Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (hay còn

gọi là nguyên tắc chủ quyền nhân dân)

– nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sở dĩ đánh giá đây là nguyên tắc quan trọng nhất là bởi lẽ, bộ máy
nhà nước là sự hiện thân của quyền lực nhà nước, là chủ thể áp
đặt ý chí bắt buộc đối với toàn xã hội, vấn đề nền tảng nhất cần
phải xác định ở mọi quốc gia là quyền lực nhà nước thuộc về ai và
được thực hiện như thế nào?

– Nội dung nguyên tắc:

+ Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” Nhân dân ở
đây là khái niệm bao trùm toàn thể công dân mà không thuộc về
một người hay một tầng lớp nào, trong khái niệm đó thì mọi người
bình đẳng với nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào (bình
đẳng giữa nam và nữ, giữa các dân tộc cùng sinh sống trên cùng
một lãnh thổ,..). Trong khái niệm nhân dân, liên minh giai cấp công
dân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là bộ phận đông đảo
nhất và có ý thức tiên tiến trong xã hội nhất, họ được xác định là
nền tảng để thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân. Vì quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân nên bộ máy nhà nước ta cũng
phải xuất phát từ nhân dân.
+ Điều 6, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan
khác của Nhà nước.” Như vậy, nhân dân có hai cách thức để thực
hiện quyền lức nhà nước: (i) Dân chủ trực tiếp: Khi có những công
việc hệ trọng của đất nước cần ý kiến quyết định của người dân thì
cơ quan nhà nước tổ chức “trưng cầu dân ý” (thường trong xây
dựng luật). (ii) Dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội ở trung ương
và Hội đồng nhân dân ở địa phương. Mối quan hệ giữa đại biểu và
người dân là mối quan hệ giữa người đại diện và người chủ. Người
dân bầu ra người đại diện để thay mặt mình đưa ra các quyết định
thực hiện quyền lực nhà nước. Từ các cơ quan đại diện nhân dân
hình thành nên cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, bộ máy nhà
nước vận hành theo cách này được gọi là chính quyền đại diện

+ Theo Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp 2013 nêu ra: “Các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận
tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý
kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa
quyền.”. Khi quyền lực nhà nước là của Nhân dân thì bộ máy nhà
nước cũng là của Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ vì nhân dân.

Nguyên tắc quyền lực thống nhất.

Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là nguyên tắc quyết
định thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.”

– Nội dung nguyên tắc:

+ Quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất. Về phương diện
chính trị, quyền lực nhà nước tập trung thống nhát ở Nhân dân thể
hiện qua nguyên tắc chủ quyền nhân dân. Về phương diện tổ chức
thực hiện: quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội. Quốc hội là
cơ quan đại diện cao nhất do nhân dân bầu ra, trao toàn bộ quyền
lực của mình cho Quốc hội.

+ Mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước, nhưng
Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước mà có sự phân công, phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước (Quốc hội thực hiện
quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án
thực hiện quyền tư pháp). Tuy nhiên, Quốc hội luôn có quyền giám
sát tối cao đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Với việc áp dụng nguyên tắc này, mô hình tổ chức bộ máy nhà
nước đã được định hình một cách rõ ràng với Quốc hội là cơ quan
đứng ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước, các cơ quan thực
hiện quyền hành pháp, tư pháp và các cơ quan trung ương khác
như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch nước đều có vị trí
thấp hơn và đặt dưới sự giám sát của Quốc hội.

Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đây là nguyên tắc hạt nhân, cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.

– Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Theo quy
định này, mô hình lý tưởng mà công cuộc xây dựng bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam hướng tới là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa với bản chất của Nhân dân, do nhân
dân.

– Nội dung:

+ Nguyên tắc này thể hiện qua đặc điểm “nhà nước được tổ chức
và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp”
và “pháp luật có vị trí tối thượng trong đời sống xã hội” của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khoản 1, Điều 8 đã biểu hiện
rõ Điều này: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,…”

+ Nội dung cơ bản của nguyên tắc nà là pháp luật phải có vị trí tối
thượng hay thượng tôn, tối cao với tất cả mọi chủ thể mà trước tiên
là tất cả các cơ quan nhà nước. Tất cả hoạt động của cơ quan nhà
nước, người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đều
phải căn cứ vào pháp luật và chỉ được làm những gì mà pháp luật
không cấm và trong khuôn khổ pháp luật đặt ra.

Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được xác định trên hai
phương diện, đó là lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo Nhà
nước.

– Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp năm 2013.

– Nội dung của nguyên tắc:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, bộ máy
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, không thể được
lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt
nam.

+ Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều này là hoạt toàn đúng đắn bởi
pháp luật là quy tắc xử sự chung và có hiệu lực bắt buộc đối với tất
cả các chủ thể trong xã hội.

Nguyên tắc tập trung dân chủ- nguyên tắc tổ chức cơ bản của
các Đảng Cộng sản trên thế giới.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam do Đảng Cộng sản
lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy chủ yếu thông
qua việc lãnh đạo bộ máy nhà nước. Do đó nguyên tắc tập trung
dân chủ cũng trở thành nguyên tắc tổ chức và hoạt đông của bộ
máy nước.

– Cơ sở pháp lý: Điều 8, Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước…thực


hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”

Ở góc độ vĩ mô, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước có thể được hiểu là sự kết hợp
hài hòa và thống nhát giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ.

– Nôi dung của nguyên tắc:

+ Trong các cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng nhất
thường được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách.
+ Trong một tập thể thì thiểu số tuân theo đa số, tức là khi quyết
định đã đưa ra bởi tập thể thì tất cả phải thực hiện quyết định đó.

+ Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương.
Tuy nhiên, trước khi ra quyết định thì cấp trên, trung ương phải
tham khảo ý kiến cấp dưới, khuyến khích tính chủ động của địa
phương.

– Ý nghĩa : nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò trong việc bảo
đảm sự nhất quán trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung
ương tới địa phương, nhưng vẫn khuyến khích được sự chủ động,
sáng tạo của cấp dưới và của chính quyền địa phương, qua đó
tránh được sự quan liêu của cấp trên, trung ương.

Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.

Trong Hiến pháp năm 2013, vấn đề ứng xử đối với quyền con
người không những được quy định tại Chương II mà còn được quy
định tại những điều khoản đầu tiên của Chương I. Điều này chứng
tỏ vấn đề ứng xử đối với quyền con người đã được quy định như
một quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước phải hết sức coi
trọng vấn đề quyền con người, nhà nước phải coi nâng cao chất
lượng cuộc sống, phát triển con người là mục đích cao nhất và là
mục đích cuối cùng của mình và điều này phải được thể hiện trong
tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và
các cơ quan nhà nước nói riêng.

Về mặt tổ chức, trong bộ máy nhà nước phải có những thiết chế
riêng có chức năng chăm lo tới vấn đề quyền con người.

Về mặt hoạt động, nhà nước phải co thái độ coi trọng toàn diện đối
với quyền con người, quyền công dân. Sự coi trọng toàn diện thể
hiện ở bốn nội dung, cụ thể:

1. Nhà nước công nhận quyền con người, quyền công dân;
2. Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân;

3. Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân;

4. Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

You might also like