Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGHIỆN GAME

Có ai trong chúng ta chưa từng trải qua những giờ phút căng thẳng trước kỳ thi, những đêm thức khuya
ôn bài, hay những lo lắng về kết quả học tập? Những áp lực học tập ngày càng tăng khiến nhiều học sinh
tìm đến những phương pháp giải trí, thư giãn để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những lựa
chọn lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục, một số học sinh lại lựa chọn chơi game - một
hoạt động tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện game, đặc biệt là ở
lứa tuổi học sinh.

Vậy, nghiện game là gì? Đây là hiện tượng học sinh dành quá nhiều thời gian cho việc chơi game, bỏ bê
học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác. Giống như một con dao hai lưỡi, game có thể mang lại những
giây phút giải trí thú vị, giúp học sinh thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Tuy nhiên, khi sử dụng
game một cách quá mức, nó sẽ trở thành "cơn nghiện" nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến học tập, sức
khỏe và tâm lý của học sinh.

Tình trạng nghiện game ở học sinh ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Về mặt học
tập, học sinh nghiện game thường có kết quả học tập sa sút, thiếu tập trung trong học tập, bỏ bê bài vở.
Về mặt sức khỏe, các em có thể mắc các bệnh về mắt, tim mạch, béo phì do thiếu vận động và ăn uống
không điều độ. Về mặt tâm lý, học sinh nghiện game thường có xu hướng hung hăng, bạo lực, dễ bị kích
động, thiếu kiềm chế và có thể dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì ? Một số học sinh lười học, thiếu động lực học tập, dễ bị
cám dỗ bởi những trò chơi điện tử hấp dẫn, nhiều màu sắc, âm thanh sống động. Thay vì dành thời gian
cho việc học tập, các em lại dành quá nhiều thời gian cho game, dẫn đến sa sút kết quả học tập và bỏ bê
các hoạt động khác.

Hơn nữa, ở độ tuổi học sinh, các em đang trong giai đoạn tò mò, thích khám phá những điều mới lạ.
Game với nhiều thể loại, nhiều cấp độ khác nhau đáp ứng được nhu cầu này của các em, khiến các em bị
cuốn hút và dành nhiều thời gian cho game. Ngoài ra, một số học sinh chưa có kỹ năng quản lý thời gian
hợp lý, chưa biết cách giải trí lành mạnh, thiếu các hoạt động vui chơi bổ ích khác ngoài chơi game. Do
đó, các em dễ dàng bị cuốn vào thế giới ảo của game và không thể kiểm soát được bản thân.

Để giải quyết vấn đề nghiện game ở học sinh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và
xã hội. Cha mẹ cần quan tâm, giáo dục con cái về cách sử dụng game hợp lý, dành nhiều thời gian cho
con hơn để con chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng. Nhà trường phải tăng cường giáo dục học sinh về
tác hại của nghiện game, đồng thời tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, bổ ích cho học
sinh. Cùng với đó, ác cơ quan chức năng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ việc sản xuất, phát
hành game, hạn chế những game có nội dung bạo lực, đồi trụy.
Là học sinh, chúng ta cần ý thức được tác hại của việc nghiện game, tự giác học tập, tham gia các hoạt
động vui chơi giải trí lành mạnh, bổ ích. Ta phải biến game thành một công cụ giải trí, thư giãn chứ
không phải là thứ chi phối cuộc sống của bản thân.

Nghiện game tựa như một cơn sóng dữ đang dần xô bờ, đe dọa nhấn chìm tương lai của thế hệ trẻ. Để
đẩy lùi "cơn sóng" ấy, mỗi học sinh cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân. Tương lai tươi
sáng đang chờ đón những ai biết trân trọng thời gian, vun đắp tri thức và rèn luyện bản thân. Hãy để
tiếng nói của lý trí chiến thắng tiếng gọi của game, để tuổi trẻ bừng sáng với những ước mơ, hoài bão.

You might also like