ĐỀ SỐ 6 (ĐỀ TỰ LUYỆN) - Đáp án

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ SỐ 6 (ĐỀ TỰ LUYỆN)

Câu 1.
1. Trong phép lai một cặp tính trạng, nếu P không thuần chủng thì quy luật phân li của Mendel còn đúng không? Giải thích.
2. Ở cây ngô, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Cho các cây bố mẹ dị hợp tử tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ.
Theo lý thuyết, hãy dự đoán tỷ lệ tính trạng chiều cao thân mọc từ các hạt ở trên cây F1. Biết quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình
thường, tỷ lệ sống sót của các cá thể ngang nhau.
Câu 1.
a.
Trong phép lại một cặp tính trạng, nếu P không thuần chủng thì quy luật phân li của Mendel vẫn đúng vì:
- Quy luật phân li không phản ánh sự phân li của cặp tính trạng mà phản ánh sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền (cặp gene)
trong quá trình phát sinh giao tử.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân kéo theo sự phân li của cặp
gene trên nó.
- Cơ thể không thuần chủng (mang cặp gene dị hợp - Aa) nằm trên một cặp NST tương đồng, trong quá trình phát sinh giao tử do sự
phân li của cặp NST tương đồng đã kéo theo sự phân li của cặp gene Aa và đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ nhau 1A : 1a
b.
- Hạt ở trên cây F1 thuộc thế hệ F2.
- P tự thụ: Bb x Bb
1 2 1 3 1
→ F1: KIỂU GEN: BB : Bb : bb → KH: thân cao : thân thấp.
4 4 4 4 4
- F1 tự thụ:
1 1 1
+ (BB x BB) →F2: KIỂU GEN: BB →KH: thân cao.
4 4 4
2 1 2 1 3 1
+ (Bb x Bb) → F2: KIỂU GEN: BB : Bb : bb → KH: thân cao : thân thấp.
4 8 8 8 8 8
1 1 1
+ (bb x bb) →F2: KIỂU GEN: bb →KH: thân thấp.
4 4 4
- Do đó hình dạng hạt ở F2 có tỷ lệ như sau:
1 3 1 1
( + ) thân cao : ( + ) thân thấp = 3 thân cao : 3 thân thấp.
4 8 8 4

Câu 2
Virus SARS-Cov2 gây nên dịch bệnh Covid-19 có vật chất di truyền là RNA mạch đơn. Bảng sau đây là kết quả giải thích trình tự
gene của 4 chủng virus, giả sử trong đó có một biến chủng của SARS-Cov2

Chủng Tỷ lệ % các loại nucleotide


virus A U T G C
I 21 0 21 29 29
II 40 0 40 30 30
III 20 25 0 30 35
IV 30 30 0 35 35

Xác định chủng nào có là biến chủng của SARS-Cov2? Giải thích?
Câu 2.
- Chủng virus III là SARS-Cov-2, vì: Chủng virus III là RNA mạch đơn vì có U, không có T và A U, G, C có số lượng khác nhau.
- Chủng virus I và virus II có vật chất di truyền là DNA vì có T, không có U
- Chủng virus IV có vật chất di truyền có thể là RNA mạch kép A = U, G = C.

Câu 3
a. Tại sao tự thụ phấn gây hiện tượng thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống?
b. Nêu khái niệm công nghệ sinh học. Ứng dụng của công nghệ gene trong đời sống và sản xuất.
Câu 3.
1.
* Tự thụ phấn gây ra hiện tượng thoái hóa vì: Qua các thế hệ tỉ lệ kiểu gene dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gene đồng hợp tăng, trong đó có
kiểu gene đồng hợp lặn gây hại cho sinh vật.
* Tự thụ phấn được sử dụng trong chọn giống vì:
- Tạo dòng thuần để tạo ưu thế lai.
- Duy trì và củng cố một số tính trạng mong muốn.
- Thuận lợi đánh giá kiểu gene, loại bỏ gene xấu ra khỏi quần thể.
2.
* Công nghệ sinh học là nghành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho
con người.
* Ứng dụng của công nghệ gene trong đời sống và sản xuất.
- Tạo ra chủng vi sinh vật mới.
- Tạo giống cây trồng biến đổi gene.
- Tạo động vật biến đổi gene.

Câu 4.
a. Vì sao trong tim máu chỉ chảy theo một
chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất rồi vào động
mạch?
b. Sơ đồ dưới đây tóm tắt quá trình
tiêu hóa protein trong dạ dày của người:
Nghiên cứu trên 3 bệnh nhân A, B, C
có rối loạn trong quá trình tiêu hóa ở dạ
dày, mỗi bệnh nhân có một trong ba dấu
hiệu: không tiết được HCl; không tiết
được pepsinôgen; không tiết được cả 2
chất trên, người ta thu được kết
quả sau:

Bệnh nhân Bổ sung chất có hoạt tính Bổ sung Pepsinôgen Bổ sung Pepsin
giống HCl
A - - +
B - + +
C + - +
(Dấu +: có tiêu hóa protein, dấu -: không tiêu hóa protein)
Cho biết các bệnh nhân trên bị rối loạn quá trình nào trong hoạt động của dạ dày? Giải thích.
Câu 4.
a.
- Do trong tim có các van tim( van 1 chiều) làm máu không chảy ngược lại.
- Do tim hoạt động theo chu kì gồm 3 pha: tâm nhĩ co, tâm thất co, giãn chung. Do đó, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất sau đó
vào động mạch.
b.
- Bệnh nhân A bị rối loạn tiết cả 2 chất: HCl và Pepsinogen.
Vì khi bổ sung riêng từng chất thì không xảy ra quá trình tiêu hóa.
- Bệnh nhân B bị rối loạn tiết Pepsinogen.
Vì khi bổ sung HCl thì không xảy ra quá trình tiêu hóa, nhưng khi bổ sung Pepsinogen có xảy ra quá trình tiêu hóa.
- Bệnh nhân C bị rối loạn tiết HCl.
Vì khi bổ sung Pepsinogen thì không xảy ra quá trình tiêu hóa, nhưng khi bổ sung HCl có xảy ra quá trình tiêu hóa.
Câu 5.Tại sao rắn và cú đều tìm kiếm chuột làm thức ăn nhưng giữa rắn và cú hầu như không xãy ra mối quan hệ cạnh tranh thức ăn.
Trong khi giữa linh cẩu và sư tử thường xuyên xãy ra cạnh tranh nhau về con mồi?
Câu 5.
- Rắn và cú đều tìm kiếm chuột làm thức ăn nhưng giữa rắn và cú hầu như không xãy ra mối quan hệ cạnh tranh thức ăn là vì
chúng tìm kiếm thức ăn ở hai thời điểm khác nhau, rắn kiếm ăn vào ban ngày, còn cú kiếm ăn vào ban đêm.
- Linh cẩu và sư tử thường xuyên xãy ra cạnh tranh nhau về con mồi là vì chúng cùng sống trong một không gian và săn môi cùng
thời điểm ban ngày.

Câu 6.
a. Đa dạng sinh học là gì?
b. Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?
c. Để bảo vệ đa dạng sinh học cần thực hiện những biện pháp nào?
Câu 6.
a.
Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều loài sinh vật trong đời sống tự nhiên, sự đa dạng và phong phú này được chia làm nhiều
cấp độ tổ chức sinh giới, đặc biệt là với các dạng hệ sinh thái của môi trường trên trái đất.
b. Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học là vì:
- Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ chính cuộc sống của con người. Đây là việc làm cấp bách vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự chung tay
góp sức của tất cả mọi người và các quốc gia trên thế giới
- Đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
- Loài người đang phải đối mặt với điều kiện môi trường, khí hậu ngày càng xấu đi, sinh vật ngày càng cạn kiệt,...
- Chúng ta phải bảo vệ đa dạng sinh học vì: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài
sinh vật khác; ảnh hưởng nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu,… Do đó cần phải bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần
bảo tồn sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật trong tự nhiên.
c. Một số biện pháp cụ thể như sau:
+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học trong quần xã
+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học
+ Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gene quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng,....
+ Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
+ Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
+ Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.
+ Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Câu 7. Ở một loài thực vật, gene A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gene a quy định hoa trắng. Đem lai các cây hoa đỏ với các
cây hoa trắng thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 hoa đỏ : 5 hoa trắng.
Hãy xác định tỉ lệ kiểu gene của các cây hoa đỏ P và lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 7.
- Gọi tỉ lệ kiểu gene các cơ thể hoa đỏ là: xAA : yAa (với x + y = 1, x,y>0).
- Sơ đồ lai:
Thế hệ bố mẹ (P): Hoa đỏ (xAA : yAa) x Hoa trắng (aa)

→ Ta có: (xAA x aa) + (yAa x aa)


1 1 y y
= xAa + y( Aa : aa) = (x + )Aa : aa
2 2 2 2
𝑦 5 1 1 1
- Tỉ lệ hoa trắng ở F1 (aa): = 20 ⇒ 𝑦 = 2 ⇒ 𝑥 = 1 − 2 = 2
2
Vậy tỉ lệ kiểu gene các cây hoa đỏ P là: hay 1AA : 1Aa
Sơ đồ lai P:(1/2AA: 1/2Aa) x aa
- Các cây hoa đỏ có 1/2AA : 1/2Aa thì sẽ cho ra 2 loại giao tử là 3/4A và 1/4a.
- Cây hoa trắng 1aa thì sẽ cho ra 1 loại giao tử là 1a
3/4A 1/4a
1a 3/4Aa 1/4aa

Câu 8. Một phân tử mRNA ở sinh vật nhân sơ gồm 90 bộ ba có trình tự nucleotide như sau:
5'AUG-ACA-GAG-GGC......UGA-AAA-CGA..... UAA3'
Thứ tự bộ ba 1 2 3 4 53 54 55 90
Biết ngoài bộ ba UGA ở vị trí số 53 và bộ ba UAA ở vị trí số 90 thì trên phân tử mRNA trên không xuất hiện thêm bộ ba kết thúc
nào khác. Hãy xác định:
a. Nếu mRNA tiến hành dịch mã 3 lần thì có bao nhiêu liên kết peptide được tạo thành?
b. Khi gene quy định tổng hợp phân tử mRNA này bị đột biến thay thế cặp nucleotide G-C ở vị trí 158 thành cặp nucleotide C-G
thì số bộ ba tham gia mã hóa các amino acid trong chuỗi polypeptide do mRNA quy định tổng hợp là bao nhiêu?
Câu 8.
a. Trong quá trình dịch mã, ribosome gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã được dừng lại, ribosome tách ra khỏi phân tử mRNA. Mã
kết thúc chỉ quy định tín hiệu kết thúc dịch mã mà không quy định định tổng hợp aa.
- Trên phân tử mRNA nói trên bộ ba UGA ở vị trí thứ 53 nên trước đó có 52 bộ ba mã hóa. Do vậy, số liên kết peptide được hình
thành khi mRNA dịch mã 3 lần là:
(52 - 1) x 3 = 153 (liên kết)
b. Khi gene qui định tổng hợp phân tử mRNA này bị đột biến thay thế cặp nucleotide G-C ở vị trí 158 thành cặp nu C-G thì trên
mRNA bộ ba thứ 53 UGA sẽ trở thành bộ ba UCA là một bộ ba mã hóa bình thường. Lúc này trên mRNA chỉ còn lại 1 bộ ba kết
thúc ở vị trí thứ 90. Nên số bộ ba mã hóa của mRNA là: 90 - 1 = 89 (bộ ba)
Câu 9. Quan sát quá trình phân bào của 3 tế bào cho đến khi hết một lần phân chia, người ta ghi lại được số liệu về hàm lượng DNA
trong nhân mỗi tế bào ở từng giai đoạn phân bào như bảng sau.

a. Các tế bào này đang thực hiện quá trình phân bào nào? Giải thích.
𝐴𝐵
b. Nếu tế bào 3 là một tế bào đang ở vùng chín của cơ quan sinh sản, xét một cặp nhiễm sắc thể mang 2 cặp gene ký hiệu . Hãy xác
𝑎𝑏
định:
- Ký hiệu kiểu gene của tế bào ở đoạn 3.
- Khi hoàn tất quá trình phân bào thì có thể tạo ra các tế bào có kiểu gene như thế nào? Cho rằng mọi quá trình liên quan khác đều
diễn ra bình thường.
Câu 9.
a.
- Tế bào 1: Quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1. Vì: DNA ban đầu là 2n đơn (4,4.10-12g) bước vào pha S kỳ trung gian nhân đôi nên
tăng lên 2n kép (8,8.10-12g), đến kì cuối tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa 2n đơn (nguyên phân) hoặc n kép (giảm phân 1) (4,4.10-12g)
- Tế bào 2: Quá trình giảm phân 2. Vì: tế bào từ n kép(8,8.10-12g), sau phân chia tạo ra các tế bào con, mỗi tế bào n đơn (4,4.10-12g)
- Tế bào 3: Quá trình nguyên phân hoặc quá trình giảm phân 1
+ Quá trình nguyên phân nhưng tất cả các cặp NST không phân li. Vì: Ban đầu tế bào chứa 2n đơn (4,4.10-12g), bước vào pha S kỳ trung
gian nhân đôi thành 2n kép (8,8.10-12g), đến kì sau các NST không phân li và kì cuối tạo ra 1 tế bào 4n đơn (8,8.10-12g)
+ Quá trình giảm phân 1 nhưng tất cả các cặp NST không phân li ở kì sau 1. Vì: Ban đầu tế bào chứa 2n đơn (4,4.10-12g), bước vào pha
S kỳ trung gian nhân đôi thành 2n kép (8,8.10 -12g), đến kì sau các NST không phân li và kì cuối tạo ra 1 tế bào 2n kép (8,8.10-12g)
b) Nếu tế bào 3 đang ở vùng chín của cơ quan sinh sản thì đây là tế bào sinh dục, đang thực hiện quá trình giảm phân 1 nhưng các NST
không phân li.
𝐴𝐵 𝐴𝐵
- Ký hiệu kiểu gene của tế bào 3, giai đoạn 3: .
𝑎𝑏 𝑎𝑏
- Khi hoàn tất quá trình phân bào có thể tạo ra các tế bào có các kiểu gene: AB AB; ab ab và O.

Câu 10. Ở người, tóc xoăn là tính trạng trội so với tóc thẳng và gene nằm trên nhiễm sắc thể thường.
a. Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh được một con gái có tóc xoăn. Biện luận để xác định kiểu gene, kiểu hình của bố, mẹ và lập
sơ đồ lai minh hoạ.
b. Người con gái nói trên lớn lên lấy chồng có tóc xoăn thì xác xuất để sinh được con gái có tóc thẳng là bao nhiêu %?
Câu 10.
a.
Quy ước: Gene A quy định tóc xoăn; gene a quy định tóc thẳng.
Mẹ có tóc thẳng (aa) sinh được 1 con gái có tóc xoăn (A-) suy ra bố phải có tóc xoăn (A-). → Kiểu gene của bố là AA hoặc Aa.
Ta có các sơ đồ lai sau:
Sơ đồ lai 1: Bố AA × Mẹ aa
A a
Con gái: Aa

Sơ đồ lai 2 : P: Bố : Aa × Mẹ : aa
G: A, a a
F: Aa aa
Con gái có kiểu gene là Aa.
b, Người con gái trên lớn lên lấy chồng tóc xoăn (A-). Xảy ra các trường hợp:
Trường hợp 1: P: vợ: Aa × chồng Aa
G: A, a A, a
F: 1AA, 2Aa, 1aa
(3 tóc xoăn, 1 tóc thẳng)
1
Tỉ lệ con sinh ra có tóc thẳng trong trường hợp này là = 25%
4

Trường hợp 2: P: vợ: Aa × chồng: AA


G: A,a A
F: 1AA, 1Aa
(Tóc xoăn)
Tỉ lệ con sinh ra có tóc thẳng trong trường hợp này là 0%.

You might also like