Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

BÀI TẬP GIỮA KỲ: PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN &


PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN

Ngành: TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Võ Văn Thanh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Khoa Việt

MSSV: 2210260012 Lớp: 22TXTL01

Học phần: Giải phẫu & sinh lý hoạt động thần kinh
cấp cao

TP. Hồ Chí Minh, 2022


1

Anh chị hãy phân tích đặc điểm khác nhau giữa phản xạ có điều kiện
và phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ minh hoạ.
Pavlov khi xây dựng học thuyết về phản xạ có điều kiện ông đã coi phản xạ
có điều kiện là đơn vị cơ bản của hoạt động thần kinh cấp cao và nếu động vật
chỉ dựa vào các phản xạ không điều kiện thì nó rất khó để tồn tại. Vậy về phản
xạ có điều kiện là gì mà lại có tác động to lớn tới sự tồn vong của động vật nói
chung và con người nói riêng? Nó giống và khác gì với phản xạ không điều
kiện? Và giữa phản xạ có điều kiện và không điều kiện có mối liên hệ thế nào?
Trước hết, hãy cùng xem xét định nghĩa của hai loại phản xạ này. Phản xạ
không điều kiện là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh. Loại phản xạ này có từ
khi sinh ra và mang tính di truyền. Phản xạ không điều kiện không cần phải học
tập và không dễ mất. Trong khi đó, phản xạ có điều kiện được định nghĩa là
những phản xạ được tích lũy trong đời sống. Phản xạ có điều kiện được hình
thành trong những điều kiện nhất định và qua quá trình tích lũy, rèn luyện mà
có. Như vậy, nếu xét cơ bản về định nghĩa thì ta đã thấy có sự phân biệt khá rạch
ròi đâu là phản xạ có điều kiện và đâu là phản xạ không điều kiện. Ta hãy cùng
đi sâu hơn về bản chất của hai loại phản xạ này để xem chúng giống và khác
nhau thế nào.
Như vừa đề cập, hai loại phản xạ này chắc chắn mang nhiều đặc điểm khác
nhau, tuy nhiên chúng cũng có một số điểm chung. Đầu tiên, phản xạ có điều
kiện và phản xạ không điều kiện đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ
môi trường. Và chúng đều là những phản xạ giúp cơ thể con người thích nghi
với những thay đổi của môi trường. Tiếp đến, phản xạ có điều kiện và phản xạ
không điều kiện đều có sự tham gia của cung phản xạ. Các cung phản xạ gồm cơ
quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm và trung ương thần kinh. Tuy có
những đặc điểm giống nhau, nhưng về bản chất hai loại phản xạ này có nhiều
đặc điểm khác biệt.
Đầu tiên, phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh, di truyền, đặc
trưng cho loài. Trong khi đó, phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo, hình thành
2

trong đời sống cá thể, có tính chất cá thể. Cụ thể, phản xạ không điều kiện sinh
ra là đã có và đặc trưng cho loài và mọi cá thể trong loài. Ví dụ, bất cứ đứa trẻ
nào cũng có phản xạ mút, bú khi đặt núm vú vào miệng chúng. Ngược lại, phản
xạ có điều kiện mang tính cá thể vì nó được tự tạo trong đời sống cá thể. Ví dụ,
chỉ có những trẻ ở các trường mầm non được học nhận mặt chữ mới biết được
hình dạng của các chữ cái.
Kế đến, phản xạ không điều kiện rất bền vững còn phản xạ có điều kiện thì
không bền vững. Ví dụ, phản xạ không điều kiện bỏ thức ăn vào miệng là tiết
nước bọt là phản xạ rất bền vững, khó mất, và có khi tồn tại trong suốt đời sống
cá thể con người. Ngược lại khi xem xét về phản xạ có điều kiện, chúng lại
không bền vững và rất dễ mất nếu không được củng cố. Ví dụ, thành lập cho trẻ
phản xạ có điều kiện đánh răng trước khi ngủ. Nhưng khi phản xạ đã được hình
thành, nếu không nhắc nhở thường xuyên thì trẻ sẽ quên đánh răng trước khi
ngủ. Như vậy là phản xạ có điều kiện đánh răng trước khi ngủ đã bị mất đi. Hơn
thế nữa, mức độ bền vững của phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
như tính chất của phản xạ có điều kiện, trạng thái sinh lý và trạng thái tâm lý của
trẻ, loại hình thần kinh và giai đoạn phát triển của trẻ.
Và còn phải kể đến, phản xạ không điều kiện đòi hỏi tác nhân kích thích
thích ứng trong khi phản xạ có điều kiện có thể được hình thành với các tác nhân
kích thích bất kỳ. Cụ thể thì phản xạ không điều kiện chỉ xảy ra khi có tác nhân
kích thích thích ứng. Do đó, mỗi loại tác nhân thường chỉ gây ra một loại phản
xạ không điều kiện tương ứng. Ví dụ, trời lạnh thì “nổi da gà”, trời nóng thì toát
mồ hôi. Ngược lại với phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện có thể
được hình thành với tác nhân bất kỳ. Ví như ta có thể thành lập phản xạ có điều
kiện tiết nước bọt cho con người bằng cách tạo ra một không gian trong sạch,
với mùi thơm của thức ăn, với màu sắc đẹp và sinh động của thức ăn hoặc các
vật dung đựng thức ăn… Ở các trường mầm non, chúng ta có thể rèn luyện nề
nếp cho học sinh thông qua các hiệu lệnh bằng tiếng trống, tiếng chuông, tiếng
va chạm của đồ chơi… Nói cách khác, phản xạ có điều kiện có thể được hình
3

thành với bất kì sự biến đổi nào của môi trường bên ngoài hoặc trạng thái bên
trong của cơ thể.
Tiếp đến, trung khu của phản xạ không điều kiện nằm ở các phần trung
ương thần kinh dưới vỏ não như tủy sống, hành tủy, não giữa, não trung gian. Ví
dụ, trung khu của phản xạ không điều kiện tiết nước bọt nằm ở hành tủy; trung
khu của phản xạ không điều kiện tiểu tiện hoặc đại tiền nằm ở tủy sống. Trong
khi đó, trung khu của phản xạ có điều kiện nằm ở phần cao nhất của hệ thần
kinh, thường là ở vỏ não. Bởi vậy, nếu vỏ não của con người ở trạng thái bị ức
chế hoặc mệt mỏi thì rất khó thành lập phản xạ có điều kiện. Trong các trường
hợp vỏ não của trẻ bị tổn thương thì cũng rất khó thành lập phản xạ có điều kiện.
Ví dụ, những người bị chấn thương sọ não do ngã, do tai nạn hoặc bị viêm màng
não, viêm não… thì rất khó thành lập phản xạ có điều kiện và ảnh hưởng đến
quá trình nhận thức và quá trình học tập.
Cuối cùng, phản xạ không điều kiện báo hiệu trực tiếp tác nhân kích thích
gây ra phản xa. Ví dụ, phản xạ không điều kiện tiết nước bọt báo hiệu có thức ăn
chạm lưỡi; phản xạ không điều kiện tiểu tiện báo hiệu nước tiểu trong bàng
quang đã đầy. Trong khi đó, phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp tác nhân
kích thích gây ra phản xạ. Ví dụ, nếu nhiều lần vừa rung chuông vừa dạy các
cháu xếp hàng thì sau đó chỉ cần rung chuông mà không cần nhắc nhở thì các
cháu sẽ tự động xếp hàng. Cũng có thể thay thế tiếng chuông bằng tiếng trống,
tiếng lúc lắc hoặc tiếng vỗ tay của cô giáo…
Tóm lại qua phân tích trên cho thấy, phản xạ có điều kiện có nhiều đặc
điểm khác với phản xạ không điều kiện. Cụ thể, phản xạ không điều kiện có các
đặc điểm bao gồm: tính chất bẩm sinh, di truyền, đặc trưng cho loài; rất bền
vững; đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng; trung khu của phản xạ không điều
kiện nằm ở dưới vỏ não; báo hiệu trực tiếp tác nhân kích thích gây ra phản xạ;
số lượng hạn chế; không cần tập luyện cũng có; cung phản xạ đơn giản. Trong
khi đó phản xạ có điều kiện lại mang các đặc điểm: có tính chất tự tạo, đặc trưng
cho cá thể; không bền vững, dễ mất; đòi hỏi tác nhân kích thích bất kì; trung khu
4

của phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ não; báo hiệu gián tiếp tác nhân kích thích
gây ra phản xạ; số lượng không hạn chế; phải rèn luyện mới có; cung phản xạ
phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời.
Như vậy qua quá trình phân tích ở trên, ta đã rõ được sự khác nhau và
giống nhau để có thể phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Tuy nhiên, đây là hai loại phản xạ tồn tại song song với nhau nên chúng cũng có
những mối liên hệ nhất định nếu không muốn nói là chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để hình thành phản xạ có điều
kiện. Phản xạ có điều kiện của cơ thể là sự kết hợp giữa một kích thích có điều
kiện với kích thích không điều kiện. Trong đó kích thích có điều kiện phải được
tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn.
Để thay cho lời kết, tôi muốn khẳng định lại rằng nhờ có sự hình thành
phản xạ có điều kiện mà con người không những có thể sinh tồn và đã hình
thành các thói quen tốt, tập tính tốt, và hình thành các tập quán trong sinh hoạt
cộng đồng. Và phản xạ không điều kiện như đã nói ở trên là một phần không thể
thiếu của quá trình này. Qua đó ta thấy được hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
ở con người thật phi thường và đó là lý do chúng ta tồn tại, phát triển và xây
dựng nền văn minh cho đến tận hôm nay. Như Palov đã nói “con người là một
hệ thống tự điều chỉnh, tự duy trì, tự hồi phục, tự tu chỉnh và cải tiến, hoàn thiện
ở một mức độ cực kì cao siêu” (Hưng M.V. & Loan T.T., 2013)
5

Tài liệu tham khảo


Mai Văn Hưng; Trần Thị Loan (2013). Sinh lý học thần kinh cấp cao và
giác quan, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
Thu Trà (2021). “So Sánh Phản Xạ Có Điều Kiện Và Phản Xạ Không Điều
Kiện”. Kienthuctonghop. 04/10. https://kienthuctonghop.vn/so-sanh-phan-xa-co-
dieu-kien-va-phan-xa-khong-dieu-kien/

You might also like