Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

LIÊN ĐOÀN YOGA VIỆT NAM

HỌC VIỆN YOGA SỐNG KHỎE

ỨNG DỤNG YOGA TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRỊ LIỆU THOÁI HOÁ CỘT
SỐNG CỔ GÂY ĐAU

NGƯỜI THỰC HIỆN KHÓA LUẬN:

Lê Thị Yến

Nguyễn Bảo Ngọc

Nguyễn Thùy Thảo

KHÓA: 500H Quốc Tế K9

GIẢNG VIỆN HƯỚNG DẪN


LIÊN ĐOÀN YOGA VIỆT NAM
HỌC VIỆN YOGA SỐNG KHỎE

ỨNG DỤNG YOGA TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRỊ LIỆU THOÁI HOÁ CỘT
SỐNG CỔ GÂY ĐAU

NGƯỜI THỰC HIỆN KHÓA LUẬN:

Lê Thị Yến

Nguyễn Bảo Ngọc

Nguyễn Thùy Thảo

KHÓA: 500H Quốc Tế K9

GIẢNG VIỆN HƯỚNG DẪN


LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu chúng tôi bao gồm: Lê Thị Yến, Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thuỳ
Thảo học viên khoá 9 lớp Master Yoga 500h của học viện Yoga Sống Khoẻ, xin cam đoan:

Đây là luận án do bản thân chúng tôi thực hiện.

Công trình nay không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công bố trước đây.

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoà toàn chính xác, trung thực, khách quan,
đã được xác nhận và chấp nhận của các đối tượng nghiên cứu.

Chúng tôi cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.

Hà Nội, tháng 1 năm 2023

. Nhóm nghiên cứu

Lê Thị Yến

Nguyễn Bảo Ngọc

Nguyễn Thùy Thảo


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy, cô giáo bộ môn của Học
Viện Yoga Sống Khoẻ đã giảng dạy và truyền thụ kiến thức để chúng tôi có thể hoàn thành tốt
chương trình học tập.

Chúng tôi xin cảm ơn thành viên của các câu lạc bộ: Câu Lạc Bộ Mộc Yoga– Bình
Dương; Câu Lạc Bộ Yogita Yoga – Phú Yên; Câu Lạc Bộ Yoga Trị Liệu Hoàng Yến – Tuyên
Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, mà sắp xếp thời gian giúp đỡ chúng thôi trong suốt 3 tháng
qua.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn 20 thành viên trong nhóm đối tượng nghiên cứu đã giúp đỡ
nhiệt tình, cung cấp thông tin, số liệu và thực hiện chính xác các yêu cầu mà nhóm nghiên cứu
mong muốn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành công tác nghiên cứu này.

Chúng tôi cảm ơn các bạn bè đồng khoá 9, lớp Master Yoga 500 Học Viện Yoga Sống
Khoẻ, đã luôn chia sẽ những kinh nghiệm học tập, động viên, khuyến khích giúp đỡ tôi vượt qua
khó khăn, được gặp mặt, làm quen và học tập cùng các bạn đối với chúng tôi thực sự là một niềm
vui.

Chúng tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đối với gia đình, người thân của các thành viên trong
nhóm nghiên cứu, đã luôn đồng hành và hy sinh rất nhiều cho chúng tôi trong suốt quá trình học
tập và phấn đấu vừa qua.

Cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu, từ những người xa lạ, đã
đồng hành và cùng nhau vượt qua khó khăn về khoảng cách địa lý, khoảng cách vùng miền để
cùng nhau hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu này.

Hà Nội, tháng 1 năm 2024

. Nhóm nghiên cứu

Lê Thị Yến

Nguyễn Bảo Ngọc

Nguyễn Thùy Thảo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................8

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................................9

1.1. Tổng quan về bệnh đau cổ vai gáy............................................................................................9

1.1.1. Khái niệm về đau cổ vai gáy:..................................................................................................................9

1.1.2. Nguyên nhân chính của hội chứng đau cổ vai gáy bao gồm:.................................................................9

1.1.3. Triệu chứng thường gặp của hội chứng đau cổ vai gáy:.........................................................................9

1.2. Giải phẩu chứng năng của cột sống cổ.....................................................................................9

1.2.1. Cấu tạo của cột sống cổ:.........................................................................................................................9

1.2.2. Đặc điểm của từng đốt sống cổ:............................................................................................................10

1.2.3. Chức năng của 7 đốt sống cổ:...............................................................................................................11

1.3. Cơ bắp........................................................................................................................................12

1.3.1. Các cơ bắp.............................................................................................................................................12

1.3.2. Chức năng của cơ bắp...........................................................................................................................13

1.4. Tổng quan về yoga trị liệu.......................................................................................................22

1.4.1. Yoga trị liệu là gì?.................................................................................................................................22

1.4.2. Tác động của yoga trị liệu đối với bệnh nhân đau cổ vai gáy:.............................................................22

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU....................23

2.1. Tổ chức nghiên cứu:.......................................................................................................................23

2.1.1. Đối tượng:.............................................................................................................................................23

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................................................23

2.1.3. Mục tiêu của nghiên cứu:......................................................................................................................23

2.1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiện:.................................................................................................................24

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................................................24


3.1. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................................................24

3.1.1. Kết quả khảo sát đánh giá ban đầu:.........................................................................................................24

3.1.2. Xây dựng giáo án....................................................................................................................................27

3.1.3. Kết quả sau khi áp dụng giáo án Yoga....................................................................................................28

3.2 Bàn luận...........................................................................................................................................31


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau cổ vai gáy là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm giác không thoải mái như sự mệt
mỏi, căng cơ hay đau đầu tại vùng vai gáy, có thể lan lên đầu hoặc xuống cánh tay. Đau cổ vai
gáy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính vá có tác động nghiêm trọng đến với sức khoẻ của
người bệnh.

Hiện nay, bệnh đau cổ vai gáy là một vấn đề phổ biến của người trưởng thành và ngày càng trở
nên thường gặp do tác động của tuổi tác, lối sống không lành mạnh và vấn đề tư thê làm việc.

Trước tình hình đó, việc đưa ra phương pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh đau cổ vai gáy
là điều cấp thiết, đặc biệt là phương pháp không dùng thuốc trong phương pháp trị liệu Yoga.
Yoga là một hình thức tập luyện cơ thể và tâm trí bao gồm các động tác, hơi thoử và thiền. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng yoga có thể mang lại lợi ích cho người mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ
bao gồm giảm đau, tăng cường sự linh hoạt và cân bằng cơ thể, cải thiện tâm lý và giảm căng
thẳng. Sự kết hợp giữa vận động cơ thể và tập trung tâm trí và hơi thở trong yoga có thể cải thiện
sức khoẻ chung và chất lượng cuộc sống của người. bị đau, thoái hoá đốt sống cổ

Việc ứng dụng Yoga trong trị liệu có thể là một phương pháp không cần phẩu thuật và không sử
dụng thuốc, giúp giảm thiểu rủi ro và tác động phụ tìm năng của các phương pháp điều trị truyền
thống.

Với những lợi ích tiềm năng mà Yoga có thể mang lại trong việc hỗ trợ trị liệu thoái hoá đốt
sống cổ gây đau, đề tài Ứng Dụng Yoga Trong Việc Hỗ Trợ Trị Liệu Thoái Hoá Cột Sống Cổ
Gây Đau có tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp trị liệu không
xâm lấn và không dùng thuốc cho những người bị đau do thoái hoá đốt sống cổ, với mục tiêu:

Mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến hội chứng đau vai gáy của đối tượng nghiên cứu.

Xây dựng giáo án yoga nhằm tác động đến vùng cổ vai gáy, đồng thời ứng dụng các phương
pháp chữa lành tự nhiên.

Đánh giá hiệu qủa của phương pháp đối với hội chứng đau vai gáy ở đối tượng nghiên cứu.
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về bệnh đau cổ vai gáy

1.1.1. Khái niệm về đau cổ vai gáy:

Hội chứng đau cổ vai gáy là một thực trạng lâm sàn phổ biến mà người bệnh thường gặp đau và
cảm giác căng cứng khu vực cổ, vai và gáy. Đây là một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp
và có thể ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống thường ngày.

1.1.2. Nguyên nhân chính của hội chứng đau cổ vai gáy bao gồm:

 Các vấn đề về cơ xương khớp: Căng cơ, Viêm khớp, thoái hoá khớp cột sống, viêm dây
chằng cổ và bị kẹt dây thần kinh.
 Thoái quen làm việc: ngồi lâu trong tư thế không đúng, làm việc với máy tính thời gian dài,
hoặc thực hiện công việc đòi hỏi chú trọng vào cổ, vai và có thể góp phần gây ra đau và căng
cơ.
 Tác động vật lý: tác động từ tai nạn, chấn thương, hoặc các hoạt động thể thao có thể gây ra
chấn thương và đau cổ vai gáy.
 Stress và căng thẳng: Áp lực tâm lý có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng đau cổ
vai gáy.

1.1.3. Triệu chứng thường gặp của hội chứng đau cổ vai gáy:

 Đau nhức ở vùng cổ, vai, gáy, có thể lan xuống cánh tay và bàn tay. Cơn đau có thể âm ỉ
hoặc dữ dội, tăng lên khi vận động cổ, vai, gáy hoặc khi ho, hắt hơi.
 Căng cứng cơ ở vùng cổ, vai, gáy.
 Tê bì, ngứa ran ở vùng cổ, vai, gáy, cánh tay và bàn tay.
 Khó vận động cổ, vai, gáy.
 Hoa mắt, chóng mặt.
 Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Để chuẩn đoán hội chứng đau cổ vai gáy cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

1.2. Giải phẩu chứng năng của cột sống cổ

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ được đánh số C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7 ghép lại với
nhau hơi uốn cong thành chữ C. Điểm bắt đầu ngay dưới xương sọ cho tới điểm cuối là đốt sống
giao với đốt sống ngực T1 (đỉnh của vai). Khi nhìn từ bên cạnh, cột sống cổ tạo thành một hình
chữ nhật cong.

1.2.1. Cấu tạo của cột sống cổ:

Được chia thành 2 vùng:


 Cột sống cổ cao: gồm 2 đốt C1 (đốt đội), C2 (đốt trục). Hai đốt sống này có cấu tạo khác với
5 đốt sống cổ còn lại là có trục xoay thực hiện chức năng vận động cho đầu cổ và không có
đĩa đệm.
 Cột sống cổ thấp: Gồm 5 đốt sống còn lại từ C3-C7 với thân đốt sống phía trước và cung đốt
sống phía sau.

Các đốt sống này đều có các đặc điểm chung như:

 Thân đốt sống dẹt theo bề ngang, phía trước dày hơn phía sau
 Cuống cung đi ra từ phần sau của mặt bên thân đốt sống
 Mỏm gai chẻ đôi
 Có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, lỗ ngang có tủy sống nằm
 Lỗ đốt sống hình tam giác, rộng hơn lỗ đốt sống cột sống đoạn ngực và cột sống đoạn sát
lưng vì để phù hợp với ống sống cổ chứa tủy gai và phù hợp với biên độ hoạt động của cột
sống cổ

1.2.2. Đặc điểm của từng đốt sống cổ:

Đốt sống cổ C1:

Đốt sống cổ 1 còn gọi là đốt sống đội, không có thân đốt sống, được cấu tạo như một vòng
xương bao gồm khung trước, khung sau và nối với nhau bởi khối bên (có hai hố khớp trên và hai
hố khớp dưới).

Hố khớp trên khớp với lồi cầu xương chẩm và hố khớp dưới khớp với xương trục đốt sống cổ 2.
Cung trước đốt sống cổ 1 nhô lên một củ là củ trước. Phía sau cung trước có hố răng để khớp với
mỏm răng đốt sống cổ 2.

Phía sau đốt sống cổ 1 là cung sau nhô ra một củ là củ sau. Cung sau có một rãnh để động mạch
đốt sống đi qua.

Đốt sống cổ C2 (đốt sống trục):

Đây là đốt sống dày và khỏe nhất trong đốt sống cổ. Từ thân đốt sống nhô lên một mỏm gọi là
mỏm răng. Mỏm răng được coi là thân đốt sống đội để dính vào đốt sống trục để làm trục cho
đốt sống đội quay.

Mỏm răng có diện khớp trước khớp với hố răng của đốt sống đội và diện khớp sau khớp với dây
chằng ngang đốt sống đội.

Đốt sống cổ C3-C6:

Các đốt sống cổ từ C3 đến C6 là đốt sống không điểm hình vì chúng có chung các đặc điểm cơ
bản với hầu hết các đốt sống trong suốt phần còn lại của cột sống.
 Thân đốt sống: Phần xương dày này có hình trụ, nằm ở phía trước đốt sống, mang hầu hết tải
trọng cho một đốt sống. Giữa các đốt sống này có đĩa đệm để tạo lớp đệm và hấp thụ chấn
động của chuyển động hàng ngày.
 Vòm đốt sống: quấn quanh tủy sống về phía sau cột sống, các cuống kết nối với thân đốt
sống, bao gồm 2 cuống và 2 lớp màng.
 Các diện khớp: Mỗi một đốt sống đều có một cặp diện khớp, nằm giữa cuống và lớp đệm
mỗi bên ở vòm đốt sống, được lót bằng lớp sụn trơn để hạn chế chuyển động giữa hai đốt
sống.

Ngoài ra, đốt sống cổ C4 có đặc điểm mỏm ngang lồi to thành củ cảnh, nếu củ cảnh to dễ chèn
vào động mạch cảnh chung.

Đốt sống cổ C7 (đốt lồi):

Đốt sống cổ thứ 7 có mỏm gai dài nhất trong số các mỏm gai đốt sống cổ, bạn có thể sờ được sau
gáy.

C7 là đốt dưới cùng cột sống cổ và kết nối với đỉnh cột sống ngực T1 nên có nhiều đặc điểm
chuyển tiếp giữa đốt sống cổ và đốt sống ngực.

Lỗ ngang đốt sống nhỏ, có khi không có.

1.2.3. Chức năng của 7 đốt sống cổ:

Đốt sống cổ bảo vệ tuỷ sống

Tủy sống là bó dây thần kinh kéo dài từ não, chạy qua cột sống cổ và cột sống ngực (lưng trên và
giữa), trước khi kết thúc ở cột sống thắt lưng (lưng dưới). Mỗi một đốt sống có lỗ lớn (lỗ đốt
sống) để tủy sống đi qua. Cùng với nhau, những đốt sống này giữ cho tủy được che chắn được
gọi là ống sống.

Do tuỷ sống thực hiện nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não bộ xuống thân dưới và ngược lại
nên nếu không được bảo vệ hoặc gặp tổn thương có thể ảnh hưởng đến các chức năng như:

 Ảnh hưởng chức năng hô hấp


 Chức năng vận động suy giảm, có thể gây liệt chi trên và chi dưới
 Hệ tim mạch bị ảnh hưởng
 Có nguy cơ tử vong

7 đốt sống cổ hỗ trợ nâng đỡ vùng đầu và giúp chuyển động

Cột sống cổ phải nâng đỡ sức nặng của đầu từ 4,5 – 6kg. Đốt sống C1-C3 nối phần đầu mặt với
thân. Ngoài việc hỗ trợ đầu, cột sống cho phép cổ xoay linh hoạt và phạm vi chuyển động của
đầu.

Tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não

Các lỗ liên hợp trong cột sống tạo thành lối đi cho các động mạch đưa máu lên não đồng thời bảo
vệ mạch máu và hệ thần kinh. Nếu đốt sống cổ bị tổn thương, các dây thần kinh bị chèn ép có thể
dẫn đến hiện tượng.

Thiếu máu lên não và đến các chi gây đau, tê vùng cổ vai gáy, có thể lan xuống cánh tay, bàn tay
tại khu vực tổn thương.

7 đốt sống cổ giúp hỗ trợ mạch đốt sống

Mạch đốt sống có diện tích lớn, cung cấp máu cho hầu hết phần não ở thùy sau. Hệ thống mạch
này đi qua các lỗ mỏm ngang đốt sống, nếu cột sống gặp chấn thương khiến mạch chèn ép, gây
thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến thiếu oxy và có nguy cơ tử vong.

1.3. Cơ bắp

Hệ thống cơ bắp của chúng ta bao gồm nhiều loại cơ khác nhau và mỗi loại cơ lại đóng một vai
trò quan trọng trong chức năng của cơ thể. Cơ bắp tham gia vào nhiều hoạt động, chức năng của
cơ thể. Không có cơ bắp, chúng ta không thể sống được.

Tất cả các cơ đều được cấu tạo bằng một loại mô đàn hồi. Mỗi cơ bao gồm hàng ngàn, hàng vạn
sợi cơ nhỏ. Mỗi sợi cơ dài khoảng 40mm. Mỗi một sợi cơ được chỉ huy bởi một dây thần kinh,
làm cho nó co lại. Sức mạnh của cơ bắp phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sợi cơ. Để cung cấp
năng lượng cho cơ bắp, cơ thể chuyển hóa thức ăn tạo ra Adenosine triphosphate (ATP), các tế
bào cơ biến ATP thành năng lượng cơ học.

1.3.1. Các cơ bắp

Có ba loại mô cơ:
Cơ vân (xương): Loại cơ này tạo ra sự chuyển động trong cơ thể. Có hơn 600 cơ xương và
chúng chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể của một người. Khi hệ thống thần kinh báo hiệu
cho cơ bắp co lại, các nhóm cơ phối hợp với nhau để di chuyển bộ xương. Những tín hiệu và
chuyển động này gần như không tự nguyện, tuy nhiên chúng đòi hỏi nỗ lực có ý thức. Tuy nhiên,
con người không cần phải tập trung vào các cơ riêng lẻ khi di chuyển.

Cơ tim: Cơ tim là cơ bắp không tự nguyện. Loại này tạo nên các bức thành của tim và tạo ra các
nhịp đập đều đặn, nhịp nhàng, bơm máu qua cơ thể từ các tín hiệu từ não. Loại cơ này cũng tạo
ra các xung điện tạo ra các cơn co thắt của tim, nhưng kích thích tố và kích thích từ hệ thần kinh
cũng có thể ảnh hưởng đến các xung này, chẳng hạn như khi nhịp tim tăng lên khi bạn sợ hãi.

Cơ trơn: Cơ trơn tạo nên các bức thành của các cơ quan rỗng, đường hô hấp và mạch
máu. Chuyển động bước sóng của nó đẩy mọi thứ qua hệ thống cơ thể, chẳng hạn như thức ăn
qua dạ dày hoặc nước tiểu qua bàng quang. Giống như cơ tim, cơ trơn là không tự nguyện và
cũng co thắt để đáp ứng với các kích thích và xung thần kinh.

Chuyển động cơ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tạo ra những thay đổi điện trong tế bào cơ. Trong
quá trình này, canxi được giải phóng vào các tế bào và mang lại sự co giật cơ ngắn. Các vấn đề
với mối nối giữa các tế bào - được gọi là khớp thần kinh - có thể dẫn đến các bệnh về thần kinh
cơ.

1.3.2. Chức năng của cơ bắp

Cơ bắp có nhiều chức năng khác nhau, các chức năng chính của cơ bắp gồm có:

Vận động:

Cơ vân chịu trách nhiệm cho các chuyển động của chúng ta. Cơ vân gắn vào xương và một phần
được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh trung ương.

Chúng ta sử dụng cơ xương bất cứ khi nào chúng ta di chuyển. Cơ xương co giật nhanh tạo ra
những vận động ngắn và mạnh. Cơ co giật chậm hoạt động tốt hơn cho các động tác dài hơn. Khi
cơ co lại sẽ tạo ra chuyển động thô hoặc tinh tế. Hầu hết các chuyển động cơ bắp của cơ thể là
dưới sự kiểm soát có ý thức. Tuy nhiên, một số chuyển động là phản xạ, chẳng hạn như rút tay
khỏi nguồn nhiệt.

Ổn định:

Gân cơ kéo dài trên khớp góp phần ổn định khớp. Gân cơ ở khớp gối và khớp vai là rất quan
trọng trong việc ổn định.

Các cơ vân cốt lõi của cơ thể bao gồm cơ bụng, cơ lưng và cơ xương chậu. Nhóm cơ này giúp
bảo vệ cột sống của chúng ta và giúp ổn định, nó giống như là phần thân của một cái cây. Nhóm
cơ cốt lõi càng mạnh, chúng ta càng có thể ổn định cơ thể. Ngoài ra, các cơ ở bắp chân cũng giúp
chúng ta ổn định.

Tư thế:
Cơ vân giúp giữ cho cơ thể chúng ta kiểm soát tư thế như ngồi hoặc đứng. Linh hoạt và sức
mạnh là chìa khóa để duy trì tư thế thích hợp.

Cơ bắp cứng hoặc yếu có thể làm mất sự kiểm soát, dẫn đến tư thế cơ thể bị xấu và sai lệch. Tư
thế xấu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể, dẫn đến đau khớp và khiến cho các cơ bắp
yếu dần. Những phần hay bị ảnh hưởng đó là: Vai, ương sống, hông, đầu gối

Lưu thông:

Trái tim giống như một máy bơm, bơm máu đi khắp cơ thể. Chuyển động của trái tim không theo
sự kiểm soát có ý thức của chúng ta, mà nó hoạt động một cách tự động, được kích thích bởi tín
hiệu điện.

Cơ trơn trong động mạch và tĩnh mạch cũng tham gia vào việc lưu thông máu trong cơ thể. Các
cơ này duy trì huyết áp và lưu thông trong trường hợp mất máu hoặc mất nước. Các cơ này giãn
rộng để tăng lưu lượng máu trong thời gian tập luyện cường độ cao, khi cơ thể cần nhiều oxy
hơn.

Hô hấp:

Hơi thở của chúng ta liên quan đến sự chuyển động của cơ hoành. Cơ hoành là một cơ hình vòm
nằm ngay dưới phổi. Khi cơ hoành co lại, nó đẩy xuống dưới, làm cho khoang ngực giãn rộng.
Sau đó phổi lấp đầy không khí. Khi cơ hoành giãn ra, nó sẽ giúp đẩy không khí ra khỏi phổi. Khi
chúng ta cần thở sâu hơn, sẽ cần tới sự giúp đỡ của các cơ bắp khác, gọi là cơ hô hấp phụ, gồm
có: Cơ bụng, cơ lưng, cơ cổ

Tiêu hóa:

Đường tiêu hóa kéo dài từ miệng cho đến hậu môn, và nó được kiểm soát bởi các cơ trơn

Tầm nhìn:

Sáu cơ vân xung quanh mắt điều khiển chuyển động của mặt. Và các cơ bên trong mắt được tạo
thành từ các cơ trơn. Những cơ này hoạt động nhanh chóng và chính xác, cho phép mắt: Duy trì
hình ảnh ổn định; Quan sát khu vực xung quanh; Theo dõi các đối tượng chuyển động

Sinh con:

Các cơ trơn trong tử cung sẽ phát triển và căng ra trong quá trình mang thai. Khi chuyển dạ, các
cơ này sẽ co lại và giãn ra, những động tác này sẽ đẩy em bé qua âm đạo ra ngoài. Ngoài ra, các
cơ sàn chậu giúp hướng đầu em bé xuống âm đạ

Bảo vệ nội tạng:

Cơ bắp bảo vệ các cơ quan nội tạng ở phía trước, hai bên và phía sau cơ thể. Xương cột sống
và xương sườn cũng giúp cho việc bảo vệ nội tạng tốt hơn. Hệ thống cơ bắp cũng bảo vệ xương
và các cơ quan bằng cách hấp thụ lực và giảm ma sát ở khớp.
Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể:

Duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường là một chức năng quan trọng của hệ thống cơ bắp. Khoảng
85% nhiệt lượng mà một người tạo ra trong cơ thể là từ các cơ bắp co thắt.Khi nhiệ t độ cơ thể
xuống dưới mức tối ưu, các cơ vân sẽ tăng hoạt động để sinh ra nhiệt. Rùng mình là một ví dụ
của cơ chế này. Cơ bắp trong các mạch máu cũng co lại để duy trì thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể có
thể được đưa trở lại bình thường thông qua việc giãn nở cơ trơn trong các mạch máu.

Nói chung, hệ thống cơ bắp là một mạng lưới phức tạp và quan trọng đối với cơ thể con người.
Cơ bắp tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Chúng kiểm soát nhịp tim, nhịp thở, giúp tiêu
hóa và cho phép chúng ta di chuyển. Cơ bắp phát triển mạnh khi chúng ta tập thể dục và ăn uống
khoa học. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập thể dục quá nhiều cũng có thể gây đau cơ. Đau cơ cũng có
thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn đang ảnh hưởng đến cơ thể.

Tùy theo số lượng, hình thể và chức năng của phần thịt và phần gân mà phân loại cơ:

Theo hình thể có 4 loại: cơ dài (các cơ ở chi); cơ rộng (các cơ thành bụng bên); cơ ngắn (các cơ
vuông); và cơ vòng (các cơ thắt quanh lỗ tự nhiên).

Dựa theo số lượng thân và gân cơ chia ra: cơ nhị thân (cơ 2 bụng); cơ nhị đầu (cơ bắp tay trước),
cơ tam đầu (cơ bắp tay sau) và cơ tứ đầu (cơ gấp hông và cơ duỗi đầu gối).

Dựa theo hình thể: cơ vuông, cơ tam giác, cơ tháp, cơ tròn, cơ delta, cơ răng...

Dựa vào hướng đi của thớ cơ chia ra: cơ thẳng, cơ chéo, cơ ngang...

Dựa theo chức năng chia ra thành cơ gấp, cơ duỗi, cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngữa..

Ta có thể gọi tên cơ theo nhiều cách khác nhau theo: hình thể, vị trí, chiều hướng cấu tạo, chức
năng, chổ bám hoặc kết hợp giữa hình thể và kích thước, chức năng và hình thể, vị trí hay kích
thước để gọi tên cơ.

Các loại cơ tham gia hoạt động vung vai cổ gáy

Cơ vùng đầu

Dựa vào chức năng cũng như nguồn gốc phôi thai, cơ vùng đầu được chia thành hai nhóm: cơ
mặt và cơ nhai.

Cơ mặt

Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương tiện diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự
nhiên của vùng đầu mặt.

Các cơ mặt có những đặc tính sau:

Có nguyên ủy ở xương và bám tận ở da.

Dây thần kinh mặt chi phối vận động.


Bám quanh các lỗ tự nhiên.

Cơ mặt được chia thành các nhóm:

Cơ trên sọ: có hai cơ.

Cơ tai: có ba cơ rất kém phát triển

Cơ mắt: gồm có ba cơ. Trong ba cơ của nhóm cơ mắt thì cơ vòng mắt là quan trọng có nhiệm vụ
khép mắt, nên khi thần kinh chi phối cơ này là thần kinh mặt bị tổn thương thì mắt không thể
nhắm được.

Nhóm cơ mũi: gồm các cơ kém phát triển.

Cơ miệng: gồm nhiều cơ vì miệng hoạt động nhiều: cơ vòng miệng, cơ nâng môi trên, cơ hạ môi
dưới...

Các cơ nhai

Các cơ nhai có những đặc tính sau:

Nguyên ủy ở khối xương sọ, bám tận ở xương hàm dưới.

Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động.

Tác dụng là vận động xương hàm dưới.

Các cơ nhai gồm:

Cơ cắn: nguyên ủy ở cung gò má, bám tận ở mặt ngoài ngành hàm và góc hàm.

Cơ chân bướm trong: nguyên ủy ở mặt trong của mảnh ngoài mỏm chân bướm, bám tận vào mặt
trong của ngành hàm và góc hàm.

Cơ chân bướm ngoài: nguyên ủy ở mặt ngòai mặt ngoài mỏm chân bướm, bám tận vào cổ hàm
dưới và bao khớp của khớp thái dương - hàm dưới.
Chú thích:

1. Cơ chẩm trán

2. 4. Cơ vòng mắt

3. Cơ mảnh khảnh

5. Cơ gò má nhỏ, 6. Cơ gò má lớn

7. Cơ hạ vách mũi

8. Cơ vòng miệng

9. Cơ hạ môi dưới

10. Cơ cằm

11. Mạc trên sọ

12. Cơ tai trên, 13. Cơ tai trước

14. Cơ nâng môi trên cánh mũi 15.


Cơ mũi 16. Cơ nâng môi trên 17.
Cơ nâng góc miệng 18. Cơ cười
19. Cơ hạ góc miệng 20. Cơ bám da
cổ

Cơ vùng cổ

Vị trí và chức năng

Cơ vùng cổ là một hệ thống cơ xương vô cùng phức tạp bao gồm mô mềm và xương. Chúng
được kết nối với nhau ở đáy hộp sọ của mỗi người.

Các sợi cơ được liên kết thành bó cơ và nhiều bó cơ thành cơ bắp. Sự liên kết các sợi cơ khiến
cho các hoạt động của cơ thể trở nên uyển chuyển và dễ dàng điều khiển hơn khi có thông tin từ
bộ não. Những hoạt động thường ngày như ăn uống, nhai, nuốt đến cử động xoay đầu đều do cơ
vùng cổ hỗ trợ.

20 cơ cổ được gọi là cơ xương. Chúng được gắn lại với xương nhờ những sợi gân. Các cơ ở khu
vực này còn có tên gọi là cơ tự nguyện. Vì thế mà bạn có thể dễ dàng điều khiển chúng theo ý
muốn của bản thân.

Cơ vùng cổ cần đảm bảo nhiều chức năng quan trong do nó nằm gần hệ thần kinh, cụ thể

Cơ vùng cổ giúp đỡ nâng cao cơ sườn phía trên giúp hoạt động hít thở diễn ra dễ dàng hơn.
Hoạt động sinh hoạt thường ngày như nhai nghiền, nuốt thức ăn hay giao tiếp đều được điều
khiển bởi cơ vùng cổ.

Thay đổi hình thái cơ giúp khuôn mặt có thể bộc lộ các biểu cảm khác nhau

Các thớ cơ giúp cho đầu di chuyển hay vùng cổ, lưng trên bao gồm bả vai

Giữ ổn định cho đầu, cổ và cột sống

Cơ vùng cổ nằm ở phía trước phía sau và hai bên cổ. Nhìn từ phía sau sẽ có cơ nằm ở
ngay dưới đáy hộp sọ. Các bó cơ kéo dài đến giữa lưng và xung quanh bả vai. Phía trước ta sẽ có
thể thấy các cơ bắt đầu từ cơ hàm kéo dài xuống đến xương đòn ở đầu ngực. Mỗi vị trí cơ sẽ kết
nối đến một cơ quan trên cơ thể. Sự kết nối này giúp các bộ phận tương tác hỗ trợ lẫn nhau.
Đồng thời giúp hệ thần kinh trung ương có thể phát tín hiệu đến cơ để điều chỉnh tư thế khi cần
thiết.

Giải phẫu cơ vùng cổ

Cơ vùng cổ được chia làm 3 nhóm chính là cơ trước, cơ sau và cơ ở bên.

Cơ vùng cổ trước

Platysma: đây là lớp mỏng bao phủ một phần vai và phía trên của ngực. Nó kéo dài xuống đến
xương hàm. Cơ này mang nhiệm vụ hỗ trợ các cử động của hàm và miệng. Đồng thời, chúng
giúp căng da ở dưới mặt và cùng cổ.

Sternocleidomastoid: đây là một trong những cơ vùng cổ lớn nhất. Chúng giúp cho chúng ta cử
động và mở rộng góc nhìn hay hoạt động vùng cổ. Đồng thời cơ này giúp kiểm soát khớp thái
dương hàm. Cơ Sternocleidomastoid có điểm bắt đầu nằm ở ngay sau tai rồi kéo dài tới xương
đòn.

Subclavius: Cơ Subclavius giúp ổn định xương đòn khi bản cử động vai và cánh tay

Suprahyoid: Có 4 cơ được gọi là Suprahyoid. Chúng có chức năng hỗ trợ nuốt và nói nên còn
được biết đến là cơ di chuyển.

Cơ ức đòn chũm: Đây là 4 cơ nằm bên dưới xương lồi giúp cho thanh quản hoạt động lên hoặc
xuống.

Scalenus: Ba cơ di chuyển 2 chiếc xương sườn đầu tiên giúp cho cơ thể có thể hít thở trao đổi
không khí. Chúng còn có khả năng hỗ trợ di chuyển ở vùng đầu và ổn định cho các đốt sống cổ.

Cơ vùng cổ sau

Cơ gai sống đầu: đây là các khối cơ có hình dáng giống chiếc dây đai. Cơ này nằm ở phía sau cổ
giúp bạn có thể cử động cổ để thay đổi tầm nhìn hay xoay đầu theo hướng mong muốn.

Cơ chẩm: cơ chẩm có 4 bó cơ và nằm ở đáy hộp sọ theo quan sát giải phẫu cổ. Nhóm cơ này có
thể giúp đầu quay các hướng mà bạn mong muốn.
Cơ Transversospinalis: đây là cơ giúp đầu có thể cúi xuống hay ngửa lên và xoay 2 bên trái phải.
Cơ này ngoài hỗ trợ các hoạt động của đầu cổ cũng giúp cố định tư thế cột sống. Khi bạn di
chuyển vùng cổ, ngực hay thắt lưng cơ này sẽ hỗ trợ để giữ được tư thế chuẩn của cột sống.

Cơ vùng cổ bên

Cơ thẳng đầu trước và cơ thẳng đầu ngoài: 2 loại cơ này mang chức năng kiểm soát mọi chuyển
động. Vị trí cơ này là ở đáy hộp sọ.

Longus capitis và longus colli: cơ này có chức năng hỗ trợ động tác vặn đầu cổ. Khi vặn cổ có
thể làm nghiêng cột sống cổ.

Chất liệu cơ vùng cổ

Đặc điểm cơ vùng cổ cũng không khác biệt với các nhóm cơ xương khác. Cơ vùng cổ được cấu
tạo từ nhiều sợi cơ nhỏ cơ tính co giãn khiến hoạt động linh hoạt và dễ dàng điều khiển.

Các lớp mô liên kết xung quanh cơ vùng cổ khá cứng cáp và chắc chắn nên có thể cố định những
sợi cơ nhỏ lại để chúng không bị sai lệch. Sợi cơ xương trong giải phẫu có 2 màu là màu đỏ và
màu trắng. Chính vì sợi cơ có 2 màu khác nhau nên khi nhìn bó cơ cảm giác như cơ có vân hay
sọc.

Cơ vùng vai

Giải phẫu cơ vùng vai

Lớp cơ nông:

Cơ thang

Cơ ngực lớn: Phần đòn: 2/3 trong xương đon, Phần ức sườn: Xương ức và các sụn sườn I đến VI,
Phần bụng: Bao cơ thẳng bụng bám tận mép ngoài rãnh gian củ xương cánh tay

Cơ tròn lớn: Góc dưới xương vai bám tận mép trong rãnh gian củ

Cơ tròn bé: Phần dưới bờ ngoài xương vai bám tận củ lớn xương cánh tay

Giải phẫu cơ sâu

Cơ trám lớn: Mỏm gai các đốt sống ngực II đến V bám tận phần dưới gai vai của bờ trong xương
vai

Cơ trám bé: Mỏm gai các đốt sống cổ V và ngực I bám tận phần trên gai vai của bờ trong xương
vai

Cơ trên gai: Hố trên gai của xương vai bám tận củ lớn xương cánh tay

Cơ dưới gai: Hố dưới gai của xương vai bám tận củ lớn xương cánh tay
1.4. Tổng quan về yoga trị liệu

1.4.1. Yoga trị liệu là gì?

Là một hình thức giúp duy trì sức khoẻ và cải thiện sức khoẻ một cách tuyệt vời. Hình thức này
khi luyện tập một các bài bản sẽ mang đến sự thoải mái cho tinh thần và khoẻ mạnh cho thể chất.

Yoga trị liệu là sự kết hợp giữa các nguyên tắc và kỹ thuật của yoga truyền thống giúp cải thiện
sức khoẻ và trị liệu cho các vấn đề về cả thể chất và tinh thần.

Các phương pháp của yoga trị liệu thường bao gồm: các tư thế yoga (Asana), các bài thở
(Pranayama), thiền định và các công tụ hỗ trợ khác. Nhờ sự kết hợp các tư thế, thở và tập trung,
yoga trị liệu nhằm cân bằng cả thể chất và tinh thần, khôi phục sự cân đối và tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình điều trị của cơ thể.

1.4.2. Tác động của yoga trị liệu đối với bệnh nhân đau cổ vai gáy:

Yoga trị liệu có nhiều tác động tích cực lên bệnh nhân đau cổ vai gáy:

Giảm đau và căng cơ: các tư thế yoga nhẹ nhàng và thiết kế đặc biệt có thể giúp giảm đau và
căng cơ hiệu quả, đặc biệt các động tác nghiên cổ, quay cổ, … giúp tăng cường sự linh hoạt, giản
cơ, và làm giảm áp lực lên các khớp và cơ ở vùng này.
Cải thiện sự cân bằng cơ thể: yoga trị liệu tập trung vào sự cân bằng cơ thể đặc biệt là khu vực cổ
vai gáy. Yoga trị liệu có thể cải thiện cân bằng giữa các nhóm cơ, giảm sự mất cân đối và tăng sự
ổn định.

Yoga còn giúp tăng sự linh hoạt ở cổ vai gáy, giảm sự tắc nghẽn, co cứng, giúp sự di chuyển trở
nên linh hoạt hơn.

Yoga trị liệu thường kết hợp với kỹ thuật thở và thiền định giúp giảm căng thẳng, thư giãn, tạo
một trạng thái tâm lý thoải mái và bình yên.

Yoga trị liệu còn là một liệu pháp khuyến khích sự nhận thức về cơ thể và cảm nhận chính mình.
Bằng sự tập trung vào hơi thở, cảm giác và chú ý đến cảm nhận bên trong cổ vai gáy, điều này
cho phép cơ thể điều chỉnh cần thiết cải thiện sự thoải mái cà trạng thái của cổ vai gáy.

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC


NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thực hiện theo phương pháp SO SÁNH TRƯỚC
SAU và ĐỊNH TÍNH.

2.1. Tổ chức nghiên cứu:

2.1.1. Đối tượng:

Đối tượng là phụ nữ từ 35 đến 55 tuổi

Đau cổ vai gáy là một triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau và không nhất thiết chỉ xảy ra
trong độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi. Tuy nhiên, trong độ tuổi này phần đông đều có biểu hiện đau cổ
vai gáy. Ngoài ra, lứa tuổi này thường đối mặt với áp lực công việc gây căng thẳng và đau cổ vai
gáy. Bằng việc nghiên cứu này, ta có thể tìm hiểu tác động của lối sống và áp lực hằng ngày lên
bệnh lý. Đối tượng phụ nữ từ 35 – 55 tuổi cũng là đối tượng chiếm số đông tại các phòng tập mà
nhóm nghiên cứu có triệu chứng đau cổ vai gáy.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi là 20 các học viên có trị chứng thoái hoá cột sống cổ đã qua thăm khám của bác sĩ tại 3
câu lạc bộ Yoga:
- Câu Lạc Bộ Mộc Yoga– Bình Dương
- Câu Lạc Bộ Yogita Yoga – Phú Yên
- Câu Lạc Bộ Yoga Trị Liệu Hoàng Yến – Tuyên Quang

2.1.3. Mục tiêu của nghiên cứu:


Tìm hiểu nguyên nhân chính khách quan dẫn đến đau do thoái hoá cột sống cổ của đối tượng
nghiên cứu

Xây dựng giáo án Yoga, các tư thế có hiệu quả trong việc điều trị thoái hoá đốt sống cổ.

Đánh giá hiệu quả của Yoga trong việc giảm triệu chứng đau và cải thiện chất lượng cuộc sống
của những người mắc bệnh thoái hoá cột sống cổ.

Điều này được đo bằng cách sử dụng các phương pháp đánh giá chuẩn xác: câu hỏi khảo sát về
mức độ đau, tình trạng tâm lý và khả năng thực hiện các động tác hằng ngày.

2.1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiện:

Hiểu rõ hơn nguyên nhân gây bệnh thoái hoá đốt sống cổ để học viên có thể thay đổi lối sống
một cách lành mạnh hơn.

Các học viên có thay đổi tích cực trong việc điều trị giảm các triệu chứng đau thông qua Yoga

Học viên có thể tự mình áp dụng các chuỗi ASANA đơn giãn trong việc trị liệu bệnh tại nhà.

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Kết quả khảo sát đánh giá ban đầu:

 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

- Lứa tuổi: 35 - 40 tuổi có 5 người chiếm: 25%, từ 40 đến 50 tuối có 8 người chiếm 40%, lứa
tuối trên 50 tuổi có 7 người chiếm 35%.

- Thời gian làm việc trong một ngày: trên 8 tiếng có 4 người chiếm 20%, 8 tiếng có 12 người
chiếm 60%, dưới 8 tiếng có 4 người chiếm 20%.

- Số người có thoái quen xấu: có 20 người có thoái quen xấu chiếm 100%

 Thực trạng đau cổ vai gáy của các đối tượng nghiên cứu:

35 – 40 tuổi 40 – 50 tuổi Trên 50 tuổi

Số lượng nghiên cứu 5 8 7

Đau tê gáy 5 8 7
100%

100% 100%

Tê cánh tay, cẳng tay 3 5 7

60% 62,5% 100%

Hạn chế vận động đốt 0 3 4


sống cổ
0% 37,5% 57,1%

Chóng mặt khi thay đổi tư 0 1 5


thế
0% 12,5% 71,4%

Thực trạng đau cổ vai gáy của các đối tượng nghiên cứu
trước áp dụng giáo án
120.0%

100.0%

80.0%

60.0%

40.0%

20.0%

0.0%
35-40 40-50 > 50

Đau tê gáy Tê cánh tay, cẳng tay


Hạn chế vận động đốt sống cổ Chóng mặt khi thay đổi tư thế

 Biểu đồ cho thấy mức độ đau cổ và vai tăng lên ở các nhóm tuổi khác nhau. Nhóm tuổi 35-40
có tỷ lệ cao nhất của “đau tê gáy” và “hạn chế vận động đốt sống cổ”, trong khi nhóm >50 có
tỷ lệ cao nhất của “chống mặt khi thay đổi tư thế”. Nhóm tuổi 40-50 có sự phân phối đều hơn
giữa các loại đau.
Từ biểu đồ, ta có thể rút ra kết luận rằng các triệu chứng đau cổ và vai có xu hướng thay đổi theo
độ tuổi. Điều này có thể do sự thay đổi về cơ thể và lối sống ở các nhóm tuổi khác nhau. Điều
này cũng cho thấy rằng việc nghiên cứu và điều trị các triệu chứng này cần phải xem xét đến yếu
tố tuổi tác.

 Đánh giá sự vận động khớp cổ của đối tượng nghiên cứu.

Có 20 đối tượng Lớn hơn 30 độ 20 – 30 độ Dưới 20 độ

Cúi – ngữa 12 8 0

Nghiên sang 2 bên 14 5 1

Xoay nghiên sang 2 bên 8 8 4

Đánh giá sự vận động khớp cổ của đối tượng nghiên cứu
80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Cúi – ngữa Nghiên sang 2 bên Xoay nghiên sang 2 bên

Lớn hơn 30 độ 20 – 30 độ Dưới 20 độ

 Biểu đồ cho thấy sự đánh giá về sự vận động của khớp cổ trong các tư thế khác nhau. “Cúi –
ngửa” và “Xoay nghiêng sang 2 bên” có tỷ lệ cao nhất của sự vận động lớn hơn 30 độ, trong
khi “Nghiêng sang 2 bên” có tỷ lệ thấp nhất. Đối với sự vận động từ 20 – 30 độ, “Nghiêng
sang 2 bên” và “Xoay nghiêng sang 2 bên” có tỷ lệ tương tự nhau và cao hơn so với “Cúi –
ngửa”.
Từ biểu đồ, ta có thể rút ra kết luận rằng sự vận động của khớp cổ có sự khác biệt đáng kể giữa
các tư thế. Điều này cho thấy rằng việc đánh giá và điều trị các vấn đề liên quan đến khớp cổ cần
phải xem xét đến các tư thế cụ thể. Điều này cũng cho thấy rằng việc nghiên cứu và hiểu biết về
cơ chế vận động của khớp cổ là rất quan trọng trong việc đánh giá và điều trị các vấn đề liên
quan đến cổ.

 Thanh đánh giá mức độ nặng nhẹ

Số lượng

Đau tự khỏi và mất ngủ (nhẹ) 7

Đau buổi chiều và mất ngủ (trung bình) 9

Cơn đau kéo dài và mất ngủ kéo dài (nặng) 4

Số lượng

nhẹ trung bình nặng

3.1.2. Xây dựng giáo án

 Nguyên tắc xây dựng giáo án:

- THỞ ĐÚNG ( áp dụng đúng phép thở)


- TƯ THẾ ĐÚNG ( vào Asana, giữ Asana, thoat Asana, trả Asana)

- THƯ GIÃN ĐÚNG ( thư giãn sâu, xác chết)

- DINH DƯỠNG ĐÚNG ( phù hợp với bệnh và thể trạng)

- TƯ DUY TÍCH CỰC VÀ THIỀN ĐỊNH

- LUYỆN TẬP TÍCH CỰC THEO 8 NHÁNH TRONG YOGA

 Giáo án mẫu

- SƠ THIỀN (5 phút)

+ Tập hít thở để đưa cơ thể vào trạng thái tĩnh

+ Đưa ý thức và dẫn khí đến vùng cổ vai gáy.

- KHỞI ĐỘNG (10 phút)

+ Khởi động chung: khớp cổ, vai, tay, hông, gối

+ Khởi động 6 chiều cột sống.

* nghiêng trái nghiêng phải (H1)

* vặn trái vặn phải (H2)


* gập trước ngã sau (H3)

- CHUỖI ASANA CHÍNH (35 phút)

+ tư thế bò mèo kéo giãn cổ (H4)


+ tư thế bò mèo tay chạm chân (H5)
+ Se chỉ luồn kim (H6)
+ mèo cuộn tròn lưng trả vai (H7)
+ chiến sĩ hạ gối kéo giãn cổ, hai tay đan sau (H8)
+ Hạ khuỷ tay, một tay nắm cổ chân, một tay vương ra sau vặn xoắn (H9)
+ lưỡi liềm thấp, tay vương kéo giãn cổ (H10)
+ Tam giác quỳ gập kéo giãn cổ (H11)
+ tấm ván (H12)
+ tám điểm chạm sàn vươn kéo giãn cổ (H13)

+ rắn hổ mang (H14)


+ em bé (H15)
+ nằm sấp vươn tay cổ (H16)
+ cánh cung (H17)
- THƯ GIẢN + MASSAGE (10 phút)
+ nằm ngửa tư thế bào thai (H18)

+ em bé vui vẻ (H19)
+ ống bể trái phải (H20)
+ ôm gối lăn lưng nằm vặn trái phải (H22)
+ thư giản xác chết (H23)
3.1.3. Kết quả sau khi áp dụng giáo án Yoga

 Thực trạng đau cổ vai gáy của các đối tượng nghiên cứu sau ứng dụng giáo án.

35 – 40 tuổi 40 – 50 tuổi Trên 50 tuổi

Số lượng nghiên cứu 5 8 7

Đau tê gáy 1 3 5
37,5%

20% 71,4%

Tê cánh tay, cẳng tay 1 3 4

20% 37,5% 57,1%

Hạn chế vận động đốt 0 1 2


sống cổ
0% 12,5% 28,6%

Chóng mặt khi thay đổi tư 0 0 3


thế
0% 0% 43%

Thực trạng đau cổ vai gáy của các đối tượng


nghiên cứu sau ứng dụng giáo án
80.0%
70.0%
60.0%
50.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%
35 – 40 tuổi 40 – 50 tuổi Trên 50 tuổi

Đau tê gáy Tê cánh tay, cẳng tay


Hạn chế vận động đốt sống cổ Chóng mặt khi thay đổi tư thế

 Đánh giá sự vận động khớp cổ của đối tượng nghiên cứu sau áp dụng giáo án.

Có 20 đối tượng Lớn hơn 30 độ 20 – 30 độ Dưới 20 độ


Cúi – ngữa 18 2 0

Nghiên sang 2 bên 18 2 1

Xoay nghiên sang 2 bên 15 5 0

Đánh giá sự vận động khớp cổ của đối tượng


nghiên cứu sau áp dụng giáo án.
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Cúi – ngữa Nghiên sang 2 bên Xoay nghiên sang 2 bên

Lớn hơn 30 độ 20 – 30 độ Dưới 20 độ

 Thanh đánh giá mức độ nặng nhẹ sau áp dụng giáo án

Số lượng

Khỏi bệnh 9

Đau tự khỏi và mất ngủ (nhẹ) 5

Đau buổi chiều và mất ngủ (trung bình) 3

Cơn đau kéo dài và mất ngủ kéo dài (nặng) 3


Thanh đánh giá mức độ nặng nhẹ sau áp dụng
giáo án

Khỏi bệnh Đau tự khỏi và mất ngủ (nhẹ)


Đau buổi chiều và mất ngủ (trung bình) Cơn đau kéo dài và mất ngủ kéo dài (nặng)

3.2 Bàn luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận 1: Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Kết luận này được rút ra dựa trên các nghiên cứu về thoái hóa cột sống cổ trên thế giới và Việt
Nam. Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khiến cho
các đốt sống cổ trở nên xơ cứng, giảm tính linh hoạt và dễ tổn thương. Bệnh thường gặp ở người
cao tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ do các yếu tố như chấn thương, tư thế sai lệch, béo
phì,...

Kết luận 2: Giáo án Yoga đang áp dụng là một phương pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc,
có tác dụng toàn diện đối với sức khỏe, trong đó có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị thoái hóa cột
sống cổ.

Kết luận này được rút ra dựa trên cơ chế tác động của yoga đối với thoái hóa cột sống cổ. Yoga
giúp tăng cường sức mạnh và dẻo dai cho các nhóm cơ, giảm đau, cải thiện khả năng vận động
và chất lượng cuộc sống.

Kiến nghị 1: Yoga cần được đưa vào chương trình chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa cột
sống cổ.

Kiến nghị này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác dụng của yoga trong hỗ trợ điều trị
thoái hóa cột sống cổ. Yoga là một phương pháp tập luyện đơn giản, dễ thực hiện và không tốn
kém, có thể được áp dụng ở nhà hoặc tại các trung tâm yoga.
Kiến nghị 2: Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả của yoga trong hỗ trợ điều trị
thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt là ở Việt Nam.

Các nghiên cứu hiện nay về hiệu quả của yoga trong hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ chủ yếu
được thực hiện ở nước ngoài. Ở Việt Nam, các nghiên cứu này còn hạn chế. Do đó, cần có thêm
các nghiên cứu sâu hơn để xác định rõ hiệu quả của yoga trong điều trị thoái hóa cột sống cổ ở
người Việt Nam.

Kiến nghị 3: Người bị thoái hóa cột sống cổ cần được tư vấn, hướng dẫn tập yoga đúng cách và
an toàn.

Tập yoga sai cách có thể gây ra các chấn thương cho cột sống. Do đó, người bị thoái hóa cột
sống cổ cần được tư vấn, hướng dẫn tập yoga đúng cách và an toàn bởi các huấn luyện viên yoga
có kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/cac-benh-thuong-gap/dau-co-vai-gay-nguyen-
nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri/

- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ung-pho-voi-benh-dau-co-vai-gay-nhu-
nao/

- https://hongngochospital.vn/dau-co-vai-gay/

- https://jex.com.vn/cot-song/dau-vai-gay-co-a1062.html?gad_source=1&gclid=CjwKCAiA1-
6sBhAoEiwArqlGPrtQxaZbRIDdbUXz2ro7ho6kWfuXU-
DyXiU2fXj9IxZ0EPbiNBpf3BoCuTkQAvD_BwE

- https://acc.vn/bai-tap-yoga-giup-giam-dau-vai-gay/

- https://maxcare.com.vn/tin-tuc/song-khoe/yoga-dau-moi-vai-gay.html

- https://tambinh.vn/12-bai-tap-yoga-chua-dau-vai-gay-cu-tap-la-het-dau/

- https://thanhnien.vn/thoi-trang-tre/10-dong-tac-yoga-don-gian-giup-giam-dau-co-vai-gay-huu-
hieu-185230303193610642.htm

- https://bvnguyentriphuong.com.vn/co-xuong-khop/giai-phau-cac-co-vung-co

- https://yte123.com/giai-phau-sinh-ly-vung-co-vai/

- https://suckhoedoisong.vn/dau-co-vung-co-vai-nguyen-nhan-va-cac-giai-phap-khac-phuc-
169220301182811272.htm

- https://phcn-online.com/2021/05/03/giai-phau-chuc-nang-phuc-hop-vai-co-va-hoat-dong-co/
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/co-xuong-khop/giai-phau-cac-co-vung-vai

- https://hoatdongtrilieu.com/courses/giai-phau-co/co-vung-co/

You might also like