Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

KIM LOẠI NHÓM VIB

Đặc điểm chung của nhóm VIB


Nhóm VIB gồm các nguyên tố: crom (Cr), molipđen (Mo) và vonfram (W).
Bảng 4.1: Một số đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm VIB:
Cr Mo W
Số thứ tự 24 42 74
Cấu hình electron hoá trị 3d54s1 4d55s1 4f145d56s1
Bán kính nguyên tử R (A0) 1,27 1,39 1,40
Bán kính ion Rn+ (A0) 0,65 (R3+) 0,68 (R4+) 0,68 (R4+)
Năng lượng ion hoá I1 (eV) 6,76 7,10 7,98
Thế điện cực chuẩn E0 (M3+/M) (V) - 0,74 - 0,2 - 0,15

Cấu hình electron khá giống nhau, obitan d của Cr và Mo được điền đủ một nửa
số electron nên tương đối bền.
Bán kính nguyên tử và bán kính ion của Mo và W gần bằng nhau do sự co
lantanoit, do vậy Mo và W có tính chất gần giống nhau.
Cr có số oxi hóa đặc trưng nhất là +3, kém đặc trưng hơn là +6. Còn số oxi hóa
đặc trưng của Mo và W là +6. Ngoài ra, Cr, Mo và W còn có các số oxi hóa 0, +1,
+2, +3, +4, +5 được thể hiện trong các hợp chất.
4.2. Trạng thái thiên nhiên
Cr, Mo và W tương đối phổ biến trong thiên nhiên. Trong vỏ Quả đất, Cr chiếm
6.10-3%, Mo chiếm 3.10-4% và W chiếm 6.10-4% tổng số nguyên tử.
Khoáng vật chính của Cr là sắt cromit (Fe(CrO 2)2), croisit hay chì cromat
(PbCrO4); của Mo là molipđenit (MoS2); của W là silit (CaWO4), vonframit
(FeWO4 và MnWO4), tonsit (PbWO4).
Trong cơ thể sống, chủ yếu là thực vật có chứa khoáng 10 -4 % crom (theo khối
lượng) và 10-5 % molipđen (theo khối lượng).
Trong 1 lít nước biển có 5.10-5 mgCr; 0,01 mg Mo ở dạng MoO42- và 10-4 mg W
ở dạng WO42-.
4.3. Tính chất lí học
Cr, Mo, W là những kim loại màu trắng bạc có ánh kim, đều là kim loại nặng,
dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, rất khó nóng chảy và rất khó sôi.
Bảng 4.2: Một số hằng số vật lí quan trọng của kim loại nhóm VIB
Đại lượng vật lí Cr Mo W
Nhiệt độ nóng chảy (0C) 1875 1610 3410
Nhiệt độ sôi (0C) 2197 5560 5900
Khối lượng riêng (g/cm3) 7,2 10,2 19,3
Nhiệt thăng hoa (kJ/mol) 368,2 669,4 878,6
Độ cứng (thang Moxơ) 5 5,5 4,5
Độ dẫn điện (Hg = 1) 7,1 20,2 19,3
Độ âm điện 1,6 1,8 1,7

Cr, Mo và W đứng đầu trong các kim loại chuyển tiếp về nhiệt độ nóng chảy,
đặc biệt là W, do vậy W được dùng làm dây tóc bóng đèn, âm cực và đối âm cực
trong ống phát tia X.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt thăng hoa rất lớn do sự tăng độ bền của liên kết
trong tinh thể kim loại, chủ yếu bởi số liên kết cộng hóa trị được tạo nên từ số tối
đa electron d độc thân.
Cr, Mo và W rất tinh khiết khá dẻo nhưng khi lẫn vết tạp chất thì trở nên cứng
và dòn. Tạo nhiều hợp kim có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.
4.4. Tính chất hóa học
Hoạt tính hóa học giảm từ Cr đến W
Cả 3 kim loại đều không phản ứng trực tiếp với khí H 2 nhưng tạo dung dịch rắn
ở các nhiệt độ khác nhau.
Ở điều kiện thường, cả 3 kim loại đều bền vững với không khí, hơi ẩm và khí
CO2, do được bảo vệ bởi màng oxit mỏng và bền trên bề mặt. Tuy nhiên, khí đốt
trong không khí thì Cr tạo Cr2O3, Mo và W tạo MoO3 và WO3
4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Mo + 3O2 2MoO3
2W + 3O2 2WO3
Ở nhiệt độ cao Cr, Mo và W tác dụng với các nguyên tố phi kim như N, C tạo
các nitrua, cacbua thường là hợp chất kiểu xâm nhập có các thành phần khác nhau
và có độ cứng rất lớn.
Ví dụ: W + N2 WN2
Mo + C MoC
W+C WC
Với các halogen, phản ứng xảy ra với mức độ khác nhau phụ thuộc vào hoạt
tính của các kim loại và các halogen: phản ứng trực tiếp với F 2 ngay điều kiện
thường tạo CrF4, CrF5, MoF6, WF6; với Cl2 phải đun nóng; Mo không phản ứng với
I2; W không phản ứng với Br2 và I2.
Ở khoảng 600-8000C, Cr, Mo và W tác dụng với H2O, giải phóng H2
2Cr + 3H2O Cr2O3 + 3H2
Mo + 2H2O MoO2 + 2H2
W + 2H2O WO2 + 2H2
Cr tan trong dung dịch HCl loãng và H 2SO4 loãng tạo muối Cr2+ xanh lam, sau
đó Cr2+ bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo muối Cr3+:
Cr + 2HCl CrCl2 + H2
2CrCl2 + 1/2O2 + 2HCl 2CrCl3 + H2O
Dung dịch H2SO4 đặc và HNO3 hòa tan Cr tạo muối Cr+3. Mo và W không tác
dụng với các axit trên vì màng oxit bền của chúng.
Cr và Mo bị dung dịch đặc và nguội của HNO3 và H2SO4 thụ động hóa như Al,
Fe. Muốn hòa tan nhanh Mo và W thì dùng hỗn hợp axit HNO3 và HF
Ví dụ: W + 8HF + 2HNO3 H2WF8 + 2NO + 5H2O
Cả 3 kim loại không tan trong dung dịch kiềm nhưng tan trong hỗn hợp kiềm
nóng chảy với nitrat hay clorat kim loại kiềm.
Ví dụ: Mo + Na2CO3 + 3NaNO3 Na2MoO4 + 3NaNO2 + CO2
W + 3NaNO3 + 2NaOH Na2WO4 + 3NaNO2 + H2O
4.5. Điều chế
Cr được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm, thu được 97,99%Cr và tạp
chất Fe:
Cr2O3 + 2Al 2Cr + Al2O3
Mo và W được điều chế bằng cách dùng khí H 2 khử oxit của chúng trong lò
điện:
MoO3 + 3H2 Mo + 3H2O
WO3 + 3H2 W + 3H2O
Trong công nghiệp, phần lớn Cr, Mo và W được sản xuất từ quặng dưới dạng
hợp kim fero:
Hợp kim ferocrom chứa 50-70% Cr: dùng than cốc khử quặng cromit
Fe(CrO2)2 + 4C Fe + 2Cr + 4CO
Hợp kim feromolipđen chứa 55-60%Mo: dùng Al hay C khử hỗn hợp quặng
molipđen, oxit sắt và vôi trong lò điện:
2CaMoO4 + Fe2O3 + 6Al + CaO 2Fe + 2Mo + 3Ca(AlO2)2
Hợp kim ferovonfram chứa 65-70%W: dùng than cốc khử hỗn hợp vonframat
và oxit sắt ở 1700-17500C
CaWO4 + Fe2O3 + 5C 2Fe + W + CaO + 6CO
4.6. Các hợp chất của Crom
4.6.1. Hợp chất Cr+3
Có chỉ số phối trí là 6, lai hóa d2sp3

4.6.1.1. Crom(III) oxit: Cr2O3


Cr2O3 bột màu lục sẫm, dạng tinh thể màu đen có ánh kim.
Là hợp chất bền nhất của crom, nóng chảy ở 2265 0C và sôi ở 30270C. Độ cứng
tương đối lớn nên được dùng làm bột mài bóng kim loại.
Cr2O3 trơ về mặt hóa học, nhất là sau khi nung nóng. Nó không tan trong nước,
dung dịch kiềm, tan rất chậm trong dung dịch axit.
Tính lưỡng tính của Cr2O3 chỉ thể hiện khi nung với kiềm hay KHSO4, K2S2O7
Cr2O3 + 2NaOHnc 2NaCrO2+ H2O
Cr2O3 + 6KHSO4 Cr2(SO4)3 + 3K2SO4 + 3H2O
Cr2O3 + 3K2S2O7 Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
Khi Cr2O3 nấu chảy với peoxit kim loại kiềm hoặc hỗn hợp kiềm và nitrat hay
clorat kim loại kiềm tạo cromat.
Cr2O3 + 3Na2O2 2Na2CrO4 + H2O
Cr2O3 + 2Na2CO3 + 3NaNO3 2Na2CrO4 + 3NaNO2 + 2CO2
Cr2O3 + 4KOH + KClO3 2K2CrO4 + KCl + 2H2O
Đun nóng Cr2O3 với dung dịch Br2 trong kiềm hoặc dung dịch bromat trong
kiềm tạo cromat
5Cr2O3 + 6NaBrO3 + 14NaOH 10Na2CrO4 + 3Br2 + 7H2O
Cr2O3 được điều chế bằng nhiều cách khác nhau:
Đốt bột Cr trong không khí: 4Cr + 3O2 2Cr2O3
Nung (NH4)2Cr2O7: (NH4)2Cr2O7 Cr2O3 + N2 + 4H2O
Khử K2Cr2O7 bằng S, C ở nhiệt độ cao:
K2Cr2O7 + S Cr2O3 + K2SO4
K2Cr2O7 + 2C Cr2O3 + Na2CO3 + CO
4.6.1.2. Crom (III) hiđroxit
Cr(OH)3 là kết tủa keo màu xanh lục nhạt, có cấu tạo và tính chất giống
Al(OH)3.
Cr(OH)3 không tan trong nước và có thành phần biến đổi. Kết tủa Cr(OH) 3 là
polime đa nhân có cấu trúc lớp, trong đó H 2O và nhóm OH- là phối tử quanh Cr3+,
đồng thời OH- cũng là cầu nối giữa 2 ion Cr3+.
Khi để lâu hoặc đun nóng, Cr(OH) 3 mất được dần hoạt tính vì liên kết Cr-OH-
Cr được thay thế bởi liên kết Cr-O-Cr.
Cr(OH)3 lưỡng tính (điển hình), tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
Cr(OH)3 + 3H3O+ [Cr(H2O)6]3+
Cr(OH)3 + OH- + 2H2O [Cr(OH)4(H2O)2]- hoặc [Cr(OH)4]
hiđroxocromit
Cr(OH)3 tan không đáng kể trong dung dịch NH 3 nhưng tan dễ trong amoniac
lỏng tạo phức ammin:
Cr(OH)3 + 6NH3 [Cr(NH3)6](OH)3
4.6.1.3. Muối Cr (III)
Cr+3 là trạng thái oxi hóa bền nhất của Crom. Muối Cr+3 có cấu tạo và tính chất
tương tự muối Al+3 do bán kính ion Cr3+ và Al3+ gần bằng nhau: Cr3+ = 0,57(A0);
Al3+ = 0,61(A0).
Đa số muối Cr3+ tan trong nước, những muối ít tan là Cr 2(CO3)3, CrPO4 và
CsSO4.Cr2(SO4)3.24H2O (phèn crom - xesi). Khi kết tinh từ dung dịch, muối Cr 3+
thường ở dạng tinh thể hiđrat có thành phần và màu sắc biến đổi như CrPO 4.6H2O
có màu tím và CrPO4.2H2O có màu lục.
Muối khan có cấu tạo và tính chất khác muối dạng hiđrat: CrCl 3 màu tím - đỏ,
tan rất chậm trong nước, trong khi muối CrCl 3.6H2O có màu tím và tan dễ trong
nước.
Muối Cr3+ có tính thuận từ, rất bền trong không khí khô và bị thủy phân mạnh,
phản ứng thủy phân nấc thứ nhất coi như là phản ứng tạo phức hiđroxo
[Cr(H2O)6]3+ + H2O [Cr(OH)(H2O)5]2+ + H3O+
các nấc tiếp theo tạo các phức có thể trùng hợp lại.
Do phản ứng thủy phân mà các muối Cr 3+ của các axit yếu không thể điều chế
bằng phản ứng trao đổi trong dung dịch vì luôn tạo Cr(OH)3 kết tủa.
Trong môi trường axit, ion Cr3+ có thể bị khử đến Cr2+ bởi H0
Cr2(SO4)3 + 2H0 (Zn + H2SO4l) 2CrSO4 + H2SO4
Trong môi trường kiềm, Cr3+ bị các oxi hoá đến cromat bởi H2O2, PbO2, nước
Cl2, nước Br2.
Ví dụ: 2CrCl3 + 10KOH + 3H2O2 2K2CrO4 + 6KCl + 8H2O
Muối Cr3+ là một trong những chất tạo phức mạnh nhất do có bán kính ion bé và
điện tích lớn. Cr3+ có thể tạo phức với hầu hết phối tử đã biết, độ bền của các phức
này biến đổi trong khoảng giới hạn rộng tùy theo bản chất của phối tử và cấu hình
của phức.
Các phức bền là [Cr(NH3)6]3+, [CrX6]3- (với X = F-, Cl-, SCN-, CN-); [Cr(C2O4)2]-
và những phức vòng càng với axetylaxeton, hiđroxi-8- quinolin.
Muối Cr3+ cũng tạo nên muối kép như Al3+
Ví dụ: phèn crom - kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O
4.6.2. Hợp chất Cr+6
4.6.2.1. Crom (VI) oxit: CrO3
Tinh thể hình kim màu đỏ thẫm, hút ẩm mạnh và rất độc. Nóng chảy ở 197 0C,
thấp hơn nhiều so với CrO và Cr2O3 (22650)
CrO3 kém bền, trên nhiệt độ nóng chảy mất bớt oxi tạo một số oxit trung gian:
CrO3 Cr3O8 Cr2O5 CrO2 Cr2O3
Là chất oxi hóa rất mạnh khi tác dụng với các chất khử như I 2, S, P, C, CO,
HBr, HI, H2S và một số chất hữu cơ như rượu, giấy bị bốc cháy khi tiếp xúc với
CrO3.
Ví dụ: 3H2S dd + 2CrO3 dd 2Cr(OH)3↓ + 3S↓
CrO3 khô kết hợp với khí HF tạo hợp chất cromyl
Ví dụ: CrO3 + 2HCl CrO2Cl2 + H2O
Cromyl clorua
CrO3 là anhiđrit axit, tan dễ dàng trong nước tạo dung dịch oxit: dung dịch
loãng màu vàng chứa axit cromic (H 2CrO4) và dung dịch đặc có màu từ da cam đến
đỏ chứa axit policromic.
CrO3 + H2O H2CrO4 2CrO3 + H2O H2Cr2O7
3CrO3 + H2O H2Cr3O10 4CrO3 + H2O H2Cr4O13
Khi tác dụng với kiềm tạo các muối tương ứng: cromat, đicromat, tricromat...
CrO3 được điều chế từ axit H2SO4 đặc và dung dịch đặc cromat hay đicromat
kim loại kiềm.
K2Cr2O7 + H2SO4 2CrO3 + K2SO4 + H2O

4.6.2.2. Axit Cromic (H2CrO4) và axit policromic


* Axit cromic và các axit policromic chỉ tồn tại ở dạng dung dịch.
Axit H2CrO4 có độ mạnh trung bình, muối của nó là cromat (CrO 42-). Muối
cromat của kim loại kiềm, amoni và magiê tan nhiều trong nước cho dung dịch
màu vàng. Các muối của các kim loại kiềm thổ, kim loại nặng đều ít tan, đặc biệt là
Ag2CrO4, BaCrO4, PbCrO4.
Giữa dung dịch cromat và đicromat tạo cân bằng chuyển hoá lẫn nhau: do ion
CrO42- dễ kết hợp với H+ tạo nên HCrO4-, ion này dễ trùng hợp biến thành Cr2O72- và
H2O
2CrO42- + 2H+ 2HCrO4- Cr2O72- + H2O
Cân bằng này rất nhạy với sự thay đổi pH của dung dịch: trong môi trường axit cân
bằng chuyển dịch sang phải và trong môi trường kiềm cân bằng chuyển dịch sang
trái.
Muối cromat bền trong môi trường kiềm nhưng oxi hoá mạnh trong môi trường
axit
CrO42- + 6H+ + 6e 2Cr3+ + 8H2O
CrO42- + 4H2O + 3e Cr(OH)3 + 5OH-
* Kali cromat và kali đicromat
K2CrO4 và K2Cr2O7 là 2 muối thông dụng, phổ biến nhất.
K2CrO4: tinh thể tà phương màu vàng, nóng chảy ở 968 0C, tan nhiều trong
nước (ở 200C:63g K2CrO4/1 lít H2O), tan trong SO2 lỏng, không tan trong rượu
etylic và ete.
K2Cr2O7: tinh thể tam tà màu đỏ - da cam, nóng chảy ở 398 0C và phân huỷ ở
5000C
4K2Cr2O7 4K2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2
K2Cr2O7 không chảy rữa trong không khí ẩm, dễ tan trong nước, tan trong SO 2
lỏng, không tan trong rượu etylic. Độ tan thay đổi nhiều theo nhiệt độ nên dễ kết
tinh trong nước.
K2CrO4 và K2Cr2O7 đều có tính oxi hoá mạnh, nhất là trong môi trường axit
Ví dụ: K2Cr2O7 + 14 HCl 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
K2Cr2O7 + 13SO2 + H2SO4 Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Trong môi trường trung tính, K2CrO4 và K2Cr2O7 oxi hoá tạo Cr(OH)3
Ví dụ: K2Cr2O7 + 3(NH4)2S + H2O 2Cr(OH)3 + 3S + 6NH3+ 4KOH
4.6.3. Sơ lược về hợp chất Cr+2 và Cr0
4.6.3.1. Hợp chất Cr+2
CrO: chất bột màu đen, có tính tự cháy không bền nhiệt, có tính bazơ, tan trong
dung dịch axit loãng.
Cr(OH)2: kết tủa vàng, không có tính lưỡng tính, tan trong dung dịch axit. Thể
hiện tính khử mạnh hơn oxit, dễ tác dụng với oxi không khí tạo Cr(OH) 3. Đun
nóng trong không khí phân huỷ thành Cr2O3.
Muối Cr (II): Chỉ biết một số muối như clorua, bromua, sunfat, axetat... Chúng
có tính khử mạnh và có thể tạo phức như [Cr(NH3)6]2+, [Cr(CN)6]4-...
4.6.3.2. Hợp chất Cr0
Thường gặp hợp chất Cr0 như: Cr(CO)6, Cr(C6H6)2
Cr(CO)6: có tính nghịch từ, Cr ở trạng thái lại hoá d 2sp3 tạo nên liên kết cho
nhận với CO. Dạng tinh thể không màu, dễ thăng hoa trong chân không, nóng chảy
trong chân không ở 1490C và phân huỷ nổ ở 130 - 1500C. Không tác dụng với nước
và axit, nhưng tác dụng với dung dịch NaOH trong rượu hay dung dịch Na trong
NH3 lỏng tạo muối chứa anion cacbonylat: Na2Cr(CO)5.
Cr(C6H6)2: Tinh thể màu nâu, nóng chảy ở 2840C.

……………………….
IV. KIM LOẠI NHÓM VIB
4.1. Đặc điểm chung của nhóm VIB
Nhóm VIB gồm các nguyên tố: crom (Cr), molipđen (Mo) và vonfram (W).
Bảng 4.1: Một số đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm VIB:

- Cấu hình electron khá giống nhau, obital d của Cr và Mo được điền đủ một nửa
số electron nên tương đối bền.
- Bán kính nguyên tử và bán kính ion của Mo và W gần bằng nhau do sự co
lantanoit, do vậy Mo và W có tính chất gần giống nhau.
- Cr có số oxi hóa đặc trưng nhất là +3, kém đặc trưng hơn là +6.Còn số oxi hóa
đặc trưng của Mo và W là +6. Ngoài ra, Cr, Mo và W còn có các số oxi hóa 0, +1,
+2, +3, +4, +5 được thể hiện trong các hợp chất.
4.2. Trạng thái thiên nhiên
- Cr, Mo và W tương đối phổ biến trong thiên nhiên. Trong vỏ Quả đất, Cr chiếm
6.10-3%, Mo chiếm 3.10-4% và W chiếm 6.10-4% tổng số nguyên tử.
- Khoáng vật chính của Cr là sắt cromit (Fe(CrO2)2), croisit hay chì cromat
(PbCrO4); của Mo là molipđenit (MoS2); của W là silit (CaWO4), vonframit
(FeWO4 và MnWO4), tonsit (PbWO4).
- Trong cơ thể sống, chủ yếu là thực vật có chứa khoáng 10-4% crom (theo khối
lượng) và 10-5 % molipđen (theo khối lượng).
- Trong 1 lít nước biển có 5.10-5 mgCr; 0,01 mg Mo ở dạng MoO42- và 10-4 mg
W ở dạng WO42-.
4.3. Tính chất lý học
- Cr, Mo, W là những kim loại màu trắng bạc có ánh kim, đều là kim loại nặng,
dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, rất khó nóng chảy và rất khó sôi.
Bảng 4.2: Một số hằng số vật lý quan trọng của kim loại nhóm VIB

- Cr, Mo và W đứng đầu trong các kim loại chuyển tiếp về nhiệt độ nóng chảy, đặc
biệt là W, do vậy W được dùng làm dây tóc bóng đèn, âm cực và đối âm cực trong
ống phát tia X. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt thăng hoa rất lớn do sự tăng độ bền
của liên kết trong tinh thể kim loại, chủ yếu bởi số liên kết cộng hóa trị được tạo
nên từ số tối đa electron d độc thân. Cr, Mo và W rất tinh khiết khá dẻo nhưng khi
lẫn vết tạp chất thì trở nên cứng và dòn.
- Tạo nhiều hợp kim có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.
4.4. Tính chất hóa học
Hoạt tính hóa học giảm từ Cr đến W
- Cả 3 kim loại đều không phản ứng trực tiếp với khí H2 nhưng tạo dung dịch rắn ở
các nhiệt độ khác nhau.
- Ở điều kiện thường, cả 3 kim loại đều bền vững với không khí, hơi ẩm và khí
CO2, do được bảo vệ bởi màng oxit mỏng và bền trên bề mặt. Tuy nhiên, khi đốt
trong không khí thì Cr tạo Cr2O3, Mo và W tạo MoO3 và WO3
4 Cr + 3O2 2Cr2O3
2Mo + 3O2 2MoO3
2W + 3O2 2WO3
- Ở nhiệt độ cao Cr, Mo và W tác dụng với các nguyên tố phi kim như N, C tạo các
nitrua, cacbua thường là hợp chất kiểu xâm nhập có các thành phần khác nhau và
có độ cứng rất lớn.
Ví dụ: W + N2  WN2
Mo + C MoC
W+ C WC
- Với các halogen, phản ứng xảy ra với mức độ khác nhau phụ thuộc vào hoạt tính
của các kim loại và các halogen: phản ứng trực tiếp với F2 ngay điều kiện thường
tạo CrF4, CrF5, MoF6, WF6; với Cl2 phải đun nóng; Mo không phản ứng với I2;
W không phản ứng với Br2 và I2.
- Ở khoảng 600-8000C, Cr, Mo và W tác dụng với H2O, giải phóng H2
2Cr + 3H2O  Cr2O3 + 3H2
Mo + 2H2O  MoO2 + 2H2
W + 2H2O  WO2 + 2H2
- Cr tan trong dung dịch HCl loãng và H2SO4 loãng tạo muối Cr2+ xanh lam, sau
đó Cr2+ bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo muối Cr3+:
Cr + 2HCl  CrCl2 + H2
2CrCl2 + 1/2O2 + 2HCl  2CrCl3 + H2O
dung dịch H2SO4 đặc và HNO3 hòa tan Cr tạo muối Cr+3.
- Mo và W không tác dụng với các axit trên vì màng oxit bền của chúng.
- Cr và Mo bị dung dịch đặc và nguội của HNO3 và H2SO4 thụ động hóa như Al,
Fe. Muốn hòa tan nhanh Mo và W thì dùng hỗn hợp axit HNO3 và HF
Ví dụ: W + 8HF + 2HNO3  H2WF8 + 2NO + 4H2O
- Cả 3 kim loại không tan trong dung dịch kiềm nhưng tan trong hỗn hợp kiềm
nóng chảy với nitrat hay clorat kim loại kiềm.
Ví dụ: Mo + Na2CO3 + 3NaNO3  Na2MoO4 + 3NaNO2 + CO2
W + 3NaNO3 + 2NaOH Na2WO4 + 3NaNO2 + H2O
4.5. Điều chế
-Cr được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm, thu được 97,99%Cr và tạp chất
Fe:
Cr2O3 + 2Al 2Cr + Al2O3
- Mo và W được điều chế bằng cách dùng khí H2 khử oxit của chúng trong lò điện:
MoO3 + 3H2 Mo + 3H2O
WO3 + 3H2 W + 3H2O
- Trong công nghiệp, phần lớn Cr, Mo và W được sản xuất từ quặng dưới dạng hợp
kim fero:
+ Hợp kim ferocrom chứa 50-70% Cr: dùng than cốc khử quặng cromit
Fe(CrO2)2 + 4C Fe + 2Cr + 4CO
+ Hợp kim feromolipđen chứa 55-60%Mo: dùng Al hay C khử hỗn hợp quặng
molipđen, oxit sắt và vôi trong lò điện:
2CaMoO4 + Fe2O3 + 6Al + CaO 2Fe + 2Mo + 3Ca(AlO2)2
+ Hợp kim ferovonfram chứa 65-70%W: dùng than cốc khử hỗn hợp vonframat và
oxit sắt ở 1700-17500C
CaWO4 + Fe2O3 + 5C 2Fe + W + CaO + 6CO

BÀI TẬP
Bài 1
Các hợp chất cromVI, đặc biệt là các hydroxit đều là các chất oxy hóa mạnh. Trong
các phòng thí nghiệm Hóa học thì tính oxy hóa của nó thường được dùng để tinh
chế các khí có lẫn H2S. Khi một mẫu khí cacbon dioxit có lẫn khí hydro sunfua
được sục qua dung dịch kali dicromat trong sự có mặt của axit sunfuric thì xuất
hiện một kết tủa màu vàng không tan và màu của dung dịch chuyển sang xanh lá
cây.
a) Viết công thức hóa học của tất cả các cromVI hydroxit mà em biết.
b) Viết phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình tinh chế.
c) Có thể sử dụng các chất oxy hoá tương tự để tinh chế khí cacbon dioxit được
không? Giải thích.
Hướng dẫn
a) CrO2(OH)2 (hay H2CrO4), Cr2O5(OH)2 (hay H2Cr2O7) cũng như các hydroxit
khác có công thức chung nCrO3.Cr(OH)2.
b) 3H2S + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3S + 7H2O
c) Xảy ra phản ứng sau: 3SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
Bài 2. a) Hãy trình bày nhận xét về cấu trúc electron, bán kính nguyên tử, năng
lượng ion hóa của nguyên tử Crom. So sánh với Molipden và Vonfram.
b) Các mức oxi hóa có thể có đối với Crom? Trong số đó, mức nào đặc trưng nhất?
a) Viết phương trình phản ứng khi cho Crom tác dụng với O 2, HCl, H2SO4 loãng,
H2SO4 đặc, HNO3 đặc.
b) Tại sao khi cho Crom tan trong HCl lại thu được CrCl 2 mà không thu được
CrCl3?
Hướng dẫn
a) Lớp (n - 1)d chưa hoàn chỉnh; bán kính nguyên tử tăng từ Crom đến Molipden,
nhưng gần như không đổi khi chuyển từ Molibden đến vonfram do có hiện tương
co lantanit. Thế ion hóa tăng vì các lớp vỏ electron của nguyên tử bị co lại đặc biệt
mạnh khi chuyển từ Mo đến W.
- Vì những lí do đó nên Mo và W có tính chất hóa học giống nhau hơn so với
crom.
Bài 3. a) Tính chất hóa học cơ bản của CrO và Cr(OH)2?
b) Thu được chất gì khi để CrCl2 trong không khí?
c) Trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng dung dịch CrCl 2 trong HCl để hấp
thụ oxi. Cơ sở khoa học của phương pháp đó?
Hướng dẫn: a) Có tính khử mạnh, ngay trong dung dịch khi không có chất oxi hóa
cũng bị nước phân hủy dần: 2CrCl2 + 2H2O → 2Cr(OH)Cl2 + H2
b) Tránh hiện tượng oxi của không khí oxi hóa CrCl2.
Bài 4: a) Viết phương trình phản ứng nhiệt phân (NH 4)Cr2O7 để thu được Cr2O3.
Bằng cách nào có thể thu được Cr2O3 khi nhiệt phân lượng dư (NH4)2Cr2O7?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho Cr2O3 tinh thể nấu nóng chảy với K2S2O7,
KOH. Các phản ứng đó chứng minh tính chất gì của Cr2O3?
Hướng dẫn
t0
a) (NH4)2Cr2O7  Cr2O3 + N2 + 4H2O
Hòa tan hỗn hợp trong nước thu được Cr2O3.
b) Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
Cr2O3 + 2KOH → 2KCrO2 + H2O
chứng minh tính lưỡng tính của Cr2O3 tinh thể.
Bài 5. a) Hãy chứng minh rằng Cr(OH)3 có tính lưỡng tính như Al(OH)3.
b) Một dung dịch có chứa đồng thời Kali Cromit và Kali Aluminat. Từ dung dịch
đó bằng cách nào có thể tách được: Cr(OH)3 va Al(OH)3.
Hướng dẫn
b) Có thể bằng cách sau: cho hỗn hợp KCrO 2 và KAlO2 thủy phân trong môi
trường axit, sau đó cho axit dư chuyển thành muối Cr 3+ và Al3+. Cho thêm chất oxi
hóa, chẳng hạn HClO oxi hóa Cr 3+ thành Cr2O72-. Cho thêm kiềm sẽ có Al(OH)3
xuất hiện. Dung dịch còn lại có chứa hỗn hợp CrO 42- và Cr2O72-, từ dung dịch này
chuyển thành muối Cr3+ sau đó tạo ra Cr(OH)3.
Bài 6. Dung dịch muối Cr3+ có đặc điểm là màu sắc thay đổi. Giải thích nguyên
nhân và cho biết những yếu tố nào đã gây ra hiện tượng đó?
Hướng dẫn
Màu sắc của dung dịch thay đổi theo số lượng phối tử H2O trong cầu nội. Ví dụ:
[Cr(H2O)6]Cl3: xanh tím
[Cr(H2O)5Cl]Cl2: xanh sáng
[Cr(H2O)4Cl2]Cl: xanh tối
Số phối tử đó phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, pH của dung dịch làm
cho thành phần của phức thay đổi.
Bài 7. a) Các ion Cr2O72- và CrO42- bền trong môi trường nào? Giải thích nguyên
nhân.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr 3+,, CrO42- và Cr2O72- có hiện tượng gì xảy
ra? Giải thích.
Hướng dẫn
a) Giữa CrO42- và Cr2O72- có tồn tai cân bằng sau đây trong dung dịch:
2CrO42- + 2H+ ⇌ Cr2O72- + H2O
Từ đó ta thấy ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường axit; ion CrO 42- tồn tại trong môi
trường kiềm.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr 3+ tạo ra kết tủa keo, xanh xám, kết tủa tan
trong kiềm dư.
- Khi cho KOH vào dung dịch K2Cr2O7 cân bằng trên sẽ chuyển sang trái, dung
dịch sẽ chuyển từ vàng da cam sang vàng.
Bài 8: a) Từ Na2CrO4 bằng cách nào thu được Na2Cr2O7.2H2O?
b) Bằng cách nào có thể:
1) Từ phèn Crom điều chế CrO3?
2) Từ Cr2O3 điều chế CrO3?
3) Từ Crom kim loại điều chế K2Cr2O7?
Hướng dẫn
b) Dùng chất oxi hóa chẳng hạn CaOCl 2 hoặc HClO, oxi hóa muối Cr 3+ tạo thành
Cr2O72- sau đó chuyển thành CrO3. Ví dụ:
Cr2(SO4)3 + 3HClO + 4H2O → H2Cr2O7 + 3HCl + 3H2SO4
từ K2Cr2O7 điều chế CrO3:
K2Cr2O7 + H2SO4 (đặc) → CrO3 + K2SO4 + H2O
Bài 9. Biết rằng thế điện cực chuẩn của Cr 2O72-/Cr3+ trong môi trường axit là
+1,36V và thế điện cực chuẩn của Cl2/2Cl- là +1,36V, nhưng tại sao trong phòng
thí nghiệm người ta có thể dùng K 2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế Clo? Ưu
điểm của phương pháp đó?
Hướng dẫn
Khi đun nóng thế điện cực sẽ thay đổi. Vì vậy khi cho HCl đặc tác dụng với tinh
thể K2Cr2O7 và đun nóng sẽ có khí Clo thoát ra, nếu ngừng đun phản ứng sẽ dừng
lại. Phản ứng này dùng để điều chế một lượng nhỏ khí Clo, khi ngừng đun khí Clo
sẽ không thoát ra nữa.
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + Cl2 + 7H2O
Bài 9. a) Có thể dùng chất nào để oxi hóa dung dịch muối Cr 3+ tạo thành dung dịch
Đicromat? Lấy ví dụ và viết phương trình phản ứng.
b) Bằng phương pháp nào để điều chế Cromyl Clorua từ Kali Cromat?
Hướng dẫn: a) Dùng những chất có thế tiêu chuẩn lớn hơn thế tiêu chuẩn của
Cr2O7-2/Cr3+.
b) Từ K2CrO4 chuyển thành K2CrO7, sau đó cho tác dụng với H 2SO4 đặc tạo ra
CrO3. Cho CrO3 tinh thể tác dụng với khí HCl tạo ra cromylclorua. Hoặc cho
H2SO4 đặc tác dụng trực tiếp lên K2CrO4 thu được CrO3, sau đó cho tác dụng với
khí HCl:
CrO3 + 2HCl → CrO2Cl2 + H2O
Bài 10. Hiện tượng gì xảy ra khi cho:
1) Dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch AgNO3?
2) Dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
3) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với BaCrO4?
Viết các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn
Dựa và sự chuyển dịch cân bằng: Cr2O72- + H2O ⇌ 2H+ + 2CrO42-
để giải thích hiện tượng, đồng thời so sánh tích số tan của Ag 2Cr2O7; Ag2CrO4;
BaCrO4.
1) Tạo ra kết tủa đỏ nâu Ag2CrO4.
2) Tạo ra kêt tủa vàng BaCrO4
3) Tạo ra kết tủa BaSO4. Chú ý rằng H2CrO4 là một axit mạnh (K1=2.10-1; K2=3.10-
7
) nhưng yếu hơn H2SO4, BaCrO4 có tích số tan là 1,2.10 -10. Vì vậy trong dung dịch
có cân bằng:
BaCrO4 ↓ ⇌ Ba2+ + CrO42-
trong dung dịch H2SO4, cân bằng trên chuyển sang phải do quá trình tạo thành
Cr2O72-, trong dung dịch có chứa ion Ba2+ sẽ hình thành kết tủa BaSO4.

Bài 11: a) Điều chế Bari đicromat.


b) Từ Cr2O3 điều chế amoni đicromat. Nêu rõ phương pháp và viết các phương
trình phản ứng.
Hướng dẫn
b) Có thể bằng cách: Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
tiếp tục oxi hóa Cr2(SO4)3 trong môi trường kiềm khi có mặt ion NH4+.
Bài 11: Quá trình nào nêu ra sau đây có thể xảy ra trong môi trường axit nếu Kali
Đicromat là chất oxi hóa:
1) 2Br- → Br2 2) 2Cl- → Cl2
3) 2H2O → H2O2 + 2H+ 4) H2S → S
2+ 2+
5) Hg2 → 2Hg 6) Cu → Cu2+
7) Mn2+ → MnO4-
Hướng dẫn
1) Cr2O72- + 14H+ + 6Br- → 2Cr3+ + 3Br2 + 7H2O
2) Phải có điều kiện
3) Không
4) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + 3S + 7H2O
5) Cr2O72- + 14H+ + 3Hg22+ → 2Cr3+ + 6Hg2++ 7H2O
6) Cr2O72- + 14H+ + 3Cu → 2Cr3+ + 3Cu2+ + 7H2O
7) Không
Bài 12. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) Na2Cr2O7 + KI + H2SO4 → 2) K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 →
3) K2CrO4 + H2S + H2O → 4) K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4 →
5) H2CrO4 + FeSO4 + H2SO4 →
6) Cr2(SO4)3 + K2[Fe(CN)6] + KOH →
Hướng dẫn
1) Cr2O72- + 6I- + 14H+ → 2Cr3+ + 3I2 +7 H2O
2) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + S ↓ + 7H2O
3) 2CrO42- + 3H2S + 2H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 4OH-
4) Cr2O72- + 3SO2 + 2H+ → 2Cr3+ + 3SO42- + H2O
5) CrO42- + 3Fe2+ + 8H+ → Cr3+ + 3Fe3+ +4H2O
6) Cr3+ +3[Fe(CN)6]3- +8OH-→CrO42- +3[Fe(CN)6]4-+ 4H2O
Bài 13: Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) CrO3 + H2O2 + H2SO4 → 2) CrBr3 + H2O2 + NaOH →
3) CrO3 + HI → 4) Cr2(SO4)3 + Br2 + NaOH →
5) Cr2O3 + K3[Fe(CN)6] + KOH → 6) Cr2(SO4)3 +KMnO4 + KOH →
Hướng dẫn
1) 2CrO3 + 3H2O2 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3O2 + 6H2O
2) 2CrBr3 + 3H2O2 + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O
3) 2CrO3 + 6HI → 2Cr(OH)3 + 3I2
4) Cr2(SO4)3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 3Na2SO4 + 8H2O
5) Cr2O3 + 6K3[Fe(CN)6] + 10KOH → 2K2CrO4 + 6K4[Fe(CN)6] + 5H2O
6) Cr2(SO4)3 + 6KMnO4+16KOH→2K2CrO4 + 6K2MnO4 + 3K2SO4 + 8H2O
Bài 14: (HSG QG 2012)
a) Tại sao crom có khả năng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá? Cho biết những số
oxi hóa phổ biến của crom?
b) Nêu và nhận xét sự biến đổi tính chất axit – bazơ trong dãy oxit: CrO, Cr 2O3,
CrO3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng để minh họa.
c) Viết phương trình ion của các phản ứng điều chế Al 2O3 và Cr2O3 từ dung dịch
gồm kali cromit và kali aluminat.
Hướng dẫn
1. a) Cấu hình electron của crom là [Ar]3d 54s1 nên không chỉ có electron ở phân
lớp 4s mà có cả các electron ở phân lớp 3d tham gia phản ứng hóa học. Do đó
trong các hợp chất, crom có số oxi hóa thay đổi từ +1 đến + 6, nhưng trong đó phổ
biến nhất là những số oxi hóa +2, +3, +6
b) Do crom có nhiều trạng thái oxi hóa nên tính chất axit-bazơ của các oxit của
crom cũng thay đổi trong khoảng rộng:
- Ở mức oxi hóa thấp, oxit của crom (CrO) thể hiện tính chất bazơ:
CrO + 2 H+ Cr2+ + 2 H2O
- Ở mức oxi hóa trung gian (+3), Cr2O3 thể hiện tính chất lưỡng tính:
Cr2O3 + 6 H+ 2 Cr3+ + 3 H2O Cr2O3 + 2 OH- 2 CrO + H2O
- Ở mức oxi hóa cao (+6), CrO3 thể hiện tính chất axit:
CrO3 + H2O H2CrO4 2 CrO3 + H2O H2Cr2O7
c) Điều chế Al2O3 và Cr2O3 từ dung dịch gồm KCrO2 và KAlO2:
Thêm HCl vào dung dịch hỗn hợp:
+ 4 H+ Cr3+ + 2 H2O + 4 H+ Al3+ + 2 H2O
Oxi hóa Cr3+ thành :
2 Cr3+ + 3 ClO- + 4 H2O 3 Cl- + + 8 H+
Thêm NH3 (dư) vào dung dịch để kết tủa Al3+ dưới dạng Al(OH)3:
Al3+ + 3 NH3 + 3 H2O Al(OH)3 + 3
Tách Al(OH)3 để điều chế Al2O3:
2 Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O
Khử về Cr3+:
+ 9 I- + 14 H+ 2 Cr3+ + 3 + 7 H2O
Kết tủa, tách Cr(OH)3 để điều chế Cr2O3:
Cr3+ + 3 OH- Cr(OH)3
2 Cr(OH)3 Cr2O3 + 3H2O
Bài 15: Các hợp chất A, B, C có cùng công thức phân tử CrCl 3.6H2O. Trong dung
dịch nước tồn tại cân bằng giữa chúng như sau:
[Cr(H2O)6]Cl3 [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O.
(A) (B) (C)
Trong một thí nghiệm người ta cho dung dịch chứa 0,32 gam CrCl 3.6H2O đi qua
một lớp nhựa trao đổi cation dưới dạng H +. Cần 28,8 ml dung dịch NaOH 0,125M
để chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch.
a. Gọi tên các phức chất A, B và C. Phức chất nào có đồng phân hình học?
b. Xác định công thức của phức trong dung dịch.
c. Giải thích liên kết trong phức chất trong dung dịch theo VB và thuyết trường
tinh thể và xác định từ tính của phức chất đó.
Hướng dẫn
a. Tên gọi của các phức chất là:
A: Hexaaquacrom (III) clorua
B: Cloro pentaaqua crom (III) clorua hiđrat
C: Đicloro tetraaqua crom (III) clorua hiđrat (Có đồng phân hình học)
b. [Cr(H2O)6-nCln]Cl3-n.nH2O  [Cr(H2O)6-nCln]3-n + (3-n) Cl- + n H2O
1,20.10-3 1,20.10-3mol
[Cr(H2O)6-nCln]3-n + (3-n) R-COOH ... + (3 - n) H+
1,20.10-3 1,20.10-3 (3 - n)mol
H+ + OH-  H2O
3,60.10-3 mol
Có: nH+ = 1,20.10-3 (3 - n) = 3,60.10-3 n = 0;
Vậy phức trong dung dịch là [Cr(H2O)6]Cl3 (phức A)
c. Theo VB: Cr3+ có cấu hình electron là 3d3, trạng thái lai hóa sp3d2

Phức có cấu tạo bát diện đều, có 3 độc thân nên phức có tính thuận từ.
Theo thuyết trường tinh thể:
Sự tách mức năng lượng obitan d trong trường tinh thể là

Cấu hình electron của ion trong phức chất: t2g3 e g0


Phức thuận từ; μ= √3(3+2)=3,87 M .B
Bài 16: Các hợp chất crom(VI), đặc biệt là các hydroxit đều là các chất oxi hóa
mạnh. Trong các phòng thí nghiệm Hóa học thì tính oxi hóa của nó thường được
dùng để tinh chế các khí có lẫn H 2S. Khi một mẫu khí cacbon dioxit có lẫn khí
hydro sunfua được sục qua dung dịch kali dicromat trong sự có mặt của axit
sunfuric thì xuất hiện một kết tủa màu vàng không tan và màu của dung dịch
chuyển sang xanh lá cây.
a) Viết công thức hóa học của tất cả các cromVI hydroxit mà em biết.
b) Viết phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình tinh chế.
c) Có thể sử dụng các chất oxi hoá tương tự để tinh chế khí cacbon dioxit được
không? Giải thích.
Hướng dẫn
a) CrO2(OH)2 (hay H2CrO4), Cr2O5(OH)2 (hay H2Cr2O7) cũng như các hydroxit
khác có công thức chung nCrO3.Cr(OH)2.
b) 3H2S + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3S + 7H2O
c) Xảy ra phản ứng sau: 3SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
Bài 17. Cho 1,000 gam tinh thể hiđrat A tan trong nước được dung dịch màu xanh,
cho dung dịch này tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thu được 0,980 gam kết tủa
trắng X và dung dịch D; chất X không tan trong các axit. Đun nóng D với H2O2
trong môi trường kiềm thu được 1,064 gam kết tủa Y màu vàng là muối bari; Y
đồng hình với X. Dung dịch của A trong môi trường axit sunfuric loãng để trong
không khí sẽ chuyển thành chất B có màu tím; từ B có thể thu được tinh thể hiđrat
C; trong C có chứa 45,25% khối lượng hiđrat kết tinh; C nóng chảy ở khoảng 800C;
nếu đun nóng C đến 1000C thì nó mất đi khoảng 12,57% khối lượng.
a) Hãy xác định các công thức của A, B, C, X, Y và viết các phương trình hóa học
b) Sự mất khối lượng của C ở 1000C ứng với chuyển hóa nào?
c) Khi đun nóng chất A (không có không khí) từ 1000C đến 2700C nó mất dần
nước, tiếp tục đun ở khoảng nhiệt độ 2700C - 5000C không thấy khối lượng giảm,
nhưng đun tiếp ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 6500C) thì khối lượng lại giảm. Viết sơ
đồ giảm khối lượng của A từ 100-6500C biết sơ đồ này gồm 6 bước và viết phương
trình hóa học của phản ứng xảy ra ở bước cuối cùng.
Hướng dẫn
a) Kết tủa không tan màu trắng của X là BaSO4. Kết tủa Y có thành phần là
BaMO4 theo phương trình phản ứng:
M2(SO4)n + nBa2+ → 2Mn+ + nBaSO4 ↓;
Mn+ → BaMO4 ↓
Các lượng chất X và Y quan hệ với nhau theo n:2 (trong đó n bằng 1-3). Gọi khối
lượng nguyên tử của M là x ta có:
2.(201+x ) 1,064
=
233n 0,980  x = 126,5n – 201
Với n = 2  x = 52 và M là : Cr, Y là BaCrO4, A là CrSO4.zH2O
Số mol của CrSO4:

 , khối lượng nước trong hiđrat A là:1,000 – 0,622 = 0,378g;


số mol H2O = 0,378/18 = 0,021
Tỉ lệ số mol CrSO4 : H2O = 0,0042 : 0,021 = 1 : 5
 A là CrSO4.5H2O
Trong môi trường axit, có không khí thì Cr2+ bị oxi hóa dần thành Cr3+
 B là Cr2(SO4)3; C là Cr2(SO4)3.yH2O

 C là Cr2(SO4)3.18H2O
Các PTHH là:
Ba2+ + → BaSO4 ↓
Cr + Ba + 2H2O2 + 4OH- → BaCrO4↓ + 4H2O
2+ 2+

4Cr2+ + 4H+ + O2 → 4Cr3+ + 2H2O


b. Ta có:
Cr2(SO4).18H2O → Cr2(SO4)3.zH2O + (18 – z)H2O
716 (18 – z).18
100 12,57
z = 5 → Cr2(SO4)3. 5H2O
c) CrSO4.5H2O → CrSO4.4H2O → CrSO4.3H2O → CrSO4.2H2O → CrSO4.H2O →
CrSO4 → Cr2O3
Sự chuyển hóa crom(II) sunfat thành crom(III) oxit theo PTHH:
4CrSO4 → 2Cr2O3 + 4SO2 + O2
1) Cr2O72- + 6I- + 14H+ → 2Cr3+ + 3I2 +7 H2O
2) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + S ↓ + 7H2O
3) 2CrO42- + 3H2S + 2H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 4OH-
4) Cr2O72- + 3SO2 + 2H+ → 2Cr3+ + 3SO42- + H2O
5) CrO42- + 3Fe2+ + 8H+ → Cr3+ + 3Fe3+ +4H2O
6) Cr3+ +3[Fe(CN)6]3- +8OH-→CrO42- +3[Fe(CN)6]4-+4H2O
Bài 18:
1) 2CrO3 + 3H2O2 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3O2 + 6H2O
2) 2CrBr3 + 3H2O2 + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O
3) 2CrO3 + 6HI → 2Cr(OH)3 + 3I2
4) Cr2(SO4)3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 3Na2SO4 + 8H2O
5) Cr2O3 + 6K3[Fe(CN)6] + 10KOH → 2K2CrO4 + 6K4[Fe(CN)6] + 5H2O
6) Cr2(SO4)3 + 6KMnO4+16KOH→2K2CrO4 + 6K2MnO4 + 3K2SO4 + 8H2O
Bài 19 a) Dung dịch kali đicromat trong nước có màu đỏ da cam. Nếu cho thêm
vào đó một lượng KOH, màu đỏ của dung dịch dần dần chuyển sang vàng chanh.
Từ dung dịch có màu vàng chanh thu được nếu cho thêm vào đó một lượng H2SO4,
màu của dung dịch lại dần dần trở lại đỏ da cam. Viết các phương trình phản ứng
để giải thích hiện tượng trên.
b) Cho kim loại crom nóng đỏ vào bình khí clo. Khi phản ứng hoàn thành cho
thêm nước vào bình với sự có mặt của một chất khử để hòa tan sản phẩm. Sau đó
rót từ từ dung dịch KOH vào bình. Lúc đầu ta thấy có kết tủa màu xám xanh, sau
đó kết tủa dần dần tan. Giải thích các hiện tượng và viết các phương trình phản
ứng.
Hướng dẫn
Các phản ứng xảy ra
a) K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O
(da cam) (vàng chanh)
2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
(vàng chanh) (da cam)
b) Cr + Cl2 → CrCl3
2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
CrCl2 + 2KOH → Cr(OH)2 + 2KCl
ZnCl2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2KCl
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO4 + 2H2O
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (màu xám xanh)
Cr (OH)3 ↓ + KOH → KCrO2 + 2H2O
Bài 20: Cho sơ đồ:
A⃗ NaOHr +O2 , t 0 cao( 1) H 2 SO 4 l ( 2) A ⃗
A1 ⃗ 2 + S (3 ) A
Biết A là oxit crom chứa 68,42% crom theo khối lượng, A1 có màu vàng.
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên và phương trình phản ứng khi cho
dung dịch A2 lần lượt tác dụng với:
a) dung dịch Na2SO3 (môi trường H+).
b) dung dịch NaI (môi trường H+).
c) dung dịch NaOH.
Hướng dẫn
Xác định chất A: CrxOy
52 x 68 , 42 x 2
= ⇒ =
16 y 31, 58 y 3 => A là Cr2O3
o
(1) Cr2O3 + 2NaOH rắn t→ 2NaCrO2 + H2O
4NaCrO2 + 3O2 + 4NaOH → 4Na2CrO4 + 2H2O
(A1)
(2) 2Na2CrO4 + H2SO4 dd → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O
(A2)
o
Na2Cr2O7 + S t→ Na2SO4 + Cr2O3
(A)
Các phản ứng của dung dịch A2:
a) Na2Cr2O7 + 3Na2SO3 + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4Na2SO4 + 4H2O
b) Na2Cr2O7 + 6NaI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3I2 + 4Na2SO4 + 7H2O
c) Na2Cr2O7 + 2NaOH → 2Na2CrO4 + H2O
hoặc viết dưới dạng phương trình ion
2− 2− + 3+ 2−
a) Cr 2 O7 +3 SO 3 + 8 H →2 Cr +3 SO 4 + 4 H 2 O
2− − + 3+
b) Cr 2 O7 +6 I +14 H →2Cr +3 I 2 +7 H 2 O
2− − 2−
c) Cr 2 O7 +2 OH →2 CrO 3 + H 2 O
Bài 21: Sự khử toàn phần là một phần rất quan trọng trong hóa vô cơ, các tiểu
phân hữu cơ như etanol và anđehit tương ứng của nó là etanal có thể tham gia vào
phản ứng khử. Axit hóa dung dịch có chứa ion đicromat có thể oxi hóa cả hai chất
trên thành axit etanoic trong khi đó anion đicromat chuyển về dạng Cr3+. Dung dịch
bạc nitrat trong amoniac chỉ có thể oxi hóa etanal để tạo ra axit etanoic và trong
quá trình này ion Ag+ bị khử hóa về Ag.
Một nhà hóa học trẻ chuẩn bị 500,0 ml dung dịch hỗn hợp gồm etanol và
etanal (chưa biết cụ thể lượng của mỗi chất). Để xác định hàm lượng của từng chất
trong hỗn hợp thì anh ta trước tiên phải tiêu chuẩn hóa dung dịch K2Cr2O7 0,05M
sau đó axit hóa bằng cách chuẩn độ nó với dung dịch sắt (II) sunfat. Dung dịch sắt
(II) sunfat này được chuẩn bị bằng cách hòa tan 7,43 gam FeSO4.7H2O vào lượng
chính xác 100,0 ml nước. 25,0 ml dung dịch này phản ứng hết với 23,12 ml dung
dịch đicromat và 22,45 ml dung dịch đicromat này sau khi được tiêu chuẩn hóa thì
phản ứng hết với 50,0 ml hỗn hợp etanol và etanal.
Cuối cùng, một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac được thêm vào
50,0 ml dung dịch hỗn hợp etanol/etanal khác và nhà hóa học này nhận thấy rằng
kết tủa bạc kim loại thu được là 0,234 gam. Người này nhận thấy rằng bây giờ đã
có đủ dữ kiện để xác định được hàm lượng etanol và etanal trong dung dịch hỗn
hợp.
a) Viết nửa phản ứng của các quá trình:
i. Sự khử Cr2O72-.
ii. Sự oxi hóa etanol.
iii. Sự oxi hóa etanal.
iv. Sự khử Ag+.
v. Sự oxi hóa Fe2+.
b) Sử dụng các dữ kiện ở phần trên hãy cân bằng các phản ứng sau:
i. Cr2O72- với etanol.
ii. Cr2O72- với etanal.
iii. Cr2O72- với Fe2+.
iv. Ag+ với etanal.
c) Tại sao ta buộc phải axit hóa dung dịch đicromat.
d) Tính nồng độ của dung dịch K2Cr2O7 sử dụng trong phép phân tích trên.
e) Tính số mol bạc nitrat cần tìm để oxi hóa etanal trong dung dịch hỗn hợp và từ
đó tính số mol của etanal trong 50,0 ml dung dịch hỗn hợp này.
f) Sử dụng câu (e) hãy tính nồng độ của ion đicromat cần thiết để oxi hóa etanol
trong 50,0 ml dung dịch hỗn hợp.
g) Tính hàm lượng của etanol và etanal trong 500,0 ml dung dịch ban đầu.
Hướng dẫn
a) i. Cr2O72- + 14H+ + 6e = 2Cr3+ + 7H2O.
ii. CH3CH2OH + H2O = CH3COOH + 4e + 4H+.
iii. CH3CHO + H2O = CH3COOH + 2e + 2H+.
iv. Ag+ + e = Ag
v. Fe2+ = Fe3+ + e
b) i. 2Cr2O72- + 3CH3CH2OH + 16H+ = 4Cr3+ + 3CH3COOH + 11H2O
ii. Cr2O72- + 3CH3CHO + 8H+ = 2Cr3+ + 3CH3COOH + 4H2O.
iii. Cr2O72- + 6Fe2+ + 14H+ = 2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O
iv. CH3CHO + 2Ag+ + H2O = CH3COOH + 2Ag(r) + 2H+
c) Cân bằng của các phản ứng có sự tham gia của proton chuyển dịch về phía trái.
Chính vì vậy, việc tăng thêm nồng độ proton làm chuyển dịch cân bằng về phía
phải.
d) 0,0482 M.
e) 0,00108 mol.
f) 0,000720 mol
netanol = netanal = 0,0108 mol.
Bài 22: Để xác định hàm lượng của crom và sắt trong một mẫu gồm Cr2O3 và Fe2O3,
người ta đun nóng chảy 1,98 gam mẫu với Na2O2 để oxi hóa Cr2O3 thành . Cho
khối đã nung chảy vào nước, đun sôi để phân huỷ hết Na2O2. Thêm H2SO4 loãng đến
dư vào hỗn hợp thu được và pha thành 100,00 mL, được dung dịch A có màu vàng da
cam. Cho dung dịch KI (dư) vào 10,00 mL dung dịch A, lượng (sản phẩm của phản
ứng giữa I– và I2) giải phóng ra phản ứng hết với 10,50 mL dung dịch Na2S2O3 0,40
M. Nếu cho dung dịch NaF (dư) vào 10,00 mL dung dịch A rồi nhỏ tiếp dung dịch KI
đến dư thì lượng giải phóng ra chỉ phản ứng hết với 7,50 mL dung dịch Na2S2O3
0,40 M.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Giải thích vai trò của dung dịch NaF.
3. Tính thành phần % khối lượng của crom và sắt trong mẫu ban đầu.
Cho: Fe = 56; Cr = 52.
Hướng dẫn
1. Các phương trình phản ứng:
Cr2O3 + 3Na2O2 + H2O 2 + 2OH- + 6Na+ (1)
2Na2O2 + 2H2O O2↑ + 4OH- + 4Na+ (2)
OH- + H+ → H2O (3)
2 + 2H+ → + H2O (4)
Fe2O3 + 6H+ → 3+
2Fe + 3H2O (5)
+ 9I- + 4 H+ → 2 Cr3+ + 3 + 7H2O (6)
2Fe3+ +
3I- → 2Fe2+ + (7)
2 + → + 3I- (8)
3+ -
Fe + 3F → FeF3 (9)
-
2. Vai trò của dung dịch NaF: F có mặt trong dung dịch tạo phức bền, không màu
với Fe3+, dùng để che Fe3+.
3. Đặt số mol của Cr2O3 và Fe2O3 trong 1,98 gam mẫu lần lượt là = x; =
y
Từ (1), (4) và (5) → trong 10,00 mL dung dịch A số mol của là =
0,1x; số mol của Fe3+ là = 0,2y.
Trường hợp NaF không có mặt trong dung dịch A, cả và Fe3+ đều bị khử
bởi I-.
Theo (6) và (7) ta có: =3 + 0,5 = 3.0,1x + 0,5.0,2y = 0,3x +
0,1y
Từ (8): =2 → 0,40.10,50.10-3 = 2.(0,1y + 0,3x) (10)
Trường hợp NaF có mặt trong dung dịch A, chỉ có bị khử:
=3 = 0,3x → 0,40.7,50.10-3 = =2 = 0,6x (11)
Từ (11) và (10) → x = 0,005 (mol) và y = 0,006 (mol).

=2 = 2.0,005 = 0,01 (mol) → %Cr trong mẫu là: = 26,26%

=2 = 2.0,006 = 0,012 (mol) → %Fe trong mẫu là: =


33,94%.
Bài 23: Cho sơ đồ:
A⃗ NaOHr +O2 , t 0 cao( 1)
1
H 2 SO 4 l ( 2) A ⃗
A ⃗ 2 + S (3 ) A
Biết A là oxit crom chứa 68,42% crom theo khối lượng, A1 có màu vàng.
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên và phương trình phản ứng khi cho
dung dịch A2 lần lượt tác dụng với:
a) dung dịch Na2SO3 (môi trường H+).
b) dung dịch NaI (môi trường H+).
c) dung dịch NaOH.
Hướng dẫn
Xác định chất A: CrxOy
52 x 68 , 42 x 2
= ⇒ =
16 y 31, 58 y 3 => A là Cr2O3
o
(1) Cr2O3 + 2NaOH rắn t→ 2NaCrO2 + H2O
4NaCrO2 + 3O2 + 4NaOH → 4Na2CrO4 + 2H2O
(A1)
(2) 2Na2CrO4 + H2SO4 dd → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O
(A2)
o
Na2Cr2O7 + S t→ Na2SO4 + Cr2O3
(A)
Các phản ứng của dung dịch A2:
a) Na2Cr2O7 + 3Na2SO3 + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4Na2SO4 + 4H2O
b) Na2Cr2O7 + 6NaI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3I2 + 4Na2SO4 + 7H2O
c) Na2Cr2O7 + 2NaOH → 2Na2CrO4 + H2O
hoặc viết dưới dạng phương trình ion
2− 2− + 3+ 2−
a) Cr 2 O7 +3 SO 3 + 8 H →2 Cr +3 SO 4 + 4 H 2 O
2− − + 3+
b) Cr 2 O7 +6 I +14 H →2Cr +3 I 2 +7 H 2 O
2− − 2−
c) Cr 2 O7 +2 OH →2 CrO 3 + H 2 O
Bài tập tính chất và điều chế
Bài 24. Viết phương trình phản ứng khi đun nóng hỗn hợp CrO 3 với Fe(OH)2 và
khi pha loãng hỗn hợp đó vào nước.
Hướng dẫn
2CrO3 + 6Fe(OH)2 → Cr2O3 + 3Fe2O3 + 6H2O
CrO3 + 3Fe(OH)2 + 3H2O → Cr(OH)3 + 3Fe(OH)3

Bài 25: A là chất bột màu lục không tan trong axit và kiềm loãng. Khi nấu
chảy A với KOH có mặt không khí chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan
trong H2O. Chất B tác dụng với dd H2SO4 tạo thành chất C có màu da cam.
Chất C bị S khử thành chất A và có thể oxi hóa axit clohiđric thành khí Clo.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn
Các phương trình phản ứng:
2Cr2O3 + 3O2 + 8KOH  4K2CrO4 + 4H2O
2K2CrO4 + H2SO4  K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
S + K2Cr2O7 Cr2O3 + K2SO4

14HCl + K2Cr2O7 3 Cl2 + 2CrCl3 + 2KCl + 7H2O


Bài 26: (QG 2006) Một hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim
loại đó. Người ta lấy ra 3 phần, mỗi phần có 59,08 gam A. Phần thứ nhất hoà
tan vào dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí hiđro; phần thứ hai hoà tan vào
dung dịch của hỗn hợp NaNO 3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO; phần thứ
ba đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí hiđro dư cho đến khi được một
chất rắn duy nhất, hoà tan hết chất rắn đó bằng nước cường toan thì có 17,92
lít khí NO thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Hãy tính khối lượng nguyên tử, cho biết tên của kim loại M và công thức
oxit trong hỗn hợp A.
Hướng dẫn
Kí hiệu số mol kim loại M có trong 59,08 gam hỗn hợp A là x (x > 0).
Giả thiết a): M có duy nhất một mức (hay số) oxi hoá là n+ :
Khi hoà tan 59,08 gam hỗn hợp A vào dung dịch HCl thu được khí hiđro
theo phương trình:
M + n HCl → MCln + 0,5 n H2 (1)
x mol 0,5 nx mol
Khi hoà tan 59,08 gam hỗn hợp A vào dung dịch của hỗn hợp NaNO3 và
H2SO4 (cũng chính là dung dịch HNO3) ta thu được khí NO:
3 M + n NO3– + 4n H+ → 3 Mn+ + n NO (k) + 2n H2O (2)
x mol (nx : 3) mol NO
Theo đề bài có số mol H2 bằng số mol NO (đều bằng 4,48 :
22,4 = 0,2 (mol)). Theo lập luận trên lại có 0,5 nx mol H2 khác
với (nx : 3) mol NO.
Vậy giả thiết a) này không phù hợp.
Giả thiết b): Xét M có hai mức (số) oxi hoá khác nhau:
*) Trong phản ứng (1), M có mức oxi hoá n+.
Từ liên hệ trên, ta thu được 0,5 nx mol H2 (a)
*) Trong phản ứng (2), M có mức oxi hoá m+. Ta có:
3 M + m NO3- + 4 m H+ → 3 Mm+ + m NO (k) + 2m H2O (2)
x mol (mx : 3) mol
Số mol NO thu được là mx/3 mol
đề bài có số mol H2 bằng số mol NO. Vậy từ ( a ) và ( b ) ta có:
(1/2) nx = (1/3) mx (c). Từ đây ta có: n/m = 2/3 = 4/6 =
6/9 = . . .
biết các kim loại có số oxi hoá n hay m không vượt quá 4+.
Vậy kim loại M được xét ở đây có đồng thời n = 2 và m = 3. Giả thiết b) là hợp
lí.
c) Xác định M và oxit của nó:
c.1) Xét trường hợp M có số oxi hoá m = 3 trong oxít: hỗn hợp A
gồm M và M2O3. Với phản ứng M2O3 + 3 H2
2M + 3H2O
ta cũng thu được kim loại M. Vậy chất rắn duy nhất là kim loại M.
Khi tác dụng với nước cường toan (là chất oxi hoá rất mạnh) M chuyển
thành M3+ trong phản ứng M + 3 HCl + HNO3 → MCl3 + NO
(k) + 2 H2O (4)
Theo (1) có 0,5 nx = 0,2 mà n = 2 vậy x = 0,2
Theo (4) tổng số mol M trong 59,08 g hỗn hợp A là:
nM = nNO = 17,92/22,4 = 0,8 (mol)
Biết số mol M ban đầu có trong 59,08 g A là x = 0,2. Vậy số mol M do
phản ứng
(3) tạo ra là 0,8 - 0,2 = 0,6 (mol). Theo công thức M2O3 thì 0,6 mol này
tương ứng với số mol oxit là 0,6 : 2 = 0,3 (mol).
Kí hiệu khối lượng mol phân tử M là X, ta
có phương trình: 0,2 X + (2 X + 16 x 3) x 0,3 =
59,08. Vậy X = 55,85 (g/mol).
Suy ra nguyên tử khối của M là 55,85 ~ 56. Do đó M là Fe và oxit là Fe2O3.
c.2) Vấn đề được đặt ra tiếp theo là: Trong hỗn hợp A có oxit nào khác
chứ không phải Fe2O3? Có một số cách trả lời câu hỏi này. Ta xét cách
sau đây:
Kí hiệu số oxi hoá của Fe trong oxit này là z. Vậy công thức oxit là
Fe2Oz.
Theo kết quả tính ở trên, trong 59,08 gam hỗn hợp A có 0,2 mol
Fe nên số gam Fe2Oz là 59,08 - 0,2.55,85 = 47,91 (g) tương ứng với số
mol được kí hiệu u.
Số mol NO do Fe từ Fe2Oz tác dụng với nước cường toan tạo ra là
2 u = 0,6 → u = 0,3 (5)
Đưa kết quả này vào liên hệ về số gam Fe2Oz , ta có:
0,3.(55,85 . 2 + 16z) = 47,91 → z = 3 (6)
Vậy Fe2Oz là Fe2O3
Kết luận: Hỗn hợp A gồm M là Fe, oxit chính là Fe2O3 (không thể là oxit
khác).
Bài 27: a) Dung dịch kali đicromat trong nước có màu đỏ da cam. Nếu cho thêm
vào đó một lượng KOH, màu đỏ của dung dịch dần dần chuyển sang vàng chanh.
Từ dung dịch có màu vàng chanh thu được nếu cho thêm vào đó một lượng H 2SO4,
màu của dung dịch lại dần dần trở lại đỏ da cam. Viết các phương trình phản ứng
để giải thích hiện tượng trên.
b) Cho kim loại crom nóng đỏ vào bình khí clo. Khi phản ứng hoàn thành cho
thêm nước vào bình với sự có mặt của một chất khử để hòa tan sản phẩm. Sau đó
rót từ từ dung dịch KOH vào bình. Lúc đầu ta thấy có kết tủa màu xám xanh, sau
đó kết tủa dần dần tan. Giải thích các hiện tượng và viết các phương trình phản
ứng.
c) Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng cho mỗi thí nghiệm sau:
- α / Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, sau một thời gian lại cho thêm
vài giọt dung dịch CuSO4.
- β / Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
- γ / Cho H2SO4 đặc vào dung dịch bão hòa NaNO3 và thêm một ít bột Cu
- δ / Tiến hành như thí nghiệm γ / nhưng trước khi thêm bột Cu có pha loãng
hỗn hợp.
Hướng dẫn
Các phản ứng xảy ra
a) K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O
(da cam) (vàng chanh)
2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
(vàng chanh) (da cam)
b) Cr + Cl2 → CrCl3
2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
CrCl2 + 2KOH → Cr(OH)2 + 2KCl
ZnCl2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2KCl
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO4 + 2H2O
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (màu xám xanh)
Cr (OH)3 ↓ + KOH → KCrO2 + 2H2O
c) * α / Thứ tự các phản ứng xẩy ra:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑ (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
- Lúc đầu (1) xẩy ra: miếng sắt bị ăn mòn và giải phóng khí H2.
- Khi mới cho dung dịch CuSO4 vào và lắc đều: dung dịch có màu xanh sau
đó màu xanh nhạt dần cho đến hết vì ion Cu2+ bị khử thành Cu.
- Khi (2) kết thúc thì dung dịch không còn màu xanh: bột Cu màu đỏ tách ra,
một phần bám ngay vào miếng Fe tạo thành một vipin làm xuất hiện sự ăn mòn
điện hóa, do đó Fe bị ăn mòn mạnh hơn, phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn và tốc độ
H2 thoát ra lớn hơn.
* β / Màu vàng nâu (Fe3+) của dung dịch nhạt dần và màu xanh (Cu 2+) đậm dần do
phản ứng:
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
*γ / H2SO4 đặc + NaNO3 → NaHSO4 + HNO3 đặc
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 ↑ + 2H2O
* δ / Nếu pha loãng dung dịch rồi cho bột Cu vào:
8HNO3 + Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O
Khí NO không màu, nhưng sau đó tự oxi hóa bằng O 2 của không khí tạo ra
NO2 có màu nâu:
1
NO + 2 O2 → NO2
(không màu) (màu nâu)
Bài 28: A là chất bột màu lục không tan trong axit và kiềm loãng. Khi nấu chảy A
với KOH có mặt không khí chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan trong H2O.
Chất B tác dụng với dd H2SO4 tạo thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu
huỳnh khử thành chất A và có thể oxi hóa axit clohiđric thành khí Clo. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn
Các phương trình phản ứng:
1. 2Cr2O3 + 3O2 + 8KOH → 4K2CrO4 + 4H2O
2. 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
3. S + K2Cr2O7 → Cr2O3 + K2SO4
4. 14HCl + K2Cr2O7 → 3 Cl2 + 2CrCl3 + 2KCl + 7H2O

You might also like