ATIGA M C 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (ATIGA)

Liên hệ với Việt Nam: thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
lao động trước khi kí kết hiệp định.
1.Thương mại hàng hóa: trước khi kí kết hiệp định ATIGA, tình
hình thương mại hàng hóa của Việt Nam được chia thành nhiều
giai đoạn.
- Thời kì đầu đổi mới: Sau khi áp dụng chính sách đỏi mới kin tế
từ năm 1986, Việt Nam đẫ mở cửa thị trường và tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hóa tăng lên đáng kể.
- Các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương:
Trước khi kí kết ATIGA, Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định
thương mại với nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm các hiệp
định với các đối tác ASEAN, các hiệp định với các quốc gia như
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều
quốc gia khác.
-Thị trường xuất khẩu chính: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản
và các nước trong khu vực ASEAN.
-Cạnh tranh và hợp tác với các đối tác thương mại trong khu
vực và toàn cầu.
2.Dịch vụ
-Du lịch: là một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò quan
trọng của Việt Nam với các địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút
nhiều khách nước ngoài.
-Logistics: là lĩnh vực phát triển nhanh, nhưng còn đối mặt với
nhiều thách thức, bao gồm chi phí cao và cạnh tranh với các thị
trường giá rẻ khác cũng như sự biến động trong thị trường.
-Dịch vụ tài chính: bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, và dịch vụ tài
chính khác, đã phát triển đáng kể, phục vụ nhu cầu nội địa và
quốc tế.
-Công nghệ thông tin và phần mềm: thu hút được sự chú ý của
quốc tế, cung cấp các dịch vụ phần mềm, phát triển ứng dụng
cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.Đầu tư
-Đầu tư nước ngoài: thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài như
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
-Chính sách thu hút đầu tư: chính phủ Việt Nam thực hiện
nhiều biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài như cải thiện
môi trường kinh doanh, ưu đãi thuế và cơ sở hạ tầng cho các
dự án đầu tư, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài.
-Đầu tư trong các ngành ưu tiên: định hình các ngành ưu tiên,
bao gồm các ngành sản xuất, công nghệ cao, năng lượng tái tạo
và hạ tầng.
4.Lao động
-Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm phần lớn trong lực
lượng lao động. Lao động có điều kiện làm việc khó khăn, thu
nhập thấp và thiếu các cơ hội phát triển.
-Lao động trong ngành công nghiệp thường có cơ hội tiếp cận
công nghệ và được trả lương tốt hơn so với ngành nông nghiệp.
Song cũng đòi hỏi nhiều trình độ, kỹ năng hơn.
-Lao động ngành dịch vụ thường có nhu cầu kỹ năng cao
-Môi trường lao động: mặc dù đã có sự cải thiện nhưng môi
trường lao động Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức như vấn
đề liên quan đến an toàn, chất lượng lao động, quyền lợi lao
động và tiêu chuẩn làm việc.
-Xu hướng lao động: nhiều người lao động chọn di cư ra nước
ngoài để tìm kiếm cơ hội làm việc và có thu nhập cao hơn.

You might also like