Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

KHOA VĂN HỌC

BÚT PHÁP CHÂM BIẾM CỦA JONATHAN SWIFT


QUA TRUYỆN NHỮNG CHUYẾN DU hành CỦA GULLIVER
(GULLIVER’S TRAVELS)

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu


Môn: Văn học Tây Âu 2
Nhóm thuyết trình: Nhóm 2
MỤC LỤC
DẪN NHẬP…………………………………………………………………………...2

CHƯƠNG I: JONATHAN SWIFT VÀ TÁC PHẨM “NHỮNG CHUYẾN DU


HÀNH CỦA GULLIVER”..........................................................................................2
1.1. Tác giả Jonathan Swift (1667 - 1745)........................................................2
1.1.1. Cuộc đời………………………………………………………….2
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác và thành tựu………………………………..3
1.2. Tác phẩm “Những chuyến du lịch của Gulliver”....................................3
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác……………………………………………...3
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm…………………………..…………………….3

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA BÚT PHÁP CHÂM BIẾM TRONG TÁC
PHẨM…………………………………………………………………………….…...4
2.1. Bút pháp châm biếm……………………………………………………..4
2.1.1. Khái niệm…………………………………………………….…..4
2.1.2. Phân loại…………………………………………………………5
2.1.3. Mục đích……………………………………………………....….5
2.2. Tính châm biếm trong tác phẩm……………………………………...…5
2.2.1. Châm biếm bản chất xấu xa của con người…………………….6
2.2.2. Châm biếm xã hội nước Anh thế kỉ XVIII và thứ khoa học tách
rời cuộc sống………………………………………………..………8
2.2.3. Ý nghĩa………………………………………………….………11

CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM TRONG TÁC
PHẨM…………………………………………………………………….………….11
3.1. Ngôn ngữ, giọng điệu…………………………………………..………..11
3.2. Hình tượng, đối tượng……………………………………….………….13
3.3. Yếu tố hài hước………………………………………………………….15
3.4. Bút pháp đối lập…………………………………………………………15
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…….18
DANH SÁCH THÀNH VIÊN………………………………………………..……..18

1
DẪN NHẬP
Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát
triển của các quốc gia phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với tên gọi đẹp, gọi là thế
kỷ Ánh sáng hay thời kỳ khai sáng. Trong đó, dù nền văn học Anh trong thế kỷ này
không có những đại thụ như Đức hay Pháp nhưng nó lại nảy nở ra những khía cạnh
mới, do vậy mà nền văn học Anh có nhiều bước phát triển sớm hơn các quốc gia trong
cùng khu vực. Với tình hình kinh tế đi theo hướng tư bản chủ nghĩa đã làm cho nước
Anh phát triển công nghiệp mạnh mẽ nhưng trì trệ về chính trị, hậu quả là mối quan
hệ bóc lột tăng lên và quần chúng trở nên bần cùng hóa nên văn học bắt đầu xuất hiện
những ngòi bút phơi bày các khía cạnh xấu xa của giai cấp tư sản. Một trong những
ngòi bút xuất sắc phê phán xã hội Anh đương thời không thể không nhắc đến Jonathan
Swift. Người được mệnh danh là Rabelais của nước Anh.

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM


1.1. Tác giả Jonathan Swift (1667-1745)
1.1.1. Cuộc đời
Jonathan Swift là một nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu luận sinh năm 1667 tại thành
phố Dublin - thủ đô của Ireland. Cha ông cũng tên là Jonathan Swift và qua đời trước
khi ông được sinh ra. Một mình mẹ ông phải gồng gánh nuôi đứa con thơ, cùng với
thu nhập không ổn định nền kinh tế gia đình ông trở nên khó khăn. Thuở nhỏ,
Jonathan Swift hay mắc bệnh, ông hay buồn nôn và tai bị khó nghe, nhưng với mong
muốn được giáo dục con mình tốt nhất có thể, mẹ ông đã giao Swift cho người cậu để
nuôi dạy. Swift được cậu mình đăng kí cho học Cao đẳng ở Trường ngữ pháp
Kilkenny - một trong những ngôi trường tốt nhất ở Ireland vào thời điểm đó. Ông tốt
nghiệp đại học tại Ireland và tiếp tục học Thạc sĩ.

Tuy nhiên tình hình bất ổn ở Ireland và Scotland diễn ra khiến Jonathan Swift
chuyển đến nước Anh. Tại đây, ông làm thư ký cho nhà ngoại giao Temple và đã được
Temple trọng dụng, ông được giao phó những vấn đề có tầm quan trọng lớn kể cả
ngoại giao với vua William đệ tam. Điều này đã giúp Swift được mở rộng hơn tri thức
của mình. Sau đó, ông tìm cách để trở thành một linh mục nhưng ông bị cô lập ở một
nơi hẻo lánh, ít người cũng như dẫn đến cuộc sống khó khăn nên Swift đã bỏ lại sự
nghiệp tôn giáo và trở thành nhà văn, nhà châm biếm.

Vào những năm cuối đời, Swift chìm đắm trong những suy nghĩ về cái chết,
ông đã xuất bản cáo phó cho chính mình vào năm 1739. Năm 1745, Jonathan Swift
qua đời và với mong muốn của mình, ông đã để lại phần lớn tài sản trong sự nghiệp
của ông để thành lập một bệnh viện cho người tâm thần.

2
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác và thành tựu
Trong những lần đi từ Dublin đến London, Swift bắt đầu xuất bản dưới hình
thức ẩn danh các tập sách nhỏ về chính trị. Khi ông phải rời Anh đến Ireland, ông đến
với sự nghiệp viết lách và khiến công chúng chú ý với lối viết châm biếm, mỉa mai.
Ông thường dùng văn chương của mình để tấn công các giáo sĩ và giáo hội Công giáo
La Mã, chỉ trích hệ thống chính quyền và xã hội Châu Âu. Một số thành tựu đáng chú
ý trong sự nghiệp của Swift như:
- Câu chuyện về một cái bồn (1694): Đây là tác phẩm đầu tiên của Jonathan
Swift và được coi là tác phẩm lớn nhất của ông.
- Những chuyến du lịch của Gulliver (1726): Tác phẩm đã bán được hơn 100
triệu bản và được dựng thành phim điện ảnh vào năm (2010).
- A Modest proposal (1729): Thường được gọi là đề xuất khiêm tốn, một bài
luận châm biếm về chính sách của nước Anh đối với người Ireland

1.2 Tác phẩm “Những chuyến du lịch của Gulliver”


1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Những chuyến du lịch của Gulliver (Tiếng Anh: Gulliver's Travels) được
Jonathan Swift viết vào năm 1726 và chỉnh sửa năm 1735 với tên gốc là Travels into
Several Remote Nations of the World. Đây cũng là thời kỳ nhà văn Swift được hoan
nghênh nhất. Với tính chất châm biếm và mỉa mai con người, tác phẩm nhanh chóng
nhận được sự chú ý của độc giả và thành công ngay lập tức.

“Nó được đọc rộng rãi từ hội đồng nội các đến nhà trẻ” (Nhà viết kịch John Gay)

1.2.2. Tóm tắt tác phẩm


Chuyến du hành của nhân vật Lemuel Gulliver gồm có 4 phần với những nơi
mà Jonathan Swift tự tưởng tượng ra. Gulliver là một bác sĩ phẫu thuật nhưng thích đi
du hành.
- Phần I: Hành trình đến Lilliput
Trong chuyến hành trình đầu tiên của mình, Gulliver là người sống sót duy nhất
sau một vụ đắm tàu. Anh trôi dạt đến Lilliput - xứ sở của người tí hon. Ban đầu,
Gulliver nhận được sự mến khách của người dân Lilliputians, nhưng với một số sự
việc xảy ra, Gulliver bị buộc tội phản quốc và anh ra khơi để được một con tàu đi
ngang qua giải cứu.

- Phần II: Hành trình đến Brobdingnag


Một cơn bão đã thổi bay con tàu, Gulliver bị những người bạn đồng hành bỏ
rơi và anh đến với Brobdingnag - nơi những người khổng lồ ngự trị. Tại đây, anh trở
thành món hàng trưng bày của người nông dân, sau đó bị bán cho nữ hoàng và bởi vì
mình quá nhỏ bé nên anh được nữ hoàng xây cho một ngôi nhà nhỏ có thể mang theo,

3
gọi là “chiếc hộp du hành”. Gulliver bị con đại bàng khổng lồ bắt giữ và thả anh cùng
chiếc hộp của mình xuống biển, may mắn là anh được một thủy thủ cùng kích thước
với mình và đưa về nước Anh.

- Phần III: Hành trình đến Laputa, Balnibarbi, Luggnagg, Glubbdubdrib và Nhật
Bản
Tàu của anh bị cướp biển tấn công và anh đến hòn đảo bay Laputa. Anh nhìn
thấy các công trình khoa học, nghệ thuật ở nơi đây được nghiên cứu một cách mù
quáng và không thể áp dụng vào thực tế. Anh được chờ để đến Nhật Bản. Trong lúc
đó, Gulliver đến thăm Glubbdubdrib ở phía tây Balnibarbi, nơi có những hồn ma của
các nhân vật hành sử như Aristoteles, Homer,.. Ở đảo Luggnagg, Gulliver gặp những
người bất tử và kết thúc chuyến hành trình thứ ba tại Nhật Bản và quay về nhà.

- Phần IV: Hành trình đến vùng đất của người Houyhnhnms
Chán ghét công việc bác sĩ phẫu thuật, Gulliver lại ra đi. Anh đến vùng đất
Houyhnhnms - một chủng tộc ngựa biết nói. Gulliver trở thành thành viên của một gia
đình ngựa và sống như cách của họ. Tuy nhiên gia đình ngựa thấy rằng Gulliver sẽ là
mối nguy hiểm nên lệnh cho anh ta về nơi mà anh ta xuất thân. Khi trở về nhà,
Gulliver chán ghét loài người, sống ẩn dật đến độ tránh né gia đình và vợ.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA BÚT PHÁP CHÂM BIẾM TRONG TÁC
PHẨM
2.1. Bút pháp châm biếm
2.1.1. Khái niệm
Châm biếm là một hình thức quen thuộc trong các dòng văn chương, điện ảnh,
kịch, sách báo,.. mà chúng ta dễ dàng bắt gặp. Châm biếm không chỉ dùng để mua vui
mà còn là hình thức nghệ thuật đặc sắc giàu giá trị.

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê có định nghĩa về “châm biếm”:
“châm biếm là hình thức chế giễu một cách hóm hỉnh nhằm phê phán một vấn đề nào
đó” (Hoàng Phê, 2003, trang 139).

Còn đối với “Thế nào là châm biếm?” của Lương Duy Thứ đã nêu quan điểm
về châm biếm như sau: “Một nhà văn dùng ngòi bút điêu luyện, hoặc ngòi bút hơi
phóng đại một tí - nhưng tất nhiên phải cho có nghệ thuật - mà miêu tả cái chân thực
của một đám người hay của một khuôn mặt, thì những người bị miêu tả ra đó sẽ gọi
tác phẩm kia là châm biếm” (Lương Duy Thứ,1935, trang 265).

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học" đã định nghĩa về châm biếm như sau:
“Dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của những đối

4
tượng và những hiện tượng này hay hiện tượng khác trong xã hội. Châm biếm gắn liền
với tình cảm xã hội như yêu nước, yêu lẽ phải, tình yêu con người”. ( Lê Bá Hán,
2000, trang 18).

Tổng hợp khái quát ở cả ba quan điểm trên, chúng tôi có quan điểm rằng.
Châm biếm là dùng ngòi bút nghệ thuật để tạo ra cái hài từ cái chân thực nhất với tinh
thần có thiện ý để tạo ra tiếng cười đúng nghĩa và đúng đối tượng mà nó hướng đến.

2.1.2. Phân loại


Châm biếm được chia thành hai loại chính: Horatian satire và Juvenalian
Satire.
Horatian satire, được đặt theo tên của nhà châm biếm La Mã Horace, là một
hình thức châm biếm nhẹ nhàng, hài hước và thú vị, chế giễu những kẻ theo dõi và vô
lý của người dân.
Juvenalian Satire, được đặt theo tên của người châm biếm La Mã cổ đại
Juvenal, là một châm biếm chính thức tấn công các phó và lỗi trong xã hội với sự
khinh miệt và phẫn nộ. Juvenalian Satire khắc nghiệt và mài mòn hơn so với châm
biếm Horatian.

2.1.3. Mục đích


Mục đích đơn thuần ban đầu của châm biếm là gây cười trước đối tượng bị
châm biếm, nhưng thực chất châm biếm cũng tiềm ẩn tính nghiêm túc bằng cách làm
sáng tỏ các vấn đề xã hội quan trọng, bản chất thật của những đối tượng mà châm
biếm hướng đến. Có thể là phản ánh, vạch trần những bản chất và hành vi bất kỳ một
cá nhân hay hiện tượng xã hội nào đó bằng ngôn từ được trau chuốt và mang tính
nghệ thuật. Châm biếm còn là công cụ văn học thường được sử dụng để phê bình
chính trị và các vấn đề thời sự.

2.2. Tính châm biếm trong tác phẩm


Có ít nhất ba loại kỹ thuật châm biếm được trình bày trong “Những chuyến du
lịch của Gulliver”: mỉa mai bằng lời nói, mỉa mai tình huống và mỉa mai kịch tính.

Thứ nhất, mỉa mai bằng lời nói có nghĩa là sử dụng từ ngữ theo cách ngược lại.
Ý nghĩa ngụ ý thực sự trái ngược với nghĩa đen của các từ ngữ trong lời nói mỉa mai.
Nói cách khác, tác giả dùng những từ ngữ tích cực, khen ngợi để miêu tả những vấn
đề rõ ràng là xấu xí, đáng ghét nhằm thể hiện thái độ khinh thường, ác cảm của tác
giả. Cuốn sách chứa đựng sự mỉa mai bằng lời nói từ đầu đến cuối câu chuyện.

Thứ hai, tình huống trớ trêu xảy ra khi có sự xung đột giữa các nhân vật và tình
huống, hoặc mâu thuẫn giữa kỳ vọng của người đọc và kết quả thực tế của một sự

5
kiện, hoặc sự sai lệch giữa nỗ lực cá nhân và sự thật khách quan. Trong “Những
chuyến du lịch của Gulliver”, diễn biến cốt truyện thường trái ngược với những gì độc
giả mong đợi.

Thứ ba, sự mỉa mai kịch tính là khi lời nói và hành động có ý nghĩa mà người
nghe hoặc khán giả hiểu được nhưng người nói hoặc nhân vật thì không.

2.2.1. Châm biếm bản chất xấu xa của con người


Nhờ chuyến đi đến xứ Phù Thủy, Gulliver đã trị truyện những nhà nổi tiếng có
những đóng góp vĩ đại cho sự phát triển của nhân loại như Homer, Aristoteles,.. Ở
đây, Gulliver đã vỡ lẽ ra nhiều sự thật vô cùng ‘động trời’ đó chính là: “Những phát
hiện của tôi về hành sử hiện đại mới càng đáng buồn. Tôi nhận ra rằng các nhà viết sử
đã biến những chiến binh ngu ngốc, hèn nhát thành những vị chỉ huy lỗi lạc, những kẻ
ngu độn, ít tài thành những chính trị gia cự phách, những kẻ xu nịnh và những tên
nịnh thần thành những con người đúng đắn, đáng kính trọng, những kẻ vô thần thành
những người thành kính tôn giáo, biến những kẻ phóng đãng, vô liêm sỉ thành những
con người trinh tiết, trong sạch và những con người thật thà, chân thực”.

Qua lời các hồn ma, tác giả đã vô cùng tinh tế trong thái độ phê phán, mỉa mai
các anh hùng hành sử oai hùng của đất nước, tất cả đều là những sự xuyên tạc, tâng
bốc, giả dối, những anh hùng “không có thực” bỗng xuất hiện sừng sững trên trang sử
một cách đầy vẻ vang và khiến tất cả mọi người đều nghiêng mình kính trọng. Đến
đây càng cho chúng ta thấy, thông qua con người cái mục ruỗng, thối nát của xã hội
càng được phơi bày.

Thậm chí ở xứ Ngựa - Người, một vương quốc không có khái niệm sự giả dối
trong từ điển của họ, lại khiến Ngựa - Người chủ nhân đi từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác khi được Gulliver kể chuyện về những sự lừa bịp, giả dối của các luật sư, quan
tòa - những con người vốn dĩ đặt sự trung thực và công bằng lên làm kim chỉ nam cho
công việc nhưng lại xử lý những vụ kiện theo cảm tính, vì mối quan hệ thân quen nhờ
giúp đỡ, vì trục lợi dăm ba đồng bạc, đã làm tạo ra những điều trái lương tâm để lừa
người khác. Bất ngờ hơn, khi đối với Y học, những “thầy thuốc” lang băm xem bệnh,
chẩn đoán bệnh như một bác sĩ thực thụ nhưng nào đâu có chuyên môn, đưa ra chẩn
đoán bệnh một cách vớ vẩn, nhớ gì nói đó, biết gì thì chuẩn đoán đó. Vậy có khác gì
“thầy bói xem voi”? Qua đó ta thấy được bộ mặt giả tạo, xấu xa trong những con
người giữ một vai trò, một vị trí quan trọng trong xã hội. Họ đã thể hiện những cái tồi
tàn và độc ác hòng trục lợi. Đây cũng chính là sự châm biếm nặng nề đến những con
người giả dối, đạo đức giả trong mọi ngành nghề. Con người chỉ vì mục đích cá nhân,
những lợi ích có thể đạt được mà sẵn sàng lừa dối người khác, thậm chí còn đổi trắng
thay đen. Đây thực sự là một nền đạo đức suy đồi cần loại bỏ ra khỏi xã hội.

6
Mặt khác, sự tham vọng, bá quyền cũng là khía cạnh xấu xa của con người ở xã
hội lúc bấy giờ, thông qua lời đề nghị của nhà vua, bản chất xấu xa, lòng tham lam
quyền lợi đã phơi bày, một nhà vua - người luôn cho rằng mình tốt đẹp, thông minh,
cao cả và biết yêu thương mọi người, lại đề nghị việc chiếm được nước Blefuscu làm
một tỉnh của nước mình. Việc tranh cãi giữa “đập đầu trứng to” và “đập đầu trứng
nhỏ” cũng chỉ là một mưu hèn, kế bẩn của lão vua bần tiện kia. Cái ý lão ta muốn đó
chính là ông muốn diệt tất cả những người theo “Chủ nghĩa đầu trứng to” trốn sang
nước láng giềng và bắt mọi người phải đập đầu trứng nhỏ, và một mình cai trị thế giới.
Chính vì vậy ta có thể dễ dàng nhận ra được sự châm biếm của tác giả về cuộc chiến
tranh Lilliput và Blefuscu không phải để bảo vệ chủ quyền tổ quốc mà là sự tham
vọng mở rộng thuộc địa, bành trướng thế lực của các ông vua và cũng chính là tham
vọng của những kẻ cầm quyền.

Đặc biệt hơn, ở chương cuối, sự ghê tởm con người được thể hiện đến mức cực
đoan khiến người đọc thường cảm thấy khó chịu khi đọc phần này. Swift hạ bệ loài
người một cách rất thẳng thắn bằng cách miêu tả Yahoos giống con người và liên kết
loài người với Yahoos. Khi đến xứ Huin, nghe Ngựa người kể về những sinh vật mang
hình dạng giống con người chính là những con Yahoo. Những con Yahoo ở xứ Huin là
những đầy tớ cho những con ngựa đức hạnh, loài sinh vật giống con người này hội tụ
đủ tất cả sự tội lỗi và xấu xa của con người: độc ác, tham lam, đố kị, hèn hạ, phi nhân
tính,... Tuy ở xứ sở Huin, những con Yahoo không được xem là con người, nhưng
chúng ta hoàn toàn có thể nhìn nhận việc tác giả khắc họa những con Yahoo man dại
cũng không nằm ngoài ngoài ý đồ xây dựng hình tượng con người. Hình tượng những
con Yahoo trong tác phẩm được xem như một ẩn dụ cho giai cấp tư sản Anh thế kỉ
XVIII đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh báo cho sự xuống cấp của đạo đức con
người. Sức châm biếm dần lộ rõ ra khi người đọc càng đuổi theo những con chữ trên
trang giấy thì càng thấy sự tương đồng của những con Yahoo với đồng loại của mình -
con người. Như thể nhìn vào một tấm gương soi, chúng ta thấy được từ sinh vật Yahoo
những tội lỗi và tật xấu của loài người, đây không chỉ là phê bình, châm biếm hay trào
phúng, mà hình tượng Ngựa người còn biểu hiện một tinh thần phản tư vô cùng sâu
sắc.

Sự độc ác và man rợ của chúng còn được tái hiện thông qua hình ảnh ở xứ
Lilliput, tác giả đã để Gulliver thành một nhân vật khổng lồ ở xứ sở tí hon như muốn
để cho Gulliver có thể nhìn thấy rõ được bản chất xấu xa, tàn bạo của con người nơi
đây. Điển hình là câu chuyện ở dinh thự của hoàng hậu có đám cháy, để dập tắt đám
cháy đó, Gulliver đã phải bất đắc dĩ dùng nước tiểu của mình để dập tắt đám cháy đó,
dù đám cháy được dập tắt sau đó, thế nhưng, sự tàn ác của bọn chúng không hề dừng
lại. Nhà vua cho rằng, đây là cách cứu hỏa vi phạm luật lệ vì nếu có bất kỳ ai đi tiểu

7
chung quanh cung điện thì sẽ đều bị xử tử. Và đặc biệt hơn, việc Gulliver từ chối cướp
tất cả tàu bè của nước Blefuscu cũng bị cho là trọng tội. Chúng cho rằng Gulliver đã
phản bội chúng để giúp kẻ thù là nước Blefuscu, chính vì vậy mà chúng đã giáng cho
ông một hình phạt hết sức tàn bạo, không chỉ mỗi việc đốt nhà ông, chúng còn muốn
tẩm thuốc độc để hại Gulliver. Thật nực cười khi biết rằng đây là ân nhân đã giúp họ,
thế nhưng sự hung hãn và độc ác man rợ như thế là bản chất bên trong của chúng, đây
cũng là một sự mỉa mai, phê phán lối sống bảo thủ, mất nhân tính khi không những
không trả ơn xứng đáng mà còn bị nhận một hình phạt hết sức đáng thương của
Gulliver.

2.2.2. Châm biếm xã hội nước Anh thế kỉ XVIII và thứ khoa học
tách rời cuộc sống
Về mặt chính trị - bộ máy xã hội, có thể nói, thế kỷ XVIII là bước ngoặt lớn
của nước Anh nói riêng và các quốc gia châu Âu nói chung, sự xuất hiện của phong
trào khai sáng đã thể hiện tinh thần của thời đại, tranh đấu trên nhiều bình diện từ
chính trị, văn hóa đến văn học nghệ thuật,... Không nằm ngoài ảnh hưởng của "Thế kỷ
Khai sáng", sau khi cách mạng tư sản Anh nổ ra năm 1648, Anh bước vào thời kỳ nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, hình ảnh những con người thực tiễn, tháo vát, hăng
say, đi khai phá những miền đất mới được phản ánh chủ yếu trong văn học Ánh sáng
Anh.

“Những chuyến du lịch của Gulliver” - một trong những tác phẩm nổi tiếng của
Jonathan Swift vừa khắc họa chân dung nhà thám hiểm của thời đại Ánh sáng, vừa
phơi bày các vấn đề đời sống xã hội nước Anh lúc bấy giờ. Thông qua các yếu tố li kì,
tác giả đã mỉa mai, châm biếm triều đình nước Anh. Jonathan Swift đã cho người đọc
thấy được một "sự bổ nhiệm lố bịch" các chức vụ trong triều đình xứ Lilliput bằng
cách nhảy múa trên dây để chiếm những địa vị quan trọng trong triều, hoặc nhảy qua
cái gậy và bị tồi dưới đất để được hưởng quyền ưu đãi về phẩm tước. Những vị quan
sứ này xem việc biểu diễn các trò nguy hiểm trước nhà vua là chuyện trọng đại cả đời
người, họ tập luyện từ khi còn ít tuổi, có những chấn thương nặng trong quá trình biểu
diễn nhưng họ vẫn tham vọng được vua chọn giữ một chức vụ trong triều đình.

Từ đây, nhà văn đã phản ánh hệ thống chính trị của nền quân chủ lập hiến nước
Anh trong việc lựa chọn các chức vụ nhà nước một cách độc tài. Những người tài
năng, trí tuệ dường như không được coi trọng để được tuyển chọn vào bộ máy nhà
nước mà những trò mua vui, lấy lòng của những kẻ nịnh hót lại được cân nhắc giữ
chức vụ quan trọng. Nhận thấy được sự phức tạp của xã hội nước Anh thế kỷ XVIII,
Jonathan Swift đã khái quát những vấn đề chính trị, xã hội ở trong tác phẩm. Bộ mặt
giai cấp thống trị nước Anh được phản chiếu rõ nét qua bức tranh triều đình xứ
Lilliput. Các quan lại, tể tướng đều lập mưu tính kế, "chia bè kéo cánh", mưu hại lẫn

8
nhau nhằm tranh chấp quyền lực. Họ chia thành hai phái, phái "gót giày thấp" và phái
"gót giày cao", "mâu thuẫn giữa hai phái sâu sắc đến mức họ không muốn ăn uống với
nhau, nói chuyện với nhau". Sự phân chia hai đảng phái đối lập ở xứ Lilliput tương tự
với bối cảnh chính trị Anh lúc bấy giờ, khi đảng Toires dưới sự bảo hộ của nữ hoàng
Anne và đảng Whigs do Quốc hội Anh ủng hộ đã xảy ra những vụ tranh chấp quyền
lực. Hơn thế nữa là sự đấu tranh tôn giáo giữa một bên là Công giáo và một bên là Tin
Lành. Nếu như ở xứ Lilliput - xứ sở của người tí hon, Gulliver tỏ ra ngạo mạn thì khi
đứng trước người khổng lồ xứ Brobdingnag, anh lại trở thành một trò hề, con rối.
Thông qua cuộc trò chuyện giữa nhà vua xứ Brobdingnag và Gulliver về nước Anh,
nhà văn đã chế giễu những kẻ dốt nát, thiếu lương tri mà được điều hành khoa học kỹ
thuật và quốc kế dân sinh.

Với lòng yêu nước của mình, Gulliver kể về một nền chính trị tươi sáng, những
phát minh vĩ đại giúp làm giàu cho Anh quốc. Để đáp lại những lời kể của Gulliver,
vua xứ Brobdingnag đã nêu ra hàng loạt các câu hỏi: "có bao giờ nguyên nhân của
những sự đề bạt ấy là do tính khí thất thường hoặc ý thích cá nhân của một ông quan
hay do một món tiền đút lót cho một phu nhân nào đó trong triều đình, hay một sủng
thần, hoặc do ý đồ tăng thêm vây cánh cho một đảng phái đối lập với quyền lợi của
công chúng, các thượng nghị sĩ phải am hiểu luật pháp nước mình đến trình độ nào đó
và làm sao họ lại trở thành người có khả năng quyết định tối hậu mọi quyền hành của
đồng bào họ, có phải bao giờ họ cũng không mắc phải thói biển lận, các vị giám mục
thần thánh có phải bao giờ cũng đạt tới chức vụ cao cả ấy bằng trình độ uyên bác của
họ trong các vấn đề thần học không. Những cha xứ bình thường, họ có bàn mựu lập kế
nịnh, tranh giành quyền lực về tay mình?” Xã hội xáo trộn từ chính trong bộ máy
chính quyền, bộc phát thành những mâu thuẫn không thể giải quyết, hình thành cuộc
đấu tranh chống chế độ phong kiến gắn liền đồng thời với cuộc đấu tranh tôn giáo ảnh
hưởng lớn đến nhân dân nước Anh.

Sự tồn đọng trên kéo dài, gây ra những nỗi căm phần cho đồng bào Anh quốc.
Những câu hỏi tuy không có lời hồi đáp những các vấn đề được đề cập đến trong câu
hỏi của vua xứ Brobdingnag chính là câu trả lời xác đáng về tình hình chính trị nước
Anh mà tác giả gửi gắm đến độc giả.

Về mặt luật pháp thì những điều luật vô cùng ngớ ngẩn, như đã đề cập ở phần
châm biếm con người thời kỳ ấy, thì những người mang danh Luật sư và Tòa án lại đi
ngược lại bổn phận và trách nhiệm của mình. Khiến cho những giá trị đạo đức trở nên
mất đi, thay vào đó là những tính toán, vụ lợi. Với tầm nhìn được Gulliver cho là hạn
hẹp và thiển cận, hoàng để xứ Brobdingnag lại đưa ra những câu hỏi mang tính thời
sự, đi sâu vào mặt tối của luật pháp: "có bao giờ thấy những thế lực hoặc đạo giáo xen
vào làm nghiêng lệch cán cân công lý không, các luật sư có biết gì về những nguyên

9
lý đầu tiên luật đại cương về lẽ công bằng hay không, hay họ không cần biết đến
những đạo luật mà tùy tiện xét xử theo tập quán địa phương, và các quan tòa có quyền
giải thích, hay họ bình luận luật pháp theo ý thích của họ, các luật sư có nhận tiền để
bào chữa hoặc góp ý hay không?”

Những nghi vấn của ông vua ấy, thực sự chính là lời của tác giả lồng ghép vào nhằm
mục đích châm biếm pháp luật xã hội Anh lúc bấy giờ.

Lại một lần nữa Jonathan Swift mỉa mai cách điều hành đất nước của giới cầm
quyền Anh khi nhà văn khắc họa một mô hình bộ máy nhà nước ở xứ Laputa. Những
nhà lãnh đạo sống và làm việc ở trên một hòn đảo bay. Họ kiểm soát người dân thông
qua công nghệ. Do đó, họ có những phát kiến xa rời thực tế và không giúp ích cho dân
chúng. Như vậy, bằng những thủ pháp châm biếm, nhà văn đã mang đến cho độc giả
cái nhìn khái quát về tình hình chính trị nước Anh. Đó là sự xung đột nội bộ giữa các
chế độ với nhau.

Swift đã chế nhạo giới học thuật bằng cách mô tả các dự án được thực hiện ở
các thành phố bên dưới Laputa. Học viện phục vụ việc tạo ra những dự án hoàn toàn
vô dụng trong khi mọi người nhìn chằm chằm ra ngoài bức tường của nó. Các dự án
chẳng hạn như việc trích xuất tia nắng từ quả dưa chuột, không những sai lầm mà còn
vô mục đích. Ngay cả khi nền tảng khoa học của nó là chính xác, nó vẫn không phục
vụ mục đích thực sự nào cho những người muốn thu được lợi ích từ nó. Kết quả là ở
một xã hội mà nơi đó khoa học được thúc đẩy mà không có lý do thực sự và thời gian
bị lãng phí là điều đương nhiên. Đây lại là cách sử dụng sự mỉa mai đầy kịch tính khi
người đọc biết chắc chắn rằng những dự án khoa học đó là lãng phí thời gian trong khi
các nhà khoa học trong câu chuyện đang phấn đấu để đạt được thành công của các thí
nghiệm.

Sự phê phán ấy chĩa vào những thứ khoa học giả hiệu trái với lý trí. Swift
muốn ám chỉ không ít những biểu hiện của thứ khoa học không chân chính ấy ở nước
Anh trong thời đại bấy giờ dưới sự chi phối của các thế lực quý tộc và tư sản. Nhà văn
băn khoăn tìm lối thoát cho xã hội Anh bằng lý tưởng một nền quân chủ sáng suốt
hoặc lý tưởng một nền cộng hòa cổ đại. Nhưng bao nhiêu lý tưởng ấy đều dần dần tan
vỡ và thay thế vào đó là tư tưởng bi quan sâu sắc. Tư tưởng bi quan ấy bắt nguồn từ
tình trạng suy đồi của xã hội quý tộc tư sản Anh. Ông hoàn toàn mất lòng tin vào xã
hội ấy.

10
2.2.3. Ý nghĩa
Với bút pháp châm biếm, tác giả mượn lời những con người có quyền, có chức,
những câu hỏi của những con người xấu xa để tự phơi bày cái xã hội Anh quốc dầy
mục ruỗng, đầy khiếm khuyết. Những con người ở đó là những con người của sự suy
đồi đạo đức, sống giả tạo, nịnh hót và hơn hết là những con người hết sức man rợ. Họ
sẵn sàng đáp trả những hình phạt ghê gớm dù cho đó là ân nhân đã cứu mạng mình,
thế mới thấy, thông qua những hình tượng nhân vật con người, những câu chuyện mà
tác giả lồng ghép, những bộ mặt xấu xa, những góc khuất dường như được dịp “lộ
nguyên hình”.

Nhà văn phê phán xã hội đó qua hình ảnh triều đình Lilliput đầy rẫy những cái
xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, ti tiện như tầm vóc của họ cao không quá gang tay. Trong
phần thứ hai, tính chất phê phán xã hội không mất đi mà chuyển từ hình thức gián tiếp
sang hình thức trực tiếp. Đối chiếu với những con người khổng lồ cả về hình thức lẫn
tâm hồn, dù muốn hay không, con người thực và cuộc sống thực càng lộ rõ những
khía cạnh tầm thường nhỏ bé.

CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM TRONG TÁC
PHẨM
3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu châm biếm trong tác phẩm
“Những chuyến du lịch của Gulliver” không những mang tính giải trí mà bên
cạnh đó còn là một bản cáo trạng nhắm đến các chính trị gia, nhà khoa học, triết gia và
xã hội người Anh nói chung. Bởi nó phản ánh những xung đột, bất cập trong xã hội
Anh vào đầu thế kỷ XVIII. Bằng cách thuật lại những cuộc phiêu lưu của Gulliver ở
Lilliput, Brobdingnag, Laputa và Houyhnhnm, cuốn tiểu thuyết tiết lộ và chỉ trích tội
lỗi và tham nhũng của giai cấp thống trị Anh và sự bóc lột tàn nhẫn của họ đối với
người dân Anh và các nước láng giềng trong thời kỳ tích lũy vốn của hành sử Anh.

Trong chuyến du hành của mình, Gulliver được đối xử khác nhau ở các vùng
đất khác nhau - những nơi mà anh ta đến. Tác giả mô tả các tình huống rất dài, khiến
người đọc cảm thấy như đang hòa mình vào cuộc phiêu lưu của nhân vật. Tính trải dài
này mang một màu sắc rất riêng của Swift. J. Swift kể rất nhiều, ngôn ngữ được sử
dụng trong tác phẩm không khó hiểu, dễ tiếp nhận và thậm chí dù có tính châm biếm
cũng rất thú vị, hài hước chứ không chỉ mang tính đả kích dù nhắm vào đối tượng.
Ví dụ:
● “Bây giờ được sống với sự che chở của một bà hoàng vĩ đại và đức hạnh, niềm
tự hào của vũ trụ, được cả thế giới mến yêu, niềm vui sướng của mọi thần dân,
chim phượng hoàng của sự sáng tạo, tôi không còn sợ bị đọa đày nữa, tôi
không phải lo sợ như khi ở với ông chủ cũ nữa, chỉ cần nhờ ảnh hưởng sự có
mặt của hoàng hậu là tôi như đã sống lại rồi”

11
● “Ngài bảo rằng, sự vĩ đại của con người thật như cái rơm, cái rác, bởi vì ngay
con sâu con bọ bé nhỏ như tôi cũng có thể bắt chước được họ. Và cứ thế, ngài
nói mãi, và sắc mặt tôi ngày càng biến đổi khi thấy Tổ quốc cao quý của tôi,
chúa tể của nghệ thuật và vũ trụ, là nỗi sợ hãi của nước Pháp, là người cầm
vận mệnh của châu Âu, là trung tâm của đức hạnh, danh dự và chân lý, niềm tự
hào và sự khao khát của vũ trụ, bị nhục mạ như vậy”

Điểm ấn tượng của tác phẩm hiện lên nhờ việc tác giả vận dụng thành thạo
những lời châm biếm sâu sắc. Swift tạo ra hiệu ứng châm biếm tối đa bằng cách sử
dụng các kỹ thuật mỉa mai thâm sâu, tương phản và biểu tượng trên nền tảng thực tế
của xã hội Anh khi đó. Ông không chỉ châm biếm về chính trị và tôn giáo của Anh,
mà còn ở một khía cạnh sâu sắc hơn là chính bản chất con người. Khả năng thể hiện
châm biếm tuyệt vời của Swift khiến “Những chuyến du lịch của Gulliver” trở thành
tác phẩm được các nhà văn tương lai ngưỡng mộ về nghệ thuật châm biếm trong văn
học.

Swift cũng sử dụng độ tương phản như một “tứ” để xây dựng các hiệu ứng, tín
hiệu châm biếm. Để đạt được mục đích châm biếm, ông đặt các chủ đề mâu thuẫn lại
với nhau trên phương diện ngôn ngữ mang hàm ý để mô tả và so sánh. Tuy nhiên, sự
châm biếm của Swift không chỉ đơn thuần là phóng đại, điều quan trọng cần lưu ý là
sự phóng đại chỉ là một khía cạnh trong phương pháp châm biếm của tác giả.

Swift cũng gọi tên ẩn ý nhân loại, có một nhận xét cho Brobdingnagian là:
"chủng tộc nguy hiểm nhất của loài sâu bọ đáng ghét mà Thiên nhiên từng phải chịu
đựng để bò trên bề mặt trái đất. " Swift cũng chèn những cách chơi chữ ẩn một cách
tinh tế vào một số kỹ thuật gọi tên của mình. Đảo Laputa, hòn đảo giả khoa học, theo
nghĩa đen (bằng tiếng Tây Ban Nha) là vùng đất của "con điếm". Khoa học, mà sinh
vật, hoàn toàn vô nhân đạo. Họ không có niềm vui trong tình dục, họ cũng không bao
giờ tràn ngập niềm vui hay u sầu. Họ không đổ máu. Nghệ thuật ngôn từ của Jonathan
Swift nằm trong những cách gọi định nghĩa và mô tả sự vật đó.

Ngôn ngữ trong tác phẩm này không chỉ phóng khoáng, dễ tiếp nhận trong cách
diễn đạt mà còn sâu sắc về ý nghĩa. Những lời châm biếm của ông về nhân loại được
thể hiện đầy đủ, đa dạng thông qua bốn phần du hành của Gulliver. Có lúc, sự châm
biếm ấy được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, nhưng cũng có lúc những chê cười,
phán xét của tác giả lại ẩn sâu dưới lớp ngôn từ hài hước, giản đơn. Càng đi sâu vào
những trang tiểu thuyết, sự ghê tởm về con người lại càng một tăng tiến trong góc
nhìn của Swift. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết giống như một tấm gương phản ánh những
sai sót của con người.

12
Có lẽ nó đã bị lãng quên từ lâu nếu cuốn sách không mang tư duy phê phán về
nhân loại. Nhìn bề ngoài, “Những chuyến du lịch của Gulliver” là một bộ tiểu thuyết
giả tưởng giải trí thu hút đặc biệt đối với độc giả trẻ tuổi. Đối với độc giả trưởng
thành, kiệt tác của Swift là một nghiên cứu kích thích tư duy về khả năng thiện và ác
của nhân loại. Đây chính là giá trị nội dung đặc sắc khiến tác phẩm của Swift neo đậu
lại trên dòng chảy văn học.

3.2. Những hình tượng, đối tượng được châm biếm


“Những chuyến du lịch của Gulliver” không chỉ đơn thuần là câu chuyện phiêu
lưu của một nhân vật mà đó còn là một kiệt tác châm biếm thông qua bút pháp châm
biếm, chế nhạo các đối tượng một cách đa dạng, sâu sắc.

Bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp thẳng thắn phê bình, lên án những lỗi lầm
của con người thông qua cách vạch trần những tệ nạn, sự điên rồ và phi lý đã giúp cho
“Những chuyến du lịch của Gulliver" trở thành bản cáo trạng cay đắng nhất về loài
người trong văn học Anh.

Mục đích của Swift không chỉ nhằm đánh lạc hướng độc giả mà còn khiến độc
giả phải nhìn nhận lại chính bản thân mình là một người đang sống trong thời cuộc:

Châm biếm về xung đột tôn giáo và phe phái chính trị:
Lời châm biếm của Swift trở nên buồn cười hơn khi Gulliver nói về mâu thuẫn
giữa những người Big-Endians và những người Little-Endians ở Lilliput. Điều buồn
cười là trong khi một bên tin rằng trứng luộc nên đập vỡ đầu to, đối phương nhất
quyết muốn đập trứng ở đầu nhỏ hơn. Những người có đầu lớn và những người có
đầu nhỏ đại diện cho Công giáo La Mã và đạo Tin lành. Trong tác phẩm này, Swift
đang chế nhạo những xung đột giữa hai tôn giáo này khi có những tranh chấp thần học
dựng tóc gáy. Swift cũng vậy, chế giễu các đảng phái chính trị ở Anh khi ông nói về
hai phe phái ở Lilliput.

Châm biếm về sự thô thiển của cơ thể con người:


Gulliver trước tiên cho chúng ta biết phản ứng của ông đối với sự thô kệch và
xấu xí của cơ thể con người. Những người ở Brobdingnag - người khổng lồ và do đó
thể hiện sự tương phản tầm vóc rõ ràng với những người tí hon ở Lilliput. Nếu, trong
mô tả về người Lilliputians, Swift đang nhìn nhân loại qua một cái kính viễn vọng thì
trong lời kể của ông về Brobdingnagians, ông đang nhìn nhân loại thông qua kính lúp
trong hình tượng mô tả của con quái vật to lớn, quái dị, ngực của người phụ nữ lộ ra
khi cô ấy bắt đầu cho con bú.

13
Châm biếm lòng kiêu hãnh và sự kiêu ngạo của con người:
Sự châm biếm của Swift trở nên cay đắng và gay gắt hơn khi Gulliver kể lại
cho nhà vua về cuộc sống ở quê hương ông: về thương mại, chiến tranh, xung đột tôn
giáo, các đảng phái chính trị. Khi Nhà vua đưa ra nhận xét về điều đáng khinh tức là
sự vĩ đại có thể bị bắt chước bởi những loài côn trùng nhỏ như Gulliver. Nói cách
khác, Nhà vua chế nhạo loài người mà Gulliver là một tiêu biểu. Swift ở đây đang chế
nhạo niềm tự hào và sự kiêu ngạo của con người. (đã dẫn ở trên mục ngôn ngữ). Kết
luận của Nhà vua là phần lớn người dân đất nước Gulliver là chủng tộc nguy hiểm
nhất của loài sâu bọ nhỏ bé đáng ghét mà thiên nhiên từng phải chịu đựng trên bề mặt
trái đất.

Một mô tả châm biếm của người ăn xin:


Mô tả về những người ăn xin mà Gulliver tình cờ nhìn thấy ở đất nước nhằm
mục đích châm biếm những người ăn xin thực sự tồn tại ở thành phố Dublin, đây là
một cảnh tượng khiến người thường rùng mình bởi những dị điểm trên cơ thể. Trong
số những người ăn xin có một người phụ nữ bị ung thư vú, có một người đàn ông có
khối u lớn ở cổ; một người ăn xin khác có chân gỗ, mỗi người cao khoảng hai mươi
mét. Những cảnh tượng đáng ghét nhất là cảnh chấy rận bò trên quần áo của họ. Đây
là mô tả củng cố quan điểm của Swift về sự xấu xí và hôi hám của cơ thể con người.

Châm biếm các nhà lý luận và học giả :


Sự châm biếm ở phần III không quá cay đắng như những chương cuối phần II.
Sự châm biếm trong phần III thực sự là nhẹ nhàng. Ở đây Swift bằng cách chế giễu
những người có duy nhất sở thích là âm nhạc và hình học, họ thậm chí không có thời
gian để quan hệ với những người vợ cũng như những người quá bận rộn với việc
thiền định của riêng mình đến nỗi họ đã khiến vợ mình đính hôn với người khác. Tác
giả đưa ra những miêu tả, kiến giải thích thú với những dự án kỳ lạ tại Học viện ở
Lagado. Những chiếc máy chiếu ở đây đang bận rộn tìm kiếm các phương pháp chiết
xuất tia nắng từ dưa chuột, phân thành thức ăn ban đầu, để xây nhà từ mái xuống
móng, để lấy tơ từ mạng nhện. Tất cả điều này nhằm mục đích châm biếm là những
dự án và phát minh vô ích của mà Hoàng gia Anh đang làm vào thời điểm đó.

Châm biếm về các nhà phê bình:


Có hai mục tiêu châm biếm đáng chú ý khác trong phần III. Swift châm biếm
xã hội của anh ấy và các nhà phê bình văn học thông qua các cuộc phỏng vấn của
Gulliver với hồn ma của những người chết nổi tiếng. Điểm châm biếm ở đây là các
nhà sử học thường bóp méo sự thật và thậm chí cả những tác giả như Homer và
Aristote,...

14
Cuối cùng, trí tưởng tượng phong phú với tinh thần khai mở và khả năng đặt
nghĩa biểu tượng qua ngôn ngữ cho sự vật của Jonathan Swift là điểm sáng xuyên suốt
tác phẩm cùng với bút pháp châm biếm của ông. Những chuyến lịch trình được gợi
mở thông qua cốt truyện đặc sắc ẩn chứa những tầng lớp nghĩa mà qua bút pháp đó,
người đọc nhìn thấy những khía cạnh xã hội ở nước Anh ở thế kỷ XVIII được tác giả
phản ánh qua tác phẩm của mình.

3.3. Yếu tố hài hước


Yếu tố hài hước trong “Những chuyến du hành của Gulliver” xuất phát từ xung
đột giữa thế giới thực tế và thế giới ảo, từ sự hiểu lầm và sự kỳ cục của các xã hội mô
phỏng mà Gulliver gặp phải qua bốn cuộc du hành của ông.

Đầu tiên là về kích thước của Gulliver: Trong chuyến hành trình đến Lilliput,
Gulliver trở thành một người khổng lồ so với những người Lilliputians nhỏ bé. Sự trái
ngược về kích thước này dẫn đến nhiều tình huống hài hước. Ví dụ như việc Gulliver
phải mặc áo làm từ nhiều tấm vải nhỏ hoặc phải ăn hải sản cả ngày để chữa bệnh của
mình.

Tiếp theo là về ngôn ngữ văn hóa khác biệt: Trong những quốc gia mà
Gulliver đến, có những ngôn ngữ và văn hóa rất khác biệt so với thế giới thực. Sự hiểu
lầm và ngạc nhiên của Gulliver khi gặp phải những tình huống này đã góp phần tạo
nên sự hài hước. Ví dụ khi Gulliver đến Brobdingnag, anh ta phát hiện ra rằng ngôn
ngữ của họ rất khó nghe và tồi tệ trong khi chia sẻ về thế giới ngoài đảo.

Bên cạnh đó, sự kỳ cục và thất thường của xã hội cũng có một phần không
hề nhỏ để tạo nên sự hài hước trong tác phẩm: Swift sử dụng những xã hội ảo để lột tả
những vấn đề xã hội của thời đại mình. Ví dụ, xã hội Laputa và Balnibarbi được miêu
tả là quá tập trung vào tri thức và nghiên cứu nhưng thiếu thực tế.

Cuối cùng là sự so sánh giữa nhân vật và xã hội mô phỏng: Sự so sánh giữa
Gulliver và những xã hội mô phỏng trong tác phẩm dẫn đến những tình huống trái
ngược và hài hước. Ví dụ Gulliver là một người thông minh trong xã hội thực tế
nhưng lại trở thành kẻ ngớ ngẩn trong mắt những người ở xã hội mô phỏng.

Những yếu tố này dưới sự lồng ghép của tác giả đã tạo nên một tác phẩm hài hước và
giúp tác phẩm truyền tải thông điệp phê phán của tác giả về xã hội thời đại một cách
hóm hỉnh và thú vị.

15
3.4. Bút pháp đối lập
Bút pháp đối lập được sử dụng khéo léo trong tác phẩm này nhằm tạo ra sự tương
phản và thú vị cho câu chuyện.

Kích thước và quy tắc xã hội:


Sự đối lập giữa Lilliput và Brobdingnag là một điểm nổi bật. Gulliver trở thành một
người khổng lồ ở Lilliput, trong khi ở Brobdingnag anh ta lại là một người lùn so với
người dân nơi đây, sự thay đổi này tạo ra nhiều tình huống phiền toái.
Lilliputians quản lý những vấn đề nhỏ bé và vụn vặt, trong khi Brobdingnag tập trung
vào những vấn đề lớn lao và quan trọng, hai sự đối lập này thể hiện rất rõ qua sự xem
xét của Gulliver về hai nền văn hóa này: Tại Lilliputians anh ta cảm thấy mình bất lực
và yếu đuối khiến bản thân phải nhận thức sự khác biệt trong văn hóa, vật chất và tinh
thần. Brobdingnag có nền văn hóa cao cả hơn, với đạo đức và tri thức ưu việt, anh ta
cảm thấy mình như một người thô tục.

Tri thức và thực tế:


Laputa là một đất nước tập trung vào khoa học và tri thức siêu việt, nhưng họ thiếu
thực tế và bị lạc hậu về cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, Balnibarbi là một nơi
không phát triển, nơi tri thức đã bị đổ vỡ thì sự đối lập giữa tri thức và thực tế nơi đây
tạo ra những tình huống đáng được phê phán trong xã hội.

Ngôn ngữ và hiểu biết:


Gulliver thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người dân địa phương ở mỗi
quốc gia mà anh ta đến, chính vì thế mà anh ta không thể hiểu được những khía cạnh
văn hóa khác. Cách nhìn nhận về con người: Trong Houyhnhnm ngựa được xem là
loài thông minh và lý tưởng, trong khi con người được xem là loại động vật ác độc,
không đủ thông minh và đáng khinh thường. Sự đối lập này mang tính chất phê phán
về nhân loại.

Các bút pháp đối lập này giúp làm nổi bật sự tương phản trong xã hội con người, đồng
thời tạo ra nhiều tình huống hài hước và đầy ý nghĩa trong tác phẩm. Jonathan Swift
sử dụng chúng để truyền đạt thông điệp của mình và để độc giả có thể suy ngẫm về sự
đa dạng và phức tạp của thế giới.

16
KẾT LUẬN
Bằng bút pháp châm biếm hài hước, giàu sức tưởng tượng, phong phú, đa dạng,
có tầm ảnh hưởng, tác giả đã dẫn bạn đọc theo chân của mình đến các vùng đất của
nước Anh thế kỉ XVIII thông qua các câu chuyện được xây dựng bằng trí tưởng
tượng. Tiểu thuyết “Những chuyến du lịch của Gulliver” đã phản ánh sâu sắc cái hiện
thực đan cài cùng với sự hoang đường, liên kết chặt chẽ, chồng chéo lên nhau trong
một xã hội hỗn tạp, tầm thường. Con người trong xã hội ở thời đại mà tác giả sống dù
lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo thì đều có những điểm chung đó là sự ganh đua, hiềm
khích giữa người với người, dã tâm được nung nấu song lại ẩn giấu đâu đó là sự tồn
tại của lòng nhân ái…

Các câu chuyện châm biếm mà Jonathan Swift kể nằm ngoài dòng chảy xu
hướng thời bấy giờ của các tác giả cùng thời, ngoài việc miêu tả cuộc sống đời thường
của nhân dân quần chúng ông còn xoáy sâu ngòi bút của mình vào những vấn đề
chính trị, xã hội rộng lớn, các triết lý triết học có tầm bao quát, những hiện tượng
mang đậm tính phản ánh bản chất thời đại. Vì những bước đi khác biệt, mạnh bạo này
đã tạo cho Jonathan Swift con đường mới, lối đi mới cũng như là sự thành công rực rỡ
cho đứa con tinh thần “Những chuyến du lịch của Gulliver” so với các các giả, tác
phẩm được ra đời lúc đó.

Sự tài tình ở lối diễn tả không chỉ dừng lại trong từng con chữ, trang sách được
xuất bản ở nhiều nước khác nhau trên thế giới mà còn di chuyển vào thế giới điện ảnh
và trở thành bộ phim yêu thích của nhiều công chúng.

Đây là một cuốn sách hết sức thú vị và vô cùng ý nghĩa. “Những chuyến du
lịch của Gulliver” đã trở thành cuốn sách của mọi lứa tuổi. Trong truyện có những câu
chuyện phiêu lưu tưởng tượng kỳ thú khiến tuổi nhỏ say mê. Trẻ em tìm thấy ở đó
những câu chuyện kỳ lạ, có người tốt, kẻ xấu, những kẻ tàn ác và cả những người
nhân ái, ngay thẳng để từ đó phân biệt phẩm giá con người. Người lớn thì rút ra được
những bài học về cách xử thế ở đời, làm sao để xử sự, hành xử cho đúng. Tác giả
muốn dùng ngòi bút trào phúng của mình qua nhân vật Gulliver để phê phán, chỉ ra
những điều xấu trong mỗi tính cách của con người, cũng như muốn truyền cảm hứng
phiêu lưu để khám phá ra những điều ẩn dấu trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ngoài nói
về những chuyến phiêu lưu của Gulliver, tác giả cũng đã dùng cuốn sách này để châm
biếm xã hội nước Anh, phê phán những kẻ trong giai cấp phong kiến và tư bản xấu xa,
tàn bạo và độc ác.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn
Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chánh & Phùng Văn Tửu. (2007). Văn học phương
Tây. Hà Nội: NXB Giáo dục
2. Bút Nghiên. (2010). Văn học phương Tây thế kỷ XVIII (Văn học Ánh sáng).
Truy suất từ:
https://vnkienthuc.com/threads/van-hoc-phuong-tay-the-ki-xviii-van-hoc-anh-s
ang.7504/#gsc.tab=0
3. Nguyễn Văn Sĩ. (2018). Tiểu thuyết “Gulliver Du Ký”. TPHCM: NXB Văn
Học.
4. Denisa Mihaela. (2012). Society and Satire in “Gulliver’s Travels”. Truy xuất
từ:
https://www.scribd.com/document/94133234/Society-and-Satire-in-Gulliver-s-
Travels
5. Kaushik Charu. (2021). Chuyến du lịch của Gulliver như những lời châm biếm
cay đắng nhất với nhân loại. Truy xuất từ:
https://www.scribd.com/document/523147067/Gulliver-s-travel-As-Bitterest-sa
tires-on-mankind

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT TÊN MSSV

1 Phan Bảo Hân (Nhóm trưởng) 2156010163

2 Đinh Thị Kiều Hoa 2156010165

3 Vương Tống Thùy Linh 2156010185

4 Nguyễn Thị Thùy Linh 2156010182

5 Trần Thanh Vân 2156010251

18
6 Huỳnh Thị Thanh Cúc 2156010148

7 Hoàng Thị Bích Ngọc 2156010199

19

You might also like