Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XHH – CTXH – ĐNA

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN HỌC: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC


Ở ĐÔNG NAM Á

ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỔ CHỨC QUỐC TẾ


LIÊN CHÍNH PHỦ VÀ PHI CHÍNH PHỦ, VAI TRÒ
CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TRÊN PHẠM VI THẾ
GIỚI VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Giang viên hướng dẫn: ThS. PHAN THỊ ANH THƯ


Lớp: DH21SA01
Sinh viên thưc hiên: Phạm Xuân Hương
Mã số sinh viên: 2155013029

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2024


ĐÁNH GIÁ
THANG
TIÊU CHÍ CỦA GIÁO
ĐIỂM
VIÊN

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN 60

1. Vận dụng phù hợp những kiến thức hoặc các cơ sở lý thuyết đã học
30
vào giải quyết các vấn đề/ chủ đề đặt ra trong bài tiểu luận.

2. Khai thác nguồn tài liệu phong phú (khai thác từ 15 nguồn tài liệu
học thuật uy tín trở lên: sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, website
10
học thuật,…); nguồn tài liệu tham khảo (ngoại trừ những nguồn tài
liệu lý thuyết kinh điển) được công bố từ năm 2005 trở lại.

3. Phân tích nội dung trong các đề mục của tiểu luận được trình bày
20
logic, khoa học và hệ thống chặt chẽ.

HÌNH THỨC BÀI TIỂU LUẬN 40

4. Sử dụng kiểu chữ Times New Roman hoặc Arial, cỡ chữ 12, cách
dòng 1.15 đến 1.5. Canh lề đều và đánh số trang đầy đủ. Viết đúng 10
chính tả, ngữ pháp, sử dụng ngôn ngữ học thuật phù hợp.

5. Làm đúng mẫu tiểu luận, thuật ngữ được viết tắt trong bài, cách
trích dẫn trong bài và ghi danh mục tài liệu tham khảo đúng theo
20
chuẩn trích dẫn tài liệu của APA 6 (American Psychological
Association 6th Edition)

6.Thực hiện đảm bảo số trang hoặc số từ theo qui định của Giảng
10
viên (không tính trang bìa, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo)

TỔNG ĐIỂM 100


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1.1. Giới thiệu.........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu của bài tiểu luận...............................................................................1

II. TỔ CHỨC LIÊN CHÍNH PHỦ VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ................ 2

2.1. Tổ chức............................................................................................................2

2.1.1. Tổ chức liên chính phủ................................................................................ 2

2.1.2. Tổ chức phi chính phủ................................................................................. 3

2.2. Sự khác biệt giữa tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ.............. 4

III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ................................................. 5

IV. KẾT LUẬN......................................................................................................6

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 8


I. Mở đầu.
1.1. Giới thiêu.
- Tổ chức quốc tế (TCQT)
TCQT là thực thể liên kết các thành viên từ ít nhất một quốc gia độc lập, có chủ quyền,
được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để
duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó, có quyền
năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác. (Theo
Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế)
- Phân loại các TCQT:
 Theo thành phần tham gia, TCQT được phân thành TCQT toàn cầu: Liên Hiệp
Quốc (UN), hay TCQT khu vực: LM Châu u (EU), Hiệp hội các Quốc gia ĐNÁ
(ASEAN)...
 Theo lĩnh vưc chuyên môn và chức năng thì về lĩnh vưc ,TCQT được phân loại
dựa trên lĩnh vực hoạt động như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF), .... theo chức năng, TCQT được phân thành tổ chức hợp tác và
tổ chức hội nhập. Tổ chức hợp tác thường có cơ cấu gọn nhẹ, nhiệm vụ rõ ràng,
tạo thuận lợi cho việc phát triển hợp tác giữa các quốc gia. Trong khi đó tổ chức
hội nhập thường có cơ cấu chặt chẽ và có nhiệm vụ phát huy quyền quyết định
của TCQT và tạo điều kiện hội nhập cho các quốc gia.
 Theo các thành viên tham gia, được chia thành 2 phân loại là Tổ chức liên chính
phủ, Tổ chức phi chính phủ
( Nguyễn Thị Hồng Vân, 06/08/2016, Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs),
https://nghiencuuquocte.org/2016/08/06/to-chuc-lien-chinh-phu-igos/, truy cập ngày:
13/01/2024)
1.2. Mục tiêu của bài tiểu luận.
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu và phân tích sự khác biệt giữa TCQT liên
chính phủ và phi chính phủ, đồng thời xác định vai trò quan trọng của các tổ chức này
trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Bài tiểu luận sẽ tiếp cận
đề tài bằng cách:
- Mô tả khái quát về TCQT liên chính phủ và phi chính phủ: bắt đầu bằng việc cung
cấp thông tin tổng quan về TCQT liên chính phủ và phi chính phủ, tìm hiểu tập trung
vào mục đích, cấu trúc, và chức năng của từng loại tổ chức.

1
- Phân tích sự khác biệt giữa TCQT liên chính phủ và phi chính phủ: đi sâu vào những
đặc điểm khác nhau giữa TCQT liên chính phủ và phi chính phủ, như cách chúng thực
hiện nhiệm vụ, quyết định, và tương tác với các quốc gia thành viên.
- Nghiên cứu vai trò toàn cầu của các tổ chức: Đây là một phần quan trọng của bài tiểu
luận, nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào vai trò của các tổ chức này trên phạm vi
toàn cầu, bao gồm cả cách chúng ảnh hưởng đến quyết định và chính sách tại cấp quốc
gia và trên thế giới.
- Đặc điểm và ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á: Bài tiểu luận sẽ đặc biệt chú
trọng vào khu vực Đông Nam Á, phân tích cách các TCQT liên chính phủ và phi chính
phủ tham gia vào việc giải quyết và định hình các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội
trong khu vực này.
- Rút ra nhận định và kết luận: Cuối cùng, bài tiểu luận sẽ rút ra nhận định từ sự so
sánh và phân tích, kết luận về tầm quan trọng của cả hai loại tổ chức trong bối cảnh
quốc tế và đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á.

II. TỔ CHỨC LIÊN CHÍNH PHỦ VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ


2.1. Tổ chức
2.1.1. Tổ chức liên chính phủ
Tổ chức Liên Chính phủ (Intergovernmental organization), viết tắt là IGOs là
"hiệp hội các quốc gia được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, có văn kiện thành
lập và các cơ quan chung, có tư cách pháp nhân độc lập tách biệt với tư cách pháp
nhân của các quốc gia thành viên." (Ủy ban Pháp luật Quốc tế năm, 1956)
(https://nghiencuuquocte.org/2016/08/06/to-chuc-lien-chinh-phu-igos/)
Theo định nghĩa của Liên hiệp Các hiệp hội quốc tế: “Tổ chức liên chính phủ hay
IGO là một tổ chức bao gồm chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền hoặc các tổ chức
liên chính phủ khác. IGO được thành lập theo hiệp ước hoặc thỏa thuận khác đóng vai
trò như một điều lệ tạo ra nhóm.”
(https://www.informea.org/en/terms/intergovernmental-organization)
Tóm lại, thuật ngữ tổ chức liên chính phủ (IGO) dùng để chỉ một thực thể được
thành lập theo hiệp ước, liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia, để hợp tác một cách
thiện chí về các vấn đề cùng quan tâm. Trong trường hợp không có hiệp ước thì IGO
không tồn tại về mặt pháp lý. Ví dụ: G7 là một nhóm gồm 7 quốc gia (Mỹ, Anh, Đức,

2
Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý) tổ chức các hội nghị thượng đỉnh về kinh tế và chính trị
hàng năm. Các IGO được hình thành theo các hiệp ước sẽ có lợi hơn so với một nhóm
quốc gia đơn thuần vì họ tuân theo luật pháp quốc tế và có khả năng ký kết các thỏa
thuận có hiệu lực thi hành giữa họ hoặc với các quốc gia. (Harvard Law School, 2022)
(https://hls.harvard.edu/bernard-koteen-office-of-public-interest-advising/about-
opia/what-is-public-interest-law/public-service-practice-settings/international-public-
interest-law-practice-setting/intergovernmental-organizations-igos/)
Những tổ chức liên chính phủ điển hình là: Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức An ninh
và Hợp tác châu u (OSCE), Hội đồng châu u (EC), Liên minh châu u (EU), Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), …

2.1.2. Tổ chức phi chính phủ


Tổ chức phi chính phủ (Non - governmental Organization), viết tắt là NGO, là:
“các tổ chức và cá nhân hay tập thể đứng ra thành lập. Các tổ chức này thường hợp
đồng tự nguyện, phi lợi nhuận, song song với bổ trợ cho các chương trình kinh tế, xã
hội, phục vụ cộng đồng.” (Peter Willetts, 2012)
Ví dụ: Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Cứu hộ Quốc
tế, …
Tổ chức phi chính phủ (NGO) có 3 loại hình:
- Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc gia (National Non - Governmental
Organization. Gọi là NNGO) tổ chức các thành viên đều mang một quốc tịch. hoạt
động trong phạm vi của một nước.
- Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế. Có các thành viên thuộc nhiều quốc tịch
khác nhau và có phạm vi hoạt động rộng khắp thế giới.
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (Governmental Non-Governmental
Organizations, gọi tắt là GONGOs) là các tổ chức do chính phủ của một nước lập ra,
tuy có tính tự nguyện, phi lợi nhuận nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách chính
phủ của quốc gia đó.
(Gs. Tăng Kim Tây. Tổ chức phi chính phủ là gì? Truy cập ngày 14/01/2024 tại:
http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=85 )
Các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức tương tự tồn tại ở mọi nơi trên thế giới.
Những gì được coi là NGO ở một quốc gia có thể không đủ tiêu chuẩn là NGO ở một

3
quốc gia khác, vì các định nghĩa pháp lý, hoạt động được phép, giám sát và giám sát
khác nhau giữa các quốc gia. Thuật ngữ này có thể bao gồm nhiều loại hình tổ chức.
(https://www.ngosource.org/what-is-an-ngo)
Thuật ngữ "tổ chức phi chính phủ" hay NGO, xuất hiện phổ biến vào năm 1945 do
Liên Hợp Quốc cần phân biệt trong Điều lệ của mình giữa quyền tham gia của các cơ
quan chuyên môn liên chính phủ và quyền tham gia của các tổ chức tư nhân quốc tế.

2.2. Sư khác biêt giữa tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ

Tổ chức liên chính phủ (IGO) Tổ chức phi chính phủ (NGO)

Thành lập thông qua thỏa thuận Các tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận hoạt động độc
giữa nhiều Chính phủ, có cơ cấu lập với sự kiểm soát của Chính phủ. Là dạng tổ
liên chính phủ, chính thức hơn. chức tự nguyện của những cá nhân có cùng đặc
điểm, ngành nghề, sở thích, nhu cầu… hoạt động
hướng tới mục tiêu chung, không nhằm mục đích
lợi nhuận.

Được tài trợ thông qua sự đóng Dựa vào nhiều nguồn tài trợ khác nhau, bao gồm
góp từ các quốc gia thành viên và quyên góp, trợ cấp và tài trợ của tư nhân, không
phải tuân theo các quyết định của phụ thuộc vào nguồn tài trợ của Chính phủ và hoạt
cơ quan quản lý. động độc lập.

Giải quyết các vấn đề toàn cầu và Giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu cụ thể trong xã
theo đuổi các mục tiêu chung: hội như nhân quyền, bảo vệ môi trường và công
thúc đẩy phát triển kinh tế, duy tác phát triển.
trì hòa bình và an ninh, giải quyết
các thách thức môi trường.

4
III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Đối với thế giới, các TCQT đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nhịp cầu đối
thoại hợp tác. Từ đó các tổ chức này cũng có nhiệm vụ nhất định trong việc tránh xung
đột, xây dựng cơ chế đảm bảo hòa bình và hợp tác phát triển. Trong một thế giới với
xu thế toàn cầu hóa, với những vấn đề thách thức loài người như môi trường, bệnh
dịch, khủng bố,…các TCQT càng khẳng định vị thế và lợi thế trong việc giải quyết
những vấn đề này. - Đối với mỗi quốc gia thành viên, các TCQT là phương tiện hữu
hiệu giúp các nước thực hiện những mục tiêu phát triển quốc gia. Trên trường quốc tế,
các TCQT giúp các nước thành viên có tiếng nói có trọng lượng hơn, nâng cao vị thế
quốc tế trong ngoại giao song phương và đa phương.

 Bao đam hòa bình và an ninh quốc tế:


Liên Hợp Quốc (United Nations - UN): UN chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế thông qua Hội đồng Bảo An, giải quyết xung đột, và triển
khai lực lượng duy trì hòa bình.

 Phát triển kinh tế và xã hội:


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) và Ngân hàng Thế giới
(World Bank): Cung cấp tài trợ và hỗ trợ tài chính cho các quốc gia để thúc đẩy phát
triển kinh tế và giảm nghèo đói.
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO): Giám sát và đề
xuất các quy tắc và thỏa thuận về thương mại quốc tế để tạo ra một môi trường thương
mại công bằng và bền vững.

 Bao vê môi trường và phát triển bền vững:


Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) và Tổ chức Môi trường
Thế giới (United Nations Environment Programme - UNEP): Hỗ trợ trong việc giải
quyết vấn đề sức khỏe và môi trường toàn cầu, đồng thời đề xuất các biện pháp để bảo
vệ môi trường.

 Quyền con người và phát triển xã hội:

5
Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization - ILO): Điều phối các
chuẩn mực lao động và hỗ trợ phát triển các chính sách lao động công bằng.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO): Tập trung
vào giáo dục, khoa học, và văn hóa để thúc đẩy phát triển bền vững và tôn vinh đa
dạng văn hóa.
Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (ICCPR) đã góp phần thúc đẩy bảo vệ quyền con
người, nâng cao vị thế của con người trong xã hội.

 Ngăn chặn đói nghèo và cai thiên điều kiên sống:


Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme -
UNDP): Hỗ trợ phát triển bền vững, giảm nghèo, và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Quyền phụ nữ và bình đẳng giới:
UN Women: Tập trung vào việc đảm bảo quyền phụ nữ và bình đẳng giới trong mọi
khía cạnh của đời sống.

IV. KẾT LUẬN


Trong khi nghiên cứu về sự khác biệt giữa TCQT liên chính phủ và phi chính phủ,
cũng như vai trò của chúng trên phạm vi thế giới và khu vực Đông Nam Á, chúng ta
đã nhìn nhận rằng các tổ chức này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển quan hệ quốc tế. Một trong những điểm quan trọng là nhận thức về
sự đa dạng trong mục đích và chức năng giữa TCQT liên chính phủ và phi chính phủ.
Trong khi những tổ chức liên quan đến chính phủ thường tập trung vào các vấn đề như
an ninh quốc tế và hòa bình, các tổ chức phi chính phủ thường chú trọng vào các lĩnh
vực như phát triển kinh tế, quyền con người, và môi trường.
Vai trò của các TCQT không chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực Đông Nam Á mà
còn được nhìn nhận một cách toàn cầu hóa. Khu vực Đông Nam Á cũng đang đối mặt
với nhiều thách thức, và cũng đã chứng kiến được sự đóng góp tích cực của các tổ
chức quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, giảm đói nghèo, và bảo vệ môi
trường. Các tổ chức như UNDP, IMF, và ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ các quốc gia phát triển và đối mặt với những thách thức xã hội và kinh tế,
ngoài ra còn góp phần vào việc tăng cường ổn định và hòa bình trong khu vực. Mặc dù
có những đóng góp tích cực, nhưng vẫn còn những thách thức và hạn chế cần được

6
giải quyết. Các TCQT đang phải đối mặt với áp lực từ sự biến đổi toàn cầu và sự phức
tạp của các vấn đề quốc tế.
Nhìn chung, qua bài tiểu luận, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc hiểu
và đánh giá sự khác biệt giữa TCQT liên chính phủ và phi chính phủ, cũng như vai trò
quan trọng của các tổ chức trong việc xây dựng cộng đồng quốc tế và thúc đẩy sự phát
triển toàn cầu và khu vực. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của các TCQT mà còn là
trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế, phải cùng nhau đối mặt, giải quyết những
thách thức và các vấn đề toàn cầu ngày càng phức tạp.

7
Tài liêu tham khao (Theo quy định của APA6)

1. Candid.learning. (2024). What is an NGO? What role does it play in civil society?,
truy cập 14/1/2024 tại: https://learning.candid.org/resources/knowledge-base/ngo-
definition-and-role/
2. Harvard Law School. (2022). Intergovernmental Organizations (IGOs), truy cập
ngày 01/01/2024 tại: https://hls.harvard.edu/bernard-koteen-office-of-public-interest-
advising/about-opia/what-is-public-interest-law/public-service-practice-
settings/international-public-interest-law-practice-setting/intergovernmental-
organizations-igos/
3. InforMEA. Intergovernmental organization, truy cập 14/1/2024 tại:
https://www.informea.org/en/terms/intergovernmental-organization
4. JR Compliance. (2023). NGO and IGO: Meaning, Benefits, Difference(Updated
2023), truy cập 14/1/2024 tại: https://blogs.jrcompliance.com/posts/ngo-and-igo-
meaning-benefits-
difference#:~:text=Similarities%20between%20NGO%20and%20IGO,-
Despite%20their%20differences&text=They%20both%20strive%20to%20improve,co
mmunities%20to%20achieve%20their%20goals
5. Nguyễn Thị Hồng Vân. (2016). Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs), truy cập ngày
12/01/2024 tại: https://nghiencuuquocte.org/2016/08/06/to-chuc-lien-chinh-phu-igos/
6. Tăng Kim Tây. Tổ chức phi chính phủ là gì?, truy cập 13/1/2024 tại:
http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=85
7. Bùi Hồng Hạnh. (2018). Giáo trình các tổ chức quốc tế. Hà Nội, NXB Đại Học
Quốc gia Hà Nội.
8. Karen.Mingst. (2023). international organization. truy cập ngày 13/01/2024 tại:
https://www.britannica.com/topic/international-organization
9. Unicef. (2019). ASEAN High-Level Meeting on Human Capital Development, truy
cập ngày 08/01/2024 tại:
https://www.unicef.org/eap/media/4371/file/Human%20capital.pdf
10. National Geographic.(2023). International Organization , truy cập ngày 12/01/2024
tại : https://education.nationalgeographic.org/resource/international-organization/
11. USIP. I. International Organizations, truy cập ngày 12/01/2024 tại :
https://www.usip.org/i-international-organizations-0
12. WHO. (2023). Global health achivements 2023, truy cập ngày 12/02/2024 tại:
https://www.who.int/news-room/spotlight/global-health-achievements-2023
13. https://www.fao.org/home/en/
14. UNIDO. Relations with Intergovernmental Organizations (IGO) and Non-
Governmental Organizations (NGO) . truy cập ngày 12/01/2024 tại :
https://www.unido.org/igo-ngo
15. Duke University Libraries. (2013) Non-Governmental Organizations (NGO), truy
cập ngày 12/01/2024 tại:
https://guides.library.duke.edu/c.php?g=289595&p=1930435

You might also like