Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN
NGÔN NGỮ - TƯ DUY

Ngành: TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Võ Văn Thanh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Đạt – MSSV: 2210260022


(Nội dung đề tài thảo luận cùng với nhóm:
Đoàn Thúy Phượng – MSSV: 2210260085
Nguyễn Xuân Bảo – MSSV: 2210260023
Nguyễn Thị Thùy Trang – MSSV: 2210260084)

Lớp : TX22TL01
Học phần : Giải phẫu và Sinh lý hoạt động thần kinh
cấp cao – EPSY103

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. CÁC HỆ THỐNG TÍN HIỆU CỦA NGƯỜI ........................................................... 2
1.1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất và bản chất ............................................................. 2
1.2. Hệ thống tín hiệu thứ hai, bản chất và đặc điểm .............................................. 2
1.3. Mối quan hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. .. 4
1.4. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt? ................................. 4
2. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG ................................................ 4
2.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính: ........................................... 5
2.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức lí tính ................................................. 6
2.3. Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống ................................................................. 7
2.4. Sự hình thành và phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai ở con người ............... 7
2.5. Phát triển ngôn ngữ xét theo giải phẫu học não bộ .......................................... 9
2.6. Sơ đồ tiếp nhận và xử lý kích thích của ngôn ngữ ở bán cầu đại não........... 10
3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY CỦA GIỚI TRẺ ................ 12
3.1. Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay ........................... 12
3.2. Hậu quả............................................................................................................... 13
3.3. Nguyên nhân....................................................................................................... 13
3.4. Giải pháp ............................................................................................................ 14
3.5. Bài học nhận thức và hành động ...................................................................... 14
4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY ................................. 15
4.1 Khái niệm tư duy trên phương diện thần kinh ............................................... 15
4.2 Con đường hình thành và phát triển tư duy ................................................... 15
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY .............................................. 17
5.1 Mối quan hệ khái quát hóa ............................................................................... 17
5.2 Mối quan hệ trừu tượng hóa............................................................................. 18
5.3 Thực trạng ngôn ngữ và tư duy của giới trẻ Việt Nam hiện nay .................. 19
LỜI KẾT ........................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 21
1

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, con người là động vật duy nhất có tư duy và ngôn ngữ. Mỗi dân tộc
trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ biểu đạt tư duy; ngôn ngữ là phương tiện để
con người giao tiếp với nhau, truyền đạt tư duy cho nhau. Tiếng nói là hình thức cơ bản
đầu tiên của ngôn ngữ. Hình thức cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là chữ viết. Tư duy là thuộc
tính của bộ não con người, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Ngôn ngữ là cái
biểu đạt tư duy và có nhiều hình thức khác nhau. Tiếng nói của con người có từ khi loài
người hình thành. Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác
và sử dụng kinh nghiệm của nguời khác vào hoạt động cuả mình, làm cho mình có những
khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững đươc bản chất của tự nhiên - xã hội và bản
thân…chính là nhờ ngôn ngữ.

Ngôn ngữ và tư duy không thể tồn ‘độc lập’ với nhau. Ngôn ngữ của con người ngày càng
phát triển thì càng thúc đẩy tư duy của con người phát triển. Ngược lại, tư duy của con
người càng phát triển thì càng thúc đẩy ngôn ngữ phát triển. Bất kỳ thời đại nào, ngôn ngữ
và tư duy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của con người.

Nhưng tại sao mãi đến hơn 6 tuổi, tôi mới bắt đầu có thể nói ‘ngắt quãng’?

Vốn dĩ là một đứa trẻ chậm nói, đây có lẽ là nỗi ám ảnh tuổi thơ lớn nhất của chính tôi, lúc
nào tôi cũng tự đi tìm câu trả lời cho việc mình bị ‘chậm nói’. Tôi vẫn còn nhớ mãi, hình
ảnh nét mặt ‘bất lực’ khi Ba Mẹ tập nói cho tôi nhưng tôi vẫn không ‘phát ra’ được âm
thanh nào! Tư duy của tôi, suy nghĩ của tôi như bị vướng mắc ở đâu đó mà không được
biểu lộ ra. Một sự uất ức luôn thường trực trong tôi vì muốn nói nhưng không nói được...

Một vài ký ức tôi còn nhớ được như: lúc đi chơi ở nhà họ hàng vì đói bụng và không nói
được, tôi chỉ có khóc thút tha thút thít; Ba Mẹ tôi có lần hiểu nhầm tôi trộm đồ chơi của
bạn mà ‘đánh đòn” nhưng tôi cũng chỉ có khóc mà không giải thích được đó là món đồ
chơi bạn tặng; đi mẫu giáo thì mắc tè cũng không biết làm sao để nói với cô giáo;...

Bản chất của ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Vậy với những đứa trẻ ‘chậm
nói’, ngôn ngữ có đặc biệt hay không? Hay chính những đứa trẻ đó mới là sự ‘đặc biệt’?

Đây là lý do lớn nhất khiến tôi lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ & Tư duy” để tiến hành nghiên
cứu và làm tiểu luận kết thúc môn học ‘Giải phẩu sinh lý và thần kinh cấp cao’.

Trong quá trình đọc và nghiên cứu, chắc chắn sẽ có những sai sót và thông tin chưa chuẩn.
Mong Thầy đóng góp ý kiến, chỉnh sửa và bổ sung để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn!
Cảm ơn rất nhiều!!!
2

1. CÁC HỆ THỐNG TÍN HIỆU CỦA NGƯỜI


Một tác nhân nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích khác để gây ra một
phản ứng nào đó của cơ thể được gọi là hệ thống tín hiệu.
1.1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất và bản chất
Là tất cả những sự vật hiện tượng khách quan và những thuộc tính của chúng
được gọi là tín hiệu thứ nhất
Ví dụ: Các tín hiệu giao thông, đèn xanh là tín hiệu được phép lưu thông, đèn đỏ
là tín hiệu dừng lại; tiếng trống trường buổi sáng là tín hiệu bắt đầu vào giờ học
hay nhiệt độ cơ thể tăng cao là tín hiệu của cơ thể bị sốt…
+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất bao gồm toàn bộ hoạt động của vỏ não nhằm biến
các kích thích thành các tín hiệu đặc trưng cho các dạng hoạt động khác nhau của
cơ thể - là toàn bộ các đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành với các
kích thích cụ thể. Đối với động vật, hệ thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống đường
thông tin duy nhất về môi trường xung quanh.
+ Các tín hiệu khác nhau, các kích thích quang học, hóa học và vật lý sau khi trở
thành tín hiệu có điều kiện sẽ làm nhiệm vụ thông báo cho cơ thể biết trước những
gì xảy ra. Kết quả, các phản ứng thích nghi cần thiết hình thành được hình thành kịp
thời. Đó là các phản xạ có điều kiện thuộc các cấp độ khác nhau, là cơ sở sinh lý
của quá trình tư duy cụ thể. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là hoạt động đặc trưng cho
hệ thần kinh của người và động vật. Nó biểu hiện rõ ở trẻ em trong sáu tháng đầu
tiên của thời kỳ phát triển phôi thai.
1.2. Hệ thống tín hiệu thứ hai, bản chất và đặc điểm
Là toàn bộ hoạt động của vỏ não đặc trưng cho con người do tiếng nói và chữ
viết đảm nhiệm.
Con người đã quan hệ với nhau và thực hiện mọi nhiệm vụ theo mệnh lệnh của
tiếng nói. Nhờ tiếng nói mà hoạt động thần kinh cấp cao của con người nâng lên
một bậc so với các loài động vật bậc cao khác. Tiếng nói đã thay thế các kích thích
thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất nhằm tạo ra khả năng phản ứng không chỉ đối với
vật cụ thể mà cả với tên gọi của chúng. Mối liên hệ giữa tiếng nói và các kích thích
cụ thể được thực hiện theo nguyên tắc hình thành phản xạ có điều kiện – tạo ra các
con đường liên hệ thần kinh tạm thời.
3

Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ, chữ viết, lời nói, có thể nhìn thấy được,
nghe thấy được và tư duy được. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình
phát triển các thể trong các môi trường xung quanh nhất định, điều này có thể quan
sát được ở trẻ, nhờ hoạt động phân tích của vỏ não đã hình thành mối liên hệ giữa
các từ với nhau, nó đảm bảo sự liên kết giữa các vần trong từ rồi giữa các từ trong
câu đơn giản. Việc bắt chước cách ăn nói của người lớn cũng giữ vai trò quan trọng
đối với phát triển ngôn ngữ.
Đối với con người, ngôn ngữ đóng vai trò là một kích thích giống như các sự vật
hiện tượng của môi trường xung quanh vì bất kì tác nhân kích thích nào cũng liên
quan với ngôn ngữ.
Bản chất của hệ thống tín hiệu thứ hai
Hệ thống tín hiệu thứ hai là những tín hiệu của tín hiệu thứ nhất và nó phản ánh
sự vật hiện tượng một cách khái quát vì thế hệ thống tín hiệu thứ hai có những bản
chất sau:
- Hệ thống tín hiệu thứ hai cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện
tương đương với mọi tác nhân kích thích có điều kiện khác.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở người.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là tín hiệu loại hai, tín hiệu của tín hiệu, báo hiệu gián
tiếp sự vật.
Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai
- Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng khái quát sự vật: từ những sự vật cụ thể,
hệ thống thứ hai khái quát chúng thành những khái niệm chung
- Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng trừu tượng hóa sự vật: từ những dấu vết
của tín hiệu thứ hai, vỏ não giúp cho tư duy trừu tượng phát huy tác dụng, nhờ đó
mà vỏ não có thể sản sinh ra những suy nghĩ mới, những phản xạ mới, những kiểu
phản ứng mới chưa có trong thực tiễn. Đó là cơ sở sinh học của sự sáng tạo trong tư
duy và trong hành vi.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành sau hệ thống tín hiệu thứ nhất,
nhưng khi vỏ não bị ức chế lại bị mất trước hệ thống tín hiệu thứ nhất.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất vì nó
có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa sự vật, mặt khác, nó làm tăng tính đa
4

dạng cả về mặt số lượng của kích thích và số lượng của phản ứng trả lời qua lời nói
và chữ viết.
1.3. Mối quan hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ
hai.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai được xây dựng trên hệ thống tín hiệu thứ nhất. Dựa
trên hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tín hiệu thứ hai dần dần được hình thành và
ngày càng phong phú.
- Sau khi được hình thành, hệ thống tín hiệu thứ hai có thể ảnh hưởng lên hệ
thống tín hiệu thứ nhất.
1.4. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
Sở dĩ nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt bởi vì nó không hề giống
với các tín hiệu khác như: tín hiệu đèn giao thông, tín hiệu đèn hải đăng… Nó là
một hệ thống phức tạp với các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với một số
lượng không thể xác định. Hệ thống tín hiệu đèn giao thông chỉ bao gồm một số yếu
tố quy ước trước như màu vàng là đi chậm, màu đỏ là dừng,... và nó chỉ được hiểu
khi xuất hiện trong quá trình tham gia giao thông của con người, đó cũng chính là
điểm khác biệt với tính độc lập tương đối của ngôn ngữ - không thay đổi theo ý
muốn của con người. Còn hệ thống ngôn ngữ với các âm vị, hình vị, từ, câu với yếu
tố không đồng loại nó tạo ra nhiều tầng âm vị, hình vị,... khác nhau. Và nó tạo ra
nhiều cấp độ, cấp bậc giữa các đơn vị câu, từ. Hơn hết ngôn ngữ còn có tính đa trị
tức là với mỗi đơn vị từ, có thể có nhiều ý nghĩa biểu trừng khác nhau, khác hoàn
toàn với hệ thống đèn giao thông, mỗi màu chỉ có đúng một ý nghĩa. Cuối cùng, các
hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có tính đồng đại, tức được tạo ra và phục vụ con
người trong một giai đoạn nhất định. Còn ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại và giá trị
lịch sử. Nó vừa là phương tiện giao tiếp giữa những người cùng thời và phương
thức giao tiếp của những người thuộc các thời khác nhau.

2. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG


Ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống tâm lí con người. Nói như
PH.ĂNGGHEN: “Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố (lao động) đã làm cho con vật
trở thành con người” có thể nói ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí
5

của con người là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm lí
con người, đặc biệt là quá trình nhận thức.
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình
cảm và hành động). Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết
với các hiện tượng tâm lí khác của con người. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều
quá trình khác nhau,thể hiện những mức độ hiện thực khác nhau gồm: cảm giác, tri
giác,tư duy, tưởng tượng…và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách
quan như: hình ảnh, hình tượng, khái niệm…
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức
độ: nhận thức cảm tính (cảm giác,tri giác) và nhận thức lí tính (tư duy, tưởng
tượng)…
2.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính:
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức cảm tính, nó làm quá trình
này diễn ra ở người mang một chất lượng mới.
 Đối với cảm giác: Khi ngôn ngữ tác động đồng thời với sự tác động của sự vật,
hiện tượng sẽ làm cho quá trình cảm giác diễn ra nhanh hơn, hình ảnh do cảm giác
đem lại rõ rang hơn đâm nét hơn, chính xác hơn…ví dụ: mùa hè nghe thấy một
người nói:” Trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn. Khi ăn một loại trái cây
chua, nếu một người nào đó nói” chua quá” thì ta cũng cảm thấy vị trái cây đó chua
hơn…
 Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác của con người diển ra dể dàng hơn
nhanh chóng, khách quan hơn, đầy đủ và rõ ràng hơn. Nhờ có ngôn ngữ mà nhiệm
vụ của tri giác có thể thực hiên một cách dể dàng và có hiệu quả hơn. Tức là, ngôn
ngữ biểu đạt nhiệm vụ tri giác dưới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho quá
trình tri giác tách đối tượng khỏi bối cảnh (quy luật về tính lựa chọn của tri giác) và
xây dựng được hình ảnh trọn vẹn về đối tượng quy luật về tính trọn vẹn của tri
giác). Vai trò của ngôn ngữ đối với đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn vì
quan sát là tri giác tích cực có chủ định có mục đích (có ý thức). Tính ý thức đó
được biểu hiện và điều khiển điều chỉnh nhờ ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri
giác của con người vẫn là tri giác cuả con vật. Tính có ý nghĩa của tri giác của con
người là một chất lượng mới làm tri giác con người khác xa tri giác con vật. Chất
lượng mới này chỉ được biểu đạt thông qua ngôn ngữ.
6

 Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con
người. Nó tham gia tích cực các quá trình trí nhớ gắn chặt với các quá trình đó. Vd:
việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn và có kết quả tốt nếu ta nói lên thành lời điều ghi nhớ.
2.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức lí tính
2.2.1. Đối với tư duy
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người. Ngôn ngữ và tư duy
không có mối quan hệ song song. Ngôn ngữ càng không phải là tư duy và ngược lại
tư duy cũng không phải là ngôn ngữ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư
duy là ở chỗ tư duy dung ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ. Chính nhờ điều này
tư duy của con người khác về chất so với tư duy của con vật: con người có tư duy
trừu tượng, không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái
quát được. Mối quan hệ không tách rời của tư duy và ngôn ngữ thể hiện trong ý
nghĩa của các từ. Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật, hiện tượng đó. Khi gọi
tên các sự vật, từ tựa như thay thế chúng và nhờ đó tạo ra những điều kiện vật chất
cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các vật ấy kể cả khi các vật ấy
vắng mặt (tức là thao tác với các vật thay thế, với ký hiệu từ ngữ hay là với ngôn
ngữ) .Tuy nhiên từ không chỉ gọi tên sự vật, nhờ vậy tư duy ngôn ngữ trừu tượng
hóa được những thuộc tính không bản chất của sự vật và khái quát hóa được những
thuộc tính bản chất của nó. Không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy khái quát –
logic được.
Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy, đặc biệt khi giải quyết
những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Lúc này lời nói bên trong có xu hướng chuyển
từng bộ phận thành lời nói thầm (khi nghĩ tới người ta hay nói lẩm nhẩm là vì thế ).
Nếu nhiệm vụ quá phức tạp thì ngôn ngữ bên trong chuyển thành lời nói bên ngoài.
Người ta nói to lên thì thấy tư duy rõ ràng và thuận lợi hơn. Những điều đó chứng
tỏ không có ngôn ngữ, đặc biệt không có lời nói bên trong thì ý nghĩ tư tưởng không
thể hình thành được, tức không thể tư duy trừu tượng được.
2.2.2. Đối với tưởng tượng
Ngôn ngữ cũng là một vai trò to lớn trong tưởng tượng. Nó là phương tiện để hình
thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới của tưởng tượng. Không có ngôn ngữ
không thể tiến hành tưởng tượng. Chính nhờ ngôn ngữ đã giúp con người chấp nối,
7

gắn kết, kết hợp…những kinh nghiệm đã qua với những cái đang xảy ra thành
những biểu tượng mới chưa hề có.
Ngôn ngữ giúp chúng ta làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy
sinh, tách ra chúng những mật cơ bản nhất, gần chúng lại với nhau, cố định chúng
lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành
một quá trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kết quả và chất lượng cao.
2.3. Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống
- Ngôn ngữ làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện cả về số lượng và chất
lượng bởi vì hệ thống ngôn ngữ có số lượng vô cùng phong phú và mỗi từ, mỗi câu,
mỗi đoạn... lại có nhiều nghĩa, bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Do đó, có khi
cùng một từ được nói ra nhưng lại gây nhiều kiểu phản ứng khác nhau tuỳ thuộc
vào ngữ điệu, cách nói, văn cảnh khi nói và lại còn tuỳ thuộc cả vào trạng thái sinh
lí và trạng thái tâm lí của người nghe nữa.
- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con người trong xã
hội, giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, tri thức từ người này sang người khác,
từ nơi này đến nơi khác, từ đời này sang đời khác.
- Ngôn ngữ là công cụ quan trọng của nghệ thuật văn hoá và giáo dục.
- Ngôn ngữ giúp con người trừu tượng hoá và khái quát hoá những sự vật, hiện
tượng, sự kiện riêng lẻ thành khái niệm chung, do đó ngôn ngữ là công cụ của mọi
khoa học.
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong y học và điều khiển học.
2.4. Sự hình thành và phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai ở con người
2.4.1. Lịch sử hình thành ngôn ngữ ở người
Ngôn ngữ có từ rất lâu, chậm nhất là vào nửa cuối thế kỉ IV trước Công nguyên.
Những tài liệu ngôn ngữ học cổ nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Hi Lạp và Ảrập.
Ngôn ngữ được cho là đã dần dần tách ra từ hệ thống giao tiếp linh trưởng tiền
khởi, khi các hominin sơ khai lĩnh hội khả năng hình thành lý thuyết tâm trí (theory
of mind) và tính ý hướng (intentonality) chung. Sự phát triển các đặc điểm này
trùng hợp với sự gia tăng khối lượng não và nhiều nhà ngôn ngữ học coi cấu trúc
của ngôn ngữ đã tiến hóa để phục vụ các chức năng giao tiếp và chức năng xã hội
cụ thể. Con người thụ đắc ngôn ngữ thông qua giao tiếp xã hội từ thời thơ ấu; trẻ em
thường nói trôi chảy vào khoảng 3 tuổi.
8

2.4.2. Sự phát triển ngôn ngữ ở người


Chức năng ngôn ngữ không phải là đặc điểm bẩm sinh vì trong giai đoạn đầu
sau khi sinh, ở con người chưa có ngôn ngữ. Quá trình hình thành và phát triển
ngôn ngữ của con người chính là quá trình hình thành và phát triển hoạt động phản
xạ có điều kiện. Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ liên quan với sự phát
triển và hoạt động của cơ quan thính giác. Chỉ có bằng cách nghe, một đứa trẻ mới
có thể học nói. Ở những đứa trẻ chưa học nói mà đã hỏng cơ quan thính giác thì
ngôn ngữ không phát triển được. Nói một cách khác, con người bị điếc bẩm sinh thì
cũng bị cảm. Việc điều trị cho những đứa trẻ này phải sử dụng những phương pháp
rất phức tạp.
Tuy ngôn ngữ trên thế giói có khác biệt, nhưng trẻ em ở đâu cũng hầu như đều
trải qua các quá trình: nói một từ, rồi cụm hai từ, sau đó là câu phức tạp – tất cả đều
trong giai đoạn 1-4 tuổi. Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ đã có khả năng nhận biết tiếng nói.
Ví dụ: trẻ sơ sinh có thể nín khóc khi nghe thấy tiếng nói của mẹ.
 Vào nửa sau của năm thứ nhất, các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất
hiện ở trẻ. Trong thời gian này, bằng việc tiếp xúc với người lớn, trẻ nhận được
phức hợp gồm tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó hoặc với một phức hợp
nhiều kích thích cụ thể. Lúc đầu, tiếng nói chưa đóng vai trò là một kích thích độc
lập mà chỉ có tác dụng khi nào nó phối hợp với các kích thích khác (như cảm giác –
vận động, thị giác, thính giác, vị giác, …). Do đó, nếu thay đổi một trong các yếu tố
của phức hợp kích thích thì tiếng nói sẽ không gây ra ở trẻ phản ứng như trước nữa.
Nhưng nhờ sự lặp đi lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể khác nhau, tiếng
nói dần dần sẽ chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể khác sẽ giảm dần vai trò của
chúng trong phức hợp kích thích. Lý do là vì tính ổn định của tiếng nói trong sự
biến động của các kích thích khác trong phức hợp kích thích đã dẫn đến hiện tượng
là quá trình hưng phấn do tiếng nói gây ra dần dần trở nên mạnh mẽ hơn và tập
trung hơn. Tiếng nói bắt đầu gây ảnh hưởng kiểu cảm ứng âm tính đối với các thành
phần khác của phức hợp kích thích. Ảnh hưởng đó tăng dần và cuối cùng là làm mất
tác dụng của các thành phần khác.
 Đến cuối năm thứ nhất, tiếng nói không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác
trong phức hợp kích thích nữa mà vẫn có khả năng gây ra phản xạ có điều kiện ở
9

trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này tiếng nói mới chỉ có thể thay thế cho những tình
huống cụ thể, đơn giản (mức tích hợp thứ nhất, theo Sechenov).
 Vào cuối năm thứ hai, tiếng nói trở thành tín hiệu tổng hợp, là tín hiệu của tín
hiệu, tức là tiếng nói từ tín hiệu âm thanh của một đối tượng cụ thể trở thành tín
hiệu khái quát của các tín hiệu (mức tích hợp thứ 2, theo Sechenov). Giai đoạn này
đạt được là nhờ sự thành lập một số lượng lớn các đường liên hệ có điều kiện mới
với kích thích tiếng nói.
 Từ 3 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu hiểu được những từ mang tính khái quát ngày càng
cao hơn (mức tích hợp thứ 3, theo Sechenov). Khi đến 5 tuổi, trẻ có thể sử dụng
thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ bên
trong hình thành sớm hơn ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ nói xuất hiện trước
ngôn ngữ viết.
2.5. Phát triển ngôn ngữ xét theo giải phẫu học não bộ
Sự tách biệt thần kinh giữa khu vực ngữ nghĩa và cú pháp trong não có ứng dụng
thực tế cho phát triển ngôn ngữ. Sau giai đoạn bập bẹ thì ngôn ngữ thực sự bắt đầu:
trẻ có thể hiểu và nói những từ đơn giản, và những từ đầu tiên trẻ nói được luôn là:
ba, mẹ, bà, bóng... Sau đó trẻ sẽ tiếp tục nói được cụm hai từ, tức là dạng văn phạm
thô sơ nhưng còn thiếu các từ chức năng (gồm các từ loại như giới từ, trạng từ, từ
chuyển ý, mạo từ…chủ yếu thực hiện chức năng ngữ pháp) và chưa biết chia động
từ. Lời nói lúc này thường được gọi là lời nói ngắt quãng (telegraphic), giống như
tình trạng mất ngôn ngữ ở vùng Broca. Sau 3 tuổi trẻ mới bắt đầu nói được nguyên
câu có văn phạm đầy đủ, gồm động từ và các từ chức năng.
Tiến bộ từ cấp độ từ đến cấp độ cú pháp là phù hợp với quá trình hoàn thiện hai
đặc khu ngôn ngữ. Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng vùng Wernicke và các
trung khu ngôn ngữ phía sau phát triển sớm hơn vùng Broca. Ở vùng trái thuỳ thái
dương-đỉnh, lượng khớp thần kinh đạt tối đa trong giai đoạn 8-20 tháng, còn ở vùng
bên trái thuỳ trán là 15-24 tháng. Vùng Broca đến năm bốn tuổi mới hoàn thiện các
lớp tế bào, đồng thời cũng myelin hoá trễ hơn so với vùng Wernicke; myelin hoa
xuất hiện ở tất cả các lớp vỏ não lúc 2 tuổi tại vùng Wernicke, và lúc 4-6 tuổi tại
vùng Broca. Phần myelin hoá cực kỳ chậm là bó cong kết nối vùng Wernicke với
vùng Broca và do đó hạn chế trẻ nhỏ đặt ngữ nghĩa vào trong cú pháp phù hợp.
10

Hoạt động ngôn ngữ chỉ có ở người cho nên trên bán cầu đại não của người có
những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng này. Các tác giả cho rằng vùng ngôn
ngữ nằm ở bán cầu não trái, bán cầu não phải giúp ta thực hiện “ngôn điệu” (tức là
tính nhạc và thơ trong ngôn ngữ giao tiếp). Ngôn ngữ toạ lạc ở một khu vực rộng
nằm ở trung tâm bán cầu não trái được gọi là vỏ não Sylvian—perisylvian cortex (vì
vùng này bao quanh khe nứt Sylvian, là khe nút ngang, sâu, chia cắt thuỳ thái dương
khỏi thuỳ trán và thuỳ đỉnh).

Hình 1- Các trung khu ngôn ngữ trong não.


Vùng chấm bi thể hiện cho động từ; vùng dấu x thể hiện cho danh từ.
(Mô phỏng theo A.R. Damasio và H. Damasio, “Não bộ và Ngôn ngữ,” đăng trong
tạp chí Scientifie American, Tháng Chín, 1992.)

2.6. Sơ đồ tiếp nhận và xử lý kích thích của ngôn ngữ ở bán cầu đại não
Sơ đồ tiếp nhận và xử lý kích thích ngôn ngữ nghe và nói ở bán cầu đại não có
sơ đồ như sau
a. Tiếp nhận tín hiệu âm thanh mã hóa ngôn ngữ ở vùng thính giác nguyên
phát (Primary auditory area)
b. Tín hiệu đã được mã hóa chuyển đến khu vực hiểu ngôn ngữ vùng
Wernicke
11

c. Ở vùng Wernicke suy nghĩ và quyết định ngôn ngữ được nói ra
d. Truyền tín hiệu từ vùng Wernicke đến vùng Broca theo đường bó cong
(arcuate fasciculus)
e. Vùng Broca tiếp nhận tín hiệu để điều khiển sự hình thành ngôn ngữ
f. Truyền tín hiệu thích hợp vào vỏ não vận động để điều khiển các cơ phát
âm.

Sơ đồ tiếp nhận và xử lý kích thích ngôn ngữ đọc và sau đó là nói ở bán cầu đại
não có sơ đồ như sau
a. Vùng tiếp nhận ngôn ngữ đầu tiên ở trên vùng thị giác nguyên phát (primary
visual area)
b. Thông tin sau đó được hiểu ở vùng hồi góc (angular gyrus region)
c. Đi đến vùng Wernicke, ở đây suy nghĩ và quyết định ngôn ngữ được nói ra
d. Truyền tín hiệu từ vùng Wernicke đến vùng Broca theo đường bó cong
(arcuate fasciculus)
e. Vùng Broca tiếp nhận tín hiệu để điều khiển sự hình thành ngôn ngữ
f. Truyền tín hiệu thích hợp vào vỏ não vận động để điều khiển các cơ phát âm.
12

3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY CỦA GIỚI TRẺ
Trong thời đại công nghệ 4.0, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải
có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi Việt Nam bắt
đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái
niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích
cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “phi chuẩn”
trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài
người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.
Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình
thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà
còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, và văn hóa ngôn ngữ của nó.
3.1. Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay
- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ ‘teencode’, ngôn ngữ
9X, ‘tiếng nói Gen Z’ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp
của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
- Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện
dưới các dạng:
 Tạo ra những ‘tổ hợp từ’ phi nguyên tắc, kì lạ.
Ví dụ: Chảnh như con cá cảnh, Xấu như con gấu, Dã man như con ngan, Buồn
như con chuồn chuồn, Chuối cả nải, Đáng yêu như tô bún riêu...

 Lạm dụng quá nhiều từ vay mượn/chêm xen từ nước ngoài.


Ví dụ: ‘book’ phòng, ‘thank you’ anh, pha-ke (fake) => hàng nhái, "Qua đây
làm này làm kia nè, nhưng mà thôi sự thật thì luôn luôn đơn giản nhưng people
make it complicated nên là mình cứ enjoy cái moment này… Mình sẽ nói chuyện với
mọi người nhiều hơn, tương tác với mọi người nhiều hơn và có những hoạt
activities (hoạt động) nào đó thì sẽ show cho mọi người..."
13

 Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ, biến âm Tiếng Việt.
Ví dụ: gọi đơn vị tiền tệ bằng ‘k’, ‘xu’, ‘chai’, ‘củ’, ‘u là tr’ => trời ơi, ‘phanh
xích lô => kít (kiss = hôn), ‘J z tr’ => gì vậy trời, ...; dám => zám, không =>
khum, trầm cảm => chằm Zn (kẽm), Sin lũi => xin lỗi

 Viết tắt trong ngôn ngữ “chat”, nhắn tin SMS có nhiều kiểu viết tối nghĩa,
biến nghĩa không theo nguyên tắc
Ví dụ: Good night => G9, Bye Bye=> bibi, pp,bb, pipi, Hi (xin chào) => 2!,
See you tonight => Cu 29, Vợ => vk, Chồng => Ck, Phải không => pk, Được
không => dk...
3.2. Hậu quả
Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước
ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết
kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho
hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho
tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ.
Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản
sắc văn hóa ngôn ngữ Việt.
Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn
hóa ứng xử của con người.
3.3. Nguyên nhân
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn
ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin
quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng…
Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự
hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn
hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.
Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua
những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với
độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình
14

vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan
tâm và bắt chước.
Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ
thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng.
3.4. Giải pháp
 Về phía gia đình: Bố Mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ
cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao
tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
Về phía nhà trường, xã hội:
 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện
thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và
tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn
tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng
sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi
chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
 Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên
quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất
lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin
mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
Mỗi người phải tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có
vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp
dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
3.5. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi
công dân nước Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước,
cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời
hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc mình.
- Hành động:
 Luôn ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp,
vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học
tập.
15

 Luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa
nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh.
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trong giai
đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã
hội. Là chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế
thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp
với tinh thần thời đại…”

4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY


4.1 Khái niệm tư duy trên phương diện thần kinh
Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của
quá trình nhận thức, có đặc tính phản ảnh thực tại khách quan một cách gián tiếp và
khái quát, từ đó ta có thể nắm được bản chất và quy luật phát triển của sự vật và
hiện tượng. Cơ chế hoạt động cơ sở của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ
não với tư cách là hoạt động thần kinh cao cấp. Hoạt động thần kinh cao cấp thể
hiện ở những phản xạ có điều kiện, ức chế phản xạ có điều kiện, các quy luật hoạt
động thần kinh cấp cao, hệ thống tín hiệu thứ hai, các kiểu hình thần kinh, cảm xúc
và trí nhớ.
Tư duy được biểu lộ ra ngoài bằng ngôn ngữ - hệ thống tín hiệu thứ hai. Vỏ não
giúp cho tư duy trừu tượng phát huy tác dụng từ những dấu vết của ngôn ngữ trên
vỏ não tạo ra những suy nghĩ mới, phản xạ mới, những kiểu phản ứng mới chưa có
trong thực tiễn. Đó là cơ sở sinh học của sự hình thành tư duy. Song song đó, tư duy
không chỉ gắn liền với bộ não – tổ chức cao nhất của vật chất – mà còn gắn với sự
tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội.
4.2 Con đường hình thành và phát triển tư duy
Hoạt động tư duy là hoạt động chức năng của não và chủ yếu là vỏ não. Từ xa
xưa đã có các nghiên cứu về mối liên hệ giữa hoạt động thần kinh và chức năng tư
duy với nhiều quan điểm khác nhau. Qua nhiều kết quả nghiên cứu tương đồng, gần
đây người ta tương đối nhất trí rằng có sự định khu chức năng tư duy ở trong não.
Nghĩa là các vùng khác nhau của não phụ trách các chức năng khác nhau nhưng chỉ
là ở mức độ tương đối quan trọng hơn các vùng khác ở một chức năng xác định.
16

Một chức năng không phải do toàn bộ não phụ trách nhưng cũng không hoàn toàn
chỉ do một vùng. Người ta đã căn cứ vào cách phân vùng giải phẫu là vùng cấp I,
cấp II và cấp III để minh họa cho con đường hình thành tư duy trên cơ sở sinh lý
học thần kinh.
Hoạt động tư duy của con người là loại hoạt động đặc biệt, đa diện có liên quan
đến nhiều vấn đề về điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội hoặc các vấn đề về sinh lý như
hoạt động thần kinh, thể chất, sức khỏe và xúc cảm, tình cảm. Khi tiếp xúc với thế
giới xung quanh, con người xuất hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau. Có
những sự vật, hiện tượng làm cho con người cảm thấy hứng thú, vui mừng, lạc
quan, yêu đời… Nhưng cũng có sự vật làm cho con người chán nản, lo lắng, buồn
rầu… Cảm xúc là một chức năng có vai trò quan trọng ở giai đoạn phát triển ban
đầu của con người, là khâu phát triển trung gian giữa hoạt động phản xạ và quá
trình tâm lý người. Cảm xúc là một dạng hoạt động vừa mang tính chất sinh lý diễn
ra trong hệ thần kinh và một số các hệ cơ quan trong cơ thể; lại vừa mang tính chất
tâm lý với các quá trình cảm giác, tri giác và các quá trình nhận thức đáp lại các
cảm giác, tri giác đó.
Cùng với cảm xúc, trí nhớ cũng là một hoạt động phức tạp. Nhớ là sự tiếp nhận,
giữ gìn và tái hiện những sự vật, hiện tượng mà con người đã cảm giác trước đây.
Trí nhớ được xem là bước chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
Đặc điểm hoạt động của não bộ cho phép nó ghi nhận tất cả những gì tác động lên
cơ thể từ lúc mới sinh cho đến lúc chết. Trí nhớ là một thành phần quan trọng của trí
tuệ liên quan đến toàn bộ đời sống tinh thần của con người. Từ những tiếp nhận và
ghi nhớ về thế giới bên ngoài cùng với quá trình lao động, con người hình thành
nhận thức. Cảm xúc và nhận thức trong hoạt động phản ánh của con người gắn bó
mật thiết với nhau, chúng ta thấy ở các hiện tượng ý thức, không có sự hiểu biết nào
lại không đi kèm với những tình cảm nhất định và cũng không có tình cảm nào lại
không hàm chứa một sự hiểu biết nhất định. Nhận thức đã phản ánh lao động vào
trong bộ não người, cải biến đi ở trong đó các hành động và thao tác trí óc. Sự phát
triển của lao động quyết định sự xuất hiện và hoàn thiện các hành động, các thao tác
trí óc trong tư duy của con người, ngược lại sự phát triển tư duy con người cũng có
tác dụng hoàn thiện các hành động và thao tác thực tiễn trong lao động của họ.
17

Tư duy là dạng hoạt động tri thức diễn ra trong ý thức con người, có nguồn gốc
thực tiễn... Tư duy con người đòi hỏi một bộ máy công cụ và phương tiện nhất định.
Không có bộ máy này thì hệ tri thức không thể đi vào hoạt động và vì thế, cũng
không có tư duy. Tư duy đòi hỏi các phương tiện để cố định lại (nói một cách tương
đối), khách quan hoá và truyền bá tri thức. Chính các tín hiệu, dấu hiệu và ngôn ngữ
là những phương tiện của tư duy con người, trong đó ngôn ngữ là phương tiện phổ
biến và hữu hiệu nhất. Nhờ có bộ máy công cụ và phương tiện đó mà các quá trình
tư duy không bị hỗn loạn, trở nên xác định và được duy trì.
Tư duy là một chức năng của não người và với tư cách này, nó là một quá trình
tự nhiên, song mặt khác, tư duy cũng không tồn tại bên ngoài xã hội, bên ngoài khối
kiến thức và các phương thức hoạt động mà loài người đã sáng tạo ra và tích luỹ
được. Mỗi con người cụ thể trở thành chủ thể tư duy không chỉ vì họ có bộ não, mà
quan trọng hơn là vì, trong quan hệ xã hội - giao tiếp, họ nắm được ngôn ngữ và
thông qua ngôn ngữ, họ lĩnh hội được các tri thức, các công cụ, các thao tác logic do
loài người sáng tạo ra. Và do vậy, tư duy là một chức năng của bộ não người có tính
xã hội - lịch sử, là một sản phẩm của lịch sử xã hội.

5. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY


Tư duy và ngôn ngữ có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Tư duy là sự phản ánh thế
giới xung quanh có sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt nội dung. Nếu
không có tư duy cung cấp nội dung thì ngôn ngữ chỉ là âm thanh vô nghĩa. Với sự
liên hệ chặt chẽ thì ngôn ngữ và tư duy có 2 mối quan hệ chính đó là khái quát hóa
và trừu tượng hóa
5.1 Mối quan hệ khái quát hóa
Từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ ban đầu con người thông qua tư duy để tập
hợp những thuộc tính, đặc điểm chung của các sự vật hiện tượng qua đó sử dụng
ngôn ngữ để nêu lên những khái niệm chung của những sự vật, hiện tượng tưởng
chừng như riêng lẻ.
Ví dụ : Từ “côn trùng” là tập hợp những động vật không xương sống, có bộ
xương ngoài bằng kitin, cơ thể được chia thành 3 phần rõ ràng là đầu, ngực, bụng.
Có 6 chân, mắt kép và 1 cặp râu.
18

Như vậy chỉ thông qua 1 từ là “côn trùng” con người đã khái quát được đặc
điểm của 1 loài chiếm đến 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên trái
đất. Như vậy qua những hoạt động tư duy và biểu đạt ngôn ngữ trong khả năng khái
quát hóa thì kỹ năng phân tích và tổng hợp của vỏ não đã chạm đến mức cao nhất.
5.2 Mối quan hệ trừu tượng hóa
Từ những hiện tượng, vấn đề phức tạp khó hiểu thông qua tư duy chúng ta lựa
chọn và sắp xếp ngôn ngữ có khả năng thay thế yếu tố như tính chất, quan hệ... ra
khỏi hiện tượng nhất định, cụ thể: Số lượng, cường độ, lực, năng lượng…. Nhằm
mục đích đơn giản hóa hiện tượng, vấn đề mà không làm mất đi yếu tính của nó.
Hay nói cách khác trừu tượng hóa là cách giải thích một hiện tượng, một sự
kiện phức tạp, khó hiểu bằng ngôn ngữ đơn giản, bình thường mà mọi người sử
dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ: Mô tả điện thoại theo 2 cách
 Mô tả về điện thoại thông minh cách 1
Điện thoại thông minh là các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các
chức năng điện toán di động vào một thiết bị. Chúng được phân biệt với điện thoại
phổ thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo
điều kiện cho phần mềm rộng hơn, internet và chức năng đa phương tiện, cùng với
các chức năng chính của điện thoại như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn bản.
 Mô tả về điện thoại thông minh cách 2
Điện thoại thông minh là điện thoại có màn hình cảm ứng lớn bỏ vừa túi và bạn
có thể mang nó đi bất kỳ đâu, nó kết nối internet thông qua wifi,4G giúp bạn có thể
videocall, nghe nhạc, xem phim, chơi game, trả lời mail như một chiếc máy tính PC
trong một thân hình nhỏ gọn đút vừa túi quần của bạn.
Chúng ta có thể thấy những thông tin trong cách mô tả thứ 2 rất dễ nhớ, ấn
tượng hơn so với cách mô tả 1. Nhờ có khả năng thay thế các kích thích cụ thể của
ngôn ngữ mà khả năng phân tích và tổng hợp thực tế khách quan được hoàn hảo
hơn, tách biệt các sự vật, các hiện tượng khỏi thực tiễn, tạo ra cho con người khả
năng tư duy trừu tượng. Từ những dấu vết của hệ thống tín hiệu thứ hai, vỏ não giúp
cho tư duy trừu tượng phát huy tác dụng, nhờ đó mà não có thể sản sinh ra những
suy nghĩ mới, những phản xạ mới, những kiểu phản ứng mới chưa có trong thực
tiễn.
19

5.3 Thực trạng ngôn ngữ và tư duy của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Trong đời sống hiện nay, có thể thấy rằng người Việt trẻ vẫn dùng tiếng Việt –
tiếng mẹ đẻ để giao tiếp và tuân thủ những nguyên tắc trong tiếng Việt về câu từ,
cấu trúc ngữ pháp, các dạng lời nói, nghi thức… Ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta vô
cùng đa dạng, thú vị, vì vậy giới trẻ vẫn sử dụng ngôn ngữ này để bày tỏ những
quan điểm, suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình. Thế nhưng bên cạnh đó, hiện nay
họ đã sáng tạo ra một dạng ngôn ngữ mới.
Với những ngôn ngữ mới của giới trẻ, có thể thấy đã có sự biến đổi nhất định
trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp giữa các thế hệ người Việt xưa và nay. Trước
đây, khi giao tiếp người Việt thường dùng câu nói đầy đủ thành phần, hoặc là những
câu nói cảm thán, câu rút gọn có tính chủ đích; lời nói có vần, có điệu, cấu trúc cân
đối, hài hòa; dùng lời hay ý đẹp hoặc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong khi
nói…Thế nhưng hiện nay, con người đã có sự giản lược nhất định (trợ từ, tình thái
từ) trong khi nói và sử dụng từ viết tắt, rút gọn câu, sử dụng nhiều từ ngoại lai, hiện
tượng Anh hóa, Pháp hóa…; đôi khi lời nói ít được chau chuốt, lựa chọn từ hay ý
đẹp, ít nói theo vần điệu và ít sử dụng hơn các thành ngữ, tục ngữ trong khi biểu
đạt…; có nhiều sáng tạo trong ngôn từ.
Việc giới trẻ sáng tạo ra cho mình một kiểu ngôn ngữ riêng không theo quy
chuẩn tiếng Việt (ngôn ngữ teen, ngôn ngữ @, ngôn ngữ ‘Chat’, ngôn ngữ ‘Gen Z’)
bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký
hiệu khác nhau và với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt (nghĩa là ngôn ngữ không
còn theo hệ quy chuẩn tiếng Việt) vô cùng đa dạng và ‘phi nguyên tắc’. Việc dùng
ngôn ngữ “tự chế” như sử dụng con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại hiệu quả nhất
định trong thời gian ngắn, trong bối cảnh và nhóm xã hội nhất định, nhưng cũng có
thể mang đến tác hại lâu dài.
Việc quá lạm dụng vào ‘ngôn ngữ chat’, ‘ngôn ngữ Gen Z’, ‘ngôn ngữ mạng xã
hội’... khiến khả năng tư duy của giới trẻ Việt ngày càng hạn chế. Vì các em không
còn ý thức trau dồi vốn tiếng Việt sao cho phong phú, diễn đạt trôi chảy, chính xác.
Trả lại sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những điều quan trọng và khẩn
thiết mà gia đình, nhà trường, xã hội cần phải thực hiện mạnh mẽ để chống lại sự
‘lai căng’ trong ngôn ngữ Việt hiện nay.
20

Xin được mượn lời của ThS.Thân Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và
tư vấn phát triển tri thức (ITCD - TP Hồ Chí Minh) trong bài viết “Ngôn ngữ của
giới trẻ trên internet” thay lời kết: “Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao
tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn có vai trò quan trọng trong việc
phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành, phát triển
nhân cách con người cũng như khả năng thành công trong cuộc sống. Một ngôn ngữ
đa dạng, biểu cảm nhưng hàm xúc và lôgíc là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những
sáng tạo mới. Bạn trẻ không nên lạm dụng ngôn ngữ... “lẩu”. Chính vì vậy, việc giữ
gìn, bảo vệ “sự trong sáng của tiếng Việt” cần được các cấp, ngành và chính các bạn
trẻ quan tâm hơn nữa”.

LỜI KẾT

Như vậy, ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động
thực tiễn của con người. Trong cuộc sống nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả
năng thực hiện quá trình giao tiếp để trao đổi ý nghĩ, tình cảm kinh nghiệm của
mình với người khác, ngôn ngữ có vai trò hết sức to lớn trong quá trình tâm lí của
con người nhất là đối với nhận thức… Vì vậy việc rèn luyện ngôn ngữ là điều hết
sức quan trọng đối với quá trình phát triển của tâm lí con người.

‘Ngôn ngữ và tư duy’ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, giao thoa lẫn nhau. Việc
nghiên cứu rõ hơn mối quan hệ này cho thấy ngôn ngữ giúp chúng ta vận dụng
những hình thức và quy tắc của suy nghĩ - tư duy, nghĩa là giúp ta nâng cao trình độ
“kỹ thuật” suy nghĩ - tư duy, tạo ra thói quen suy nghĩ “thông minh” hơn. Góp phần
vào việc nâng cao tính xác định, tính chính xác, tính không mâu thuẫn, tính liên tục,
tính triệt để, tính chứng minh được của lập luận; tăng cường hiệu quả và niềm tin
của suy nghĩ, lời nói; định hướng đúng đắn cho hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người.
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Allan & Barbara Pease, Nguyễn Huy Lâm (dịch) (2008), Cuốn sách hoàn hảo
về ngôn ngữ cơ thể, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
 Pat Hutchinson, David Molden (2018), Thật Đơn Giản - Nlp - Lập Trình Ngôn
Ngữ Tư Duy.
 PGS.TS Mai Văn Hưng (Chủ biên) và PGS.TS Trần Thị Loan, Sinh lý học Thần
kinh cấp cao và giác quan, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm (2013).
 Richard Paul & Linda Elder, nhóm dịch thuật nhà xuất bản tổng hợp TPHCM,
Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Cẩm nan tư duy đặt câu hỏi bản chất, Nxb. Tổng
hợp TP.HCM (2015).

 Nguyễn Văn Dân, Lôgíc và tiếng Việt, NXB Giáo dục (1996).

 Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, Nxb Giao thông, Hà Nội (2002).

 Website
https://vnkienthuc.com/threads/khai-niem-ngon-ngu-va-vai-tro-cua-ngon-ngu-
doi-voi-nhan-thuc.43361/

 Website
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF#Ngu%E1%BB%
93n_g%E1%BB%91c

 Website:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-ve-moi-lien-he-giua-ngon-ngu-
va-tu-duy-logic-75630.htm

 Các tác giả Viện Ngôn ngữ học GS.TS Nguyễn Văn Hiệp và Th.S Đinh Thị
Hằng: Thực trạng sử dụng Tiếng Việt “phi chuẩn”, Báo “Ngôn ngữ & Đời
sống” Số 5 (223 -2014).
 ThS Võ Thị Ngọc Thúy (Trường ĐH Sư Phạm Huế), “Sử dụng tiếng Việt ngày
nay hiện trạng và giải pháp”.

You might also like