Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

lOMoARcPSD|31610337

Bài 3 tháng thứ nhất - other

Cơ sở dữ liệu (Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)
lOMoARcPSD|31610337

*TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT


Tóm tắt bản án:
Quyết định số 272/2018/QĐST-DS
Bà T và ông C là vợ chồng, có 1 đứa con chung là Trần Minh T. Cuối năm 1985, ông C
bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ chức tìm kiếm, nhưng vẫn
không có tin tức gì của ông C. Ngày 23/8/2017, Công an xác nhận ông C có đăng ký
hộ khẩu thường trú tại phường Bình Phước, quận 9 từ năm 1976 đến 1985 và đã xóa
khẩu không còn quản lý tại địa phương. Ngày 26/10/2017, Tòa án nhân dân quận 9 ban
hành Thông báo tìm kiếm thông tin người bị yêu cầu tuyên bố đã chết nhưng đến nay
vẫn không có tin tức gì của ông C. Ngày 07/8/2018, bà T yêu cầu tuyên bố ông C là đã
chết và được Tòa án chấp nhận yêu cầu này của bà, tuyên bố ông C là đã chết theo
điểm d khoản 1 điều 71 BLDS 2015. Ngày chết của ông C được tính từ ngày đầu tiên
của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng là 01/01/1986.
Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là anh Quản Bá Đ. Anh Quản Bá Đ yêu cầu Tòa
án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Chị Quản Thị K đã bỏ nhà đi
khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm
và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần, nhưng cũng không có kết
quả. Sau khi thụ lý vụ việc, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm chị K trên các
trang thông tin điện tử. Đến nay đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật, nhưng chị
K vẫn không về và cũng không có tin tức gì. Do đó có đủ cơ sở khẳng định chị Quản
Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực chị K còn sống. Tòa
án Quyết định tuyên bố chị Quản Thị K- sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018. Ngày
19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ về nhân thân,
về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K.
1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên
bố một người là đã chết.
Giống nhau:
- Đối tượng yêu cầu Tòa án tuyên một người đã chết hoặc mất tích: Người có quyền và
nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích.
- Đối tượng có quyền tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích: Tòa án có quyền
tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết.
- Thời hạn được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó. Nếu không xác
định được ngày thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng
có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng thì thời hạn được tính từ
ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
- Về quyền nhân thân và tài sản:
+ Khi người bị tuyên bố mất tích hoặc chết thì vợ hoặc chồng có quyền ly hôn. Khi
có quyết định hủy bỏ tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết thì việc ly hôn vẫn có
hiệu lực.
+ Tài sản của người bị tuyên bố đã mất tích hoặc chết được giải quyết theo luật định.

Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)


lOMoARcPSD|31610337

+ Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được
gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú
theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Khác nhau:

Nội dung Tuyên bố một người mất tích Tuyên bố một người đã chết

Khái Mất tích là sự thừa nhận của Tòa án Tuyên bố chết là sự thừa nhận của
niệm về tình trạng biệt tích của một cá Tòa án về cái chết đối với một cá
nhân trên cơ sở có đơn yêu cầu của nhân khi cá nhân đó đã biệt tích
nguời có quyền và lợi ích liên quan trong thời hạn theo luật định trên cơ
sở đơn yêu cầu của nguời có quyền
và lợi ích liên quan

Điều kiện Căn cứ: Điều 68 BLDS 2015 Căn cứ: Điều 71 BLDS 2015
tuyên bố - Một người biệt tích 02 năm liền - Đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong 04
trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ truờng hợp sau:
các biện pháp thông báo, tìm kiếm + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định
theo quy định của pháp luật về tố tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu
tụng dân sự nhưng vẫn không có lực pháp luật mà vẫn không có tin
tin tức xác thực về việc người đó tức xác thực là còn sống.
còn sống hay đã chết.
+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05
năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn không có tin tức xác thực là
còn sống.
+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai
mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt
vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực là còn
sống; thời hạn này được tính theo
quy định tuyên bố mất tích

Hậu quả Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của Chấm dứt tư cách chủ thể của người
pháp lý người bị tuyên bố mất tích (không chết đối với mọi quan hệ pháp luật
làm chấm dứt tư cách chủ thể của mà người đó tham gia với tư cách
họ) chủ thể
Tài sản nguời bị tuyên bố mất tích Tài sản của người tuyên bố chết được
sẽ đuợc chuyển sang quản lý tài sản giải quyết theo pháp luật về thừa kế
của nguời bị tuyên bố mất tích (Điều 72 BLDS 2015)
(Điều 65, 66, 67 và 69 BLDS 2015)

Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)


lOMoARcPSD|31610337

- Vợ/chồng của nguời bị mất tích


yêu cầu ly hôn thì Tòa án cho phép
họ ly hôn (K2 Đ68 BLDS 2015)

2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn
bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
- Theo khoản 1 điều 71 của BLDS 2015 thì :
Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố
một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời
hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
3. Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì
sao?
- Theo quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018, cá nhân bị tuyên bố chết
biệt tích từ thời điểm biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức
cuối cùng vì không xác định được chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng của cá
nhân đó (cụ thể ông Trần Văn C được tuyên bố chết vào ngày 1/1/1986) căn cứ theo
khoản 1 điều 68 và điểm d khoản 1 điều 71 BLDS 2015.
- Theo quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018, thời điểm biệt tích được
tính từ ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp
luật ( cụ thể Tòa tuyên bố chị Quản Thị K, đã chết ngày 19/11/2018) và được căn cứ
theo điểm d khoản 1 điều 71 BLDS 2015.
4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu
cơ sở pháp lý và ví dụ minh họa.
- Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là một vấn
đề có ý nghĩa thực tiễn, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều người. Ngày
chết của người bị tuyên bố là đã chết là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di
sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được
coi là chấm dứt. Ngoài ra nếu như không xác định ngày chết của một cá nhân thì sẽ có
trường hợp ai đó mượn danh nghĩa người chết trục lợi cá nhân cho mình.
- Cơ sở pháp lý: Điều 72 và điều 650 BLDS 2015
- Ví dụ: Ông A bị Tòa án tuyên bố mất tích từ năm 2015, đến năm 2018– sau 3 năm
kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà gia đình

Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)


lOMoARcPSD|31610337

không nhận được tin tức ông A còn sống nên vợ của ông A yêu cầu Tòa án ra quyết
định tuyên bố ông A đã chết và hoàn thành thủ tục phân chia thừa kế, chấm dứt các
quan hệ mà ông A tham gia.
5. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?
Đoạn nào của các Quyết định trên cho câu trả lời?
- Theo quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018, ông Trần Văn C được tuyên
bố chết vào ngày 1/1/1986 được xác định qua đoạn: “ Về việc xác định ngày chết của
ông C: Bà T và ông T xác định được ông C bỏ đi vào cuối năm 1985, Công an phường
Phước Bình, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương.
Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông
C. Do đó, ngày chết của ông C được tính là ngày đầu tiên cuả năm tiếp theo năm có tin
tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986”.
- Theo quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018, chị Quản Thị K được tuyên
bố chết vào ngày 19/11/2018, được xác định qua đoạn:
“ Căn cứ vào: Khoản 4 Điều 27; Điều 361; Điều 393; 371; Khoản 1 Điều 372
của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điểm d khoản 1 Điều 71, Điều 72 của Bộ luật dân
sự; Điều 37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa
án.
Chấp nhận đơn yêu cầu của anh Quản Bá Đ;
Tuyên bố chị Quản Thị K – sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.
Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ
về nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K”.
6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên, pháp luật nước ngoài xác
định ngày chết là ngày nào?
- Đối với hoàn cảnh như các quyết định trên, pháp luật của nước ngoài xác định ngày
chết như sau:
Ví dụ ở Pháp:
+ Trường hợp không xác định được chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng và
hoàn cảnh xảy ra vụ việc đó của người mất tích: Người mất tích sẽ được cho là còn
sống khi người này có tin tức trong vòng bảy năm kể từ ngày mất tích. Trong thời hạn
bảy năm này, người giám hộ có thể được chỉ định để trông coi công việc và tài sản của
người bị mất tích. Vào cuối thời hạn bảy năm, nếu không có bất kỳ tin tức gì về người
đó thì việc tuyên bố cái chết có thể được thực hiện.
+ Trường hợp không biết chính thức xác định được địa điểm, ngày và giờ chết nhưng
biết được hoàn cảnh xảy ra vụ việc: Cái chết cũng có thể được tuyên bố trước thời
điểm này nếu biết chắc chắn hoàn cảnh của người mất tích dù không thể xác định
chính xác địa điểm, ngày và giờ chết. (Ví dụ: Cơ quan đăng ký hộ tịch có thể lập giấy
chứng tử của một người mất tích khi Tòa án phát hiện có người đã gây ra hành vi dẫn
đến cái chết của người mất tích. Hành động này có tác dụng tương tự như một bản án
tuyên bố về cái chết.)1

1 “ L'acte de décès”, https://www.educaloi.qc.ca/capsules/lacte-de-deces, truy cập ngày 05/04/2021”

Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)


lOMoARcPSD|31610337

7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định
trên.
- Hiện nay, việc áp dụng pháp luật để xác định ngày chết của một người bị tuyên bố là
đã chết vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa
quan trọng nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm
quyền. Vì vậy đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề này: 2
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng3: Việc một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được
hiểu là “chết về mặt pháp lý”, không phải là “chết về mặt sinh học”. Do vậy, chỉ khi có
đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì mới được xác định là đã chết; thời điểm
chết phải được xác định là thời điểm ngay sau khi có đầy đủ các điều kiện để được
tuyên bố là đã chết.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, tùy trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định ngày chết:
Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày có
quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với người đó có hiệu lực pháp luật; trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày kết thúc
chiến tranh; trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết
là ngày chấm dứt tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai; trường hợp tại quy định điểm d
khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày người đó biệt tích.
→ Hướng giải quyết của Quyết định số 272 theo quan điểm thứ hai: “trường hợp tại
quy định điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì ngày chết là ngày người đó biệt
tích.”
+ Quan điểm thứ ba4 cho rằng, ngày chết của một người bị tuyên bố là đã chết phải
chính là ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp
luật.
→ Hướng giải quyết của Quyết định số 04 theo quan điểm thứ ba.
- Như vậy, tùy vào tùy trường hợp xét xử mà Tòa án có những Quyết định khác nhau
về việc tuyên bố ngày chết của các cá nhân. Tuy vậy, có những vụ việc dù đã được Tòa
án giải quyết nhưng vẫn khiến dư luận xôn xao vì chưa có những căn cứ pháp luật thật
rõ ràng khi xét xử. Vì vậy rất cần những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để
việc giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc tương tự được thống nhất, khách quan.
Mặc khác, về lâu về dài cần có các chế định, quy định rõ ràng nhằm tránh việc lợi
dụng việc tuyên bố chết vào các mục đích vi phạm pháp luật.

2 Kim Quỳnh,“ Xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhan-vat/xac-dinh-ngay-chet-cua-nguoi-bi-yeu-cau-tuyen-bo-la-da-chet

3 Hoàng Yến, “Thủ tục tuyên bố chết: Rối chuyện xác định ngày chết”, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ
Chí Minh (ý kiến của Thẩm phán Trương Công Huấn, TAND Quân 11 Thành phố Hồ Chí Minh),
http://plo.vn/thoi-su/thu-tuc-tuyen-bo-chet-roi-chuyen-xac-dinh-ngay-chet-346763.html

4 Phương Loan, “Sửa quyết định vì xác định sai ngày chết”, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh,
http://plo.vn/plo/sua-quyet-dinh-vi-xac-dinh-sai-ngay-chet-72078.html

Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)


lOMoARcPSD|31610337

Downloaded by Lam Thiên (nttl1803@gmail.com)

You might also like