Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ


NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------oOo--------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Môn: NGHIÊN CỨU MARKETING

ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN
CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN

GVHD : ThS. Vũ Sơn Tùng


SVTT : Lê Quỳnh Như
MSSV : 201401950
LỚP : QT20DH – QT1
KHÓA : 2020-2024

TP.HCM, THÁNG 04 NĂM 2024


MỤC LỤC

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

2
3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Sự phát triển của mạng xã hội đã thay đổi cách mà chúng ta giao tiếp và tương tác
với nhau. Mạng xã hội không chỉ giúp chúng ta tiếp cận thông tin nhanh chóng mà còn
mở ra cơ hội kết nối với nhiều người trên khắp thế giới. Việc sử dụng mạng xã hội giúp
chúng ta dễ dàng chia sẻ ý kiến, suy nghĩ, thông tin và tạo ra một cộng đồng trực tuyến đa
dạng.
Mạng xã hội không chỉ là nơi để giải trí mà còn là một công cụ quan trọng trong
việc xây dựng mối quan hệ cá nhân và chuyên môn. Nhờ vào mạng xã hội, chúng ta có
thể tìm kiếm thông tin, học hỏi từ người khác, và thậm chí là tìm kiếm cơ hội việc làm.
Điều này giúp mở rộng tầm nhìn và cơ hội cho mỗi người trong xã hội.
Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng đặt ra một số vấn đề về bảo mật thông tin
cá nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dùng. Việc quá phụ thuộc vào
mạng xã hội có thể dẫn đến cô đơn, lo lắng và căng thẳng do áp lực từ việc so sánh bản
thân với người khác trên mạng.
Trong bối cảnh mạng xã hội đang trở nên rất phổ biến hiện nay thì Facebook là một
trong những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Minh chứng là
số lượng người dùng sử dụng Facebook vô cùng lớn tại nước ta. Vì vậy, việc lựa chọn
Facebook làm trọng tâm nghiên cứu là một cách tiếp cận hợp lý để có thể làm sáng tỏ
được tầm ảnh hưởng cụ thể của mạng xã hội này. Hơn thế nữa, tiến hành nghiên cứu về
Facebook còn có thể cung cấp nền tảng vững chắc để hỗ trợ các nghiên cứu rộng hơn về
vị trí, vai trò và những ảnh hưởng chung của các mạng xã hội đối với đời sống xã hội.
Trong vô vàn các đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook, sinh viên chính là một
trong những nhóm có nhu cầu sử dụng nhiều nhất. Điều này khiến cho các hoạt động học
tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động xã hội và thậm chí là công việc của các
bạn sinh viên cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc ngược trở lại từ chính mạng xã hội này.

4
Chính vì lẽ đó, nhu cầu làm rõ những ảnh hưởng này, nhận diện và lý giải những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà mạng xã hội Facebook mang đến đời sống sinh viên
hiện nay là vô cùng cấp thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đối với sinh viên còn có thể giúp đưa ra những kiến nghị có giá trị trong việc hỗ
trợ giáo dục và đào tạo sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung trong thời đại cách
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Tóm lại, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện
đại, mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức mà chúng ta cần
cân nhắc và xử lý một cách thông minh.
Vì những lý do trên, em đã quyết định lựa chọn “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng
xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” làm đề tài tiểu luận của
mình.
1.2. Mục tiêu dề tài
Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống
của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng Facebook của sinh viên.
1.3. Nhiệm vụ
- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên (mục đích sử dụng, thời gian sử
dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập, …).
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh
viên.
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của
sinh viên (quan hệ xã hội gồm quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại khóa,
việc làm).
- Rút ra một số đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới học tập và đời
sống của sinh viên.

5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào tới học tập và rèn
luyện của sinh viên?
- Việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống (gồm
các phương diện quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại khóa và việc làm) của
sinh viên?
- Thời gian, mục đích sử dụng MXH sẽ có mối liên hệ với kết quả học tập của sinh
viên?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến sinh viên.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Quốc tế Hồng
Bàng
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng sử dụng và ảnh
hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập (kết quả học tập,
khả năng hỗ trợ trong học tập) và đời sống (quan hệ với gia đình, bạn bè; hoạt động ngoại
khóa; việc làm) của sinh viên; các phương diện khác liên quan đến sinh viên không thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hướng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp định tính: Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm kiểm tra độ
phù hợp của mô hình lý thuyết; đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các
biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu nhằm đảm bảo cho thang
đo xây dựng phù hợp với lý thuyết nghiên cứu. Các kỹ thuật nghiên cứu định tính
được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: phương pháp thu thập thông tin, phương
pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp.

6
- Phương pháp định lượng: Số liệu sơ cấp được thu thập đánh giá ý định sử dụng
thanh toán điện tử bằng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Nhóm xây dựng các bảng
câu hỏi tập trung vào các nhóm yếu tố để phục vụ cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là những bạn sinh viên khoa Kinh tế-Quản trị của
trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của sinh
viên trong mẫu khảo sát. Trong bài nghiên cứu, nhóm thực hiện phương pháp phân tích
hồi quy tuyến tính bội để xét mối quan hệ giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến việc mua sắm
trực tuyến của sinh viên, trong phân tích sẽ sử dụng phương pháp Enter (đưa tất cả các
biến vào phân tích) nhằm xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh
toán điện tử của sinh viên khoa Kinh tế-Quản trị của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Cuối cùng các nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện được đưa vào phân tích hồi quy
nhằm xác định mức độ giải thích của các nhóm biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế
nào. Kết quả từ việc phân tích sẽ phục vụ cho việc thảo luận nhằm đưa ra những chính
sách phù hợp.
1.7. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của
sinh viên, chỉ ra ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến khía cạnh học tập và đời sống
của sinh viên. Nghiên cứu mong muốn đưa ra định hướng, giúp sinh viên sử dụng mạng
xã hội Facebook hiệu quả hơn.
Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên
cứu cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho việc định hướng việc sử
dụng mạng xã hội của sinh viên.

7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Hệ các khái niệm
 Mạng xã hội Facebook
Facebook là một nền tảng mạng xã hội trực tuyến miễn phí, được sáng lập vào năm
2004 bởi Mark Zuckerberg và các cộng sự. Mạng xã hội này cho phép người dùng kết nối
với những người khác thông qua các mạng lưới được tổ chức dựa trên các tiêu chí như
quốc gia, thành phố, nơi làm việc hoặc trường đại học.
Facebook cung cấp nhiều chức năng đa dạng, trong đó nổi bật là khả năng truyền tải
và lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Nền tảng này cho phép người dùng lưu trữ thông tin (ảnh,
video, tin nhắn, …) và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian. Nhờ vậy, người dùng có thể
dễ dàng tra cứu lại các bài đăng hoặc tương tác trước đây trên Facebook.
Một trong những điểm mạnh của Facebook là khả năng liên kết người dùng từ khắp
nơi trên thế giới. Nền tảng này tạo ra một cộng đồng trực tuyến rộng lớn, cho phép người
dùng giao lưu, chia sẻ thông tin và duy trì các mối quan hệ. Ngoài ra, Facebook còn cung
cấp tính năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng, đảm bảo sự thuận tiện khi chia sẻ các tệp tin
và phương tiện có kích thước lớn.
Facebook đặc biệt chú trọng đến tính cá nhân hóa bằng cách cung cấp cho mỗi
người dùng một trang Facebook riêng. Người dùng có thể tùy chỉnh trang này bằng hình
ảnh, thông tin cá nhân và sở thích để tạo nên một không gian trực tuyến mang đậm dấu ấn
cá nhân.
Trong những năm gần đây, Facebook đã trở thành một nền tảng có tầm ảnh hưởng
lớn đến đời sống xã hội. Mạng xã hội này được sử dụng cho nhiều mục đích, từ việc kết
nối với bạn bè và gia đình đến việc tìm kiếm thông tin, quảng bá thương hiệu và thậm chí
là tác động đến các sự kiện chính trị.
 Sinh viên

8
Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội. Có thể hiểu
ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các
cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,
10 thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và
công nghệ, phục vụ cộng đồng”.
Hầu hết sinh viên đều ở trong lứa tuổi thanh niên và thường bắt đầu từ 17,18 tuổi và
kết thúc ở tuổi 24, 25. Đây là giai đoạn mà thể chất và tinh thần của họ phát triển hoàn
thiện, vì vậy họ có khả năng tập trung, và khả năng tiếp thu kiến thức rất tốt, và có ý
nghĩa quan trọng trong việc bộc lộ và hoàn thiện nhân cách của họ. Trong giai đoạn này
các sinh viên thường có các động cơ về nhận thức khoa học, tức là việc tiêp thu kiến thức;
cơ hội nghề nghiệp; động cơ xã hội, tức là việc giao tiếp rộng; tự khẳng định bản thân, tức
là muốn được thừa nhận và được nhiều người yêu thích và quan tâm; và cuối cùng là
động cơ vụ lơi tức là những lợi cho cho cá nhân.
Họ thích kết bạn và muốn được kết bạn, việc ở trong một nhóm bạn bè sẽ giúp họ
được thừa nhận, có thể thể hiện khả năng, phát triển bản thân và có thể thực hành việc
hoạt động nhóm trước khi thực sự tham gia thực hiện một công việc cụ thể sau khi hoàn
thành việc học trại trường của mình.
 Kết quả học tập
Theo Stephen Adam kết quả học tập là những tuyên bố về những gì người 27 học
được kì vong sẽ biết, hiểu và/hoặc có thể chứng minh sau khi kết thúc thời gian học tập.
Chúng thường được định nghĩa dưới dạng kết hợp kiến thức, kỹ năng, khả năng, thái độ
và sự hiểu biết rằng một cá nhân sẽ đạt được kết quả như vậy qua sự tham gia của họ vào
trong các trải nghiệm giáo dục đại học cụ thể.
Tại Việt Nam tác giả Nguyễn Thị Thúy An coi kết quả học tập được xem xét theo
nghĩa rộng (gắn với quá trình học tập và phát triển chung của cá nhân trong cuộc sống) và
theo nghĩa hẹp (gắn với quá trình học tập và phát triển của người học trong quá trình giáo
dục được tổ chức bởi nhà trường). Cụ thể như sau:

9
- Theo nghĩa rộng, kết quả học tập là tổng thể các biểu hiện phản ánh sự thay đổi
trên phương diện nhận thức, năng lực hành động, thái độ biểu cảm xã hội, cũng như hành
vi mà cá nhân có được thông qua hoạt động học tập tự giác, tích cực và chủ động, diễn ra
một cách bình thường trong cuộc sống, trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội của
mỗi người.
- Theo nghĩa hẹp, kết quả học tập là thành quả thực tế của cá nhân người học phản
ánh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng của mục tiêu, của nội dung học tập
trong môn học cũng như trong chương trình giáo dục quy định, chúng được đánh giá trên
cơ sở của hoạt động đo lường và kiểm tra theo các tiêu chí khác nhau
2.1.2. Hệ các lý thuyết
 Lý thuyết “Lựa chọn hợp lý” (RCT)
Lý thuyết lựa chọn hợp lý, còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hay lý thuyết hành
động hợp lý, là một khuôn khổ cho sự hiểu biết và thường chính thức mô hình hóa hành vi
kinh tế và xã hội. Những tiền đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp lý là kết quả hành vi
xã hội tổng hợp từ các hành vi của các diễn viên cá nhân, mỗi người được quyết định cá
nhân của họ. Do đó, lý thuyết tập trung vào yếu tố quyết định sự lựa chọn cá nhân (cá
nhân luận).
Những tiền đề của Lý thuyết lựa chọn hợp lý như là một phương pháp khoa học xã
hội là hành vi trong xã hội tổng hợp phản ánh tổng các lựa chọn của mỗi cá nhân. Mỗi cá
nhân lần lượt làm cho sự lựa chọn của mình dựa trên sở thích riêng của mình và các ràng
buộc (hoặc lựa chọn thiết lập) mà họ gặp phải.
 Lý thuyết truyền thông đại chúng theo quan điểm chức năng luận
Theo lý thuyết này, xã hội bao gồm nhiều thành tố có liên hệ với nhau, mỗi thành tố
đều có chức năng của riêng mình. Trong số các thành tố đó, có các phương tiện truyền
thông đại chúng. Merton, một nhà xã hội học của thuyết chức năng nhấn mạnh rằng, đối
với mỗi hoạt động xã hội, chúng ta cần phân biệt rõ mục tiêu công khai hướng đến, với
hiệu quả thực sự sảy ra (tức là chức năng) – bởi 2 cái này có thể không trùng nhau. Nói

10
cách khác, các chức năng xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng không nhất
thiết tương ứng với những mục tiêu công khai mà nhà truyền thông muốn nhắm tới.
Lasswell và Wright đã đưa ra 4 loại chức năng chính của truyền thông đại chúng là
chức năng kiểm soát môi trường xã hội, chức năng liên kết các bộ phận của xã hội, chức
năng truyền tải di sản thông qua các thế hệ và cuối cùng là chức năng giải trí. Mạng xã
hội cũng là một phương tiện truyền thông đại chúng vì vậy nó cũng có các chức năng và
phản chức năng như một phương tiện truyền thông đại chúng theo như quan điểm của một
nhà xã hội học có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thuyết chức năng
là Merton.

11
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

3.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên hiện nay
Theo kết quả khảo sát, có tới 81,5% sinh viên được hỏi trả lời rằng Facebook là
mạng xã hội mà họ sử dụng nhiều nhất. Tỷ lệ sử dụng đối với các xã hội lớn khác như
YouTube, Instagram, Zalo, … đều thấp hơn nhiều so với Facebook. Cụ thể hơn, về mục
đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên, một khảo sát gần đây đã chỉ ra những mục đích
chủ yếu sau: tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội; làm quen bạn mới, giữ liên lạc với bạn
cũ; liên lạc với gia đình bạn bè; chia sẻ thông tin; giải trí; tìm kiếm việc làm; hỗ trợ học
tập và làm việc; mua sắm trực tuyến; bán hàng trực tuyến và một số mục đích khác. Tần
suất sử dụng Facebook có sự khác biệt đối trong sinh viên do phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như: quỹ thời gian, không gian, các công việc mang tính chất giải trí và học
tập, …
Địa điểm truy cập mạng xã hội của thanh thiếu niên cũng rất đa dạng và phong phú,
phần lớn phụ thuộc và nơi sinh sống và làm việc của nhóm đối tượng khi sử dụng mạng
xã hội. Nhìn chung, có thể thấy có 04 địa điểm thanh, thiếu niên thường xuyên truy cập
mạng xã hội bao gồm: ở nhà, quán internet, nơi làm việc-học tập, thư viện. Kết quả khảo
sát cho thấy thanh, thiếu niên có thể sử dụng mạng xã hội bất kỳ nơi đâu có kết nối
Internet. Trong thời đại công nghệ mạng di động ngày càng phát triển (Wifi, 3G, 4G và
5G) ngày càng phát triển giúp cho việc truy cập và sử dụng mạng xã hội bất cứ nơi đâu
ngày càng dễ dàng hơn. Về mức độ công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Facebook, nhiều sinh viên vẫn tỏ ra thận trọng hơn trong việc đưa lên trang Facebook cá
nhân những thông tin về liên hệ và riêng tư (số điện thoại, email, địa chỉ nhà riêng, tình
trạng quan hệ, sở thích) so với các thông tin phổ biến khác.

12
3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên Trường Đại học Quốc
tế Hồng Bàng
3.2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Không sử dụng Hiếm khi sử dụng Thường xuyên sử dụng


Mạng xã hội
SL % SL % SL %
Facebook 3 1.4 19 8.9 190 89.2
Tumblr 149 70 42 19.7 21 9.9
Instagram 122 57.3 48 22.5 42 19.7
Youtube 9 4.2 55 25.8 148 69.5
Tango 200 93.9 9 4.2 3 1.4
Bảng 3.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên
trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Qua kết quả khảo sát, có thể đánh giá rằng: Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook
là cao nhất chiếm 89.2% và chỉ có 3 sinh viên là không sử dụng. Bên cạnh đó, còn có
Youtube đứng thứ hai với mức sử dụng là 69.5% và Instagram đứng thứ ba với 19.7%.
Việc nhiều mạng xã hội có tỷ lệ sinh viên sử dụng không cao có thể giải thích thông qua
việc ngày càng có rất nhiều mạng xã hội và các sinh viên sẽ chỉ biết đến những cái phổ
biến mà có thể bỏ qua những mạng xã hội khác, vì vậy sẽ có những ứng dụng có tỷ lệ sinh
viên sử dụng rất cao trong khi cũng có những ứng dụng lại có tỷ lệ sinh viên sử dụng hạn
chế hơn.
3.2.2. Thời điểm truy cập Facebook của sinh viên

Thời điểm Tỷ lệ (%)


Trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà 46.6
Bất kể lúc nào 35.5
Giữa giờ nghỉ giải lao chuyển tiết 12.7
Trong giờ học, giờ làm việc 5.2
Bảng 3.2. Thời điểm truy cập Facebook của sinh viên

13
Bảng trên cho thấy sinh viên thường vào Face book trong lúc nghỉ ngơi ở nhà chiếm
46.6%. Điều này có thể giải thích bởi sau khoảng thời gian học tập trên trường, sinh viên
thường hay truy cập vào Facebook và xem đó là một hoạt động giải trí. Đáng chú ý ở đây
là có đến 35.5% sinh viên sử dụng mạng xã hội vào bất kể thời gian nào. Việc này sẽ
mang lại một ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn sinh viên và dẫn đến việc họ khó có sự
kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của mình.
3.2.3. Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên

Mục đích Số lượng Tỷ lệ (%)


Trò chuyện, nhắn tin 196 92.5
Cập nhật thông tin học tập của lớp 174 82.1
Cập nhật thông tin xã hội 174 82.1
Cập nhật thông tin bạn bè 172 81.1
Giải trí (chơi game, nghe nhạc, …) 162 76.1
Tham gia vào hội/nhóm theo sở thích 155 73.1
Tham gia vào các nhóm học tập 136 64.2
Bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân 119 56.1
Tìm kiếm tài liệu học tập 96 45.3
Do thói quen 46 20.8
Bảng 3.3. Mục đích sử dụng Facebook

Theo kết quả nghiên cứu, khi truy cập vào mạng xã hội Facebook, mục đích chiếm
tỷ lệ cao nhất được sinh viên lựa chọn là “trò chuyện, nhắn tin” chiếm 92.5%. Đứng thứ
hai là “cập nhật thông tin xã hội” và “cập nhật thông tin học tập của lớp” với tỷ lệ chiếm
82.1% và thứ ba là “cập nhật thông tin bạn bè” với 81.1% tỷ lệ chiếm.
Ngoài những mục đích được đề cập thì như đã nói ở trên, thông qua số liệu thu thập
thì có tới 20.8% sinh viên được hỏi cho rằng họ truy cập vào Facebook chỉ do thói quen,
tức là truy cập mà không có mục đích nào cả. Dù con số này không cao nhưng nếu tình
trạng này xảy ra tức là các sinh viên đã có dấu hiệu bị phụ thuộc vào mạng xã hội. Việc
này sẽ khiến các sinh viên rất khó thực hiện các hoạt động khác khi mà không được sử
dụng mạng xã hội. Một số sinh viên hiện này khi làm việc gì cũng phải sử dụng mạng xã
hội trước hoặc trong quá trình thực hiện việc đó, ví dụ như khi ngủ dậy, các sinh viên sẽ
14
sử dụng Facebook trước khi họ ra khỏi giường, và trong khi học cũng thế. Điều này tương
tự với việc sinh viên sẽ không có thể có đủ sự tập trung hay là năng lượng để thực hiện
các việc khác.
3.2.4. Việc sử dụng Facebook cho việc học tập với việc thường xuyên đăng bài lên
trang mạng xã hội

Học tập, thảo luận, trao đổi Tổn


Có Không g
Tần suất 107 24 131
Có thường Có
Tỷ lệ % 43 30.4 39.9
đăng bài lên
Tần suất 142 55 197
mạng xã hội Không
Tỷ lệ % 57 69.6 60.1
Tần suất 249 79 328
Tổng
Tỷ lệ % 100 100 100
Bảng 3.4. Bảng chéo giữa việc sử dụng Facebook cho việc học tập với việc
thường xuyên đăng bài lên trang cá nhân

Từ bảng số liệu chúng ta thấy xu hướng rằng người thường sử dụng Facebook cho
mục đích thảo luận trao đổi, học tập thì thường xuyên đăng bài lên mạng xã hội hơn,
trong khi nhóm không thường xuyên sử dụng với mục đích này thì ít thường xuyên đăng
bài lên trang hơn. Nhưng sinh viên thường đăng bài lên Facebook thì sử dụng mạng xã hô
cho việc học tập, thảo luận trao đổi nhiều hơn 12,6% so với nhóm không sử dụng mạng
xã hội cho mục đích này, trong khi với nhóm không thường xuyên đăng bài lên mạng xã
hội thì cũng thường không sử dụng nó để thảo luận, trao đổi nhiều hơn 12,6% so với
nhóm sử dụng mạng xã hội cho hoạt động này.

15
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN

4.1. Sử dụng mạng xã hội Facebook và quan hệ với gia đình của sinh viên
Với các đặc tính của mình, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình trên
Facebook có thể trở nên linh hoạt và diễn ra trên phạm vi rộng hơn nhiều so với khung
cảnh truyền thống. Đặc biệt, các tương tác trực tuyến như vậy qua Facebook có thể giảm
bớt tính thứ bậc, khiến các bên có thể nhìn nhận vai trò của bên còn lại theo hướng bình
đẳng hơn. Trong nhiều trường hợp, sinh viên sẽ tránh được những áp lực trực tiếp từ cha
mẹ và có quyền lựa chọn các thông tin mà mình muốn chia sẻ với thành viên gia đình trên
Facebook; còn với cha mẹ, việc sử dụng Facebook có thể giúp họ truyền đạt nhiều thông
điệp khó chia sẻ được qua tương tác trực tiếp cho con cái của mình. Không những vậy,
ảnh hưởng của Facebook 16 còn có thể mở rộng tới quan hệ gia đình trong thực tế theo
nhiều hướng, kết quả tương tác qua Facebook có thể khiến quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình trở nên gần gũi hoặc xa cách hơn vì nhiều lý do khác nhau.
4.2. Sử dụng mạng xã hội Facebook và quan hệ với bạn bè của sinh viên
Với khả năng hỗ trợ làm giàu vốn xã hội của con người, quan hệ bạn bè có thể giúp
sinh viên không chỉ trong học tập và rèn luyện tại trường đại học, mà còn trong quá trình
tham gia các hoạt động ngoài trường cũng như tìm kiếm việc làm. Trong vấn đề này, vai
trò của Facebook cũng rất đáng chú ý. Từ khi xuất hiện vào năm 2004, Facebook đã trở
thành một trong những mạng xã hội có khả năng cho phép người dùng xây dựng mạng
lưới và tương tác với “bạn bè” hiệu quả nhất. Chính điều này đã làm xuất hiện và thúc đẩy
sự phát triển nhanh chóng “tình bạn trực tuyến”, nghĩa là những quan hệ bạn bè nảy sinh
và diễn biến chủ yếu qua nền tảng mạng xã hội mà không yêu cầu những người tham gia
bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp ngoài đời thực. Cùng với đó, vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng
giứa quan hệ bạn bè ngoài đời thực và quan hệ bạn bè trên mạng xã hội cũng trở nên nóng
hơn với nhiều ý kiến khác nhau và chưa thể có được kết luận cuối cùng. Facebook cũng

16
giúp sinh viên duy trì được liên hệ với những người bạn thân thiết ở xa hoặc những người
bạn có mối liên hệ yếu và ít có động lực để tương tác trực tiếp ngoài đời thực, góp phần
duy trì và tích lũy vốn xã hội cần thiết của sinh viên.

17
KHUYẾN NGHỊ

Đối với sinh viên, những người dùng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung
cần nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, hành vi của mình trong môi trường mạng xã hội:
Sinh viên cần sắp xếp thời gian dành cho học tập và thời gian sử dụng mạng xã hội; lựa
chọn và biết các chọn lọc những thông tin phù hợp để phục vụ cho bản thân; tránh để các
thông tin tiêu cực, nhưng trang mạng không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống và hành
vi của sinh viên.
Đối với gia đình, cần dành thời gian để lắng nghe và quan tâm đến việc sử dụng
mạng xã hội của các bạn trẻ. Cha mẹ nên xây dựng một mối quan hệ tin tưởng với con cái
và hơn hết, cha mẹ cần tìm hiểu vai trò mạng xã hội và hiểu rằng việc sử dụng mạng xã
hội đúng đắn là có lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ, cập nhật và trao đổi thông tin
học tập.
Mạng xã hội Facebook là một phương tiện, một công cụ có những mặt tích cực, tiêu
cực và có tác động không nhỏ tới đời sống của sinh viên nói chung và hoạt động học tập
của sinh viên nói riêng. Điều cần lưu ý là sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook một
cách hợp lý để phát huy tối đa những lợi ích mà mạng xã hội Facebook đem lại.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tùng, V.S. (2024), Nghiên Cứu Marketing. Nxb. Trường Đại học Quốc tế Hồng
Bàng.
[2] Lê Thị Thanh Hà và các cộng sự (2017), "Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã
hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.
HCM (HUFI)", Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm. Số 11, tr. tr. 104 - 112.
[3] Yến, H.T.H (2012),”Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam
từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme
và Go.vn)”, Luận văn Thạc sĩ Khoa Học Báo Chí.

19

You might also like