Nhóm 4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

MÔN: VĂN HỌC TÂY ÂU 2

Đề tài
BÚT PHÁP HIỆN THỰC CỦA HONORÉ DE BALZAC QUA
TIỂU THUYẾT EUGÉNIE GRANDET

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Phương An – 2156010003
Lê Thị Ngọc Dương – 2156010023
Nguyễn Ngọc Gia Hân – 2156010036
Thân Ngọc Mai – 2156010188
Phan Lê Anh Thy – 2156010242
Nguyễn Hoàng Khánh Vy – 2156010129

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
Chương I: Dẫn nhập .................................................................................................... 3
1. Bối cảnh Pháp sau Cách mạng Tư sản ............................................................ 3
2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Pháp ............................................................ 4
3. Bút pháp hiện thực ............................................................................................ 6
3.1. Khái niệm bút pháp hiện thực trong văn học ................................................... 6
3.2. Đặc điểm của bút pháp hiện thực trong tiểu thuyết ......................................... 7
Chương II: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm .................................................... 9
1. Honoré de Balzac............................................................................................... 9
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương.................................................................. 9
1.2. Phong cách sáng tác và thế giới quan ............................................................ 10
1.3. Sự kế thừa văn học hiện thực phê phán Pháp ................................................ 11
2. Tấn trò đời ....................................................................................................... 11
3. Eugénie Grandet.............................................................................................. 12
3.1. Hoàn cảnh sáng tác ........................................................................................ 12
3.2. Tóm tắt ........................................................................................................... 13
Chương III: Bút pháp hiện thực của Honoré de Balzac qua tiểu thuyết Eugénie
Grandet ........................................................................................................................ 14
1. Bút pháp hiện thực trong bức tranh xã hội tỉnh lẻ ...................................... 14
2. Bút pháp hiện thực qua hệ thống nhân vật................................................... 15
2.1. Grandet – Đại diện cho nhân vật tư sản gạo cội ............................................ 15
2.2. Nhân vật Eugénie Grandet ............................................................................. 19
2.3. Charles – Đại diện cho nhân vật tư sản hoá ................................................... 21
3. Chân dung Honoré de Balzac được thể hiện qua bút pháp hiện thực ....... 23
3.1. Sơ lược về tác phẩm Bà Bovary của Gustave Flaubert .................................. 23
3.2. Cách Gustave Flaubert áp dụng bút pháp hiện thực trong Bà Bovary ........... 24
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 27

2
Chương I: Dẫn nhập

1. Bối cảnh Pháp sau Cách mạng Tư sản

Cách mạng tư sản Pháp là một trong những sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng
lớn nhất trong lịch sử thế giới. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ năm 1789 và kéo dài đến
năm 1799, do lực lượng tự do-dân chủ và cộng hòa lãnh đạo. Chỉ trong mười năm ngắn
ngủi, cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến tồn tại cố hữu
hơn tám thế kỷ ở Pháp. Nhờ đó, các tư tưởng tiến bộ xã hội Pháp được giải thoát khỏi
sự kìm hãm, trở thành mối đe dọa đến sự tồn tại của các quốc gia theo thể chế phong
kiến thời bấy giờ. Không chỉ vậy, cuộc cách mạng cũng giúp Pháp thiết lập nền dân chủ
tư sản và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Sau cuộc cách mạng, Pháp đã trải qua nhiều biến động và thay đổi trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Thứ nhất, về kinh tế: Pháp đã thực hiện các
biện pháp cải cách nhằm khôi phục kinh tế sau cuộc cách mạng. Các biện pháp này bao
gồm: hủy bỏ các đặc quyền của tăng lữ và quý tộc, phân chia đất đai cho nông dân, thúc
đẩy công nghiệp hóa và thương mại tự do, cải tiến hệ thống thuế và tiền tệ. Những biện
pháp này đã giúp Pháp trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển
nhất châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII.

Thứ hai, về chính trị, Sau khi lật đổ chế độ quân chủ tuyệt đối, Pháp thiết lập các
chính quyền lập hiến, cộng hòa và hoàng đế. Tuy nhiên, các chính quyền này không ổn
định và phải đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh nội bộ và ngoại giao, khiến Pháp trải
qua nhiều thay đổi chính trị, từ Đệ Nhất Cộng hòa, Đệ Nhất Đế chế, Đệ Nhị Cộng hòa,
đến Đệ Nhị Đế chế. Năm 1799, Napoleon Bonaparte đã dẫn đầu một cuộc đảo chính và
lập ra Chế độ Tổng Tài, gồm 3 người cai trị nước Pháp do Napoleon làm Đệ Nhất Tổng
tài (Premier consul).. Ông đã thực hiện các cải cách nhằm tăng cường quyền lực trung
ương, duy trì sự thống nhất của quốc gia và mở rộng ảnh hưởng của Pháp trên toàn châu
Âu.

Thứ ba, về xã hội: Cuộc cách mạng đã giải phóng giai cấp tư sản, nông dân và
bình dân thành thị khỏi sự bóc lột của tăng lữ và quý tộc. Nó cũng đã khơi dậy ý thức
tự do, bình đẳng và dân chủ trong xã hội Pháp. Tuy nhiên, cuộc cách mạng cũng gây ra
nhiều cuộc bạo loạn, ám sát và xung đột giữa các phe phái khác nhau. Ngoài ra, cuộc

3
cách mạng cũng không giải quyết được vấn đề của các dân tộc thiểu số ở Pháp, như
người Basque, người Breton hay người Occitan.

Cuối cùng, về mặt văn hóa, cuộc cách mạng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
của văn hóa Pháp. Nó khuyến khích sự sáng tạo và phê phán trong các lĩnh vực như văn
học, nghệ thuật, âm nhạc và khoa học. Nó cũng đã tạo ra những biểu tượng và giá trị
văn hóa mới cho Pháp, như quốc kỳ ba màu, quốc ca La Marseillaise, khẩu hiệu Tự do
- Bình đẳng - Bác ái hay Ngày Quốc khánh 14 tháng 7.

2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Pháp

Chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề nổi trội, được nhiều giới nghiên cứu, quan
tâm, đánh giá. Họ cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và không ít cuộc tranh cãi đã xảy
ra, ví như Damian Grant trong cuốn “Chủ nghĩa hiện thực” đã nói rằng: “Định nghĩa
về chủ nghĩa hiện thực trong quá khứ và hiện tại đều do phong trào (hoặc khuynh hướng)
hiện thực chủ nghĩa những năm 50 đến những năm 60 của thế kỉ XIX”. Năm 1890, khi
bình luận về tiểu thuyết của William Dean Howells, ông Weikang Xiapu đã nói “Có lẽ,
chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật có thể định nghĩa là: một loại kỹ xảo miêu
tả tinh tế, chính xác dựa trên sự tổng hợp về hiện thực (vì nó hoàn toàn hợp tình hợp lý,
hiển hiện rõ ràng không thể trốn tránh), đối với rất nhiều sự vật phức tạp hoặc trừu
tượng, hoặc phức tạp; kỹ thuật này đòi hỏi phải gia tăng sức sáng tạo, ở giai đoạn phát
triển cao độ, nó liên quan đến nhân tố mà người đời cho là tinh thần lãng mạn chủ
nghĩa; cần bỏ đi nhược điểm của bản lĩnh lựa chọn, nó là nhân tố chủ đạo trong chủ
nghĩa hiện thực phái Zôla. Nhìn từ góc độ này, chủ nghĩa hiện thực và miêu tả hư cấu
không thể phân biệt, giống như linh hồn và thể xác của con người”. Dựa trên những ý
kiến đó và theo sự nghiên cứu, tìm hiểu của nhóm thì nhìn chung, chủ nghĩa hiện thực
chính là trào lưu văn học và nghệ thuật, sử dụng chất liệu hiện thực của cuộc sống để
phản ánh một cách khách quan và sâu sắc hiện thực xã hội đó, đặc biệt là những mặt
tiêu cực, bất công và đối lập của xã hội tư bản.

Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực trở thành một trào lưu
văn học, lan rộng ra khắp thế giới (Anh, Nga, Mỹ,...), nhưng tiêu biểu và sôi nổi nhất
chính là ở Pháp. Thực chất, để chủ nghĩa hiện thực trở thành một trào lưu văn học phát

4
triển mạnh mẽ như thế, thì lịch sử đã âm thầm chuẩn bị từ rất lâu. Ta có thể nhận thấy
tính hiện thực ấy tồn tại khắp nơi, trong dòng chảy lịch sử văn học: từ trung đại đến
phục hưng, thời kỳ khai sáng, hay phong kiến mạt kỳ phương Đông. Tuy nhiên, chỉ đến
thế kỷ XIX, nó mới được thăng hoa rực rỡ, trở thành mô hình văn học, rồi thu hút một
lượng lớn tác giả, tạo thành trào lưu. Và vì đây là thời kì phát triển nhất của chủ nghĩa
hiện thực, nên nó còn có tên gọi khác là: chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Theo Gorki, vì
cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực cổ điển là phê phán, cho nên ông gọi đó là
chủ nghĩa hiện thực phê phán, để phân biệt với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa .
Tuy nhiên, tên gọi chủ nghĩa hiện thực phê phán cũng chỉ có tính chất tương đối, vì chủ
nghĩa hiện thực thế kỷ XIX xuất hiện là nhằm để kế thừa và đối lập với chủ nghĩa lãng
mạn. Ví dụ, bên cạnh những tác phẩm, tác giả phê phán gay gắt xã hội tư sản- quý tộc
như Balzac, Stendhal, Gogol, Sedrin, Ibsen, vẫn còn nhiều tác phẩm, tác giả khác thể
hiện những nhân tố tích cực trong cuộc sống, tâm trạng nhân vật tiên tiến, những truyền
thống tốt đẹp của nhân dân như Puskin, Turgheniev, Nekrasov, L.Tolstoi, Sekhov,
Dicken… Có lẽ, để phân biệt với các phương pháp sáng tác và trào lưu văn học hiện
thực khác, nên gọi nó là chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX.

Về nguyên nhân khiến chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX xuất hiện, trở thành một
trào lưu văn học rộng lớn thì có thể kể đến hai cuộc biến đổi dịch chuyển có ý nghĩa
lịch sử ở Pháp thế kỷ XIX. Thứ nhất, giai cấp tư sản vốn là một lực lượng xã hội tiên
tiến, đi đầu trong việc chống lại chế độ phong kiến lạc hậu, nhưng sau đó khi đã chiếm
được địa vị thống trị, họ ngày càng lộ ra bản chất phản động, quay lưng lại chống phá,
đàn áp những người đã từng kề vai sát cánh với họ, là công nhân và nhân dân lao động,
bỏ mặc những lý tưởng về công bằng, bác ái, dân chủ, bình đẳng, văn minh mà họ đã
từng dùng làm khẩu hiệu để huy động mọi người. Thứ hai đó là giai cấp công nhân
Pháp, từ chỗ phụ thuộc vào giai cấp tư sản trong liên minh đẳng cấp thứ ba chống phong
kiến, nay trở thành một lực lượng chính trị tự lập chống lại giai cấp tư sản. Đó chính là
quá trình xảy ra và phát triển mâu thuẫn giữa hai giai cấp chủ yếu trong xã hội thời ấy
là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Trước đây, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa xã
hội không tưởng cũng từng gặp phải mâu thuẫn, nhưng họ vẫn còn có niềm tin và hy
vọng vào những nhà tư sản có lòng tốt. Đến đây, các nhà văn chân chính đã hoàn toàn
vỡ mộng về chế độ tư bản, họ quay về nhìn vào hiện thực, phơi bày tội ác của nó. Đó

5
cũng chính là nguyên nhân sâu xa, dẫn đến quá trình chuyển từ chủ nghĩa lãng mạn
sang chủ nghĩa hiện thực trong văn học Pháp.

Trào lưu văn học hiện thực thế kỷ XIX ở Tây Âu nói chung và ở Pháp cách riêng
đã đạt đến mức cổ điển về nội dung và chuẩn mực về nghệ thuật. Về nội dung, chủ
nghĩa hiện thực thế kỷ XIX tập trung thể hiện tính khách quan, tính lịch sử cụ thể của
hiện thực, phê phán xã hội và hiện thực đen tối. Còn về đặc điểm nghệ thuật, thứ nhất,
chủ nghĩa hiện thực thế kỷ này đã có sự mở rộng về đề tài so với các trào lưu văn học
trước đó. Thứ hai, với nhân vật, các nhà văn cũng chú trọng xây dựng những tính cách
điển hình. Xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình là một đặc điểm
nghệ thuật quan trọng và nổi bật của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX ở phương Tây.
Nếu như chủ nghĩa cổ điển thiên về cái chung, cái phổ biến khi xây dựng nhân vật, chủ
nghĩa lãng mạn đề cao cái cá thể được nâng tới mức phi thường, ngoại lệ thì chủ nghĩa
hiện thực xây dựng được những điển hình kết hợp hữu cơ giữa tính khái quát cao và
tính cá thể sâu sắc. Cuối cùng, không chỉ mở rộng ở đề tài, chủ nghĩa hiện thực còn có
sự mở rộng về thể loại. Nếu thể loại mà chủ nghĩa lãng mạn sử dụng nhiều hơn cả là
thơ trữ tình và tiểu thuyết thì chủ nghĩa hiện thực thể hiện các nguyên tắc phản ánh đời
sống trọn vẹn, đầy đủ nhất trong thể loại tiểu thuyết.

Nghệ thuật của văn học hiện thực thế kỉ XIX không chỉ có thế, trong quá trình
hình thành và phát triển, nó cũng có sự đan xen pha lẫn với nhiều xu hướng nghệ thuật
khác. Nhờ đó, chủ nghĩa hiện thực giai đoạn này ở Pháp đã để lại nhiều tác phẩm nổi
tiếng và đóng góp có ý nghĩa cho việc hoàn chỉnh thể loại tiểu thuyết hiện đại.

3. Bút pháp hiện thực

3.1. Khái niệm bút pháp hiện thực trong văn học

Sau khi chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời thì bút pháp hiện thực trở thành
nguyên tắc nghệ thuật có tầm ý ảnh hưởng quan trọng và sâu sắc đến văn học. Theo
cách hiểu truyền thống, bút pháp hiện thực được hiểu là sự thể hiện một hiện thực xung
quanh một cách chân thực nhất và bối cảnh hiện thực trong tác phẩm đồng đẳng với

6
hiện thực xã hội vốn có ngoài đời. Như Balzac đã từng tuyên bố rằng: “Nhà văn là người
thư ký trung thành với thời đại”.

Bút pháp hiện thực lấy chất liệu từ đời thực, phản ánh chân thật hiện trạng xã
hội, tố cáo phơi bày những bất công, mâu thuẫn, xung đột giữa các giai cấp. Cách mô
tả đời sống hiện thực không có sự lý tưởng hóa hay mang chất trữ tình lãng mạn. Ngoài
ra, bút pháp hiện thực còn thể hiện thái độ, bộc lộ suy nghĩ của nhà văn đối với hiện
thực được phản ánh trong tác phẩm.

3.2. Đặc điểm của bút pháp hiện thực trong tiểu thuyết

a. Sự miêu tả chi tiết và sống động về cuộc sống thường ngày

Mỗi nhà văn trong dòng văn học hiện thực thực hiện sứ mệnh của họ bằng cách
phát huy sở trường và quan sát, phân tích cuộc sống thường ngày ngay trong thực tại,
mặc dù mỗi người có nét riêng trong phong cách sáng tác. Bút pháp hiện thực nhạy cảm
với hiện thực đời sống, nhà văn dùng ngòi bút để tái hiện, phân tích và nhận định hiện
thực. Đó là giai đoạn lên ngôi của lối sống vật chất khi con người thượng tôn giá trị
đồng tiền. Do đó, bút pháp hiện thực có nhiệm vụ phân tích mọi mặt của hiện thực đời
sống và tâm hồn, lý giải cơ chế vận hành của xã hội. Mỗi nhà văn có cách nhìn đời
sống theo các chiều hướng khác nhau, và chịu sự chi phối rất lớn từ chủ nghĩa hiện
thực. Bởi đời sống thường ngày luôn có những biến đổi quanh co, phức tạp, các tác
giả luôn phải tìm kiếm các phương thức, phương tiện để có thể miêu tả một cách chi
tiết và sống động về bức tranh xã hội. Những chi tiết này có thể bao gồm mô tả về môi
trường, nhân vật, tình huống, cảm xúc, và tất cả các yếu tố khác liên quan đến cuộc
sống hàng ngày. Bằng cách tập trung vào việc tái hiện chân thực, bút pháp hiện thực
giúp người đọc cảm nhận và hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người trong tiểu thuyết.

b. Nhân vật thực tế và phức tạp

Bút pháp hiện thực trong các sáng tác này là chi tiết phải chân thật và phác họa
được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Để xây dựng tính điển hình, tác giả
phải khái quát cụ thể các vấn đề xã hội, quy luật của cuộc sống thực tại song song với

7
việc cụ thể hóa, sinh động hóa các nhân vật từ vô vàn sự kiện, hoàn cảnh sống, vô vàn
cuộc đời khác nhau. Tuy vậy, nhân vật trong tác phẩm trở nên chân thực hơn nhưng sự
chân thực ấy không trùng khít với sự chân thực của cuộc sống. Bởi, những mẫu nhân
vật này không luôn phản ánh hoàn toàn sự chân thực của cuộc sống thường ngày. Tác
giả thường tạo ra những nhân vật có tính cách và tâm trạng phức tạp hơn, có thể tạo ra
những tình huống hoặc cảm xúc mà không phải lúc nào cũng xuất hiện trong cuộc sống
hàng ngày. Bên cạnh đó, diễn biến tâm trạng cũng là điểm nhấn tạo nên sự thành công
cho dòng tiểu thuyết hiện thực. Bút pháp hiện thực tập trung vào việc miêu tả tâm trạng,
suy tư, và cảm xúc của nhân vật một cách chân thực. Những nhân vật này thường có
một diễn biến tâm trạng rất thực tế, thể hiện sự phức tạp, đấu tranh nội tâm của con
người và cuộc sống.

c. Cách sử dụng hình ảnh và biểu đạt ngôn ngữ

Bút pháp hiện thực trong tiểu thuyết thường sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ một
cách chi tiết và cẩn thận để khắc họa cuộc sống hàng ngày một cách chân thực và sống
động. Các tác giả sử dụng ngôn ngữ chi tiết như tính từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
để mô tả cảnh sắc, đối tượng, và môi trường. Các đặc điểm như màu sắc, hình dạng,
âm thanh, và cảm xúc được mô tả một cách chi tiết để tạo ra hình ảnh chân thực của
một tình huống hoặc một địa điểm. Cuộc trò chuyện giữa các nhân vật thường sử dụng
ngôn ngữ hàng ngày và cách diễn đạt tự nhiên. Chính điều này đã giúp tạo ra một môi
trường thân quen cho độc giả. Bút pháp hiện thực thường tập trung, để ý để có thể nắm
bắt được trọn vẹn từng chi tiết, hình ảnh nhỏ trong mỗi tác phẩm. Từ việc chuẩn bị bữa
ăn đến cách nhân vật đi lại trong thành phố, tất cả được mô tả cẩn thận để tái hiện một
thế giới sống động.

8
Chương II: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

1. Honoré de Balzac

1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Honoré de Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 tại Tours, một thành phố ở
vùng Loire của Pháp. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng và quan trọng nhất ở
Pháp trong thế kỷ 19.

Balzac sinh ra trong một gia đình tư sản, cha ông là một nông dân trở nên giàu
có nhờ cách mạng tư sản Pháp, còn mẹ ông xuất thân từ tầng lớp kinh doanh. Với mong
muốn của gia đình trở thành một luật sư cho nên Balzac đã theo học luật tại Đại học
Paris. Sau khi tốt nghiệp, Balzac từ bỏ nghề luật và chuyển sang viết văn, bất chấp sự
phản đối mạnh mẽ của gia đình.

Sự nghiệp sáng tác của Balzac bắt đầu vào cuối năm 1820. Dựa vào những tác
phẩm của ông, chúng ta có thể chia hoạt động sáng tạo của Balzac thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (1821 - 1829)

Giai đoạn này Balzac chủ yếu sáng tác thiên về tiểu thuyết phiêu lưu lịch sử và
còn ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn. Những người Chouans (1829) là tác phẩm đầu
tiên khiến tên tuổi của Balzac được nhiều người biết đến và đánh dấu sự chuyển biến
trong cách viết của ông. Chủ nghĩa hiện thực phê phán cũng bắt đầu được Balzac đưa
vào trong các tác phẩm của mình.

Giai đoạn thứ hai (1830 - 1835)

Tác phẩm Những người Chouans (1829) đã thành công mở đường cho những tác
phẩm tiếp theo trong sự nghiệp sáng tác của Balzac. Nhận thức rõ ràng về thời cuộc bấy
giờ cho nên phương pháp hiện thực chủ nghĩa chiếm một vị trí độc tôn cho giai đoạn
này. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Miếng da lừa (1831), Eugénie Grandet
(1833) và Lão Goriot (1834).

Giai đoạn thứ ba (1836 - 1848)

Đây chính là thời kì vàng son của Balzac với sự ra đời của bộ tiểu thuyết “Tấn
trò đời”. Vào giai đoạn này, Balzac vẫn dùng văn chương để phê phán, vạch trần bộ

9
mặt các giai cấp tư sản, quý tộc và dành sự chú tâm đặc biệt tới các tầng lớp dưới đáy
xã hội. Các tác phẩm tiêu biểu gồm có Facino Cane (1836), Những người nông dân
(1844), Bước đường vinh nhục của các kỹ nữ (1837 - 1847), Người chị họ Bét (1846),
Vỡ mộng (1835 - 1843)…

Giai đoạn thứ tư (1848 - 1850)

Đó là những năm cuối đời Balzac, ông nhận thức sâu sắc hơn vai trò của con
người trong xã hội, tư tưởng của ông đã thay đổi, ông công khai đứng về phía nhân dân
và ca ngợi sự nghiệp tiến bộ của giai cấp công nhân. Giai đoạn này không có nhiều tác
phẩm ra đời nhưng ta vẫn thấy được sự cống hiến của ông cho nền văn học Pháp nói
riêng và văn học thế giới nói chung.

Thật khó mà kể hết những đóng góp của Balzac đối với nền văn học và những
tác phẩm của ông vẫn được độc giả ngày nay theo dõi, tôn vinh vì khả năng tài hoa
trong việc mô tả cuộc sống và xã hội thời đại mà ông sinh sống.

1.2. Phong cách sáng tác và thế giới quan

Balzac được công nhận là một trong những nhà văn lớn của thế kỷ 19 vì tác phẩm
của ông có sức ảnh hưởng lớn đến với văn học thế giới. Phong cách sáng tác của Honoré
de Balzac được đánh giá là đặc trưng và đa dạng. Ông được biết đến với khả năng miêu
tả chi tiết, xây dựng, phân tích tâm lí nhân vật phong phú và phân tích xã hội sâu sắc.
Balzac có khả năng tài hoa trong việc mô tả các yếu tố trong câu chuyện và với sự mô
tả chi tiết này giúp độc giả hình dung sâu sắc và cụ thể về bối cảnh và nhân vật. Balzac
thường xuyên khám phá tâm lý của nhân vật trong tác phẩm của mình. Ông tập trung
vào việc nghiên cứu tâm hồn, hành động và suy tư của họ. Hầu hết các tác phẩm của
Balzac thường xuất hiện nhiều nhân vật đa dạng, mỗi người đều có tính cách riêng biệt
và phức tạp. Việc sử dụng đa dạng nhân vật kết hợp xây dựng bức tranh xã hội chi tiết
chính là để phản ánh tình hình xã hội, sự đa dạng và phức tạp của xã hội Pháp thời kỳ
đó. Mặc dù Balzac thường mô tả cuộc sống xã hội thực tế nhưng ông cũng tạo ra một
thế giới huyền bí và bí ẩn trong tác phẩm của mình. Có những phần của tác phẩm có
yếu tố thần bí và kỳ quái.

10
Bên cạnh đó, thông qua những sáng tác của Balzac ta thấy được thế giới quan
của ông cũng chủ yếu hướng tới những khía cạnh như hiện thực và xã hội, tương quan
giữa những cá nhân và xã hội. Ông quan tâm đến những cá nhân thấp cổ bé họng trong
xã hội, luôn đứng về phía nhân dân, qua đó thể hiện tâm tư của mình qua những trang
sách, lên án, tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác của giai cấp tư sản. Balzac căm ghét cái ác
và muốn dùng chính cái ác trong những tác phẩm của mình chỉ với mục đích chính là
răn dạy mọi người, hướng mọi người đến chân - thiện - mỹ.

Chính từ phong cách sáng tác và thế giới quan của Honoré de Balzac đã có ảnh
hưởng lớn đến các tác giả về sau và được coi là tiền thân của văn học hiện thực và tâm
lý.

1.3. Sự kế thừa văn học hiện thực phê phán Pháp

Honoré de Balzac được xem là một nhà văn người Pháp chuyên viết về văn học
hiện thực phê phán. Chính ông đã kế thừa được từ chủ nghĩa hiện thực này rất nhiều,
những điều đó được thể hiện qua những tác phẩm của ông. Chính thời kỳ Balzac sinh
ra đã giúp hình thành phong cách viết độc đáo của Balzac. Ông đã khám phá sâu sắc
những mâu thuẫn của xã hội và tái hiện chính xác những nhân vật, tình huống sinh động
qua tác phẩm của mình. Balzac nhìn thấy mâu thuẫn của thực tế theo quan điểm lịch sử
và mô tả cái xấu, cái ác, cái bẩn thỉu trong xã hội - nơi mà đồng tiền chi phối tất cả các
giá trị đạo đức và các mối quan hệ giữa con người một cách vô cùng thấu đáo bằng hệ
thống ngôn từ và phong cách văn chương cực kỳ sắc sảo, tinh tế. Từ những chất liệu
lấy từ đời sống và tiếp thu, phát huy, kế thừa từ chủ nghĩa hiện thực phê phán cho nên
Balzac đã dẫn dắt độc giả đi đến tận cùng của mọi cung bậc cảm xúc từ đau đớn, chua
xót, khinh bỉ, ghê tởm đến cười ra nước mắt.

2. Tấn trò đời

“Tấn trò đời” được xem là một trong những công trình vĩ đại của văn học thế kỷ
19 nói chung và một trong những tập truyện nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học Pháp
nói riêng. Đây chính là thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp sáng tác của Balzac. Tập

11
truyện này bao gồm hơn 90 tiểu thuyết và 40 truyện ngắn và chúng tập trung vào việc
mô tả và phản ánh sâu sắc đời sống và xã hội Pháp đương thời. Balzac mô tả "La
Comédie Humaine" như một bức tranh tổng thể của xã hội, với tất cả các sắc thái và
biến cố của cuộc sống con người thông qua các nhân vật và tình huống.

Tấn trò đời gồm ba phần lớn: Khảo luận phong tục, Khảo luận triết học, Khảo
luận phân tích.

Phần I: Khảo luận phong tục

Dự kiến: 111 tác phẩm và hoàn thành: 74 tác phẩm.

Được chia ra làm 6 loại:

+ Những cảnh đời tư gồm 28 tác phẩm

+ Những cảnh đời tỉnh lẻ gồm 11 tác phẩm

+ Những cảnh đời Paris gồm 14 tác phẩm

+ Những cảnh đời chính trị gồm 4 tác phẩm

+ Những cảnh đời nhà binh gồm 2 tác phẩm

+ Những cảnh đời nông thôn gồm 3 tác phẩm

Phần II: Khảo luận triết học

Dự kiến: 27 tác phẩm và hoàn thành: 22 tác phẩm.

Phần III: Khảo luận phân tích

Dự kiến: 5 tác phẩm và hoàn thành: 1 tác phẩm.

3. Eugénie Grandet

3.1. Hoàn cảnh sáng tác

Eugénie Grandet là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Honoré de Balzac
được viết vào giai đoạn thứ hai của sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn tiểu thuyết này
xuất bản lần đầu vào năm 1833 và thuộc phần “Những mảnh đời tỉnh lẻ” của tập truyện
“Tấn trò đời”. Sự ra đời của “Eugénie Grandet” thể hiện chú trọng của Balzac đối với

12
cuộc sống và xã hội ở vùng quê Pháp, mô tả rõ bức tranh cuộc sống tầng lớp tư sản ở
một thị trấn nhỏ.

Cuốn tiểu thuyết được viết vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, đây
chính là thời kỳ sau Cách mạng Pháp và thời kỳ Napoleon - sự thay đổi xã hội và chính
trị đang diễn ra. Bối cảnh của tác phẩm là tại vùng quê Saumur, cũng chính là nơi Balzac
đã sống một thời gian và có cơ hội quan sát cuộc sống ở nơi đây. Tác phẩm cũng thể
hiện sự chênh lệch giàu nghèo và quyền lực của tiền bạc trong xã hội vùng quê thời đó.

Eugénie Grandet được xem là một tác phẩm vĩ đại trong văn học thế kỷ 19 và
mô tả sâu sắc cuộc sống xã hội trong bối cảnh vùng quê Pháp. Qua đó, nó vẫn mang
đầy hơi thở của cuộc sống hôm nay vì nó phản ánh chân thực bản chất trần trụi của mọi
mối quan hệ lấy tiền làm gốc chi phối một xã hội giả dối, đạo đức suy đồi.

3.2. Tóm tắt

Eugénie Grandet lấy bối cảnh tại vùng quê Saumur, Pháp vào nửa đầu thế kỷ 19,
câu chuyện kể về cô gái Eugénie xinh đẹp, nhân hậu. Cha cô là Grandet - người làm
nghề đóng thùng và rất keo kiệt, độc đoán, tàn nhẫn chỉ xem tiền là thứ quý giá nhất.
Người người nhà nhà biết ông có một cô con gái xinh đẹp nên tranh nhau cưới được cô,
nhưng Eugénie lại chỉ rung động với Charles - con của người em ruột của Grandet. Cha
của Charles tự tử vì vỡ nợ cho nên đã gửi con trai của mình đến cho lão Grandet. Nhưng
lão Grandet lại muốn trốn tránh trách nhiệm cho nên đã gửi Charles đi Ấn Độ, điều này
cũng khiến cho người ngoài nhìn vào cảm thấy đây là một người anh, người bác tốt.
Eugénie đem lòng yêu Charles chân thành, say đắm và sẵn sàng trao cho anh tất cả tài
sản của mình để làm vốn kinh doanh. Charles hứa sẽ trở về sau khi lấy lại danh dự cho
cha và dòng họ. Một thời gian sau Charles trở nên giàu có, hắn quên hết tình cảm ngày
xưa, trả lại tiền cho Eugénie xem như là đổi lấy bảy năm chờ đợi của nàng.

13
Chương III: Bút pháp hiện thực của Honoré de Balzac qua tiểu thuyết Eugénie
Grandet

1. Bút pháp hiện thực trong bức tranh xã hội tỉnh lẻ

Không chọn Paris hoa lệ hay những thành phố lớn làm bối cảnh không gian phát
triển câu chuyện, Balzac lựa chọn Saumur - thị trấn tỉnh lẻ gắn với không khí thực tại
nước Pháp ở những năm đầu thế kỷ 19 để thể hiện bút pháp hiện thực độc đáo. Dưới
ngòi bút uy lực của Balzac, Saumur hiện lên với không gian đi từ rộng đến hẹp, u buồn,
hiu hắt, hoang tàn và mênh mông.

Thoạt nhìn, Saumur hệt như một thị trấn bí ẩn bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,
hè nóng, đông lạnh. Rảo bước trên đường phố, con người dễ dàng cảm nhận thấy sự
thay đổi khác biệt trong kiến trúc của những ngôi nhà độc đáo, ngã đường vắng lặng,
tạo sự hiếu kỳ với câu chuyện phía sau. Cũng như Balzac miêu tả, Saumur mang đậm
vết tích đi qua của dòng thời gian từ nhiều “cuộc cách mạng làm đảo lộn vùng này từ
năm 1789 đến nay”.

Trong Eugénie Grandet, con người khắc khổ từ ngoại hình, nét mặt đến tính cách
bộc lộ qua từng câu chuyện phiếm. Nỗi buồn man mác trong không khí hoà làm một
với không gian hiu quạnh trải dài, ôm lấy những phận người nhỏ bé. Dù mưu sinh bằng
nghề buôn bán, nhưng nơi đây lại chìm trong lẳng lặng, u buồn thay vì không khí tấp
nập thường thấy ở các bối cảnh chợ hàng: “Những gian hàng thô sơ, đơn giản, tối om,
thiếu ánh sáng, cách bán hàng cho ta, dù ta mua hai vạn phơ răng hay chỉ mua hai xu
cũng thế”.

Dùng dung lượng gần một chương truyện để mô tả bức tranh thị trấn Saumur ở
tỉnh lẻ nước Pháp, tính hiện thực trong tác phẩm phản ánh nhờ vào việc Balzac đã tiến
sâu về vùng quê nghèo khổ, dựng lên khung cảnh Saumur tối tăm ở đầu tác phẩm. Từ
đó, người đọc cảm nhận rõ sự đối lập giữa Saumur với khung cảnh Paris hoa lệ, sẽ dần
hiện lên với sự xuất hiện của Charles và những thứ hào nhoáng mà nhân vật này mang
đến thị trấn nghèo như một kiểu mẫu của ánh sáng văn minh đô thị.

Đối với cả thị trấn Saumur, sự hiện diện của Charles tại vùng quê nghèo khổ này
được xếp vào “sự kiện thời đại”. Gián tiếp so sánh 2 bối cảnh, Balzac phần nào dùng

14
ngòi bút hiện thực lên tiếng tố cáo tầng lớp cầm quyền với sách lược tạo phân biệt giàu
nghèo, văn minh hiện đại giữa vùng tỉnh lẻ và thành phố. Từ bức tranh hiện thực điển
hình, số phận con người hay cụ thể là các nhân vật chính của truyện dần hiện lên với
loạt màu sắc tạo hình tích cách.

2. Bút pháp hiện thực qua hệ thống nhân vật

2.1. Grandet – Đại diện cho nhân vật tư sản gạo cội

Trong hệ thống nhân vật trung tâm, Grandet là điển hình đại diện cho tầng lớp
tư sản gạo cội. Khi miêu tả về Lão Grandet với thói hám vàng, ích kỷ, mê làm giàu,
Balzac đã dùng giọng điệu đặc trưng của bút pháp hiện thực, lạnh lùng và khách quan.
Quan sát và khai thác chất liệu từ thời đại sau Cách mạng Tư sản Pháp, cộng hưởng với
quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, Balzac mổ xẻ từng nguyên nhân nhỏ nhất tạo nên
Grandet đê tiện cùng quá trình làm giàu ghê rợn.

Xuất phát điểm của Grandet là công việc phó thùng, nhưng nhờ quá trình tích
luỹ của cải bằng mưu mẹo, tính toán để tiền đẻ ra tiền, lão ta giàu lên nhanh chóng.
Quan trọng, nhờ lợi dụng bàn đạp sự vận động phát triển của thời cuộc tức thực tế nước
Pháp sau cách mạng năm 1789, Grandet may mắn đứng vào hàng ngũ giai cấp tư sản
để làm giàu.

Trong xã hội nước Pháp thế kỷ 19, giá trị đồng tiền lên ngôi, len lỏi vào mọi
ngóc ngách của đời sống xã hội để thui chột đi các giá trị nhân văn khác. Đồng thời,
chủ nghĩa tư bản cũng dần bộc lộ bản chất, đặt mục tiêu vật chất lên hàng đầu với chủ
trương tự do cạnh tranh, thời cuộc có lợi khiến con người không từ thủ đoạn để giẫm
đạp lên nhau nhằm đoạt lấy mục đích cá nhân. Chính vì vậy, quá trình thực hiện tham
vọng của Grandet được tác giả tập trung khắc họa sâu hơn so với các nhân vật khác.

Grandet giàu đến mức có được mọi ánh mắt kính nể, được một số quý tộc sẵn
sàng chạy theo vì lợi ích vật chất. Trong đó, nổi bật là hai gia đình Cruyso (chánh án
tòa án sơ cấp Xomuya) và Đe Gratxanh (chủ ngân hàng) - vốn đối nghịch và ngầm đấu
đá nhau chỉ vì tơ tưởng đến Eugénie, cô tiểu thư thừa tự triệu bạc của nhà Grandet.
Grandet chính là chấm đỏ trong bức tranh quá trình tích luỹ tư sản đẫm máu ở tỉnh lẻ

15
nước Pháp. Trong mối quan hệ gia đình, sự hám của đã khiến lão đánh mất những tình
cảm thiêng liêng. Đầu óc Grandet mang nặng tư tưởng gia trưởng, sở hữu quyền lực lớn
nhất trong gia đình khiến vợ con phải phục tùng lão vô điều kiện. Không dừng lại ở đó,
người làm đều phải tuân theo vô số luật lệ mà Grandet đề ra.

Xếp Grandet vào kiểu nhân vật đại diện cho tầng lớp tư sản “gạo cội” bởi lẽ lão
được Balzac gắn cho bản tính “không lẫn vào đâu được”: hám vàng, keo kiệt với sở
thích duy nhất đến tận lúc chết là ngắm nhìn những thùng vàng mà lão đã dày công
kiếm được. Bản tính xấu xí của Grandet dường như phần nào di truyền từ dòng dõi, khi
lão được hưởng ba gia tài kếch xù: “gia tài của bà Godinie, gia tài của bà cụ Grangtie,
bà ngoại bà Bectinlie. Ba cái gia tài ấy chẳng ai biết to nhỏ thế nào. Chỉ biết rằng ba cụ
già đó là ba người keo kiệt lắm, keo kiệt từ xa xưa, đã từ lâu họ chỉ ưa chất của cải để
lén lút ngắm nghía”. “Lão thấy vàng như con hổ đói thấy mồi, lão khao khát vàng đến
nỗi nghiện vàng và thờ vàng như một đức chúa. Trong mắt lão lúc nào cũng rực lên
màu vàng của đồng tiền, đến nỗi Grandet xem vàng là sinh vật sống, có linh hồn và
cuộc sống của con người”, “đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người, nó
cũng đi, cũng lại, cũng đổ mồ hôi hơi, cũng sinh sôi, nảy nở”.

Kể cả lúc sắp sửa rời xa cõi đời, Grandet lại càng hám vàng hơn trước. Những
ngày cuối đời, lão gắng gượng lấy sức để nhìn vào căn phòng kín nơi lão chất những
thùng vàng. Những ngày nằm trên giường bệnh, bất kể khi nào mở mắt được thì Grandet
đều hướng mắt về căn phòng đó đầu tiên. Thậm chí, lão còn nhờ Eugénie mang vàng ra
ngoài để ngắm nghía và ôm lấy ở những phút giây cuối cùng. So với cái chết, Grandet
sợ mất đi vàng hơn tất thảy.

Kể cả trong nghi thức rửa tội trước khi chết, lòng hám vàng của Grandet chưa
phút nào ngơi để nhường chỗ cho xưng tội bởi vàng là thứ duy nhất được lão công nhận
sự tồn tại trên đời. Khoảnh khắc nhìn thấy cây thánh giá, đèn, lọ nước thánh bằng bạc,
nỗi khát vàng của Grandet lại dâng lên khiến lão không làm chủ được chính mình, “Nhìn
chằm chặp những thứ ấy và cái chóp mũi ông động đậy lần cuối. Khi ông cố đạo đưa
cây thánh giá mạ vàng kề môi ông để ông hôn hình đức chúa Jesu thì ông vùng lên một
cách khủng khiếp để chụp lấy cây thánh giá”.

16
Sự keo kiệt của Grandet lớn đến khó tin và thái quá, bởi, lão vắt kiệt mọi khoản
chi trong cuộc sống: dè xẻn tiền lương của mụ Nanong, dù mụ làm việc ngày đêm,
không ngơi nghỉ. “Nanong bị Grandet bóc lột như một Chúa Đất phong kiến, nhưng
tiền lương mỗi năm của mụ cũng chỉ có 60 phơrăng. Món quà duy nhất mụ nhận được
từ người chủ của mình để kỷ niệm hai mươi năm phục dịch và cho đến tận nay chỉ là
cái đồng hồ quả quýt cũ của ông ta”. “Grandet thương mụ như thương một con chó”.
Với bản tính hà tiện, lão cũng tính toán chi li những khoản phí trong sinh hoạt gia đình:
“chỉ đốt lò sưởi từ mồng 1 tháng 11 và nhất định đến 31 tháng 3 thì ông tắt lửa, bất chấp
những ngày rét mướt đầu xuân và cuối thu”, hay việc “cả nhà thắp chung 1 ngọn nến”.

Thậm chí, Grandet tự tay phát bánh mì cho gia đình vào buổi sáng, tự tay sửa
các chi tiết hư hỏng trong nội thất gia đình thay vì mua hoặc gọi thợ đến. Với những chi
phí vặt vãnh trong nhà, lão không muốn bỏ ra một đồng, Grandet buộc tá điền phải cung
cấp lương thực từ rau quả đến củi đốt.

Balzac cho thấy, chỉ vì lợi ích trước mắt và đồng tiền, Grandet đã đánh mất
những bản tính tốt đẹp, nhân cách lương thiện của con người và trở nên tha hóa cùng
cực. Để thoả mãn túi tiền, Grandet chấp nhận đánh đổi những tình cảm thiêng liêng: vợ
chồng, cha con, bác cháu. Đối với Grandet, tiền vàng quan trọng hơn tình cảm, lão sẵn
sàng trở thành người chồng, người cha vô tình, bất nghĩa. Cụ thể, với người vợ ốm yếu,
Lão cưới bà chỉ vì tham cái gia tài kếch xù là của hồi môn bà mang tới, chứ không hề
xuất phát từ tình cảm, trái tim. Và dù bà đã mang đến cho lão 30 vạn phơ răng, nhưng
tuyệt nhiên mỗi tháng lão chưa bao giờ đưa cho bà quá sáu phơ răng để tiêu vặt. Thậm
chí khi bà nhận được món tiền bốn năm đồng lu-i do người khách Hà lan hay Bỉ biếu
khi mua bán xong thì “lắm lúc Grande làm như vợ chồng vẫn ăn tiêu chung nhau”, để
vòi cho được “mấy đồng trên khoản kim cặp mỗi mùa”. Tàn độc hơn, khi bà bị bệnh
nặng nằm liệt trên giường, thì thứ duy nhất lão quan tâm vẫn chỉ là: mời bác sĩ thì tốn
biết bao nhiêu tiền. Lão chỉ mời bác sĩ một lần duy nhất cho bà, đó là khi được ông
Cruyso cảnh báo: nếu cứ đối xử tệ hại với vợ, thì khi bà mất đi, Eugine sẽ có thể đòi
chia hưởng phần gia tài mà cô được kế thừa từ mẹ. Và cứ thế, bà vợ chết do chính những
tính toán chi li, kẹt xỉ của chồng mình.

17
Đồng thời, với đứa con gái duy nhất là Eugénie, lão cho rằng việc tặng tiền vàng
cho con gái vào mỗi dịp sinh nhật, chỉ là việc “mang tiền hòm này bỏ sang hòm khác,
không mất gì, mà lại gây dựng được đức tính hà tiện cho cô thừa tự”. Ngăn cản con gái
đến với Charles, lão chẳng phải vì tình thương hay sợ con khổ sở. Trái lại, lý do của lão
xuất phát từ việc cha Charles đã phá sản còn Eugénie lại là món công cụ hữu hiệu để
ông nhắm đến những món hời hơn, “Tôi, thà là tôi ném đầu con nhỏ xuống sông Loa
chứ không bao giờ gả cho thằng em họ của nó, ông nghe rõ chưa”, “Grangde lợi dụng
sự quyến luyến giá dối của hai gia đình kia thu về những mối lợi lớn”, “Ông ta là hiện
thân của vị thần hiện đại duy nhất mà người ta tín ngưỡng, vị thần Tiền, với tất cả quyền
uy của vị thần đó. Ở đây những tình cảm êm đẹp của cuộc sống chi giữ vai trò thứ yếu”.

Khi nghe tin con gái mang kho gia tài cho cậu em họ, Grandet nổi điên: “con
chết băm chết vằm. Rõ là đồ mất giống”, chấp nhận từ mặt cô, giam cầm con trong
phòng và ăn bánh nhạt, uống nước lã. Thậm chí, Grandet xem con mình là kẻ thù số
một, trong tâm trí bản thân, Grandet luôn mặc định rằng cô con gái rượu sẽ là kẻ thù
xâm phạm đến lợi ích là khối tài sản thừa tự của vợ ông ta: “thế ra cái chuyện ấy mà
thật à. Thế ra con gái tôi sẽ lột da tôi, phản tôi, giết tôi, ăn thịt tôi?”.

Tuy nhiên, Grandet không hám vàng đến mức mê muội, đánh mất lý trí, tính
tham lam, sự keo kiệt của lão xuất phát từ sự khôn ngoan, xảo quyệt, đầy tính toán. Lão
biết cách để khiến cho mụ Nanong tăm tắp tuân theo lời ông ta, thực hiện cả những ý
muốn kì dị, vô lý nhất của ông ta mà không bao giờ buông một tiếng than phiền. Và dù
ở Saumur có chán gia đình đãi người tử tế hơn, nhưng mụ chỉ tuyệt đối trung thành với
Grande: “Chủ của nó có bảo lăn vào lửa thay cho chúng, nó cũng lăn chứ chẳng chơi”.
Đó là bởi vì Grande khôn khéo nhận ra chỗ ưu điểm của mụ là ở thân hình to lớn, sức
vóc vạm vỡ. Và chính lúc ai ai cũng từ chối mụ bởi mụ “xấu xí, khó coi quá” thì Grande
đã vươn cánh tay cứu vớt cuộc đời mụ, cho mụ có công ăn việc làm và dỗ dành tâm hồn
người con gái vốn chịu nhiều tổn thương ấy chỉ bằng câu nói: “Tội nghiệp con mụ
Nanong này”. Tuy mục đích của những việc làm ấy chỉ để phục vụ những tính toán keo
bẩn của bản thân, nhưng không thể không thừa nhận, Grande là một người rất khôn
ngoan, xảo quyệt và đầy toan tính. Dè xẻn với gia đình nhưng Grandet lại trọng danh
dự với người ngoài. Mang danh người anh trai, người bác giàu tình thương với đứa cháu

18
tội nghiệp, Grandet thẳng tay đẩy Charles đến Ấn Độ lập nghiệp để bảo vệ tiền của và
danh dự bản thân. Trong mắt mọi người xung quanh, lão sống tiết kiệm, giản dị, thậm
chí lão còn giả vờ điếc và nói lắp trong những trường hợp cần thiết.

Lựa chọn giọng điệu lạnh lùng, dứt khoát và thẳng thắn khi miêu tả Grandet,
Balzac lên án mạnh mẽ xã hội thượng tôn đồng tiền, bỏ qua những giá trị, tình cảm tốt
đẹp giữa người với người. Chọn đúng trọng tâm chất liệu hiện thực xã hội đương thời,
Balzac đã khắc hoạ nên một Grandet phản ánh chân thật mặt tối của bức tranh đời sống.
Balzac vạch trần nơi tư bản đề cao đồng tiền làm giá trị con người bị tha hoá, sống trong
giả dối, con người dường như trở thành nô lệ tiền của với những mối quan hệ xã hội giả
dối.

2.2. Nhân vật Eugénie Grandet

Eugénie là đứa con gái duy nhất của Grandet, nàng đại diện cho hình ảnh người
phụ nữ có tình yêu thương, sự bao dung mạnh mẽ nhưng phải sống cuộc đời đầy cam
chịu trong xã hội tư sản. Nếu Grandet là kiểu đặc trưng nhân vật Balzac thẳng thắn vạch
trần thói xấu thì Eugénie lại được xem như hình tượng tác giả gửi gắm nhiều thông điệp
nhân sinh sâu sắc. Sự đối lập của hai nhân vật thể hiện ở chỗ: “Người cha và người con
gái mỗi người đều kiểm kê tài sản của mình, cha để mang vàng đi bán, con để đổ vào
biển ái nguồn ân”.

Balzac khắc hoạ Eugénie là thiếu nữ ngây thơ với tâm hồn sạch đẹp, giàu lòng
bác ái. Nàng luôn nghĩ và tôn sùng chúa, vâng lời cha, yêu thương mẹ. Cho đến khi gặp
cậu em họ Charles, Eugénie vẫn tốt đẹp, thậm chí nàng còn hết lòng yêu thương người
em này. Khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy Charles, tình cảm của nàng đã dần bộc lộ phần
nào, “Thỉnh thoảng Eugénie nhìn trộm người em họ, và bà Đe Gratxanh dễ dàng nhận
thấy qua những cái liếc kia, vẻ ngạc nhiên và sự chú ý của cô thừa tự mỗi lúc một tăng”.
Với Charles, Eugénie luôn dành cho cậu những điều tốt nhất, trông Eugénie “giống như
mọi người con gái lần đầu nảy lòng cảm mến”.

Eugénie sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời ngăn cấm của cha, “Mối tình ấy, cha
nàng nguyền rủa, nó làm cho mẹ nàng hầu như chết vì nó, nó mang lại cho nàng nhiều

19
đau khổ với một ít hy vọng mong manh”. Hiểu rõ tính keo kiệt của cha nhưng Eugénie
lại đưa cho Charles những đồng tiền vàng tiết kiệm vô cùng quý giá để cậu lập nghiệp
ở Ấn Độ, “Cái túi đựng của quý ấy chứa đựng những đồng vàng mới mẻ, nguyên trinh,
những công trình nghệ thuật thực sự. Thỉnh thoảng Grandet hỏi thăm tình hình những
đồng vàng ấy và muốn xem mặt chúng để giảng giải cho con gái nghe phẩm chất khác
biệt của mỗi loại, như vàng đẹp thế nào, diện óng ánh ra sao, chữ nhiều mà cạnh chữ
sắc sảo chưa hề bị sứt”, “Nàng tự hứa với lòng sẽ yêu chàng mãi mãi”. Kể từ hôm gửi
Charles món “hồi môn”, “Một mùa xuân yêu thương bắt đầu với Eugénie. Từ hôm trong
cảnh đêm vắng lặng, nàng trao cái túi vàng cho Charles thì nàng cũng trao luôn quả tim
nàng”.

Tình yêu đối với Eugénie đơn thuần hết mực, nổi bật ở nàng là sự chung thuỷ
trong tình yêu, “Nàng muốn theo dõi người yêu trên con đường đi Ấn Độ, nàng muốn
sớm sớm chiều chiều có mặt một chút trên chiếc tàu chở Charles, để được nhìn thấy
chàng, để hỏi chàng muôn nghìn câu hỏi”. Mỗi ngày sau khi Charles rời đi, Eugénie
đều chìm trong ưu tư, buồn bã, luôn hướng về bóng hình Charles cùng kỷ niệm giữa cả
hai, nàng bất chợt hỏi mụ Nanong trong đêm tối, “Sao thế chị Nanong nhỉ? Bảy năm
trời mà chàng không gửi cho tôi một bức thư”. Dù thời gian dài đằng đẵng, Eugénie
luôn tin rằng người em họ sẽ quay về thực hiện lời ước hẹn.

Vốn nghe lời cha, nhưng Eugénie sẵn sàng đưa ra những lý lẽ đanh thép cho việc
nàng sử dụng vàng vào việc cá nhân, “Thưa cha, của ấy có phải con được tự do muốn
làm gì thì làm, có phải thế không? Có phải là của con không?”. Khi Grandet nhìn thấy
và đòi chiếm đoạt vật định ước với người yêu, Eugénie không sợ hãi mà nhất quyết đòi
lại, thậm chí, nàng sẵn sàng dùng tính mạng của bản thân để đánh đổi lấy sự bảo vệ chu
toàn nhất cho vật đính ước thiêng liêng mà cậu em họ trao cho mình “Nó không phải là
sở hữu của cha, cũng không phải sở hữu của con. Nó là sở hữu của một người bà con
khốn khổ, họ đã ký thác cho con, con phải trả lại cho họ nguyên lành”.

Trước những tác động của thời cuộc lẫn dòng chảy của thời gian, tình yêu của
Eugénie chưa một lần bị phai nhoà. Ngược lại, tình cảm ấy luôn cháy âm ỉ, bền bỉ và
ngày một sâu nặng, “Cũng như ngày xưa, trong khung cảnh ấy, Eugénie vẫn là nhân vật
trung tâm và nếu Charles có mặt, Charles vẫn là ông hoàng ngự trị”. Suốt bảy năm dài

20
đằng đẵng, Eugénie luôn ôm lấy một bóng hình trong lòng, chưa phút nào lung lay, bởi
“Nếu không có tình yêu, không có đạo Chúa, không có đức tin ở tương lai thì nàng
không thể sống. Tình yêu làm cho nàng hiểu được cái vũ trụ vô thuỷ vô chung”.

Đối lập với Grandet, Charles là hình ảnh Eugénie với đầy đủ tính cách tốt đẹp
và lương thiện. Đặt hình tượng Eugénie giữa thời kỳ u tối, thượng tôn đồng tiền của xã
hội Pháp, “Chúa ném từng đống vàng cho người còn nặng nợ, tuy người ta không ham
vàng. Eugénie chỉ muốn về chầu Chúa, nàng sống mộ đạo và từ tâm, trí luôn nghĩ những
điều thanh khiết, tay luôn bí mật cứu giúp những kẻ khốn cùng”.

Đây không chỉ là ước mơ của tác giả, đó còn là biểu trưng cho những điều trong
sạch, tử tế ở những người mang tư cách như Eugénie vẫn đang tồn tại, “Bàn tay nàng
băng bó những vết thương kín đáo của mọi gia đình. Nàng đi lên trời cùng với cả một
đoàn việc thiện nghĩa. Tâm hồn cao cả của nàng làm cho những cái ti tiểu trong giáo
dục và những lề thói bủn xỉn lúc tuổi thơ bớt ti tiện. Lịch sử của nàng là lịch sử của một
người đàn bà sống giữa cõi trần, không phải là người của cõi trần, có khả năng tuyệt
vời để làm vợ và làm mẹ nhưng lại không chồng, không con, không thân thích”.

Tuy nhiên, họ lại bị những kẻ như Grandet, Charles, Crusoe lấn áp và trở nên cô
độc, “Những người sống cô quạnh thường luyện được một khiếu cảm tinh vi trong khi
trầm tư mặc tưởng, trong khi nhìn thấu suốt những sự vật rơi vào thế giới của họ.
Eugénie cũng có cái khiếu ấy. Nhờ những tai biến nàng gặp phải trong đời, nhờ chuyện
bội bạc của Charles đã mở mắt cho nàng”. Dù không bộc lộ rõ, nhưng bằng sức mạnh
của ngôn từ, Balzac soi đường cho Eugénie đến chiến thắng trong cuộc đấu tranh của
vấn đề đạo đức và đồng tiền.

2.3. Charles – Đại diện cho nhân vật tư sản hoá

Trong tiểu thuyết Eugénie Grandet, Charles là em họ của Eugénie Grandet. Vì


cha của Charles phá sản, anh từ thành phố Paris chuyển về vùng tỉnh lẻ Saumur để cậy
nhờ ông Grandet nuôi nấng. Một chàng trai trẻ xuất thân từ một gia đình giàu có, vốn
đã quen với nếp sống xa xỉ của người thành phố, Charles chính là mẫu nhân vật điển
hình và đặc trưng cho sự tư sản hóa ở Châu Âu vào những năm đầu của thế kỷ 19.

21
Trong lần gặp đầu tiên giữa Charles với gia đình Grandet, sự xuất hiện của anh
được ví như một “con ốc sên rơi giữa bộng ong, con công đáp xuống vườn gà”. Anh ăn
mặc một cách rực rỡ với việc diện bộ trang phục đi săn đẹp nhất, cây súng săn, cái bao
súng đẹp nhất và con dao găm đẹp nhất thành Paris. Một đống những thứ phù phiếm
của cái Paris hào hoa, tất thảy đều được anh chở theo. Điều đó chứng tỏ những năm
tháng sống ở Paris, Charles rất được chiều chuộng, được ăn no mặc ấm. Anh muốn việc
anh có mặt ở một vùng tỉnh lẻ Saumur phải trở thành một sự kiện lớn đối với cái vùng
ấy, thiên hạ nơi đây phải lác mắt với cái uy thế phong lưu công tử và cách ăn mặc của
mình. Nhưng rồi khi đối mặt với người bác Grandet, Charles đã nhận ra một sự đối lập
rất lớn. Không phải là một biệt phủ xa hoa, những bộ quần áo cũ kỹ và cách ăn mặc tầm
thường, cẩu thả là những gì mà anh đã ngộ ra khi chứng kiến nơi đây. Sự tương tác giữa
Charles và gia đình Grandet thể hiện rõ sự xung đột giữa hai thế giới khác nhau và bút
pháp hiện thực của Balzac khiến cho mối quan hệ này trở nên phức tạp và phản ánh
thực tế. Ngay cả khi đến ở nhà Grandet, anh vẫn không bỏ được các sinh hoạt mang
kiểu tư sản ấy. Từ những hi vọng, Charles hoàn toàn thất vọng khi sự thật quá khác biệt
so với những mơ tưởng của anh. Qua lần gặp gỡ đầu tiên, Balzac đã khắc họa rõ nét
bức tranh tương phản giữa một thành phố xa hoa và một vùng tỉnh lẻ, giữa một kẻ ăn
mặc xuềnh xoàng, hà tiện và một kẻ cầu kì, tiêu hoang thời bấy giờ.

Mặc dù là một người sống trong nhung lụa, được chiều chuộng, Charles vẫn là
một người sống rất tình cảm, biết khâm phục, biết yêu đương. Ở Saumur, khi nghe tin
cha mình chết, anh đã rất đau khổ “tiếng than khóc nổi lên giữa mấy bức tường, nghe
rất thảm đạm và dội thành tiếng vang”. Tuy thế, Charles vẫn là một người con của Paris,
tâm trí của anh vốn đã chịu sự giáo dục kinh khủng từ cái xã hội thượng lưu thời bấy
giờ. Một cái xã hội mà quyền lợi cá nhân luôn là động cơ cho mọi việc ở đời, là ưu tiên
hàng đầu. Một cái xã hội mà quyền và tiếng nói con người phải dựa trên túi tiền nặng
hay nhẹ. Một cái xã hội chỉ quan tâm đến vật chất và đồng tiền. Sống trong một xã hội
như thế, Charles cũng không nào tránh khỏi việc bị ảnh hưởng.

Từ khi bị người bác Grandet đẩy đến Ấn Độ để tự kiếm sống, mải miết chạy theo
đồng tiền đã làm Charles hoàn toàn thay đổi. Không giống như Grandet mang dấu vết
của một người tầng lớp dưới đi lên, hằng ngày lo việc chăm lo cánh đồng nho, trông coi

22
việc của tá điền… Charles mang một diện mạo tư sản “đẫm máu”: buôn người Trung
Hoa, da đen, tổ yến và các vật phẩm xa xỉ, cho vay nặng lãi theo quy mô lớn. Để kiếm
nhiều tiền, anh xem con người như một món hàng mà trao đổi mua bán. Mọi hành động
đều xuất phát từ ý định một ngày kia sẽ tái hiện ở Paris trong cảnh phú quý lộng lẫy, và
sẽ chiếm một địa vị còn cao sang hơn cái địa vị mà anh đã từ đó rơi xuống ngày xưa.
Cuộc đời của Charles như bước sang một trang mới, hoàn toàn thay đổi. Từ một chàng
trai hơn hai mươi tuổi hiền lành, thương cha, yêu Eugénie hết mực biến thành một tay
tư sản máu lạnh, thứ thiệt. Trái tim ngày càng nguội lạnh, co lại và trở nên cứng rắn,
đầy hoài nghi về con người. Khi đã giàu có, anh không sống một cách khắc khổ và keo
kiệt như Grandet, anh dùng tiền để thỏa mãn các thú vui xác thịt, những đêm ăn chơi
trác táng, những buổi trăng hoa đó đây để loại bỏ hình ảnh cô chị họ ra khỏi kí ức. Để
leo lên bậc thang danh vọng trong xã hội thượng lưu, Charles sẵn sàng thực hiện mọi
thủ đoạn. Vì đồng tiền, anh ta từ bỏ những tình cảm tốt đẹp. Quên đi tình yêu trong sáng
một thời với Eugénie để lấy một người phụ nữ giàu có ở Paris vì con cái anh ta sau này
sẽ có một địa vị xã hội và những cái lợi về sau không tính xiết. Tất cả đối với Charles
cũng đều quy về đồng tiền khi ngay cả tình cảm, sự giúp đỡ từ Eugénie đến cuối cùng
với anh ta, chỉ là mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ. Balzac đã lên tiếng tố cáo một xã
hội thượng tôn đồng tiền bằng cách xây dựng nhân vật Charles từ tư sản hóa đến trở
nên tha hóa.

Tóm lại, Charles là điển hình cho giai cấp tư sản Pháp phất lên sau cách mạng,
là mẫu nhân vật tiêu biểu cho loại người bị lóa mắt bởi danh vọng, trở thành nô lệ của
đồng tiền. Những tham vọng không đáy khiến con người từ bỏ mọi thứ để bước vào
giới thượng lưu, giới quý tộc đầy tiền tài, địa vị và quyền lực. Thông qua việc xây dựng
nhân vật Charles, Balzac muốn tái hiện lại hình ảnh bọn quý tộc máu lạnh, hám tiền
thời bấy giờ tại Pháp, phơi bày những mặt thối nát nhất của xã hội đương thời.

3. Chân dung Honoré de Balzac được thể hiện qua bút pháp hiện thực

3.1. Sơ lược về tác phẩm Bà Bovary của Gustave Flaubert

Tác phẩm Bà Bovary (tiếng Pháp: Madame Bovary) là một trong những tác phẩm
vĩ đại nhất của văn học thế kỷ 19, được chắp bút bởi tác giả Gustave Flaubert. Tác phẩm

23
này được xuất bản lần đầu vào năm 1857 và nhanh chóng trở thành một tượng điệu về
thế giới tâm hồn và xã hội thời đó.

Gustave Flaubert là một trong những nhà văn Pháp quan trọng nhất của thế kỷ
19. Ông nổi tiếng với sự chăm chỉ và tôn trọng từng chi tiết trong tác phẩm. Ông đã viết
tác phẩm Bà Bovary trong nhiều năm để hoàn thiện từng câu chữ. Tác phẩm này là biểu
tượng của trào lưu hiện thực chủ nghĩa trong văn học, với khả năng tái hiện khắt khe
cuộc sống và tâm trạng của nhân vật. Chính điều này đã đánh dấu một bước tiến quan
trọng trong văn học thế kỷ 19 và đánh gục tất cả các sự kỳ vọng của độc giả về một câu
chuyện tình yêu lãng mạn.

Tác phẩm Bà Bovary xoay quanh việc khám phá sâu sắc cuộc sống và tâm hồn
của Emma Bovary, một phụ nữ mê mải trong việc tìm kiếm tình yêu lãng mạn và sự
sung sướng. Tuy nhiên, tác phẩm không theo mô-típ chuyện tình thường thấy mà thay
vào đó đặt ra câu hỏi đầy thách thức về sự thất vọng, thực tế, và tình yêu trong xã hội
phức tạp của thế kỷ 19.

3.2. Cách Gustave Flaubert áp dụng bút pháp hiện thực trong Bà Bovary
Tập trung vào nhân vật chính: Flaubert tập trung chủ yếu vào cuộc sống và tâm
lý của nhân vật chính, Emma Bovary, và không mô tả rộng rãi về xã hội xung quanh cô.
Cuốn tiểu thuyết tập trung vào sự lặp lại và mất định hướng trong cuộc sống cá nhân
của Emma.

Mô tả tâm lý phức tạp: Flaubert thể hiện sâu sắc sự phức tạp trong tâm lý và tư
tưởng của Emma Bovary, đặc biệt trong việc mô tả sự bất mãn và khao khát không thể
thỏa mãn của cô.

Mối quan hệ và tình yêu: Bà Bovary là một tác phẩm tập trung vào tình yêu, tình
dục và mối quan hệ con người. Flaubert tập trung vào cuộc sống tư tưởng và tình cảm
của nhân vật chính hơn là xã hội xung quanh.

Có thể thấy được rằng là dù đều áp dụng bút pháp hiện thực trong tác phẩm của
mình nhưng Gustave Flaubert và Honoré de Balzac lại sở hữu những cách thể hiện khác
nhau. Việc so sánh bút pháp hiện thực giữa hai tác giả với hai tác phẩm khác nhau nhằm

24
làm nổi bật phong cách viết của mỗi người. Đó là những đặc điểm riêng trong ngôn ngữ,
cách xây dựng nhân vật và cốt truyện, và cả các chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn
truyền tải.

Điểm giống nhau: Cả Balzac và Flaubert đều tập trung vào việc mô tả chi tiết
cuộc sống hàng ngày của nhân vật trong tác phẩm của họ. Họ sử dụng chi tiết để tạo ra
một hình ảnh thực tế và sống động về môi trường xã hội và tâm lý con người. Cả hai
tác giả đều tạo ra những nhân vật có tính cách phức tạp và đa chiều.

Điểm khác biệt: Balzac thường viết về phạm vi rộng lớn của xã hội Pháp thế kỷ
19, thể hiện nhiều tầng lớp xã hội và tình huống đa dạng. Trong khi đó, Flaubert tập
trung vào việc mô tả cuộc sống cá nhân của nhân vật chính, Emma Bovary, và ít tập
trung vào xã hội xung quanh. Về mặt tâm lý và tình cảm, Flaubert đặt nặng vào việc
hiện thực hóa tâm lý, mô tả một cách chính xác và chi tiết về cảm xúc và tư tưởng của
nhân vật. Balzac cũng mô tả tâm lý, nhưng không tập trung mạnh mẽ như Flaubert.
Flaubert tập trung vào tình yêu, quan hệ tình cảm và tình dục của nhân vật chính, trong
khi Balzac thường mô tả tình yêu như một phần trong một bức tranh lớn hơn về cuộc
sống và quan hệ xã hội.

Qua đây, bức chân dung của Honoré de Balzac càng được củng cố rõ ràng và
cụ thể hơn như sau:

Tập trung vào các chi tiết về cuộc sống và xã hội. Balzac đã tạo ra một thị trấn
nông thôn và mô tả chi tiết cuộc sống hàng ngày của những người dân sống ở đó. Ông
mô tả những vấn đề như gia đình, tiền bạc, và quan hệ xã hội với sự tập trung vào cuộc
sống thường ngày của nhân vật chính Eugénie Grandet.

Nhân vật phức tạp: Balzac tạo hình nhân vật có tính cách phức tạp và đa chiều.
Người đọc có thể thấy rõ tâm lý, mục tiêu và xung đột của từng nhân vật, thể hiện bản
chất con người và quan hệ xã hội.

Xem xét tầng lớp xã hội: Balzac tập trung vào việc xem xét sự tương tác giữa
các tầng lớp xã hội, bao gồm sự khác biệt trong giá trị sống và ước mơ của họ. Ông
thường bóc tách xã hội qua việc so sánh và xung đột giữa các nhân vật từ các tầng lớp
khác nhau.

25
KẾT LUẬN
Tấn trò đời - một trong những công trình vĩ đại của văn học thế kỷ 19 nói chung
và lịch sử văn học Pháp nói riêng. Đó cũng chính là thành công rực rỡ nhất trong sự
nghiệp sáng tác của Balzac. Qua việc nghiên cứu về Eugénie Grandet- một tác phẩm
nổi trội trong bộ tiểu thuyết này, nhóm đã mang đến cho mọi người những khái quát
chung nhất về tác giả, tác phẩm và đặc biệt là cách Honoré de Balzac sử dụng bút pháp
hiện thực trong tác phẩm của mình.

Bút pháp ấy được thể hiện ở cách nhà văn miêu tả bức tranh xã hội tỉnh lẻ, qua
đó lên tiếng tố cáo tầng lớp cầm quyền với sách lược tạo phân biệt giàu nghèo, văn minh
hiện đại giữa vùng tỉnh lẻ và thành phố. Đặc biệt, bút pháp ấy còn được thể hiện chân
thực nhất qua cách nhà văn xây dựng được hệ thống nhân vật, với kiểu nhân vật tư sản
gạo cội, nhân vật tư sản hóa và kiểu nhân vật như Eugénie. Những nhân vật này được
xây dựng nên đều có ẩn ý riêng của nhà văn, nhằm phơi bày hiện thực thối nát của xã
hội Pháp đầu thế kỷ XIX, khi mọi người tranh đấu, dẫm đạp nhau trên con đường danh
vọng. Tuy nhiên, nhà văn vẫn bày tỏ một niềm tin tưởng son sắt rằng: đâu đó trong xã
hội ấy, vẫn còn tồn tại những con người lương thiện, đạo đức như Eugénie, không bị
đồng hóa và khuất phục dưới thế lực của đồng tiền.

Có thể nói, qua bộ tiểu thuyết, Balzac đã thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo
của mình. Đó là khả năng sử dụng thành thạo bút pháp hiện thực: xây dựng những nhân
vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Từ cốt truyện cho đến nhân vật, Balzac
đã không bỏ sót bất cứ chi tiết hiện thực nào. Những điều đó đã góp phần làm nên tên
tuổi và danh hiệu: nhà văn hiện thực tài ba của ông.

Nghiên cứu tìm hiểu bút pháp hiện thực trong tiểu thuyết Eugénie Grandet là đề
tài nghiên cứu hấp dẫn và cần thiết, vì nó không chỉ làm rõ vấn đề bút pháp hiện thực,
mà quan trọng hơn hết là chỉ ra tài năng độc đáo của tác giả. Với khả năng và trình độ
có hạn của nhóm, chắc chắn sẽ có những vấn đề chưa được giải quyết hiệu quả. Nhóm
rất mong thầy và các bạn thông cảm, góp ý kiến cho nhóm để bài nghiên cứu được trở
nên hoàn thiện hơn.

26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Tài liệu giấy:

Đỗ Đức Dục. (1981). Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây. Hà Nội:
Khoa học Xã hội.

Fortassier, R. (1982). Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XIX. (Nguyễn Thanh dịch). Hà Nội: Thế
giới.

Lê Tiến Dũng. (2003). Lý luận văn học phần tác phẩm văn học. TP. HCM: Đại học
Quốc gia TP. HCM.

Đặng Anh Đào. (2004). Ô.Đơ Banzăc và một thế giới đang bước đi. TP. HCM: Trẻ.

Phạm Phú Phong. (2011). Tiến trình văn học. Huế: Đại học Huế.

Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị
Hoàng, Nguyễn Văn Chinh & Phùng Văn Tửu. (2012). Văn học phương Tây. Hà
Nội: Giáo dục Việt Nam.

• Tài liệu điện tử:

Hà Tố Uyên. (2007). Nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện trong vở kịch “Lão hà tiện”
của Moliere và tiểu thuyết “Eugénie Grandet” của Balzac. Truy xuất từ
https://nguvandhag.wordpress.com/2011/11/02/ngh%E1%BB%87-
thu%E1%BA%ADt-xay-d%E1%BB%B1ng-nhan-v%E1%BA%ADt-ha-
ti%E1%BB%87n-qua-v%E1%BB%9F-k%E1%BB%8Bch-%E2%80%9Clao-
ha-ti%E1%BB%87n%E2%80%9D-c%E1%BB%A7a-moliere-va-
ti%E1%BB%83u-thuy%E1%BA%BFt/

Đỗ Thị Ngọc Nữ. (2012). Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Lão Goriot. Truy xuất
từ https://nguvandhag.wordpress.com/2012/06/05/luan-van-tot-nghiepchu-
nghia-hien-thuc-trong-tieu-thuyet-lao-goriot/

Phạm Văn Tuấn. (2016). Napoléon: Người làm thay đổi lịch sử Pháp và thế giới. Truy
xuất từ https://nghiencuuquocte.org/2016/03/27/napoleon-nguoi-lam-thay-doi-
lich-su-phap-va-gioi/

27
Bút pháp hiện thực của H.Balzac qua tiểu thuyết Eugénie Grandet. Truy xuất từ
https://123docz.net/document/9092408-but-phap-hien-thuc-cua-h-balzac-qua-
tieu-thuyet-eugenie-grandet.htm

28

You might also like