Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: TỔNG QUAN KINH TẾ CÁC NƯỚC CHÂU MỸ
MÃ HỌC PHẦN: ITS3070

Đề tài: Quá trình tái cơ cấu kinh tế Brazil


Giai đoạn 2000 - 2023

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thành Nam


Họ và tên: Đinh Thị Thu Phương
Mã sinh viên: 21031664
Khoa/Ngành: Quốc tế học

HÀ NỘI 2024
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN
KINH TẾ BRAZIL .................................................................................................................. 3
1.1. Khái quát về tái cơ cấu ..................................................................................................... 3
1.2. Các yếu tố tác động đến quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Brazil ................................... 3
1.2.1. Các yếu tố bên ngoài ..................................................................................................... 3
1.2.2. Các yếu tố bên trong ...................................................................................................... 4
1.2.3. Cấu trúc nền kinh tế Brazil những thập niên cuối thế kỉ XX và những vấn đề.............. 5
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ BRAZIL GIAI ĐOẠN 2000 -
2023.......................................................................................................................................... 7
2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của quá trình tái cấu trúc kinh tế ..................................................... 7
2.2. Chuyển đổi mô hình kinh tế .............................................................................................. 7
2.3. Điều chỉnh chính sách tài khóa......................................................................................... 8
2.4. Tái cấu trúc các ngành kinh tế.......................................................................................... 9
2.4.1. Nông nghiệp ................................................................................................................... 9
2.4.2. Công nghiệp ................................................................................................................. 12
2.4.3. Dịch vụ ......................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2023 ..................................................................................... 13
3.1. Những thành công ........................................................................................................... 13
3.2. Những hạn chế ................................................................................................................ 14
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 15

2
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH
TẾ BRAZIL
1.1. Khái quát về tái cơ cấu
Tái cơ cấu kinh tế là những thay đổi có tính bước ngoặt về cơ chế, chính sách kinh tế để đạt
được những mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra; là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu
ngành, cơ cấu khu vực kinh tế sở hữu hợp lý. Có thể nói, tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình Chính
phủ chủ động thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ban hành các chính sách về tài chính, tiền tệ, các
chính sách về hành chính, kinh tế và sử dụng các công cụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để tác
động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo
một xu hướng nhất định, đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.
Nói cách khác, tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực xã hội theo cơ chế thị
trường, qua đó, nguồn lực xã hội sẽ được phân bố lại hợp lý hơn, được sử dụng có hiệu quả hơn. Sự
thay đổi về phân bố nguồn lực nói trên sẽ từng bước làm thay đổi cách thức tăng trưởng từ chiều rộng
sang chiều sâu và dần nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế. Bản chất của tái cơ cấu kinh tế là
thay đổi hệ thống đòn bẩy khuyến khích, loại bỏ và thay thế các động lực khuyến khích lệch lạc dẫn
đến những sai lệch trong phân bố và sử dụng nguồn lực quốc gia, bằng hệ thống động lực hợp lý, phù
hợp với chuẩn mực kinh tế thị trường phổ biến và giá trị đạo đức xã hội. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố
khác có tác động đến tái cơ cấu kinh tế, bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng kết cấu hạ
tầng, và chất lượng nguồn nhân lực.
1.2. Các yếu tố tác động đến quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Brazil
1.2.1. Các yếu tố bên ngoài
Những tiến bộ vượt bậc và chóng mặt trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ
thông tin vào những năm đầu thế kỉ 21 đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng,
mang tới cơ hội cho các nước đang phát triển như Brazil có thể tiếp cận phương thức sản xuất mới,
nguyên liệu mới, thông tin mới, công nghệ mới, … để tận dụng tối đa tiềm năng của đất nước, mặt
khác, cũng đặt ra những rào cản đối với khả năng thích ứng, năng lực khai thác, cạnh tranh, đối phó
với các thách thức và khả năng tận dụng cơ hội của mỗi nước. Những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi
Brazil cần phải cân nhắc và xem xét lại các chiến lược kinh tế cũng như các chính sách phát triển của
đất nước mình.
Thương mại quốc tế phát triển mạnh và tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn
cầu. Sản xuất và thương mại quốc tế ngày càng định hình theo chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Các quốc gia mới nổi đang có xu hướng tận dụng nhiều hơn ưu thế về nguồn lực lao động, đồi dào,
giá lao động thấp hơn và việc đa dạng hoá trong từng khâu sản xuất. Do đó, Brazil phải hướng tới sự
tham gia sâu rộng hơn và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng quốc tế thông qua sự đổi mới các
phương thức sản xuất.

3
Những năm 2000, cũng diễn ra những biến đổi về địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Các
nước đang phát triển, bao gồm cả Brazil, trở thành động lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế
giới. Thành công của nhóm BRIC và các nước đang phát triển đã tạo nên một trật tự kinh tế - chính
trị ổn định và cân bằng hơn, nhưng cũng làm nảy lên thêm nhiều quan điểm trái chiều xung quanh
vấn đề quá trình tái cấu trúc hệ thống kinh tế quốc tế. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời kỳ toàn
cầu hóa cũng đã tác động tới chiến lược của các quốc gia nói chung và Brazil nói riêng.
Bối cảnh Mỹ Latinh có nhiều biến đổi khi bước sang thế kỉ 21 đã có tác động không nhỏ đến
công cuộc tái thiết lại cấu trúc kinh tế của Brazil. Sau khủng hoảng mô hình kinh tế ISI những năm
1980, Mỹ Latinh đi theo một xu hướng tương đối đồng nhất: chuyển sang mở cửa, thúc đẩy xuất khẩu
và tự do hóa thương mại theo hơi hướng của chủ nghĩa tân tự do, với hy vọng đổi mới nền kinh tế các
quốc gia. Bên cạnh đó, các nước Mỹ Latinh cũng tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập khu vực
và tự do hóa thương mại toàn cầu.
1.2.2. Các yếu tố bên trong
Những thất bại của thị trường tự do không giúp giải quyết những khiếm khuyết của mô hình
ISI về phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ. Giai đoạn 1998 – 2002, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm của Brazil chỉ ở mức 1,7%, GDP bình quân đầu người không tăng. Tỷ
lệ thất nghiệp trong 6 khu vực đô thị của Brazil tăng từ 5,7% (1997) lên 11,7% (2004). Trong năm
2009, sau khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế của Brazil có dấu
hiệu suy giảm nhưng GDP đã hồi phục ngay vào cuối năm 2009 – đầu năm 2010. Brazil trải qua 2
đợt suy thoái nghiệm trọng vào năm 2015 – 2016 vào 2020 – 2021, với mức giảm của GDP, và sự
tăng nhanh của tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ lạm phát.
Kể từ sau khi tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục 13,7% vào năm 2003, đến năm 2021, tỷ lệ thất
nghiệp lại lên mức báo động với 14,7%. Tỷ lệ lạm phát của Brazil tăng liên tục từ năm 2011 – 2016,
sau lần tăng vào năm 2008. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 5/2022, lạm phát của Brazil đã tăng
lên mức 11,73%. Tỷ lệ lạm phát của Brazil trong năm 2021 lên tới 10,06%, mức cao nhất được ghi
nhận kể từ năm 2015.
Tỷ lệ nợ nước ngoài chiếm tới 45% GDP và nợ công chiếm gần 60% GDP, dự trữ ngoại hối
giảm xuống 40 tỷ USD và nguồn đầu tư quốc tế đã giảm do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế
Argentina. Năm 2022, tổng nợ nước ngoài lên đến 577 tỷ USD. Nợ chính phủ có xu hướng giảm, đến
năm 2008 có sự không ổn định, và từ năm 2013 trở đi, nợ chính phủ liên tục tăng. Bộ trưởng Kinh tế
Paulo Guedes cho biết tổng số tiền phải chi trả trong năm 2022 theo yêu cầu của tòa án có thể lên là
90 tỷ BRL (17 tỷ USD). Số tiền này đã tăng mạnh so với mức 40 - 50 tỷ BRL khi ông Bolsonaro nắm
quyền vào năm 2019.
Những vấn đề xã hội phức tạp cũng là một tong những nguyên nhân dẫn đến quá trình tái thiết
lại nền kinh tế của Brazil. Tình trạng trì trệ kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói gia tăng. Năm

4
2001, HDI chỉ ở mức 0,777 xếp thứ 65/175 quốc gia và HPI ở vị trí 18 với mức 11,4. Gần 50 triệu
người Brazil sống với mức 1 USD/ngày. Hệ thống giáo dục đã không đào tạo đủ số lượng lao động
có kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế đang phát triển nhanh.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu và có nguy cơ ngày càng mở rộng khoảng cách với thế
giới, đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tồn
tại nhiều điểm yếu, đặc biệt là yếu tố về thể chế, cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục và chất lượng nguồn
nhân lực. Môi trường kinh tế thiếu tính ổn định do phải đối mặt với nhiều thách thức như: lạm phát,
thâm hụt ngân sách chính phủ, nợ công và lãi suất cao, sự trì trệ trong nền kinh tê sđã ức chế đầu tư
sản xuất, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn quá cao và sự tăng nhanh nợ công.
1.2.3. Cấu trúc nền kinh tế Brazil những thập niên cuối thế kỉ XX và những vấn đề
Sự phát triển của ngành nông nghiệp thường đi đôi với việc mở rộng diện tích trồng cây, đặc
biệt là trong các khu vực rừng Amazon, Cerrado. Việc phá hủy rừng để mở rộng đất canh tác và chăn
nuôi đã gây ra mất môi trường và dẫn đến sự suy giảm đáng kể về đa dạng sinh học. Một số khu vực
nông nghiệp ở Brazil gặp khó khăn trong việc quản lý đất đai, với việc sử dụng không hiệu quả và
đất đai bị thoái hóa. Điều này dẫn đến giảm năng suất và sự không ổn định trong sản xuất nông sản.
Ngành nông nghiệp của Brazil thường phụ thuộc nhiều vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ
chốt như đường, cà phê, cacao và đậu nành. Sự phụ thuộc này làm cho nền kinh tế nông nghiệp của
họ trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường quốc tế và giá cả. Khoáng sản, nông sản và các
sản phẩm sơ cấp khác từng có giai đoạn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil.
Xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc tăng gần gấp bốn lần tốc độ của tổng xuất khẩu từ
năm 2000 đến năm 2010. Ví dụ, nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc chiếm hơn 40% xuất khẩu của
Brazil, trong khi nhập khẩu sắt của Trung Quốc chiếm hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu
của Brazil. ngành. Dầu, bột giấy, giấy và thịt cũng là những mặt hàng xuất khẩu đáng kể sang Trung
Quốc, chiếm từ 5% đến 10% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này của Brazil. Việc Brazil quá
chú trọng vào hàng hóa có thể gây nguy hiểm không chỉ đối với tình hình tài chính ngắn hạn của đất
nước mà còn đối với triển vọng ổn định và phát triển kinh tế lâu dài.
Một số khu vực nông nghiệp ở Brazil gặp khó khăn trong việc quản lý đất đai, với việc sử
dụng không hiệu quả và đất đai bị thoái hóa. Điều này dẫn đến giảm năng suất và sự không ổn định
trong sản xuất nông sản. Hơn nữa, sự thay đổi trong sử dụng đất hiện đang làm thay đổi khí hậu của
khu vực. Các nghiên cứu cho thấy nạn phá rừng góp phần gây ra hạn hán và biến đổi thất thường của
dòng sông. Và trong khi đó, những người nông dân chặt bỏ từng chút một thảm thực vật tự nhiên của
nó. Bên cạnh đó, phân phối đất đai không công bằng và chệch lệch có thể gây ra sự không hài lòng
và xung đột trong cộng đồng nông dân. Một số khu vực vẫn đang phải đối mặt với vấn đề này, khiến
cho một số lớn đất đai nằm trong tay một số ít người.

5
Mặc dù đã có sự tiến triển trong nông nghiệp nhưng một số khu vực vẫn đối mặt với thiếu sót
về cơ sở hạ tầng cũng như áp dụng và tiếp cận công nghệ hiện đại. Điều này có thể ảnh hưởng đến
hiệu suất và năng suất của nông dân. Nhiều nông dân, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn
và nhóm dân tộc thiểu số, gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tư và tài chính để cải thiện cơ sở
hạ tầng và nâng cao hiệu suất sản xuất. Sự cạnh tranh trong thị trường quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh
vực xuất khẩu nông sản, đòi hỏi sự nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tuân thủ
các quy chuẩn quốc tế, điều này có thể là một thách thức đối với một số doanh nghiệp và nông dân.
Công nghiệp đã có những chính sách hỗ trợ, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót về giao thông,
vận chuyển, năng lượng. Brazil đã phải đối mặt với biến động tỷ giá và vấn đề tài chính. Sự không
ổn định này có thể ảnh hưởng đến giá cả, lợi nhuận và khả năng đầu tư trong ngành công nghiệp.
Brazil có khu vực công nghiệp và nông nghiệp đa dạng: ngàng công nghiệp năng suất cao
giúp quốc gia dẫn đầu về thị trường xuất khẩu thế giới với cà phê, đậu nàng, thịt bò, đường và nước
cam. Brazil có lợi thế so sánh để trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn của thế giới về khoáng
sản. Quá trình ISI giúp ngành công nghiệp trong nước phát triển tương đối tốt, nhưng khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở mức tương đối thấp so với thế giới. Mô hình thương mại
không mang lại thay đổi mà còn làm tăng cường đặc trưng cũ: xuất khẩu vẫn tập trung vào hàng hóa
cơ bản và hàng hóa chế tạo mà có thị phần thấp trên thị trường, hoạt động sản xuất kém hiệu qủa do
thâm dụng lao động phổ thông và tài nguyên thiên nhiên.
Chính sách công nghiệp bị chậm trễ do thiếu nguồn nhân lực phù hợp và thiếu kĩ năng cần
thiết trong một thị trường lao động đang thay đổi. Do đó, nhu cầu tạo việc làm và nâng cấp kỹ năng
với các sáng kiến và phúc lợi xã hội được đặt ra là hết sức bức thiết. Cơ chế lương không theo kịp
năng suất lao động khiến cung thị trường trong nước không phát triển, cản trở tăng trưởng đã đòi hỏi
phải tăng mức lương tối thiểu.
Đầu những năm 2000, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp chậm lại, nguồn vốn nước
ngoài đi kèm với những thiết bị đã trở nên lỗi thời, cơ sở công nghiệp sau khi được đa dạng cần bước
vào thời kỳ phát triển mới gắn với tính hiệu quả vá cạnh tranh phù hợp với sự thay đổi mô hình tích
tụ tư bản tòan cầu và việc củng cố nền kinh tế tri thức cần đối mới để tăng khả năng cạnh tranh kinh
tế. Do đó, Brazil cần kết hợp các lĩnh vực và các ngành công nghiệp đại diện cho công nghệ mới, đặc
biệt là itn học, viễn thông và phát triển khả năng sáng tạo – một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh.
Các doanh nghiệp dịch vụ gặp khó khăn trong khả năng tiếp cận tài chính và vốn đầu tư. Chất
lượng nhân sự trong ngành dịch vụ phụ thuộc nhiều vào hệ thống giáo dục và đào tạo. Trong giai
đoạn này, chính phủ Brazil cũng đang nỗ lực trong xây dựng lại các chương trình đào tạo và giáo dục,
điều này tạo ra sự không đồng đều trong năng lực làm việc.
Các doanh nghiệp dịch vụ Brazil cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế,
đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, tài chính, và công nghệ thông tin, đặt ra áp lực để nâng cao chất

6
lượng và hiệu suất. Một số vùng có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp hạ tầng và công nghệ thông
tin đầy đủ để hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
Sự cải thiện quản lý và chất lượng dịch vụ là một thách thức, đặc biệt là sự mở rộng nhanh
chóng của các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó là Có sự chệch
lệch về phát triển giữa các thành phố lớn và các vùng nông thôn, đặc biệt là khi nhu cầu và tiếp cận
dịch vụ tập trung ở các thành phố.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ BRAZIL GIAI ĐOẠN 2000 - 2023
2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của quá trình tái cấu trúc kinh tế
Brazil đã đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế như lạm phát, nợ công, và sự không ổn định tài
chính. Quá trình tái cấu trúc nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro và tăng cường ổn định kinh tế. Nền
kinh tế Brazil thường phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ và nông nghiệp. Mục tiêu của
quá trình tái cấu trúc bao gồm việc đa dạng hóa cơ sở kinh tế, để giảm thiểu tác động của biến động
giá dầu và giúp nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn. Tái cấu trúc có thể nhằm mục đích nâng cao năng
lực cạnh tranh của Brazil trên thị trường quốc tế, thông qua việc cải thiện hạ tầng, tăng cường năng
suất lao động, và thu hút đầu tư nước ngoài. Một mục tiêu quan trọng có thể là giảm chênh lệch giữa
tầng lớp giàu có và nghèo đóng góp vào sự phát triển bền vững và giảm động lực xã hội.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.Chính phủ Brazil đặt mục tiêu đưa kim ngạch
xuất khẩu vượt ngưỡng 100 tỷ USD vào năm 2006. Năm 2014, Brazil bị thâm hụt thương mại lần đầu
tiên kể từ năm 2000. Chính phủ Brazil dự kiến trong năm 2015 sẽ trở lại xuất siêu, do nhập siêu nhiên
liệu giảm nhờ giá dầu lao dốc trên thị trường thế giới, tăng xuất khẩu sang Mỹ do kinh tế nước này
phục hồi mạnh hơn, và sản lượng ngũ cốc, các loại đậu và hạt cho dầu của Brazil dự kiến sẽ đạt kỷ
lục và lần đầu tiên vượt mốc 200 triệu tấn. Ngày 27/10/2020, Chính phủ Brazil ban hành lộ trình thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn với mục tiêu GDP bình quân đầu người tăng trưởng
37% trong 10 năm tới.
Bằng cách tái cấu trúc kinh tế, Brazil có thể tạo ra cơ hội phát triển bền vững và không phụ
thuộc quá mức vào nguồn lực không tái tạo. Một nền kinh tế được tái cấu trúc có thể trở nên hấp dẫn
hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh trong nước.
Nếu tái cấu trúc được thực hiện hiệu quả, nó có thể dẫn đến sự cải thiện đáng kể trong chất lượng
cuộc sống của cả cộng đồng, bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ cơ bản và giáo dục. Bằng cách
đa dạng hóa kinh tế, Brazil có thể giảm thiểu tác động tiêu cực khi đối mặt với biến động trên thị
trường quốc tế, như suy thoái kinh tế toàn cầu.
2.2. Chuyển đổi mô hình kinh tế
Trong suốt nhiệm kì của mình, Tổng thống Lula đã duy trì một chính sách kinh tế vĩ mô thận
trọng, các chính sách thực hiện của ông và người kế nhiệm – Tổng thống Dilma đều phù hợp với các

7
yêu cầu của chủ nghĩa phát triển tự do mới. Các chính quyền Tổng thống sau đó, từ Dilma đến Temer,
Bolsonaro, cũng vẫn tập trung vào chính sách này.
Những định hướng phát triển: Hòa nhập xã hội và giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội, Tăng
trưởng kinh tế tạo việc làm, tăng thu nhập, môi trường bền vững, Thúc đẩy và mở rộng quyền công
dân, tăng cường dân chủ.
Sau khi ổn định kinh tế, chính phủ đề ra những hướng phát triển kinh tế mới, trong đó, các
ngành kinh tế hướng tới mục tiêu là tăng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước
ngoài. Hướng tới mục tiêu này,chính phủ đã lần lượt công bố các chính sách về công nghiệp, công
nghệ và ngoại thương (PITCE), hệ thống quốc gia về đổi mới (NSI), PDP 2008, PBM 2011, PPA
2016-2019, PPA 2022/2025. Các chính sách này chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng lực sản
xuất và công nghệ của Brazil nhằm đạt được vị thế cao hơn để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, trọng tâm: Nâng cao tính cạnh tranh của các ngành hiện có thông qua hiện đại hóa, Tạo động cơ
và hỗ trợ về thể chế cho 4 ngành chính: phần mềm, bán dẫn, hàng hóa vốn và dược phẩm, Thúc đẩy
các ngành công nghệ tương lai: công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, và công nghệ nano, Tăng
cạnh tranh của các ngành công nghiệp đang tồn tại và tạo liên kết với chuỗi sản xuất, tạo môi trường
pháp lý, tạo điều kiện tăng cường đầu tư công cộng và tư nhân trong các lnhx vực như năng lượng và
viễn thông, …
Chính quyền Lula và Dilma đề nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế theo mô hình: hướng ngoại,
hội nhập để đạt đươc quy mô kinh tế toàn cầu cho sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trọng
tâm là kết hợp chiến lược sản xuất trong nước và tích cực đối ngoại về kinh tế để đảm bảo cho nền
kinh tế Brazil phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu tối đa rủi ro của toàn cầu hóa và tối đa hóa các cơ hội
của toàn cầu hóa kinh tế mang lại.
2.3. Điều chỉnh chính sách tài khóa
Một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ là tập trung vào ổn định tài chính và giảm
nợ. Năm 2002, là đỉnh cao của nợ công của Brazil khi nước này rơi vào suy thoái, trong đó, nợ công
chiếm tới 76,7% GDP. Tỷ lệ nợ công tăng cao làm suy gaimr niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài,
dẫn tới sự giảm giá của trái phiếu chính phủ và và giảm thời gian đáo hạn nợ. Đồng real của Brazil
mất giá đẩy lạm phát lên cao.
Để giữ giá đồng real thì Ngân hàng trung ương tăng lãi suất huy động vốn lên mức cao chưa
từng thấy và thuộc loại cao nhất trong số các nền kinh tế lớn lúc đó, bình quân ở mức 9,69%/năm giai
đoạn 2005 -2010. Áp lực do sự giảm giá đồng real đã buộc chính phủ Brazil phải thực hiện các chính
sách nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Các chính sách chủ yếu
được Chính phủ sử dụng trong tình hình này là tăng thuế và giảm chi tiêu nhưng dường như các chính
sách đã khiến cho lòng tin các nhà đầu tư giảm sút và cũng không thể kiểm soát được tình trạng lạm
phát. Lãi suất và lạm phát ở mức rất cao

8
Nhiệm kì đầu Tổng thống Lula: thắt chặt chi tiêu nhằm tăng thặng dư ngân sách, từ 3,5% lên
4,25% GDP. Động thái này gây áp lực mạnh cho chi tiêu chính phủ, đặc biệt là trong dịch vụ xã hội
và đầu tư công. Việc tăng thặng dư ngân sách ban đầu đã làm giảm tỷ lệ nợ xuống mức phù hợp với
các chủ nợ quốc tế. Về dài hạn là giảm gánh nặng nợ công nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến lựa
chọn ngân sách ngắn hạn của chính phủ.
Cải cách thuế là một mục tiêu chính của Brazil, đã tiếp tục hỗ trợ cho nỗ lực tăng chi tiêu
chính phủ, trong khi vẫn duy trì được trạng thái thắt chặt ngân sách.Diến ra trong bối cảnh cuộc đấu
tranh lịch sử giữa chính quyền trung ương và địa phương về chia sẻ thu nhập, Chính quyền Lula đã
gặp gỡ các thống đốc và chính trị gia địa phương để đưa ra đề xuất cải cách thuế đáp ứng lợi ích đôi
bên. Nhờ đó, chính quyền Lula đã tăng được chi tiêu xã hội thông qua tăng thuế.
Nhiệm kì thứ hai của Tổng thống Lula: đã hồi sinh vai trò của nhà nước trong đầu tư phát
triển kinh tế. Chính sách thắt chặt chi tiêu của Ngân hàng Trung ương vẫn tiếp tục đựơc thực hiện,
chính phủ tích cực tham gia vào việc tăng đầu tư phát triển kinh tế bằng cách cắt giảm thuế thông qua
ưu đãi đầu tư. Năm 2004, một mô hình quản lý nguồn công nghiệp mới hiệu quả hơn đã được thiết
lập để sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính quan trọng trong Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (FNDCT) thuộc Quỹ Tài trợ cho Nghiên cứu và Dự án (FINEP) của Bộ Khoa học và Công
nghệ Brazil. Việc giải ngân cho các cho các quỹ được mở rộng từ 35,1 tỷ real năm 2003 lên mức
137,4 tỷ real năm 2009. Chuyển đổi mô hình tập trung trong các công ty thuộc lĩnh vực dược phẩm,
coog nghệ máy tính và năng lượng.
Chương trình tăng tốc tăng trưởng (PAC) khởi xướng vào năm 2007, đã gia tăng đầu tư nhà
nước vào phát triển kinh tế khi mà các ibeenj pháp thắt chặt tài chính đang kìm hãm. Sự ra đời của
PAC là để đối phó việc thiếu hụt đầu tư ở Brazil ở cả khu vực tư nhân và công, đăc biệt là đầu tư cho
cơ sở hạ tầng.Trong thời gian 4 năm sau khi thành lập, PAC đã cung cấp 503,9 tỷ real để đầu tư vào
hệ thống năng lượng, vệ sinh, vận chuyển, nhà ở và nguồn nước. Việc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng
nhằm nâng cao năng lực phát triển tổng thể của nền kinh tế Brazil, tạo tiền đề để nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao.
2.4. Tái cấu trúc các ngành kinh tế
2.4.1. Nông nghiệp
Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Brazil đã trải qua nhiều thăng trầm. Đến những năm
2000, nông nghiệp thực sự có những bước tiến nhảy vọt khi Brazil tích cực khai khẩn, cải tạo và sử
dụng vùng đất cao nguyên Serado, có diện tích rộng hơn 200 triệu ha, tương đương khoảng một phần
tư diện tích nước này.
Chính phủ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng giúp nhân dân thực
hiện chương trình cải tạo đất cùng với Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Brazil (EMBRAPA). Chính
quyền Tổng thống Lula đã tiến hành cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân nghèo, khuyến khích

9
khai khẩn đất hoang sản xuất nông nghiệp. Vùng đất Serado khô cằn do nhiễm nhôm và a-xít đã biến
thành vùng chuyên canh nông nghiệp năng suất cao, tạo bước đột phá cho ngành nông nghiệp. Diện
tích đất canh tác của Serado từ mức 200 nghìn ha năm 1955, tăng lên gần 60 triệu ha vào năm 2006,
góp phần đưa sản lượng nông nghiệp Brazil tăng gấp ba lần giai đoạn 1970-2000.
Gần đây, Amazon vượt qua Cerrado và trở thành quần xã có diện tích đồng cỏ lớn nhất ở
Brazil, nhưng Cerrado vẫn là quần xã có diện tích nông nghiệp lớn nhất cả nước, tập trung một nửa
số cây đậu tương. Diện tích canh tác nông nghiệp đã tăng thêm 41,9 triệu ha trên khắp Brazil từ năm
1985 đến năm 2022, tăng từ 19,1 triệu ha lên 61 triệu ha. Sự mở rộng gần gấp đôi diện tích của bang
Paraná. Hầu hết trong số này (96%) là cây ngũ cốc và mía, đã tăng gấp ba lần trong 38 năm. Năm
1985 chiếm 18,3 triệu ha; đến năm 2022, diện tích tương đương 7% lãnh thổ quốc gia, tương đương
58,7 triệu ha. Trong tổng số này, 35 triệu ha đang được trồng đậu tương, riêng diện tích này đã tăng
gấp bốn lần diện tích canh tác, chưa kể vụ ngô thứ hai, được trồng sau vụ thu hoạch đậu tương.
Nhờ việc mở rộng diện tích canh tác và thời tiết thuận lợi, sản lượng bông, đậu nành, ngũ cốc
niên vụ 2007-2008 của Brazil sẽ đạt mức kỷ lục, trong đó sản lượng đậu nành đạt 61 triệu tấn trên
21,5 triệu ha; ngũ cốc đạt 53 triệu tấn trên diện tích 14,5 triệu ha, trung bình 3,65 tấn/ha và bông đạt
7,1 triệu tấn trên diện tích 1,15 triệu ha. Xuất khẩu nông sản của Brazil quý I năm 2008, đạt 27,2 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 37,8% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc chuyển đổi thảm thực vật từ đồng cỏ thành các khu vực canh tác cũng như thâm canh
nông nghiệp và thay đổi quy mô của một số loại cây trồng, vật nuôi để gia tăng giá trị và công việc
cho người dân của địa phương. Các loại cây trồng lâu năm như cà phê, cam quýt, cọ dầu và các loại
khác, diện tích đã tăng gấp ba lần từ năm 1985 đến năm 2022, từ 800.000 ha năm 1985 lên 2,4 triệu
ha vào năm 2022. Trong số các loại hình nông nghiệp lâu năm, cà phê vẫn dẫn đầu với 1,3 triệu ha
vào năm 2022. Việc trồng cây có múi đã mở rộng kể từ những năm 1990, với 228.000 ha vào năm
2022. Trong trường hợp cọ dầu, loại cây này hiện diện nhiều hơn ở phía bắc của Canada. quốc gia (ở
các bang Pará và Roraima), sự mở rộng của nó rõ rệt hơn kể từ năm 2012, tăng từ 48.000 ha lên
180.000 ha.
Về mặt mở rộng, lâm nghiệp đã tăng gấp sáu lần từ năm 1985 đến năm 2022 - từ 1,5 triệu ha
lên 8,8 triệu ha, tương đương tăng 7,3 triệu ha. Điểm nổi bật là sự tiến bộ trong quần xã sinh vật
Pampa, nơi mức tăng gấp 17 lần, đạt diện tích gần 1 triệu ha vào năm 2022.
Sau khi Tổng thống Lula da Silva nắm quyền lãnh đạo đất nước ngày 27/10/2002, ông đã đề
ra nhiều quyết sách giải quyết tình trạng đói nghèo ở nước này. Ông và các nhà lãnh đạo Brazil đã
phát động chương trình hành động đẩy mạnh cuộc chiến chống đói nghèo. Chính phủ đã đầu tư cho
kế hoạch tổng thể 4,3 tỷ Real (1,4 tỷ USD) trong năm 2003 và 5,3 tỷ Real (1,9 tỷ USD) năm 2004.
Theo chương trình chống đói ghèo, mỗi gia đình nghèo được nhận khoản trợ cấp hàng tháng từ 45
Real (15 USD) đến 95 Real để mua lương thực. Phấn đấu đến tháng 12/2006 cải thiện cuộc sống cho

10
11,4 triệu gia đình nghèo, giải quyết một phần tình trạng bất công xã hội. Trong năm đầu tiên có 3,6
triệu gia đình nhận được sự trợ giúp của Nhà nước. Các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư chuyển
động theo chiều hướng tích cực. Lòng tin của giới đầu tư nước ngoài và sự ủng hộ của dân chúng đối
với Tổng thống L.D.Silva tăng lên.
Tầm quan trọng đối với các nhà sản xuất ở khu vực nông thôn diễn ra theo hình thức của kế
hoạch nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, cụ thể thông qua một chương trình trợ cấp khác hướng tới
nền kinh tế nông nghiệp gia đình (Programa de Fortalecimento da Nongura Familiar (Pronaf)) với
mục đích đảm bảo nguồn tài chính đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ trồng trọt và khuyến khích sử dụng
công nghệ mới. Về nông nghiệp gia đình, hơn 800 nghìn cư dân nông thôn đã được hỗ trợ bởi các
chương trình tín dụng, nghiên cứu và khuyến nông với một hạn mức tín dụng đặc biệt dành cho phụ
nữ và nông dân trẻ.
Chương trình Cải cách Ruộng đất với mục tiêu là cung cấp các điều kiện và việc làm phù hợp
cho hơn một triệu gia đình sống trong các khu vực do Nhà nước giao, đây là một sáng kiến có khả
năng tạo ra hai triệu việc làm. Nhờ có quan hệ đối tác giữa khu vực công với các đối tác quốc tế,
chính phủ đang nỗ lực hướng tới việc đảm bảo cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư, điều đã được làm
với các trường học và cơ sở y tế. Ý tưởng của chính sách này chính là việc ưu tiên nâng cao quyền
tiếp cận đất đai của khu vực tư sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc thực hiện một chương trình cải cách
ruộng đất có chất lượng.
Chính phủ đã thông qua khoản tín dụng trọn gói 49 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
với mục tiêu nâng sản lượng trồng trọt lên mức kỷ lục 150 triệu tấn và giúp nước này giảm nhẹ ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. 41 tỷ USD trong khoản tín dụng này sẽ được đầu
tư cho các hoạt động nông nghiệp quy mô lớn, số còn lại được dùng để hỗ trợ các trang trại gia đình.
Ngành nông nghiệp Brazil được chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu
kết hợp với sự phát triển công nghiệp công nghệ cao và các chính sách tài trợ phát triển nông nghiệp.
Thị trường nông nghiệp ở Brazil ước tính đạt 97,59 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 110,96
tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 2.60%
trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Brazil là một người chơi lớn trong thương mại nông nghiệp toàn cầu. Các sản phẩm quan
trọng nhất trong ngành là gạo, ngô, đậu tương, lúa miến, mía, khoai tây, ngô, cà chua, dưa hấu và
hành tây. Quốc gia này chiếm 50% thị trường đậu tương toàn cầu và trở thành nhà xuất khẩu ngô lớn
thứ nhất vào năm 2023. Hơn nữa, đất nước này cũng đã trở thành nhà lãnh đạo hợp nhất trong sản
xuất cà phê và đường. Về cây lương thực, Brazil là nhà sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất khi
chiếm vị trí đầu tiên, với sản lượng kỷ lục 126 triệu tấn. Nước này đã xuất khẩu 84 triệu tấn vào năm
2020 và hiện chiếm 50% thương mại đậu nành toàn cầu.

11
Một ngày sau khi chính thức nhậm chức, tân Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
ngày 2/1/2023 đã triển khai những cam kết đầu tiên mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử bằng
cách đảo ngược quyết định cho phép người dân được dễ dàng tiếp cận các loại vũ khí mà chính quyền
tiền nhiệm áp dụng, ngăn chặn tiến trình tư nhân hóa và khôi phục các biện pháp đối phó với nạn tàn
phá rừng Amazon.
2.4.2. Công nghiệp
Brazil có ngành công nghiệp đa dạng và phát triển. Lĩnh vực công nghiệp đạt được tốc độ
phát triển cao khi kinh tế phát triển theo mô hình ISI. Từ những năm 2000, chính sách công nghiệp
mới chú trọng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của nền kinh tế.
Brasil là quốc gia lớn thứ hai ở châu Mỹ về lĩnh vực sản xuất. Chiếm 28,5% GDP, các ngành
công nghiệp của Brasil được cho là được phát triển đa dạng từ ô tô, thép và hóa dầu đến máy tính,
máy bay và hàng tiêu dùng. Nhờ có sự ổn định kinh tế đang gia tăng được đem lại bởi các biện pháp
Plano Real, các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia của Brasil đã đầu tư mạnh vào thiết bị và công
nghệ mới, một phần lớn trong số đó được mua từ các công ty Mỹ.
Cùng với khả năng cung ứng lao động rẻ, sự phong phú của nguyên liệu và các chính sách
của chính phủ đã giúp ngành công nghiệp Brazil dịch chuyển theo hướng gắn với công nghệ tiên tiến,
tập trung vào: chế biến dầu khí, ô tô, xi măng, sản xuất sắt thép, hóa chất và hàng không vũ trụ. Ngành
công nghiệp sử dụng lao động ngày càng tăng, chiếm khoảng 32,1% lực lượng lao động vào năm
2017.
Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thành lập nhiều cơ quan hỗ trợ và đưa ra nhiều chính
sách, luật pháp ưu tiên, chủ yếu khuyến khích đổi mới và chia sẻ thông tin và công nghệ, cung cấp
nguồn lực và thiết bị chung để đảm bảo phương tiện đổi mới, ưu đãi tài chính và thuế để khuyến
khích đầu tư vào công nghệ
2.4.3. Dịch vụ
Các ngành dịch vụ là khu vực lớn nhất của nền kinh tế Brazil khi đóng góp ngày càng lớn và
ngày càng tăng trong tổng sản phẩm nội địa của mình. Tỷ lệ đóng góp cho GDP của sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp sụt giảm trong những năm qua chủ yếu do chính phủ chủ động đầu tư nguồn
lực cho mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ. Năm 2016, GDP ngành dịch vụ là 76%,
đến năm 2022, dịch vụ vẫn chiếm 75% tổng tỷ lệ GDP.
Chính phủ định hướng ngành dịch vụ chuyển dịch tập trung phát triển các ngành: chăm sóc
sức khỏe, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, du lịch và bán lẻ. Khu vực dịch vụ sử dụng lao động
rất lớn: năm 2000, khoảng 58% lực lượng lao động được tuyển và dần tăng lên 60% vào năm 2005.
Các ngành dịch vụ sử dụng khoảng 58,5% lực lượng lao động vào năm 2017, …
Tài chính là lĩnh vực quan trọng nhất của ngành dịch vụ tại Brazil. Các ngân hàng Brazil cho
thấy khả năng ứng phó tuyệt vời trongg cuộc khủng hỏang 2008 và cung cấp những khoản kinh phí

12
khổng lồ cho các dự án lớn của các ngành công nghiệp khác trong nước. Vào ngày 8 tháng 5 năm
2008, sàn chứng khoán Sao Paulo (Bovespa) cùng với Brazilian Mercantile đặt tại Sao Paulo và Sàn
giao dịch tương lai (BM&F) đã hợp nhất để thành lập lên BM&F Bovespa, đây là một trong những
sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới. Tương tự như ngành dịch vụ tái chính, ngành tái
bảo hiểm vốn là ngành độc quyền trước đây cũng đang mở cửa để các công ty thuộc bên thứ ba có
thể tiếp cận.
Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng tăng đóng góp đáng kể vào GDP và đạt bình quân khoảng
3,5% trong gần 10 năm từ sau cuộc khủng hoảng đó. Tổng thống Brazil, Lula da Silva nói nước này
đang có quyết tâm trở thành cường quốc về du lịch vào năm 2007. Quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này
đã thông qua kế hoạch phát triển du lịch 3 năm nhằm đưa tổng thu nhập từ du lịch lên 9 tỷ USD, đón
9 triệu lượt khách du lịch hàng năm và tạo việc làm cho 1,2 triệu lao động. Chính phủ sẽ tăng 60%
ngân sách cho Bộ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn và tại những điểm du lịch nổi
tiếng. Năm 2003 nước này đón 4,1 triệu du khách nước ngoài, cao hơn so với con số 3,7 triệu người
trong năm 2002, thu nhập từ du lịch đạt 3 tỷ USD. Đến hết năm 2022, tỷ trọng ngành dịch vụ Brazil
là 58,91%, trong khi công nghiệp là 20,7% và nông nghiệp là 6,81%

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH
TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2023
3.1. Những thành công
Tái cơ cấu nền kinh tế đã mang lại cho Brazil sự ổn định kinh tế vĩ mô và thoát khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Điểm nổi bật là trong giai đoạn 2002 – 2011, kinh tế Brazil
có tốc độ phát triển cao và ổn định trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nếu năm 2002, GDP
khoảng 400 tỷ thì đến 2011, GDP là 2.616 tỷ USD, và Brazil đã vượt qua Anh trở thành nền kinh tế
thứ 6 thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, do những bất ổn chính trị, cộng với tình trạng
chững lại của nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế Brazil, đặc biệt là với khu vực
xuất khẩu. GDP năm 2016 còn 1.799 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới. Đến năm 2022, GDP khoảng 1.920
tỷ USD, lớn thứ 10 vằ sức mua tương đương xếp thứ 8 thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát và rủi ro đầu tư giảm, dòng vốn đầu tư nức ngoài
tăng cao, dự trữ ngoại hối lớn. Chính sách thắt chặt tài chính, giữ lạm phát theo chỉ tiêu và duy trì tỷ
giá hối đoái linh hoạt thời Tổng thống Lula đã giúp cho rủi ro đầu tư vào Brazil giảm đáng kể, tốc độ
tăng trưởng cao, mức lạm phát giảm và dòng vốn đầu tư nước ngoài chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc,
dự trữ ngoại hối vượt quá 350 tỷ USD (năm 2011). Những năm sau đó, mặc dù có sự giảm sút trong
tăng trưởng kinh tế, nhưng dự trữ ngoại hối vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao, năm 2016 tăng lên
365 tỷ USD, và duy trì ổn định đến nay.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Brazil tăng liên tục trong giai đoạn 2003 – 2013 (trừ năm 2009
do ảnh hưởng lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu), đạt mức tương ứng 192,6 tỷ USD và
13
120,8 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Brazil chiếm 27,6% GDP vào năm
2013 cho thấy độ ở kinh tế Brazil tiếp tục tăng cao so với thời kỳ Tổng thống Cardoso (25,7% năm
2002). Năm 2012, Brazil là nước xuất nhập khẩu đứng thứ 21, cải thiện 4 bậc so với 2002, xếp thứ
27 về xuất khẩu và thứ 17 về sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, từ 2013, do sự chững lại của nền kinh
tế,nhu cầu sụt giảm, tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu: xuất khẩu 2015 đạt 190 tỷ USD, năm
2016 giảm còn 184 tỷ USD, xếp thứ 26 thế giới, nhập khẩu 2015 đạt 172 tỷ USD và 2016 là 129 tỷ
USD, xếp thứ 30.
Chính phủ Brazil công bố thặng dư thương mại nửa đầu năm 2023 đạt hơn 45,5 tỷ USD, tăng
32,9%, là mức xuất siêu kỷ lục từng được ghi nhận từ trước đến nay. Nhờ nhập khẩu giảm mạnh,
trong khi giá một số nguyên liệu thô trên thị trường quốc tế, chủ yếu là dầu mỏ và quặng sắt, tăng
vọt. 6 tháng đầu 2023, kim ngach xuất khẩu đạt hơn 166,1 tỷ USD tăng 1,3% so với cùng kỳ, trong
khi nhập khẩu đạt 120,6 tỷ USD, giảm 7.1%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản đạt mức cao
nhất 7%, nỏi bật là đậu tương với 33,5 tỷ USD, còn với dầu thô và quặng sắt cũng ở mức cao, lần
lượt là 19 và 6,1 tỷ USD. Đến năm 2016, các nước xuất khẩu chính của Brazil là Trung Quốc (19%),
Mỹ (12,6%), Argentina (7,3%), Hà Lan (5,6%) và các nước nhập khẩu chính là Mỹ(17,6%), Trung
Quốc (16,9%), Argentina (6,7%), Đức (6,6%), Hàn Quốc (4,4%). Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị
trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Brazil, với kim ngạch đạt 50,7 tỷ USD, sau đó là EU (23 tỷ
USD), Mỹ (17,3 tỷ USD) và Argentina (9,47 tỷ USD). Dự báo kết thúc 2023, thặng dư thương mại
tăng 38%, lên 84,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 330 tỷ USD, giảm 1,2% so với 2022, trong khi
nhập khẩu đạt 245,2 tỷ USD, giảm 10%.
3.2. Những hạn chế
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm bộc lộ những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc trong nền
kinh tế Brazil là không bền vững. Tăng trưởng kinh tế không đồng đều: có khoảng thời gian rất cao
và có khoảng thời gian suy thoái. Đây là lí do tại sao mặc dù đạt được mức tăng trưởng với tốc độ
cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 35 năm từ 1980 chỉ là 2,8%. Brazil đã đi đường tắt để phát triển
kinh tế với mô hình kinh tế ưu tiên xuất khẩu hàng hóa vào giữa những năm 2000 khi giá hàng hóa
ngày càng tăng. Brazil có tốc độ phát triển mạnh nhờ giá trị tài nguyên thiên nhien tăng vọt và nhân
công giá rẻ. Bắt đầu từ những năm 2012, khi giá hàng hóa sụt giảm, kinh tế Brazil bắt đầu rơi vào
khủng hoảng kinh tế.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế không đi kèm với tăng năng suất lao động. Sự tăng trưởng
kinh tế của Brazil trong đầu những năm 2000 đã không được thúc đẩy bởi việc tăng năng suất mà là
bởi sự gia tăng trong tỷ lệ tham gia và việc làm trong thị trường lao động. Dù chi tiêu công rát lớn,
trong thời kỳ kinh tế còn thịnh vượng, chính quyền không giải quyết triệt để các vấn đề về cơ cấu, và
môi trường đầu tư kinh doanh. Trong khảo sát thương niên về mức độ dễ kinh doanh của WB, Brazil

14
đứng thứ 116 toàn cầu. Theo WB, đây là một grong nước khó kinh doanh nhất thế giới, do khó lấy
giấy phép xây dựng và thủ tục trả thuế phức tạp.
Bên cạnh đó, bất chấp các khoản đầu tư khổng lồ vào chương trình xã hội nhưng chênh lệch
giàu nghèo cao thứ hai trong các nền kinh tế lớn ở Mỹ Latinh. Đồng thời, nạn tham những thiếu kiểm
soát đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và sứt mẻ nềm tin của các nhà đầu tư tư nhân
Đối với các khu vực ngoài quốc doanh, giá hàng hóa thấp và nhu cầu giảm đang là vấn đề
nghiêm trọng. Sản xuất công nghiệp yếu kém làm thâm hụt tài khoản vãng lai từ 2,1% GDP năm
2001 lên 4,2% GDP năm 2014 và đã cải thiện được tình hình vào 2016 với mức thâm hụt 1%. Tuy
nhiên, mức độ lạm phát và lãi suất của Brazil vẫn rất cao.

KẾT LUẬN
Theo IMF, Brazil là nước có nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, tính đến tháng 4 năm
2023. Brazil là nước xuất khẩu nông sản thuộc hàng đầu thế giới. Hiện nay, Brazil là nước
xuất khẩu đi các nước các sản phẩm như: ngô, mía, đậu nành, cà phê, cam, gà, bông, … đi
khắp thế giới với tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường quốc tế cao. Brazil từng là nền kinh tế có tốc
độ tăng trưởng chóng mặt cho đến những năm 1980, sau đó là những lúc, lúc thì phát triển
vượt bậc, lúc thì trì trệ kéo dài, lúc lại rơi vào đại suy thoái. Do vậy Brazil luôn thay đổi các
chính sách, tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế từ những năm đầu thế kỉ XXI. Tuy đạt
được nhiều công những Brazil cũng đã vấp phải nhiều khó khăn và thách thức. Quá trình tái
cơ cấu kinh tế liên tục của Brazil cũng phản aanhs tốc độ phản ứng với những cú sốc ngoại
sinh và tình hình kinh tế trong nước và mong muốn phát triển kinh tế của đất nước này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bình Nguyên, “Nông nghiệp Brazil trên đường phát triển”, https://nhandan.vn/nong-nghiep-brazil-
tren-duong-phat-trien-post508406.html, Nhân dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, 10/07/2008.
2. Nelson Henrique Barbosa Filho, “De Dilma a Bolsonaro: la política económica de Brasil de 2011
a 2019”, EL TRIMESTRE ECONÓMICO, vol. LXXXVII (3), núm. 347, julio-septiembre de 2020,
pp. 597-634.
3. Mordor Intelligence, “NÔNG NGHIỆP Ở BRAZIL - TĂNG TRƯỞNG, XU HƯỚNG, TÁC
ĐỘNG CỦA COVID-19 VÀ DỰ BÁO (2023 - 2028)”, https://www.mordorintelligence.com/vi/
industry-reports/agriculture-in-brazil-analysis-of-major-crops-and-cereals-industry.
4. Aaron O'Neill, “Brazil: Share of economic sectors in the gross domestic product (GDP) from 2012
to 2022”, https://www.statista.com/statistics/254407/share-of-economic-sectors-in-the-gdp-in-
brazil/#statisticContainer, Statista, 06/10/2023.
15
5. Statista Research Department, “Share of value added by the services industry to gross domestic
product (GDP) in Brazil from 2006 to 2022”, https://www.statista.com/statistics/1072757/brazil-
services-sector-share-gdp/#:~:text=The%20share%20of%20value%20added,to%2058.91%20perce
nt%20in%202022, Statista, 04/10/2023.
6. Antunes, Davi, The Brazilian Economy in 20th Century, Munich Personal RePEc Archive, 2005
7. Armando Castelar Pinheiro, Indermit S. Gill, Luis Serven, Mark Roland Thomas, Brazilian
Economic Growth, 1900 – 2000: Lessons and Policy Implications, Inter – American Development
Bank, 5/2004.

16

You might also like