Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.1.

Khái niệm hợp đồng lao động


1
Điều 15. Hợp đồng lao động
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Vậy theo Điều 15 Bộ Luật lao động 2012 khái niệm của hợp đồng lao động là sự
thoả thuận giữa người lao động (người được thuê) và người sử dụng lao động (người chủ)
về việc làm có trả lương (hoặc bất kì giao kết có liên quan đến tiền bạc), điều kiện làm
việc, quyền và nghĩa vụ các bên và giao kết bằng văn bản có 02 bản, người lao động giữ
01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trong trường hợp công việc tạm thời có thời
hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.Và trong suốt
quá trình giao kết hợp đồng lao động đều phải đảm bảo quy tắc tự nguyện, bình đẳng,
trung thực,thiện chí, hợp tác và không cưỡng ép.
Được tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
Người lao động và người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao
động, nếu người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của người
giám hộ. Đối với công việc thời vụ (thời hạn dưới 12 tháng), người lao động có thể uỷ
quyền một người đại diện trong nhóm để ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, hợp
đồng này được xem như giao kết với từng người. Hợp đồng lao động do người được ủy
quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú,
nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.2
Ưu điểm: Việc hợp đồng lao động được quy định cho phép người lao động và
người sử dụng lao động dễ dàng ký kết với các trường hợp công việc thời vụ, ngoài ra
việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên cũng là yếu tố quan trọng trong Điều 15
Bộ luật Lao động năm 2012.
Nhược điểm: Vì chính việc làm đơn giản thủ tục giao kết đối với các công việc
thời vụ, do đó các trường hợp hợp đồng lao động được ký kết mà người lao động không

1
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=163542
2
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/nguoi-lao-dong-tu-du-15-tuoi-den-chua-du-18-tuoi-co-duoc-truc-tiep-giao-
ket-hop-dong-lao-dong-hay-k-
được nắm rõ các quy định, quyền lợi của bản thân dẫn đến một số trường hợp người lao
động bị trục lợi bất chính, không rõ ràng về tiền lương, tiền thưởng,...

Điều 13. Hợp đồng lao động


1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động.3
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về
việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được
coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải
giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động được hiểu là sự
thoả thuận (có thể bằng văn bảng hoặc miệng) giữa người sử dụng lao động và người lao
động, trong đó có nêu rõ về tiền lương của việc làm, điều kiện lao động, quyền và nghĩa
vụ các bên. Căn cứ vào đó làm bằng chứng để giải quyết vấn đề nếu tranh chấp diễn ra.
Hợp đồng lao động có chức năng bảo vệ quyền lợi của các bên, đồng thời thể hiện sự
chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên. Thông
qua hợp đồng lao động, người lao động yên tâm làm việc, doanh nghiệp yên tâm sử dụng
lao động.

Trước khi sử dụng lao động thì người lao động phải được kí kết hợp đồng lao
động với người sử dụng lao động (người chủ ). Theo Điều 7 Bộ luật lao động 2019 quy
định:
Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng
lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự
nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

3
https://luatminhkhue.vn/hop-dong-lao-dong-la-gi.aspx
Vậy việc kí kết hợp đồng lao động phải được diễn ra trong sự đồng ý tự nguyện
của các bên, thiện chí, bình đẳng hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Hợp dồng có thể được xác lập qua đối thoại( lời nói) hoặc văn bản.
Như vậy không nhất thiết phải là kí kết thì mới tồn tại hợp đồng lao động, miễn
trong suốt quá trình xác lập, đảm bảo thoả mãn các nguyên tắc trên và không có lợi ích
bất hợp pháp thì hợp đồng lao động có giá trị.
Tên gọi của hợp đồng lao động vẫn rất quan trọng vì nó thể hiện được đây là một
sự thoả thuận, giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mặc cho việc có
thể giao kết bằng lời nói hoặc văn bản thì hợp đồng lao động vẫn thể hiện các điều kiện
và quyền lợi mà mỗi bên cam kết trong hợp đồng.

1.4. Vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
Theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019:
Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
“1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một
người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này,
hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết
với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh
sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng
người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là
người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy
quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định
của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng
văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp
pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền
lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.”

Theo khoản 1, người lao động phải là người trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Tuy nhiên với trường hợp công việc mùa vụ việc giao kết của một nhóm lao động từ đủ
18 tuổi có thể uỷ quyền cho một thành viên trong nhóm và hiệu lực vẫn tương đương
giao kết từng người.
Theo khoản 3, người được giao kết bên phía người sử dụng lao động phải là
những người được doanh nghiệm uỷ thác theo quy định pháp luật, người đứng đầu cơ
quan, tổ chức có tư cách pháp nhân , người đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Còn ở phía ngược lại, người lao động theo khoản 4 quy định phải lả những người
lao động từ đủ 18 tuổi trở lên, từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn
bản của người đại diện hợp pháp của người đó, người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện
hợp pháp sẽ cùng giao kết trong trường hợp chưa đủ 15 tuổi, người đại diện trong nhóm
(từ đủ 18 tuổi) được uỷ quyền hợp pháp để giao kết.
Người được uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động không được phép uỷ quyền
thêm lần nữa cho người khác để giao kết hợp đồng lao động ( được quy định trong khoản
5).
Như vậy các vấn đề về vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo Điều
18 như:
Người lao động không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp: Đối
với công việc theo mùa vụ, công việc có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động
từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp
đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn
bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết không kèm theo danh sách
ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao
động.
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động ủy quyền lại cho người khác
giao kết hợp đồng lao động.
Và tất cả các trường hợp giao kết hợp đồng lao động không thoả mãn khoản 4
Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 đều được xem là vi phạm thẩm quyền giao kết hợp
đồng.Như người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có văn bản đồng ý của
người đại diện hợp pháp, người dưới 15 tuổi không có người đại diện hợp pháp cùng
tham gia giao kết hợp đồng, người lao động hoặc sử dụng lao động thực hiện giao kết
hợp đồng mà không thoả các tiêu chí thiện chí, bình đẳng hợp tác, tôn trọng quyền và lợi
ích hợp pháp của nhau.
Các hợp đồng lao động trong trường hợp trên đều được xem là vô hiệu toàn bộ do
người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao
động (Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

You might also like