trống sẽ thu hút chim mái bằng cách căng hết cỡ lông đuôi, lông cánh và
mào, sau đó đứng bất động có khi lên đến hơn 45 phút. Vào khoảng 5h45 – 9h00, 15h30
– 17h30 chim trống thường thể hiện điệu múa, bắt đầu là chạy nhanh về phía chim mái,
đi bộ quanh chim mái 1,5 – 2 vòng, sau đó tăng tốc, vểnh đuôi, vung vẩy lông đuôi đi
quanh chim mái trung bình 2 – 3 vòng rồi lại chạy ra xa.
Thông thường chim trống và chim mái có tiếng kêu gần giống nhau để giao tiếp,
cảnh báo nguy hiểm… Đến mùa sinh sản, TCVSG có ghi nhận được một kiểu tiếng kêu
đặc biệt của chim trống. Thời gian kêu được ghi nhận từ 5h30 sáng đến 18h00, tuy nhiên
số lượt kêu ở khoảng từ 10h30 – 15h00 ít hơn hẳn so với lúc sáng sớm và chiều mát.

VIII. Đẻ trứng
Vào ngày đẻ trứng, chim mái sẽ xuống đất sớm hơn chim trống, liên tục nhảy
lên, xuống để sắp ổ. Chim đẻ trứng thứ nhất thì không nằm ấp, cách 2 ngày sẽ đẻ trứng
thứ hai, từ lúc này chim mái sẽ bắt đầu nằm ổ, chỉ di chuyển rời ổ khi có nhu cầu uống
nước và ăn.
Mỗi năm chim mái trưởng thành đẻ trung bình 2 – 3 lứa trứng, mỗi lứa tối đa 2
trứng.
Trứng chim màu trắng hồng pha lẫn những đốm nâu, tím, trọng lượng trung bình
65 – 75g.

IX. Phòng ngừa dịch, bệnh


Chim được lấy mẫu swab định kỳ 2 lần/ năm để kiểm tra dịch bệnh cúm trên
chim.
Định kỳ sát trùng chuồng trại trước và sau lễ, các kỳ nghỉ cuối tuần.
Sử dụng vaccin phòng ngừa bệnh đậu, bệnh New castle trên chim với quy trình
sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với lối ra vào của nhân viên chăm sóc động vật luôn có hố vôi và bình xịt sát
trùng để tránh mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.

X. Một số bệnh thường thấy ở chim Trĩ sao nuôi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
10.1 Bệnh trên cơ quan sinh sản tắc trứng, vỡ trứng, viêm buồng trứng, tử cung.
Bệnh xảy ra trên chim mái, thường gây chết chim vào mùa sinh sản. Chim mái ủ
rũ, ăn ít hoặc không ăn, biểu hiện triệu chứng không rõ ràng.
Bệnh xảy ra ở chim mái tơ mới đến tuổi sinh sản, trên chim mái có lịch sử chuyển
chuồng trong mùa sinh sản hay trên chim mái ở chung chuồng với chim trống hung dữ.

24
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Một số trường hợp chụp X quang phát hiện trứng vỡ, trứng tắc.
Mổ khám tử sẽ thấy dấu hiệu viêm nhiễm trên buồng trứng, trứng non, tử cung
hoặc tìm thấy vỏ trứng vỡ, dịch viêm trên đường sinh dục chim mái.

Hình 10.1 Hình chụp X quang 1 ca tắc trứng trên Trĩ sao

10.2 Bệnh nấm nội tạng


Nấm nội tạng thường thấy trên chim mọi lứa tuổi với biểu hiện gầy, ăn ít, xơ xác.
Vạch miệng đôi khi phát hiện các mảng viêm, mảng bám trong xoang miệng.
Bệnh xảy ra do điều kiện chuồng trại dơ bẩn, thức ăn thừa, vật dụng chăn nuôi
cũ…
Mổ khám tử đôi khi phát hiện nấm phủ trắng trong xoang miệng, bám hẳn trên
túi khí, nội tạng, đặc biệt là phổi.
10.3 Bệnh đậu trên chim
Bệnh do virus gây ra có khả năng lây lan rộng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe chim,
mất tính thẩm mỹ khi trưng bày. Vì vậy để phòng tránh bệnh đậu vaccin được sử dụng
nhằm tăng cường khả năng đề kháng bệnh cho đàn chim quý.

Hình 10.2 Chim Trĩ sao bị đậu


10.4 Bệnh trên đường hô hấp do thay đổi mùa
Bệnh trên đường hô hấp do thay đổi mùa xảy ra trên mọi lứa tuổi, giới tính của
chim. Biểu hiện bệnh rõ ràng, thông thường sau các cơn mưa đêm, mưa dai dẳng hoặc

25
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

đợt lạnh bất ngờ. Đối với loại bệnh này khả năng phòng tránh và điều trị thành công cao.
Tuy nhiên cũng cần phải đề phòng để tránh thiệt hại.

XI. Một số nghiên cứu liên quan đến chim Trĩ sao
Bên cạnh những nghiên cứu trong điều kiện chăm sóc của TCVSG như nghiên
cứu phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống các loài chim họ Trĩ, nghiên cứu
phương pháp nâng cao tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở, tìm hiểu nguyên nhân và cách
khắc phục bệnh cong ngón trên chim Trĩ mới nở. Những nghiên cứu khảo sát thực địa
bằng bẫy ảnh hoặc máy ghi âm tự động và kỹ thuật phân tích âm thanh đã cho thấy có
sự hiện diện của chim Trĩ sao tại các khu vực rừng được bảo tồn (Nguyễn Đắc Mạnh và
cộng sự, 2018; Vũ Tiến Thịnh và cộng sự 2017). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy cơ
hội bảo tồn loài chim này.

XII. Kế hoạch hợp tác, bảo tồn loài chim Trĩ sao
Với số lượng lớn chim Trĩ sao trong độ tuổi sinh sản và kinh nghiệm nhân giống
loài này trong điều kiện của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Hiện nay TCVSG đang lập kế
hoạch hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước như vườn thú Zorasia Yokohama Nhật
Bản, Tổ chức Re: wild, Các thành viên trong hiệp hội vườn thú Việt Nam, tổ chức Viet
Nature, các Vườn Quốc giacó sự phân bố loài chim này để nhân giống và tái thả loài
này về với tự nhiên.

Tài liệu tham khảo


1. Huỳnh Thị Thu Loan và cộng sự, Bước đầu nghiên cứu phương pháp chăm sóc,
nuôi dưỡng, nhân giống một số loài chim Trĩ Việt Nam quý hiếm nuôi tại Thảo
Cầm Viên Sài Gòn, 1997.
2. Nguyễn Đắc Mạnh và cộng sự, Hiện trạng và phân bố của loài Trĩ sao tại khu đề
xuất bảo tồn thiên nhiên Khe nước trong, tỉnh Quảng Bình, Nông nghiệp và phát
triển nông thôn – kỳ 2 – tháng 1/2018.
3. Lê Anh Tâm và cộng sự, Nâng cao tỷ lệ đậu phôi và ấp nở ở Trĩ sao và Công
được nuôi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 2011.
4. Vũ Tiến Thịnh và cộng sự, Sử dụng máy ghi âm tự động và kỹ thuật phân tích âm
thanh trong điều tra sự có mặt và phân bố của một số loài chim tại khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, Journal of forestry science and
technology No 5, 2017
5. Davison, G.W.H. et al., Species rank for Rheinardia ocellata nigrescens
(Phasianidae), BioOne 140(2): 182 -194 (2020).

26
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

VAI TRÒ CỦA THẢO CẦM VIÊN TRONG VIỆC BẢO TỒN
LOÀI TRĨ SAO Rheinardia o. ocellata. (Elliot,1871) TẠI VIỆT NAM

Đặng Gia Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Vườn thú Việt Nam (VZA), Phó Chủ
tịch Hội Chim Trĩ Thế Giới (WPA )
I/ Giới thiệu về loài Trĩ sao Rheinardia ocellata (Eliiot,1871)
Theo danh mục phân loại chim Thế giới, loài Trĩ sao thuộc Họ Chim Trĩ
(Phasianidae), Bộ Gà (Galliformes), Lớp Chim (Aves) gồm 2 phân loài:
1/ Phân loài Trĩ sao Việt Nam ( Rheinardia ocellata ocellata )
Trĩ sao Việt Nam là một trong những loài có kích thước lớn trong họ Chim
Trĩ, những con lớn cơ thể dài tới 235cm. Chim trống trưởng thành từ năm thứ 3
nhưng kích thước đuôi chỉ đạt tối đa từ năm thứ 6. Con trống trưởng thành có mào
lông trắng ở đỉnh đầu dài tới 60 mm, bộ lông màu nâu tối với các chấm trắng nâu
hung đen nhưng không rõ như phân loài Mã Lai.
Lông trên mắt của chúng rộng, màu trắng kéo dài về phía sau gáy. Mặt lưng
và đuôi nâu thẫm, đôi chỗ phớt hung. Mặt bụng gần giống lưng nhưng lẫn nhiều
màu hung thẫm hơn. Lông đuôi dài, hai lông đuôi giữa to bản có thể đạt tới
1500mm hoặc gần 2000mm. Con mái có kích thước nhỏ hơn con trống với màu
lông nâu sáng hơn con trống. Mào lông ngắn và thưa hơn con trống. Đuôi cũng
ngắn và không có 2 lông đuôi giữa dài như chim trống.
Tên gọi Trĩ sao vì chúng sở hữu bộ lông nâu hay nâu tối với rất nhiều đốm
trắng nhỏ như bầu trời sao. Mỏ có màu hồng, mắt màu nâu. Da chân màu nâu hơi
sáng.
2/ Phân loài Trĩ sao Mã Lai ( Rheinardia ocellata nigresens )
Phân loài Trĩ sao Mã Lai gần tương tự như phân loài Trĩ sao của Việt Nam nhưng
chúng có thân dầy hơn và đặc trưng mỏ có màu nâu xám, không hồng.
II/ Vùng Phân bố
1/Phân loài Trĩ sao Việt Nam Rheinardia o.ocellata :
- Tại Việt Nam: chúng được phân bố ở một số tỉnh miền Trung của Việt
Nam gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia lai, Đắk Lắk và Lâm
Đồng.
- Tại Lào: Trĩ sao Việt Nam cũng tồn tại ở một số tỉnh Trung Lào.

2/ Phân loài Trĩ sao Mã Lai Rheinardia o. Nigrescens chỉ phân bố ít ở Malaysia
nhưng rất thiếu thông tin về loài này.
III/ Bảo tồn nguyên vị (In-situ) loài Trĩ sao Việt Nam

27
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Do bị mất môi trường sống ở độ cao 500-700m đang diễn ra cùng với việc
săn bắt quá mức trước đây trong một số khu vực nên loài Trĩ sao được đánh giá là
sắp bị đe doạ theo Sách đỏ IUCN. Qua điều tra bằng phương pháp bẫy ảnh của
Tổ chức bảo tồn Thiên Nhiên Việt Nam tại một số tỉnh đã ghi nhận sự tồn tại của
Trĩ sao ở Phong Điền ngày 28/3/2016, ở Khe Nước Trong- Quảng Bình ngày
18/7/2018. Mới đây, ngày 9/12/2023 đã công bố kết quả bẫy ảnh lớn nhất từ trước
đến nay do các tổ chức bảo tồn thực hiện với tài trợ của Cơ quan phát triển Quốc
tế Hoa kỳ ( USAID ) tại 21 khu rừng trên địa bàn 8 tỉnh thành, với 1176 điểm bẫy
ảnh thì Trĩ sao Việt Nam chỉ còn thấy ở một số tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên-
Huế, Quảng Nam..Những nơi nổi tiếng về phân bố và dễ tìm kiếm như Vườn Quốc
gia Bạch Mã, đặc biệt Vườn Quốc gia Vũ Quang - nơi phát hiện Sao la trước đây,
nay tìm lại nhiều loại chim thú quý hiếm nhưng đã không ghi nhận có loài Trĩ sao.
Tuy vậy, tôi mới nhận được thông tin do Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã cho
biết mới phát hiện vài đàn tại đây. Thật là một tin giá trị với bảo tồn quỹ gen.
Các thông tin trên cho thấy mức độ cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam với loài
Trĩ sao, không còn phân bố như trước, cần phải đẩy mạnh và nhanh công tác bảo
tồn khi còn khả thi.
IV/ Bảo tồn chuyển vị (Ex situ) loài Trĩ sao
1/ Thế giới :
Do tính đặc hữu nguồn gen nên việc bảo tồn chuyển vị trên Thế giới của
loài Trĩ sao trên thế giới vô cùng hạn chế. Cho đến nay mới ghi nhận 2 vườn thú
trên Thế giới có nuôi loài Trĩ sao Việt Nam là Berlin Tiepark, Đức và Yokohama,
Nhật Bản. Nguồn gen Trĩ sao của 2 vườn thú này đều bắt nguồn từ các chương
trình trao đổi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn từ những năm 1997 ?
Kết quả:
- Tại vườn thú Berlin Tiepark, Đức : không có sinh sản vì không còn
chim mái.
- Tại vườn thú Yokohama ( Zooraisa ), Nhật Bản : có sinh sản và tạo nên
quần thể nuôi khá ổn định. Hiện nay vườn thú Zooraisa để chim mẹ tự ấp và nuôi
con, khôi phục tập tính tự nhiên của loài và là nguồn gen tốt phục vụ chương trình
tái thả.
2/ Tại Việt Nam :
Chúng tôi mới chỉ ghi nhận được 2 vườn thú ở Việt Nam có nuôi sinh sản
loài Trĩ sao này là: Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Vườn thú Hà Nội. Đây cũng là 2
cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen đặc hữu của Việt
Nam. Ngoài ra Vườn Quốc gia Bạch Mã cũng có thời gian nuôi nhốt loài này để
giới thiệu trong thời gian ngắn sau đó tái thả lại rừng.
a/ Vườn thú Hà Nội:

28
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trĩ sao bắt đầu nuôi tại đây năm 1993 và bắt đầu sinh sản tại Vườn thú Hà
Nội năm 1997 từ 1 chim trống và 2 chim mái.
Đến năm 2000, quần thể Trĩ sao Việt Nam tại đây đã có 9 cá thể và chim
non được gà mẹ ấp nuôi nên phần nào cũng không hoàn toàn bị biệt lập với gà mẹ
nuôi.
Cũng năm 2000 đã xảy ra dịch ghép Tụ huyết trùng và Newcatson làm chết
rất nhanh nhiều cá thể chim họ Trĩ do bị nhiễm bệnh, trong đó có toàn bộ quần
thể Trĩ sao. Từ đó Trĩ sao vắng bóng tại Vườn thú Hà Nội.
b/ Thảo Cầm viên Sài Gòn;
Nơi đây có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn loài Trĩ sao
của Việt Nam vì đây là cơ sở nhân giống thành công đầu tiên trong điều kiện nuôi
từ Năm 1996 cho đến ngày nay, gây được ấn tượng mạnh cũng như sự quan tâm
quốc tế với loài này. Trải qua thời gian với kết quả lúc thăng lúc trầm nhưng trong
tiềm thức giới chuyên môn về chim họ Trĩ trong nước và Quốc tế cũng như hệ
thống các vườn thú, Thảo Cầm viên luôn là một điểm sáng, ấn tượng về công tác
bảo tồn chuyển vị ( Ex-situ) loài Trĩ sao thành công nhất hiện nay với quần thể
nuôi lớn.
Theo báo cáo của Thảo Cầm Viên Sài Gòn tại hội nghị thường niên năm
2023 của Hiệp hội Vườn thú Việt Nam (VZA) tháng 11/2023, quần thể loài Trĩ
sao tại đây là 42 cá thể (21.21). Quần thể này có vai trò vô cùng quan trọng trong
công tác bảo tồn nguồn gen đặc hữu ở Việt Nam, một nguồn gen quý để hỗ trợ
chương trình tái thả về tự nhiên nhằm phục hồi quần thể tự nhiên trong tương lai
không xa và cấp thiết, vì đây là nguồn duy nhất hiện nay.
V/Kiến nghị:
Ngày 17/11/2023, Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính
phủ về Ban hành Chương trình bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quí hiếm được
ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó có các loài Voi,
Sao la, Rùa Trung bộ, Rùa hộp trán vàng miền Trung, Sếu đầu đỏ, Gà lôi Lam
mào trắng, Cò mỏ thìa và các loài Linh trưởng quý hiếm.
Đánh giá khả năng nhân nuôi sinh sản và tái thả nhằm phục hồi quần thể
trong tự nhiên, ưu tiên thực hiện mô hình thí điểm với các loài trong đó có Sếu
đầu đỏ, gà Lôi Lam mào trắng và các loài có khả năng nhân nuôi bảo tồn khác.
(Trích dẫn)
Căn cứ vào Chương trình Bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm của
Bộ TN-MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ, dựa trên kinh nghiệm chuyên môn qua
các chương trình hợp tác trong nước và Quốc tế về bảo tồn các loài chim họ Trĩ
cùng kinh nghiệm của một chuyên gia trước thực tế hiện trạng nuôi dưỡng các
loài chim Trĩ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Thảo Cầm Viên trong công tác

29
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

bảo tồn nguồn gen đặc hữu quý hiếm của Việt Nam, đặc biệt với loài Trĩ sao, tôi
xin kiến nghị và đề xuất với Ban Lãnh đạo Công ty, các Sở ngành và Thành phố
Hồ Chí Minh như sau:
- Đầu tiên: mở và duy trì Studbook quốc tế (Sổ cái) cho loài Trĩ sao
(Rheinardia o. ocellata ) và xây dựng phả hệ (perdigree) tại Thảo Cầm viên.
- Thứ hai : ưu tiên giành không gian để tạo điều kiện cho chim Trĩ sao
mẹ tự ấp trứng và nuôi con non an toàn ở lứa 2 hoặc 3 nhằm tạo chim non có điều
kiện phục hồi tập tính loài, tạo nguồn giống tiền đề cho các chương trình nhân
nuôi tái thả nhằm phục hồi quần thể suy giảm ngoài tự nhiên (như tại Vườn thú
Zooraisa, Nhật Bản hay chương Bảo tồn tái thả Gà lôi lam mào trắng Lophura
edwardsi)
- Thứ ba : ngoài quần thể nuôi tại Thảo Cần Viên và Củ Chi, nên tạo thêm
nhiều quần thể nuôi mới của loài thông qua các chương trình trao đổi nghiên cứu
và hợp tác trong nước (VZA) và quốc tế như WPA, SEAZA, Nhật Bản...để cán
bộ chuyên môn được giao lưu, truyền tải kinh nghiệm và học hỏi...( Kinh nghiệm
với Gà Lôi lam mào trắng tại Vườn thú Hà Nội)
- Thứ tư : Đào tạo lực lượng kế cận để tiếp tục công tác bảo tồn hiện nay
tại Thảo Cần viên Sài Gòn (Trĩ sao và các loài nguy cấp quý hiếm khác) không
tạo nên sự hụt hẫng thế hệ về chuyên môn.
- Thứ năm : giành nguồn lực tài chính và đầu tư nhân lực chuyên môn
cho các chương trình nghiên cứu về Trĩ sao và các loài quí hiếm khác thông qua
các đề tài nghiên cứu khoa học Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn
của đội ngũ cán bộ khoa học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

30
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ẤP THỦ CÔNG TRỨNG RÙA NÚI VÀNG
(Indotestudo elongata) TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
BSTY. Nguyễn Bá Phú, Phó Giám đốc Xí nghiệp Động vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn
I. Mở đầu.
Bộ sưu tập các loài rùa nói chung và các loài rùa đặc hữu của Việt Nam nói riêng
tại Thảo Cầm Viên khá đa dạng và phong phú về chủng loại, trong đó đa phần là các
loài nằm trong danh mục động vật nguy cấp được quy định trong sách đỏ Việt Nam,
cũng như sách đỏ thế giới (IUCN red list).
Bên cạnh các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, làm giàu tập tính động vật, xây
dựng cảnh quan chuồng trại phục vụ nhu cầu thưởng lãm của du khách, thì công tác
nhân giống bảo tồn, nghiên cứu khoa học về các loài động vật nguy cấp cũng được Xí
nghiệp Động vật triển khai thường xuyên tại đơn vị.
II. Cơ sở thực hiện.
1. Giới thiệu loài Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata).
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) thuộc Lớp Bò sát, Bộ rùa, Họ rùa cạn. Rùa
có mai thuôn dài, gồ cao với màu vàng và thường có đốm đen ở mỗi tấm mai; đầu rùa
màu vàng thẫm; yếm rùa có màu vàng với các đốm đen mặt dưới, yếm con cái bằng
phẳng và lõm vào ở con đực; chân hình trụ, ngón chân không có màng da; con đực có
đuôi dài, con cái có đuôi ngắn; con đực thường lớn hơn con cái.
Rùa sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp, không
sống dưới nước như các loài rùa đầm và rùa nước ngọt khác. Thức ăn chủ yếu là thực
vật: hoa quả, rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên.
Mùa sinh sản thường vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm, đẻ từ 4 - 5 trứng/mùa, trứng
có kích thước dài khoảng 50cm, rộng khoảng 40mm, trọng lượng khoảng 42 - 46 gram.
Chúng thường đào 01 ổ đẻ ở khu vực có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, được lựa chọn kỹ
bởi rùa mẹ, trứng được đẻ vào trong hố đào sẵn và sau đó vùi đất lại. Trứng sẽ được ấp
tự nhiên bởi nhiệt độ và ẩm độ từ môi trường. Trứng sẽ nở sau 118 - 160 ngày ấp.
Phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh thành của nước ta và một số nước khu vực Nam,
Đông Nam Châu Á.
Hiện tại đã được đưa vào nhóm IIB – nghị định 84/2021 về quản lý động thực vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm. Với số lượng ngày càng sụt giảm trong tự nhiên do môi trường
sống bị tàn phá, thu hẹp dẫn đến mất nguồn thức ăn tự nhiên, bị bẫy bắt làm thức ăn và
buôn bán làm động vật cảnh.
2. Thực trạng.
Tính đến tháng 10/2022, Thảo Cầm Viên Sài Gòn (TCVSG) quản lý và chăm sóc
53 cá thể Rùa Núi Vàng. Với nguồn gốc chủ yếu từ người dân trao tặng, từ sự bàn giao
của các cơ quan chức năng, với số lượng hạn chế và mất cân bằng về giới tính với 19
đực 31 cái và 3 cá thể chưa rõ giới tính.

31
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

60

50 3 3 3
2

40

30 31 31 31 Chưa rõ giới tính


30
Giới tính cái
Giới tính đực
20

10 19 19 19 19

0
2020 2021 2022 Thg4-23

Biểu đồ 2.1: Số lượng Rùa Núi Vàng tại TCVSG qua các năm.
Tuy nhiên sự gia tăng số lượng cá thể rùa con theo nguồn sinh sản tự nhiên khá
hạn hẹp: năm 2020 được 04 cá thể, năm 2021 được 01 cá thể, năm 2022 không có cá thể
nào được sinh sản. Mặc dù số lượng cá thể Rùa Núi Vàng bước vào giai đoạn trưởng
thành về mặt giới tính tăng, số lượng trứng sinh sản ghi nhận qua các năm đều có, tỷ lệ
đực - cái được bố trí tương đối phù hợp theo từng khu chuồng nuôi thực tế.

Số lượng trứng ấp nở tự nhiên


4,5
4
4
3,5
3
2,5
Số lượng trứng
2
ấp nở tự nhiên
1,5
1
1
0,5
0 0
0
2019 2020 2021 2022

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nở trứng Rùa Núi Vàng tại TCVSG qua các năm.
Theo chúng tôi, một phần của việc tỷ lệ nở của Rùa Núi Vàng theo phương pháp
ấp tự nhiên tại chuồng nuôi thấp là do điều kiện nền chuồng nuôi chưa phù hợp cho việc
sinh sản của rùa, việc chăm sóc mảng xanh trong chuồng bằng việc tưới nước làm thay
đổi ẩm độ liên tục của ổ ấp, dễ gây nguy cơ chết phôi, bên cạnh đó chuồng nuôi trưng

32
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

bày còn kết hợp nuôi một số loài động vật khác, điều này cũng là mối nguy hại cho các
ổ trứng đào không đủ sâu hoặc các trứng đẻ rớt trên nền chuồng.
Trước thực trạng tỷ lệ ấp nở tự nhiên của loài Rùa Núi Vàng kém hiệu quả. Với
mong muốn gia tăng số lượng cá thể Rùa Núi Vàng, đồng thời làm tiền đề cho việc xây
dựng quy trình ấp nở các loài rùa cạn khác. Trong mùa sinh sản của 2022 - 2023, được
sự đồng ý của Xí nghiệp Động vật, Tổ Thú y đã tiến hành nghiên cứu tài liệu ứng dụng,
kết hợp với điều kiện sinh sản thực tế để xây dựng quy trình ấp thủ công trứng Rùa Núi
Vàng (Indotestudo elongata).

III. Phương pháp tiến hành.


Các bước tiến hành cho việc ấp thủ công trứng Rùa Núi Vàng.
Bước 1: Theo dõi, ghi nhận quá trình sinh sản của các cá thể Rùa Núi Vàng.
- Theo ghi nhận thực tế, Rùa Núi Vàng bắt đầu mùa giao phối vào khoảng tháng 8
tháng 9 hàng năm và bước vào mùa sinh sản vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11
hàng năm, mỗi lần sinh sản dao động từ 2 - 6 trứng/lần.
- Rùa cái thường đào một hố sâu từ 10 - 20cm trên nền đất ẩm, đẻ trứng vào sau
đó lấp lại. Tuy nhiên thỉnh thoảng chúng tôi cũng ghi nhận được tình trạng rùa đẻ trực
tiếp trên nền chuồng nuôi, một số trường hợp khác ghi nhận các cá thể rùa cái trong
cùng khu chuồng có thể đào hố và đẻ chồng vào ổ đẻ của nhau, gây ảnh hưởng đến các
trứng được đẻ và ấp trước.
Hình 3.1: Rùa Núi Vàng sinh sản.

33
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Bước 2: Chuẩn bị công cụ, vật tư cho việc ấp trứng, thiết kế thùng ấp, căn chỉnh ẩm độ,
nhiệt độ thùng ấp.
- Thùng ấp được khoan tạo lỗ thoát khí xung quanh thân thùng, vệ sinh, khử trùng
bằng thuốc sát trùng, phơi khô.
- Đá khoáng Vermiculite được rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi mịn, sau đó khử
khuẩn bằng thuốc sát trùng, phơi cho ráo nước; sau đó cho đá khoáng Vermiculite vào
thùng ấp, độ dày khoảng 5 - 7cm.
- Khay đựng nước được vệ sinh, khử trùng bằng thuốc sát trùng, phơi khô; sau đó
cho khay đựng nước vào thùng ấp, vị trí thường đặt giữa thùng ấp để việc phân bố ẩm
độ được chia đều cho thùng ấp.
- Sau khi cho đá khoáng và khay nước vào thùng ấp, chúng tôi tiến hành đặt nhiệt
kế - ẩm kế vào để căn đo, điều chỉnh nhiệt và ẩm về mức độ thích hợp.
- Theo tìm hiểu tài liệu về việc ấp trứng Rùa Núi Vàng, nhiệt độ thùng ấp được
khuyến cáo ở mức 28 - 300C, ẩm độ thùng ấp dao động ở mức 75 - 85%. Chúng tôi căn
cứ vào thông số trên để hiệu chỉnh nhiệt độ và ẩm độ thùng ấp.
Bước 3: Tiến hành thu trứng sau khi Rùa Núi Vàng sinh sản và triển khai thực hiện
phương pháp ấp trứng thủ công.
- Do đặc tính khá dễ hư phôi nếu trứng bị dao động, xoay, lắc, vì vậy việc thu nhặt
trứng phải được tiến hành nhẹ nhàng, từng bước.
- Trứng sẽ được đánh dấu vị trí nằm trên ổ trứng, mục đích là giữ nguyên chiều và
vị trí nằm của trứng, hạn chế tổn thương phôi trứng.
- Nhẹ nhàng chuyển từng quả trứng từ ổ đẻ vào khay vận chuyển, sau khi thu hết
ổ trứng sẽ chuyển trứng vào thùng ấp trứng đã chuẩn bị sẵn theo đúng vị trí nằm ban
đầu của trứng trong ổ đẻ.
- Trứng được vùi khoảng 1/4 chiều cao khi trứng nằm ngang vào vật liệu ấp Đá
khoáng Vermiculite, điều này giúp cung cấp ẩm độ tốt hơn cho trứng.

34
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 3.2: Thùng ấp trứng rùa hoàn chỉnh.


Bước 4: Định kỳ theo dõi sự phát triển của phôi, căn chỉnh nhiệt độ, ẩm độ cho phù hợp
với đặc tính sinh học của loài.
- Trứng sau khi đặt vào thùng ấp, trứng sẽ được soi đèn kiểm tra 07 ngày/lần; điều
này giúp quan sát được sự phát triển của phôi trứng, đồng thời kịp thời loại bỏ những
trứng không phôi hoặc chết phôi ra khỏi thùng ấp, hạn chế nguy cơ trứng thối vỡ, gây
ảnh hưởng đến môi trường ấp trứng.
- Nhiệt độ thùng ấp luôn được duy trì ở ngưỡng 28 - 300C. Điều kiện nhiệt độ này
tương đối tương đồng với nhiệt độ trong phòng tại TP.HCM. Trong trường ghi nhận
nhiệt độ thùng ấp vượt ngưỡng 300C chúng tôi cho điều tiết nhiệt bằng cách mở nắp
thùng ấp, mở máy lạnh hoặc máy quạt để hiệu chỉnh nhiệt độ phòng.
- Ẩm độ thùng ấp luôn được duy trì ở ngưỡng 75 - 85%. Khi ghi nhận ẩm độ xuống
dưới 75%, chúng tôi cấp ẩm thêm cho thùng ấp bằng cách châm thêm nước vào khay
nước, và châm nước trực tiếp lên vật liệu đá khoáng trong thùng ấp.

35
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 3.3: Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi.
Bước 5: Chăm sóc, theo dõi sự phát triển của các cá thể rùa con nở ra từ trứng ấp.
Hình 3.4: Trứng rùa đang khui vỏ.

- Chúng tôi ghi nhận rùa con cần từ 18 - 24 giờ từ lúc khui vỏ đến khi nở hoàn
toàn. Trong khoảng thời gian này, rùa con khá nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Vì
vậy thùng ấp cần được che tối và hạn chế tác động.

36
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Rùa con sau khi ra khỏi vỏ trứng, chúng tôi tiếp tục để lưu lại trong ổ ấp khoảng
24h, để cho khô cuống rốn và rùa cứng cáp hơn, điều này khá quan trọng vì rùa sau khi
nở cuống rốn khá ướt và phình to, nếu đưa ra lồng úm sớm, dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng
cuống rốn.
- Sau khoảng 24h từ khi nở, chúng tôi cho rùa con ra lồng úm, cung cấp thức ăn,
vệ sinh, ngâm nước, phơi nắng khoảng 30 phút hàng ngày; thời gian còn lại trong ngày
rùa được cấp đèn UVA - UVB để tăng cường trao đổi chất của cơ thể.

Hình 3.5: Chăm sóc rùa con sau khi ấp nở.


- Định kỳ hàng tuần, chúng tôi tiến hành đo các chỉ số cân nặng, kích thước để theo
dõi sự phát triển của các cá thể rùa con. Điều này giúp chúng tôi quản lý được sự phát
triển của các cá thể rùa con, kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc khi cần thiết.

Hình 3.6: Định kỳ kiểm tra cân nặng, kích thước rùa con.
Bước 6: Hoàn chỉnh quy trình, thực hiện xử lý số liệu, đánh giá kết quả đạt được.

37
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

IV. Kết quả thảo luận.


1. Kết quả.
Tổng số trứng rùa thu được: 24 trứng
Tỉ lệ ấp nở thành công: 13 Tỉ lệ trứng chết phôi: 03 Tỉ lệ trứng không phôi: 08

33%

54%
13%

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nở trứng Rùa Núi Vàng.


- Trong khoảng thời gian thực hiện sáng kiến, chúng tôi thu được 24 trứng Rùa
Núi Vàng, sau quá trình ấp trứng, chúng tôi ghi nhận nở 13 cá thể Rùa Núi Vàng chiếm
tỷ lệ 54,17%, số trứng rùa chết phôi là 03 trứng chiếm tỷ lệ 12,5%, số trứng rùa không
phôi là 08 trứng chiếm tỷ lệ 33,33%.
- Trong tổng số 16 trứng có phôi, chỉ có 3 trứng là bị chết phôi trong thời gian ấp
trứng, chiếm tỷ lệ 18,75%. Đối với cả 3 trứng chết phôi này, phôi đã phát triển đến giai
đoạn cuối của chu kỳ ấp. Điều này theo chúng tôi có thể là do không phát hiện thú sinh
sản kịp thời dẫn đến thời gian chờ trong ổ ấp với nhiệt độ và ẩm độ không phù hợp làm
cho phôi thai yếu.
- Theo ghi nhận của chúng tôi, đối với các trứng ấp nở thành công thì thời gian ấp
nở trứng rùa giao động trong khoảng 105 đến 137 ngày ấp.
2. Ưu điểm.
- Việc thu trứng giúp hạn chế nguy cơ trứng hư phôi, đặc biệt là các trứng được
rùa sinh sản trực tiếp trên nên chuồng nuôi, bên cạnh đó do điều kiện hiện hữu chuồng
trại của Thảo Cầm Viên chủ yếu phục vụ mục đích trưng bày, chưa bố trí được khu vực
nuôi sinh sản, vì vậy việc vệ sinh chuồng trại, tưới nước duy trì mảng xanh trong chuồng
ảnh hưởng khá nhiều đến biên độ nhiệt và biên độ ẩm của ổ ấp.
- Việc sử dụng đá khoáng Vermiculite để làm vật liệu nền thùng ấp giúp tăng khả
năng giữ ẩm, tăng độ thông thoáng khí, hạn chế nấm mốc và vi sinh vật gây bệnh phát
triển, dễ dàng xử lý các trứng không phôi, chết phôi.
- Công tác ấp thủ công, giúp đảm bảo được nhiệt độ và ẩm độ của ổ ấp một cách
tối đa, hạn chế sự biến thiên thông số ổ ấp, hạn chế nguy cơ chết phôi.

38
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Quản lý được thông tin ấp nở như: ngày ấp, khu chuồng ấp, thời gian ấp nở, cung
cấp dữ liệu cho việc tổng hợp thống kê số liệu.
- Theo dõi được sức khỏe của các cá thể rùa con sinh ra, kịp thời can thiệp thú y
khi có các vấn đề bệnh lý phát sinh.
3. Tồn tại.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, chúng tôi cũng ghi nhận những tồn tại
và hạn chế của sáng kiến chưa giải quyết được.
- Sáng kiến mới chỉ tập trung vào công tác ấp trứng, chưa đi sâu vào nghiên cứu
việc chăm sóc, nuôi dưỡng rùa con, chưa đi vào việc xác định giới tính, xác định độ tuổi
thành thục về mặt giới tính của các cá thể F1 này.
- Số lượng trứng làm cơ sở để khảo sát chưa nhiều, làm gia tăng biến thiên dữ liệu
về thông số nhiệt độ và ẩm độ của thùng ấp.
- Sáng kiến cũng chưa đi sâu vào việc xác định sơ đồ phả hệ của các cá thể rùa bố
mẹ cũng như rùa con F1.
- Sáng kiến chưa đi vào hiệu chỉnh nhiệt độ để điều chỉnh giới tính của rùa con.
V. Kết luận.
Với việc thay đổi phương thức ấp trứng rùa. Thảo Cầm Viên Sài Gòn ghi nhận tỷ
lệ thành công của phương pháp ấp trứng Rùa Núi Vàng bằng phương pháp ấp thủ công
có hiệu suất ấp nở cao hơn nhiều so với phương pháp ấp nở tự nhiên trước đó. Giúp gia
tăng số lượng cá thể Rùa Núi Vàng. Đóng góp vào bộ sưu tập động vật, nhu cầu phát
triển đàn của đơn vị, hướng tới việc tái thả về môi trường tự nhiên, phù hợp với xu thế
chung của ngành bảo tồn động vật hoang dã.
Trong thời gian tới, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ tiếp tục ứng dụng phương pháp ấp
thủ công trứng Rùa Núi Vàng trong công tác sinh sản, đồng thời tiếp tục hiệu chỉnh quy
trình để nâng cao tỷ lệ ấp nở, tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng việc ấp trứng thủ công
cho các loài rùa cạn khác, tiến đến các loài rùa đầm, rùa nước ngọt.
Bên cạnh đó, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ tiếp tục mở rộng hướng khảo sát, nghiên
cứu về việc chăm sóc, nuôi dưỡng rùa con, xác định giới tính, xác định tuổi trưởng thành
về mặt giới tính. Hướng tới việc xây dựng sơ đồ phả hệ của các cá thể rùa F1, để phục
vụ cho công tác ghép đôi sinh sản sau này, tránh nguy cơ cận huyết, đồng huyết.

39
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

PHỤC HỒI THÀNH CÔNG QUẦN THỂ CÁ SẤU NƯỚC NGỌT (Crocodylus
Siamensis) TẠI KHU RAMSAR BÀU SẤU, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Phạm Ngọc Dương*, Nguyễn Thị Ngọc Thìn, Nguyễn Văn Cường, Trần Tất Tiếp,
Nguyễn Thị Kiều Trang, Đỗ Tân Hòa
Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc Tế, Vườn Quốc gia Cát Tiên.
TÓM TẮT
Loài Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) được xem là một trong những loài
cá sấu đang bị nguy cấp và ít được biết tới nhất trên thế giới. Theo IUCN, từ 1992 loài
này được xem như là đã tuyệt chủng trong tự nhiên và đến 1996 được phân cấp CR
(Critically Endangered) - Cực kỳ nguy cấp và cho đến nay tình trạng của loài này cũng
chưa hề có sự thay đổi. Dự án Phục hồi Cá sấu nước ngọt tại Bàu Sấu khởi đầu với số
lượng con giống ban đầu do công ty Cá sấu Hoa Cà Thành Phố Hồ Chí Minh và Thảo
Cầm Viên Sài Gòn hỗ trợ gửi tặng từ nguồn gene được bảo tồn và phát triển tại các cơ
sở này. Từ năm 2001 đến 2005, 60 con cá sấu đầu tiên được thả vào Bàu Sấu đánh dấu
cho sự phục hồi quần thể này ngoài tự nhiên ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. số lượng cá sấu
đã tăng trưởng ổn định ở mức độ trên 500 cá thể trong 3 năm gần đây, đặc biệt năm 2021
số lượng cá thể cá sấu ghi nhận lên tới 560 cá thể. Báo cáo này trình bày các kết quả quá
trình phục hồi cá sấu nước ngọt tại khu Ramsar Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên,
một trường hợp thành công trong việc phục hồi loài hoang dã nguy cấp ở Việt Nam.
1. Tổng quan
Nằm ở phía Tây Bắc của Vườn Quốc gia Cát Tiên, Bàu Sấu và các vùng đất ngập
nước xung quanh, nơi sinh sống của một lượng lớn Cá sấu Xiêm trước năm 1980. Tuy
nhiên, kể từ khi Vườn được thành lập vào năm 1992, không có cá sấu nào được ghi nhận
ở đây. Ngoài ra, môi trường sống tự nhiên bị xáo trộn nặng nề do lấn chiếm đất canh tác,
khai thác lâm sản, săn bắt và bẫy động vật, đánh bắt trái phép,...
Dự án Phục hồi Cá sấu nước ngọt tại Bàu Sấu khởi đầu với số lượng con giống ban
đầu do công ty Cá sấu Hoa Cà TPHCM và Thảo Cầm Viên Sài Gòn hỗ trợ gửi tặng từ
nguồn gene được bảo tồn và phát triển tại các cơ sở này, Phòng Khoa học và Hợp tác
quốc tế Vườn Quốc gia Cát Tiên đã thu mẫu từ máu, da và vảy, đánh dấu cẩn thận từng
mẫu để gửi đi nước ngoài kiểm tra và giám định. Công tác phân tích ADN được thực
hiện tại trường Đại học Queensland và Canberra (Úc). Những nỗ lực tái lập quần thể cá
sấu ở khu vực này bắt đầu vào cuối những năm 1990. Từ năm 2001 đến 2005, 60 con cá
sấu đầu tiên được thả vào Bàu Sấu đánh dấu cho sự phục hồi quần thể này ngoài tự nhiên
ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
Loài Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) được xem là một trong những loài
cá sấu đang bị nguy cấp và ít được biết tới nhất trên thế giới. Theo IUCN, từ 1992 loài
này được xem như là đã tuyệt chủng trong tự nhiên và đến 1996 được phân cấp CR
(Critically Endangered) - Cực kỳ nguy cấp và cho đến nay tình trạng của loài này cũng
chưa hề có sự thay đổi. Theo ghi chú, trước đây loài Cá sấu nước ngọt (Crocodylus
siamensis) này từng phân bố rộng khắp Đông Nam Á, và có thể có mặt ở một số đảo

40
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

thuộc Indonesia và Malaysia (Simpson, Bezuijen, & Plan, 2010). Từ năm 2000 cho đến
nay, đã có rất nhiều cuộc khảo sát về loài này trong tự nhiên tuy kết quả có ghi nhận loài
này vẫn còn có mặt trong tự nhiên nhưng các quần thể đều phân mảnh và suy giảm
nghiêm trọng. Tại Việt Nam, loài này đã từng được coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Cho tới đầu những năm 2000, nhóm các nhà khoa học tại Việt Nam và đại học
Queensland đã thực hiện chương trình tái thả Cá sấu Xiêm về vườn quốc gia Cát Tiên
từ một số sơ sở nuôi động vật hoang dã Nghiên cứu của Polet năm 2006 và kết quả điều
tra, giám sát vào năm 2015, 2017 và 2019 của vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho thấy
có sự xuất hiện của cá thể con non và gia tăng số lượng cá thể phản ánh hiệu quả của
chương trình tái thả.

2. Giám sát sau tái thả


Giám sát sau tái thả là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đánh giá mức độ
thành công của hoạt động tái thả Cá sấu nước ngọt tại Bàu Sấu. Các số liệu giám sát ghi
nhận hàng năm cho phép đánh giá mức độ thích nghi của quần thể để từ đó đưa ra các
biện pháp can thiệp quản lý phù hợp thúc đẩy sự phát triển của quần thể Cá sấu nước
ngọt tại Bàu Sấu sau khi tái thả về tự nhiên.
Hiện nay, số lượng cá thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) thích nghi với
điều kiện môi trường tự nhiên của VQG Cát Tiên đã có thể sinh sản. Vào tháng 9 năm
2005, những con cá sấu con đầu tiên được ghi nhận. Đến nay, quần thể Cá sấu Xiêm ở
Bàu Sấu phát triển ổn định với số lượng cá sấu non mới được ghi nhận đều đặn qua các
năm. Tính đến năm 2019, dữ liệu giám sát đã ghi nhận ít nhất 286 cá thể (trong đó có
228 cá thể chưa trưởng thành). Trong 20 năm qua, số lượng cá sấu ở đây tăng trưởng
đều đặn và thường xuyên ghi nhận những con non mới.
2.1. Số lần ghi nhận các cá thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) tại VQG
Cát Tiên trong 3 năm gần đây.

41
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Kết quả các đợt điều tra trong 3 năm

1554
1560
1540
1507
1520
Số lần bắt gặp

1500
1480
1450
1460 1442
1440
1420
1400
1380
2021 2022 2023

Đợt 1 Đợt 2

Hình 2.1: Kết quả các đợt điều tra Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)
3 năm gần đây

Kết quả khảo sát quần thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) trong 4 đợt
điều tra diễn ra trong 3 năm từ 2021 đến 2023 cho thấy số lần bắt gặp các cá thể Cá sấu
nước ngọt (Crocodylus siamensis) dao động từ 1.442 đến 1554 trong đó năm 2021 có
số lần ghi nhận lớn nhất với 1554 lần, xếp thứ hai là đợt điều tra lần 1 năm 2023 với
1505 lần ghi nhận, có số lần ghi nhận thấp nhất là đợt điều tra lần 2 của năm 2023 với
1442 lần ghi nhận. Kết quả này cho thấy qua các năm số lần ghi nhận cá sấu tại khu vực
nghiên cứu có sự thay đổi nhất định, từ năm 2021 đến năm 2022 số lần ghi nhận cá sấu
có chiều hướng giảm tuy nhiên từ năm 2022 đến năm 2023 số lần ghi nhận đã có dấu
hiệu tăng trở lại, nhưng trong đợt điều tra lần 2 năm 2023 số lần ghi nhận lại giảm và
thấp hơn năm 2022 để trả lời cho vấn đề này chúng tôi cho rằng đây là ảnh hưởng điều
kiện thời tiết cũng như thời gian tiến hành khảo sát đã tác động đến khả năng xuất hiện
của cá sấu tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Sự biến động số lượng cá thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) tại
VQG Cát Tiên theo thời gian

42
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Biến động số lượng cá sấu qua các năm tại VƯỜN QUỐC GIA Cát
Tiên - Đồng Nai
600 560
524 519
500
Số lượng cá thể

400

286
300

200 152 165

92 105
100 60

0
2004 2013 2014 2015 2017 2019 2021 2022 2023

Hình 2.2: Biến động số lượng Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) theo thời
gian
Để đánh giá được sự biến động cá thể trong quần thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus
siamensis) tại VQG Cát Tiên chúng tôi đã sử dụng kết quả ghi nhận cao nhất trong các
đợt khảo sát, qua đó cho thấy sau 19 năm tái Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)
trở lại tự nhiên, số lượng cá thể có sự biến động liên tục. Cụ thể từ năm 2004 đến năm
2021 số lượng cá sấu tại khu vực nghiên cứu có sự tăng trưởng cao từ 60 cá thể đã tăng
lên 560 cá thể. Tuy nhiên từ năm 2021 đến 2023 số lượng cá sấu lại đang có chiều hướng
giảm, theo ghi nhận trong đợt điều tra năm 2021 số lượng cá sấu là 560 cá thể, nhưng
đến năm 2023 số lượng ghi nhận được nhiều nhất trong các đợt điều tra là 519 cá thể.
Như đã đánh giá ở trên kết luận số lần xuất hiện của các cá thể cá sấu còn phụ thuộc vào
các yếu tố như thời tiết hay nhiệt độ, do đó kết quả này có thể chưa phản ánh đầy đủ
nhất về hiện trạng quần thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) tại VQG Cát Tiên,
vì thế cần có những điều tra, khảo sát mang tính liên tục và lâu dài hơn để có thể đánh
giá được số lượng cá thể cá sấu tại khu vực nghiên cứu một cách chính xác nhất.

3. Các mối nguy hại ảnh hưởng đến khu Ramsar Bàu Sấu và sự phát triển của quần
thể cá sấu sau tái thả
Việc so sánh diện tích bề mặt nước qua các thời kỳ cho phép rút ra một số nhận
định sau:
- Quan sát trong giai đoạn đầu mùa mưa vào tháng 3 của các năm chúng tôi nhận
thấy rằng diện tích mặt nước có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 - 2005 (tăng
80720.09 m2), sau đó suy giảm nhẹ trong giai đoạn 2005 - 2010 (giảm 49409.16 m2).
Diện tích mặt nước bắt đầu suy giảm mạnh trong giai đoạn 2010 - 2015 (giảm 178187.73
m2) và ngày càng giảm dần cho đến hiện tại 2/2023 (diện tích mặt nước: 407684.82 m2).
- So sánh trong cùng một năm thường thấy diện tích mặt nước trong mùa mưa
(tháng 6 và 7) thường thấp hơn so với giai đoạn đầu hay cuối mùa mưa (tháng 3 hay 10

43
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

và 11). Sự thu hẹp diện tích mặt nước này là do trong mùa mưa các trấp cỏ giữa hồ phát
triển mạnh làm che đi diện tích mặt nước.
Quá trình thu hẹp diện tích mặt nước Bàu Sấu và bồi lắng nhanh có thể gây ảnh
hưởng đến sự phát triển của quần thể Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis) sống trong
bàu, đặc biệt ảnh hưởng đến lượng thức ăn của cá sấu do nguồn cá trong bàu suy giảm.
Kết quả điều tra thực địa cho thấy Mai Dương đang dần xâm lấn Bàu Sấu. Mai Dương
không xuất hiện trên các trấp cỏ và chỉ được ghi nhận trong vùng bán ngập ở phía Đông
và phía Bắc của Bàu Sấu. Sự xâm lấn của Mai Dương sẽ làm giảm ánh sáng và chất dinh
dưỡng cần thiết cho các loài thực vật khác, cũng như khiến chúng không có không gian
để phát triển. Hơn nữa, nếu không có giải pháp kiểm soát và xử lý triệt để, sự phát triển
mạnh mẽ của Mai Dương cũng góp phần làm giảm đa dạng sinh học trong Bàu Sấu,
đồng thời gây khó khăn cho công tác tuần tra rừng. Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện
tại, Mai Dương không phải là nguyên nhân gây giảm diện tích mặt nước Bàu Sấu.

3. Kết luận
Nhìn chung khả năng phục hồi của quần thể Cá sấu nước ngọt (Crocodylus
siamensis) tại VQG Cát Tiên là tương đối tốt. Từ 60 các thể cá sấu được tái thả vào Bàu
Sấu từ năm 2001 đến 2005 số lượng cá sấu đã tăng trưởng ổn định ở mức độ trên 500
cá thể trong 3 năm gần đây, đặc biệt năm 2021 số lượng các thể các sấu ghi nhận lên tới
560 cá thể. Tuy nhiên với việc diện tích khu vực sống nhỏ nhưng số lượng cá thể lớn
cũng đang là một mối đe dọa đến sự tăng trưởng và phát triển của quần thể Cá sấu nước
ngọt (Crocodylus siamensis) tại VQG Cát Tiên. Bên cạnh đó diện tích cỏ trấp phát triển
nhanh, diện tích mặt nước tại khu Ramsar Bàu Sấu có xu hướng thu hẹp trong những
năm gần đây cũng đang là một mối đe dọa đến sinh cảnh sống và kiếm ăn của cá sấu tại
đây. Vì vậy cần có thêm các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động môi trường, mức độ
bền vững sau tái thả để duy trì sự ổn định của quần thể Cá sấu nước ngọt sau tái thả tại
Vườn quốc gia Cát Tiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chambert, T., Enot, G., & Khanh, P. H. (2019). Monitoring of Siamese crocodiles
(Crocodylus siamensis) in Bau Sau Lake, Vietnam. Retrieved from Cat Tien National
Park, Tân Phú District, Dong Nai, Vietnam:
Murphy, D. J. C. T. N. P. C. P., Technical Report. (2004). The status and conservation of
Javan rhinoceros, Siamese crocodile, Phasianidae and gaur in Cat Tien National Park,
Vietnam. 50, 1-28.
Simpson, B. K., Bezuijen, M. R. J. C. S. S., & Plan, C. A. (2010). Siamese crocodile
Crocodylus siamensis. In (pp. 120-126): IUCN Crocodile Specialist Group: Darwin,
Australia.
Siamese Crocodile Crocodylus siamesis, Boyd K.Simpson and Mark R. Bezuijen.

44
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

FiztSimmons N.N, Buchan, J.C., Lam, P.V., Polet, G., Hung, T.T., Thang, N.Q. and
Gratten, J. (2002). Identifi cation of purebred Crocodylus siamensis for reintroduction
in Vietnam. J. Exp. Zool. 294: 373-381.
Murphy, D.J., Phan Duy Thuc and Nguyen Thanh Long (2004). The Siamese crocodile
re-establishment programme in Cat Tien National Park, Vietnam. 1999-2004. Technical
Report No. 48. Cat Tien National Park Conservation Project.
MOSTE (1992). Sach Do Viet Nam. Phan Dong Vat (Red Data Book of Viet Nam. Vol.
I. Animals). Ministry of Science, Technology and Environment (MOSTE), Science and
Technics Publishing House: Ha Noi.
Nguyễn Văn Cường, Trần Tất Tiếp, Nguyễn Thị Ngọc Thìn, Trần Đình Hưng, Bạch
Doãn Lý, Bùi Văn Trường (2021, 2022, 2023): Đánh giá, giám sát quần thể Cá sấu nước
ngọt (Crocodylus siamensis) tại VQG Cát Tiên năm 2021, Báo cáo hoạt động dự án
“Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại VQG Cát
Tiên” do AFoCO tài trợ.

45
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

THE “VIETNAMAZING” EAZA CONSERVATION CAMPAIGN 2024 – 2025


Ziegler, T., Nguyen, T. Q., Le, M. D., Dieckmann, R., Haase, C., Haizak, C., Heckel,
J.-O., Lefaux, B., Mager, C., Michel, V., Schröder, L., Schulze, A., Stawinoga, M.,
Wirth, R., Junhold, J., Pagel, T. B., Zimmermann, M., Meyerhoff. M. & R. Ratajczak
The conservation campaigns of the European Association of Zoos and Aquaria
(EAZA) have already focused on a wide range of species and habitats. Through the
campaigns, funds are raised for species conservation projects on the ground. They also
clearly serve the purpose of environmental education. Thus, in more than 20 years of
campaigning, EAZA members have been able to set standards in modern species
conservation all around the world. After only 15 years of campaigns, more than five
million Euros have been raised for species conservation. More than 140 species
conservation projects have already been funded during that time and networks have been
established with other conservation partners as well as individual projects, and official
measures have been stimulated. Last but not least, hundreds of millions of zoo visitors
were informed about the campaign topics and the general importance of biodiversity
conservation.
As for Southeast Asia, in 2017-2019 the "Silent Forest - Asian Songbird Crisis"
campaign took place, in 2011-2013 the "EAZA IUCN SSC Southeast Asia Campaign"
ran, and in 2004-2005 it was the "Shellshock EAZA Turtle and Tortoise Campaign" that
focused on threatened turtles and their trade for traditional medicine.
The current campaign focuses on Vietnam's unique habitats and their threatened
biodiversity. The initial idea came from Radoslaw Ratajczak, co-director of the
Endangered Primate Rescue Center (EPRC) in Cuc Phuong National Park in Vietnam
on behalf of Leipzig Zoo. Afterwards, a core team was assembled, consisting of the zoos
in Leipzig, Cologne, and Mulhouse, as well as the Zoological Society for the
Conservation of Species and Populations – ZGAP, together with Beauval Zoo,
Dortmund Zoo, Royal Burgers' Bush and of course EAZA.
What is very important for the team in this campaign is clearly the integration of
the "One Plan Approach to Conservation", i.e., the holistic approach to species
conservation, which originates from the Conservation Planning Specialist Group
(CPSG) of the International Union for Conservation of Nature (IUCN). The One Plan
Approach aims to protect a species by involving all those responsible and relevant and
drawing on a wide range of expertise - in other words, contemporary, optimized, viz.
integrated species conservation in which all resources are pulled together.
The best way to do this is to work on a united front for Vietnam within EAZA
and Europe, and of course on eyelevel together with Vietnam. So, it was set from the
beginning that conservationists and experts from Vietnam must also be on board. This
is why Prof. Dr. Truong Q. Nguyen, Vice Director of the Institute of Ecology and
Biological Resources (IEBR) of the Vietnamese Academy of Science and Technology

46
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

(VAST), Hanoi, and Prof. Dr. Minh D. Le of Vietnam National University, Hanoi (VNU)
are included as members of the campaign team.
On the occasion of the annual meeting of EAZA in Helsinki, Finland, the new
campaign was launched on 15.9.2023 in an hour-long plenary session to almost 900
participants from 327 institutions and 70 countries and thus made public. Prof. Dr.
Truong Quang Nguyen represented the Vietnamese side and gave a presentation during
the plenary session, highlighting the tremendous wealth of Vietnam’s biodiversity, but
also the multi-layered threats, and explained why such a campaign is so important for
the country. In this plenary session, we also presented the flagship species and priority
projects of the campaign for which support is requested, and likewise how to become
part of the campaign, following the motto: "Be part of it!". Thus, EAZA members, as
well as other interested conservation partners, can sign up and prepare for the campaign
launch at their own institutions (https://vietnamazing.eu/). The recording of the plenary
session is also available on EAZA's Youtube channel (EAZAvideo)
(https://youtu.be/yXBlicjBCHE?-feature=shared).
Under the "Vietnamazing" campaign, the aim is to build bridges between EAZA
institutions, zoo visitors, and Vietnamese and international conservation partners and
beyond. The aim is to link conservation planning processes, in situ and ex situ
conservation with habitat restoration efforts, scientific research, conservation education,
fundraising, and public awareness. In this way, the campaign will raise awareness of
threatened species from Vietnam and tries to conserve them and their habitats for the
long term. The campaign goals are therefore:
1. highlight the uniqueness of Vietnam as a biodiversity hotspot
2. promote and implement the One Plan Approach
3. build bridges between the EAZA community and Vietnamese and international
conservation and research partners
4. fulfil the objectives of pre-selected flagship projects
5. providing financial and technical support and creating long-term partnerships
to advance conservation efforts for selected highly threatened species and their habitats
6. strengthening ex situ conservation efforts for highly threatened species at
EAZA institutions and beyond.
Additionally, visitors of EAZA institutions should be made aware of the threats
to Vietnam's biodiversity and receive recommendations for action.
The funds raised during the campaign are then donated to selected projects.
In the following the campaign’s flagship species and related projects are
introduced.
Overview of the general situation of Vietnam's invertebrates
The invertebrates of Vietnam are certainly one of the most poorly studied animal
groups in this country. Among them, the arthropods are probably one of the better-

47
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

studied invertebrate groups, but neither the species diversity of insects nor that of
crustaceans and arachnids has been adequately recorded and many more new species
descriptions can be expected. According to CEBioS
(https://www.researchgate.net/publication/322557227_Vietnam_a_Champion_for_Inse
ct_Biodiversity_a_Win-Win_Commitment#fullTextFileContent), around 20,000 insect
species are known from Vietnam, but this might only account for around 10% of the
expected insect diversity (experts estimate around 200,000 species that actually might
occur there)! To give another impression, a recent review of Vietnam's freshwater crabs
revealed an extraordinarily high diversity and a high degree of endemism (Do 2014). Of
the 49 species known at that time, 42 were only known from Vietnam, 10% of which
were already on the verge of extinction, primarily due to water pollution, habitat loss
and habitat fragmentation caused by urban, industrial and agricultural development, but
also due to forest destruction and overexploitation. By the way, the invertebrates also
include molluscs and annelids (worms), to name a few other large groups where much
diversity research still has to be performed. Only a few of the known species have an
official threat status; for many there is no data at all or they are not yet considered
threatened. Accordingly, Vietnam's invertebrate world also receives little attention in
zoos.
According to the zoo database ZIMS (Zoological Information and Management
System), the few species represented in zoos include the common rose (Pachliopta
aristolochiae) and the common bluebottle (Graphium sarpedon), both swallowtail
butterflies (Papilionidae) that are known from Vietnam but are widespread in Southeast
Asia and thus not classified as threatened. However, local and island forms of the
common bluebottle are known from Vietnam, which could have a different threat status.
According to ZIMS, the former species is kept in a small group in the New Forest
Wildlife Park in England, the latter species in a group in the Melbourne Zoo in Australia,
although the origin of these animals can of course come from the entire distribution area,
so the butterflies are not necessarily or quite unlikely to come from Vietnam itself.
Another invertebrate kept at Melbourne Zoo according to ZIMS, which is also found in
Vietnam, is the silk spider species Nephila pilipes. It has a very wide distribution,
ranging from China and Japan to the Philippines and Australia, and thus is also
considered not to be threatened. Invertebrates that only occur in Vietnam and are also
threatened do not have a good presentation in zoos. The campaign therefore focuses on
these invertebrate representatives, who are briefly introduced below along with the
campaign goals.
Flagship species Vietnamese giant magnolia snail (Bertia cambojiensis)
One of the largest and at the same time most beautiful and striking invertebrates
in Vietnam is the Vietnamese giant magnolia snail (Bertia cambojiensis). It is the largest
terrestrial mollusc in Southeast Asia. Bertia species are air-breathing Asian land snails
in the family Dyakiidae, which includes at least 60 species in 10 genera and is restricted
to Southeast Asia. Like many air-breathing snails, the Dyakiidae are simultaneous

48
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

hermaphrodites. During their bizarre reproductive behavior, they use so-called love
arrows, the calcareous tip of which pierces their partner's skin. In addition to the first
clutch, another clutch is laid, which serves as food for the snails that hatch earlier, so
that the young can develop more quickly. This species has extremely rapid growth,
tripling in size within two weeks from hatching. It is a ground-dwelling species that can
be found in the leaf litter of tropical humid lowland forests. During the dry season it
goes through a dormant phase. These snails are omnivores and feed on decaying and
living vegetation, fruits, fungi and carrion. They have an important ecological role as
saprobionts in the nutrient cycle, i.e. as decomposers of organic material.
Although the giant magnolia snail was scientifically described more than 160
years ago, knowledge about the snail with its large, brightly colored and shiny shell is
still poor. It only occurs in a very limited area in the south of Vietnam and perhaps as a
relict population in Cambodia; at times it was even considered to be completely extinct.
There are only a few known records and the exact distribution area and population status
are still unknown. However, the population size of the species, which has only been
recorded in a small distribution area, appears to be very limited. The species is
threatened because it is used by locals for food and medicine. Interventions in the habitat
or its destruction also play a role, of course. The biggest immediate threat, however, is
the collection of snail shells for the profitable trade, which leads to a continuous decline
in the number of sexually mature specimens. Therefore, this species, which is acutely
threatened with extinction, is listed as critically endangered on the IUCN Red List.
To expand conservation efforts for the critically endangered Vietnamese giant
magnolia snail, the EAZA Vietnamazing campaign will promote the following.
- The expansion of the European conservation breeding efforts, initiated in 2013
by Paul Pearce-Kelly from the the Zoological Society of London (ZSL) and continued
by Dr. Gerardo Garcia from Chester Zoo to include more participating zoos to hopefully
increase the number of offspring;
- The development of best practice guidelines to make it easier for other holdings
to successfully breed this specialized, care-intensive snail species;

- Collaboration with Vietnamese partners to restart conservation breeding in


Vietnam;
- Funding ongoing monitoring and increased One Plan Approach species
conservation measures in Vietnam.
Flagship species Nui Chua stick insect (Nuichua rabaeyae)
This medium sized, colourful stick insect species was recently described in 2018.
In general, stick insects are longish and mimic plant parts as anti-predator mechanism.
The species is green and reddish-brown, its head is blueish-green with black warts. The
Nui Chua stick insect was named after Kristien Rabaey in acknowledgement for her
breeding of this species after the live collection (except one male) was lost in a domestic

49
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

fire. It was not only described as a new species but also as a new genus to science. The
genus name is derived from Nui Chua National Park in Ninh Thuan Province, southeast
Vietnam. So far it is only known from this site.
Nui Chua National Park covers about 24,500 ha and ranges from sea level up to
1,039m on Mount Nui Chua. Situated along the coast of southern Central Vietnam the
National Park also protects a marine area with several beaches where different species
of sea turtles have their nesting grounds. The higher portion (> 400m) of the park is
covered by evergreen tropical rainforest, while the lower portion has vegetation
dominated by thorny trees and bushes and also is used for agricultural purposes by local
tribes. This latter habitat is generated by a hot and dry microclimate and is completely
different compared to most areas in Vietnam. This also isolates the rainforest on the
mountain of Nui Chua National Park from other rainforest areas of the Kon Tum Plateau
in the Central Highlands.
The nocturnal species is easy to rear when being hold and accepts a wide variety
of alternative foodplants. Eggs are dropped to the ground, about 10 per female and week,
and have a relatively short incubation time (2–4 months at 20-23 °C). Nymphs can react
hectically when disturbed, but older nymphs often feign dead. Males mature 4 to 6
weeks earlier than females and are considerably smaller in size than the latter (up to 13
cm), reaching only about half their length (around 6 cm).
As soon as the Nui Chua stick insects are adult, males already occupy the larger
female nymphs and stay with the same female for the rest of their life. Subadult females
moult with males still attached to the old skin. Once the moulting process is completed,
the male moves from the old skin to the freshly moulted adult female. When a lone male
comes close to an occupied female or even when two mating males come close to one
another, they become agitated and instantly try to fend off the contender with their legs.
Knowledge of the Nui Chua stick insect is still poor. Regular surveys of the wild
population are not currently being carried out, and there is a near-total lack of knowledge
of the population status and trend. Everything which is known today goes back to the
original description from 2018 or derives from breeding reports outside the natural
range. The species is not only kept and bred by private hobbyists but also by few zoos.
The species was originally collected in low altitude forest. It was found foraging
on low vegetation and bushes. So far the stick insect is known only from a very restricted
forest area along the coast of southern Vietnam. As it has only been located in a small
area, the size of the population most probably is limited. Forest destruction certainly has
a negative impact for the species, as it is a forest-dweller. Currently, it is regarded to
represent a microendemic species. It is not included in the IUCN Red List of Threatened
Species.
First rapid surveys conducted by the Southern Institute of Ecology (SIE), Nui
Chua National Park, Institute of Ecology and Biological Resources (IEBR), on behalf
of the Cologne Zoo, in August 2023 revealed only few phasmid records at the type

50
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

locality, in forested areas between 400 m (altitude of the type locality: mixed vegetation
area consisting of dry and evergreen forest) and 700 m (altitude of the camping site of
the original expedition, during which the new species was discovered: evergreen forest).
However, none of the recorded stick insect species revealed to be Nuichua rabaeyae,
which thus might be more difficult to find, rare or active during another season. Thus,
further surveys across various months of the year, and covering different geographical
and forested areas deem necessary to better understand the distribution, population size,
behavior, and abundance patterns of Nuichua rabaeyae and thus to find out whether it
is in fact rare and threatened.
To build up conservation measures together with the partners Southern Institute
of Ecology (SIE), Nui Chua National Park, and the Institute of Ecology and Biological
Resources (IEBR), the EAZA Vietnam campaign will foster
- Further Population monitoring.
- If the species in fact reveals to be microendemic and threatened, then:
- Vietnam Red Data Book inclusion;
- IUCN Red List inclusion;
- Build up of conservation breeding in Vietnam;
- Extension of the European zoo breeding program, viz. advertise for more
participating zoos and thus more breeding successes. Successful institutional breeding
already has happened repeatedly at Cologne Zoo which already has provided surplus to
other zoological institutions in Germany / Europe to extend the conservation breeding
network;
- Site-specific conservation in combination with the silver-backed chevrotain
(Tragulus versicolor). Habitat protection certainly will benefit from the co-existence of
the Nui Chua stick insect with the Silver-backed chevrotain, a deer-like species of the
size of a rabbit that was rediscovered recently within dry lowland forest in the region.
Overview of the general situation of Vietnam's freshwater fish species
The freshwater fish are among the least known vertebrate species in Vietnam. In
a Master of Education thesis on conservation priorities for Vietnamese freshwater fish
completed three years ago in the Cologne-Hanoi working group (Müller 2021), around
700 species were identified for the country, which is around 4% of all known freshwater
fish species. More than 30% of Vietnamese freshwater fish turned out to be endemic,
meaning they are only found in Vietnam, and 7% (49 species) are classified as
threatened, with most of them (45 species) showing a declining population trend. For
more than half of the Vietnamese freshwater fish species, information on lifestyle and
threat status is missing: 115 species have not yet been assessed, and 232 species are
listed in the IUCN Red List as data deficient, i.e., with an insufficient level of
knowledge. There is clearly a need for action here to close these knowledge gaps.
Flagship species hillstream loach (Sewellia lineolata)

51
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

The hillstream loach is a member of the family Balitoridae, which contains more
than 200 species of small fish from Southeast Asia. Fish species of the genus Sewellia
are very popular in aquaristics and are regularly found in the ornamental fish trade. Most
species are rheophilic, i.e. adapted to flowing water, i.e. they live in fast, clear and
oxygen-rich flowing water. Several species in the family have modified ventral fins that
allow them to cling to rocks. The hillstream loach lives in small to medium-sized rivers
and streams, as well as in rapids of waterfalls. The preferred habitat contains large and
deep pools with underwater plants connected by small rivulets. The species is endemic
to central Vietnam and occurs in the coastal rivers of Thua Thien - Hue Province south
to Binh Dinh Province. Hillstream loaches can grow up to 57 mm in size. They can be
distinguished from other species of the genus from central Vietnam by 3-5 distinct dark
stripes on the body. The species feeds on ground-dwelling invertebrates and algae. It is
active during the day and searches for food on horizontal and vertical surfaces of stones.
The hillstream loach is widespread in the aquarium trade and can also be found
in zoos; the species is also bred in some European zoos. In nature, the major threats to
this species are overfishing, habitat destruction through the construction of dams, and
siltation through deforestation. It is classified as vulnerable in the IUCN Red List and
natural populations are declining.
To expand conservation efforts for the microendemic hillstream loach, the
EAZA-Vietnam campaign will promote the following
- Study population trends and habitat threats from human disturbance;
- Securing some animals from the area of origin in order to build a genetically
purebred reserve population in Vietnam.
The hillstream loach also is substitute for other threatened freshwater and
ornamental fish species from Vietnam. Therefore, this project should also serve as a
pioneering project for the establishment of further conservation breeding programs for
other threatened freshwater fish species in Vietnam. To achieve this goal, the EAZA-
Vietnam campaign will additionally promote:
- Establishment of reserve populations of threatened Vietnamese freshwater fish
species in various locations (e.g. SIE, Wildlife at Risk);
- Field studies to launch these programs.
This is also in line with the current approach of the IUCN SSC Asian Species
Action Partnership Singapore (ASAP), which is a strategic network with the aim of
establishing urgently needed conservation measures for ASAP freshwater fish species
in Southeast Asia. This strategy lists nine species from Vietnam, including two
threatened Sewellia species. Conservation measures include studies, habitat protection,
ex situ breeding to build reserve populations, and research into the impacts of the
aquarium trade and its associated opportunities.
European zoos that keep hillstream loaches can draw attention to the importance
of research and conservation of Vietnam's threatened freshwater fish.

52
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Overview of the general situation of amphibians of Vietnam


In 2022, 275 species of amphibians were known from Vietnam, of which 95
(35%) were endemic, more than half of which are known from only one location
(Krzikowski et al. 2022). The Central Highlands of Vietnam were identified as the
region with the greatest amphibian diversity (130 species), the most regionally endemic
species (26 of a total of 67 regionally endemic species), and the most species classified
as threatened in the IUCN Red List (11 species). Fifty of the 275 amphibian species
known for Vietnam (18%) were classified by IUCN as threatened with extinction.
Among them, 27 were endemic species. Alarmingly, 13 endemic species, including two
threatened species, are known exclusively from unprotected areas. No data are available
for two-thirds of Vietnam's endemic amphibians because their status on the IUCN Red
List is either missing or outdated. Only 29 (11%) of the 275 species are represented in
zoos worldwide (primarily in Europe and North America), including only five
threatened species, according to zoo database analyses. Although the study by
Krzikowski et al. (2022) revealed for the first time the gaps in amphibian conservation
in Vietnam, it is critical that such a review including a list with species in need of
conservation measures now exists that authorities, conservationists, sanctuaries, and
zoos can use to take appropriate countermeasures under IUCN’s One Plan Approach.
Flagship species Vietnamese crocodile newt (Tylototriton vietnamensis)
The systematics of crocodile newts (genus Tylototriton) has been turned upside
down in recent years. It has been shown that some species previously thought to be
widespread hide several cryptic species. All the species are threatened by extinction.
Thus, with almost 40 species found in the mountain forests of the entire Asian monsoon
climate zone, it is now the most species-rich genus within the family Salamandridae. In
terms of new discoveries, 16 species have been described in the last five years alone.
Currently, seven species or eight taxa are known from Vietnam, and all have been
discovered in the last two decades.
The Vietnamese crocodile newt (Tylototriton vietnamensis) was described in
2005. Previously, it was included in the Black crocodile newt (T. asperrimus), whose
occurrence is now restricted to southeastern China. Therefore, crocodile newts from
Vietnam mentioned as T. asperrimus in older literature may also be T. vietnamensis or
other later-discovered species, such as Ziegler's crocodile newt (T. ziegleri), which looks
quite similar and was described eight years later from northern Vietnam. The Vietnamese
crocodile newt is a rather small representative of the genus with a total length of up to
20 cm. Typical for the genus are the many skin warts on the back and flanks, which are
rather inconspicuous in T. vietnamensis compared to the previously mentioned T.
ziegleri.
The basic coloration is dark, the finger and toe tips as well as the underside of the
tail - sometimes also the rib warts - are bright yellow to red-orange colored. The larvae
are yellowish, with dark spots and orange gills. A very small range is inhabited, that only

53
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

spans three provinces in northern Vietnam. It is a resident of lowland evergreen


rainforest. During the rainy season, crocodile newts reside in temporary pools for
mating. Outside, they are found primarily on land. Clutches may contain up to 178 eggs.
Crocodile newts and their larvae feed on a diverse range of prey, including water fleas,
worms, snails, insects, and spiders.
Unfortunately, there are only small, isolated remnant forest stands, which are
increasingly giving way to agricultural use. Coal mining is also a threat, as well as
collection for traditional medicine and for the national and international pet trade.
Because of this, the entire genus Tylototriton was recently listed in Appendix II of the
Convention on International Trade in Endangered Species (CITES). T. vietnamensis is
listed as Endangered in Vietnam's Red Data Book. The species is now no longer listed
as Endangered in the IUCN Red List, but only as Vulnerable because IEBR and its
Melinh Station for Biodiversity in Vietnam as well as Cologne Zoo in Germany have
taken extensive measures to protect this species, including conservation breeding
programs, population and threat analyses, and raising public awareness. As a result,
more than 400 individuals have been successfully bred at the Cologne Zoo, including
the first F3 offspring, which is important for the expansion of a conservation breeding
network. Some newts have also already been repatriated from Cologne Zoo to Vietnam,
where they have been subsequently successfully bred. This is a great example of the
"Reverse the Red" campaign, which aims to reverse the threat status of species.
Nevertheless, there is still a lot to be done for the conservation of this crocodile newt,
especially on the ground.
To expand conservation efforts, the EAZA Vietnam campaign, particularly with
its partners from IEBR, Tay Yen Tu and Yen Tu Nature Reserves, CRES, and the Institute
for Genome Research, Hanoi, will promote the following:
- Monitoring population (assessment of population status and threat situation);
- Conducting genetic analyses of new crocodile newt populations;
- Expanding conservation breeding in Vietnam and Europe;
- Improving conservation measures, such as increased ranger patrols;
- Restocking or repatriating to recover wild populations, if necessary;
- Raising conservation awareness of tourists and other stakeholders
The similar looking Ziegler's crocodile newt is also threatened, occurring near
the range of T. vietnamensis, but is less well known. Here, it makes sense to combine
conservation measures. For example, population monitoring at the Quan Ba forest in Ha
Giang Province are planned. Signs can also be developed for this and, if necessary, the
establishment of a nature reserve can be recommended. Many other threatened species
live there, such as the Critically Endangered Tonkin snub-nosed monkey, or the recently
discovered, apparently rare species of mossy frog, Theloderma khoii, all of which would
benefit from being better protected.

54
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Flagship species Mossy frogs (Theloderma spp.)


The mossy frogs of the genus Theloderma, which belong to the tree frog family
Rhacophoridae, are rarely encountered due to their cryptic way of life. The name comes
from the fact that some species imitate plant material (moss or bark), some species even
imitate bird droppings. In many species the skin is warty, in others rather smooth. They
are medium-sized to small frogs distributed from northeast India and southern China
through southeast Asia to the Greater Sunda Islands, with the greatest species richness
in the Indochinese region. The diet includes small arthropods. Reproduction takes place,
as far as is known, in small water accumulations in cavities of trees, bamboo or karst
rocks. Females lay up to 20 eggs just above the water. After about one to two weeks, the
tadpoles emerge and glide into the water. The genus Theloderma currently consists of
28 species. Many species have only been described based on a single frog or a few
specimens, so there is still much to be explored. Vietnam harbours more species of
Theloderma than any other country. To date, 17 species have been described from
Vietnam, with more discoveries expected: T. albopunctatum, previously known as T.
asperum; T. annae, described only in 2016; T. auratum, also described only recently, in
2018; T. bicolor; T. gordoni; T. laeve; T. lateriticum, described in 2009; T. nebulosum,
described in 2011; T. palliatum, described in 2011; T. petilum, described in 2004; T.
rhododiscus; T. ryabovi, described in 2006; T. truongsonense, described in 2005; T.
vietnamense, described in 2015 and previously listed as T. stellatum, and T. khoii, the
most recently discovered in 2022. Mossy frogs are one of the amphibian groups with a
high rate of new discoveries, but also with high threat potential, which is why they need
our support. According to the IUCN Red List, 24 Theloderma species have a declining
population status, with five of them - all found in Vietnam - listed as threatened: three
as Endangered (T. nebulosum, T. palliatum and T. ryabovi), and two as Vulnerable (T.
auratum, T. petilum). Khoi's mossy frog (T. khoii) was one of the most spectacular
discoveries of 2022, because it is a magnificently colored and perfectly camouflaged
species. At that time, it was only known from one location in northern Vietnam. Also
due to its presumably small population size, it has a high risk of extinction. A similar
fate seems to befall T. ryabovi, which is officially already classified as Endangered and
is microendemic to Vietnam. Nothing is known about its population status either, and
like T. khoii, it is recorded exclusively from unprotected areas. We hope to fill these
obvious gaps in species protection, at least to some extent, during the campaign. First of
all, research needs to be done in the field, and with this knowledge, further conservation
measures can then be planned, whether it is the creation of official protection statutes,
or, if available, their optimization, an expansion or establishment of protected areas, or,
if necessary, parallel ex situ conservation initially by local stations to ensure the long-
term survival of these species. Eight Theloderma species, especially T. corticale, are
also kept in zoos and already partially bred. These zoos in particular are ideally suited
to highlight threatened mossy frogs and the campaign goals, and to encourage
participation.

55
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

In particular, to expand conservation efforts for Vietnamese mossy frogs, the


EAZA Vietnam Campaign will work with its partners at the IEBR and together with
Prof. Dr. Tao T. Nguyen, mossy frog specialist from Hanoi’s Institute for Genome
Research to promote the following.
- Monitoring (research on actual distribution, population size, and threats to
primarily microendemic species);
- Carrying out integrative taxonomic research to determine the extent of species
richness, especially in under-researched regions in Vietnam;
- Promoting the inclusion of micro endemic species that are not yet protected and
threatened in Vietnam's Red Data Book, and possibly in the IUCN Red List;
- Laying the foundation for in situ conservation efforts for those species not yet
found in protected areas;
- Filling ex situ species conservation gaps, initially in Vietnam.
Overview of the general situation of Vietnam's reptiles
The reptile fauna of Vietnam is known for its great diversity and a considerable
number of endemic species as well as continuous new discoveries. Vietnamese reptiles
are threatened due to habitat loss and collection for domestic and international trade,
traditional medicine and food. 32.9% (159) of the total reptile species (484) occurring
in Vietnam are endemic, more than half of which are only known from the type locality
and about a third only occur in a specific sub-region, making these species particularly
vulnerable to threats and extinction, respectively. In addition, 33.5% (53) of the 158
endemic reptiles are not yet known from any protected area. Of all 418 Vietnamese
reptile species listed on the IUCN Red List, 17.7% (74) are threatened with extinction,
46.0% (34) of the total 74 threatened species are endemic to Vietnam. The fact that 135
species are either listed as DD (“data deficient”) or have not yet been assessed by the
IUCN highlights the urgency of further research. Furthermore, very few species are
protected by national or international laws. A zoo database analysis revealed that 22.5%
(109) of all reptiles found in Vietnam and only 6.3% (10) of endemic Vietnamese reptiles
are currently kept in zoos worldwide. Although 60.8% (45) of the officially listed
reptiles (74) from Vietnam are currently kept in zoos, only 23.5 (8) of the threatened
endemic species (34) are kept there. There is still a lot to do in terms of the One Plan
Approach, and the list by Stenger et al. (2023) will help to gradually address the gaps in
species protection.
Flagship species Vietnamese pond turtle (Mauremys annamensis)
The Vietnamese pond turtle is a medium-sized, semi-aquatic turtle whose shell
reaches a maximum length of around 30 cm. The males are slightly smaller than the
females, and their plastron is more concave than those of the females. The carapace is
slightly rounded and has three longitudinal keels, of which the middle one is the most
pronounced. This species, described in 1903, is endemic to central Vietnam, its
distribution area is in the lowlands between Da Nang City and Phu Yen Province. At the

56
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

beginning of the 20th century, this species was still present in large numbers in the
swamps and slow-moving waters. Today, suitable habitat has become rare due to urban
expansion and intensified rice cultivation.

The Vietnamese pond turtle is so rare that it is considered functionally extinct in


the wild and is included in the list of the 25 most threatened turtles in the world.
Although the Indo-Myanmar Conservation - Asian Turtle Program (IMC/ATP) has
conducted numerous surveys, the species has not been detected in any protected area
within its range. However, there are still animals in zoos in Europe and the United States,
as well as several hundred specimens in sanctuaries and turtle centers in Vietnam, which
can be used to restore populations in the species' natural range once suitable locations
are found. We should not waste time finding suitable places for improved nature
conservation and reintroduction of the Critically Endangered species into the wild.
In order to effectively implement appropriate protective measures together with
partners including IMC/ATP, CRES, IEBR, the EAZA-Vietnam campaign will promote:
- eDNA analyzes in potential habitats within the distribution area in order to
identify residual populations or suitable locations;
- Habitat assessment of suitable locations in order to identify suitable habitats for
reintroduction or restocking;
- Support the creation of protected areas within the historical range;
- Population recovery once sites are confirmed and protected areas are
designated;
- Since the species has been shown to contain two different genetic lineages
distributed in two different areas, genetic screening before reintroduction to the wild is
essential to avoid artificial interbreeding;
- If the molecular studies identify genetically important animals in zoos from
Europe and the USA, they can be returned to Vietnam.
Flagship species Vietnamese crocodile lizard (Shinisaurus crocodilurus
vietnamensis)
The crocodile lizard (Shinisaurus crocodilurus) is the only living representative
of the family Shinisauridae, which was described in 1930. The species, which can grow
up to 46 cm in length, was named after its tail scalation. It is a semi-aquatic reptile that
spends most of its time on branches overhanging shallow streams in evergreen
deciduous and bamboo forests. Hibernation takes place in the cold season. In spring the
females give birth to 2-12 young. The diet primarily includes insects, worms and other
invertebrates. For more than 70 years this species was only known from China. In 2003
it was for the first time reported from Vietnam as well. The Vietnamese population has
subsequently revealed to represent a separate conservation unit – S. crocodilurus
vietnamensis – due to divergent morphological characteristics, different ecological
adaptations and genetic distinctiveness. Meanwhile, a closer look at the Chinese

57
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

subspecies has now shown that it also consists of not just one, but three genetic lineages.
This clearly underlines how important research is for effective species conservation.
The population of the Vietnamese crocodile lizard has been estimated at fewer
than 150 individuals, which is well below known thresholds of viable natural
populations. Its existence is threatened by deforestation, coal mining, infrastructure
development, capture for the animal trade and tourism. It is listed as Endangered on the
IUCN Red List and on Appendix I of the CITES. Ex-situ measures were set up years
ago in both Vietnam and Europe. Conservation breeding facilities were set up in the Me
Linh Biodiversity Station in northern Vietnam, as well as in the Cologne Zoo in
Germany, where confiscated animals, whose origins were checked through molecular
analyses, were housed. In Cologne, breeding has already been successful up to the F2
generation, and the offspring has been provided to other zoos, where they have also
subsequently reproduced (as recently in Ostrava Zoo). If the above population estimates
for Vietnam were correct, more than 20% of the world's known population has already
been bred in Europe (with 31 offspring generated so far in the Cologne Zoo alone). Since
the species is already protected nationally and internationally, the focus should now be
on conserving or restoring the habitat and natural populations.
The EAZA-Vietnam campaign will promote the following conservation measures
implemented together with the partners IEBR and CRES:
- Collaboration with various stakeholders and protected areas within the species'
range to reduce direct threats (e.g. providing patrol equipment)
- Habitat conservation, if possible through new nature reserves;
- Continued population monitoring and habitat as well as threat assessment;
- Additional studies to identify possible additional subpopulations in Vietnam;

- Continue genetic screening;


- Identification of suitable locations for releases into the wild;
- Extension of the conservation breeding network;
- Support the measures planned by the Vietnamese Ministry of Nature and
Environment to restock natural populations through the repatriation of offspring from
Europe;
- Nature and environmental education to inform and raise awareness among the
public and tourists.
Overview of the general situation of birds in Vietnam
In a Master of Education thesis on conservation priorities for Vietnamese bird
species completed last year in the Cologne-Hanoi working group (Hackenbroch 2023),
more than 900 bird species from more than 20 orders and more than 90 bird families
were identified for Vietnam. Ten bird species have proven to be endemic, i.e. only found
in Vietnam. Of the 785 species included in the IUCN Red List, almost 6% were

58
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

classified as critically endangered, including five endemic species. Almost half of the
bird species recorded for Vietnam have a declining population trend. The analysis of the
protected area coverage showed that although the distribution of all endemic and
endangered bird species is covered by protected areas, often only a very small proportion
of the natural distribution area, i.e. the majority of the occurrences, is not covered by a
protected area or benefits from it. Zoo population analyzes showed that almost half of
the bird species classified as endangered are represented in zoos, but only a little more
than half of them had breeding success within the last twelve months.
Flagship species Vietnam pheasant (Lophura edwardsi)
The Vietnam pheasant, which is listed as critically endangered with a decreasing
population trend according to the IUCN Red List The species occurs in central Vietnam,
where it is known from only four provinces. The Vietnam pheasant grows up to 65 cm.
Males are characterized by their blue-black colour pattern with a red face and a white
cap on the top of the head. The females are uniform gray-brown. Little is known about
its natural history. For example, there is no data available on the natural food spectrum
and our current knowledge about reproduction derives mainly from observations of held
birds. The Vietnam pheasant inhabits lowland evergreen forest, whose condition has
unfortunately deteriorated dramatically. In addition, the species is extensively hunted by
humans, particularly through snaring. So, it is devastating to hear, but not really
surprising, that it has not been reported from its natural habitat since the year 2000,
despite subsequent intensive research. The Vietnam pheasant thus might be already
extinct in the wild.
Within “Vietnamazing”, educational work by EAZA, the campaign and the
participating zoos is intended to raise awareness of the pheasant and its threats.
Fortunately, under the auspices of the World Pheasant Association and under EAZA's
conservation breeding programs, a viable population of the beautiful bird has survived
under ex situ conditions, also in Vietnam’s Hanoi Zoo. The Viet Nature Conservation
Center plans to set up and manage further breeding facilities in order to be prepared for
future reintroductions. On site, field research will be carried out in potentially suitable
and protected forest sites for subsequent releases. In addition, the campaign will work
with local residents to ensure the long-term survival and conservation of the Vietnam
pheasant. The EAZA Biobank is also involved; by carrying out modern genetic analyzes
to identify and remove possible hybrids from the breeding program / reintroductions.
Further, breeding recommendations can also be provided based on the optimal selection
of birds for subsequent release into nature. Antwerp Zoo and the Antwerp ZOO Center
for Research and Conservation (CRC) are already engaged in this regard. The
conservation measures for the Vietnam pheasant are part of an action plan and
implemented by the Vietnam Pheasant Recovery Team and other partners under the
leadership of Viet Nature.

59
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Overview of the general situation of Vietnam's mammals


In a bachelor's thesis on conservation priorities for Vietnamese mammal species
completed lastly in the Cologne-Hanoi working group (Höffner 2022), 329 mammal
species were identified for Vietnam. Almost 100 of these mammal species (30%) had an
official threat status. Of these, 34 species (10%) have proven to be endemic to Vietnam,
so are only known from there. Only a few of the threatened species were not yet
protected by a protected area within their range. Analyzes of zoo populations have
shown that well over half of Vietnam's threatened mammal species are already
represented in zoos. Of the 89 mammal species from Vietnam kept in zoos, well over
half were bred in the last 12 months.
Flagship species Northern white-cheeked gibbon (Nomascus leucogenys)
Six of the seven known crested gibbon species are native to the forests of
Vietnam. They are all threatened and the northern white-cheeked gibbon is even
classified as Critically Endangered on the IUCN Red List. Gibbons have no tail and very
long arms that allow them to climb and brachiate excellently. The northern white-
cheeked gibbon reaches a head-body length of up to 52 cm and a weight of up to 6 kg.
Northern white-cheeked gibbons occur from the extreme south of China's Yunnan
Province to the northern regions of Vietnam and Laos. The species has pronounced
sexual dimorphism - the males and juveniles are black with white cheeks. Adult females
are pale yellow to orange-yellow in color, with a black to brown crown patch and a white
ring around the face, although this may be incomplete. The males have a shock of hair
on their heads. The northern white-cheeked gibbon is a diurnal tree dweller. The activity
begins shortly before dusk, usually with loud calls or songs. Northern white-cheeked
gibbons are monogamous and live in family group in the treetops of primary forest.
Population numbers are unknown. But there are probably only a few hundred groups
left. The species is already extinct in some regions. Hunting, especially for use in the
traditional medicine, in combination with habitat destruction, is a serious problem for
the northern white-cheeked gibbon.
The main focus of the campaign is the conservation breeding of gibbons,
particularly the Critically Endangered Northern White-cheeked Gibbon, both in EAZA
institutions and in holdings in Vietnam, in combination with preparations for
reintroduction through holdings within Vietnam. There are efficient rescue centers in
Vietnam that have enough space to accommodate confiscated animals. The aim is to
build bridges between the EAZA community and local NGOs to address the threats
gibbons have to suffer from, particularly the northern white-cheeked gibbon and to
establish a network of ex situ conservation institutions in Vietnam. On the one hand, by
supporting in-situ populations, and on the other hand, by increasing capacities and
standards in zoos and rescue centers. An ex-situ strategy for Nomascus species within
the natural distribution area is to be developed in order to have holistic protection
initiatives for gibbons in the future.

60
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Further reading
More information can be found on the campaign homepage
(https://vietnamazing.eu/) or on social media, such as Instagram, at vietnamazing.eaza,
where news are continuously presented.
References
https://vietnamazing.eu/
Do, T. V. (2014): Freshwater crabs of Vietnam: diversity and conservation. – J.
Viet. Env. 6(2): 109-114.
Hackenbroch, H. (2023): Assessment of the threat status of bird species from
Vietnam - Implementation of the One Plan Approach to Conservation. – Unpublished
Master of Education thesis, University of Cologne.
Höffner, H. K. (2022): Assessing conservation priorities of threatened mammals
of Vietnam: Implementations of the IUCN’s One Plan Approach. – Unpublished
bachelor thesis, University of Cologne.
Krzikowski, M., T.Q. Nguyen, C.T. Pham, D. Rödder, A. Rauhaus, M.D. Le & T.
Ziegler (2022): Assessment of the threat status of the amphibians in Vietnam –
Implementation of the One Plan Approach. – Nature Conservation 49: 77–116.
Müller, F. (2021): Die Diversität der Süßwasserfische Vietnams – Verbreitung,
Endemismus und Bedrohung. - Abschlussarbeit Master of Education, Universität zu
Köln.
Stenger, L., A. Grosse Hovest, T.Q. Nguyen, C.T. Pham, A. Rauhaus, M.D. Le,
D. Rödder & T. Ziegler (2023): Assessment of the threat status of reptile species from
Vietnam – Implementation of the One Plan Approach to Conservation. – Nature
Conservation 53: 183–221.

Figures

1 „Joining forces to save Vietnam’s species. EAZA Campaign 2024-2025“ -


Vietnamazing logo.

61
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2 Campaign team during campaign launch in Helsinki, Finland. Phot.


Johannes Pfleiderer

62
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

3 Poster showing the campaign flagship species.

63
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

4 Appeal at the occasion of the campaign launch in Helsinki: „Be part of it“.
Phot. Johannes Pfleiderer

64
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Bản dịch
CHIẾN DỊCH BẢO TỒN “VIỆT NAM HÓA” MỚI VÀ “PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN MỘT KẾ HOẠCH BẢO TỒN”
Ziegler, T., Nguyen, T. Q., Le, M. D., Dieckmann, R., Haase, C., Haizak, C., Heckel,
J.-O., Lefaux, B., Mager, C., Michel, V. , Schröder, L., Schulze, A., Stawinoga, M.,
Wirth, R., Junhold, J., Pagel, T. B., Zimmermann, M., Meyerhoff. M. & R. Ratajczak
Các chiến dịch bảo tồn của Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung Châu Âu (EAZA) đã
tập trung vào nhiều loài và môi trường sống. Thông qua các chiến dịch, quỹ được gây
quỹ cho các dự án bảo tồn loài trên thực địa. Chúng rõ ràng cũng phục vụ mục đích giáo
dục môi trường. Vì vậy, trong hơn 20 năm vận động, các thành viên EAZA đã có thể
thiết lập các tiêu chuẩn về bảo tồn các loài hiện đại trên toàn thế giới. Chỉ sau 15 năm
thực hiện chiến dịch, hơn 5 triệu Euro đã được quyên góp để bảo tồn loài. Hơn 140 dự
án bảo tồn loài đã được tài trợ trong thời gian đó và mạng lưới đã được thiết lập với các
đối tác bảo tồn khác cũng như các dự án riêng lẻ và các biện pháp chính thức đã được
khuyến khích. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hàng trăm triệu du khách
tham quan vườn thú đã được thông báo về các chủ đề của chiến dịch và tầm quan trọng
chung của việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Đối với khu vực Đông Nam Á, năm 2017-2019 diễn ra chiến dịch “Rừng im lặng
- Khủng hoảng loài chim biết hót châu Á”, năm 2011-2013 thực hiện “Chiến dịch EAZA
IUCN SSC Đông Nam Á” và năm 2004-2005 là “Chiến dịch Shellshock EAZA Rùa và
Chiến dịch Rùa" tập trung vào các loài rùa bị đe dọa và hoạt động buôn bán chúng để
lấy thuốc y học cổ truyền.
Chiến dịch hiện tại tập trung vào các môi trường sống độc đáo của Việt Nam và sự
đa dạng sinh học đang bị đe dọa. Ý tưởng ban đầu đến từ Radoslaw Ratajczak, đồng
giám đốc Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) tại Vườn quốc gia Cúc
Phương, Việt Nam thay mặt cho Vườn thú Leipzig. Sau đó, một nhóm nòng cốt được
thành lập, bao gồm các vườn thú ở Leipzig, Cologne và Mulhouse, cũng như Hiệp hội
Động vật học về Bảo tồn Loài và Quần thể – ZGAP, cùng với Sở thú Beauval, Sở thú
Dortmund, Royal Burgers' Bush và EAZA.
Điều rất quan trọng đối với nhóm trong chiến dịch này rõ ràng là sự tích hợp của
"Phương pháp tiếp cận một kế hoạch để bảo tồn", tức là cách tiếp cận toàn diện để
bảo tồn loài, bắt nguồn từ Nhóm Chuyên gia Lập kế hoạch Bảo tồn (CPSG) của Liên
minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN). “Cách tiếp cận một kế hoạch” nhằm
mục đích bảo vệ một loài bằng cách thu hút sự tham gia của tất cả những người có trách
nhiệm và có liên quan, đồng thời dựa trên nhiều chuyên môn - nói cách khác, hiện đại,
tối ưu hóa, tức là. bảo tồn loài tổng hợp trong đó tất cả các nguồn tài nguyên được tập
hợp lại với nhau.
Cách tốt nhất để làm điều này là hợp tác trên một mặt trận thống nhất vì Việt Nam
trong EAZA và Châu Âu, và tất nhiên là ngang tầm với Việt Nam. Vì vậy, ngay từ đầu
đã đặt ra rằng các nhà bảo tồn và chuyên gia từ Việt Nam cũng phải tham gia. Đó là lý

65
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

do tại sao GS.TS Nguyễn Quảng Trường, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật (IEBR) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Hà Nội và GS.TS
Minh D. Lê tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là thành viên của nhóm chiến
dịch.
Nhân cuộc họp thường niên của EAZA tại Helsinki, Phần Lan, chiến dịch mới đã
được phát động vào ngày 15.9.2023 trong phiên họp toàn thể kéo dài một giờ với gần
900 người tham gia từ 327 tổ chức và 70 quốc gia và do đó đã được công bố rộng rãi.
GS.TS Nguyễn Quảng Trường đại diện cho phía Việt Nam và trình bày trong phiên họp
toàn thể, nêu bật sự giàu có to lớn về đa dạng sinh học của Việt Nam cũng như những
mối đe dọa đa tầng và giải thích lý do tại sao một chiến dịch như vậy lại quan trọng đối
với đất nước. Trong phiên họp toàn thể này, chúng tôi cũng đã trình bày các loài hàng
đầu và các dự án ưu tiên của chiến dịch cần được hỗ trợ, cũng như cách trở thành một
phần của chiến dịch, theo phương châm: "Hãy tham gia!". Vì vậy, các thành viên EAZA
cũng như các đối tác bảo tồn quan tâm khác có thể đăng ký và chuẩn bị khởi động chiến
dịch tại tổ chức của mình (https://vietnamazed.eu/). Bản ghi âm phiên họp toàn thể cũng
có trên kênh Youtube của EAZA (EAZAvideo) (https://youtu.be/yXBlicjBCHE?-
feature=shared)
Trong chiến dịch "Việt Nam hóa", mục đích là xây dựng cầu nối giữa các tổ chức
EAZA, khách tham quan vườn thú, với các đối tác bảo tồn Việt Nam và quốc tế và hơn
thế nữa. Mục đích là để liên kết các quá trình lập kế hoạch bảo tồn, bảo tồn nguyên vị
(in situ) và ex situ (chuyển vị) với các nỗ lực phục hồi môi trường sống, nghiên cứu
khoa học, giáo dục bảo tồn, gây quỹ và nâng cao nhận thức cộng đồng. Bằng cách này,
chiến dịch sẽ nâng cao nhận thức về các loài bị đe dọa ở Việt Nam và cố gắng bảo tồn
chúng cũng như môi trường sống của chúng về lâu dài. Do đó, mục tiêu của chiến dịch
là:
1. nêu bật sự độc đáo của Việt Nam như một điểm nóng về đa dạng sinh học
2. thúc đẩy và thực hiện “Phương pháp tiếp cận kế hoạch chung”
3. xây dựng cầu nối giữa cộng đồng EAZA với các đối tác nghiên cứu và bảo tồn
Việt Nam và quốc tế
4. hoàn thành mục tiêu của các dự án trọng điểm đã chọn trước
5. cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và tạo ra các mối quan hệ đối tác lâu dài
để thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn các loài có nguy cơ bị đe dọa cao được lựa chọn và môi
trường sống của chúng
6. tăng cường các nỗ lực bảo tồn ex situ đối với các loài có nguy cơ bị đe dọa cao
tại các tổ chức EAZA và hơn thế nữa.
Ngoài ra, khách tham quan các tổ chức EAZA cần được biết về các mối đe dọa đối
với đa dạng sinh học của Việt Nam và nhận được các khuyến nghị hành động.
Số tiền quyên góp được trong chiến dịch sau đó sẽ được quyên góp cho các dự án
được chọn.
Sau đây, các loài tiêu biểu của chiến dịch và các dự án liên quan sẽ được giới thiệu.

66
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Tổng quan về tình hình chung các loài động vật không xương sống ở Việt
Nam
Động vật không xương sống ở Việt Nam chắc chắn là một trong những nhóm động
vật được nghiên cứu ít nhất ở đất nước này. Trong số đó, động vật chân đốt có lẽ là một
trong những nhóm động vật không xương sống được nghiên cứu kỹ hơn, nhưng cả sự
đa dạng loài của côn trùng cũng như của động vật giáp xác và loài nhện đều chưa được
ghi chép đầy đủ và có thể mong đợi thêm nhiều mô tả loài mới. Theo CEBioS
(https://www.researchgate.net/publication/322557227_vietnam_a_Champion_for_Inse
ct_Biodiversity_a_Win-Win_Commitment#fullTextFileContent), khoảng 20.000 loài
côn trùng đã được biết đến ở Việt Nam, nhưng con số này có thể chỉ chiếm khoảng 10%
mức độ đa dạng côn trùng dự kiến (các chuyên gia ước tính khoảng 200.000 loài thực
sự có thể xuất hiện ở đó)! Để tạo ấn tượng khác, một đánh giá gần đây về cua nước ngọt
của Việt Nam cho thấy tính đa dạng đặc biệt cao và mức độ đặc hữu cao (Do 2014).
Trong số 49 loài được biết đến vào thời điểm đó, có 42 loài chỉ được biết đến ở Việt
Nam, 10% trong số đó đã có nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do ô nhiễm nguồn nước, mất
môi trường sống và sự phân mảnh môi trường sống do sự phát triển đô thị, công nghiệp
và nông nghiệp, ngoài ra còn do nạn phá rừng và khai thác quá mức. Nhân tiện, các loài
động vật không xương sống cũng bao gồm động vật thân mềm và giun đốt (giun), đó là
một số nhóm lớn khác mà vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu về tính đa dạng. Chỉ
một số loài được biết đến có tình trạng đe dọa chính thức; đối với nhiều loài không có
dữ liệu nào cả hoặc chúng chưa được coi là bị đe dọa. Theo đó, thế giới động vật không
xương sống của Việt Nam cũng ít được các vườn thú quan tâm.
Theo cơ sở dữ liệu vườn thú ZIMS (Hệ thống quản lý và thông tin động vật học),
một số loài được đại diện trong các vườn thú bao gồm loài bướm Pachliopta
aristolochiae (the common rose) và loài bướm Graphium Sarpedon (the common
bluebottle), cả hai loài họ bướm Phượng (Papilionidae) đều được biết đến ở Việt Nam
nhưng rộng rãi ở Đông Nam Á và do đó không được phân loại là bị đe dọa. Tuy nhiên,
các loài bluebottle phổ biến ở địa phương và đảo được biết đến ở Việt Nam, có thể có
tình trạng đe dọa khác. Theo ZIMS, loài trước (the former species) được giữ thành một
nhóm nhỏ ở Công viên động vật hoang dã New Forest ở Anh, loài sau (the latter species)
trong một nhóm ở Vườn thú Melbourne ở Australia, mặc dù nguồn gốc của những loài
động vật này tất nhiên có thể đến từ toàn bộ khu vực phân bố. , vì vậy loài bướm không
nhất thiết hoặc hoàn toàn không có khả năng đến từ chính Việt Nam. Một loài không
xương sống khác được nuôi tại Vườn thú Melbourne theo ZIMS cũng được tìm thấy ở
Việt Nam là loài nhện tơ Nephila pilipes. Nó có sự phân bố rất rộng, từ Trung Quốc và
Nhật Bản đến Philippines và Úc, và do đó cũng được coi là không bị đe dọa. Động vật
không xương sống chỉ xuất hiện ở Việt Nam và cũng đang bị đe dọa không có biểu hiện
tốt trong các vườn thú. Do đó, chiến dịch tập trung vào những đại diện không xương
sống này, những người được giới thiệu ngắn gọn bên dưới cùng với mục tiêu của chiến
dịch.

67
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ốc mộc lan khổng lồ Việt Nam (Bertia cambojiensis)


Một trong những loài động vật không xương sống lớn nhất, đồng thời đẹp nhất và
nổi bật nhất ở Việt Nam là loài ốc mộc lan khổng lồ Việt Nam (Bertia cambojiensis).
Đây là loài nhuyễn thể trên cạn lớn nhất ở Đông Nam Á. Các loài Bertia là loài ốc đất
châu Á thở bằng không khí (ốc cạn) thuộc họ Dyakiidae, bao gồm ít nhất 60 loài trong
10 chi và được giới hạn ở Đông Nam Á. Giống như nhiều loài ốc cạn, Dyakiidae là loài
lưỡng tính đồng thời (lưỡng tính tuần tự). Trong hành vi sinh sản kỳ quái của mình,
chúng sử dụng cái gọi là mũi tên tình yêu, đầu nhọn của nó xuyên qua da bạn tình. Ngoài
ổ đầu tiên, một ổ khác được đặt làm thức ăn cho những con ốc nở sớm hơn, để con non
phát triển nhanh hơn. Loài này có tốc độ tăng trưởng cực nhanh, kích thước tăng gấp ba
lần chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi nở. Đây là một loài sống trên mặt đất có thể được
tìm thấy trong thảm lá của các khu rừng đất thấp nhiệt đới ẩm. Trong mùa khô nó trải
qua giai đoạn ngủ đông. Những con ốc này là loài ăn tạp và ăn thực vật, trái cây, nấm
và xác chết đang mục nát và còn sống. Chúng có vai trò sinh thái quan trọng với tư cách
là sinh vật hoại sinh trong chu trình dinh dưỡng, tức là là chất phân hủy vật liệu hữu cơ.
Mặc dù loài ốc mộc lan khổng lồ đã được mô tả một cách khoa học cách đây hơn
160 năm nhưng kiến thức về loài ốc này với lớp vỏ to lớn, sáng bóng và có màu sắc rực
rỡ vẫn còn rất ít. Nó chỉ xuất hiện ở một khu vực rất hạn chế ở miền Nam Việt Nam và
có lẽ là một quần thể còn sót lại ở Campuchia; đôi khi nó thậm chí còn được coi là đã
tuyệt chủng hoàn toàn. Chỉ có một vài hồ sơ được biết đến và khu vực phân bố chính
xác cũng như tình trạng quần thể vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, quy mô quần thể của
loài này chỉ được ghi nhận ở một khu vực phân bố nhỏ và dường như rất hạn chế. Loài
này đang bị đe dọa vì nó được người dân địa phương sử dụng làm thực phẩm và thuốc.
Tất nhiên, các hoạt động can thiệp vào môi trường sống hoặc sự phá hủy môi trường
sống cũng đóng một vai trò nào đó. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất trước mắt là việc
thu thập vỏ ốc để buôn bán có lãi, dẫn đến số lượng mẫu vật trưởng thành về mặt sinh
dục liên tục giảm. Do đó, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng và được liệt
vào danh sách cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ IUCN.
Để mở rộng nỗ lực bảo tồn loài ốc mộc lan khổng lồ Việt Nam đang có nguy cơ
tuyệt chủng cao, chiến dịch EAZA Vietnamazed sẽ thúc đẩy những nội dung sau:
- Việc mở rộng các nỗ lực nhân giống bảo tồn ở Châu Âu, được khởi xướng vào
năm 2013 bởi Paul Pearce-Kelly từ Hiệp hội Động vật học Luân Đôn (ZSL) và tiếp tục
bởi Tiến sĩ Gerardo Garcia từ Vườn thú Chester để bao gồm nhiều vườn thú tham gia
hơn nhằm hy vọng tăng số lượng con non ;
- Xây dựng các hướng dẫn thực hành tốt nhất để giúp các cơ sở khác dễ dàng nhân
giống thành công loài ốc chuyên biệt và được chăm sóc kỹ lưỡng này;
- Hợp tác với các đối tác Việt Nam để khởi động lại hoạt động chăn nuôi bảo tồn
tại Việt Nam;
- Tài trợ cho hoạt động giám sát liên tục và tăng cường các biện pháp bảo tồn loài
theo Phương pháp Tiếp cận Một Kế hoạch ở Việt Nam.

68
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Loài côn trùng Núi Chúa (Nuichua rabaeyae), Bọ que Núi Chúa
Loài bọ que này có kích thước trung bình, đầy màu sắc này gần đây đã được mô
tả vào năm 2018. Nhìn chung, loài côn trùng này có hình dạng dài và bắt chước các bộ
phận của thực vật như một cơ chế chống lại động vật ăn thịt. Loài có màu xanh lục, nâu
đỏ, đầu màu xanh lục có mụn cóc màu đen. Bọ que Núi Chúa được đặt theo tên của
Kristien Rabaey để ghi nhận việc cô đã nhân giống loài này sau khi bộ sưu tập còn sống
(trừ một con đực) bị mất trong một vụ cháy nhà. Nó không chỉ được mô tả là một loài
mới mà còn là một chi mới đối với khoa học. Tên chi có nguồn gốc từ Vườn quốc gia
Núi Chúa ở tỉnh Ninh Thuận, phía đông nam Việt Nam. Cho đến nay nó chỉ được biết
đến từ trang web này.
Vườn quốc gia Núi Chúa có diện tích khoảng 24.500 ha và có độ cao từ mực nước
biển lên tới 1.039m trên Núi Chúa. Nằm dọc theo bờ biển phía nam miền Trung Việt
Nam, Vườn quốc gia còn bảo vệ một khu vực biển với một số bãi biển nơi các loài rùa
biển khác nhau làm tổ. Phần cao hơn (> 400m) của vườn quốc gia được bao phủ bởi
rừng mưa nhiệt đới thường xanh, trong khi phần dưới có thảm thực vật chủ yếu là cây
gai và bụi rậm và cũng được các bộ lạc địa phương sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
Môi trường sống thứ hai này được tạo ra bởi vi khí hậu nóng và khô và hoàn toàn khác
biệt so với hầu hết các khu vực ở Việt Nam. Điều này cũng cô lập rừng mưa nhiệt đới
trên núi Vườn quốc gia Núi Chúa với các vùng rừng nhiệt đới khác của cao nguyên Kon
Tum ở Tây Nguyên.
Các loài sống về đêm rất dễ nuôi khi được bế và chấp nhận nhiều loại cây thực
phẩm thay thế. Trứng được thả xuống đất, khoảng 10 quả mỗi con cái và một tuần, và
có thời gian ấp tương đối ngắn (2–4 tháng ở 20–23 °C). Những con nhộng có thể phản
ứng dữ dội khi bị quấy rầy, nhưng những con nhộng già hơn thường giả chết. Con đực
trưởng thành sớm hơn con cái từ 4 đến 6 tuần và có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với
con cái (tới 13 cm), chỉ đạt khoảng một nửa chiều dài của chúng (khoảng 6 cm).
Ngay khi bọ que Núi Chúa trưởng thành, con đực đã chiếm giữ những con nhộng
cái lớn hơn và ở bên cạnh con cái đó đến hết cuộc đời. Con cái gần trưởng thành thay
lông và con đực vẫn còn dính trên lớp da cũ. Sau khi quá trình thay lông hoàn tất, con
đực chuyển từ lớp da cũ sang con cái trưởng thành mới thay lông. Khi một con đực đơn
độc đến gần một con cái đang bận rộn hoặc thậm chí khi hai con đực đang giao phối đến
gần nhau, chúng sẽ trở nên kích động và ngay lập tức cố gắng chống đỡ đối thủ bằng
đôi chân của mình.
Kiến thức về loài côn trùng Núi Chúa này còn ít. Các cuộc điều tra thường xuyên
về quần thể hoang dã hiện chưa được thực hiện và gần như thiếu kiến thức về tình trạng
và xu hướng của quần thể. Mọi thứ được biết ngày nay đều quay trở lại mô tả ban đầu
từ năm 2018 hoặc bắt nguồn từ các báo cáo về chăn nuôi ngoài phạm vi tự nhiên. Loài
này không chỉ được nuôi dưỡng và nhân giống bởi những người có sở thích cá nhân mà
còn ở một số vườn thú.

69
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Loài này ban đầu được thu thập ở rừng có độ cao thấp. Nó được tìm thấy khi tìm
kiếm thức ăn trên thảm thực vật thấp và bụi rậm. Cho đến nay côn trùng que chỉ được
biết đến ở một khu vực rừng rất hạn chế dọc theo bờ biển miền Nam Việt Nam. Vì nó
chỉ nằm trong một khu vực nhỏ nên quy mô dân số có lẽ rất hạn chế. Việc phá rừng chắc
chắn có tác động tiêu cực đối với loài này vì nó là cư dân sống trong rừng. Hiện tại, nó
được coi là đại diện cho một loài vi sinh vật. Nó không có trong Danh sách đỏ các loài
bị đe dọa của IUCN.
Các cuộc khảo sát nhanh đầu tiên được thực hiện bởi Viện Sinh thái miền Nam
(SIE), Vườn quốc gia Núi Chúa, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR), thay mặt
cho Vườn thú Cologne, vào tháng 8 năm 2023 chỉ tiết lộ một số hồ sơ phasmid tại địa
phương điển hình, ở khu vực có rừng từ 400 m (độ cao của địa phương loại: khu vực
thảm thực vật hỗn hợp bao gồm rừng khô và rừng thường xanh) đến 700 m (độ cao của
địa điểm cắm trại của chuyến thám hiểm ban đầu, trong đó loài mới được phát hiện:
rừng thường xanh). Tuy nhiên, không có loài bọ que nào được ghi nhận là Nuichua
rabaeyae, do đó có thể khó tìm, hiếm hoặc hoạt động hơn trong mùa khác. Do đó, các
cuộc khảo sát sâu hơn vào các tháng khác nhau trong năm và bao gồm các khu vực địa
lý và rừng khác nhau được coi là cần thiết để hiểu rõ hơn về sự phân bố, quy mô quần
thể, hành vi và mô hình phong phú của Nuichua rabaeyae và từ đó tìm hiểu xem liệu nó
có thực sự hiếm và bị đe dọa hay không.
Để xây dựng các biện pháp bảo tồn cùng với các đối tác là Viện Sinh thái miền
Nam (SIE), Vườn quốc gia Núi Chúa và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR),
chiến dịch EAZA Việt Nam sẽ thúc đẩy
- Giám sát quần thể loài sâu hơn.
- Nếu trên thực tế loài đó được xác định là loài đặc hữu và bị đe dọa thì:
- Đưa vào Sách Đỏ Việt Nam;
- Đưa vào Sách đỏ IUCN;
- Xây dựng chăn nuôi bảo tồn ở Việt Nam;
- Mở rộng chương trình nhân giống vườn thú châu Âu, tức là quảng cáo để có thêm
nhiều vườn thú tham gia và do đó có nhiều thành công trong chăn nuôi hơn. Việc nhân
giống thành công đã xảy ra nhiều lần tại Vườn thú Cologne, nơi đã cung cấp nguồn
thặng dư cho các cơ sở động vật học khác ở Đức / Châu Âu để mở rộng mạng lưới chăn
nuôi bảo tồn;
- Bảo tồn theo địa điểm kết hợp với loài cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor).
Việc bảo vệ môi trường sống chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ sự cùng tồn tại của loài
côn trùng Núi Chúa này với cheo cheo lưng bạc, một loài giống hươu có kích thước
bằng con thỏ được phát hiện lại gần đây trong khu rừng đất thấp khô cằn trong khu vực.

70
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Tổng quan tình hình chung các loài cá nước ngọt của Việt Nam
Cá nước ngọt là một trong những loài động vật có xương sống ít được biết đến
nhất ở Việt Nam. Trong luận án Thạc sĩ Giáo dục về các ưu tiên bảo tồn cá nước ngọt
của Việt Nam được hoàn thành ba năm trước tại nhóm công tác Cologne-Hà Nội (Müller
2021), khoảng 700 loài đã được xác định cho cả nước, chiếm khoảng 4% tổng số loài cá
nước ngọt được biết đến. Hơn 30% cá nước ngọt của Việt Nam là loài đặc hữu, nghĩa là
chúng chỉ được tìm thấy ở Việt Nam và 7% (49 loài) được phân loại là bị đe dọa, trong
đó hầu hết (45 loài) có xu hướng giảm số lượng. Đối với hơn một nửa số loài cá nước
ngọt của Việt Nam, thông tin về lối sống và tình trạng đe dọa bị thiếu: 115 loài chưa
được đánh giá và 232 loài được liệt kê trong Sách đỏ IUCN do thiếu dữ liệu, tức là chưa
có đủ kiến thức. . Rõ ràng cần phải có hành động để thu hẹp những lỗ hổng kiến thức
này.
Cá Tỳ Bà Bướm Hổ (Sewellia lineolata)
Cá Tỳ Bà Bướm Hổ là một thành viên của họ Balitoridae, chứa hơn 200 loài cá
nhỏ từ Đông Nam Á. Các loài cá thuộc chi Sewellia rất phổ biến trong nuôi cá và thường
được tìm thấy trong buôn bán cá cảnh. Hầu hết các loài đều ưa nước, tức là thích nghi
với dòng nước chảy, tức là chúng sống ở vùng nước chảy nhanh, trong và giàu oxy. Một
số loài trong họ này có vây bụng được cải tiến để cho phép chúng bám vào đá. Loach
vùng đồi sống ở các sông suối cỡ nhỏ đến trung bình, cũng như ở các thác ghềnh. Môi
trường sống ưa thích bao gồm các vực lớn và sâu với các loài thực vật dưới nước được
nối với nhau bằng các lạch nhỏ. Loài này là loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam và
phân bố ở các con sông ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế phía nam đến tỉnh Bình Định.
Những con cá Tỳ Bà Bướm Hổ có thể đạt kích thước lên tới 57 mm. Chúng có thể được
phân biệt với các loài khác trong chi ở miền Trung Việt Nam bằng 3-5 sọc sẫm màu rõ
rệt trên cơ thể. Loài này ăn động vật không xương sống trên mặt đất và tảo. Nó hoạt
động vào ban ngày và tìm kiếm thức ăn trên bề mặt ngang và dọc của đá.
Cá Tỳ Bà Bướm Hổ phổ biến rộng rãi trong buôn bán cá cảnh và cũng có thể được
tìm thấy trong các vườn thú; loài này cũng được nhân giống ở một số vườn thú châu Âu.
Trong tự nhiên, mối đe dọa chính đối với loài này là đánh bắt quá mức, phá hủy môi
trường sống thông qua việc xây dựng các con đập và bồi lắng do nạn phá rừng. Nó được
phân loại là Sắp nguy cấp (Vulnerable) trong Sách đỏ IUCN và quần thể tự nhiên đang
suy giảm.
Để mở rộng các nỗ lực bảo tồn loài cá chạch dòng đặc hữu, chiến dịch EAZA-Việt
Nam sẽ thúc đẩy các hoạt động sau:
- Nghiên cứu xu hướng quần thể và các mối đe dọa môi trường sống do sự xáo trộn
của con người;
- Thu hồi một số loài động vật khỏi vùng xuất xứ nhằm xây dựng quần thể dự trữ
thuần chủng về mặt di truyền tại Việt Nam.
Cá Tỳ Bà Bướm Hổ cũng là sản phẩm thay thế cho các loài cá nước ngọt và cá
cảnh đang bị đe dọa ở Việt Nam. Vì vậy, dự án này cũng nên đóng vai trò là dự án tiên

71
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

phong trong việc thiết lập các chương trình nhân giống bảo tồn hơn nữa cho các loài cá
nước ngọt đang bị đe dọa khác ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chiến dịch EAZA-
Việt Nam sẽ thúc đẩy thêm:
- Thiết lập các quần thể dự trữ các loài cá nước ngọt Việt Nam bị đe dọa ở nhiều
địa điểm khác nhau (ví dụ: SIE, Động vật hoang dã có nguy cơ);
- Nghiên cứu thực địa để triển khai các chương trình này.
Điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận hiện tại của IUCN SSC Asian Species
Action Partnership Singapore (ASAP), một mạng lưới chiến lược với mục đích thiết lập
các biện pháp bảo tồn cần thiết khẩn cấp cho các loài cá nước ngọt càng sớm càng tốt ở
Đông Nam Á. Chiến lược này liệt kê 9 loài ở Việt Nam, trong đó có 2 loài Sewellia bị
đe dọa. Các biện pháp bảo tồn bao gồm nghiên cứu, bảo vệ môi trường sống, nhân giống
ngoài chỗ để xây dựng quần thể dự trữ và nghiên cứu tác động của việc buôn bán cá
cảnh và các cơ hội liên quan.
Các vườn thú châu Âu nuôi cá Tỳ Bà Bướm Hổ có thể thu hút sự chú ý đến tầm
quan trọng của việc nghiên cứu và bảo tồn các loài cá nước ngọt đang bị đe dọa ở Việt
Nam.
Tổng quan về tình hình chung các loài lưỡng cư ở Việt Nam
Năm 2022, 275 loài lưỡng cư đã được biết đến ở Việt Nam, trong đó 95 loài (35%)
là loài đặc hữu, hơn một nửa trong số đó chỉ được biết đến ở một địa điểm (Krzikowski
và cộng sự 2022). Tây Nguyên của Việt Nam được xác định là khu vực có sự đa dạng
lưỡng cư lớn nhất (130 loài), là loài đặc hữu nhất trong khu vực (26 trong tổng số 67
loài đặc hữu của khu vực) và là loài bị đe dọa nhiều nhất trong Sách đỏ IUCN ( 11 loài).
50 trong số 275 loài lưỡng cư được biết đến ở Việt Nam (18%) được IUCN xếp vào loại
có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó có 27 loài đặc hữu. Đáng báo động là có 13 loài đặc
hữu, trong đó có hai loài bị đe dọa, chỉ được biết đến ở những khu vực không được bảo
vệ. Không có dữ liệu về 2/3 số loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam vì tình trạng của
chúng trong Sách đỏ IUCN bị thiếu hoặc lỗi thời. Theo phân tích cơ sở dữ liệu của vườn
thú, chỉ có 29 (11%) trong số 275 loài được đại diện trong các vườn thú trên toàn thế
giới (chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ), bao gồm chỉ có 5 loài bị đe dọa. Mặc dù nghiên
cứu của Krzikowski et al. (2022) lần đầu tiên tiết lộ những lỗ hổng trong bảo tồn lưỡng
cư ở Việt Nam, điều quan trọng là việc rà soát bao gồm danh sách các loài cần biện pháp
bảo tồn hiện đã tồn tại để các cơ quan chức năng, nhà bảo tồn, khu bảo tồn và vườn thú
có thể sử dụng để thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp theo Cách tiếp cận Kế hoạch
chung của IUCN.
Loài Sa giông cá sấu Việt Nam (Tylototriton vietnamensis)
Hệ thống phân loại sa giông cá sấu (chi Tylototriton) đã bị đảo lộn trong những
năm gần đây. Người ta đã chứng minh rằng một số loài trước đây được cho là phổ biến
lại ẩn giấu một số loài khó hiểu. Tất cả các loài đều bị đe dọa tuyệt chủng. Như vậy, với
gần 40 loài được tìm thấy trong các khu rừng miền núi thuộc toàn bộ vùng khí hậu gió
mùa châu Á, hiện nay nó là chi có số lượng loài phong phú nhất trong họ Salamandridae.

72
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Về những khám phá mới, 16 loài đã được mô tả chỉ trong 5 năm qua. Hiện tại, bảy loài
hoặc tám taxon đã được biết đến ở Việt Nam và tất cả đều được phát hiện trong hai thập
kỷ qua.
Sa giông cá sấu Việt Nam (Tylototriton vietnamensis) được mô tả vào năm 2005.
Trước đây, nó được bao gồm trong loài sa giông cá sấu đen (T. asperrimus), loài hiện
chỉ xuất hiện ở vùng đông nam Trung Quốc. Do đó, sa giông cá sấu từ Việt Nam được
đề cập là T. asperrimus trong tài liệu cũ cũng có thể là T. vietnamensis hoặc các loài
khác được phát hiện sau này, chẳng hạn như sa giông cá sấu Ziegler (T. ziegleri), trông
khá giống và được mô tả 8 năm sau từ miền bắc. Việt Nam. Sa giông cá sấu Việt Nam
là một đại diện khá nhỏ của chi với tổng chiều dài lên tới 20 cm. Điển hình cho chi này
là có nhiều mụn cóc ở da ở lưng và hai bên sườn, khá khó thấy ở T. vietnamensis so với
T. ziegleri đã đề cập trước đó.
Màu sắc cơ bản là sẫm màu, các đầu ngón tay và ngón chân cũng như mặt dưới
của đuôi - đôi khi cũng có mụn cóc ở sườn - có màu từ vàng sáng đến đỏ cam. Ấu trùng
có màu vàng, có đốm đen và mang màu cam. Một phạm vi sinh sống rất nhỏ, chỉ kéo
dài ba tỉnh ở miền bắc Việt Nam. Đây là cư dân của rừng nhiệt đới thường xanh ở vùng
đất thấp. Trong mùa mưa, sa giông cá sấu cư trú trong các hồ nước tạm thời để giao
phối. Bên ngoài, chúng được tìm thấy chủ yếu trên đất liền. Tổ có thể chứa tới 178 quả
trứng. Sa giông cá sấu và ấu trùng của chúng ăn nhiều loại con mồi khác nhau, bao gồm
bọ chét nước, giun, ốc sên, côn trùng và nhện.
Thật không may, chỉ có những khu rừng còn sót lại nhỏ, biệt lập, ngày càng nhường
chỗ cho mục đích sử dụng nông nghiệp. Khai thác than cũng là một mối đe dọa, cũng
như thu thập cho y học cổ truyền và buôn bán vật nuôi trong nước và quốc tế. Vì điều
này, toàn bộ chi Tylototriton gần đây đã được liệt kê trong Phụ lục II của Công ước về
buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). T. vietnamensis được liệt kê
là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ Việt Nam. Loài này hiện không còn được liệt
kê là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ IUCN mà chỉ ở mức sắp nguy cấp vì IEBR
và Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ở Việt Nam cũng như Vườn thú Cologne ở Đức đã
thực hiện các biện pháp sâu rộng để bảo vệ loài này, bao gồm các chương trình nhân
giống bảo tồn, phân tích dân số và mối đe dọa, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng.
Kết quả là hơn 400 cá thể đã được nhân giống thành công tại Vườn thú Cologne, bao
gồm cả con F3 đầu tiên, điều này rất quan trọng cho việc mở rộng mạng lưới nhân giống
bảo tồn. Một số loài sa giông cũng đã được hồi hương từ Vườn thú Cologne về Việt
Nam, nơi chúng sau đó đã được nhân giống thành công. Đây là một ví dụ tuyệt vời về
chiến dịch "Đảo ngược màu đỏ", nhằm mục đích đảo ngược tình trạng đe dọa của các
loài. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để bảo tồn loài sa giông cá sấu này, đặc
biệt là trên mặt đất.
Để mở rộng các nỗ lực bảo tồn, chiến dịch EAZA Việt Nam, đặc biệt với các đối
tác từ IEBR, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và Yên Tử, CRES và Viện Nghiên
cứu bộ gen, Hà Nội, sẽ thúc đẩy những nội dung sau:

73
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Giám sát dân số (đánh giá hiện trạng quần thể và tình hình đe dọa);
- Tiến hành phân tích di truyền các quần thể sa giông cá sấu mới;
- Mở rộng chăn nuôi bảo tồn ở Việt Nam và Châu Âu;
- Cải thiện các biện pháp bảo tồn, chẳng hạn như tăng cường tuần tra kiểm lâm;
- Tái đàn hoặc hồi hương để khôi phục quần thể hoang dã nếu cần thiết;
- Nâng cao nhận thức bảo tồn của khách du lịch và các bên liên quan khác
Loài sa giông cá sấu Ziegler có hình dáng tương tự cũng bị đe dọa, xuất hiện gần
phạm vi phân bố của T. vietnamensis, nhưng ít được biết đến hơn. Ở đây, việc kết hợp
các biện pháp bảo tồn là hợp lý. Ví dụ, việc giám sát quần thể tại rừng Quản Bạ ở tỉnh
Hà Giang đã được lên kế hoạch. Các biển báo cũng có thể được xây dựng cho việc này
và nếu cần thiết, có thể khuyến nghị thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Nhiều loài bị đe
dọa khác sống ở đó, chẳng hạn như loài khỉ mũi hếch Bắc Bộ có nguy cơ tuyệt chủng
cao, hay loài ếch rêu quý hiếm được phát hiện gần đây, Theloderma khoii, tất cả đều sẽ
được hưởng lợi nếu được bảo vệ tốt hơn.
Loài Ếch rêu (Theloderma spp.)
Những loài ếch rêu thuộc chi Theloderma, thuộc họ ếch cây Rhacophoridae, hiếm
khi được bắt gặp do lối sống khó hiểu của chúng. Cái tên này xuất phát từ việc một số
loài bắt chước nguyên liệu thực vật (rêu hoặc vỏ cây), một số loài thậm chí còn bắt
chước phân chim. Ở nhiều loài da có mụn cóc, ở những loài khác lại khá mịn. Chúng là
loài ếch cỡ trung bình đến nhỏ phân bố từ đông bắc Ấn Độ và miền nam Trung Quốc
qua Đông Nam Á đến Quần đảo Sunda Lớn, với số lượng loài phong phú nhất ở khu
vực Đông Dương. Chế độ ăn uống bao gồm động vật chân đốt nhỏ. Theo như chúng ta
biết, quá trình sinh sản diễn ra ở những nơi tích tụ nước nhỏ trong các hốc cây, tre hoặc
đá vôi. Con cái đẻ tới 20 quả trứng ngay trên mặt nước. Sau khoảng một đến hai tuần,
nòng nọc nổi lên và lướt xuống nước. Chi Theloderma hiện nay bao gồm 28 loài. Nhiều
loài chỉ được mô tả dựa trên một hoặc một vài mẫu vật nên vẫn còn nhiều điều cần khám
phá. Việt Nam có nhiều loài Theloderma hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Cho đến nay, 17
loài đã được mô tả ở Việt Nam và dự kiến sẽ có thêm nhiều loài được phát hiện: T.
albopunctatum, trước đây gọi là T. asperum; T. annae, chỉ được mô tả vào năm 2016; T.
auratum, cũng chỉ được mô tả gần đây, vào năm 2018; T. bicolor; T. gordoni; T. laeve;
T. Lateriticum, được mô tả năm 2009; T. nebulosum, được mô tả năm 2011; T. palliatum,
được mô tả năm 2011; T. petilum, được mô tả năm 2004; T. rhododiscus; T. ryabovi,
được mô tả năm 2006; T. truongsonense, được mô tả năm 2005; T. vietnamense, được
mô tả vào năm 2015 và trước đây được liệt kê là T. stellatum, và T. khoii, được phát hiện
gần đây nhất vào năm 2022. Ếch rêu là một trong những nhóm lưỡng cư có tỷ lệ phát
hiện mới cao nhưng cũng có nguy cơ đe dọa cao, đó là lý do tại sao họ cần sự hỗ trợ của
chúng tôi. Theo Sách đỏ IUCN, 24 loài Theloderma có tình trạng quần thể đang suy
giảm, trong đó có 5 loài - tất cả đều được tìm thấy ở Việt Nam - được liệt vào danh sách
bị đe dọa: 3 loài ở mức nguy cấp (T. nebulosum, T. palliatum và T. ryabovi), và 2 loài ở
mức sắp nguy cấp (T. auratum, T. petilum). Ếch rêu Khoi (T. khoii) là một trong những

74
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

phát hiện ngoạn mục nhất năm 2022, bởi đây là loài có màu sắc lộng lẫy và khả năng
ngụy trang hoàn hảo. Vào thời điểm đó, nó chỉ được biết đến ở một địa điểm ở miền Bắc
Việt Nam. Cũng do quy mô dân số được cho là nhỏ nên nó có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Số phận tương tự dường như cũng xảy đến với T. ryabovi, loài đã chính thức được phân
loại là có nguy cơ tuyệt chủng và là loài đặc hữu ở Việt Nam. Không có thông tin gì về
tình trạng quần thể của nó, và giống như T. khoii, nó chỉ được ghi nhận ở các khu vực
không được bảo vệ. Chúng tôi hy vọng sẽ lấp đầy những khoảng trống rõ ràng này trong
việc bảo vệ loài, ít nhất ở một mức độ nào đó, trong chiến dịch. Trước hết, nghiên cứu
cần phải được thực hiện trên thực địa và với kiến thức này, các biện pháp bảo tồn tiếp
theo có thể được lên kế hoạch, cho dù đó là việc tạo ra các đạo luật bảo vệ chính thức,
hoặc, nếu có, tối ưu hóa chúng, mở rộng hoặc thiết lập các quy chế được bảo vệ. hoặc,
nếu cần thiết, ban đầu bảo tồn chuyển vị (ex-situ) song song tại các trạm địa phương để
đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các loài này. Tám loài Theloderma, đặc biệt là T. corticale,
cũng được nuôi trong vườn thú và đã được nhân giống một phần. Đặc biệt, những vườn
thú này rất phù hợp để nêu bật những loài ếch rêu đang bị đe dọa và các mục tiêu của
chiến dịch cũng như khuyến khích sự tham gia.
Đặc biệt, để mở rộng nỗ lực bảo tồn loài ếch rêu Việt Nam, Chiến dịch EAZA Việt
Nam sẽ hợp tác với các đối tác tại IEBR và cùng với Giáo sư - Tiến sĩ Tao T. Nguyễn,
chuyên gia về ếch rêu thuộc Viện Nghiên cứu Hệ gen Hà Nội để thúc đẩy những hoạt
động sau.
- Giám sát (nghiên cứu về sự phân bố thực tế, quy mô quần thể và các mối đe dọa
đối với các loài đặc hữu siêu nhỏ);
- Tiến hành nghiên cứu phân loại tổng hợp để xác định mức độ phong phú về loài,
đặc biệt ở các vùng còn chưa được nghiên cứu ở Việt Nam;
- Thúc đẩy việc đưa các loài đặc hữu cực nhỏ chưa được bảo vệ và bị đe dọa vào
Sách Đỏ Việt Nam và có thể vào Sách đỏ IUCN;
- Đặt nền móng cho nỗ lực bảo tồn in situ các loài chưa được tìm thấy trong các
khu bảo tồn;
- Lấp đầy khoảng trống bảo tồn loài chuyển vị (ex-situ), bước đầu ở Việt Nam.
Tổng quan về tình hình chung các loài bò sát ở Việt Nam
Khu hệ bò sát của Việt Nam được biết đến với sự đa dạng phong phú và số lượng
đáng kể các loài đặc hữu cũng như những phát hiện mới liên tục. Các loài bò sát Việt
Nam đang bị đe dọa do mất môi trường sống và bị thu thập để buôn bán trong nước và
quốc tế, làm thuốc và thực phẩm cổ truyền. 32,9% (159) trong tổng số loài bò sát (484)
hiện diện ở Việt Nam là loài đặc hữu, hơn một nửa trong số đó chỉ được biết đến ở địa
phương điển hình và khoảng một phần ba chỉ xuất hiện ở một tiểu vùng cụ thể, khiến
các loài này đặc biệt dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa và sự tuyệt chủng, tương
ứng. Ngoài ra, 33,5% (53) trong số 158 loài bò sát đặc hữu vẫn chưa được biết đến ở bất
kỳ khu vực bảo tồn nào. Trong tổng số 418 loài bò sát Việt Nam có tên trong Sách đỏ
IUCN, có 17,7% (74) loài bị đe dọa tuyệt chủng, 46,0% (34) trong tổng số 74 loài bị đe

75
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

dọa là đặc hữu của Việt Nam. Việc 135 loài được liệt kê là DD (“thiếu dữ liệu”) hoặc
chưa được IUCN đánh giá nhấn mạnh tính cấp thiết của việc nghiên cứu sâu hơn. Hơn
nữa, rất ít loài được bảo vệ bởi luật pháp quốc gia hoặc quốc tế. Một phân tích cơ sở dữ
liệu vườn thú cho thấy 22,5% (109) loài bò sát được tìm thấy ở Việt Nam và chỉ 6,3%
(10) loài bò sát đặc hữu của Việt Nam hiện đang được lưu giữ trong các vườn thú trên
toàn thế giới. Mặc dù 60,8% (45) loài bò sát được liệt kê chính thức (74) từ Việt Nam
hiện đang được giữ trong các vườn thú, nhưng chỉ có 23,5 (8) loài đặc hữu bị đe dọa
(34) được giữ ở đó. Vẫn còn nhiều việc phải làm về Phương pháp tiếp cận Kế hoạch
chung và danh sách của Stenger và cộng sự (2023) sẽ giúp giải quyết dần những lỗ hổng
trong việc bảo vệ loài.

Loài Rùa Trung Bộ Việt Nam (Mauremys annamensis)


Rùa Trung Bộ Việt Nam là loài rùa bán thủy sinh cỡ trung bình có mai dài tối đa
khoảng 30 cm. Con đực nhỏ hơn con cái một chút và yếm của chúng lõm hơn con cái.
Mai hơi tròn và có ba đường gờ dọc, trong đó đường ở giữa nổi bật nhất. Loài này được
mô tả năm 1903, là loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, vùng phân bố là vùng đồng
bằng giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Phú Yên. Vào đầu thế kỷ 20, loài này vẫn còn hiện
diện với số lượng lớn ở các vùng đầm lầy và vùng nước chảy chậm. Ngày nay, môi
trường sống thích hợp đã trở nên hiếm hoi do việc mở rộng đô thị và thâm canh lúa gạo.
Rùa Trung Bộ Việt Nam quý hiếm đến mức được coi là đã tuyệt chủng về mặt chức
năng trong tự nhiên và được đưa vào danh sách 25 loài rùa bị đe dọa nhất trên thế giới.
Mặc dù Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á - Bảo tồn Indo-Myanmar (IMC/ATP) đã tiến
hành nhiều cuộc khảo sát nhưng loài này vẫn chưa được phát hiện ở bất kỳ khu bảo tồn
nào trong phạm vi phân bố của nó. Tuy nhiên, vẫn còn những động vật ở các vườn thú
ở Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng như hàng trăm mẫu vật ở các khu bảo tồn và trung tâm rùa
ở Việt Nam, có thể được sử dụng để khôi phục quần thể trong phạm vi tự nhiên của loài
khi tìm được địa điểm thích hợp. Chúng ta không nên lãng phí thời gian để tìm những
địa điểm thích hợp để cải thiện việc bảo tồn thiên nhiên và thả lại các loài Cực kỳ nguy
cấp vào tự nhiên.
Để triển khai hiệu quả các biện pháp bảo vệ phù hợp cùng với các đối tác bao gồm
IMC/ATP, CRES, IEBR, chiến dịch EAZA-Việt Nam sẽ thúc đẩy:
- phân tích eDNA ở các môi trường sống tiềm năng trong khu vực phân bố để xác
định các quần thể còn sót lại hoặc các địa điểm thích hợp;
- Đánh giá sinh cảnh các địa điểm thích hợp để xác định các sinh cảnh phù hợp
cho việc tái thả giống hoặc tái đàn;
- Hỗ trợ thành lập các khu bảo tồn trong phạm vi lịch sử;
- Phục hồi dân số sau khi các địa điểm được xác nhận và các khu bảo tồn được chỉ
định;

76
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Do loài này đã được chứng minh là mang hai dòng di truyền khác nhau phân bố
ở hai khu vực khác nhau nên việc sàng lọc di truyền trước khi thả về tự nhiên là cần thiết
để tránh hiện tượng lai giống nhân tạo;
- Nếu các nghiên cứu phân tử xác định được các loài động vật có tầm quan trọng
về mặt di truyền trong các vườn thú từ Châu Âu và Mỹ thì có thể đưa về Việt Nam.
Loài thằn lằn cá sấu Việt Nam (Shinisaurus crocodilurus vietnamensis)
Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) là đại diện duy nhất còn sống của họ
Shinisauridae, được mô tả vào năm 1930. Loài này có thể dài tới 46 cm, được đặt tên
theo vảy đuôi của nó. Đây là loài bò sát bán thủy sinh dành phần lớn thời gian trên các
cành cây nhô ra dòng suối cạn trong rừng tre và rụng lá thường xanh. Ngủ đông diễn ra
vào mùa lạnh. Vào mùa xuân, con cái sinh 2-12 con. Chế độ ăn chủ yếu bao gồm côn
trùng, giun và các động vật không xương sống khác. Trong hơn 70 năm loài này chỉ
được biết đến ở Trung Quốc. Năm 2003, lần đầu tiên nó cũng được báo cáo ở Việt Nam.
Quần thể Việt Nam sau đó được tiết lộ là đại diện cho một đơn vị bảo tồn riêng biệt – S.
crocodilurus vietnamensis – do đặc điểm hình thái khác nhau, khả năng thích nghi sinh
thái khác nhau và tính đặc biệt di truyền. Trong khi đó, việc xem xét kỹ hơn các phân
loài Trung Quốc hiện đã cho thấy rằng nó không chỉ bao gồm một mà là ba dòng di
truyền. Điều này nhấn mạnh rõ ràng tầm quan trọng của nghiên cứu để bảo tồn loài hiệu
quả.
Quần thể thằn lằn cá sấu Việt Nam được ước tính ít hơn 150 cá thể, thấp hơn nhiều
so với ngưỡng được biết đến của quần thể tự nhiên có thể tồn tại được. Sự tồn tại của nó
đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng, khai thác than, phát triển cơ sở hạ tầng, đánh bắt để
buôn bán động vật và du lịch. Nó được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ
IUCN và Phụ lục I của CITES. Các biện pháp ngoại vi đã được thiết lập từ nhiều năm
trước ở cả Việt Nam và Châu Âu. Các cơ sở nhân giống bảo tồn đã được thành lập tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ở miền bắc Việt Nam, cũng như tại Vườn thú Cologne
ở Đức, nơi lưu giữ những động vật bị tịch thu, có nguồn gốc được kiểm tra thông qua
phân tích phân tử. Ở Cologne, việc nhân giống đã thành công cho đến thế hệ F2 và con
non đã được cung cấp cho các vườn thú khác, nơi chúng sau đó cũng được sinh sản (như
gần đây ở Vườn thú Ostrava). Nếu những ước tính về quần thể ở Việt Nam ở trên là
chính xác thì hơn 20% quần thể được biết đến trên thế giới đã được nhân giống ở châu
Âu (với 31 con non được sinh ra cho đến nay chỉ riêng ở Vườn thú Cologne). Vì loài
này đã được bảo vệ trên toàn quốc và quốc tế nên giờ đây cần tập trung vào việc bảo tồn
hoặc khôi phục môi trường sống và quần thể tự nhiên.
Chiến dịch EAZA-Việt Nam sẽ thúc đẩy các biện pháp bảo tồn sau đây được thực
hiện cùng với các đối tác IEBR và CRES:
- Hợp tác với các bên liên quan khác nhau và các khu vực được bảo vệ trong phạm
vi phân bố của loài để giảm các mối đe dọa trực tiếp (ví dụ: cung cấp thiết bị tuần tra)
- Bảo tồn môi trường sống, nếu có thể thông qua các khu bảo tồn thiên nhiên mới;
- Tiếp tục theo dõi quần thể và môi trường sống cũng như đánh giá mối đe dọa;

77
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Các nghiên cứu bổ sung để xác định các nhóm quần thể bổ sung có thể có ở Việt
Nam;
- Tiếp tục sàng lọc di truyền;
- Xác định các địa điểm thích hợp để thả vào tự nhiên;
- Mở rộng mạng lưới chăn nuôi bảo tồn;
- Hỗ trợ các biện pháp do Bộ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đề ra nhằm
phục hồi quần thể tự nhiên thông qua việc hồi hương đàn con từ châu Âu;
- Giáo dục thiên nhiên và môi trường nhằm thông tin và nâng cao nhận thức của
công chúng và khách du lịch.
Tổng quan về tình hình chung các loài chim ở Việt Nam
Trong luận văn Thạc sĩ Giáo dục về ưu tiên bảo tồn các loài chim Việt Nam hoàn
thành năm ngoái tại Nhóm công tác Cologne-Hà Nội (Hackenbroch 2023), hơn 900 loài
chim thuộc hơn 20 bộ và hơn 90 họ chim đã được xác định cho Việt Nam. Mười loài
chim đã được chứng minh là đặc hữu, tức là chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Trong số 785 loài
có trong Sách đỏ IUCN, gần 6% được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp, trong đó có 5 loài
đặc hữu. Gần một nửa số loài chim được ghi nhận ở Việt Nam có xu hướng giảm quần
thể. Phân tích phạm vi bao phủ của các khu bảo tồn cho thấy rằng mặc dù sự phân bố
của tất cả các loài chim đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng đều được bao phủ bởi các
khu bảo tồn, nhưng thường chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trong khu vực phân bố tự nhiên, tức
là phần lớn các trường hợp xuất hiện, không nằm trong phạm vi được bảo vệ. khu vực
hoặc lợi ích từ nó. Các phân tích về quần thể vườn thú cho thấy gần một nửa số loài
chim được phân loại là có nguy cơ tuyệt chủng đều có mặt trong các vườn thú, nhưng
chỉ hơn một nửa trong số chúng sinh sản thành công trong vòng 12 tháng qua.
Loài gà lôi lam mào trắng Việt Nam (Lophura edwardsi)
Gà lôi Việt Nam được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp với xu hướng quần thể giảm
dần theo Sách đỏ IUCN. Loài này phân bố ở miền Trung Việt Nam, nơi nó chỉ được biết
đến ở bốn tỉnh. Gà lôi Việt Nam cao tới 65 cm. Con đực được đặc trưng bởi hoa văn
màu xanh đen với khuôn mặt màu đỏ và mũ màu trắng trên đỉnh đầu. Con cái có màu
nâu xám đồng nhất. Người ta biết rất ít về lịch sử tự nhiên của nó. Ví dụ, không có sẵn
dữ liệu nào về phổ thức ăn tự nhiên và kiến thức hiện tại của chúng ta về sinh sản chủ
yếu xuất phát từ việc quan sát các loài chim được nuôi nhốt. Gà lôi Việt Nam sinh sống
trong rừng thường xanh vùng đất thấp, không may tình trạng của chúng đã xấu đi nghiêm
trọng. Ngoài ra, loài này còn bị con người săn bắt rộng rãi, đặc biệt là bằng cách đặt bẫy.
Vì vậy, thật đau lòng khi biết, nhưng không thực sự ngạc nhiên, rằng nó đã không được
báo cáo về môi trường sống tự nhiên của nó kể từ năm 2000, bất chấp những nghiên cứu
chuyên sâu sau đó. Như vậy gà lôi Việt Nam có thể đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
Trong khuôn khổ hoạt động giáo dục “Việt Nam hóa” của EAZA, chiến dịch và
các vườn thú tham gia nhằm mục đích nâng cao nhận thức về gà lôi và các mối đe dọa
của nó. May mắn thay, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Gà lôi Thế giới và các chương trình
nhân giống bảo tồn của EAZA, một quần thể loài chim xinh đẹp này đã sống sót trong

78
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

điều kiện chuyển vị (ex-situ), cũng tại Vườn thú Hà Nội của Việt Nam. Trung tâm Bảo
tồn Thiên nhiên Việt có kế hoạch thành lập và quản lý thêm các cơ sở chăn nuôi để
chuẩn bị cho việc tái thả giống trong tương lai. Tại hiện trường, nghiên cứu thực địa sẽ
được thực hiện tại các khu rừng được bảo vệ và có khả năng thích hợp cho các đợt thả
tiếp theo. Ngoài ra, chiến dịch sẽ làm việc với người dân địa phương để đảm bảo sự tồn
tại và bảo tồn lâu dài của gà lôi Việt Nam. EAZA Biobank cũng tham gia; bằng cách
thực hiện các phân tích di truyền hiện đại để xác định và loại bỏ các giống lai có thể có
khỏi chương trình nhân giống/tái giới thiệu. Hơn nữa, các khuyến nghị về chăn nuôi
cũng có thể được đưa ra dựa trên việc lựa chọn chim tối ưu để thả vào tự nhiên sau đó.
Vườn thú Antwerp và Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Vườn thú Antwerp (CRC) đã
tham gia vào vấn đề này. Các biện pháp bảo tồn loài gà lôi Việt Nam là một phần trong
kế hoạch hành động được thực hiện bởi Nhóm Phục hồi gà lôi Việt Nam và các đối tác
khác dưới sự lãnh đạo của Viet Nature.
Tổng quan về tình hình chung các loài thú ở Việt Nam
Trong luận án cử nhân về ưu tiên bảo tồn các loài thú ở Việt Nam được hoàn thành
lần cuối tại Nhóm công tác Cologne-Hà Nội (Höffner 2022), 329 loài thú đã được xác
định cho Việt Nam. Gần 100 loài động vật có vú này (30%) có tình trạng đe dọa chính
thức. Trong số này, 34 loài (10%) đã được chứng minh là đặc hữu của Việt Nam nên chỉ
được biết đến ở đó. Chỉ một số loài bị đe dọa chưa được bảo vệ bởi khu bảo tồn trong
phạm vi phân bố của chúng. Các phân tích về quần thể vườn thú đã chỉ ra rằng hơn một
nửa số loài động vật có vú bị đe dọa ở Việt Nam đã có mặt trong các vườn thú. Trong số
89 loài động vật có vú ở Việt Nam được nuôi trong vườn thú, hơn một nửa được nhân
giống trong 12 tháng qua.
Loài vượn đen má trắng phương Bắc (Nomascus leucogenys)
Sáu trong số bảy loài vượn được biết đến có nguồn gốc từ các khu rừng ở Việt
Nam. Tất cả chúng đều đang bị đe dọa và loài vượn má trắng phía Bắc thậm chí còn
được xếp vào loại Cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ IUCN. Vượn không có đuôi và cánh
tay rất dài cho phép chúng leo trèo và vung cánh một cách xuất sắc. Vượn má trắng
phương Bắc có chiều dài từ đầu đến thân lên tới 52 cm và nặng tới 6 kg. Vượn má trắng
phía bắc phân bố từ cực Nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến các vùng phía Bắc của
Việt Nam và Lào. Loài này có đặc điểm dị hình giới tính rõ rệt - con đực và con non có
màu đen với má trắng. Con cái trưởng thành có màu vàng nhạt đến vàng cam, với mảng
vương miện màu đen đến nâu và một vòng trắng quanh mặt, mặc dù điều này có thể
không đầy đủ. Con đực có một sợi tóc trên đầu. Vượn má trắng phương bắc là loài sống
trên cây vào ban ngày. Hoạt động bắt đầu ngay trước khi hoàng hôn, thường bằng những
tiếng hót hoặc bài hát lớn. Vượn đen má trắng phương Bắc là loài một vợ một chồng,
sống thành đàn gia đình trên các ngọn cây rừng nguyên sinh. Số lượng quần thể chưa
được biết. Nhưng có lẽ chỉ còn lại vài trăm nhóm. Loài này đã tuyệt chủng ở một số
vùng. Săn bắn, đặc biệt là để sử dụng trong y học cổ truyền, kết hợp với việc phá hủy
môi trường sống là một vấn đề nghiêm trọng đối với loài vượn má trắng phía Bắc.

79
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trọng tâm chính của chiến dịch là nhân giống bảo tồn các loài vượn, đặc biệt là
loài Vượn đen má trắng phương Bắc cực kỳ nguy cấp, cả trong các tổ chức EAZA và
các trại nuôi ở Việt Nam, kết hợp với việc chuẩn bị cho việc tái thả lại thông qua các trại
nuôi ở Việt Nam. Ở Việt Nam có những trung tâm cứu hộ hiệu quả có đủ không gian để
tiếp nhận động vật bị tịch thu. Mục đích là xây dựng cầu nối giữa cộng đồng EAZA và
các tổ chức phi chính phủ địa phương nhằm giải quyết các mối đe dọa mà loài vượn phải
gánh chịu, đặc biệt là loài vượn má trắng phương Bắc và thiết lập mạng lưới các tổ chức
bảo tồn chuyển vị (ex-situ) tại Việt Nam. Một mặt, bằng cách hỗ trợ các quần thể tại
chỗ, mặt khác, bằng cách tăng cường năng lực và tiêu chuẩn trong các vườn thú và trung
tâm cứu hộ. Một chiến lược chuyển vị (ex-situ) cho các loài Nomascus trong khu vực
phân bố tự nhiên sẽ được phát triển để có những sáng kiến bảo vệ toàn diện cho loài
vượn trong tương lai.
Đọc thêm
Thông tin thêm có thể được tìm thấy trên trang chủ của chiến dịch
(https://vietnamazed.eu/) hoặc trên mạng xã hội như Instagram, tại vietnamazing.eaza,
nơi tin tức liên tục được đưa ra.

Tài liệu tham khảo

https://vietnamazing.eu/

Do, T. V. (2014): Freshwater crabs of Vietnam: diversity and conservation. – J. Viet.


Env. 6(2): 109-114.

Hackenbroch, H. (2023): Assessment of the threat status of bird species from Vietnam -
Implementation of the One Plan Approach to Conservation. – Unpublished Master of
Education thesis, University of Cologne.

Höffner, H. K. (2022): Assessing conservation priorities of threatened mammals of


Vietnam: Implementations of the IUCN’s One Plan Approach. – Unpublished bachelor
thesis, University of Cologne.

Krzikowski, M., T.Q. Nguyen, C.T. Pham, D. Rödder, A. Rauhaus, M.D. Le & T. Ziegler
(2022): Assessment of the threat status of the amphibians in Vietnam – Implementation
of the One Plan Approach. – Nature Conservation 49: 77–116.

Müller, F. (2021): Die Diversität der Süßwasserfische Vietnams – Verbreitung,


Endemismus und Bedrohung. - Abschlussarbeit Master of Education, Universität zu
Köln.

80
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Stenger, L., A. Grosse Hovest, T.Q. Nguyen, C.T. Pham, A. Rauhaus, M.D. Le, D.
Rödder & T. Ziegler (2023): Assessment of the threat status of reptile species from
Vietnam – Implementation of the One Plan Approach to Conservation. – Nature
Conservation 53: 183–221.

HÌNH ẢNH

1 “Chung sức cứu giống loài Việt Nam. Chiến dịch EAZA 2024-2025“ - Logo Việt hóa.

2 Nhóm vận động trong buổi phát động chiến dịch ở Helsinki, Phần Lan. Ảnh. Johannes
Pfleiderer

81
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

3 Lời kêu gọi nhân dịp phát động chiến dịch ở Helsinki: “Hãy là một phần của nó”. Ảnh.
Johannes Pfleiderer

82
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Áp phích giới thiệu các loài tiêu biểu của chiến dịch.

83
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

COLUBRID COLLECTION OF VIETNAMESE FAUNA IN THE EXPERIMENTAL


DEPARTMENT OF HERPETOLOGY, MOSCOW ZOO
Wang Xiaohe, Ryabov Sergey
lota.van@mail.ru, sergryabov@mail.ru
Abstract
The Experimental Department of Herpetology of Moscow Zoo focuses on keeping and
breeding the colubrids from the Old World. 24 species and subspecies of the genus
Archelaphe, Boiga, Coelognathus, Elaphe, Euprepiophis, Gonyosoma, Lycodon and
Oreocryptophis originally from Vietnam are included in the current collection. Specific
rearing regimens were applied for simulating their various preferring habitats. Data on
reproductive biology were summarized for further scientific studies and conservation. The
collection also provided a higher diversity for exhibitions and educational programs.
Introduction
Since surveys on reproductive biology of reptiles are difficult to obtain during the field
work, results of herpetoculture in laboratories played increasingly important roles for
herpetologists. Terrarium departments of zoos, as a strong bond among biological researches,
natural conservation and science popularization, could undertake a more systematized
collection than individual herpetologists.
During the past decade, the Experimental Department of Herpetology of Moscow Zoo,
which is located in the Center for the Reproduction of Rare Species of Animals, is always
focusing on collecting, adapting, breeding, and raising presentive groups of colubrid snakes
from the Old World. Vietnamese herpetofauna, as an important component of Indomalayan
realm, brought great interests to our department. A lot of species from three main groups in
our collection, genus Boiga Fitzinger, 1826, Elaphe (sensu lato) Fitzinger 1833 and Lycodon
Boie, 1826 are widely distributed in Vietnam.
Nowadays, 24 Vietnams species and subspecies brough a lot of offspring, along with
plentiful documented materials on reproductive biology and behaviors. The work not only
provided new animals to the public, but also inspirited ideas for future exhibitions.

Material and Methods


According to the various geographical origins and ecological niches of Vietnamese
colubrid species and subspecies in our collection, the basic temperature of all labs is set as
constant by programmed ventilators and/or air-conditions, simulating their night temperature
in nature. Periods of lighting are also set respectively in consideration of the large latitudinal
extent of Vietnam. During the lighting hours, heating works for the snakes in a shorter period
to reach optimum day temperatures in their active seasons (table 1). All snakes are kept in
separate containers. Along with the snakes’ ever growing, usually three to four different sizes
of containers are used for whole lifespan of a specimen. Racks and plastic boxes with rows
of vent holes are most commonly used for keeping. All are heated unilaterally to provide both
warm and cooler areas. For large or arboreal snakes, especially who prefer better ventilation,

84
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

terrariums are necessary. Incandescent lamps give better lights and the heats as well for
terrariums (table 2). Ultraviolet lights are provided to the species originally leaving in canopy
of the forest.
The inner space of container consists of substrate (wood shavings or paper), water plate,
shelter, and extra pieces of crumpled paper. Prepared branches or vines are also placed for
climbing of the arboreal species. Cleaning and Spraying are carried out every day or every
second day, depending the ventilation of the containers and requirements of the
species/specimens. Higher humidity is indispensable for the animals before molting (figure
1). Diet of our collection varies very much. Mice, rats, hamsters and quails are accepted by
most snakes. For enlivening and for some specimens, frogs, lizards, geckos and snakes are
also offered. The feeding interval varies from 3 or 4 days to a week on the basis of age, gender,
season and appetite. Hibernation or a period with slightly different regimens is arranged for
all adult animals (table 3). Keeping at the night temperature without heating and then a cooler
period is given for snakes’ preparation. Duration of buffering vary based on that of
hibernating.
The principle of snake-keeping methods is a continuation of that in Ananjeva et al.
(2017) and Ryabov (1999). Plenty of essences were also absorbed from Cox (1991), Fesser
(2013) and Orlov et al. (1999). In table 4, the twenty-four species and subspecies originally
from Vietnam were listed. The geographical origins and details of the habitats were cited from
(Das, 2015; Manthey & Grossmann, 1997; Nguyen et al., 2005; Nguyen et al., 2009; Orlov
et al., 2010; Orlov & Ryabov, 2002; Orlov & Ryabov, 2004; Orlov et al., 2000; Schulz, 1996;
Smith, 1943; Teynie & David, 2010; Zhao, 2006) and modified by our own field experiences.
Methods of husbandry were adjusted during years of working and summarizing.
Incubators were modified from old refrigerators. The heating wires with controllers
maintain the stable space temperature as required. Clutches are placed into moist sifted
vermiculite. To sustain the moisture, small amount of water is added around the clutch every
two or three weeks. For the species of genus Boiga except B. kraepelini, the incubator is set
to 28 °C during the daytime, and 25 °C for nights. Archelaphe bella chapaensis, B. kraepelini,
Elaphe moellendorffi, Euprepiophis mandarinus, genus Gonyosoma except G. oxycephalum,
genus Lycodon and both subspecies of Oreocryptophis porphyraceus share a constant
temperature at 25 °C. And the incubator for Coelognathus radiatus stays at 27 °C. Since the
probes are fixed to the ceilings, the temperature difference between top and bottom layers is
about 1 °C.
Most hatchlings and juveniles are kept in the same laboratories, where live adults of
their own species, and the heating also gives them similar day temperature. Meanwhile,
juveniles of Gonyosoma coeruleum, G. prasinus, Oreocryptophis porphyraceus pulchra, and
O. p. vaillanti are kept in a higher room temperature without heating during the daytime
(laboratory IV, heating mode i). Components inside juvenile boxes might be simplified, and
only the wood shavings are used for a more stable humidity in smaller space. Feeding interval
is usually a week. Juveniles may shift their diet during growing. For the young snakes refusing

85
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

feeds, force-feeding with suitable-sized food is very important to maintain their growing.
Considering the faster metabolism, shorter and warmer hibernation are given to the hatchlings
and juveniles from laboratory I, II and III. There is no necessary for the offspring of laboratory
IV and V to hibernate.
Primitive data on the procedure of snake breeding were recorded. The equipments for
measuring is as follow – collapsible ruler AWUKO-Schleifmittel; vernier caliper HENG
LIANG 15 cm, accuracy 0.02 mm; electronic scale CAS MWP max 1500 g, d = 0.05 g.

Results and discussion


In the Experimental Department of Herpetology of Moscow Zoo, twenty species and
subspecies reached stable breeding and growing (table 5; figure 2, 3 & 4). The species marked
as ‘vulnerable’ in IUCN red list, Elaphe moellendorffi (Zhou et al. 2012) and Lycodon
paucifasciatus (Thy et al. 2012), brough good results under captivity. The information of the
‘endangered’ Boiga bourreti (Thy, Nguyen et al. 2012) is also collected from a single clutch
captured during the field work. Extensive working experiences accumulated from their related
species assisted colleagues in searching more suitable regimens for the animals previously
unfamiliar to the herpetoculture. Besides, it was the first world records for Lycodon
meridionalis (figure 5; Ryabov, Wang, Micheeva & Chrustaljeva, 2002), L. paucifasciatus
(Orlov, Ryabov, Wang, Nguyen & Chrustaljeva, in press), L. cf. rufozonatus (unpublished
data) reaching captive breeding. The department also developed a system of growing tiny
offspring of the genus Lycodon. By the year 2022, the second generation of L. paucifasciatus
has been successfully born.
Comparing with the data collected from incidental clutches during the expeditions, the
results in laboratories present a much higher diversity probably owing to more stable
environments, better nutritional conditions and less parasites. Although the extraordinary high
reproductivity of Coelognathus radiatus (Ryabov, 1997) has no recurrence in our laboratories,
the data of maximum number of clutches per year and largest count of eggs for a clutch, could
renew a lot of previous work (Orlov et al., 1999; Ryabov, 1999; Ryabov & Orlov, 2010;
Ryabov, 2015; Ryabov et al., 2013; Schulz, 1996) as supplementary. The measurements of
eggs and hatchlings are also generally bigger than the records (Ryabov & Wang, 2016; Wang
& Ryabov, 2021).
Twelve species show ontogenetic shifts clearly on coloration and/or patterns (table 6;
figure 6). As an important advantage of observation in laboratory (Ryabov & Wang, 2016;
Ryabov, Wang, Korshunov & Poljakova, 2022), juvenile coloration might be helpful in
specie/subspecies delimitation. The observing and recording of Lycodon species might be
significant (Ryabov, Wang, Micheeva & Chrustaljeva, 2022; Orlov, Ryabov, Wang, Nguyen
& Chrustaljeva, in press).
Large number of offspring, especially from Coelognathus radiatus and Gonyosoma
boulengeri, as well as some from Boiga cyanea, B. kraepelini, Elaphe moellendorffi (figure
7), Euprepiophis mandarinus, Lycodon septentrionalis, Oreocryptophis porphyraceus

86
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

pulchra, etc. actively got into the public eye for exhibitions and educations on biodiversity
and natural conservation.
Acknowledgements
We are grateful to Prof. Nikolai Orlov (Zoological Institute, Russian Academy of
Sciences), Dr. Nguyen Thien Tao (Institute of Genome Research, Vietnam Academy of
Science and Technology), Ho Thu Cuc (Institute of Ecology and Biological Resources,
Vietnam Academy of Science and Technology), Dr. Le Xuan Canh (Institute of Ecology and
Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Technology), and Dr. Pham Van Luc
(Vietnam National Museum of Nature, Vietnam Academy of Science and Technology) who
have assisted us with obtaining permits for field researches, exporting samples and alive
specimens from the field work. We are also grateful to the colleagues in our department, Olga
Micheeva, Galina Chrustaljeva and Marija Kasatotchkina, for their participation and
assistance in daily caring of animals and collecting scientific materials.

References
Ananjeva N.B., Uteshev V.K., Orlov N.L., Ryabov S.A., Gakhova E.N., Kaurova S.A.,
Kramarova L.I., Shishova N.V., and Browne R.K. (2017). Comparison of the Modern
Reproductive Technologies for Amphibians and Reptiles. Russian Journal of Herpetology, 24
(4), 275-290.
Cox M. (1991). The Snakes of Thailand and their Husbandry, Krieger Publishing Company,
Florida, 526 pp.
Das I. (2015) Field guide to the reptiles of South-East Asia. Published in Singapore, 376 pp.
Fesser R. (2013). Forty years of husbandry and breeding of Old World ratsnakes—a
summary. In K.-D. Schulz - Old World Ratsnakes. A collection of papers. 417-422.
Manthey U., Grossmann W. (1997). Amphibien and reptilian Sudostasien. Natur and
Tier – Verlag, Berlin, 512 pp.
Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T. (2005). A checklist of amphibians and reptiles of
Vietnam. Hanoi, In Vietnamese.179 pp.
Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T. (2009) Herpetofauna of Vietnam, Ed. Chimaira,
766 pp.
Thy N., Nguyen T.Q., Ananjeva N.B., Orlov N.L., Golynsky E., Bain R. (2012) Boiga
bourreti. The IUCN Red List of Threatened Species 2012: e.T176620A1441655.
https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T176620A1441655.en.
Thy N., Vogel G. & Bain R. (2012) Lycodon paucifasciatus. The IUCN Red List of
Threatened Species 2012: e.T176845A1449435.
https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T176845A1449435.en.
Orlov N., Ryabov S. & Schulz K.-D. (1999). Eine seltene Natter aus Nordvietnam,
Rhynchophis boulengeri Mocquard, 1897 (Squmata; Serpentes; Colubridae). Sauria, 21
(1), 3-9.

87
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Orlov N.L., Ryabov S.A., Nguyen T.T., Nguen T.Q. (2010) Rediscovery and
redescription of two rare snake species: Oligodon lacroixi Angel et Bourret, 1933 and
Maculophis bellus chapaensis (Bourret, 1934) [Squamata; Ophidia; Colubridae] from
Fan Si Pan Mountains, Northern Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 17(4), 310-
322.
Orlov N.L., Ryabov S.A. (2002). A New Species of the Genus Boiga (Serpentes,
Colubridae, Colubrinae) from Tanahjampea Island and description of “Black Form” of
Boiga cynodon Complex from Sumatra (Indonesia). Russian Journal of Herpetology,
9(1), 33-57.
Orlov N.L., Ryabov S.A. (2004). Revalidization and Change of Taxonomic Status of
Dinodon rufozonatum meridionale Bourret, 1935 (Serpentes, Colubridae, Colubrinae),
Russian Journal of Herpetology, 11(3), 181-198
Orlov, N. L., Murphy, R. W., & Papenfuss, T. J. (2000). List of snakes of Tam-Dao
Mountain ridge (Tonkin, Vietnam). Russian Journal of Herpetology, 7(1), 69-80.
Ryabov, S. A. (1997). On the extraordinary high productivity in Elaphe radiata. Russian
Journal of Herpetology, 4(2), 203-204.
Ryabov, S. A. (1999). Breeding of six species of cat snakes (Boiga) in Tula Exotarium,
Scientific Research in zoological parks, 11, in Russian, 119-124.
Ryabov, S. A., Orlov, N. L. (2010). Reproductive Biology of Boiga guangxiensis Wen,
1998 (Serpentes; Colubridae), Asian Herpetological Research, 1(1), 44-48.
Ryabov, S., Korshunov I., Nguyen T.T., Wang X. (2015). Die Konigin der Kletternatter
Archelaphe bella chapaensis in Natur & im Terrarium. Reptilia, 111, 40-51.
Ryabov, S., Schulz K.-D., Wang X. (2013). Contribution to the knowledge of the
Oriental rhino ratsnake, Rhynchophis boulengeri Mocquard. In K.-D. Schulz - Old
World Ratsnakes. A collection of papers. 385-395
Ryabov S.A., Wang X. (2016) Secrets of Green Cat Snake Boiga cyanea (Dumeril,
Bibron et Dumeril, 1854), Rusterra-magazine, 3(3), in Russian, 32-46.
Ryabov S.A., Wang X., Korshunov I.S., Poljakova E.A. (2022). A study on the juvenils
of genus Boiga Fitzinger, 1826 (Reptilia; Squamata; Serpentes); shifts of coloration and
food preferences. Scientific Research in zoological parks, 37, in Russian, 124-146.
Ryabov S.A., Wang X., Micheeva O.V., Chrustaljeva G.S. (2022). Primary study on
reproductive biology of Lycodon (Dinodon) flavozonatus (Pope, 1928) and L. (D.)
meridionalis (Bourret, 1935). Scientific Research in zoological parks, 37, in Russian,
147-156.
Schulz K.-D. (1996). A monograph of the Colubrid snakes of the Genus Elaphe
Fitzinger. Koeltz scientific books, 439 pp.
Smith M.A. (1943). The Fauna of British India, Ceylon and Burma, including the Indo-
Chinese Sub-Region. # -Serpentes, New Delhi, 580 pp.

88
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Teynie A., David P. (2010). Voyages naturalists au Laos. Les reptiles. Les presses de
Diazo, in French, 315 pp.
Wang X., Ryabov S.A. (2021). Reproductive Biology of Boiga multomaculata (Boie,
1827) Scientific Research in zoological parks, 36, in Russian, 166-178.
Zhao E. (2006). Snakes of China. Anhui Science and Technology Publishing House, I,
II. In Chinese. 371 pp.
Zhou Z., Lau M., Nguyen T.Q. (2012) Orthriophis moellendorfi. The IUCN Red List of
Threatened Species 2012: e.T192040A2031924.
https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T192040A2031924.en.

Table 1. The basic regimens of laboratories.


Duration Duration
Basic Day
Laboratory of of
temperature temperature
No. Lighting Heating
(°C) (°C)
(hours) (hours)
I 21-22 14 26-27 12
II 23-25 14 28-30 13
III 22-24 13 29-31 13
IV 24-27 13 31-33 13
V 25-28 13 31-33 13

89
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Table 2. Sizes of containers and methods for heating.


Incandesc
Heating Sizes Underside Lateral
Container ent
mode (mm*mm*mm) heating heating
lamp
i rack box 130*220*80 - - -
115*155*65
130*190*65
130*220*80
280*170*125
ii rack box 310*160*120 ✓ - -
390*270*270
540*350*180
570*370*270
760*550*175
550*350*350
iii rack box 560*370*400 ✓ ✓ -
750*550*400
440*440*580
440*440*300
iv terrarium 610*440*580 - - ✓
880*440*440
880*440*580
v terrarium 530*990*440 ✓ - ✓

Table 3. Hibernation condition for adult snakes.


Hibernation Temperature of Temperature of
condition buffering (°C) hibernation (°C)
A 18-19 8-12
B 21-22 14-16
C 23-24 18 / 26*
* Weak heating is given when room temperature falls to 18 °C

90
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Table 4 The species/subspecies in current collection and summary of the husbandry.

Current Specimens

of hibernation
Elevation (m)
Geographical

Hibernation
Total length

Laboratory
Maximum

Humidity

Substrate

condition
Duration
Mode of
heating
(♂, ♀)

(days)
origin
(mm)
Species /

No.
subspecies

Archelaphe
wood
bella 3,2 1040 Northwest Vietnam 2000 I ii high 120 B
shavings
chapaensis
Central Highlands, North
400-
Boiga bourreti - 1450 Central coast, South IV ii high paper 30 ?
1200
Central coast
North Central coast,
South Central coast,
0-
B. cyanea 4.4 2600 Central highlands, IV iii, v middle paper 30 C
1000
Southeast Vietnam,
Mekong River Delta
Northwest Vietnam,
Northeast Vietnam, North
400-
B. guangxiensis 1.2 2270 Central coast, South IV iii middle paper 45 C
1200
Central coast, Central
highlands
0-
B. jaspidae 1.0 1150 Southeast Vietnam IV ii high paper 21-30 C
500

91
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Northwest Vietnam,
Northeast Vietnam, North 500-
B. kraepelini 5.5 1660 III iii high paper 75 C
Central coast, South 1500
Central coast
South Central Coast,
B. melanota 2.2 2150 0 IV iii, v high paper 21-30 C
Mekong River Delta

Current Specimens

of hibernation
Elevation (m)
Geographical

Hibernation
Total length

Laboratory
Maximum

Humidity

Substrate

condition
Duration
Mode of
heating
(♂, ♀)

(days)
origin
(mm)
Species /

No.
subspecies

B. 0-
3.3 1090 entire Vietnam IV ii middle paper 30-45 C
multomaculata 1000
0-
B. siamensis 2.2 1910 Southeast Vietnam IV iii middle paper 30 C
600
Chrysopelea 0-
1.1 1350 entire Vietnam IV iii middle paper 30 ?
ornata 500
Coelognathus 0- wood
2.3 2100 entire Vietnam IV ii middle 21-30 B
radiatus 1000 shavings
Northwest Vietnam,
Elaphe 0- wood
2.2 2150 Northeast Vietnam, North III v middle 75 B
moellendorffi 500 shavings
Central coast
NW Vietnam, NE
Euprepiophis 900- wood
3.1 1690 Vietnam, Central I ii high 120 A
mandarinus 1600 shavings
highlands
92
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Northwest Vietnam,
Gonyosoma 300- wood
3.4 1470 Northeast Vietnam, North III iv middle 75-90 B
boulengeri 1500 shavings
Central coast
Northwest Vietnam, 600- wood
G. coeruleum 2.3 1190 III iv middle 45 B
Northeast Vietnam 1500 shavings
800- wood
G. frenatus 2.1 1450 Northwest Vietnam III iv middle 75 B
1300 shavings
500- wood
G. prasinus 2.1 1090 Central highlands III iv middle 45 B
1200 shavings
Central highlands,
0-
G. oxycephalum 1.2 2400 Southeast Vietnam, V iii, v middle paper 10-15 C
600
Mekong River Delta
Current Specimens

of hibernation
Elevation (m)
Geographical

Hibernation
Total length

Laboratory
Maximum

Humidity

Substrate

condition
Duration
Mode of
heating
(♂, ♀)

(days)
origin
(mm)

Species /

No.
subspecies

Northwest Vietnam, 500-


L. meridionalis 3.3 1525 II ii middle wood shavings 45 B
Northeast Vietnam 2000
North Central coast,
L. 300-
4.3 1350 South Central coast, II ii middle wood shavings 45 B
paucifasciatus 1000
Central highlands
L. cf. Northwest Vietnam, North 300-
3.4 1405 II ii middle wood shavings 45 B
rufozonatus Central coast 1000

93
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Northwest Vietnam,
L. North Central coast, 400-
1.3 1300 II ii middle wood shavings 60-75 B
septentrionalis Central highlands, 2000
Southeast Vietnam
Oreocryptophis
porphyraceus 1.1 970 Northwest Vietnam 1500 II ii middle wood shavings 75 B
pulchra
Northwest Vietnam,
200-
O. p. vaillanti 2.2 1020 Northeast Vietnam, North II ii middle wood shavings 75 B
1200
Central coast

94
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Table 5. Information on breeding of the Vietnamese species/subspecies in Experimental Department of Herpetology of


Moscow Zoo.

95
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Table 6. Ontogenetic shifts on coloration.


Species / Subspecies Main differences Juvenile Adulthood
Archelaphe bella
color of background bright red red, maroon or grey
chapaensis
background color of
B. cyanea red to light brown / grey olive green / light green
body
B. guangxiensis color of background birhgt red sides and lemon neck dark grey
B. kraepelini color of background light grey brown
B. melanota color of patterns orange rings on posterior body and tail all rings yellow
Gonyosoma boulengeri color of background light grey green
G. frenatus color of background light grey green or blueish green
L. meridionalis color of patterns dirty white to orange greenish yellow
L. paucifasciatus color of patterns white to light pink bright rose
L. cf. rufozonatus color of patterns pale or dirty white pale red
unclear borders fulfilled with
Oreocryptophis large unicolor black bands, paired dark
color of patterns background-colored bands, paired
porphyraceus pulchra stripes alone posterior body and tail
stripes on tail
dirty orange with hardly recognizable
color of background golden brown with clear dark bands,
O. p. vaillanti rings, clear thin stripes alone body
and patterns paired stripes alone body and tail
and tail

96
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Figure 1: A Gonyosoma boulengeri specimen starts molting with sprayed drops


(Photographer: Wang Xiaohe)

Figure 2: Copulation of Boiga kraepelini (Photographer: Wang Xiaohe)

97
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Figure 3: Female Coelognathus radiatus during laying (Photographer: Wang


Xiaohe)

Figure 4: Freshly hatched Euprepiophis mandarinus (Photographer: Wang


Xiaohe).

98
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Figure 5: Hatchling of Lycodon meridionalis hides inside egg (Photographer: Wang


Xiaohe).

Figure 7: A beautiful Elaphe moellendorffi in exhibition (Photographer: Wang


Xiaohe).

99
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Bản dịch
BỘ SƯU TẬP RẮN THUỘC HỌ RẮN NƯỚC THUỘC HỆ ĐỘNG VẬT TẠI
VIỆT NAM Ở KHOA THỰC NGHIỆM VỀ BÒ SÁT VÀ LƯỠNG CƯ,
VƯỜN THÚ MOSCOW
Wang Xiaohe, Ryabov Sergey
lota.van@mail.ru, sergryabov@mail.ru
Khoa thực nghiệm về bò sát và lưỡng cư của vườn thú Moscow tập trung chủ
yếu vào việc nuôi dưỡng và nhân giống những loài rắn thuộc họ Rắn nước có nguồn
gốc từ Cựu thế giới. Bộ sưu tập hiện tại bao gồm 24 loài và phân loài thuộc các chi
Archelaphe, Boiga, Coelognathus, Elaphe, Euprepiophis, Gonyosoma, Lycodon và
Oreocryptophis có nguồn gốc từ Việt Nam. Các chế độ chăm sóc đặc biệt đã được áp
dụng để mô phỏng môi trường sống ưa thích của chúng. Các số liệu về sinh học sinh
sản đã được tổng hợp cho các nghiên cứu khoa học và bảo tồn tiếp theo. Bộ sưu tập
cũng mang đến sự đa dạng cao hơn cho mục đích triển lãm và các chương trình giáo
dục.
Lời giới thiệu
Do khó thu thập được các khảo sát về sinh học sinh sản của loài bò sát trong
quá trình nghiên cứu thực địa nên kết quả chăn nuôi bò sát trong phòng thí nghiệm
ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các nhà nghiên cứu về bò sát. Phòng
Bảo tồn Động vật của vườn thú, được xem như một mối liên kết chặt chẽ giữa các
nghiên cứu sinh học, bảo tồn thiên nhiên và phổ cập kiến thức khoa học, có thể
thực hiện một bộ sưu tập có hệ thống hơn so với các nhà nghiên cứu bò sát riêng
lẻ.
Trong suốt thập kỷ qua, Phòng Thí nghiệm Bò sát của Vườn thú Mátxcơva,
nằm trong khuôn viên của Trung tâm Sinh sản các loài động vật quý hiếm, luôn
tập trung vào việc thu thập, thích nghi, nhân giống và nuôi dưỡng các nhóm rắn
colubrid hiện có từ Cựu Thế giới. Hệ động vật bò sát Việt Nam, với tư cách là
một thành phần quan trọng của vương quốc Indomalaya, đã mang lại lợi ích to
lớn cho bộ phận của chúng tôi. Rất nhiều loài thuộc ba nhóm chính trong bộ sưu
tập của chúng tôi là chi Boiga Fitzinger, 1826, Elaphe (sensu lato) Fitzinger 1833
và Lycodon Boie, 1826 có phân bố rộng rãi ở Việt Nam.
Hiện nay, 24 loài và phân loài ở Việt Nam đã sinh sản rất nhiều, cùng với đó
là nguồn tài liệu phong phú về sinh học sinh sản và tập tính động vật. Công việc
này không chỉ cung cấp những loài động vật mới cho công chúng mà còn truyền
cảm hứng cho những ý tưởng triển lãm trong tương lai.
Vật liệu và Phương pháp
Căn cứ theo nguồn gốc địa lý và ổ sinh thái khác nhau của các loài và phân
loài rắn thuộc họ colubrid Việt Nam trong bộ sưu tập của chúng tôi, tất cả các

100
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

phòng thí nghiệm của chúng tôi đều thiết lập nhiệt độ cơ bản cố định bằng máy
thở và/hoặc điều hòa không khí được lập trình sẵn, mô phỏng nhiệt độ ban đêm
của chúng trong tự nhiên. Khoảng thời gian chiếu sáng cũng được thiết lập tương
ứng có tính đến phạm vi vĩ độ rộng lớn của Việt Nam. Trong những giờ chiếu
sáng, hệ thống sưởi có tác dụng giúp rắn đạt được nhiệt độ ban ngày tối ưu trong
thời gian hoạt động ngắn hơn (bảng 1). Tất cả những con rắn được giữ trong các
thùng chứa riêng biệt. Cùng với sự phát triển ngày càng tăng của loài rắn, thường
có ba đến bốn thùng chứa có kích cỡ khác nhau được sử dụng cho toàn bộ vòng
đời của mẫu vật. Giá đỡ và hộp nhựa có hàng lỗ thông hơi được sử dụng phổ biến
để chứa chúng. Tất cả đều được làm ấm để đáp ứng được cho cả khu vực nuôi ấm
áp và khu mát mẻ hơn. Đối với những loài rắn lớn hoặc sống trên cây, đặc biệt là
những loài thích hệ thống thông gió tốt hơn, mô hình nuôi nhà kính là cần thiết.
Đèn sợi đốt cho ánh sáng tốt hơn và sưởi ấm tốt hơn cho nhà kính nuôi (bảng 2).
Đèn cực tím được cung cấp cho các loài có nguồn gốc từ tán rừng.
Không gian bên trong của thùng chứa bao gồm chất nền (dăm gỗ hoặc giấy),
tấm nước, nơi trú ẩn và các mảnh giấy nhàu nát bổ sung. Cành hoặc dây leo đã
chuẩn bị sẵn để các loài sống trên cây leo lên. Việc làm sạch và phun thuốc được
thực hiện hàng ngày hoặc hai ngày một lần, tùy thuộc vào độ thông thoáng của
thùng chứa và yêu cầu của loài/mẫu vật. Độ ẩm cao hơn là điều không thể thiếu
đối với động vật trước khi lột xác. Chế độ ăn uống của bộ sưu tập của chúng tôi
rất khác nhau. Hầu hết các loài rắn đều chấp nhận chuột, chuột đồng và chim cút.
Để sinh động và đối với một số mẫu vật, ếch, thằn lằn, tắc kè và rắn cũng được
đưa vào. Khoảng thời gian cho ăn thay đổi từ 3 hoặc 4 ngày đến một tuần tùy theo
độ tuổi, giới tính, mùa và khẩu vị. Việc ngủ đông hoặc chế độ dinh dưỡng hơi
khác nhau cũng được sắp xếp phù hợp cho tất cả động vật trưởng thành (bảng 3).
Giữ ở nhiệt độ ban đêm mà không sưởi ấm và sau đó là giai đoạn cần mát hơn
cũng đã chuẩn bị sẵn cho rắn. Thời lượng đệm thay đổi tùy theo thời gian ngủ
đông.
Nguyên tắc của phương pháp nuôi rắn là sự tiếp nối, theo Ananjeva và cộng
sự (2017) và Ryabov (1999). Rất nhiều tinh chất cũng được tiếp thu từ Cox (1991),
Fesser (2013) và Orlov cùng cộng sự (1999). Trong bảng 4, có liệt kê 24 loài và
phân loài có nguồn gốc từ Việt Nam. Nguồn gốc địa lý và chi tiết về môi trường
sống được trích dẫn từ (Das, 2015; Manthey & Grossmann, 1997; Nguyen và cộng
sự, 2005; Nguyen và cộng sự, 2009; Orlov và cộng sự, 2010; Orlov & Ryabov,
2002; Orlov & Ryabov, 2004; Orlov và cộng sự, 2000; Schulz, 1996; Smith, 1943;
Teynie & David, 2010; Zhao, 2006) và được bổ sung bằng kinh nghiệm thực địa
của chúng tôi. Phương thức chăn nuôi được điều chỉnh qua nhiều năm làm việc
và tổng kết.

101
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Máy ấp trứng được cải tiến từ tủ lạnh cũ. Dây sưởi có bộ điều khiển duy trì
nhiệt độ không gian ổn định theo yêu cầu. Các ổ trứng được đặt vào nền khoáng
chất đã rây ẩm. Để duy trì độ ẩm, một lượng nhỏ nước được thêm vào xung quanh
ổ trứng cứ sau hai hoặc ba tuần. Đối với các loài thuộc chi Boiga ngoại trừ B.
kraepelini, máy ấp được đặt ở 28°C vào ban ngày và 25°C vào ban đêm.
Archelaphe bella chapaensis, B. kraepelini, Elaphe moellendorffi, Euprepiophis
mandarinus, chi Gonyosoma ngoại trừ G. oxycephalum, chi Lycodon và cả hai
phân loài Oreocryptophis porphyraceus đều có nhiệt độ không đổi ở 25°C. Và
máy ấp trứng cho Coelognathus radiatus vẫn ở nhiệt độ 27°C. Vì các đầu dò được
cố định trên trần nhà nên chênh lệch nhiệt độ giữa lớp trên và lớp dưới là khoảng
1°C.
Hầu hết con non mới nở và con non chưa trưởng thành đều được nuôi trong
cùng một phòng thí nghiệm, nơi có những con trưởng thành cùng loài với chúng
sống và việc sưởi ấm cũng mang lại cho chúng nhiệt độ ban ngày tương tự nhau.
Trong khi đó, con non chưa trưởng thành của loài Gonyosoma coeruleum, G.
prasinus, Oreocryptophis porphyraceus pulchra và O. p. vaillanti được giữ ở
nhiệt độ phòng cao hơn mà không cần sưởi ấm vào ban ngày (phòng thí nghiệm
IV, chế độ sưởi ấm i). Các thành phần bên trong hộp đựng các con chưa trưởng
thành có thể được đơn giản hóa và chỉ sử dụng dăm gỗ để có độ ẩm ổn định hơn
trong không gian nhỏ hơn. Khoảng thời gian cho ăn thường là một tuần. Con non
chưa trưởng thành có thể thay đổi chế độ ăn trong quá trình phát triển. Đối với
những con rắn non không chịu ăn, việc ép ăn bằng thức ăn có kích thước phù hợp
là rất quan trọng để duy trì sự phát triển của chúng. Tính đến quá trình trao đổi
chất diễn ra nhanh hơn, thời gian ngủ đông ngắn hơn và ấm hơn được áp dụng
cho con non mới nở và con non chưa trưởng thành từ phòng thí nghiệm I, II và
III. Những đứa con của phòng thí nghiệm IV và V không cần thiết phải ngủ đông.
Dữ liệu nguyên thủy về quy trình nuôi rắn đã được ghi lại. Các thiết bị đo
như sau – thước gấp AWUKO-Schleifmittel; thước cặp HENG LIANG 15 cm, độ
chính xác 0,02 mm; cân điện tử CAS MWP có độ lớn nhất là 1500 g, d = 0,05 g.

Kết quả và Thảo luận


Tại Phòng Thực nghiệm Bò sát của Vườn thú Mátxcơva, 20 loài và phân loài
đã đạt đến mức sinh sản và phát triển ổn định (bảng 5). Các loài được đánh dấu là
‘sẽ nguy cấp’ trong danh sách đỏ của IUCN, Elaphe moellendorffi (Zhou và cộng
sự, 2012) và Lycodon paucifasciatus (Thy và cộng sự 2012), mang lại kết quả tốt
trong điều kiện nuôi nhốt. Thông tin về loài Boiga bourreti ‘nguy cấp’ (Thy,
Nguyen và cộng sự, 2012) cũng được thu thập từ một ổ trứng bắt được trong quá

102
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

trình đi thực địa. Kinh nghiệm làm việc sâu rộng được tích lũy từ các loài liên
quan của họ đã hỗ trợ các đồng nghiệp tìm kiếm chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn
cho những động vật trước đây chưa quen với nghề nuôi bò sát. Ngoài ra, đây còn
là kỷ lục thế giới đầu tiên cho loài Lycodon meridionalis (Ryabov, Wang,
Micheeva & Chrustaljeva, 2002), L. paucifasciatus (Orlov, Ryabov, Wang,
Nguyen & Chrustaljeva, in press), L. cf. rufozonatus (dữ liệu chưa được công bố)
đã sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt. Phòng cũng đã phát triển một hệ thống
nuôi các con non nhỏ của chi Lycodon. Đến năm 2022, thế hệ thứ hai của L.
paucifasciatus đã ra đời thành công.
So sánh với dữ liệu được thu thập từ các ổ trứng ngẫu nhiên trong các chuyến
thám hiểm, kết quả trong các phòng thí nghiệm cho thấy sự đa dạng cao hơn nhiều
có lẽ do môi trường ổn định hơn, điều kiện dinh dưỡng tốt hơn và ít ký sinh trùng
hơn. Mặc dù khả năng sinh sản cao vượt trội của Coelognathus radiatus (Ryabov,
1997) không tái diễn trong các phòng thí nghiệm của chúng tôi, nhưng dữ liệu về
số ổ đẻ tối đa mỗi năm và số lượng trứng lớn nhất cho một ổ, có thể làm mới nhiều
nghiên cứu trước đó (Orlov và cộng sự , 1999; Ryabov, 1999; Ryabov & Orlov,
2010; Ryabov, 2015; Ryabov và cộng sự, 2013; Schulz, 1996) như là phần nội
dung bổ sung. Kích thước của trứng và con non nhìn chung cũng lớn hơn các tài
liệu đã được ghi nhận (Ryabov & Wang, 2016; Wang & Ryabov, 2021).
Mười hai loài thể hiện sự thay đổi phát triển cá thể rõ ràng về màu sắc và/hoặc
kiểu mẫu (bảng 6). Là một lợi thế quan trọng của việc quan sát trong phòng thí
nghiệm (Ryabov & Wang, 2016; Ryabov, Wang, Korshunov & Poljakova, 2022),
màu sắc của con non chưa trưởng thành có thể hữu ích trong việc phân định
loài/phân loài. Việc quan sát và ghi chép các loài Lycodon có ý nghĩa quan trọng
(Ryabov, Wang, Micheeva & Chrustaljeva, 2022; Orlov, Ryabov, Wang, Nguyen
& Chrustaljeva, trên báo chí).
Một số lượng lớn rắn con, đặc biệt là từ loài Coelognathus radiatus và
Gonyosoma boulengeri, cũng như một số từ Boiga cyanea, B. kraepelini, Elaphe
moellendorffi, Euprepiophis mandarinus, Lycodon septentrionalis,
Oreocryptophis porphyraceus pulchra, v.v. đã tích cực lọt vào mắt công chúng
trong các cuộc triển lãm và giáo dục về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin cảm ơn GS. Nikolai Orlov (Viện Động vật học, Viện Hàn lâm
Khoa học Nga), Tiến sĩ Nguyễn Thien Tao (Viện Nghiên cứu bộ gen, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Hồ Thu Cúc (Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), TS. Lê Xuân

103
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Cảnh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) và TS. Phạm Văn Lực (Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Việt Nam,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã hỗ trợ chúng tôi với việc xin
giấy phép nghiên cứu thực địa, xuất khẩu các mẫu và mẫu vật sống từ công việc
thực địa. Chúng tôi cũng biết ơn các đồng nghiệp trong bộ phận của chúng tôi,
Olga Micheeva, Galina Chrustaljeva và Marija Kasatotchkina, vì đã tham gia và
hỗ trợ trong việc chăm sóc động vật hàng ngày và thu thập tài liệu khoa học.
Tài liệu tham khảo
Ananjeva N.B., Uteshev V.K., Orlov N.L., Ryabov S.A., Gakhova E.N., Kaurova
S.A., Kramarova L.I., Shishova N.V., và Browne R.K. (2017). So sánh các công
nghệ sinh sản hiện đại dành cho động vật lưỡng cư và bò sát. Tạp chí Bò sát Nga,
24 (4), 275-290.
Cox M. (1991). Những loài rắn ở Thái Lan và cách chăm sóc chúng, Nhà xuất bản
Florida, 526 pp.
Das I. (2015) Hướng dẫn thực địa về các loài bò sát ở Đông Nam Á. Xuất bản tại
Singapore, 376 pp.
Fesser R. (2013). Bản tóm tắt - Bốn mươi năm chăn nuôi và nhân giống rắn chuột
ở Cựu Thế giới. In K.-D. Schulz - rắn chuột ở Cựu Thế giới. Một bộ sưu tập các
tài liệu. 417-422.
Manthey U., Grossmann W. (1997). Động vật lưỡng cư và bò sát Sudostasien.
Natur và Tier – Verlag, Berlin, 512 pp.
Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T. (2005). Danh lục các loài lưỡng cư và bò sát
ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam.179 pp.
Nguyen V.S., Ho T.C., Nguyen Q.T. (2009) Hệ động vật bò sát của Việt Nam, Ed.
Chimaira, 766 pp.
Thy N., Nguyen T.Q., Ananjeva N.B., Orlov N.L., Golynsky E., Bain R. (2012)
Boiga bourreti. Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN 2012:
e.T176620A1441655. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-
1.RLTS.T176620A1441655.en.
Thy N., Vogel G. & Bain R. (2012) Lycodon paucifasciatus. Danh sách đỏ các
loài bị đe dọa của IUCN 2012: e.T176845A1449435.
https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T176845A1449435.en.
Tài liệu tiếng Đức: Orlov N., Ryabov S. & Schulz K.-D. (1999). Một loài rắn quý
hiếm ở miền Bắc Việt Nam, Rhynchophis boulengeri Mocquard, 1897 (Squmata;
Serpentes; Colubridae). Sauria, 21 (1), 3-9.
Orlov N.L., Ryabov S.A., Nguyen T.T., Nguen T.Q. (2010) Phát hiện lại và mô tả
lại hai loài rắn quý hiếm: Oligodon lacroixi Angel et Bourret, 1933 và Maculophis

104
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

bellus chapaensis (Bourret, 1934) [Squamata; Ophidia; Colubridae] ở dãy núi Fan
Si Pan, miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Bò sát Nga, 17(4), 310-322.
Oligodon lacroixi Angel et Bourret, 1933 và Maculophis bellus chapaensis
(Bourret, 1934) [Squamata; Ophidia; Colubridae]
Orlov N.L., Ryabov S.A. (2002). Một loài mới của chi Boiga (Serpentes,
Colubridae, Colubrinae) từ đảo Tanahjampea và mô tả về “Dạng đen” của phức
hợp Boiga cynodon từ Sumatra (Indonesia). Tạp chí Bò sát Nga, 9(1), 33-57.
Orlov N.L., Ryabov S.A. (2004). Xác nhận lại và thay đổi tình trạng phân loại của
Dinodon rufozonatum meridionale Bourret, 1935 (Serpentes, Colubridae,
Colubrinae), Tạp chí Bò sát Nga, 11(3), 181-198
Orlov, N. L., Murphy, R. W., & Papenfuss, T. J. (2000). Danh sách các loài rắn ở
sườn núi Tam Đảo (Bắc Bộ, Việt Nam). Tạp chí Bò sát học Nga, 7(1), 69-80.
Ryabov, S. A. (1997). Về năng suất cao vượt trội ở Elaphe radiata. Tạp chí Bò sát
Nga, 4(2), 203-204.
Ryabov, S. A. (1999). Nhân giống 6 loài rắn mèo (Boiga) ở Tula Exotarium,
Nghiên cứu khoa học ở vườn thú, 11, in Russian, 119-124.
Ryabov, S. A., Orlov, N. L. (2010). Sinh học sinh sản của Boiga guangxiensis
Wen, 1998 (Serpentes; Colubridae), Nghiên cứu Bò sát Châu Á, 1(1), 44-48.
Tài liệu tiếng Đức: Ryabov, S., Korshunov I., Nguyen T.T., Wang X. (2015). Nữ
hoàng của loài rắn leo Archelaphe bella chapaensis trong tự nhiên và trong nhà
kính nuôi. Bò sát, 111, 40-51.
Ryabov, S., Schulz K.-D., Wang X. (2013). Đóng góp vào kiến thức về loài Rắn
chuột sừng Rhynchophis boulengeri Mocquard. In K.-D. Schulz - Rắn chuột Thế
giới cũ. Một bộ sưu tập các tài liệu. 385-395
Ryabov S.A., Wang X. (2016) Bí mật về Rắn rào xanh Boiga cyanea (Dumeril,
Bibron et Dumeril, 1854), Tạp chí Rusterra, 3(3), Nga, 32-46.
Ryabov S.A., Wang X., Korshunov I.S., Poljakova E.A. (2022). Nghiên cứu về
con non chưa trưởng thành thuộc chi Boiga Fitzinger, 1826 (Lớp Bò sát; Bộ Có
vảy; Serpentes); sự thay đổi về màu sắc và sở thích ăn uống. Nghiên cứu khoa học
ở vườn bách thú, 37, Nga, 124-146.
Ryabov S.A., Wang X., Micheeva O.V., Chrustaljeva G.S. (2022). Nghiên cứu
bước đầu về sinh học sinh sản của Lycodon (Dinodon) flavozonatus (Pope, 1928)
và L. (D.) meridionalis (Bourret, 1935). Nghiên cứu khoa học ở vườn bách thú,
37, Nga, 147-156.
Schulz K.-D. (1996). Một chuyên khảo về rắn Colubrid thuộc chi Elaphe
Fitzinger. Sách khoa học Koeltz, 439 pp.

105
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Smith M.A. (1943). Hệ động vật của Ấn Độ thuộc Anh, Ceylon và Miến Điện,
bao gồm cả Tiểu vùng Ấn-Trung. # -Serpentes, New Delhi, 580 pp.
Tài liệu bằng tiếng Đức: Teynie A., David P. (2010). Chuyến đi của các nhà tự
nhiên học từ Lào. Những loài bò sát. Les presses de Diazo, Pháp, 315 pp.
Wang X., Ryabov S.A. (2021). Sinh học sinh sản của Boiga multomaculata (Boie,
1827) Nghiên cứu khoa học ở vườn thú, 36, Nga, 166-178.
Zhao E. (2006). Các loài rắn ở Trung Quốc. Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ
An Huy, I, II. Ở Trung Quốc. 371 pp.
Zhou Z., Lau M., Nguyen T.Q. (2012) Orthriophis moellendorfi. Danh sách đỏ
các loài bị đe dọa của IUCN 2012: e.T192040A2031924.
https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T192040A2031924.en.

106
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

ACTIVITIES OF THE EURASIAN REGIONAL ASSOCIATION OF ZOOS


AND AQUARIUMS (EARAZA)
Kizik A.V., Khlyupin S.A.
a.kizik@moscowzoo.ru
s.hlyupin@moscowzoo.ru

Introduction
The ethical aspect of zoos is increasingly becoming a topic of discussion among
specialists from various fields of science, as well as among eco-activists and
conservationists. Growing criticism has put zoos in front of a choice: to change or to
remain in the past. Today, zoos increasingly refuse to remove animals from nature and
build their collections based on the conservation, educational and research value of each
species, while also taking into account the challenges associated with the need to
maintain animal welfare [1].
The need for new animals for collections has contributed to the accumulation of
knowledge about breeding many species. In modern circumstances, when the rapid
decline of biodiversity is evident, the experience of establishing and maintaining captive
populations has become important for the conservation of species both ex situ and in the
wild. Thus, the conservation function has become one of the most important functions
of the modern zoo. However, in order to realize this function, it is necessary to involve
many zoos united by common goals and principles in associations. One of such
associations is the Eurasian Regional Association of Zoos and Aquariums (EARAZA).

About EARAZA
Cardinal changes in the political situation at the end of the XX century required
from the heads of the leading zoos of Russia, CIS and Baltic countries decisive actions
to unite efforts and preserve business connections. For this purpose, the Eurasian
Regional Association of Zoos and Aquariums (EARAZA) was established in 1994 on
the basis of the Moscow Zoo. To date, EARAZA has 90 zoological institutions from 19
countries [2], including the CIS, United Arab Emirates, Brazil, Denmark, Czech
Republic, France, Germany, Israel, Poland, Romania, Slovakia, Switzerland, the
Democratic People's Republic of Korea (DPRK) and People's Republic of China (PRC).
The Association's activities cover a wide range of tasks, from staff development,
creation of information systems and databases, protection of collective interests of the
Association members to development, financing, coordination of in situ and ex situ
conservation projects, as well as interaction with conservation organizations and other
zoo associations of different levels. The activities of EARAZA are carried out in
accordance with the decisions made by the General Meeting of the Association's
members at the Annual Conference. The rest of the time the management of the

107
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Association falls on the Presidium. To fulfill specific projects and tasks, temporary and
permanent Commissions and Working Groups are created at the Annual Conference [3].

EARAZA programs
The most important direction of EARAZA activity is realization of conservation
projects. The role of the governing body in the implementation of EARAZA programs
is performed by the Presidium of the Association. Direct control over the realization of
EARAZA programs is entrusted to the corresponding EARAZA Commission.
Management of ex situ populations within EARAZA programs is carried out by program
coordinators. Appointment of a coordinator is based on the submission of the relevant
zoo(s) or EARAZA staff for approval by the EARAZA Program Commission, after
which the coordinator's candidacy must be approved by the Presidium [1].
The responsibilities of program coordinators depend on the type of program (see
below), but generally consist of the tasks outlined below. The coordinator regularly
assesses population status: analyzes demographics, age and sex structure, and genetics
data. The coordinator collects and updates information for studbooks and zoo population
management programs (SPARKS and Population management (PMx)). Annually, the
coordinator prepares a report on the program's activities and prepares recommendations
for animal keepers for the following year, which are sent to program participants. The
coordinator also makes recommendations for the transfer of animals based on an
assessment of the conditions at the host zoo and communication with the zoo's
specialists. Questions on the transfer of animals, as well as other important issues on the
work of the program, are also not solved without the conclusion of the commission
consisting of specialists on the species from different zoos. The committee may also
have a working group of veterinarians, research scientists and specialists from other
fields [1].
Of particular importance are the programs for species of the Palaearctic region (a
full list of programs is given in the Annex). Some programs include conservation of
individual rare species (e.g., the programs “Establishment of reserve populations of the
Asian spruce grouse (Falcipennis falcipennis)”, “Study, conservation and breeding of
the Pallas's cat (Otocolobus manul)”). One of such programs is also the program
“Conservation of Steller's sea eagle (Haliaeetus pelagicus) in the wild and captivity”
[1].
Establishment of a captive population of Steller's sea eagle Haliaeetus pelagicus
(Pallas, 1811) was initiated in the 1980s by specialists from Lomonosov Moscow State
University (MSU). By the end of 2017, 333 individuals were kept in more than 90
zoological institutions worldwide [4]. At the end of 2021, 29% of the total captive
population of Steller's sea-eagle was kept in EARAZA member zoos. This program
includes both ex situ population management and research of the species (wild
population monitoring and genetic studies). The combination of in situ and ex situ is

108
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

essential for the next stage of the program – the reinforcement of the wild population
[5].
Other programs cover groups of species formed on the basis of biotopic
distribution (e.g., the “Mountain Ungulates of Eurasia” program) or taxonomic
proximity (e.g., the “Conservation of Eurasian Cranes”, “Conservation of Bustard Birds
of Eurasia” programs) [1].
Thus, in 2010, the program “Conservation of the rarest sturgeon fish of Eurasia”
was established, which includes measures to preserve 10 species of fish in captivity:
siberian sturgeon Acipenser baerii Brandt, 1869; russian sturgeon Acipenser
gueldenstaedtii Brandt & Ratzeburg, 1833; sterlet Acipenser ruthenus Linnaeus, 1758;
starry sturgeon Acipenser stellatus Pallas, 1771; beluga Huso huso (Linnaeus, 1758);
bester (hybrid) Huso huso x Acipenser rutheus; bastard sturgeon Acipenser nudiventris
Lovetsky, 1828; amur sturgeon Acipenser schrenckii Brandt, 1869; kaluga Huso
dauricus (Georgi, 1775); Amu Darya sturgeon Pseudoscaphirhynchus kaufmanni
(Kessler, 1877). The program provided for experimental research necessary for the
successful formation of reserve groups and broodstock in zoos and fish farms [6].
Besides, the programs differ in terms of tasks and scale, based on these parameters
all programs can be divided into 4 types. However, the division is conditional, as
programs of different types may complement each other. Type I programs include
EARAZA programs for the management of captive populations of the most vulnerable
or endangered species, in situations where such programs are integrated into the
programs of other zoo associations, especially when individuals are used for
reintroduction or reinforcement of wild populations. [1].
For example, the "Amur tiger (Panthera tigris altaica) Breeding and Conservation
Program" is an international project integrated into the Global Species Management
Plans WAZA and the European captive breeding program for Amur tigers Panthera
tigris subsp. altaica Temminck, 1844 (Amur tiger EEP or EAZA ex situ Programme).
According to the latest data there are 45 individuals (19 males, 26 females) in 23
EARAZA member zoos. In 2023, 7 pairs of animals were selected and recommended
for breeding based on the results of genetic studies. Proper management of the ex situ
population opens up opportunities for future reintroduction projects and reinforcement
of the in situ population.
Type II includes EARAZA's independent ex situ population management
programs, especially those of great importance for the conservation of species in the
region or in the countries of individual EARAZA members [1]. Such projects include
the program "Conservation of Dalmatian pelican (Pelecanus crispus) and Great white
pelican (Pelecanus onocrotalus)", approved in 2020.
As part of the program, work is underway to create a reserve colony of two species
of pelicans on the basis of the Center for Reproduction of Rare Species of the Moscow
Zoo. Although the dalmatian pelican Pelecanus crispus Bruch, 1832 and the great white

109
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

pelican Pelecanus onocrotalus Linnaeus, 1758 have been kept at the zoo for more than
a century, these species only began breeding about 10 years ago: dalmatian pelicans in
2012, great white pelicans in 2013. A total of 30 great white pelican chicks and 12
dalmatian pelican chicks have been hatched in the Moscow Zoo. As of December 2022,
12 dalmatian pelicans and 6 great white pelicans are in the program [7].
Type III includes programs aimed at developing optimal husbandry techniques to
establish and/or maintain a productive ex situ population, studying or monitoring the
status of in situ populations, or scientific research directly related to the conservation of
the species. Programs of this type do not include ex situ population management as do
Type I and II programs, but may complement them [1].
For example, the program " Conservation of Dalmatian pelican (Pelecanus
crispus) and Great white pelican (Pelecanus onocrotalus)" has an in situ direction,
within the framework of which the features of nesting and internal organization of
colonies, dynamics of daily activity, intraspecific and interspecific forms of behavior,
periodicity of feeding of chicks, composition and volume of food are studied. It is
planned to use the obtained information to improve the practice of keeping and breeding
pelicans in captivity. In addition, the monitoring data themselves play a role in the
conservation of pelicans [8].
Correct pair formation is critical for ex situ population management programs, and
difficulties in determining the sex of some birds complicate the task [9]. For this reason,
the program "Determination of bird sex by DNA using the polymerase chain reaction
(PCR) method" was created. Since 2001, the laboratory of the Moscow Zoo has been
working to determine the sex of different species of birds (steller's sea eagle, blakiston's
fish owl Bubo blakistoni Seebohm, 1884; siberian crane Grus leucogeranus Pallas,
1773; red-crowned crane Grus japonensis (Statius Muller, 1776); white-naped crane
Grus vipio Pallas, 1811; common crane Grus grus (Linnaeus, 1758) et al.) using
materials obtained from individuals from nature reserves and zoos.
In addition, there are programs to study various aspects of the biology of taxa,
representatives of which are interesting objects for terrariumistics (e.g. programs "Study
of the steppe rat snake (Elaphe dione)", "Study of biodiversity and color variations of
species of the genus Dinodon sensu stricto", "Study of biodiversity of species of the
genus Boiga").
Type IV programs include those consisting of the maintenance of studbooks at the
EARAZA level. Studbooks outside of Type I and II programs exist for many of the zoo's
species and are databases that facilitate optimal pairing and may also serve as the basis
for Type II programs in the future [1].

Conclusion
During almost 30 years of its existence, the Eurasian Regional Association of Zoos
and Aquariums (EARAZA) has done a lot of work both in the field of zoo management

110
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

and conservation. Moreover, EARAZA has not stopped in its development and
continues to fulfill its tasks, making new connections and strengthening old ones,
improving standards of animal keeping and creating and developing conservation
programs. Thus, for example, the “Program for the formation and conservation of the
european bison (Bison bonasus) population”, “Program for the conservation of the Asian
black bear (Ursus thibetanus) population with subsequent reintroduction”, "Program for
the formation and conservation of the wolverine (Gulo gulo) population ex situ") have
been established relatively recently.
Today, the importance of ex situ conservation programs is greater than ever. The
need to establish reserve populations of many species is only one of the reasons. The
long-standing practice of ex situ population management is the experience of managing
small metapopulations, which can make an invaluable contribution to the conservation
of species suffering from range fragmentation in nature.
However, without joining efforts and forming a unified network of exchange of
animals, experience, staff and other resources, the effective realization of conservation
programs is impossible, and thus the further development of zoos is also impossible.
After all, modern zoos face a serious task – to become full-fledged conservation and
scientific institutions in the eyes of the public.
«If successful, zoos and aquariums will rank among the most important forces for
conservation on the planet; a conduit through which visitors and society can help to save
species. Even more important, meaningful progress will be made towards the vision of
all species thriving in healthy ecosystems. » [10]

References
1. Положение об участии в программах ЕАРАЗА по сохранению видов (ЕАП) /
Евроазиатская региональная ассоциация зоопарков и аквариумов «ЕАРАЗА». –
2023. – 12 с.
2. Информационный сборник зоопарков и аквариумов / под ред. С.В. Акуловой
[и др.]. – Москва, 2023. – № 42, Т. 1. – 126 с.
3. Устав Евроазиатской региональной ассоциации зоопарков и аквариумов / /
Евроазиатская региональная ассоциация зоопарков и аквариумов «ЕАРАЗА». –
2022. – 20 с.
4. Романов, М.С. Анализ кривых выживания белоплечего орлана. Стареют ли
самцы быстрее самок? / М.С. Романов, В.Б. Мастеров, Л.Я. Курилович //
Russian Journal of Ecosystem Ecology. – 2019. – Том 4 (4). – С 1-13.
5. Ежегодный отчет 2021: Информационно-справочный материал о работе
Московского зоопарка в 2021 г. Справочное издание. – М.: ООО «Типография
Офсетной Печати», 2022. – 364 с.

111
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

6. Нестерчук, С.Л. Семейство осетровых (Acipenseridae) в коллекциях зоопарков


и аквариумов региона ЕАРАЗА / С.Л. Нестерчук, С.В. Буга, В.А. Остапенко //
Проблемы зоокультуры и экологии. – 2021. – Вып. 5. – С. 70-79.
7. Аношин, Р.М. О программе ЕАРАЗА: сохранение кудрявого и розового
пеликанов / Р.М. Аношин // Актуальные проблемы охраны птиц России. – 2023.
– С. 21-26.
8. Аношин, Р.М. Пеликаны Южного Предкавказья: полевые заметки
применительно к выполнению программы ЕАРАЗА: «Сохранение кудрявого и
розового пеликанов» / Р.М. Аношин, П.С. Рожков // Проблемы зоокультуры и
экологии. – 2020. – Вып. 4. – С. 13-31.
9. Нестеренко, О.Н. Вклад Московского зоопарка в охрану редких видов
журавлей / О.Н. Нестеренко, В.А. Остапенко // Проблемы зоокультуры и
экологии. – 2019. – Вып. 3. – С. 78-81.
10. Committing to conservation. The World Zoo and Aquarium conservation strategy /
R. Barongi [et al.]. – Gland: World Association of Zoos and Aquariums (WAZA),
2015. – 62 p.

Annex
EARAZA-SOZAR conservation programs
Name of the
Program Contact details
Coordinator
“Establishment of Shilo V.A; Klimova S.N. shilo_dik@mail.ru
reserve populations of (Municipal Unitary
the Asian spruce grouse Enterprise of Novosibirsk
(Falcipennis “Zoological Park named
falcipennis)” after. R.A. Shilo”, Russia)
“Conservation of Kashentseva T.A. (FSBI tk.ocbc@mail.ru
Eurasian Cranes” "Oka State Natural
Biosphere Reserve",
Russia)
“Conservation of Kurilovich L.Ya. (SAU l.kurilovich@moscowzoo.ru
Steller's sea eagle "Moscow Zoo", Russia)
(Haliaeetus pelagicus)
in the wild and
captivity”
"Determination of bird Nesterenko O.N. (SAU o.nesterenko@moscowzoo.ru
sex by DNA using the "Moscow Zoo", Russia)
polymerase chain

112
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

reaction (PCR)
method"
"Conservation of Anoshin R.M. (SAU r.anoshin@moscowzoo.ru
Dalmatian pelican "Moscow Zoo", Russia)
(Pelecanus crispus)
and Great white pelican
(Pelecanus
onocrotalus)"
"SOZAR program for Galeshchuk M.M (SAU m.galeshchuk@moscowzoo.ru
the establishment and “Moscow Zoo”, Russia)
ex situ conservation of
the polar bear (Ursus
maritimus) population"
“Mountain Ungulates Karpov N.V. (SAU n.karpov@moscowzoo.ru
of Eurasia” "Moscow Zoo", Russia)
"Conservation and Rozhkov P.S. (SAU p.rozhkov@moscowzoo.ru
breeding of the Oriental "Moscow Zoo", Russia)
stork (Ciconia
boyciana)"
"Conservation and Rozhkov P.S. (SAU p.rozhkov@moscowzoo.ru
breeding of the "Moscow Zoo", Russia)
Blakiston's fish owl
(Bubo blakistoni
blakistoni)"
“Conservation of Rozhkov P.S. (SAU p.rozhkov@moscowzoo.ru
Bustard Birds of "Moscow Zoo", Russia)
Eurasia”
“Conservation of bats in Tumasyan F.A. (SAU f.tumasiyn@moscowzoo.ru
Moscow and the "Moscow Zoo", Russia)
Moscow region”
"Amur tiger (Panthera Hlyupin S.A. (SAU s.hlyupin@moscowzoo.ru
tigris altaica) Breeding "Moscow Zoo", Russia)
and Conservation
Program"
“Program for the Solodkov A.A. (SAU a.solodkov@moscowzoo.ru
formation and "Moscow Zoo", Russia)
conservation of the
european bison (Bison
bonasus) population”

113
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

“Study, conservation Morozov M.A. (SAU m.morozov@moscowzoo.ru


and breeding of the "Moscow Zoo", Russia)
Pallas's cat
(Otocolobus manul)”
"Ex situ conservation of Nemtsova T.A. (SAU t.nemtsova@moscowzoo.ru
the Amur leopard "Moscow Zoo", Russia)
(Panthera pardus
orientalis)"
“Program for the Pazhetnov I.S. (SAU i.pazhetnov@moscowzoo.ru
conservation of the "Moscow Zoo", Russia)
Asian black bear
(Ursus thibetanus)
population with
subsequent
reintroduction”
“Program for the Ovchinnikova I.V. (SAU i.ovchinnikova@moscowzoo.ru
formation and "Moscow Zoo", Russia)
conservation of the
muskox (Ovibos
moschatus) ex situ
population”
"Conservation program Demina T.S. (SAU t.demina@moscowzoo.ru
for the yellow-throated "Moscow Zoo", Russia)
marten (Martes
flavigula aterrima)
under the concept of
maintaining sustainable
populations in zoos,
breeding and
exhibiting"
"Program for the Klyshnikov D.I. (SAU d.klyshnikov@moscowzoo.ru
formation and "Moscow Zoo", Russia)
conservation of the
wolverine (Gulo gulo)
population ex situ"
"Study of the steppe rat Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
snake (Elaphe dione)" "Moscow Zoo", Russia)
"Study of biodiversity Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
and color variations of "Moscow Zoo", Russia)

114
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

species of the genus


Dinodon sensu stricto"
"Study of biodiversity Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
of species of the genus "Moscow Zoo", Russia)
Boiga"
"Introduction to Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
zooculture and "Moscow Zoo", Russia)
conservation of rare
species of non-
venomous snakes of the
fauna of Northern
Eurasia"

115
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Bản dịch
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI VƯỜN THÚ VÀ THỦY CUNG KHU
VỰC Á-ÂU (EARAZA)
Kizik A.V., Khlyupin S.A.
a.kizik@moscowzoo.ru
s.hlyupin@moscowzoo.ru
Tóm tắt
Các vườn thú hiện đại đã phát triển từ đàn thú đến các cơ sở nghiên cứu khoa học,
từ nhà tù đến những con tàu tiềm năng. Kiến thức lý thuyết và thực tiễn độc đáo cho
phép các vườn thú nuôi dưỡng và nhân giống thành công hàng nghìn loài động vật, cũng
như tham gia vào các dự án bảo tồn các quần thể loài trong hoang dã.
Không thể hoàn thành sứ mệnh bảo tồn của vườn thú nếu không có sự hợp tác. Vì
mục đích này, các vườn thú đoàn kết thành các hiệp hội. Một tổ chức như vậy là Hiệp
hội Vườn thú và Thủy cung khu vực Á-Âu (EARAZA). Hiệp hội này được thành lập
vào năm 1994 theo sáng kiến của các vườn thú hàng đầu ở Nga, CIS và các nước vùng
Baltic trên cơ sở là Vườn thú Moscow. Hiện tại, EARAZA bao gồm 91 tổ chức từ 18
quốc gia.
Có 25 chương trình bảo tồn và 6 nhóm công tác dưới sự lãnh đạo của EARAZA.
Công việc của các chương trình bảo tồn liên quan đến việc nghiên cứu, bảo tồn và nhân
giống các nhóm loài (Bảo tồn Sếu Á-Âu) hoặc các loài cụ thể (Chương trình nhân giống
và bảo tồn loài hổ Amur (Panthera tigris altaica)). Hoạt động của các nhóm công tác
được thực hiện theo chủng loại loài (Nhóm công tác về chim săn mồi và cú), về các vấn
đề chăn nuôi (Nhóm công tác về các vấn đề thú y trong vườn thú) và các vấn đề liên
quan đến các nhiệm vụ khác của vườn thú (Nhóm công tác về khoa học và công tác giáo
dục).
Lời giới thiệu
Khía cạnh đạo đức của vườn thú ngày càng trở thành chủ đề thảo luận giữa các
chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, cũng như giữa các nhà hoạt động sinh
thái và bảo tồn. Những lời chỉ trích ngày càng tăng đã đặt các vườn thú đứng trước 2 lựa
chọn: hoặc thay đổi, hoặc ở lại quá khứ. Ngày nay, các vườn thú ngày càng hạn chế
mang động vật ra khỏi thiên nhiên và xây dựng bộ sưu tập của họ dựa trên giá trị bảo
tồn, giáo dục và nghiên cứu của từng loài, đồng thời cũng tính đến những thách thức
liên quan đến nhu cầu duy trì phúc trạng động vật.
Nhu cầu sưu tập các loài động vật mới đã góp phần tích lũy kiến thức về chăn nuôi
nhiều loài. Trong thời buổi hiện đại, khi đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng trở
thành điều hiển nhiên thì kinh nghiệm thiết lập và duy trì các quần thể nuôi nhốt đã trở
nên quan trọng đối với việc bảo tồn các loài, cả trong bảo tồn chuyển vị và trong tự
nhiên. Vì vậy, chức năng bảo tồn đã trở thành một trong những chức năng quan trọng
nhất của vườn thú hiện đại. Tuy nhiên, để thực hiện được chức năng này, cần có sự tham

116
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

gia của nhiều vườn thú thống nhất theo mục tiêu và nguyên tắc chung trong các hiệp
hội. Một trong những hiệp hội như vậy là Hiệp hội vườn thú và thủy cung khu vực Á-
Âu (EARAZA).
Về EARAZA
Những thay đổi về chính trị cuối thế kỷ 20 đòi hỏi những người đứng đầu các vườn
thú hàng đầu của Nga, CIS và các nước vùng Baltic phải có những hành động quyết
đoán để nỗ lực đoàn kết và duy trì kết nối kinh doanh. Với mục đích này, Hiệp hội Vườn
thú và Thủy cung khu vực Á-Âu (EARAZA) được thành lập năm 1994 trên cơ sở của
Vườn thú Moscow. Đến nay, EARAZA có 90 tổ chức động vật học từ 19 quốc gia, bao
gồm CIS, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Brazil, Đan Mạch, Cộng hòa Séc,
Pháp, Đức, Israel, Ba Lan, Romania, Slovakia, Thụy Sĩ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Các hoạt động của Hiệp hội bao gồm nhiều nhiệm vụ, từ phát triển nhân viên, tạo
hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu, bảo vệ lợi ích tập thể của các thành viên Hiệp hội
đến phát triển, tài trợ, điều phối các dự án bảo tồn nguyên vị và chuyển vị, cũng như
tương tác với các tổ chức bảo tồn và hiệp hội vườn thú khác ở các cấp khác nhau. Các
hoạt động của EARAZA được thực hiện theo các quyết định của cuộc họp các thành
viên Hiệp hội tại Hội nghị thường niên. Thời gian còn lại việc quản lý Hiệp hội thuộc
về Đoàn chủ tịch. Để hoàn thành các dự án và nhiệm vụ cụ thể, Hiệp Hội đã thành lập
các Ủy ban và Nhóm công tác lâm thời và thường trực tại Hội nghị thường niên.

Các chương trình của EARAZA


Hướng quan trọng nhất của hoạt động EARAZA là hiện thực hóa các dự án bảo
tồn. Vai trò của cơ quan chủ quản trong việc thực hiện các chương trình EARAZA do
Đoàn chủ tịch Hiệp hội thực hiện. Các Ủy ban EARAZA tương ứng được giao để thực
hiện việc kiểm soát trực tiếp các chương trình EARAZA. Điều phối viên chương trình
thực hiện công tác quản lý các quần thể chuyển vị trong các chương trình EARAZA.
Việc bổ nhiệm điều phối viên dựa trên hồ sơ của các vườn thú hoặc nhân viên EARAZA
có liên quan để Ủy ban Chương trình EARAZA phê duyệt, sau đó việc ứng cử của điều
phối viên đó phải được Đoàn chủ tịch phê duyệt. Trách nhiệm của điều phối viên chương
trình tùy thuộc vào loại chương trình (xem bên dưới), nhưng nhìn chung bao gồm các
nhiệm vụ được nêu dưới đây. Điều phối viên thường xuyên đánh giá tình trạng dân số:
phân tích nhân khẩu học, cơ cấu tuổi và giới tính cũng như dữ liệu di truyền. Điều phối
viên còn thu thập và cập nhật thông tin cho sách hướng dẫn chăn nuôi và các chương
trình quản lý quần thể trong vườn thú (SPARKS và Quản lý quần thể (PMx)).
Hàng năm, điều phối viên chuẩn bị báo cáo về các hoạt động của chương trình và
chuẩn bị các khuyến nghị cho người nuôi thú trong năm tiếp theo để gửi đến những
người tham gia chương trình. Điều phối viên cũng đưa ra các khuyến nghị về việc vận
chuyển động vật dựa trên đánh giá về điều kiện tại vườn thú chủ nhà và thông tin với
các chuyên gia của vườn thú. Các thắc mắc về việc vận chuyển động vật, cũng như các

117
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

vấn đề quan trọng khác trong công việc của chương trình, cũng không thể được giải
quyết nếu không có kết luận của ủy ban bao gồm các chuyên gia về các loài từ các vườn
thú khác nhau. Ủy ban cũng có thể có một nhóm làm việc gồm các bác sĩ thú y, các nhà
nghiên cứu khoa học và chuyên gia từ các lĩnh vực khác.
Đặc biệt quan trọng là các chương trình dành cho các loài thuộc vùng Palaearctic
(danh sách đầy đủ các chương trình được đưa ra trong Phụ lục). Một số chương trình
bao gồm bảo tồn các loài quý hiếm riêng lẻ (ví dụ: chương trình “Thiết lập quần thể dự
trữ của loài Gà gô vân sam châu Á (Falcipennis falcipennis)”, “Nghiên cứu, bảo tồn và
nhân giống Mèo Pallas (Otocolobus manul)”). Một trong những chương trình đó còn có
chương trình “Bảo tồn đại bàng biển Steller (Haliaeetus pelagicus) ngoài tự nhiên và
nuôi nhốt”.
Việc thành lập một quần thể nuôi nhốt Đại bàng biển Steller Haliaeetus pelagicus
(Pallas, 1811) được các chuyên gia từ Đại học bang Lomonosov Moscow (MSU) khởi
xướng vào những năm 1980. Đến cuối năm 2017, 333 cá thể được lưu giữ tại hơn 90
Viện nghiên cứu động vật trên toàn thế giới. Vào cuối năm 2021, 29% tổng quần thể
Đại bàng biển Steller được nuôi nhốt trong các vườn thú thành viên của EARAZA.
Chương trình này bao gồm cả quản lý quần thể chuyển vị và nghiên cứu loài (giám sát
quần thể hoang dã và nghiên cứu di truyền). Sự kết hợp giữa nguyên vị và chuyển vị là
cần thiết cho giai đoạn tiếp theo của chương trình – giai đoạn củng cố quần thể hoang
dã.
Các chương trình khác bao gồm các nhóm loài được hình thành trên cơ sở phân bố
sinh học (ví dụ: chương trình “Thú móng guốc núi Á-Âu”) hoặc có sự gần gũi về mặt
phân loại (ví dụ: các chương trình “Bảo tồn Sếu Á-Âu”, “Bảo tồn các loài chim Ô tác ở
Á-Âu”). Vì vậy, năm 2010, chương trình “Bảo tồn loài Cá tầm quý hiếm nhất Á-Âu” đã
được thành lập, bao gồm các biện pháp bảo tồn 10 loài cá trong điều kiện nuôi nhốt: Cá
tầm Siberia Acipenser baerii Brandt, 1869; Cá tầm Nga Acipenser gueldenstaedtii
Brandt & Ratzeburg, 1833; Cá tầm nhỏ Acipenser ruthenus Linnaeus, 1758; Cá tầm sao
Acipenser stellatus Pallas, 1771; Cá tầm Beluga Huso huso (Linnaeus, 1758); Cá tầm
Bester (giống lai) Huso huso x Acipenser rutheus; Cá tầm khốn Acipenser nudiventris
Lovetsky, 1828; Cá tầm Amur Acipenser schrenckii Brandt, 1869; kaluga Huso dauricus
(Georgi, 1775); Cá tầm Amu Darya Pseudoscaphirhynchus kaufmanni (Kessler, 1877).
Chương trình cung cấp những nghiên cứu thực nghiệm cần thiết cho việc xây dựng thành
công các nhóm cá dự trữ và đàn cá bố mẹ trong các vườn thú và trang trại nuôi cá.
Ngoài ra, các chương trình khác nhau về nhiệm vụ và quy mô, dựa trên các tham
số này, tất cả các chương trình có thể được chia thành 4 loại. Tuy nhiên, việc phân chia
này có điều kiện vì các chương trình thuộc các loại khác nhau có thể bổ sung cho nhau.
Các chương trình loại I bao gồm các chương trình EARAZA để quản lý các quần thể
nuôi nhốt của các loài sẽ nguy cấp hoặc nguy cấp ở các mức độ cao, trong trường hợp
các chương trình đó được tích hợp vào các chương trình của các hiệp hội vườn thú khác,
đặc biệt khi các cá thể được sử dụng để tái thả hoặc củng cố các quần thể hoang dã.

118
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ví dụ: "Chương trình nhân giống và bảo tồn hổ Amur (Panthera tigris altaica)" là
một dự án quốc tế được tích hợp vào Kế hoạch quản lý loài toàn cầu WAZA và chương
trình nhân giống các loài nuôi nhốt ở châu Âu dành cho hổ Amur Panthera tigris subsp.
altaica Temminck, 1844 (Chương trình bảo tồn chuyển vị hổ Amur EEP hoặc EAZA).
Theo dữ liệu mới nhất, có 45 cá thể (19 đực, 26 cái) ở 23 vườn thú thành viên EARAZA.
Năm 2023, 7 cặp động vật đã được lựa chọn và đề xuất nhân giống dựa trên kết quả
nghiên cứu di truyền. Việc quản lý hợp lý quần thể chuyển vị mở ra cơ hội cho các dự
án tái thả trong tương lai và củng cố quần thể bảo tồn nguyên vị.
Loại II bao gồm các chương trình quản lý quần thể chuyển vị độc lập của
EARAZA, đặc biệt là những chương trình có tầm quan trọng lớn đối với việc bảo tồn
các loài trong khu vực hoặc tại các quốc gia thành viên EARAZA. Các dự án như vậy
bao gồm chương trình “Bảo tồn Bồ nông Dalmatian (Pelecanus crispus) và Bồ nông
trắng lớn (Pelecanus onocrotalus)”, được phê duyệt vào năm 2020.
Là một phần của chương trình, chúng tôi đang tạo ra một khu bảo tồn hai loài Bồ
nông này trên cơ sở của Trung tâm Sinh sản các loài động vật quý hiếm của Vườn thú
Moscow. Although the pelican Pelecanus crispus Bruch, 1832 and the great Mặc dù Bồ
nông Dalmatian Pelecanus crispus Bruch, 1832 và Bồ nông trắng lớn Pelecanus
onocrotalus Linnaeus, 1758 đã được nuôi ở vườn thú hơn một thế kỷ, nhưng những loài
này chỉ bắt đầu sinh sản khoảng 10 năm trước: bồ nông Dalmatian năm 2012, bồ nông
trắng lớn vào năm 2013. Tổng cộng có 30 con bồ nông trắng lớn và 12 con bồ nông
Dalmatian đã được nở trong Vườn thú Moscow. Tính đến tháng 12 năm 2022, có 12 con
bồ nông đốm và 6 con bồ nông trắng lớn tham gia chương trình.
Loại III bao gồm các chương trình nhằm phát triển các kỹ thuật chăn nuôi tối ưu
để thiết lập và/hoặc duy trì quần thể chuyển vị có năng suất cao, nghiên cứu hoặc giám
sát tình trạng của các quần thể nguyên vị hoặc nghiên cứu khoa học liên quan trực tiếp
đến việc bảo tồn loài. Các chương trình loại này không bao gồm quản lý quần thể chuyển
vị như các chương trình Loại I và II, nhưng có thể hỗ trợ cho chúng.
Ví dụ, chương trình "Bảo tồn bồ nông Dalmatian (Pelecanus crispus) và Bồ nông
trắng lớn (Pelecanus onocrotalus)" có định hướng bảo tồn nguyên vị, trong khuôn khổ
các đặc điểm về làm tổ và tổ chức bên trong của các đàn, động lực của hoạt động hàng
ngày, cùng loài và các hình thức hành vi khác nhau, chu kỳ cho con non ăn, thành phần
và khối lượng thức ăn được nghiên cứu. Người ta dự định sử dụng thông tin thu được
để cải thiện phương pháp nuôi và nhân giống Bồ nông trong điều kiện nuôi nhốt. Ngoài
ra, bản thân dữ liệu giám sát cũng đóng một vai trò trong việc bảo tồn bồ nông.
Việc hình thành cặp đôi đúng (phù hợp) là rất quan trọng đối với các chương trình
quản lý quần thể chuyển vị và những khó khăn trong việc xác định giới tính của một số
loài chim khiến nhiệm vụ này trở nên phức tạp. Vì lý do này, chương trình “Xác định
giới tính chim bằng phương pháp PCR (phương pháp phản ứng chuỗi polymerase của
DNA)” đã được ra đời. Từ năm 2001, phòng thí nghiệm của Vườn thú Moscow đã nỗ

119
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

lực xác định giới tính của các loài chim khác nhau (Đại bàng biển Steller, Cú cá
Blakiston Bubo blakistoni Seebohm, 1884; sếu Siberia Grus leucogeranus Pallas, 1773;
Sếu đầu đỏ Grus japonensis ( Statius Muller, 1776); Sếu gáy trắng Grus vipio Pallas,
1811; Sếu Grus grus (Linnaeus, 1758 và cộng sự) (loài Sếu thường gặp) sử dụng vật
liệu thu được từ các cá thể từ khu bảo tồn thiên nhiên và vườn thú.
Ngoài ra, còn có các chương trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của sinh
học các loài, trong đó đại diện là các đối tượng thú vị cho nghiên cứu về hồ cạn (ví dụ:
chương trình "Nghiên cứu về loài rắn chuột thảo nguyên (Elaphe dione)", " Nghiên cứu
đa dạng sinh học và sự biến đổi màu sắc nghiêm ngặt của các loài thuộc chi Dinodon”,
“Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài thuộc chi Boiga”).
Các chương trình loại IV bao gồm việc duy trì sổ cái ở cấp độ EARAZA. Sổ cái
ngoài các chương trình Loại I và II tồn tại đối với nhiều loài trong vườn thú, nó còn là
cơ sở dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép cặp động vật tối ưu và cũng có thể
làm cơ sở cho các chương trình Loại II trong tương lai.
Kết luận
Trong gần 30 năm tồn tại, Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung Khu vực Á-Âu
(EARAZA) đã thực hiện rất nhiều công việc cả trong lĩnh vực quản lý và bảo tồn vườn
thú. Hơn nữa, EARAZA đã không ngừng phát triển và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của
mình, tạo ra những kết nối mới và củng cố những kết nối cũ, cải thiện các tiêu chuẩn
nuôi dưỡng động vật cũng như xây dựng và phát triển các chương trình bảo tồn. Vì vậy,
ví dụ: “Chương trình hình thành và bảo tồn quần thể Bò rừng châu Âu (Bison bonasus)”,
“Chương trình bảo tồn quần thể Gấu đen châu Á (Ursus thibetanus) và công tác tái thả”,
“Chương trình hình thành và bảo tồn chuyển vị quần thể wolverine (Gulo gulo)" đã được
thiết lập gần đây.
Ngày nay, tầm quan trọng của các chương trình bảo tồn chuyển vị lớn hơn bao giờ
hết. Nhu cầu thành lập quần thể dự trữ của nhiều loài chỉ là một trong những nguyên
nhân. Thực tiễn lâu dài về quản lý quần thể chuyển vị là kinh nghiệm quản lý các siêu
quần thể nhỏ, có thể đóng góp vô giá cho việc bảo tồn các loài bị phân mảnh trong tự
nhiên.
Tuy nhiên, nếu không nỗ lực tham gia và hình thành một mạng lưới trao đổi thống
nhất về động vật, kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự và các nguồn lực khác thì việc thực hiện
hiệu quả các chương trình bảo tồn là không thể, và do đó việc phát triển hơn nữa các
vườn thú cũng không thể thực hiện được. Suy cho cùng, các vườn thú hiện đại phải đối
mặt với một nhiệm vụ nghiêm túc – trở thành tổ chức khoa học và bảo tồn chính thức
trong mắt công chúng.
“Nếu thành công, các vườn thú và thủy cung sẽ được xếp vào nhóm những lực
lượng bảo tồn quan trọng nhất trên hành tinh; một đường dẫn mà qua đó du khách và xã
hội có thể giúp cứu các loài. Quan trọng hơn, sự tiến bộ có ý nghĩa sẽ được thực hiện
hướng tới tầm nhìn tất cả các loài phát triển mạnh trong hệ sinh thái lành mạnh.”

120
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

References
11. Bản bằng tiếng Nga: Quy định tham gia chương trình bảo tồn loài EARAZA (EAP)/
Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung khu vực Á – Âu. – 2023. – 12 trang.
12. Bản bằng tiếng Nga: Thu thập thông tin về vườn thú – thủy cung/ ed. S.V. Akulova
và những người khác - Moscow, 2023. – Số 42, Т. 1. – 126 trang.
13. Bản bằng tiếng Nga: Điều lệ của Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung khu vực Á – Âu/
Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung khu vực Á – Âu EARAZA – 2022. – 20 trang.
14. Bản bằng tiếng Nga: Romanov, MS Phân tích đường cong sinh tồn của Đại bàng
biển Steller. Con trống có nhanh già hơn con mái không? / BỆNH ĐA XƠ CỨNG.
Romanov, V.B. Masterov, L.Ya. Kurilovich// Russian Journal of Ecosystem Ecology.
– 2019. – Том 4 (4). – С 1-13.
15. Bản bằng tiếng Nga: EARAZA Báo cáo thường niên 2021: Thông tin và tài liệu tham
khảo về công việc của Vườn thú Moscow năm 2021, 2022. – 364 trang.
16. Bản bằng tiếng Nga: Nesterchuk, S.L. Họ cá Tầm (Acipenseridae) trong bộ sưu tập
của các vườn thú và thủy cung ở vùng EARAZA / S.L. Nesterchuk, S.V. Buga, V.A.
Ostapenko// Проблемы зоокультуры и экологии. – 2021. – Вып. 5. – С. 70-79.
17. Bản bằng tiếng Nga: Anoshin, R.M. Giới thiệu về chương trình EARAZA: bảo tồn
chó đốm và bồ nông hồng/ Р.М. Аношин // Актуальные проблемы охраны птиц
России. – 2023. – С. 21-26.
18. Bản bằng tiếng Nga: Anoshin, R.M. Bồ nông của Nam Ciscaucasia: ghi chú thực địa
liên quan đến việc thực hiện chương trình EARAZA: “Bảo tồn chó đốm và bồ nông
hồng”/ Р.М. Аношин, П.С. Рожков // Проблемы зоокультуры и экологии. –
2020. – Вып. 4. – С. 13-31.
19. Bản bằng tiếng Nga: Nesterenko, O.N. Sự đóng góp của Vườn thú Moscow trong
việc bảo vệ các loài Sếu quý hiếm / O.N. Nesterenko, В.А. Остапенко //
Проблемы зоокультуры и экологии. – 2019. – Вып. 3. – С. 78-81.
20. Cam kết bảo tồn. Chiến lược bảo tồn vườn thú và thủy cung thế giới/ R. Barongi và
các cộng sự – Tuyến: Hiệp hội vườn thú và thủy cung thế giới (WAZA), 2015. – 62
trang.

Phụ lục
Các chương trình bảo tồn EARAZA-SOZAR
Chương trình Tên của điều phối viên Chi tiết liên hệ
“Thiết lập các quần thể dự trữ của Shilo V.A; Klimova S.N. shilo_dik@mail.ru
loài Gà gô vân sam châu Á (Municipal Unitary
(Falcipennis falcipennis)” Enterprise of Novosibirsk
“Zoological Park named
after. R.A. Shilo”, Russia)

121
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

“Bảo tồn loài Sếu Á – Âu” Kashentseva T.A. (FSBI tk.ocbc@mail.ru


"Oka State Natural
Biosphere Reserve",
Russia)
“Bảo tồn loài đại bàng biển Steller Kurilovich L.Ya. (SAU l.kurilovich@moscowzo
(Haliaeetus pelagicus) trong hoang "Moscow Zoo", Russia) o.ru
dã và nuôi nhốt”
"Xác định giới tính chim bằng Nesterenko O.N. (SAU o.nesterenko@moscowz
phương pháp PCR (phương pháp "Moscow Zoo", Russia) oo.ru
phản ứng chuỗi polymerase của
DNA)"
"Bảo tồn loài Bồ nông Dalmatian Anoshin R.M. (SAU r.anoshin@moscowzoo.
(Pelecanus crispus) Bồ nông trắng "Moscow Zoo", Russia) ru
lớn (Pelecanus onocrotalus)"
"Chương trình SOZAR thiết lập và Galeshchuk M.M (SAU m.galeshchuk@moscow
bảo tồn chuyển vị quần thể gấu bắc “Moscow Zoo”, Russia) zoo.ru
cực (Ursus maritimus)"
“Thú móng guốc ở vùng núi Á - Âu” Karpov N.V. (SAU n.karpov@moscowzoo.r
"Moscow Zoo", Russia) u
"Bảo tồn và nhân giống loài Hạc Rozhkov P.S. (SAU p.rozhkov@moscowzoo
trắng Á Đông (Ciconia boyciana)" "Moscow Zoo", Russia) .ru

" Bảo tồn và nhân giống loài Cú cá Rozhkov P.S. (SAU p.rozhkov@moscowzoo
Blakiston (Bubo blakistoni "Moscow Zoo", Russia) .ru
blakistoni)"
“Bảo tồn loài chim Bustard của Á - Rozhkov P.S. (SAU p.rozhkov@moscowzoo
Âu” "Moscow Zoo", Russia) .ru
“Bảo tồn loài Dơi ở Moscow và các Tumasyan F.A. (SAU f.tumasiyn@moscowzo
loài Dơi bản địa của Moscow” "Moscow Zoo", Russia) o.ru
"Chương trình Nhân giống và Bảo Hlyupin S.A. (SAU s.hlyupin@moscowzoo.r
tồn Hổ Amur (Panthera tigris "Moscow Zoo", Russia) u
altaica)"
“Chương trình hình thành và bảo tồn Solodkov A.A. (SAU a.solodkov@moscowzo
quần thể Bò rừng châu Âu "Moscow Zoo", Russia) o.ru
(Bison bonasus)”
“Nghiên cứu, Bảo tồn và nhân giống Morozov M.A. (SAU m.morozov@moscowzo
loài Mèo Pallas (Otocolobus manul)” "Moscow Zoo", Russia) o.ru
"Bảo tồn chuyển vị loài báo Amur Nemtsova T.A. (SAU t.nemtsova@moscowzo
(Panthera pardus orientalis)" "Moscow Zoo", Russia) o.ru

122
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

“Chương trình Bảo tồn quần thể Gấu Pazhetnov I.S. (SAU i.pazhetnov@moscowzo
ngựa (Ursus thibetanus) và công tác "Moscow Zoo", Russia) o.ru
tái thả”
“Chương trình hình thành và bảo tồn Ovchinnikova I.V. (SAU i.ovchinnikova@mosco
chuyển vị quần thể Bò xạ hương "Moscow Zoo", Russia) wzoo.ru
(Ovibos moschatus)”
" Chương trình bảo tồn loài chồn Demina T.S. (SAU t.demina@moscowzoo.r
họng vàng (Martes flavigula "Moscow Zoo", Russia) u
aterrima) với mục tiêu duy trì quần
thể bền vững trong vườn thú, nhân
giống và trưng bày"
" Chương trình hình thành và bảo tồn Klyshnikov D.I. (SAU d.klyshnikov@moscowz
chuyển vị quần thể wolverine (Gulo "Moscow Zoo", Russia) oo.ru
gulo)"
"Nghiên cứu về loài Rắn chuột Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
Steppe (Elaphe dione)" "Moscow Zoo", Russia)
" Nghiên cứu đa dạng sinh học và sự Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
biến đổi màu sắc nghiêm ngặt của "Moscow Zoo", Russia)
các loài thuộc chi Dinodon"
" Nghiên cứu đa dạng sinh học các Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
loài thuộc chi Boiga " "Moscow Zoo", Russia)
" Giới thiệu về văn hóa vườn thú và Ryabov S.A. (SAU s.rybov@moscowzoo.ru
bảo tồn các loài rắn không độc quý "Moscow Zoo", Russia)
hiếm thuộc hệ động vật Bắc Á-Âu”

123
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC NHÂN NUÔI BƯỚM


TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
ThS. Nguyễn Thị Bé Ba, Xí nghiệp Thực vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn
1. Lịch sử hình thành
1.1. Giới thiệu
Trong thế giới các loài côn trùng, bướm là một trong những loài có màu sắc, hình
dáng đẹp và gần gũi với con người. Nhiều loài bướm đẹp, có giá trị thương mại cao bị
săn bắt nhiều, môi trường sống bị thu hẹp trong đó phải kể đến họ bướm Phượng
(Papilionidae). Theo IUCN, gần 14% tổng số loài trong họ này (78 loài) bị đe dọa hoặc
quần thể loài bị suy giảm. Trong số 46 loài cần được bảo vệ (theo danh sách phụ lục I,II
của CITES), Việt Nam có 4 loài: Teinopalpus aureus, Teinopalpus imperialis, Troides
helena, Troides aeacus (Viện Khoa Học Công Nghệ, 2011, Các loài bướm quý ở Việt
Nam).
Vườn bướm tại Thảo Cầm Viên được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2008
- 2009. Ban đầu vườn được tái sử dụng từ công trình biểu diễn chim trước đó đã ngừng
hoạt động vì nhiều lý do.
Ban lãnh đạo Thảo Cầm Viên cùng các anh chị em cán bộ kỹ thuật đã tìm tòi,
nghiên cứu về việc thành lập một vườn bướm cho Thảo Cầm Viên sau những chuyến
tham quan học tập ở các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam thời điểm ấy chưa có
vườn bướm nào nên việc học hỏi kỹ thuật trưng bày và nhân nuôi gặp nhiều khó khăn
và vì thế giai đoạn đầu, trưng bày vườn bướm chưa có công tác nhân nuôi.
Đối với bướm, việc nhân nuôi phụ thuộc vào vấn đề cây chủ nên khi chọn lựa
loài bướm để nuôi cần quan tâm đến việc trồng được cây chủ. Và tiến hành trồng vườn
cây chủ cả trong và ngoài vườn trưng bày với mục đích cung cấp nơi để bướm sinh sản
và cung cấp nguồn lá nuôi sâu.
Công tác nhân nuôi được tiến hành khi đã xác định được những loài bướm cùng
cây chủ của chúng. Khởi đầu vườn nhân nuôi chủ yếu nhóm bướm Phượng: Phượng
vàng chanh, bướm phượng chanh (đen), với cây chủ họ cam chanh (Rutaceae), bướm
giáp đuôi cụt cánh xanh (Graphium agamemnon agamemnon) với cây chủ là cây hoàng
nam.
Từ năm 2020 đến nay vườn đã chủ động hơn trong công tác nhân nuôi, trưng bày
phục vụ khách tham quan và nhu cầu học tập của học sinh về bướm. Số loài bướm nhân
nuôi tăng lên đến gần 10 loài.
1.2. Mục đích hoạt động:
Vườn bướm tại Thảo Cầm Viên được hình thành với nhiều mục đích:
- Tăng loại hình trưng bày phục vụ khách tham quan
- Nghiên cứu khoa học
- Phục vụ tham quan học tập của học sinh, sinh viên
- Việc nhân giống góp phần bảo tồn loài. Loài bướm phượng cánh chim là một
trong số những loài hiếm trong tự nhiên.

124
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2. Sự phát triển loài bướm nhân nuôi


2.1. Theo dòng thời gian
- 2009 - 2016: Chủ yếu nhân nuôi các loài bướm phượng, bướm giáp đuôi cụt
trên cây hoàng nam, bướm quạ trên cây sung, thỉnh thoảng nuôi được loài giáp cánh ren
vạch trắng nhưng chưa thường xuyên do không có nguồn thức ăn sâu bướm ổn định.
- 2017: bổ sung vào công tác nhân nuôi loài giáp cánh ren vạch trắng (Cethosia
cyane)
- 2020: Bổ sung thêm vào công tác nhân nuôi loài giáp vằn cánh cụp (Parthenos
sylvia)
- 2022 đến nay: Bổ sung thêm vào công tác nhân nuôi 2 loài: bướm phượng hồng
(Pachliopta aristolochiae ) và bướm phượng cánh chim (Troides aeacus)
2.2. Các loài bướm được phát triển nhân nuôi tại Thảo Cầm Viên
2.2.1. Loài giáp vằn cánh cụp (Parthenos sylvia)
Họ bướm giáp: Nymphalidae
Cây chủ: Lục lạc gió (Zanonia indica L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbiaceae)
- Thức ăn bướm: dịch trái cây chín và mật hoa
- Hiện nay thức ăn cho giai đoạn sâu bướm loài này hoàn toàn chủ động tại
Thảo Cầm Viên với các giàn cây lục lạc gió được trồng chăm sóc bên cạnh
vườn bướm và dọc rào kênh Thị Nghè. Bướm xuất hiện hầu như quanh năm.

Hình 2.1: Parthenos sylvia được nhân nuôi tại Thảo Cầm Viên

125
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.2: Vòng đời loài bướm giáp vằn cánh cụp (Parthenos sylvia)
2.2.2 Bướm giáp cánh ren vạch trắng (Cethosia cyane)
- Họ bướm giáp_Nymphalidae
- Cây chủ: Chùm bao (nhãn lồng)
- Thức ăn bướm: mật hoa

Hình 2.3: Bướm giáp cánh ren vạch trắng (Cethosia cyane) (Nguồn: Internet)

126
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2.2.3 Bướm phượng đốm vàng (Papilio demoleus)


- Họ: Papilionidae (Họ bướm phượng)
- Cây chủ: cam, chanh, bưởi, quýt, cà ri,... (cây họ Rutaceae)
- Thức ăn bướm: mật hoa

Hình 2.4: Bướm phượng đốm vàng Papilio demoleus (Nguồn: Internet)

Hình 2.5: Giai đoạn trứng, sâu, kén trong vòng đời bướm phượng đốm vàng
Papilio demoleus
2.2.4 Bướm phượng chanh (đen) (Papilio polytes)
- Họ: Papilionidae (Họ bướm phượng)
- Cây chủ: cam, chanh, bưởi, cà ri, quýt

127
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Thức ăn bướm: mật hoa

Hình 2.6: Bướm phượng chanh (đen) Papilio polytes (Nguồn: Internet)

Hình 2.7: Giai đoạn trứng, sâu, kén trong vòng đời bướm phượng chanh (đen)
Papilio polytes

2.2.5 Bướm xanh đuôi cụt (Graphium Agamemnon Agamemnon)


- Họ Papilionidae (Bướm phượng)
- Cây chủ: Hoàng nam
- Thức ăn bướm: mật hoa

128
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.8: Các giai đoạn trong vòng đời của bướm xanh đuôi cụt (Graphium
Agamemnon Agamemnon)
2.2.6 Bướm giáp đen thường bốn đốm (Hypolimnas bolina)
- Họ: Nymphalidae (Họ bướm giáp)
- Cây chủ: Biến hoa sông Hằng (Asystasia gangetica)
- Thức ăn bướm: mật hoa

Hình 2.9: Các giai đoạn trong vòng đời của bướm giáp đen thường bốn đốm
(Hypolimnas bolina) (Nguồn: Internet)

129
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2.2.7 Bướm quạ chót cánh bạc (Euploea core)


- Họ Nymphalidae (Họ bướm giáp)
- Cây chủ: cây da sung
- Thức ăn bướm: mật hoa

Hình 2.10: Các giai đoạn trong vòng đời của bướm quạ chót cánh bạc
(Euploea core) (Nguồn: Internet)

2.2.8 Bướm phượng cánh chim (Troides aeacus)


- Họ: Papilionidae (Bướm phượng)
- Cây chủ: Dây sơn địch (Aristolochia tagala Cham)
- Thức ăn bướm: mật hoa

130
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.11: Vòng đời của bướm phượng cánh chim (Troides aeacus)

2.2.9 Bướm phượng thân hồng (Pachliopta aristolochiae)


- Họ: Papilionidae (Bướm phượng)
- Cây chủ: Dây sơn địch (Aristolochia tagala Cham)
- Thức ăn bướm: mật hoa

Hình 2.12: Vòng đời của bướm phượng thân hồng (Pachliopta aristolochiae)

II. THIÊN ĐỊCH


Thiên địch của bướm là nhóm sinh vật giúp khống chế số lượng bướm trong tự
nhiên để không một quần thể bướm vượt khỏi tầm kiểm soát gây cạn kiệt nguồn thức
ăn. Trong vòng đời của bướm, chúng bị ăn bởi các giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn bướm trưởng thành ngoài tự nhiên có thể bị giết bởi một số loài động
vật có xương như chim, bò sát, vướng vào mạng nhện,... trong lúc hút mật hoa, hút
khoáng, phơi nắng, khi đang phơi cánh lúc mới ra khỏi kén. Giai đoạn trứng, kén cũng
bị sụt giảm do ong ký sinh, nấm bệnh,... Trong đó, chim là loài tác động đáng kể đến
quần thể bướm. Chúng ăn các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của bướm. Một số
loài bò sát như rắn, thằn lằn thì ăn chủ yếu là thân bướm và đôi cánh thường bị bỏ lại.
Chó, mèo là loài chuyên rượt đuổi theo bướm nhưng quan sát thấy chỉ có mèo là ăn
bướm và không bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại mà bướm tiêu thụ ở giai đoạn phát
triển. Trong những năm gần đây thì con người cũng là yếu tố tác động làm thay đổi môi
trường sống, biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp và sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan
và việc bắt, buôn bán làm suy giảm số lượng bướm trong tự nhiên.
Tại Thảo Cầm Viên trong những năm vừa qua, để giảm thiểu tác động của các
loài thiên địch xuất hiện nhiều trong vườn như thằn lằn và ong ký sinh,... Nên công tác
theo dõi và thu trứng sau khi bướm đẻ, đã áp dụng trên các loài bướm phượng chanh,
bướm phượng đốm vàng chanh,... để tránh sự tấn công của ong ký sinh, điều kiện thời
tiết,... Hầu hết, những loài còn lại ưu tiên thu sâu non để tránh sự săn mồi của thiên địch

131
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

ẩn trốn trong vườn. Song song đó là việc thường xuyên kiểm tra lưới, dọn dẹp bụi rậm,
vệ sinh đường trong vườn để kịp thời ngăn chặn các loài thiên địch tấn công.
Bên trong các lồng nuôi sâu mặc dù không chịu tác động bởi các loài động vật
săn mồi. Nhưng nơi đây tiềm ẩn các tác nhân gây hại cho ấu trùng như các loài nấm mốc
bám trên thành phòng nuôi hoặc lá cây chủ mang từ ngoài vào.

III. KIẾN NGHỊ


- Việc lập vườn cây chủ vệ tinh và thực hiện công tác nhân nuôi ban đầu tại đây là
hết sức cần thiết.
- Từng bước cải tạo điều kiện chăm sóc bướm trưởng thành: độ ẩm, thức ăn, cây
chủ sinh sản.
- Tiếp tục duy trì công tác nghiên cứu nhân nuôi loài bướm mới nhằm đa dạng hơn
chủng loại bướm trưng bày.
- Tiếp tục theo dõi ghi nhận sản lượng bướm nhân nuôi và lượng thức ăn cần thiết
để chủ động nguồn lá cho sâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anonymous, 2019. Seasonal abundance of Parthenos sylvia cyaneus Moore, 1877.
In Jayasinghe, H., S. Rajapakshe & C. de Alwis (eds.). The story of Sri Lankan
Butterflies, v. 2.0. Butterfly Conservation Society of Sri Lanka.
2. Bùi Hữu Mạnh, 2007. Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm Việt Nam. Nhà
xuất bản Văn Hóa Thông Tin.
3. Http://www.Learnaboutbutterflies.Com
4. Http://www.slbutterflies.lk
5. Lê Hải Sơn, 2018. Luận án tiến sĩ sinh thái học: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái đến biến động khu hệ bướm ngày (Lepidoptera : Rhopalocera) tại
Vườn Quốc gia Bidoup_Núi Bà”. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
6. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, tập 2.

132
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

160 NĂM - CÔNG TÁC CHĂM SÓC, NHÂN GIỐNG VÀ BẢO TỒN THỰC
VẬT TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
KS. Trần Thị Thúy Hằng và ThS. Lê Thị Kim Sanh, Xí nghiệp Thực vật, Thảo Cầm
Viên Sài Gòn

I. HỆ THỰC VẬT TẠI THẢO CẦM VIÊN:


Nếu bạn là người yêu thiên nhiên thì chắc rằng, ít nhất một lần bạn cũng đã đến
với Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của biết bao thế hệ. Sự
hiện diện thanh âm của các loài động vật như lời kêu gọi chúng ta tiến vào vùng đất của
muôn loài. Tuy nhiên, dưỡng khí để nuôi vùng đất ấy là những hàng cây, thảm cỏ đã âm
thầm ôm lấy và vun vén cho nơi đây trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách
tham quan. Trải qua 160 năm kể từ ngày được thành lập, Thảo Cầm Viên đã có bộ sưu
tập thực vật đa dạng, phong phú và có giá trị. Bên cạnh nhiều loài đại thụ như Sọ Khỉ,
Giáng hương, Sống rắn, Me tây, ... sừng sững đứng đó vươn thân mình che chắn gió
mưa thì những bãi cỏ xanh, các loài hoa kiểng, bonsai, ... cũng góp phần tạo nên điểm
nhấn riêng, thu hút ánh mắt ngạc nhiên và sự bàn tán của nhiều du khách đến thăm.
1. Thảm thực vật dưới tán:
Để tạo không gian mới mẻ mà không làm người thưởng thức nhàm chán, cảnh
quan nên có sự đa dạng về chủng loại cây, phong phú về hình dáng, cấu trúc sắp xếp
thực vật, .... Tuy nhiên, để thuận lợi trong mục đích quản lý, sử dụng kết hợp với phối
cảnh trưng bày mà thảm thực vật dưới tán được chia thành các nhóm cơ bản sau:
1.1. Nhóm thực vật hoa - kiểng - bonsai:
Nhu cầu thị hiếu về chủng loại hoa kiểng luôn là vấn đề tất yếu của sự phát triển
cảnh quan. Với điều kiện nhiệt đới gió mùa, 2 mùa mưa nắng ở miền Nam, tại Thảo
Cầm Viên các vị trí trảng và nắng là nơi rất thích hợp để bố trí các bộ sưu tập hoa kiểng
đặc trưng của vùng nhiệt đới. Đây là nhóm thực vật được sưu tầm, nhân giống và trưng
bày có chủ đích để phục vụ khách tham quan. Đặc biệt, các loài thực vật cho hoa thường
được tập trung ở các khu vực gần cổng và các trục đường lớn trong khuôn viên. Chúng
là nhóm thực vật có sự thay đổi loài được trồng liên tục, theo định kỳ để đảm bảo mỹ
quan. Số lượng hoa được trưng bày nhiều và rực rỡ nhất là vào các dịp lễ Tết trong năm.
Do đó, các loài thực vật được chọn gieo trồng hầu như là nhóm cây có thể ra hoa khi
đến độ tuổi sinh lý mà không bị hạn chế bởi điều kiện thời tiết. Với khách tham quan
đến Thảo Cầm Viên thì những nơi phối cảnh nhiều hoa là địa điểm thu hút để chụp hình
lưu niệm. Vì vậy, các cây hoa đều phải ở trạng thái nụ hoa gần nở hoặc mới nở (Bảng
1.1).
Sự hiện diện của nhóm cây tiểu mộc đa niên và một số loài Lan cần ít ánh sáng
cho ra hoa định kỳ, góp phần che lắp các khoảng đất trống trong khuôn viên, tạo nên các
tầng cây khác nhau trong tiểu cảnh và duy trì được sự ổn định của tầng thực vật dưới
tán (Bảng 1.2).
Cạnh nhóm thực vật cho hoa thì nhóm các loài kiểng lá khá phổ biến trong trưng

133
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

bày cảnh quan. Phần lớn, đây là các loài kiểng mà lá có nhiều màu sắc và hình dạng
khác nhau. Một số loài cây có khả năng chịu bóng tốt được bố trí ở khu vực có lưới che
để hạn chế nắng nóng. Điểm mạnh của nhóm cây này là có chu kỳ sống đa niên, thời
gian trưng bày của chúng khá dài nếu được quan tâm chăm sóc tốt (Bảng 1.3).
Ở thực vật không chỉ có hoa và lá mới tạo nên sức hút mà kiểu dáng của thân cây
còn là mối quan tâm không nhỏ của người xem. Đặc biệt có nhiều loài thực vật thân gỗ
lâu năm đã được tạo nhiều dáng thân độc đáo. Ví dụ như Khế, Mai chiếu thủy, Lộc vừng,
Da si, Tùng la hán,.... Chúng đòi hỏi người chăm cần phải theo dõi thường xuyên cắt tỉa
uốn nắn, phòng chống sâu bệnh kịp thời. Để thuận lợi trong công tác này mà hầu hết các
loài bonsai tại Thảo Cầm Viên, được tập trung tại một khu vực riêng mà khách tham
quan cũng dễ dàng tiếp cận hoặc một số loài cây được tạo hình dáng động vật bố trí tại
các đại cảnh trong khuôn viên (Bảng 1.4).

Hình 1.1: Vườn hoa tại khu vực voi đồng Hình 1.2: Vườn hoa trong vườn kiểng

Hình 1.3: Một số loài kiểng lá Hình 1.4: Tiểu cảnh trưng bày kiểng lá

134
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1.5: Một khu trưng bày các loài kiểng bonsai

1.2. Nhóm thực vật dây leo, hàng rào:


Đặc thù quy hoạch của Thảo Cầm Viên luôn đi kèm với nhiều chuồng trại chăm
sóc động vật, khu vực vui chơi giải trí, các lối đi tham quan cho khách và đường vận
chuyển nội bộ, .... Kết hợp giữa việc phải đáp ứng được các nhu cầu trên và tăng cường
thêm mảng xanh thì sử dụng thực vật dây leo và có thể cắt tạo rào là một giải pháp tốt.
Nên hệ thống hàng rào, giàn dây leo từ thực vật ngăn cách, che chắn giữa các khu vực,
lối đi, cần có sự lựa chọn phù hợp dựa vào các đặc tính sinh lý, tăng trưởng của cây như
chu kỳ sống, tán cây, chiều cao cây, sự phân chia cành nhánh, công tác chăm sóc, cắt
tỉa,... rất được chú trọng.
Qua các thời kỳ phát triển, hiện nay Thảo Cầm Viên đã thiết lập các giàn dây leo
dọc theo trục của các lối đi chính trong khuôn viên. Những giàn dây leo như Sử quân
tử, Cát đằng dây, Kim đồng dây, Dây bông xanh, ... vừa cho hoa đẹp vừa là nơi tránh
nắng trú mưa cho du khách. Những bờ tường công trình bê tông cốt thép như khu văn
phòng, chuồng trại, nhà vệ sinh cũng được phủ xanh bởi những loại dây leo có hệ rễ
bám như Trâm đài, Bông giấy, Sung thằn lằn, ... giúp các công trình nhân tạo có sự hòa
nhập với thiên nhiên. Hai bên các lối đi chính và phụ các bó vỉa cũng đã thay bằng những
hàng cây ắc ó được cắt tỉa thường xuyên (Bảng 1.5).

135
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1.6: Dây Sung thằn lằn Hình 1.7: Giàn pergola cây Mũ cói

Hình 1.8: Giàn dây Liêm hồ đằng


Hình 1.9: Dây Trầu bà
Trong các nhóm thực vật thuộc bộ sưu tập trên, có một số loài thực vật biểu sinh
thuộc họ Lan và Dương xỉ, chúng đặc trưng cho dạng sống bám trên thân cây khác
nhưng không hại đến cây chủ, chỉ nhận được hơi ẩm, chất dinh dưỡng từ không khí,
mưa và đôi khi từ các mảnh vụn hữu cơ tích tụ xung quanh trên thân cây chủ. Chúng là
nhóm thực vật khá nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường xung quanh. Tại
Thảo Cầm Viên, nơi có nhiều cây gỗ lớn và khí hậu ẩm ướt vào mùa mưa tạo điều kiện
sống thích hợp cho nhiều loài thực vật biểu sinh phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các loài
này ít được quan tâm phát triển, điều tra và phân loại. Đồng thời trước sự biến động của
biến đổi khí hậu mà số lượng và vị trí xuất hiện của chúng ở những nơi đã từng quan sát
thấy ngày càng sụt giảm.

136
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1.10: Khu trưng bày các loài Lan rừng và Lan lai tạo

Hình 1.11: Cây Ráng ổ phụng

1.3. Nhóm thực vật thảm cỏ:


Thảo Cầm Viên rộng khoảng 17 ha, tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất là quá lớn so
với diện tích của nó. Thế nên các bãi cỏ xanh phủ nền hiện nay tập trung chủ yếu quanh
các khu vực hồ nước lớn, các bãi đất trống dưới những cây gỗ lớn trong các bồn sinh
cảnh tạo thêm nơi nghỉ chân cho quan khách. Để đảm bảo diện tích phủ xanh được duy
trì ổn định, yêu cầu kỹ thuật chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên, phòng trừ các loại bệnh
hại ở cỏ cũng như các loài ấu trùng bọ cánh cứng hại cây, loại bỏ sự xâm lấn của các
loài cỏ dại khác. Một công tác khác cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo mỹ
quan chính là việc vệ sinh làm sạch lá cỏ bị vàng, rác lá cây và rác thải sinh hoạt (Bảng
1.6).

137
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1.12: Thảo cỏ Lá gừng quanh khu vực Hồ Sen

1.4. Nhóm thực vật là dược liệu:


Từ thời thượng cổ đến nay, con người vẫn sử dụng những loài thực vật có dược
tính để điều trị bệnh hoặc bổ sung thêm vào trong bữa ăn như một loại rau hằng ngày để
duy trì sức khỏe. Việt Nam cũng có nguồn cây thuốc đa dạng, trải dài từ bắc xuống nam,
rất nhiều loài thuốc quý. Bộ sưu tập cây thuốc tại Thảo Cầm Viên được sưu tầm từ nhiều
nơi, tạo điều kiện tiếp cận và nhận diện cây thuốc đến với những khách quan tâm cũng
như làm bộ tư liệu học tập rất tốt cho sinh viên ở các trường đại học trong thành phố.
(Bảng 1.7).

Hình 1.13: Một số hình ảnh khu trưng bày Hình 1.13: Vườn thuốc nam tại TCV

1.5. Nhóm thực vật khác:


1.5.1. Nhóm thực vật thủy sinh:
Nhóm thực vật thủy sinh chủ yếu tập trung ở khu vực hồ sen, kênh giáp đường
Nguyễn Hữu Cảnh, kênh sát kênh Thị Nghè và phần còn lại nằm rải rác trên các hồ nhỏ
trong Thảo Cầm Viên chỉ mang tính cảnh quan. Các loài thực vật thủy sinh hiện tại cũng

138
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

chỉ được trồng để phủ xanh chưa có sự đa dạng loài. Tại khu vực hồ sen sự phát triển
mạnh mẽ của loài Sen thái ngoại lai đã làm mất đi dần nhóm Sen bản địa của Việt Nam
(Bảng 1.8).

Hình 1.14: Cây Thủy trúc Hình 1.15: Cây hoa Súng

1.5.2. Nhóm thực vật mọng nước:


Đây là nhóm thực vật với nhiều loài có điều kiện sống khắc nghiệt nên hình dạng
cấu tạo khá đặc trưng. Hiện Thảo Cầm Viên có đại diện của các loài điển hình thuộc 4
họ: họ Xương rồng (Cactaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Thùa (Agavaceae) và
họ Phất dụ (Dracaenaceae) được tạo sinh cảnh riêng trong khu Xương rồng. Ngoài việc
làm phong phú bộ sưu tập thực vật thì đây là nhóm thực vật được trưng bày để phục vụ
một số chuyên đề trong chương trình giáo dục tại Thảo Cầm Viên. Dù vậy số lượng loài
nơi đây chưa được phong phú, đa dạng để thu hút người xem. Cũng như chuyên môn
nghiên cứu về kỹ thuật chăm sóc và nhân giống chúng chưa được nghiên cứu mạnh để
phát triển mạnh nhóm thực vật này (Bảng 1.9).

Hình 1.16: Một số hình ảnh khu trưng bày các loài thực vật thân mọng nước

1.5.3. Nhóm thực vật là cây chủ của một số loài Bướm:
Trong công tác sưu tầm và nhân nuôi Bướm tại Thảo Cầm Viên cũng đã góp phần
làm tăng bộ sưu tập cây trong khuôn viên. Ngoài các nhóm cây quen thuộc được sử dụng

139
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

để làm thức ăn cho các loài sâu bướm phổ biến được nuôi trong vườn như: Lạc tiên,
Kim quýt, Bưởi, Hoàng nam, Lục lạc gió, Sơn địch, ... thì nhiều loài cây gỗ rừng được
trồng ngoài khuôn viên cũng thu hút các loài bướm về sinh sản (Bảng 1.10).

Hình 1.17: Một số hình ảnh khu trồng một số loại cây chủ của sâu bướm

Hình 1.18: Sâu ăn lá cây Bồ bốt Hình 1.19: Sâu ăn lá cây Chập choại

1.5.4. Nhóm thực vật cây nông nghiệp:


Mảng xanh thực vật trong Thảo Cầm Viên vẫn đang âm thầm phát triển bên dưới
hàng loạt các tòa nhà cao tầng không ngừng được xây dựng lên ở bên ngoài. Chính vì
thế, vườn cây nông nghiệp được tạo cảnh mang đậm tính chất của các vùng quê Nam
Bộ. Thực vật tại vườn được trồng chủ yếu phục vụ cho các khách tham quan nhí và học
sinh để tiếp cận nhận diện các loại rau củ quả sử dụng hằng ngày. Các loài rau củ quả
phổ biến như Mướp, Bầu, Bí, Bạc hà, Rau lang, Diếp Cá, Ớt, Đậu bắp, Dưa leo, Mồng

140
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

tơi, Rau muống, ... được trồng theo phương pháp truyền thống, hạn chế sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật dưới tác động của các loại cỏ dại và sâu bệnh hại.

Hình 1.20: Một số hình ảnh góc vườn cây Nông nghiệp

2. Thảm thực vật tạo tán và vượt tán:


Nối tiếp truyền thống của vị Giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên - Ông Louis
Pierre, ông đã cho ươm trồng thành công nhiều loài cây rừng tự nhiên của nước ta và
các loài cây thân gỗ du nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ, ... đặc biệt là các loài cây ăn trái
vùng Đông Dương, ... đã được chăm sóc và thuần nhập tốt vào Việt Nam. Đến nay, Thảo
Cầm Viên Sài Gòn có bộ sưu tập thực vật phong phú, đa dạng với 2.500 cây xanh thuộc
360 họ. Có 94 loài xuất hiện một cá thể mà hầu hết là cây bản địa (Dầu lông, Vắp, Vắp
nhiều hoa, Bứa đỏ, ...) hoặc là di tích rừng nhiệt đới, một số cây có tuổi thọ trên 100
năm, thậm chí là dấu tích còn lại của cánh rừng Đông Nam Bộ xưa cũ để lại như cây
Mét, cây Lòng mang lá nhỏ, ... cho đến hàng cây Sọ khỉ có nguồn gốc Châu phi với 1
cây Sọ khỉ với với đường kính trên 3m và chiều cao trên 60m – đang là cây Sọ khỉ lớn
nhất Việt Nam.

Hình 2.1: Sự phân tầng thực vật tại Thảo Cầm Viên
Trong đó, có 16 loài cây chiếm số lượng ≥ 1% trên tổng số cây bao gồm chủ yếu
là thực vật thân gỗ và họ cau dừa (Bảng 1.11).

141
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2.1. Nhóm thực vật thân gỗ lớn:


Tổng số cây thân gỗ trong Thảo Cầm Viên có 2.160 cây được phân chia theo cấp
chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính ngang ngực (D1.3).
Bảng 1.12: Phân loại cây theo cấp chiều cao Hvn
STT Cấp chiều cao Số cây %
1 H1 < 6 433 20,05
2 6 ≤ H2 < 12 681 31,53
3 12 ≤ H3 1.046 48,42
Tổng 2.160 100
Trong 3 cấp thì số cây ở cấp chiều cao H1 là thấp nhất (20,05%), cấp chiều cao
H3 (48,42%) có số cây nhiều nhất.
Sư chênh lệch về số lượng cây ở các cấp chiều cao là khá cao, điều đó cho thấy
có sự phân bố tầng tán rõ rệt ở Thảo Cầm Viên.
Có 12 loài trong cấp chiều cao H3 (có tỷ lệ phần trăm cá thể ≥ 1%). Trong đó loài
chiếm ưu thế là loài Dầu con rái với số cá thể cao nhất 94 cây, chiếm 9% tổng số cây.
Số cây của các loài có số lượng cây chiếm trên 1% số lượng cây ở cấp chiều cao H3 là
348 cây (chiếm 33,3%) (Bảng 1.13).
Bảng 1.14. Phân loại cây theo cấp đường kính D1,3 của tổng số cây thân gỗ
STT Cấp đường kính Số cây %
1 D1 < 20 888 41,11
2 20 ≤ D2 < 50 842 38,98
3 D3 ≥ 50 430 19,91
Tổng 2.160 100
Ở cấp đường kính D3, Dầu con rái là loài có số lượng cao nhất với 92 cây (chiếm
21,4%).
Các loài có số lượng cây chiếm trên 1% số lượng cây điều tra được ở cấp đường
kính D3 có tổng số lượng là 290 cây (67,4%) (Bảng 1.15).
Những loài cây quý hiếm, loài có giá trị đều tập trung trong nhóm thực vật thân
gỗ. Hiện nay Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang chăm sóc và bảo tồn 29 loài nằm trong sách
đỏ Việt Nam và IUCN 2012 (Bảng 1.16).
Thông qua con số thống kê cây theo chiều cao và đường kính cho thấy hệ thống
cây xanh của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là cây cổ thụ, lâu đời và cây cao vượt tầng tán.
Có thể nói đây là một tài sản vô giá không những của đơn vị mà còn là tài sản của Thành
phố Hồ Chí Minh, trải qua quá trình sinh trưởng lâu dài cây từ mọi miền sinh thái đã
thích nghi, sinh trưởng – phát triển tốt nơi đây. Đây chính là nơi lưu giữ “ngân hàng
gen” các loài có giá trị tự nhiên tốt nhất giữa lòng thành phố cần được bảo tồn và phát
triển để trả lại về rừng tự nhiên, để phục vụ công tác học tập – nghiên cứu, ....

142
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 1.22: Cây Sọ Khỉ Hình 1.23: Cây Tung

Hình 1.24: Cây Giáng hương trái to Hình 1.25: Me tây


2.2. Nhóm thực vật thân cột:
Thành phần thực vật họ Cau dừa trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn khá đa dạng và
phong phú. Có 30 loài chiếm hơn 8% tổng số loài cây ở Thảo Cầm Viên. Một số loài
được trồng rất nhiều như Cau bụng (61 cây), Cau tam giác (52 cây), Cau trầu 38 cây,
Dừa dầu (20 cây) ... dạng đơn thân, một số dạng mọc theo bụi như Đủng đỉnh, Cau vàng,

143
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Cau đỏ, ... Ngược lại, một số loài được trồng rất ít (chỉ có một cây) như: Cau tam giác,
Đủng đỉnh lá lớn, Lá buông cao, Dừa xụ lá, Kè chỉ (Bảng 1.17).

Hình 1.26: Cây Cau bụng Hình 1.27: Cây Cau vàng
II. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TRƯNG BÀY, CHĂM SÓC, NHÂN GIỐNG VÀ
BẢO TỒN HỆ THỰC VẬT TẠI THẢO CẦM VIÊN:
Trên cơ sở phân tách các tầng tán cây tạo nên thảm thực vật Thảo Cầm Viên, bên
cạnh là nguồn tài nguyên vô giá vẫn đang tồn tại hàng trăm năm nay thì vẫn còn đó
những mặt tồn tại của một nơi làm nhiệm vụ lưu giữ và bảo tồn các loài thực vật.
1. Công tác trưng bày:
Với một cơ sở bảo tồn thì tính đa dạng là một tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nguồn
bổ sung tính đa dạng là trồng cây sưu tập hàng năm. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên,
hiện trạng thảm thực vật ở TCV hiện nay đã khép tán cao với tỷ lệ cây cấp chiều cao Hvn
trên 12m chiếm tỷ lệ cao nhất (48,42%) vì thế thiếu khoảng không gian trống để cây sưu
tập, cây dưới tán sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngoài việc trưng bày hệ thống cây thân gỗ lớn, TCV còn đáp ứng công tác trưng
bày cảnh quan phục vụ du khách tham quan đặc biệt các dịp lễ, Tết. Các loài hoa, kiểng
chủ yếu là các loài cây ưa sáng, nhiều loài đòi hỏi ánh sáng 100% vì vậy quỹ đất trống,
không có cây lớn che bóng cho các đối tượng này hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng
công tác trưng bày.
Bên cạnh đó, có nhiều loài (16 loài) số lượng cá thể lớn (trong đó có tới 12 loài
thuộc đối tượng có chiều cao Hvn trên 12m). Cây xanh cũng như con thú đều là tài sản
không những của Thảo Cầm Viên mà còn là của Thành phố nên việc giảm số lượng cá
thể của một loài duy trì ở mức mong muốn (5 cá thể/ loài) là điều không dễ thực hiện vì
liên quan đến những quy định chung trong việc quản lý cây xanh đô thị.
Ngoài ra đến nay Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn chưa hoàn thiện công tác xây dựng
quy hoạch thực vật. Những khó khăn đặt ra cho công tác quy hoạch là hiện trạng phân
bố cây xanh, khả năng tác động, cơ chế quản lý, .... Chính vì chưa có bản quy hoạch
hoàn chỉnh dẫn đến việc sưu tập và trưng bày sưu tập hiện nay chưa tạo được tính hệ
thống. Bổ sung cây sưu tập thay thế vị trí những cây thanh lý hằng năm do chết khô, ngã
đổ (dao động khoảng 20 cây) hoặc dần thay thế những cây đang suy yếu do già cỗi khó
tạo ra tính hệ thống. Đối với chủng loài cây dưới tán dễ tác động thay đổi hơn so với các

144
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

loài cây thân gỗ lâu năm. Tuy nhiên đến nay nhóm thực vật này chủ yếu làm nhiệm vụ
trưng bày cảnh quan chưa đáp ứng tính thống nhất, tính hệ thống của công tác sưu tập.
TCV chưa có một khu sưu tập cây đúng nghĩa để tập trung các loài cây theo hệ thống,
theo đơn vị phân loại khoa học, ... để có thể theo dõi, bổ sung duy trì sự biến động kịp
thời.
2. Công tác quản lý, chăm sóc:
Thảm thực vật tại Thảo Cầm Viên chưa có công cụ quản lý, thống kê hiệu quả
trong khi số lượng loài luôn biến động hàng năm đặc biệt là đối tượng các loài thực vật
hoa, kiểng, cây dưới tán.
Chính vì công tác trưng bày chưa đạt hiệu quả mang tính hệ thống nên chưa có
đầy đủ thông tin về các nhóm loài theo đơn vị phân loại. Bên cạnh đó các nhóm thực vật
bậc thấp như nhóm rêu và quyết thực vật hầu như chưa được chú ý và khai thác hiệu
quả.
Tính đa dạng của thảm thực vật nhiều tầng tán đan xen, với mục đích phục vụ
khác nhau cùng tồn tại dẫn đến tính mâu thuẫn trong hoạt động chăm sóc: loài thực vật
hoa, kiểng yêu cầu tưới nước hằng ngày; loài cây thân gỗ, thân cột lại là những loài
không yêu cầu nhiều về nước tưới. Tuy nhiên vì tính chất trưng bày để phục vụ du khách
nên 2 chủng loại này cùng tồn tại song hành dẫn đến ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
nhau. Thậm chí còn có ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến trường hợp cây xuống lá và chết khô
một cách đột ngột.
Công tác đánh giá cây thân gỗ vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là đánh giá chuẩn
đoán cây sâu bệnh, bọng thân chưa có máy móc chuyên ngành hiệu quả hỗ trợ chủ yếu
dựa vào quan sát hình thái bên ngoài nên việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa chưa
hiệu quả khi cây trong giai đoạn già cỗi, dễ bị nhiều nguy cơ xâm hại khả năng tự hồi
phục kém. Ngoài ra, các chuồng thú nằm rải rác trên toàn bộ diện tích TCV có xen kẽ
hệ thực vật, cây có trước khi chuồng thú được hình thành. Việc các công trình đan xen
ít nhiều ảnh hưởng đến hệ rễ của cây và cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, chăm
sóc và phát hiện kịp thời.
Công tác nhân giống chưa được thực hiện có hệ thống bởi Thảo Cầm Viên chưa
có các thiết bị trong việc bảo quản nguồn hạt giống khi thu hái nên công tác nhân giống
cây chủ yếu dựa vào nguồn tái sinh tại chỗ hoặc nhân giống đơn giản bằng các hình thức
chiết, giâm cành, .... Vấn đề nhân giống hầu như không có kết quả đối với các loài cây
ở giai đoạn già cỗi, nguồn hạt giống chất lượng kém hoặc hầu như có hoa mà không đậu
quả. Chính vì chưa thành công trong hoạt động nhân giống bằng hình thức nuôi cấy mô
hay các hình thức với công nghệ cao hơn nên hiện nay một số loài có giá trị, quý hiếm
như cây Vấp, cây Giáng hương trái to, cây Cẩm lai Bà Rịa, ... đều là những cây cổ thụ,
lâu năm đang trong giai đoạn già cỗi mà chưa có nguồn cây con thay thế.

145
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

II. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO VIỆC PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG THỰC VẬT TẠI THẢO CẦM VIÊN:
1. Thuận lợi:
TCV được hình thành và công nhận, sớm gắn với quá trình phát triển chung của
TP.HCM. Vì vậy TCV như một điểm đến văn hóa, là nơi thân quen không thể bỏ qua
đối với người dân thành phố và cả du khách nước ngoài khi lần đầu đến Việt Nam tìm
hiểu về văn hóa, con người nơi đây.
Có hệ thực vật bản địa hay nhập nội phong phú có giá trị sinh thái cao. Hệ thực
vật nhiều tầng tán, nhiều chủng loài ngoài mục đích sưu tập, còn phục vụ các mục đích
trưng bày khác: như loài cây dược liệu, loài cây nông nghiệp, loài cây chủ của bướm, ...
thậm chí là loài cây cung cấp thức ăn cho thú.
Có cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện phục vụ khách tham quan, nghiên cứu và
triển khai các hoạt động vào các dịp lễ, Tết.
Thảo Cầm Viên ở trung tâm thành phố nên thuận lợi về giao thông cho khách tới
tham quan, nghỉ ngơi, nghiên cứu.
2. Khó khăn:
TCV chưa có quy hoạch nên các phân khu chức năng thiếu tách biệt, gây khó
khăn cho công tác quản lý chung và bổ sung phân khu sau này; nhất là các khu hệ thực
vật.
Chưa có kế hoạch cụ thể thay thế hoặc bổ sung hệ thực vật trong vườn đặc biệt
là phương án thay thế các loài cây có số lượng cá thể nhiều, ít giá trị.
Chưa thể hiện được các đặc thù mô hình sinh thái hay các giá trị về thực vật học
ví dụ: vườn cây thuốc, hệ thực vật dây leo, vườn cây nông nghiệp, vườn xương rồng,
vườn phong lan, ....
Đối với các loài cây lâu năm, cây sâu bệnh hoặc loài cây chỉ có một cá thể duy
nhất, chưa xây dựng kế hoạch bảo tồn hoặc thay thế cụ thể.
Khả năng mở rộng diện tích cho thực vật hạn chế nên ảnh hưởng đến công tác
sắp xếp bố trí các hạng mục đan xen, việc bổ sung các loài sưu tập, mô hình sinh thái
đặc trưng, ....
Việc sưu tập loài, đặc biệt các loài có giá trị, loài nguy cấp quý hiếm ... làm tăng
tính đa dạng loài của vườn cũng gặp khó khăn do nguồn cung cấp chủ yếu từ các vườn
quốc gia, khu bảo tồn, ... những nơi này thường tập trung công tác quản lý, bảo vệ nên
thường không có nguồn cây con sẵn có đa dạng. Ngoài ra, sưu tập các loài mới, đặc biệt
là các loài thực vật rừng có giá trị (loài quý hiếm, loài bản địa đa tác dụng, ...) ngày càng
khó tiếp cận vì các quy định liên quan đến việc kiểm soát các sản phẩm liên quan đến
rừng tự nhiên.
Một số loài cây, đặc biệt các loài cây rừng vốn thích nghi trong môi trường tự
nhiên nên khi sưu tập và trồng tại TCV với nhiều sự tác động thường xuyên thường sinh
trưởng chậm hoặc suy yếu như các loài cây thuốc thường có chứa nhiều hoạt chất, việc
trồng chúng trong Thảo Cầm Viên không phải là điều kiện sinh thái tốt nhất để cây tăng

146
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

trưởng và phát triển. Điều này gây khó khăn rất nhiều để có thể duy trì số lượng ổn định
các loài cây trong vườn và tìm ra phương pháp chăm sóc, nhân giống hợp lý hoặc các
cây rừng vùng ôn đới, ....

IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:


1. Công tác quản lý:
- Quy hoạch thực vật;
- Phát triển và ứng dụng trong quản lý: định vị vị trí, thông tin loài, chăm sóc
từng cá thể, ....
- Xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với thực vật tại TCV đối với các loài cây
lâu năm để có thể tác động và điều chỉnh hiện trạng theo hướng phù hợp;
- Kế hoạch thay thế và bổ sung theo quy hoạch;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp về thực vật: thông tin chung về loài, hình
ảnh,... các thông tin về hệ thực vật cần được kiểm tra và cập nhật thường xuyên gồm:
định danh loài, lý lịch cây, xuất xứ, tuổi, tác động....
2. Công tác chăm sóc, trưng bày:
- Trên cơ sở dữ liệu tổng hợp, từng bước hình thành và trưng bày theo nội dung,
hệ thống: bộ sưu tập loài tiêu biểu; phân khu chức năng tiêu biểu; vườn sưu tập thu
nhỏ,... hình thành mô hình tham quan theo hướng sưu tập để du khách nhận biết được
chức năng sưu tập của TCV rõ nét.
- Xây dựng kế hoạch sưu tập cây hàng năm căn cứ kế hoạch thay thế và bổ sung
theo quy hoạch.
- Trên cơ sở hiểu biết về đặc tính loài, từng bước bố trí và sắp xếp các đối tượng
thực vật để hạn chế xung đột, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình duy tu và chăm sóc;
Đẩy mạnh công tác chăm sóc, chuẩn đoán và dự đoán dựa trên các dấu hiệu và
áp dụng thêm máy móc chuyên ngành đối với cây xanh lớn để có biện pháp phòng ngừa
kịp thời.
Tích cực và đẩy mạnh công tác thu hạt, cây giống tái sinh để đảm bảo nguồn cây
con chất lượng tại chỗ thay thế các cây già cỗi, hình thành vườn cây lâm nghiệp vừa
cung cấp trở lại cho vườn, vừa phục vụ định hướng của công ty góp phần trả lại cây về
tự nhiên. Bên cạnh đó đối với các cây có giá trị, cá thể ít không nhân giống tự nhiên sẽ
tích cực đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị, trường đại học, trung tâm nuôi cấy mô để
xúc tiến việc nuôi cây mô nhân giống.

147
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

CÙNG NHAU GÌN GIỮ, BẢO TỒN VÀ TÔN TẠO GIÁ


TRỊ XANH CỦA THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
TS. Bùi Minh Trí, Trưởng Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa – Đại học Nông lâm TP.HCM
buiminhtri@hcmuaf.edu.vn
Thông điệp và đóng góp của cá nhân tác giả nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày
thành lập của Thảo Cầm Viên Sài Gòn không phải chỉ ở góc độ của một nhà khoa học
thực vật đối với những giá trị không thể so sánh của Thảo Cầm Viên, mà còn dưới góc
độ của một công dân Thành phố Hồ Chí Minh muốn đóng góp để gìn giữ, tôn tạo, và
bảo tồn những giá trị đặc biệt ở mảng thực vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, những giá
trị được tạo nên từ cả một bề dày 160 năm, là đóng góp chung của nhiều thế hệ các nhà
chuyên môn, nhiều thế hệ những người yêu thiên nhiên đã cùng nhau mang lại và duy
trì cho đến ngày hôm nay. Với cách nhìn nhận như thế, nên tác giả coi việc bảo tồn, gìn
giữ Thảo Cầm Viên không phải chỉ là trách nhiệm riêng của một ban quản lý cụ thể nào
đó, mà còn là của tất cả chúng ta, vì vậy chúng ta phải cùng nhau.
Trải dài suốt 160 năm lịch sử, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chính là một điểm hiếm
hoi lưu giữ lại lịch sử của Thành phố một cách rõ nét hơn cả, trong đó đặc biệt với nhiều
những cây xanh, những hiện vật đã cùng sống, cùng chứng giám cho sự tồn tại và thay
đổi của thiên nhiên địa phương, cũng như mọi sự giao thoa, du nhập của những loài sinh
vật mới, những điều đã được bắt đầu bởi người Pháp từ khoảng gần hai thế kỷ trước.
Trong bối cảnh một Thành phố ngày càng phát triển, với nhịp sống hối hả và áp lực của
một đô thị đang phát triển thì việc bảo tồn và phát triển Thảo Cầm Viên trở nên càng
quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu xét trong số không quá 10 công trình còn lại đang lưu
giữ được lịch sử lâu đời của Sài gòn-Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chắn khả năng
giữ lại nguyên bản của Thảo Cầm Viên vẫn là cao nhất, vì trong Thảo Cầm Viên có
những giá trị sống động đã tồn tại xuyên suốt 160 năm, trong khi những địa danh khác
đều đã cần nhiều duy tu, dẫn đến nhiều giá trị gốc cũng đã ít nhiều bị thay đổi. Tuy
nhiên, cùng với lịch sử phát triển 160 năm đó, khi không gian của khu vực xung quanh
Thảo Cầm Viên, nơi mà bối cảnh cộng đồng dân cư, vị trí, cũng như các không gian lân
cận đã có quá nhiều thay đổi, những điều đó làm cho Thảo Cầm Viên dường như gặp
nhiều khó khăn hơn cùng với thời gian. Các cây xanh của Thảo Cầm Viên ngày một trở
nên lão suy cùng năm tháng, nhưng chúng lại càng ngày càng gặp những khó khăn,
những sức ép mới của môi trường thành phố đang phát triển, do đó để duy trì giá trị của
Thảo Cầm Viên, chắc chắn sẽ cần những cố gắng vượt bậc. Thảo Cầm Viên là giá trị lớn
của một đô thị lớn, do đó việc gìn giữ, bảo tồn Thảo Cầm Viên cần được coi là công việc
của cả cộng đồng. Thảo Cầm Viên chắc chắn sẽ trường tồn, nhưng để sự trường tồn đó
ngày càng mang tính tích lũy, ngày càng phát triển trong một không gian giới hạn khỏang
17 hecta thì rất nhiều nỗ lực của các nhà chuyên môn, của các nhà quản lý trực tiếp cũng
như dán tiếp, và của cả cộng đồng đều rất cần được phát huy nhiều hơn nữa.
Vượt qua những khó khăn để bảo tồn và nâng cao giá trị của Thảo Cầm Viên

148
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Giá trị của Thảo Cầm Viên là quá rõ ràng, nhưng để Thảo Cầm Viên tiếp tục tồn
tại và phát triển, chúng ta cũng đã nhìn thấy một số khó khăn mà Thảo Cầm Viên gặp
phải ở cả khía cạnh môi trường và khía cạnh kinh tế xã hội. Việc tạo ra nguồn lực tài
chính ổn định và bền vững cũng là yếu tố then chốt trong việc bảo tồn và phát triển Thảo
Cầm Viên. Những nhà quản lý trực tiếp của Thảo Cầm Viên đã có một số đánh giá hoàn
toàn chính xác về những khó khăn này, tác giả hoàn toàn đồng ý với những nhận định
đó và chỉ xin nêu một số ý kiến để góp phần cùng nhau vượt qua một số khó khăn, đồng
thời tiến tới giúp duy trì và phát triển Thảo Cầm Viên ngày càng tốt hơn. Vậy đâu là
những điều chúng ta có thể trú trọng để đạt được mục tiêu chung ấy…
Một số ý kiến đối với công tác bảo tồn, quản lý và phát triển tài nguyên thực vật
trong Thảo Cầm Viên
Tăng cường phân khu và qui hoạch các khu vực cho công tác bảo tồn
Sinh vật nói chung và thực vật nói riêng vô cùng đa dạng, nhưng song hành với
sự đa dạng đó cũng là sự đa dạng về các đòi hỏi trong chăm sóc đối với từng loài, từng
cá thể, ở từng độ tuổi, trong từng điều kiện thời tiết, hoặc mùa vụ khác nhau. Chính vì
vậy để bảo tồn cây xanh một cách hiệu quả nhất, cùng với việc phải duy trì hiện trạng
cho những cá thể không thể di rời, thì chúng ta cũng cần có sự phân khu, phân nhóm,
phân loại thực vật một cách hợp lý nhất, dựa trên cơ sở các nhu cầu riêng của chúng về
ánh sáng, về ẩm độ, về dinh dưỡng; khi hoàn tất được việc phân khu hợp lý thì việc
chăm sóc, bảo tồn đối với từng nhóm cây xanh này sẽ được thực hiện một cách ít phức
tạp hơn, ít rủi ro hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Thảo Cầm Viên đến thời điểm hiện
tại có những khó khăn về quỹ không gian, quỹ đất, nhìn chung là rất giới hạn để có đủ
diện tích lập lập ra các khu chuyên biệt cho các nhóm thực vật, tuy nhiên ở chừng mực
cho phép nào đó, chúng ta cũng nên sắp xếp các nhóm cây, ví dụ như những nhóm ưa
khô hạn, nhóm ưa ẩm trung bình, nhóm ưa ẩm nhiều, nhóm ưa sình lầy; Nhóm ưa ánh
sáng mạnh, nhóm ưa ánh yếu v.v… vào một số phân khu có điều kiện chăm sóc tương
ứng, điều đó sẽ giúp cho việc duy trì sức sống của từng loài này được đảm bảo hơn và
thuận tiện hơn cho công tác chăm sóc, quản lý hằng ngày.
Ứng dụng công nghệ trong công tác bảo tồn
Trong công tác bảo tồn ở Thảo Cầm Viên, không gian chung đã bị giới hạn, không
thể nới rộng thêm, vậy cùng không gian ấy để có thể có nhiều vị trí đủ tốt cho cây xanh
thì các phương án tăng cường ánh sáng, tăng cường sự phân tầng thực vật là một phương
án có thể tính tới và hoàn toàn khả thi với điều kiện kỹ thuật hiện nay. Với các loại đèn
chiếu sáng chuyên dụng rất đa dạng đã có trên thị trường, chúng ta hoàn toàn có thể tổ
chức các hệ thống chiếu sáng tăng cường phù hợp cho những cây đang thiếu ánh sáng
mà không ảnh hưởng tới mỹ quan và khung cảnh tự nhiên của Thảo Cầm Viên.
Thảo Cầm Viên cũng hoàn toàn có thể phát triển hình thức bảo tồn invitro một
cách độc lập hoặc kết hợp với các Đại học và Viện nghiên cứu. Hình thức bảo tồn invitro
hay còn gọi là kỹ thuật nuôi cấy mô sẽ giúp cứu, duy trì, nhân giống các cá thể cây quý
hiếm không có khả năng nhân giống theo hình thức hữu tính tự nhiên do các cây này

149
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

không có khả năng hình thành trái và hạt. Đối với hình thức bảo tồn và nhân giống này,
Thảo Cầm Viên có thể tiến hành độc lập hoặc liên kết với các phòng thí nghiệm nuôi
cấy mô của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu. Công việc này không dễ, nhưng
có gắng thì chúng ta cũng sẽ có được kết quả. Hiện tại, Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh cũng bắt đầu tiến hành một số thử nghiệm nhỏ ban đầu cho hình thức hỗ
trợ bảo tồn này đối với một số cá thể còn tồn tại duy nhất trong Thảo Cầm Viên. Bản
thân sản phẩm thành công của hoạt động bảo tồn thông qua sử dụng kỹ thuật Invitro
cũng có thể trở thành sản phẩm vừa mang tính giáo dục cho cộng đồng vừa có thể mang
lại giá trị kinh tế cho Thảo Cầm Viên.
Tăng cường ứng dụng công nghệ kết nối (IoT) trong hoạt động bảo tồn:
Để đáp ứng tốt nhất cho việc quản lý một số lượng lớn, rất đa dạng các nguồn tài
nguyên thực vật (cũng như động vật) của Thảo Cầm Viên, việc ứng dụng các kỹ thuật
số hóa, đặc biệt là kỹ thuật kết nối vạn vật (IoT) chắc chắn sẽ đem lại nhiều thuận lợi
cho công tác quản lý và công tác chăm sóc. Chỉ cần áp dụng với một số công năng cơ
bản của kỹ thuật kết nối vạn vật, khi xây dựng được hệ thống kết nối không quá cầu kỳ,
cùng các cảm biến và một cơ sở dữ liệu có hệ thống, chắc chắn những người quản lý
trực tiếp sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt hiện trạng và diễn tiến của từng loài, từng
cá thể, từng khu vực, từng tiểu khu vực một cách trực tiếp, bất kể thời gian nào (Real-
time). Với kinh nghiệm quản lý các vườn cây trên cở sở ứng dụng công nghệ kết nối mà
Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa (ĐH Nông Lâm Tp.HCM) đã triển khai cho thấy việc thiết lập
các hệ thống này hiện nay không quá tốn kém nhưng hiệu quả mang lại rất rõ ràng.
Những ứng dụng này này sẽ giúp ích cho những người quản lý trực tiếp có thể mau
chóng đưa ra những phản ứng kịp thời nhất, giúp cho việc chăm sóc bảo tồn mang lại
hiệu quả cao hơn và an toàn hơn; ngoài ra các công tác tổng kết, báo cáo nhờ đó cũng
trở nên hệ thống, nhanh chóng và có nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, việc tạo nền tảng kết
nối tốt cũng sẽ hữu ích cho việc phục vụ cộng đồng và người tham quan.
Tăng cường hoạt động kết nối chuyên môn trong và ngoài nước
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên Thảo Cầm Viên
Sài Gòn vẫn nên tiếp tục mở rộng để tham gia và kết nối nhiều hơn vào các tổ chức, các
chương trình quốc gia và quốc tế để vừa phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ,
trong đó bao gồm đội ngũ cơ hữu và cả đội ngũ công tác viên, thông qua đó qui tụ được
thêm nhiều nguồn nhân lực mạnh và cả nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát
triển. Kinh nghiệm hợp tác và trao đổi khoa học quốc tế của cá nhân tác giả và cộng sự
với các tổ chức như SIDA (Thụy Điển), DAAD (Đức), FAO (Liên hiệp quốc) luôn mang
lại những giá trị hiện hữu đích thực, giúp tăng cường cả về nhân lực và vật lực cho công
tác nghiên cứu và công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam. Các
chuyên gia nước ngoài cũng rất có thiện chí trao đổi hợp tác với các vườn thực vật, các
vườn quốc gia để cùng gìn giữ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật.
Thảo Cầm Viên có thể trú trọng hơn nữa trong hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy
nghiên cứu khoa học ở trình độ cao: tạo điều kiện (thời gian, không gian …) cho nhiều

150
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

chuyên viên cơ hữu của Thảo Cầm Viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn. Ở
chiều ngược lại, các đối tác nghiên cứu gồm các nhà khoa học, chuyên gia từ các Đại
học, các Trung tâm nghiên cứu có cơ hội tới nhiều hơn, cùng nghiên cứu dựa trên nguồn
tài nguyên sinh học quí báu hiện hữu của Thảo Cầm Viên. Thông qua hoạt động nghiên
cứu, chắc chắn cũng sẽ có thêm những nguồn kinh phí để giúp công tác bảo tồn và phát
triển được thuận lợi hơn. Khi hình thành được những đối tác mạnh và ăn ý, việc tham
gia sâu vào các tổ chức chuyên môn quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận thì những hoạt
động này chắc chắn sẽ lại mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của Thảo Cầm
Viên. Bên cạnh đó, Thảo Cầm Viên cũng nên tiếp tục phát triển và có thêm các hình
thức giao lưu với ngành giáo dục nhiều hơn nữa để mang giá trị của Thảo Cầm Viên đi
sâu rộng hơn vào các thế hệ học trò và cộng đồng. Ở chiều nược lại, chắc chắn hoạt
động này cũng sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho hoạt động chung của Thảo Cầm
Viên.
Thảo Cầm Viên cũng nên tiếp tục mở rộng việc tổ chức các sự kiện và hoạt động
cộng đồng, tổ chức các sự kiện, thành lập thêm các câu lạc bộ và các hoạt động văn hóa
như lễ hội hoa kiểng, các triển lãm và festival vừa để tăng cường ý thức về giá trị của
Thảo Cầm Viên, vừa thu hút sự quan tâm của công chúng.
Mang lại những giá trị mới cho Thảo Cầm Viên.
Thảo Cầm Viên không chỉ là một cơ sở bảo tồn và phục vụ cho Thành phố Hồ Chí
Minh, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có thể phát triển thành thương hiệu (giống như trường
hợp của Bệnh Viện Chợ Rẫy đã mở thêm các chi nhánh ở một số tỉnh và các nước lân
cận) để có thể mở thêm các cơ sở vệ tinh ở một số khu vực, địa phương khác nhau; sự
kết nối của các mạng lưới Thảo Cầm Viên do Thảo Cầm Viên Sài Gòn chủ xướng sẽ tạo
thành mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau, từ đó, chắc chắn hoạt động bảo tồn sẽ trở nên thuận lợi
hơn.
Về mặt chuyên môn, Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có thể trở thành đầu mối cho sự
phát triển nền kinh tế carbon phát thải thấp (Low carbon economy), trong thời kỳ mà
biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt. Thảo Cầm Viên hoàn toàn có thể mang lại một
giá trị mới cho thành phố và cả nước nhờ một số lợi thế nhất định mà không có nơi nào
khác có thể làm tốt hơn. Thảo Cầm Viên Sài Gòn nằm trong trung tâm của một thành
phố lớn và đông đúc, vị trí chiến lược này có thể giúp Thảo Cầm Viên trở thành một
trung tâm vừa đóng vai trò giáo dục về vấn đề biến đổi khí hậu và nền kinh tế phát thải
carbon thấp, vừa có thể trở thành tổ chức tư vấn chuyên môn cho các dự án phát triển
mảng xanh, phát triển vùng hấp thụ khí thải carbon để giúp nhiều tổ chức đáp ứng được
những nhu cầu làm thành viên của nền kinh tế giảm thiểu phát thải.
Để kết luận bài tham luận này xin nhấn mạnh rằng Thảo Cầm Viên Sài Gòn có một
vị trí hết sức quan trọng cả trong tâm trí và trong đời sống của cư dân Thành phố Hồ
Chí Minh. Việc bảo tồn và tôn tạo các giá trị xanh của thành phố không chỉ là nhiệm vụ
của bản thân Thảo Cầm Viên mà là trách nhiệm chung của toàn bộ cộng đồng. Để đảm
bảo sự tiếp tục tồn tại và phát triển của Thảo Cầm Viên, chúng ta cần tập trung vào một

151
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

số biện pháp hết sức cụ thể. Chúng ta cần hành động liên tục với tinh thần cao nhất để
giữ gìn và tôn tạo giá trị xanh của Thảo Cầm Viên, để thế hệ sau có thể tiếp tục hưởng
lợi từ di sản đã 160 năm tuổi này.

152
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA CÁC VƯỜN THÚ TRONG BẢO TỒN, NGHIÊN CỨU
VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TS. Vương Tiến Mạnh, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn
Từ một số vườn động vật ban đầu của Nhà nước như Thảo Cầm Viên Sài Gòn
(1864), Vườn thú Hà Nội (1976), hiện tại trên cả nước đã có 7 cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học và khoảng 50 vườn thú, khu du lịch sinh thái, cơ sở nuôi động vật hoang dã
(ĐVHD) bán hoang dã, viện nghiên cứu có hoạt động nuôi ĐVHD không vì mục đích
thương mại (không thu lợi nhuận trực tiếp từ việc buôn bán các cá thể ĐVHD) được
đăng ký với cơ quan thẩm quyền. Trong đó, nhiều cơ sở nuôi ĐVHD tư nhân có quy mô
lớn, chuyên nghiệp được thành lập tại một số địa phương trên cả nước như Khu du lịch
sinh thái Mường Thanh (Nghệ An), Safari Mỹ Quỳnh (Long An), Khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài (Đồng Nai), Safari Phú Quốc (Kiên Giang)… Bên cạnh mục đích trưng bày
cho khách tham quan, các cơ sở nuôi này cũng đóng vai trò cơ bản của vườn thú, bao
gồm góp phần nâng cao nhận thức, tình yêu thiên nhiên, môi trường và các loài ĐVHD
cho người dân. Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm riêng cho loại hình cơ sở nuôi
“vườn thú”, tuy nhiên, xét trên khía cạnh mục tiêu hoạt động, một cơ sở nuôi ĐVHD
được xem là vườn thú cần đáp ứng những vai trò cơ bản sau:

1. Phục vụ giáo dục bảo tồn


Các vườn thú đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng về bảo tồn
môi trường và ĐVHD. Thông qua các chương trình giáo dục trải nghiệm và tham quan
tại các vườn thú, du khách có cơ hội quan sát, tìm hiểu thực tế về hành vi, tập tính, tình
trạng các loài ĐVHD trưng bày tại đây cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái, từ
đó giúp nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường và bảo tồn các

loài hoang dã trong tự nhiên.


Nghiên cứu của Patricia et al., 2007 chỉ ra rằng giáo dục và bảo tồn là hai yếu tố
quan trọng của một Vườn thú. Khảo sát do Hiệp hội vườn thú và thuỷ cung cho thấy,
công chúng đánh giá bảo tồn và giáo dục là 02 nhiệm vụ quan trọng nhất của các vườn
thú. Gần 50% dân số trên thế giới sống ở đô thị nơi họ thiếu kết nối với tự nhiên, vườn
thú đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn động vật hoang dã. Để nâng cao nhận thức

153
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

bảo tồn, vườn thú cung cấp cho công chúng về đặc điểm sinh học, đặc tính sinh học,
sinh thái, nơi sống, diễn biến quần thể của các loài.

2. Phục vụ nghiên cứu khoa học, tập huấn, đào tạo

Các vườn thú cũng là nơi phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, tập huấn
và đào tạo trong lĩnh vực bảo tồn và chăm sóc thú y cho ĐVHD. Các nhà khoa học, học
sinh, sinh viên chuyên ngành có thể theo dõi hành vi tự nhiên của động vật và thu thập
dữ liệu quan trọng về sinh học, sinh sản, bệnh lý của ĐVHD nuôi tại các vườn thú.
Những thông tin này giúp hiểu rõ hơn về môi trường sống, tập tính và cách tương tác
giữa các loài trong tự nhiên. Các vườn thú còn cung cấp cơ sở hạ tầng và tài trợ để
nghiên cứu về y tế và chăm sóc động vật. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các
bệnh lý đe dọa động vật hoang dã cũng như chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ĐVHD
trong môi trường nuôi nhốt.

3. Nơi nhân giống bảo tồn, lưu giữ nguồn gen

Các vườn thú đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và giữ gìn đa dạng sinh
học. Những nơi này là nơi lưu giữ mẫu sống của các loài ĐVHD, đặc biệt là các loài
hoang dã nguy cấp. Đồng thời, việc nuôi dưỡng, nhân giống và trao đổi mẫu vật giữa

154
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

các vườn thú giúp duy trì và phát triển số lượng cá thể, có thể đóng góp cho các chương
trình bảo tồn loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng thông qua hoạt động tái thả
chúng vào môi trường tự nhiên.
4. Nơi trưng bày phục vụ giải trí
Vườn thú là nơi trưng bày các loài động vật để phục vụ tham quan, thưởng lãm
và cung cấp không gian vui chơi, giải trí cho du khách.

5. Vai trò trong cứu hộ


Trong bối cảnh các cơ sở cứu hộ tại Việt Nam còn thiếu, nhiều vườn thú còn là
nơi tiếp nhận, sơ cứu, chăm sóc ĐVHD do các lực lượng chức năng bắt giữ từ các vụ
buôn bán trái pháp luật hoặc người dân tự nguyện giao nộp cho Nhà nước, giúp các cơ
quan thực thi trong bảo quản tang vật các vụ án, đảm bảo sự sống của các mẫu vật trước
khi được tái thả về tự nhiên. Trong những năm gần đây các Vườn thú như Thảo Cầm
Viên Sài Gòn, Khu sinh thái Mường Thanh… là nơi tiếp nhận nhiều động vật hoang dã
do lực lượng công an tịch thu, bàn giao, các loài cứu hộ khá đa dạng như hổ, cầy vằn,

các loài bò sát, chim hoang dã…

Thực trạng và vấn đề quản lý vườn thú Việt Nam hiện nay

Có thể nhận thấy, vai trò của vườn thú khác với trại nuôi ĐVHD chủ yếu vì mục
đích thương mại. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn ở các vườn thú trở thành một nội dung

155
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

quản lý đáng quan tâm hiện nay. Chuồng nuôi ở vườn thú là chuồng nuôi trưng bày,
quan tâm đặc biệt đến vấn đề phúc lợi động vật và an toàn cho khách tham quan, khác
với chuồng nuôi thông thường ở các trại nuôi ĐVHD.
Pháp luật hiện tại chưa có quy định cụ thể để làm cơ sở cho việc quản lý, giám
sát và đánh giá loại hình hoạt động vườn thú như thiếu trình tự, thủ tục thiết lập một
vườn thú, trình tự, thủ tục tiếp nhận, cứu hộ động vật hoang dã. Về tổ chức có liên quan,
Hiệp hội Vườn thú Việt Nam (VZA) được thành lập theo Quyết định số 1248/QĐ-BNV
ngày 14/9/2015 của Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các bộ, ngành khác liên quan đến hoạt động của Hiệp hội. Tuy nhiên,
các mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của VZA cũng mới chỉ gói gọn trong 18 thành viên và
được thực hiện mang tính tự nguyện, chưa có sự giám sát, đánh giá.
Vì vậy, để các vườn thú hoạt động hợp pháp, đúng vai trò và mục đích, cần thiết
rà soát, sửa đổi các văn bản hiện hành để có đủ quy định, chế tài quản lý đối với loại
hình gây nuôi ĐVHD này. Một quy chế quản lý có tính pháp lý với đối tượng là vườn
thú sẽ giúp khắc phục sự chồng chéo của một số quy định quản lý liên quan về gây nuôi,
phát triển đầu vật nuôi và loài nuôi ở vườn thú. Đồng thời, cần có quy chuẩn kỹ thuật
về chuồng trại nuôi trưng bày ở vườn thú, gắn với những yêu cầu cơ bản về phúc lợi
động vật, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, nhân viên và khách tham quan nhằm bảo đảm
cho việc thực thi, kiểm tra, giám sát và đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước và tạo
thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư vườn thú trong tương lai.

156
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

PHẦN 2:
CÁC BÀI BÁO CÁO THAM LUẬN

157
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN TRONG CỘNG ĐỒNG VƯỜN THÚ
QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
TS. Phan Việt Lâm, Nguyên Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Chủ tịch Hiệp hội
Vườn thú Việt Nam
Hợp tác giữa các vườn thú đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển
của đơn vị và cộng đồng vườn thú quốc gia và quốc tế.
Hợp tác bao gồm việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, trao đổi động vật, tập huấn
nhân sự chuyên môn, trong các lĩnh vực như chăm sóc động vật, thiết kế vườn thú, nhân
giống bảo tồn và giáo dục vườn thú, nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án bảo
tồn chung...
Bằng cách hợp tác, liên kết với nhau, các vườn thú có thể tập hợp kiến thức và
nguồn lực của mình để giải quyết những thách thức chung và các vấn đề mới nổi trong
lĩnh vực quản lý vườn thú. Tóm lại, việc hợp tác giữa các vườn thú là điều cần thiết cho
sự tăng trưởng và phát triển liên tục của các thành viên tham gia và của cộng đồng vườn
thú nói chung.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã tiến hành thiết lập và phát triển các mối quan hệ trong
nước và quốc tế từ những ngày đầu thành lập, duy trì và phát triển rất tốt trong suốt quá
trình vận hành cho đến những năm gần đây.
Lĩnh vực quản lý động, thực vật hoang dã cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực hợp tác trong
nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên. Trong khoảng thời gian từ
1993 - 1997 Thảo Cầm Viên SG đã nỗ lực hoàn thành nhiều đề tài khoa học mang tính
ứng dụng cao cấp thành phố. Đã có hai luận án tiến sĩ và nhiều thạc sĩ được thực hiện
với các dữ liệu động vật, thực vật của Thảo Cầm Viên.

158
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

BÁO CÁO CÔNG TÁC CỨU HỘ ĐỘNG VẬT


TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Phòng Kỹ thuật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Tài liệu hướng dẫn Quy trình tiếp nhận và chăm sóc động vật hoang dã này được
tập thể cán bộ nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đúc kết qua quá trình nhiều năm công
tác trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ động vật hoang dã. Tài liệu này có thể hữu ích
trong việc tiếp nhận và chăm sóc động vật hoang dã tại các khu nuôi cứu hộ và chương
trình bảo vệ động vật. Tuy nhiên, tùy trường hợp và điều kiện khách quan cụ thể một số
chỉ dẫn trong tài liệu này sẽ không thích hợp với tình hình thực tế đa dạng của những
khu nuôi cứu hộ khác nhau. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao những
kiến thức về chăm sóc động vật hoang dã trong thời gian tới và hy vọng sẽ có điều kiện
chia sẻ kinh nghiệm làm việc với các khu nuôi cứu hộ khác.

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


Bảo tồn nguyên vị: Là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng;
bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành
và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
Bảo tồn chuyển vị: Là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường
xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị
ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng;
lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công
nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Cứu hộ động vật hoang dã: Là những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ của con người tác
động vào từng cá thể động vật hoang dã để phục hồi sức khỏe và tập tính hoang dã của
cá thể động vật đó.
Động vật hoang dã: Là loài động vật sinh sống và phát triển theo quy luật tự nhiên,
không được thuần hóa bởi con người.
Loài đặc hữu: Là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới
hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở
nơi khác trên thế giới.
Loài bị đe doạ tuyệt chủng: Là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm số lượng cá
thể.
Nhân nuôi động vật hoang dã: Là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng phục hồi các cá thể
động vật hoang dã phục vụ mục đích bảo tồn.
Sinh cảnh sống: Là môi trường sống tự nhiên của loài động vật.
Tái thả động vật hoang dã: Là việc đưa trở lại nơi sinh sống tự nhiên của các loài động
vật được chăm sóc, chữa trị từ các Khu nuôi cứu hộ, vườn thú, trại nuôi hay động vật
thu giữ từ hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp; là hình thức
luân chuyển động vật từ một nơi sống này đến một nơi khác nhằm mục đích bảo tồn các

159
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

cá thể động vật đó hoặc là hoạt động đưa trở lại các cá thể động vật về nơi phân bố trước
kia của chúng mà vì một lý do nào đó mà loài này đã bị tiêu diệt hoặc biến mất khỏi khu
vực.

ĐỊNH DANH CON VẬT ĐƯỢC TIẾP NHẬN


Việc định danh chính xác con vật tiếp nhận vào là rất quan trọng, để từ đó có thể
đánh giá được hiện trạng của con vật và lên hồ sơ chương trình chăm sóc và điều trị hợp
lý. Đối với một số loài hay một số cá thể động vật việc định danh chính xác là rất quan
trọng do những loài này không thích hợp để nuôi giữ tại khu nuôi cứu hộ và cần thả về
tự nhiên ngay (dĩ nhiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn trong việc thả về tự nhiên),
đặc biệt đối với những cá thể có nguồn gốc bản địa.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA CON VẬT


Một khi đã định danh được chính xác con vật tiếp nhận, cần thiết phải có một bác
sĩ thú y có kinh nghiệm tiến hành kiểm tra và đánh giá con vật tiếp nhận. Cần phải thực
hiện cân trọng lượng và đo kích cỡ cơ thể để có thể đối chiếu với các chỉ số tương tự
này của con vật đó trong môi trường tự nhiên. Sau khi thực hiện xong công việc so sánh
này, bác sĩ thú y và một cán bộ của khu nuôi cứu hộ sẽ phải tiến hành cân nhắc xem con
vật này có khả năng tái hòa nhập với tự nhiên nếu được thả hay không. Nếu con vật quá
yếu hay bị chấn thương nghiêm trọng thì rõ ràng không thể cân nhắc đến việc thả về tự
nhiên; trong trường hợp này nếu khu nuôi cứu hộ không đủ điều kiện chuồng trại và
nhân lực và con vật chắc chắn không còn khả năng hồi phục thì phải nghĩ đến giải pháp
tiêu hủy con vật. Tuy nhiên có thể ngoại lệ đối với những loài quý hiếm, có giá trị trong
bảo tồn và giáo dục ở trong nước và nước ngoài. Nếu cuối cùng vẫn không tìm được
chuồng trại và những điều kiện chăm sóc thích hợp cho con vật ở khu nuôi cứu hộ cũng
như ở các nơi khác thì phải tiến hành tiêu hủy con vật sớm. Nếu khu nuôi cứu hộ tiếp
nhận tất cả con vật chuyển đến thì sẽ nhanh chóng bị quá tải và không thể hoàn thành
được đúng mục tiêu hoạt động đề ra. Nói tóm lại là phải có chủ trương ngay từ đầu về
số lượng và chủng loại động vật cần tiếp nhận để có mục tiêu cứu hộ rõ ràng.

TIẾP NHẬN VÀO KHU CHUỒNG TẠM


Đầu tiên khi tiếp nhận một con vật vào khu nuôi cứu hộ thì phải cho ngay vào khu
chuồng tạm. Khu chuồng tạm này phải được thiết kế ở một nơi thật yên tĩnh và cách xa
các nguồn gây tiếng động, giữ ánh sáng vừa phải (nhưng không được tối hoàn toàn),
nhiệt độ trong khu vực phải thích hợp với điều kiện sinh lý cụ thể của từng loài.
Đối với các loài chim và thú nhỏ thì nên thiết kế các hộp nhỏ bằng ván ép có lỗ
thông hơi (chú ý lỗ thông hơi phải chắc chắn để con vật không thoát ra được) và cửa ra
vào bằng thanh sắt. Kích cỡ của các hộp này nên thiết kế sao cho phải đủ lớn để con vật
có thể đứng thẳng, nằm dài, quay đầu hoặc đậu; nhưng cũng không được quá lớn để con
vật có thể chạy hoặc bay thoải mái. Việc thiết kế kích cỡ hộp không quá lớn nhằm mục

160
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

đích để tránh cho những con vật đang bị chấn thương có thể chạy hay bay thoải mái dẫn
đến tăng thêm chấn thương và trầm cảm cho con vật; ngoài ra cũng tiện để người chăm
sóc có thể bắt con vật ra dễ dàng.
Những con vật trong hộp ở tạm này phải được chăm sóc kỹ lưỡng, thân thiện và
thường xuyên. Nếu trong giai đoạn này, con vật có những biểu hiện tích cực và khỏe
mạnh hơn thì có thể chuyển con vật thẳng đến khu ở chính thức với diện tích rộng hơn.

CHO ĂN
Nhiều con vật khi vào khu nuôi cứu hộ không thể thích ứng ngay với khẩu phần
ăn tại khu nuôi cứu hộ, chúng đòi hỏi khẩu phần ăn phải giống với môi trường tự nhiên
của chúng. Để khắc phục tình trạng này khu nuôi cứu hộ phải làm đa dạng khẩu phần
ăn, nhất là các nguồn cây cỏ và côn trùng có nguồn gốc tự nhiên (tuy nhiên phải cẩn
thận do các loài thực vật thường có thuốc trừ sâu, côn trùng thường mang mầm bệnh ký
sinh và vi khuẩn). Đối với các loài ăn thịt thì thịt cho ăn phải được đông lạnh nguyên
con (chuột, gà con, gà nước) và được xả đông bằng cách cho vào nước ở nhiệt độ phòng
khoảng hai giờ trước giờ ăn (không cho vào nước nóng). Thịt đông lạnh sẽ giảm nguy
cơ mang mầm bệnh, tuy nhiên cũng giảm luôn hàm lượng vitamin trong thịt; do đó đối
với những con vật ăn thịt nuôi giữ trong khu nuôi cứu hộ dài ngày phải cho ăn bổ sung
vitamin.

CÁC QUY TRÌNH TẨY TRÙNG VÀ LÀM SẠCH


Điều kiện vệ sinh tốt là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong việc nuôi giữ con vật
tại khu nuôi cứu hộ. Những con vật hoang dã tại khu nuôi cứu hộ thường phải chịu trầm
cảm và căng thẳng liên tục và do đó dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn hẳn so với
điều kiện sống ngoài tự nhiên.
Tẩy trùng - Chuồng trại phải được chùi rửa và tẩy trùng ít nhất một lần một ngày.
Cách đơn giản nhất là xịt nước và lau sạch bằng các dung dịch vệ sinh pha loãng. Để
tạo điều kiện thuận lợi cho lau rửa thì mỗi chuồng nên có vòi nước, lỗ thoát nước và nền
chuồng không thấm nước.
Máng ăn và uống nước - Máng ăn và uống trong chuồng phải được rửa sạch mỗi
ngày, nước hồ tắm phải được thay khi đục và có mùi. Máng nước uống phải thiết kế sao
cho tiện cho con vật để uống nhưng không dời chuyển hoặc lật ngược lên được.
Nước sạch - nhiều loài thú có nhu cầu cần nhiều loại nước khác nhau, do đó nên
cung cấp cho thú nhiều nguồn nước, đặc biệt là nước sạch.
I. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI
THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
1. Điều kiện tiếp nhận cứu hộ động vật rừng
- Thảo Cầm Viên Sài Gòn chỉ tiếp nhận cứu hộ động vật rừng từ cơ quan chức
năng, cơ quan thực thi pháp luật Nhà nước chuyển giao.

161
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Thủ tục hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận gồm:


• Công văn đề nghị tiếp nhận, nuôi dưỡng và bảo quản động vật rừng của
cơ quan chức năng tiếp nhận động vật rừng từ tổ chức, cá nhân giao nộp.
Hoặc Công văn đề nghị tiếp nhận, nuôi dưỡng và bảo quản động vật rừng
là tang vật, vật chứng của vụ việc “vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm” hoặc “vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang
dã”.
• Công văn phúc đáp đồng ý tiếp nhận của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
• Quyết định về việc chuyển giao động vật rừng cho Công ty TNHH MTV
Thảo Cầm Viên Sài Gòn:
▪ Quyết định về việc phê duyệt phương án xử lý tài sản xác lập quyền
sở hữu toàn dân.
▪ Hoặc Quyết định của bản án tòa án.
▪ Hoặc Quyết định về giao vật chứng vụ án của cơ quan có thẩm quyền.
• Giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển loài được ưu tiên bảo vệ
• Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng
• Các hồ sơ liên quan đến tang vật, vật chứng nếu động vật rừng là tang vật,
vật chứng của vụ việc “vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm” hoặc “vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã”.
▪ Biên bản vi phạm hành chính
▪ Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
▪ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
• Biên bản giao nhận động vật rừng.
Chuẩn bị thức ăn - khu vực và dụng cụ nấu ăn phải được tẩy trùng (không phải chỉ
rửa đơn thuần) sau mỗi lần đun nấu để tránh vi khuẩn gây bệnh tích tụ qua một thời gian
dài sử dụng.
Con thú mới - phải luôn luôn tẩy trùng tuyệt đối chuồng trước khi cho một con
thú mới vào để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ những con thú trước đó trong
chuồng sang các con thú mới.

162
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

TÁI THẢ VÀO TỰ NHIÊN

Lựa chọn cá thể động vật tái thả

Đánh giá hành vi và sức khỏe động vật


trước tái thả
Xây dựng kế hoạch,
phương án tái thả
Xây dựng quy trình chăm sóc tiêu chuẩn
cho cá thể động vật tái thả

Chọn địa điểm tái thả phù hợp

Tái thả tại các địa phận không thuộc chủ


rừng quản lý
Thực hiện các thủ tục pháp
lý tái thả
Tái thả tại các địa phận thuộc chủ rừng
quản lý

Kiểm tra trước khi tái thả

Tiến hành tái thả


động vật Trình tự tiến hành tái thả

Theo dõi động vật sau tái thả

Hình 2.1: Tái thả động vật vào tự nhiên

163
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2. Xây dựng kế hoạch, phương án tái thả


2.1 Lựa chọn cá thể động vật tái thả
- Dựa vào quy hoạch động vật của công ty
- Tình hình thực tế của đơn vị: Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, cơ sở vật chất
chuồng trại, nguồn lực. Số loài và số lượng cá thể động vật hiện có.
- Theo mức độ nguy cấp: Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, để phân loại động vật rừng
thành nhóm, gồm nhóm IB, IIB và nhóm thông thường.
- Kiểm tra thông tin về nguồn gốc, lý lịch, khu vực phân bố, đặc điểm sinh thái
của động vật đề xuất tái thả.
2.2 Đánh giá hành vi và sức khỏe động vật trước tái thả
a. Đánh giá hành vi
Thông qua việc quan sát và ghi chép lại hành vi của động vật chúng ta có thể
đánh giá được chúng có khả năng thể hiện các hành vi tự nhiên của loài hay không hay
là chúng có bất cứ hành vi bất thường nào không.
b. Kiểm tra sức khỏe
Sức khỏe sẽ được đánh giá qua bảng theo dõi hành vi động vật và quy trình
khám, kiểm tra sức khỏe động vật của các bác sĩ thú y bao gồm:
- Xác định thể trạng con vật
- Xét nghiệm mẫu sinh phẩm: Xét nghiệm, kiểm tra các bệnh đặc trưng tùy
theo nhóm loài (ký sinh trùng, cúm, dại, lở mồm long móng…), đảm bảo
động vật tái thả có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm
cao.
- Kiểm tra di truyền, lưu giữ thông tin nguồn gen (nếu có).
2.3 Xây dựng quy trình chăm sóc tiêu chuẩn cho cá thể động vật tái thả
- Huấn luyện và phục hồi tập tính cho động vật: Phục hồi tập tính tự nhiên bầy
đàn, tập tính săn mồi tự nhiên, bản năng di chuyển, lẩn trốn loài thiên địch.
- Tái thả về khu bán hoang dã nếu động vật đã nuôi nhốt lâu ngày.
Động vật trước khi tái thả phải được tái thả về khu bán hoang dã để phục hồi các
tập tính hoang dã cơ bản để thích nghi dần với môi trường tự nhiên như: Khả năng quan
sát, tập tính tìm mồi, lựa chọn nơi ngủ, tìm bạn tình, khả năng tự vệ trước kẻ thù.
2.4 Chọn địa điểm tái thả phù hợp
Tùy từng loài, từng cá thể được chọn lựa tái thả mà ta tiến hành khảo sát, xác định,
lựa chọn vùng phân bố, sinh cảnh phù hợp của động vật rừng trước khi tổ chức tái thả.
3. Thực hiện các thủ tục pháp lý tái thả
3.1 Tái thả tại các địa phận không thuộc chủ rừng quản lý
Lập hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục tái thả
- Xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch tái thả.
- Công văn đề nghị tiếp nhận động vật để tái thả về môi trường tự nhiên.
- Công văn đồng ý tiếp nhận tái thả động vật.

164
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ quan thú y tỉnh, giấy chứng nhận
kiểm dịch (trong trường hợp đưa động vật ra khỏi tỉnh).
- Biên bản bàn giao động vật để tái thả có xác nhận của Chi cục Kiểm lâm.
- Quyết định tái thả động vật (nếu động vật là tang vật của vụ án thì phải có
quyết định của cơ quan có thẩm quyền như: quyết định của Tòa án; quyết
định xử lý tang vật của Công an; quyết định sở hữu toàn dân của UBND
tỉnh…).
- Biên bản Tái thả động vật rừng.
- Giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy (lệnh) điều động xe.
3.2 Tái thả tại các địa phận thuộc chủ rừng quản lý
Lập hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục tái thả
- Xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch tái thả.
- Quyết định tái thả động vật (nếu động vật là tang vật của vụ án thì phải có
quyết định của cơ quan có thẩm quyền như: quyết định của tòa án; quyết định
xử lý tang vật của công an; quyết định sở hữu toàn dân của Ủy ban nhân dân
tỉnh…)
- Biên bản tái thả động vật rừng.
- Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe động vật.
4. Tiến hành tái thả
4.1 Kiểm tra trước khi tái thả
a. Yêu cầu về nơi tái thả
- Trước khi tái thả phải kiểm tra vùng, địa điểm tái thả đảm bảo các điều kiện
sinh trưởng, phát triển, phù hợp với sinh cảnh sống, thuộc vùng phân bố tự
nhiên của loài.
- Nơi được chọn để tái thả phải đảm bảo để các cá thể động vật được thả có
môi trường sống phù hợp lâu dài.
- Diện tích khu vực tái thả phù hợp với tập tính sinh sống của loài động vật.
- Nơi tái thả phải đảm bảo nguồn thức ăn đối với loài được tái thả.
- Khu vực tái thả phải được quản lý, hạn chế hoạt động của con người trong
vòng 24 tiếng đồng hồ nhằm tạo cơ hội cho động vật di chuyển đến nơi an
toàn và đảm bảo an toàn cho con người.
b. Yêu cầu về an toàn
- Chỉ thực hiện khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và được sự đồng
ý bằng văn bản của chủ rừng.
- Đảm bảo an toàn cho người, động vật được tái thả và các loài động thực vật
tại khu vực tái thả.
- Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của động vật trước khi tái thả (sức khỏe tốt,
tăng cân đều, không bị thương tật, không nhiễm ký sinh trùng…); xét nghiệm
các bệnh có nguy cơ lây nhiễm.
- Chỉ tái thả khi động vật đảm bảo một số điều kiện sau đây:
• Động vật khỏe mạnh, lành lặn, không nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh.

165
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

• Không tái thả trong các trường hợp động vật bị nhiễm bệnh, hoặc có
mang mầm bệnh theo kết luận của bác sĩ thú y; động vật bị thương tật
vĩnh viễn hoặc không còn khả năng tái thích nghi với môi trường sống
ngoài tự nhiên hoặc không phải loài bản địa.
• Trước khi tái thả cần kiểm tra huấn luyện phục hồi tập tính cho chúng để
đảm bảo chúng có thể sống sót ngoài môi trường hoang dã.
• Cần có biện pháp theo dõi, giám sát các cá thể sau tái thả (gắn chip điện
tử hoặc dùng bẫy ảnh (camera trapping)) để theo dõi nếu có điều kiện.
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: hộp vận chuyển, trang thiết
bị dụng cụ đi rừng, hộp cứu thương…

4.2 Trình tự tái thả động vật hoang dã


a. Công tác chuẩn bị
- Hoàn thiện hồ sơ tái thả (giấy xác nhận tình trạng sức khỏe, giấy chứng nhận
kiểm dịch, công văn đồng ý cho tái thả của chủ rừng hoặc ban quản lý khu
tái thả, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, quyết định tòa án…).
- Lựa chọn vị trí tái thả.
- Dụng cụ bao gồm: Lồng vận chuyển động vật hoang dã có thể là thùng bằng
gỗ/ nhựa/ sắt…đối với công, trĩ và gà lôi; nếu địa điểm tái thả ở gần có thể
dùng làn nhựa (để tránh cho con vật giãy giụa nhiều gây gãy, rụng lông);
găng tay y tế/ bảo hộ; cồn y tế/ dung dịch khử khuẩn; GPS; máy ảnh…
- An toàn, vệ sinh: Người tiếp xúc với động vật phải đeo găng tay bảo hộ hoặc
găng tay y tế và phải vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn trước khi tiếp xúc
với cá thể tiếp theo (tốt nhất là thay găng tay y tế).
b. Trình tự tiến hành tái thả
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục quy định trong công tác chuẩn bị trước khi tái
thả. Trình tự tái thả được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Bắt và kiểm tra động vật cho vào lồng/ hộp vận chuyển.
- Trong quá trình bắt động vật hoang dã cần lưu ý nhẹ nhàng, tránh gây ức chế,
căng thẳng cho chúng. Khi di chuyển vào lồng cần lót khăn mềm tránh gây
tổn thương cho chúng, lồng phải được che chắn kỹ càng.
Bước 2: Vận chuyển đến địa điểm tái thả.
- Trên đường vận chuyển động vật đi tái thả cần đi với tốc độ chậm vừa phải,
tránh rung sốc thấp nhất có thể, hạn chế tối đa tiếng ồn trong quá trình vận
chuyển.
- Trong suốt quá trình vận chuyển, động vật hoang dã phải được thường xuyên
theo dõi tình hình sức khỏe và tâm lý.
- Trường hợp di chuyển xa để thả cần cung cấp nước và thức ăn đầy đủ.
Bước 3: Tái thả

166
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Khi đến địa điểm tái thả, di chuyển các lồng đựng động vật đến vị trí đã chuẩn
bị trước đó, tùy loài động vật mà phải đảm bảo mỗi cá thể cách nhau một
khoảng cách phù hợp (với một số loài rùa di chuyển chậm và có tính lãnh thổ
cao khoảng cách cần thiết có thể cần từ 200m đến 500m).
- Sau khi khảo sát điều kiện xung quanh khu vực thả, chỗ nào an toàn cho động
vật thì mới tiến hành thả.
- Dùng tay được đeo găng tay y tế hoặc găng tay bảo hộ mở cửa lồng nhốt
động vật, cửa lồng hướng về phía trong rừng, phải mở lồng từ từ không gây
sợ hãi cho động vật.
- Đảm bảo trước mặt không có vật cản nào, người thả đứng sau lồng.
- Giữ yên lặng cho con vật tự đi ra ngoài; tránh không rung, lắc hoặc có hành
động đe dọa làm con vật sợ sệt, hoảng loạn để chạy thoát khỏi lồng.
4.3 Theo dõi động vật sau tái thả.
Tổ chức theo dõi hoặc lắp camera-trapping quan sát thường xuyên để đánh giá khả
năng tồn tại và tái hòa nhập môi trường tự nhiên của động vật sau tái thả.
- Đối với những cá thể động vật không gắn chip cần theo dõi cá thể tái thả
trong vòng 24h.
- Nếu cá thể tái thả được gắn chip, hàng năm cần có những cuộc khảo sát tại
nơi tái thả để theo dõi về tình trạng quần thể nơi tái thả.
- Có thể theo dõi động vật hoang dã sau tái thả bằng các phương pháp như:
• Gắn micro-Chip để theo dõi bằng phát sóng Radio.
• Đặt bẫy ảnh tại các khu vực tái thả để theo dõi sự sống sót của chúng
nếu các cá thể trước khi tái thả đã được đánh dấu ký hiệu riêng (đeo thẻ,
vòng chân) trước đó.
• Định kỳ kiểm tra, theo dõi quan sát bằng mắt thường.

IUCN (Tổ Chức Bảo Tồn Thế Giới) đã công bố những Quy trình chuẩn và hoàn
thiện trong việc tái thả con vật hoang dã về tự nhiên. Các khu nuôi cứu hộ trên thế giới
nên tuân theo những Quy trình chuẩn và hoàn chỉnh này, tuy nhiên tùy trường hợp có
thể gia giảm thêm bớt cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và địa phương. Về cơ bản thì
những loài bản địa, chắc chắn xuất xứ từ quần thể tự nhiên trong khu vực và trong điều
kiện sức khỏe tốt (đã chắc chắc kiểm ra không có ký sinh trùng và nguồn bệnh) thì mới
được thả về môi trường tự nhiên. Một con vật khi được thả vào tự nhiên sẽ phải đối mặt
với những nguy cơ rất cao do nó phải thành lập một vùng lãnh địa riêng ở một nơi đã có
sẵn quần thể tự nhiên của loài đó và con vật phải tìm đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu
của nó. Địa điểm và khu vực thả con vật cũng cực kỳ quan trọng. Trước khi thả con vật
vào một khu vực phải xem xét cẩn thận để đánh giá xem khu vực đó đã đạt đến đỉnh cư
trú của quần thể tự nhiên của loài đó hay chưa, hay một trường hợp khác là phải xem
khu vực đó có sự tồn tại tự nhiên của loài vật muốn thả hay không.

167
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Một số loài động vật hoang dã có quá trình phát tán khu vực sống rất chậm, do đó
địa điểm thả những loài này phải rậm rạp và an toàn để có thể bảo vệ cho con vật sống
ở đây trong thời gian thích nghi để có thể phát tán đi nơi khác. Cũng không nên thả
nhiều con vật liên tiếp trong một thời gian ngắn tại cùng một địa điểm do những con vật
phát tán chậm sẽ ở nguyên trong khu vực thả trong một khoảng thời gian dài từ đó dẫn
đến khu vực này sẽ trở nên đông đúc và không đủ sức bảo vệ các con vật.
Một số loài hay một số cá thể cũng có khả năng thích nghi chậm hơn với môi
trường tự nhiên so với một số loài khác (đặc biệt đối với các loài hay con vật đã sống
trong môi trường nuôi nhốt lâu ngày hay một số loài thông minh đã thích nghi rất nhanh
với môi trường nuôi nhốt).
Đối với những loài này phải có một chương trình đặc biệt để hướng chúng dần
thích nghi trở lại vào môi trường tự nhiên. Chương trình này thường bao gồm vận chuyển
con vật đến địa điểm dự định thả, nhốt con vật trong chuồng ở đây trong khoảng một
đến hai tuần, sau đó thả con vật ra ngoài trời để con vật có thể làm quen với môi trường
xung quanh nhưng tiếp tục cho thức ăn ở trong chuồng. Trong những ngày hay tuần tiếp
đó giảm dần khẩu phần ăn để con vật có trở nên độc lập hơn. Giai đoạn làm quen này
nên hạn chế tối đa sự hiện diện của con người để tránh quấy nhiễu con vật. Tuy nhiên
chương trình hướng con vật thích nghi trở lại với tự nhiên này rất công phu và phức tạp
và đôi khi cũng không đạt được kết quả mong muốn. Do đó trước khi thực hiện trả con
vật về với tự nhiên và chương trình thích nghi này thì cần phải xem xét những giá trị
bảo tồn và giáo dục của con vật để xem có nên giữ con vật lại hay không.
Nếu điều kiện cho phép thì nên thực hiện chương trình theo dõi, giám sát con vật
trong tự nhiên sau khi thả, nếu con vật có những biểu hiện không thích nghi được với
môi trường sống thì phải bắt trở lại, tiếp tục thực hiện chăm sóc và một chương trình tái
thả con vật vào tự nhiên.
Nhìn chung việc thả trở lại vào tự nhiên không phải là một giải pháp được ưu tiên
đối với những con vật trong khu nuôi cứu hộ. Nên xem xét nếu con vật thuộc loài quý
hiếm và tiêu biểu thì cần thiết phải giữ lại trong môi trường nuôi nhốt vĩnh viễn và xem
xét chuyển con vật đến những khu nuôi cứu hộ hay chương trình gây nuôi động vật
hoang dã có chất lượng.
Đối với những con vật thuộc những loài không phải là bản địa nhưng quý hiếm thì
cần xem xét giữ lại khu nuôi cứu hộ trong một thời gian và sau đó chuyển chúng đến
những khu nuôi cứu hộ ở gần nơi có quần thể cư trú tự nhiên của loài để có thể thả trở
về tự nhiên hoặc chuyển đến các khu nuôi cứu hộ gây nuôi phục vụ cho nhu cầu giáo
dục.

GHI CHÉP VÀ LƯU GIỮ


Việc ghi chép và lưu trữ lại tất cả những thông số và chi tiết có liên quan của con
vật tại khu nuôi cứu hộ là rất quan trọng và cần thiết. Phải thực hiện ghi nhận lại tất cả
thông tin chi tiết của con vật từ khi tiếp nhận vào khu nuôi cứu hộ cho đến những giai

168
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

đoạn cuối cùng; những thông tin ghi chép này phải được sắp xếp và tổ chức ngăn nắp
và khoa học. Thông tin cần ghi chép bao gồm chi tiết về xuất xứ và tiếp nhận con vật,
các vấn đề y tế của con vật, thức ăn và dinh dưỡng, những thành công và thất bại trong
chăm sóc con vật cũng như các yếu tố bổ sung khẩu phần dinh dưỡng rút kinh nghiệm
từ chăm sóc con vật. Tất cả những thông tin chi tiết được ghi nhận một cách đồng bộ
này sẽ cực kỳ quan trọng trong việc hệ thống hóa, rút ra kinh nghiệm trong chăm sóc
động vật để từ đó có thể hoàn thiện Quy trình và chuẩn hóa việc chăm sóc động vật
hoang dã. Những kinh nghiệm rút ra được từ những thông tin ghi chép có thể dẫn đến
những quyết định đúng đắn trong khẩu phần dinh dưỡng, phương pháp thả vào tự nhiên
và những trường hợp khác.

169
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Phụ lục
MỘT SỐ LOÀI CỨU HỘ ĐÃ SINH SẢN THÀNH CÔNG TẠI
THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Nguồn gốc
• Người dân trao tặng
Thú nuôi làm cảnh
Mua lại từ người buôn bán
Bắt được ngoài tự nhiên
• Chuyển giao từ cơ quan chức năng (Vườn Quốc gia, Trung tâm cứu hộ, Chi cục
kiểm lâm)
Sau khi có quyết định xét xử từ tòa án
Quyết định trực tiếp từ cơ quan chức năng
Người dân trao tặng
Hình 1: Người dân trao tặng

170
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2: Tiếp nhận từ Cơ quan chức năng


Nguồn gốc
• Tang vật vụ án, chờ xét xử
• Bắt giữ trong các chuyên án
• Tịch thu từ người bán
• Giữ hộ (ngắn hạn)
• Hỗ trợ tiếp nhận giúp Chi cục kiểm lâm
• Nuôi giữ ngắn hạn, chuyển giao
Nguồn gốc
Hình 3: Tang vật vụ án
• Hỗ trợ các đơn vị chức năng

171
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

• Cứu hộ trực tiếp từ điạ bàn

• Tư vấn lên kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng

Hình 4: Cứu hộ bò tót – Hỗ trợ Chi cục kiểm lâm Bình Phước

172
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 5: 11 bò tót lai Vườn Quốc gia Phước Bình - Ninh thuận 09/2020
Tình trạng sức khỏe động vật cứu hộ
• Ổn định
• Thú nuôi làm cảnh
• Thú chuyển giao từ cơ quan chức năng (CQCN)
• Dễ gặp bệnh lý
• Các nhóm động vật cứu hộ còn lại
• Vấn đề thường gặp
• Stress, mất nước, suy nhược, vết thương, bệnh truyền nhiễm, nội ngoại ký
sinh trùng, sai lệch dinh dưỡng

Hình 6: Công tác cứu hộ và chăm sóc động vật (ĐV) cứu hộ tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn

173
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Tồn tại – bất cập


• Bị động trong công tác quy hoạch ĐV, chuồng trại, nhân công, thức ăn, thuốc thú
y,…
• Phần lớn ĐV sức khỏe không ổn định nên tỉ lệ cứu hộ/tỉ lệ sống không cao
• Đa số các vụ án xét xử kéo dài, gây khó khăn trong công tác quản lý nhóm ĐV
này.
Lợi ích
• Hỗ trợ đơn vị chức năng, giải quyết vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng các loài ĐV
hoang dã.
• TCVSG có nguồn thú mới, tăng nguồn gene, giảm nguy cơ đồng huyết, cận
huyết.
• Tăng nguồn thú trưng bày phục vụ du khách.
• Cho ĐV có cơ hội được cứu sống, điều trị, chăm sóc nuôi dưỡng, có một căn nhà
mới.
Thống kê
• 2021
Tiếp nhận từ chuyên án: 184 cá thể/ 10 loài
Tiếp nhận bàn giao từ CQCN: 0
• 2022
Tiếp nhận từ chuyên án: 19 cá thể/ 06 loài
Tiếp nhận bàn giao từ CQCN: 0
• 2023
Tiếp nhận từ chuyên án: 63 cá thể/ 13 loài
Tiếp nhận bàn giao từ CQCN: 14 cá thể/ 08 loài
Một số nhóm ĐV điển hình
• Khu Bò sát
• Trăn, Rắn hổ chúa, Rùa răng, Rùa đất lớn, Kỳ đà nước, Kỳ đà vân.
• Khu Bát giác
• Báo hoa mai, Báo lửa, Báo gấm, Cầy vằn, Gấu mèo.
• Khu Cọp vàng
• Cọp bengal, Gấu ngựa, Cáo tuyết, Vượn đen má hung
• Khu Vọc mới
• Vọc chân nâu, Vọc chân xám, Vọc chân đen
• Khu Chim nhỏ
• Rái cá lông mượt, Rái cá vuốt bé
• Hồng hoàng, Vẹt mào, Vẹt xanh
• Vượn Pile, Vượn đen má hung

174
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Một số loài cứu hộ đã sinh sản thành công tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
• Vọc chân xám
• Hổ Bengal
• Mèo cá
• Cầy vằn
• Gấu mèo
• Rái cá vuốt bé
• Vượn đen má hung

Hình 7: Hổ mẹ được cứu hộ đã sinh sản thành công tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

175
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

TRUNG TÂM GIÁO DỤC VƯỜN THÚ


25 NĂM (1999 - 2024) XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ths. Nguyễn Đình Thế và Lê Văn Bình, Trung tâm Giáo dục Vườn thú, Thảo Cầm
Viên Sài Gòn
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Trung tâm Giáo dục Vườn thú (TTGDVT) là một đơn vị trực thuộc Công ty
TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Tiền thân là phòng Giáo dục Bảo tồn được chính
thức thành lập từ tháng 9 năm 1999. Trong quá trình hoạt động, TTGDVT còn có một
số tên gọi như phòng Giáo dục Bảo tồn và Phát triển, phòng Giáo dục Bảo tồn và Bảo
vệ Môi trường, đến năm 2011 đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Vườn thú và giữ nguyên
từ đó đến nay.
Trải qua 25 năm TTGDVT từng bước xây dựng và phát triển vững mạnh để
thực hiện một trong những chức năng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là chức năng
giáo dục và đó cũng là một chức năng chính của các vườn thú hiện đại trên thế giới.
Từ năm 2002, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội các nhà giáo dục Vườn thú Thế giới IZEA (International Zoo Educators
Association), đó là cơ sở để giáo dục vườn thú có thể tiếp cận với các chương trình,
kiến thức mới từ cộng đồng các nhà giáo dục vườn thú thế giới.
Từ những ngày đầu mới thành lập, TTGDVT chỉ có 2 nhân sự chính thức và cùng
với đội ngũ cộng tác viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn là cán bộ kỹ thuật ở các phòng
ban trong công ty, phần lớn nhân sự chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác giảng
dạy cũng như hướng dẫn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học
còn hạn chế và lạc hậu. Hiện nay nhân sự Trung tâm là 7 người, trong đó có 3 nhân sự
có trình độ trên đại học và 4 nhân sự có trình độ đại học trực tiếp tham gia việc giảng
dạy, hướng dẫn và biên soạn các tài liệu. TTGDVT còn có sự đóng góp của đội ngũ
cộng tác viên hùng hậu có chất lượng chuyên môn cao với hơn 30 nhân sự thường
xuyên là sinh viên của các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông Lâm,
Đại học Sư phạm,…Các giáo viên đến từ các trường học, các giảng viên, nghiên cứu
viên đến từ trường Đại học và các Viện nghiên cứu có chuyên môn phù hợp.
Song song với quá trình xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, luôn hướng tới
là TTGDVT hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các trường học thì cơ sở
vật chất cũng là một phần quan trọng để thu hút và phát triển chương trình giáo dục
ngoại khóa. Chương trình giáo dục Sinh học ở các trường phần lớn chưa có đủ các mẫu
vật, môi trường thực tập, nội dung bài giảng khó gắn với thực tiễn nên chủ yếu tập trung
vào lý thuyết. Thảo Cầm Viên Sài Gòn với bộ sưu tập động, thực vật phong phú, đa
dạng, có cơ sở, các trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy như: phòng thí nghiệm thực
hành với 20 kính hiển vi hiện đại; Bảo tàng động thực vật với hơn 1.000 mẫu vật nhồi
bông, mẫu xương, mẫu động vật đột biến, mẫu thực vật,… Vườn bướm, Vườn thuốc,
Vườn cây nông nghiệp;… cũng là những cơ sở được Thảo Cầm Viên Sài Gòn đầu tư
phục vụ cho chương trình giáo dục. Nơi đây có thể trở thành một cơ sở thực tập hữu ích,

176
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

giúp học sinh củng cố về các kiến thức Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông
và đặc biệt là môi trường thực tế trong các tiết học về hoạt động giáo dục bảo tồn v.v…

Hình 1.1: Các em học sinh chụp hình kỷ niệm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH NỔI BẬT
Chương trình Giáo dục Bảo tồn và Bảo vệ môi trường: Là chương trình chính
trong hoạt động giáo dục tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn từ những ngày đầu thành lập cho
đến nay, được xây dựng theo mô hình của các vườn thú tiên tiến trên thế giới, chương
trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, dựa trên một phần nội dung của sách giáo
khoa các môn Giáo dục trải nghiệm, Sinh học, Khoa học của các trường, trên cơ sở
vật chất hiện có và bộ sưu tập động – thực vật phong phú của Thảo Cầm Viên Sài
Gòn theo phương châm: giáo dục ý thức là phải thực hiện từ khi con còn nhỏ, giáo
dục đều đặn đến khi con lớn lên, thành thói quen bảo vệ môi trường từ những sự việc
nhỏ nhất, phù hợp với lứa tuổi. Cụ thể, chương trình được chia thành nhiều chuyên đề,
dành cho các độ tuổi và cấp lớp khác nhau. Trong khi các bé nhỏ (3-5 tuổi) tìm hiểu về
cây cỏ và con vật, các bé lớn hơn sẽ được học về các chương trình cụ thể như nơi sinh
sống của các động thực vật (học sinh lớp 2) hoặc quá trình sinh sản của động vật (học
sinh lớp 5) và các chương trình đặc thù khác (dành cho học sinh trung học cơ sở và trung
học phổ thông) với gần 30 chuyên đề đa dạng các chủ đề. Không gian rộng lớn, trong
lành cùng với hệ động thực vật đa dạng, đầy màu sắc của Thảo Cầm Viên Sài Gòn chắc
chắn sẽ mang lại cho các em học sinh những giờ phút học mà chơi thư giãn và thú vị.
Song song đó, TTGDVT đã tổ chức cho các trường học, công ty tổ chức những
chuyến tham quan về động – thực vật – môi trường thoáng mát, trong lành tại Thảo
Cầm Viên, giúp học sinh, sinh viên trải nghiệm trên những mẫu sống thực tế để củng
cố những kiến thức học được từ nhà trường.
Mỗi năm, có hàng chục ngàn lượt học sinh các cấp tại TP.HCM và các tỉnh lân
cận như Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh,… tham
gia Chương trình tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

177
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.1: Học sinh tham gia Tiết học tại hội trường

Hình 2.2: Học sinh tham quan tìm hiểu động vật cùng hướng dẫn viên

Hình 2.3: Tham quan Bảo tàng động thực vật


Chương trình Tiết học ngoài nhà trường: Vào tháng 10 năm 2016, Sở Giáo dục
và Đào tạo TP.HCM và Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn cùng phối hợp
tổ chức chương trình Tiết học ngoài nhà trường tại Thảo Cầm Viên dành riêng cho
học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM. Chương trình
này được thiết kế nhằm mục đích mở rộng không gian lớp học, với phương pháp “thực

178
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

học, thực nghiệm”, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực,
phẩm chất đạo đức người học. Mỗi chủ đề được ban soạn thảo thiết kế quy trình hoạt
động học tập gắn liền nội dung kiến thức sinh học với thực tiễn cụ thể của Thảo Cầm
Viên và quy trình đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động
học tại Thảo Cầm Viên.
Đến năm 2018, TTGDVT mở rộng chương trình Tiết học ngoài nhà trường
sang học sinh tiểu học và áp dụng thí điểm tại TP.HCM. Sau đó, mở rộng sang các
tỉnh lân cận.

Hình 2.4: Học sinh làm bài thu hoạch chương trình Tiết học ngoài nhà trường

Hình 2.5: Học sinh thảo luận bài học cùng giáo viên

179
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.6: Học sinh tìm hiểu sâu, bướm

Hình 2.7: Trải nghiệm cho dê cừu ăn


Chương trình Khoa học Nông nghiệp tại Công viên Saigon Safari – Củ
Chi: là chương trình đưa học sinh đến với các hoạt động và trải nghiệm thực tế trên
đồng ruộng sản xuất về 3 chủ đề: chương trình trải nghiệm – trồng hoa kiểng, chương
trình trải nghiệm – trồng rau, chương trình trải nghiệm – trồng cây thủy canh.

Hình 2.8: Học sinh học kỹ thuật trồng hoa, cây kiểng

180
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ngoài ra, TTGDVT đã xây dựng nhiều chương trình hoạt động, hợp tác với các
đơn vị đối tác để không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả đáp ứng các hoạt động
ngoại khóa của trường học và nâng cao năng lực đưa TTGDVT ngày càng phát triển
như:
- Chương trình Hè dành cho khách lẻ với chương trình đặc thù chất lượng trong 3
năm 2020 – 2023.
- Chương trình Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Vui cùng lá và đất sét (2020), Chạm
vào tự nhiên (2022), Sách với tự nhiên (2023) giúp trẻ em hình thành tình yêu
với thiên nhiên qua các hoạt động trải nghiệm tại Thảo Cầm Viên.
- Chương trình trồng cây từ năm 2016 đến tháng 09/2023, nhằm nâng cao kỹ
năng chăm sóc cây và ý thức bảo vệ môi trường.
- Chương trình tham quan tìm hiểu động – thực vật theo yêu cầu dành cho khách
đoàn khác.
- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thi: Chúng em cùng nhau bảo vệ
môi trường năm 2003 (phối hợp với công ty Ford Việt Nam), Thiên nhiên – môi
trường và Thảo Cầm Viên năm 1999, Cuộc thi vẽ tranh Việt – Nhật, Cuộc thi ảnh
nghệ thuật Thảo Cầm Viên (phối hợp với Hội nhiếp ảnh Thành phố), ...
- Phối hợp với Nhà xuất bản Trẻ thực hiện chương trình Sân chơi thiếu nhi: Em
yêu sách và em yêu thiên nhiên tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.
- Phối hợp với Nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện chương trình viết sách về Thảo
Cầm Viên.
- Tổ chức lớp tập huấn cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM; cho Tổ chức Wildlife
Conservation Society (WCS); Safari Phú Quốc, lớp Nghiệp vụ động vật hoang dã
cho các chủ trang trại, ....
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy chuyên ngành cho sinh viên đại
học và cao học của các trường Đại học (ĐH Nông Lâm, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây
Nguyên,…) là một phần đáng kể trong hoạt động của đơn vị. Nội dung giảng dạy
bao gồm: Chăn nuôi và thú y động vật hoang dã, trong đó chủ đề bảo tồn và khai
thác bền vững nguồn tài nguyên động vật rừng là phần luôn được coi trọng. Chuyên
ngành này đã đưa vào môn học chính thức của các trường đại học trên.

181
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.9: Chương trình “Em yêu sách và em yêu thiên nhiên”

Hình 2.10: Chương trình Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

- Nghiên cứu khoa học để phục vụ việc bảo tồn, nếu sử dụng vào việc giáo dục ở
vườn thú và bên ngoài sẽ tạo sự chú ý của công chúng, giúp có thêm tác động tốt đối
với bảo tồn các loài. Trong thời gian qua một đề tài nghiên cứu liên quan đến động
vật hoang dã và bảo tồn cũng được thực hiện trong những năm gần đây như:
+ Ảnh hưởng của du khách lên tập tính của Hổ Đông Dương (Panthera Tigris
Corbetti) trong điều kiện nuôi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Tác giả Nguyễn Đình
Thế).
+ Biên soạn nội dung chương trình Giáo dục bảo tồn và Bảo vệ môi trường dành
cho học sinh bậc THPT tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Tác giả Nguyễn Đình Thế và
cộng sự).
+ Xây dựng, cải tiến chương trình Giáo dục bảo tồn và Bảo vệ môi trường tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn áp dụng cho học sinh các trường THCS (Tác giả Lê Văn
Việt và cộng sự ).

182
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

+ Xây dựng thư viện chủ đề thiên nhiên tại Thảo Cầm Viên (Tác giả Lê Thị Thanh
Vân và cộng sự ).
+ Xây dựng bộ tài liệu Truyền thông - Giáo dục vườn thú tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn (Tác giả Nguyễn Thị Bé Ba).
+ Điều tra, đề xuất bảo tồn hiện trạng một số loài cây rừng tái sinh tự nhiên tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Tác giả Lê Văn Bình và cộng sự ).
+ Điều tra thành phần loài lưỡng cư, chọn lọc nhân nuôi phục vụ dạy học và trưng
bày tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Tác giả Lê Văn Bình và cộng sự ).
Bên cạnh việc phục vụ, giảng dạy, TTGDVT còn phụ trách, quản lý các khu
vực sau để phục vụ công tác giảng dạy như sau:
- Di tích lịch sử cấp Thành phố của Biệt động Sài Gòn xưa là di tích Quán Nhan
Hương (từ 2014), nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Nơi đây từng là địa
điểm giao liên của Biệt động Sài Gòn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hằng
tuần và các dịp Lễ, Tết, TTGDVT đều có nhân sự trực di tích này để phục vụ khách
tham quan.
- Bảo tàng động – thực vật là nơi lưu giữ, trưng bày mẫu động vật, thực vật nằm
trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đã hình thành từ những năm 2010 - 2012,
chủ yếu phục vụ cho học sinh, đến ngày 6/11/2018 thì chính thức mở cửa phục vụ du
khách tham quan vào cuối tuần và các dịp Lễ, Tết. Bảo tàng được thiết kế, xây dựng có
diện tích trên 600m² không gian trưng bày với nhiều khu vực ấn tượng theo các chủ đề
khác nhau. Tổng bộ sưu tập với hơn 1.000 mẫu vật, trong đó khu trưng bày mẫu tiêu
bản thực vật TCVSG hiện đang có: hơn 400 mẫu ép khô thuộc gần 100 loài dây leo và
cây thân gỗ đang chăm sóc tại TCVSG, 132 mẫu quả cây rừng thuộc 54 họ thực vật.
Khu trưng bày mẫu tiêu bản động vật hiện đang lưu giữ trên 500 mẫu vật nhồi bông,
mẫu xương, mẫu ngâm thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá và côn trùng.
- Khu trưng bày lưỡng cư: nơi đây, các anh chị em trong TTGDVT đã tìm hiểu,
nhân nuôi thành công một số loài và trưng bày thành khu tham quan phục vụ du khách.
- Khu trưng bày nấm tự nhiên: thiết kế, nhân nuôi khu nấm tự nhiên theo mô hình
tự nhiên và trang trí để khu nấm vừa phục vụ giảng dạy, vừa là cảnh quan phục vụ du
khách tham quan.
TTGDVT đã đưa các khu phụ trách vào phục vụ cả chương trình học tập, nhằm
làm tăng tính hấp dẫn, sinh động cho quá trình giảng dạy.

183
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Giáo viên tham gia tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể TTGDVT Giáo dục Vườn thú qua các
thời kỳ, sự ủng hộ và tạo điều kiện từ Ban lãnh đạo Công ty để hoạt động giáo dục luôn
được quan tâm, cập nhật, đổi mới đáp ứng theo sự phát triển của chương trình giáo dục
ở các cấp học trong suốt thời gian vừa qua. Với kết quả đạt được từ năm 1999 đến nay,
TTGDVT đã giảng dạy cho hơn 1 triệu lượt học sinh, sinh viên, người học các độ tuổi
khác nhau, cụ thể: 100.967 học sinh mầm non, 593.910 học sinh cấp 1; 297.654 học sinh
cấp 2; 99.403 học sinh cấp 3; 42.247 sinh viên, 4.231 khách tự do, thuyết minh trên xe
lửa cho 42.420 học sinh và giảng dạy trồng cây cho 29.812 học sinh.
Với vai trò là một trung tâm giáo dục đặc thù trong vườn thú, Trung tâm Giáo
dục Vườn thú đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục các chuyên đề
chuyên môn về động vật, thực vật, môi trường, với nhiều hình thức đa dạng trong công
tác tổ chức. Thông qua chức năng nhiệm vụ TTGDVT đóng góp một phần vào sự phát
triển của Thảo Cầm Viên và nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn
cho các em học sinh, sinh viên và những du khách quan tâm đến hoạt động giáo dục
không chỉ trong suốt thời gian vừa qua mà cả trong suốt chặng đường phát triển phía
trước.
Tài liệu tham khảo
- Kết quả mười năm thực hiện Chương trình Giáo dục Bảo tồn tại Thảo Cầm Viên
Sài Gòn (1999 - 2009), Võ Đình Sơn, Nguyễn Thị Bé Ba.
- Các tư liệu của Trung tâm Giáo dục Vườn thú, Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

184
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – SÁNG KIẾN THỰC HIỆN TẠI
THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
Huỳnh Lê Ngọc Diễm, Phòng Kỹ thuật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn
I. Đặt vấn đề
Khoa học công nghệ không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là một cuộc
hành trình không ngừng khám phá, hiểu biết và ứng dụng tri thức để cải thiện cuộc sống
của con người. Từ những khám phá và ý tưởng mới không chỉ mở ra cánh cửa cho sự
hiểu biết sâu rộng về thế giới xung quanh mà còn tạo ra những ứng dụng thực tiễn đáng
kinh ngạc.
Trong thời đại hiện nay, việc khuyến khích sự học hỏi liên tục, khám phá và khai
phá tiềm năng của khoa học là cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ tạo động lực cho
sự phát triển cá nhân mà còn giúp cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Nhận thấy được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm trở lại đây, Thảo Cầm Viên
Sài Gòn (TCVSG) đã không ngừng thúc đẩy đầu tư phát triển, cải tiến kỹ thuật, khoa
học công nghệ vào quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhiều đề tài
khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật ra đời phát huy mạnh mẽ năng lực sáng tạo của
đội ngũ cán bộ công nhân viên TCVSG, có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh của
hoạt động kinh doanh và phát triển đơn vị.
Các đề tài khoa học và sáng kiến kỹ thuật không chỉ cung cấp kiến thức mà còn
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giải pháp, cải thiện hiệu suất lao động và tạo
ra sự khác biệt đối với sự phát triển của công ty.
Các đề tài khoa học và sáng kiến kỹ thuật của TCVSG đã đem lại những thành
tựu nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, cụ thể:
1. Giải quyết những vấn đề phức tạp, thách thức được đưa ra.
2. Tăng cường đổi mới, tạo ra sự sáng tạo và thúc đẩy tiến bộ công nghệ.
3. Tăng cường tri thức và hiểu biết.
4. Cải thiện quy trình sản xuất và hiệu suất làm việc.
5. Phát triển, cải thiện sản phẩm và dịch vụ tiên tiến.
6. Đáp ứng và thích ứng với thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh.
7. Phát triển chiến lược dài hạn, tạo ra giải pháp bền vững, định hình văn hóa công
ty.
II. Những đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được thực hiện từ năm 2013
đến 2023 tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
1. Báo cáo tổng hợp các đề tài, sáng kiến

185
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

STT Loại Năm Tên Chủ nhiệm Đơn vị


Xây dựng bộ tài liệu
Trung tâm
Truyền thông - Giáo dục
1 Đề tài 2014 Nguyễn Thị Bé Ba Giáo dục
vườn thú tại Thảo Cầm
Vườn thú
Viên Sài Gòn
Nhân nuôi loài Bướm giáp
Sáng Xí nghiệp
2 2019 vằn cánh cụp (Parthenos Nguyễn Thị Bé Ba
kiến Thực vật
sylvia)
Nghiên cứu ứng dụng sản
1
xuất phân bón hữu cơ từ
Sáng Xí nghiệp
3 2021 nguồn phế phẩm phân Nguyễn Thị Bé Ba
kiến Thực vật
chuồng tại Thảo Cầm Viên
SG
Nhân nuôi bảo tồn loài
Bướm Phượng cánh chim Xí nghiệp
4 Đề tài 2022 Nguyễn Thị Bé Ba
chấm rời (Troides aeacus) Thực vật
tại TCV
Ảnh hưởng của du khách
lên tập tính của Hổ Đông
Trung tâm
Sáng Dương (Panthera Tigris
5 2014 Nguyễn Đình Thế Giáo dục
kiến Corbetti) trong điều kiện
Vườn thú
nuôi tại Thảo Cầm Viên
2 Sài Gòn
Biên soạn nội dung chương
trình Giáo dục bảo tồn và Trung tâm
6 Đề tài 2016 Bảo vệ môi trường dành Nguyễn Đình Thế Giáo dục
cho học sinh bậc THPT tại Vườn thú
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Xây dựng, cải tiến chương
trình Giáo dục bảo tồn và
Trung tâm
Bảo vệ môi trường tại
3 7 Đề tài 2016 Lê Văn Việt Giáo dục
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Vườn thú
áp dụng cho học sinh các
trường THCS
Xây dựng thư viện chủ đề Trung tâm
4 8 Đề tài 2016 thiên nhiên tại Thảo Cầm Lê Thị Thanh Vân Giáo dục
Viên Vườn thú
Nghiên cứu thử nghiệm Trương Ngọc Phòng Kỹ
5 9 Đề tài 2018
Công thức dinh dưỡng và Đăng Thuật

186
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Qui trình trồng rau thủy


canh tại Thảo Cầm Viên
Sài Gòn
Tạo mã QR ( mã phản hồi
Sáng Trương Ngọc Phòng Kỹ
10 2022 nhanh) về thông tin động
kiến Đăng thuật
vật
Trang trí cảnh quan trục
Sáng Thống Nhất, Hồ Bán Xí nghiệp
6 11 2018 Bùi Bảo Trung
kiến Nguyệt tại Thảo Cầm Viên Thực Vật
Sài Gòn
Đánh giá hiệu quả sử dụng
Sáng nguồn Thực vật có sẵn tại Xí nghiệp
7 12 2019 Lê Anh Tâm
kiến đơn vị làm thức ăn cho Động vật
một số loài thú móng guốc
Điều tra, đề xuất bảo tồn
Trung tâm
Sáng hiện trạng một số loài cây
8 13 2019 Lê Văn Bình Giáo dục
kiến rừng tái sinh tự nhiên tại
Vườn thú
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Điều tra thành phần loài
lưỡng cư, chọn lọc nhân Trung tâm
Sáng
9 14 2023 nuôi phục vụ dạy học và Lê Văn Bình Giáo dục
kiến
trưng bày tại Thảo Cầm Vườn thú
Viên Sài Gòn
Ứng dụng chế tạo giàn lên Xí nghiệp
Sáng
10 15 2022 luống trồng rau bằng máy Lưu Thị Dung Sản xuất
kiến
tại TCV Dịch vụ
Nghiên cứu sản xuất giấy
Mai Khắc Trung Xí nghiệp
11 16 Đề tài 2022 từ nguồn Cellulose còn
Trực Động vật
trong phân voi tại TCVSG
Tìm giải pháp sử dụng
công cụ dụng cụ để bảo vệ
Sáng Xí nghiệp
12 17 2020 môi trường trong quá trình Thân Văn Nê
kiến Động vật
phân chia thực phẩm cho
động vật
Nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật băng ép cố định Xí nghiệp
13 18 Đề tài 2017 Nguyễn Bá Phú
trong xử lý lệch khớp ngón Động vật
trên chim non họ trĩ

187
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

(Phasianidae) ấp nở tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Bước đầu xây dựng quy
trình ấp thủ công trứng
Sáng Xí nghiệp
19 2023 Rùa Núi Vàng Nguyễn Bá Phú
kiến Động vật
(Indotestudo elongata) tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Trong 10 năm từ năm 2013 đến năm 2023, TCVSG có 19 đề tài, sáng kiến do 13
tác giả thực hiện.
Các đề tài, sáng kiến đã đạt được những kết quả nhất định trong nhiều lĩnh vực
hoạt động của Thảo Cầm Viên:
➢ Các đề tài, sáng kiến về xây dựng, cải tiến chương trình giáo dục thực tế cho
học sinh, sinh viên, du khách tham quan, giáo dục bảo vệ môi trường.
Kết quả đạt được:
- Hình thành các chương trình trải nghiệm giáo dục, tiết học ngoài nhà
trường, mang đến những kiến thức trực quan sinh động, đổi mới cách giảng dạy bằng
thực tế, thực hành, trải nghiệm khám phá. Hình thành một thư viện nơi sưu tầm, trưng
bày nhiều loại sách cho du khách vào tham quan, tìm hiểu các thông tin về môi trường
thiên nhiên và các loài động - thực vật tại TCVSG.

Hình 2.1: Một số tài liệu của thư viện

Hình 2.1: Một số tài liệu trong tủ sách thư viện


Trang thông tin nhan đề của quyển sách cổ nhất trong thư viện
- Cải tiến giáo dục với các chuyên đề hoạt động thực tế như:
Chuyên đề lớp 10: Hãy làm một chuyến khảo sát Thảo Cầm Viên và lập bảng
phân loại các loài sinh vật mà em đã quan sát (học sinh được trực tiếp đến từng chuồng
quan sát, ghi nhận tên và phân loại các loài động vật mình được thấy)

Chi
Loài Họ Bộ Lớp Ngành Giới
(giống)
Hổ Báo Mèo Ăn thịt Thú Động vật có dây Động vật
(Panthera (Panthera) (Felidae) (Carnivora) (Mammalia) sống. (Animalia)
tigris) (Chordata)

188
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

➢ Các đề tài, sáng kiến về cải tiến kỹ thuật, giải pháp nâng cao năng suất hiệu
quả lao động. Ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất
- Sáng kiến ‘Ứng dụng của giàn lên luống trồng rau bằng máy" của tác giả
Lưu Thị Dung đã mang lại hiệu quả công việc cao hơn lên luống bằng tay. Tiết kiệm
nhân công lao động, cho ra các luống trồng rau có kích thước phù hợp, linh hoạt và đồng
đều.

Hình 2.2: Dụng cụ lên luống bằng máy và cây xà lách được trồng trên luống
(lên luống bằng máy)
- Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật băng ép cố định trong xử lý lệch
khớp ngón trên chim non họ trĩ (Phasianidae) ấp nở tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn” của
tác giả Nguyễn Bá Phú đạt tỷ lệ can thiệp thành công 83.33% các trường hợp bị lệch
khớp ngón trên chim non đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh
sản của các cá thể chim mắc bệnh, cải thiện mỹ quan, chất lượng động vật trưng bày,
nâng cao giá trị tài sản của đơn vị.

Hình 2.3: Hình ảnh điều trị thành công bệnh lý lệch khớp ngón trên chim non mới
nở, nắn chỉnh khớp bị lệch trở về vị trí ban đầu, giúp chim có thể đi lại được bình
thường.

189
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

- Với đề tài “Nghiên cứu tạo giấy từ nguồn cellulose còn trong phân voi tại
TCVSG” của tác giả Mai Khắc Trung Trực đã thành công trong việc tận dụng nguồn
phân voi sẵn có tại đơn vị tạo thành những sản phẩm giấy độc đáo, có tính ứng dụng
cao, có tác dụng giáo dục, tạo ra hoạt động mang tính trải nghiệm cho học sinh, du khách
và mang nét đặc trưng của TCVSG.

Hình 2.4: Một số sản phẩm giấy từ phân voi


Nhóm thí nghiệm có thể tạo được nhiều sản phẩm từ giấy phân voi như thanh đánh
dấu trang, phong bì, thiệp, hình thú, giấy vẽ hoặc giấy bìa sổ. Khả năng phát triển cho
sản phẩm đa dạng, bắt mắt như những quốc gia khác đã từng làm là khả thi nếu tiếp tục
được đầu tư đúng mức vào máy móc, trang thiết bị và con người.
- Với sáng kiến của tác giả Trương Ngọc Đăng về việc ứng dụng mã QR
giúp du khách có thể mở nhanh trang web, dễ dàng trong tìm hiểu thông tin về Thảo
Cầm Viên hay một sản phẩm của công ty, mua sắm sản phẩm tại trang web.

190
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.5: Hình ảnh ứng dụng mã QR vào các hoạt động của TCVS

- Với đề tài nghiên cứu về công thức trồng rau thủy canh và quy trình thực
hiện, tác giả Trương Ngọc Đăng đã bước đầu thành công trong việc tạo ra các sản phẩm
rau sạch cho Thảo Cầm Viên cung cấp đến người tiêu dùng, nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao trình độ sản xuất nông
nghiệp.

Hình 2.6: Hình ảnh rau trồng thủy canh tại Xí nghiệp sản xuất dịch vụ Củ Chi
- Với sáng kiến “Nghiên cứu ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ từ nguồn
phế phẩm phân chuồng tại Thảo Cầm Viên” tác giả Nguyễn Thị Bé Ba đã xây dựng quy
trình ủ phân, tạo ra sản phẩm phân bón thử nghiệm trên sản xuất hoa, kiểng tại Củ Chi
và xử lý vệ sinh môi trường tại Thảo Cầm Viên. Sáng kiến nhằm tiết giảm chi phí phân
bón cho hoạt động sản xuất, chăm sóc hoa kiểng của công ty và là giải pháp tiết giảm
chi phí vệ sinh môi trường.

191
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.7: Nghiên cứu ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ từ nguồn phế
phẩm phân chuồng tại Thảo Cầm Viên
➢ Bước đầu nghiên cứu, ghi nhận, đánh giá, lưu trữ thông tin, làm nền tảng cho
các nghiên cứu khoa học và công tác kỹ thuật
- Với 2 đề tài nghiên cứu Nhân nuôi bảo tồn loài bướm phượng cánh chim
chấm rời (Troides aeacus) và Bướm giáp vằn cánh cụp (Parthenos sylvia), tác giả
Nguyễn Thị Bé Ba đã đa dạng hóa các loài bướm được nhân nuôi, phục vụ trưng bày và
nghiên cứu khoa học đồng thời tạo cơ sở dữ liệu cho công tác nhân nuôi các loài bướm
tại Thảo Cầm Viên.

192
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.11: Các giai đoạn trong vòng đời của bướm Parthenos sylvia được
nhân nuôi tại TCVSG

193
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.12: Vòng đời của bướm Parthenos sylvia được nhân nuôi tại TCVSG

- Với sáng kiến nghiên cứu ảnh hưởng của số lượng du khách lên tập tính
của Hổ Đông Dương, tác giả Nguyễn Đình Thế đã bước đầu đưa ra những nhận định về
các tác nhân ảnh hưởng đến động vật ở vườn thú, có ý nghĩa quan trọng trong cải thiện
việc chăm sóc động vật, làm sáng tỏ tập tính động vật và tăng ý thức bảo tồn các loài
động vật của du khách khi tham quan vườn thú.

4,6
2,2 8,2
Nghỉ

6,3 Di chuyển
Lặp lại
12,5 Ăn

66,2 Không thấy


Khác

Hình 2.13: Phần trăm các tập tính của Hổ

194
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

80

70

60

50
Không du khách
40 1 đến 4 du khách

30 5 đến 10 du khách
>10 du khách
20

10

0
Nghỉ Di Lặp lại Ăn Không Khác
chuyển thấy

Hình 2.14: Mối quan hệ số lượng du khách và tập tính Hổ


- Với sáng kiến "Điều tra, đề xuất bảo tồn hiện trạng một số loài cây rừng
tái sinh tự nhiên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn” tác giả Lê Văn Bình đã có được danh sách
tên loài cây tái sinh tự nhiên, xác định vị trí cây và đánh giá chất lượng, bản đồ hóa vị
trí các cây tái sinh giúp cho công tác quản lý thực vật dễ dàng hơn và tạo cơ sở dữ liệu
ban đầu trong công tác bảo tồn và quy hoạch nhóm cây tái sinh, cũng như toàn bộ hệ
thực vật tại TCVSG phục vụ công tác nghiên cứu sâu hơn về nhóm cây tái sinh, cung
cấp thêm tài liệu phục vụ giáo dục, bảo tồn của Thảo Cầm Viên. Cảnh báo để du khách
và nhân viên biết cây tái sinh đang trong tình trạng được chăm sóc phát triển.
- Trong năm 2023, tác giả Lê Văn Bình tiếp tục thưc hiện sáng kiến “Điều
tra thành phần loài lưỡng cư, chọn lọc nhân nuôi phục vụ dạy học và trưng bày tại
Thảo Cầm Viên Sài Gòn”, đã ghi nhận được tính đa dạng của hệ động vật lưỡng cư có
tại TCVSG, làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu sâu hơn về nhóm lưỡng cư cũng như
hệ động vật nhỏ tại TCVSG.
• Ứng dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ xây dựng các chương trình
dạy học cho học sinh khi tham gia các bài học có kiến thức liên quan.
• Nhân nuôi trưng bày tăng tính đa dạng về hệ động vật phục vụ du khách
tham quan.

195
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

196
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.16: Một số hình ảnh thu được trong quá trình điều tra khảo sát

197
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 2.17: Một số hình ảnh các giai đoạn trong vòng đời của ếch cây đầu
to tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Nhóm sáng kiến đã chọn lọc được 3 loài phù hợp nhân nuôi trưng bày phục vụ dạy
học, tham quan gồm ếch cây đầu to (Polypedates megacephalus (Hallowell, 1861), ễnh
ương (Kaloula pulchra (Gray, 1831) và cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus
(Schneider,1799)).
- Với sáng kiến “Bước đầu xây dựng quy trình ấp thủ công trứng Rùa Núi
Vàng (Indotestudo elongata) tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn”, tác giả Nguyễn Bá Phú đã
cơ bản xây dựng quy trình ấp thủ công trứng Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata).
• Tạo ra các cá thể Rùa Núi Vàng thế hệ F1 từ số lượng trứng thu được,
phục vụ cho các mùa sinh sản tiếp theo và làm tiền đề cho việc ấp nở
các loài rùa cạn khác đang có tại đơn vị.
• Gia tăng nguồn tài sản cho đơn vị.
• Tạo nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy, hướng dẫn tham quan tại TCVSG

198
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

• Tiết kiệm chi phí, thời gian, nguyên vật liệu, nhân công…bằng việc sử
dụng các vật tư có sẵn, ứng dụng được ngay vào quá trình ấp trứng.

Hình 2.18: Sáng kiến “Bước đầu xây dựng quy trình ấp thủ công trứng Rùa
Núi Vàng (Indotestudo elongata) tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
III. Lời kết
Khoa học không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là một nguồn động lực
mạnh mẽ cho sự tiến bộ và phát triển. Phát triển khoa học và công nghệ phải gắn chặt
với đổi mới sáng tạo, việc không ngừng nghiên cứu, học hỏi, khám phá cái mới và ứng
dụng tri thức vào thực tiễn đã tạo nên những thành công cho sự phát triển, tiến bộ trên
nhiều lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

199
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Tuy nhiên, để phát huy ý tưởng, biến những sáng kiến thành ứng dụng, công ty
cần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhanh nhạy trong việc phát triển, ứng
dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Gắn chặt chiến lược sản
xuất, kinh doanh với hoạt động nghiên cứu khoa học và đội ngũ các nhà khoa học. Cần
đầu tư và thúc đẩy nghiên cứu phát triển, nâng cao năng lực công nghệ và nguồn nhân
lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ thành
tựu của khoa học và công nghệ. Đây là vấn đề cốt yếu, quan trọng hàng đầu để có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

200
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

CẢM NHẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VƯỜN THÚ


THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Ngày 3 tháng 1 năm 2024
01 - Văn Ngọc Thiên Ân - 11CTRN - Sinh3
“Sở thú” là viết tắt của công viên động vật học hoặc các khu vườn động vật học.
“Sở thú” của hiện tại mà chúng ta hằng biết đến hoàn toàn khác so với trước kia, nơi các
trại nuôi nhốt tư nhân nhằm mục đích thể hiện địa vị và sự giàu có thuộc sở hữu các vị
vua Ai Cập hay hoàng đế Trung Quốc từ 2.500 năm trước Công nguyên. Cuối những
năm 1900, “sở thú” đã “trở mình" thành một hình hài khác, nơi các loài động vật được
nhân giống và nuôi để hỗ trợ việc bảo tồn các loài và góp phần phục vụ việc giáo dục
thay vì giải trí cho công chúng. Để giờ đây, các em học sinh được trải nghiệm một mô
hình học tập mới, thú vị và đặc sắc hơn bội phần, không chỉ được giảng dạy về những
đặc điểm, tập tính của các loài thú lạ mà còn có thể tham quan trực tiếp loài động vật
mà các em hiếu kỳ.
Đến với Thảo Cầm Viên, chúng em được hòa mình vào không gian tự nhiên xanh
tươi bao la hiếm có tại nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc này. Bước vào vườn thú này
cứ như đã tách biệt hoàn toàn với bầu không khí khói bụi, náo nhiệt thường thấy của Sài
Gòn. Vườn thú Thảo Cầm Viên được phân chia thành nhiều khu vực khác nhau như: thú
có vú, thú ăn thịt, bò sát, chim, động vật ăn cỏ, thú nhỏ… Chúng em được tận mắt nhìn,
sờ vào những loài thú chỉ có trong sách vở và ngỡ ngàng trước sự đa dạng của hệ sinh
thái bao phủ nơi đây. Nhiều loài thú quý hiếm, được liệt vào danh sách “bên bờ tuyệt
chủng” được chăm sóc và bảo tồn như: hổ trắng Bengal, hà mã châu Phi, cò đỏ, khỉ râu
bạc… Tham quan sở thú còn mang lại tiềm năng giáo dục về môi trường và các loài sinh
sống nơi đó, đồng thời giúp chúng em có thêm trải nghiệm về một chuyến đi chơi kỳ
thú, thoả sức khám phá. Sự kết nối giữa các giống loài, những bài học được truyền tải
qua hành trình giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của thế giới tự nhiên đối với đời
sống chúng ta. Bản thân việc quan sát động vật đã là một trải nghiệm giáo dục vô giá,
nhưng việc đưa ra các bài giảng dạy, cung cấp thông tin từ phía nhân viên chăm sóc -
những người hiểu rõ nhất về các loài vật, đã truyền tải và trao đi những thông điệp ý
nghĩa hơn cả. Càng tìm hiểu nhiều về khoa học phúc lợi và chăn nuôi, chúng ta càng có
thêm động lực để cải thiện cuộc sống của các loài động vật trong các sở thú trên khắp
thế giới.
Chuyến tham quan Thảo Cầm Viên khi ấy quả thật là một trải nghiệm đáng nhớ,
chẳng những cung cấp cho em một chương trình giáo dục mới lạ mà còn truyền tải được
cảm hứng về những hoạt động bảo tồn đáng trân quý đến với chúng em. Sau một ngày
vừa chơi vừa học đầy ý nghĩa này, em như được tiếp thêm động lực, cảm hứng đối với
việc học tập và nghiên cứu thế giới loài vật muôn vàn điều lý thú ngoài kia. Chính những
thông tin thực tiễn, mới lạ nhưng không kém phần quan trọng về những con vật trong
Danh sách Đỏ IUCN ấy như thúc đẩy chúng em biết tự nhận thức và đứng lên hành
động, tích cực xây dựng vì một xã hội Xanh - Sạch - Đẹp hơn.

201
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP.HCM tham gia
Chương trình Giáo dục bảo tồn tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

02 - Đặng Vũ Bảo Ngọc - 11CH2 - 11SI3


Có lẽ kỷ niệm tuyệt vời nhất với em khi còn là một học sinh lớp 10 vừa bước vào
trường đó chính là buổi tham quan sở thú. Chương trình tham quan Thảo Cầm Viên là
một trong những trải nghiệm thật sự đáng nhớ mà em đã được trải qua. Hẳn là vì chuyến
đi này là chuyến đi đầu tiên từ khi em là học sinh của trường, một phần cũng vì cảm xúc
bồi hồi mong đợi khi được quay lại Thảo Cầm Viên sau hơn 2 năm đại dịch
Tại đây, em đã có cơ hội được khám phá những khu vườn xanh mát, tận hưởng
không khí trong lành và chiêm ngưỡng các loài cây, hoa và động vật đa dạng.
Điều tuyệt vời nhất trong chương trình tham quan Thảo Cầm Viên chính là cơ hội
được gần gũi với thiên nhiên và động vật. Mỗi loài động vật tại Thảo Cầm Viên đều
được giới thiệu với các thông tin chính xác về phân loại, đặc điểm sinh học, môi trường
sống và thói quen ăn uống. Em được tìm hiểu về cách mà các loài động vật tương tác
với nhau trong môi trường tự nhiên và cách mà chúng thích ứng với các môi trường
sống khác nhau trên thế giới. Không chỉ thế, chúng em còn được cô hướng dẫn viên ở
sở thú giới thiệu chi tiết về từng loài thực vật mà em tưởng chỉ được đọc lý thuyết. Tận
mất nhìn và chạm vào các loài thực vật khiến em có hứng thú với kiến thức sinh học
hơn nữa. Chính sự sinh động ấy đã làm cho chuyến đi này ý nghĩa hơn bao giờ hết.

202
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Bên cạnh đó, Thảo Cầm Viên còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các
loài động vật quý hiếm và đang bị đe dọa. Thông qua việc trưng bày các loài động vật
này và giải thích về tình trạng bảo tồn của chúng, Thảo Cầm Viên giúp nâng cao nhận
thức của công chúng về vấn đề này và đóng góp vào việc bảo vệ các loài động vật trong
tự nhiên. Và chính chuyến tham quan Thảo Cầm Viên này đã nâng cao nhận thức và sự
quan tâm của các bạn học sinh đối với vấn đề bảo vệ môi trường và sinh vật. Đối với
em, sau chuyến đi này em đã nhận thấy rằng mọi hành động nhỏ của mình cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến với sinh vật của Trái Đất và có những thay đổi thiết thực để nâng
cao hệ sinh thái của Trái Đất
Tổng thể, chương trình tham quan Thảo Cầm Viên là một trải nghiệm tuyệt vời và
đầy ý nghĩa. em đã có cơ hội được gần gũi với thiên nhiên và động vật và hướng về một
phong cách sống bền vững hơn. Em sẽ chắc chắn quay lại Thảo Cầm Viên trong tương
lai để tiếp tục khám phá và tận hưởng những điều tuyệt vời này.
03 - Lâm Quỳnh Anh - 11CA1 -11Sinh2
Dẫu thời gian có trôi qua, những kỷ niệm và những bài học sẽ lưu mãi trong tim của
mỗi người. Quả thật vậy, chuyến đi Thảo Cầm Viên đã để lại những bài học sâu sắc in
mãi trong tâm thức của em, từ những bài học sâu sắc, đến những tình bạn đẹp bên các
bạn học.

Hình 4: Một góc trong Bảo tàng động thực vật thuộc Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Khi bước vô sở thú, em đã được chào đón nồng nhiệt bởi các bạn cùng trang lứa,
sau đó chúng em, theo lớp đi tham quan Thảo Cầm Viên. Sau khi nghiên cứu về sinh
học về những hàng cây lạ ở sở thú, bọn em được gặp gỡ những sinh vật từ hổ, khỉ, voi
và nhiều loại động vật khác. Không những vậy, bọn em còn được tham quan bảo tàng
với đầy sinh vật lạ lùng cũng như là những con thú trông rất là ngộ nghĩnh, đem lại tiếng
cười khắp tứ phía của bảo tàng đến với các em. Dẫu sau khi đã nộp bài báo cáo, bọn em
vẫn dắt tay nhau đi chơi nhiều trò chơi xung quanh công viên cũng như là đi khắp để
xem nhiều sinh vật mà bọn em chưa được chứng kiến sau chuyến đi, cũng như là ăn kem
với các bạn. Những kỷ niệm này in mãi sâu trong tim em, những niềm vui ấy được thắp
lên mỗi khi em nghĩ lại đến nó.

203
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trong tương lai, có thể là em sẽ có những lần xa mãi những khoảnh khắc như thế
này, nhưng chính kiến thức môn sinh và những kỷ niệm về nó sẽ luôn là người bạn đồng
hành với em.

03 - Nguyễn Trần Châu Anh - 11CĐ Sinh 2


Trong những buổi hoạt động ngoại khóa trường đã tổ chức, em ấn tượng nhất là
hoạt động trải nghiệm môn Sinh học tại Thảo Cầm Viên, một thế giới tuyệt vời của tự
nhiên và đa dạng sinh học. Đây là cơ hội tuyệt vời cho phép chúng em được đắm chìm
trong không gian xanh mướt và khám phá sự đẹp đẽ của thế giới tự nhiên.
Buổi hôm ấy, Thảo Cầm Viên tràn ngập ánh sáng mặt trời len lỏi qua những tán
cây xanh um tạo nên không gian ấm cúng và tĩnh lặng. Cùng với đó là những giảng viên
nhiệt huyết được phân công hướng dẫn từng lớp. Thảo Cầm Viên tràn ngập màu vàng
của những tia nắng và chiếc đồng phục của các bạn học sinh. Chúng em đã tham quan
các khu vực khác nhau của Sở thú, được nghe giải thích về sự đa dạng của các loài sinh
vật và mối quan hệ của chúng trong tự nhiên. Mỗi bước chân của em như mở ra những
kiến thức mới lạ về các hệ sinh thái và thông tin về những loài động vật khác nhau.

Hình 7: Các mẫu thực vật trong Bảo tàng động thực vật
Buổi thực hành cũng là một phần quan trọng trong trải nghiệm này. Chúng em
được tham gia vào các hoạt động như quan sát các loài thú và thực vật khác nhau, thu
thập và ghi lại những thông tin được cung cấp từ các cô giảng viên. Những hoạt động
này không chỉ giúp chúng em áp dụng lý thuyết vào thực tế mà còn tạo ra những kỷ
niệm khó quên với những người bạn mới ở Lê Hồng Phong.

204
160 năm bảo tồn động vật và thực vật tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hình 8: Học sinh chụp kỷ niệm chuyến tham quan và học tập tại Thảo Cầm Viên
Sài Gòn
Không chỉ là một buổi ngoại khóa, mà đây còn là một cơ hội để em và các bạn học
sinh khác kết nối với tự nhiên. Chúng em học hỏi không chỉ từ sách vở mà còn từ cuộc
sống xung quanh và Thảo Cầm Viên đã là nguồn cảm hứng to lớn cho sự hiểu biết sâu
sắc về sự phong phú của Sinh học và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Đặc biệt, qua chuyến
đi này, các bạn học sinh đã nhận ra vẻ đẹp của tự nhiên để từ đó biết bảo tồn môi trường
sống thiên nhiên xung quanh.

205

You might also like