Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

Kỹ năng tiếp nhận và học hỏi từ lời phê bình


1. Lời phê bình là gì?
- Phê bình là hành động đánh giá hoặc sửa chữa về một khía cạnh nào đó của người được
phê bình.
- Mỗi người cần có khả năng phân biệt được những lời phê bình đóng góp có tính xây dựng
và những chỉ trích tiêu cực.
2. Ý nghĩa của Lời Phê Bình
- Phát triển Bản Thân: Lời phê bình giúp chúng ta nhìn nhận những điểm yếu và khuyết
điểm của bản thân, từ đó tạo ra cơ hội để cải thiện và phát triển.
- Nâng Cao Hiểu Biết: Mỗi lời phê bình đều chứa đựng những góc nhìn mới, kiến thức và
kinh nghiệm mà chúng ta có thể học hỏi.
- Tăng Cường Mối Quan Hệ: Khả năng tiếp nhận và xử lý lời phê bình một cách tích cực
có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tạo ra mối quan hệ tốt hơn với người
khác.
- Khám Phá Tiềm Năng: Lời phê bình có thể làm sáng tỏ những khía cạnh của bản thân mà
chúng ta có thể chưa nhận ra hoặc chưa khai thác.
3. Cách tiếp nhận lời phê bình có tính xây dựng
3.1. Giữ cho bản thân thật bình tĩnh và không đổ lỗi
- Hãy giữ tinh thần bình tĩnh để lắng nghe lời góp ý, không nên phản ứng lại một cách nóng
nảy vì tinh thần không bĩnh tĩnh sẽ càng làm cho sự việc đi theo hướng xấu hơn.
- Bạn cần biết cầu thị, lắng nghe sẽ giúp người phê bình góp ý chân thành hơn. Khi có
người phê bình đừng chỉ biết đổ lỗi của mình cho ai hoặc điều gì khác.
3.2. Hãy nghĩ xem bạn có được gì từ lời phê bình đó
- Dù có tức giận hay không thoải mái thì bạn hãy nghĩ đến bạn nhận được những gì từ lời
phê bình đó.
- Từ những góp ý của người khác, bạn có thể phát triển thêm kỹ năng cho riêng mình.
3.3. Biết cách lắng nghe
- Nếu ai đó phê bình bạn thì bạn cần biết lắng nghe thì mới có được sự thống nhất từ hai
phía. Hãy suy nghĩ và làm rõ điểm chính trong lời phê bình của người khác để họ có thể
kiểm tra lại những điểm sai trong lời nói của họ.
- Lắng nghe lời phê bình và tự rút ra kinh nghiệm không phải là dễ nhưng đó là điều cần
thiết để bạn trưởng thành trong cuộc sống, công việc.
3.4. Nói lời cảm ơn với người góp ý với mình
- Dù người khác góp ý ít hay nhiều chúng ta nên cảm ơn họ. Lời cảm ơn không có nghĩa
bạn hoàn toàn đồng ý mà đó là sự quan tâm, trân trọng của bạn với những gì người khác
nói về bạn.
- Một khi chúng ta có điểm yếu, điểm chưa tốt thì lời phê bình là cách tốt để bản thân
chúng ta hiểu về nó.
4. Cách tiếp nhận lời phê bình chỉ trích có tính tiêu cực
4.1. Tiếp thu có chọn lọc
- Không phải lúc nào, những nhận xét không tốt cũng là chính xác.
- Hãy xem xét thật kỹ khi bị phê bình và nhận được những lời nhận xét không tốt.

4.2. Xác định nguyên nhân


- Hãy suy nghĩ về những lời góp ý bạn nhận được và tự đặt câu hỏi “Bạn đã thiếu sót ở
điểm nào?”.

- Khi xác định được nguyên nhân khiến bạn phải nhận những phản hồi không tốt, bạn sẽ
đưa ra được giải pháp cải thiện, cũng như rút ra được bài học để thay đổi và rèn luyện bản
thân.

4.3. Đặt câu hỏi cho người phê bình

- Hãy đặt câu hỏi để nhận được sự giải thích rõ ràng về bất kỳ điểm nào được nêu ra mà
bạn chưa thật sự hiểu. Điều này cũng thể hiện tinh thần học hỏi của bạn. Nó cũng cho
thấy bạn không bận tâm về những phản hồi tiêu cực khi bị phê bình, hiểu được những
thiếu sót và cải thiện được chúng mới là điều quan trọng hơn với bạn.

- Bằng cách đặt câu hỏi, bạn sẽ cho thấy rằng sự quan tâm và trách nhiệm với công việc của
mình.

II. Kết luận

- Trong thế giới đầy thách thức và cạnh tranh ngày nay, khả năng tiếp nhận và học hỏi từ
lời phê bình không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là yếu tố quyết định sự thành
công của chúng ta.
- Vậy nên, hãy mở lòng để tiếp nhận và học hỏi từ mọi lời phê bình mà cuộc sống đưa ra.
Chính trong quá trình này, chúng ta mới có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính
mình và đạt được những thành tựu lớn lao trong cuộc sống và sự nghiệp.

You might also like