1. TM BPTC LẮP DỰNG COPPHA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

III.

BIỆN PHÁP THI CÔNG GIA CÔNG LẮP DỰNG CỐP PHA

1. Công tác cốppha móng.

- Sau khi lắp đặt cốt thép xong, dùng cốp pha định hình thép theo
yêu cầu thiết kế, hồ sơ thầu ghép cốp pha thành móng. Cốp pha trước khi
đưa vào ghép phải được bảo dưỡng mặt để chống dính.

- Dùng các thanh chống gỗ để chống giữ thành móng.

- Dùng các nẹp gỗ để văng thành móng, góc móng, miệng dầm
móng để ổn định cốp pha và đảm bảo kích thước của móng.

- Kiểm tra độ chắc chắn của cốp pha đồng thời dùng máy trắc đạc
kiểm tra lại các kích thước móng và dầm móng, tim tuyến các trục và cao
độ của các kết cấu.

- Mời bên A nghiệm thu trước khi đổ bê tông. việc kiểm tra nghiệm
thu phải tuân thủ theo biểu 1 của tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995.

2. Cốp pha dầm sàn

- Chúng tôi tiến hành dùng cốp pha kim loại kết hợp với cốp pha gỗ theo
quy định hồ sơ thầu.

- Cốp pha phải được gia công, lắp dựng đúng kích thước theo yêu cầu của
thiết kế, thành phẩm phải kín khít, văng chống phải ổn định để khi đổ bê tông
không có hiện tượng mất nước xi măng, không có sự chuyển vị cốp pha.

- Hệ thống chống cốp pha dùng giáo chữ A kết hợp với cây chống zếch,
dùng xà gồ thép U160, xà gồ gỗ (100 x 120mm; 100 x 100mm) để làm hệ đà đỡ
dầm chính, dầm phụ và sàn cốp pha.

- Vận chuyển cốp pha lên vị trí lắp đặt bằng vận thăng.

- Các yêu cầu của công tác cốp pha


+ Cốp pha thành bên của dầm, sàn, cột, phải được lắp dựng phù hợp với
việc tháo dỡ sớm và không làm ảnh hưởng đến đà giáo và cốp pha phần đáy
còn lại.

+ Hệ thống giáo thép và cây chống phải được đặt trên gỗ ván dày 3cm kê
ở chân, hệ thống này phải đảm bảo chịu lực tải trọng trong suốt quá trình đổ bê
tông, các chân giáo và zếch được liên kết với nhau bằng hệ giằng ống tuýp thép
D48 và khóa giáo đồng bộ.

+ Công tác trắc đạc luôn luôn đi trước một bước nhằm xác định tim cốt
của dầm chính, dầm phụ và sàn để ghép cốp pha từ đó lập sơ đồ hoàn công cốp
pha

+ Trước khi đưa vào lắp dựng cốp pha phải được bảo dưỡng sạch sẽ, quét
dầu chống dính.

+ Hệ thống cốp pha lắp dựng xong chúng tôi để các lỗ kỹ thuật để vệ sinh
bằng nước và máy nén khí trước khi đổ bê tông thì bịt lại. kỹ thuật giám sát A
và B cùng nhau kiểm tra lại hệ thống đà giáo, độ hở của cốp pha, các đầu nối
của các dầm, ký biên bản nghiệm thu trước khi báo đổ bê tông từng hạng mục
công việc.

3. Cốp pha cột:

Nhà thầu chúng tôi dùng hệ ván khuôn thép đặc chủng được thiết kế riêng
cho từng loại cột, vách và có đánh số thứ tự để khi thi công lên các tầng trên
chúng tôi chỉ việc lắp dựng các tấm ván khuôn thép lại với nhau như vậy chúng
tôi đã giảm được thời gian gia công và lắp dựng cốp pha.

Chúng tôi dùng cốp pha thép có kích thước phù hợp ghép lại bằng các
thép góc và chốt chữ A sau đó dùng bu lông D16 cùng hệ gông bằng ống tuýp
D48 khoảng cách gông từ 400 – 600 theo chiều cao, chân cột được văng 4 xung
quanh chiều cao từ 1m – 1.5m chúng tôi chống bằng chống zếch phần trên của
cột dùng cáp có tăng đơ để điều chỉnh. Bốn mặt của cốp pha phải có quả rọi kết
hợp với tim cốt của trắc địa để điều chỉnh.
- Cốp pha vách, lõi thang, cầu thang bộ: lõi thang được sử dụng là cốp
pha định hình tôn việt trung phù hợp với chiều cao tầng, chiều rộng phù hợp với
kích thước của cấu kiện.

- Cốp pha sàn: Nhà thầu chúng tôi sử dụng ván khuôn cốp pha tôn việt
trung hoặc tôn tấm kích thước 1200x2400 hoặc 1250 x 1250, có bề mặt nhẵn và
được quét hợp chất chống dính.

- Cốp pha dầm: Trước hết phải ghép cốp pha dầm chính trước, chống
bằng hệ chống thép, dùng U 160 và xà gồ 100 x 120mm, 100 x 100mm (có kết
hợp tăng cường bằng cây chống zếch nếu cần thiết) để đỡ cốp pha thành và đáy
dầm dùng ty D16 để chống phình thành dầm

Dầm phụ được ghép sau khi ghép dầm chính và cuối cùng là ghép sàn. Sử
dụng cốp pha thép định hình đối với dầm thường, cốp pha được ghép kín, khít
không làm mất nước xi măng, mỗi lần luân chuyển bề mặt cốp pha được làm vệ
sinh sạch sẽ và quét hợp chất chống dính. Chúng tôi sử dụng băng dính chuyên
dụng để xử lý các khe hở.
4. Lắp dựng cốp pha
- Tất cả cốp pha, đà giáo lắp dựng đều theo mốc trắc đạc đã được xác định
trước khi lắp đặt.

- Trong quá trình thi công chúng tôi kiểm tra các yếu tố: Độ chính xác của
các ván khuôn so với thiết kế, độ bền vững đà giáo chống, bản thân ván khuôn,
sàn thao tác, các vị trí neo giữ, độ kín khít của ván khuôn, độ ổn định của toàn
bộ hệ thống, các vị trí lỗ chờ, các chi tiết đặt ngầm.

- Ván khuôn ghép xong đảm bảo kín khít không bị rò rỉ nước của hỗn hợp bê
tông trong quá trình đổ bê tông.

- Đà giáo cầu công tác dựa trên nền vững chắc, không bị trượt. Nếu cột
chống trên đất nền mềm sẽ có gỗ lót đệm dưới chân cột. Diện tích mặt cắt cột
chống hay gỗ lót đệm đảm bảo đủ rộng để khi đổ bê tông hoặc vận chuyển kết
cấu chống đỡ không bị lún qua trị số cho phép. Để dễ điều chỉnh và tháo dỡ
dưới chân cột (hoặc trên đầu cột) có nêm, áp lực ở mặt tiếp xúc của các nêm
không vượt quá 25daN/cm2.

- Lúc lắp dựng ván khuôn, Nhà thầu rất chú ý chừa lỗ để đặt những bộ phận
cần chôn sẵn trong bê tông như bu lông, móc sắt dùng để thi công các phần sau,
hay đường ống và các vật chôn sẵn khác theo yêu cầu thiết kế. Lỗ khoan để đặt
bu lông có đường kính bằng 0,9 đường kính bu lông.

- Sau khi lắp ghép và cố định ván khuôn xong thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ
ván khuôn một lần nữa, sau đó quét lên bề mặt ván khuôn một lớp hợp chất
chống dính.

- Để đẩy nhanh tiến độ thi công và đạt chất lượng trong công tác lắp dựng
cốp pha. Đối với cốp pha cột, vách thang máy chúng tôi modun hoá các tấm cốp
pha bằng cách gia công thành từng mảng cốp pha ghép và khi lắp dựng cấu kiện
nào chúng tôi chỉ cần tổ hợp lại và như vậy rút ngắn được thời gian lắp ghép,
tăng độ nhẵn bề mặt, độ kín khít của cốp pha.

5. Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha

*Kiểm tra cốp pha

Kiểm tra cốp pha, đà giáo được thực hiện bảng sau :

Các yêu cầu cần kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra

Cốp pha đã lắp dựng

Hình dáng và kích thước Bằng mắt, đo bằng thước Phù hợp với kết cấu của thiết kế
có chiều dài thích hợp

Kết cấu cốp pha Bằng mắt Đảm bảo các bộ phận chịu lực của đà
giáo hạn chế số lượng các thanh nối.
Độ phẳng giữa các tấm Nivô Mức độ gồ ghề giữa các tấm £ 3 mm
ghép nối

Độ kín , khít giữa các tấm Bằng mắt Cốp pha được ghép kín, khít, đảm bảo
cốp pha, giữa cốp pha với không mất nước xi măng khi đổ đầm bê
mặt nền tông

Chi tiết chôn ngầm và đặt Xác định kích thước, vị Đảm bảo kích thước, vị trí và số lượng
sẵn trí và số lượng bằng các theo quy định.
phương tiện thích hợp

Chống dính cốp pha Bằng mắt Lớp chống dính phủ kín các mặt cốp pha
tiếp xúc với bê tông.

Vệ sinh bên trong cốp pha Bằng mắt Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn
khác bên trong cốp pha

Độ nghiêng, cao độ và kích Bằng mắt, máy trắc đạc Không vượt quá các trị số ghi
thước cốp pha và các thiết bị phù hợp

Độ ẩm của cốp pha gỗ Bằng mắt Cốp pha gỗ đã được tưới nước trước khi
đổ bê tông.

Đà giáo đã lắp dựng

Kết cấu đà giáo Bằng mắt, đối chiếu với Đà giáo được lắp dựng đảm bảo kích
thiết kế đà giáo thước, số lượng và vị trí theo thiết kế.

Cột chống đà giáo Bằng mắt, đối chiếu với Cột chống được giằng chéo và giằng
thiết kế đà giáo ngang đủ số lượng, kích thước và vị trí
theo thiết kế.

Nghiệm thu cốp pha

Trước khi đổ bê tông chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu cốp pha và được
lập biên bản nghiệm thu trong đó ghi rõ:

- Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.

- Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn.

- Độ kín khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền
hoặc với mặt khối bê tông đổ trước.

- Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ
tựa.

Tháo dỡ cốp pha

- Khi bê tông được đổ đã đủ thời gian thoả mãn yêu cầu nêu trong TCVN 4453-
1995 thì tiến hành tháo dỡ ván khuôn.

- Khi dỡ ván khuôn phải đảm bảo không gây chấn động, và rung làm ảnh
hưởng đến chất lượng bê tông của cấu kiện.

- Thực hiện tháo dỡ ván khuôn theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào
trong, luôn luôn chú ý đến biện pháp để bảo đảm an toàn cho công nhân lao
động.

- Ván khuôn sau khi tháo ra, sẽ được làm sạch và lưu giữ gọn gàng trong kho để
sử dụng lại
- Đối với ván khuôn chịu tải trọng, tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ theo tiêu
chuẩn.

- Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn, đợi đến khi bê tông đạt cường độ
thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ tải trọng thiết kế.

You might also like