DA2 - Nguyen Tien Datword

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 73

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
KHOA NĂNG LƯỢNG NHIỆT

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG LẠNH

NGUYỄN TIẾN ĐẠT


dat.nt193731@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật Nhiệt
Chuyên ngành Công nghệ lạnh và điều hòa không khí

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đình Vịnh


Chữ ký của GVHD
Bộ môn : Công nghệ lạnh và điều hòa không khí
Viện/Khoa : Năng lượng Nhiệt

Hà Nội, 03 – 2023
1
LỜI MỞ ĐẦU

Trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm ngành kỹ thuật lạnh giữ vị
trí và vai trò đặc biệt quan trọng, nói vậy bởi để đảm bảo thực phẩm như: rau củ
quả tươi, thịt, cá,… sau khi chế biến, không bị hư hỏng người ta cần phải có
phương pháp bảo quản hợp lý. Mà để để làm được điều đó thì hiện tại việc bảo
quản bằng các phương pháp như: sấy hay cấp đông, làm lạnh vẫn là chủ yếu.
Không những vậy, để đảm bảo sự luân chuyển tạo thành chu trình cung cấp thực
phẩm khép kín không thể thiếu những không gian bảo quản lạnh tạm thời nhằm
bảo quản sản phẩm trong thời gian vận chuyển tới các địa điểm bảo quản lâu dài
hay tới nơi tiêu thụ.
Có thể thấy ngành kỹ thuật lạnh và công nghiệp thực phẩm là hai ngành luôn đi
liền với nhau và gần như không thể tách rời. Đặc biệt trong cuộc sống hiện tại,
nhu cầu về thực phẩm ngành càng tăng đồng nghĩa với việc yêu cầu thêm những
không gian bảo quản thực phẩm. Điều này thúc đẩy những kỹ sư ngành kỹ thuật
lạnh cần chuẩn bị nhiều kiến thức, hiểu sâu, rộng trong lĩnh vực bảo quản lạnh,
cấp đông thực phẩm.
Nắm bắt được như cầu này, khoa Năng Lượng Nhiệt, trường Cơ Khí, đại học
Bách Khoa Hà Nội cung cấp đến cho sinh viên học phần đồ án môn học: thiết kế
hệ thống lạnh cho kho lạnh. Nhằm trạng bị cho sinh viên chúng em những kiến
thức cơ bản về thiế kế một hệ thống lạnh trong kho lạnh, hiểu được các nguyên
lý, cấu trúc trong một kho lạnh thực tế, qua đó có những kiến thức nền tảng cho
công việc của một người kỹ sư lạnh sau này.
Để đạt được những yêu cầu đó, em thực hiện đồ án này nhằm tổng hợp những
kiến thức, tính toán, thiết kế của mình. Trong quá trình thực hiện đồ án không
tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được nhận xét, cũng như đóng góp
của các thầy để em có những sửa đổi kịp thời. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày…..tháng….năm 202…
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Đạt

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÀ TÍNH TOÁN DUNG TÍCH KHO LẠNH ............................ 6
1.1. Tổng quan ........................................................................................................................ 6
1.1.1. Đặc điểm khí hậu và địa lí khu vực thiết kế ............................................................. 6
1.1.2. Kho lạnh ................................................................................................................... 7
1.2. Tính toán dung tích kho lạnh......................................................................................... 10
1.2.1. Thể tích của kho bảo quản đông ............................................................................. 10
1.2.2. Thể tích của kho bảo quản lạnh .............................................................................. 11
1.3. Diện tích kho lạnh ......................................................................................................... 11
1.3.1. Diện tích kho bảo quản đông .................................................................................. 11
1.3.2. Diện tích kho bản quản lạnh ................................................................................... 11
1.3.3. Diện tích cần xây dựng thực tế ............................................................................... 11
1.4. Xác định số buồng cần xây dựng .................................................................................. 12
1.4.1. Số buồng bảo quản đông ........................................................................................ 12
1.4.2. Số buồng bảo quản lạnh.......................................................................................... 12
1.5. Buồng kết đông ............................................................................................................. 12
1.6. Tải trọng nền ................................................................................................................. 13
CHƯƠNG II. TÍNH CÁCH NHIỆT – CÁCH ẨM KHO LẠNH............................................ 14
2.1. Sơ lược về cấu trúc kho lạnh ......................................................................................... 14
2.1.1. Khung kho lạnh ...................................................................................................... 15
2.1.2. Cấu trúc bao quanh ..................................................................................................... 15
2.1.3. Nền kho lạnh .............................................................................................................. 15
2.1.4. Buồng bảo quản, kết đông ...................................................................................... 17
2.1.5. Tấm panel ............................................................................................................... 17
2.1.6. Cửa kho lạnh ........................................................................................................... 18
2.1.7. Cửa buồng lạnh ....................................................................................................... 19
2.2. Tính toán cách nhiệt – cách ẩm kho lạnh ...................................................................... 20
2.2.1. Lựa chọn và tính toán cách nhiệt, cách ẩm cho tấm panel ..................................... 20
2.2.2. Tính toán cách nhiệt – cách ẩm cho nền kho lạnh .................................................. 23
2.2.3. Tính toán cách nhiệt cách ẩm cho tường bao quanh và mái ................................... 24
2.3. Tính kiểm tra ................................................................................................................. 24
2.3.1. Kiểm tra đọng sương .............................................................................................. 24
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH ....................................................................... 26
3.1. Tính toán dòng nhiệt tổn thất ........................................................................................ 26
3
3.1.1. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1......................................................................... 26
3.1.2. Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q2 .......................................................................... 28
3.1.3. Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3 ................................................................. 30
3.1.4. Các dòng nhiệt vận hành Q4 ................................................................................... 30
a. Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng................................................................................... 30
3.2. Tải nhiệt cho thiết bị và cho máy nén ........................................................................... 31
3.3. Bảng kết quả tính toán ................................................................................................... 32
3.3.1. Bảng 10. Kết quả tính dòng nhiệt qua kết cấu bao che .......................................... 32
3.3.2. Bảng 11. Kết quả tính dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra ............................................ 33
3.3.3. Bảng 13. Kết quả tính toán dòng nhiệt do vận hành............................................... 34
3.3.4. Bảng 14. Kết quả tính toán phụ tải nhiệt ................................................................ 34
CHƯƠNG IV. TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ KIỂM TRA MÁY NÉN ................................. 35
4.1. Môi chất và các thông số ở chế độ làm việc ................................................................. 35
4.1.1. Môi chất .................................................................................................................. 35
4.1.2. Các thông số làm việc ............................................................................................. 35
4.1.3. Bảng 15. Nhiệt độ theo từng buồng ........................................................................ 37
4.2. Tính chọn máy nén ........................................................................................................ 37
4.2.1. Tính toán cho buồng bảo quản đông ...................................................................... 37
4.2.2. Tính toán cho buồng bảo quản lạnh........................................................................ 43
4.2.3. Tính toán cho buồng kết đông ................................................................................ 47
CHƯƠNG IV. TÍNH CHỌN BÌNH NGƯNG, DÀN BAY HƠI VÀ VAN TIẾT LƯU ......... 53
5.1. Thiết bị ngưng tụ ........................................................................................................... 53
5.2. Thiết bị bay hơi ............................................................................................................. 55
5.2.1. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông 1 và 4 ....................................... 55
5.2.2. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông 2 và 3 ....................................... 56
5.2.3. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh 1 và 4 ........................................ 57
5.2.4. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh 2 và 3 ........................................ 58
5.2.5. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng kết đông ........................................................... 59
5.3. Chọn van tiết lưu ........................................................................................................... 60
5.3.1. Tính van tiết lưu cho buồng bảo quản đông ........................................................... 60
5.3.2. Tính van tiết lưu cho buồng bảo quản lạnh ............................................................ 61
5.3.3. Tính van tiết lưu cho buồng kết đông ..................................................................... 62
CHƯƠNG VI. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHỤ ................................................... 63
6.1. Tháp giải nhiệt ............................................................................................................... 63
6.2. Bình tách dầu ................................................................................................................. 64

4
6.3. Bình chứa dầu................................................................................................................ 65
6.4. Bình trung gian .............................................................................................................. 66
6.5. Bình chứa cao áp ........................................................................................................... 67
6.6. Bình chứa tuần hoàn ...................................................................................................... 68
6.7. Bình chứa thu hồi .......................................................................................................... 69
6.8. Các thiết bị khác ............................................................................................................ 70
6.9. Tính toán lựa chọn đường ống ...................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 73

5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÀ TÍNH TOÁN DUNG TÍCH KHO LẠNH

1.1. Tổng quan


1.1.1. Đặc điểm khí hậu và địa lí khu vực thiết kế
a. Vị trí địa lý
- Thành phố Vinh: có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ
105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông.
- Là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam
và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng
Nguyên.
Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.
b. Địa hình
- Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông
Lam và phù sa của biển Đông.
- Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều
chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần.
- Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng
vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của
thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
c. Khí hậu
- Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến
động lớn từ mùa này sang mùa khác.
- Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối
4°C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ.
d. Lựa chọn và tính toán
- Dựa trên các thông số về vị trí địa lý và khí hậu được nêu ở các mục phía trên,
kết hợp tra thông số nhiệt độ theo TCVN 5687 – 2010 ta lựa chọn:
+ Mùa hè: t = 38,4 oC, φ = 50,3%
+ Mùa đông: t = 10,1 oC, φ = 91,5%

6
1.1.2. Kho lạnh
1.1.2.1. Khái niệm kho lạnh
Kho lạnh là kho dùng để bảo quản sản phẩm như nông sản, thủy hải sản, thực
phầm. Kho lạnh là một phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Kho lạnh công nghiệp được áp
dụng vào các khu công nghiệp, chế biến thực phẩm và bảo quản cấp đông thực
phẩm tươi sống. Đặc điểm của các kho lạnh là phụ thuộc vào các cảm biến. Do
đó có nhiều kho lạnh với mục đích sử dụng khác nhau thì sử dụng loại cảm biến
khác nhau.
1.1.2.2. Phương án thiết kế kho lạnh
Để xây dựng trạm lạnh cũng như kho lạnh thì trên thực tế ở nước ta hiện nay có
thể sử dụng 2 phương pháp sau.
a. Phương án truyền thống
Phương án này kho lạnh được xây dựng bằng các vật liệu xây dựng và lớp cách
nhiệt, cách ẩm gắn vào phía trong của kho. Quá trình xây dựng phức tạp, qua
nhiều công đoạn.
- Ưu điểm: Kho xây thì ta tận dụng được nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, có
thể sử dụng những công trình kiến trúc có sẵn để chuyển thành kho, giá thành xây
dựng rẻ…
- Nhược điểm: Khi cần di chuyển kho lạnh khó khăn, hầu như bị phá hỏng, cần
nhiều thời gian và nhân lực thi công, chất lượng công trình có độ tin cậy không
cao…
b. Phương án hiện đại
Đó là phương án xây dựng kho bằng cách lắp các tấm panel tiêu chuẩn trên nền,
khung và mái của kho.
- Ưu điểm: Các cấu trúc cách nhiệt, cách ẩm là các tiêu chuẩn chế tạo sẵn nên dễ
dàng vận chuyển đến nơi lắp đặt và lắp đặt nhanh chóng, khi cần di chuyển kho
lạnh dễ dàng, không bị hư hỏng, kho chỉ cần khung và mái che nên không cần
đến các vật liệu xây dựng do đó việc xây dựng rất đơn giản…
- Nhược điểm: Giá thành đắt hơn kho xây, trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm
của hai phương án trên thì phương án hiện đại mặc dù giá thành cao, nhưng chất
lượng của kho đảm bảo cho nên giảm được chi phí vận hành và chất lượng sản
phẩm được bảo quản tốt hơn, do đó phương án hiện đại được chọn ở đây là xây
dựng kho bằng các tấm panel tiêu chuẩn…Đồ án yêu cầu thiết kế kho lạnh phân

7
phối nên dựa vào việc phân tích các ưu nhược điểm của 2 phương án thiết kế trên
ta lựa chọn thiết kế theo phương án hiện đại (kho lạnh lắp ghép).
1.1.2.3. Vận hành kho lạnh
a. Quy trình xử lý lạnh thực phẩm
Tác dụng của việc bảo quản lạnh:
Bảo quản lạnh thực phẩm là quá trình bảo vệ và hạn chế những biến đổi về chất
lượng và hình thức của thực phẩm trong thời gian chờ tiêu thụ.
Thực phẩm sau khi thu hoạch về bị mất sự sống là môi trường thuận lợi cho vi
sinh vật phát triển. Vì vậy, sau khi thu hoạch thì phải hạ nhiệt độ cùng với chế độ
thông gió và độ ẩm thích hợp thì nguyên liệu sẽ giữu được lâu hơn. Khi nhiệt độ
nhỏ hơn 10oC thì vi sinh vật gây thối rữa và vi khuẩn gây bệnh bị kiềm chế một
phần, khi nhiệt độ nhỏ hơn 0oC thì tỷ lệ phát triển của nó ở rất thấp. Ở -5oC đến -
10oC thì hầu hết chúng không hoạt động. Như vậy quá trình bảo quản lạnh có tác
dụng làm ức chế về sinh lý của vi khuẩn cũng như nấm mốc và dưới tác dụng của
nhiệt độ thấp, nước trong thực phẩm bị đóng băng. Vi khuẩn mất nước sẽ làm teo
tế bào nguyên sinh và giảm sự phát triển của chúng.
b. Quy trình xử lý

Hình 1. Quy trình xử lý thực phẩm


Sau khi giết mổ cần được xử lý cẩn thận: Rửa hết các tạp chất bằng nước muối
hoặc hóa chất thích hợp. Nguyên liệu cần được xẻ ra đúng khuôn để đảm bảo việc
bảo quản trong kho lạnh hợp lý.
Xử lý nguyên liệu xong cần được cấp đông trong thời gian nhanh nhất để đảm
bảo chất lượng sản phẩm và tránh hao hụt số lượng.

8
Sản phẩm sau khi cấp đông cần được đóng gói hoặc chuyển sang phòng bảo quản
đông để chờ tiêu thụ.
Đồ án yêu cầu thiết kế kho bảo quản sản phẩm là ½ con lợn nên ta sẽ bảo quản
sản phẩm với thông số bảo quản như sau:
Bảng 1. Thông số bảo quản sản phẩm:
Độ ẩm không Chế độ Thời gian
Sản phẩm Nhiệt độ, C
o
khí, % thông gió bảo quản

Thịt lợn tươi ướp 10  12


lạnh 0÷4 80  85 - tháng

10  12
Thịt lợn tươi ướp
-18 ÷ -23 80  85 - tháng
đông

c. Bốc dỡ và chất tải

Vì là kho lạnh phân phối nên sản phẩm bảo quản sẽ được xử lý, cấp đông, làm
lạnh tại kho lạnh khác sau đó được xe chuyên dụng chuyển tới kho lạnh nên ta
cần có phương pháp bốc dỡ sản phẩm từ xe xuống.

Trong các kho lạnh nhỏ thường dùng phương pháp bốc xếp thủ công nhưng trong
các kho lạnh lớn hơn 1000 tấn thì cần phải sử dụng các máy nâng hạ, cơ giới hoàn
toàn khâu xếp dỡ hàng.

Hình 2. Sử dụng xe nâng để vận chuyển sản phẩm


9
Thịt lơn đông lạnh có thể bảo quản theo phương pháp treo trên giá hay móc treo.
Việc treo sản phẩm sẽ được thực hiện thủ công hoặc xe cơ giới.
Quá trình bảo quản trong kho lạnh đối với thịt lợn ta xếp trên giá treo.

Hình 3. Thịt lợn bảo quản bằng cách treo lên giá, móc treo
1.2. Tính toán dung tích kho lạnh
Dung tích kho lạnh ở đây là tổng thế tích không gian trong các buồng bảo quản
và được xác định theo công thức :
E
Vlđ =
gv

Trong đó:
E: Dung tích của các buồng bảo quản đông hoặc lạnh (tấn)

V: Thể tích kho lạnh (m3)

gv: Định mức của chất tải thể tích (tấn/m3)

Ở đây ta tính với sản phẩm là ½ con lợn nên ta chọn gv = 0,45 (t/m3)
1.2.1. Thể tích của kho bảo quản đông
Elđ 1400
Vlđ = = = 3111,11 (m3)
gv 0,45

10
1.2.2. Thể tích của kho bảo quản lạnh
Ell 1350
Vlđ = = = 3000 (m3)
gv 0,45

1.3. Diện tích kho lạnh


Diện tích kho tính ở đây là tổng diện tích lý thuyết của các buồng bảo quản chưa
bao gồm các phần diện tích đường đi và các phòng có chức năng đặc biệt khác
và được xác định theo công thức:
V
F=
h

Trong đó:
F: Diện tích chất tải lạnh (m2)
h: Chiều cao của chất tải (m)
V: Thể tích của kho bảo quản (m3)
1.3.1. Diện tích kho bảo quản đông
Vlđ 3111.11
Fđ = = = 648,15 (m2)
h 4,8

1.3.2. Diện tích kho bản quản lạnh


Vll 3000
Fl = = = 625 (m2)
h 4,8

1.3.3. Diện tích cần xây dựng thực tế


Diện tích kho lạnh thực tế cần tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng,
diện tích lắp đặt dàn lạnh. Vì vậy diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích
tính toán ở trên và được xác định theo công thức:
F
Ft =
βF

Trong đó:
Ft: Diện tích cần xây dựng (m2)
βF: Hệ số sử dụng diện tích, tính đến diện tích đường đi lại, khoảng hở giữa các lô
hàng.
Tra bảng 2: Hệ số sử dụng diện tích theo buồng, ta có:
Fđ = 648,15 (m2), ta chọn βF = 0,82

Fl = 625 (m2), ta chọn βF = 0,82

11
a. Diện tích thực tế của buồng bảo quản đông
Fđ 648,15
Fđt = = = 790,43 (m2)
βF 0,82

b. Diện tích thực tế của buồng bảo quản lạnh


Fl 625
Flt = = = 762,2 (m2)
βF 0,82

1.4. Xác định số buồng cần xây dựng


Chọn diện tích buồng quy chuẩn là: f = 12 × 18 (m2) cho buồng bảo quản lạnh
và bảo quản đông.

1.4.1. Số buồng bảo quản đông


Fđt 790,43
Zđ = = = 3,66
f 216

Chọn thiết kế 4 buồng bảo quản đông có diện tích là 324 m2

Chiều cao mỗi buồng là 6 m.

1.4.2. Số buồng bảo quản lạnh


Flt 762,2
Zl = = = 3,53
f 216

Chọn thiết kế 4 buồng bảo quản đông có diện tích là 144 m2

Chiều cao mỗi buồng là 6 m.

1.5. Buồng kết đông


M.T.k 14.18.1,2
Fđ = = = 50,4 (m2)
gl .24 0,25.24

Trong đó:

M: Công suất buồng kết đông (làm lạnh đông), t/ngày (t/h)

T: Thời gian hoàn thành 1 mẻ sản phẩm bao gồm xử lý lạnh, chất tải, tháo
tải, phá băng cho dàn lạnh, h/mẻ

gl: Tiêu chuẩn chất tải trên 1m chiều dài giá treo, t/m

12
k: Hệ số tính chuyển từ tiêu chuẩn chất tải trên 1m chiều dài ra 1m2 diện
tích cần xây dựng
(Ở đây chọn gl = 0,25 và k = 1,2)
1.6. Tải trọng nền
Tải trọng nền được xác định theo công thức:
gf ≥ gv . h = 0,45. 4,8 = 2,16 (t/m2)
Trong đó:
gf : tải trọng nền (tấn/m2)
gv : tiêu chuẩn chất tải (tấn/m3)
h: chiều cao chất tải, h = 4,8 (m)
Nhỏ hơn tải trọng lớn nhất cho phép của kho lạnh một tầng là 4 (t/m2), với tải
trọng này thì nền bê tông đủ khả năng chịu được lực nén.

13
CHƯƠNG II. TÍNH CÁCH NHIỆT – CÁCH ẨM KHO LẠNH

2.1. Sơ lược về cấu trúc kho lạnh


Yêu cầu chung:
- Đảm bảo độ bền vững lâu dài theo tuổi thọ dự kiến của kho (25 năm đối với kho
lạnh nhỏ, 50 năm đối với kho lạnh trung bình và 100 năm đối với kho lạnh lớn và
rất lớn);
- Chịu được tải trọng của bản thân và của hàng bảo quản xếp trên nền hoặc treo
trên giá treo ở tường hoặc trần;
- Phải chống được ẩm thâm nhập từ ngoài vào và bề mặt tường bên ngoài không
được đọng sương;
- Phải đảm bảo cách nhiệt tốt giảm chi phí đầu tư cho máy lạnh và vận hành;
- Phải chống cháy nổ và đảm bảo an toàn;
- Thuận tiện chp việc bốc dỡ và sắp xếp hàng bằng cơ giới;
- Phải kinh tế.

Hình 4. Cấu trúc kho lạnh

14
2.1.1. Khung kho lạnh
Mô tả thiết kế:
Khung kho lạnh sử dụng kết cấu cột, rầm, xà chịu lực được chia thành các ô lưới,
nhằm đảm bảo kết cấu và chi phí đầu tư.
Chiều rộng có 4 nhịp gồm: 2 nhịp 2 bên 18 m và 1 nhịp ở giữa 6 m;
Chiều dài có 7 nhịp gồm: 2 nhịp 2 bên 1 nhịp 6 m và 1 nhịp 10 m, ở giữa là 4
nhịp 12 m.
Nhịp là các cột thép chữ I dài 6 m, được kết cấu lắp trên nền móng bê tông theo
kiểu từng ô không liên tục.
2.1.2. Cấu trúc bao quanh
Tường bao quanh là các lớp tôn xốp, nhằm đảm bảo cách nhiệt, cách ẩm với môi
trường bên ngoài, hạn chế tổn thất nhiệt do bức xạ mặt trời, đồng thời giúp giảm
chi phí đầu tư ban đầu.
Tôn được lợp quanh khung theo kích thước ở mục 1.1. và dốc về hai phía với độ
nghiêng 2%.
2.1.3. Nền kho lạnh
2.1.3.1. Yêu cầu với nền kho lạnh
Với kho lạnh có nhiệt độ âm sâu cần đảm bảo các yêu cầu:
- Phải có độ vững chắc cần thiết, tuổi thọ cao, sạch sẽ, vệ sinh dễ dàng, không
thấm ẩm, cần bố trí thoát nước để có thể phun nước rửa khi cần thiết
- Vì là kho bốc dỡ bằng cơ giới, nền không những chịu đựng được tải trọng của
hàng mà còn phải đảm bảo cho người, xe cơ giới bốc dỡ hàng đi lại, làm việc
- Không xảy ra hiện tượng đóng băng nền gây hư hại kết cấu kho lạnh…
2.1.3.2. Thiết kế nền kho lạnh
Với kho lạnh đang thiết kế, chiều cao của kho lạnh là 6 m, chiều cao chất tải của
kho lạnh là 4,8 m. Trong quá trình vận hành có sử dụng xe nâng để bốc dỡ hàng
hóa. Vì vậy ở đây bắt buộc phải chọn nền bê tông để đảm bảo chịu được tải trọng
của hàng hóa cũng như của xe nâng và người trong quá trình hoạt động.
Với buồng bảo quản đông do có nhiệt độ âm, nên để tránh cho nền kho lạnh không
bằng phẳng nguyên nhân do hiện tượng đông đá ở phía dưới, ta sẽ lắp đặt một hệ
thống các ống thông gió với chất liệu PVC độ bền cao.

15
Ổng tản nhiệt, dẫn nhiệt PVC có đường kính 100mm được đặt cách nhau khoảng
1000-1500mm, đường ống đi theo đường zic zac. Hai đầu ống đưa lên khỏi mặt
nền để gió bên ngoài có thể ra vào ống tạo đường thông gió cho khu vực kho
lạnh.
Cấu trúc nên ta bố trí như sau:

Bảng 2. Cấu trúc nền kho lạnh (tra bảng 3.1 TL1)
Lớp Vật liệu δ [m] λ [W/m2K]

1 Đất nền - -
2 Bê tông sỏi 0,1 1,4

3 Vữa trát xi măng 0,02 0,9


4 Bitum 0,002 0,18

5 Perganin và giấy dầu 0,002 0,15

6 Polystiron Cần xác định 0,047

7 Perganin và giấy dầu 0,002 0,15


8 Bê tông cốt thép 0,1 1,5

9 Nền nhẵn (Vữa trát xi măng) 0,02 0,9


10 Ống PVC - -
11 Ụ đỡ bê tông - -

Hình 5. Cấu trúc nền cách nhiệt

16
2.1.4. Buồng bảo quản, kết đông
Trong đồ án này ta sử dụng buồng bảo quản đông, lạnh và buồng kết đông là các
buồng lắp ghép từ vách panel.

Hình 6. Cấu trúc kho lạnh lắp ghép


2.1.5. Tấm panel
Kết cấu kho lạnh được lắp ráp bởi các tấm panel tiêu chuẩn do nhà sản xuất quy định.
Cấu tạo của Panel gồm:

Hình 7. Cấu trúc tấm panel

17
Gồm 3 lớp chính : Hai bên là các lớp tôn dày 0,5  0,6mm, phủ sơn, ở giữa là lớp
Polyure thane cách nhiệt dày từ 50  200 mm tuỳ thuộc phạm vi nhiệt độ làm
việc.
Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được gắn bằng
khoá cam lock. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu
không panel sẽ bị võng ở giữa và có thể gãy gập.
Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở lắp
ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân
bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông áp.
Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn khi
mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra.
Vật liệu bề mặt là vật liệu hoàn toàn cách ẩm, có thể là nhựa, nhôm lá hoặc thép
lá cần có tuổi thọ ngang với tuổi thọ kho lạnh. Những vật liệu thường dùng hiện
nay là:
- Tôn mạ màu (colorbond) dày 0,5 ÷ 0,8 mm
- Tôn phủ PVC dày 0,5 ÷ 0,8 mm
- Inox dày 0,5  0,8 mm
- Lớp cách nhiệt polyurethane (PU)
- Tỷ trọng: 38  40 kg/m3
- Độ chịu nén: 0,2  0,29 Mpa
- Tỷ lệ điền đầy bọt: 95%, chất tạo bọt là R141B (không phá hủy tầng Ozon)
2.1.6. Cửa kho lạnh
Kích thước sản phẩm bảo quản lợn theo tài liệu [4]. PC3B Co., Ltd. - Nhà cung
cấp cân lợn, cân động vật chuyên nghiệp.
Với lợn trung bình khoảng 100 kg thì kích thước áng trừng sau khi đã xử lý là:
0,3m x 1m x 0,4 m cho mỗi mã cân 1 con.
Lượng hàng cấp vào kho là liên tục nên ta thiết kế cửa kho lạnh với kích thước
2m x 3m để đảm bảo không tổn thất nhiệt ra bên ngoài ta dùng loại cửa trượt hay
cửa lùa, đồng thời thuận tiện cho việc tháo dỡ và chất tải sản phẩm lên xe lưu động
chuyên dụng.
Dưới đây là hình ảnh minh họa một xe tải chất dỡ hàng tại kho lạnh và cửa kho
được thiết kế như đề xuất trong đồ án này.

18
Hình 8. Cửa kho lạnh khi có xe đưa hàng vào bảo quản
2.1.7. Cửa buồng lạnh
Cửa kho lạnh là một chi tiết có nhiều yêu cầu đặc biệt:
- Cần phải có cách nhiệt đủ dày để mặt ngoài không bị đọng sương
- Cần phải đóng mở nhẹ nhàng, kín khít
- Cần phải giữ được lạnh, không để cho khí nóng lọt vào và tổn thất lạnh khi mở
của
- Khỏa cửa và tay nắm phải làm việc tốt, nhẹ nhàng, không han rỉ và phải mở được
cả phía trong (cơ cấu chống bị nhốt do vô ý)
- Cần phải đóng mở nhẹ nhàng ngay cả khi có băng giá đóng vào cửa.
Thường người ta bố trí sợi đốt điện để sưởi cửa đề phòng băng dính chặt. Để chống
tổn thất nhiệt, người ta làm cửa khổ lớn chùm lên nối vào và bố trí thêm cửa treo
ở phía trong.
Trong đồ án này em lựa chọn loại cửa trượt (cửa lùa):
- Cửa trượt kho lạnh (hay cửa lùa): là loại cửa ra vào hay cửa xuất nhập hàng kho
lạnh nhằm giữ nhiệt, ngăn hơi lạnh thất thoát ra bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo

19
việc di chuyển người và hàng hóa ra vào một cách thuận lợi, cũng như là để tiết
kiệm không gian hành lang vận tải.

Hình 9. Cửa kho lạnh


- Sử dụng cửa trượt kho lạnh là giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn hơi lạnh và giữ
nhiệt cho kho lạnh. Cửa trượt dùng hệ trượt (thanh treo) được làm bằng nhôm hợp
kim siêu bền, có thể chịu được nhiệt và va đập mạnh. Ngoài ra, cửa có ray trượt,
bát treo, bánh treo của hệ trượt có cơ cấu vững chắc, mở trượt qua lại dễ dàng.
2.2. Tính toán cách nhiệt – cách ẩm kho lạnh
2.2.1. Lựa chọn và tính toán cách nhiệt, cách ẩm cho tấm panel
Bảng 3. Thông số cách nhiệt cách ẩm
STT Chiều Hệ số truyền nhiệt K, Ứng dụng
dày, mm W/m2K
1 50 0,43 Phòng có nhiệt độ 20oC
2 75 0,3 Kho lạnh có nhiệt độ 0 đến 5 oC
3 100 0,22 Kho lạnh có nhiệt độ -18oC
4 125 0,18 Kho lạnh có nhiệt độ từ -20 đến -25oC

20
5 150 0,15 Kho lạnh có nhiệt độ từ -25 đến -30oC
6 175 0,13 Kho lạnh có nhiệt độ đến -35 oC
7 200 0,11 Kho lạnh đông sâu đến -60 oC

Độ dày panel, hệ số k và lĩnh vực ứng dụng của kho lạnh [theo TL1 tr.100]
Các thông số về nhiệt độ của các buồng trong kho lạnh:
- Buồng bảo quản đông có nhiệt độ: - 18oC
- Buồng bảo quản lạnh có nhiệt độ: 3oC
- Buồng kết đông có nhiệt độ: - 31oC
2.2.1.1. Chọn độ dày Panel làm vách, trần
Dựa vào nhiệt độ các buồng như trên ta chọn độ dày vách panel theo bảng sau:

Bảng 4. Độ dày panel dùng làm vách

Chiều dày panel


STT Vách
(mm)

1 Bảo quản lạnh 75

2 Bảo quản đông 100


3 Cấp đông 150

2.2.1.2. Tính hệ số truyền nhiệt thực


Hệ số truyền nhiệt được tính theo công thức:
1
k= 1 δ𝑖 δcn 1 [W/m2K]
+∑𝑛
𝑖=1λ +λcn +α2
α1 𝑖

Trong đó:
δCN – độ dày yêu cầu của lớp panel cách nhiệt, m
λCN – Hệ số dẫn nhiệt của panel cách nhiệt, W/m K
k – Hệ số truyền nhiệt, W/m2K
α1 – Hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài tới lớp cách nhiệt, W/m2K
α2 – Hệ số tỏa nhiệt từ vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m2K
δi – Chiều dày lớp vật liệu thứ i, m ( ở đây là lớp tôn mạ màu ).
λi – Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK
21
Theo bảng 3.7 tài liệu [1], ta có:
α1 = 23,3 W/m2K
α2 = 9 W/m2K với buồng bảo quản lạnh
α2 = 10,5 W/m2K với buồng bảo quản đông và kết đông.

Bảng 5. Thông số của các lớp vật liệu của panel tiêu chuẩn

Vật liệu Chiều dày, m Hệ số dẫn nhiệt, W/mK

Polyurethane δcn 0,02

Tôn inox 0,0006 45,36

a. Phòng bảo quản đông


α1 = 23,3 W/m2K
α2 = 10,5 W/m2K
- Hệ số truyền nhiệt thực của vách là:
1
Kthực = 1 2∗0,0006 0.1 1 = 0,195 W/ m2K
+ + +
23,3 45,36 0,02 10,5

b. Phòng bảo quản lạnh


α1= 23,3 W/ m2K
α2= 9 W/ m2K
- Hệ số truyền nhiệt thực của vách là:
1
Kthực = 1 2∗0,0006 0.075 1 = 0,26 W/ m2K
+ + +
23,3 45,36 0,02 9

c. Phòng cấp đông


α1 = 23,3 W/m2K
α2 = 10,5 W/m2K
- Hệ số truyền nhiệt thực của vách là:
1
Kthực = 1 2∗0,0006 0.15 1 = 0,131 W/ m2K
+ + +
23,3 45,36 0,02 10,5

Bảng 6. Kết quả tính toán và lựa chọn Panel cho từng buồng
22
Buồng bảo quản Buồng bảo quản Buồng cấp
lạnh đông đông

Độ dày (mm) 75 100 150

Hệ số truyền nhiệt
0.26 0.195 0,131
thực tế k W/m2K

2.2.2. Tính toán cách nhiệt – cách ẩm cho nền kho lạnh
Tương tự như tính toán đối với panel, ta có:
𝑛
1 1 𝛿𝑖 1
𝛿𝑐𝑛 = 𝜆𝑐𝑛 [ − ( +∑ + )] [m]
𝑘 𝛼1 𝑖=1 𝜆𝑖 𝛼2

Trong đó:
δcn –độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, m
λcn – Hệ số dẫn nhiệt của cách nhiệt, W/m K
k – Hệ số truyền nhiệt
α1 – Hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài tới lớp cách nhiệt, W/m2K
α2 – Hệ số tỏa nhiệt từ vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m2K
δi – Chiều dày lớp vật liệu thứ i, m ( ở đây là lớp tôn mạ màu ).
λi – Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/m2K
α1 = 23,3 W/m2K
α2 = 9 W/m2K – đối với buồng bảo quản lạnh
α2 = 10,5 W/m2K – đối với buồng kết đông và bảo quản đông
a. Buồng bảo quản và kết đông
Buồng bảo quản đông có nhiệt độ âm là: -18oC
Buồng kết đông có nhiệt độ âm là: -30oC
Theo [bảng 3-6 TL 1], ta chọn: k = 0,23 W/ m2K
Chiều dày tối thiểu của lớp cách nhiệt ở nền buồng bảo quản đông là:
1 2. 0,02 0,1 0,002 2. 0,002 0,1 1
δcn = 0,047. [ −( + + + + + )] = 0,189 (m)
0,23 0,9 1,4 0,18 0,15 1,5 10,5

Chọn chiều dày thực của lớp cách nhiệt buồng bảo quản đông là: δcn = 0,2 m
23
Hệ số truyền nhiệt thực khi đó là:
1
kt = 2. 0,02 0,1 0,002 2. 0,002 0,1 0,2 1 = 0,219 W/m2K
+ + + + + +
0,9 1,4 0,18 0,15 1,5 0,047 10,5

b. Buồng bảo quản lạnh


Buồng bảo quản lạnh có nhiệt độ dương là: 3oC
Theo [bảng 3-6 TL 1], ta chọn: k = 0,41 W/ m2K
Chiều dày tối thiểu của lớp cách nhiệt ở buồng bảo quản đông là:
1 2. 0,02 0,1 0,002 2. 0,002 0,1 1
δcn = 0,047. [ −( + + + + + )] = 0,099 (m)
0,41 0,9 1,4 0,18 0,15 1,5 9

Chọn chiều dày thực của lớp cách nhiệt nền buồng bảo quản đông là: δcn = 0,1 m
Hệ số truyền nhiệt thực khi đó là:
1
kt = 2. 0,02 0,1 0,002 2. 0,002 0,1 0,1 1 = 0,406 W/m2K
+ + + + + +
0,9 1,4 0,18 0,15 1,5 0,047 9

c. Bảng kết luận


Bảng 7. Chiều dày cách nhiệt nền

Nền buồng Bảo quản đông Buồng kết đông Bảo quản lạnh

Chiều dày (m) 0,2 0,2 0,1

2.2.3. Tính toán cách nhiệt cách ẩm cho tường bao quanh và mái
Do kết cấu bao quanh và mái được lợp bởi các tấm tôn xốp nên gần như cách
nhiệt và cách ẩm tốt tuy nhiên vẫn có những tổn thất. Song tổn thất này là không
nhiều nên ta không xét tới.
2.3. Tính kiểm tra
2.3.1. Kiểm tra đọng sương
Để tránh hiện tượng đọng sương xảy ra thì nhiệt độ bề mặt ngoài tường bao phải
lớn hơn nhiệt độ đọng sương của môi trường. Điều kiện để không xảy ra hiện
tượng đọng sương:
tn −ts
k ≤ ks = 0,95.α1 . [W/m2K] (Hệ số an toàn)
tn −tf

Trong đó:
k : hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường, [W/m2K]
24
ks :hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường khi bề mặt ngoài là nhiệt độ đọng sương,
[W/m2K]
α1 =23,3 W/m2K : hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của từơng bao che
tf : nhiệt độ trong buồng lạnh, 0C
tn : nhiệt độ môi trường ngoài
ts nhiệt độ đọng sương của môi trường , tra theo đồ thị I - d
Với các thông số đều đã có sẵn như trên , kết quả tính toán được ghi trong bảng
dưới đây.
Thông số tính toán ngoài trời của Vinh theo TCVN 5687:2010 là:
- Mùa hè: t = 38,4 oC, φ = 50,3 %
- Mùa đông: : t = 10,1 oC, φ = 91,5 %
Bảng 8. Kết quả tính cách nhiệt cách ẩm
Mùa hè
Buồng tn tf φ% ts k ks
BQ đông 38,4 -18 50,3 26,1 0,195 4,83
BQ lạnh 38,4 3 50,3 26,1 0,26 7,69
Cấp đông 38,4 -31 50,3 26,1 0,131 3,92

Mùa đông

Buồng tn tf 𝜑% ts k ks

BQ đông 10,1 -18 91,5 5,3 0,195 3,78

BQ lạnh 10,1 3 91,5 5,3 0,26 14,96

Cấp đông 10,1 -31 91,5 5,3 0,131 2,59

Kết luận: Từ kết quả trên ta thấy hệ số truyền nhiệt của panel tường,trần và nền
của các buồng bé hơn hệ số truyền nhiệt cực đại nên không xảy ra hiện tượng
đọng sương.

25
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH

3.1. Tính toán dòng nhiệt tổn thất


Tính nhiệt kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài đi vào
kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để
thải nó trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa
buồng lạnh và không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt kho lạnh là để xác định năng suất
lạnh của máy lạnh và không khí bên ngoài.
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh được xác định theo biểu thức:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 (W)
Trong đó:
Q1: Dòng nhiệt qua kết cấu bao che
Q2: Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra
Q3: Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh
Q4: Dòng nhiệt do các nguồn khác nhau khi vận hành
Q5: Dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp (thở)
Đặc điểm của các dòng nhiệt là chúng thay đổi liên tục theo thời gian. Q1 phụ
thuộc chủ yếu vào nhiệt độ bên ngoài nên nó thay đổi theo giờ trong nlợny và
theo mùa trong năm….Q2 phụ thuộc vào thời vụ. Q3 phụ thuộc vào loại hàng hóa
bảo quản: Sản phẩm không hô hấp và sản phẩm sống có hô hấp ( rau, quả, trứng).
Q4 phụ thuộc vào quy trình công nghệ chế biến, bảo quản hàng hóa. Q5 phụ thuộc
vào biến đổi sinh hóa của sản phẩm hô hấp.
3.1.1. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1

Q1 = Q11 + Q12 + Q23 (W)

Trong đó:

Q11 – Dòng nhiệt tổn thất nhiệt qua kết cấu tấm panel;

Q12 – Dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che bằng tôn xốp do chênh nhiệt độ;

26
Q23 – Dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che bằng tôn xốp do ảnh hưởng của bức
xạ mặt trời;

Công thức tính toán dòng nhiệt Q1 được viết lại: Q1 = Q11 (W)

Mặt khác:

Q11 = Qvt + Qhl + Qn (W)

Q11 – Dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu tấm panel;

Qvt – Dòng nhiệt tổn thất qua các tấm vách và trần tiếp xúc với không gian kho;

Qhl – Dòng nhiệt tổn thất qua vách tiếp xúc với hành lang vận tải;

Qn – Dòng nhiệt tổn thất qua nền.

a. Dòng nhiệt tổn thất qua các tấm vách và trần tiếp xúc với không gian kho

Qvt = kvt.Fvt.∆tvt = kvt.Fvt.(t1 – t2)

kvt - Hệ số truyền nhiệt thực tế qua các vách panel và trần, W/m2K
Fvt - Diện tích bề mặt của kết cấu vách panel và trần, m2
∆tvt - Độ chênh nhiệt độ giữa không gian kho lạnh và các buồng bảo quản, oC
t1 - Nhiệt độ môi trường bên ngoài, ℃
t2 - Nhiệt độ bên trong kho, ℃
b. Dòng nhiệt tổn thất qua vách tiếp xúc với hành lang vận tải
Qhl = khl.Fhl. Δthl

khl = kvt - Hệ số truyền nhiệt thực tế qua các vách panel tiếp xúc với khu vực hành
lang giao thông, W/m2K
Fvt - Diện tích bề mặt của kết cấu vách panel tiếp xúc với khu vực hành lang, m2

Theo tài liệu [1]: Đối với các vách ngăn mở ra hành lang, phòng đệm không cần
xác định nhiệt độ bên ngoài t1 mà hiệu nhiệt độ lấy theo định hướng sau:

Bằng 70% hiệu nhiệt độ giữa môi trường và phòng lạnh, nếu hành lang và phòng
đệm có cửa thông ra bên ngoài;

Bằng 60% nếu hành lang và phòng đệm không có cửa thông ra ngoài.

27
Dựa trên tính toán thiết kế mặt bằng kho lạnh, ta thấy hành lang thông ra bên
ngoài khu vực chất tải và dỡ tải, nên ta lựa chọn Δthl = 0,7∆tvt

c. Dòng nhiệt tổn thất qua nền

Qn = kn.Fn.Δtn

Kn - Hệ số truyền nhiệt ứng với từng vùng nền, W/m2K


Fn - Diện tích từng vùng nền, m2
∆tvt - Độ chênh nhiệt độ giữa nền và buồng bảo quản, oC
3.1.2. Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra Q2

Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra khi xử lý lạnh (gia lạnh, kết đông, hạ nhiệt độ tiếp
trong buồng bảo quản đông) được tính theo biểu thức:
1000
Q2 = M.(h1 – h2). , kW
24.3600

h1, h2 – entanpi của sản phẩm trước và sau khi đưa vào buồng bảo quản hoặc buồng
kết đông, kJ/kg;

M – Công suất buồng gia lạnh, công suất buồng kết đông hoặc lượng hàng nhập
vào buồng bảo quản hoặc kết đông, t/ngày đêm;

1000: (24.3600) Hệ số chuyển đổi từ t/ngày đêm ra đơn vị kg/s;

Để xác định entanpi trước và sau khi xử lý lạnh cần phải biết nhiệt độ cụ thể hoặc
nhiệt độ trung bình của sản phẩm trước và sau khi xử lý lạnh.

Đối với kho lạnh phân phối, nhiệt độ hàng nhập vào lấy bằng 5 ÷ 6 oC. Các sản
phẩm này được làm lạnh tiếp ngay trong buồng bảo quản.

Các sản phẩm lạnh đông, bị nóng lên hơn –8 oC trên đường vận chuyển (khoảng
15 ÷ 35% tổng khối lượng hàng nhập vào kho lạnh) sẽ được chuyển vào buồng
kết đông. Ở buồng kết đông nhiệt độ của chúng được hạ xuống đến nhiệt độ bảo
quản –18 oC. Số sản phẩm có nhiệt độ thấp hơn –8 oC (65 ÷ 85% khối lượng hàng
nhập vào kho) sẽ được đưa thẳng vào buồng bảo quản đông ở đây các hàng này
sẽ được hạ nhiệt độ xuống đến nhiệt độ bảo quản –18 oC. Bởi vậy, nhiệt độ của
hàng nhập vào buồng kết đông lấy là –5 oC và hàng nhập vào buồng bảo quản
đông lấy từ -8 đến -10 oC. Theo tài liệu [2] trang 126.

28
Do sản phẩm được bảo quản bằng cách treo trên các móc treo như mô tả trên
hình 3 nên coi dòng nhiệt do bao bì tỏa ra bằng 0.

3.1.2.1. Tính phụ tải nhiệt cho máy nén

a. Khối lượng hàng nhập vào buồng bảo quản lạnh trong một ngày đêm
El .B.m
Ml = = 0,025.El
365

Ml – Khối lượng hàng nhập vào buồng bảo quản lạnh, t/24h;

El – Dung tích buồng bảo quản lạnh, t;

m – Hệ số nhập hàng không đồng đều (đối với kho lạnh phân phối m = 1,5);

365 – Số ngày kho lạnh nhập hàng trong một năm;

B – Hệ số quay vòng hàng, đối với kho lạnh phân phối B = 5÷ 6 lần/năm.

Ta có: Ml = 0,025.El = 0,025. 1350 = 33.75 (t/24h)

b. Khối lượng hàng nhập vào buồng bảo quản đông trong một ngày đêm
Ed .ψ.B.m
Mđ = = (0,027 ÷ 0,035). Eđ
365

Mđ – Khối lượng hàng nhập vào buồng bảo quản đông, t/24h;

Eđ – Dung tích buồng bảo quản đông;

Ψ – Tỉ lệ nhập hàng có nhiệt độ không cao hơn – 8oC (lượng hàng này sẽ trực tiếp
được đưa vào buồng bảo quản đông, trong thời gian bảo quản lượng hàng này sẽ
được hạ nhiệt độ đến nhiệt độ buồng).

Đối với kho lạnh phân phối:

Ψ = 0,65 ÷ 0,85

m = 2,5; B = 5 ÷ 6 lần/ năm.

Lấy: Mđ = 0,027.Eđ = 0,035.1400 = 37.8 (t/24h)

c. Khối lượng hàng nhập vào buồng kết đông trong một ngày đêm

29
Theo yêu cầu thiết kế ta đã có năng suất buồng/thiết bị kết đông là:14 t/ngày. Đây
cũng chính là khối lượng hàng nhập vào buồng kết đông trong 1 ngày.

3.1.2.2. Tính phụ tải nhiệt cho thiết bị

Theo tài liệu [1]: Khi tính Q2 cho phụ tải thiết bị, lấy khối lượng hàng nhập trong
một ngày đêm vào buồng bảo quản lạnh và buồng bảo quản đông bằng 6% với
dung tích buồng lớn 200t.

Nên ta có:

- Khối lượng hàng nhập vào buồng bảo quản lạnh trong 1 ngày đêm:

Ml = 0,06. El = 0,06. 1350 = 81 (t/24h)

- Khối lượng hàng nhập vào buồng bảo quản đông trong 1 ngày đêm:

Mđ = 0,06. Eđ = 0,06. 1400 = 84 (t/24h)

- Khối lượng hàng nhập vào buồng kết đông khi tính phụ tải nhiệt cho thiết bị là
không thay đổi: Mkđ = 14 (t/24h)
3.1.3. Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3

Dòng nhiệt tổn thất do thông gió buồng lạnh chủ yếu do không khí nóng từ bên
ngoài được đưa vào buồng lạnh thay thế cho lượng không khí lạnh trong buồng
để đảm bảo sự hô hấp của các sản phẩm bảo quản.

Q3 = Mk.(h1 – h2)
3.1.4. Các dòng nhiệt vận hành Q4

Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44 (W)

Các dòng nhiệt vận hành Q4 gồm: Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q41, do người
làm việc tỏa ra Q42, do các động cơ điện làm việc Q43, dòng nhiệt do mở cửa Q44.
a. Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng

Q41 = A.F (W)

A – Nhiệt tỏa ra do chiếu sáng trên 1m2, (W/m2)

F – Diện tích của sàn buồng lạnh hoặc kho lạnh, m2

30
b. Dòng nhiệt do người tỏa ra

Q42 = 350.n (W)

350 - Nhiệt tỏa ra do người lao động, 350 W/ người

n - Số người lao động trong buồng

c. Dòng nhiệt do động cơ điện

Q43 = 1000.N.η (W)

1000 – Hệ số chuyển đổi từ kW ra W

N – Công suất động cơ, kW

η – Hiệu suất động cơ

d. Dòng nhiệt khi mở cửa

Q44 = B.F, W

B – Dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/m2 (Tra bảng 4.4 – tài liệu [1] )

F – Diện tích buồng lạnh, m2

3.1.5. Dòng nhiệt do hoa quả hô hấp Q5

Dòng nhiệt Q5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản hoa quả, rau quả hô hấp đang
trong quá trình sống.

Đối với kho lạnh bảo quản thịt lợn Q5 = 0


3.2. Tải nhiệt cho thiết bị và cho máy nén

- Tải nhiệt thiết bị: dùng để tính toán diện tích bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết cho
thiết bị bay hơi:

Qtb = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6

- Tải nhiệt máy nén:

Qmn = Q1 + Q2 mn + 0,75.Q4

31
- Năng suất lạnh của máy nén đối với mỗi buồng có nhiệt độ giống nhau được xác
định như sau:
k.Qmn
Qo =
b

Trong đó:
b- Hệ số thời gian làm việc, ở đây chọn b=0,9
QMN – Tổng nhiệt tải của máy nén đối với một nhiệt độ bay hơi ứng với mỗi loại
buồng lạnh
k – Hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh phụ
thuộc vào bảng sau
Bảng 9. Hệ số lạnh ứng với nhiệt độ to
t0°C -40 -30 -10
K 1,1 1,07 1,05

3.3. Bảng kết quả tính toán


3.3.1. Bảng 10. Kết quả tính dòng nhiệt qua kết cấu bao che
F k t1 t2 Q Q11
Buồng Vách a (m) b (m) ∆t
(m2) (W/m2K) (oC) (oC) (kW) (kW)
1 12 4,8 57,6 0,26 38,4 3 35,4 0,53
2 18 4,8 86,4 0,26 38,4 3 35,4 0,795
3 12 4,8 57,6 0,26 - - 24,78 0,371
QBL1 5,175
4 18 4,8 86,4 0,26 3 3 0 0
Trần 12 18 216 0,26 38,4 3 35,4 1,988
Nền 12 18 216 0,406 20 3 17 1,491
1 12 4,8 57,6 0,26 38,4 3 35,4 0,53
2 18 4,8 86,4 0,26 3 3 0 0
3 12 4,8 57,6 0,26 - - 24,78 0,371
QBL2 4,38
4 18 4,8 86,4 0,26 3 3 0 0
Trần 12 18 216 0,26 38,4 3 35,4 1,988
Nền 12 18 216 0,406 20 3 17 1,491
1 12 4,8 57,6 0,26 38,4 3 35,4 0,53
2 18 4,8 86,4 0,26 3 3 0 0
3 12 4,8 57,6 0,26 - - 24,78 0,371
QBL3 4,38
4 18 4,8 86,4 0,26 3 3 0 0
Trần 12 18 216 0,26 38,4 3 35,4 1,988
Nền 12 18 216 0,406 20 3 17 1,491
1 12 4,8 57,6 0,26 38,4 3 35,4 0,53
2 18 4,8 86,4 0,26 3 3 0 0
QBL4 5,175
3 12 4,8 57,6 0,26 - 24,78 0,371
4 18 4,8 86,4 0,26 38,4 3 35,4 0,795

32
Trần 12 18 216 0,26 38,4 3 35,4 1,988
Nền 12 18 216 0,406 20 3 17 1,491
1 12 4,8 57,6 0,195 - - 39,48 0,443
2 18 4,8 86,4 0,195 38,4 -18 56,4 0,95
3 12 4,8 57,6 0,195 38,4 -18 56,4 0,633
BQĐ1 7,07
4 18 4,8 86,4 0,195 -18 -18 0 0
Trần 12 18 216 0,195 38,4 -18 56,4 2,376
Nền 12 18 216 0,219 38,4 -18 56,4 2,668
1 12 4,8 57,6 0,195 - - 39,48 0,443
2 18 4,8 86,4 0,195 -18 -18 0 0
3 12 4,8 57,6 0,195 38,4 -18 56,4 0,633
BQĐ2 6,12
4 18 4,8 86,4 0,195 -18 -18 0 0
Trần 12 18 216 0,195 38,4 -18 56,4 2,376
Nền 12 18 216 0,219 38,4 -18 56,4 2,668
1 12 4,8 57,6 0,195 - - 39,48 0,443
2 18 4,8 86,4 0,195 -18 -18 0 0
3 12 4,8 57,6 0,195 38,4 -18 56,4 0,633
BQĐ3 6,12
4 18 4,8 86,4 0,195 -18 -18 0 0
Trần 12 18 216 0,195 38,4 -18 56,4 2,376
Nền 12 18 216 0,219 38,4 -18 56,4 2,668
1 12 4,8 57,6 0,195 - - 39,48 0,443
2 18 4,8 86,4 0,195 38,4 -18 56,4 0,95
3 12 4,8 57,6 0,195 38,4 -18 56,4 0,633
BQĐ4 7,07
4 18 4,8 86,4 0,195 -18 -18 0 0
Trần 12 18 216 0,195 38,4 -18 56,4 2,376
Nền 12 18 216 0,219 38,4 -18 56,4 2,668
1 6 4,8 50,4 0,131 - - 48,58 0,321
2 8,4 4,8 50,4 0,131 -18 -31 13 0,086
3 6 4,8 50,4 0,131 38,4 -31 69,4 0,458
BKĐ 2,542
4 8,4 4,8 50,4 0,131 38,4 -31 69,4 0,458
Trần 6 8,4 50,4 0,131 38,4 -31 69,4 0,458
Nền 6 8,4 50,1 0,219 38,4 -31 69,4 0,761

3.3.2. Bảng 11. Kết quả tính dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra
a. Tính cho phụ tải máy nén

Buồng M (tấn/24h) t1 (oC) h1 (kJ/kg) t2 (oC) h2 (kJ/kg) Q2MN (kW)

BQL1 33,75 6 229,9 3 220,9 3,516


BQL2 33,75 6 229,9 3 220,9 3,516
BQL3 33,75 6 229,9 3 220,9 3,516
BQL4 33,75 6 229,9 3 220,9 3,516
BQĐ1 37,8 -8 34,8 -18 4,6 13,213
BQĐ2 37,8 -8 34,8 -18 4,6 13,213
BQĐ3 37,8 -8 34,8 -18 4,6 13,213
BQĐ4 37,8 -8 34,8 -18 4,6 13,213
BKĐ 14 -6 55,4 -18 4,6 8,264

33
b. Kết quả tính cho phụ tải thiết bị
Buồng M (tấn/24h) t1 (oC) h1 (kJ/kg) t2 (oC) h2 (kJ/kg) Q2TB (kW)
BQL1 81 6 229,9 3 220,9 8,438
BQL2 81 6 229,9 3 220,9 8,438
BQL3 81 6 229,9 3 220,9 8,438
BQL4 81 6 229,9 3 220,9 8,438
BQĐ1 84 -8 34,8 -18 4,6 29,361
BQĐ2 84 -8 34,8 -18 4,6 29,361
BQĐ3 84 -8 34,8 -18 4,6 29,361
BQĐ4 84 -8 34,8 -18 4,6 29,361
BKĐ 14 -6 55,4 -18 4,6 8,264

3.3.3. Bảng 13. Kết quả tính toán dòng nhiệt do vận hành
A F Q41 n Q42 N Q43 B Q44 Q4
Buồng
(W/m2) (m2) (kW) (người) (kW) (kW) (kW) (W/m2) (kW) (kW)
BQL 1 1,2 216 0,259 4 1,4 4 4 12 2,592 8,251
BQL 2 1,2 216 0,259 4 1,4 4 4 12 2,592 8,251
BQL 3 1,2 216 0,259 4 1,4 4 4 12 2,592 8,251
BQL 4 1,2 216 0,259 4 1,4 4 4 12 2,592 8,251
BQĐ 1 1,2 216 0,259 4 1,4 6 6 8 1,728 9,387
BQĐ 2 1,2 216 0,259 4 1,4 6 6 8 1,728 9,387
BQĐ 3 1,2 216 0,259 4 1,4 6 6 8 1,728 9,387
BQĐ 4 1,2 216 0,259 4 1,4 6 6 8 1,728 9,387
BKĐ 1,2 50,4 0,06 1 0,35 9 9 32 1,613 11,023

3.3.4. Bảng 14. Kết quả tính toán phụ tải nhiệt
Nhiệt Q1 (kW) Q2 (kW) Q4 (kW) Qtổng (kW)
Thứ
Buồng độ
tự Thiết Máy Thiết Máy Thiết Máy Thiết Máy
buồng
bị nén bị nén bị nén bị nén
1 BQL1 3 5,175 5,175 8,438 3,516 8,251 6,188 21,864 14,879
2 BQL2 3 4,38 4,38 8,438 3,516 8,251 6,188 21,069 14,084
3 BQL3 3 4,38 4,38 8,438 3,516 8,251 6,188 21,069 14,084
4 BQL4 3 5,175 5,175 8,438 3,516 8,251 6,188 21,864 14,879
Tổng 85,866 57,926
5 BQĐ1 -18 7,07 7,07 29,361 13,213 9,387 7,04 45,818 27,323
6 BQĐ2 -18 6,12 6,12 29,361 13,213 9,387 7,04 44,868 26,373
7 BQĐ3 -18 6,12 6,12 29,361 13,213 9,387 7,04 44,868 26,373
8 BQĐ4 -18 7,07 7,07 29,361 13,213 9,387 7,04 45,818 27,323
Tổng 181,372 107,392
9 BKĐ -31 2,542 2,542 8,264 8,264 11,023 8,267 21,829 19,073
Tổng 21,829 19,073

34
CHƯƠNG IV. TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ KIỂM TRA MÁY NÉN

4.1. Môi chất và các thông số ở chế độ làm việc


4.1.1. Môi chất

Môi chất được sử dụng trong đồ án thiết kế này là NH3 với những đặc điểm sau:
Không màu, có mùi hắc;
- Áp suất và nhiệt độ cuối tầm nén cao, nên cần làm mát dầu máy, dễ bị lọt không
khí khi nén 2 cấp;
- Hòa tan nước hoàn toàn nên tránh được hiện tượng tắc ẩm;
- Không hòa tan dầu bôi trơn nên phải có bình tách dầu;
- Ăn mòn kim loại màu;
- Dễ cháy nổ, độc hại với con người;
- Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ vận hành.
4.1.2. Các thông số làm việc

Do kho lạnh được lắp đặt tại vinh nên theo mục: Tổng quan và lựa chọn thông số
tính toán, ta có:
Nhiệt độ môi trường: t = 38,4oC;
Độ ẩm tượng đối: φ = 50,3 %;
Nhiệt độ nhiệt kế ướt: tư = 28,9 °C.

Chọn bình ngưng của hệ thống là loại ống vỏ nằm ngang, được làm mát bằng
nước, với độ chênh nhiệt độ nước vào và ra là ∆tw = 5°C. Các thông số nước làm
mát như sau:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng:

tw1 = tư + 3 = 29 + 3 = 32 (°C)

Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng:

tw2 = tw1 + ∆tw = 32 + 5 = 37 (°C)

a. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh

35
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh to phụ thuộc vào nhiệt độ buồng lạnh theo công
thức:

to = tb – ∆to
Trong đó:
tb – Nhiệt độ buồng lạnh;
∆to – Hiệu nhiệt độ yêu cầu, thông thường với dàn bay hơi trực tiếp thì ta chọn ∆to
trong khoảng từ 8 đến 13°C. (Theo tài liệu [1] )
Trong đồ án này, ta lựa chọn ∆to = 10oC

b. Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh

Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất:

tk = tw2 + ∆tk = 37 + 3 = 40 (°C)

Trong đó: ∆tk là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, ∆tk = 3 ÷ 5 °C có nghĩa là nhiệt
độ ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ 3 đến 5 °C.

Ta chọn ∆tk = 3°𝐶.

c. Nhiệt độ quá lạnh

Nhiệt độ quá lạnh tql là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu. Môi
chất đầu tiên được cho đi qua thiết bị quá lạnh rồi sau đó mới được đưa vào thiết
bị tiết lưu.

Do thiết bị quá lạnh làm cho máy lạnh thêm cồng kềnh, tiêu tốn vật tư làm giá
thành tăng lên mà hiệu quả lạnh đem lại không cao, các máy lạnh ngày nay hầu
như không còn trang bị thiết bị quá lạnh.

Đối với môi chất lạnh NH3 không bố trí thiết bị hồi nhiệt để quá lạnh. Nhưng nhiệt
độ quá lạnh khi qua thiết bị trao đổi nhiệt ngược chiều cũng vẫn cao hơn nhiệt độ
nước vào 3-5°C.

tql = tw1 + 3 = 32 + 3 = 35 (oC)

d. Nhiệt độ hơi hút về máy nén

Là nhiệt độ của hơi trước khi đi vào máy nén. Nhiệt độ này bao giờ cũng lớn hơn
nhiệt độ sôi của môi chất. Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng, người ta bố
36
trí bình tách lỏng và đảm bảo rằng hơi hút về máy nén nhất định phải là hơi quá
nhiệt.

Với môi chất NH3, nhiệt độ hơi hút th thông thường cao hơn nhiệt độ sôi khoảng
5÷15°C, nghĩa là ∆th = 5÷15°C sẽ đảm bảo độ an toàn cho máy nén khi làm việc.
Do nhiệt độ cuối tầm nén của NH3 rất cao nên cần phải giảm độ quá nhiệt càng
nhỏ càng tốt. Ta chọn ∆th = 5°C [TL1, trg.208].

t h = t 0 + ∆t h
4.1.3. Bảng 15. Nhiệt độ theo từng buồng

Buồng tb (oC) to (oC) tk (oC) tql (oC) th (oC)

BQĐ -18 -28 40 35 -23

BQL 3 -7 40 35 -2

KĐ -31 -41 40 35 -36

4.2. Tính chọn máy nén


4.2.1. Tính toán cho buồng bảo quản đông

4.2.1.1. Lựa chọn chu trình

Với môi chất lạnh là NH3, sử dụng phần mềm CoolPack ta có

Bảng 16. Thông số buồng bảo quản đông


to (oC) Po (Bar) tk (oC) Pk (Bar)

-28 1,3 40 15,6

Tỷ số nén:
pk 15,6
π= = = 12
po 1,3

Với tỷ số nén π > 9 nên sử dụng chu trình máy lạnh nén hơi hai cấp:
Áp suất trung gian:
ptg = √po . pk = √1,3. 15,6 = 4,5 (Bar)

Nhiệt độ trung gian: ttg = 1,3 (oC)

37
Hình 10. Sơ đồ chu trình 2 cấp nén buồng bảo quản đông

Bảng 17. Thông số trạng thái của các thiết bị trong buồng bảo quản đông
Điểm nút t, oC p, Bar h, kJ/kg v, m3/kg s, kJ/kgK x
1' -28 1,3 1432,77 0,883 6,024 1
1 -23 1,3 1432,22 0,916 6,084 -
2 61,4 4,5 1610,59 0,35 6,084 -
3 1,3 4,5 1463,71 0,276 5,6 1
4 95,6 15,6 1653,29 0,107 5,6 -
5' 40 15,6 387,7 0,002 1,634 0
5 35 15,6 363,79 - 1,559 -
6 6,3 15,6 232,28 - 1,116 -
7 1,3 4,5 363,79 0,036 1,597 0,125
8 1,3 4,5 1463,71 0,276 5,6 1
9 1,3 4,5 208,37 0,002 1,03 0
10 -28 1,3 232,28 0,104 1,161 0,117

Cách xác định các điểm nút và lưu lượng khối lượng:
- Điểm 1’: Từ to = -28 oC và x =1 ta xác định được p1’, h1’, v1’
- Điểm1: Xác định nhờ Po và to +5°K
- Điểm 2: Xác định giao điểm của s1 = const và ptg ta xác định được điểm 2

38
- Điểm 3: Xác định tại x=1 và ptg
- Điểm 4: Xác định giao điểm của s3 = const và pk ta xác định được điểm 4
- Điểm 5’: Xác định tại x=0 và tk
- Điểm 5: Xác định tại pk và tql
- Điểm 7: Xác định thông qua phương trình cân bằng năng lượng
- Điểm 8: Trùng điểm 3
- Điểm 9: xác định tại x=0 và ptg
- Điểm 6: Xác định tại pk và t6 = t9+5°K
- Điểm 10: Xác định tại P0 và h10= h6
4.2.1.2. Chọn máy nén
a. Tính máy nén hạ áp
Ta xác định được năng suất lạnh của buồng bảo quản đông theo chương 3:
Qo= 116,530 (kW)
Năng suất lạnh riêng:
kJ
q0 = h1′ − h10 = 1432.77 − 232.28 = 1200,49 ( )
kg
Lưu lượng hơi thực tế nén qua máy nén hạ áp:
Q 0 116,530 kg
m1 = = = 0,097 ( )
q0 1200,49 s
Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp:
VttHA = m1 . v1 = 0,097.0,916 = 0,089 (m3 /s)
Hiệu suất thể tích:
1
p0 −∆p0 ptg +∆ptg m p0 −∆p0 T
HA = { − c. [( ) − ]} . T 0
p0 p0 p0 tg

Trong đó:
m = 0,95  1,1 đối với NH3, chọn m= 0,98
c = 2-6%: tỷ số thể tích chết, chọn c = 0,04
ΔPtg = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPtg = ΔPk = 0,08bar
Ttg = 273 + (1,3) = 274,3 K
T0 = 273 + (-28) = 245 K

39
1
1,3−0,08 4,5+0,08 0,98 1,3−0,08 245
HA = { − 0,04. [( ) − ]} . 274,3 = 0,843
1,3 1,3 1,3

Thể tích hút lý thuyết (thể tích quét pittong):


Vtt 0,089
VltHA = = = 0,106 (m3 /s)
 0,843
Công nén riêng:
kJ
l1 = h2 − h1 = 1610,59 − 1432,22 = 178, 37 ( )
kg
Công nén đoạn nhiệt:
Ns = m1 . l1 = 0,097 .178,37 = 17,302 (kW)
Hiệu suất chỉ thị:
i = w + b. t 0 = 0,89 + 0,001. (−28) = 0,862
Trong đó:
T0 245
w = = = 0,893
Ttg 274,3
b = 0,001 với máy nén amoniac
t0 – Nhiệt độ sôi, oC
Công suất chỉ thị:
Ns 17,302
Ni = = = 20,072 (kW)
i 0,862
Công suất ma sát:
Nms = Vtt . pms = 0,089.59 = 5,251(kW)
Chọn áp suất ma sát riêng pms = 59 kPa với máy nén NH3 thẳng dòng
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 20,072 + 5,251 = 25,323 (kW)
Công suất tiếp điện:
Ne 25,323
NelHA = = = 29,618 (kW)
tđ . el 0,9.0,95
Trong đó:
tđ – hiệu suất truyền động của khớp, đai: 0,95
el – hiệu suất động cơ: 0,9
b. Tính máy nén cao áp
Lưu lượng hơi qua máy nén cao áp:

40
h2 + h5 − h7 − h6 1610,59 + 363,79 − 363,79 − 232,28
m3 = m1 . = 0,097.
h3 − h7 1463,71 − 363,79
kg
= 0,122 ( )
s
Thể tích hút thực tế:
VttCA = m3 . v3 = 0,122.0,276 = 0,034 (m3 /s)
Hiệu suất thể tích:
1
ptg −∆ptg pk +∆pk m ptg −∆ptg Ttg
HA = { − c. [( ) − ]} . T
ptg ptg ptg k

Trong đó:
m = 0,95  1,1 đối với NH3, chọn m= 0,98
c = 0,03  0,05: tỷ số thể tích chết, chọn c = 0,04
ΔPtg = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPtg = ΔPk = 0,08bar
Ttg = 273 + (1,3) = 274,3K
Tk = 273 + 40 = 313K
Từ đó hiệu suất thể tích tại máy nén cao áp là:
1
4,5−0,08 15,6+0,08 0,98 4,5−0,08 274,3
HA = { − 0,04. [( ) − ]} . = 0,77
4,5 4,5 4,5 313

Thể tích hút lý thuyết cao áp:


Vtt 0,034
VltCA = = = 0,044 (m3 /s)
 0,77
Công nén riêng:
kJ
l2 = h4 − h3 = 1653,29 − 1463,71 = 189,58 ( )
kg
Công nén đoạn nhiệt cao áp:
Ns = m3 . l2 = 0,122.189,58 = 23,129 (kW)
Hiệu suất chỉ thị:
i = w + b. t tg = 0,87 + 0,001. (0) = 0,87
Trong đó:
Ttg 274,3
w = = = 0,87
Tk 313
b = 0,001; ttg = 0°C

41
Công suất chỉ thị:
Ns 23,129
Ni = = = 26,585 (kW)
i 0,87

Công suất ma sát:


Nms = Vtt . pms = 0,044.59 = 2,596 (kW)
Chọn áp suất ma sát riêng pms = 59 bar với máy nén amoniac thẳng dòng.
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 26,585 + 2,596 = 29,181 (kW)
Công suất tiếp điện:
Ne 29,181
NelCA = = = 34,130 (kW)
tđ . el 0,9.0,95

Trong đó:
tđ – hiệu suất truyền động của khớp, đai: 0,95
el – hiệu suất động cơ: 0,9
Nhiệt thải bình ngưng:
Qk = m3.(h4-h5’) = 0,122.( 1653,29 – 387,7) = 154,402 (kW)
c. Chọn máy nén
Dựa vào các thông số tính toán được ở trên:
Năng suất lạnh: Qo = 116,530 (kW)
m3
Thể tích hút lý thuyết của MNHA: VltHA = 0,106 (m3 /s) = 381,6 ( )
h

Công suất điện máy nén hạ áp: NelHA = 29,618 (kW)


m3
Thể tích hút lý thuyết của MNCAP: VltCA = 0,034 (m3 /s) = 122,4 ( )
h

Công suất điện máy nén cao áp: NelCA = 34,130 (kW)
Sử dụng phần mềm chọn máy nén của Mycom ta chọn được:

42
Hình 11. Sử dụng phần mềm Mycom chọn máy nén

Hình 12. Máy nén lựa chọn


4.2.2. Tính toán cho buồng bảo quản lạnh

4.2.2.1. Lựa chọn chu trình

Với môi chất lạnh là NH3, sử dụng phần mềm CoolPack ta tra được các thông số
như sau:

Bảng 18. Thông số buồng bảo quản lạnh


to (oC) Po (Bar) tk (oC) Pk (Bar)
-7 3,3 40 15,6

43
Tỷ số nén:
pk 15,6
π= = = 4,7
po 3,3

Với tỷ số nén π < 9 nên sử dụng chu trình máy lạnh nén hơi một cấp có quá lạnh
quá nhiệt

Hình 13. Sơ đồ chu trình 2 cấp nén buồng bảo quản đông

Bảng 19. Thông số trạng thái của các thiết bị trong buồng bảo quản lạnh
Điểm nút t, oC p, Bar h, kJ/kg v, m3/kg s, kJ/kgK x
1' -7 3,3 1455,37 0,404 5,753 1
1 -2 3,3 1460,82 0,381 5,748 -
2 110,6 15,6 1693,35 0,112 5,748 -
2' 40 15,6 1492,87 0,084 5,168 1
3' 40 15,6 394,59 0,002 1,656 0
3 35 15,6 364,87 - 1,563 -
4 -7 3,3 364,87 0,058 1,622 0,153

Cách xác định các điểm nút và lưu lượng khối lượng:
- Điểm 1’: Từ to = - 7 oC và x =1 ta xác định được p1’ , h1’ , v1’
- Điểm 1: Xác định nhờ Po và to +5°K
- Điểm 2: Xác định giao điểm của s1 = const và pk ta xác định được điểm 2
- Điểm 2’: Xác định tại x=1 và pk
- Điểm 3’: Xác định giao điểm của x=0 và pk ta xác định được điểm 4
- Điểm 3: Xác định tại pk và tk - 5°K

44
- Điểm 4: Xác định tại h3 và po
4.2.2.2. Chọn máy nén
Ta xác định được năng suất lạnh của buồng bảo quản lạnh theo chương 3:
Qo= 61,915 (kW)
Năng suất lạnh riêng:
kJ
q0 = h1′ − h4 = 1455,37 − 364,87 = 1090,5 ( )
kg
Lưu lượng hơi thực tế nén qua máy nén:
Q 0 61,915 kg
m1 = = = 0,057 ( )
q0 1090,5 s
Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp:
Vtt = m1 . v1 = 0,057.0,381 = 0,021 (m3 /s)
Hiệu suất thể tích:
1
p0 −∆p0 p +∆p m p0 −∆p0 T
λ={ − c. [( k k) − ]} . T0
p0 p0 p0 k

Trong đó:
m = 0,95  1,1 đối với NH3, chọn m= 0,98
c = 2-6%: tỷ số thể tích chết, chọn c = 0,04
ΔPtg = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPo = ΔPk = 0,08 bar
Tk = 273 + (40) = 313 K
T0 = 273 + (-7) = 266 K
1
3,3−0,08 15,6+0,08 0,98 3,3−0,08 266
HA = { − 0,04. [( ) − ]} . 313 = 0,431
3,3 1,3 3,3

Thể tích hút lý thuyết (thể tích quét pittong):


Vtt 0,021
Vlt = = = 0,049 (m3 /s)
 0,431

Công nén riêng:


kJ
l1 = h2 − h1 = 1693,35 − 1460,82 = 232,53 ( )
kg
Công nén đoạn nhiệt:
Ns = m1 . l1 = 0,049. 232,53 = 11,393 (kW)

45
Hiệu suất chỉ thị:
i = w + b. t 0 = 0,85 + 0,001. (−7) = 0,843
Trong đó:
T0 266
w = = = 0,85
Tk 313
b = 0,001 với máy nén amoniac
t0 – Nhiệt độ sôi, oC
Công suất chỉ thị:
Ns 11,393
Ni = = = 13,516 (kW)
i 0,843

Công suất ma sát:


Nms = Vtt . pms = 0,021.59 = 1,238 (kW)
Chọn áp suất ma sát riêng pms = 59 kPa với máy nén NH3 thẳng dòng
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 13,516 + 1,238 = 14,754 (kW)
Công suất tiếp điện:
Ne 14,754
Nel = = = 17,256 (kW)
tđ . el 0,9.0,95

Trong đó:
tđ – hiệu suất truyền động của khớp, đai: 0,95
el – hiệu suất động cơ: 0,9
Nhiệt thải bình ngưng:
Qk = m1.(h2-h3’) = 0,049.(1693,35 – 394,59) = 60,993 (kW)
c. Chọn máy nén
Dựa vào các thông số tính toán được ở trên:
Năng suất lạnh: QO = 61,915 (kW)
m3
Thể tích hút lý thuyết của MN: Vlt = 0,049 (m3 /s) = 176,4 ( )
h

Công suất điện máy nén hạ áp: Nel = 17,256 (kW)

46
Sử dụng phần mềm chọn máy nén của Mycom ta chọn được:

Hình 14. Sử dụng phần mềm Mycom chọn máy nén

Hình 15. Máy nén lựa chọn


4.2.3. Tính toán cho buồng kết đông

4.2.3.1. Lựa chọn chu trình

Bảng 20. Thông số buồng kết đông


to (oC) Po (Bar) tk (oC) Pk (Bar)
-41 0,7 40 15,6

Tỷ số nén:
47
pk 15,6
π= = = 22,29
po 0,7

Với tỷ số nén π > 9 nên sử dụng chu trình máy lạnh nén hơi hai cấp:
Áp suất trung gian:
ptg = √po . pk = √0,7. 15,6 = 3,3 (Bar)

Nhiệt độ trung gian: ttg = -6,2 (oC)

Hình 16. Sơ đồ chu trình 2 cấp nén buồng kết đông

Bảng 21. Thông số trạng thái của các thiết bị trong buồng kết đông
Điểm
t, oC p, Bar h, kJ/kg v, m3/kg s, kJ/kgK x
nút
1' -41 0,7 1405,83 1,638 6,261 1
1 -36 0,7 1415,53 1,554 6,268 -
2 63 3,3 1619,42 0,485 6,268 -
3 -6,2 3,3 1453,87 0,370 5,711 1
4 107,7 15,6 1685,44 0,111 5,711 -
5' 40 15,6 386,41 - 1,630 0
5 35 15,6 365,05 - 1,563 -
6 -1,2 15,6 194,14 - 0,979 -
7 -6,2 3,3 365,05 0,06 1,649 0,157
8 -6,2 3,3 1454,33 0,370 5,711 -
9 -6,2 3,3 176,70 0,914 0,893 0
10 -41 0,7 194,14 0,186 1,035 0,123

48
4.2.1.2. Chọn máy nén
a. Tính máy nén hạ áp
Ta xác định được năng suất lạnh của buồng kết đông theo chương 3:
Qo = 20,640 (kW)
Năng suất lạnh riêng:
kJ
q0 = h1′ − h10 = 1405,83 − 194,14 = 1211,69 ( )
kg
Lưu lượng hơi thực tế nén qua máy nén hạ áp:
Q0 20,640 kg
m1 = = = 0,017 ( )
q0 1211,69 s
Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp:
VttHA = m1 . v1 = 0,017.1,638 = 0,028 (m3 /s)
Hiệu suất thể tích:
1
p0 −∆p0 ptg +∆ptg m p0 −∆p0 T
HA = { − c. [( ) − ]} . T 0
p0 p0 p0 tg

Trong đó:
m = 0,95  1,1 đối với NH3, chọn m= 0,98
c = 2-6%: tỷ số thể tích chết, chọn c = 0,04
ΔPtg = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPtg = ΔPo = 0,08bar
Ttg = 273 + (-6,2) = 266,8 K
T0 = 273 + (-41) = 232 K
1
0,7−0,08 3,3 + 0,08 0,98 0,7 − 0,08 232
HA = { − 0,04. [( ) − ]} . 266,8 = 0,628
0,7 0,7 0,7

Thể tích hút lý thuyết (thể tích quét pittong):


Vtt 0,028
VltHA = = = 0,045 (m3 /s)
 0,628
Công nén riêng:
kJ
l1 = h2 − h1 = 1619.42 − 1415.53 = 203,89 ( )
kg
Công nén đoạn nhiệt:
Ns = m1 . l1 = 0,017 .203,89 = 3,466 (kW)
Hiệu suất chỉ thị:
i = w + b. t 0 = 0,87 + 0,001. (−41) = 0,829

49
Trong đó:
T0 232
w = = = 0,870
Ttg 266,8
b = 0,001 với máy nén amoniac
t0 – Nhiệt độ sôi, oC
Công suất chỉ thị:
Ns 3,466
Ni = = = 4,181 (kW)
i 0,829
Công suất ma sát:
Nms = Vtt . pms = 0,028.59 = 1,652 (kW)
Chọn áp suất ma sát riêng pms = 59 kPa với máy nén NH3 thẳng dòng
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 4,181 + 1,652 = 5,833 (kW)
Công suất tiếp điện:
Ne 5,833
NelHA = = = 6,822 (kW)
tđ . el 0,9.0,95
Trong đó:
tđ – hiệu suất truyền động của khớp, đai: 0,95
el – hiệu suất động cơ: 0,9
b. Tính máy nén cao áp
Lưu lượng hơi qua máy nén cao áp:
h2 + h5 − h7 − h6 1619.42 + 365.05 − 365.05 − 194.14
m3 = m1 . = 0,017.
h3 − h7 1453.87 − 365.05
kg
= 0,022 ( )
s
Thể tích hút thực tế:
VttCA = m3 . v3 = 0,022.0,370 = 0,008 (m3 /s)
Hiệu suất thể tích:
1
ptg −∆ptg pk +∆pk m ptg −∆ptg Ttg
HA = { − c. [( ) − ]} . T
ptg ptg ptg k

Trong đó:
m = 0,95  1,1 đối với NH3, chọn m= 0,98
c = 0,03  0,05: tỷ số thể tích chết, chọn c = 0,04
ΔPtg = ΔPk = 0,005 ÷ 0,01 MPa. Ta chọn ΔPtg = ΔPk = 0,08 bar

50
Ttg = 273 + (-6,2) = 266,8 K
Tk = 273 + 40 = 313K
Từ đó Hiệu suất thể tích tại máy nén cao áp là:
1
3,3−0,08 15,6+0,08 0,98 3,3−0,08 266,8
HA = { − 0,04. [( ) − ]} . = 0,70
3,3 3,3 3,3 313

Thể tích hút lý thuyết cao áp:


Vtt 0,008
VltCA = = = 0,011 (m3 /s)
 0,70
Công nén riêng:
kJ
l2 = h4 − h3 = 1685.44 − 1453.87 = 231,57 ( )
kg
Công nén đoạn nhiệt cao áp:
Ns = m3 . l2 = 0,022.231,57 = 5,095 (kW)
Hiệu suất chỉ thị:
i = w + b. t tg = 0,852 + 0,001. (−6,2) = 0,846
Trong đó:
Ttg 266,8
w = = = 0,852
Tk 313
b = 0,001; ttg = 0°C
Công suất chỉ thị:
Ns 5,095
Ni = = = 6,022 (kW)
i 0,846
Công suất ma sát:
Nms = Vtt . pms = 0,008.59 = 0,472 (kW)
Chọn áp suất ma sát riêng pms = 59 bar với máy nén amoniac thẳng dòng.
Công suất hữu ích:
Ne = Ni + Nms = 6,022 + 0,472 = 6,494 (kW)
Công suất tiếp điện:
Ne 6,494
NelCA = = = 7,595 (kW)
tđ . el 0,9.0,95
Trong đó:
tđ – hiệu suất truyền động của khớp, đai: 0,95
el – hiệu suất động cơ: 0,9

51
Nhiệt thải bình ngưng:
Qk = m3.(h4 - h5’) = 0,022.( 1685.44 – 386,41) = 28,579 (kW)
c. Chọn máy nén
Dựa vào các thông số tính toán được ở trên:
Năng suất lạnh: Qo = 20,640 (kW)
m3
Thể tích hút lý thuyết của MNHA: VltHA = 0,043 (m3 /s) = ( )
h
Công suất điện máy nén hạ áp: NelHA = 6,822 (kW)
m3
Thể tích hút lý thuyết của MNCAP: VltCA = 0,003 (m3 /s) = ( )
h
Công suất điện máy nén cao áp: NelCA = 7,595 (kW)
Sử dụng phần mềm chọn máy nén của Mycom ta chọn được:

Hình 17. Sử dụng phần mềm Mycom chọn máy nén

Hình 18. Máy nén lựa chọn


52
CHƯƠNG IV. TÍNH CHỌN BÌNH NGƯNG, DÀN BAY HƠI VÀ VAN
TIẾT LƯU

5.1. Thiết bị ngưng tụ

Xác định diện tích về mặt trao đổi nhiệt:


Qk = k.F.Δttb
Trong đó:
Qk - Phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW
F - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2
k - Hệ số truyền nhiệt của thiết bị
Δttb - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K
Δtmax − Δtmin
Δttb = Δt
ln max
Δtmin

Δtmax - Hiệu nhiệt độ lớn nhất (phía nước vào)


Δtmin - Hiệu nhiệt độ bé nhất (phía nước ra)
Theo phần chọn máy nén ta có:
Nhiệt thải ngưng tụ của máy nén buồng bảo quản đông: Qk = 154,402 (kW)
Nhiệt thải ngưng tụ của máy nén buồng bảo quản lạnh: Qk = 60,993 (kW)
Nhiệt thải ngưng tụ của máy nén buồng kết đông: Qk = 28,579 (kW)
Phụ tải lạnh của bình ngưng là tổng nhiệt thải ngưng tụ của tất cả các máy:
∑Qk = 154,402 + 60,993 + 28,579 = 243,974 (kW)
Xác định hiệu nhiệt độ trung bình logarit:
Tại khu vực Vinh ta có: Tkhô = 38,4 oC, φ = 50,3 % và tư = 28,9 oC
Nhiệt độ nước vào bình ngưng chọn: tw1 = 32 oC
Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng chọn: tw2 = 37 oC
Nhiệt độ ngưng tụ: tk = 40 oC
Hiệu nhiệt độ nước làm mát: Δtw = tw2 - tw1 = 37-32 = 5 K

53
Δtmax = tk – tw1 = 40 – 32 = 8 K
Δtmin = tk – tw2 = 40 – 37 = 3 K
Δtmax − Δtmin 8−3
Vậy: Δttb = Δt = 8 = 5,1 K
ln max ln
3
Δtmin

Xác định hệ số truyền nhiệt k


Ở đây ta chọn thiết bị ngưng tụ là bình ngưng tụ ống vỏ kiểu nằm ngang ứng
với môi chất NH3. Theo bảng 8-6 tài liệu [1], ta có: K nằm trong khoảng từ 700-
1000 W/m2K

Ta chọn: k = 900 W/m2K

Xác định diện tích bề mặt F


Qk 243,974.1000
F= = = 53,15 m2
k.Δttb 900.5,1

Xác định lượng nước làm mát cung cấp cho thiết bị ngưng tụ
Qk
Vn = , m3/s
C.p.Δtw

Trong đó:
Qk – Tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, kW
C – Nhiệt dung riêng của nước làm mát, C = 4,186 kJ/kg.K
p – Khối lượng riêng của nước, p = 1000 kg/m3
Δtw – Độ tăng nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ, K
243,974
Vn = = 0,012 ( m3/s)
4,186.1000.5

Bảng 22. Thông số của thiết bị ngưng tụ:


Kích thước
Kích thước phủ bì,
ống nối,
Diện Mm Thể tích Khối
Số
Kí hiệu tích bề mm giữa các lượng
ống
mặt, m2 hơi lỏng nước ống, m
3
đường dài rộng cao Kg
kính D L B H d d1 d2
50KTR 50 600 4520 910 1000 216 70 25 80 0,7 1980

54
5.2. Thiết bị bay hơi
Ta sử dụng phần mềm Gunter để chọn dàn lạnh.
5.2.1. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông 1 và 4
Tải lạnh thiết bị: Qotb = 45,818 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -28 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -18 oC

Ta chọn 2 dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông với công suất mỗi dàn là: 23 kW
Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn dàn lạnh cho buồng bảo quản đông như sau:

Hình 19. Sử dụng Guntner chọn thiết bị bay hơi cho buồng bảo quản đông 1,4

55
5.2.2. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông 2 và 3
Tải lạnh thiết bị: Qotb = 44.868 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -28 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -18 oC

Chọn 2 dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông với công suất mỗi dàn là: 22,5 kW
Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn dàn lạnh cho buồng bảo quản đông như sau:

Hình 20. Sử dụng Guntner chọn thiết bị bay hơi cho buồng bảo quản đông 2,3

56
5.2.3. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh 1 và 4
Tải lạnh thiết bị: Qotb = 21.864 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -7 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = 3 oC

Chọn 2 dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông với công suất mỗi dàn là: 11 kW
Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn dàn lạnh cho buồng bảo quản đông như sau:

Hình 21. Sử dụng Guntner chọn thiết bị bay hơi cho buồng bảo quản lạnh 1,4
57
5.2.4. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng bảo quản lạnh 2 và 3
Tải lạnh thiết bị: Qotb = 21.069 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -7 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = 3 oC

Chọn 2 dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông với công suất mỗi dàn là: 11 kW
Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn dàn lạnh cho buồng bảo quản đông như sau:

Hình 21. Sử dụng Guntner chọn thiết bị bay hơi cho buồng bảo quản lạnh 2,3

58
5.2.5. Tính chọn dàn bay hơi cho buồng kết đông
Tải lạnh thiết bị: Qotb = 21.829 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -41 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -31 oC

Chọn 2 dàn bay hơi cho buồng bảo quản đông với công suất mỗi dàn là: 11 kW
Sử dụng phần mềm Guntner ta chọn dàn lạnh cho buồng bảo quản đông như sau:

Hình 22. Sử dụng Guntner chọn thiết bị bay hơi cho buồng bảo quản đông

59
5.3. Chọn van tiết lưu
Van tiết lưu là một trong những thiết bị của hệ thống lạnh, nó có nhiệm vụ làm
giảm áp suất môi chất ở áp suất cao, nhiệt độ cao xuống áp suất bay hơi của môi
chất. Nó còn dùng để điều chỉnh lượng môi chất cấp vào dàn bay hơi.

Với các tính toán ở chương 4, ta chọn được van tiết lưu cho từng buồng.

5.3.1. Tính van tiết lưu cho buồng bảo quản đông
5.3.1.1. Tính chọn cho buồng bảo quản đông 1 và 4
Năng suất lạnh tại ứng với 1 dàn lạnh: Qo = 23 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -28 oC

Nhiệt độ ngưng tụ: tnt = 40 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -18 oC

Ta chọn được van tiết lưu như sau:

Hình 23. Sử dụng phần mềm Coolselector chọn van tiết lưu
Dựa vào phần mềm ta chọn được van tiết lưu cho buồng bảo quản đông 2 và 3
với model: REG 10-A-angle

60
5.3.1.2. Tính chọn cho buồng bảo quản đông 2 và 3
Năng suất lạnh tại ứng với 1 dàn lạnh: Qo = 22,5 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -28 oC

Nhiệt độ ngưng tụ: tnt = 40 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -18 oC

Ta chọn được van tiết lưu như sau:

Hình 24. Sử dụng phần mềm Coolselector chọn van tiết lưu

Dựa vào phần mềm ta chọn được van tiết lưu cho buồng bảo quản đông 2 và 3
với model: REG 10-A-angle
5.3.2. Tính van tiết lưu cho buồng bảo quản lạnh
Năng suất lạnh tại ứng với 1 dàn lạnh: Qo = 11 kW

Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -7 oC

Nhiệt độ ngưng tụ: tnt = 40 oC

Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = 3 oC

Ta chọn được van tiết lưu như sau:


61
Hình 25. Sử dụng phần mềm Coolselector chọn van tiết lưu
5.3.3. Tính van tiết lưu cho buồng kết đông
Năng suất lạnh tại ứng với 1 dàn lạnh: Qo = 10,9 kW
Nhiệt độ sôi của môi chất: to = -41 oC
Nhiệt độ ngưng tụ: tnt = 40 oC
Nhiệt độ của buồng bảo quản đông: tb = -31 oC
Ta chọn được van tiết lưu như sau:

Hình 25. Sử dụng phần mềm Coolselector chọn van tiết lưu

62
CHƯƠNG VI. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHỤ

6.1. Tháp giải nhiệt

Hình 26. Cấu tạo cơ bản của một tháp giải nhiệt
Nhiệt thải ngưng tụ của toàn kho lạnh là:
∑Qk = 154,402 + 60,993 + 28,579 = 243,974 (kW)
(Theo tính toán ở chương IV, mục 5.1)
Lưu lượng nước tuần hoàn xác định theo biểu thức:
Qk 243,947
Vn = = = 0,012 (m3/s) = 12 (l/s)
C.ρ.∆tw 4,18.1000.5

Kho lạnh được lắp đặt tại Vinh có điều kiện khí hậu như sau:
tkhô = 38,4 oC, φ = 50,3 % và tư = 28,9 oC
Hệ thống sử dụng tháp giải nhiệt nước tuần hoàn qua tháp giải nhiệt, với các tính
toán đã thực hiện ở chương IV, ta có:
Nhiệt độ nước vào bình ngưng: tw1 = 32 (oC)
63
Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng: tw2 = 37 (oC)
Nhiệt độ ngưng tụ môi chất: tk = 40
Từ các thông số trên ta có hiệu nhiệt độ nước làm mát được xác định như sau:
Δt1 = tw2 – tw1 = 37 - 32 = 5 K
Δt2 = tw1 – tư = 32 - 29 = 3 K
Tính chọn tháp giải nhiệt:
Theo tài liệu [1] trang 316: Quy đổi năng suất nhiệt ra tôn lạnh theo tiêu chuẩn
CTI ( Cooling Tower Instiute) 1 tôn nhiệt tương đương 3900 kcal/h nên ta có:
Qk = 243,947 (kW) = 2,098.105 (kcal/h) = 53,80 (tôn)
Tra theo bảng 7-22 tài liệu [2], ta chọn tháp giải nhiệt FRK - 60
Bảng 23. Thông số tháp giải nhiệt model FRK - 60

Lưu lượng định mức 13 l/s

Chiều cao tháp 2417 mm

Đường kính tháp 1910 mm

Đường kính ống nối nước vào 100 mm

Đường kính ống nối nước ra 100 mm

Lưu lượng quạt gió 420 m3/ph

Đường kính quạt gió 1200 mm

Motor quạt 1,5 kW

6.2. Bình tách dầu


Bình tách dầu dùng để tách dầu ra khỏi môi chất để nó không đi vào các thiết bị
trao đổi nhiệt như bay hơi và ngưng tụ.
Từ máy nén dầu bị cuốn theo hơi môi chất dưới dạng bụi dầu, ở nhiệt độ 80 đến
150 oC dầu cũng bị hóa hơi một phần (từ 3 đến 30%). Bình tách dầu làm việc theo

64
nhiều nguyên lý như thay đổi hướng và tốc độ chuyển động, nhờ khối lượng riêng
của bụi dầu và hơi môi chất khác nhau, làm mát để ngưng tụ hơi dầu…
Việc lựa chọn bình tách dầu được căn cứ vào đường ống đẩy môi chất ra khỏi
máy nén.
Đường kính trong của bình tách dầu theo trang 310 tài liệu [2]:

4.V
Dt = √
π.ω

V – lưu lượng thể tích dòng hơi đi qua bình tách dầu hay lượng hơi thực tế qua
máy nén.
ω – Tốc độ dòng hơi môi chất trong bình
ω = 0,5÷1 m/s. Chọn ω = 0,8 m/s
Dựa vào kết quả mục 4.2.1.2, chương IV, ta xác định đường kính bình tách dầu:
Bảng 24. Đường kính bình tách dầu ứng với các buồng bảo quản

Buồng

Bảo quản đông Bảo quản lạnh Kết đông

Máy nén

Hạ áp 0,376 - 0,211

Cao áp 0,233 - 0,113

1 cấp - 0,183 -

6.3. Bình chứa dầu


Bình chứa dầu dung để gom dầu từ các bình tách dầu, từ các bầu dầu của các thiết
bị như bình chứa cao áp, bình trung gian, bình chứa tuần hoàn...

Dầu được xả về bình do chênh lệch áp suất. áp suất trong bình hút giảm xuống
khi khi mở van trên đường nối với ống hút. Khi xả dầu ra ngoài áp suất trong bình
chỉ được phép cao hơn áo suất khí quyển chút ít.

Áp suất cho phép cao nhất của bình là 1,8 Mpa, nhiệt độ từ -40 ÷ 150 oC.

65
Theo bảng 7-20 tài liệu [2] ta chọn bình chưa dầu như sau:
Bảng 25. Thông số bình chứa dầu

Bình chứa Kích thước mm thể tích khối lượng


dầu bình (kg)
DxS B H
(m3)

300CM 325 x 4,5 765 1270 0,07 92

6.4. Bình trung gian


Bình trung gian được sử dụng trong máy lạnh hai hoặc nhiều cấp. Bình trung gian
để làm mát hơi môi chất sau khi nén cấp áp thấp và để quá lạnh lỏng môi chất
trước khi vào van tiết lưu bằng cách bay hơi một phần lỏng ở áp suất và nhiệt độ
trung gian.
Bình trung gian được chọn theo đường kính ống hút máy nén cao áp. Khi đó tốc
độ hơi trong bình theo tiết diện ngang không quá 0,5 m/s, tốc độ lỏng trong ống
xoắn từ 0,4 đến 0,7 m/s, hệ số truyền nhiệt của ống xoắn 580 ÷ 700 W/m2.K.
Đường kính ống hút được xác định theo công thức:

4.Vh
d=√
π.ω

 - Tốc độ môi chất trung bình (m/s)


Vh – Thể tích hút của máy nén cao áp (m3/s)
a. Lựa chọn bình trung gian cho buồng bảo quản đông
4.0,034
d=√ = 0,25 (m)
3,141.0,7

Theo bảng 7-19 tài liệu [2] chọn bình trung gian với các thông số:
Bảng 26. Thông số lựa chọn bình trung gian buồng bảo quản đông

Kích thước,mm
Dung tích, Khối lượng,
Loại bình
m3 kg
DxS d H

66
120SC3 1200 x 12 300 3640 3,3 1973

b. Lựa chọn bình trung gian cho buồng kết đông


4.0,008
d=√ = 0,12 (m)
3,141.0,7

Theo bảng 7-19 tài liệu [2] chọn bình trung gian với các thông số:
Bảng 27. Thông số lựa chọn bình trung gian buồng bảo quản đông

Kích thước,mm
Dung tích, Khối lượng,
Loại bình
m3 kg
DxS d H

60SC3 600 x 8 150 2800 0,67 570

6.5. Bình chứa cao áp


Bình chứa cao áp vừa dùng để chứa môi chất lỏng sau bình ngưng ,vừa dự trữ
lỏng để cấp ổn định liên tục cho các dàn bay hơi,vừa để giải phóng bề mặt trao
đổi nhiệt của bình ngưng. Hệ thống không dùng bơm cấp môi chất nên cấp lỏng
từ trên xuống.
Theo quy định về an toàn thì bình chứa cao áp phải chứa được 30% của hệ thống
dàn bay hơi trong hệ thống lạnh có bơm cấp môi chất lỏng từ trên và 60% thể
tích dàn trong hệ thống lạnh cấp lỏng từ dưới lên. Khi vận hành mức lỏng của
bình chứa cao áp chỉ được phép 50% thể tích bình.
Sức chứa bình chứa cao áp tính theo công thức:
0,6.Vd
VCA = . 1,2 = 1,45.Vd
0,5

Trong đó :
VCA – Thể tích bình chứa cao áp
Vd – Tổng thể tích hệ thống bay hơi
1,2 – hệ số an toàn
a. Chọn bình chứa cao áp cho buồng bảo quản đông

67
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa R717 của dàn bay
hơi của phòng là: 23,2. 4 + 19,3. 4 = 170 l = 0,170 m3
VCA = 1,45.Vd = 1,45 . 0,170 = 0,247 m3
b. Chọn bình chứa cao áp cho buồng bảo quản lạnh
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa R717 của dàn bay
hơi của phòng là: 11,5. 8 = 92 l = 0,092 m3
VCA = 1,45. Vd = 1,45. 0,092 = 0,133 m3
c. Chọn bình chứa cao áp cho buồng kết đông
Theo tính toán phần thiết bị bay hơi ở trên ta có thể tích chứa R717 của dàn bay
hơi của phòng là: 17,2. 2 = 35 (l) = 0,034 (m3)
Theo công thức trên ta có: VCA = 1,45. Vd = 1,45. 0,035 = 0,05 (m3)
Theo bảng 8-17 tài liệu [1] ta chọn bình chứa cao áp nằm ngang với:
ΣVCA = VCABQD + VCABQL + VCABCD = 0,247 + 0,133 + 0,05 = 0,430 (m3)
Chọn một bình chứa cao áp cho cả hệ thống kho lạnh với các thông số như bảng
sau:
Bảng 28. Thông số bình chứa cao áp của kho lạnh

Kích thước, mm
Dung tích, Khối lượng,
Loại bình
m3 kg
DxS L H

0,4PB 426 x 10 3620 570 0,4 410

6.6. Bình chứa tuần hoàn

Dùng để chứa lỏng có áp suất bay hơi trong các hệ thống lạnh lớn có bơm tuần
hoàn môi chất lạnh lỏng cho các dàn bay hơi. Bình chứa tuần hoàn phải chứa
được 30% đối với hệ khô, 60% với hệ ngập và 50% VBH với dàn lạnh không khí.

Thể tích bình chứa tuần hoàn được tính theo:


VTH = (Vdt.k1 + Vdq.k2).k3.k4.k5.k6.k7, m3
Trong đó:

68
Vdt – thể tích dàn tĩnh (không sử dụng);
Vdq – thể tích dàn quạt;
Với hệ thống không có bơm dựa theo số liệu của bảng 7-16 tài liệu [2] ta có:
k1 – Sự điền đầy dàn tĩnh, lấy k1 = 0,7
k2 – Sự điền đầy dàn quạt, lấy k2 = 0,7
k3 – Lượng lỏng tràn khỏi dàn, lấy k3 = 0,3
k4 – Sức chứa ống góp và đường ống, lấy k4 = 1,2
k5 – Sự điền đầy lỏng khi bình chứa làm việc để đảm bảo bơm chạy, k5 = 1,55
k6 – Mức lỏng cho phép trong bình chứa đặt đứng, k6 = 1,45
k7 – hệ số an toàn, k7 = 1,2
Bảng 29. Thông số của bình chứa tuần hoàn

Buồng Thể tích các dàn, m3 Thể tích bình chứa tuần hoàn, m3

BQĐ 0,247 0,170

BQL 0,133 0,09

BCĐ 0,05 0,034

6.7. Bình chứa thu hồi

Bình chứa thu hồi dùng để chứa chất lỏng xả ra từ các dàn bay hơi khi tiến hành
phá băng bằng hơi nóng. Bình chứa thu hồi cũng có hai loại: bình hình trụ đặt
ngang và đặt đứng.

Bình chứa thu hồi (bình chứa thu hồi tuần hoàn) có áp suất tối đa cho phép 1,5MPa
(15,3 at), nhiệt độ từ -50 đến 40oC, đường kính danh nghĩa van an toàn Dy 25mm
(trừ loại 1,5 PДB: Dy 15 mm).

Thể tích của bình được xác định qua biểu thức:

VT = 1,5. Vdq

Trong đó:
69
VT là thể tích của bình chứa thu hồi

Vdq - là thể tích dàn quạt lớn nhất

Trong toàn bộ các dàn sử dụng trong hệ thống thì dàn lạnh của buồng bảo quản
đông là lớn nhất và bằng 170 (l) = 0,170 (m3). Do vậy: VT = 1,5. 0,170 = 0,263
(m3), tra trong catalog các loại bình chứa ta lựa chọn bình sau:

Bảng 30. Thông số của bình chứa thu hồi nằm ngang
Kích thước, mm Dung tích, Khối lượng,
Loại bình
DxS L H m3 kg

0,75PД 600 x 8 3000 500 0,75 430

6.8. Các thiết bị khác

a. Van chặn: Hay còn được gọi là van cổng, van cửa, van 2 chiều . Van chặn
được sử dụng trong các hệ thống đường ống với chức năng là ngăn chặn hoặc cho
phép lưu chất đi qua van. Trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị như bơm,
máy nén… van chặn có tác dụng ngăn môi chất không cho nó qua các thiết bị trên
giúp việc tháo lắp phục vụ bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng hơn.

b. Van một chiều: Theo quy định an toàn trong các máy lạnh lớn phải lắp van
một chiều trên đường đẩy để đề phòng amoniac ở dàn ngưng quay về máy nén
trường hợp máy nén bị hỏng. Ngoài các van một chiều lắp trên đường đẩy của
mỗi máy nén, người ta còn lắp một van một chiều chung cho toàn bộ hệ thống
ngay trước thiết bị ngưng tụ.
Trong hệ thống lạnh để bảo vệ máy nén, bơm,... người ta thường lắp phía đầu đẩy
các van một chiều. Van một chiều có công dụng:
+ Tránh ngập lỏng : Khi hệ thống lạnh ngừng hoạt động hơi môi chất còn lại trên
đường ống đẩy có thể ngưng tụ lại và chảy về đầu đẩy máy nén và khi máy nén
hoạt động có thể gây ngập lỏng.
+ Tránh tác động qua lại giữa các máy nén làm việc song song. Đối với máy nén
làm việc song song , chung dàn ngưng , thì đầu ra của máy nén cần phải lắp các
van một chiều tránh tác động qua lại giữa các tổ máy , đặc biệt khi một máy đang
hoạt động , việc khởi động tổ máy thứ hai sẽ rất khó khăn do có một lực ép lên
phía đầu đẩy của máy nén chuẩn bị khởi động.
+ Tránh tác động của áp lực cao thường xuyên lên clape máy nén.

70
c. Van an toàn: Chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra
phải đạt những chỉ số nhất định thì van mới mở, van an toàn được bố trí ở trên
những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất lỏng như thiết bị ngưng tụ,
bình chứa… để đề phòng áp suất vượt quá mức quy định.

d. Van điện từ: Là thiết bị cơ khí sử dụng năng lượng điện để tạo ra một từ trường
điều khiển quá trình đóng, mở dòng chảy lưu chất lưu thông trong hệ thống đường
ống.

e. Van điện từ kết hợp rơ-le mức lỏng kiểu phao: Điều chỉnh mức lỏng ở mức
lỏng cho phép trong bình bằng độ đóng mở van điện từ.

f. Áp kế: Dùng để đo áp suất của môi chất trong đường ống ,thiết bị áp kế được
lắp trên đường hút và đường đẩy của máy nén ,trên bình ngưng bình chứa.
6.9. Tính toán lựa chọn đường ống

Tính toán đường kính trong của ống dẫn theo biểu thức:

4.m
di = √
π.ρ.ω

di: Đường kính trong của ống dẫn, m;

m: lưu lượng, kg/s;

ρ: Khối lượng riêng của môi chất, kg/m3 (đối với NH3: ρ = 0,73 kg/m3);

ω: tốc độ dòng chảy trong ống, m/s

Bảng 31. Tốc độ dòng chảy ω, m/s:

Trường hợp ứng dụng ω, m/s


NH3 15÷20
Đường hút máy lạnh nén
hơi R12 5÷10
R22, R502 7÷12
NH3 15÷25
Đường đẩy của máy lạnh
R12 7÷12
nén hơi
R22, R502 8÷15
Đường dẫn lỏng của máy NH3 0,5÷2
lạnh nén hơi R12, R22, R502 0,4÷1

71
Nước muối 0,3÷1
Nước 0,5÷2

Bảng 32. Tốc độ dòng chảy

Đường hút của máy Đường đẩy của máy Đường dẫn lỏng của máy
lạnh nén hơi lạnh nén hơi lạnh nén hơi

(m/s) (m/s) (m/s)

18 20 2

Bảng 33. Đường kính ống cho máy lạnh môi chất NH3

Đường
Đường Tiết
Lưu Tốc độ kính Đường Đường Khối
kính diện
Tên lượng dòng trong kính kính lượng
Loại ống danh ống
buồng m chảy tính trong ngoài 1m ống
nghĩa 100
(kg/s) (m/s) toán (mm) (mm) (kg)
(mm) mm2
(m)

Buồng Ống hút 0,057 18 0,074 80 82 89 52,8 7,38


bảo
quản
lạnh Ống đẩy 0,057 20 0,071 70 69 76 34,7 6,26

Ống hút
0,097 18 0,097 100 100 108 78,5 10,26
HA

Buồng Ống đẩy


0,097 20 0,092 100 100 108 78,5 10,26
bảo HA
quản
Ống hút
đông 0,122 18 0,109 100 100 108 78,5 10,26
CA
Ống đẩy
0,122 20 0,103 100 100 108 78,5 10,26
CA
Ống hút
0,017 18 0,041 40 40,5 45 5,95 1,65
HA
Ống đẩy
Buồng 0,017 20 0,039 40 40,5 45 5,95 1,65
HA
kết
đông Ống hút
0,022 18 0,046 50 50 57 19,6 4,62
CA
Ống đẩy
0,022 20 0,044 40 40,5 45 5,95 1,65
CA

72
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999.

[2] Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1992. In lần thứ 8 năm, 2019.

[3] Đinh Văn Thuận, Võ Chí Chính. Hệ thống máy và thiết bị lạnh. Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2005.
[4] PC3B Co., Ltd. - Nhà cung cấp cân lợn, cân động vật chuyên nghiệp.

[5] Các phần mềm như Coolpack, Mycom, Guntner, Coolslector.

73

You might also like