Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Quỳnh Như -3122430137

Chương III: Thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ đông tro


ng công ty cổ phần và kiến nghị hoàn thiện.
1) Thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ đông trong công ty cổ phầ
n:
1.1./Sở hữu cổ phần thông qua chuyển nhượng theo hợp đồng.

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 : “ Cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này”
Theo khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người
không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường
hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền
biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”
Khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 :” 1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển
nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ
phần tương ứng”
Khoản 2 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020:” Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp
đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng
thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc
người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng
khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về
chứng khoán”

Hiện nay Luật Doanh nghiệp hiện hành không quy định hình thức Hợp đồng chuyển nhượng
cổ phần. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Khoản 16 Điều
1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký
doanh nghiệp thì đối với trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết thì hồ sơ kèm theo phải có hợp đồng chuyển
nhượng cổ phần. Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp đã quy định một cách gián tiếp hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần phải được thực hiện bằng văn bản (mà
không có quy định phải công chứng, chứng thực). Các bên tự nguyên giao kết và tự chịu
trách nhiệm với nội dung của hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là sự thỏa thuận giữa các bên chuyển nhượng và bên nhận
chuyển nhượng. Các bên xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ phát sinh từ những
cổ phần và vốn góp đó và phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Doanh nghiệp 2020.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chính thức có hiệu lực tại thời điểm các bên thỏa thuận ghi
nhận tại hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời điểm phát sinh thì hợp đồng
chính thức có hiệu lực kể từ ngày ký. Khi việc chuyển nhượng hợp đồng hoàn thành, hợp
đồng sẽ chấm dứt
Ví dụ : Ngày 11/10, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã ban hành nghị quyết phê duyệt
việc Vingroup chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES.
Theo đó, Vingroup chuyển nhượng 330,85 triệu cổ phần, chiếm 50,9% vốn điều lệ mà
Vingroup sở hữu trong VinES cho ông Phạm Nhật Vượng.
Tiếp theo giao dịch chuyển nhượng cổ phần này, ông Phạm Nhật Vượng sẽ tặng 99,8% cổ
phần nắm giữ trong VinES cho Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.

1.1.2/ Sở hữu cổ phần thông qua thị trường chứng khoán


Thị trường chứng khoán là một phần của hệ thống tài chính trong đó các công ty cổ phần, tổ
chức tài chính và cá nhân có thể mua và bán các chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và các
công cụ tài chính khác. Thị trường chứng khoán cung cấp cho các doanh nghiệp một nguồn
tài trợ trọng yếu để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào công nghệ và nghiên cứu phát
triển. Đây cũng là một kênh quan trọng để các nhà đầu tư có thể đầu tư và kiếm lợi nhuận từ
các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán

Theo khoản 2 điều 4 Luật chứng khoán 2019 :” Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”

Theo khoản 14 điều 4 Luật chứng khoán 2019 :” Hoạt động về chứng khoán và thị trường
chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng
khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và
các hoạt động khác được quy định tại Luật này”

Một trong những ví dụ về thị trường chứng khoán tại Việt Nam là cổ phiếu của Tập đoàn
Vingroup (VIC) - một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Việt Nam.
Cổ phiếu của VIC được niêm yết trên HOSE từ năm 2007 và trở thành một trong những cổ
phiếu có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. VIC đang hoạt động trong
nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, sản xuất ô tô và công nghệ thông tin.
Các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu của VIC thông qua các sàn giao dịch chứng khoán
tại Việt Nam. Giá trị của cổ phiếu VIC thường bị ảnh hưởng bởi các thông tin về tình hình
kinh doanh của tập đoàn, các dự án mới và các biến động trên thị trường chứng khoán.
Ngoài cổ phiếu của Vingroup, thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn có nhiều cổ phiếu
khác như cổ phiếu của Vietcombank, Vietinbank, Bảo Việt, Masan Group,.. Các cổ phiếu này
đều có giá trị và tiềm năng khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán tại Việt Nam

2) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong thực tiễn:


*Quyền tài sản
Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của
công ty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Cổ phần là một đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty,nó là căn cứ pháp lý xác
lập tư cách thành viên của công ty, bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không, người
sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty, nó có hiệu lực tuyệt đối, người nắm giữ cổ phần có
đầy đủ quyền năng và duy nhất phải trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty

Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần . Cổ phần mang tính chất là quyền tài
sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty

Quyền tài sản của cổ đông trong công ty cổ phần bao gồm:

1. Quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần và có quyền tham
gia vào các quyết định quan trọng của công ty như bầu cử Hội đồng quản trị, thông qua các
chính sách và kế hoạch chiến lược của công ty.

2. Quyền nhận cổ tức: Cổ đông có quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty. Cổ tức được
trả theo tỷ lệ với số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu.

3. Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán : Quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông hiện hữu chỉ
áp dụng khi công ty cổ phần thực hiện tăng vốn thông qua phương thức chào bán cổ phần
cho cổ đông hiện hữu và không được nhắc đến trong trường hợp công ty cổ phần huy động
vốn qua chào bán cổ phần riêng lẻ

4. Tự do chuyển nhượng cổ phần

5. Khi công ty giải thể hoặc phá sản được nhận một phần tài sản tương ứng với tỷ lệ sỡ hữu
cổ phần

5. Quyền bán cổ phần: Cổ đông có quyền bán cổ phần của mình cho người khác nếu họ
muốn rút vốn hoặc chuyển đổi đầu tư.

Ví dụ :Ngày 27/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trương
Khả Tú, người có liên quan đến bà Lư Lệ Trân – Thành viên HĐQT CTCP Nông nghiệp
Công nghệ cao Trung An

Theo đó, bà Trương Khả Tú bị phạt tiền 431 triệu đồng theo quy định vì đã có hành vi không
báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Cụ thể, bà Tú thực hiện giao dịch mua gần 1,85 triệu cổ phiếu TAR (tương ứng với 18,5 tỷ
đồng theo mệnh giá cổ phiếu TAR) từ ngày 18-24/5/2021; mua 100.000 cổ phiếu TAR và bán
30.000 cổ phiếu TAR từ ngày 08-13/7/2021; bán hơn 1,9 triệu cổ phiếu TAR từ ngày 13-
18/8/2021; bán 191.700 cổ phiếu TAR trong ngày 6/9/2021 nhưng không thực hiện báo cáo
về việc dự kiến giao dịch.
Bà Tú còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán
có thời hạn 4,5 tháng.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, trong quý vừa qua, TAR
ghi nhận hơn 966 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 94% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt
gần 12 tỷ đồng, gấp 15 lần cùng kỳ. Công ty cho biết, một trong những nguyên nhân khiến
lợi nhuận tăng tới từ việc nhận được khoản cổ tức, lợi nhuận năm 2022 được chia từ CTCP
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An Kiên Giang.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 3.480 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng
kỳ. Lãi sau thuế đạt 11 tỷ đồng, giảm 75%.

Trên thị trường chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo chuyển
cổ phiếu TAR sang diện hạn chế giao dịch (chỉ được phép giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần)
từ ngày 30/10. Lý do đưa ra là công ty chậm công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2023 đã
soát xét quá 45 ngày so với thời gian quy định.

* Quyền nhân thân( biểu quyết)


Biểu quyết là sự thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình của cổ đông khi đưa ra quyết định
về một vấn đề nào đó của công ty thông qua một số phiếu nhất định. Trong công ty cổ phần,
biểu quyết là việc thể hiện sự tán thành hoặc không tán thành quyết định của các thành viên
có quyền biểu quyết. Việc bỏ phiếu có thể được thực hiện dưới hình thức giơ tay hoặc bỏ
phiếu kín hoặc bằng cách nhấn nút phương tiện điện tử.

Chỉ cổ đông sáng lập và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới có quyền biểu quyết, trong khi cổ
đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, tham dự đại hội cổ
đông hoặc đề cử thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Quyền biểu quyết của cổ đông công ty cổ phần là quyền quan trọng nhất của họ. Cổ đông có
quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông để thảo luận và thông qua các quyết định lớn của công
ty,bao gồm:
1. Bầu cử Hội đồng quản trị: Cổ đông có quyền bầu thành viên Hội đồng quản trị để quản lý
và điều hành công ty.

2. Phê duyệt chính sách, kế hoạch chiến lược của công ty: Cổ đông có quyền tham gia quyết
định các chính sách và kế hoạch chiến lược của công ty, bao gồm cả kế hoạch tài chính và
đầu tư.

3. Thông qua các quyết định quan trọng khác: Cổ đông có quyền tham gia quyết định các vấn
đề quan trọng khác của công ty, bao gồm phát hành cổ phiếu mới, thay đổi điều lệ công ty,
thông qua các thỏa thuận, hợp đồng quan trọng, v.v.

Ví dụ : Trong CTCP, cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu
quyết của một tổ chức phát hành. Như vậy, cổ đông thiểu số có thể hiểu là cổ đông sở hữu
dưới 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một CTCP.
Vì vậy sẽ xuất hiện sự lạm phát giữa đa số và thiểu số . Sự lạm dụng đa số trong công ty thể
hiện nếu các cổ đông lớn bắt tay nhau để thông qua một quyết định không vì lợi ích chung
của công ty. Các giao dịch nội bộ, các giao dịch với người có liên quan của công ty không
được thông báo công khai hoặc thông báo không kịp thời đến các cổ đông thiểu số. Sự lạm
dụng của cổ đông lớn “chỉ biểu hiện rõ nét khi có sự thay đổi chức năng, nếu quyết định chỉ
vì quyền lợi ích kỷ trái ngược với quyền lợi công ty và thậm chí là dẫn đến việc hy sinh
quyền lợi hợp pháp của các hội viên thiểu số”4. Hành vi của các cổ đông lớn lạm quyền làm
ảnh hưởng đến lợi ích của công ty, vai trò cá nhân của cổ đông lớn ảnh hưởng gần như bao
trùm cả HĐQT cũng như cả công ty, trong khi vai trò của ban kiểm soát lại mờ nhạt và bị vô
hiệu hóa, các cổ đông nhỏ không dễ có ý kiến

*Quyền được thông tin


1. Thông tin tài chính: Cổ đông có quyền tìm hiểu tình hình tài chính của công ty, bao gồm
báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán và các thông tin liên quan đến tài chính của công ty.

2. Thông tin về hoạt động kinh doanh: Cổ đông có quyền biết về hoạt động kinh doanh của
công ty, bao gồm kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển và các thông tin liên quan đến
hoạt động kinh doanh của công ty.

4. Thông tin đại hội cổ đông: Cổ đông có quyền được biết diễn biến cuộc họp đại hội đồng cổ
đông của công ty, bao gồm thời gian, địa điểm, nội dung và các thông tin khác của đại hội.

5. Thông tin về quyền cổ đông: Cổ đông có quyền biết các quyền của mình trong công ty, bao
gồm quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức và các quyền khác liên quan đến tài sản cổ phần
của mình.
Các công ty phải cung cấp cho cổ đông thông tin này đầy đủ và kịp thời theo quy định của
pháp luật và điều lệ công ty.

Ví dụ:

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công bố thông tin về việc xử phạt vi phạm hành
chính đối với Công ty cổ phần Vinaceglass có trụ sở tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh)
Cụ thể, công ty bị phạt tiền 85 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định
số 156/2020/NĐ-CP do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp
luật. Công ty không công bố thông tin đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình quản trị công ty
năm 2020, Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021, Thông báo doanh
nghiệp kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020, Thông báo doanh
nghiệp kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021, Công bố thông tin
về việc lập danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm
2022; công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính kiểm toán
năm 2020, Nghị quyết và Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, Công bố
thông tin về việc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Công bố thông tin về
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 ngày 19/01/2022, Công bố thông
tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 9 ngày 13/7/2022.

Công ty cổ phần Vinaceglass có vốn điều lệ 94,9 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là
sản xuất các sản phẩm gốm sứ thủy tinh, kinh doanh hóa chất nguyên vật liệu và các sản
phẩm chuyên ngành gốm sứ thủy tinh; Chế tạo lắp đặt lò nung gốm sứ, sản xuất kinh doanh
các loại vật liệu chịu nhiệt; Chế tạo, sản xuất các sản phẩm cơ khí…
Nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần bao gồm:
- Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ
trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một
phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và
người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại
xảy ra.
- Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật;
chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá
nhân khác.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
(Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình luật thương mại Việt Nam I 2018
 Luật doanh nghiệp 2020
Tài liệu tham khảo điện tử
 Thuvienphapluat.vn
 Thitruongtaichinhtiente.vn
 Luatvietnam.vn

You might also like