Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Vội vàng

Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
I. Đôi nét về tác giả Xuân Diệu
- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội
sống bằng nghề viết văn
- Tham gia Cách mạng ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
- Các tác phẩm chính:
+ 15 tập thơ, mở đầu là tập Thơ thơ
+ một số tập văn xuôi: Phấn thông vàng
+ một số tập tiểu luận, phê bình nghiên cứu văn học
- Phong cách nghệ thuật:
+ trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
• Một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới: khao khát giao cảm với đời, yêu đời ham
sống đến bồng bột
• Quan niệm sống mới: sống mãnh liệt hết mình, thời gian một đi không trở lại⇒ hối
thúc sống vội vàng
• Quan niệm thẩm mĩ mới: chỉ có con người giữa tuổi trẻ tình yêu là đẹp nhất (thời xưa
thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp)
• Những cách tân nghệ thuật táo bạo: câu từ rất lạ rất tây
+ sau cách mạng tháng Tám có nhiều thay đổi
- Vị trí:
+ là ông Hoàng thơ tình Việt Nam
+ là nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo
II. Đôi nét về tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu)
1. Xuất xứ
- Rút ra trong tập Thơ Thơ
- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2. Bố cục
- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng
- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng
giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham
sống đến cuồng nhiệt
4. Giá trị nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch
lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ
III. Dàn ý phân tích Vội vàng (Xuân Diệu)
1. Tình yêu trần thế tha thiết
a. Ước muốn kì lạ
- Tắt nắng, buộc gió đó đều là những ước muốn không thể thực hiện được ⇒ tác giả muốn
níu giữ thời gian,níu giữ những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống, muốn bất tử hóa hương sắc
mùa xuân trần thế
- Thể thơ ngũ ngôn cùng điệp từ Tôi muốn được sử dụng hiệu quả
b. Mùa xuân thiên đường trên mặt đất
- Câu thơ bất ngờ kéo dài mở rộng tám chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống, nhịp thơ
nhanh hơn, đồn dập hơn, gợi niềm háo hức say mê
- Điệp từ này đây chỉ sự phong phú, giàu có, đầy đủ, gần gũi muôn màu muôn vẻ của thiên
nhiên
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non tràn đầy xuân sắc, gắn với tình yêu tuổi trẻ: những thảm cỏ
xanh non, lá non cành tơ phơ phất, hoa đua nhau khoe sắc dâng mật ngọt, ong bướm đắm
say, ái ân tuần tự,....
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tháng riêng ngon như một cặp môi gần đầy sáng tạo mới
mẻ, thú vị
- Tất cả hài hòa cộng hưởng cùng vẽ nên mùa xuân – thiên đường trên mặt đất
⇒ Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến mọi người: sự đẹp đẽ, tinh túy nhất không phải tìm đâu xa
mà nó là cuộc sống xung quanh chúng ta, hãy yêu mến gắn bó hết mình với cuộc sống
- Hai câu cuối đoạn thơ 1 là niềm tiếc nuối mùa xuân ngay khi nó còn tồn tại:
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Quan niệm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu về tình yêu cuộc sống: Nếu như Phật giáo cho
rằng “đời là bể khổ” và tìm đến hạnh phúc ở cõi niết bàn. Thiên chúa giáo cho rằng nơi
đáng sống nhất là thiên đường. Hay các nhà thơ cùng thời với Xuân Diệu luôn mang tư
tưởng trốn tránh thực tại:
“Hãy cho tôi một tình cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lần tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo"
(Chế Lan Viên)
“Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chỉ xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau".
(Chế Lan Viên)
Thì Xuân Diệu lại có quan niệm mới mẻ hơn và tiến bộ hơn rất nhiều: Cuộc sống xung
quanh ta vốn rất tươi đẹp. Bởi thế ta không cần phải đi tìm vẻ đẹp ở đâu xa mà chỉ cần mở
cửa căn nhà mình, mở rộng tấm lòng của mình ra là đã có thể đón nhận được tất cả những
vẻ đẹp ấy.
2. Quan niệm thời gian, tuổi trẻ, tình yêu
a. Đẹp nhất là con người giữa tình yêu và tuổi trẻ
- Thi nhân xưa luôn coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp
- Xuân Diệu lấy con người giữa tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp ở đời
b. Quan niệm sống mới
- Xuân Diệu đã nồng nhiệt khẳng định thiên đường ở ngay trên mặt đất trong cuộc sống
này
- Vậy nên hãy sống cao độ, quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời này nhất là những
khoảnh khắc của tuổi trẻ, tình yêu
Không khí yêu đương say đắm ấy ta đã bắt gặp hơn một lần trong các sáng tác của phong
trào Thơ mới mà trước hết là thơ Xuân Diệu:
"Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả là cành hoang nắng trở chiều"
(Thơ duyên)
và cả trong thơ Hàn Mặc Tử:
"Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi"
(Bên lên)
3. Lí do tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ
- Với Xuân Diệu mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại thế nên thi sĩ tiếc nuối, lo âu
- Hàng loạt các câu thơ định nghĩa, điệp ngữ nghĩa là đã giúp thi nhân khẳng định chắc
nịch mùa xuân, tuổi trẻ sẽ qua sẽ hết sẽ già, sẽ mất
- Giữa cái mênh mông vô cùng, vô tận của vũ trụ, thời gian, sự hiện diện của con người,
tuổi trẻ là quá ngắn ngủi mong manh
- Lời thơ chứa đựng nỗi ngậm ngùi mới mẻ mà thấm thía
- Và tác giả đã cảm nhận rõ mồn một sự phoi pha phai tàn đang âm thầm diễn ra: thời gian
rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, từ cơn gió xinh đến ngọn lá biếc đến bày
chim non đều ngậm ngùi vì sự tàn úa, phôi phai
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Thông thường người ta chỉ tiếc nuối cái gì đã qua, đã mất. Nhưng Xuân Diệu lại tiếc
nuối những gì đang có, ông có ý thức tiếc xuân ngay cả khi xuân đang ở độ đẹp nhất. Tâm
trạng này của Xuân Diệu có nét tương đồng với tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Bính trong
tác phẩm “Xóm Ngự Viên": "Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên"
chỉ khác là nếu thơ Nguyễn Bính là từ cùng một địa điểm mà thương nhớ quá khứ, thì
Xuân Diệu lại cùng một thời điểm mà vừa sung sướng vừa vội vàng tiếc xuân.
4. Lời đề nghị và biểu hiện của cách sống vội vàng
- Xuân Diệu giục giã hối thúc mọi người hãy sống chạy đua với thời gian, sống vội vàng:
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Quan niệm cũ: Thời gian luôn tuần hoàn, tâm thể sống đủng đỉnh, ung dung:
"Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trông cà
Tháng tư mưa thuận gió hòa
Ăn tết Đoan Ngọ đã là tháng năm" (Ca dao)
“Xuân qua trăm hoa nở
Xuân tới trăm hoa cười"
(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)
thì Xuân Diệu quan niệm thời gian tuyến tính, một đi không trở lại nên phải sống vội vàng,
gấp gáp. Quan điểm ấy đã được thể hiện nhất quán trong các sáng tác của ông:
“Mau lên chứ vội vàng lên với chứ
Em ơi em tình non sắp già rồi" (Giục giã)
“Gấp lên em anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn" (Giục giã)
- Câu thơ 3 chữ Tôi muốn ôm rất đặc biệt gợi hình ảnh cái tôi ham hố đang ôm trọn tất cả
sự sống mơn mởn
- Thi sĩ muốn tận hưởng tât cả những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: đó là mây đưa
và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, là non nước và cây và cỏ rạng
⇒ Với Xuân Diệu nàng xuân phải thanh tân và quyến rũ
- Đâu chỉ có thế thi sĩ còn muốn tận hưởng thiên nhiên như tận hưởng ái tình và phải đạt
đến độ ngây ngất no nê:
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Và thậm chí là tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây
ngất: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
5. Nghệ thuật
- Giọng thơ yêu đời vồ vập thấm vào từng câu từng chữ
- Câu ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ nhanh mạnh
- Hàng lạt các điệp từ, điệp ngữ tuôn trào hối hả, dồn dập
- Tất cả tạo nên một hơi thở sôi nổi, mãnh liệt chưa từng thấy
Đây thôn Vĩ Dạ
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,


Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
I. Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử
- Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc
Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.
Quả thật Hàn Mặc Từ là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo nhất trong phong trào Thơ
mới.
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.
- Quê ở làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình)
trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
- Cha của ông mất sớm, Hàn Mặc Tử sống với mẹ ở Quy Nhơn và học trung học ở trường
Pe-lơ-ranh ở Huế hai năm.
- Sau đó ông về làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.
- Năm 1936, Hàn Mặc Tử bị mắc bệnh phong, về ở tại Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại
phong Quy Hòa.
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào
Thơ mới.
- Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ
Thanh… Ban đầu, ông sáng tác theo khuynh hướng thơ Đường cổ điển, sau đó thì chuyển
hẳn sang khuynh hướng lãng mạn.
- Hồn thơ Hàn Mặc Từ nổi bật với những tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là dòng làng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu và
nhất là Huy Cận là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng... thì Hàn Mặc
Tử là hài hòa của lãng mạn, tưởng tượng, thậm chỉ siêu thực nữa". (Đỗ Lai Thúy)
“...Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng..." và "Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến cảng đi
xa càng ớn lạnh..." (Hoài Thanh)
- “Nếu nói “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ hay nhất trong đời thơ Hàn Mặc Tử thì e có phần
cứng nhắc và hơi khiên cưỡng, võ đoản nhưng chắc chắn đây là bài thơ nổi tiếng nhất, được
đông đảo bạn đọc biết đến nhất. (Đoàn Minh Tâm)
“Có thể nói rằng, bước vào "Đây thôn Vĩ Dạ” là bước vào những câu hỏi đẩy ảm ảnh về tình
đời, tình người (Lê Thị Hồ Quang)
- Các tác phẩm chính: Gái quê (1936, thơ), Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương),
Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ (kịch thơ, 1939)...
II. Giới thiệu về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
1. Hoàn cảnh sáng tác
- "Đây thôn Vĩ Dạ" (lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”) được sáng tác năm 1938.
- Bài thơ được in trong tập Thơ Điên (về sau tập thơ này đổi tên thành Đau thương).
- “Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình đầu của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn
quê ở Vĩ Dạ - một thôn nhỏ bên dòng sông Hương (Huế).
- GS. Nguyễn Đăng Mạnh từng cho biết: “Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn
Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc,
con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô
gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em
thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh
sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc
hiểm nghèo (bệnh phong). Lời thăm hỏi không ký tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia
đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn
Mặc Tử…”
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Khung cảnh thiên nhiên nơi thôn Vĩ.
Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Khung cảnh sông nước đêm trăng, tâm trạng của nhà thơ.
Phần 3. Khổ thơ cuối cùng: Khát vọng tình yêu, cuộc sống của nhà thơ.
3. Nội dung
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh thiên nhiên đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng
lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
4. Nghệ thuật
Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng…
III. Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
(2) Thân bài
a. Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ
* Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Câu hỏi có hai cách hiểu:
Lời của người thôn Vĩ hỏi tác giả.
Lơi phân thân của tác giả tự hỏi chính mình.
=> Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng
như mong muốn được về chơi thôn Vĩ.
* Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
- Hình ảnh “nắng hàng cau”: ánh nắng của bao trùm khắp làng quê.
- Điệp ngữ: “nhìn nắng” - “nắng mới” thể hiện một không gian tràn đầy ánh nắng sức sống.
* Câu 3:
- Khu vườn không chỉ tràn ngập sắc nắng mà còn sắc xanh.
- “xanh như ngọc” một màu xanh mát mẻ, tươi mới và dễ chịu.
* Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Trong không gian thiên nhiên thôn Vĩ, hình ảnh con người thoáng xuất hiện:
- Khuôn mặt chữ điền của người thôn Vĩ thấp thoáng sau tán trúc. Khuôn mặt chữ điền gợi ra
vẻ hiền lành phúc hậu, phải chăng đó là khuôn mặt của người con gái Hàn Mặc Tử thầm
thương?
=> Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong sáng, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với
thiên nhiên.
b. Bức tranh sông nước trong đêm trăng
* Câu 5 và câu 6:
- Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự chia lìa: gió, mây vốn quấn quýt nay chia lìa đôi ngả.
- Dòng sông như nhuốm màu tâm trạng buồn bã, thê lương.
- Hình ảnh hoa bắp khẽ lay cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.
* Câu 11: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh gợi khung cảnh huyền ảo, không có thật.
=> Hình ảnh thiên nhiên đêm trăng đượm buồn và mờ ảo, hư không.
=> Sự đối lập giữa hai bức tranh thiên nhiên nơi làng quê thôn Vĩ và đêm trăng.
c. Tâm trạng của nhà thơ
- Khung cảnh cũng vận động từ thực đến ảo, từ vườn thôn Vĩ đến sông trăng và cuối cùng
chìm vào tâm thức mờ ảo của sương khói.
- Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa
để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao
được sống, được yêu.
=> Làm nhòe mờ hình tượng của khách thể và chủ thể trữ tình, tạo nên một nỗi ám ảnh về
nỗi đau trong cõi mênh mông vô tận, tâm trạng hụt hẫng và đầy tuyệt vọng của nhà thơ.

You might also like