Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần 2: Cơ Hội_Hiệp Định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP) Đối với ngành Dệt May


1. Hiện trạng
Dệt may đang là ngành đứng trong top các mặt hàng với giá trị xuất khẩu cao, trở thành
ngành mũi nhọn của Việt Nam. Sự phát triển này đã mang lại nhiều cơ hội như tạo công
ăn việc làm hay tăng thu nhập ổn định cho người lao động.
A, Đặc điểm sản xuất
Ngành dệt may gồm 3 phân nhánh ngành nhỏ hơn là xơ sợi, dệt nhuộm và cắt may, trong
đó thì cắt may là nhánh chiếm tỷ trọng chủ yếu.
- Ngành xơ sợi:
Đã có sự tăng trưởng mạnh vào các năm gần đây. Trong năm 2017 đã đạt khoảng là 2
triệu tấn, xuất khẩu chiếm 1,3 triệu tấn. Tuy chỉ chiếm phần trăm nhỏ nhưng lại có các
đặc điểm sau: Nguồn cung đầu vào hầu như là nhập khẩu với 99% là bông và 100% xơ
và các sản phẩm sợi là xuất khẩu do ngành dệt nhuộm ở nước không phát triển.
- Ngành dệt nhuộm:
Dệt nhuộm là nút thắt quan trọng trong việc cung ứng cho ngành dệt may của Việt Nam.
Các doanh nghiệp về mảng dệt nhuộm đa phần là để phục vụ cho nội bộ, và vẫn chưa hấp
dẫn các nhà đầu tư vì chi phí cao, các công nghệ máy móc hiện đại.
- Ngành cắt may:
Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn về số lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Các nguồn nguyên
liệu hiện nay đều là nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay ở Việt
Nam mới cu

ng ứng được khoảng 30 – 35% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và phần lớn thị trường
bị chiếm lĩnh bởi hàng may mặc nước ngoài nhập khẩu.
B, Lao động
Hiện tại ngành dệt may đang là ngành thâm dụng lao động với số lượng lớn lao động
khoảng 2,8 triệu người, chiếm đa số là lao động nữ. Điều này đã góp phần giải quyết nhu
cầu việc làm và thu hút các lao động từ nông thôn. Với Việt Nam thi nguồn lao động dồi
dào, có kỹ thuật tốt và mức nhân công rẻ là thế mạnh để phát triển và thu hút các công ty
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây đang phải đối mặt với
nhiều sự cạnh tranh đến từ các quốc gia khác như Campuchia, Bangladesh…
C, Về công nghệ sản xuất
Các máy móc sản xuất hiện nay vẫn còn nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản. Trình độ công nghệ và tự động hóa ở các nhánh ngành có sự khác
nhau như ngành dệt nhuộm thì các thiết bị cũ và tự động hóa thấp. Đối với ngành sơ xợi
và cắt may thì công nghệ đã có sự cải tiến và phát triển hơn, tuy nhiên vẫn còn kém so
với các nước đang phát triển khác như Trung Quốc, Ấn Độ.
2. Triển vọng khi tham gia CPTPP
A, Tích cực:
Được đánh giá là ngành có triển vọng trong những năm sắp tới với nhiều tiềm năng tăng
trưởng, đặc biệt ở mảng xuất khẩu với các yếu tố tích cực sau:
- Cơ hội về thuế quen ưu đãi từ các FTA, đặc biệt là CPTPP, EVFTA và RCEP. Hiện
tại đã tham gia 16 FTA trên hơn 50 đối tác thương mại đặc biệt là các thị trường
xuất khẩu trọng điểm của ngành dệt may. Việc tham gia và CPTPP giúp cho các
sản phẩm dệt may xuất khẩu đến các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi, là
cơ hội giúp cải thiện về mặt cạnh tranh các sản phẩm dệt may và hấp dẫn các đơn
hàng nước ngoài nhiều hơn.
- Ưu thế về nguồn lao động:
Lực lượng lao động ở Việt Nam được đánh giá cao và có nền tảng đào tạo tốt, có kỹ năng
tay nghê tương đối ổn định hơn so với lao động ngành may ở nhiều nước khác. Tuy đã
xuất hiện việc cạnh tranh lao động ở các nước khác, nhưng ở mức tổng thế thì vẫn được
đánh giá cao và là lực lượng lao động dồi dào.
Thời gian sản xuất ở Việt Nam ở mức trung bình vầ chí phí không quá cao, như so sánh
với Indonesia và Malaysia thì Việt Nam chỉ bằng 2/3. Điều này đã mang đến sức hút cho
thị trường Việt Nam và có thể thu hút các đơn đặt hàng gia công
B, Hạn chế: Ngành dệt may còn đối mặt với nhiều hạn chế cũng như bất cập, khi tham
gia vào Hiệp định này cũng có thể đem đến những nguy cơ mới, cản trở cho sự phát triển.
- Chủ yếu là gia công: vì tỷ trọng của gia công cắt-may chiếm tỷ trọng cao là 65%
nhưng lại là công đoạn có giá trị thấp nhất trong chuỗi sản xuất, không đem về quá
nhiều lợi nhuận.
- Hầu hết các nguyên liệu đều nhập khẩu: Chuỗi cung ứng cho ngành dệt may
còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là nhánh gia công dệt nhuộm chiếm phẩn trăm lớn
trong công đoạn dệt may nhưng lại là điểm hạn chế cho chuỗi dệt may này. Hơn
70% sản lượng đều phải nhập khẩu đầu vào đã khiến cho việc tận dụng các ưu đãi
về mặt thuế quan theo FTA giảm.
- Nguồn lao động còn thiếu sót: Tuy đã có một nguồn nhân lực lớn với tay nghề
cao và được đào tạo, nhưng về mảng thiết kế và phát triển sản phẩm vẫn là hạn
chế khá lớn vẫn chưa khắc phục được trong nhiều năm. Ngoài ra thì sức hút của
gia công Việt Nam đang giảm đi đáng kể và chi phí cũng dần tăng lên.
- Thiếu hụt về công nghệ và thương hiệu: Sự thay đổi và phát triển ngày càng
nhanh cũng đòi hỏi khá nhiều về ngành dệt may nên có các công nghệ tiên tiến và
tối ưu hơn. Thương hiệu cũng là điều cần được quan tâm và phát triển hơn so với
tình hình thị trường thế giới hiện nay.
- Các biện pháp phòng vệ thương mại: Nằm trong các nhóm ngành thường bị
kiện và áp cá biện pháp phòng vệ như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ
được phổ biến trên thế giới. Với tình hình hiện nay thì các nguy cơ này cũng dần
tăng cao.
3. Cơ hội từ CPTPP
A, Cơ hội tiếp cận các thị trường xuất khẩu khác:
Hiệp định CPTPP đã đem lại nhiều ưu đãi từ việc cắt giảm thuế quan từ các đối tác
CPTPP cho ngành dệt may, giúp ngành dệt may có thêm các cơ hội để tiếp cận các thị
trường, đặc biệt là các thị trường mà CPTPP chưa có FTA. Tại các thị trường này, nhu
cầu nhập khẩu hàng may mặc cho các nước như Việt Nam còn rất lớn.
B, Cơ hội từ môi trường kinh doanh ngày càng được nâng cao
CPTPP cũng mang đến nhiều cam kết cần tuân thủ như yêu cầu về thể chế hay quy tắc, có
sự minh bạch và chống tham nhũng, nhất là các khâu thủ tục xuất nhập khẩu. Điều này đã
cải thiện rất nhiều cho môi trường kinh doanh và làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp,
là một tác động to lớn và ý nghĩa cho ngành sản xuất may mặc.
Ngoài ra thì CPTPP cũng đem lại các cơ hội và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài
vào các hoạt động kinh doanh, trong đó có dệt may.
C, Cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động
Là một ngành sử dụng rất nhiều lao động, phần lớn là lao động nữ. CPTPP đã mang đến
nhiều cơ hội hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may mà Hiệp định này còn mang
đến nhiều cơ hội và việc làm cũng như tăng thêm thu nhập cho người lao động. Việc cải
thiện thu nhập và việc làm đặc biệt là lao động nữ còn có thể nâng cao vị thế và tiếng nói
của họ, giúp giảm tình trạng phân biệt đối xử trên thế giới. Ngoài ra còn có thể giúp họ
tăng phúc lợi, giảm tình trạng thất nghiệp cho người lao động.
D, Cắt giảm được các chi phí sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh
Việc ký kết với CPTPP ngoài các cam kết trong việc xuất khẩu còn có thể giúp các doanh
nghiệp sản xuất giảm được chi phí, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh
- Việc cam kết mở cửa thị trường để phục vụ sản xuất như tài chính (bảo hiểm, ngân
hàng, chứng khoán), viễn thông, logictivs ở mức cao hơn giúp cho việc cạnh tranh
trên các lĩnh vực tốt hơn, chi phí hợp lý hơn, từ đó có thể giảm giá thành sản phẩm
- Các cam kết cũng giúp cho việc đẩy mạnh môi trường phát triển cách lành mạnh
và phát triển tốt hơn, hỗ trợ các doạnh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này giúp cải thiện
năng lực cạnh tranh, tiếp cận với khách hàng tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Sổ tay doanh nghiệp_CPTPP&Ngành Dệt may Việt Nam
https://trungtamwto.vn/file/19333/7.-vcci-cptpp-det-may.pdf

You might also like