Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

LỜI GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

MÔN TOÁN NĂM HỌC 2022 - 2023

Star Education

Ngày 25 tháng 2 năm 2023

1. Ngày thi thứ nhất (24/02/2023)


Bài 1

1 √
Xét dãy số (an ) thoả mãn a1 = , an+1 = 3 3an+1 − an và 0 ≤ an ≤ 1, với mọi n ≥ 1.
2

a) Chứng minh rằng dãy (an ) xác định duy nhất và có giới hạn hữu hạn.

b) Cho dãy số (bn ) xác định bởi bn = (1 + 2a1 )(1 + 22 a2 ) . . . (1 + 2n an ) với mọi n ≥ 1.
Chứng minh rằng dãy (bn ) có giới hạn hữu hạn.

Lời giải

a) Ta có: an+1 = 3
3an+1 − an ⇔ a3n+1 = 3an+1 − an ⇔ a3n+1 − 3an+1 + an = 0.

Để chứng minh sự xác định duy nhất của dãy (an ), ta đặt hàm số f (t) = t3 − 3t với t ∈ [0, 1]
và chứng minh phương trình f (t) = −m luôn có nghiệm duy nhất với mọi m ∈ [0, 1]. Thật
vậy, ta có
f ′ (t) = 3t2 − 3 ≤ 0, ∀t ∈ [0, 1].

Suy ra f là hàm số đơn điệu giảm trên [0, 1]. Mặt khác ta lại có f (0) = 0, f (1) = −2 và
−m ∈ [−1, 0] nên phương trình f (t) = −m có nghiệm duy nhất thuộc đoạn [0, 1]. Từ đây,
bằng phép quy nạp đơn giản, ta có an+1 được xác định duy nhất là nghiệm (thuộc đoạn
[0, 1]) của phương trình t3 − 3t + an = 0 (n ≥ 1). Vậy dãy số (an ) xác định duy nhất.

Tiếp theo, ta nhận thấy a3n+1 = 3an+1 − an ≤ an+1 vì 0 ≤ an ≤ 1. Suy ra an ≥ 2an+1 . Do


an
đó, an+1 ≤ ≤ an . Dãy (an ) giảm và bị chặn dưới nên hội tụ theo định lý Weierstrass.
2

1
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

an 1
Cách khác. Đặt un = với mọi n ∈ N∗ . Khi đó 0 ≤ un ≤ , ∀n ∈ N∗ và
2 2
8u3n+1 = 6un+1 − 2un ⇐⇒ un = 3un+1 − 4u3n+1 , ∀n ∈ N∗ .
π 1
 
Ta nhận thấy rằng tồn tại α ∈ 0; sao cho u1 = = sin α. Suy ra
2 4
α α
3u2 − 4u32 = sin α = 3 sin − 4 sin3 .
3 3
1
 
3
Xét hàm số f (x) = 3x − 4x khả vi trên 0; . Ta có
2
1
 
′ 2
f (x) = 3 − 12x ≥ 0, ∀x ∈ 0;
2
1
 
và dấu bằng xảy ra tại hữu hạn điểm. Do đó f đồng biến trên đoạn 0; . Từ đẳng thức
2
α 1
 
trên ta suy ra (chú ý rằng sin ∈ 0; )
3 2
α α
 
f (u2 ) = f sin ⇐⇒ u2 = sin .
3 3
Hoàn toàn tương tự, bằng quy nạp ta chứng minh được
α
un = sin , ∀n ∈ N∗ .
3n−1
Do đó
α
an = 2 sin , ∀n ∈ N∗ .
3n−1
Như vậy, dãy (an ) xác định duy nhất và lim an = 0.
n→+∞

b) Trước hết ta nhắc lại một số bất đẳng thức quen thuộc, chứng minh xin dành cho bạn đọc

i) ln(1 + x) < x đúng với mọi x > 0;

ii) sin x < x đúng với mọi x > 0.

Rõ ràng bn > 0 với mọi n ∈ N∗ . Khi đó, với mọi n ∈ N∗ , ta có

ln bn = ln(1 + 2a1 ) + ln(1 + 22 a2 ) + · · · + ln(1 + 2n an )


< 2a1 + 22 a2 + · · · + 2n an
α α
= 22 sin α + 23 sin + · · · + 2n+1 sin n−1
3 3
α α
 
2
< 2 α + + · · · + n−1
3 3 
1 1

= 4α 1 + + · · · + n−1 < 12α.
3 3
Điều này chứng tỏ bn < e12α với mọi n ∈ N∗ hay dãy (bn ) bị chặn trên. Rõ ràng (bn ) là dãy
tăng nên theo Định lý hội tụ đơn điệu Weierstrass ta suy ra (bn ) hội tụ.

Trang 2
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Bài 2

Cho các số nguyên a, b, c, α, β và dãy số (un ) xác định bởi

u1 = α, u2 = β, un+2 = aun+1 + bun + c với mọi n ≥ 1.

a) Chứng minh rằng nếu a = 3, b = −2, c = −1 thì có vô số cặp số nguyên (α, β) để


u2023 = 22022 .

b) Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương n0 sao cho có duy nhất một trong hai khẳng
định sau là đúng:

i) Có vô số số nguyên dương m để un0 un0 +1 · · · un0 +m chia hết cho 72023 hoặc 172023 ;

ii) Có vô số số nguyên dương k để un0 un0 +1 · · · un0 +k − 1 chia hết cho 2023.

Lời giải

a) Ta chứng minh
un = 2α − β + (β − α − 1) · 2n−1 + n (1)

với mọi n ≥ 1.

Với n = 1 và n = 2, ta có

u1 = 2α − β + (β − α − 1) + 1 = α
u2 = 2α − β + 2(β − α − 1) + 2 = β.

Giả sử (1) đúng với mọi k ≤ n (n ∈ N, n ≥ 2), ta chứng minh (1) đúng với n + 1. Thật vậy

un+1 = 2un+1 − 2un − 1


h i h i
= 3 2α − β + (β − α − 1) · 2n−1 + n − 2 2α − β + (β − α − 1) · 2n−2 + n − 1 − 1
= 2α − β + (β − α − 1)2n + n + 1.

Vậy (1) đúng với n + 1. Theo nguyên lí quy nạp, (1) đúng với mọi số nguyên dương n.

Khi đó u2023 = 2α − β + (β − α − 1)22022 + 2023.

Với t ∈ Z bất kì, chọn α = (22022 − 1)t − 2021 và β = t − α − 2. (2)

Suy ra 2 − β + α = t và α + 2021 + (1 − 22022 )t = 0, ta có

2α − β + (β − α − 1)22022 + 2023 = α + (2 − β + α) + 2021 + (β − α − 2)22022 − 22022


= α + t + 2021 − t · 22022 + 22022
= α + 2021 + (1 − 22022 )t + 22022 = 22022 .

Vậy với α, β thỏa (2) thì u2023 = 22022 . Từ đó ta có điều phải chứng minh.

Trang 3
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

b) (Chú ý: 2023 = 7 × 172 )

Gọi (rn ) là dãy số dư của (un ) khi chia cho 2023. Khi đó (rn ) là dãy tuần hoàn (Chứng minh
xin dành cho bạn đọc).

Gọi T ∈ N∗ là chu kì của dãy số dư (rn ). Ta xét các trường hợp sau:
. .
• Nếu tồn tại n0 ∈ N∗ sao cho un0 .. 7 hoặc un0 .. 17. Ta chứng minh cho trường hợp
.
un0 .. 7 (trường hợp còn lại làm tương tự).
.
Vì 2023 .. 7 nên
m
Y
un0 +i ̸≡ 1 (mod 2023), ∀m ≥ 1.
i=0

Do đó mệnh đề ii) không thỏa mãn.


Với mọi l ∈ N∗ , chọn m = (2023l − 1)T .
Vì un0 +nT ≡ un0 (mod 2023), mà 7 | 2023 nên un0 +nT ≡ un0 ≡ 0 (mod 7) với mọi
n ∈ N∗ .
Do đó dãy un0 , un0 +1 , . . . , un0 +(2023l−1)T có ít nhất 2023 số chia hết cho 7. Suy ra
m
un0 +i chia hết cho 72023 .
Y

i=0

Vậy mệnh đề i) thỏa mãn.



.
un ̸ .. 7


• Nếu . với mọi n ∈ N∗ , chọn n0 = 1, rõ ràng mệnh đề i) không thỏa mãn.
un ̸ .. 17

Mặt khác ta có (un , 2023) = 1, suy ra

uφ(2023)
n ≡ 1 (mod 2023), ∀n ∈ N∗ .

Đặt a = φ(2023), với mọi l ∈ N∗ , chọn k = laT .


k
.
u1+i − 1 .. 2023. Thật vậy, ta có
Y
Ta chứng minh
i=0

u1 ≡ u1+T ≡ · · · ≡ u1+(la−1)T (mod 2023)


u2 ≡ u2+T ≡ · · · ≡ u2+(la−1)T (mod 2023)
......
uT ≡ u2T ≡ · · · ≡ ulaT (mod 2023).

Do đó

ui ui+T · · · ui+(la−1)T ≡ uai ≡ 1 (mod 2023), ∀i = 1, T .


k k
.
u1+i − 1 .. 2023. Vậy mệnh đề i) đúng.
Y Y
Từ đó ta kết luận u1+i ≡ 1 (mod 2023) hay
i=0 i=0

Trang 4
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Bài 3

Tìm số thực dương k lớn nhất sao cho bất đẳng thức
1 1 1 k+3
2
+ 2
+ 2
≥ 2
kab + c kbc + a kca + b a + b2 + c 2
đúng với mọi bộ ba số thực dương (a, b, c) thoả mãn điều kiện a2 +b2 +c2 = 2(ab+bc+ca).

Lời giải
Cho a → 0+ và b = c > 0 ta được
2 1 k+3
2
+ 2 ≥
b kb 2b2
1 k+3
hay 2 + ≥ , giải ra ta được k ≤ 2. Với k = 2, ta cần chứng minh
k 2
1 1 1 5
2
+ 2
+ 2
≥ 2
2ab + c 2bc + a 2ca + b a + b2 + c 3
đúng với mọi bộ ba số thực dương (a, b, c) thỏa mãn a2 + b2 + c2 = 2(ab + bc + ca).
Trước hết ta chứng minh
1 1 1 2 1
+ 2 + 2 ≥ + 2
a2 + 2bc b + 2ac c + 2ab ab + bc + ac a + b2 + c2

đúng với mọi số thực dương a, b, c. Thật vậy, bất đẳng thức trên có thể viết lại thành

a2 + b 2 + c 2 a2 + b 2 + c 2 a2 + b 2 + c 2 2(a2 + b2 + c2 )
+ + ⩾ + 1,
a2 + 2bc b2 + 2ac c2 + 2ab ab + bc + ca
hay
(b − c)2 (c − a)2 (a − b)2 (a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2
+ + ⩾ . (1)
a2 + 2bc b2 + 2ca c2 + 2ab ab + bc + ac
Nếu (a − b)(b − c)(c − a) = 0 thì (1) đúng.
Xét trường hợp (a − b)(b − c)(c − a) ̸= 0, khi đó
hX i2 hX i2
(b − c)2 (b − c)2
V T (1) ⩾ X 2 = hX i
(a + 2bc)(b − c)2 (ab + bc + ca) (b − c)2
(a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2
= .
ab + bc + ac
Chứng minh hoàn tất.
Trở lại bài toán. Áp dụng bất đẳng thức trên, kết hợp với a2 + b2 + c2 = 2(ab + bc + ca), ta
suy ra
1 1 1 2 1 5
+ + ≥ + = .
a2 + 2bc b2 + 2ac c2 + 2ab ab + bc + ac a2 + b2 + c2 a2 + b 2 + c 2
Vậy số thực dương k lớn nhất cần tìm là 2. □

Trang 5
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Bài 4

Cho tứ giác ABCD có DB = DC và nội tiếp một đường tròn. Gọi M, N tương ứng là
trung điểm của AB, AC và J, E, F tương ứng là các tiếp điểm của đường tròn (I) nội tiếp
tam giác ABC với BC, CA, AB. Đường thẳng M N cắt JE, JF lần lượt tại K, H; IJ cắt
lại đường tròn (IBC) tại G và DG cắt lại (IBC) tại T .

a) Chứng minh rằng JA đi qua trung điểm của HK và vuông góc với IT .

b) Gọi R, S tương ứng là hình chiếu vuông góc của D trên AB, AC. Lấy các điểm P, Q
lần lượt trên IF, IE sao cho KP và HQ đều vuông góc với M N . Chứng minh rằng ba
đường thẳng M P , N Q và RS đồng quy.

Lời giải

a) Gọi K ′ là giao điểm của các đường thẳng BI và EF .


!
◦∠BCA ∠BCA
∠BIA = 90 + = 180◦ − 90◦ − = 180◦ − ∠JEC = ∠AEK ′ .
2 2

Trang 6
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Do đó tứ giác AIK ′ E nội tiếp, suy ra ∠AK ′ I = ∠AEI = 90◦ , kết hợp với M là trung điểm
AB suy ra tam giác M BK ′ cân tại M . Suy ra

∠M K ′ B = ∠M BK ′ = ∠K ′ BC,

hay M K ′ ∥ BC, do đó M, N, K ′ thẳng hàng. Vậy nên K ′ ≡ K, suy ra BK ⊥ AK, kéo theo
KA ∥ JH. Tương tự, HA ∥ JK, ta thu được AKJH là hình bình hành, do đó AJ đi qua
trung điểm M N .

Đường thẳng IT, BC cắt nhau tại L. Gọi Z là trung điểm cung BC không chứa A thì Z
là tâm của đường tròn (BIC), mà ∠DBZ = ∠DCZ = 90◦ nên DB, DC là tiếp tuyến của
(BIC), suy ra BT CG là tứ giác điều hòa. Khi đó

(BCLJ) = I(BCT G) = −1

nên L nằm trên đường thẳng EF , suy ra IL ⊥ AJ. Vậy IT ⊥ AJ.

b) Gọi Z là trung điểm BC.


Ta thấy RS là đường thẳng Simson của D đối với tam giác ABC nên dễ dàng chứng minh
được R, S, Z thẳng hàng và RS ∥ AI.
Tiếp theo, ta chứng minh RS, M P, N Q đồng quy tại tâm nội tiếp của tam giác ZM N .
Ta có kết quả quen thuộc: AI, JE, M Z đồng quy, gọi điểm đồng quy là V . Khi đó, B, A, K, V
cùng thuộc đường tròn đường kính AB.
Tiếp theo, ta có:

IV
[ [ = 1 ABC
K = ABI [ = 1 AM
\ 1[
N = IP K. (1)
2 2 2
Mặt khác:

[ = 900 − M
IKP \ KP = 900 − IBC
[ = 900 − ABK
\ = BAK
\ = P[
IK.

Do đó, P I = P K (2).
Từ (1) và (2) suy ra P là tâm ngoại tiếp của tam giác IV K nên P K = P V .
Từ đó, ta có
VM =P
P\ [ V I + AV
\ [ + 900 − BAI
M = IAC [ = 900 .

Do đó, P V = P K và P K, P V lần lượt vuông góc với M N, M Z.


Từ đó, P thuộc phân giác trong ZM
\ N . Suy ra M P là phân giác trong ZM
\ N.
Tương tự, ta có N Q là phân giác trong ZN
\ M.
Do RS qua Z và RS ∥AI nên RS trùng với đường phân giác trong N
\ ZM .
Do đó, RS, M P, N Q đồng quy tại tâm nội tiếp của tam giác ZM N .

Trang 7
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

2. Ngày thi thứ hai (25/2/2023)


Bài 5

Xét các hàm số f : R → R và g : R → R thỏa mãn f (0) = 2022 và

f (x + g(y)) = xf (y) + (2023 − y)f (x) + g(x), ∀x, y ∈ R.

a) Chứng minh rằng f là một toàn ánh và g là một đơn ánh.

b) Tìm tất cả hàm số f, g thỏa mãn điều kiện bài toán.

Lời giải
a) Với x, y ∈ R ký hiệu P (x, y) chỉ mệnh đề chứa biến

f (x + g(y)) = xf (y) + (2023 − y)f (x) + g(x).

Theo giả thiết bài toán, P (x, y) đúng với mọi x, y ∈ R. Từ P (0, y) ta suy ra

f (g(y)) = (2023 − y)f (0) + g(0) = 2022(2023 − y) + g(0), ∀y ∈ R.

Chú ý rằng vế phải của đẳng thức trên là một đa thức bậc nhất theo biến y nên nhận
mọi giá trị trên tập số thực, hay nói cách khác f là một toàn ánh.

Ta chứng minh g là đơn ánh. Xét x1 , x2 ∈ R tùy ý sao cho g(x1 ) = g(x2 ), khi đó từ
P (0, x1 ) và P (0, x2 ) ta suy ra

2022(2023 − x1 ) + g(0) = 2022(2023 − x2 ) + g(0) hay x1 = x2 .

Như vậy g là một đơn ánh, chứng minh hoàn tất.

b) Ta nhắc lại đẳng thức

f (g(y)) = (2023 − y)f (0) + g(0) = 2022(2023 − y) + g(0), ∀y ∈ R. (1)

Từ P (g(x), y) ta suy ra

f (g(x) + g(y)) = g(x)f (y) + (2023 − y)f (g(x)) + g(g(x)), ∀x, y ∈ R.

Kết hợp với (1), suy ra

f (g(x) + g(y)) = g(x)f (y) + (2023 − y) [2022(2023 − x) + g(0)] + g(g(x)), ∀x, y ∈ R.

Thay đổi vai trò của x, y trong đẳng thức trên và đối chiếu với chính nó, suy ra

g(x)f (y) + g(g(x)) + (2023 − y)g(0) = g(y)f (x) + g(g(y)) + (2023 − x)g(0), ∀x, y ∈ R.
(2)

Trang 8
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Vì f là toàn ánh nên tồn tại số thực a sao cho f (a) = 0. Thay y = a vào (2), ta được

g(g(x)) = −g(0)x + g(a)f (x) + C, ∀x ∈ R

trong đó C là hằng số. Thay lại vào (2), suy ra

g(x)f (y)−g(0)x+g(a)f (x)+C+(2023−y)g(0) = g(y)f (x)−g(0)y+g(a)f (y)+C+(2023−x)g(0),

với mọi x, y ∈ R. Thu gọn, ta được

g(x)f (y) + g(a)f (x) = g(y)f (x) + g(a)f (y), ∀x, y ∈ R.

Thay y = 0 vào đẳng thức trên

2022g(x) + g(a)f (x) = g(0)f (x) + 2022g(a)

hay
g(0) − g(a)
g(x) = f (x) + g(a), ∀x ∈ R.
2022
Nếu g(a) = g(0) thì a = 0 hay f (a) = f (0) = 0, mâu thuẫn với f (0) = 2022. Như vậy
g(a) ̸= g(0), từ đó suy ra g là một toàn ánh.

Do g là toàn ánh nên tồn tại b sao cho g(b) = 0. Từ P (x, b) ta được

f (x) = xf (b) + (2023 − b)f (x) + g(x), ∀x ∈ R.

Thay lại vào P (x, y) ta được

f (x + g(y)) = xf (y) + (2023 − y)f (x) + f (x) − xf (b) + (b − 2023)f (x)


= x(f (y) − f (b)) + f (x)(+1 + b − y), ∀x, y ∈ R.

Thay y = 1 + b ta suy ra

f (x + g(1 + b)) = x(f (1 + b) − f (b)), ∀x ∈ R

hay hàm f tuyến tính trên R, điều này cũng dẫn đến hàm g tuyến tính. Đến đây, ta chỉ
cần thay lại vào P (x, y) là hoàn tất, các bước còn lại xin dành cho bạn đọc.

Trang 9
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Bài 6

Có n ≥ 2 lớp học tổ chức m ≥ 1 tổ ngoại khóa cho học sinh. Lớp nào cũng có học sinh
tham gia ít nhất một tổ ngoại khóa. Mọi tổ ngoại khóa đều có đúng a lớp có học sinh
tham gia. Với hai tổ ngoại khóa bất kì, có không quá b lớp có học sinh tham gia đồng
thời cả hai tổ này.

a) Tính m khi n = 8, a = 4, b = 1.

b) Chứng minh rằng n ≥ 20 khi m = 6, a = 10, b = 4.

c) Tìm giá trị nhỏ nhất của n khi m = 20, a = 4, b = 1.

Lời giải

a) Nếu m = 1, như vậy tổ ngoại sẽ có 8 lớp tham dự. Điều này mãu thuẫn. Nếu m ≥ 3, xét
3 tổ X1 , X2 , X3 bất kỳ ta có

n ≥ |X1 ∪ X2 ∪ X3 |
= |X1 | + |X2 | + |X3 | − |X1 ∩ X2 | − |X2 ∩ X3 | − |X1 ∩ X3 | + |X1 ∪ X2 ∪ X3 |
≥ 4 + 4 + 4 − 1 − 1 − 1 = 9 (Mâu thuẫn)

Vậy m = 2, ta có thể lấy một trường hợp đơn giản là mỗi tổ có 4 lớp tham gia và không
có lớp nào cùng tham gia 2 tổ.

b) Giả sử n ≤ 19. Khi đó gọi S là số bộ (A, {B, C}) mà trong đó lớp A có học sinh tham
gia tổ ngoại khóa B và C.
Có C62 = 15 cặp B, C và hai tổ ngoại khóa bất kỳ thì có không quá 4 lớp đồng tham gia
nên ta có S ≤ 15 · 4 = 60
Gọi a1 , a2 , · · · a19 (ai ≥ 0, ∀i = 1, 19) là số lượt tham gia tổ ngoại khóa của mỗi lớp. Có
tất cả 6 · 10 = 60 lượt tham gia nên a1 + a2 + · · · a19 = 60.
Quy ước: C02 = C12 = 0
Ta có:
a1 · (a1 − 1) + a2 · (a2 − 1) + · · · + a19 · (a19 − 1)
S = Ca21 + Ca22 + Ca23 + · · · Ca219 =
2
Vì S ≤ 60 nên a21 + a22 + · · · a219 ≤ 60 · 2 + a1 + a2 + · · · a19 = 120 + 60 = 180
Áp dụng BĐT Bu-nhi-a-cốp-xki ta có:

19(a21 + a22 + · · · a219 ) ≥ (a1 + a2 + · · · a19 )2 = 602

Do đó a21 + a22 + · · · a219 > 189 (Mâu thuẫn).


Vậy n ≥ 20.

Trang 10
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

80
 
c) Có tất cả 20 · 4 = 80 lượt tham gia nên sẽ có 1 lớp D có số lượt tham gia ≥ . Và các
n
tổ ngoại khóa mà lớp D tham gia sẽ đều có chung 1 lớp đồng tham gia (là lớp D) và 3
lớp còn lại của các tổ ngoại khóa này hoàn toàn khác nhau. Do đó:
80 80 80
   
n≥3 +1⇒n−1≥3 ≥3· ⇒ n2 − n − 240 ≥ 0.
n n n
Suy ra n ≥ 16.
Vậy min của n là 16. Ta có thể chỉ ra một trường hợp cụ thể: Mỗi lớp học đều tham gia
vào đúng 5 tổ chức và 2 lớp học bất kỳ thì cùng tham gia vào đúng 1 tổ ngoại khóa.

Nhận xét: Với câu c, nếu ta sử dụng phương pháp đếm bằng 2 cách thì chỉ chứng minh được
m ≥ 14 và không có cách xếp nào thỏa mãn với m = 14 nên BĐT này không chặt. Vì vậy, ta
phải tìm một phương pháp khác để đánh giá "chặt chẽ" hơn. □

Trang 11
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Bài 7

Cho tam giác nhọn, không cân ABC có trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O.
Đường tròn nội tiếp (I) của tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB tương
ứng tại M, N, P . Gọi ΩA là một đường tròn đi qua A, tiếp xúc ngoài với I tại một
điểm A′ và cắt lại AB, AC tương ứng tại Ab , Ac . Các đường tròn ΩB , ΩC và các điểm
B ′ , Ba , Bc , C ′ , Ca , Cb được xác định một cách tương tự.

a) Chứng minh rằng Bc Cb + Ca Ac + Ab Ba ≥ N P + P M + M N .

b) Xét trường hợp A′ , B ′ , C ′ tương ứng thuộc các đường thẳng AM, BN, CP . Gọi K
là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác có ba cạnh tương ứng thuộc ba đường thẳng
Ab Ac , Bc Ba , Ca Cb . Chứng minh rằng OH song song với IK.

Lời giải

a)

Xét thế hình như hình vẽ trên.


Gọi T là trung điểm của N P . Ta có (I) là đường tròn A − mixtilinear nội tiếp của tam

Trang 12
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

giác AAb Ac nên theo bổ đề Sawayama, T là tâm nội tiếp của tam giác AAb Ac . Từ đó, ta
có:

1\ 0
A\b A P = AAc Ab = AT Ab − 90 = P T Ab .
\ \
2
Suy ra Ab P T A′ nội tiếp, tương tự: T N Ac A′ nội tiếp.
Từ đó, dễ dàng chứng minh được: △Ab A′ P ∼ △T A′ N đồng dạng.
Ab P A′ P T N.A′ P
Suy ra = ′ ⇔ Ab P = ′N
(1).
TN AN A
T P.A′ N
Tương tự: Ac N = (2).
A′ P
Từ (1) và (2), kết hợp với T là trung điểm N P suy ra:

A′ P A′ N
!
Ab P + Ac N = T P + ≥ 2T P = N P. (3)
A′ N A′ P

Chứng minh tương tự, ta có:

P Ba + M Bc ≥ N P (4), N Ca + M Cb ≥ M N (5).

Cộng vế theo vế các bất đẳng thức (3), (4), (5) ta được bất đẳng thức cần phải chứng
minh.

b)

Trang 13
Lời giải đề thi HSGQG 2023 Star Education

Gọi giao điểm của các đường thẳng Ab Ac , Bc Ba , Ca Cb là X, Y, Z như hình vẽ trên.
Gọi D, E, F lần lượt là chân đường cao hạ từ A, B, C của tam giác ABC.
Chứng minh tương tự câu a, ta có △Ab A′ P ∼ △T A′ N . Suy ra A\′A P = A
b
\′ T N (6).

Mặt khác, tứ giác A′ P M N là tứ giác điều hòa nên A′ M là đối trung của tam giác A′ P N .
Từ đó, ta dễ dàng chứng minh △A′ P M ∼ △A′ T N . Suy ra A \ ′T N = A\′ P M (7).

′A P = A
Từ (6)và (7) suy ra A\ \′P M = A
\ ′ M C.
b

Suy ra tứ giác Ab A′ M B nội tiếp. Chứng minh tương tự tứ giác Ac A′ M C nội tiếp.
Từ đó, ta có:

\′ \ ′ 0
b Ac C = Ab Ac A + A Ac C = BAM + AM B = 180 − ABC.
A\ \ \ [

Suy ra tứ giác Ab Ac CB nội tiếp.


Do đó: AA
\ b Ac = ACB = AF E.
[ [
Suy ra Ab Ac ∥ EF .
Chứng minh tương tự, ta thu được kết quả tam giác XY Z và tam giác F ED có các cạnh
tương ứng song song (8).
T N.A′ P NP MP
Theo câu a, ta có: Ab P = ′
= · .
AN 2 MN
NP MP
Tương tự: P Ba = · .
2 MN
Do đó, P Ab = P Ba .
Ta lại có: XA
\ b Ba = AAb Ac = ACB = BBa Bc = XBa Ab .
\ [ \ \
Suy ra tam giác XAb Ba cân tại X, mà P là trung điểm cùa Ab Ba nên XP là phân giác
trong của góc A\
b XBa và XP vuông Ab Ba .

Từ đó, ta có XI là phân giác trong của góc Y


\ XZ.
Chứng minh tương tự, ta được I là tâm nội tiếp của tam giác XY Z.
Từ (8) suy ra tồn tại phép vị tự biến tam giác XY Z thành tam giác F DE, để ý OH là
đường nối tâm ngoại tiếp và tâm nội tiếp của tam giác F DE, còn IK là đường nối tâm
ngoại tiếp và tâm nội tiếp của tam giác XY Z nên OH là ảnh của IK qua phép vị tự này.
Do đó, OH ∥ IK.

Trang 14

You might also like