Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trường ĐH Trà Vinh

Lớp: VB22L3701 Môn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ

BÀI TẬP:
Nghiên cứu tình huống sau: Bà P là nhân viên làm việc tại công ty M.
Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L (chị của bà P) với nội dung: “…
Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M… kèm theo
danh mục”. Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm nội quy lao động, cụ
thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều 4.1 Nội quy
công ty.
Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho công
ty M, nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty.
Những thông tin hay tài liệu này nếu tiết lộ cho những cá nhân không có
liên quan có thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho
công ty. Hành động tiết lộ đó dù cố tình hay sơ suất đều có thể xem như vi
phạm hợp đồng và phải chịu biện pháp kỷ luật kể cả việc sa thải”.
Trên cơ sở đó, công ty trên đã thực hiện sa thải bà P.
Câu hỏi:
a/ Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh. Những thông tin
trong email mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh
theo Luật Sở hữu trí tuệ không?
b/ Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh
của công ty không?
BÀI LÀM
a/ Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT: “Quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được
một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo hộ bí mật kinh
doanh đó”. Theo quy định hướng dẫn của Nghị định 103/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được
xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp
nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành
bí mật kinh doanh đó mà không thực hiên thủ tục đăng ký”. Như vậy,
quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể được bảo hộ theo nguyên tắc tự
động mà không phải qua một thủ tục pháp lý nào.
Những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi không được bảo hộ dưới
dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ Theo quy định của
Luật SHTT. Bí mật kinh doanh (sau đây viết tắt là BMKD) là thông tin
thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả
năng sử dụng trong kinh doanh.
Chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một
cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo hộ bí mật kinh
doanh đó. Như vậy, có thể thấy rằng thông tin chỉ được xem là BMKD khi
mà thông tin đó đáp ứng được các điều kiện sau:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Khi
được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ BMKD lợi thế so
với người không nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD đó (mang lại hiệu
quả kinh tế).
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết đối với BMKD
đó. - Không thuộc các đối tượng không được bảo với danh nghĩa BMKD
(bí mật nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an
ninh; thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh).
Phân tích về thông tin trong email mà bà P đã gửi:
Thứ nhất: thông tin này không thuộc các trường hợp không được bảo hộ
với danh nghĩa là BMKD theo Điều 85 Luật SHTT (bí mật nhân thân, bí
mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin bí mật
khác không liên quan đến kinh doanh).
Thứ hai: thông tin này được chủ sở hữu bảo mật bằng biện pháp đó là quy
định trong nội quy lao động của công ty nhằm hạn chế cho người lao động
có “tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty” tiết lộ ra bên ngoài, thì đây
cũng là một hình thức bảo mật cần thiết và phù hợp.
Thứ ba: về điều kiện “Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ
dàng có được”
Thông tin không phải là hiểu biết thông thường mà là những thông tin có
giá trị ứng dụng trong kinh doanh thương mại, đem lại lợi ích kinh tế cho
chủ thể. Thông tin không dễ dàng có được mà đòi hỏi phải có sự đầu tư
thích đáng của chủ thể về vật chất, thời gian, công sức, trí tuệ và qua
những trãi nghiệm mới có được. Cho thấy thông tin trong email của bà P
gửi không đáp ứng được điều kiện này vì những thông tin qua lại giữa bà P
và bà L là những thông tin bình thường về sản phẩm của công ty (danh
mục hàng áo khoác và quần của công ty M… kèm theo danh mục) và
không chứa đựng các bí mật.
Thứ tư: vì thông tin này không đáp ứng điều kiện thứ ba vừa phân tích
trên dẫn đến khi chủ thể sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thì không
chiếm ưu thế hơn so với các chủ thể khác kinh doanh khác cùng lĩnh vực.
Như vậy, thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi có không được bảo hộ dưới
dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ.
b/ Vì như đã phân tích, thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi có không
được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ cho nên
hành vi của bà P không được xem là xâm phạm bí mật kinh doanh của
công ty. Có thể phân tích thêm về tình huống này là hành vi của bà P có
thể vi phạm pháp luật lao động, do hành vi của bà P có dấu hiệu vi phạm
nội quy lao động của công ty, nhưng để kết luận được có vi phạm hay
không thì công ty cần phải chứng minh được việc tiết lộ thông tin này có
thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho công ty.

You might also like