Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ PHÂN CẤP (HTA - HIERARCHICAL TASK


ANALYSIS)
1.1 Khái niệm
Phân tích nhiệm vụ phân cấp ( Hierarchical Task Analysis – HTA) là một cách tiếp cận
với đầu ra là một cây phân cấp các nhiệm vụ con và kế hoạch miêu tả trình tự và điều
kiện
thực hiện nhiệm vụ.
1.2. Mô tả
Mục tiêu của người dùng sẽ được đánh số 0 và là gốc của sơ đồ cây. Các nhánh của cây
sẽ là những nhiệm vụ và hành động mà người dùng cần thực hiện để đạt được mục đích
của họ. Để đạt được mục đích, người dùng sẽ phải thực hiện các kế hoạch (plan), đó là
những chuỗi các hành động của người dùng.
1.3. Lưu ý
+ Việc đánh số các nhiệm vụ không nói lên thứ tự thực hiện mà để phân biệt các nhiệm
vụ.
+ Các kế hoạch được đánh số gán theo tên của các nhiệm vụ. Kế hoạch thể hiện trình tự
thực hiện các hành động.
1.4.Cấu trúc phân cấp
a. Mục tiêu (Goals):
- Đây là các trạng thái mà người dùng muốn đạt được thông qua việc sử dụng sản
phẩm hoặc hệ thống. Mục tiêu có thể được chia thành nhiều mục tiêu con, tạo nên
một cấu trúc cây mà các lá là các thao tác cụ thể nhằm đạt được mục tiêu1.
b. Thao tác (Operators):
- Các hoạt động cơ bản mà người dùng thực hiện, như nhấn phím, rê chuột, suy
nghĩ, v.v., để thay đổi trạng thái của hệ thống hoặc môi trường.
c. Phương pháp (Methods):
- Các bước hoặc quy trình mà người dùng theo dõi để đạt được mục tiêu. Mỗi
phương pháp có thể bao gồm một loạt các thao tác và quy tắc lựa chọn.
d. Quy tắc lựa chọn (Selection Rules):
- Các ràng buộc điều kiện về thời điểm và cách thức thao tác được thực hiện. Quy
tắc lựa chọn giúp người dùng quyết định phương pháp nào sẽ được áp dụng trong
tình huống cụ thể.
 Cấu trúc phân cấp HTA giúp nhà thiết kế và nhà quản lý dự án hiểu rõ hơn về cách
thức người dùng tương tác với sản phẩm hoặc hệ thống, từ đó tạo ra các giải pháp tối
ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện trải nghiệm người dùng. Nó cũng là một công
cụ quan trọng trong việc đánh giá và kiểm thử sản phẩm, đảm bảo rằng chúng đáp
ứng được mục tiêu và nhiệm vụ của người dùng.
1.5. Các bước thực hiện
1. Xác định mục đích
2. Xác định các nhiệm vụ
3. Thu thập dữ liệu
4. Phác thảo sơ đồ phân cấp
5. Kiểm tra tính hợp lệ
6. Xác định các hành động quan trọng
7. Tạo và kiểm tra các giả thuyết
1.6 Ví dụ cụ thể
Ví dụ 1 : “nhiệm vụ lập phiếu mượn sách trong thư viện”
-Phân tích :
- Plan 0: Thực hiện các bước 1, 2, 3, 4
- Plan 1 và Plan 3 là kế hoạch phân rã nhiệm vụ thực hiện cho nhiệm vụ 1 và
nhiệm vụ 3.
- Plan 1: Người dùng có thể chọn chuyên mục thuộc thể loại sách mình muốn
mượn để tìm ra cuốn sách mong muốn bằng các bước 1.1; 1.4. Trong trường hợp, người
dùng xác định rõ và nhớ được tên cuốn sách cần tìm, thì chỉ cần nhập từ khoá vào ô tìm
kiếm bằng cách thực hiện 1.2; 1.4. Trong trường hợp, người dùng chưa xác định rõ tên
cuốn sách cần mượn, có thể tìm kiếm bằng bộ lọc bằng cách thực hiện 1.3; 1.4
- Plan 3: Thể hiện rõ hơn các bước của nhiệm vụ 3, thực hiện 3.1; 3.2; 3.3
Quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể phụ thuộc vào điều kiện, do vậy có thể biểu diễn nó
dưới dạng rẽ nhánh, lặp và chờ đợi như sau :

You might also like