Báo Cáo Tổng Kết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 140

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA GIẢI THƯỞNG


“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2024

TÊN ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC XU HƯỚNG HÀNH VI


ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA GIỚI TRẺ TẠI
VIỆT NAM : VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội


Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Tài chính Ngân hàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA GIẢI THƯỞNG


“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2024

TÊN ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC XU HƯỚNG HÀNH VI


ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA GIỚI TRẺ TẠI
VIỆT NAM : VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội


Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Tài chính Ngân hàng
i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
1.2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu.......................................5
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................5
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................13
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...................................................14
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................14
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................14
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................15
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................15
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................15
1.5. Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................15
1.6. Kết cấu đề tài.....................................................................................................16
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT........................................................................17
2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán.............................................................17
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường chứng khoán........................17
2.1.2. Khái niệm quyết định đầu tư chứng khoán...................................................18
2.2. Tài chính hành vi..............................................................................................19
2.2.1. Lý thuyết về tài chính hành vi......................................................................19
2.2.2. Thiên kiến nhận thức....................................................................................20
2.2.3. Thiên kiến cảm xúc.......................................................................................21
2.2.4. Tài chính hành vi ở châu Á...........................................................................23
2.3. Dân trí tài chính................................................................................................24
2.3.1. Kiến thức tài chính.......................................................................................24
2.3.2. Thái độ tài chính...........................................................................................25
2.3.3. Hành vi tài chính...........................................................................................25
2.4. Các lý thuyết cơ sở............................................................................................26
2.4.1. Lý thuyết triển vọng.....................................................................................26
ii

2.4.2. Lý thuyết về nhận thức rủi ro.......................................................................27


2.4.3 Giả thuyết kỳ vọng hợp lý.............................................................................27
2.4.4. Lý thuyết hành vi hoạch định.......................................................................28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................30
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................30
3.2. Mô hình nghiên cứu và các giải thuyết...........................................................31
3.2.1 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................31
3.2.2. Các giả thuyết...............................................................................................32
3.3. Nghiên cứu định tính........................................................................................36
3.3.1. Mục đích và quy trình...................................................................................36
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................36
3.3.3. Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu..............................................................37
3.4. Nghiên cứu định lượng.....................................................................................38
3.4.1 Mục đích và quy trình....................................................................................38
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................39
3.4.3 Xây dựng thang đo........................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................46
4.1. Thực trạng đầu tư vào thị trường chứng khoán của giới trẻ tại Việt Nam. 46
4.2. Kết quả thống kê mô tả các nhân tố phản ánh...............................................47
4.3. Kiểm định sự khác biệt.....................................................................................48
4.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh...............................51
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo..................................51
4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)...............58
4.5.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập......................................59
4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc..................................61
4.6. Kiểm định OLS.................................................................................................62
4.6.1. Phân tích tương quan Pearson......................................................................62
4.6.2. Mô hình hồi quy tuyến tính..........................................................................64
4.6.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy:.....................................66
4.7. Kết quả các giả thuyết nghiên cứu..................................................................73
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý MỘT SỐ
CHÍNH SÁCH.............................................................................................................75
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.........................................................................75
5.1.1. Ảnh hưởng của các thiên kiến hành vi đến các quyết định đầu tư...............75
iii

5.1.2. Ảnh hưởng điều tiết của dân trí tài chính trong tác động của hành vi bầy đàn
đến quyết định đầu tư.............................................................................................77
5.2. Một số đề xuất và kiến nghị.............................................................................78
5.2.1. Đối với các cá nhân......................................................................................78
5.2.2. Đối với trường học và các cơ sở giáo dục....................................................80
5.2.3. Đối với các công ty chứng khoán.............................................................81
5.2.4. Đối với Chính phủ.....................................................................................85
5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng phát triển tiếp theo..............................87
5.3.1. Hạn chế của đề tài.........................................................................................87
5.3.2. Hướng phát triển tiếp theo............................................................................87
KẾT LUẬN..................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................90
PHỤ LỤC...................................................................................................................101
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU.......................................................101
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT........................................................................103
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU............................................................109
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ANOVA.................................................114
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA CÁC THANG
ĐO............................................................................................................................116
iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Ý nghĩa


1 EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám
phá
2 KMO Kaiser – Meyer – Olkin - Hệ số thể hiện mức độ thích
hợp của tương quan nội tại các biến quan sát
3 OLS Ordinary least squares – Phương pháp bình phương nhỏ
nhất
4 QDDT Nhân tố Quyết định đầu tư
5 DTTC Nhân tố Dân trí tài chính
6 HVBD Nhân tố Hành vi bầy đàn
7 HUNVT Nhân tố Hiệu ứng ngược vị thế
8 HUNDC Nhân tố Hiệu ứng neo và điều chỉnh
9 TLDD Nhân tố Thiên lệch do tính đại diện
10 QTT Nhân tố Quá tự tin
11 KTTH Nhân tố Không thích thiệt hại
12 HT Nhân tố Hối tiếc
13 KCBT Nhân tố Kiềm chế bản thân
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4. 1. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố giới tính..............................49
Bảng 4. 2. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố độ tuổi................................50
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố thu nhập.............................50
Bảng 4. 4. Độ tin cậy thang đo hành vi bầy đàn.......................................................52
Bảng 4. 5. Độ tin cậy thang đo hiệu ứng neo điều chỉnh..........................................52
Bảng 4. 6. Độ tin cậy thang đo hiệu ứng ngược vị thế..............................................53
Bảng 4. 7. Độ tin cậy thang đo tính đại diện.............................................................53
Bảng 4. 8. Độ tin cậy thang đo quá tự tin..................................................................54
Bảng 4. 9. Độ tin cậy thang đo tâm lý không thích thiệt hại...................................54
Bảng 4. 10. Độ tin cậy thang đo kiềm chế bản thân.................................................55
Bảng 4. 11. Độ tin cậy thang đo hối tiếc....................................................................56
Bảng 4. 12. Độ tin cậy thang đo quyết định đầu tư..................................................56
Bảng 4. 13. Độ tin cậy thang đo dân trí tài chính.....................................................57
Bảng 4. 14. Tổng hợp các biến quan sát theo nhân tố..............................................58
Bảng 4. 15. Kết quả KMO and Bartlett’s Test của phân tích EFA cho biến độc lập
lần 1........................................................................................................................59
Bảng 4. 16. Bảng ma trận xoay nhân tố và kết quả kiểm định phương sai trích, trị
số Eigenvalue cho phân tích EFA biến độc lập lần 1.........................................61
Bảng 4. 17. Kết quả KMO and Bartlett’s Test cho phân tích EFA cho biến phụ
thuộc.......................................................................................................................62
Bảng 4. 18. Kết quả kiểm định phương sai trích và trị số Eigenvalue cho phân
tích EFA cho biến phụ thuộc...............................................................................62
Bảng 4. 19. Hệ số tương quan giữa các biến.............................................................63
Bảng 4. 20. Kiểm định sự tồn tại của mô hình..........................................................65
Bảng 4. 21. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình...........................67
Bảng 4. 22. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình..........................69
Bảng 4. 23. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần thứ nhất.....................70
Bảng 4. 24. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần thứ hai.......................71
Bảng 4. 25. Bảng kết quả hồi quy...............................................................................72
Bảng 4. 26. Hệ số Beta chuẩn hóa của mô hình........................................................72
Bảng 4. 27. Kết quả kiểm định các giả thuyết...........................................................74
vi

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Mô hình hàm giá trị của lý thuyết triển vọng..........................................26
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)..........................................29

Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu................................................................................31


Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu...................................................................................32

Hình 4. 1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu..............................................................46


Hình 4. 2. Phân phối của phần dư trong mô hình....................................................66
Hình 4. 3. Biểu đồ Scatter Plot kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất
................................................................................................................................68
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo Zuravicky (2005), thị trường chứng khoán là một thị trường tại đó cổ
phiếu được mua và bán. Trong một nền kinh tế, bên cạnh vai trò là nguồn đầu tư tài
chính, thị trường chứng khoán còn thực hiện chức năng như một cơ chế báo hiệu cho
các nhà quản lý về các quyết định đầu tư và là chất xúc tác cho quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán được biết đến là kênh hiệu quả nhất để tăng vốn
của công ty (Zuravicky, 2005). Ngoài ra, thị trường chứng khoán có thể thúc đẩy sự
phát triển của một nền kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và sử dụng
tốt hơn các nguồn lực (Qamruzzaman và Wei, 2018). Do đó, tầm quan trọng và ảnh
hưởng của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của một nền kinh tế không thể
phủ nhận. Chính phủ Việt Nam chủ trương thành lập thị trường chứng khoán để hỗ trợ
doanh nghiệp huy động vốn dài hạn cho sản xuất và kinh doanh (HOSE, 2010). Tuy
nhiên, tại thời điểm thành lập, thị trường chứng khoán vẫn còn là một điều gì đó quá
xa lạ và mơ hồ đối với hầu hết người dân Việt Nam (HOSE, 2010).

Với bề dày hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, thị trường chứng
khoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết tháng 3/2023, giá trị vốn
hóa trên 3 sàn giao dịch chứng khoán là 5,48 triệu tỷ đồng, tương đương 82,15% GDP
cả nước, và tăng 4,86% so với cuối năm 2022. Cấu trúc thị trường cũng được hoàn
thiện với đủ ba loại hàng hoá gồm cổ phiếu, trái phiếu, và công cụ phái sinh (Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, 2023). Bất chấp nhiều biến động, theo số liệu của Trung tâm
Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 39.802
tài khoản trong tháng 3/2023, qua đó đưa quy mô tài khoản giao dịch toàn thị trường
lần đầu vượt mức 7,03 triệu. Trong đó, số tài khoản nhà đầu tư trong nước là hơn 6,99
triệu. Số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 43.279. Với hơn 7 triệu tài khoản - tương
đương khoảng 7% dân số, con số này đã vượt xa mục tiêu có 5% dân số đầu tư chứng
khoán vào năm 2025 trong đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, các phương tiện truyền
thông như Youtube, Facebook, Tiktok…, phần lớn các nhà đầu tư mới gia nhập thị
trường là những người trẻ tuổi vì họ dễ dàng nắm bắt được cách thức cũng như tin tức
về đầu tư tài chính. Công ty Chứng khoán VPS cho hay, giới trẻ, đặc biệt những bạn
có kiến thức về tài chính đã sớm tìm hiểu về chứng khoán, đầu tư vào chứng khoán và
coi đây là một trong những kênh đầu tư tiềm năng, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Đây cũng là lý do Công ty dành sự quan tâm rất lớn đến nhóm khách hàng tiềm năng
này. Cụ thể, trong tháng đầu tiên triển khai gói tài khoản “Nhà đầu tư trẻ”, Công ty
Chứng khoán VPS đã có thêm 15.000 khách hàng mới. Tại Công ty Chứng khoán
2

Pinetree, riêng trong tháng 8/2021, số tài khoản mở mới tăng gấp bốn lần, trong đó
nhóm khách hàng sinh năm 1996 trở về sau chiếm tỷ trọng lớn (VnExpress, 2021).
Đây là dấu hiệu cho thấy giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên, đang ngày càng quan
tâm đến việc tham gia, trải nghiệm đầu tư chứng khoán dựa trên lợi thế tiếp cận công
nghệ cao từ sớm.

Đối với giới trẻ, chứng khoán không chỉ là một phương tiện đầu tư để kiếm lời
và tạo thu nhập cá nhân. Nó còn là một cơ hội để trải nghiệm thực tế, xây dựng kỹ
năng và hiểu biết sâu hơn về thị trường tài chính. Bằng cách tham gia vào giao dịch
chứng khoán, các bạn trẻ có thể rèn luyện tư duy tính toán, phản ứng nhanh nhạy trong
việc đánh giá và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, để đầu tư thành công trong chứng khoán,
giới trẻ cũng cần phải cập nhật thông tin về thị trường tài chính cũng như những biến
động kinh tế toàn cầu. Điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về
ngành công nghiệp, doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Một
trong những ưu điểm lớn của việc đầu tư chứng khoán đối với giới trẻ là tính thanh
khoản cao và không yêu cầu vốn lớn. Chỉ cần một số tiền nhỏ, các bạn trẻ đã có thể bắt
đầu tham gia vào thị trường chứng khoán và tích lũy kinh nghiệm từ các giao dịch thực
tế. Điều này không chỉ mang lại cơ hội sinh lời mà còn giúp họ xây dựng nền tảng kiến
thức và kỹ năng quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân và tương lai sự
nghiệp.

Trong hơn 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đáng kể
với sự gia tăng về số lượng cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch. Tuy nhiên, sự hiểu
biết về hành vi đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của họ vẫn còn rất hạn chế. Các yếu tố hành vi là các yếu tố tâm lý
bao gồm cảm xúc và nhận thức, đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định
của các nhà đầu tư (Waweru và cộng sự, 2008). Những lý thuyết này cho rằng các nhà
đầu tư lý trí tối đa hóa lợi nhuận của họ bằng cách tuân theo các quy tắc tài chính cơ
bản và đưa ra quyết định đầu tư về việc cân nhắc lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ chấp
nhận rủi ro của các nhà đầu tư phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và thái độ của họ đối
với rủi ro (Maditinos và cộng sự, 2017). Mặc dù mới xuất hiện trong hơn hai thập kỷ
gần đây, lý thuyết tài chính hành vi đã đóng góp quan trọng trong việc giải thích các
hành vi không đồng nhất với kỳ vọng hợp lý, các thiên lệch trong hành vi của nhà đầu
tư, và các hành vi "đầu tư theo tâm lý bầy đàn" trên các thị trường như thị trường hàng
hóa, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. Lý thuyết này cũng giúp phân tích
hiện tượng "bong bóng" trên các thị trường này, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi
như thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nghiên cứu, như công trình của Hersh
Shefrin (2005), đã chỉ ra rằng lý thuyết tài chính hành vi có thể cung cấp cơ sở khoa
học để điều chỉnh các mô hình định giá, bao gồm cả định giá chứng khoán và sản
phẩm phái sinh, và áp dụng trong lý thuyết quản trị công ty hoặc để giải thích sự tương
tác giữa các thị trường khác nhau. Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý
3

thuyết tài chính hành vi không chỉ trong việc hiểu hành vi của các cá nhân trên thị
trường mà còn trong việc phát triển các công cụ và mô hình để dự đoán và quản lý rủi
ro trên các thị trường tài chính.

Do đó, cần phải tìm hiểu các yếu tố hành vi tác động đến quá trình ra quyết định
của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán hiện tại để giúp các nhà đầu tư
cũng như các công ty chứng khoán đưa ra dự đoán và quyết định tốt hơn cho kinh
doanh của họ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư trên cơ sở các
lý thuyết của tài chính hành vi cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý và điều tiết thị trường
chứng khoán có các chính sách quản lý hợp lý và thực thi đúng thời điểm đề đảm bảo
sự phát triển bền vững của thị trường. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây về việc ra
quyết định đầu tư đã cung cấp các hướng dẫn phù hợp cho các nhà đầu tư để đưa ra
quyết định sáng suốt tại các nước phát triển (Dima và cộng sự, 2018). Như vậy, cần
kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư trong một môi
trường đang phát triển như Việt Nam bởi vì kiến thức về tác động tiềm tàng của các
yếu tố đó giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt trong tình hình biến động
cao của giá cổ phiếu (Greenberg và Hershfield, 2019). Bên cạnh đó, Dima và cộng sự
(2018) cũng tranh luận rằng các quyết định đầu tư phù hợp có giúp các nhà đầu tư cá
nhân gia tăng tích cực đến hiệu quả đầu tư của họ.

Trong thời đại hiện nay, việc có hiểu biết và kiến thức về tài chính đang trở nên
vô cùng cấp thiết, không chỉ đối với sự duy trì cân bằng và thịnh vượng kinh tế cá
nhân nói riêng mà còn đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước nói
chung. Đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi, khi mỗi công dân có hiểu biết về tài
chính có thể đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng kinh tế toàn diện. Thái độ và kiến
thức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hành vi đầu tư tài chính của
cá nhân (Nguyễn Thị Ngọc Miên và Trần Phương Thảo, 2015). Điều này là một vấn
đề quan trọng đối với giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi sinh viên
tốt nghiệp và đi làm, kiến thức tài chính của họ không chỉ ảnh hưởng tại nơi làm việc
mà còn trong gia đình, giữa những người bạn bè, những người đồng trang lứa. Nó có
sức lan tỏa kiến thức tài chính trong cộng đồng. Điều này giúp tạo ra một nền kinh tế
vững mạnh và trường tồn theo thời gian.

Dựa trên các nghiên cứu từ năm 2000, nhiều khái niệm về dân trí tài chính đã
được tìm ra, cụ thể là được chia làm 5 nhóm: (1) Liên quan đến kiến thức về các khái
niệm tài chính; (2) Khả năng truyền đạt thông qua các khái niệm tài chính; (3) Điều
tiết nhận thức khả năng quản lý và đầu tư tài chính cá nhân; (4) Kỹ năng đưa ra các
quyết định đầu tư tài chính phù hợp và (5) Tự tin trong việc lập kế hoạch một cách
hiệu quả cho các nhu cầu đầu tư tài chính trong tương lai. Theo như khái niệm được
định nghĩa ở nhóm 1, kiến thức là thành phần rõ ràng nhất và phổ biến nhất của nhiều
định nghĩa về dân trí tài chính. Để đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả, trước
hết người ta phải biết một số điều về tiền. Tầm quan trọng của kiến thức đã được các
4

học giả xác nhận bằng cách tham khảo nghiên cứu về cách thức mà kiến thức có thể
cải thiện tình trạng tài chính của một người (Braunstein và Welch, 2002; Vitt và cộng
sự, 2000). Về nhóm 2, nghiên cứu của Fox, Bartholomae và Lee (2005) là một trong
những nghiên cứu làm thay đổi một chút định nghĩa dựa trên kiến thức về dân trí tài
chính. Thay vì chỉ tập trung vào lượng thông tin mà một cá nhân cung cấp, họ còn
định nghĩa dân trí tài chính là “yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả”
(Fox, Bartholomae và Lee, 2005). Ở nhóm 3, nhiều định nghĩa về dân trí tài chính bao
gồm một số đề cập đến khả năng hoặc năng khiếu điều tiết hành vi đầu tư tài chính cá
nhân. Nhiều tài liệu định nghĩa ngắn gọn như việc người Mỹ có khả năng “đầu tư tài
chính kém” do trình độ tài chính kém (Chen và Volpe, 2002). Hoặc chi tiết như: Khả
năng theo dõi nguồn tiền và nghĩa vụ thanh toán, hiểu biết cơ bản về chứng khoán và
thị trường, khả năng so sánh các ưu đãi cạnh tranh và lập kế hoạch cho các nhu cầu
đầu tư tài chính trong tương lai (Emmons, 2005). Bên cạnh đó, theo như nhóm 4, kỹ
năng đưa ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các định nghĩa về dân trí
tài chính. Các học giả và các chuyên gia khác đã mô tả việc ra quyết định theo nhiều
cách: “ra quyết định tài chính thành công” (JumpStart Coalition for Personal Financial
Literacy, 2008), “kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt” (Rhine và
Toussaint Comeau, 2002) và “Đưa ra những lựa chọn thông minh” (Financial Fitness
for Life, 2008) là một vài ví dụ. Cuối cùng, theo nhóm 5, không phải tất cả các nghiên
cứu đều kết hợp sự tự tin trong lập kế hoạch tài chính vào phương trình đo lường về
dân trí tài chính. Khi nghiên cứu, khái niệm đã được làm rõ như “hiểu biết về đầu tư và
lập kế hoạch tài chính” (Koenig, 2007). Theo như tổng quan của các nghiên cứu trên,
“Dân trí về tài chính” là sự kết hợp giữa nhận thức, kiến thức, kỹ năng từ đó điều tiết
thái độ và hành vi cần thiết cho các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt
được mục tiêu phúc lợi tài chính cá nhân; và tác động đến kinh tế vĩ mô khi một quốc
gia cải thiện tiết kiệm trong nước bằng khuyến khích tiết kiệm dựa trên nâng cao dân
trí về tài chính từ mỗi cá nhân (Mahdzan và S. Tabiani, 2013).

Kỹ năng tài chính của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đang được đặt ra thách
thức lớn trong bối cảnh tích cực phát triển kinh tế của Việt Nam. Ở nhiều nước trên thế
giới, việc nhận thức về đầu tư tài chính cá nhân luôn được đề cao và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này phần nào vẫn còn xa lạ. Việc
không biết cách đưa ra quyết định đầu tư tài chính sẽ khiến nhiều người chi tiêu mất
kiểm soát ở thời điểm hiện tại, rồi rơi vào khủng hoảng khi phải vật lộn với các khoản
vay nợ có thể xảy ra trong tương lai. Dựa theo nghiên cứu thực hiện bởi tác giả Trần
Thanh Thu và cộng sự (2020) về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối
cảnh số hóa ngành Tài chính, đã chỉ ra rằng mức quan tâm và hiểu biết về tài chính của
người dân Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các nước Châu Á. Số liệu chỉ ra rằng số
người hiểu biết về tài chính chỉ ở mức trên trung bình, cụ thể là 24%, nhưng có đến
93% người dân Việt Nam lại không có ý định cải thiện (Dougn, 2019). Bên cạnh đó,
theo các nghiên cứu khác, điều dễ nhận thấy: Hành vi chi tiêu thay đổi theo đặc điểm
5

của sinh viên, không gắn với giới tính và tương quan yếu với tình hình kinh tế xã hội
(PISA, 2015). Trong năm 2012, tập đoàn VISA đã thực hiện một cuộc khảo sát về
nhận thức đầu tư tài chính giữa 28 quốc gia, Việt Nam xếp hạng 26, đứng trên
Indonesia và Pakistan. Khảo sát cho thấy một phần ba số người được hỏi (33%) ở Việt
Nam không lập ngân sách gia đình để quản lý thu nhập và đầu tư. Đánh giá cũng chỉ ra
những người ở độ tuổi 18-24 có xu hướng ít lập kế hoạch ngân sách hơn so với những
người ở độ tuổi lớn hơn.

Có thể thấy rằng vẫn còn rất ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề dân trí tài
chính ảnh hưởng thế nào đến quyết định đầu tư của sinh viên và còn một số khoảng
trống nghiên cứu. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu hiểu biết về việc đưa ra
quyết định đầu tư chứng khoán cũng như các nhân tố tác động đến nó. Tuy nhiên, hầu
hết các đề tài nghiên cứu đều phân tích ở các quốc gia phát triển, nhiều nhân tố còn
khác so với Việt Nam. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá sự ảnh hưởng
của dân trí tài chính đến mối liên hệ giữa các xu hướng hành vi với quyết định đầu tư
trên thị trường chứng khoán của giới trẻ tại Việt Nam . Để thực hiện mục tiêu trên, bài
nghiên cứu sẽ sử dụng một khái niệm dân trí tài chính thống nhất và hiệu chỉnh cách
đo lường cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của các xu
hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại Việt Nam : Vai trò
biến điều tiết của dân trí tài chính” được nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu, nhằm
phân tích và tìm hiểu các nhân tố hành vi cũng như vai trò điều tiết của hiểu biết tài
chính tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên thuộc khối ngành kinh
tế và phi kinh tế là thực sự cần thiết. Đây sẽ là nguồn bổ sung về cả lý thuyết lẫn thực
tiễn cho nhánh nghiên cứu về dân trí tài chính tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan nghiên cứu

1.2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu thiên kiến hành vi ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư chứng khoán cá nhân

Đề tài nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trên khắp thế giới bởi tính thực tiễn cao. Sự phát triển trong nghiên cứu hành vi tài
chính cung cấp một khuôn mẫu cho phép các nhà nghiên cứu khám phá và hiểu rõ hơn
sở thích của các nhà đầu tư . Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng khám phá sâu
hơn về những thiên kiến ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và khiến cho nhà đầu
tư có thể đi chệch khỏi lý thuyết thị trường hiệu quả và giả định rằng hành vi của các
nhà đầu tư là hợp lý (Stanyer, 2008).
6

Những thiên kiến trong hành vi làm giảm khả năng phán đoán và khiến các nhà
đầu tư chấp nhận rủi ro mà họ không thừa nhận, có xu hướng giao dịch không hợp lý
và nhiều khi đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác nếu kết quả trở nên tồi tệ (Kahneman
và Riepe, 1998 ). Khi phân tích giao dịch của 46.969 tài khoản của các nhà đầu tư cá
nhân tại Trung Quốc, Gongmeng và cộng sự (2007) thấy rằng các nhà đầu tư Trung
Quốc đưa ra những quyết định giao dịch kém : họ có xu hướng bán những cổ phiếu
tăng giá chứ không phải những cổ phiếu đã giảm giá, thừa nhận lãi nhưng không thừa
nhận thua lỗ. Ngoài ra, các nhà đầu tư có vẻ quá tự tin , không đa dạng hóa danh mục
đầu tư và giao dịch quá thường xuyên. Họ có vẻ tin rằng lợi nhuận trong quá khứ là
biểu hiện của lợi nhuận trong tương lai. Do đó, việc xác định và sửa chữa những thiên
kiến mà nhà đầu tư có xu hướng mắc phải sẽ giúp cho họ cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư
tốt hơn trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, thiên kiến hành vi được coi là một thiếu
sót cần được sửa chữa (Shefrin, 2000; Pompian, 2006).

1.2.1.2. Những nghiên cứu về thiên lệch trong nhận thức ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư

Những thiên kiến về nhận thức có thể xuất phát từ việc nhà đầu tư phụ thuộc
vào các phương pháp suy nghiệm để đưa ra phán đoán khi đối mặt với tình trạng
không chắc chắn (Kahneman và Tversky, 1979; Tversky và Kahneman, 1974). Khi đối
mặt với sự không chắc chắn, việc ra quyết định trở nên chủ quan hơn, lý luận trở nên
kém lý tưởng hơn và quá trình ra quyết định mang tính phán đoán và dựa trên sở thích
của các cá nhân nhiều hơn (Pompian, 2006). Những niềm tin và sở thích mà mọi người
nắm giữ sẽ dẫn đến những quyết định sai lệch (Shefrin, 2002). Do đó, nhiều nghiên
cứu khác nhau trong lĩnh vực tài chính cho rằng những thiên kiến là những sai sót
mang tính hệ thống trong phán đoán (Kahneman và Riepe, 1998; Barber và Odean,
2001; Montier, 2002; Ritter, 2003; Barberis và Thaler, 2003) và vi phạm các nguyên
tắc lựa chọn hợp lý và ngăn cản một cá nhân tối đa hóa lợi ích của mình.

Manika và Mohammad (2020) sau khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thiên
kiến nhận thức và quy trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân Ấn Độ đã chỉ ra
rằng quá trình ra quyết định gồm ba giai đoạn : xác định nhu cầu đầu tư, tìm kiếm
thông tin và đánh giá tất cả các lựa chọn. Đồng thời, nghiên cứu cũng rút ra một số kết
luận về hành vi như sau. Thứ nhất, chỉ thiên kiến bầy đàn mới có mối quan hệ đáng kể
với việc xác định nhu cầu. Kết quả cho thấy rằng hai giai đoạn cuối của quá trình ra
quyết định không có ảnh hưởng gì đến thiên kiến bầy đàn. Nó cũng chỉ ra rằng không
có mối liên hệ trực tiếp nào giữa xu hướng bầy đàn với việc tìm kiếm và đánh giá lựa
chọn thay thế, tuy nhiên nó có thể liên quan đến các khía cạnh gần như bổ sung như
tình hình thị trường,... Hệ quả như vậy cũng tương đồng với những nghiên cứu của
Lin (2011). Thứ hai, tìm kiếm thông tin là giai đoạn thứ hai của việc ra quyết định hợp
lý, phản ánh mối quan hệ tích cực mạnh mẽ với sự lạc quan và kế toán tinh thần. Hành
7

vi lạc quan của các nhà đầu tư dựa trên khả năng tiếp cận thông tin không đầy đủ và
kiến thức trước đây của họ, nhờ đó họ hành động phi lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các nhà đầu tư phản ứng thái quá dựa trên thông tin cá nhân thay vì thông tin
công cộng (Daniel và cộng sự, 1998). Ngoài ra, chỉ có hiệu ứng ngược vị thế mới thiết
lập rõ ràng mối quan hệ với việc đánh giá các lựa chọn, đây là giai đoạn cuối cùng của
việc ra quyết định.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về quyết định đầu tư của sinh viên đại học có hiểu
biết tài chính, Vido và Nadia (2019) lại đưa ra quan điểm trái ngược với ý kiến trên
rằng hiệu ứng ngược vị thế không có mối quan hệ nào với quyết định đầu tư. Nghiên
cứu cho thấy rằng phần lớn những người được hỏi không phản ứng nhanh với tình
hình thị trường và họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua và bán cổ phiếu của mình.
Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của Hayat và Anwar (2016) ở Pakistan cho
thấy hiệu ứng ngược vị thế không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Hayat và Anwar
(2016) đề cập rằng hiệu ứng ngược vị thế luôn xảy ra đối với các khoản đầu tư dài hạn.
Mặt khác, đối với khoản đầu tư ngắn hạn, hiệu ứng ngược vị thế không phải lúc nào
cũng xảy ra trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Vido và Nadia
(2019) cũng rút ra kết luận rằng thiên lệch bầy đàn có ảnh hưởng tích cực đến quyết
định đầu tư. Nghiên cứu cho thấy những người được hỏi càng làm theo gợi ý của
người môi giới, bạn bè, gia đình hoặc nhóm của họ thì họ càng có nhiều khả năng ra
quyết định đầu tư. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến
Linh (2022) với đối tượng là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, cho thấy rằng hành vi bầy đàn cũng có mối quan hệ thuận chiều với quyết định
đầu tư chứng khoán.

Đồng thời, Vido và Nadia (2019) còn chỉ ra thiên kiến do tính đại diện, là thiên
kiến nhận thức, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Kết quả nghiên cứu cũng giải thích
rằng những người được hỏi đã sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ của họ để xem xét
quyết định đầu tư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các nhà đầu tư mới bắt đầu có
xu hướng đưa ra quyết định đầu tư giống như quyết định đầu tư trước đó, đặc biệt nếu
khoản đầu tư đó mang lại lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng không sẵn lòng thực hiện đa
dạng hóa đầu tư nếu như họ vẫn chưa có kinh nghiệm về loại hình đầu tư đó. Tương
tự, kết quả của nghiên cứu trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Võ
Thị Hiếu và cộng sự, 2020) chỉ ra rằng thiên kiến do tính đại diện là yếu tố có mức độ
ảnh hưởng tích cực mạnh đến quyết định đầu tư và từ đó làm giảm đi hiệu quả đầu tư.

1.2.1.3. Những nghiên cứu về thiên lệch trong cảm xúc có ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư

Trong khi những thiên lệch trong nhận thức như thiên kiến mỏ neo, hiệu ứng
sẵn có, và thiên lệch do tính đại diện,... bắt nguồn từ sự suy luận không chính xác,
những thông tin và lời khuyên tốt có thể điều chỉnh chúng, thì trái lại, những thiên kiến
8

cảm xúc, chẳng hạn như sự hối tiếc và sợ rủi ro, bắt nguồn từ những cảm giác bốc
đồng hoặc trực giác, hơn là từ suy luận có ý thức, và khó có thể hiệu chỉnh (Fernandes
và cộng sự, 2007). Thiên lệch do cảm xúc có thể tác động đến quá trình ra quyết định,
được tập hợp một cách thuận lợi theo Lý Thuyết Triển Vọng (Kahneman và Tversky,
1979).

Ritika và Nawal Kishor (2020) đã nghiên cứu tác động từ một số thiên lệch cảm
xúc như tự tin quá mức, tâm lý không thích thiệt hại, hối tiếc và tự kiểm soát. Kết quả
rút ra từ nghiên cứu chứng minh rằng những thiên kiến cảm xúc đều ảnh hưởng đến
việc ra quyết định của các nhà đầu tư Ấn Độ. Phát hiện cho thấy tâm lý không thích
thiệt hại là yếu tố dự báo quan trọng nhất về sở thích rủi ro. Các nhà đầu tư Ấn Độ có
thể chấp nhận thua lỗ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính sẽ có thái độ ủng hộ
hướng tới đầu tư và có nhiều khả năng đầu tư hơn. Bên cạnh đó, nhờ có niềm tin tuyệt
đối vào khả năng của một người và tin rằng họ có thể kiểm soát kết quả của các quyết
định đầu tư của mình, các nhà đầu tư tự tin quá mức cuối cùng phải chịu nhiều rủi ro
hơn khi đưa ra quá nhiều quyết định đầu tư. Còn khi phân tích biến hối tiếc thì lại cho
thấy những nhà đầu tư có thể đã thua lỗ trong quá khứ đều cảm thấy ngại đưa ra những
quyết định đầu tư sau này. Tương tự như các nghiên cứu trước đây (Pompian và
Wood, 2006), kết quả của nghiên cứu này cho thấy xu hướng tự kiểm soát là một yếu
tố ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định, khi họ không kiểm soát được bản thân
thì dễ dẫn đến những rủi ro khi tham gia vào thị trường.

Nghiên cứu từ những hiện tượng tâm lý thiên lệch do cảm xúc của lý thuyết tài
chính hành vi như tâm lý không thích thiệt hại, không thích sự mơ hồ, hành vi bầy đàn,
tự tin quá mức và hối tiếc, Phạm Sỹ Long và Hoàng Yến (2015) đưa ra kết luận rằng
trong khi tự tin quá mức là nhân tố có tác động mạnh nhất và khá phổ biến đến quyết
định của nhà đầu tư thì hành vi bầy đàn lại xuất hiện một cách có hệ thống và có sự
ảnh hưởng ít hơn. Tuy nhiên, đây đều là những hành vi không có lợi cho nhà đầu tư cá
nhân nên cần được giảm thiểu.

Điều này đồng quan điểm với Maqsood Ahmad và cộng sự (2018), khi phân
tích các nhà đầu tư cá nhân tại Pakistan, đã cho thấy rằng sự tự tin quá mức có ảnh
hưởng tiêu cực đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân. Khi đó, các nhà
đầu tư có xu hướng thực hiện các khoản đầu tư không phù hợp hoặc rủi ro, và họ có
thể giao dịch quá mức. Park và cộng sự (2010), Kafayat (2014), Seppala (2009),
Nguyễn Thị Bích Thuỷ và cộng sự (2023) cũng đưa ra quan điểm tương tự với kết luận
trên. Tuy nhiên, những điều này trái ngược với một số nghiên cứu trước đây cho rằng
sự tự tin quá mức không ảnh hưởng đến sở thích rủi ro trên cơ sở cá nhân hay chính là
cách đưa ra quyết định đầu tư (Evans và cộng sự, 1989; Houghton và cộng sự, 2000).

Một khía cạnh quan trọng và phổ biến của thiên lệch trong cảm xúc là hành vi
bầy đàn của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Theo Bakar và Yi (2016), hành vi
9

bầy đàn xảy ra khi các nhà đầu tư tìm đến hành vi của các nhà đầu tư khác vì họ tin
rằng những người khác sở hữu nhiều thông tin hơn. Ông lập luận rằng, trong một môi
trường ảnh hưởng bởi hành vi bầy đàn, thì một đoạn tin tức có thể dẫn đến một sự thay
đổi lớn về giá. Điều này có thể khiến tất cả những người tham gia vào thị trường
chứng khoán đưa ra quyết định sai lầm. Cũng đồng quan điểm với lập luận trên,
Dahiman Khan (2020) đưa ra kết luận rằng, hành vi bầy đàn có tác động cùng chiều
đến quyết định đầu tư, song song với đó sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư trên thị trường.
Còn Kavya Clanganthuruthil Sajeev (2021) thì cho thấy hành vi bầy đàn có sự ảnh
hưởng tới quyết định đầu tư, tuy nhiên mối quan hệ này rất yếu và không đáng kể.
Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hiếu và cộng sự (2020), hành vi bầy
đàn cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng tương đối thấp đến quyết định đầu tư và cũng
làm giảm đi hiệu quả đầu tư. Cho nên, các nhà đầu tư nên xây dựng nguyên tắc riêng
cho bản thân và tránh bị ảnh hưởng cảm xúc bởi các thông tin truyền thông.

1.2.1.4. Tổng quan các nghiên cứu dân trí tài chính ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư

Dân trí tài chính (DTTC) nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên
cứu, tổ chức tài chính và các nhà hoạch định chính sách (Kumari, 2017; Lusardi,
2019). Từ đó, những khái niệm liên quan đến DTTC thường rất phức tạp và xuất hiện
nhiều bất đồng quan điểm xung quanh việc định nghĩa về nó. Trong phạm vi nghiên
cứu, nhóm tác giả sử dụng định nghĩa DTTC là việc nhà đầu tư áp dụng kiến thức tài
chính nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu và mong
muốn của mình (OECD, 2018). Mỗi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư sẽ hành xử một
cách hợp lý và phi lý tùy thuộc vào thông tin và kinh nghiệm họ thu được (Hilgert và
cộng sự, 2003).

Ngày qua ngày, thị trường toàn cầu ngày càng trở nên rủi ro và dễ bị tổn thương
hơn. Đối với một nền kinh tế, tầm quan trọng của thị trường chứng khoán có thể được
quy cho nhiều yếu tố, bao gồm đóng vai trò trung gian để chuyển tiền (Zuravicky,
2005). Bất kỳ sự bốc đồng hoặc không chắc chắn nào trong quyết định đầu tư trên thị
trường chứng khoán đều có thể làm xáo trộn trực tiếp các doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế. Sự hiện diện của DTTC trong các nghiên cứu đã cho thấy rằng
DTTC đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn
(Hastings và cộng sự, 2013; Jariwala, 2015). Theo Lusardi và Olivia (2007) khi tiến
hành nghiên cứu về trình độ DTTC của 12 quốc gia, bao gồm Úc, Nhật Bản, EU, Hoa
Kỳ, Vương quốc Anh, họ nhận thấy rằng đa số những người tham gia vào quá trình
khảo sát đều có trình độ DTTC thấp. Ở Hoa Kỳ, rất ít cư dân Hoa Kỳ chắc chắn về kế
hoạch đầu tư tương lai của họ. Các phát hiện cho thấy chỉ một nửa số cư dân lớn tuổi
biết về lạm phát và lãi suất kép. Hơn nữa, khoảng một phần ba cư dân Hoa Kỳ biết về
đa dạng hóa rủi ro. Và những cá nhân không có bằng đại học, người thiểu số và phụ nữ
10

đều không có hiểu biết cơ bản về tài chính. Ngược lại, những người có trình độ DTTC
cao đều lựa chọn đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu chứng khoán. Kết quả từ nghiên
cứu của Jariwala (2015) còn xác định rằng khi các nhà đầu tư tại thị trường chứng
khoán thiếu kiến thức cơ bản về tài chính như đa dạng hóa rủi ro, lạm phát và lãi suất
sẽ dễ dẫn đến việc họ đưa ra quyết định đầu tư không đúng đắn. Kết hợp với các
nghiên cứu của Amisi (2012); Hastings và cộng sự (2013), kết quả đều cho thấy rằng
sự tồn tại của DTTC giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về việc ra quyết định đầu tư tối
ưu, và nó cũng giúp họ khắc phục các lỗi nhận thức có thể mắc phải trong quá trình ra
quyết định đầu tư (Hayat và Anwar, 2016). Sự thiếu hiểu biết về tài chính của các nhà
đầu tư đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra sự biến động và thiếu hiệu quả trên thị
trường chứng khoán. Việc cung cấp kiến thức tài chính cơ bản có thể giúp các nhà đầu
tư cải thiện việc ra quyết định của họ trên thị trường chứng khoán (Van Rooij và cộng
sự, 2011).

Mọi người trên toàn cầu đang ngày càng có xu hướng đầu tư vào thị trường
chứng khoán cùng các hoạt động tài chính khác và sự gia tăng này chủ yếu là do sự đa
dạng trong các sản phẩm, dịch vụ đã được cung cấp bởi các tổ chức tài chính nói
chung. Song song với đó, sự phức tạp của các sản phẩm này cũng tăng lên dẫn đến
việc các nhà đầu tư bắt buộc phải sử dụng DTTC để phân tích các báo cáo tài chính kế
toán, lần lượt, tác động đến các quyết định liên quan đến đầu tư của họ (Van Rooij và
cộng sự, 2011). Trích dẫn từ nghiên cứu của Libby và cộng sự (2002), kết quả cho
rằng sự khác biệt giữa các nhà đầu tư cá nhân so với những người chưa từng có kinh
nghiệm đầu tư thể hiện qua việc họ sử dụng DTTC để phân tích các báo cáo tài chính
kế toán, lần lượt, tác động đến các quyết định liên quan đến đầu tư của họ. Kết quả này
đồng quan điểm với nghiên cứu phân tích dữ liệu Thụy Điển (Almenberg và Dreber,
2015; Almenberg và Widmark, 2011) và dữ liệu của Đan Mạch (Van Rooij và cộng
sự, 2011) cho thấy mối quan hệ tương quan tích cực giữa kinh nghiệm đầu tư và quyết
định tham gia vào thị trường chứng khoán.

1.2.1.5. Tổng quan vai trò điều tiết của hành vi dân trí tài chính

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thiên kiến hành vi và dân trí tài chính
có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai
khái niệm này chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, đặc biệt trong việc nhận
định trình độ dân trí tài chính như một biến điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến hành
vi và quyết định đầu tư. Nghiên cứu về mối liên hệ này, người ta phát hiện ra rằng các
nhà đầu tư có trình độ hiểu biết cao sẽ xem xét và thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau
trong khi đưa ra quyết định hơn so với các nhà đầu tư có hiểu biết về tài chính thấp
(Khalid và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, khả năng hiểu các vấn đề tài chính ở cấp độ
cao hơn của một cá nhân có thể hỗ trợ việc xác định và giảm thiểu những thiên kiến về
hành vi, điều này cuối cùng có thể mang lại kết quả đầu tư vượt trội (Grable và
11

Rabbani, 2023; Mustafa và cộng sự, 2023; Mutereko và cộng sự, 2021). Ngược lại,
những cá nhân ít hiểu biết về tài chính sẽ bối rối trong quá trình ra quyết định và xuất
hiện những thiên kiến về hành vi (Disney và Gathergood, 2013). Điều này tương đồng
với các nghiên cứu về vai trò của dân trí tài chính đến khả năng ra quyết định của các
nhà đầu tư bằng cách xử lý và phân tích thông tin đúng cách (Hayat và Anwar, 2016).

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khalid và cộng sự (2016) cho rằng dân trí
tài chính có thể điều tiết mối quan hệ giữa khuynh hướng bầy đàn và quyết định đầu
tư. Kiểu điều tiết này đang củng cố mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn và quyết định
đầu tư. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có trình độ hiểu biết tốt sẽ sử dụng thông
tin của công ty làm tài liệu tham khảo trong quyết định đầu tư, ngược lại với những
nhà đầu tư có trình độ hiểu biết kém có xu hướng làm theo quyết định của một nhóm
trong quyết định đầu tư. Tương tự, Baker và cộng sự (2019) đã phát hiện ra rằng trình
độ hiểu biết tài chính có mối quan hệ tiêu cực với hành vi bầy đàn, có nghĩa là khi hiểu
biết về đầu tư tăng lên dường như có liên quan đến việc giảm xu hướng bầy đàn giữa
các nhà đầu tư cá nhân. Phát hiện này trái ngược với nghiên cứu của Vido và Nadia
(2019) giải thích rằng dân trí tài chính không thể điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến
bầy đàn với quyết định đầu tư. Kết quả nghiên cứu mô tả rằng các nhà đầu tư sẽ luôn
có hành vi bầy đàn đối với khoản đầu tư của họ nếu nó liên tục mang lại lợi nhuận.
Trong nghiên cứu của Vido và Nadia, các nhà đầu tư cho rằng thông tin công khai
mang lại nhiều lợi nhuận hơn là sở thích của họ. Sự lạc quan và tin tưởng vào các nhà
đầu tư khác cũng khiến các nhà đầu tư tin rằng quyết định đầu tư của họ sẽ mang lại
nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư cũng tin rằng khoản đầu tư họ
thực hiện sẽ trở thành một trải nghiệm có giá trị và mang lại lợi nhuận khi thị trường
biến động, do đó hiểu biết về tài chính của các nhà đầu tư cũng sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, nghiên cứu do Hayat và Anwar (2016) thực hiện tại thị trường
vốn Pakistan cho thấy nhà đầu tư có trình độ hiểu biết tài chính cao có thể giảm sự tự
tin thái quá vì họ có kỹ năng và năng lực tốt hơn về tài chính và lĩnh vực đầu tư mà họ
thực hiện. Nhà đầu tư có xu hướng tính toán giá trị lãi suất, mức lãi suất, lạm phát biến
động và các điều kiện kinh tế khác có thể ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của họ đối
với khoản đầu tư được thực hiện. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng dân trí tài chính có
thể điều chỉnh mối quan hệ giữa sự tự tin thái quá với quyết định đầu tư và kết quả là
làm giảm mức độ quá tự tin vào quyết định đầu tư. Ngược lại, Khalid và cộng sự
(2016) lại đề cập rằng dân trí tài chính chỉ liên quan đến kiến thức và kỹ năng của một
người về tài chính chứ không thể ảnh hưởng đến sự tự tin thái quá của họ vào quyết
định đầu tư. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Dhar và Zhu (2006) khi cho
rằng hiểu biết tài chính không liên quan đến xu hướng tự tin thái quá.
12

1.2.1.6. Tổng quan các nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến các thiên
lệch hành vi

1.2.1.6.1. Tác động của nhân khẩu học đến các thiên kiến hành vi

Từ nhiều năm về trước, nghiên cứu về các nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng
đến các thiên lệch hành vi đã được tiến hành và nghiên cứu một cách rộng rãi và thu
được các kết quả nhất định. Trong công trình nghiên cứu về các thiên kiến hành vi của
các nhà đầu tư tại vùng Delhi, Ấn Độ (Prosal và các cộng sự, 2015) với mục đích tìm
ra sự hiện diện của các thiên kiến hành vi cụ thể ở các nhà đầu tư Ấn Độ như sự tự tin
thái quá, sự lạc quan quá mức, hành vi bầy đàn, xu hướng ngược vị thế và đồng thời
nghiên cứu sâu hơn về vai trò của nhân khẩu học bao gồm “tuổi tác, giới tính, thu
nhập, nghề nghiệp và kinh nghiệm” và sự tinh tế của nhà đầu tư trong việc ảnh hưởng
đến các thiên kiến. Kết quả đầu ra của công trình nghiên cứu cho thấy tuổi tác, nghề
nghiệp và kinh nghiệm có mối liên hệ chặt chẽ với các thiên kiến hành vi so với các
nhân tố khác. Tương tự với quan điểm trên, Tekçe và cộng sự (2016) cũng chỉ ra rằng
sự tự tin quá mức là thiên kiến quen thuộc của các nhà đầu tư giảm khi tuổi tác và sự
giàu có tăng lên. Trái ngược với quan điểm trên, nghiên cứu của Lin (2011) tại Đài
Loan lại chỉ ra rằng thu nhập không tác động đến sự tin quá mức, xu hướng ngược vị
thế và tâm lý bầy đàn. Trong khi đó, tuổi tác lại có tác động ngược chiều đến tâm lý
bầy đàn và giới tính lại là nhân tố quyết định sự tự tin quá mức, khi mà nam giới thể
hiện sự tự tin quá mức trong các quyết định đầu tư nhiều hơn ở nữ giới. Nghiên cứu
của Zaiane và Abaoub (2010) cũng đưa ra đồng tình với quan điểm trên về thu nhập và
giới tính.

Trình độ học vấn cũng là một nhân tố quan trọng trong các nhân tố nhân khẩu
học khi nói đến tác động của chúng đến các thiên kiến hành vi. Trong một nghiên cứu
của Jamshidinavid và cộng sự (2012) về tác động của đặc điểm nhân khẩu học và tính
cách đối với các thiên kiến hành vi tài chính tại sàn giao dịch chứng khoán Tehran
năm 2011, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tự tin quá mức có mối quan hệ trực tiếp đối
với trình độ học vấn. Có nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì sẽ làm tăng mức độ tự
tin của các nhà đầu tư. Kết quả này đồng quan điểm với nghiên cứu của Estesa và
Hosseinib (1988), Bhandari and Deaves (2006), Deaves và cộng sự (2010). Ngoài ra,
trình độ học vấn còn có mối quan hệ ngược chiều với hiệu ứng ngược vị thế, cho thấy
rằng trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ hiệu ứng này càng thấp (Tehrani và
Gharehkoolchian, 2012), thiên lệch do tính đại diện cũng có mối quan hệ ngược chiều
với trình độ học vấn, nó gắn liền với các nhà đầu tư có học vấn thấp (Ates và cộng sự,
2016).
13

1.2.1.6.2 Tác động của nhân khẩu học đến quyết định đầu tư

Trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học của các
nhà đầu tư và quyết định quyết định đầu tư của họ thông qua các yếu tố hành vi trên
thị trường chứng khoán Ai Cập (Noura Metawa và các cộng sự, 2017), dựa trên dữ
liệu thu thập được từ 384 nhà đầu tư, kết quả cho thấy ngoài các yếu tố hành vi thì độ
tuổi, giới tính và trình độ học vấn có tác động đáng kể trong các quyết định của các
nhà đầu tư cá nhân, trong khi đó, kinh nghiệm lại là một biến không có ý nghĩa thống
kê trong nghiên cứu này. Ngoài ra, Jain và Mandot (2012) nghiên cứu tác động của các
yếu tố nhân khẩu học đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ở Rajasthan, cũng đã
kết luận rằng các yếu tố nhân khẩu học khác nhau như tuổi tác, tình trạng hôn nhân,
giới tính, thành phố, mức thu nhập, kiến thức thị trường, nghề nghiệp và trình độ
chuyên môn có tác động lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Saikh và
Kalkundrikar (2011) cũng đưa ra quan điểm tương tự với nghiên cứu trên.

Khái niệm tâm lý không thích thiệt hại ngụ ý về trạng thái tâm lý con người sợ
thua lỗ, được đưa ra lần đầu tiên trong lý thuyết triển vọng bởi hai nhà tâm lý học
Daniel Kahneman và Amos Tversky vào năm 1979. Họ phân tích rằng con người cảm
thấy đau đớn gấp đôi vì mất mát so với lúc họ cảm thấy hài lòng khi đạt được. Các nhà
đầu tư không thích thua lỗ suy nghĩ nhiều hơn về việc bảo vệ sự sụt giảm vốn thay vì
tăng trưởng lợi nhuận trong khoản đầu tư của họ. Hành vi của những nhà đầu tư không
thích thiệt hại sẽ không bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự thay đổi trong môi trường và thông
số về tâm lý này của các cá nhân là tương tự nhau trong những môi trường lựa chọn
khác nhau (Rabin, 2000).

Tâm lý không thích thiệt hại là sự kết hợp giữa độ nhạy cảm với thua lỗ cao hơn
là với lợi nhuận và xu hướng đánh giá kết quả thường xuyên. Vì vậy, nó sẽ làm các
nhà đầu tư gắn chặt với những thời gian thị trường chứng khoán hạ giá bởi họ có tâm
lý chờ giá tăng trước khi quay trở lại giao dịch. Điều này cũng khiến họ có thiệt hại
nặng nề hơn vì dễ dàng bán khi cổ phiếu tăng giá với tâm lý lo sợ giá sẽ quay trở lại xu
hướng giảm. Khi đó, rủi ro danh mục gia tăng vì thiếu cân bằng và kỷ luật trong khi
phần lớn nhà đầu tư nghĩ rằng họ đã hạn chế được rất nhiều rủi ro. Kahneman và cộng
sự (1991) cho rằng các nhà đầu tư có tâm lý không thích thiệt hại sẽ đưa ra những
quyết định đầu tư phi lý hơn. Trong khi đó, Bailey và cộng sự (2011) đã xác nhận hành
vi của nhà đầu tư và việc ra quyết định của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tâm lý không
thích thiệt hại, cụ thể các nhà đầu tư có xu hướng bán những cổ phiếu có giá trị cao
hơn và giữ những cổ phiếu có giá trị thấp hơn. Quan điểm này cũng tương đồng với
Massa và Simonov (2005); Valaskova và cộng sự (2019).

Các nền văn hóa khác nhau cũng ảnh hưởng đến tâm lý không thích thiệt hại
của các nhà đầu tư, ở Pakistan, phụ nữ không thích thua lỗ nhiều hơn nam giới (Tahira
và cộng sự, 2014). Cụ thể, các nhà đầu tư nữ được cho là có xu hướng sợ thua lỗ nhiều
14

hơn nam giới khi đưa ra các quyết định tài chính (Blavatsky và Pogrebna, 2008).
Những người lớn tuổi và những người thất nghiệp không thích mất mát nhiều hơn
những người trẻ tuổi và có việc làm trong các quyết định đầu tư.

1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu

Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều bài nghiên cứu về ảnh hưởng của
thiên kiến hành vi đến quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tại
các nền kinh tế khác nhau. Đồng thời trong những năm trở lại đây, sự xuất hiện của
biến dân trí tài chính như biến điều tiết cũng dần phổ biến trong các nghiên cứu về tài
chính hành vi. Tuy nhiên, do sự khác nhau về phạm vi, phương pháp nghiên cứu và
cách thức tiếp cận mà kết quả của các nghiên cứu còn nhiều điểm mâu thuẫn với nhau,
tạo ra những khoảng trống về nghiên cứu sau này như :

Thứ nhất, những khác biệt về tâm lý dẫn đến hành vi có thể tồn tại giữa các nhà
đầu tư tại các quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh
phương Tây không thể khái quát hóa cho các nước châu Á và không nhất thiết có bất
kỳ liên hệ nào đến Việt Nam. Các nền văn hóa châu Á được coi là một mô hình tập thể
mang tính xã hội, trong đó các nhà đầu tư phải chịu đựng sự tự tin thái quá dẫn đến
những thiên kiến về hành vi (Lương và Hà, 2011). Sự khác biệt về văn hóa, đặc biệt là
giáo dục và kinh nghiệm sống, có thể ảnh hưởng đến hành vi và do đó, các nhà nghiên
cứu tin rằng xu hướng thiên về hành vi có thể khác nhau giữa các nền văn hóa. Hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân và các thị trường
tài chính phát triển tốt, và rất ít thông tin được biết về hồ sơ và hành vi của các nhà đầu
tư cá nhân trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể và các thị trường kém phát
triển hơn. Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của thị
trường khác với các nước phát triển và trình độ tư duy của các nhà đầu tư Việt Nam
cũng khác với các nhà đầu tư ở các nước phát triển; do đó, nghiên cứu này sẽ đóng góp
theo bối cảnh.

Thứ hai, mặc dù đã có nghiên cứu về thiên kiến về hành vi của các nhà đầu tư
tại Việt Nam, nhưng sự xuất hiện về dân trí tài chính trong các mô hình nghiên cứu về
hành vi của các nhà đầu tư xuất hiện rất ít. Nghiên cứu hiện tại giúp hiểu được dân trí
tài chính ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư và vai trò điều tiết của dân trí
tài chính trong mối liên hệ giữa thiên kiến hành vi và quyết định đầu tư.

Thứ ba, đa phần các bài nghiên cứu trước hướng tới đối tượng là các nhà đầu tư
nói chung, chưa đi vào phân tích cụ thể với nhóm độ tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Theo
Schewe và Noble (2020), giống như các cá nhân, các thế hệ cũng thể hiện một tính
cách của riêng họ và đặc điểm này cũng phản ánh trong hành vi đầu tư của mỗi thế hệ.
Giới trẻ hiện nay là một thế hệ sinh ra trong thời đại internet và công nghệ phát triển
mạnh mẽ. Họ không chỉ phải đối mặt với sự phức tạp ngày càng tăng của các sản
15

phẩm, dịch vụ và thị trường tài chính mà còn có nhiều khả năng phải chịu rủi ro tài
chính lớn hơn trong tương lai. Nghiên cứu hiện tại sẽ tập trung hơn vào đối tượng này
và góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về tài chính hành vi tại Việt Nam.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm làm rõ tác động của các xu hướng hành vi bao gồm thiên lệch cảm xúc
và thiên lệch nhận thức đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ và vai trò điều
tiết của dân trí tài chính.

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu tập trung trả lời
các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Các thiên lệch cảm xúc có tác động như thế nào đến quyết định đầu
tư chứng khoán của giới trẻ?

Câu hỏi 2: Các thiên lệch nhận thức có tác động như thế nào đến quyết định
đầu tư chứng khoán của giới trẻ?

Câu hỏi 3: Dân trí tài chính tác động như thế nào đến quyết định đầu tư của giới
trẻ?

Câu hỏi 4: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa các thiên lệch cảm xúc,
thiên lệch nhận thức và quyết định đầu tư tài chính của giới trẻ như thế nào?

1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố thiên lệch cảm xúc và thiên lệch nhận thức
tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ: Vai trò điều tiết của nhân tố
dân trí tài chính.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung, sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập
chung xây dựng mô hình các nhân tố xu hướng hành vi tác động đến quyết định đầu tư
chứng khoán của giới trẻ và vai trò điều tiết của dân trí tài chính. Vận dụng các lý
thuyết bao gồm Lý thuyết triển vọng, Lý thuyết về nhận thức rủi ro, Giả thuyết kỳ
vọng hợp lý và Lý thuyết hành vi hoạch định.
16

Về mặt không gian, bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu với các bạn trẻ tại Việt
Nam . Và khách thể của cuộc nghiên cứu về quyết định đầu tư chứng khoán là giới trẻ
có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.

Về mặt thời gian, nghiên cứu kéo dài từ tháng 8/2023 đến tháng 3/2024. Đây
được coi là một cuộc nghiên cứu cắt lát nên còn có nhiều hạn chế là kết quả của cuộc
điều tra chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và dự báo cho tương lai.

1.5. Những đóng góp mới của đề tài


Dựa trên việc tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, cùng với quá trình
thu thập và phân tích dữ liệu về các nhân tố xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư
chứng khoán và dưới cách tiếp cận biến dân trí tài chính với vai trò điều tiết thông qua
Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính và Hành vi tài chính, nghiên cứu có những đóng
góp mới như sau:
 Thứ nhất, bài nghiên cứu đã đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm về các
nhân tố xu hướng hành vi bao gồm thiên lệch cảm xúc và thiên lệch nhận thức
tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán bằng phương pháp hồi quy tuyến
tính OLS, đưa ra được các bằng chứng về việc dân chí tài chính điều tiết mối
quan hệ giữa biến hành vi bầy đàn và quyết định đầu tư chứng khoán, đồng thời
các nhân tố giới tính, độ tuổi và thu nhập không có sự khác biệt về quyết định
đầu tư giữa các nhà đầu tư.
 Thứ hai, dựa trên các kết quả thu được, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp
đối với cá nhân các nhà đầu tư, trường học và các cơ sở giáo dục, các công ty
chứng khoán và Chính phủ nhằm hạn chế sự tác động của các xu hướng hành vi
đến quyết định đầu tư.

1.6. Kết cấu đề tài

- Chương 1: Giới thiệu chung

- Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Kết luận và hàm ý một số chính sách, giải pháp


17

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT


2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của thị trường tài chính, là nơi
thực hiện quá trình phát hành và giao dịch chứng khoán, cũng như là kênh quan trọng
để huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư vào các hoạt động doanh nghiệp và
hỗ trợ các dự án tăng trưởng kinh tế của Chính phủ (Zuravicky, 2005). Chứng khoán
giao dịch trên thị trường bao gồm cổ phiếu do công ty phát hành, đơn vị ủy thác, phái
sinh, quỹ đầu tư và trái phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, quá trình luân chuyển nguồn vốn được chia thành
hai loại chính:

- Thị trường sơ cấp: là nơi mà các chứng khoán mới được phát hành và giao
dịch. Trong thị trường này, nguồn vốn từ các nhà đầu tư được chuyển đến nhà phát
hành thông qua việc mua các chứng khoán mới được phát hành

- Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trước
đó trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng
khoán đã phát hành, nơi mà nhà đầu tư có thể mua bán chúng. Nhà đầu tư tham gia thị
trường thứ cấp với các mục đích như giữ tài sản tài chính, nhận lợi nhuận cố định hàng
năm hoặc tham gia giao dịch để tận hưởng lợi ích từ chênh lệch giá.

Về đặc điểm của thị trường chứng khoán, được xác định thông qua sự tham gia
trực tiếp của người cung cấp và người cần vốn mà không có sự trung gian tài chính
(Strumeyer, G., 2017), thị trường chứng khoán có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Tính liên tục là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt mọi lúc giúp nhà
đầu tư linh hoạt.. Sau khi chứng khoán xuất hiện trên thị trường sơ cấp, chúng có khả
năng được giao dịch nhiều lần trên thị trường thứ cấp.

- Đặc điểm giao dịch công khai giữ cho thị trường chứng khoán minh bạch trong quá
trình giao dịch tài chính. Những người tham gia có thông tin về giá cả cổ phiếu được
giao dịch, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

- Cuối cùng, khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của
thị trường chứng khoán, tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Với thị trường
thanh khoản, việc giao dịch mua bán có thể diễn ra dễ dàng và nhanh chóng bởi các
nhà đầu tư sẽ không mất quyền truy cập vào khoản tiền gửi của họ trong suốt thời gian
diễn ra dự án (Sarr và Lybek, 2002). Do đó, các thị trường càng có tính thanh khoản
18

thì càng dễ dàng đầu tư vào các dự án dài hạn, có khả năng sinh lời cao hơn, cải thiện
việc phân bổ vốn và tăng cường triển vọng tăng trưởng dài hạn. Nói cách khác, thị
trường chứng khoán càng thanh khoản, số tiền được đầu tư qua thị trường chứng
khoán càng lớn.

Về cơ bản, thị trường chứng khoán nằm ở trung tâm của hệ thống tài chính.
Chức năng chính của thị trường chứng khoán là phục vụ như một cơ chế để chuyển đổi
tiền gửi có kì hạn thành nguồn lực tài trợ cho nền kinh tế. Từ góc độ lý thuyết, thị
trường chứng khoán có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách huy động và thúc
đẩy tín dụng trong nước và cải thiện số lượng và chất lượng đầu tư (Levine và Zervos,
1998a, 1996; Rousseau và Wachtel, 2020).

Ngoài khía cạnh vai trò của chúng trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán
còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Thị trường chứng khoán có thể ví như
một "phép ma thuật" bằng cách cho phép đầu tư dài hạn được tài trợ bởi các quỹ được
cung cấp bởi các cá nhân, nhiều người trong số họ muốn có thể rút chúng theo ý muốn
(Baumol, 1960). Thêm vào đó, thị trường chứng khoán có thể làm tăng hiệu quả của
hệ thống tài chính thông qua cạnh tranh giữa các loại công cụ tài chính khác nhau.
Điều này, đến lượt nó, có thể làm tăng lợi tức cho những người gửi tiền, và cũng có
thể giảm chi phí huy động vốn cho người vay (Qamruzzaman và Wei, 2018). Một lợi
ích nổi bật của sự tồn tại của thị trường chứng khoán là khả năng áp đặt kỷ luật trong
lĩnh vực quản lý kinh tế khiến các chủ thể trong thị trường chấp hành nghiêm túc theo
những thay đổi chính sách từ Chính phủ, đặc biệt là chính sách tiền tệ (Pagano,
1993a). Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của thị trường chứng
khoán đối với sự phát triển nói chung của một quốc gia.

2.1.2. Khái niệm quyết định đầu tư chứng khoán

Ra quyết định là một quá trình phức tạp bao gồm việc phân tích một số yếu tố
và làm theo nhiều bước khác nhau. Đó là quá trình lựa chọn một giải pháp thay thế cụ
thể từ một số giải pháp thay thế. Đây là một hoạt động diễn ra sau khi đánh giá đúng
đắn tất cả các giải pháp thay thế (Subramani và Venkatraman, 2003).

Ricciardi và Simon (2000) cho rằng các nhà đầu cơ nên nắm giữ toàn bộ thị
trường thay vì cố gắng vượt qua thị trường. Nguồn tài chính mà nhà đầu tư có thể tiếp
cận đã lỗi thời. Việc sử dụng chúng không được khuyến khích để phân tích và đánh
giá thông tin và tài chính hành vi (Shiller, 2006). Để thành công trong việc làm chủ thị
trường, nhà đầu tư cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro hơn để đưa ra những
quyết định mạnh mẽ, hợp lý (Nguyen và Nguyen, 2020).

Ra quyết định là một quá trình trong đó một cá nhân phản ứng với các cơ hội và
mối đe dọa mà họ phải đối mặt bằng cách phân tích các lựa chọn và đưa ra quyết định
hoặc quyết định về các mục tiêu và tiến trình hành động cụ thể (Akintoye, 2006). Vì
19

vậy, các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng phải trải qua quá trình ra quyết
định. Theo Eastlick (1996) trong khi nhiều khoản đầu tư cổ phiếu có thể có sự tham
gia của một số người đóng vai trò như người khởi xướng, người gây ảnh hưởng, người
mua và người dùng giống như trong hành vi mua thì người ra quyết định đầu tư cũng
phải trải qua quá trình ra quyết định bao gồm nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin,
đánh giá các quyết định mua hàng thay thế và các hành vi sau mua hàng. Điều này ngụ
ý rằng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phải trải qua quá trình ra quyết định
và quá trình này thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có những lý thuyết
tranh cãi về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào cổ phiếu. Nodsinger
(2014) cho rằng nhà đầu tư phải thu thập và phân tích nhiều thông tin về các cổ phiếu
thay thế khác nhau trên thị trường. Tất cả các nhà đầu tư đều bị ảnh hưởng bởi những
thiên kiến tâm lý.

2.2. Tài chính hành vi

2.2.1. Lý thuyết về tài chính hành vi

Theo lý thuyết tài chính truyền thống, nhà đầu tư là hoàn toàn lý trí trong quyết
định tài chính của họ và sẽ ưa thích mức rủi thấp nhất ở mọi mức thu nhập hoặc sẽ ưa
thích mức thu nhập cao nhất ở mức độ rủi ro cụ thể (Markowitz, 1952). Nếu điều này
là đúng, thì không có một nhà đầu tư nào phải chịu thiệt hại. Nhưng khi quan sát quyết
định của nhà đầu tư trong thực tế, đây không phải là sự thật. Điều này đã dẫn đến sự
xuất hiện của một mô hình mới trong giới tài chính được biết đến là "Tài chính Hành
vi" (Behavioral Finance).

Bikas và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau
về tài chính hành vi, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý đối
với hành vi của những người tham gia trên thị trường tài chính và cách ảnh hưởng đó
tác động lên thị trường. Do đó, tài chính hành vi mang đến một góc nhìn mới về lĩnh
vực tài chính, bổ sung cho các lý thuyết tài chính cơ bản bằng cách giải thích hành vi
trong quá trình ra quyết định. Khác với lý thuyết của Markowitz (1952) và Sharpe
(1964), tài chính hành vi giải quyết vấn đề liên quan đến cá nhân và cách họ thu thập,
sử dụng thông tin. Nó hướng tới việc hiểu và dự đoán quá trình ra quyết định và mối
quan hệ với hệ thống thị trường tài chính. Hơn nữa, nó tập trung vào việc áp dụng
nguyên lý tâm lý và kinh tế để cải thiện quá trình ra quyết định tài chính (Olsen, 1998).
Tài chính hành vi được định nghĩa như một lĩnh vực trong tài chính giải thích những
hiện tượng bất thường trên thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng những hiểu biết
tâm lý thay vì bỏ qua những kết quả ngẫu nhiên phù hợp với giả thuyết thị trường hiệu
quả (Fama, 1998). Nó giả định rằng các nhà đầu tư cá nhân và kết quả của thị trường
bị ảnh hưởng bởi cấu trúc thông tin và các đặc điểm tính cách độc đáo của những
người tham gia thị trường (Bakar và Yi, 2016).
20

Theo Tim Parker (2019), thiên kiến hành vi chủ yếu được chia thành hai loại:
thiên kiến nhận thức và thiên kiến cảm xúc. Thiên kiến nhận thức liên quan đến việc ra
quyết định dựa trên một số khái niệm hay quy tắc chung trong tâm trí của nhà đầu tư,
có thể hoặc không phải là chính xác hoặc thực tế (Tim Parker, 2019). Bên cạnh đó,
quyết định đầu tư được cho là bị ảnh hưởng bởi thiên kiến cảm xúc khi được thực hiện
ngẫu nhiên dựa trên trực giác cá nhân và cảm xúc cá nhân liên quan đến nó (Tim
Parker, 2019).

2.2.2. Thiên kiến nhận thức

2.2.2.1. Hành vi bầy đàn

Một thiên lệch đáng chú ý và thường xuyên được quan sát là hành vi bầy đàn,
được định nghĩa là xu hướng của nhà đầu tư theo đuổi nhóm lớn nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán (Tan và cộng sự, 2008; Khan và Rizwan 2018). Khi nhà đầu tư
tham gia vào hành vi theo đám đông, họ dường như bỏ qua khái niệm cơ bản về giá cổ
phiếu và thay vào đó, thay vì đưa ra quyết định đầu tư dựa trên quy trình tiêu chuẩn
của xem xét rủi ro - lợi nhuận, họ có xu hướng mô phỏng quyết định của nhóm lớn nhà
đầu tư để đưa ra quyết định tương ứng. Nhà đầu tư thường tham gia vào loại hành vi
này khi điều kiện thị trường không chắc chắn, và họ không thể dễ dàng tin tưởng vào
thông tin có sẵn cho họ. Trong những tình huống như vậy, họ cố gắng bảo vệ bản thân
bằng cách đơn giản là theo đuổi hoặc sao chép các động thái của một nhóm lớn nhà
đầu tư (Caparrelli và cộng sự, 2004). Điều này là một vấn đề lớn đối với các nhà phân
tích tài chính vì xu hướng này của nhà đầu tư có thể làm thay đổi giá chứng khoán từ
giá trị cơ bản, điều ngược lại với quan điểm của lý thuyết định giá tài sản truyền thống
(Tan và cộng sự, 2008) và có thể tạo ra sự không hiệu quả trên thị trường chứng
khoán, thường được nhận biết thông qua các bong bóng đầu cơ (Caparrelli và cộng sự,
2004). Abul (2019) phát hiện ra rằng các nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường
chứng khoán có xu hướng tuân theo hiệu ứng đám đông.

2.2.2.2. Hiệu ứng neo và điều chỉnh

Yếu tố thứ hai được xem xét trong nghiên cứu này là hiệu ứng neo và điều
chỉnh. Hiệu ứng neo ảnh hưởng đến người ta bằng cách dựa vào các giá trị quá khứ
như giá trị tham chiếu để đưa ra quyết định (Tversky và Kahneman, 1974). Về giá, nhà
đầu tư thiên về giá gần nhất hoặc giá của chứng khoán nổi bật nhất, và dùng chúng làm
tham khảo khi đưa ra các dự đoán chứng khoán trong tương lai (Zielonka, 2004). Hiệu
ứng neo khiến nhà đầu tư tin rằng nếu trong năm trước đó, một số cổ phiếu cụ thể phản
ứng tại một thời điểm nào đó với một cấp độ cường độ nhất định, thì phản ứng sẽ
giống như vậy tại thời điểm cụ thể trong năm nay. Khi hiện tượng này phản ánh trong
quyết định của họ, họ thường đưa ra các quyết định sai lầm vì thị trường chứng khoán
không phản ứng với cùng một cường độ bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những
21

phản ứng đó (Blankenship và cộng sự, 2008). Để tránh quá trình phức tạp của việc
phân tích lượng lớn dữ liệu, nhà đầu tư sẽ dựa vào một điểm tham chiếu không hợp lý
và đưa ra quyết định đầu tư không lý trí (Pompian, 2006).

2.2.2.3. Hiệu ứng ngược vị thế

Theo M Weber và CF Camerer (1998), hiệu ứng ngược vị thế là xu hướng bán
những tài sản có giá trị và giữ lại những tài sản bị mất giá trị. Thiên kiến này có thể
được giải thích bằng hai đặc điểm của lý thuyết triển vọng: ý tưởng cho rằng mọi
người coi trọng lợi nhuận và thua lỗ so với điểm tham chiếu (giá mua cổ phiếu ban
đầu) và xu hướng tìm kiếm rủi ro khi gặp phải tổn thất có thể xảy ra và tránh rủi ro khi
có thể đạt được một mức lợi ích nhất định. Fogel và Berry (2006) cung cấp bằng
chứng hỗ trợ thực nghiệm cho sự hiện diện của hiệu ứng ngược vị thế giữa các nhà đầu
tư cá nhân. Họ phát hiện ra rằng các cá nhân tỏ ra hối hận vì đã nắm giữ một cổ phiếu
thua lỗ quá lâu và bán một cổ phiếu có lợi nhuận quá sớm. Hơn nữa, Barber và Odean
(2013) cũng giải thích rằng các nhà đầu tư cá nhân có sở thích bán cổ phiếu tăng giá trị
so với cổ phiếu giảm giá trị.

2.2.2.4. Thiên lệch do tính đại diện

Khái niệm về thiên lệch do tính đại diện được giới thiệu bởi nhà tâm lý học
Daniel Kahneman và Amos Tversky. Trong khái niệm này, giả định được đưa ra là
não bộ người làm cho các đối tượng có cấu trúc tương tự trở nên rất giống nhau
(Kahneman và Tversky, 1972). Thiên lệch đại diện cũng dẫn đến cái gọi là bỏ qua kích
thước mẫu, nó xảy ra khi mọi người cố gắng suy luận từ cỡ mẫu quá nhỏ (Barberis và
Thaler, 2003). Nhà đầu tư thường giả định xác suất của các cổ phiếu đi theo một
hướng nhất định bằng cách đánh giá nó tương đối với biểu hiện của nó trong quá khứ
(Shefrin, 2002). Một ví dụ điển hình thiên lệch này là các nhà đầu tư thường suy ra
một công ty có tốc độ tăng trưởng dài hạn cao sau một số quý tăng (Waweru và cộng
sự, 2008). Nhiều nhà đầu tư dường như tin rằng nếu giá đã tăng trong quá khứ thì
chúng sẽ tiếp tục tăng, và ngược lại với giá giảm. De Bondt và Thaler (1985) lập luận
rằng vì các nhà đầu tư chịu sự thiên lệch do tính đại diện, họ có thể trở nên quá lạc
quan về những chiến thắng và quá bi quan về những thất bại trong quá khứ.

2.2.3. Thiên kiến cảm xúc

2.2.3.1. Quá tự tin

Sự quá tự tin mô tả trạng thái tâm lý mà các nhà đầu tư tin rằng họ sở hữu nhiều
kiến thức hơn các nhà đầu tư khác (Shiller, 2006). Hiện tượng quá tự tin đã được
nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu, như là Bakar và Yi (2016), và Longjie và
Anfeng (2017). Khi mọi người đánh giá quá cao kiến thức và kỹ năng của mình, điều
22

đó phản ánh sự tự tin thái quá (De Bondt và Thaler, 1995; Hvide, 2002). Theo Simon
và cộng sự (2000), sự tự tin thái quá có thể tồn tại do các nhà đầu tư cá nhân không
xem xét lại những đánh giá ban đầu của họ một cách đầy đủ sau khi nhận được thông
tin mới; do đó, họ không nhận ra những đánh giá của mình có thể sai lầm đến mức
nào. Họ cho rằng phán đoán của mình là chắc chắn và tin rằng khả năng, kiến thức và
kỳ vọng của mình sẽ đạt được kết quả to lớn (Novianggie và Asandimitra, 2019).
Những nhà đầu tư này quá tự tin vào kỹ năng, kiến thức và triển vọng tương lai của
mình, khiến họ giao dịch quá mức ở mức độ hữu ích dự đoán thấp hơn. Quá tự tin
khiến nhà đầu tư mua nhiều tài sản hơn khi nhận được tín hiệu tốt từ thị trường và bán
nhiều tài sản hơn khi nhận được tín hiệu xấu (Wang, 2001).

2.3.2.2.Tâm lý không tích thiệt hại

Tâm lý không thích thiệt hại lần đầu tiên được đề xuất bởi Kahneman và
Tversky (1979) qua lý thuyết triển vọng (Prospect theory) mô tả cách nhà đầu tư đưa
ra những quyết định khi đối đầu với sự lựa chọn có rủi ro. Đường lợi ích chỉ ra tính
không cân xứng rõ ràng giữa độ thỏa mãn mà họ có được hoặc mất đi đối với một
khoảng giá trị. Sự bất cân xứng này ngụ ý khuynh hướng không ưa thích thiệt hại, có
nghĩa là con người nhạy cảm với những mất mát hơn là những lợi ích tương đương.
Do đó, ý tưởng tránh một tổn thất có thể xảy ra sẽ chiếm ưu thế hơn là đạt được một
lợi ích nhất định (Sönmez, 2010). Waweru và cộng sự (2008) đã kết luận rằng các nhà
đầu tư không thích rủi ro khi họ chứng kiến một khoản lãi gần đây nhưng lại chấp
nhận rủi ro trong trường hợp họ gặp thua lỗ, dẫn đến những quyết định sai lệch một
cách phi lý.

2.3.2.3.Hối tiếc

Mặc dù ý tưởng về vai trò của sự hối tiếc đã có từ lâu trong nghiên cứu về quyết
định (ví dụ: Savage, 1951), nhưng phải đến đầu những năm 80, khía cạnh dự đoán của
sự hối tiếc mới được kết hợp rõ ràng trong Bell (1982) và Loomes và Sugden (1982)
“thuyết hối tiếc”. Trong lý thuyết hối tiếc, người ta giả định rằng mọi người so sánh
kết quả thực tế với kết quả lẽ ra sẽ xảy ra nếu lựa chọn khác được thực hiện, và họ cảm
thấy hối tiếc khi kết quả bị bỏ qua thực tế tốt hơn và vui mừng khi kết quả bị bỏ qua tệ
hơn. Thuyết hối tiếc có thể giải thích việc các nhà đầu tư trì hoãn bán những cổ phiếu
đang giảm giá trong khi đó lại nhanh chóng bán những cổ phiếu đang lên giá (Shefrin
và Statman, 1985).

2.3.2.4. Kiềm chế bản thân

Theo Noah VanBergen và Juliano Laran (2016), kiềm chế bản thân là khả năng
kiểm soát hành vi của mình và giảm bớt tính bốc đồng. Hoạt động tài chính của tất cả
các loại chủ thể kinh tế khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ kiềm chế bản thân
23

của mỗi người. RH Thaler và HM Shefrin(1981) cho rằng khái niệm kiềm chế bản
thân có thể được áp dụng cho cá nhân như thể họ là một tổ chức. Nghiên cứu được
thực hiện bởi Ruofan Bai (2023) nói rằng khả năng kiềm chế bản thân có lợi cho việc
đưa ra quyết định, có ý chí mạnh mẽ và đạt được thành công trong tương lai, cho dù
thành tích đó là giàu có hay nổi bật. Việc không thể tự kiểm soát có thể dẫn đến việc
đưa ra những quyết định phi logic, thiếu tự tin và dẫn đến những hậu quả hành vi tai
hại. Khả năng một người có thể kiểm soát bản thân trong hiện tại và đưa ra những lựa
chọn đúng đắn sẽ quyết định khả năng tài chính của họ trong tương lai (Ruofan Bai,
2023).

2.2.4. Tài chính hành vi ở châu Á

Châu Á nổi tiếng hàng đầu thế giới với sự đa dạng về thị trường tài chính và
kinh nghiệm của những người tham gia, tạo ra một môi trường nghiên cứu tài chính
hành vi hấp dẫn. Mặc dù một số nền kinh tế đang phát triển, khác đã trải qua quá trình
phát triển dài hạn. Sự khác biệt về kiến thức và kinh nghiệm dẫn đến sự đa dạng trong
quá trình ra quyết định, làm cho Châu Á trở thành một nền tảng lý tưởng để nghiên
cứu tài chính hành vi. Điều quan trọng là người châu Á thường có xu hướng thiên về
hành vi còn hơn so với người phương Tây, với những nhà đầu tư cá nhân châu Á
thường được xem là những nhà đầu tư đơn giản hóa (Kim và Nofsinger, 2008). Theo
lý thuyết, nhà khoa học xã hội và nhà tâm lý tin rằng xu hướng hành vi có thể được
định hình bởi yếu tố văn hóa ở các cấp độ ảnh hưởng khác nhau (Yates và cộng sự,
1997). Kim và Nofsinger (2008) giải thích sự khác biệt giữa các nền văn hóa qua sự
liên tục giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Châu Á thường được cho là theo
mô hình xã hội tập thể, dẫn đến sự tự tin quá mức của nhà đầu tư và các thiên lệch
trong hành vi. Bởi vì khuynh hướng hành vi có thể học được (Wolosin và cộng sự,
1973), sự khác biệt về văn hóa trong kinh nghiệm sống và giáo dục có thể gây ra sự
khác biệt trong hành vi. Kinh nghiệm sống và giáo dục chắc chắn là khác nhau giữa
các nền văn hóa khác nhau, dẫn đến xu hướng hành vi có thể khác nhau giữa các văn
hóa. Một số bằng chứng cho thấy rằng những người lớn lên ở nền văn hóa châu Á thể
hiện nhiều thiên kiến về hành vi hơn những người đến từ Hoa Kỳ (Yates và cộng sự,
1997).

Mặc dù có một số tài liệu tâm lý học về sự khác biệt về hành vi giữa người châu
Á và người phương Tây, nhưng chúng vẫn còn hạn chế (Kim và Nofsinger, 2008).
Weber và Hsee (2000) nhấn mạnh rằng chủ đề văn hóa và quyết định chưa nhận đủ sự
quan tâm từ cộng đồng nghiên cứu và tâm lý học đa văn hóa. Các nhà nghiên cứu
Chen và đồng nghiệp (2007) cung cấp một phân tích có hệ thống về hành vi của người
châu Á và ảnh hưởng của chúng đối với việc ra quyết định đầu tư của họ. Để ủng hộ
quan điểm cho rằng người châu Á có những thiên kiến về hành vi nhiều hơn những
người đến từ các nền văn hóa phương Tây, Kim và Nofsinger (2008) chỉ ra rằng nhà
24

đầu tư Trung Quốc thường phải đối mặt với sự thiên lệch quá mức và ảnh hưởng đến
quyết định nhiều hơn so với những người đầu tư Hoa Kỳ.

Mặc dù tài chính hành vi vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, nhưng các nhà phân
tích tài chính hiện nay đã hiểu rõ hơn về hành vi con người và chấp nhận rằng những
hành vi này có thể ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Nhiều nhà nghiên cứu cũng
đồng tình rằng chênh lệch giá bị hạn chế (Shleifer và Vishny, 2017), do đó những hành
vi có thể tác động đến giá cả. Những nghiên cứu về tài chính hành vi đã mở ra cái nhìn
mới về thị trường tài chính. Gần đây, có nhiều sự quan tâm đối với tài chính hành vi
trong các hội nghị tài chính, đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu trẻ được đào tạo chuyên
sâu về tài chính (Kim và Nofsinger, 2008). Điều này tạo ra triển vọng hơn trong tương
lai về nghiên cứu tài chính hành vi.

2.3. Dân trí tài chính

Theo báo cáo của ASIC (2003), trên toàn thế giới đã thừa nhận rằng Dân trí tài
chính (DTTC) là một yếu tố quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế và tài
chính. Tuy nhiên, từ các tài liệu khác nhau về DTTC cho thấy, các nhà nghiên cứu vẫn
chưa thống nhất được một định nghĩa và thước đo chung cho khái niệm này.

DTTC được Noctor và cộng sự (1992) định nghĩa lần đầu tiên, chỉ ra rằng
DTTC là khả năng đưa ra những phán đoán sáng suốt và quyết định hiệu quả về việc
sử dụng và quản lý tiền bạc. Trong khi đó, Huston (2010) định nghĩa DTTC là thước
đo mức độ một cá nhân có thể hiểu và sử dụng thông tin liên quan đến tài chính cá
nhân.

Mặt khác, Remund (2010) định nghĩa khái quát hơn DTTC là thước đo mức độ
một người hiểu các khái niệm tài chính quan trọng và có khả năng cũng như sự tự tin
để quản lý tài chính cá nhân thông qua việc ra quyết định phù hợp, ngắn hạn và lập kế
hoạch tài chính dài hạn, hợp lý, trong khi quan tâm đến các sự kiện trong cuộc sống và
những điều kiện kinh tế thay đổi.

Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi được nêu ra bởi Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) về thuật ngữ DTTC là “ kiến thức và hiểu biết về các khái
niệm và rủi ro tài chính cũng như các kỹ năng, động lực và sự tự tin để áp dụng kiến
thức và hiểu biết đó nhằm đưa ra các quyết định hiệu quả trong nhiều bối cảnh tài
chính, nhằm cải thiện phúc lợi tài chính của người dân. cá nhân và xã hội, đồng thời
cho phép tham gia vào đời sống kinh tế” (OECD, 2013). Theo như định nghĩa trên,
OECD cũng đề xuất ba yếu tố quyết định quan trọng cấu thành nên DTTC là kiến thức
tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính.

Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả áp dụng định nghĩa về DTTC của
OECD (2013) bao gồm 3 khía cạnh: kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài
25

chính để làm cơ sở đo lường và đánh giá. Định nghĩa này thừa nhận nhu cầu về động
lực và sự tự tin của cá nhân để áp dụng DTTC vào việc ra quyết định, trong bối cảnh
tài chính khác nhau. Nó cũng nhấn mạnh đến việc cải thiện không chỉ “sự giàu có” của
tài chính cá nhân mà còn của xã hội.

2.3.1. Kiến thức tài chính

Theo Huston (2010), thuật ngữ “kiến thức tài chính” và “Dân trí tài chính” được
sử dụng thay thế cho nhau trong rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, giống như các khái
niệm chuẩn hóa khác, Huston (2010) chỉ ra rằng DTTC nên được khái niệm hóa thành
hai chiều – hiểu biết ( kiến thức tài chính cá nhân ) và sử dụng ( ứng dụng tài chính cá
nhân ) . Bên cạnh đó, kiến thức tài chính là một trong ba trụ cột của dân trí tài chính -
bao gồm, bên cạnh kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính (OECD,
2013).

Kiến thức tài chính phản ánh sự hiểu biết của cá nhân về các vấn đề tài chính.
Nó được đo lường bằng cách đánh giá các khía cạnh khác nhau của kiến thức tài chính
cơ bản, bao gồm: lãi suất kép, lạm phát, tiền gửi, giá trị thời gian của tiền, đa dạng hóa,
lãi suất, nợ và tài sản. Kiến thức tài chính là nền tảng của DTTC giúp các cá nhân đưa
ra quyết định và thiết lập hành vi và thái độ tài chính. Theo West và Mitchell (2021),
kiến thức tài chính sẽ nâng cao khả năng quản lý rủi ro của các cú sốc tài chính không
lường trước được, nhưng có một số nghiên cứu không giải thích được nghịch lý là mặc
dù có kiến thức và kỹ năng tài chính, các cá nhân vẫn đưa ra các quyết định không tối
ưu.

2.3.2. Thái độ tài chính

Thái độ tài chính đề cập đến niềm tin và giá trị liên quan đến các khái niệm
khác nhau về tài chính cá nhân (Priyadharsini, 2017). Những giá trị và niềm tin này có
thể hình thành hành vi tài chính trong việc đưa ra quyết định, chẳng hạn như tính tự
chủ, tính kiên nhẫn, tư duy dài hạn và khả năng giải quyết các vấn đề tài chính.

Thái độ tài chính tập trung vào khả năng kiểm soát bản thân cá nhân, thông qua
việc tin vào một điều được coi là tốt về tài chính, chẳng hạn như tin rằng điều quan
trọng là phải tiết kiệm tiền, lập kế hoạch tài chính, kiên nhẫn đối mặt với các vấn đề tài
chính và tìm cách đối phó, khả năng chấp nhận rủi ro và nhận thức về rủi ro và lợi
nhuận (Diacon và Ennew, 2001).

2.3.3. Hành vi tài chính

Hành vi của con người liên quan đến việc ra quyết định tài chính và quản lý tiền
như xây dựng chương trình ngân sách phù hợp và kiểm soát nó, thanh toán hóa đơn
nhanh chóng và tính chất tiết kiệm thường xuyên được gọi là hành vi tài chính
26

(Bhushan và Medury, 2014; Kalekye và Memba, 2015). Theo OECD (2013), hành vi
tài chính rất quan trọng và là thành phần cơ bản của hiểu biết tài chính. Atkinson và
Messy (2012) cho rằng hành vi tài chính tích cực của cá nhân như lập kế hoạch chi
tiêu phù hợp và quan tâm đến ổn định tài chính sẽ nâng cao trình độ DTTC của họ,
trong khi hành vi tài chính tiêu cực như phần lớn phụ thuộc vào tín dụng và các khoản
vay sẽ làm suy yếu tình trạng tài chính của họ.

2.4. Các lý thuyết cơ sở

2.4.1. Lý thuyết triển vọng

Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory/Loss-aversion Theory), được đề xuất bởi


Daniel Kahneman và Amos Tversky vào năm 1979, đưa ra một cái nhìn sâu sắc về
cách mà con người nhận thức về lãi và lỗ, có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định
lựa chọn giữa các phương án xác suất có rủi ro liên quan và xác suất của các kết quả
khác nhau chưa được biết.

Theo lý thuyết triển vọng, con người thường có xu hướng sợ mất mát hơn là hy
vọng đạt được lợi nhuận. Tversky và Kahneman cho rằng, tác động từ cảm xúc của
việc cảm thấy mất mát sẽ lớn hơn tác động từ cảm xúc của việc cảm thấy mức tăng
trưởng lợi ích tương đương, do đó, nếu một cá nhân đứng trước hai lựa chọn mà cả hai
phương án đều có kết quả giống nhau thì họ thường ưa chọn phương án ít có khả năng
kết thúc trong thua lỗ hơn là lựa chọn phương án có triển vọng mang lại nhiều lợi
nhuận hơn. Điều này được thể hiện qua đường diễn của hàm giá trị trong lý thuyết
triển vọng, với miền lỗ (Losses) có độ dốc cao hơn so với miền lợi (Gains).

Hình 2.1. Mô hình hàm giá trị của lý thuyết triển vọng

Nguồn: Daniel Kahneman và Amos Tversky, 1979


27

Qua quan sát giá trị hàm và đồ thị cho thấy, hàm giá trị có điểm thắt nút được
gọi là điểm tham khảo (reference point). Đây là điểm so sánh được xác định một cách
chủ quan của mỗi cá nhân. Hàm giá trị có dạng lồi ở miền lợi, thể hiện sự không thích
rủi ro, và dạng lõm ở miền lỗ, thể hiện sự ưa thích rủi ro. Bên cạnh đó, còn có thể thấy
rõ rằng phần mất đi vẫn có tác động lớn hơn phần được, ngụ ý sự thua lỗ có tác động
mạnh mẽ lên cảm xúc của con người hơn cái mà họ có thể nhận lại. Nói cách khác, các
nhà đầu tư không thích sự thua lỗ khi đứng trước các quyết định.

Mặc dù lý thuyết triển vọng nhận được sự công nhận rộng rãi về vai trò quan
trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư, nhưng nó không tránh khỏi những lời
chỉ trích. Một trong những chỉ trích đó đến từ các nhà tâm lý học khác, cho rằng lý
thuyết này thiếu các giải thích tâm lý cho quá trình mà nó mô tả. Cụ thể, phản ứng cảm
xúc và tình cảm của con người được cho là không được thể hiện đầy đủ trong mô hình
này. Ngoài ra, lý thuyết triển vọng cũng bị chỉ trích vì không rõ ràng về các yếu tố tạo
ra khung lý thuyết mà họ sử dụng. Điều này tạo ra thắc mắc về tính chính xác và áp
dụng của lý thuyết trong các tình huống thực tế.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tầm quan trọng của lý thuyết triển vọng trong
việc giúp ta hiểu rõ hơn về quyết định của nhà đầu tư. Nó không chỉ giúp ta nhìn thấy
mức độ rủi ro họ phải đối mặt để thu về khoản lợi nhuận mong muốn mà còn làm nổi
bật tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt khi nó có
thể chi phối lý trí của con người.

2.4.2. Lý thuyết về nhận thức rủi ro

Cách mọi người đánh giá rủi ro thường thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh và họ
phản ứng khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. Rủi ro đến từ nhận thức liên quan
đến cách mà một cá nhân đánh giá mức độ rủi ro của một quyết định hoặc hành động
dựa trên nhận thức cá nhân của họ về tình hình hiện tại. Trong khi đó, rủi ro khách
quan là mức độ rủi ro được đo lường và xác định dựa trên dữ liệu và thông tin khách
quan. Các cá nhân thường chịu ảnh hưởng của rủi ro đến từ nhận thức hơn là các rủi ro
khách quan (Stephen Diacon và Christine Ennew, 2001). Vì vậy, nhận thức về rủi ro
đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định tài chính và các hành vi chấp
nhận rủi ro.

Nhận thức về rủi ro bao gồm khả năng đánh giá, kiểm soát được mức độ không
chắc chắn của tình hình, và mức độ tin cậy của cá nhân vào các ước lượng này (Sitkin
S.B. và Weingart L.R., 1995). Về cơ bản, nhận thức rủi ro cũng bị ảnh hưởng bởi
những yếu tố tâm lý như sự sợ hãi, hối tiếc và sự lạc quan (Loewenstein và cộng sự,
2001).
28

2.4.3 Giả thuyết kỳ vọng hợp lý

Giả thuyết kỳ vọng hợp lý (Rational expectation hypothesis) là một lý thuyết


được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert E. Lucas, Jr., nhấn mạnh về cách các cá
nhân tham gia vào hoạt động kinh tế và đưa ra quyết định. Theo giả thuyết này, các cá
nhân sẽ đưa ra quyết định dựa trên những gì họ kỳ vọng xảy ra trong tương lai, được
xây dựng dựa trên thông tin hiện có và kết hợp với kinh nghiệm tích lũy từ quá khứ.
Trong giả thuyết kỳ vọng hợp lý, thị trường tài chính được coi là một hệ thống động,
nơi mọi thông tin có thể được nhanh chóng tích tụ và phản ánh chính xác vào giá của
các tài sản. Tính toàn vẹn và tính hiệu quả của thị trường được coi là nền tảng, mà từ
đó, nhà đầu tư có thể dự đoán giá trị tương lai của tài sản dựa trên thông tin hiện tại.
Giả thuyết kỳ vọng hợp lý cũng nói rằng dự báo hay các dự đoán của các cá nhân sẽ đi
đúng hướng mà họ đã xem xét để đưa ra quyết định. Bởi vậy mà kỳ vọng của các nhà
đầu tư cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng của nền kinh tế trong tương lai.

Tuy nhiên, trong thực tế, sự đa dạng về kiến thức và chiến lược giao dịch của
các nhà đầu tư sẽ tạo ra sự khác biệt trong hiệu suất. Sự không chắc chắn và tầm nhìn
hạn chế cũng làm cho thị trường không luôn hoàn toàn hiệu quả, và giả thuyết phải
linh hoạt đối mặt với những biến động không dự đoán.

Mặc dù giả thuyết kỳ vọng hợp lý có những thách thức, nhưng nó vẫn đóng vai
trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đối diện với sự phức tạp của thị trường tài
chính. Nó không chỉ là một lý thuyết mà còn là một công cụ giúp ta xác định và hiểu
rõ về cách thông tin và dự đoán tương tác, tạo nên cơ sở cho việc xây dựng các mô
hình tài chính và hiểu biết vững về thị trường tài chính đương đại.

2.4.4. Lý thuyết hành vi hoạch định

Lý thuyết hành vi hoạch định - TPB (Theory of planned behaviour) (Acek


Ajzen, 1985) được phát triển từ lý thuyết hành vi có hợp lý - TRA (Theory of reasoned
action) (Fishbein M., và Ajzen I., 1975). Theo lí thuyết hành vi có hợp lý, các cá nhân
có cơ sở trong quá trình ra quyết định và đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải
pháp, ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi của một người là
công cụ tốt nhất để dự đoán hành vi. Từ đó, ý định hành vi được xác định là chịu ảnh
hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan hành vi.

Lý thuyết hành vi hoạch định được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước
(TRA) về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí. Cho
nên so với TRA, TPB đã bổ sung thêm yếu tố độc lập mới là nhận thức kiểm soát hành
vi. Như vậy ba yếu tố cơ bản được xác định trong lý thuyết này (TPB) là thái độ cá
nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi, chuẩn
chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực
hiện hay không thực hiện hành vi (Ajen, 1991), và kiểm soát nhận thức hành vi là yếu
29

tố quyết định về sự tự nhận thức (Ajen, 2005). Lí thuyết cho thấy tầm quan trọng của
thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự
hình thành của một ý định hành vi.

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Nguồn: Acek Ajen (1985)


30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã kết hợp cả hai phương pháp định
tính và định lượng, quá trình thực hiện cụ thể như sau:

Dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, các lý thuyết về dân chí tài
chính, thiên lệch cảm xúc, thiên lệch nhận thức và quyết định đầu tư chứng khoán,
đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu định
tính về các thiên lệch tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ và tác
động dân chí tài chính đến tác động trên của giới trẻ tại Việt Nam .

Bên cạnh đó, nhóm kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng để mô
hình hóa các dữ liệu đã thu thập được từ việc khảo sát các cá nhân. Thông tin về các
thiên lệch cảm xúc và nhận thức, dân chí tài chính và quyết định đầu tư chứng khoán
của các nhà đầu tư cá nhân được đo lường bởi thang đo theo phương pháp định lượng,
trong đó:

● Các thiên lệch cảm xúc được đo lường bởi các thang đo của nhân tố quá tự tin,
tâm lý không thích thiệt hại, hối tiếc và kiềm chế bản thân. Các thang đo của
nhân tố hành vi bầy đàn, hiệu ứng neo và điều chỉnh, hiệu ứng ngược vị thế và
thiên lệch do tính đại diện để đo lường các thiên lệch nhận thức.

● Thang đo về dân chí tài chính được xây dựng trên bộ thang đo của Maarten và
cộng sự (2011), Zain UI Abideen và cộng sự (2023) và Natasya và cộng sự
(2022), sau đó sẽ được điều chỉnh phù hợp với giới trẻ Việt Nam.

● Thang đo về quyết định đầu tư chứng khoán dựa vào thang đo của Mahfuzur
Rahman and Soon Sheng Gan (2020), bao gồm các câu hỏi về xu hướng và mục
tiêu đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân.

● Thang đo likert gồm 5 mức độ được áp dụng cho các thang đo để đưa ra kết quả
thống kê.
Quy trình nghiên cứu đã được nhóm tác giả thực hiện theo các bước sau:
31

Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm nghiên cứu

3.2. Mô hình nghiên cứu và các giải thuyết


3.2.1 Mô hình nghiên cứu
32

Hành vi bầy đàn Quá tự tin

Hiệu ứng neo và điều chỉnh Tâm lý không thích thiệt hại

Quyết định đầu tư chứng khoán

Hiệu ứng ngược vị thế Kiềm chế bản thân

Tính đại diện Hối tiếc

Dân trí tài chính

Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm nghiên cứu

3.2.2. Các giả thuyết

3.2.2.1. Ảnh hưởng hành vi bầy đàn đến quyết định đầu tư

Hành vi bầy đàn là khuynh hướng hành vi xảy ra khi một nhóm người bắt
chước một hành động nhất định dẫn đến sự hội tụ của hành động đó (Hirshleifer và
Teoh, 2003). Trong bối cảnh thị trường tài chính, các nhà đầu tư đôi khi có thể làm
theo quyết định của đa số, bất chấp quan điểm cá nhân của họ về quyết định nói trên.
Nghiên cứu của Durand và cộng sự (2013) cho thấy rằng các nhà đầu tư có độ tin cậy
thấp sẽ làm theo lời khuyên của người khác. Trái ngược với đó, Bakar và Yi (2016)
cho rằng tác động của hành vi bầy đàn đến quyết định của nhà đầu tư không có ý nghĩa
thống kê. Như vậy:

H1 : Hành vi bầy đàn ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư.
33

3.2.2.2. Ảnh hưởng của hiệu ứng neo và điều chỉnh đến quyết định đầu tư

Hiệu ứng neo và điều chỉnh có thể được mô tả là xu hướng của nhà đầu tư neo
giữ những cân nhắc của họ vào một điểm không liên quan về mặt lý trí trong việc ra
quyết định đầu tư (Pompian, 2006). Ofir Wiener (2012) cũng chỉ ra rằng xu hướng neo
liên quan đến hành vi giao dịch không rủi ro của các nhà đầu tư. Như vậy :

H2 : Hiệu ứng neo và điều chỉnh ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu
tư.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng ngược vị thế đến quyết định đầu tư

Shefrin và Statman (1985) đã thiết lập một mô hình lý thuyết liên quan đến việc
xử lý cổ phiếu tăng giá và ưu tiên tính vào những tài sản thua lỗ. Nhà đầu tư có nhiều
khả năng nắm giữ tài sản thua lỗ hơn trong khi cố gắng bán cổ phiếu tăng giá (Kumar
và Goyal, 2015). Bodnaruk và Simonov (2015) đã nghiên cứu sự tồn tại của hiệu ứng
ngược vị thế ở các nhà quản lý quỹ tương hỗ . Đồng thời, Toma (2015) cũng nhận thấy
rằng các nhà đầu tư có xu hướng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng ngược vị thế khi đưa ra
quyết định đầu tư. Như vậy:

H3 : Hiệu ứng ngược vị thế ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của tính đại diện đến quyết định đầu tư

Tính đại diện là thái độ của nhà đầu tư luôn phụ thuộc vào kinh nghiệm của họ
dựa trên kinh nghiệm đầu tư trong quá khứ (Anderson và cộng sự, 2005). Các quyết
định được đưa ra bằng cách so sánh sự kiện hiện tại với các sự kiện trước đó và thực
hiện đầu tư tương ứng. Nó có thể tạo ra một số thiên kiến khi các nhà đầu tư coi trọng
hơn các sự cố gần đây và đánh giá thấp lợi ích dài hạn trong đầu tư (Kubilay và
Bayrakdaroglu, 2016; Zahera và Bansal, 2018). Tuy nhiên, Chan và cộng sự (2004)
cho rằng không thể có đủ bằng chứng về “thiên vị tính đại diện” trong việc định giá cổ
phiếu của nhà đầu tư khi phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Như vậy:

H4 : Tính đại diện ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư.

3.2.2.5. Ảnh hưởng của thiên kiến quá tự tin đến quyết định đầu tư

Thiên kiến quá tự tin có nghĩa là nhà đầu tư tăng cường dự đoán quá mức trong
khi đầu tư (Budiarto, 2017). Sự tự tin thái quá của nhà đầu tư cá nhân có ảnh hưởng
đáng kể đến quyết định đầu tư (Pradikasari và Isbanah, 2018). Bakar và Yi (2016) tiết
lộ rằng xu hướng tự tin thái quá có tác động tiêu cực đáng kể đến việc ra quyết định
của nhà đầu tư. Tuy nhiên, Rekik và Boujelbene (2013) cho rằng sự tự tin thái quá
không ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư. Như vậy:
34

H5: Quá tự tin ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư.

3.2.2.6. Ảnh hưởng của tâm lý không thích thiệt hại đến quyết định đầu tư

Kahneman và cộng sự. (1991) khám phá ra rằng các nhà đầu tư mắc chứng tâm
lý không thích thiệt hại thường đưa ra những quyết định không hợp lý. Thiên kiến tâm
lý không thích thiệt hại có tác động tích cực đáng kể đến việc ra quyết định của nhà
đầu tư (Lim, 2012; Khánh, 2017).Tuy nhiên, nghiên cứu của Bashiret (2013) không
nhất quán với những phát hiện trước đó. Ông nhận thấy rằng tâm lý không thích thiệt
hại không có bất kỳ tác động nào đến việc ra quyết định của nhà đầu tư. Như vậy:

H6: Tâm lý không thích thiệt hại ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu
tư.

3.2.2.7. Ảnh hưởng của thiên kiến hối tiếc đến quyết định đầu tư

Thiên kiến hối tiếc là xu hướng của nhà đầu tư sử dụng những kinh nghiệm tồi
tệ trong quá khứ để đưa ra quyết định đầu tư (Shefrin và Statman, 1985). Những trải
nghiệm tồi tệ (gặp lỗ hoặc lãi khi lựa chọn loại hình đầu tư) có thể ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư mà họ sẽ lựa chọn trong tương lai. Trong khi đó, theo Pujiyanto và
Mahastanti (2013), thiên kiến hối tiếc không có mối quan hệ nào với quyết định đầu
tư. Như vậy :

H7: Thiên kiến hối tiếc ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư.

3.2.2.8. Ảnh hưởng của kiềm chế bản thân đến quyết định đầu tư.

Theo Prachi Juneja (2015), thiên kiến kiềm chế bản thân đề cập đến những khó
khăn mà các cá nhân và nhà giao dịch gặp phải trong việc kiểm soát sự bốc đồng của
mình và bám sát các mục tiêu dài hạn. Tương tự theo Robbins và Judge (2007) ,
nghiên cứu chỉ ra rằng thiên kiến kiềm chế bản thân được sử dụng để xác định ảnh
hưởng của nó đến các quyết định đầu tư. Như vậy:

H8: Kiềm chế bản thân ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư

3.2.2.9. Ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quyết định đầu tư.

Dân trí tài chính từ lâu đã gắn liền với việc tăng hiệu suất đầu tư vì những lý do
rõ ràng; cách tốt nhất để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó là thực hành
và nghiên cứu nó (Baker và cộng sự, 2019). Một nhà đầu tư hiểu biết hơn về tài chính
sẽ không chỉ giới hạn danh mục đầu tư của họ ở các công cụ tài chính cơ bản như cổ
phiếu hoặc trái phiếu, mà thay vào đó sẽ tổng hợp danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản
phức tạp khác nhau, chẳng hạn như phái sinh lãi suất, quyền chọn, v.v. (Lusardi,
2019). Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư dân trí tài chính sẽ cơ
35

cấu lại danh mục đầu tư của họ một cách tích cực hơn những người khác và họ làm
như vậy theo cách giữ cho mức độ rủi ro của họ tương đối ổn định theo thời gian
(Bianchi, 2018). Do đó, sự gia tăng dân trí tài chính có liên quan đến hiệu quả đầu tư
cao hơn (Baker và cộng sự, 2019; Bianchi, 2018; Lusardi, 2019). Như vậy:

H9 : Dân trí tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư.

3.2.2.10. Vai trò điều tiết của dân trí tài chính trong mối quan hệ giữa các
thiên kiến hành vi và quyết định đầu tư

Như đã đề cập ở trên, điều quan trọng trong nghiên cứu này là kiểm tra dân trí
tài chính và các thiên kiến về hành vi để hiểu được hành vi của các nhà đầu tư. Các
nhà nghiên cứu tài chính hành vi ngày càng quan tâm đến việc xem xét tác động của
dân trí tài chính đối với hành vi đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (Ates¸a và cộng sự,
2016; Al–Tamimi và Anood Bin Kalli, 2009). Các nghiên cứu khác nhau cho thấy
rằng cả những thiên kiến về hành vi và dân trí tài chính đều có ảnh hưởng đáng kể đến
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai khái niệm này,
vốn có vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư, vẫn chưa được nghiên cứu sâu
và các nghiên cứu chưa coi dân trí tài chính là một biến số điều tiết các thiên kiến hành
vi và quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Biến điều tiết là biến có ảnh hưởng và có thể
sửa đổi cường độ hoặc hình thức liên kết giữa biến phụ thuộc và biến dự đoán của nó.
Vì vậy, dựa trên việc xem xét tài liệu, chúng tôi nhận ra rằng các nghiên cứu trước đây
nên bỏ qua tầm quan trọng có thể có của các biến điều tiết hoặc không thành công
trong việc kiểm tra kỹ lưỡng. Vì vậy, các nghiên cứu đã xem xét dân trí tài chính từ
quan điểm hiệu quả và quyết định đầu tư (Hilgert và cộng sự, 2003; Al–Tamimi và
Anood Bin Kalli, 2009; Bucher-Koenen và Ziegelmeyer, 2011). Trong sự chênh lệch,
chúng tôi kiểm tra biến này như một yếu tố điều tiết mối liên hệ giữa các thiên kiến
hành vi và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng:

H10: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn và quyết định
đầu tư.

H11: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hiệu ứng neo và điều chỉnh với
quyết định đầu tư.

H12: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hiệu ứng ngược vị thế và quyết
định đầu tư.

H13: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa tính đại diện và quyết định đầu
tư.
36

H14: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến quá tự tin và quyết
định đầu tư.

H15: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa tâm lý không thích thiệt hại và
quyết định đầu tư.

H16: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa kiềm chế bản thân và quyết
định đầu tư.

H17: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến hối tiếc và quyết định
đầu tư.

3.3. Nghiên cứu định tính

3.3.1. Mục đích và quy trình

3.3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả nhận thấy rằng trên thực tế, nếu chỉ thông qua các công trình
nghiên cứu trước đó, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của giới trẻ
trên ở Việt Nam chưa được nhìn nhận rõ và đầy đủ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thiết
kế bài phỏng vấn cá nhân sử dụng cho phương pháp nghiên cứu định tính để giúp
nhóm tìm hiểu và phát hiện các nhân tố khác tác động tới ý định đầu tư chứng khoán
của giới trẻ trên Việt Nam , qua đó sửa đổi, bổ sung những thiếu sót và hoàn thiện bài
nghiên cứu.

3.3.1.2. Quy trình nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân bao gồm: thông tin cá
nhân của người tham gia phỏng vấn, các biến giải thích bao gồm giới tính, khối ngành
đang theo học, quyết định tham gia đầu tư chứng khoán, trình độ dân chí tài chính và
các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư cá nhân (bao gồm thiên lệch nhận thức và
thiên lệch cảm xúc).

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Mẫu nghiên cứu

Nhóm tác giả lựa chọn quy mô mẫu là 10 đối tượng là các nhà đầu tư cá nhân
trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25, phù hợp với tiêu chuẩn mẫu để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Thời gian thực hiện phỏng vấn: tháng 1/2024


37

3.3.2.2. Bảng câu hỏi phỏng vấn

Các câu hỏi trong nghiên cứu định tính đều là các câu hỏi mở để khai thác tốt
nhất ý kiến cá nhân của người được hỏi về:

Về dân chí tài chính: Tự đánh giá dân trí tài chính và việc đưa ra kết quả đầu
tư của bản thân? Quan điểm về việc dân trí tài chính ảnh hưởng đến việc đưa ra kết
quả đầu tư như thế nào? Quan điểm về việc tăng dân trí tài chính có khiến cho việc
đưa ra quyết định đầu tư tốt lên hay không?

Về thiên lệch cảm xúc: Quan điểm về việc các thiên lệch cảm xúc có ảnh
hưởng đến việc đưa quyết định đầu tư như thế nào? Cụ thể, các thiên lệch cảm xúc như
quá tự tin, tâm lý không thích thiệt hại, kiềm chế bản thân và hối tiếc có ảnh hưởng
đến việc đưa quyết định đầu tư như thế nào?

Về thiên lệch nhận thức: Quan điểm về việc các thiên lệch nhận thức có ảnh
hưởng đến việc đưa quyết định đầu tư như thế nào? Cụ thể, các thiên lệch nhận thức
như hành vi bầy đàn, hiệu ứng neo và điều chỉnh, hiệu ứng ngược vị thế và tính đại
diện có ảnh hưởng đến việc đưa quyết định đầu tư như thế nào?

Về dân chí tài chính: Tự đánh giá dân trí tài chính và việc đưa ra kết quả đầu
tư của bản thân? Quan điểm về việc dân trí tài chính ảnh hưởng đến việc đưa ra kết
quả đầu tư như thế nào? Quan điểm về việc tăng dân trí tài chính có khiến cho việc
đưa ra quyết định đầu tư tốt lên hay không? Quan điểm về dân chí tài chính có điều tiết
mối quan hệ giữa xu hướng hành vi và quyết định đầu tư như thế nào? Liệu ngoài
những yếu tố đã được đề cập đến trong bảng hỏi thì bản thân còn chịu tác động của
yếu tố nào khác khiến cho quản lý chi tiêu bị ảnh hưởng hay không? Nhận xét về bảng
hỏi và nêu những góp ý cho nội dung bảng hỏi (nếu có).

3.3.3. Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu

Cách thức thu thập: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là
phỏng vấn ngẫu nhiên các nhà đầu tư cá nhân là giới trẻ tại Việt Nam .

Hình thức phỏng vấn được lựa chọn là phỏng vấn trực tiếp giữa người phỏng
vấn và người tham gia trả lời phỏng vấn. Thời lượng của một cuộc phỏng vấn cá nhân
là 10 - 15 phút. Câu trả lời của cuộc phỏng vấn được sử dụng làm dữ liệu sơ cấp cho
quá trình nghiên cứu định tính

Cách thức xử lý: Sau khi hoàn thành việc phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tổng
hợp các câu trả lời thành các ý chính sau đây:

Về thiên lệch cảm xúc: Các câu trả lời đều đồng ý rằng các thiên lệch cảm xúc
có tác động đến việc đưa ra quyết định đầu tư. Hầu hết các câu trả lời đều trả lời rằng
38

họ bị ảnh hưởng bởi nhân tố quá tự tin, khi tự tin thái quá họ sẽ đưa ra quyết định một
cách nhanh chóng và ảnh hưởng xấu đến kết quả đầu tư của họ. 50% câu trả lời rằng
họ bị ảnh hưởng bởi tâm lý không thích thiệt hại, và hối tiếc và số ít bị ảnh hưởng bởi
nhân tố kiềm chế bản thân và nó không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định đầu tư.

Về thiên lệch nhận thức: 100% câu trả lời là “Có” cho rằng các nhân tố thiên
lệch nhận thức ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Tất cả các câu trả lời đều cho rằng
quyết định đầu tư của họ bị ảnh hưởng bởi hành vi bầy đàn và tính đại diện, họ dễ bị
ảnh hưởng bởi quyết định của những người xung quanh khi đưa ra kết quả đầu tư. 60%
số lượng câu trả lời là bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng ngược vị thế và hiệu ứng neo và điểu
chỉnh ảnh hưởng đến số ít các nhà đầu tư.

Về dân chí tài chính: Về tự đánh giá dân trí tài chính cũng như việc đưa ra
quyết định đầu tư chứng khoán: các câu trả lời khá đa dạng, chủ yếu các bạn tự đánh
giá dân trí tài chính và quyết định đầu tư “ở mức ổn”, một số ít khác thì tự nhận định
dân trí tài chính” không được tốt” và đưa ra quyết định chưa được tốt, còn khá vội
vàng.

Tất cả các câu trả lời đều khẳng định rằng dân chí tài chính có ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư và đồng thời cho rằng dân chí tài chính càng cao thì quyết định đầu
tư đưa ra càng tốt. Đến 80% người trả lời cho rằng dân chí tài chính không thể thay đổi
mối quan hệ giữa các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán. Những
người đánh giá dân trí tài chính ở mức ổn vẫn bị ảnh hưởng bởi các xu hướng hành vi.

Về nhận xét, đánh giá và góp ý cho bảng hỏi: Hầu hết các ý kiến đều cho
rằng từ ngữ và cách diễn đạt trong bảng hỏi đều dễ hiểu, không có câu hỏi nào gây khó
khăn khi trả lời. Tuy nhiên nhiều bạn gặp khó khăn với các từ ngữ chuyên ngành, hay
khái niệm về các xu hướng hành vi còn mơ hồ, dễ nhầm lẫn. Từ đó, nhóm tác giả
thống nhất bổ sung thêm một số định nghĩa về từ ngữ học thuật trong phiếu hỏi, đồng
thời một số câu hỏi tính toán được giảm bớt độ khó, nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp để
thu thập được thông tin có giá trị và giúp người được hỏi có thể trả lời dễ dàng hơn.
Ngoài ra, những người tham gia phỏng vấn đều cho rằng cho rằng bản thân không bị
tác động bởi các yếu tố khác bên ngoài những yếu tố đã được đề cập đến trong bảng
hỏi, vì vậy mà không có đề xuất bổ sung hay bỏ đi thang đo nào.

3.4. Nghiên cứu định lượng

3.4.1 Mục đích và quy trình

3.4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng

Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu liên quan đến ảnh hưởng của dân trí tài
chính đối với mối quan hệ giữa các xu hướng hành vi trong quyết định đầu tư trên thị
39

trường chứng khoán của giới trẻ Việt Nam . Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích
các dữ liệu để thấy được mức độ tác động của các yếu tố hành vi đến việc ra quyết
định của các nhà đầu tư. Mục tiêu là xác định những thiên kiến mà nhà đầu tư có xu
hướng mắc phải, từ đó giúp cho họ cân nhắc kỹ lưỡng và ra quyết định tốt hơn trong
quá trình đầu tư của mình.

3.4.1.2. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi

Nhóm nghiên cứu xây dựng và xử lý bảng hỏi theo trình tự như sau:

(1) Xác định rõ khái niệm và phương pháp đo lường các biến dựa trên các nghiên cứu có
liên quan.

(2) Xây dựng bảng hỏi sơ bộ theo mẫu 5-Likert từ mô hình lý thuyết kết hợp phỏng vấn
sâu để hoàn thiện mô hình nghiên cứu, sau đó chọn lọc và bổ sung các giả thuyết.

(3) Điều chỉnh thang đo từ những nghiên cứu có liên quan và từ kết quả khảo sát, phỏng
vấn sơ bộ.

(4) Đánh giá và chỉnh sửa để hoàn thiện bảng hỏi chính thức.

(5) Phát bảng hỏi trực tuyến với giới trẻ trên tại Việt Nam và thu được 419 phiếu khảo sát
hợp lệ.

(6) Xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 26.0.

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1. Mẫu nghiên cứu

Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là người trẻ trong độ tuổi 18 đến 25
đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam .

Kích thước mẫu: Quy định về số mẫu theo Bollen (1989) là tỷ lệ mẫu trên biến
quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1. Như vậy áp dụng quy định của Bollen, nghiên
cứu có 8 biến thì số mẫu tối thiểu phải là 40.

Thời gian thực hiện lấy mẫu: Từ 12/2023 - 01/2024

Chọn lựa phương pháp lập mẫu: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nhóm
tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện.

Cách lấy mẫu: Nhóm nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp phát
bảng hỏi trực tuyến thông qua mạng xã hội tiếp cận đến người trẻ trên địa bàn Việt
Nam
40

Lý do chọn mẫu: Sau khi khảo sát và nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành
chọn mẫu bởi những lý do cơ bản như sau:

(1) Thứ nhất, dù hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nhưng mẫu được chọn vẫn đảm bảo
được tính chính xác, tính đại diện và tính thực tế của đề tài.

(2) Thứ hai, do một vài lý do khách quan, cơ cấu mẫu của đề tài tập trung vào đối tượng
sinh viên thuộc nhóm ngành “Kinh tế đầu tư”. Tuy nhiên điều này cũng không làm ảnh
hưởng quá lớn đến cái nhìn tổng quát của nhóm về vấn đề nghiên cứu với mức độ tin
cậy chấp nhận được cho việc ra quyết định, đưa ra những giải pháp phù hợp.

Thông tin về mẫu: Trong số 496 bảng hỏi được điền, có 419 bảng hợp lệ, chiếm
tỷ lệ 84.47%. Lý do loại mẫu sẽ được trình bày tại mục 4.2.3.

3.4.2.2. Thiết kế bảng hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế làm 04 phần:

- Phần 1: Phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của bài nghiên cứu.

- Phần 2: Các câu hỏi về Thông tin đối tượng khảo sát (giới tính, độ tuổi, ngành học,
kinh nghiệm đầu tư chứng khoán)

- Phần 3: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến đánh giá các xu hướng hành vi tác động
đến quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán của giới trẻ, sử dụng thang đo
Likert 5 mức độ. Người tham gia khảo sát sẽ phải đánh giá các nhận định với các mức
độ từ (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5)
Hoàn toàn đồng ý.

- Phần 4: Các câu hỏi đánh giá trình độ Dân trí tài chính, người tham gia trả lời bằng
cách tích dấu vào mỗi đáp án được lựa chọn.

Các nội dung được thu thập nhằm mục đích sử dụng để đưa ra một số mô tả
tổng quát về đối tượng điều tra và góp phần giải thích kết quả phân tích số liệu.

Bảng câu hỏi được thiết kế theo tình hình thực tế và thành phần sơ bộ thang đo,
được phát đến đối tượng những sinh viên đang sinh sống và học tập ở Việt Nam để
đánh giá kết quả.

3.4.2.3. Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu

Cách thức thu thập: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phát bảng hỏi
trực tuyến (Google Form) thông qua mạng xã hội tới các người trẻ đang học tập và làm
việc tại Việt Nam . Nhóm nhận được 496 phản hồi trong vòng 1 tháng.
41

Cách thức xử lý dữ liệu: Nhóm tác giả đã phát bảng câu hỏi và thu về 496 phiếu
trả lời. Sau khi tiến hành làm sạch, còn lại 419 phiếu hợp lệ. Trong quá trình khảo sát,
có 77 phiếu không hợp lệ bởi chọn nhiều đáp án hơn so với quy định, trả lời không đủ
số câu, trả lời tất cả các đáp án giống nhau. Toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được xử lý dữ liệu
bằng phần mềm SPSS 26.0 để tiến hành các bước phân tích phân tích độ tin cậy, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, phân tích bằng phương trình hồi
quy OLS và kiểm định các giả thuyết.

3.4.3 Xây dựng thang đo

Dựa trên cơ sở lý luận, cùng với việc tham khảo các nghiên cứu trước và thông

tin từ báo chí, thực tiễn thị trường, nhóm nghiên cứu thiết kế thang đo khảo sát chính

thức bao gồm các biến quan sát cụ thể như sau:

3.4.3.1. Thang đo Quyết định đầu tư

Thang đo “Quyết định đầu tư” bao gồm 4 biến quan sát được đo lường theo thang đo
Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Quyết 1. Tôi có ý định đầu tư chứng khoán trong thời M.
QDDT1
định gian tới Rahman và
đầu tư S.S. Gan
2. Tôi sẽ thường xuyên đầu tư vào thị trường (2020)
QDDT2
chứng khoán.
3. Tôi sẽ khuyến khích bạn bè và gia đình của
QDDT3
tôi đầu tư vào thị trường chứng khoán
4. Thời gian nắm giữ khoản đầu tư của tôi trải
QDDT4
dài trong một khoảng thời gian dài

3.4.3.2. Thang đo Hành vi bầy đàn

Thang đo “Hành vi bầy đàn” bao gồm 4 biến quan sát được đo lường theo thang đo
Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Hành HVBD1 1. Tôi quyết định đầu tư chứng khoán vì bạn bè Lai và
42

vi bầy xung quanh tôi đã và đang đầu tư chứng khoán. Cheng-Po


đàn (2019), L.
2. Tôi quyết định đầu tư chứng khoán do ảnh Kengathara
HVBD2
hưởng từ các phương tiện truyền thông. n và N.
Kengathara
3. Tôi quyết định đầu tư vào loại cổ phiếu có
HVBD3 n(2014)
khối lượng giao dịch lớn.
4. Quyết định đầu tư của tôi là bị ảnh hưởng bởi
HVBD4
quyết định của các nhà đầu tư khác.

3.4.3.3. Thang đo Hiệu ứng neo và điều chỉnh

Thang đo “Hiệu ứng neo và điều chỉnh” bao gồm 5 biến quan sát được đo lường theo
thang đo Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Hiệu 1.Tôi so sánh giá cổ phiếu hiện tại với mức giá H. Kent
ứng HUNDC1 cao nhất và thấp nhất gần đây để biện minh cho Baker và
neo và việc mua cổ phiếu của mình. cộng sự
(2018),
điều 2. Tôi thường nắm giữ một cổ phiếu đang thua Jinesh Jain
chỉnh HUNDC2 lỗ cho đến khi giá của nó bằng mức mua vào. và cộng sự
(2019)
3. Tôi khó có thể mua một cổ phiếu nếu giá của
HUNDC3
nó cao hơn so với năm ngoái.
4. Tôi thường dựa vào giá mua khi bán một cổ
HUNDC4
phiếu.
5. Tôi thường dựa vào kinh nghiệm trước đây
HUNDC5
cho những lần đầu tư tiếp theo.

3.4.3.4. Thang đo Hiệu ứng ngược vị thế

Thang đo “Hiệu ứng ngược vị thế” bao gồm 5 biến quan sát được đo lường theo thang
đo Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Hiệu 1. Tôi thường có xu hướng bán cổ phiếu sinh lời H. Kent
HUNVT1
ứng quá sớm và bán cổ phiếu thua lỗ quá muộn. Baker và
ngược cộng sự
HUNVT2 2. Tôi bán cổ phiếu sinh lời vì sợ giá cổ phiếu sẽ
43

vị thế giảm trở lại. (2018),


Lin(2011)
3. Tôi giữ cổ phiếu thua lỗ cho đến khi nó mang
HUNVT3
lại lợi nhuận.
4. Tôi tránh bán những cổ phiếu có giá trị thị
HUNVT4 trường liên tục giảm và sẽ bán những cổ phiếu
có giá thị trường liên tục tăng.
5. Tôi không muốn giữ cổ phiếu có giá trị thị
HUNVT5
trường liên tục giảm quá lâu.

3.4.3.5. Thang đo Thiên lệch do tính đại diện

Thang đo “Thiên lệch do tính đại diện” bao gồm 5 biến quan sát được đo lường theo
thang đo Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Thiên 1. Tôi thường đầu tư vào những cổ phiếu quen J. Jain và
TLDD1
lệch thuộc. cộng sự
do (2019), H.
tính 2. Tôi mua cổ phiếu "hot" và tránh những cổ Kent Baker
TLDD2
đại phiếu có hiệu suất kém trong quá khứ. và cộng sự
diện (2018)
3. Tôi đánh giá xu hướng giá trong quá khứ và
TLDD3
hiện tại để dự đoán giá trong tương lai.
TLDD4 4. Tôi mua cổ phiếu trên cơ sở hiệu suất hiện tại.
5. Tôi cố gắng tránh đầu tư vào các công ty có
TLDD5
lịch sử thu nhập kém.

3.4.3.6. Thang đo Quá tự tin

Thang đo “Quá tự tin” bao gồm 5 biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert
như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Quá tự 1. Tôi tin rằng kỹ năng và kiến thức về thị Mouna và
tin QTT1 trường chứng khoán của tôi có thể giúp tôi vượt Anis
trội hơn thị trường. (2015)

QTT2 2. Tôi tin khả năng lựa chọn cổ phiếu của mình
44

tốt hơn người khác.


3. Tôi dự đoán lợi nhuận tương lai từ khoản đầu
QTT3
tư của mình tốt hơn người khác.
4. Tôi luôn cảm thấy lạc quan về lợi nhuận
QTT4
tương lai từ khoản đầu tư của mình.
5. Tôi tích cực và thường xuyên tham gia vào
QTT5
các hoạt động giao dịch.

3.4.3.7. Thang đo Tâm lý không thích thiệt hại

Thang đo “Tâm lý không thích thiệt hại” bao gồm 5 biến quan sát được đo lường theo
thang đo Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Tâm 1. Tôi là 1 nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro khi N.Đ. Hiển
KTTH1
lý đưa ra quyết định đầu tư. và Đ.V.
không Huệ
thích 2. Tôi không thích bán cổ phiếu trong trạng thái (2014), E.
KTTH2
thiệt đang bị thua lỗ. Özen và G.
hại Ersoy
3. Khi tôi thua lỗ, tôi không thay đổi niềm tin
KTTH3 (2019),
với sự đầu tư của mình, mà chú ý vào nó hơn.
Minh Man
4. Sau lần lãi trước, tôi có xu hướng tìm kiếm Cao và
KTTH4 cộng sự
những cơ hội đầu tư rủi ro hơn bình thường.
(2021)
KTTH5 5. Sau lần thua lỗ trước, tôi trở nên sợ rủi ro hơn.

3.4.3.8. Thang đo Hối tiếc

Thang đo “Hối tiếc” bao gồm 4 biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert như
bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Hối 1. Khi mua cổ phiếu với giá 10.000 VND, tôi E. Özen và
tiếc HT1 cảm thấy hối tiếc khi bán nó với giá 15.000 G. Ersoy
VND, vì đã có lúc nó có giá 20.000 VND. (2019), S.
Sukamulja
HT2 2. Tôi sẽ kiên trì với các khoản đầu tư của mình và A.
thay vì thực hiện các khoản đầu tư mới với lợi
45

nhuận cao hơn nhưng cũng có rủi ro lớn. Senoputri


(2019)
3. Tôi cảm thấy sợ hãi và không chắc chắn khi
HT3
thực hiện khoản đầu tư từng khiến tôi thua lỗ.
4. Khi tôi bị thua lỗ, tôi có xu hướng tránh đầu
HT4
tư tương tự.

3.4.3.9. Thang đo Kiềm chế bản thân

Thang đo “Kiềm chế bản thân” bao gồm 4 biến quan sát được đo lường theo thang đo
Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Kiềm 1. Tôi thường hành động ngay lập tức mà không Nhóm
KCBT1
chế suy nghĩ thấu đáo tất cả các lựa chọn có thể có. nghiên cứu
bản
thân 2. Tôi cảm thấy hoảng loạn khi thị trường diễn
KCBT2
biến tiêu cực.
3. Tôi cảm thấy bị cám dỗ khi thị trường diễn
KCBT3
biến tích cực.
4. Tôi thường tuân theo đúng kế hoạch đầu tư
KCBT4
dài hạn đã tự đề ra từ đầu.

3.4.3.10. Thang đo Dân trí tài chính

Thang đo “Dân trí tài chính” bao gồm 5 biến quan sát được đo lường theo thang đo
Likert như bảng sau đây:

Tên Nguồn
Mã hóa Câu hỏi
biến tham khảo
Dân trí DTTC1 1. Rủi ro và lợi nhuận Z.U.
tài Abideen và
chính DTTC2 2. Đa dạng hóa rủi ro cộng sự
(2023), M.
DTTC3 3. Thị trường chứng khoán
Rooij và
DTTC4 4. Tỷ suất sinh lợi cộng sự
(2011)
DTTC5 5. Tài sản
46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thực trạng đầu tư vào thị trường chứng khoán của giới trẻ tại Việt Nam

Sau quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận được 496 phiếu trả lời, trong đó
có 77 quan sát không đạt yêu cầu khi không điền hết thông tin, hoặc thông tin trả lời
không đáng tin cậy và 419 quan sát hợp lệ với thông tin đầy đủ. Do đó, số quan sát
được đưa vào nghiên cứu là 419 quan sát, chiếm tỷ lệ 84.47%. Một số thông tin thống
kê mô tả mẫu nghiên cứu như sau:

Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn

18 - 22 tuổi 22 - 25 tuổi THPT Thạc sĩ


Nam Nữ Trên 25 tuổi Cử nhân Cao đẳng

Chuyên ngành Mức thu nhập Kinh nghiệm đầu


Trên 30 triệu 20 - 30 triệu Dưới 1 năm


Không liên quan đến KT - TC 2 - 5 triệu Dưới 2 triệu Từ 1 đến 3 năm
Liên quan đến KT- TC 5 - 10 triệu 10 - 20 triệu Từ 3 đến 5 năm
47

Hình 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu (2024)

Trước hết, với biến giới tính, khi xây dựng phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu
đưa ra 3 sự lựa chọn về giới là Nam, Nữ và Giới tính khác. Kết quả thu được cho thấy
có 42.7% người được hỏi là Nam, 56.1% là Nữ và 1.2% là Giới tính khác. Nhận thấy
tỷ lệ Giới tính khác là rất nhỏ (khoảng 1.2%) và không có nhiều ảnh hưởng đến mô
hình, do vậy nhóm tác giả quyết định bỏ lựa chọn Giới tính khác. Sau khi bỏ, số quan
sát hợp lệ còn lại là 414, trong đó, tỷ lệ Nữ là 56.8%, Nam là 43.2%.

Về độ tuổi của người tham gia khảo sát, có sự chênh lệch nhận thấy được giữa
các độ tuổi trong kết quả nhóm nghiên cứu thu thập được. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất là
nhóm tuổi từ 22 đến 25 với 43.2%, tỷ lệ này với các độ tuổi khác lần lượt là: từ 18 đến
21 tuổi 37% và trên 25 tuổi là 19.8%.

Về trình độ, nhóm những người được hỏi đã hoàn thành cấp học Cử nhân chiếm
tỷ trọng khá lớn với 63.5%, phần còn lại là những người đã hoàn thành bậc học Cao
đẳng, THPT và Thạc sĩ với tỷ lệ lần lượt là 8.2%, 26.8% và 1.4%.

Về khối ngành của những người tham gia khảo sát, 47.8% người được hỏi học
những chuyên ngành liên quan đến Kinh tế - Tài chính, phần chiếm tỷ lệ lớn hơn học
các chuyên ngành không liên quan đến Kinh tế - Tài chính với 52.2%.

Do đối tượng nghiên cứu là giới trẻ, trong đó chiếm nhiều nhất là nhóm những
người đã hoàn thành cấp học Cử nhân (từ 22 đến 25 tuổi), nên hai mức thu nhập phổ
biến nhất mà nhóm đối tượng này có được là Từ 5 đến 10 triệu (24.6%) và Từ 10 đến
20 triệu (30.7%), các mức thu nhập còn lại chiếm lần lượt 19.8% (Dưới 2 triệu), 15%
(từ 2 - 5 triệu), 6.5% (từ 20 - 30 triệu) và 3.4% với thu nhập trên 30 triệu một tháng.

Cuối cùng, về thống kê mô tả cho biến kinh nghiệm đầu tư của những người
tham gia khảo sát, có thể thấy đa số giới trẻ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đầu
tư trên thị trường chứng khoán. Trong đó, nhóm những người có dưới 1 năm kinh
nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 58%, từ 1 - 3 năm kinh nghiệm với 38.4%, và chỉ
có 3.6% giới trẻ có từ 3 - 5 kinh nghiệm. Và không có người tham gia khảo sát nào có
trên 5 năm tham gia vào đầu tư trên thị trường.
48

4.2. Kết quả thống kê mô tả các nhân tố phản ánh

Các nhân tố phản ánh được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên thang đo Likert
5 mức độ, từ đây, nhóm tác giả đưa ra kết quả thống kê mô tả chi tiết tại phần phụ lục
thể hiện đặc điểm của các biến quan sát như sau:

- Tất cả các biến quan sát Hành vi bầy đàn, Hiệu ứng neo và điều chỉnh, Thiên
lệch do tính đại diện, Quá tự tin, Tâm lý không thích thiệt hại, Hối tiếc, Kiềm chế bản
thân đều có giá trị trung bình lớn hơn 3, cụ thể là dao động trong khoảng [3.410;
4.180] cho thấy phần lớn người được hỏi đều có xu hướng đồng tình với các ý kiến/
nhận định trong thang đo.

- Với các biến quan sát Dân trí tài chính, do mã hóa được nhóm nghiên cứu
thống nhất là 1 – Trả lời sai, 2 – Trả lời đúng và 3 – Tôi không biết, vì vậy mà trong 8
quan sát, chỉ có duy nhất biến quan sát DCTC5 (Câu hỏi về kiến thức liên quan đến
Đầu tư ở mức độ nâng cao) là có số câu trả lời đúng nhiều nhất. Trong khi đó các biến
quan sát còn lại đều có giá trị trung bình nhỏ hơn 2, điều này cho thấy rằng tại những
câu hỏi còn lại, số câu trả lời sai chiếm khá nhiều. Qua đây, nhóm tác giá nhận thấy
rằng nhìn chung thì kiến thức tài chính của giới trẻ Việt Nam còn khá hạn chế.

- Hai biến quan sát còn lại là Hiệu ứng ngược vị thế và Kiềm chế bản thân,
ngoài những biến quan sát có giá trị trung bình lớn hơn 3, thì vẫn còn một số quan sát
đạt giá trị thấp hơn như: HUNVT1, HUNVT3, KCBT1, KCBT2, điều này cho thấy có
khá nhiều người trả lời có quan điểm trái chiều với các nhận định đưa ra trong bảng
hỏi. Bên cạnh đó, một loạt biến quan sát Hiệu ứng ngược vị thế có độ lệch chuẩn khá
lớn, thể hiện sự khác biệt rõ ràng trong câu trả lời của những người tham gia khảo sát.

4.3. Kiểm định sự khác biệt

Để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về nhân khẩu học, hay cụ thể hơn là
về giới tính, độ tuổi và thu nhập, đến quyết định đầu tư, nhóm nghiên cứu sử dụng
kiểm định One-way ANOVA.

a. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa giới tính đến quyết định đầu tư

Tests of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.


49

QDDT Based on Mean 0.019 1 412 .889

Nhìn vào bảng kết quả kiểm định Levene ta thấy, giá trị Sig = 0.889 > 0.05

chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm giới tính nam và sinh viên nữ không có sự khác

biệt một cách có ý nghĩa thống kê, do đó bước tiếp theo chúng ta xét giá trị của kiểm

định F ở bảng ANOVA.

ANOVA

Sum of df Mean Square F Sig.


Squares
Between .362 1 .362 .641 .424
Groups
Within 232.786 412 .565
Groups
Total 233.148 413
Bảng 4. 1. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố giới tính

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Giá trị Sig = 0.424 > 0.05, do đó nhóm nghiên cứu kết luận rằng không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm giới tính nam và nữ.

b. Kiểm định sự khác biệt giữa độ tuổi đến quyết định đầu tư

Tests of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.


QDDT Based on Mean .897 2 411 .409

Từ kết quả của kiểm định Levene, giá trị Sig = 0.409 > 0.05 chứng tỏ phương

sai giữa các độ tuổi khác nhau của các nhà đầu tư không có sự khác biệt một cách có ý

nghĩa thống kê, do đó bước tiếp theo chúng ta xét giá trị của kiểm định F ở bảng

ANOVA.
50

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between 33.099 2 16.550 34.001 .000


Groups
Within Groups 200.049 411 .487
Total 233.148 413
Bảng 4. 2. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố độ tuổi

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Giá trị Sig = 0.000 < 0.05, do đó nhóm nghiên cứu kết luận rằng có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm độ tuổi của các nhà đầu tư trong giới trẻ hiện nay.

c. Kiểm định sự khác biệt giữa thu nhập đến quyết định đầu tư

Tests of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.


QDDT Based on Mean 2.496 5 408 .030

Nhìn vào bảng kết quả kiểm định Levene ta thấy, giá trị Sig = 0.030 < 0.05
chứng tỏ phương sai giữa các mức thu nhập của các nhà đầu tư có sự khác biệt một
cách có ý nghĩa thống kê, do đó bước tiếp theo chúng ta xét giá trị của kiểm định
Welch ở bảng Robust Tests of Equality of Means.

Robust Tests of Equality of Means


QDDT
Statistica df1 df2 Sig.
Welch 18.589 5 86.898 .000
a. Asymptotically F distributed.
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố thu nhập

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)
51

Giá trị Sig = 0.000 < 0.05, do đó nhóm nghiên cứu kết luận rằng có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê giữa các mức thu nhập khác nhau của các nhà đầu tư

4.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo

Để phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha của thang đo. Đây là phép kiểm định dùng để đo lường độ tương
quan của các biến quan sát trong cùng một nhân tố, như vậy khi các biến có sự tương
quan thuận càng chặt chẽ, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ càng cao.

Các tiêu chuẩn trong kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo như
sau:

• Theo Nunnally (1978), giá trị độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt ngưỡng từ 0.7
trở lên là 1 thang đo tốt. Hair và cộng sự (2009) thì cho rằng, mức 0.7 trở lên sẽ đảm
bảo một thang đo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy, tuy nhiên, nếu đây là một nghiên
cứu khám phá sơ bộ thì mức giá trị 0.6 là có thể chấp nhận được.

• Nếu một biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total
Correlation) lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đo lường đó đạt yêu cầu (Nunnally, 1978).
Cristobal và cộng sự (2007) cho rằng, một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị
Corrected Item – Total Correlation từ 0.3 trở lên. Hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item – Total Correlation) càng cao, biến quan sát đó càng chất lượng.

• Bên cạnh đó, cũng cần xem xét đến giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến
(Cronbach's Alpha if Item Deleted), giá trị này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu
loại biến đang xem xét. Nếu giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số
Cronbach’s Alpha của nhóm thì tiếp tục cân nhắc có nên loại biến quan sát này hay
không, mặc dù đây không phải là một tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá độ tin cậy thang
đo. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu giá trị tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của biến lớn hơn 0.3 thì khi đó sự chênh lệch giữa 2 hệ số
Cronbach’s Alpha thường không nhiều, nên có thể không cần loại biến ngay cả khi giá
trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm

4.4.1.1. Thang đo hành vi bầy đàn

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
HVBD1 11.84 5.385 0.940 0.886
52

HVBD2 11.91 7.001 0.601 0.986


HVBD3 11.89 5.305 0.941 0.885
HVBD4 11.80 5.496 0.934 0.888
Cronbach’s Alpha: 0.936
Bảng 4. 4. Độ tin cậy thang đo hành vi bầy đàn

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Hành vi bầy đàn” là 0.936 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –
Total Correlation) của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể thang
đo và tất cả các biến trong thang đo “Hiệu ứng neo điều chỉnh” đều đủ độ tin cậy để
thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.4.1.2 . Thang đo hiệu ứng neo điều chỉnh

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
HUNDC1 13.37 12.535 0.644 0.826
HUNDC2 13.53 12.211 0.638 0.828
HUNDC3 13.41 12.343 0.637 0.828
HUNDC4 13.21 11.686 0.752 0.798
HUNDC5 13.01 12.007 0.648 0.826
Cronbach’s Alpha: 0.852
Bảng 4. 5. Độ tin cậy thang đo hiệu ứng neo điều chỉnh

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Hiệu ứng neo điều chỉnh” là 0.852 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected
Item – Total Correlation) của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể
thang đo và tất cả các biến trong thang đo “Hiệu ứng neo điều chỉnh” đều đủ độ tin cậy
để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.4.1.3.Thang đo hiệu ứng ngược vị thế

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
53

thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu


biến tổng
loại biến loại biến loại biến
HUNVT1 13.11 12.092 0.677 0.804
HUNVT2 12.80 12.211 0.676 0.804
HUNVT3 12.96 12.161 0.639 0.814
HUNVT4 12.87 12.367 0.645 0.813
HUNVT5 12.64 12.410 0.609 0.823
Cronbach’s Alpha: 0.843
Bảng 4. 6. Độ tin cậy thang đo hiệu ứng ngược vị thế

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Hiệu ứng ngược vị thế” là 0.843 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item
– Total Correlation) của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể thang
đo và tất cả các biến trong thang đo “Hiệu ứng ngược vị thế” đều đủ độ tin cậy để thực
hiện các phân tích tiếp theo.

4.4.1.4.Thang đo tính đại diện

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
TLDD1 16.12 8.802 0.615 0.945
TLDD2 16.32 7.811 0.881 0.889
TLDD3 16.32 7.811 0.881 0.889
TLDD4 16.17 8.795 0.793 0.908
TLDD5 16.28 8.581 0.877 0.894
Cronbach’s Alpha: 0.923
Bảng 4. 7. Độ tin cậy thang đo tính đại diện

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Tính đại diện ” là 0.923 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total
Correlation) của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể thang đo và
54

tất cả các biến trong thang đo “Tính đại diện” đều đủ độ tin cậy để thực hiện các phân
tích tiếp theo.

4.4.1.5.Thang đo quá tự tin

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
QTT1 10.86 5.740 0.568 0.801
QTT2 10.71 5.393 0.566 0.808
QTT3 11.25 5.250 0.730 0.727
QTT5 11.24 5.458 0.705 0.741
Cronbach’s Alpha: 0.817
Bảng 4. 8. Độ tin cậy thang đo quá tự tin

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích lần đầu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang
đo “Quá tự tin” là 0.739 > 0.7. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item
– Total Correlation) của biến QTT4 là 0.039 < 0.3 nên nhóm nghiên cứu tiến hành loại
bỏ biến QTT4.

Sau khi loại biến, tiếp tục kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2, kết quả được trình
bày tại bảng cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu
≥ 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.817 > 0.6 nên đây là thang đo đạt yêu cầu về
độ tin cậy để thực hiện phân tích tiếp theo.

4.4.1.6. Thang đo tâm lý không thích thiệt hại

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
KTTH1 14.83 10.636 0.914 0.885
KTTH2 14.60 11.528 0.868 0.896
KTTH3 14.62 13.206 0.654 0.935
KTTH4 14.83 12.139 0.720 0.925
KTTH5 14.65 11.545 0.880 0.894
55

Cronbach’s Alpha: 0.925


Bảng 4. 9. Độ tin cậy thang đo tâm lý không thích thiệt hại

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Tâm lý không thích thiệt hại” là 0.925 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected
Item – Total Correlation) của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể
thang đo và tất cả các biến trong thang đo “Tâm lý không thích thiệt hại” đều đủ độ
tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.4.1.7. Thang đo kiềm chế bản thân

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
KCBT1 6.43 3.544 0.555 0.771
KCBT2 6.15 3.540 0.666 0.644
KCBT3 6.02 3.682 0.629 0.685
Cronbach’s Alpha: 0.778
Bảng 4. 10. Độ tin cậy thang đo kiềm chế bản thân

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích lần đầu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang
đo “Kiềm chế bản thân” là 0.649 > 0.6. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item – Total Correlation) của biến KCBT4 là -0.015 < 0.3 nên nhóm
nghiên cứu tiến hành loại bỏ biến KCBT4.

Sau khi loại biến, tiếp tục kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2, kết quả được trình
bày tại bảng cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu
≥ 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.778 > 0.6 nên đây là thang đo đạt yêu cầu về
độ tin cậy để thực hiện phân tích tiếp theo.

4.4.1.8. Thang đo hối tiếc

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
HT1 11.59 7.555 0.824 0.874
56

HT2 11.86 6.618 0.623 0.961


HT3 11.71 6.281 0.949 0.818
HT4 11.56 7.191 0.855 0.859
Cronbach’s Alpha: 0.906
Bảng 4. 11. Độ tin cậy thang đo hối tiếc

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Hối
tiếc” là 0.906 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation)
của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể thang đo và tất cả các biến
trong thang đo “Hối tiếc” đều đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.4.1.9. Thang đo quyết định đầu tư

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
QDDT1 11.46 4.976 0.795 0.807
QDDT2 11.14 5.428 0.704 0.845
QDDT3 11.29 5.411 0.660 0.863
QDDT4 11.35 5.375 0.751 0.827
Cronbach’s Alpha: 0.872
Bảng 4. 12. Độ tin cậy thang đo quyết định đầu tư

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Quyết định đầu tư” là 0.872 > 0.7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –
Total Correlation) của mỗi biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên tổng thể thang
đo và tất cả các biến trong thang đo “Quyết định đầu tư” đều đủ độ tin cậy để thực
hiện các phân tích tiếp theo.

4.4.1.10. Thang đo dân trí tài chính

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Tương quan
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
loại biến loại biến loại biến
57

DTTC3 4.09 1.954 0.420 0.603


DTTC4 4.08 1.582 0.564 0.398
DTTC5 4.01 1.879 0.402 0.629
Cronbach’s Alpha: 0.649
Bảng 4. 13. Độ tin cậy thang đo dân trí tài chính
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích lần đầu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang
đo “Dân trí tài chính” là 0.601 > 0.6. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item – Total Correlation) của biến DTTC1 và DTTC2 là 0.212 < 0.3 và
0.220 < 0.3 nên nhóm nghiên cứu tiến hành loại bỏ biến DTTC1 và DTTC2.

Sau khi loại biến, tiếp tục kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2, kết quả được trình
bày tại bảng cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu
≥ 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.649 > 0.6 nên đây là thang đo đạt yêu cầu về
độ tin cậy để thực hiện phân tích tiếp theo.

Có thể thấy, sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng
Cronbach’s Alpha và loại những biến không phù hợp, các thang đo đều đã đảm bảo độ
tin cậy để có thể sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo.

Theo kết quả trên, nhóm nghiên cứu có các nhân tố với các biến quan sát như
sau:

STT Nhân tố Các biến quan sát Loại


HVBD1, HVBD2, HVBD3, HVBD4 (4
1 Hành vi bầy đàn Độc lập
biến)
Hiệu ứng neo và điều HUNDC1, HUNDC2, HUNDC3,
2 Độc lập
chỉnh HUNDC4, HUNDC5 (5 biến)
HUNVT1, HUNVT2, HUNVT3,
3 Hiệu ứng ngược vị thế Độc lập
HUNVT4, HUNVT5 (5 biến)
TLDD1, TLDD2, TLDD3, TLDD4,
4 Tính đại diện Độc lập
TLDD5 (5 biến)
5 Quá tự tin QTT1, QTT2, QTT3, QTT5 (4 biến) Độc lập
Tâm lý không thích thiệt KTTH1, KTTH2, KTTH3, KTTH4,
6 Độc lập
hại KTTH5 (5 biến)
58

7 Kiềm chế bản thân KCBT1, KCBT2, KCBT3 (3 biến) Độc lập
8 Hối tiếc HT1, HT2, HT3,HT4 (4 biến) Độc lập

QDDT1, QDDT2, QDDT3, QDDT4 (4 Phụ


9 Quyết định đầu tư
biến) thuộc
10 Dân trí tài chính DTTC3, DTTC4, DTTC5 (3 biến) Điều tiết
Tổng số biến quan sát độc lập: 35 biến
Tổng số biến quan sát phụ thuộc: 4 biến
Tổng số biến quan sát điều tiết: 3 biến
Bảng 4. 14. Tổng hợp các biến quan sát theo nhân tố

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu (2024)

4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, nhóm tác giả có thể đánh
giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, nhưng không
xem xét được mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở tất cả các nhóm (các nhân
tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các
biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Vì vậy, nhóm tác giả sẽ tiếp tục thực hiện
phân tích nhân tố khám phá EFA.

Với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis), nhóm tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Components Analysis đi
cùng với phép xoay Varimax bởi đây là cách thức được sử dụng phổ biến nhất
(Mayers, L.S. và cộng sự, 2000)

Các tiêu chí trong phân tích nhân tố khám phá EFA là:

• Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Đây là hệ số được sử dụng để xem xét sự


thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn hơn hoặc bằng 0,5 (0.5 ≤ KMO ≤
1) cho thấy đủ điều kiện để phân tích nhân tố. Ngược lại, trị số này nhỏ hơn 0.5 cho
thấy nhân tố có khả năng là không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

• Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Dùng để xem xét sự tương
quan giữa các biến quan sát trong nhân tố. Khi sig Bartlett’s Test < 0.05 thì kiểm định
Bartlett có ý nghĩa thống kê, điều đó chứng minh các biến quan sát có tương quan với
nhau trong nhân tố. Ngược lại, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì
không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.
59

• Trị số Eigenvalue: Nhân tố nào có trị số Eigenvalue ≥ 1 sẽ được giữ lại trong
mô hình phân tích.

• Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): Khi tổng phương sai trích
≥ 50% thì mô hình EFA được coi là thích hợp.

• Hệ số tải nhân tố (Factor loading) hay trọng số nhân tố: Giá trị này biểu thị
mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng thấp,
nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng nhỏ và ngược lại. Nếu hệ
số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì biến quan sát được cho là có ý nghĩa thống kê
tốt, nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến quan sát được cho là điều kiện tối
thiểu để biến quan sát được giữ lại (Joseph F.Hair Jr và cộng sự, 2014).

Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và loại bỏ 2 quan sát QTT4,
KCBT4; nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phương pháp nhóm tác giả lựa chọn là phương pháp trích Principal Components
Analysis đi cùng với phép xoay Varimax, lấy hệ số tải là 0,5 để chọn ra các biến quan
sát chất lượng.

Nhóm tác giả tập trung vào ba bảng kết quả chính: KMO and Barlett’s Test,
Total Variance Explained và Rotated Component Matrix, bởi sử dụng ba bảng này có
thể đánh giá được kết quả phân tích EFA phù hợp hay không phù hợp.

4.5.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

Thực hiện phân tích EFA lần 1 cho biến độc lập, nhóm nghiên cứu thu được kết
quả như sau:

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


0.692
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 15932.898
Sphericity
df 595
Sig. 0.000
Bảng 4. 15. Kết quả KMO and Bartlett’s Test của phân tích EFA cho biến độc lập
lần 1

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả tại bảng KMO and Bartlett’s Test cho thấy, hệ số KMO = 0.692 thỏa
mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1, do đó phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên
cứu. Giá trị Sig = 0.000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân
tố.
60

Biến quan Component


sát 1 2 3 4 5 6 7 8
KTTH2 0.942
KTTH5 0.933
KTTH1 0.929
KTTH4 0.742
KTTH3 0.693
TLDD2 0.932
TLDD3 0.931
TLDD5 0.917
TLDD4 0.866
TLDD1 0.731
HUNDC2 0.871
HUNDC1 0.861
HUNDC5 0.856
HUNDC4 0.821
HUNDC3 0.797
HVBD1 0.970
HVBD4 0.964
HVBD3 0.963
HVBD2 0.714
HUNVT4 0.786
HUNVT3 0.782
HUNVT2 0.771
HUNVT1 0.756
HUNVT5 0714
HT3 0.959
61

HT4 0.917
HT1 0.908
HT2 0.754
QTT3 0.764
QTT5 0.740
QTT2 0.727
QTT1 0.707
KCBT1 0.730
KCBT3 0.688
KCBT2 0.677

Eigenvalues 5.468 4.707 4.076 3.647 3.488 2.521 1.377 1.136


Phương sai
15.624 29.072 40.717 51.139 61.104 68.306 72.241 75.486
trích
Bảng 4. 16. Bảng ma trận xoay nhân tố và kết quả kiểm định phương sai trích, trị
số Eigenvalue cho phân tích EFA biến độc lập lần 1

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả bảng ma trận xoay cho thấy, 35 biến quan sát được phân thành 8 nhân
tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0.5 và
không có các biến xấu.

Có 8 nhân tố được trích với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, như vậy 8 nhân tố
này tóm tắt thông tin của 35 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Bên cạnh
đó, tổng phương sai mà 8 nhân tố này trích được là 75.486% > 50.00%, có nghĩa là 8
nhân tố được trích giải thích được 75.486% biến thiên các biến quan sát, điều này cho
thấy mô hình EFA là phù hợp.

Từ kết quả phân tích EFA cho biến độc lập lần 1, nhóm nghiên cứu quyết định
không loại bỏ biến nào trong lần phân tích này. Do đó, không cần thực hiện thêm các
lần phân tích EFA cho biến độc lập tiếp theo.
62

4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Thực hiện phân tích EFA cho biến phụ thuộc sẽ không còn bảng ma trận xoay
(Rotated Component Matrix) do chỉ có 1 nhân tố được trích, nhóm nghiên cứu thu
được kết quả như sau:

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


0.706
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1121.237
Sphericity
df 6
Sig. 0.000
Bảng 4. 17. Kết quả KMO and Bartlett’s Test cho phân tích EFA cho biến phụ
thuộc

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả tại bảng KMO and Bartlett’s Test cho thấy, hệ số KMO = 0.706 thỏa
mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Giá trị Sig = 0.000 chứng tỏ các biến quan sát có tương
quan với nhau trong nhân tố.

Biến quan sát QDDT


Eigenvalues 2.898
Phương sai trích 72.450
Bảng 4. 18. Kết quả kiểm định phương sai trích và trị số Eigenvalue cho phân
tích EFA cho biến phụ thuộc

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Kết quả phân tích cho thấy có một nhân tố được trích tại eigenvalue bằng 2.898
> 1, tóm tắt thông tin của 4 biến quan sát. Nhân tố này giải thích được 72.450% > 50%
biến thiên dữ liệu của 4 biến quan sát tham gia vào EFA.

Từ kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc, nhóm nghiên cứu quyết định
không loại bỏ biến nào trong lần phân tích này.

4.6. Kiểm định OLS

Sau khi thực hiện thống kê mô tả và phân tích nhân tố khám phá EFA thì các
kết quả cho ra đều cho thấy mô hình nghiên cứu đạt mức đánh giá tốt và có ý nghĩa
63

thống kê. Từ đó nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô Mô hồi quy tuyến tính OLS
để đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

4.6.1. Phân tích tương quan Pearson

QDDT HVBD HUNDC HUNVT TLDD QTT KTTH HT KCBT DCTC

QDDT Pearson
1 .195** -.029 .052 .233** .597** .564** .319** .053 -.026
Correlation
Sig. (2-
.000 .562 .293 .000 .000 .000 .000 .280 .599
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HVBD Pearson -.138*


.195** 1 -.048 .013 -.068 .162** .045 * -.001 -.049
Correlation
Sig. (2-
.000 .333 .785 .170 .001 .362 .005 .989 .317
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HUNDC Pearson
-.029 -.048 1 .044 -.053 .015 .092 -.088 .073 -.074
Correlation
Sig. (2-
.562 .333 .372 .280 .753 .061 .072 .140 .131
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HUNVT Pearson **
.052 .013 .044 1 -.053 .034 .022 -.032 .562 -.158*
Correlation
Sig. (2-
.293 .785 .372 .278 .488 .662 .518 .000 .001
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

TLDD Pearson **
.233 -.068 -.053 -.053 1 .001 .041 .070 -.033 .031
Correlation
Sig. (2-
.000 .170 .280 .278 .980 .409 .152 .509 .530
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

QTT Pearson ** ** ** **
.597 .162 .015 .034 .001 1 .541 .224 -.064 -.093
Correlation
Sig. (2-
.000 .001 .753 .488 .980 .000 .000 .196 .058
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

KTTH Pearson
.564** .045 .092 .022 .041 .541** 1 .158** -.003 -.023
Correlation
Sig. (2-
.000 .362 .061 .662 .409 .000 .001 .957 .634
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HT Pearson
.319** -.138** -.088 -.032 .070 .224** .158** 1 -.082 -.022
Correlation
Sig. (2-
.000 .005 .072 .518 .152 .000 .001 .096 .649
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

KCBT Pearson
.053 -.001 .073 .562** -.033 -.064 -.003 -.082 1 -.085
Correlation
Sig. (2-
.280 .989 .140 .000 .509 .196 .957 .096 .086
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

DCTC Pearson
-.026 -.049 -.074 -.158** .031 -.093 -.023 -.022 -.085 1
Correlation
Sig. (2-
.599 .317 .131 .001 .530 .058 .634 .649 .086
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

Bảng 4. 19. Hệ số tương quan giữa các biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)
64

Từ kết quả phân tích tương quan ta thấy, nhân tố phụ thuộc QDDT có mối
tương quan dương với các biến HVBD, HUNVT, TLDD, QTT, KTTH, HT, KCBT;
điều này cho thấy hệ số tương quan Pearson của các mối quan hệ này lớn hơn 0, cụ
thể, hệ số tương quan Pearson của giữa biến QDDT và các biến độc lập HVBD,
HUNVT, TLDD, QTT, KTTH, HT, KCBT lần lượt là 0.195, 0.052, 0.597, 0.564,
0.319, 0.053. Bên cạnh đó, biến phụ thuộc QDDT có mối tương quan âm với biến độc
lập HUNDC và biến điều tiết DCTC lần lượt là -0.29 và -0.026.

Theo Andy Field (2009), mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai
biến qua hệ số tương quan Pearson, nhưng vẫn cần thực hiện kiểm định giả thuyết hệ
số tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không. Nếu hệ số sig.kiểm định nhỏ hơn
0.05, cặp biến có tương quan tuyến tính với nhau; nếu sig lớn hơn 0.05, cặp biến
không có tương quan tuyến tính. Kết quả cho ra biến HUNDC, HUNVT, KCBT và
DCTC có giá trị sig < 0.05 điều này cho thấy mỗi tương quan giữa biến QDDT với
bốn biến trên không có ý nghĩa thống kê; các biến còn lại đầu có giá trị Sig < 0.05, có
nghĩa là các biến HVBD, TLDD, QTT, KTTH và HT có tương quan tuyến tính với
biên phụ thuộc DTTC. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định loại các biến HUNDC,
HUNVT, KCBT và DCTC.

Sau khi loại biến, nhóm còn 5 biến độc lập là HVBD, TLDD, QTT, KTTH, HT.
Dựa vào kết quả tương quan giữa 5 biến độc lập trên, có thể thấy biến độc lập QTT có
tương quan với các biến là HVBD, KTTH, HT; ngoài ra nhân tố độc lập HT cũng có
tương quan với biến độc lập HTTH và HVBD, do chúng có giá trị Sig.<0.05. Đáng
chú ý, hệ số tương quan Pearson giữa QTT và KTTH bằng 0.541, theo Andy Field
(2009) thì đây là một hệ số tương quan mạnh (>0.5) nên có thể nghi ngờ xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến giữa 2 biến này.

4.6.2. Mô hình hồi quy tuyến tính

Dựa vào kết quả của Phân tích tương quan Pearson, Mô hình hồi quy tuyến tính
gồm các biến độc lập về xu hướng hành vi tác độc đến biến Quyết định đầu tư và biến
điều tiết Dân chí tài chính của giới trẻ có mô hình như sau:

QDDT =B 0+ B1 HVBD+ B2 TLDD +B 3 QTT + B4 KTTH + B5 HT + B6 HVBD . DCTC +B 7 TLDD . DCTC +B 8 Q

Trong đó:

● QDDT là nhân tố Quyết định đầu tư.

● HVBT là nhân tố Hành vi bầy đàn,

● TLDD là nhân tố Thiên lệch do tính đại diện,

● QTT là nhân tố Qúa tự tin.


65

● KTTH là nhân tố

● HT là nhân tố Hối tiếc

● B0 là hệ số hồi quy chặn.

● B1, B2, B3, B4 , B5là hệ số hồi quy góc lần lượt của HVBD, TLDD, QTTT, KTTH
và HT;

● DCTC là biến điều tiết Dân chí tài chính

● B6, B7, B8, B9, B10 là hệ số hồi quy góc lần lượt của HVBD.DCTC,
TLDD.DCTC, QTTT.DCTC, KTTH.DCTC và HT.DCTC;

● u là sai số trong mô hình.

4.6.2.1. Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy

Giá trị sig. của kiểm định F được dùng để kiểm định độ phù hợp của mô hình
hồi quy. Nếu giá trị Sig. < 0,05 thì kết quả mô hình hồi quy tuyến tình là phù hợp.
Kiểm định được thực hiện với giả thuyết sau:

{
2
H 0 : Mô hình hồi quy không tồn tại (R =0)
H 1 : Mô hình hồi quy tồn tại ( R ≠ 0 )
2

Kết quả phân tích Anova cho thấy, giá trị thống kê F = 48.963 được đánh giá từ
giá trị R-square của mô hình đầy đủ và có giá trị sig. = 0,000 < 0,05, do đó bác bỏ giả
thuyết H0 hay mô hình hồi quy tồn tại. Cùng với đó, có thể kết luận R bình phương
của tổng thể khác 0, do đó, mô hình hồi quy tuyến tính có thể suy rộng và áp dụng cho
tổng thể (Hair và cộng sự, 2014).

ANOVA
Sum of
(2) Model df Mean square F Sig.
Squares
Regression 127.887 10 48.962 48.963 .000
Residual 105.261 403 0.261
Total 233.148 413
a. Dependent Variable: QDDT
66

b. Predictor:(Constant), HVBD, KTTH, TLDD, HT, QTT, DCTC, HVBD,


HVBD.DCTC, HTTH.DCTC, TLDD.DCTC, HUNDC.DCTC, HT.DCTC,
HUNVT.DCTC, QTT.DCTC.
Bảng 4. 20. Kiểm định sự tồn tại của mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

4.6.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy:

4.6.3.1. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư:

Đồ thị Histogram có giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std.
Dev gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông. Cụ thể kết quả
cho thấy Mean = 3.68E-16, độ lệch chuẩn là 0.987 gần bằng 1. Như vậy có thể nói,
phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi
phạm.

Hình 4. 2. Phân phối của phần dư trong mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)
67

4.6.3.2. Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến:

Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, nhóm nghiên cứu sử dụng Hệ số phóng
đại phương sai VIF để đánh giá. Với đề tài sử dụng thang đo Likert thang đo Likert để
thu thập dữ liệu, nếu hệ số VIF > 2 thì khả năng rất cao xảy ra đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập (Hair và cộng sự, 2014). Từ bảng Coefficients, VIF của các biến nằm
trong khoảng từ 1,021 đến 1.517, tất cả đều nhỏ hơn 2, do đó mô hình không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến.

Coefficients

Model Std.
B Beta t Sig. Tolerance VIF
Error
(3) Constant -.795 .249 -3.193 .002

HVBD .161 .033 .170 4.905 .000 .934 1.071

TLDD .226 .035 .216 6.406 .000 .987 1.013

QTT .343 .041 .345 8.375 .000 .659 1.517

KTTH .291 .035 .330 8.231 .000 .698 1.432

HT .175 .031 .201 5.715 .000 .909 1.100

HVBD.DCTC -.128 .053 -.085 -2.413 .016 .904 1.106

TLDD.DCTC -.084 .056 -.051 -1.501 .134 .980 1.021

QTT.DCTC .068 .070 .040 .072 .332 .655 1.526

KTTH.DCTC -.030 .057 -.021 -.530 .596 .695 1.438

HT.DCTC -.069 .049 -.050 -1.405 .161 .901 1.110

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

4.6.3.3. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất:

Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán
chuẩn hóa giúp kiểm tra dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính giữa
biến phụ thuộc và biến độc lập. Có thể thấy các điểm dữ liệu tạo thành dạng đám mây

Bảng 4. 21. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
68

có độ lớn trải đều nhau dọc theo đường tung độ 0. Từ đó, có thể kết luận giả định
phương sai không đồng nhất.

Hình 4. 3. Biểu đồ Scatter Plot kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

4.6.3.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Trị số Durbin - Watson (DW) dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi
bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). Theo Yahua Qiao (2011),
thường giá trị DW nằm trong khoảng 1.5 - 2.5 sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương
quan. Từ kết quả bảng Model Summary, giá trị DW = 1.661, nằm trong khoảng 1.5
đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất

Model Summary
Mode R R Adjust Std. Change Statistics Durbin
l Square ed Error Watson
R of the
Square Estima R F df df2 Sig.
te Square Chan 1 F
Chang ge Chan
e ge
3 .741 .549 .537 .51107 .010 1.803 5 403 .111 1.675
69

a. Dependent Variable: QDDT

b. Predictor:(Constant), HVBD, KTTH, TLDD, HT, QTT, HVBD.DCTC,


HVBD.DCTC, HTTH.DCTC, TLDD.DCTC, HUNDC.DCTC, HT.DCTC,
HUNVT.DCTC, QTT.DCTC.
Bảng 4. 22. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

4.6.3.5. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy:

Giá trị Sig. của kiểm định t trong bảng Coefficients được sử dụng để kiểm định
ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu Sig. kiểm định t của biến độc lập nhỏ hơn 0.05 thì biến
độc lập đó tác động đến biến phụ thuộc. Nếu Sig. kiểm định t của biến độc lập lớn hơn
0.05; nghĩa là biến độc lập đó không có sự tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc
lập tương ứng với một hệ số hồi quy riêng, do vậy có từng kiểm định t riêng (Hair và
cộng sự, 2014). Có giả thuyết sau:

{ H 0 :Các hệ số hồi quy Bk =0


H 1 :Các hệ số hồi quy Bk ≠ 0

a. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần 1

Từ kết quả bảng Coefficients của lần chạy thứ nhất, tất cả các biến độc lập đều
có giá trị sig. = 0.000 < 0.05, bao gồm HVBD, TLDD, QTT, KTTH, HT. Vì vậy, có
thể kết luận là tồn tại hệ số hồi quy của các nhân tố này. Ngoài ra biến HVBD.DCTC
có sig. = 0.16 < 0.05, do đó biến DCTC vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa biến
QDDT và HVBD.

Các biến điều tiết bao gồm TLDD.DCTC, QTT.DCTC, KTTH.DCTC, HT.DCTC, có
giá trị sig. > 0.05, giá trị lần lượt là 0.134, 0.332, 0.596, 0.161, các biến này không có
ý nghĩa thống kê hay biến DCTC không điều tiết mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
QDDT và các biến độc lập TLDD, QTT, KTTH, HT. Vì vậy nhóm nghiên cứu quyết
định loại các biến 4 biến điều tiết là TLDD.DCTC, QTT.DCTC, KTTH.DCTC,
HT.DCTC.

Coefficients

Model Std.
B Beta t Sig. Tolerance VIF
Error
70

(3) Constant -.795 .249 -3.193 .002

HVBD .161 .033 .170 4.905 .000 .934 1.071

TLDD .226 .035 .216 6.406 .000 .987 1.013

QTT .343 .041 .345 8.375 .000 .659 1.517

KTTH .291 .035 .330 8.231 .000 .698 1.432

HT .175 .031 .201 5.715 .000 .909 1.100

HVBD.DCTC -.128 .053 -.085 -2.413 .016 .904 1.106

TLDD.DCTC -.084 .056 -.051 -1.501 .134 .980 1.021

QTT.DCTC .068 .070 .040 .072 .332 .655 1.526

KTTH.DCTC -.030 .057 -.021 -.530 .596 .695 1.438

HT.DCTC -.069 .049 -.050 -1.405 .161 .901 1.110

a. Dependent Variable: QDDT


Bảng 4. 23. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần thứ nhất

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

b. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần 2

Dựa vào kết quả bảng Coefficients của lần chạy thứ 2, giá trị sig. của kiểm định
t của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống
kê. Bên cạnh đó hệ số hồi quy riêng của từng biến có thay đổi so với lần kiểm định
trước.

Các biến độc lập là HVBD, TLDD, QTT, KTTH và HT đều có hệ số Beta > 0
và mức ý nghĩa thống kê nhỏ 0.05 nên cả bốn biến này đều có tác động cùng chiều với
biến phụ thuộc QDDT.

Tuy nhiên, từ kết quả trên, mối quan hệ giữa biến HVBD và QDDT bị tác động
bởi biến điều tiết DCTC, với hệ số Beta = -0.101 và hệ số Sig. = 0.47 < 0.05 nên giả
thuyết H10 được ủng hộ.

Coefficients
Model
71

Std.
B Beta Tolerance VIF
Error t Sig.
(1) Constant -.798 .249 -3.204 .002

HVBD .158 .033 .167 4.822 .000 .937 1.067

TLDD .228 .035 .217 6.448 .000 .990 1.010

QTT .345 .041 .347 8.429 .000 .661 1.513

KTTH .291 .035 .330 8.246 .000 .702 1.423

HT .174 .031 .200 5.699 .000 .913 1.094

HVBD.DCTC -.101 .051 -.067 -1.996 .047 .997 1.003

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

4.6.3.6. Kết quả hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ giải thích biến phụ
thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy
cho thấy R2 điều chỉnh = 0.536, như vậy, các biến độc lập giải thích được 53.6% sự
biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại 47.4% được giải thích bởi các biến ngoài
mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Model Summary
Model R R Adjus Std. Change Statistics Durbin
Squar ted Error Watson
e R of the
Squar Estima R F df df2 Sig. F
e te Square Chan 1 Chang
Change ge e

Bảng 4. 24. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy lần thứ hai
72

1 .737 .543 .536 .51171 .004 3.984 1 407 .047 1.673


c. Dependent Variable: QDDT
d. Predictor:(Constant), HT,TLDD, HVBD, KTTH, QTT, HVBD.DCTC
Bảng 4. 25. Bảng kết quả hồi quy

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)

Từ các bước kiểm định trên, ta có mô hình hồi quy tuyến tính cuối cùng như sau:

QDDT= -0.798 + 0.158*HVBD + 0.228*TLDD + 0.345*QTT +


0.291*KTHH + 0.174*HT - 0.101 HVBD.DCTC + u

Trong đó:

HVBD: Hành vi bầy đàn

TLDD: Thiên lệch do tính đại diện

QTT: Quá tự tin

KTTH: Tâm lý không thích thiệt hại

HT: Hối tiếc

HVBD.DCTC: Dân chí tài chính điều tiết Hành vi bầy đàn

Hệ số beta chuẩn hóa cho biết mức độ tác động mạnh yếu của biến độc lập đến
biến phụ thuộc. Kết quả của hệ số beta chuẩn hóa của mô hình như sau:

STT Biến Standard.Beta Thứ tự ảnh hưởng


1 HVBD .167 5
2 TLDD .217 3
3 QTT .347 1
4 KTTH .330 2
5 HT .200 4
Bảng 4. 26. Hệ số Beta chuẩn hóa của mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)
73

Có thể thấy rằng, biến nhân tố Quá tự tin và Tâm lý không thích thiệt hại có tác
động lớn nhất lên biến phụ thuộc Quyết địn hđầu tư chứng khoán với beta = 0.348 và
= 0.328 theo sau đó lần lượt là các nhân tố Thiên lệch do tính đại diện (= 0.217) và
Hối tiếc (= 0.197) và Quá tự tin (=0.166).

4.7. Kết quả các giả thuyết nghiên cứu

Từ kết quả của các phân tích trên, nhóm nghiên cứu tổng hợp kết quả kiểm định các
giả thuyết như sau.

Giả
Nội dung Kết quả
thuyết
Hành vi bầy đàn ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu
H1 Chấp nhận
tư.
Hiệu ứng neo và điều chỉnh ảnh hưởng đáng kể đến quyết
H2 Bác bỏ
định đầu tư.
Hiệu ứng ngược vị thế ảnh hưởng đáng kể đến quyết định
H3 Bác bỏ
đầu tư.
H4 Tính đại diện ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư. Chấp nhận

H5 Quá tự tin ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư. Chấp nhận
Tâm lý không thích thiệt hại ảnh hưởng đáng kể đến quyết
H6 Chấp nhận
định đầu tư.
Thiên kiến hối tiếc ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu
H7 Chấp nhận
tư.
Kiềm chế bản thân ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu
H8 Bác bỏ

Dân trí tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu
H9 Bác bỏ
tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hành vi bầy
H10 Chấp nhận
đàn và quyết định đầu tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hiệu ứng neo
H11 Bác bỏ
và điều chỉnh với quyết định đầu tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hiệu ứng
H12 Bác bỏ
ngược vị thế và quyết định đầu tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa tính đại diện
H13 Bác bỏ
và quyết định đầu tư.
74

Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến quá
H14 Bác bỏ
tự tin và quyết định đầu tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa tâm lý không
H15 Bác bỏ
thích thiệt hại và quyết định đầu tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa kiềm chế bản
H16 Bác bỏ
thân và quyết định đầu tư.
Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến hối
H17 Bác bỏ
tiếc và quyết định đầu tư.
Bảng 4. 27. Kết quả kiểm định các giả thuyết

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu (2024)
75

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


VÀ HÀM Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Những giả thuyết được chấp nhận bao gồm các giả thuyết về ảnh hưởng của
hành vi bầy đàn, quá tự tin, thiên lệch do tính đại diện, tâm lý không thích thiệt hại và
ác cảm hối tiếc đến quyết định đầu tư và giả thuyết về tác động điều tiết của dân trí tài
chính đến mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn và quyết định đầu tư.

5.1.1. Ảnh hưởng của các thiên kiến hành vi đến các quyết định đầu tư

5.1.1.1. Ảnh hưởng của hành vi bầy đàn đến quyết định đầu tư

Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu thấy rằng “Hành vi bầy đàn” có ảnh
hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của giới trẻ. Theo kết quả phân tích hồi quy, với
giá trị Sig. = 0.000 < 0.005 và hệ số = 0.158 nên nhóm nghiên cứu bác bỏ giả thuyết
H0, chấp nhận giả thuyết H1: Hành vi bầy đàn ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu
tư. Cụ thể là, khi hành vi bầy đàn tăng (giảm) 01 đơn vị (các yếu tố khác không đổi)
thì giá trị trung bình Quyết định đầu tư tăng (giảm) 0.158 đơn vị. Tương tự, theo
Kudryavtsev và cộng sự (2013), hành vi bầy đàn ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn
tài chính và quá trình ra quyết định của nhà đầu tư.

Giá trị trung bình của các nhận định trong tâm lý bầy đàn đều ở mức cao (trên
3,9) và cao nhất là ở nhận định “Quyết định đầu tư của tôi là bị ảnh hưởng bởi quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư khác”. Điều này là hợp lý khi mà các nhà đầu tư tham
gia khảo sát là giới trẻ, đa phần chưa có nhiều năm kinh nghiệm tham gia vào thị
trường nên sẽ có xu hướng bị chi phối bởi các thông tin lan truyền xung quanh và
quyết định của các nhà đầu tư khác. Các nhà đầu tư tham gia khảo sát càng nghe theo
gợi ý của người môi giới, bạn bè, gia đình hoặc nhóm của họ thì họ càng có nhiều khả
năng quyết định đầu tư. Mặt khác, các nhà đầu tư trẻ là người nhạy cảm và dễ bị ảnh
hưởng với các thông tin lan truyền trên mạng nên thường đưa ra các quyết định nhanh
chóng, bỏ qua những suy luận của bản thân. Hành vi bầy đàn tồn tại trong tâm lý nhà
đầu tư sẽ tạo ra nhiều hệ lụy như khiến họ quá phụ thuộc vào quyết định đầu tư của
người khác mà bỏ qua các suy luận và phân tích của cá nhân. Các nhà đầu tư về lâu dài
sẽ mất đi khả năng phán đoán nhanh nhạy trước sự biến động của thị trường. Và theo
Nguyễn Đức Hiển và cộng sự (2012), hành vi bầy đàn kéo dài và có hệ thống sẽ làm
thị trường bất ổn, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ. Nguyễn Đức Hiển và cộng sự (2012)
cho rằng tâm lý bầy đàn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển quá
nóng của TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 – 2007 và quá lạnh trong khoảng 2009 –
2011.
76

5.1.1.2. Ảnh hưởng của thiên lệch tính đại diện đến quyết định đầu tư.

Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu thấy rằng thiên kiến “Tính đại diện” có
ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của giới trẻ. Theo kết quả phân tích hồi quy,
với giá trị Sig. = 0.000 < 0.005 và hệ số = 0.228 nên nhóm nghiên cứu chấp nhận giả
thuyết đã đặt ra. Cụ thể là, khi tính đại diện tăng (giảm) 01 đơn vị (các yếu tố khác
không đổi) thì giá trị trung bình quyết định đầu tư tăng (giảm) 0.228 đơn vị. Kết quả
này cũng tương đồng với nghiên cứu của Alrabadi và cộng sự (2018); Athur (2014);
Toma (2015) cho rằng tính đại diện ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Các nghiên cứu
này chỉ ra rằng các nhà đầu tư mới bắt đầu có xu hướng đưa ra quyết định đầu tư giống
như quyết định đầu tư trước đó, hơn nữa, nếu khoản đầu tư đó mang lại lợi nhuận. Các
nhà đầu tư cũng không sẵn lòng thực hiện đa dạng hóa đầu tư vì họ vẫn chưa có kinh
nghiệm về loại hình đầu tư đó. Tại Việt Nam, các bạn trẻ tham gia vào thị trường
chứng khoán còn ít kinh nghiệm, đang trong quá trình nghiên cứu, học hỏi khiến họ dễ
dàng làm theo một tình huống tương tự, điển hình gần đây của chính mình hoặc các
nhà đầu tư khác mà họ nghiên cứu và theo dõi, từ đó đưa ra các phân tích, quyết định
không phù hợp với tình huống hiện tại.

5.1.1.3. Ảnh hưởng của quá tự tin đến quyết định đầu tư.

Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu thấy rằng thiên kiến “Quá tự tin” có ảnh
hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của giới trẻ. Theo kết quả phân tích hồi quy, với
giá trị Sig. = 0.000 < 0.005 và hệ số = 0.345 nên nhóm nghiên cứu chấp nhận giả
thuyết đã đặt ra. Cụ thể là, khi sự quá tự tin tăng (giảm) 01 đơn vị (các yếu tố khác
không đổi) thì giá trị trung bình quyết định đầu tư tăng (giảm) 0.345 đơn vị. Kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của Vido Novianggie và Nadia Asandimitra (2019),
cho rằng sự tự tin thái quá có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và mức độ tự tin thái
quá càng cao thì quyết định đầu tư được đưa ra càng cao. Sự tự tin thái quá của người
được hỏi khiến nhà đầu tư tin rằng kiến thức và kỹ năng đầu tư của họ tốt hơn những
người khác. Thiên kiến này có thể xảy ra do các nhà đầu tư có xu hướng dựa vào trực
giác của mình thay vì đưa ra những cân nhắc có thể xảy ra trong khoản đầu tư được
thực hiện. Đặc biệt với giới trẻ, giới trẻ trên toàn cầu đang có xu hướng lạc quan hơn
so với các thế hệ trước (UNICEF, 2021). Sự lạc quan này đôi khi trở thành sự quá tự
tin khi đưa ra những quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trẻ mà không có sự phân
tích và nghiên cứu cụ thể, họ sẽ xem nhẹ những biến động của thị trường nên vẫn đưa
ra quyết định nhanh chóng. Bên cạnh đó, thực tế đã chứng minh, người Việt Nam luôn
có tâm lý lạc quan, tin vào sức mạnh nội tại của bản thân khi nhìn từ xa xưa thực tế
thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, khi tâm lý lạc quan bị chuyển hoá
thành sự tự tin thái quá thì nhà đầu tư càng dễ có thái độ bất chấp khi đưa ra quyết
định đầu tư.
77

5.1.1.4. Ảnh hưởng tâm lý không thích thiệt hại đến quyết định đầu tư.

Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu thấy rằng “Tâm lý không thích thiệt
hại” có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của giới trẻ. Theo kết quả phân tích
hồi quy, với giá trị Sig. = 0.000 < 0.005 và hệ số = 0.291 nên nhóm nghiên cứu chấp
nhận giả thuyết đã đặt ra. Cụ thể là, khi tâm lý không thích thiệt hại tăng (giảm) 01
đơn vị (các yếu tố khác không đổi) thì giá trị trung bình Quyết định đầu tư tăng (giảm)
0.291 đơn vị. Tương tự, nghiên cứu của Lim (2012) và Khánh (2017), thiên kiến tâm
lý không thích thiệt hại có tác động tích cực đáng kể đến việc ra quyết định của nhà
đầu tư. Theo Tversky và Kahneman (1992), sự mất mát đem lại cảm giác mạnh mẽ
gấp đôi so với lợi ích. Những người mắc phải thiên kiến này thường trở nên sợ rủi ro
sau lần thua lỗ trước đó và họ bán những cổ phiếu đã tăng giá trị. Chính vì vậy, những
nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không phải ngoại lệ,
mà còn thể hiện tâm lý này rõ ràng hơn bởi người Việt Nam đã luôn có tư tưởng “ăn
chắc mặc bền” từ xa xưa. Vì vậy, khi tham gia đầu tư và gặp thua lỗ, họ sẽ cảm thấy
cự kì mất an toàn và sợ hãi, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư với mong muốn lấy
lại những gì đã mất. Với những nhà đầu tư trẻ, họ chưa có nhiều vốn và kinh nghiệm
trước đó, nên khi bị thiệt hại sẽ có mong muốn nhanh chóng được gỡ lại và đưa đến
quyết định đầu tư mới. Hơn nữa, sự bồng bột và nóng nảy ở người trẻ cũng làm tăng
khả năng đưa ra quyết định đầu tư để lấy lại vốn đã mất khi gặp thua lỗ.

5.1.1.5. Ảnh hưởng của thiên kiến hối tiếc đến quyết định đầu tư.

Từ kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu thấy rằng thiên kiến “Hối tiếc” có ảnh
hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của giới trẻ. Theo kết quả phân tích hồi quy, với
giá trị Sig. = 0.000 < 0.005 và hệ số = 0.174 nên nhóm nghiên cứu chấp nhận giả
thuyết đã đặt ra. Cụ thể là, khi thiên kiến hối tiếc tăng (giảm) 01 đơn vị (các yếu tố
khác không đổi) thì giá trị trung bình quyết định đầu tư tăng (giảm) 0.174 đơn vị. Điều
này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Budiarto (2017), cho rằng thiên kiến ác
cảm hối tiếc ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Nó khiến các nhà đầu tư mất lợi nhuận
vì họ nắm giữ những cổ phiếu trong thời gian quá lâu . Tâm lý hối tiếc xảy ra phổ biến
do con người có xu hướng cảm thấy hối tiếc khi phạm lỗi, thậm chí cả những lỗi nhỏ
ngay trong cuộc sống hàng ngày, nên việc các nhà đầu tư cảm thấy hối tiếc đặc biệt khi
kết quả đầu tư của họ tiêu cực cũng rất phổ biến.

5.1.2. Ảnh hưởng điều tiết của dân trí tài chính trong tác động của hành vi bầy
đàn đến quyết định đầu tư

Theo như kết quả nhóm nghiên cứu phân tích được ở phía trên, nhóm nghiên
cứu thấy rằng biến dân trí tài chính có tác động tiêu cực lên mối quan hệ giữa biến
hành vi bầy đàn và quyết định đầu tư. Theo kết quả phân tích hồi quy, với giá trị Sig =
0.047 < 0.05 và hệ số = - 0.101 nên nhóm nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận
78

giả thuyết H10: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn và quyết
định đầu tư. Cụ thể hơn, nếu các yếu tố khác không đổi, khi hành vi bầy đàn tăng 01
đơn vị thì giá trị trung bình quyết định đầu tư khi các nhà đầu tư có dân trí tài chính sẽ
ít hơn so với khi các nhà đầu tư không có dân trí tài chính 0.101 đơn vị.

Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Khalid và cộng sự
(2016), cho rằng dân trí tài chính có thể điều tiết mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn và
quyết định đầu tư. Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng về vai trò điều tiết của dân trí
tài chính trong mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn đến quyết định đầu tư tại Việt Nam,
nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiển và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, trình
độ học vẫn càng thấp thì nhà đầu tư càng dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố có tính bầy đàn
và cảm tính. Các nhà đầu tư có trình độ dân trí tài chính tốt sẽ sử dụng thông tin xung
quanh và ý kiến của các nhà đầu tư khác làm tài liệu tham khảo trong quyết định đầu
tư của bản thân, tránh được những thông tin mang tính điều hướng trên mạng. Dân trí
tài chính cao sẽ giúp các nhà đầu tư phân tích dựa trên nhưng suy luận rõ ràng và có
căn cứ, không cuốn theo hành vi của đám đông, có một kế hoạch và nguyên tắc đầu tư
mạnh mẽ và tránh được các làn sóng ngắn hạn cũng như sự thao túng trên thị trường
chứng khoán.

5.2. Một số đề xuất và kiến nghị

5.2.1. Đối với các cá nhân

Các hiện tượng tâm lý thiên lệch là kết quả của quá trình tích lũy lâu dài trong
việc ra quyết định của con người. Mặc dù một số trong số chúng có thể hữu ích trong
việc đưa ra quyết định hàng ngày, nhưng chúng lại có thể gây hại trong lĩnh vực đầu
tư. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hiện tượng này khi đầu tư, nên chúng ta cần
nhận biết để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng. Dưới đây là một số kiến nghị mà
nhóm nghiên cứu đưa ra cho các nhà đầu tư cá nhân trẻ tại Việt Nam:

Thứ nhất, chủ động đặt ra mục tiêu khi đầu tư.

Việc đặt ra mục tiêu khi đầu tư là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các nhà
đầu tư các nhân xác định rõ những gì họ muốn đạt được và khi nào họ muốn đạt được
điều đó. Mục tiêu không chỉ thể hiện tầm nhìn và quyết tâm của bản thân NĐT mà còn
giúp họ chuẩn bị tinh thần cho những thách thức và khó khăn có thể phát sinh trong
quá trình tìm hiểu và tham gia vào thị trường chứng khoán. Đặt ra mục tiêu cũng giúp
các cá nhân hiểu rõ hơn về những gì họ đang làm và chuẩn bị tinh thần để đối mặt với
các khía cạnh phức tạp của thị trường chứng khoán và các khái niệm liên quan. Dù có
thể gặp khó khăn với các thuật ngữ và kiến thức chuyên ngành, nhưng việc có mục
tiêu rõ ràng sẽ tăng cường sự tự tin và giúp họ trở thành những nhà đầu tư hiệu quả
trong tương lai. Đặt ra mục tiêu không chỉ là quá trình tạm thời mà còn là một hành
79

trình dài. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp nhà đầu tư có niềm tin vào bản thân và trở thành
những người dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Thứ hai, cải thiện kiến thức tài chính.

Nhà đầu tư cần tự chủ động trong việc nắm bắt và tiếp thu kiến thức tài chính từ
các nguồn thông tin đáng tin cậy như sách báo, tạp chí, bản tin, cũng như tham gia các
hội nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội, và tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, buổi tọa
đàm với các chuyên gia. Sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực tài chính sẽ giúp cải thiện
thái độ của nhà đầu tư đối với việc đầu tư chứng khoán.

Trong thực tế, nhiều người dân tại Việt Nam có quan điểm tiêu cực về chứng
khoán, coi đây là một hình thức đầu tư may rủi, hên xui, điều này thường xuất phát từ
sự thiếu hiểu biết về thị trường tài chính. Hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính giúp
nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn, tăng cường tự tin trong việc phân
tích và đưa ra quyết định đầu tư, và sẵn lòng chấp nhận rủi ro. Đồng thời, kiến thức tài
chính cũng giúp tăng cường hiệu quả tự tài chính cá nhân, xây dựng kế hoạch tài chính
khoa học và kiểm soát chặt chẽ hơn. Những người có kiến thức tài chính cao sẽ thể
hiện khả năng sắp xếp kế hoạch tài chính tốt và có hiệu quả tự tài chính cao hơn, từ đó
thúc đẩy ý định đầu tư chứng khoán của họ.

Thứ ba, tham khảo, học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm.

Nhà đầu tư cần tích cực tìm hiểu và học hỏi từ những người có kinh nghiệm và
chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán để thu thập kiến thức và lời
khuyên có ích. Việc này giúp họ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thị trường,
cũng như cải thiện kiến thức và kỹ năng tài chính của mình. Đặc biệt, việc học hỏi
kinh nghiệm thực tế trên thị trường giúp nhà đầu tư phát triển điểm mạnh và giảm
thiểu điểm yếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tìm kiếm thông tin phải được thực hiện
một cách cẩn trọng và chọn lọc, và nhà đầu tư cần tự đánh giá, phân tích và lựa chọn
thông tin phù hợp để áp dụng vào chiến lược đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất.

Thứ tư, chỉ nên đầu tư vào những gì mà thực sự hiểu rõ.

Không thể phủ nhận rằng lý thuyết và thực hành luôn đi đôi với nhau. Đối với
các cá nhân muốn tham gia vào việc đầu tư chứng khoán, điều quan trọng nhất là phải
hiểu rõ lĩnh vực mình muốn đầu tư, chứ không phải chỉ đơn thuần là theo đuổi xu
hướng phổ biến. Vì vậy, họ cần mua các cổ phiếu mà họ đã nghiên cứu kỹ, tránh bị lôi
kéo mua các cổ phiếu thiếu uy tín do những người không tốt.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng không chỉ là việc tập trung vào
một lĩnh vực cụ thể, mà còn cần mở rộng tầm nhìn để có cái nhìn tổng quan về thị
trường. Các nhà đầu tư cần nghiên cứu các ngành nghề và cổ phiếu mà họ chưa từng
80

quan tâm để có thể khám phá ra những cơ hội mới. Nếu một cổ phiếu được niêm yết
bởi một công ty mới mà nhà đầu tư chưa có đủ thông tin, thậm chí là không thể đánh
giá được, họ không nên mua, dù có tiềm năng hứa hẹn đến đâu. Tóm lại, việc kết hợp
giữa lý thuyết và thực tiễn, cùng việc nghiên cứu kỹ lưỡng và mở rộng tầm nhìn sẽ
giúp các cá nhân đầu tư chứng khoán một cách thông minh và hiệu quả.

5.2.2. Đối với trường học và các cơ sở giáo dục

Đối với các trường giảng dạy về khối ngành Kinh tế và Tài chính Ngân hàng,
không thể phủ nhận trong chương trình học cũng đã cung cấp được khá nhiều cho sinh
viên những kiến thức xung quanh lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tuy nhiên thì những
môn học đi sâu vào giảng dạy, hướng dẫn về đầu tư chưa nhiều, ngoài ra những kiến
thức trong chương trình học cũng hầu như mới chỉ dừng lại ở việc trang bị Kiến thức
tài chính, còn giáo dục về Hành vi tài chính còn hạn chế, nếu có thì cũng mới chỉ dừng
lại ở quy mô nhỏ như một sự kiện, một buổi hội thảo do CLB tổ chức. Với các trường
thuộc khối ngành này, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, tạo ra thêm không gian để thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp
giảng dạy hiện đại, nhằm tăng cường kỹ năng ứng dụng của sinh viên. Trong bối cảnh
này, cần nhấn mạnh vào việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, khuyến
khích sự sáng tạo và tính chủ động của sinh viên. Điều này có thể thực hiện thông qua
việc tạo ra các hoạt động thực hành và giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực đầu
tư, nơi sinh viên có thể áp dụng kiến thức học được vào các tình huống thực tế. Ngoài
ra, cần cung cấp các công cụ và tài nguyên để sinh viên có thể thực hành đầu tư ảo
hoặc mô phỏng các kịch bản đầu tư. Điều này giúp họ trải nghiệm thực tế mà không
cần phải đối mặt với rủi ro thực sự, từ đó họ có thể phát triển và hoàn thiện kỹ năng và
chiến lược đầu tư của mình một cách an toàn. Trong khi phương pháp giảng dạy
truyền thống vẫn có giá trị, chúng ta cần chuyển đổi sang việc sử dụng nó một cách
linh hoạt hơn và tích hợp nó vào các hoạt động thực tế. Thay vì chỉ tập trung vào việc
tiếp thu kiến thức bách khoa, chúng ta cần tạo ra các cuộc thi kiến thức và các hoạt
động thực hành, để sinh viên có thể áp dụng kiến thức họ học vào cuộc sống thực tế và
đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả.

Hai là, tìm kiếm các cách để khuyến khích sự sáng tạo cá nhân, đặc biệt là từ
các sinh viên có năng khiếu, vì họ có thể là nguồn động viên và tiếp thêm động lực cho
các sinh viên khác trong cộng đồng học tập. Nhà trường có thể triển khai các hoạt
động như tổ chức các cuộc thi hoặc thử thách về đầu tư chứng khoán để tăng cường kỹ
năng và hiểu biết thực tế của sinh viên. Trong dự án này, cần thiết lập hình thức khen
thưởng phù hợp để động viên các sinh viên tham gia và hoàn thành dự án một cách
thành công. Điều này có thể là phần thưởng bằng tiền mặt, hoặc cung cấp các cơ hội
về việc làm trong tương lai, giúp họ cảm thấy được công nhận và động viên tiếp tục
phát triển trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Những sinh viên có thành tích xuất sắc
81

có thể trở thành nguồn động viên lớn cho các sinh viên khác, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển và tích lũy kiến thức trong cộng đồng học tập.

Ba là, tích hợp vào chương trình giáo dục các môn học giảng dạy về tâm lý học
đầu tư. Các môn học này có thể bao gồm các loại thiên vị cảm xúc và nhận thức, cách
nhận biết và tránh các thiên vị này, cũng như cách đưa ra quyết định đầu tư dựa trên lý
trí. Điều này sẽ giúp cải thiện hành vi và thái độ tài chính của sinh viên. Bằng cách
tích hợp các môn học về tâm lý học đầu tư, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về cách mà cảm
xúc và nhận thức có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Họ sẽ học được cách
nhận diện các thiên vị cảm xúc và nhận thức, và áp dụng các kỹ thuật để tránh những
ảnh hưởng tiêu cực từ chúng. Ngoài ra, việc học về cách đưa ra quyết định dựa trên lý
trí sẽ giúp sinh viên có cơ sở và phương pháp để ra quyết định đầu tư một cách có chủ
đích và hiệu quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng đầu tư của họ
mà còn tạo ra một tư duy có trách nhiệm và cân nhắc trong việc quản lý tài chính cá
nhân. Tóm lại, việc tích hợp các môn học về tâm lý học đầu tư vào chương trình giáo
dục sẽ là một bước quan trọng trong việc cải thiện hành vi và thái độ tài chính của sinh
viên, giúp họ trở thành những nhà đầu tư thông thái và tự tin hơn trong quá trình tham
gia vào thị trường chứng khoán.

Đối với các trường đào tạo về các khối ngành như Kỹ thuật, Y dược, Quân sự,
thường sinh viên ít có cơ hội tiếp cận với các kiến thức về tài chính cơ bản, và thậm
chí còn ít gặp hơn khi nói đến giáo dục nâng cao về hành vi tài chính. Với các trường
ngoài ngành Kinh tế và Tài chính Ngân hàng như trên, nhóm nghiên cứu xin đề xuất
một số hàm ý như sau:

Trước hết, các trường cao đẳng và đại học có thể tối ưu hóa cấu trúc chương
trình giảng dạy bằng cách tăng tỷ lệ các khóa học liên quan đến giáo dục về tài chính.
Điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức các khóa học, buổi hội thảo hoạch tập
huấn đào tạo cho sinh viên về các khái niệm cơ bản về đầu tư chứng khoán và cách
quản lý rủi ro. Đồng thời, việc khuyến khích tổ chức các câu lạc bộ hoặc nhóm nghiên
cứu về đầu tư tài chính cũng là một cách tốt để thúc đẩy sự tìm hiểu và thảo luận trong
cộng đồng sinh viên.

Thứ hai, nhà trường có thể mở các khóa học miễn phí để giảng dạy các kiến
thức về kinh tế tài chính và đầu tư trong một thời gian ngắn, đủ để sinh viên có một
kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Hoặc có thể tổ chức các chương trình trải nghiệm
thực tế về đầu tư cho sinh viên, giúp họ tiếp cận và hiểu rõ hơn về thị trường chứng
khoán và các khía cạnh liên quan. Đồng thời, việc tạo ra sự liên kết giữa các trường đại
học, cao đẳng ngoài ngành với các trường thuộc Khối ngành Kinh tế và Tài chính
Ngân hàng cũng cần được thúc đẩy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chia sẻ
kiến thức và cải thiện chất lượng giáo dục.
82

5.2.3. Đối với các công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong TTCK, là cầu nối giữa nhà
đầu tư, doanh nghiệp và thị trường. Đầu tư chứng khoán đang trở thành một xu hướng
mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, để hoạt động một cách chuyên nghiệp, hỗ trợ nhà đầu tư và duy trì sự ổn
định của TTCK, các công ty chứng khoán cần phải thực hiện các biện pháp hiệu quả.

Thực tế cho thấy, khi TTCK thu hút sự quan tâm lớn từ người dân, các vấn đề
liên quan đến hoạt động của các công ty chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện. Những
vấn đề như hệ thống hoạt động không ổn định, chuyên môn yếu trong việc môi giới,
hay đạo đức kém của nhân viên môi giới có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến ý định
đầu tư của nhà đầu tư và gây tổn thương đến hình ảnh của các công ty chứng khoán.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho các công ty chứng khoán hoạt
động trên TTCK như sau:

Thứ nhất, cung cấp báo cáo phân tích một cách minh bạch và kịp thời

Công ty chứng khoán cần tiếp tục cung cấp thông tin về thị trường, cổ phiếu, dữ
liệu ngành, báo cáo phân tích và các thông tin liên quan khác. Những thông tin này cần
được đưa ra một cách minh bạch và kịp thời để giúp nhà đầu tư có những thông tin
chính xác và đầy đủ khi tham khảo và phân tích trước khi ra quyết định đầu tư. Việc
cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác là vô cùng quan trọng trong quá trình giao dịch
trên thị trường chứng khoán. Nhờ vào những thông tin này, nhà đầu tư có thể thực hiện
các phân tích và đưa ra quyết định đúng đắn, đặc biệt là trong những thời điểm quan
trọng và cần thiết. Đồng thời, những thông tin này cũng sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng
cho các cơ quan quản lý thị trường, giúp họ đưa ra các biện pháp điều chỉnh môi
trường kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả cho TTCK Việt Nam.

Thứ hai, chú trọng cải thiện chuyên môn, chất lượng nhân viên

Các CTCK cần tập trung vào phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực và chất
lượng chuyên môn cao. Đặc biệt, đối với bộ phận phân tích và tư vấn đầu tư, những
chuyên viên này đóng vai trò trực tiếp và quan trọng trong việc tạo ra các báo cáo phân
tích thị trường, phân tích mã chứng khoán, phân tích dữ liệu ngành và tư vấn trực tiếp
cho nhà đầu tư. Để đảm bảo chất lượng và uy tín của công ty, các CTCK cần triển khai
các chương trình đào tạo, lên kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức huấn luyện định kỳ cho
nhân viên về chuyên môn, kỹ năng phân tích, giao tiếp và đạo đức nghề nghiệp. Việc
này giúp hình thành sự uy tín, chuyên nghiệp và kinh doanh có đạo đức của công ty.
Ngoài ra, việc giám sát và thanh tra hoạt động của nhân viên cũng rất quan trọng. Cần
tổ chức các buổi kiểm tra chuyên môn định kỳ để phát hiện và sửa đổi kịp thời những
sơ suất và thiếu sót, từ đó cải thiện chất lượng hoạt động của công ty.
83

Thứ ba, cải cách và đơn giản hoá các quy định, thủ tục mở tài khoản và giao
dịch

Thực tế cho thấy, quy trình mở tài khoản và giao dịch cổ phiếu tại các công ty
chứng khoán thường gặp phải nhiều rắc rối với các quy định phức tạp và thủ tục rườm
rà. Tuy nhiên, một số CTCK đã áp dụng công nghệ mở tài khoản trực tuyến (eKYC)
để đơn giản hóa quy trình và làm cho việc xác thực và định danh diễn ra hoàn toàn
trực tuyến. Sự áp dụng công nghệ này đã mang lại những thay đổi lớn và có tác động
tích cực đến nhu cầu đầu tư của người dân, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ đang tích
cực thúc đẩy kinh tế số hoá. Do đó, các CTCK cần tiếp tục đẩy mạnh việc đơn giản
hóa thủ tục giấy tờ và triển khai hệ thống đăng ký trực tuyến với các thao tác đơn giản,
giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho cả công ty và nhà đầu tư. Đối với việc giao
dịch cổ phiếu, các CTCK cũng cần mở rộng áp dụng hệ thống mã Smart/Soft OTP và
cải thiện thời gian nạp/rút tiền từ tài khoản ngân hàng tới tài khoản chứng khoán. Việc
này nhằm tối đa hoá trải nghiệm của khách hàng, góp phần cải thiện thời gian giao
dịch và tạo ra sự thuận tiện cho nhà đầu tư, giúp gia tăng số lượng tài khoản mở mới
và thu hút ý định tham gia vào TTCK.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, phối hợp với các bên liên quan
nhằm cải thiện và thu hút nhu cầu đầu tư của NĐT cá nhân

Các CTCK cần thiết lập một kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các trung gian tài
chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, và các tổ chức tài chính khác để mở rộng tệp khách
hàng và tiếp cận đa dạng khách hàng từ nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các hoạt
động tư vấn và môi giới. Đồng thời, việc triển khai các hợp tác chiến lược giữa CTCK
và các trung gian tài chính sẽ giúp mở rộng tệp khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh
doanh cho cả hai bên. Song song với đó, các CTCK cũng cần hợp tác chặt chẽ với các
quỹ đầu tư để nghiên cứu và phát triển các mô hình đầu tư chứng khoán đa dạng như
quỹ mở, quỹ đầu tư cổ phiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong đầu tư của người
dân. Bộ phận nghiên cứu và phát triển (RvàD) cần tập trung vào việc thực hiện đổi
mới, sáng tạo và mở rộng đa dạng các gói sản phẩm, cũng như triển khai nhiều hình
thức và sản phẩm đầu tư mới như chứng chỉ quỹ, tích sản hưu trí, uỷ thác đầu tư, quản
lý tài sản, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Ngoài
ra, cần phải nhanh nhạy với thị trường và có sự theo dõi chặt chẽ, tìm hiểu thị trường
ngách để nắm bắt xu hướng đầu tư của xã hội, từ đó tạo ra sự cá nhân hoá trong hoạt
động tư vấn và phát triển chiến lược phù hợp với đặc điểm cá nhân, giúp kích thích sự
tham gia của nhà đầu tư tiềm năng vào TTCK.

Thứ năm, tận dụng và sử dụng công nghệ vào hoạt động trên TTCK có hiệu
quả.
84

Để đảm bảo hiệu quả và tính cạnh tranh trong thị trường, các CTCK cần tập
trung vào việc đổi mới và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Điều này đặc biệt
quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống giao dịch chứng khoán của họ có giao diện trực
quan, thu hút và dễ sử dụng cho người dùng. Hệ thống cần vận hành liền mạch, thông
suốt, và không gặp độ trễ trong quá trình giao dịch. Các CTCK cần đảm bảo rằng hệ
thống giao dịch của họ tương thích tốt với hệ thống của Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước và có khả năng khớp lệnh với thị trường theo thời gian thực. Việc tăng cường
tính bảo mật trong quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu cũng là một ưu tiên, nhằm đảm bảo
an toàn cho thông tin và quyền lợi của các nhà đầu tư. Đồng thời, việc phát triển ứng
dụng học và thực hành chứng khoán bằng số vốn ảo, dựa trên dữ liệu cổ phiếu thật từ
thị trường, cũng rất quan trọng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể học và
trải nghiệm giao dịch trên TTCK một cách thực tế và an toàn. Các CTCK cũng cần
chủ động áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)
để phân tích dữ liệu và cải tiến dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, cần tránh lựa chọn
những hệ thống quá phức tạp có thể gây khó khăn trong vận hành và sử dụng hàng
ngày. Sự đơn giản và dễ tiếp cận vẫn là yếu tố quan trọng đối với thành công của các
hệ thống công nghệ trong lĩnh vực này.

Thứ sáu, đẩy mạnh truyền thông, xây dựng hình ảnh của công ty

Để tăng cường sự nhận thức và thu hút người dân đến với thị trường chứng
khoán, các CTCK cần chú trọng vào việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và
quảng bá thông qua nhiều hình thức khác nhau, nhằm tạo ra sự hiệu quả và thiết thực.
Đầu tiên, cần xây dựng chiến lược marketing cụ thể và kỹ lưỡng, tập trung vào việc
quảng cáo các ứng dụng và hệ thống giao dịch chứng khoán thông qua nhiều phương
tiện truyền thông đại chúng như sách, báo, tạp chí và cả các nền tảng truyền thông
mạng xã hội như YouTube, Facebook, Instagram, v.v. Nội dung của chiến lược này
cần được thiết kế sáng tạo và thu hút, đồng thời phải trực tiếp nhấn mạnh vào những
lợi ích mà thị trường chứng khoán mang lại cho cá nhân như cơ hội tăng trưởng vốn và
tài chính cá nhân. Hơn nữa, các CTCK cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền
không chỉ về hình ảnh của công ty mình mà còn về thị trường chứng khoán nói chung.
Điều này giúp nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của thị trường
chứng khoán và tạo ra ý thức đầu tư ở mức độ cộng đồng. Nếu người dân nhận ra giá
trị và tiềm năng của thị trường chứng khoán, họ sẽ tự nhiên có ý định đầu tư, từ đó tạo
ra cơ hội cho các CTCK tiếp cận được với một lượng lớn nhà đầu tư tiềm năng.

Tóm lại, việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và quảng bá là một phần
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và tạo ra cơ
hội cho các CTCK tiếp cận và thu hút được người đầu tư mới.

Thứ bảy, chú trọng công tác đào tạo chuyên môn cho NĐT
85

Với mục đích tăng cường kiến thức và thái độ tích cực của nhà đầu tư cá nhân
đối với thị trường chứng khoán, các CTCK cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ
chức giáo dục và đào tạo uy tín để thiết kế các chương trình hỗ trợ đào tạo, khóa học
và hội thảo. Bằng cách này, CTCK có thể cung cấp cho nhà đầu tư cá nhân những kiến
thức cần thiết về thị trường chứng khoán, các sản phẩm đầu tư, cũng như kỹ năng và
chiến lược đầu tư hiệu quả. Điều này không chỉ giúp nhà đầu tư cá nhân nắm bắt cơ
hội trên thị trường một cách tốt hơn mà còn giúp họ cảm thấy tự tin và an tâm hơn khi
tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, việc giáo dục kiến thức tài
chính cũng có thể thay đổi thái độ của nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường chứng
khoán. Một nền tảng kiến thức tài chính tốt có thể giúp họ hiểu rõ hơn về rủi ro và lợi
ích của việc đầu tư, từ đó khuyến khích họ có ý định đầu tư vào thị trường chứng
khoán. Việc hợp tác với các tổ chức giáo dục và đào tạo để giáo dục kiến thức tài
chính cho nhà đầu tư cá nhân không chỉ là cách hiệu quả để tăng cường sự hiểu biết và
tự tin của họ mà còn là cách thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng
khoán.

5.2.4. Đối với Chính phủ

Chứng khoán đã trở thành một kênh đầu tư phổ biến trong thời gian gần đây và
vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Để cải thiện nhận thức, thái độ
và niềm tin của người dân đối với kênh đầu tư này, việc điều tiết, quản lý và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đối với chứng khoán từ phía Nhà nước và các cơ quan liên
quan là vô cùng quan trọng. Mức độ minh bạch và ổn định của TTCK càng cao, sẽ
càng thu hút được sự quan tâm và ý định đầu tư của người dân.

TTCK đã chứng kiến sự can thiệp kịp thời và nghiêm túc từ các cơ quan chức
năng trong việc xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật trên thị trường chứng
khoán. Các hành vi, vi phạm như thiếu minh bạch trong việc phát hành trái phiếu, thao
túng giá cổ phiếu đã gây ra những biến động không ổn định trên thị trường. Do đó, các
cơ quan chức năng cần phải xây dựng và ban hành các hệ thống pháp luật, cơ chế có
độ nghiêm ngặt, đủ để đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của TTCK. Sau quá
trình thảo luận kỹ lưỡng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ
và các nhà hoạch định chính sách như sau:

Một là, hoàn thiện các cơ chế pháp lý nhằm đảm bảo sự minh bạch trên
TTCK

Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xây
dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, các khuôn khổ pháp lý, và cập nhật
các chế tài, hoàn thiện Luật chứng khoán nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và hiệu
quả. Các biện pháp này cần được thiết kế sao cho phù hợp và có khả năng thúc đẩy sự
minh bạch trong thông tin, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, cũng như cách thức
86

vận hành và hoạt động môi giới trên thị trường. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần
phối hợp mật thiết để thực hiện các công tác thanh tra và giám sát định kỳ, đảm bảo
tuân thủ pháp luật và phát hiện kịp thời các dấu hiệu giao dịch bất thường, giao dịch
nội bộ. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của tất cả các
thành viên tham gia TTCK và ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể gây hậu quả tiêu
cực cho thị trường và nhà đầu tư. Khi phát hiện các vi phạm, cần áp dụng các biện
pháp xử phạt nghiêm khắc để răn đe các hành vi thao túng giá chứng khoán, vi phạm
pháp luật và khai thác lỗ hổng trong luật pháp. Đồng thời, công tác quán triệt, tuyên
truyền và phổ biến các nội dung mới của Luật cũng rất quan trọng để đảm bảo sự hiểu
biết và tuân thủ của các chủ thể tham gia thị trường. Những sửa đổi và bổ sung này sẽ
tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc cho TTCK, góp phần cải thiện chất lượng
nguồn cung và thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Đồng thời, nó cũng sẽ bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân và khuyến khích mạnh mẽ các tầng lớp
nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK.

Hai là, tăng cường triển khai hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
nhằm hỗ trợ người dân khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán

Tại Việt Nam, việc đánh giá và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vẫn còn hạn
chế do số lượng các tổ chức thực hiện nhiệm vụ này là ít. Chính phủ cần phối hợp với
các cơ quan liên quan, đặc biệt là giao Bộ Tài chính xây dựng cơ chế để mở rộng thêm
số lượng doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
độc lập. Điều này sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư trên thị trường và
tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Song song với đó, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước cần ban hành quy chế và xây dựng nghị định yêu cầu các doanh nghiệp
muốn niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc phát hành trái phiếu phải thực hiện xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp (Credit Rating). Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch và
rõ ràng trong các nguồn thông tin của doanh nghiệp, như khả năng tài chính, khả năng
thanh toán nợ, và rủi ro có thể xảy ra. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và cung cấp công cụ hỗ trợ phân tích sâu
về cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư. Nó cũng giúp giảm thiểu sự bất cân xứng giữa các
chủ thể tham gia thị trường và tạo điều kiện cho quá trình giao dịch trên thị trường
diễn ra ổn định và hiệu quả. Áp dụng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp kịp thời sẽ đảm
bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường và thu hút người dân tham gia vào TTCK
nhiều hơn. Điều này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin đáng tin cậy và đồng thời
tạo ra một môi trường giao dịch công bằng và minh bạch.

Ba là, tạo khuôn khổ rõ ràng và thuận lợi cho NĐT cá nhân

Qua quá trình nghiên cứu và phỏng vấn, người dân thường là đối tượng có
nhiều bất lợi khi tham gia vào TTCK. Để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích
người dân tham gia đầu tư chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp
87

chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền để xây dựng và áp dụng các
chính sách hỗ trợ như giảm thuế mua, bán chứng khoán, thuế đối với cổ tức và giảm
các loại chi phí khi tham gia đầu tư, như phí lưu ký chứng khoán và phí giao dịch.
Đồng thời, cần đơn giản hóa thủ tục và loại bỏ các ràng buộc về quy định mở tài
khoản, cũng như đơn giản hóa việc thực hiện quyền như quyền mua cổ phiếu và quyền
biểu quyết. Ngoài ra, cần xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận và
sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) một cách dễ dàng và hiệu quả. Luôn chú trọng vào
công tác hoàn thiện thể chế và chính sách để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi tham
gia đầu tư chứng khoán là điều cần thiết. Việc thực hiện các chính sách phát triển kinh
tế nói chung và TTCK nói riêng cũng cần được ưu tiên, từ đó tạo ra tâm lý an tâm cho
người dân khi đầu tư trên thị trường dưới sự bảo hộ của pháp luật. Điều này sẽ góp
phần tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh, minh bạch và an toàn cho tất cả các nhà
đầu tư.

5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng phát triển tiếp theo

5.3.1. Hạn chế của đề tài

Thứ nhất, với mẫu đối tượng là 496 có thể thể hiện được một số khía cạnh
nhưng chắc chắn chưa thể bao hàm được tất cả các đặc điểm của tổng thể của tất cả
giới trẻ tại Việt Nam .

Thứ hai, còn tồn tại những phiếu khảo sát không đạt chuẩn do cá nhân điền
không đúng thực tế. Có thể xảy ra trường hợp chính cá nhân đó không hiểu hết được
bản thân khi tham gia vào thị trường chứng khoán vì có nhiều hành vi khác nhau khi
xử lý cùng một tình huống.

Thứ ba, khảo sát thiếu đi tính toàn diện khách quan vì nhóm nghiên cứu chỉ sử
dụng kết quả khảo sát trong một thời gian nhất định, thiếu đi sự so sánh, đối chiếu
trong các thời gian khác nhau.

Thứ tư, nghiên cứu chỉ khảo tại Việt Nam thì kết quả nhận được sẽ không mang
tính đại diện cho từng vùng, miền do sự khác biệt giữa điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo
dục,…dẫn đến sự khác biệt lớn về trình độ dân trí tài chính cũng như là khả năng tiếp
cận tới việc tham gia đầu tư.

Từ những hạn chế nêu trên, nhóm nghiên cứu hy vọng các công trình nghiên
cứu trong tương lai sẽ khắc phục được hạn chế, thiếu sót này, đồng thời tiếp tục phát
huy những ưu điểm trong bài nghiên cứu để từ đó có thêm nhiều bài nghiên cứu chất
lượng hơn, giúp ích cho các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân không chỉ là giới Việt
Nam , mà còn là toàn bộ các nhà đầu tư đang tham gia vào thị trường chứng khoán
Việt Nam
88

5.3.2. Hướng phát triển tiếp theo

Để tiếp tục phát triển đề tài nghiên cứu, trong tương lai nhóm tác giả sẽ tiến
hành thực hiện các nghiên cứu về quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ trên
vùng, miền khác và mở rộng ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam để có thể tìm ra những sự
khác biệt trong quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ khi sống trong những vùng
địa lý khác nhau - nơi có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau. Nhóm nghiên
cứu cũng mở rộng thêm đối tượng nghiên cứu không chỉ là giới trẻ mà còn là những
thế hệ khác khi tham gia đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, nhóm tác giả mong muốn
có thể tìm ra các nhân tố mới ảnh hưởng lên quyết định đầu tư trên thị trường chứng
khoán cũng như những nhân tố điều tiết mới, từ đó đưa ra được lời khuyên hữu ích cho
các nhà đầu tư đã, đang và sẽ quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
89

KẾT LUẬN
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của giới trẻ Việt
Nam, đặc biệt là vai trò của dân trí tài chính, đã đánh giá được sự tác động của từng
nhân tố, nhờ đó mang lại những ý nghĩa thực tiễn cho các nhà đầu tư trẻ trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như thiên kiến
hành vi bầy đàn, quá tự tin, thiên lệch tính đại diện, tâm lý không thích thiệt hại và hối
tiếc có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của giới trẻ. Trong đó, dân trí tài
chính đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến hành vi bầy đàn và quyết định
đầu tư. Như vậy, qua bằng chứng này có thể thấy đối với giới trẻ Việt Nam, khi đưa ra
quyết định đầu tư họ sẽ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tâm lý thiên lệch đã tích luỹ
lâu dài. Một trong số đó đã chứng minh vai trò quan trọng của khả năng hiểu biết tài
chính của mỗi cá nhân khi ra quyết định đầu tư.
Để giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và đưa ra quyết định hiệu quả hơn
trong tương lai, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất những giải
pháp cụ thể. Đối với cá nhân, cần khuyến khích việc đặt ra mục tiêu và nâng cao kiến
thức về tài chính, đồng thời quản lý cảm xúc của bản thân khi tham gia thị trường
chứng khoán. Đối với các tổ chức và các công ty chứng khoán, cần tập trung vào việc
cải thiện việc cung cấp thông tin thật minh bạch, chính xác, đồng thời đơn giản hóa
quy trình giao dịch. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần được
chính phủ hoàn thiện pháp lý, tăng cường giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân tham gia thị trường tài chính. Những khuyến nghị và nhận thức từ nghiên
cứu này sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện quyết định đầu tư của giới trẻ Việt
Nam. Mặc dù nghiên cứu đã đóng góp những phân tích có giá trị thực tiễn, nhưng
đồng thời cũng tự nhận thức được những hạn chế, đó là nên phát triển mẫu đa dạng
hơn về cả thời gian và không gian, song hành với đó là sử dụng ngôn từ dễ hiểu để
đảm bảo tính chính xác và áp dụng rộng rãi hơn của kết quả.
90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abul S.J. (2019). Factors influencing Individual Investor Behaviour: Evidence


from the Kuwait Stock Exchange. ASS, 15(3), 27.

2. Ajzen I. (1985). From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior.


Action Control: From Cognition to Behavior. Springer, Berlin, Heidelberg, 11–
39.

3. Ajzen I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and


Human Decision Processes, 50(2), 179–211.

4. Ajzen I. (2005), Attitudes, Personality and Behaviour, McGraw-Hill Education


(UK).

5. Ajzen I. và Fishbein M. (1975). A Bayesian analysis of attribution processes.


Psychological Bulletin, 82(2), 261–277.

6. Akintoye S.O., Lam T., Shi S. và cộng sự. (2006). Skeletal site-specific
characterization of orofacial and iliac crest human bone marrow stromal cells in
same individuals. Bone, 38(6), 758–768.

7. Al-Tamimi, H. A. H. Al Anood Bin Kalli. 2009. Financial Literacy and


Investment Decisions of UEA Investor. The Journal of Risk Finance, 10(5),
501-51.

8. Almenberg J. và Dreber A. (2015). Gender, stock market participation and fi-


nancial literacy. Econ Lett, 137, 140–142.

9. Almenberg J. và Widmark O. (2011). Numeracy, Financial Literacy and Partici-


pation in Asset Markets.

10. Alrabadi và cộng sự (2018). Behavioral Biases And Investment Performance,


Does Gender Matter ? :, Evidence From Amman Stock Exchange.

11. Athur A.D. (2014), Effect of Behavioural Biases on Investment Decisions of


Individual Investors in Kenya, Thesis, University Of Nairobi.

12. Atkinson A. và Messy F.-A. (2012), Measuring Financial Literacy: Results of


the OECD / International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study,
OECD, Paris.
91

13. Bai R. (2023). Impact of financial literacy, mental budgeting and self control on
financial wellbeing: Mediating impact of investment decision making. PLoS
ONE, 18(11), e0294466.

14. Bakar S. và Yi A.N.C. (2016). The Impact of Psychological Factors on In-


vestors’ Decision Making in Malaysian Stock Market: A Case of Klang Valley
and Pahang. Procedia Econ Finance, 35, 319–328.

15. Baker, H. K., Kumar, S., & Singh, H. P. (2018). Behavioural biases among
SME owners. International Journal of Management Practice, 11(3), 259-283.

16. Barber B.M. và Odean T. (2013). Chapter 22 - The Behavior of Individual


Investors. Handbook of the Economics of Finance. Elsevier, 1533–1570.

17. Barberis N. và Thaler R. (2003). Chapter 18 A survey of behavioral finance.


Handbook of the Economics of Finance. Elsevier, 1053–1128.

18. Barros Fernandes, J. L. (2007). Risk taking in financial markets: a behavioral


perspective.

19. Bell D.E. (1982). Regret in Decision Making under Uncertainty. Operations
Research, 30(5), 961–981.

20. Bhandari, G., & Deaves, R. (2006). The demographics of overconfidence. The
Journal of Behavioral Finance, 7(1), 5-11.

21. Bhushan P. và Medury Y. (2014). An Empirical Analysis of Inter Linkages


between Financial Attitudes, Financial Behaviour and Financial Knowledge of
Salaried Individuals. Indian Journal of Commerce and Management Studies,
5(3), 58–64.

22. Bikas E., Jurevičienė D., Dubinskas P. và cộng sự. (2013). Behavioural
Finance: The Emergence and Development Trends. Procedia - Social and
Behavioral Sciences, 82, 870–876.

23. Blankenship K.L., Wegener D.T., Petty R.E. và cộng sự. (2008). Elaboration
and consequences of anchored estimates: An attitudinal perspective on
numerical anchoring. Journal of Experimental Social Psychology, 44(6), 1465–
1476.

24. Braunstein S. và Welch C. (2002). Financial Literacy: An Overview of Practice,


Research, and Policy. Fed Reserve Bull, 88, 445.
92

25. Budiarto A. (2017). PENGARUH FINANCIAL LITERACY,


OVERCONFIDENCE, REGRET AVERSION BIAS, DAN RISK
TOLERANCE TERHADAP KEPUTUSAN INVESTASI. 05.

26. Budiarto, A., & Susanti, S. (2017). Pengaruh financial literacy, overconfidence,
regret aversion bias, danrisk tolerance terhadap keputusan investasi (studi pada
investor PT. Sucorinvest central gani galeri investasi BEI universitas negeri
surabaya). Jurnal Ilmu Manajemen (JIM), 5(2), 1-9.

27. Caparrelli F., D’Arcangelis A.M., và Cassuto A. (2004). Herding in the Italian
Stock Market: A Case of Behavioral Finance. Journal of Behavioral Finance,
5(4), 222–230.

28. Chen G., Kim K.A., Nofsinger J.R. và cộng sự. (2007). Trading performance,
disposition effect, overconfidence, representativeness bias, and experience of
emerging market investors. Journal of Behavioral Decision Making, 20(4),
425–451.

29. De BONDT W.F.M. và Thaler R. (1985). Does the Stock Market Overreact?.
The Journal of Finance, 40(3), 793–805.

30. De Bondt W.F.M. và Thaler R.H. (1995). Chapter 13 Financial decision-


making in markets and firms: A behavioral perspective. Handbooks in
Operations Research and Management Science. Elsevier, 385–410.

31. Dhar, R., & Zhu, N. (2006). Up close and personal: Investor sophistication and
the disposition effect. Management science, 52(5), 726-740.

32. Diacon S. và Ennew C. (2001). Consumer Perceptions of Financial Risk. The


Geneva Papers on Risk and Insurance Issues and Practice, 26(3), 389–409.

33. Dima C., Constantinescu M., và Pacurari M.N. (2018). Analysis of the Method-
ological Framework for Developing Public Investment Projects. Calitatea Ac-
ces Success, 19(S1), 212–216.

34. Disney, R., & Gathergood, J. (2013). Financial literacy and consumer credit
portfolios. Journal of Banking & Finance, 37(7), 2246-2254.

35. Eastlick M.A. Consumer intention to adopt interactive teleshopping : working


paper. (No Title).

36. Emmons W.R. (2005). Consumer-Finance Myths and Other Obstacles to Finan-
cial Literacy. St Louis Univ Public Law Rev, 24, 335.
93

37. Ernst H. và Vitt J. (2000). The influence of corporate acquisitions on the behav-
iour of key inventors. RD Manag, 30(2), 105–120.

38. F. Hair Jr J., Sarstedt M., Hopkins L. và cộng sự. (2014). Partial least squares
structural equation modeling (PLS-SEM): An emerging tool in business
research. European Business Review, 26(2), 106–121.

39. Fama E.F. (1998). Market efficiency, long-term returns, and behavioral
finance1. Journal of Financial Economics, 49(3), 283–306.

40. Fogel S.O. và Berry T. (2010). The Disposition Effect and Individual Investor
Decisions: The Roles of Regret and Counterfactual Alternatives. Handbook of
Behavioral Finance. Edward Elgar Publishing.

41. Fox J., Bartholomae S., và Lee J. (2005). Building the case for financial educa-
tion. J Consum Aff, 39(1), 195–214.

42. Gomory R.E. và Baumol W.J. (1960). Integer Programming and Pricing.
Econometrica, 28(3), 521.

43. Grable, J. E., & Rabbani, A. (2023). The moderating effect of financial
knowledge on financial risk tolerance. Journal of risk and financial
management, 16(2), 137.

44. Greenberg A.E. và Hershfield H.E. (2019). Financial decision making. Consum
Psychol Rev, 2(1), 17–29.

45. Hair E.C., Park M.J., Ling T.J. và cộng sự. (2009). Risky Behaviors in Late
Adolescence: Co-occurrence, Predictors, and Consequences. Journal of
Adolescent Health, 45(3), 253–261.

46. Hastings J.S., Madrian B.C., và Skimmyhorn W.L. (2013). Financial Literacy,
Financial Education, and Economic Outcomes. Annu Rev Econ, 5(1), 347–373.

47. Hayat A. và Anwar M. (2016). Impact of Behavioral Biases on Investment De-


cision; Moderating Role of Financial Literacy.

48. Hieu V.T., Chau N.T.N., và Vuong B.N. (2020), Tác Động Của Các Yếu Tố
Hành Vi Đến Quyết Định Và Hiệu Quả Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Trên Thị Trường Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, preprint, Open Sci-
ence Framework.
94

49. Hilgert, M. A., Hogarth, J. M., & Beverly, S. G. (2003). Household financial
management: The connection between knowledge and behavior. Fed. Res.
Bull., 89, 309.

50. Hirshleifer, D., & Hong Teoh, S. (2003). Herd behaviour and cascading in
capital markets: A review and synthesis. European Financial
Management, 9(1), 25-66.

51. Huston S.J. (2010). Measuring Financial Literacy. Journal of Consumer Affairs,
44(2), 296–316.

52. Hvide H.K. (2002). Pragmatic beliefs and overconfidence. Journal of Economic
Behavior & Organization, 48(1), 15–28.

53. Jain, D., & Mandot, N. (2012). Impact of demographic factors on investment
decision of investors in Rajasthan. Journal of Arts, Science & Commerce, 3(2),
3.

54. Jain, J., Walia, N., & Gupta, S. (2019). Evaluation of behavioral biases
affecting investment decision making of individual equity investors by fuzzy
analytic hierarchy process. Review of Behavioral Finance, 12(3), 297-314.

55. Jamshidinavid, B., & Amiri, S. (2012). The Impact of Demographicand


Psychological Characteristics on the Investment Prejudices in Tehran
Stock. European Journal of Business and Social Sciences, 1(5), 41-53.

56. Jariwala, H. V. (2015). Analysis of financial literacy level of retail individual


investors of Gujarat State and its effect on investment decision. Journal of
Business & Finance Librarianship, 20(1-2), 133-158.

57. JumpStart Financial Literacy Survey (2008)


<https://views.smgww.org/assets/pdf/2008%20JumpStart%20Financial
%20Literacy%20Survey.pdf>.

58. Kahneman, D., & Riepe, M. W. (1998). Aspects of investor


psychology. Journal of portfolio management, 24(4), 52-+

59. Kahneman, T. (1979). D. kahneman, a. tversky. Prospect theory: An analysis of


decisions under risk, 263-291.

60. Kalekye P.N. và Memba D.F. (2013). The Role of Financial Literacy on the
Profitability of Women Owned Enterprises in Kitui Town, Kitui County,
Kenya. 4(6).
95

61. Khalid, R., Javed, M. U., & Shahzad, K. (2018). Impact of Behavioral Biases
on Investment Decision Making with Moderat-ing Role of Financial
Literacy. Jinnah Business Review, 6(2), 34-41.

62. Khan D. (2020). Cognitive Driven Biases, Investment Decision Making: The
Moderating Role of Financial Literacy. SSRN Electron J.

63. Khan S.U. và Rizwan M.F. (2018). Do Investors Herd: Evidence from an
Emerging Market. .

64. Kim K.A. và Nofsinger J.R. (2008). Behavioral finance in Asia. Pacific-Basin
Finance Journal, 16(1), 1–7.

65. Kubilay, B., & Bayrakdaroglu, A. (2016). An empirical research on investor


biases in financial decision-making, financial risk tolerance and financial
personality. International Journal of Financial Research, 7(2), 171-182.

66. Kudryavtsev A., Cohen G., và Hon-Snir S. (2013). “Rational” or “Intuitive”:


Are Behavioral Biases Correlated Across Stock Market Investors?
<https://papers.ssrn.com/abstract=2286065>, accessed: 24/03/2024.

67. Kumari, D. S. (2017). RBI „S Initiative in Promoting Financial Literacy A


Study with Special Reference to Mumbai. IOSR Journal of Economics and
Finance, 8(04), 62-71.

68. Lai, C. P. (2019). Personality traits and stock investment of


individuals. Sustainability, 11(19), 5474.

69. Levine R. và Zervos S. Stock Market Development and Long-Run Growth. .

70. Linh N.T.Y. (2022). Tác động của các yếu tố hành vi và kinh nghiệm phân tích
đến quyết định đầu tư tài chính của nhà đầu tư cá nhân: bằng chứng từ thị
trường chứng khoán Việt Nam. .

71. Loewenstein G.F., Weber E.U., Hsee C.K. và cộng sự. (2001). Risk as feelings.
Psychological Bulletin, 127(2), 267–286.

72. Long P.S. và Yến H. (2015) Tài Chính Hành Vi: Nghiên Cứu Và Phân Tích
Những Thiên Lệch Tâm Lý Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân.

73. Loomes G. và Sugden R. (1982). Regret Theory: An Alternative Theory of


Rational Choice Under Uncertainty. The Economic Journal, 92(368), 805–824.
96

74. Lusardi, A. (2019). Financial literacy and the need for financial education:
evidence and implications. Swiss Journal of Economics and Statistics, 155(1),
1-8.

75. Maditinos D., Tsinani A., Šević Ž. và cộng sự. (2018). Financially Constrained
Firms: The Impact of Managerial Optimism and Corporate Investment on Inef-
ficiencies Leading to Low Market Valuation - The Case of Greece. Economy,
Finance and Business in Southeastern and Central Europe, Cham, Springer In-
ternational Publishing, 379–397.

76. Mahdzan N. và Tabiani S. (2013). The Impact of Financial Literacy on Individ-


ual Saving: An Exploratory Study in the Malaysian Context. Transform Bus
Econ, 12, 41–55.

77. Metawa, N., Hassan, M. K., & Elhoseny, M. (2017). Genetic algorithm based
model for optimizing bank lending decisions. Expert Systems with
Applications, 80, 75-82.

78. Mutereko, S., Hussain, A., & Sohail, A. (2021). Assessment of individual and
institutional investor’s investment behavior during covid-19. A case of
emerging economy. Gomal University Journal of Research, 37(3), 267-277.

79. Nanjing University of Aeronautics & Astronautics, China, Longjie X., và


Anfeng Z. (2017). The Impact of Managers Overconfidence on Corporate
Investment. IJSSH, 7(2), 109–114.

80. Những ngành “thấy cơ trong nguy” từ đại dịch - VnExpress Kinh doanh.
<https://vnexpress.net/nhung-nganh-thay-co-trong-nguy-tu-dai-dich-
4356073.html.>

81. Novianggie V. và Asandimitra N. (2019). The Influence of Behavioral Bias,


Cognitive Bias, and Emotional Bias on Investment Decision for College Stu-
dents with Financial Literacy as the Moderating Variable. 9.

82. Nunnally J.C. (1978). An Overview of Psychological Measurement. Clinical


Diagnosis of Mental Disorders: A Handbook. Springer US, Boston, MA, 97–
146.

83. OECD (2013). Improving financial education effectiveness through behavioural


economics: OECD key findings and way forward, OECD Publishing.

84. Olsen R.A. (1998). Behavioral Finance and Its Implications for Stock-Price
Volatility. Financial Analysts Journal, 54(2), 10–18.
97

85. Pagano M. (1993). The flotation of companies on the stock market: A


coordination failure model. European Economic Review, 37(5), 1101–1125.

86. Pompian M.M. (2012), Behavioral Finance and Investor Types: Managing
Behavior to Make Better Investment Decisions, John Wiley & Sons.

87. Pompian, M. M., & Wood, A. S. (2006). Behavioral Finance and Wealth
Management: How to Build Optimal Portfolios for Private Clients.

88. Portfolio-Construction-Forum_Kahneman_Aspects-of-investor-psychology.pdf.
<https://obj.portfolioconstructionforum.edu.au/articles_perspectives/Portfolio-
Construction-Forum_Kahneman_Aspects-of-investor-psychology.pdf>, ac-
cessed: 24/03/2024.

89. Qamruzzaman Md. và Wei J. (2018). Financial Innovation, Stock Market De-
velopment, and Economic Growth: An Application of ARDL Model. Int J Fi-
nanc Stud, 6(3), 69.

90. Qamruzzaman Md. và Wei J. (2018). Financial Innovation, Stock Market


Development, and Economic Growth: An Application of ARDL Model. IJFS,
6(3), 69.

91. Rahman, M., & Gan, S. S. (2020). Generation Y investment decision: an


analysis using behavioural factors. Managerial Finance, 46(8), 1023-1041.

92. Remund D.L. (2010). Financial Literacy Explicated: The Case for a Clearer
Definition in an Increasingly Complex Economy. Journal of Consumer Affairs,
44(2), 276–295.

93. Rhine S.L.W. và Toussaint-Comeau M. (2002). Adult Preferences for the De-
livery of Personal Finance Information. J Financ Couns Plan, 13(2), 11–26.

94. Ricciardi V. và Simon H.K. (2001). What is Behavioral Finance?.


<https://papers.ssrn.com/abstract=256754>, accessed: 24/03/2024.

95. Ritika và Kishor N. (2020). Development and validation of behavioral biases


scale: a SEM approach. Rev Behav Finance, 14(2), 237–259.

96. Rousseau P.L. và Wachtel P. WHAT IS HAPPENING TO THE IMPACT OF


FINANCIAL DEEPENING ON ECONOMIC GROWTH?.

97. Sajeev K.C., Afjal M., Spulbar C. và cộng sự. Evaluating the linkage between
Behavioural Finance and Investment Decisions Amongst Indian Gen Z in-
vestors Using Structural Equation Modeling.
98

98. Sarr A. và Lybek T. (2002). Measuring Liquidity in Financial Markets.


<https://papers.ssrn.com/abstract=880932>, accessed: 24/03/2024.

99. Savage L.J. (1951). The Theory of Statistical Decision. Journal of the
American Statistical Association.

100. Shah S.Z.A., Ahmad M., và Mahmood F. (2018). Heuristic biases in investment
decision-making and perceived market efficiency: A survey at the Pakistan
stock exchange. Qual Res Financ Mark, 10(1), 85–110.

101. Shaikh, A. R. H., & Kalkundrikar, A. B. (2011). Impact of demographic factors


on retail investors’ investment decisions-an exploratory study. Indian Journal
of Finance, 5(9), 35-44.

102. Sharpe W.F. (1964). Capital Asset Prices: A Theory of Market Equilibrium
Under Conditions of Risk*. The Journal of Finance, 19(3), 425–442.

103. Shefrin H. (2002), Beyond Greed and Fear: Understanding Behavioral Fi-
nance and the Psychology of Investing, Oxford University Press.

104. Shefrin H. (2002), Beyond Greed and Fear: Understanding Behavioral


Finance and the Psychology of Investing, Oxford University Press.

105. Shefrin H. (2007). Behavioral Finance: Biases, Mean–Variance Returns, and


Risk Premiums. CFA Inst Conf Proc Q, 24(2), 4–12.

106. Shefrin H. và Statman M. (1985). The Disposition to Sell Winners Too Early
and Ride Losers Too Long: Theory and Evidence. The Journal of Finance,
40(3), 777–790.

107. Shiller R.J. (2006). Tools for Financial Innovation: Neoclassical versus
Behavioral Finance. Financial Review, 41(1), 1–8.

108. Shleifer A. và Vishny R.W. (1997). A Survey of Corporate Governance. The


Journal of Finance, 52(2), 737–783.

109. Simon M., Houghton S.M., và Aquino K. (2000). Cognitive biases, risk
perception, and venture formation: How individuals decide to start companies.
Journal of Business Venturing, 15(2), 113–134.

110. Sitkin S.B. và Weingart L.R. (1995). Determinants of Risky Decision-Making


Behavior: A Test of the Mediating Role of Risk Perceptions and Propensity.
AMJ, 38(6), 1573–1592.
99

111. Sönmez T. và Ünver M.U. (2010). Course Bidding at Business Schools*.


International Economic Review, 51(1), 99–123.

112. Strumeyer G. (2017), The Capital Markets: Evolution of the Financial


Ecosystem, John Wiley & Sons.

113. Subramani M. và Venkatraman N. (2003). Safeguarding Investments in


Asymmetric Interorganizational Relationships: Theory and Evidence. Academy
of Management Journal, 46.

114. Tan L., Chiang T.C., Mason J.R. và cộng sự. (2008). Herding behavior in
Chinese stock markets: An examination of A and B shares. Pacific-Basin
Finance Journal, 16(1), 61–77.

115. Tekçe, B., Yılmaz, N., & Bildik, R. (2016). What factors affect behavioral
biases? Evidence from Turkish individual stock investors. Research in
International Business and Finance, 37, 515-526.

116. Thaler R.H. và Shefrin H.M. (1981). An Economic Theory of Self-Control.


Journal of Political Economy, 89(2), 392–406.

117. Tversky A. và Kahneman D. (1974). Judgment under Uncertainty: Heuristics


and Biases. Science, 185(4157), 1124–1131.

118. Tversky A. và Kahneman D. (1974). Judgment under Uncertainty: Heuristics


and Biases. Science, 185(4157), 1124–1131.

119. Tversky A. và Kahneman D. (1992). Advances in prospect theory: Cumulative


representation of uncertainty. J Risk Uncertainty, 5(4), 297–323.

120. Valaskova, K., Bartosova, V., & Kubala, P. (2019). Behavioural aspects of the
financial decision-making. Organizacija, 52(1), 22-31.

121. Van Rooij M., Lusardi A., và Alessie R. (2011). Financial literacy and stock
market participation. J Financ Econ, 101(2), 449–472.

122. Van Rooij, M. C., Lusardi, A., & Alessie, R. J. (2011). Financial literacy and
retirement planning in the Netherlands. Journal of economic psychology, 32(4),
593-608.

123. VanBergen N. và Laran J. (2016). Loss of Control and Self-Regulation: The


Role of Childhood Lessons. Journal of Consumer Research, 43(4), 534–548.

124. Wang F.A. (2001). Overconfidence, Investor Sentiment, and Evolution.


Journal of Financial Intermediation, 10(2), 138–170.
100

125. Waweru N.M., Munyoki E., và Uliana E. (2008). The effects of behavioural
factors in investment decision-making: a survey of institutional investors oper-
ating at the Nairobi Stock Exchange. Int J Bus Emerg Mark.

126. Waweru N.M., Munyoki E., và Uliana E. (2008). The effects of behavioural
factors in investment decision-making: a survey of institutional investors
operating at the Nairobi Stock Exchange. International Journal of Business and
Emerging Markets.

127. Weber E. và Hsee C. (2000). Culture and Individual Judgment and Decision
Making. Applied Psychology, 49(1), 32–61.

128. Weber M. và Camerer C.F. (1998). The disposition effect in securities trading:
an experimental analysis. Journal of Economic Behavior & Organization,
33(2), 167–184.

129. West T. và Mitchell E. (2022). Australian women with good financial


knowledge fare better in divorce. Australian Journal of Management, 47(2),
203–224.

130. Wolosin R.J., Sherman S.J., và Till A. (1973). Effects of cooperation and
competition on responsibility attribution after success and failure. Journal of
Experimental Social Psychology, 9(3), 220–235.

131. Yahua Q., Jizong W., Yi Y. và cộng sự. (2011). Determination of 235U isotope
abundance by measuring selected pairs of fission products. Nuclear Instruments
and Methods in Physics Research Section A: Accelerators, Spectrometers,
Detectors and Associated Equipment, 665, 70–73.

132. Yates J.F., Lee J.-W., và Bush J.GG. (1997). General Knowledge
Overconfidence: Cross-National Variations, Response Style, and “Reality”.
Organizational Behavior and Human Decision Processes, 70(2), 87–94.

133. Zaiane, S., & Abaoub, E. (2010). Investors overconfidence: A survey on the
Tunisian stock market. Journal of Accounting in Emerging Economies.

134. Zielonka P. (2004). Technical analysis as the representation of typical cognitive


biases. International Review of Financial Analysis, 13(2), 217–225.

135. Zuravicky O. (2004), The Stock Market: Understanding and Applying Ratios,
Decimals, Fractions, and Percentages, The Rosen Publishing Group, Inc.

136. Zuravicky, O. (2004). The Stock Market: Understanding and applying ratios,
decimals, fractions, and percentages. The Rosen Publishing Group, Inc.
101
102

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
Phần 1: Phần giới thiệu mở đầu phỏng vấn
Người phỏng vấn giới thiệu nhóm nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu và xin phép phỏng vấn.
Về người được phỏng vấn: Người phỏng vấn hỏi họ tên, độ tuổi, trường học,
ngành học, học năm thứ mấy, địa chỉ và mức thu nhập hàng tháng.

Phần 2: Nội dung phỏng vấn


Quyết định đầu tư chứng khoán
Câu 1: Anh/chị đã và đang đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay đúng
không? Lý do mà anh/chị quyết định đầu tư? Anh/Chị lựa chọn đầu tư trong ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn hay kết hợp lại?
Thiên lệch nhận thức
Câu 1: Quan điểm về việc các thiên lệch nhận thức có ảnh hưởng đến việc đưa
quyết định đầu tư như thế nào?
Câu 2: Cụ thể, các thiên lệch nhận thức như hành vi bầy đàn, hiệu ứng neo và
điều chỉnh, hiệu ứng ngược vị thế và tính đại diện có ảnh hưởng đến việc đưa quyết
định đầu tư như thế nào?
Thiên lệch cảm xúc

Câu 1: Quan điểm về việc các thiên lệch cảm xúc có ảnh hưởng đến việc đưa
quyết định đầu tư như thế nào?

Câu 2: Cụ thể, các thiên lệch cảm xúc như quá tự tin, tâm lý không thích thiệt
hại, kiềm chế bản thân và hối tiếc có ảnh hưởng đến việc đưa quyết định đầu tư như
thế nào?
Dân trí tài chính
Câu 1: Anh/chị hãy tự đánh giá dân trí tài chính và việc đưa ra kết quả đầu tư
của bản thân?
Câu 2: Quan điểm về việc dân trí tài chính ảnh hưởng đến việc đưa ra kết quả
đầu tư như thế nào?
Câu 3: Quan điểm về việc tăng dân trí tài chính có khiến cho việc đưa ra quyết
định đầu tư tốt lên hay không?
103

Phần 3: Kết thúc phỏng vấn


Người phỏng vấn xin cảm ơn ý kiến của người được phỏng vấn.
104

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC XU HƯỚNG HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM : VAI TRÒ BIẾN
ĐIỀU TIẾT CỦA DÂN TRÍ TÀI CHÍNH
Xin chào anh/chị!
Chúng tôi là nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đến từ Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của các xu hướng
hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại Việt Nam : Vai trò biến
điều tiết của dân trí tài chính”.
Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những ý kiến của anh/chị thông qua việc
trả lời những câu hỏi dưới đây để chúng tôi có thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc
khảo sát. Việc cung cấp câu trả lời chính xác sẽ giúp bài nghiên cứu của nhóm đạt
được kết quả tốt nhất. Mọi thông tin anh/chị cung cấp sẽ được nhóm nghiên cứu bảo
mật và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Câu 1: Giới tính của bạn?

⬜Nam ⬜Nữ ⬜Không muốn nêu cụ thể

Câu 2: Độ tuổi của bạn?

⬜ Dưới 18 tuổi

⬜ Từ 18 tuổi đến 22 tuổi

⬜ Từ 22 tuổi đến 25 tuổi

⬜ Trên 25 tuổi
Câu 3: Trình độ học vấn bạn đã hoàn thành?

⬜ THCS ⬜ THPT ⬜ Cao đẳng ⬜ Cử nhân ⬜ Thạc sĩ

Câu 4: Chuyên ngành bạn đã/đang học?

⬜ Liên quan đến Kinh tế - Tài Chính


105

⬜ Không liên quan đến Kinh tế - Tài chính

Câu 5: Thu nhập hàng tháng của bạn thuộc khoảng nào?

⬜ Dưới 2 triệu

⬜ 2-5 triệu

⬜ 5-10 triệu

⬜ 10-20 triệu

⬜ 20-30 triệu

⬜ Trên 30 triệu

Câu 6: Bạn có đang đầu tư chứng khoán không?

⬜ Có ⬜ Không

Câu 6.1: Nếu không, lý do bạn lựa chọn không đầu tư chứng khoán là gì?

⬜ Không có Tài Chính

⬜ Không có Thời Gian

⬜ Không hứng thú

⬜ Sợ rủi ro

⬜ Có ít kiến thức về đầu tư chứng khoán

⬜ Khác

Câu 6.2: Nếu có, bạn đầu tư qua kênh nào?


106

⬜ Đầu tư trực tiếp

⬜ Đầu tư gián tiếp

Câu 7: Anh/chị có tiếp tục đầu tư chứng khoán trong thời gian tới không?

⬜ Có ⬜ Không ⬜ Đang cân nhắc

Câu 8: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của bạn?

⬜ Dưới 1 năm

⬜ 1-3 năm

⬜ 3-5 năm

⬜ Trên 5 năm

PHẦN II. THÔNG TIN KHẢO SÁT

Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến Quyết định đầu tư Chứng khoán
của bạn bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng với mức điểm từ 1 tới 5.
(1) Hoàn toàn không đồng ý
(2) Không đồng ý
(3) Trung lập (Không đồng ý cũng không phản đối)
(4) Đồng ý
(5) Hoàn toàn đồng ý

STT Nhận định Đánh


giá

A HÀNH VI BẦY ĐÀN 12345

1 1. Tôi quyết định đầu tư chứng khoán vì bạn bè xung quanh tôi
đã và đang đầu tư chứng khoán

2 2. Tôi quyết định đầu tư chứng khoán do ảnh hưởng từ các


phương tiện truyền thông.
107

3 3. Tôi quyết định đầu tư vào loại cổ phiếu có khối lượng giao
dịch lớn

4 4. Quyết định đầu tư của tôi là bị ảnh hưởng bởi quyết định của
các nhà đầu tư khác.

B HIỆU ỨNG NEO VÀ ĐIỀU CHỈNH 12345

1 1.Tôi so sánh giá cổ phiếu hiện tại với mức giá cao nhất và thấp
nhất gần đây để biện minh cho việc mua cổ phiếu của mình.

2 2. Tôi thường nắm giữ một cổ phiếu đang thua lỗ cho đến khi
giá của nó bằng mức mua vào

3 3. Tôi khó có thể mua một cổ phiếu nếu giá của nó cao hơn so
với năm ngoái

4 4. Tôi thường dựa vào giá mua khi bán một cổ phiếu.

5 5. Tôi thường dựa vào kinh nghiệm trước đây cho những lần
đầu tư tiếp theo

C HIỆU ỨNG NGƯỢC VỊ THẾ 12345

1 1. Tôi thường có xu hướng bán cổ phiếu sinh lời quá sớm và


bán cổ phiếu thua lỗ quá muộn.

2 2. Tôi bán cổ phiếu sinh lời vì sợ giá cổ phiếu sẽ giảm trở lại.

3 3. Tôi giữ cổ phiếu thua lỗ cho đến khi nó mang lại lợi nhuận

4 4. Tôi tránh bán những cổ phiếu có giá trị thị trường liên tục
giảm và sẽ bán những cổ phiếu có giá thị trường liên tục tăng.

5 5. Tôi không muốn giữ cổ phiếu có giá trị thị trường liên tục
giảm quá lâu.

D THIÊN LỆCH DO TÍNH ĐẠI DIỆN 12345

1 1. Tôi thường đầu tư vào những cổ phiếu quen thuộc

2 2. Tôi mua cổ phiếu "hot" và tránh những cổ phiếu có hiệu suất


kém trong quá khứ

3 3. Tôi đánh giá xu hướng giá trong quá khứ và hiện tại để dự
đoán giá trong tương lai
108

4 4. Tôi mua cổ phiếu trên cơ sở hiệu suất hiện tại

5 5. Tôi cố gắng tránh đầu tư vào các công ty có lịch sử thu nhập
kém

E QUÁ TỰ TIN 12345

1 1. Tôi tin rằng kỹ năng và kiến thức về thị trường chứng khoán
của tôi có thể giúp tôi vượt trội hơn thị trường

2 2. Tôi tin khả năng lựa chọn cổ phiếu của mình tốt hơn người
khác.

3 3. Tôi dự đoán lợi nhuận tương lai từ khoản đầu tư của mình tốt
hơn người khác.

4 4. Tôi luôn cảm thấy lạc quan về lợi nhuận tương lai từ khoản
đầu tư của mình

5 5. Tôi tích cực và thường xuyên tham gia vào các hoạt động
giao dịch

F TÂM LÝ KHÔNG THÍCH THIỆT HẠI 12345

1 1. Tôi là 1 nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro khi đưa ra quyết
định đầu tư

2 2. Tôi không thích bán cổ phiếu trong trạng thái đang bị thua lỗ

3 3. Khi tôi thua lỗ, tôi không thay đổi niềm tin với sự đầu tư của
mình, mà chú ý vào nó hơn

4 4. Sau lần lãi trước, tôi có xu hướng tìm kiếm những cơ hội đầu
tư rủi ro hơn bình thường

5 5. Sau lần thua lỗ trước, tôi trở nên sợ rủi ro hơn

G HỐI TIẾC 12345

1 1. Khi mua cổ phiếu với giá 10.000 VND, tôi cảm thấy hối tiếc
khi bán nó với giá 15.000 VND, vì đã có lúc nó có giá 20.000
VND.

2 2. Tôi sẽ kiên trì với các khoản đầu tư của mình thay vì thực
hiện các khoản đầu tư mới với lợi nhuận cao hơn nhưng cũng có
rủi ro lớn
109

3 3. Tôi cảm thấy sợ hãi và không chắc chắn khi thực hiện khoản
đầu tư từng khiến tôi thua lỗ

4 4. Khi tôi bị thua lỗ, tôi có xu hướng tránh đầu tư tương tự

H KIỀM CHẾ BẢN THÂN 12345

1 1. Tôi thường hành động ngay lập tức mà không suy nghĩ thấu
đáo tất cả các lựa chọn có thể có

2 2. Tôi cảm thấy hoảng loạn khi thị trường diễn biến tiêu cực

3 3. Tôi cảm thấy bị cám dỗ khi thị trường diễn biến tích cực

4 4. Tôi thường tuân theo đúng kế hoạch đầu tư dài hạn đã tự đề


ra từ đầu

I QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 12345

1 1. Tôi có ý định đầu tư chứng khoán trong thời gian tới

2 2. Tôi sẽ thường xuyên đầu tư vào thị trường chứng khoán.

3 3. Tôi sẽ khuyến khích bạn bè và gia đình của tôi đầu tư vào thị
trường chứng khoán

4 4. Thời gian nắm giữ khoản đầu tư của tôi trải dài trong một
khoảng thời gian dài

K. DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

1. Anh/chị có đồng ý một khoản đầu tư càng có lời thì rủi ro càng cao?
⬜ Có ⬜Không ⬜ Không biết

2. Anh/chị có đồng ý rằng đầu tư vào nhiều hơn một cổ phiếu là an toàn?
⬜ Có ⬜ Không ⬜ Không biết

3. Anh/chị vừa mua cổ phiếu của VinGroup với giá 100.000 đ/ cổ phiếu, một tuần sau
anh/chị bán cổ phiếu này với giá 120.000 đ/ cổ phiếu. Vậy mức tỷ suất sinh lời anh/chị
nhận được từ việc đầu tư cổ phiếu VinGroup này là bao nhiêu?

⬜ 20.000đ

⬜ 20%
110

⬜ 12%

⬜ Tôi không biết

4. Anh/chị mua trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1.000.000đ, mức lãi
suất danh nghĩa là 6%/năm. Số tiền lãi anh/chị nhận được từ trái phiếu này mỗi năm là
bao nhiêu?

⬜ Bằng 60.000đ

⬜ Ít hơn 60.000đ

⬜ Nhiều hơn 60.000đ

⬜ Tôi không biết

5. Theo anh/chị, trong điều kiện thị trường ổn định, chứng khoán nào sau đây có mức
sinh lợi cao nhất?

⬜ Cổ phiếu

⬜ Trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm

⬜ Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm

⬜ Tôi không biết

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


111

PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU

Phụ lục 3.1. Thống kê mô tả Giới tính


GIỚI TÍNH
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Nam 179 43.2 43.2 43.2
Nữ 235 56.8 56.8 100.0
Total 414 100.0 100.0

Phụ lục 3.2. Thống kê mô tả Độ tuổi


ĐỘ TUỔI
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Trên 25 tuổi 82 19.8 19.8 19.8
Từ 18 đến 22 tuổi 153 37.0 37.0 56.8
Từ 22 đến 25 tuổi 179 43.2 43.2 100.0
Total 414 100.0 100.0

Phụ lục 3.3. Thống kê mô tả Trình độ học vấn


TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Cao đẳng 34 8.2 8.2 8.2
Cử nhân 263 63.5 63.5 71.7
Thạc sĩ 6 1.4 1.4 73.2
THPT 111 26.8 26.8 100.0
Total 414 100.0 100.0

Phụ lục 3.4. Thống kê mô tả Chuyên ngành


CHUYÊN NGÀNH
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Không liên quan
đến Kinh tế - Tài 216 52.2 52.2 52.2
chính
Liên quan đến 198 47.8 47.8 100.0
Kinh tế - Tài chính
112

Total 414 100.0 100.0


Phụ lục 3.5. Thống kê mô tả Thu nhập hàng tháng
THU NHẬP HÀNG THÁNG
Cumulative
Valid
Percent
Frequency Percent Percent
Valid Dưới 2 triệu 82 19.8 19.8 19.8
Trên 30 triệu 14 3.4 3.4 23.2
Từ 10 đến 20 triệu 127 30.7 30.7 53.9
Từ 2 đến 5 triệu 62 15.0 15.0 68.8
Từ 20 đến 30 triệu 27 6.5 6.5 75.4
Từ 5 đến 10 triệu 102 24.8 24.8 100.0
Total 414 100.0 100.0

Phụ lục 3.6. Thống kê mô tả Kinh nghiệm đầu tư


KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Dưới 1 năm 240 58.0 58.0 58.0
Từ 1 đến 3 năm 159 38.4 38.4 96.4
Từ 3 đến 5 năm 15 3.6 3.6 99.8
Total 414 100.0 100.0

Phụ lục 3.7. Thống kê mô tả nhân tố “Hành vi bầy đàn”


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

HVBD1 414 1 5 3,97 0,895


Hành
vi bầy HVBD2 414 2 5 3,91 0,780
đàn
HVBD3 414 1 5 3,92 0,912

HVBD4 414 1 5 4,01 0,875

Phụ lục 3.8. Thống kê mô tả nhân tố “Hiệu ứng neo và điều chỉnh”
Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Hiệu Deviation
ứng
HUNDC1 414 1 5 3,50 0,969
113

neo

điều
chỉnh HUNDC2 414 1 5 3,74 0,911

HUNDC3 414 1 5 3,65 0,972

HUNDC4 414 1 5 3,41 0,907

HUNDC5 414 1 5 3,73 0,855

Phụ lục 3.9. Thống kê mô tả nhân tố “Hiệu ứng ngược vị thế”


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

HUNVT1 414 1 5 2,99 1,090

Hiệu HUNVT2 414 1 5 3,29 1,071


ứng
ngược HUNVT3 414 1 5 3,14 1,121
vị thế
HUNVT4 414 1 5 3,22 1,078

HUNVT5 414 1 5 3,46 1,112

Phụ lục 3.10. Thống kê mô tả nhân tố “Thiên lệch do tính đại diện”
Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

TLDD1 414 3 5 4,18 0,886


Thiên
lệch TLDD2 414 2 5 3,98 0,865
do
tính TLDD3 414 2 5 3,98 0,865
đại
diện TLDD4 414 2 5 4,13 0,739

TLDD5 414 2 5 4,02 0,723


114

Phụ lục 3.11. Thống kê mô tả nhân tố “Quá tự tin”


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

QTT1 414 1 5 3,83 0,933

QTT2 414 1 5 3,98 1,027


Quá
tự tin QTT3 414 1 5 3,44 0,915

QTT4 414 3 5 3,89 0,663

QTT5 414 1 5 3,45 0,883

Phụ lục 3.12. Thống kê mô tả nhân tố “Tâm lý không thích thiệt hại”
Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

KTTH1 414 1 5 3,55 1,065


Tâm
lý KTTH2 414 1 5 3,78 0,961
không
thích KTTH3 414 1 5 3,77 0,872
thiệt
hại KTTH4 414 1 5 3,56 0,994

KTTH5 414 1 5 3,73 0,949

Phụ lục 3.13. Thống kê mô tả nhân tố “Hối tiếc”


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Hối Deviation
tiếc
HT1 414 1 5 3,98 0,814

HT2 414 1 5 3,71 1,202

HT3 414 1 5 3,86 0,982


115

HT4 414 1 5 4,01 0,866

Phụ lục 3.14. Thống kê mô tả nhân tố “Kiềm chế bản thân”


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

KCBT1 414 1 5 2,87 1,149


Kiềm
chế KCBT2 414 1 5 3,15 1,049
bản
thân KCBT3 414 1 5 3,28 1,039

KCBT4 414 3 5 3,92 0,645

Phụ lục 3.14. Thống kê mô tả nhân tố “Dân trí tài chính”


Std.
Biến quan sát N Minimum Maximum Mean
Deviation

DCTC1 414 1 3 1,97 0,560

DCTC2 414 1 3 1,86 0,716


Dân
trí tài
chính DCTC3 414 1 3 2,00 0,772

DCTC4 414 1 3 2,01 0,832

DCTC5 414 1 3 2,08 0,820


116

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ANOVA

Phụ lục 4.1. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố Giới tính
Tests of Homogeneity of Variances
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
QD Based on Mean .019 1 412 .889
DT Based on Median .012 1 412 .913
Based on Median and .012 1 411.435 .913
with adjusted df
Based on trimmed mean .022 1 412 .881

ANOVA
QDDT
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
Between .362 1 .362 .641 .424
Groups
Within 232.786 412 .565
Groups
Total 233.148 413

Phụ lục 4.2. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố Độ tuổi
Tests of Homogeneity of Variances
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
QD Based on Mean .897 2 411 .409
DT Based on Median 1.568 2 411 .210
Based on Median and 1.568 2 404.638 .210
with adjusted df
Based on trimmed mean .859 2 411 .425

ANOVA
QDDT
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
117

Between 33.099 2 16.550 34.001 .000


Groups
Within 200.049 411 .487
Groups
Total 233.148 413

Phụ lục 4.3. Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố Thu nhập hàng tháng
Tests of Homogeneity of Variances
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
QD Based on Mean 2.496 5 408 .030
DT Based on Median 2.484 5 408 .031
Based on Median and 2.484 5 376.024 .031
with adjusted df
Based on trimmed mean 2.622 5 408 .024

ANOVA
QDDT
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
Between 39.761 5 7.952 16.77 .000
Groups 7
Within 193.387 408 .474
Groups
Total 233.148 413
118

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA


CÁC THANG ĐO

Phụ lục 5.1. Kết quả kiểm định thang đo biến “Hành vi bầy đàn”

Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.936 4

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
HVBD1 11.84 5.385 0.940 0.886
HVBD2 11.91 7.001 0.601 0.986
HVBD3 11.89 5.305 0.941 0.885
HVBD4 11.80 5.496 0.934 0.888

Phụ lục 5.2. Kết quả kiểm định thang đo biến “Hiệu ứng neo điều chỉnh”

Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.852 5

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
HUNDC1 13.37 12.535 0.644 0.826
HUNDC2 13.53 12.211 0.638 0.828
119

HUNDC3 13.41 12.343 0.637 0.828


HUNDC4 13.21 11.686 0.752 0.798
HUNDC5 13.01 12.007 0.648 0.826

Phụ lục 5.3. Kết quả kiểm định thang đo biến “Hiệu ứng ngược vị thế”
Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.843 5

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
HUNVT1 13.11 12.092 0.677 0.804
HUNVT2 12.80 12.211 0.676 0.804
HUNVT3 12.96 12.161 0.639 0.814
HUNVT4 12.87 12.367 0.645 0.813
HUNVT5 12.64 12.410 0.609 0.823

Phụ lục 5.4. Kết quả kiểm định thang đo biến “Tính đại diện”

Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.923 5

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
120

correlation deleted
TLDD1 16.12 8.802 0.615 0.945
TLDD2 16.32 7.811 0.881 0.889
TLDD3 16.32 7.811 0.881 0.889
TLDD4 16.17 8.795 0.793 0.908
TLDD5 16.28 8.581 0.877 0.894

Phụ lục 5.5. Kết quả kiểm định thang đo biến “Quá tự tin”
Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.817 4

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
QTT1 10.86 5.740 0.568 0.801
QTT2 10.71 5.393 0.566 0.808
QTT3 11.25 5.250 0.730 0.727
QTT5 11.24 5.458 0.705 0.741

Phụ lục 5.6. Kết quả kiểm định thang đo biến “Tâm lý không thích thiệt hại”
Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.925 5
121

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
KTTH1 14.83 10.636 0.914 0.885
KTTH2 14.60 11.528 0.868 0.896
KTTH3 14.62 13.206 0.654 0.935
KTTH4 14.83 12.139 0.720 0.925
KTTH5 14.65 11.545 0.880 0.894

Phụ lục 5.7. Kết quả kiểm định thang đo biến “Kiềm chế bản thân”

Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.778 3

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
KCBT1 6.43 3.544 0.555 0.771
KCBT2 6.15 3.540 0.666 0.644
KCBT3 6.02 3.682 0.629 0.685

Phụ lục 5.8. Kết quả kiểm định thang đo biến “Hối tiếc”

Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.906 4
122

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
HT1 11.59 7.555 0.824 0.874
HT2 11.86 6.618 0.623 0.961
HT3 11.71 6.281 0.949 0.818
HT4 11.56 7.191 0.855 0.859

Phụ lục 5.9. Kết quả kiểm định thang đo biến “Quyết định đầu tư”
Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.872 4

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
QDDT1 11.46 4.976 0.795 0.807
QDDT2 11.14 5.428 0.704 0.845
QDDT3 11.29 5.411 0.660 0.863
QDDT4 11.35 5.375 0.751 0.827

Phụ lục 5.10: Kết quả kiểm định thang đo biến “Dân trí tài chính”

Reliability Statistics

Cronbach’s alpha N of items


0.649 3
123

Item-Total statistics

Scale mean if Scale variance Corrected Cronbach’s


item deleted if item deleted item - Total Alpha if item
correlation deleted
DTTC3 4.09 1.954 0.420 0.603
DTTC4 4.08 1.582 0.564 0.398
DTTC5 4.01 1.879 0.402 0.629
124

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC BIẾN
ĐỘC LẬP VÀ PHỤ THUỘC

Phụ lục 6.1. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.692

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 15932.898


Sphericity
df 595

Sig. 0.000

Total Variance Explained

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


Initial Eigenvalues
Loadings Loadingsa

% of % of % of
Cumula Cumul Cumula
Facto Total Varianc Total Varianc Total Varian
tive % ative % tive %
r e e ce
1 5.468 15.624 15.624 5.468 15.624 15.624 4.051 11.575 11.575
2 4.707 13.499 29.072 4.707 13.449 29.072 4.023 11.493 22.069
3 4.076 11.645 40.717 4.076 11.645 40.717 3.590 10.256 33.325
4 3.647 10.421 51.139 3.647 10.421 51.139 3.549 10.140 43.465
5 3.488 9.965 61.104 3.488 9.965 61.104 3.415 9.758 52.223
6 2.521 7.202 68.306 2.521 7.202 68.306 3.403 9.723 62.946
7 1.377 3.935 72.241 1.377 3.935 72.241 2.487 7.105 70.051
8 1.136 3.246 75.486 1.136 3.246 75.486 1.902 5.436 75.486
9 .889 2.540 78.026
10 .801 2.289 80.315
11 .761 2.173 82.488
12 .693 1.980 84.468
13 .634 1.812 86.280
14 .542 1.549 87.829
15 .489 1.396 89.255
16 .460 1.315 90.539
17 .402 1.149 91.688
18 .396 1.132 92.820
19 .393 1.123 93.943
20 .355 1.015 94.958
21 .337 .964 95.922
22 .327 .935 96.857
23 .301 .860 97.718
24 .239 .682 98.400
125
25 .126 .361 98.761
26 .105 .301 99.062
27 .082 .235 99.297
28 .057 .162 99.459
29 .050 .144 99.603
30 .044 .127 99.730
31 .032 .090 99.820
32 .023 .066 99.886
33 .020 .058 99.944
34 .011 .032 99.975
35 .009 .024 100.00
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6 7 8
KTTH2 .942
KTTH5 .933
KTTH1 .929
KTTH4 .742
KTTH3 .693
TLDD2 .932
TLDD3 .931
TLDD5 .917
TLDD4 .866
TLDD1 .731
HUNDC2 .871
HUNDC1 .861
HUNDC5 .856
HUNDC4 .821
HUNDC3 .797
HVBD1 .970
HVBD4 .964
HVBD3 .963
HVBD2 .714
HUNVT4 .786
HUNVT3 .782
HUNVT2 .771
HUNVT1 .756
HUNVT5 .714
HT3 .959
HT4 .917
HT1 .908
HT2 .754
126
QTT3 .764
QTT5 .740
QTT2 .727
QTT1 .707
KCBT1 .730
KCBT3 .688
KCBT2 .677
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 7 iterations.

Phụ lục 6.2. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.706

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1121.237


Sphericity
df 6

Sig. 0.000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 2.898 72.450 72.450 2.898 72.450 72.450
2 .694 17.352 89.802
3 .300 7.490 97.292
4 .108 2.708 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
127

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY OLS

Phụ lục 7.1. Kết quả phân tích tương quan Pearson
Correlations

QDDT HVBD HUN HUNV TLDD QTT KTTH HT KCBT DCTC


DC T
QDDT Pearson
1 .195** -.029 .052 .233** .597** .564** .319** .053 -.026
Correlation
Sig. (2-
.000 .562 .293 .000 .000 .000 .000 .280 .599
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HVBD Pearson ** ** **
.195 1 -.048 .013 -.068 .162 .045 -.138 -.001 -.049
Correlation
Sig. (2-
.000 .333 .785 .170 .001 .362 .005 .989 .317
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HUND Pearson
-.029 -.048 1 .044 -.053 .015 .092 -.088 .073 -.074
C Correlation
Sig. (2-
.562 .333 .372 .280 .753 .061 .072 .140 .131
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HUNV Pearson **
.052 .013 .044 1 -.053 .034 .022 -.032 .562 -.158*
T Correlation
Sig. (2-
.293 .785 .372 .278 .488 .662 .518 .000 .001
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

TLDD Pearson **
.233 -.068 -.053 -.053 1 .001 .041 .070 -.033 .031
Correlation
Sig. (2-
.000 .170 .280 .278 .980 .409 .152 .509 .530
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

QTT Pearson
.597** .162** .015 .034 .001 1 .541** .224** -.064 -.093
Correlation
Sig. (2-
.000 .001 .753 .488 .980 .000 .000 .196 .058
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

KTTH Pearson
.564** .045 .092 .022 .041 .541** 1 .158** -.003 -.023
Correlation
Sig. (2-
.000 .362 .061 .662 .409 .000 .001 .957 .634
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

HT Pearson
.319** -.138** -.088 -.032 .070 .224** .158** 1 -.082 -.022
Correlation
Sig. (2-
.000 .005 .072 .518 .152 .000 .001 .096 .649
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

KCBT Pearson
.053 -.001 .073 .562** -.033 -.064 -.003 -.082 1 -.085
Correlation
Sig. (2-
.280 .989 .140 .000 .509 .196 .957 .096 .086
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

DCTC Pearson
-.026 -.049 -.074 -.158** .031 -.093 -.023 -.022 -.085 1
Correlation
Sig. (2-
.599 .317 .131 .001 .530 .058 .634 .649 .086
tailed)
N 414 414 414 414 414 414 414 414 414 414

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Phụ lục 7.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
128

1 Regression 125.532 5 25.106 95.186 .000b


Residual 107.616 408 .264
Total 233.148 413
2 Regression 127.887 10 12.789 48.963 .000c
Residual 105.261 403 .261
Total 233.148 413
a. Dependent Variable: QDDT
b. Predictors: (Constant), HT, TLDD, HVBD, KTTH, QTT
c. Predictors: (Constant), HT, TLDD, HVBD, KTTH, QTT, TLDD.DCTC, HVBD.DCTC, KTTH.DCTC,
HT.DCTC, QTT.DCTC

Phụ lục 7.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy

Phụ lục 7.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
Coefficientsa

Standardi
zed
Unstandardized Coefficie Collinearity
Coefficients nts Correlations Statistics
Std. Zero- Toleranc
Model B Error Beta t Sig. order Partial Part e VIF

1 (Constant) -.776 .250 -3.109 .002


HVBD .157 .033 .166 4.770 .000 .195 .230 .160 .937 1.067
TLDD .228 .035 .217 6.416 .000 .233 .303 .216 .990 1.010
129

QTT .346 .041 .348 8.415 .000 .597 .385 .283 .661 1.513
KTTH .289 .035 .328 8.169 .000 .564 .375 .275 .703 1.423
HT .172 .031 .197 5.604 .000 .319 .267 .189 .914 1.094
2 (Constant) -.795 .249 -3.193 .002
HVBD .161 .033 .170 4.905 .000 .195 .237 .164 .934 1.071
TLDD .226 .035 .216 6.406 .000 .233 .304 .214 .987 1.013
QTT .343 .041 .345 8.375 .000 .597 .385 .280 .659 1.517
KTTH .291 .035 .330 8.231 .000 .564 .379 .275 .698 1.432
HT .175 .031 .201 5.715 .000 .319 .274 .191 .909 1.100
HVBD.DCT
-.128 .053 -.085 -2.413 .016 -.038 -.119 -.081 .904 1.106
C
TLDD.DCT
-.084 .056 -.051 -1.501 .134 -.073 -.075 -.050 .980 1.021
C
QTT.DCTC .068 .070 .040 .972 .332 -.031 .048 .033 .655 1.526
KTTH.DCT
-.030 .057 -.021 -.530 .596 -.050 -.026 -.018 .695 1.438
C
HT.DCTC -.069 .049 -.050 -1.405 .161 -.047 -.070 -.047 .901 1.110

a. Dependent Variable: QDDT

Phụ lục 7.5. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất

Phụ lục 7.6. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Model Summaryc
130

Std. Error Change Statistics

Adjusted of the R Square Sig. F Durbin-


Model R R Square R Square Estimate Change F Change df1 df2 Change Watson

1 .734a .538 .533 .51358 .538 95.186 5 408 .000


2 .741b .549 .537 .51107 .010 1.803 5 403 .111 1.675

a. Predictors: (Constant), HT, TLDD, HVBD, KTTH, QTT


b. Predictors: (Constant), HT, TLDD, HVBD, KTTH, QTT, TLDD.DCTC, HVBD.DCTC, KTTH.DCTC, HT.DCTC,
QTT.DCTC
c. Dependent Variable: QDDT

Phụ lục 7.7. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy
Coefficientsa

Standar
dized
Unstandardized Coeffici Collinearity
Coefficients ents Correlations Statistics
Zero- Toleranc
Model B Std. Error Beta t Sig. order Partial Part e VIF

1 (Constant) -.776 .250 -3.109 .002


HVBD .157 .033 .166 4.770 .000 .195 .230 .160 .937 1.067
TLDD .228 .035 .217 6.416 .000 .233 .303 .216 .990 1.010
QTT .346 .041 .348 8.415 .000 .597 .385 .283 .661 1.513
KTTH .289 .035 .328 8.169 .000 .564 .375 .275 .703 1.423
HT .172 .031 .197 5.604 .000 .319 .267 .189 .914 1.094
2 (Constant) -.798 .249 -3.204 .001
HVBD .158 .033 .167 4.822 .000 .195 .232 .162 .937 1.068
TLDD .228 .035 .217 6.448 .000 .233 .304 .216 .990 1.010
QTT .345 .041 .347 8.429 .000 .597 .386 .282 .661 1.513
KTTH .291 .035 .330 8.246 .000 .564 .378 .276 .702 1.424
HT .174 .031 .200 5.699 .000 .319 .272 .191 .913 1.096
HVBD.DCT
-.101 .051 -.067 -1.996 .047 -.038 -.098 -.067 .997 1.003
C

a. Dependent Variable: QDDT

Phụ lục 7.8. Kết quả hồi quy


Model Summaryc

Model R R Square Adjusted Std. Error Change Statistics Durbin-


131

of the R Square Sig. F


R Square Estimate Change F Change df1 df2 Change Watson

1 .734a .538 .533 .51358 .538 95.186 5 408 .000

2 .737b .543 .536 .51171 .004 3.984 1 407 .047 1.673

a. Predictors: (Constant), HT, TLDD, HVBD, KTTH, QTT

b. Predictors: (Constant), HT, TLDD, HVBD, KTTH, QTT, HVBD.DCTC

c. Dependent Variable: QDDT


132

PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH NGƯỜI PHỎNG VẤN SÂU

Phụ lục 8
Thời gian
STT Họ và tên Trường/Nghề nghiệp Tuổi
phỏng vấn
1 Nguyễn Phương Anh Học viện Ngân hàng 22 18 phút
Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc
2 Nguyễn Diệu Linh 18 25 phút
gia Việt Nam
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
3 Nguyễn Đình Nam 21 20 phút
– Đại học Quốc gia Việt Nam
Nguyễn Thị Thu
4 Kế toán 24 22 phút
Phương
Nguyễn Thị Thu
5 Dược sĩ 25 21 phút
Quỳnh
6 Nguyễn Văn Mạnh Trường Đại học FPT Hà Nội 21 25 phút
Nguyễn Thị Thu
7 Nhân viên văn phòng 25 27 phút
Trang
8 Nguyễn Hoàng Nam Đại học Y Hà Nội 22 25 phút
9 Nguyễn Lê Hải Nhân viên văn phòng 23 16 phút
10 Chu Thị Lệ Thu Đại học Kinh tế Quốc dân 21 20 phút
11 Nguyễn Đăng Dương Đại học Bách Khoa Hà Nội 19 23 phút

You might also like