Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

---Ò&Ï---

Chủ đề: Tình huống: Ra quyết định sinh tử khi gặp nạn
trên hành trình đi biển

Môn: Ra quyết định trong kinh doanh


NHÓM 5 – QL26.01

1
Họ và tên Mã sinh viên
1. Lâm Việt Hoàng 2621215594
2. Nguyễn Thị Hoà Hương 2621215417
3. Tô Ngọc Khánh 2621215006
4. Nguyễn Đức Khánh 2621215039
5. Nguyễn Trung Kiên 2621215222
6. Nguyễn Đức Mạnh 2621215296
7. Trần Thị Hà My 2621215071
8. Trần Thị Hồng Ngọc 2621230524

Hà Nội, 2024

Mục lục
1. Mục tiêu ra quyết định của nhóm.............................................3

2. Phương pháp ra quyết định của nhóm đối với tình huống.....4

3. Cách xử lý tình huống và các vật dụng lựa chọn và lý giải....6

4. Ưu nhược điểm của quyết định.................................................7

2
1. Mục tiêu ra quyết định của nhóm
Trong tình huống nguy hiểmkhi tàu bị đắm và nhóm phải lên chiếc thuyền
phao cứu sinh với rất ít trang bị và lương thực, mục tiêu then chốt của nhóm em là
tận dụng tối đa kiến thức và kỹ năng để đảm bảo sự sống còn và an toàn cho mọi
thành viên. Để đạt được mục đích này, nhóm em cần thực hành các kỹ năng quan
trọng sau:
Thứ nhất, rèn luyện kỹ năng lập luận và phối hợp để đưa ra các quyết định
sáng suốt. Trên chiếc thuyền nhỏ hẹp với nguồn lực khan hiếm, mỗi quyết định đều
có ảnh hưởng lớn đến vấn đề sống còn. Do đó, nhóm cần tổ chức thảo luận, lắng
nghe ý kiến của tất cả mọi người, đánh giá cẩn trọng các lựa chọn khác nhau dựa
trên thông tin và dữ liệu hiện có. Quá trình ra quyết định cũng đòi hỏi sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các thành viên để thống nhất hành động. Điều này đặc biệt quan
trọng khi phân phối nguồn lực hạn chế như nước uống, thức ăn, nhiên liệu, cũng
như khi đưa ra các kế hoạch cấp bách như gửi tín hiệu cầu cứu, tìm kiếm đường
về,.. Mỗi thành viên cần hiểu được vai trò và nhiệm vụ cụ thể của mình, đồng thời
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những người khác để đạt được sự đồng thuận cao

3
nhất. Tình huống khó khăn trên biển rộng sẽ giúp nhóm em trau dồi khả năng hợp
tác, thương lượng, điều phối để đi đến quyết định tối ưu.
Thứ hai, sau khi đã đưa ra quyết định, nhóm em sẽ thực hành việc triển khai
thực hiện các quyết định đó và đánh giá hiệu quả của chúng một cách khách quan.
Trên thực tế, dù đã cân nhắc kỹ lưỡng, không phải quyết định nào cũng mang lại
kết quả như mong muốn do những yếu tố bất ngờ hoặc thiếu sót không lường trước
được. Do đó, nhóm em phải linh hoạt điều chỉnh các bước thực hiện dựa trên tình
hình thực tế, theo dõi sát sao tiến triển và kịp thời có những biện pháp khắc phục
phù hợp. Ví dụ như, nếu quyết định sử dụng can xăng để phát tín hiệu khói cầu cứu
nhưng không có phương tiện di chuyển đến vị trí an toàn thì nhóm em buộc phải
xem xét lại phương án này. Hoặc nếu kế hoạch tìm kiếm đường về bằng cách câu
cá để lấy lương thực nhưng sau nhiều giờ vẫn không bắt được con nào thì nhóm em
cần cân nhắc phương án dự phòng khác.
Cuối cùng, cũng rất quan trọng khi nhóm em cần thực hành kỹ năng phân
tích, đánh giá tình huống một cách toàn diện để có thể ra các quyết định đúng đắn.
Tình huống trên biển diễn ra rất phức tạp, có nhiều yếu tố tác động như thời tiết, vị
trí địa lý, nguồn lực sẵn có,. Do đó, cần xác định rõ ràng thực trạng, những thách
thức, cơ hội, rủi ro tiềm ẩn để có phương án hành động phù hợp.Phân tích, đánh giá
toàn diện tình hình bao gồm các khía cạnh như: tình trạng của thuyền, số lượng
người, lương thực còn lại, thiết bị truyền tin, khả năng di chuyển, dự báo thời tiết,
cự ly đến đất liền gần nhất,... Dựa trên đó mới có thể cân nhắc được ưu tiên hành
động nào trước như gửi tín hiệu cấp cứu, neo đậu lại chờ tìm kiếm hay chủ động di
chuyển. Việc tính toán, lượng giá các phương án giúp nhóm hiểu rõ hơn cơ hội và
rủi ro, đưa ra quyết định với hiệu quả cao nhất. Kỹ năng phân tích, đánh giá tình
huống sẽ là nền tảng giúp các bước lập luận, quyết định và hành động thực tiễn của
nhóm chính xác và hiệu quả hơn.
2. Phương pháp ra quyết định của nhóm đối với tình huống

4
Trong tình huống nguy hiểm khi tàu bị đắm và may mắn được cứu lên
thuyền phao cứu sinh giữa đại dương, việc ra quyết định đúng đắn và kịp thời là
vấn đề sống còn. Nhóm em đã áp dụng phương pháp kết hợp giữa ra quyết định có
chiều sâu và quyết định tức thời để đảm bảo sự an toàn lâu dài cũng như khả năng
ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Quyết định có chiều sâu là loại quyết định phức tạp, tác động lâu dài đến vận
mệnh của cả nhóm. Sau khi lên được thuyền phao, nhóm em đã nhanh chóng họp
nhóm và triển khai quá trình ra quyết định kỹ lưỡng, cân nhắc từ nhiều khía cạnh.
Trước hết, nhóm em thảo luận và nhận định đây là một tình huống nguy hiểm, cần
phải có kế hoạch hành động tổng thể và lâu dài. Nhóm em đã vạch ra các mục tiêu
then chốt cần đạt được là sớm được cứu thoát, duy trì nguồn nước và lương thực.
Trên cơ sở đó, nhóm em tiến hành đánh giá nguồn lực sẵn có bao gồm đồ đạc,
trang thiết bị cũng như kiến thức, kỹ năng của từng thành viên.
Căn cứ vào thực trạng và các mục tiêu đề ra, nhóm đã cân nhắc, thảo luận kỹ
lưỡng để lựa chọn các phương án khả thi nhất. Quá trình này đòi hỏi sự tham gia
tích cực của tất cả mọi người, cân nhắc ưu nhược điểm của từng phương án dưới
nhiều góc độ. Cuối cùng, nhóm em đi đến thống nhất rằng cần phải duy trì hai trạng
thái sẵn sàng song song: chủ động tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm bằng
cách phát tín hiệu cứu nạn, đồng thời cũng cần cảnh giác cao độ và chu đáo chuẩn
bị để chống chịu với tình huống kéo dài. Dựa trên đó, nhóm em xây dựng kế hoạch
hành động cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, tính chất quyết định tức thời được nhóm
em áp dụng liên tục bởi tình huống sẽ luôn biến đổi nhanh chóng. Ví dụ, khi gặp
mưa lớn và sóng to, nhóm em phải nhanh chóng đưa ra quyết định gia cố thuyền
phao, sắp xếp đồ đạc, cố định để đảm bảo không bị lật và không mất mát. Những
tình huống bất ngờ này đòi hỏi phải có khả năng quyết đoán nhanh, hành động
mạnh mẽ và kịp thời nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

5
Bên cạnh hai phương thức quyết định chính đó, nhóm em cũng áp dụng các
cách tiếp cận khác trong quá trình ra quyết định. Về phạm vi tác động, các quyết
định của nhóm đều mang tính quyết định toàn cục ảnh hưởng đến cả tập thể bởi lực
lượng nhỏ và hoàn cảnh nguy hiểm không cho phép sự phân tách và hành động
riêng rẽ. Về thời gian tác động, hầu hết đều là những quyết định ngắn hạn phù hợp
với tình thế lâm nạn cần ứng phó gấp. Xét về nội dung, nhóm em tập trung vào ba
loại quyết định chính là nhận diện rủi ro, phòng ngừa rủi ro và khắc phục rủi ro.
Quyết định nhận diện rủi ro được nhóm em thực hiện ngay từ đầu bằng cách
liệt kê và đánh giá các mối nguy hiểm tiềm tàng mà nhóm có thể gặp phải như
thiếu nước, thiếu lương thực, sóng gió, mưa bão, các loài động vật nguy hiểm,...
Trên cơ sở đó, nhóm em xây dựng các kế hoạch dự phòng phù hợp như cách dự trữ
nước ngọt và lương thực, tạo chỗ trú ẩn trong thuyền,... nhằm phòng ngừa và giảm
thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Song song với đó, nhóm em cũng xây dựng phương án
ứng phó nếu rủi ro xảy ra. Ví dụ nếu gặp sóng lớn có nguy cơ lật thuyền, nhóm em
sẽ bám chặt vào các dây thừng, nệm ghế nổi và tấm nilon chống thấm đã được chọn
trong phương án; nếu bị cá mập tấn công, nhóm em sẽ sử dụng các đồ vật như lọ
thuốc đuổi cá mập để tự vệ.
3. Cách xử lý tình huống và các vật dụng lựa chọn và lý giải
Xuất phát từ mục tiêu cấp bách là sống sót và được cứu nạn, cùng với
phương pháp ra quyết định theo chiều sâu, quyết định tức thời và quyết định toàn
cục, đồng thời cân nhắc tầm quan trọng cấp thiết trong ngắn hạn, nhóm nhóm em
đã xây dựng cách xử lý như sau:
Trước tiên, căn cứ vào thực trạng nguồn lực hạn chế trên thuyền phao nhỏ và
điều kiện sống tạm thời khắc nghiệt, nhóm em xác định mục tiêu tối thượng là đảm
bảo các nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất trong khoảng thời gian ngắn chờ được cứu hộ.
Ba nhu cầu thiết yếu đó là nước uống, thức ăn, cùng khả năng phát tín hiệu cầu cứu
và tự vệ trước các hiểm nguy từ thiên nhiên và động vật biển.

6
Dựa trên đó, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng danh mục các đồ vật có sẵn, nhóm
em quyết định giữ lại 8 vật dụng được xem là ưu tiên hàng đầu: (1) Thùng nước
uống - nguồn nước sinh lý quan trọng bậc nhất; (2) Hộp lương khô - đảm bảo cung
cấp năng lượng tạm thời; (3) Cái la bàn - xác định hướng đi và vị trí để cầu cứu; (4)
Đài VHF tầm sóng ngắn - phát tín hiệu kêu cứu; (5) Nệm ghế nổi - phao trợ giúp và
nơi trú tạm; (6) Sợi dây thừng - buộc ghế nệm, dùng trong trường hợp khẩn cấp; (7)
Tấm nilon chống thấm - tạo chỗ trú ẩn tạm và bảo quản đồ đạc; (8) Lọ thuốc đuổi
cá mập - tự vệ trước các loài nguy hiểm
Quyết định giữ lại 8 vật dụng trên là kết quả của quá trình cân nhắc lợi ích
thiết thực mà chúng mang lại, phù hợp với mục đích tối thượng là đảm bảo sự sống
và cơ hội được cứu nạn cao nhất trong điều kiện khắc nghiệt. Việc lựa chọn được
thực hiện trên tinh thần quyết định tập thể, toàn diện nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu
tính cấp bách và hiệu quả cao.
Cụ thể, thùng nước uống, hộp lương khô và nệm phao là ba vật dụng được
chọn đầu tiên bởi tính cấp thiết trong việc cung cấp nước, thức ăn và nơi tạm trú để
giữ sức khỏe, sức lực cho cả nhóm. Đây chính là hai nhu cầu sinh tồn cơ bản cần
được ưu tiên hàng đầu.
Tiếp đó, cái la bàn và đài phát tín hiệu VHF được lựa chọn với mục đích tìm
hướng đi và phát tín hiệu cầu cứu ra bên ngoài, từ đó gia tăng cơ hội được giải cứu
kịp thời. Sợi dây thừng dù không phải là vật dụng sinh tồn nhưng lại có tính linh
hoạt và đa năng cao. Ta có thể dùng để buộc ghế phao, làm phao cứu sinh tạm thời,
hoặc thậm chí dùng để cẩn trọng tự vệ trong trường hợp cực đoan nếu gặp động vật
biển nguy hiểm như cá mập.
Tấm nilon chống thấm cũng là lựa chọn không thể bỏ qua vì nó có thể tạo
thành nơi trú ẩn tạm thời cho người và bảo quản đồ đạc, đồ dự trữ khỏi mưa nắng.
Trong bối cảnh khắc nghiệt, điều quan trọng là giữ được sức khỏe và nguồn lương
thực.

7
Cuối cùng, lọ thuốc đuổi cá mập được chọn với lý do phòng ngừa và tự vệ
trước các loài nguy hiểm có thể tấn công. Trong tình huống tồi tệ nhất, khi bị cá
mập tấn công mà không có gì để tự vệ, lọ thuốc này sẽ là vật dụng duy nhất giúp
chúng ta chiến đấu tạm thời để bảo toàn tính mạng chờ cứu hộ.
Các vật dụng còn lại như màn chống muỗi, can xăng, gương cạo râu, biểu đồ
biển, hộp sô cô la, cần câu và chai rượu rum đều không được ưu tiên chọn lựa trong
hoàn cảnh khẩn cấp này. Chúng mang tính nhàn rỗi, phụ trợ hoặc thậm chí gây
nguy hiểm hơn là đem lại lợi ích. Chẳng hạn sử dụng can xăng có nguy cơ gây
cháy lớn, chai rượu rum có thể khiến mất tỉnh táo khi cần giữ trạng thái tỉnh táo cao
độ để sống sót.
4. Ưu nhược điểm của quyết định nhóm
Ưu điểm lớn nhất của phương án là sự ưu tiên đối với các nhu cầu sinh tồn
thiết yếu và khẩn cấp nhất. Trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm và khắc nghiệt,
việc chọn lựa thùng nước uống, hộp lương khô và các vật dụng như nệm phao,
chăn mền để đảm bảo nước uống, thức ăn và chỗ tạm trú là những lựa chọn hoàn
toàn hợp lý và thiết thực. Nếu không có những yếu tố này, sự sống còn của cả
nhóm sẽ rơi vào nguy cơ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong với thời gian kéo
dài chờ đợi được cứu hộ.
Ưu điểm thứ hai là nhóm em đã tính đến các phương án phòng ngừa và tự vệ
trước các mối hiểm họa tiềm tàng có thể xảy ra bằng cách chọn lọ thuốc đuổi cá
mập. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất an toàn tính mạng trong trường hợp xảy
ra những tình huống bất ngờ và đặc biệt nguy hiểm ở ngoài biển khơi. Quyết định
mang sợi dây thừng cũng mang tính đa năng và có lợi cho việc xử lý những tình
huống phát sinh không lường trước được.
Bên cạnh đó, phương án của nhóm em cũng đã chú trọng đến việc tối đa hóa
khả năng được cứu hộ kịp thời bằng hai lựa chọn la bàn và đài phát tín hiệu VHF.
Đây là những công cụ thiết yếu để xác định vị trí của mình và phát tín hiệu cầu cứu

8
tới bên ngoài. Có được chúng sẽ giúp tăng gấp đôi cơ hội tìm kiếm và giải cứu từ
các phương tiện đang hoạt động trên vùng biển gần đó.
Ưu điểm cuối cùng là sự toàn diện và cẩn trọng trong việc cân nhắc đủ mọi
khía cạnh để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Nhóm đã cân bằng giữa yếu tố cấp bách
ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn, đồng thời cũng lưu ý đến việc kết hợp ưu tiên sự
sinh tồn và dự phòng cho trường hợp xấu. Cách tiếp cận này thể hiện sự khôn khéo
và toàn diện của nhóm.
Tuy nhiên, phương án này cũng không thiếu những nhược điểm cần được
bàn luận. Đầu tiên, nhóm chưa xem xét đủ khía cạnh về nhu cầu hỗ trợ y tế khi có
thương vong xảy ra. Một số vật phẩm như thuốc men, băng gạc y tế cơ bản hoàn
toàn cần thiết trong trường hợp chấn thương, vết thương hở, cần được băng bó cầm
máu hay điều trị cấp cứu ban đầu. Sự thiếu sót này có thể gây khó khăn không nhỏ
cho nhóm nếu có bất cứ tình huống thương tích xảy ra.
Nhược điểm thứ hai là việc chưa tính đến nguồn nhiệt và ánh sáng khi phải
đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá, tối tăm về đêm. Những vật phẩm như
đèn pin, bật lửa sẽ đóng vai trò rất quan trọng không chỉ để sưởi ấm giữ thân nhiệt
mà còn làm tín hiệu báo khi có phương tiện khác đi ngang qua. Việc bỏ qua những
đồ dùng này có thể là một khuyết điểm.
Một điểm yếu nữa là mạo hiểm khi chỉ tập trung phòng ngừa rủi ro từ động
vật nguy hiểm mà không tính đến nguy cơ đe dọa từ các hiểm họa khác như nhiễm
độc thực phẩm, kiệt sức, stress tâm lý,. khi ở trong tình trạng suy kiệt lực sau nhiều
ngày nổi dạt ngoài biển khơi. Nếu có các vật phẩm, dụng cụ hỗ trợ về mặt dinh
dưỡng và thể chất thì chất lượng sống sót của nhóm sẽ được nâng cao.

You might also like