Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
KHOA NĂNG LƯỢNG NHIỆT

KỸ THUẬT XỬ LÝ PHÁT THẢI


NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI
NHÓM 1
Giảng viên hướng dẫn: TS. Tạ Văn Chương

Mã lớp: 145144

Thành viên nhóm:

Họ và tên MSSV
Nguyễn Tiến Đạt 20193731
Nguyễn Ngọc Thanh 20193912
Nguyễn Xuân Tuấn Ánh 20193717
Nguyễn Đình Trung 20193936
Nguyễn Trọng Thắng 20193907
Ngô Lê Duy 20193768

Hà Nội, 1/2024
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ................................................................... 5

1.1 Chất thải là gì .............................................................................................................. 5

1.2 Phân loại các loại chất thải .......................................................................................... 5

1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc ........................................................................................ 5

1.2.2 Phân loại theo tính chất ........................................................................................... 7

1.2.3 Phân loại theo hình thức tồn tại ............................................................................... 7

1.3 Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và con người ............................................... 8

1.2 Thực trạng rác thải ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 9

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI ............................................... 10

2.1 Đốt rác thải ................................................................................................................ 10

2.2 Chôn rác thải ............................................................................................................. 12

2.3 Tái chế rác thải .......................................................................................................... 13

2.4 Phương pháp ủ sinh học ............................................................................................ 14

CHƯƠNG 3: XỬ LÝ PHÁT THẢI TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐT RÁC ........................... 15

3.1 Các loại phát thải trong quá trình đốt rác .................................................................. 15

3.1.1 Khí thải của quá trình đốt rác ................................................................................ 15

3.1.2 Nước thải của quá trình đốt rác ............................................................................. 16

3.1.3 Tro xỉ của quá trình đốt rác ................................................................................... 16

3.2 Xử lý khí thải ............................................................................................................ 16

3.2.1 Xử lý khí thải sử dụng các thiết bị cơ học ............................................................. 17

3.2.2 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ ............................................................ 20

1
3.2.3 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ ............................................................. 21

3.2.4 Xử lý khí thải kết hợp cả hấp thụ và hấp phụ........................................................ 23

3.2.5 Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học Biofilter ................................................. 23

3.3 Xử lý tro xỉ ................................................................................................................ 24

3.3.1 Sử dụng tro xỉ như một loại phụ gia cho bê tông .................................................. 24

3.3.2 Sử dụng tro bay trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp ...................................... 24

3.4 Xử lý nước thải.......................................................................................................... 25

CHƯƠNG 4. TẬN DỤNG NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐT RÁC ............................ 27

4.1 Điện rác ..................................................................................................................... 27

4.1.1 Một số công nghệ đốt chất thải phát thải .............................................................. 30

4.2 Công nghệ Biogas ..................................................................................................... 34

4.2.1 Khái niệm .............................................................................................................. 34

4.2.2 Quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas................................................... 35

4.2.3 Cấu tạo hầm biogas ............................................................................................... 36

4.2.4 Các giai đoạn tạo khí Biogas trong hầm biogas .................................................... 37

4.2.5 Nguyên lý hoạt động của máy phát điện Biogas ................................................... 38

CHƯƠNG 5. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ XỬ LÝ HỆ THỐNG KHÍ THẢI CHO NHÀ


MÁY ĐỐT RÁC VÀ TRÌNH BÀY VÍ DỤ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LÒ HƠI 1 BAR
TRONG HỆ THỐNG LÒ ĐỐT RÁC ................................................................................ 40

5.1 Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý khí thải ............................................................... 40

5.1.1 Lò hơi 1 bar ........................................................................................................... 41

5.1.2 Chùm cyclon.......................................................................................................... 41

5.1.3. Tháp phản ứng ...................................................................................................... 43

5.1.4 Thiết bị lọc bụi túi vải ........................................................................................... 44


2
5.1.5 Tháp hấp thụ .......................................................................................................... 50

5.1.6 Quạt hút ................................................................................................................. 52

5.1.7 Ống khói ................................................................................................................ 58

5.2 Trình bày ví dụ tính toán lò hơi 1 bar ....................................................................... 59

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 62

3
MỞ ĐẦU

Rác thải là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam,
rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau
đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc
chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả
xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức bối của các ngành
chức năng. Đối với các khu, cụm dân cư đông đúc hoặc các khu công nghiệp, việc lựa chọn
mô hình xử lý rác cho phù hợp và ít tốn kém là vấn đề rất cấp bách và cần thiết để bảo vệ
môi trường.
Với những vấn đề trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài Nghiên cứu công nghệ xử lý
rác thải để tìm hiểu và nghiên cứu cho môn học Kỹ thuật xử lý phát thải để mở rộng khả
năng hiểu biết về các kỹ thuật xử lý rác hiện có hiện nay đồng thời đề cao vấn đề quan trọng
của việc xử lý rác thải đang bức bối hiện nay cũng như việc nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường.
Chúng em xin cảm ơn thầy Tạ Văn Chương đã hướng dẫn chúng em làm bài tập này
và truyền đạt những kiến thức bổ ích của môn học cho chúng em!
Trong quá trình làm bài tập lớn do kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót khi trình bày và đánh giá vấn đề. Nhóm em rất mong nhận
được sự góp ý, đánh giá của các thầy và các bạn để bài làm của nhóm em thêm hoàn thiện
hơn.

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
1.1 Chất thải là gì
Chất thải là các vật liệu, sản phẩm hoặc chất còn lại không có giá trị và không còn
được sử dụng nữ. Chất thải được sản xuất từ các hoạt động của con người trong sinh hoạt,
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế,… Chúng có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác
nhau, bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải.
Chất thải với rác thải là hai khái niệm khác biệt nhưng thường bị nhiều người đánh
đồng với nhau. Trên thực tế, rác thải thường chỉ là một bộ phận nhỏ của chất thải.
Rác thải: Chỉ các loại chất thải rắn sinh hoạt như: đồ ăn thừa, bao bì, ống hút nhựa, chai lọ
đựng nước, quần áo cũ,…
Chất thải: Bao gồm tất cả các loại rác thải sinh hoạt và chất thải ở nhiều hoạt động khác
của con người như chất thải y tế, chất thải công nghiệp,…
1.2 Phân loại các loại chất thải
1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc
- Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là những vật chất được thải bỏ từ trong các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của con người tại gia đình, văn phòng công ty,…
Các loại chất thải sinh hoạt thường gặp đó là: túi nilon, vỏ chai, vỏ lon, quần áo cũ,
giấy tờ, sách vở, bìa cartoon, thức ăn thừa, rau củ hỏng,…

- Chất thải công nghiệp


Chất thải công nghiệp là vật chất tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp trong
nhà máy, nhà xưởng.

5
Các loại chất thải công nghiệp hay gặp như: thuốc nhuộm, dầu thải, tro, bụi, vặn,
kim loại, vải, gỗ,…

- Chất thải nông nghiệp


Chất thải nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Các loại chất thải nông nghiệp phổ biến đó là: phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống hư
hỏng,…

- Chất thải y tế
Chất thải y tế là các loại vật chất được thải ra từ các hoạt động y tế và chăm sóc sức
khỏe ở các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, nhà dưỡng lão,…

6
Chất thải y tế hay gặp gồm có: bông băng, xi lanh, kim tiêm, gạc, găng tay y tế, thiết
bị y tế cũ hỏng,…

1.2.2 Phân loại theo tính chất


- Chất thải không nguy hại
Là chỉ các loại chất thải không có khả năng gây hại cho con người và môi trường.
Chúng có thể được xử lý một cách an toàn thông qua các phương pháp như tái sử dụng, tái
chế hoặc xử lý thông qua phương pháp sinh học.
Một số loại chất thải không nguy hại thường thấy như: lá cây rụng, vỏ cây, thức ăn
thừa,…
- Chất thải nguy hại
Là chỉ các loại chất thải có khả năng gây hại cho con người và môi trường. Chất thải
nguy hại thường không thể tự phân hủy và bắt buộc phải xử lý theo các quy trình đặc biệt.
Chất thải nguy hại hay được nhắc đến như các hóa chất độc hại, chất ăn mòn, chất
dễ cháy, nổ,…
1.2.3 Phân loại theo hình thức tồn tại
- Chất thải rắn
Chất thải rắn chỉ những vật chất, sản phẩm hư hỏng, không còn được sử dụng tồn tại
ở thể rắn mà còn người có thể nhìn thấy và cầm nắm.
Một số loại chất thể rắn có thể kể tên như: chất thải rắn sinh hoạt (bao bì, túi nilon,
thức ăn thừa,…), chất thải rắn y tế (bông băng y tế, găng tay cao su,…),….
7
- Chất thải lỏng
Chất thải lỏng là các loại chất thải tồn tại ở thể lỏng.
Chất thải lỏng thường bao gồm có các loại nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy,
dầu thải, hóa chất, chất thải y tế lỏng,…
- Chất thải khí
Chất thải khí là nhóm các chất thải tồn tại ở thể khí thường được sinh ra trong các
quá trình đốt cháy nguyên liệu, gia nhiệt trong sản xuất,…
Chất thải khí hay gặp như khói thải nhà máy, khí thải phương tiện giao thông,…
1.3 Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và con người
• Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hệ hô hấp. Ngoài
ra, bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và
phát tán rất xa. Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các
bệnh hô hấp, vô sinh...
Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn
đến đau tim ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15
tuổi...
Bên cạnh đó, sóng nhiệt hay tiếng ồn cũng gây những thương tích đối với tai mà còn
gây đau đầu, stress, dễ bị căng thẳng thần kinh...
Bên cạnh đó, biển đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có chiều
hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh như đột quỵ nhiệt thậm chí là tử vong.
• Ô nhiễm nguồn nước
Khi con người ăn uống phải nước ô nhiễm hoặc thực vật, động vật được nuôi trồng
trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm thì rất dễ
mắc các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền,
thiếu máu..
• Ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ sinh thái
Mối đe dọa chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không
khí. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu, trái đất
nóng lên, hiệu ứng nhà kính... gây mất cân bằng và suy thoái các cấu trúc loài.
• Tác hại đối với động thực vật

8
Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… có trong không khí ô nhiễm làm tắc
nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật.
Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình
trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.
Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa Axit
làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho
việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…
• Tác hại đối với con người
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng,
ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về
hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng.
Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong
đó Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng không những cướp đi sinh
mạng của hàng triệu người mà còn gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên
nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: Tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn
uống không lành mạnh.
Theo đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 chính là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong nhất.Vì
chúng có kích thước rất nhỏ, nên dễ đi vào các nang trong phổi gây nên các bệnh về hô
hấp.
Bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với CO, SO2, NO2 có trong không khí gây kích ứng niêm
mạc, cản trở Hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu Oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng
phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây
nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%.

1.2 Thực trạng rác thải ở Việt Nam hiện nay


Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở nước
ta hiện nay khoảng 24,5 triệu tấn và chất thải rắn công nghiệp là 8,1 triệu tấn. Trong đó, rác
thải nhựa, nilon hiện đang là một vấn đề khiến Chính phủ phải đau đầu. Ước tính, mỗi ngày
nước ta xả ra khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa và có từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn được xả ra đại
dương. Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, lượng rác thải nhựa
trên biển của nước ta nhiều thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

9
Việt Nam có tổng cộng 112 cửa biển và 80% rác thải trên biển đều trôi ra từ đây. Trong đó,
phần lớn đều là rác thải sinh hoạt.

Trong khi đó, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại đô thị hiện nay đạt khoảng 70%
đến 85% và ở nông thôn chỉ khoảng 40% đến 55%. Đối với hoạt động công nghiệp, tỷ lệ
thu gom rác thải rắn đạt chỉ 31%. Phương pháp xử lý rác thải phổ biến nhất ở nước ta vẫn
là chôn lấp và đốt thủ công. Cả nước hiện có hơn 660 bãi chôn lấp nhưng chỉ khoảng 120
bãi là hợp vệ sinh. Theo phạm vi, nơi có tỷ lệ phát sinh rác thải nhiều nhất là khu vực Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng. Điều này đã và đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô
nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý rác thải ở nước ta vẫn còn hạn chế, chẳng
hạn như: Rác chưa được phân loại tại nguồn; Thiếu công nghệ; Thiếu nguồn lực;….Tuy
nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu quy định và giải pháp đồng bộ. Hiện nay, Việt Nam
đang đặt ra mục tiêu xử lý rác thải đô thị đạt 90% vào năm 2025 và 100% vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi mỗi người dân phải chủ động trong vấn đề phân loại và
vứt rác đúng nơi quy định, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư nghiên
cứu nhiều hơn nữa về quy trình xử lý rác thải.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI


2.1 Đốt rác thải
Đốt rác thải là quá trình đốt cháy các chất thải để giảm thiểu khối lượng và giảm độc hại
của chúng. Quá trình này thường được thực hiện trong các nhà máy xử lý rác thải và tạo ra
nhiệt để sản xuất năng lượng hoặc điện. Tuy nhiên, đốt rác thải cũng có thể gây ra các tác
động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được thực hiện đúng cách.

10
a. Nguyên lý hoạt động

− Rác thải được đưa vào bể chứa rác để tách nước rỉ rác, phần nước này có nồng độ ô
nhiễm rất cao cần được đưa về trạm xử lý nước thải để xử lý.
− Rác thải được đưa vào buồng đốt ở nhiệt độ cao (>850 oC)
− Hơi nóng từ quá trình đốt rác thải được sử dụng vào nhiều mục đích, tuỳ vào điều
kiện kinh tế, cơ sở vật chất. (làm nóng nồi hơi, chạy mát phát điện ...)
− Mùi hôi, khí thải và tro bụi phát sinh từ quá trình đốt sẽ được xử lý thông qua thiết
bị lọc bụi (dạng cyclone ...) để thu lại toàn bộ phần bụi, tro bay
− Mùi hôi và các chất độc hại được xử lý qua tháp khử mùi, tháp hấp thụ, tháp hấp
phụ ... để đảm bảo khi thoát ra không còn độc hại môi trường
− Phần tro và bụi được thu lại, đem đi chôn lấp theo đúng quy định
b. Ưu điểm
− Xử lý triệt để các chất thải với công nghệ tiên tiến, hoàn thiện
− Giảm được rất nhiều diện tích so với các phương pháp khác
− Phù hợp với nhiều yêu cầu, với các công suất khác nhau
c. Nhược điểm
− Lò đốt rác thải sử dụng nhiên liệu để hoạt động, do đó tiêu thụ năng lượng khá cao.
− Vấn đề về khí thải: Một số lò đốt rác thải không được trang bị các hệ thống xử lý
khí thải hiệu quả, dẫn đến khí thải phát tán một cách không kiểm soát, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
11
− Phát thải khí thải độc hại: Trong quá trình đốt rác thải, lò sẽ phát thải ra các khí độc
như CO2, NOx, SOx, dioxin, furan… gây ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe
con người.
d. Ứng dụng
− Công nghệ được áp dụng rộng rãi
− Xử lý rác thải sinh hoạt của phường, xã
− Xử lý rác thải khu công nghiệp
− Xử lý rác thải khu đô thị
2.2 Chôn rác thải
Chôn rác thải là quá trình đưa các loại rác thải (như rác sinh hoạt, rác công nghiệp,
rác y tế, rác hóa học, vv.) vào một khu vực đất trống và phủ lên bằng đất hoặc vật liệu khác
để ngăn chặn sự phát tán của rác. Quá trình này được thực hiện để giải quyết vấn đề về rác
thải và giảm thiểu tác động tiêu cực của rác đến môi trường. Tuy nhiên, chôn rác thải cũng
có những hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nếu không được thực hiện đúng
cách.
a. Nguyên lý hoạt động
Quá trình được thực hiện bằng cách đưa rác thải vào các khu vực đất trống và che
phủ bằng đất để ngăn ngừa sự phát tán của chúng. Vi sinh vật tự nhiên trong đất sẽ tiêu hủy
các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng từ các mảnh vụn thực phẩm, cây cối và các sinh
vật khác. Tuy nhiên, quá trình này cũng tạo ra các khí thải như metan và hỗn hợp khí nhà
kính khác, gây ra ô nhiễm không khí. Do đó, các biện pháp xử lý khí thải và giảm thiểu sự
phát tán của chúng cần được thực hiện để giảm thiểu tác động xấu của quá trình chôn rác
thải đến môi trường.
b. Ưu điểm
− Tiết kiệm diện tích đất: Chôn lấp rác thải giúp tiết kiệm diện tích đất so với các
phương pháp xử lý rác thải khác như đốt cháy hay tái chế.
− Giảm ô nhiễm môi trường: Khi chôn lấp rác thải, các chất ô nhiễm được giữ lại và
xử lý bằng cách thải ra không khí và nước thải được xử lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng
quá trình chôn lấp có thể gây ra mùi hôi và khí độc, do đó cần phải đảm bảo quá
trình chôn lấp được thực hiện đúng cách và an toàn.
− Giảm chi phí: Chôn lấp rác thải là một phương pháp xử lý rác thải rẻ tiền hơn so với
các phương pháp khác như đốt cháy hay tái chế.

12
− Dễ dàng thực hiện: Phương pháp chôn lấp rác thải khá đơn giản và dễ dàng thực
hiện, không yêu cầu nhiều kỹ thuật và trang thiết bị phức tạp.
− Đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải: Phương pháp chôn lấp rác thải đáp ứng được nhu
cầu xử lý rác thải của các đô thị và các khu công nghiệp.
c. Nhược điểm
− Ô nhiễm môi trường: Chôn lấp rác thải có thể gây ra ô nhiễm môi trường vì các chất
độc hại trong rác thải có thể thấm vào đất và nước ngầm.
− Tốn chi phí: Việc chôn lấp rác thải yêu cầu một khu đất rộng lớn và cần phải được
quản lý và bảo vệ liên tục. Điều này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo trì
hàng năm.
− Không bền vững: Chôn lấp rác thải không phải là một giải pháp bền vững vì nó chỉ
đẩy việc giải quyết rác thải sang tương lai và còn gây ra các vấn đề môi trường và
sức khỏe cho thế hệ sau.
− Sự cần thiết: Với sự gia tăng của các loại rác thải nguy hại và độc hại, chôn lấp rác
thải không còn là một giải pháp đáng tin cậy. Thay vào đó, cần phải tìm ra các giải
pháp khác như tái chế và tái sử dụng để giảm thiểu số lượng rác thải và bảo vệ môi
trường.
d. Ứng dụng
Các ứng dụng này giúp giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường và con
người, đồng thời còn tạo ra nguồn năng lượng tái tạo và tài nguyên tái chế
2.3 Tái chế rác thải
Tái chế rác thải là quá trình chuyển đổi các vật liệu không còn sử dụng được thành
sản phẩm mới có giá trị sử dụng.
a, Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của tái chế rác thải là tách các loại rác thải khác nhau ra khỏi
nhau và tiến hành xử lý, tái chế chúng. Quá trình này có thể được chia thành các bước chính
như sau:
1. Tách rác thải: Rác thải được tách ra và phân loại theo từng loại, ví dụ như kim loại,
nhựa, giấy, thủy tinh, gỗ, vv.
2. Xử lý rác thải: Rác thải được xử lý để loại bỏ bất kỳ chất độc hại nào, và tiến hành
xử lý theo cách phù hợp với từng loại rác thải.
3. Tái chế: Rác thải được chuyển đổi thành sản phẩm mới bằng cách tái sử dụng hoặc
tái chế. Ví dụ như tái chế nhựa để tạo ra bao bì hoặc sản phẩm khác.

13
4. Tiêu thụ sản phẩm mới: Sản phẩm mới được tiêu thụ và sử dụng lại, giúp giảm thiểu
lượng rác thải phát sinh.
Tái chế rác thải giúp giảm thiểu lượng rác thải phát sinh và giảm tác động đến môi
trường. Nó cũng giúp tạo ra các sản phẩm mới và giữ lại các tài nguyên quý giá.
b , Ưu điểm của tái chế rác thải
1. Giảm thiểu lượng rác thải được đưa vào các bãi rác.
2. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo được.
3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng và phát thải khí
thải độc hại.
4. Tạo ra các sản phẩm mới từ các vật liệu tái chế, giúp giảm chi phí sản xuất và tiết
kiệm nguồn lực.
5. Tạo ra cơ hội việc làm cho các công nhân và nhân viên trong ngành tái chế.
c, Nhược điểm của tái chế rác thải
1. Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng các nhà máy tái chế là rất lớn.
2. Quy trình tái chế phức tạp, đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao.
3. Không phải tất cả các loại rác đều có thể tái chế được.
4. Các sản phẩm tái chế có thể không có chất lượng tốt bằng sản phẩm mới.
5. Những người tiêu dùng không có ý thức về tái chế rác thải.
d, Ứng dụng của tái chế rác thải
1. Sử dụng các sản phẩm tái chế để giảm thiểu sự tiêu hao tài nguyên và ô nhiễm môi
trường.
2. Tăng cường quản lý rác thải, giảm thiểu lượng rác đưa vào các bãi rác.
3. Tạo ra nguồn tài nguyên mới cho sản xuất và giảm chi phí sản xuất.
4. Giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và phát thải khí thải độc hại.
5. Tạo ra cơ hội việc làm cho các công nhân và nhân viên trong ngành tái chế.
2.4 Phương pháp ủ sinh học
Phương pháp ủ sinh học rác thải là quá trình biodegradation (phân hủy sinh học) các
chất hữu cơ trong rác thải bằng cách sử dụng vi sinh vật để tạo ra sản phẩm phân hữu cơ và
khí methane.
a, Nguyên lý hoạt động
14
Nguyên lý hoạt động: Vi sinh vật (như vi khuẩn và nấm) được thêm vào rác thải và
được tạo điều kiện phát triển trong môi trường ẩm ướt và nhiều oxy. Chúng tiêu hủy các
chất hữu cơ trong rác thải, tạo ra sản phẩm phân hữu cơ và khí methane.
b, Ưu điểm
• Giảm thiểu lượng rác thải và giúp tái chế các chất hữu cơ.
• Sản phẩm phân hữu cơ có giá trị cho nông nghiệp.
• Giảm thiểu sự tích tụ khí methane trong các vùng đất rác thải.
c, Nhược điểm
• Cần một môi trường ẩm ướt và nhiều oxy để vi sinh vật phát triển, nếu không sẽ dẫn
đến mùi hôi và tiếng ồn.
• Cần thời gian để đạt được hiệu quả tối đa.
• Không phù hợp cho các loại rác thải có nồng độ kim loại nặng và hóa chất độc hại
cao.
d, Ứng dụng
Phương pháp ủ sinh học rác thải được sử dụng trong các hệ thống xử lý rác thải để
giảm thiểu lượng rác thải và sản xuất phân hữu cơ có giá trị cho nông nghiệp.

CHƯƠNG 3: XỬ LÝ PHÁT THẢI TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐT


RÁC
3.1 Các loại phát thải trong quá trình đốt rác
3.1.1 Khí thải của quá trình đốt rác
Phương pháp thiêu đốt đã làm giảm khối lượng chất rắn của chất thải ban đầu từ 80-
85% và thể tích khoảng 95-96%, nước rỉ rác thải gần như không có nhưng sinh ra một lượng
lớn khí thải như bụi, SO2, NOx, CO, các chất hữu cơ dễ bay hơi(VOCs), khí Dioxin/Furan,
khí do đốt không hoàn toàn hợp chất hữu cơ, ……. Các khí thải này thường gây nhiều bệnh
lý liên quan đến đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư phổi.
• Dioxin và Furan là những hợp chất có tính độc cao phát thải từ các lò đốt rác thải y
tế. Dioxin và Furan là tên chung chỉ các hợp chất hóa học có công thức tổng quát là
Polyclorua dibenzoxin (PCCD) (C6H2)2Cl4O2 và Polyclorua dibezofuran (PCDF)
(C6H2)2Cl4O2. Đó là 3 dãy vòng thơm, trong đó 2 vòng được kết nối với nhau bằng
một cặp nguyên tử oxy hay một nguyên tử oxy. Dioxin và furan phát tán theo đường:
khói thải, bụi và tro xỉ.

15
• SOx xuất phát từ quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao của lưu huỳnh - chứa trong chất
thải rắn đô thị qua phàn ứng CS2 + O2 –> CO2 + SO2 + Q.
• NOx có nguồn gốc từ quá trình oxy hóa của các hợp chất nitơ và O2 trong các thành
phần rác thải sinh hoạt. Khí này được hình thành do 2 nguyên nhân: phản ứng của
oxy và nitơ trong không khí cấp vào buồng đốt; phản ứng của oxy và nitơ có trong
nguyên liệu.
• COx từ việc đốt nhiên liệu hữu cơ trong chất thải hộ gia đình hoặc từ quá trình đốt
cháy không đầy đủ.
3.1.2 Nước thải của quá trình đốt rác
Gồm 2 nguồn:
Do rác thải có chứa sẵn độ ẩm, nước thải rỉ rác là nước loại nước thải được sinh ra
trong quá trình tiếp nhận và lưu trữ rác thải trong hố thu trước khi được rác được đốt tiêu
hủy. Do được sinh ra từ rác thải nên loại nước thải này chứa nhiều thành phần phức tạp, rất
độc hạị, các chất ô nhiễm chủ yếu như nitơ, amoniac, sunfua, kim loại nặng, các vi trùng,
vi khuẩn gây bệnh, BOD,…
Do nước sau khi làm nhiệm vụ lọc bụi, lọc mùi của khói thải sau quá trình đốt rác
(với phương pháp lọc bụi ẩm) có lẫn các tạp chất của tro xỉ,… cần được xử lý trước khi tái
tuần hoàn.
3.1.3 Tro xỉ của quá trình đốt rác
Sau quá trình xử lý bằng nhiệt độ cao, các chất không cháy được sẽ đọng lại tạo
thành tro xỉ. Tro xỉ phần lớn được hình thành bởi các thành phần vô cơ của chất thải, và có
thể dưới dạng khối rắn hoặc hạt mang theo khí lò. Quá trình đốt rác phát sinh lượng chất
thải rắn là tro xỉ với tỷ lệ dao động khoảng 15 - 25%. Theo tính toán, các nhà máy xử lý rác
thải có tạo ra điện năng sẽ sản sinh ra bình quân 25 tấn tro xỉ/MW.
3.2 Xử lý khí thải
Việc đốt chất thải dẫn đến hình thành hỗn hợp khí. Khí chứa các chất như CO2, SO2,
bụi, cũng như NOx, khói kim loại nặng và hydrocarbon không cháy. Vì vậy, khí thải từ lò
hơi thường được làm sạch bằng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm tiên tiến để đảm bảo tuân
thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt.

16
• Bước 1: Hạ nhiệt độ của khói lò
Mục đích của quá trình này là hạ nhiệt độ của khói để các quá trình tiếp theo được thuận
lợi, ngoài ra còn có thể tận dụng lượng nhiệt này để đun nóng nước hay nung nóng không
khí trước khi cấp cho lò đốt. Quá trình trao đổi nhiệt dựa trên nguyên lý chung về truyền
nhiệt, có thể xảy ra theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Nếu là trao đổi gián tiếp có thể dùng
thiết bị ống chùm. Nếu là trao đổi gián tiếp có thể dùng các tháp rửa (khi đó quá trình hạ
nhiệt độ diễn ra đồng thời với qúa trình xử lý khí ô nhiễm).
• Bước 2: Tách bụi
Bụi trong khói cần phải được tách ra để quá trình hấp thu tiếp theo có thể thực hiện được
tốt.
3.2.1 Xử lý khí thải sử dụng các thiết bị cơ học
- Thiết bị xử lý bụi Cyclon
Là thiết bị được sử dụng để xử lý sơ bộ nhằm loại bỏ phần lớn bụi có kích thước lớn
trong hệ thống xử lý khí thải.
Dòng khí thải được đưa vào thiết bị tách bụi Cyclon theo phương tiếp tuyến do đó
dòng khí sẽ xoáy đều trong thân của Cyclon theo hướng xuống đáy (có bố trí ống thoát khí).
Các hạt bụi có kích thước lớn sẽ lắng đọng và rơi xuống đáy của Cyclon, khí sạch thoát ra
ngoài.

17
Do có hình dáng đa dạng (dạng que, cầu, sợi, dạng hình chữ v... ) của các hạt bụi
công nghiệp; do đó xét với khối lượng như nhau các hạt bụi hình cầu sẽ lắng nhanh hơn các
hình dạng khác, do sức cản của không khí sẽ nhỏ hơn.
Dưới đáy của Cyclon bố trí các cửa xả bụi, việc xả bụi phải diễn ra định kỳ, tần xuất
phụ thuộc vào hàm lượng bụi trong khí thải.
Phía sau Cyclon là hệ thống xử lý khí thải chính.

- Lọc bụi túi vải

Nguyên lý hoạt động: cho dòng khí thải đi qua các túi vải lọc, các hạt bụi có kích
thước lớn sẽ được giữ lại trước tiên tại các khe giữa các sợi vải lọc, dần dần tĩnh tụ lại làm
thu nhỏ lỗ của lớp vải lọc, dẫn đến tăng hiệu suất thu bụi của túi lọc bụi.
Túi lọc bụi thường có hình tròn đường kính D=125~250 mm hay lớn hơn và có chiều
dài 1,5 có khi đến 2m hoặc được may thành hình hộp chữ nhật có chiều rộng 20 - 60mm
chiều dài 0,6 - 2m. Một thiết bị lọc bụi túi vải có thể có hàng chục tới hàng trăm túi lọc bụi.
Hiệu quả của phương pháp lọc bụi túi vải có thể đạt tới 99 - 99,8% và tách được cả
các hạt có kích thước rất nhỏ. Đến một thời điểm nhất định (tùy thuộc vào nồng độ bụi
trong khí thải), bụi bám tại mặt trong của các túi lọc bụi sẽ đủ dày dẫn đến lượng khí thoát
ra khỏi túi lọc bụi rất nhỏ, khi đó ta tiến hành vệ sinh các túi lọc bụi

18
Công việc này thường xuyên phải được diễn ra để đảm bảo hiệu quả của túi lọc bụi
và không bị bí khí trong toàn bộ hệ thống thu khí.

- Phương pháp Lọc bụi tĩnh điện


Nguyên lý của lọc bụi tĩnh điện
Khi dòng khí thải đi qua điện trường 1 chiều đủ mạnh, các chất khí bị ion hóa bám
vào bề mặt hạt bụi gây ra hiện tượng nhiễm điện trên bề mặt hạt bụi. cùng với tác dụng của
lực điện trường, cực dương sẽ hút các hạt tích điện âm và ngược lại. Sự va đập giữa điện
cực và các hạt bụi, làm cho các hạt bụi trung hoà điện và rơi xuống phía dưới đáy thu bụi.
Thường duy trì điện trường từ 11 KV đến 80KV tuỳ theo từng loại thiết bị. Trong điện
trường, sẽ mất tối đa 1 giây để hạt bụi đường kính 0,1mm tích điện. Vì thế tùy theo từng
thiết bị mà thời gian dòng khí đi qua là từ 2 – 8 giây.
Thiết bị lọc bụi tĩnh điện là một trong các loại thiết bị lọc bụi có hiệu suất rất cao có
khi đạt tới 99,8 % mặc dù nồng độ khí thải vào đạt 7 g/cm3. Là cấp lọc tinh cuối cùng sau
khi dòng khí thải đã đi qua thiết bị lắng và Cyclon. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện có khả năng
lọc tách bụi mà vẫn giữ nguyên được nhiệt độ của dòng khí thải, dẫn đến có thể được sử
dụng trong các hệ thống tận thu nhiệt thừa. Với mức tiêu hao điện năng thấp 0,2 KW /
1000m3/h vì trở lực thấp trong thiết bị thấp (10 – 20 kg/m2). Tuy vậy, cần kiểm soát chặt
chẽ các khí thải như CO, bụi than… để không bị kích nổ khi dòng khí bị ion hóa sinh ra tia
lửa điện.

19
3.2.2 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
a. Khái niệm
Hấp phụ là hiện tượng các phân tử chất khí, lỏng, các ion được giữ lại trên bề mặt
phân cách pha. Bề mặt phân cách pha có thể là lớp phim khí – lỏng, lỏng – lỏng, khí – rắn
và lỏng – rắn. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình xử lý dựa trên sự phân
ly khí bởi ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí, trong
quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn.
b. Các phương pháp hấp phụ
Có hai phương thức hấp phụ chính:
• Hấp phụ vật lý: Các phần tử khí bị giữ lại trên bề mặt chấp hấp phụ nhờ lực liên kết
giữa các phần tử. Quá trình này có tỏa nhiệt, độ nhiệt tỏa ra phụ thuộc vào cường độ
lực liên kết phân tử.
• Hấp phụ hóa học: Khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực
liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng
nhiệt tỏa ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.
Hấp phụ được sử dụng nhiều trong ngành hóa học và môi trường nhằm hấp phụ các tạp
chất hay thu những chất gây bất lợi cho quá trình mà chúng ta muốn loại bỏ.
c. Các loại chất hấp phụ
• Than hoạt tính:
Than hoạt tính là một chất hấp phụ thông dụng nhất trong các hệ thống xử lý khí thải
Tháp than hoạt tính thường được thiết kế bằng thép CT3 hoặc bằng nhựa, có các cửa
thăm thao tác đủ rộng để thay thế và lắp đặt lớp than hoạt tính trong tháp.
Than hoạt tính sử dụng trong tháp thường là than hoạt tính có kích thước trung bình
(5-20mm) nhằm tránh trường hợp bị tắc lớp than.
20
Than được đổ trong các túi lưới chứa than trước khi cho vào trong tháp nhằm thuận
lợi cho việc thay thế than sau này.
Ứng dụng tách các chất ô nhiễm có gốc hữu cơ
• Silicalite
Có đặc tính bề mặt kị nước, đặc trưng hấp phụ tương tự than hoạt tính. Ứng dụng
tách CHC từ dòng khí
• Chất hấp phụ cao phân tử
Thường là copolymer của styren/ divinyl benzen. Ứng dụng để tách CHC từ dòng
khí
• Chất hấp phụ sinh học
Có đặc tính bùn hoạt hóa trên chất mang xốp. Ứng dụng để tách CHC khỏi dòng
3.2.3 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
a. Khái niệm
Hấp thụ khí thải là việc sử dụng các chất rắn hoặc lỏng làm nguyên liệu hấp thụ để
hấp thụ khí thải sản sinh trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy, xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là phương pháp sử dụng nước
hoặc các dung dịch đặc trưng làm chất hấp thụ. Khí thải chính là chất cần hấp thụ. Quá trình
này giúp chuyển hóa các loại khí độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng. Quá trình hòa tan
làm chúng tiếp xúc với nhau.
Nhờ nguyên lý này, phương pháp hấp thụ cũng được sử dụng rộng rãi để hút khí ẩm
trong không khí, hút mùi khí thải… Chúng giúp thu hồi lượng khí sạch bị lẫn trong khí thải.
b. Các phương thức xử lý khí thải hấp thụ
• Hấp thụ vật lý là quá trình hấp thụ không xảy ra tương tác hóa học, do không xảy ra
tương tác hóa học nên hấp thụ vật lý là quá trình thuận nghịch. Tức là tồn tại quá
trình nhả hấp thụ trong điều kiện đặc biệt.
• Hấp thụ hóa học là quá trình hấp thụ có xảy ra phản ứng hóa học tức là các cấu tử
chất khí tác dụng hóa học với các chất trong dung dịch hấp thụ. Do đó hấp thụ hóa
học thường bền và không thuận ngịch thường được áp dụng trong quá trình xử lý
khí thải.
c. Cơ chế của quá trình hấp thụ
Bước 1. Xảy ra quá trình khuếch tán các phân tử khí ô nhiễm đến bề mặt dung dịch hấp thụ.
Bước 2. Tiếp đến, các phân tử khí thâm nhập và hòa tan vào bề mặt dung dịch hấp thụ.

21
Bước 3. Các phân tử khí thâm nhập vào sâu trong lòng chất hấp thụ
Trong quá trình hấp thụ, các phần tử khí ô nhiễm bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn.
Các chất khí độc bị giữ lại được gọi là chất bị hấp thụ. Ngoài xử lý khí thải bằng phương
pháp hấp thụ, hiện nay có nhiều phương pháp xử lý khác nhau. Tùy thuộc vào loại khí thải
đặc trưng trong từng khu công nghiệp. Người ta lựa chọn các phương pháp xử lý khí thải
phù hợp. Sao cho việc xử lý khí thải đem đến hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý đối với hệ thống xử lý khí thải loại hấp thụ:


a. Đối với các khí thải nóng (có nhiệt độ cao):
Do các khí này có nhiệt độ cao là điều kiện để tăng cường các phản ứng hóa học ăn
mòn giữa các axit tạo ra khi các chất ô nhiễm: NOx, SOx, COx... tác dụng với nước do đó
tháp hấp thụ cần phải được bảo vệ bằng các vật liệu tránh ăn mòn và chịu được nhiệt độ
cao như các loại Gạch chịu nhiệt, các loại đệm hấp thụ phải được làm bằng các vật liệu chịu
nhiệt, khuyến cáo nên sử dụng đệm sứ với bề mặt riêng lớn hơn.
Để giảm bót nhiệt độ của dòng khí thải khi thải ra môi trường, hệ thống dung dịch
hấp thụ sau khi đi qua tháp xử lý phải được đưa qua hệ thống tháp giải nhiệt để giảm bớt
nhiệt độ.
Các chất hấp thụ được bổ sung bằng bơm định lượng qua quá trình điều khiển bằng
thiết bị đo pH online.
b. Đối với các khí thải có nhiệt độ thấp (khí nguội).
22
Các khí thải loại này có thể bao gồm: khí thải phát thải từ các bể axit, hoặc bể tẩy bề
mặt kim loại, bể mạ, khí thải của các quá trình đốt cháy do gia nhiệt thấp như khí thải trong
quá trình đúc hạt nhựa, khí thải cắt các bao bì…
Với đặc trưng các khí thải này khả năng ăn mòn cao hoặc độc tính lớn do đó là vật
liệu được ưu tiên chọn làm hệ thống xử lý khí thải là nhựa PP hoặc Composite.
Hệ thống khí thải loại này thì điều quan trọng nhất là tính toán được lưu lượng quạt
hút, đường ống thu khí và kích thước tháp xử lý. Mặc dù không gây ra các hậu quả ngay
lập tức như các khí thải có nhiệt độ cao, nhưng về lâu dài thì hậu quả của việc không thu
gom khí thải loại này sẽ nghiêm trọng hơn
Dung dịch hấp thụ thường sử dụng là:
Nước: Đối với quá trình xử lý khí thải mang mục đích chính là xử lý bụi
Các dung dịch kiềm: như NaOH, Ca(OH)2, sữa vôi... Đối với các chất dung môi hữu

3.2.4 Xử lý khí thải kết hợp cả hấp thụ và hấp phụ
Để đảm bảo triệt để và hiệu suất xử lý đạt tối đa, nhiều dự án vẫn hay kết hợp cả hai
phương pháp hấp thụ và hấp phụ trong xử lý khí thải.
Tuy nhiên sự kết hợp này thường chỉ xảy ra khi xử lý các chất khó xử lý như các
chất hữu cơ mạch vòng, hoặc các dung mối hữu cơ, vì chi phí đầu tư ban đầu thường cao.
3.2.5 Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học Biofilter
Phương pháp xử lý khí thải bằng công nghệ Biofilter là một phương pháp tương đối
mới và gần đây mới được áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên phương pháp này lại có rất nhiều
ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xử lý khí thải sinh học khác.
Xử lý khí thải bằng công nghệ Biofilter thường được áp dụng trong các trang trại
chăn nuôi heo để xử lý mùi của chuồng trại, Hệ thống kiểu này đã được áp dụng rất thành
công tại trang trại nuôi lợn Cổ Đông - Sơn Tây, xử lý mùi của nhà tập kết rác, xử lý mùi
cho các hệ thống xử lý nước thải.
- Nguyên lý hoạt động
Các chất khí ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào buồng vật liệu lọc. Tại
lớp vật liệu lọc thì vi sinh vật phát triển thành màng sinh học. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ
bị hấp phụ bởi màng sinh học. Tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy. Tạo nên năng lượng và
các sản phẩm phụ là CO2 và H2O các loại muối.
Khí thải của quá trình sau khi đã lọc sạch thải vào khí quyển từ bên trên của hệ thống
lọc. Hầu hết những hệ thống lọc sinh học hiện nay có công suất xử lý mùi và các chất hữu
cơ bay hơi lớn hơn 90%. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ xử lý được những
23
khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp (<1000ppm) . Và lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong
giới hạn 300-500 ft3/ft2-giờ.

3.3 Xử lý tro xỉ
3.3.1 Sử dụng tro xỉ như một loại phụ gia cho bê tông
Với việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt đã sản sinh ra một lượng tro xỉ nhất
định. Như đã đề cập ở trên quá trình đốt rác lại phát sinh lượng chất thải rắn là tro xỉ với tỷ
lệ dao động khoảng 15 - 25%. Theo tính toán, các nhà máy xử lý rác thải có tạo ra điện
năng sẽ sản sinh ra bình quân 25 tấn tro xỉ/MW cùng với đó dân số ngày càng tăng cũng
dẫn đến việc rác thải ngày càng nhiều và lượng tro xỉ khi ta xử lý rác kèm theo đó cũng
tăng lên.
Hiện nay, đã có một số quốc gia đã nghiên cứu sử dụng tro xỉ từ nhà máy đốt rác để
làm vật liệu thi công đường, vật liệu đắp như Đức, Đan Mạch, Thụy Điển… nhằm thay thế
cho nguồn vật liệu tự nhiên như cát hoặc vật liệu đất đắp đang ngày càng cạn kiệt, đồng
thời giảm chi phí chôn lấp tại các bãi rác.
Xu thế phát triển nhà máy điện rác ngày càng được quan tâm và ứng dụng, thay thế
phương pháp chôn lấp truyền thống. Việc đưa tro xỉ vào làm phu gia cho vật liệu xây dựng,
không chỉ đưa ra giải pháp xử lý tro đáy phát sinh từ nhà máy điện rác mà còn “khai phá”
nguồn vật liệu mới cho ngành xây dựng trong tương lai, góp phần giảm thiểm ô nhiễm môi
trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Không những thế, việc biến tro xỉ thành vật liệu
hữu ích đã khẳng định năng lực sáng tạo của các nhà khoa học trong nước, góp phần bảo
vệ sức khỏe cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường để hướng tới một tương lai xanh.
3.3.2 Sử dụng tro bay trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp
Tro bay đã được chứng minh hoạt động như một vật liệu hạn chế để trung hòa độ
chua của đất và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hầu hết tro bay được tạo ra ở
Ấn Độ có tính chất kiềm; do đó, ứng dụng của nó đối với đất nông nghiệp có thể làm tăng
pH đất và do đó trung hòa các loại đất có tính axit. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử
24
dụng tro bay như tác nhân hạn chế trong đất axit có thể cải thiện tính chất của đất và tăng
năng suất cây trồng.
Về mặt hóa học, tro bay chứa các nguyên tố như Ca, Fe, Mg và K, cần thiết cho sự
phát triển của thực vật, nhưng cũng có các nguyên tố khác như B, Se và Mo và kim loại có
thể gây độc cho cây trồng. Vôi trong tro bay dễ dàng phản ứng với các thành phần có tính
axit trong đất dẫn đến giải phóng các chất dinh dưỡng như S, B và Mo ở dạng và số lượng
thuận lợi cho cây trồng. Tro bay chứa lượng không đáng kể muối hòa tan, cacbon hữu cơ
và một số lượng K, CaO, MgO, Zn và Mo đáng kể.
Sử dụng tro bay cùng với phân bón hóa học và vật liệu hữu cơ một cách tích hợp có
thể tiết kiệm phân bón hóa học cũng như tăng hiệu quả sử dụng phân bón (FUE).
Ứng dụng tro bay vào đất cát có thể làm thay đổi vĩnh viễn kết cấu đất, tăng tính xốp
và cải thiện khả năng giữ nước vì nó chủ yếu bao gồm các hạt có kích thước phù sa. Tro
bay thường làm giảm mật độ khối lượng lớn đất dẫn đến cải thiện độ rỗng đất, khả năng
làm việc và tăng cường khả năng giữ nước.
3.4 Xử lý nước thải
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ
gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để
loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường. Một sản
phẩm của xử lý nước thải thường là một chất thải bán rắn hoặc bùn, mà cần phải xử lý hơn
nữa trước khi được thải ra hoặc được áp dụng đất. (thường là phân bón cho nông nghiệp).
Đối với hầu hết các thành phố, các hệ thống thoát nước cũng sẽ mang theo một tỷ lệ
nước thải công nghiệp tới các nhà máy xử lý nước thải mà thường đã nhận được tiền xử lý
tại các nhà máy để giảm tải ô nhiễm. Nếu hệ thống thoát nước là một hệ thống thoát nước
kết hợp thì nó cũng sẽ mang theo dòng chảy đô thị (nước mưa) đến nhà máy xử lý nước
thải.
Tuỳ vào từng loại nước thải mà việc áp dụng công nghệ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Xử lý nước thải bao gồm
• Xử lý cơ học: tách các thành phần rác thải, dầu mỡ, cặn bả ra khỏi nguồn nước thải.
• Xử lý hóa học: trung hòa nồng độ PH trong nước, keo tụ tạo bông hoặc lắng, để loại
bỏ các chất kim loại, các chất vô cơ
• Xử lý sinh học: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí, để loại bỏ các thành phần bị ô nhiễm hữu
cơ.
• Lọc nước: loại bỏ các chất rắn còn lại có trong nước, bước này tùy thuộc vào quy
dịnh về xả thải của pháp luật đối với hàm lượng chất rắn có trong nước.

25
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý phát thải, trong đó Công nghệ MBR
(Membrane Bio-Reactor) là công nghệ sử dụng bể lọc màng sinh học. Màng lọc này có kích
thước lỗ màng. Quá trình xử lý nguồn nước thải sinh hoạt diễn ra trong bể lọc màng sinh
học và tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường. Tuy nhiên, bể lọc màng MBR
không cần có bể lắng sinh học và bể khử trùng. Màng lọc với kích thước rất nhỏ của phương
pháp MBR có khả năng giữ lại các phân tử bùn vi sinh, các loại cặn lơ lửng và vi sinh vật
gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải MBBR


Các quá trình này có tác dụng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nước, giúp giảm thiểu tối
đa hàm lượng độc hại thải ra môi trường để có thể sử dụng lại và không gây ô nhiễm. Dưới
đây là một số công đoạn của các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay:
• Điều lưu và trung hoà
• Keo tụ, tạo bông cặn và kết tủa
• Tuyển nổi
• Xử lý sinh học hiếu khí
• Lắng
• Xử lý cấp 3 (Lọc, hấp phụ, trao đổi ion)

26
CHƯƠNG 4. TẬN DỤNG NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐT RÁC

Sự thiêu hủy rác thải đô thị được tồn tại ở châu Âu từ những năm 1930 nhằm làm
giảm đi khối lượng và thể tích rác thải. Hiện nay, các nhà máy thiêu hủy rác hiện đại có thể
giảm 90% khối lượng chất thải rắn, tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc thời gian sử dụng
của bãi chôn lấp chất thải sẽ tăng lên 10 lần. Đồng thời, chất thải là chất vô cơ không gây
ra các hậu quả ô nhiễm khác như mùi, nước rỉ rác và trở thành khu vực dễ phát triển các vi
khuẩn gây bệnh như rác thông thường.
Các loại hình lò đốt rác được sử dụng cũng bao gồm nhiều loại với các phương thức
đốt khác nhau như: lò đốt hở thủ công, lò đốt một cấp, lò đốt nhiểu cấp, lò đốt thùng quay,
lò đốt tầng sôi, lò đốt nhiều tầng, lò đốt kiểu nhiệt phân, lò đốt kiểu khí hóa.
Việc xử lý rác thải thành năng lượng (Waste to Energy) đã tồn tại từ lâu ở các nước
phát triển do lượng nhiệt sinh ra từ quá trình đốt rác có thể sử dụng để sản xuất hơi nước,
hay nước nóng trong các lò hơi phục vụ cho nhu cầu sưởi ấm ở các nước ôn đới, còn để
phát điện thì muộn hơn nhiều. Một số sáng chế nộp đơn đăng ký bản quyền từ đầu những
năm 1980 cho việc đốt chất thải phát điện. Khoảng đầu những năm 2000, những lò đốt rác
và những trung tâm xử lý rác lớn ra đời và phát triển mạnh hơn với lượng rác đốt lớn để có
thể sản xuất hơi quá nhiệt để làm quay tua bin cho sản xuất điện.
4.1 Điện rác

hình Quy trình đốt rác phát điện

27
B1: Thu gom và phân loại rác.
Việc thu gom và phân loại rác thải là vấn đề quan trọng để xử lý rác hiệu quả. Đặc
điểm chung của rác thải là tính chất đa dạng với nhiều loại hình từ kim loại, mảnh sành sứ,
rác thải hữu cơ từ thực phẩm, giấy, nilon và các sản phẩm cao su, plastic và nhiều khi có cả
đất đá nữa. Trong các thành phần rác thải như vậy, việc thu gom và đốt rác sẽ gặp các vấn
đề sau:
1. Nếu rác thải có quá ít thành phần cháy được hoặc rác quá ẩm, việc đốt rác là
không khả thi vì lượng nhiệt sinh ra không đủ cho quá trình cháy tiếp diễn lâu dài. Điều
này thường xảy ra với những khu vực có nhiều lượng rác hữu cơ.
2. Thành phần rác có chứa nhiều nilon hay các hợp chất nhựa, thực phẩm dạng thịt,
cao su, vải vụn, pin, vv... thì hàm lượng chất cháy nhiều hơn, nhưng thường có những phát
thải độc hại có tính axit cao và những phát thải Furan, Dioxin, hơi chì gây độc hại cho môi
trường.
3. Thành phần rác thải chứa nhiều cục lớn, cứng, cồng kềnh gây khó khăn trong việc
chuyên chở, phân loại loại bỏ.
4. Việc thu gom và tập kết rác thải luôn gây ô nhiễm mùi khiến cho người lao động,
các hộ dân sống gần nơi tập kết cũng như nhà máy xử lý chịu ảnh hưởng trực tiếp và trong
nhiều trường hợp sẽ phát sinh những phản đối mạnh mẽ.
B2: Chế biến rác thải thành nhiên liệu. Với đặc tính rác thải đa dạng như vậy, việc chế
biến rác thải thành nhiên liệu bao gồm các công đoạn sau:
1. Phân loại thành phần rác thải thành dạng cháy được bao gồm có các loại giấy,
nilon, cao su, vv...; dạng hữu cơ ngâm ủ được bao gồm các loại phế thải rau, củ, quả và
thực phẩm thừa, dạng chất trơ không cháy được bao gồm các loại đất đá, sành sứ, vật liệu
xây dựng, vv... Việc phân loại này chỉ có thể thực hiện một cách tương đối với các hệ thống
máy phân loại hiện nay.
2. Các hợp chất cháy được có thể được tách ra cho ráo nước để sấy khô, nghiền, chế
biến thành các viên nhiên liệu hoặc đốt luôn tùy theo dạng công nghệ sử dụng.
3. Các hợp chất hữu cơ có thể đem chôn lấp đúng kỹ thuật, hoặc ngâm ủ để sản sinh
khí sinh học CH4 và sau đó đốt khí này trong lò hơi.
4. Các chất trơ có thể đem chôn lấp.
Việc phân loại cũng có thể tách ra các chất, vật liệu có khả năng tái sử dụng, hoặc
tái chế như nhựa, nilon, các loại kim loại để bán.
B3: Đốt rác trong lò hơi để sản xuất hơi nước quá nhiệt.

28
Việc đốt rác cần được thực hiện trong lò đốt rác đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt QCVN61-MT: 2016/BTNMT,
hoặc các quy chuẩn chuyên biệt khác cho rác thải công nghiệp, hay rác thải y tế.
Điều đáng chú ý là quá trình cháy sinh ra một lượng nhiệt nhất định, vì thế có thể
tận dụng lượng "nhiệt thừa" này để biến thành năng lượng sử dụng cho các mục đích khác
nhau như sấy, sưởi và các ứng dụng nhiệt năng trong công nghiệp. Tuy nhiên, do rất khó
khăn để có được các ứng dụng nhiệt năng này gần khu vực tập kết rác thải nên sản xuất
điện năng sẽ là ứng dụng mang tính thực tế cao nhất có thể triển khai.
Đối với mục tiêu sản xuất điện thì năng lượng sản xuất ra sẽ ở dạng hơi nước quá
nhiệt. Như vậy lò đốt rác trong trường hợp này sẽ là một lò hơi sản xuất hơi quá nhiệt có
khu vực buồng đốt đáp ứng được yêu cầu của một lò đốt rác thải sinh hoạt theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

Các lò hơi đốt rác có các kết cấu kim loại chịu áp lực nên cũng rất dễ bị ăn mòn
trong môi trường khói thải từ rác có nhiều hơi axit, đồng thời, nhiều thành phần khí thải
độc hại sinh ra trong quá trình đốt các loại nhiên liệu đa thành phần nên hệ thống xử lý khói
thải của lò đốt rác hết sức phức tạp và đắt tiền. Điều này dẫn tới chi phí đầu tư cho một hệ
thống đốt rác phát điện, cũng như vận hành nó đắt đỏ hơn những hệ thống xử lý và đốt rác
thông thường.

29
Ngoài ra, do đặc tính nhiên liệu của rác là kém và không ổn định nên các lò đốt rác
thường xuyên phải đốt dầu kèm để duy trì nhiệt độ ổn định trong lò. Dầu là loại nhiên liệu
đắt tiền nên việc đốt kèm dầu với lượng lớn sẽ làm tăng chi phí xử lý rác thải.
B4: Sử dụng hơi nước quá nhiệt để làm quay tua bin và phát điện.
Hơi nước quá nhiệt sinh ra từ lò hơi sẽ được đưa tới tua bin ngưng hơi để làm quay
tua bin. Tua bin gắn với máy phát điện sẽ sinh ra điện để phát vào lưới điện. Hơi nước sau
khi giãn nở sinh công làm quay tua bin sẽ được ngưng tụ thành nước tại bình ngưng nhờ
một nguồn nước làm mát bên ngoài và bơm trở lại lò hơi để hoàn thành một chu trình kín.
Đây là mô hình phát điện phổ biến sử dụng chu trình Rankin cho việc sản xuất điện
trong các nhà máy nhiệt điện đốt than hiện nay, tuy nhiên ở đây ta dùng rác làm nhiên liệu.
Tùy thuộc vào quy mô của nhà máy, điện năng sản xuất ra có thể từ vài MW đến vài chục
MW. Việc sản xuất điện theo chu trình Rankin của hệ thống đốt rác có hiệu suất không cao
do cỡ lò nhỏ và nhiệt độ hơi quá nhiệt thấp. Hiệu suất biến đổi năng lượng nằm trong
khoảng 25 - 30%.
4.1.1 Một số công nghệ đốt chất thải phát thải
Hiện nay, công nghệ đốt chất thải phát điện đang được các quốc gia quan tâm vì nó
thể hiện được những ưu điểm vượt bậc so với phương pháp chôn lấp và lò đốt chất thải
truyền thống, như giảm được trên 90% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng
nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi
hôi... Có ba công nghệ lò đốt chất thải được sử dụng nhiều nhất trong các nhà máy đốt chất
thải phát điện hiện nay, đó là: công nghệ lò đốt buồng lửa có ghi (stocker incinerators),
công nghệ lò đốt thùng quay (Rotary Kiln incinerators) và công nghệ lò đốt tầng sôi
(Fluidized Bed Incinerators). Một số đặc điểm công nghệ và các sáng chế điển hình của ba
công nghệ này được trình bày dưới đây.
a. Công nghệ sử dụng lò đốt buồng đốt chất thải phát điện buồng lửa có ghi (Stoker
incinerators)
Công nghệ đốt chất thải phát điện sử dụng buồng lửa có ghi có nguyên lý: chất thải
rắn được đốt trong một buồng lửa với không khí được làm giàu oxy cung cấp từ bên dưới.
Tại đó, chất thải rắn được sấy khô và đốt cháy thành tro, phần lớn sẽ lắng xuống đáy. Một
phần nhỏ tro xỉ thoát ra khỏi lò theo dòng khí thải và được thu gom, xử lý trong thiết bị xử
lý khí thải. Công nghệ này có ưu điểm là có thể xử lý nhiều loại chất thải và công suất lò
đốt có thể nâng lên rất cao. Tuy nhiên công nghệ có nhược điểm không thể xử lý chất thải
rắn có nhiệt trị quá cao (nhiệt trị thường nhỏ hơn 3000 kcal/kg) và không thể bị gián đoạn
quá trình vận hành.

30
Trong lò đốt chất thải phát điện sử dụng buồng lửa có ghi, khí thải có khả năng
không được đốt cháy hết do kích thước lò đốt ngày càng tăng lên. Do đó, một vấn đề xảy
ra là hàm lượng khí có hại sinh ra trong quá trình cháy như nitơ oxit (NOx) hoặc cacbon
monoxit (CO) còn nhiều trong khí thải của quá trình đốt. Mục tiêu của sáng chế này là đưa
ra một lò đốt có quá trình đốt thứ cấp để đốt khí thải của quá trình đốt sơ cấp và một phần
khí thải được tuần hoàn. Do vậy, lượng khí có hại sẽ giảm thiểu một cách đáng kể.
Lò đốt buồng đốt chất thải phát điện kiểu buồng lửa có ghi theo sáng chế bao gồm:
bộ phận cung cấp khí thải tuần hoàn cho phép khí thải thu được từ việc xử lý khí đốt hồi
lưu đến kênh dẫn khí đốt (15) thông qua vòi phun khí thải tuần hoàn (36) được cung cấp
trên kênh dẫn khí đốt (15) và cung cấp khí thải dưới dạng khí thải tuần hoàn (S3); và bộ
cấp khí đốt thứ cấp cung cấp không khí đốt thứ cấp (S2) ở phía trên của vòi phun khí thải
tuần hoàn (36) trên kênh dẫn khí đốt (15) thông qua vòi phun khí đốt thứ cấp (31) được
cung cấp trên khí đốt kênh (15), trong đó vòi phun khí thải tuần hoàn (36) và vòi phun khí
đốt thứ cấp (31) được bố trí ở các vị trí khác nhau theo mặt cắt của kênh dẫn khí đốt (15).
Chất thải (D) được đưa vào buồng đốt (9) từ phễu cung cấp (4) thông qua sự di
chuyển tới lui của bộ nạp (7). Buồng đốt (9) được tạo thành bằng cách bố trí xen kẽ các
ghi cố định (fixed fire grates) và các ghi di động (movable fire grates) chuyển động theo
hướng dòng chảy của chất thải. Khí đốt sơ cấp (10) được cung cấp tới buồng đốt sơ cấp
thông qua bộ cung cấp (S1). Buồng đốt (9) có ba phần: phần lò sấy (M1) để tiếp nhận chất
thải (D), làm khô và đốt một phần; phần lò đốt (M2) là phần đốt chính chất thải; và phần lò

31
đốt (M3) là phần đốt cuối cùng để đảm bảo chất thải được đốt hết trước khi tro đi qua cổng
xả tro (13).
Quá trình đốt thứ cấp xảy ra trong kênh khí đốt (15). Khí đốt của quá trình đốt sơ
cấp tại buồng đốt (9) và một phần khí thải (R’) được hồi lưu thông qua vòi phun khí thải
tuần hoàn (36) tạo thành khí thải tuần hoàn (S3) vào buồng đốt thứ cấp (17). Không khí
(29) được đưa vào sử dụng cho quá trình đốt thứ cấp tại vòi phun (31) phía bên trên của vòi
phun khí thải tuần hoàn (36). Quá trình đốt cháy thứ cấp này giúp giảm lượng khí thải có
hại.
b. Công nghệ sử dụng lò đốt thùng quay (Rotary Kiln incinerators)
Công nghệ này có lò đốt dạng hình trụ rỗng và có cấu tạo đơn giản. Khi vận hành,
lò quay chậm rãi, đưa chất thải bên trong lên, xuống theo từng vòng quay. Tro xỉ thoát ra ở
phần cuối của khối trụ lò trong khi dòng khí thải lại được đốt liên tiếp đến khi cháy hoàn
toàn. Một phần tro xỉ cũng được đốt tiếp chung với dòng khí và được xử lý trong thiết bị
xử lý khí thải. Công nghệ này có ưu điểm là có thể xử lý nhiều loại chất thải nhưng thích
hợp nhất là chất thải có nhiệt trị cao và có thể xử lý được chất thải kích thước lớn. Tuy
nhiên công nghệ còn có nhược điểm là dễ thất thoát nhiệt và công suất bị giới hạn (thường
xử lý ít hơn 300 tấn rác thải/ngày)

Sáng chế đề cập đến hệ thống đốt rác thải thành năng lượng (100), hệ thống này bao
gồm cơ cấu cấp liệu con trượt dạng thủy lực (104), hệ thống phun không khí riêng (106),
32
buồng sơ cấp là lò đốt rác thải kiểu quay (108) và hệ thống điều khiển tro ở đáy (114). Hệ
thống phun không khí riêng (106) bao gồm một số vòi phun không khí được hướng theo
phương tiếp tuyến và theo hướng đối nhau với không khí đốt cháy cấp theo sự quay của lò
nung vào lò đốt rác thải kiểu quay (108) trong khi tạo chuyển động xoáy lốc để tác động
một cách hỗn loạn lên rác thải khi nó quay và bốc cháy và một số vòi nước được cấp qua
ống dẫn nước trong ống dẫn không khí có phương tiện dập tắt nhằm làm giảm nhiệt độ của
khí xả và làm giảm trị số nhiệt lượng của rác thải. Buồng thứ cấp (112) của rác thải để cấp
năng lượng bao gồm hệ thống cấp không khí, van giảm áp, đầu đốt và cơ cấu dò. Buồng
thứ cấp (112) bao gồm cơ cấu tiếp nhận khí ống lò có thời gian lưu lại dài hơn, đi ra từ lò
đốt rác thải kiểu quay, cơ cấu để oxy hóa các khí ống lò dư nhờ sử dụng không khí và nhiệt
và cơ cấu dò sự cần thiết tiếp tục phải đốt cháy qua cơ cấu dò.
c. Công nghệ sử dụng lò đốt tầng sôi (Fluidized Bed Incinerators):
Công nghệ đốt chất thải phát điện sử dụng lò đốt tầng sôi có nguyên lý như sau: sau
khi nghiền, chất thải rắn sẽ được đưa vào trong lò đốt và được đốt cháy trong thời gian ngắn
nhờ sự xáo trộn mạnh trong lò. Cho không khí đã làm giàu oxy và cát thạch anh nóng vào
lò để tăng hiệu suất của quá trình cháy. Kim loại, đá và thủy tinh trong chất thải cùng với
các tinh thể cát thạch anh được lấy ra ngoài theo đường đáy lò. Sau khi loại bỏ các chất
khác, cát được tuần hoàn lại vào lò đốt. Hầu hết tro xỉ thoát ra khỏi lò theo dòng khí thải và
được thu gom, xử lý trong thiết bị xử lý khí thải. Công nghệ này có ưu điểm là thích hợp
để đốt bùn thải và có thể vận hành gián đoạn. Tuy nhiên công nghệ có nhược điểm là phải
có công đoạn nghiền nhỏ chất thải rắn và công suất giới hạn

33
Lò đốt tầng sôi theo sáng chế này cho phép thu hồi hiệu quả nhiệt năng của vật liệu
thải ở nhiệt độ cao. Lò khí hóa tầng sôi (1) khí hóa vật liệu thải dễ cháy bằng cách tiếp xúc
với vật liệu ở tầng sôi. Lò đốt thứ cấp (3) đốt khí phân hủy nhiệt của vật liệu chưa cháy
được tạo ra trong lò khí hóa tầng sôi. Thiết bị trao đổi nhiệt loại trung bình hình hạt (4) thu
hồi nhiệt của khí thải nhiệt độ cao được tạo ra trong lò đốt thứ cấp.
4.2 Công nghệ Biogas
4.2.1 Khái niệm
Biogas hay còn gọi là khí sinh học. Đây là một dạng khí hỗn hợp gồm khí Metan
(CH4) chiếm 60%, khí Cacbonic (CO2) chiếm 30% và các khí khác như N2, H2, H2S…
được sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên
men dưới tác động của vi sinh vật. Lượng Biogas sinh ra phụ thuộc quá trình phân hủy sinh
học, loại phân, tỷ lệ phối trộn với nước và nhiệt độ môi trường…

Ứng dụng đặc tính này công nghệ Biogas Compost ra đời nhằm sử dụng những chất
hữu cơ từ phân thải động vật tạo thành khí Biogas, tạo thành nguồn năng lượng gas, điện,
ứng dụng trong sinh hoạt, sản xuất… Công nghệ Biogas thường thấy tại các trang trại chăn
nuôi gia súc, điển hình là chăn nuôi heo (lợn). Công nghệ này mang đến các ưu điểm như:
• Giảm bớt chi phí xử lý chất thải – vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay
• Giảm mùi hôi thối từ phân động vật giúp không khí trong lành hơn
• Không tốn tiền mua gas, điện gia dụng
• Phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi
• Bảo vệ môi trường khi đem lại nguồn năng lượng thay thế xăng, dầu…
34
• Bã đặc, nước thải lỏng của công nghệ Biogas được sử dụng làm phân bón giúp tăng
năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, nâng cao độ phì nhiêu cho đất cũng như sử
dụng vào nhiều mục đích khác.
4.2.2 Quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas
Bước 1:Xử lí về khí
Bể chứa sau biogas là nơi chứa nước thải như một nguồn duy nhất và đồng thời cũng
là bể chứa hệ thống hoạt động liên tục. Trong hệ thống này sẽ kết hợp giữa chức năng điều
hòa và kị khí. Ở đây quá trình xử lí kị khí diễn ra mạnh và nồng độ chất ô nhiễm từ sau bể
xử lí được khoảng 50%- 60%.
Bước 2: Xử lí về hóa lí
Bể keo tụ và tạo bông:
Tại bể keo tụ và tạo bông nước thải từ hồ trải bạt được bơm luân phiên.
Để thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh ta bố trí moto trong bể để thực hiện quá trình
xáo trộn. Trong nước có một phần các hạt được tồn tạ ở dạng keo mịn phân tán, kích thước
hạt giao động khoảng 0,1- 10 micromet.
Rất khó có thể tách các hạt này ra bởi chúng không nổi cũng cũng không lắng. Do
diện tích bề mặt và thể tích lớn nhưng kích thước lại nhỏ nên hiện tượng hóa học bề mặt
trở nên rất quan trọng.
Bể lắng bùn hóa lý:
Nước thải từ bể keo tụ và tạo bông đi theo đường ống phân phối để phân phối nước
thải trên toàn bộ bề mặt diện tích ngang ở gần đáy bể. Thiết kế ống phân phối sao cho nước
thải khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm, điều kiện môi trường tĩnh, lúc đó các bông
cặn hình thành. Tỉ trọng của nó đủ lớn để thắng vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng
xuống đáy bể.
Hàm lượng cặn của nước thải ra khỏi bể lắng giảm 40-60%. Cặn lắng được đưa vào
bể chứa bùn hóa lý và được bơm đi xử lí định kì.
Sau đó nước thải sẽ chảy vào bể để chỉnh độ PH
Bước 3: Xử lí stripping
Vì nước thải trong chăn nuôi có chứa nhiều chất độc hại như hàm lượng N và P rất
cao so với các loại chất thải khác cho nên cần phải có biện pháp xử lí phù hợp để xử lí N,P
giảm ô nhiễm cho những giai đoạn sau, tăng hiệu suất xử lí của toàn bộ quá trình. Do vậy
giải pháp Stripping để giiar quyết vấn đề này, hiệu quả xử lí đạt khoảng 85-95%ở PH từ
10- 11,5.
35
Bước 4:Giai đoạn xử lí sinh học
Bể anoxic: trong điều kiện khí hiếm các vi sinh vật sẽ xảy ra quá trình natri hóa và
khử natri hóa. Quá trình này sinh ra sản phẩm là khí nito- khí này không ảnh hưởng tới môi
trường. Quá trình này diễn ra theo ba cơ chế sau: quá trình natri hóa, quá trình khử natri và
bể aerotank.
Bước 5: hoàn thiện khâu xử lí
Bể khử trùng: Bằng phương pháp sinh học nước thải sau khi sử lí còn chứa khoảng
105-106 vi khuẩn trong 100ml, hầu như các loại vi khuẩn không phải là vi trùng gây bệnh
nhưng cũng không loại trừ một số khả năng gây bệnh.

4.2.3 Cấu tạo hầm biogas


Loại hầm biogas làm từ vật liệu Composite có đa dạng hình dáng tùy vào nhu cầu
về thiết kế. Nhưng về cơ bản, kết cấu của hầm bao gồm những ngăn nhỏ, mỗi ngăn có
một công dụng khác nhau.

36
− Ngăn đầu tiên hay còn gọi là ngăn thiếu khí. Đây là nơi chứa toàn bộ chất và nước
thải chảy vào, có công dụng xử lý nước thải nhờ vào khí N2 và các chất hữu cơ.
− Ngăn thứ hai là ngăn chuyển đổi. Ngăn này có công dụng lọc các chất có hại và
chuyển hóa chúng thành những chất an toàn cho con người và môi trường. Ngăn thứ
hai chứa than hoạt tính và khí O2, có thể tăng tác dụng lọc nước.
− Ngăn thứ ba là ngăn lắng. Đây là ngăn có tác dụng dẫn bùn lắng sang bể thiếu khí
nếu không thể xử lý vì bùn không đủ. Do vậy, ngăn sẽ loại bỏ và nhờ vào ngăn thiếu
khí xử lý.
− Sau khi chất thải được xử lý qua ba ngăn đầu tiên, sẽ được dẫn đến ngăn thứ tư để
tham gia vào quá trình khử trùng. Ngăn khử trùng này giúp loại bỏ vi khuẩn có trong
nước thải.
− Ngăn chứa bùn chứa những chất cặn còn sót lại và có công dụng tách bùn ra khỏi
nước. Việc vét và dọn sạch bùn sẽ được thực hiện sau một thời gian sử dụng để hầm
biogas Composite bền hơn.
4.2.4 Các giai đoạn tạo khí Biogas trong hầm biogas
Hầm biogas không cần không khí để tồn tại và chúng phân hủy chất thải hữu cơ
thông qua quy trình bốn giai đoạn được kiểm soát nhiệt độ:
• Thủy phân
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy các
polyme hữu cơ khổng lồ; thường xảy ra trong chất thải hữu cơ.

37
Đây là một bước thiết yếu trong quá trình tiêu hóa kỵ khí; vì quá trình thủy phân sẽ
phân hủy chất béo; protein và carbohydrate thành các phân tử nhỏ hơn như đường
đơn; axit béo và axit amin.
Một số sản phẩm từ giai đoạn này sẽ được sử dụng trong quá trình sinh metan
sau này. Tuy nhiên hầu hết sẽ cần được phân hủy thêm trong quá trình sinh axit.

• Quá trình sinh axit


Giai đoạn thứ hai của quá trình phân hủy kỵ khí chứng kiến vi khuẩn lên men
tiếp tục phân hủy chất thải hữu cơ; tạo ra môi trường axit với dấu vết của amoniac;
H₂; H₂S; CO₂ , axit béo dễ bay hơi ngắn hơn, axit cacbonic và rượu; cùng những thứ
khác.
Mặc dù vậy, rất nhiều polyme vẫn còn quá lớn và không ổn định để sử dụng
để tạo ra khí metan và cần phải phân hủy thêm.

• Acetogen
Bước tiếp theo là tạo ra một dẫn xuất của axit axetic; được gọi là axetat, bằng
acetogen từ cacbon và các lựa chọn năng lượng khác.
Rất nhiều chất được tạo ra trong quá trình sinh axit được dị hóa trong giai
đoạn này, tạo ra axit axetic, H₂ và CO₂. Acetogens khá thông minh ở chỗ chúng phân
hủy chất hữu cơ đến mức thích hợp để methanogens thực hiện công việc tạo ra nhiên
liệu sinh học.
• Quá trình sinh metan
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hóa; trong đó một số sản phẩm
của quá trình thủy phân và quá trình sinh axit được kết hợp với các sản phẩm của
quá trình acetogen cuối cùng để cho phép các chất sinh metan tạo ra khí mê-tan.
Có hai quy trình trong đó khí metan có thể được tạo ra trong giai đoạn phân
hủy cuối cùng này:
CO₂ + 4 H₂ → CH₄ + 2H₂O
CH₃COOH → CH₄ + CO₂
Con đường thứ hai sử dụng axit axetic; nói chung là cách chính để tạo ra khí
metan trong quá trình sinh metan.
4.2.5 Nguyên lý hoạt động của máy phát điện Biogas
Từ hầm khí biogas, khí được dẫn qua thiết bị an toàn, tới thiết bị lọc hơi nước, và
qua thiết bị lọc khí H2S để cho ra khí biogas sạch hơn, khô hơn. Sau đó, khí biogas lại tiếp
tục qua thiết bị chứa khí sinh học thì máy sẽ nổ và phát điện.
Nhìn chung, máy phát điện biogas giống hệ thống máy phát điện thông thường chỉ
khác trong máy này nó có bộ treo khí bằng sử dụng khí gas.

38
Loại máy phát này được khuyên dùng cho các trang trại chăn nuôi với số lượng lớn.
Đáp ứng đủ nguồn cung đầu vào cho hệ thống hầm biogas phủ bạt HDPE và tạo ra khí gas
cung cấp cho máy phát điện chuyển hóa thành điện năng phục vụ cho các thiết bị sử dụng
điện trong trang trại và gia đình.
Quá trình tiêu hóa này dẫn đến việc sản xuất khí sinh học và chất thải đã phân hủy.
Khí sinh học sau đó được chuyển ra khỏi máy phát điện để được sử dụng theo những cách
khác và trở thành nhiên liệu và chất thải đã phân hủy có thể được sử dụng làm phân bón tự
nhiên.

39
CHƯƠNG 5. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ XỬ LÝ HỆ THỐNG KHÍ THẢI CHO
NHÀ MÁY ĐỐT RÁC VÀ TRÌNH BÀY VÍ DỤ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LÒ
HƠI 1 BAR TRONG HỆ THỐNG LÒ ĐỐT RÁC

5.1 Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý khí thải

- Đặc điểm của khí thải lò đốt rác:


+ Khí thải lò đốt rác có thành phần phức tạp, khó đo lường tỉ lệ mỗi chất, chủ yếu
là các khí: CO2, SO2, khí gas, …
+ Nhiệt độ cao: Khí thải ra từ lò đốt có nhiệt độ tương đối cao.
Mùi khó chịu.
- Quy tình công nghệ lò đốt rác:
+ Để đảm bảo lượng khí thải theo tiêu chuẩn của các cơ quan quản lý, các nhà máy hiện
nay áp dụng một số biện pháp kiểm soát quy trình công nghệ lò đốt rác hiện đại, tiên tiến.
Mục đích chính là kiểm soát được các chất ô nhiễm: CO, NO, NO2, O3, Pb và bụi.

40
5.1.1 Lò hơi 1 bar

- Mục đích chính của thiết bị này là để giảm nhiệt độ của khí thải.
- Do khí thải từ lò đốt rác có nhiệt độ tương đối cao từ 600oC – 700oC nên chúng ta không
thể cho khí thải đi qua các thiết bị lọc bụi ngay lúc này được.
- Khi đó, lò hơi với áp suất chỉ 1 bar tức nhiệt độ hơi khi đó chỉ cỡ 100oC sẽ đóng vai trò
như một thiết bị trao đổi nhiệt, khí thải được làm nguội và giảm nhiệt độ xuống mức an
toàn đối với các thiết bị lọc bụi.
- Đồng thời, việc làm giảm nhiệt độ khí thải còn mang đến lợi ích về kinh tế, giúp làm giảm
chi phí vật liệu chế tạo các thiết bị dẫn khí thải và lọc bụi phía sau.
5.1.2 Chùm cyclon
- Cyclon là phương pháp phù hợp để lọc bụi có kích thước khác nhau. Nhưng thực tế đã
chứng minh, cyclon chỉ hiệu quả đối với bụi có kích thước > 15 micromet.
- Đối với bụi có kích thước nhỏ hơn, ta có thể sử dụng nhiều cyclon nối tiếp với nhau hoặc
ghép đôi cyclon với lọc bụi túi nhằm tăng hiệu quả của quá trình.
- Do đó, thực tế người ta sử dụng cyclon nối tiếp hoặc song song để tăng hiệu quả lọc bụi,
nâng cao khả năng lọc bụi đối với các bụi mịn.
41
✓ Cấu tạo:

✓ Nguyên lý hoạt động:


Không khí chưa qua xử lý có lẫn bụi sẽ đi vào thiết bị theo phương tiếp
tuyến với ống trụ thiết bị. Dòng khí sẽ chuyển động xoáy tròn xuống đáy thiết bị.
Dưới tác dụng của lực ly tâm thì các hạt bụi có khối lượng lớn, kích thước lớn sẽ
va vào thành và được thu ở phễu phía dưới.
Sau khi theo cửa vào thiết bị, luồng khí chứa bụi đi vào thân của cyclon
theo phương tiếp tuyến với thân của cyclon rồi chuyển động xoáy tròn xuống dần
dọc theo chiều cao của thiết bị.
Các hạt bụi có kích thước lớn, trọng lượng lớn dưới tác dụng của lực ly tâm
nên di chuyển ra xa trục và bị văng vào thành ống mất dần động năng và rơi xuống
dưới.

42
Dòng xoáy chứa khí sạch thu dần đường kính xoáy và hướng lên phía trên
ra ngoài theo ống trụ giữa thoát ra ngoài theo cửa thoát khí.
Bụi sẽ được thu bằng phễu ở phía dưới thiết bị xử lý.

✓ Ưu điểm:
- Trở lực toàn bộ hệ thống không suy giảm, nên lưu lượng khí qua cyclon cao.
- Xử lý hiệu quả với bụi rắn có nồng độ cao.
- Chịu được hỗn hợp khí có nhiệt độ cao mà không hư hỏng, hay ảnh hưởng đến
thiết bị.
- Chi phí vận hành thấp.
- Làm việc liên tục và hiệu quả đối với hạt bụi thô.
- Không có bộ phận tuyền động, không có lõi lọc nên không cần thay thế.
- Thông số kỹ thuật:
+ Năng suất từ 1.000 – 80.000 m3/h tùy từng model.
+ Hiệu suất đạt 95-98% đối với bụi thô (đường kính hạt bụi ≥ 5µm).

✓ Nhược điểm:
- Hiệu suất tách bụi giảm đối với các bụi có kích thước < 5µm.
- Không thể thu hồi hay sử dụng thiết bị khi sử dụng tách bụi kết dính.

5.1.3. Tháp phản ứng


- Thiết bị có mục đích là khử các khí độc hại có trong khí thải như: NOx, SOx và một số
khí độc khác. Ở đây, dòng khí chứa NOx được đưa vào thiết bị khử có chứa chất khử
NH3, chất xúc tác V2O5. Sau phản ứng tạo thành Nito và nước.

43
- Tiếp theo, lượng khí còn lại chứa SO2, CO2, Furan, Dioxin… được đưa vào xử lý theo
phương pháp hấp thụ. Chất hấp thụ được sử dụng chủ yếu là vôi có tác dụng hấp thụ khói
axit. Ngoài ra sử dụng than hoạt tính để hấp thụ furan và dioxin.
Sau quá trình này, sản phẩm tạo thành bùn thạch cao. Từ đó theo dòng chảy và đi xuống
dưới đáy tháp. Người vận hành sẽ tháo ra định kỳ để đưa bùn thạch cao ra ngoài.
• Phản ứng hấp thụ: SO2 + H2O à H2SO3
H2SO3 + Ca(OH)2 à CaSO3 + 2H2O
CaSO3 + H2SO3 à Ca(HSO3)2
• Tại đáy tháp (Oxy hoá một phần nhờ không khí được cấp vào):
Ca(HSO3)2 + Ca(OH)2 à 2CaSO3 + 2H2O
CaSO3 + 1/2O2 à CaSO4

5.1.4 Thiết bị lọc bụi túi vải


a. Hệ thống lọc bụi túi vải là gì

Hệ thống lọc bụi túi vải là hệ thống bao gồm các túi lọc bụi vải, dùng để xử lý bụi
trong không khí, trả lại không khí sạch ra môi trường. Vật liệu lọc có thể là các loại vải
không dệt tổng hợp hoặc có nguồn gốc tự nhiên được may thành dạng túi. Hiệu quả lọc
bằng túi lọc bụi vải cực cao, lên tới 98%. Túi lọc bụi vải có thể lọc được hầu hết các loại
bụi bay lơ lửng, bụi mịn,…

44
Hệ thống lọc bụi túi vải

b. Cấu tạo của hệ thống lọc bụi túi vải

Cấu tạo chung của hệ thống lọc bụi túi vải gồm các bộ phận sau:

• Buồng lọc

Buồng lọc là nơi chứa các vật liệu lọc và xảy ra quá trình lọc. Buồng lọc có hai khoang
tách biệt là khoang khí sạch chứa khí sau khi lọc và khoang khí thô chứa khí trước khi
lọc.

• Bộ phận lọc

Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lọc bụi túi vải, bao gồm các khung lồng túi
lọc, được gắn vào sàn lắp túi lọc. Khung xương cố định túi lọc luôn căng khi quá trình lọc
diễn ra đồng thời tăng hiệu quả quá trình rung giũ bụi.

45
Cấu tạo của hệ thống lọc bụi túi vải

• Bộ phận cấp khí

Bộ phận cấp khí bao gồm quạt hút, đường ống dẫn và các thiết bị hỗ trợ. Khí thô sau khi
được đưa vào buồng lọc, bộ phận cấp khí sẽ tạo áp lực để khí sạch đi qua túi. Thường người
ta sẽ kết hợp bộ phận cấp khí với bộ chia khí để phân tán đều khí bụi vào buồng lọc. Một
số trường hợp sẽ phải dùng tới thiết bị lọc nước để loại bỏ hơi nước trong khí đầu vào do
hệ thống thông thường sử dụng vải lọc là vải polyester có đặc tính thủy phân trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.

• Bộ phận rung giũ bụi

Bộ phận rung giũ bụi có tác dụng loại bỏ bụi bám trên bề mặt túi sau một thời gian xử lý
bụi. Các kiểu rung giũ bao gồm: phương pháp lắc/gõ, rung, thổi xung khí nén. Phương pháp

46
rung giũ bằng thổi xung khí nén hiện nay thường được sử dụng nhất vì có thể thực hiện tự
động và không tốn nhân lực.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi túi vải

Quy trình hoạt động của một hệ thống lọc bụi túi vải như sau:

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi túi vải

47
Khí bụi thô được hút được hút vào buồng lọc qua các cửa hút. Tại đây khí và các hạt sẽ bị
giảm vận tốc dẫn tới các hạt tỷ trọng lớn sẽ rơi xuống dưới và đi ra ngoài. Khí sạch sẽ được
đi qua túi lọc và thoát ra ngoài. Các hạt bụi nhỏ hơn sẽ bám lại trên bền mặt của túi lọc.

Sau đó, hệ thống sẽ thực hiện rung giũ bụi để làm sạch túi lọc. Phương pháp sử dụng là
rung giũ cơ hoặc xả khí nén để rung giũ. Các hạt bụi bám trên bề mặt túi rơi xuống dưới và
đưa ra ngoài qua thiết bị.

c. Ưu điểm của hệ thống lọc bụi túi vải

Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống lọc bụi túi vải được các nhà máy ưa dùng đến vậy.
Cùng điểm qua các ưu điểm của nó:

• Khả năng tùy biến cao, thích hợp với nhiều loại nhà máy và yêu cầu lắp đặt.

• Khả năng lọc bụi tốt, với kích thước bụi dưới 5 micron.

• Có thể tích hợp được với nhiều thiết bị hỗ trợ và thiết bị giám sát như đồng hồ đo
áp, các thiết bị giám sát an toàn mà không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

• Có thể tùy biến thiết kế để tiện lợi theo mỗi yêu cầu lắp đặt.

• Dễ dàng vận hành và bảo trì.

• Dễ dàng thay thế các vật liệu lọc.

• Vật liệu lọc thường có giá trị thấp, tùy thuộc vào một số yêu cầu nhất định mà sẽ
yêu cầu các vật liệu lọc giá trị cao hơn như vải chống tĩnh điện, chống cháy…

Lưu ý khi lựa chọn hệ thống lọc bụi túi vải

Điều quan trọng nhất của hệ thống lọc bụi túi vải là vật liệu lọc. Bạn cần xem xét và cân
nhắc các ứng dụng và điều kiện của nhà máy để lựa chọn loại vải phù hợp.

48
Lưu ý khi lựa chọn hệ thống lọc bụi túi vải

d. Các yếu tố cần quan tâm bao gồm:

• Độ ẩm: Độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình thủy phân hợp chất este. Hầu hết các sản
phẩm túi lọc bụi hiện nay phổ biến nhất sử dụng vải polyester. Do đó sẽ khiến vải
lọc hỏng nhanh hơn đặc biệt khi nhiệt độ cao. Giải pháp thường được khuyến nghị
sử dụng là xử lý hóa chất chống thấm nước cho vải lọc.

• Nhiệt độ: Nhiệt độ cao bên cạnh đẩy mạnh quá trình thủy phân hóa polyester còn
trực tiếp làm hỏng vải lọc. Thông thường vải lọc sử dụng chịu nhiệt độ không nên
vượt quá 150 độ C. Nếu trường hợp nhiệt độ cao hơn, có hai lựa chọn:

• Giảm nhiệt độ khí thải trước khi vào hệ thống, có thể tiếp tục sử dụng vật liệu lọc
polyester với giá thành rẻ.
49
• Sử dụng vật liệu vải lọc có thể chịu nhiệt độ cao như Nomex
(Polyamide/Aromatic/Aramid) chịu nhiệt độ 210 độ C, Polytetra-Fluorethylene
(PTFE) chịu nhiệt 260 độ C, Polyimide (PI/P84) chịu nhiệt 260 độ C, Fiberglass
chịu nhiệt 270 độ C trong thời gian dài. Chịu nhiệt tốt nhất là vải lọc Ceramic
(Silicium Oxide) chịu nhiệt đến 800 độ C.

• Thành phần hóa chất của bụi: Hầu hết vải lọc bụi thông dụng hiện nay đều là các sản
phẩm có khả năng kháng hóa chất khá do đã xử lý tốt tuy nhiên không có nghĩa là
vô hạn.

• Đặc tính vật lý hạt bụi: Cần chú ý một số loại bụi tuy mịn nhưng hạt bụi rất sắc, có
thể gây rách túi nhanh với áp lực lọc. Căn cứ vào độ bền kéo N/mm2 để lựa chọn
vật liệu lọc phù hợp.

5.1.5 Tháp hấp thụ


A. Hấp Thụ là gì?

• QUÁ TRÌNH HẤP THỤ VẬT LÝ

Quá trình hấp thụ vật lý đơn thuần thường tuân theo định luật phân bố Nernst:

“Ở áp suất và nhiệt độ không đổi, tỷ số nồng độ chất tan trong hai dung môi không tan
lẫn vào nhau là hằng số”.

(Nồng độ X trong A ): (Nồng độ X trong B) = K = const

K: hệ số (hằng số) phân bố, phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, bản chất dung môi và chất
tan, không phụ thuộc vào lượng tương đối của hai dung môi.

• QUÁ TRÌNH HẤP THỤ HÓA HỌC

Hấp thụ trong hóa học là hiện tượng vật lý hay hóa học mà ở đó các phân tử, nguyên tử
hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc
rắn. Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha.

Trường hợp hấp thụ chất khí, nồng độ chất khí được tính theo định luật khí lý tưởng
c=p/RT hoặc có thể dùng đại lượng áp suất riêng phần thay cho nồng độ.
50
Trong các quá trình công nghệ quan trọng, hấp thụ hóa học thường được sử dụng thay cho
hấp thụ vật lý như: Hấp thụ CO2 bằng NaOH, quá trình này không tuân theo định luật
Nernst. Người ta cũng thường sử dụng hấp thụ để tách hỗn hợp khí hoặc điều chế các
chất, chẳng hạn nước (H2O)hấp thụ khí sunfurơ (SO2) sinh ra axit sunfurơ (H2SO3).

b. Cấu tạo của tháp hấp thụ

Cấu tạo của tháp hấp thụ gồm :

– Màng tách nước

– Giàn phun mưa

– Vật liệu lọc

– Đường ống dẫn dung dịch hấp phụ

– Bể dung dịch hấp phụ

– Bể tản nhiệt , bể làm mát

c. Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ

Khí và dung môi vào thiết bị hấp phụ 1 từ trên xuống, khí sạch sau khi hấp phụ đi ra ở
dưới thiết bị ngoài. Sau thời gian xác định luồng khí chứa dung môi được thiết bị hấp phụ

51
2. Khí thải được đưa vào thiết bị 1 tiến hành quá trình nhả hấp phụ. Nếu dung môi trộn
lẫn trong nước chúng có thể tách bằng chưng cất. Trước khi quay trở lại thiết bị hấp phụ 1
chất hấp phụ cần được làm nguội làm khô như khi nó được cung cấp.

Vận tốc khí đi qua lớp hấp phụ từ 0.1 m/s -0.5m/s. Thiết bị khí chuyển động đứng từ trên
xuống để xử lý khí có lưu lượng 1,4 -2 m3/s. Thiết bị có khí chuyển động ngang để xử lý
khí có lưu lượng lớn đến 20 m3/s.

5.1.6 Quạt hút


5.1.6.1 Quạt hướng trục

Quạt hướng trục hiểu đơn giản là quạt thông gió với chiều hút và chiều thổi gió song song
với trục quạt.

a. Cấu tạo:

• Bao gồm có vỏ quạt, cánh quạt, khung chân đế, miệng hút và thổi, cốt láp truyền
và motuer
• Có cấu tạo cánh quạt ít, cắt trực tiếp không khí
• Quạt hướng trục thường dùng cột tạo áp từ 50-500Pa.

b. Nguyên lý hoạt động

Quạt hướng trục thường được lắp một đầu phân xưởng sẽ lắp theo hướng trục để hút khí
độc, nhiệt, hơi ẩm bên trong nhà máy ra ngoài. Đầu còn lại lắp dẫn không khí từ bên
ngoài vào thông qua hệ thống cửa gió.

Mô tơ đặt phía ngoài chuyển động bằng dây curoa. Khi mô tơ đặt trên trục phía trong thì
bụi bám vào cuộn dây đồng hoặc bạc đạn bên trong cũng làm cho mô tơ nhanh bị nóng
lên và chạy không bền nữa từ đó làm giảm hiệu suất.

c. Ứng dụng

Quạt giúp xua tan đi sự nóng bức do sự tỏa nhiệt của các máy móc, làn gió thu được từ
quạt thông gió hướng trục sẽ làm dịu đi sự ngột ngạt khó chịu, oi bức của nhà xưởng, giúp

52
người lao động thoải mái hơn trong quá trình làm việc. Do vậy mà quạt hướng trục được
sử dụng rộng rãi trong nhà kính, lớp học văn phòng, nhà xưởng, xí nghiệp..

D. Ưu điểm:

• Lưu lượng lớn, áp lực cao.

• Chất lượng ổn định: Quạt hướng trục hiện nay được thiết kế theo công nghệ mới,
vật liệu chính hãng nên quạt chịu được nhiệt độ cao, hoạt động ổn định và độ bền
cao với thời gian. Ngoài ra, các linh kiện đi kèm làm bằng inox, kẽm tùy vào từng
bộ phận giúp đảm bảo chất lượng và độ an toàn.

• Vận hành êm ái: Quạt hướng trục công nghiệp được thiết kế giảm đến tối đa độ ồn,
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công việc.

• Thiết bị với công suất lớn, luôn mang lại nguồn không khí luôn tươi mới cho các
nhà xưởng, hộ chăn nuôi… bằng việc hút mùi, khí độc hại và hơi nóng trực tiếp từ
các máy móc, hóa chất. Đảm bảo sức khỏe của công nhân trong quá trình làm việc
từ đó tăng năng suất lao động.

• Tiết kiệm chi phí, năng lượng: Quạt hướng trục tiêu tốn rất ít năng lượng do chúng
có thể thực hiện đồng thời việc đẩy và hút gió, trao đổi không khí với môi trường
bên ngoài. Vì thế tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu, giảm điện năng tiêu thụ , ít
phải bảo dưỡng và tuổi thọ lâu bền.

e. Nhược điểm:

• Quạt hướng trục chỉ có cánh quạt ít và cắt không khí trực tiếp nên tồn động có chất
cặn bẩn gây hiện tượng nhanh ăn mòn cánh quạt do ma sát với bụi và không khí.

• Motor đặt trên trục phía trong thì bụi bám vào cuộn dây đồng làm cho motor nhanh
bị nóng và chạy không bền, làm giảm hiệu suất tải.

5.1.6.2 Quạt ly tâm

Quạt ly tâm là loại quạt hút không khí dọc theo trục dựa vào lực ly tâm đưa ra quanh vỏ
quạt, sau đó gió được đẩy ra hướng thẳng góc với trục của quạt.
53
a. Cấu tạo:

• Bao gồm các bộ phận: Guồng quạt, trục máy, giá máy và vỏ quạt
• Quạt có số lượng cắt cánh không khí lớn.
• Motor chuyển động với dây curoa được đặt ở bên ngoài.
• Cột áp từ 500 – 100.000Pa.

b. Nguyên lý hoạt động

Quạt ly tâm hoạt động theo nguyên lý bơm ly tâm, khi làm việc rô-tô sẽ hút không khí
dọc theo trục, lúc này áp suất tại tâm quạt sẽ chuyển từ nơi có áp suất cao xuống nơi có áp
suất thấp. Nhờ có lực ly tâm quanh vỏ quạt, không khí dọc theo trục sẽ bị đẩy ra hướng
thẳng góc với trục quạt. Thực tế, quạt ly tâm sẽ có 2 chiều quay là cùng chiều và ngược
chiều quay của kim đồng hồ. Tùy từng nhu cầu hút, đẩy khác nhau để chọn chiều quay
phù hợp.

c. Ứng dụng

Với lực hút mạnh, đẩy xa và khả năng tạo được sức ép lớn nên quạt có khả năng truyền
gió xa và mạnh. Bên cạnh đó hiệu quả lọc không khí rất tốt. Chính vì vậy quạt ly tâm này
được sử dụng phổ biến để hút gió, khí thải cũng như chất độc hại và khí bụi tại: Các hệ
thống xay xát, sản xuất gạo, xưởng gỗ.

54
Quạt ly tâm dùng trong công nghiệp

d. Ưu điểm:

• Đặc tính là hút mạnh, đẩy xa, tạo được sức ép lớn nên có thể theo ống gió truyền đi
xa; trong khi đó, quạt hướng trục chỉ truyền được ở khoảng cách ngắn.

• Do có cấu trúc cấu tạo đặc biệt là đặc tính nén tốt hơn so với quạt hướng trục, nên
ta có thể dùng quạt ly tâm để tạo áp đến hơn 100.000 Pa (được dùng trong nồi hơi
cột áp 500 ->100.000 Pa), trong khi đó quạt hướng trục chỉ hơn 1000 Pa.

• Số lượng cánh cắt không khí lớn, motor truyền động trực tiếp và motor truyền
động gián tiếp với dây cua roa đặt hoàn toàn bên ngoài, không nằm trên đường đi
của luồng gió hút, nên motor tránh được bụi trực tiếp từ luồng gió.

Nhược điểm:

• Với quạt ly tâm cao áp có nhược điểm là động cơ quá tải khi không kết nối quạt
vào hệ thống, do vậy loại quạt này thường phải có van tiết lưu đầu vào hoặc trong
hệ thống phụ tải ổn định. Hệ thống ống dẫn và miệng cửa hút, miệng cửa thổi ít có
thay đổi.
55
• Giá thành cũng cao hơn nhiều so với quạt hướng trục.

5.1.6.3 Quạt hút bụi túi vải

Quạt hút bụi túi vải là một thiết bị công nghiệp gồm quạt hút và túi vải sử dụng để hút các
bụi bẩn của Nhà Xưởng, ở các xưởng gỗ, xưởng gia công may, xưởng dệt,... máy hút bụi
túi vải là lựa chọn hoàn hảo nhất để hút, lọc và thu gom bụi, những loại bụi mịn, khô phát
sinh đơn lẻ.

a. Cấu tạo của quạt hút bụi túi vải

Quạt máy hút bụi túi vải được chia làm 6 bộ phận chính :

+ Quạt hút

+ Túi vải : có loại từ 1 túi vải - 8 túi vải tùy theo nhu cầu.

+ Họng hút

+ Ngăn chứa bụi

+ Ngăn lắng và một số phụ kiện khác

b. Ưu Điểm :

+ Có thể xử lý được số lượng bụi lớn trong cùng 1 lúc. Điều này hầu như các thiết bị hút
bụi khác trên thị trường vẫn chưa làm được.

+ Túi vải cho máy hút bụi được làm từ chất liệu cao cấp nên có độ bền vượt trội, chống
lại được các tác nhân bào mòn từ môi trường và hóa chất.

+ Cánh quạt ở đầu họng hút có thiết kế chống bám dính nên mặc dù tiếp xúc trực tiếp với
bụi bẩn nhưng không bị dính bẩn (tiết kiệm được thời gian lau dọn, vệ sinh máy.)

+ Trang bị bánh xe di chuyển cùng với bàn đẩy nên có thể dễ dàng hút sạch được mọi bụi
bẩn ở nhiều vị trí khác nhau.

Nhược Điểm :

56
+ Máy hút bụi khá cồng kềnh chính khiến người dùng tìm vị trí lắp đặt, bảo quản máy.
cần 1 nhà xưởng đủ rộng.

+ Mặc dù túi vải chất lượng cao,nhưng vải vẫn không thể chịu được các tác động từ hóa
chất trong thời gian dài. Hơn nữa nếu trong quá trình vận hành, máy hút phải những vật
sắc nhọn thì việc rách, thủng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. (Chi phí thay thế túi vải rất
rẻ nên bạn cứ yên tâm sử dụng, vì tính chất chuyên dụng của sản phẩm )

+ Với một nhà máy lớn, quạt hút bụi túi vải không đáp ứng được nhu cầu hút lọc bụi
trong các nhà máy này. Cần lắp đặt hệ thống hút bụi túi vải để có thể đạt hiệu suất tối đa.

c. Nguyên lý hoạt động của quạt hút bụi túi vải

• Các họng hút bụi được kết nối vào miệng hút của quạt
• nhờ lưu lượng và áp suất quạt thu bụi và thổi vào các túi vải
• các túi vải được làm từ các vật liệu lọc nên không khí có thể đi qua và bụi bị giữ
lại
• Qua một thời gian sử dụng, bụi bám nhiều trên thành túi làm giảm tiết diện lọc, vì
vậy cần phải rũ bụi thường xuyên
• Khi bụi lắng xuông nhiều thì tiến hành tháo túi lọc ra để xả bụi.

Tùy vào lượng bụi cần xử lý mà thời gian rũ bụi và xả bụi của quạt hút bụi xưởng gỗ sẽ
khác nhau.

d. Các loại quạt hút bụi túi vải

• Máy Hút Bụi Công Nghiệp 1 Túi Vải : là loại máy chỉ có 1 túi vải, công suất nhỏ,
nên cũng phù hợp với xưởng sản xuất nhỏ hoặc không gian hạn chế.
• Máy Hút Bụi Công Nghiệp 2 Túi Vải : là loại máy sử dụng 2 túi vải 2 bên và động
cơ công suất lớn từ 220V trở lên. Máy sử dụng 2 xi lanh với đường dẫn khí hình
chữ Y chia hai ngả cho khả năng nâng cao hiệu suất làm sạch.
• Máy Hút Bụi Công Nghiệp 4 hoặc 8 Túi Vải : Đây là loại máy công suất lớn, điện
áp từ 220V - 380V phù hợp với quý mô sản xuất lớn.

57
5.1.7 Ống khói
Ống khói là một bộ phận của hệ thống lò. Nhiệm vụ của ống khói là tạo được sức
hút để đưa sản phẩm cháy từ buồng lò thải ra môi trường.
Hệ thống ống khói là hệ thống được hiểu là thiết bị dẫn khói từ lò đốt đã được lọc
bụi ra ngoài môi trường.
Trong công nghiệp thường dùng 3 loại ống khói: ống khói xây bằng gạch, ống khói
bằng kim loại và ống khói bằng bê tông chịu nhiệt. Ống khói xây bằng gạch thường dùng
ở những lò có lượng khí lò lớn. Nếu nhiệt độ khí lò cao thì lớp lót ở phía trong ống khói
xây bằng vật liệu chịu lửa. Về mặt xây dựng, loại ống khói này xây dựng phức tạp nên
đường kính cảu miệng ống khói (nơi khí lò từ ống khói thoát ra ngoài trời) tốt nhất không
nên nhỏ hơn 800mm.
Ống khói bằng kim loại được dùng nhiều ở những lò có công suất nhỏ, lượng sản
phẩm cháy không lớn. Nếu khí lò có nhiệt độ thấp thì không cần lót gạch chịu lửa ở phía
trong ống khói. Ở những lò có lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ khí lò thấp (<300oC) thì
có thể dùng ống khói bằng bê tông chịu nhiệt. Loiaj ống khói này có thể chuẩn bị sẵn sang
từng vòng có kích thước vừa phải từ trước nên việc lắp đặt dễ dàng, thi công nhanh.
Khi tính ống khói lực hút của ống khói phải lớn hơn giá trị tổng tổn thất áp suất của
khí lò trong đường cống dẫn để bù vào những giá trị tổn thất hoặc chưa được tính sẽ xuất
hiện trong khi vận hành lò.
Thông thường những lò có công suất nhỏ hoặc không dùng thiết bị trao đổi nhiệt,
người ta bố trí hệ thống dẫn khói ngay ở trên nóc lò hoặc phía trên mặt bằng của phân
xưởng.
Những lò có công suất trung bình và lớn (hay lò có công suất nhỏ nhưng không thể
bố trí theo loại trên ) có hoặc không dùng thiết bị nung khí, nhiên liệu như thiết bị hồi nhiệt,
thiết bị trao đổi nhiệt bằng gốm, thiết bị ống nhẵn kiểu vòng ..(như lò giếng, lò liên tục hoặc
đôi khi lò nhiệt luyện, lò rèn) thì đường dẫn khói thường được bố trí đi chìm dưới nền mặt
bằng phân xưởng. Việc bố trí hệ thống dẫn khói kiểu này có ưu điểm là giải phóng được
mặt bằng xung quanh khu vực lò để đặt các thiết bị phụ.

58
Những lò có công suất nhỏ lượng khí lò không lớn và nhiệt độ của khí lò sau thiết
bị trao đổi nhiệt thấp thì có thể dùng ống khói kim loại đặt ngay trong nhà xưởng hoặc đặt
ở phía ngoài. Ông khói cần có nón che mưa.
Những lò có nhiệt lượng khí lò lớn thường dùng ống khói xây hoặc ống khói bê tông
chịu nhiệt và đặt ngay ở ngoài phân xưởng. Nễu trong phân xưởng có nhiều lò đốt đặt cạnh
nhau thì nên bố trí một đường dẫn khói chung và nếu có thể thì chỉ nên xây dựng một ống
khói chung cho các lò mà không nên bố trí mỗi lò có một hệ thống riêng

5.2 Trình bày ví dụ tính toán lò hơi 1 bar


Giả sử các thông số đầu vào:
Thiết bị trao đổi nhiệt ống vỏ ngược chiều

Khói Nước
Nhiệt độ vào(oC) 700 30
Nhiệt độ ra(oC) 120 100
Lưu Lượng(kg/h) 3600 8370
Nhiệt dung riêng(kj/kg.k) 1,175 4,187

Phương trình cân bằng nhiệt:


8370
𝑄 = 𝐶1 (𝑡1′ − 𝑡1′′ ) = 𝐶2 (𝑡2′′ − 𝑡2′ ) = . 4,187(100 − 30) = 681,4 (𝑘𝑊)
3600
Chọ hệ số truyền nhiệt k= 780 W/𝑚2 . 𝐾
➢ Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt:
𝑄 681,4.1000
𝐹= = = 3,88 (𝑚2 )
𝑘. ∆𝑡 780.225
𝑑2
Chọn chiều dài đoạn ống L= 3m , đường kính ống ⁄𝑑 = 55⁄50 𝑚𝑚
1

Số đoạn ống là:


𝐹 3,88
𝑁= = = 8,24
𝜋. 𝑑1 . 𝐿 3,14.0.05.3
➢ Chọn N= 9 ống
Khoảng cách giữa 2 đoạn ống:

59
𝑠 = 3𝑑2 = 3.0,055 = 0,165 (𝑚)
Chiều cao thiết bị:
𝐻 = 𝑁. 𝑠 = 9.0,165 = 1,485 (𝑚)

60
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xử lý rác thải chúng em đã tìm hiểu được.
Tùy vào tình hình thực tế của địa phương/doanh nghiệp mà chúng ta có thể chọn phương
án xử lý rác thải sao cho phù hợp với tính kinh tế và tính đáp ứng nhu cầu phát sinh rác thải
trong sản xuất và đời sống. Việc áp dụng những công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, hiện đại
là rất cần thiết khi quỹ đất ngày càng hạn chế, không thể chôn lấp được về lâu dài, đồng
thời việc chôn lấp rác thải cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nước,
gây hại trực tiếp đến con người và các loài động thực vật.
Từ đó chúng em cũng mong muốn kêu gọi tất cả chúng ta cùng chung tay giảm thiểu
việc xả rác và tái chế các loại rác có thể tái sử dụng góp phần bảo vệ môi trường và giảm
áp lực cho các ngành chức năng liên quan đến xử lý rác thải.

61
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kỹ thuật xử lý phát thải trong công nghiệp (NXB xây dựng năm 2006) –
Nguyễn Văn Phước
2. https://microbelift.vn/cong-nghe-biogas-la-gi-ung-dung-trong-xu-ly-nuoc-thai-chan-
nuoi/
3. https://tongkhomayphatdien.com/may-phat-dien-biogas-cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong/
4. https://most.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20523
5. https://ccep.vn/post/tat-tan-tat-ve-cac-phuong-phap-xu-ly-khi-thai-p37
6. https://aeec.vn/chat-thai-la-gi-phan-loai-chat-thai-nhu-the-nao/

62

You might also like