Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT SO SÁNH

ĐỀ BÀI

Đào tạo luật của Đức và của Mỹ


dưới góc độ so sánh

NHÓM: 03
LỚP: N04.TL2
4624

Hà Nội, 2023
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội


Nhóm số: 03 Lớp: N04.TL2
Khoa: Luật Thương mại quốc tế Khóa: 46
Tổng số sinh viên của nhóm:
- Có mặt:
- Vắng mặt: Có lý do:… Không có lý do:…
Môn học: Luật so sánh
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

Đánh giá/ Đánh giá


S
Xếp loại của SV của GV
T Thông tin thành viên Công việc
SV Điểm Điểm
T A B C
Ký tên (số) (chữ)

Tổng hợp
Phùng Thu
1 462421 bài, làm X
Hiền
powerpoint.

Vương Bích Phân tích


2 462422 X
Hòa nguyên nhân

Cao Minh Phân tích


3 462423 X
Hoàng điểm giống

Trần Mạnh Phân tích


4 462424 X
Huy điểm khác

5 Vũ Minh 462425 Phân tích X


Huyền tổng quan

Nhóm
Bùi Mạnh
6 462426 trưởng, tổng X
Hùng
hợp bài

Bùi Văn Tuấn Phân tích


7 462427 X
Kiệt điểm giống

Bùi Phan Phân tích


8 462428 X
Thùy Linh điểm khác

Bùi Trần Phân tích


9 462429 X
Khánh Linh điểm giống

Đặng Hoàng Phân tích


10 462430 X
Linh điểm khác

Kết quả điểm bài viết: ……….


- Giáo viên chấm thứ nhất: ……….
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2023
- Giáo viên chấm thứ hai: ………. Nhóm trưởng
Kết quả điểm thuyết trình: ………. (ký và ghi rõ họ tên)
- Giáo viên chấm thứ nhất: ……….
- Giáo viên chấm thứ hai: ……….
Điểm kết luận cuối cùng: ……….
- Giáo viên đánh giá cuối cùng: ……….
Bùi Mạnh Hùng
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
I. Đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ so sánh................................................1
1. Đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh......................................................1
2. Mục tiêu và quy trình đào tạo...........................................................................2
3. Phương pháp đào tạo.........................................................................................3
4. Chương trình đào tạo........................................................................................4
5. Học liệu đào tạo..................................................................................................5
II. Đánh giá về đào tạo luật của Đức và Mỹ............................................................6
KẾT LUẬN....................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất kỳ quốc gia nào cũng cần có một hệ thống pháp luật hùng mạnh nhằm quản
lý xã hội một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, đào tạo luật luôn là một trong những ưu
tiên hàng đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển luật pháp ở mỗi quốc gia. Ngay
cả những quốc gia có hệ thống pháp luật vô cùng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng tới các
quốc gia khác, điển hình là Mỹ và Đức. Hai quốc gia tiêu biểu cho hai dòng họ pháp
luật khác nhau, nước Mỹ tiêu biểu cho dòng hộ Common Law, còn Đức thì đại diện
cho dòng họ Civil Law sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định trong đào
tạo luật. Xuất phát từ lí do này, chúng em xin phép được chọn và nghiên cứu đề tài:
“Đào tạo luật của Đức và của Mỹ dưới góc độ so sánh”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ so sánh
Dưới góc độ so sánh, ta xét những tiêu chí sau đây để nhìn nhận rõ hơn về đào
tạo luật của hai quốc gia:
1. Đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh
Việc theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào là quyền tự do của mỗi người. Tuy nhiên
đối với những người có mong muốn đặt chân vào môi trường luật thì phải đáp ứng đầy
đủ yêu cầu đầu vào nhất định của cơ sở đào tạo luật tại Đức và Mỹ. Đặc biệt đối với
giai đoạn đào tạo nghề luật, tại cả hai quốc gia này đều yêu cầu phải có tấm bằng cử
nhân. Tuy nhiên, chính sự tương đồng này lại bao hàm sự khác biệt trong đó.
Mỹ là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới không có chương trình đại
học luật (thời gian học 4 năm) nhưng lại đào tạo cao học luật cho những người có bằng
đại học thuộc các chuyên ngành khác. Những người trúng tuyển vào cơ sở đào tạo luật
sẽ học 3 năm để lấy bằng J.D (Jurist Doctor) – văn bằng luật cơ bản ở Mỹ. Ngoài ra,
sau khi đăng ký học tại một trường luật, mỗi người đều phải trải qua bài kiểm tra đầu
vào của trường (LSAT1) để kiểm tra kỹ năng tư duy và phân tích của các luật gia
tương lai.
Khác với Mỹ, đào tạo luật tại Đức dành cho người đã tốt nghiệp trung học phổ
thông. Sinh viên được tuyển vào các trường đại học hoặc khoa luật của các trường đại
học tổng hợp, thời gian đào tạo là 4 năm và sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng cử
nhân luật.
Từ thực tế trên có thể thấy, đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh ở Mỹ khắt
khe hơn nhiều so với ở Đức. Do đó, có thể thấy chất lượng đầu vào của sinh viên theo
học tại Mỹ có phần nhỉnh hơn so với Đức.

1
Law School Admission Test – LSATđược tổ chức 4 năm 1 lần rên toàn thế giới bởi Hội đồng khảo thí trường luật (Law
School Admission Council – LSAC).

1
2. Mục tiêu và quy trình đào tạo
Mục tiêu then chốt trong đào tạo luật tại Mỹ là cung cấp cho sinh viên những
kiến thức về hành nghề luật, đồng thời có được khả năng tư duy, trình độ lý luận và
khả năng làm việc độc lập. Sinh viên sau khi kết thúc chương trình đào tạo có thể ra
làm việc được ngay. Vì thế mà quy trình đào tạo luật ở Mỹ cũng đồng thời là đào tạo
nghề luật. Nghĩa là bên cạnh những kiến thức về luật học thì sinh viên còn được học
về các kỹ năng nghề nghiệp, tư vấn, tranh tụng,… Quá trình học tập và giảng dạy được
thực hiện ở trong cùng một cơ sở và trong một khoảng thời gian. Để lấy được tấm
bằng luật tại Mỹ, người học thường mất ít nhất 7 năm – 4 năm cho một chương trình
cử nhân bất kỳ và 3 năm học luật.
Không giống với Mỹ, đào tạo luật tại Đức không đồng nghĩa với đào tạo nghề
luật. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên chỉ có các kiến thức mang
tính khoa học hàn lâm nghiên cứu và chưa thể ra làm việc ngay. Nếu muốn hành nghề
luật thì người học phải tiếp tục trải qua một quá trình đào tạo nghề luật. Cụ thể, quy
trình đào tạo luật ở Đức kéo dài khoảng 5 năm rưỡi đến 6 năm và chia làm hai giai
đoạn đồng nghĩa với những khoảng thời gian khác nhau. Giai đoạn đầu tiên là đào tạo
cử nhân luật kéo dài trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm rưỡi với những môn học
mang tính cơ sở khoa học luật và các môn mang tính chất bắt buộc, ngoài ra cũng có
những môn tự chọn. Để trở thành luật sư cũng như các chức danh tư pháp khác, sinh
viên sẽ tiếp tục theo học giai đoạn hai – đào tạo nghề luật trong khoảng 2 năm.
3. Phương pháp đào tạo
Cả Đức và Mỹ đều chú trọng vào việc đào tạo lý thuyết song song với thực hành
dù mức độ kết hợp sẽ có sự khác biệt, sẽ luôn có những kỳ thi thường xuyên để kiểm
tra kiến thức chuyên môn và những khoảng thời gian thực tập để rèn luyện khả năng
kỹ năng trên thực tế. Điều này giúp cho học viên tập trung phát triển tư duy pháp lý.
Việc đào tạo luật ở hai quốc gia đều không phân chia lĩnh vực hay ngành nghề liên
quan đến luật pháp. Nghĩa là không phân thành nơi nào sẽ đào tạo riêng về lĩnh vực
dân sự hoặc hình sự, và họ cũng không phân thành trường nào sẽ đào tạo luật sư hay
các chức danh tư pháp. Những sự lựa chọn về lĩnh vực hay ngành nghề làm việc đều là
sau khi đã hoàn tất quá trình đào tạo và dựa vào mong muốn của từng người muốn
theo đuổi sự nghiệp như thế nào2.
Phương pháp giảng dạy pháp luật của Mỹ rất phù hợp với tình hình phức tạp và
luôn thay đổi của xã hội Mỹ. Phương pháp đào tạo thiên về thực hành với các bài tập
giả định nhằm trang bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết để thắng kiện, điển hình
là phương pháp tình huống (Case Study) và phương pháp hùng biện (Socratic). Case
Study được sử dụng trong truyền dạy kiến thức trên cơ sở phân tích những án lệ đã
2
ThS. Nguyễn Văn Nam, Đào tạo luật và nghề luật ở Cộng hòa Liên bang Đức, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, tháng
8/2005.

2
được lựa chọn vào sách. Phương pháp Socratic được sử dụng chủ yếu trong năm đầu
đòi hỏi sinh viên làm việc tích cực có sự trao đổi ý kiến về câu hỏi và câu trả lời. Trên
cơ sở phân tích các tình huống, sinh viên tự rút ra các nguyên tắc pháp lý chung. Với
phương pháp này, sinh viên được trau dồi kiến thức về mặt pháp lý, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng lập luận cũng như thuyết phục tốt. Những năm sau đó, khi khả năng
phân tích tình huống của sinh viên đã trở nên tốt hơn, các khóa học seminar được triển
khai giúp cho sinh viên thảo luận, nghiên cứu và đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Đến năm thứ ba, sinh viên các trường đại học có thể áp dụng phương pháp thực hành
trực tiếp (Clinical Method). Phương pháp này giúp cho sinh viên có những kinh
nghiệm thực tế (giải quyết các vụ án dưới sự giám sát của giáo viên), tạo tiền đề cho
công việc sau này. Do đó sau khi tốt nghiệp, sinh viên Mỹ chỉ cần qua một thời gian
tập sự ngắn là có thể hành nghề được.
Trong khi đó, ở Đức lại xuất hiện hai quan điểm khác nhau về phương pháp đào
tạo là quan điểm cải cách và quan điểm bảo thủ. Quan điểm cải cách cho rằng cần tiếp
nhận phương pháp thực tiễn trong đào tạo luật ở các nước Anh – Mỹ, nghĩa là giảm
bớt tính hàn lâm, đưa các vụ việc thực tiễn vào giảng dạy. Trái lại, quan điểm bảo thủ
cho rằng phương pháp truyền thống vẫn còn hiệu quả trong công tác đào tạo luật vì
giai đoạn một là cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên. Còn kiến thức chuyên sâu và
kĩ năng thực hành nghề luật là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hai. Tuy vậy hiện
nay, hai phương pháp trên đều có sự cân đối giữa hàm lượng lý thuyết và thực tiễn
trong cơ cấu môn học. Minh chứng cho điều này là sự tham gia giảng dạy của các luật
sư, thẩm phán có uy tín, bên cạnh đó là hệ thống các câu hỏi thực tiễn trong các kỳ thi
cũng tăng lên. Điểm đáng chú ý trong đào tạo luật ở Đức là sự xuất hiện các “Repetiter
– thầy dạy kèm”, họ không phải là các giáo sư dạy luật nhưng họ có trình độ học vấn
về kiến thức pháp luật uyên thâm, họ giúp đỡ các sinh viên vượt qua các kỳ thi, giải
đáp những vấn đề thác mắc của sinh viên.
Có thể thấy, cả hai quốc gia đều chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề gắn liền
với thực tiễn nhưng Mỹ chú ý đến tình huống nhiều hơn. Phương pháp đào tạo khác
nhau do yêu cầu đào tạo khác nhau trong khi ở Đức yêu cầu hiểu biết về vấn đề học
thuật ở bậc đại học sau đó mới hướng tới vấn đề chuyên môn nghiệp vụ thì Mỹ lại yêu
cầu cao hơn về mặt kỹ năng giải quyết, thắng kiện các vụ việc thực tế.
4. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo luật tại cả hai quốc gia đều yêu cầu bắt buộc đối với những
môn học nền tảng như Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật hình sự,…để đảm bảo người
học nắm bắt đầy đủ những kiến thức cơ bản đầu tiên nhất của ngành luật. Ngoài ra còn
có các môn tự chọn và việc thiết kế chương trình giảng dạy bao gồm những môn học

3
bắt buộc hay tự chọn như thế nào thường nằm ở sự lựa chọn của trường, chỉ gần như
giữ nguyên những môn học cơ bản như phía trên đã nhắc tới.
Như đã đề cập ở trên, đào tạo cử nhân luật và nghề luật tại Mỹ được gộp chung
trong một chương trình học. Năm đầu, sinh viên bắt đầu chương trình đọc, nghiên cứu
luật và các án lệ. Trên cơ sở đó, sinh viên tiến hành viết các bài luận liên quan đến
nhận thức pháp luật. Năm thứ hai và thứ ba sinh viên tập víết báo cáo liên quan đến
công việc của một luật gia. Sinh viên phải nỗ lực trong việc nghiên cứu, tìm tòi, phân
tích các văn bản luật cũng như các tình tiết, vụ việc cụ thể để có thể đưa ra quan điểm,
ý kiến cũng như cách lập luận thuyết phục nhất. Chương trình đặc biệt này đặt sinh
viên vào vị trí buộc phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu không chỉ các văn bản pháp
luật mà còn cả thực tiễn áp dụng những văn bản đó nếu muốn hoàn thành được khoá
học. Việc này loại bỏ sự thụ động, ỷ lại của sinh viên vào giảng viên. Do không có sự
phân ngành tại các trường luật ở Mỹ, nên tất cả sinh viên khi tốt nghiệp đều được nhận
bằng luật học – Juris Doctor. Sau đó học viên sẽ đủ điều kiện thi kỳ thi luật sư (Bar
examination) trước khi được nhận vào đoàn luật sư và được cấp phép hành nghề luật
sư3.
Còn ở Đức, toàn bộ thời gian đào tạo luật được chia làm hai giai đoạn. Trong giai
đoạn, sinh viên sẽ phải học các môn học mang tính cơ sở về khoa học luật như: lịch sử
học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật, luật hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự,… Bên
cạnh đó là các môn học tự chọn như luật về thuế, luật cộng đồng châu Âu, luật cạnh
tranh,… Quá trình này sẽ kéo dài ít nhất là 3 năm rưỡi trong các trường đại học để
nhận được văn bằng luật đầu tiên – Erste Juristische Prufung. Giai đoạn hai đào tạo
nghề luật sẽ diễn ra trong 2 năm - sinh viên sẽ phải tham gia thực tập ở tòa án cấp quận
hoặc cấp cao trong vòng 6 tháng, ở cơ quan công tố 3 tháng, ở hội đồng địa phương 4
tháng và tập sự với một luật sư thực thụ 4 tháng.
Dễ dàng thấy, chương trình đào tạo của Mỹ thiên về thực hành. Trong khi đó ở
Đức, kĩ năng cần thiết để hành nghề luật được chú trọng và rèn luyện nhiều hơn khi đi
thực tập. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên Mỹ có xu hướng thích nghi nhanh hơn
với môi trường làm việc và chuyên nghiệp hơn so với sinh viên Đức.
5. Học liệu đào tạo
Mỗi nước đều đào tạo cho sinh viên của mình dựa trên những học liệu đào tạo
đặc thù của từng quốc gia. Tuy vậy, có sự khác biệt rõ rệt trong nội dung học liệu mà
nguyên nhân bắt nguồn sự khác biệt lớn trong chương trình, phương pháp và mục tiêu
đào tạo.
Ở Mỹ, sách dùng cho mỗi môn học không phải là giáo trình cơ bản về luật
chuyên ngành, mà là sách tình huống chứa đựng những án lệ đã được chọn lọc. Trước

3
Phạm Minh Ngọc, Kỳ thi luật sư ở Mỹ, https://everest.org.vn/ky-thi-luat-su-o-my/

4
khi đến lớp các học viên phải đọc các tài liệu gồm: các bản án (case method), các văn
bản pháp luật, các học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về kinh tế và xã hội
(modified case method). Mặt khác, các nguyên tắc pháp lý chung không được trình
bày thông qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng, mà thay vào đó sẽ được rút ra từ
việc nghiên cứu những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp.
Còn đối với Đức, hầu hết học liệu là hệ thống pháp luật thành văn, bao gồm: các
giáo trình pháp lý như luật hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự,… và các tuyển tập bài
giảng, văn bản pháp luật,…
II. Đánh giá về đào tạo luật của Đức và Mỹ
Đức và Mỹ đều là những quốc gia phát triển và có một hệ thống pháp luật vô
cùng mạnh, chặt chẽ và hiệu quả. Sự tương đồng và khác biệt giữa hệ thống đào tạo
luật ở Đức và Mỹ bắt nguồn từ hoàn cảnh thực tế của nền pháp lý mỗi nước. Hai quốc
gia thuộc hai dòng họ pháp luật lớn trên thế giới, Mỹ tiêu biểu cho Common Law còn
Đức tiêu biểu cho Civil Law nên dẫn đến việc khác nhau tương đối lớn. Mỹ là nước
liên bang nên ngoài hệ thống pháp luật liên bang còn có 50 hệ thống pháp luật của
bang và quận Columbia. Với hệ thống pháp luật và nhiều quy định cũng như sự thay
đổi thường xuyên cho nên ở Mỹ nhìn chung hướng tới thực tế, giúp cho người học dễ
dàng tiếp cận thực tiễn, làm quen với nghề nghiệp, chú trọng trong việc đào tạo luật sư
thắng kiện tuy nhiên lại không đi sâu vào đào tạo kiến thức pháp luật.Còn đào tạo pháp
luật ở Đức chú trọng tới nền tảng kiến thức mang tính học thuật, nặng về mặt lý
thuyết. Mỗi cách làm đều có điểm mạnh riêng và hai mô hình đào tạo luật có sự tương
thích lẫn nhau, Việt Nam chúng ta tuy cũng có một hệ đào tạo pháp luật khá ổn định
tuy nhiên để phát triển và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của những luật sư tương lai,
ta cần có sự nghiên cứu và đánh giá, tiếp thu những điểm mạnh và loại bỏ những điểm
yếu trong đào tạo luật của các quốc gia trên thế giới.
KẾT LUẬN
Như vậy, bằng phương pháp so sánh để thấy được những điểm tương đồng và
khác biệt trong đào tạo luật ở hai quốc gia phát triển Mỹ và Đức đã giúp ta có cái nhìn
tổng quan hơn về cách thức đào tạo luật ở hai nước này. Qua đây, với phương pháp so
sánh, Việt Nam chúng ta cũng tiếp thu được rất nhiều điểm tích cực để tham khảo
cũng như áp dụng vào thực tế đất nước. Thực hiện được điều này thì hệ thống pháp
luật cũng như việc đào tạo luật sẽ đạt được nhiều kết quả./.

5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Quang Du (2021), Đào tạo Luật sư ở Cộng hòa Liên bang Đức, Tạp chí
điện tử Luật sư Việt Nam
https://lsvn.vn/dao-tao-luat-su-o-cong-hoa-lien-bang-
duc1616928583.html(Truy cập lần cuối: 29/08/2023);
2. Lê Thu Hà (2005), Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ, Nghiên cứu Lập pháp,
số 2
3. Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt). Nxb Kluwer, Nostedts Juridik,
Tano, 2002;
4. Phạm Minh Ngọc, Kỳ thi luật sư ở Mỹ
https://everest.org.vn/ky-thi-luat-su-o-my/(Truy cập lần cuối: 29/08/2023);
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật So sánh, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2022;
6. ThS. Nguyễn Văn Nam (2005), Đào tạo luật và nghề luật ở Cộng hòa Liên
bang Đức, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, tháng 8/2005;
B. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
1. Edward V. Raynolds, Legal Education in Germany, The Yale Law Journal,
Vol. 12, No. 1
https://www.jstor.org/stable/781308(Truy cập lần cuối: 29/08/2023);
2. KeyStone Law Studies, Obtaining a German Law Degree
https://www.lawstudies.com/countries/germany(Truy cập lần cuối:
29/08/2023);
3. Law School Admission Council website, Getting Ready for Your LSAT
https://www.lsac.org/lsat/taking-lsat (Truy cập lần cuối: 29/08/2023);
4. National Conference of Bar Examiners (NCBE) website
https://www.ncbex.org/(Truy cập lần cuối: 29/08/2023);
5. Wilhelm Karl Geck, The Reform of Legal Education in the Federal Republic of
Germany, The American Journal of Comparative LawVol. 25, No. 1, Oxford
University Press
https://www.jstor.org/stable/839652(Truy cập lần cuối: 29/08/2023).

You might also like