PH M Văn Minh - 19020728

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

🙟🕮🙝

BÁO CÁO MÔN HỌC


NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
ĐỀ TÀI

CÁC CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Ngọc Linh


Sinh viên thực hiện : Phạm Văn Minh – 19020728
Lớp : K64-E – Ngành Kỹ thuật năng lượng

Hà Nội – 2022

1
LỜI MỞ ĐẦU
Khí hóa là quá trình chuyển đổi nhiệt hóa nhiên liệu rắn thành khí chứa chủ yếu là
hydro, carbon monoxide, carbon dioxide, metan và nitơ. Trong khí hóa, công nghệ tầng
sôi được ứng dụng rộng rãi được sử dụng do các tính năng thuận lợi khác nhau của nó
bao gồm truyền nhiệt cao, đồng đều và có thể kiểm soát nhiệt độ và tiếp xúc khí-rắn
thuận lợi. Mô hình hóa và mô phỏng quá trình khí hóa tầng sôi hữu ích cho việc tối ưu
hóa thiết kế và vận hành lò khí hóa với chi phí tài chính và thời gian tối thiểu. Các mô
hình này được phân loại rộng rãi là mô hình cân bằng và mô hình dựa trên tốc độ hoặc
động học.Mặt khác, tùy thuộc vào mô tả thủy động lực học của tầng sôi, mô hình tầng sôi
có thể cũng được phân loại thành mô hình dòng chảy hai pha, mô hình Euler–Euler và mô
hình Euler–Lagrange.Trong thời gian thực hiện báo cáo em sẽ trình bày tổng quan về khí
hóa và các công nghệ khí hóa được sử dụng hiện nay.
Trong thời gian học tập, Em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ
bảo nhiệt tình của thầy.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Ngọc Linh, giảng viên tại khoa Vật lý
kỹ thuật & Công nghệ nano (VLKT&CNNN) - Trường đại học Công Nghệ_ĐHQGHN
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập.

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÍ HÓA 5
1.1. Khí hóa (Gasification) 5
1.2.Quá trình khí hóa biomass 5
CHƯƠNG 2 : CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP KHÍ HÓA 7
2.1.Khí hóa tầng sôi (Fluidized bed gasification) 7
2.3. Khí hóa tầng di động (Moving bed gasification) 8
CHƯƠNG 3 : CÁC CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA 9
3.1.Công nghệ khí hóa than 9
3.1.1. Lò khí hóa tầng cố định chế tạo khí than ẩm 9
3.1.2. Lò khí hóa tầng cố định, chế tạo khí than ướt 10
3.1.3. Lò lớp sôi chế tạo khí than ướt 11
3.1.4. Lò tầng di động 11
3.1.5.Ưu điểm và nhược điểm của khí hóa than 12
3.2.Công nghệ khí hóa plasma trong xử lý rác thải 12
3.2.1.Khái niệm Plasma 12
3.2.2. Qúa trình khí hóa plasma xử lý rác thải 12
3.2.3.Ưu và nhược điểm của công nghệ khí hóa plasma trong xử lý rác thải 13
3.3.Công nghệ khí hóa sinh khối bằng thiết bị khí hóa tầng sôi 13
3.3.1.Thiết bị khí hóa tầng sôi sủi bọt 14
3.3.2.Thiết bị khí hóa tầng sôi tuần hoàn 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Chu trình hệ thống khí hóa
Hình 1.1: Chu trình hệ thống khí hóa 5
Hình 1.2: Bốn qua trình khí hóa nguyên liệu biomass 6

Hình 2.1: Lò khí hóa tầng sôi và sự biến đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo lò
khí hóa 7
Hình 2.2: Bộ khí hóa dòng chảy và sự thay đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo
đường đi qua bộ khí hóa 8
Hình 2.3: Bộ khí hóa tầng di động và sự thay đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo
bộ khí hóa 8

Hình 3.1: Nguyên lý làm việc của lò khí hóa tầng cố định chế tạo khí than ẩm 9
Hình 3.2: Sự biến thiên nhiệt độ , thành phần khí theo chiều cao của lò 9
Hình 3.3: Các sơ đồ lò khí hóa tầng cố định, tạo khí than ướt 11
Hình 3.4: Lò khí hóa than tầng cố định vỉ quay 11
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý xử lý rác theo công nghệ khí hóa plasma (Alter NRG
Corp) 13
Hình 3.6: Sơ đồ thiết bị khí hóa tầng sôi sủi bọt (A) và tầng sôi tuần hoàn (B) 14

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÍ HÓA
1.1. Khí hóa (Gasification)

Khí hóa – Gasification: là quá trình đốt cháy nguồn nguyên liệu biomass trong môi
trường thiếu ôxi để sản sinh ra các chất khí dễ cháy bao gồm Carbon monoxide (CO),
hydro (H2) và một phần khí metan (CH4). Hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp khí cháy (tài
liệu nước ngoài thường viết là producer gas - sinh khí). Hỗn hợp khí cháy có thể được sử
dụng để chạy động cơ đốt trong (cả loại động cơ nén cao áp và loại động cơ đánh lửa),
cũng có thể được sử dụng để sản xuất methanol (CH3OH) - nhiên liệu cho động cơ nhiệt
cũng như là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất và quan trọng là nguyên liệu
cho hệ thống máy phát điện thông qua động cơ đốt trong để tạo công cơ học làm quay
máy phát tạo ra nguồn điện.

Hình 1.1: Chu trình hệ thống khí hóa

1.2.Quá trình khí hóa biomass

5
Hình 1.2: Bốn qua trình khí hóa nguyên liệu biomass
Các quá trình diễn ra trong bộ khí hóa (Gasifer) gồm 4 giai đoạn: Làm khô, nhiệt phân,
đốt cháy và sinh khí.
Quá trình làm khô – Drying: Đây là quá trình làm khô nguyên liệu biomass thô dưới
tác dụng của nhiệt. Nhiệt cung cấp ở đây được thực hiện trong một chu trình nhiệt động
học khép kín của hệ thống lò khí hóa diễn ra trong quy trình đốt khí hóa. Tầng làm khô
đặt trên tầng nhiệt phân (Pyrolysis). Thành phần hóa học tổng quát của nguyên liệu
biomass là CxHyOz:
to
CxHyOz.nH2O CxHyOz + nH2O
Quá trình nhiệt phân – Pyrolysis: Đây là quá trình oxi hóa không có ôxi không khí
dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Nhiệt được cung cấp ở tầng đốt cháy trong lò khí hóa.
Tầng nhiệt phân đặt giữa tầng đốt cháy (Combustion) và tầng làm khô:
to
CxHyOz C + CO + H2 + CO2 + H2O + Tạp chất
Sau quá trình nhiệt phân thành phần chủ yếu là than (C) và hệ thống khí và hơi (CO +
H2 + CO2 + H2O) và những tạp chất với thành phần nguyên tố hóa học khác như H2S.
Quá trình đốt cháy – Combustion: Quá trình đốt cháy được thực hiện ở tầng đốt có
đường ống dẫn không khí chứa ôxy vào và đốt cháy hỗn hợp C + CO + H2 + CO2 +
H2O. Sản phẩm khí sau khi đốt sẽ chỉ còn lại là CO2 + H2O và một phần khí N2 trong
không khí có thể được coi là khí tạp chất (sẽ được làm sạch trong hệ thống làm nguội và
lọc sau hệ thống lò khí hóa Gasifer):
+O2
C + CO + H2 + CO2 + H2O CO2 + H2O
Một phần C rắn nóng không cháy hết được chuyển sang tầng nén phía dưới.
Quá trình sinh khí – Reduction: Đây là quá trình thực hiện trong tầng sinh khí của lò
khí hóa. Các khí CO2 + H2O sau quá trình đốt được dẫn qua than nóng (của quá trình

6
nhiệt phân lắng xuống) để thực hiện quy trình phản ứng hóa học tạo ra khí đốt cháy CO
và H2: CO2 + H2O + 2C 3CO + H2

CHƯƠNG 2 : CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP KHÍ HÓA


2.1.Khí hóa tầng sôi (Fluidized bed gasification)

Sơ đồ của một lò khí hóa tầng sôi và sự thay đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo lò
khí hóa được thể hiện trong hình-2 . Quá trình khí hóa tầng sôi mang lại sự hòa trộn tốt
giữa hỗn hợp than và không khí/oxy và hơi nước, giúp thúc đẩy cả quá trình truyền nhiệt
và truyền khối. Điều này đảm bảo sự phân bố đồng đều của vật liệu trong lớp và do đó,
một lượng nhiên liệu nhất định đã phản ứng một phần sẽ bị loại bỏ cùng với tro. Điều này
đặt ra giới hạn về chuyển đổi carbon tổng thể trong các quy trình tầng sôi. Các thiết bị khí
hóa tầng sôi thường hoạt động dưới nhiệt độ hóa mềm của tro, vì xỉ tro có thể làm xáo
trộn quá trình hóa lỏng của tầng sôi. Kích thước của các hạt rất quan trọng; vật liệu quá
mịn sẽ có xu hướng cuốn theo khí tổng hợp và rời khỏi tầng sôi trên đầu. Loại thiết bị khí
hóa này phù hợp với các nguồn dự trữ nhiên liệu phản ứng như than và sinh khối có chất
lượng thấp.

Hình 2.1: Lò khí hóa tầng sôi và sự biến đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo lò khí hóa
2.2.Khí hóa dòng chảy (Entrained bed gasification)
Trong quy trình khí hóa dòng chảy, thức ăn và oxy đi vào dòng chảy. Nguồn cấp dữ
liệu với nối đất với kích thước từ 100 µm trở xuống để thúc đẩy quá trình truyền khối và
cho phép vận chuyển chất rắn bằng dòng khí. Đặc điểm chính của quá trình khí hóa dòng
chảy là có nhiệt độ rất cao , đồng đều (thường là hơn 1000°C).. Hoạt động ở nhiệt độ cao
đòi hỏi nhu cầu oxy cao cho các loại quy trình này. Sơ đồ hoạt động của bộ khí hóa dòng
chảy và sự thay đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo bộ khí hóa được thể hiện trong
hình-1. Trong quá trình khí hóa dòng chảy, tro được rút ra ở dạng nóng chảy. Chất rắn

7
được đưa vào thiết bị khí hóa phải được nghiền rất mịn và đồng nhất, điều này có nghĩa
là thiết bị khí hóa dòng chảy cuốn theo không phù hợp với nguồn nguyên liệu như sinh
khối hoặc chất thải, những thứ không thể dễ dàng nghiền thành bột.

Hình 2.2: Bộ khí hóa dòng chảy và sự thay đổi nhiệt độ của than và khí dọc theo đường
đi qua bộ khí hóa

2.3. Khí hóa tầng di động (Moving bed gasification)

Sơ đồ của một lò khí hóa tầng di động với các quy trình khác nhau ở các cấp độ khác
nhau và sự thay đổi của nhiệt độ than và khí dọc theo lò khí hóa được thể hiện trong hình-
3. Than đi vào phía trên và di chuyển xuống dưới nhờ trọng lực được khí hóa bởi hỗn hợp
không khí/oxy và hơi nước ngược dòng tới. Trong lò khí hóa này, khí nóng tổng hợp từ
vùng khí hóa được sử dụng để làm nóng sơ bộ và nhiệt phân than chảy xuống. Với quy
trình này, mức tiêu thụ oxy rất thấp. Lò khí hóa này hoạt động bằng than cục và nhiệt độ
đầu ra của khí đồng bộ thường thấp.

Hình 2.3: Bộ khí hóa tầng di động và sự thay đổi nhiệt độ của than và khí dọc
theo bộ khí hóa

8
CHƯƠNG 3 : CÁC CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA
3.1.Công nghệ khí hóa than

3.1.1. Lò khí hóa tầng cố định chế tạo khí than ẩm


Hình 3.1: Nguyên lý làm việc của lò khí hóa tầng cố định chế tạo khí than ẩm

9
Hình 3.2: Sự biến thiên nhiệt độ , thành phần khí theo chiều cao của lò
Hình 3.2 cho thấy một ví dụ về sự biến thiên nhiệt độ, thành phần khí theo chiều cao
của lò. Qua đó có thể quan sát quá trình phản ứng như sau: Nếu than nguyên liệu đi vào
từ nóc lò, qua mâm tháo xỉ ở đáy tháo dần ra khỏi lò, tầng than sẽ di động từ trên xuống
dưới. Chất khí hóa đi ngược chiều, theo chiều đi của dòng chất khí hóa, ta có thể quan sát
thấy có những vùng phản ứng như sau theo hình 3.1.
VI- vùng xỉ. Xỉ than nóng gặp chất khí hóa, nâng nhiệt độ chất khí hóa từ khoảng
60oC lên khoảng 420oC, bản thân xỉ nguội xuống nhiệt độ trước khi thải ra ngoài.
V- vùng oxy hóa. Vùng này xảy ra phản ứng cháy giữa than và oxy trong chất khí hóa
tạo thành CO, CO2 do phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ tăng nhanh chóng tới mức gần
nhiệt độ hóa mềm của xỉ.
IV- vùng khử chính. Ở đây xảy ra phản ứng giữa hơi nước và than. Phần CO2 tạo
thành bị khử trên C.
Hầu hết các phản ứng này đều thu nhiệt.
Đặc điểm dễ thấy là hàm lượng H2O, CO2 trong khí giảm, nhiệt độ tầng than giảm.
III- vùng khử phụ. Ở đây tiếp tục phản ứng khử CO2 và xảy ra một loạt phản ứng thứ
cấp quanh miền 700oC ÷ 800oC.
II- vùng chưng than. Ở đây xảy ra quá trình chưng khô than thường gọi là vùng chuẩn
bị. Đỉnh vùng chuẩn bị là vùng sấy (đôi khi coi vùng II, III là vùng chuẩn bị).
I- Trên cùng là vùng không gian tự do dễ gom khí, tách một phần than bị nổ vỡ. Ở đây
không xảy ra phản ứng nào đáng kể.
Với loại lò này, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng quá trình khí hóa là
hiệu suất khí hóa, mặt khác cũng cần tính đến định mức tiêu hao hơi nước cho 1m3 sản
phẩm. Ảnh hưởng đến những chỉ tiêu ấy khá phức tạp. Bao gồm chủng loại than; chọn
cường độ khí hóa (chỉ lượng than đốt trên một đơn vị tiết diện lò trong một đơn vị thời
gian); chọn chế độ nhiệt, bao gồm nhiệt độ lò và tổng các hạng mục ảnh hưởng đến cân
bằng nhiệt; tỷ lệ không khí/ hơi nước hoặc tỷ lệ oxy bổ sung... Tất cả đều được tính toán
chính xác dựa trên thành phần khí than đảm bảo yêu cầu của sản xuất.
3.1.2. Lò khí hóa tầng cố định, chế tạo khí than ướt
Về cấu trúc lò, dây chuyền... tương tự như khí hóa than ẩm. Ở đây để sản xuất khsi
than, thành phần chủ yếu là H2 và CO; chất khí hóa là H2O. Cũng như trên, ở đây vấn đề
hiệu ứng của quá trình khí hóa càng âm hơn.
Hình 3.3 giới thiệu một loại lò, vỉ quay với một tốc độ rất chậm khoảng 120 phút/vòng
nhằm tháo xỉ khỏi lò.

10
Thân lò gồm hai phần. Phần dưới là vỏ bọc, sản xuất hơi nước từ nguồn nhiệt làm lạnh
lò. Phần trên lót gạch chịu lửa than và chất khí hóa đi ngược chiều.

Hình 3.3: Các sơ đồ lò khí hóa tầng cố định, tạo khí than ướt

Hình 3.4: Lò khí hóa than tầng cố định vỉ quay


3.1.3. Lò lớp sôi chế tạo khí than ướt
Lò lớp sôi thuộc loại thiết bị trộn lý tưởng. Tới trạng thái làm việc ổn định tính chất
của hệ (bao gồm tính chất hóa học - Ví dụ thành phần hệ, tính chất vật lý) đồng nhất
trong toàn khoảng không gian lớp sôi. Ở đây không còn phân vùng phản ứng nữa. Thiết
bị này mang đầy đủ ưu điểm và nhược điểm của loại lò này trong phản ứng khí rắn. Loại
lò sớm nhất là lò của F. Winkler.
3.1.4. Lò tầng di động
Trong lò tầng di động, nguyên liệu dưới dạng bột than hoặc bùn cùng chất khí hóa
được phun vào đỉnh lò tạo ngọn lửa cháy khá mạnh, nhiệt độ tâm lưỡi lửa có thể lên tới
2000oC. Trong dòng chảy hạt ở thể huyền phù. Kích thước hạt than cỡ 0,1mm. Toàn bộ

11
quá trình khí hóa kết thúc trong miền cự ly 0,5m cách miệng phun, thời gian phản ứng cỡ
0,1 giây. Tổng thời gian dừng của than trong lò khoảng 1 giây. Ở đây thực sự tạo một
dòng chảy liên tục. Xỉ hóa lỏng được phun nước làm lạnh tạo viên, 70% tách ra khỏi đáy
lò, còn 30% theo khí, lò làm việc ở áp suất thường. Chất khí hóa gồm: Lượng oxy: 0,85 ÷
0,9 kg/kg than, tỷ lệ hơi nước/than: 0,3 ~ 0,34 kg/kg than, hiệu suất sử dụng than 98%.

3.1.5.Ưu điểm và nhược điểm của khí hóa than


a.Ưu điểm
Khi chuyển từ đốt nhiên liệu rắn sang nhiên liệu khí hóa thể tích giảm dẫn đến thiết bị
gọn nhẹ, giá thành đầu tư giảm. Với cùng một khối thiết bị sản xuất năng lượng bao gồm
thiết bị khí hóa và hệ thống động cơ-máy nén có giá thành rẻ hơn nhiều so với hệ thống
bao gồm lò hơi, bình ngưng và động cơ hơi nước...Vì vậy, hệ thống khí hóa là một lựa
chọn tối ưu cho những nơi ở xa trung tâm,
b.Nhược điểm
Nhược điểm chính của thiết bị khí hóa là hiệu suất chuyển hóa cacbon hiếm khi đạt
100%, và kết quả là một phần năng lượng hữu ích vẫn còn tồn tại trong than cốc.
Ngoài ra, với những ứng dụng của sản phẩm khí được làm lạnh nhiệt lượng của sản
phẩm khí sẽ bị tổn thất trừ khi có một hệ thống thu hồi được thiết kế và đa vào sử dụng.
Thành phần chính của nhiên liệu khí tạo ra bao gồm CO, H2, CH4, ngoài ra còn có CO2,
hơi nước, N2, hợp chất hydrocacbon cao phân tử nhƣ etan và một số chất gây ô nhiễm
khác nhƣ tro, hắc ín (tar)...

3.2.Công nghệ khí hóa plasma trong xử lý rác thải

3.2.1.Khái niệm Plasma


Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất (các trạng thái khác là rắn, lỏng, khí) trong đó
các chất bị ion hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân; các
electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt. Plasma không phổ biến trên Trái Đất
tuy nhiên trên 99% vật chất thấy được trong vũ trụ tồn tại dưới dạng plasma. Nếu sự ion
hóa được xảy ra bởi việc nhận năng lượng từ các dòng vật chất bên ngoài, như từ các bức
xạ điện từ thì plasma còn gọi là plasma nguội. Nếu sự ion hóa xảy ra do va chạm nhiệt
giữa các phân tử hay nguyên tử ở nhiệt độ cao thì plasma còn gọi là plasma nóng. Khi
nhiệt độ tăng dần, các electron bị tách ra khỏi nguyên tử, và nếu nhiệt độ khá lớn, toàn bộ
các nguyên tử bị ion hóa.
3.2.2. Qúa trình khí hóa plasma xử lý rác thải

12
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý xử lý rác theo công nghệ khí hóa plasma (Alter NRG
Corp)
Trong lò phản ứng khí hóa rác thải (rác thải rắn đô thị, rác thải phá dỡ ô tô, rác thải y
tế, sinh khối hoặc phế thải độc hại), khí nóng từ đầu đốt plasma hoặc hồ quang tiếp xúc
với rác thải (được nạp vào lò để xử lý), thiêu kết chúng ở nhiệt độ hơn 3.000 ºF (hơn
1.650 ºC). Lượng nhiệt rất lớn này có tác dụng duy trì các phản ứng khí hóa bằng cách
phá vỡ các liên kết hóa học của rác và chuyển chúng thành khí tổng hợp. Thành phần chủ
yếu của khí tổng hợp này là khí carbon monoxide và khí hydrogen (CO và H 2) – những
khí nguyên liệu cơ bản để sản xuất hóa chất, phân bón, khí cháy. Khí tổng hợp cũng được
dẫn đến turbin khí, đốt tạo hơi nước để chạy turbin hơi trong quá trình sản xuất điện.
Do rác trong lò khí hóa được chuyển thành các thành phần cháy cơ bản (CO và H 2),
nên các loại rác độc hại cũng trở thành nhiên liệu khí hữu ích. Các vật liệu vô cơ trong
rác được nung chảy và chuyển thành xỉ dạng pha thủy tinh, không độc hại và có thể sử
dụng làm cốt liệu trong xây dựng.
3.2.3.Ưu và nhược điểm của công nghệ khí hóa plasma trong xử lý rác thải
a.Ưu điểm
Công nghệ khí hóa rác thải Plasma có khả năng xử lý tất cả các loại chất thải, bao gồm
: chất thải y tế, chất thải công nghệp, lốp xe, các mảnh vụn xây dựng, đất bị ô nhiễm, Khí
hóa rác thải plasma có hiệu suất cao gấp 7 lần so với xử lý khí hóa rác thông thường .Do
không đốt mà thiêu kết nên không tạo tro đáy hoặc tro bay có tính chiết tách và giảm nhu
cầu diện tích các bãi chứa rác .Tạo khí tổng hợp để sử dụng trong sản xuất điện hoặc tiếp
tục chế biến thành các sản phẩm hóa học, phân bón, khí đốt;
b.Nhược điểm
Chi phí đầu tư cao , cần bảo trì liên tục và cần có lao động kỹ thuật cao cho các hoạt
động vận hành máy

3.3.Công nghệ khí hóa sinh khối bằng thiết bị khí hóa tầng sôi

13
Có nhiều loại thiết bị khí hóa tầng sôi khác nhau . Trong số đó, có sự mô tả chi tiết về
thiết bị khí hóa tầng sôi sủi bọt , thiết bị khí hóa tầng sôi tuần hoàn và Hình 3.6 cho thấy
sơ đồ thiết bị khí hóa sủi bọt và tuần hoàn

Hình 3.6: Sơ đồ thiết bị khí hóa tầng sôi sủi bọt (A) và tầng sôi tuần hoàn (B)
3.3.1.Thiết bị khí hóa tầng sôi sủi bọt
Trong một thiết bị khí hóa điển hình, khi tốc độ khí tăng lên,một trường hợp đạt được
khi các hạt chỉ lơ lửng trong dòng khí đi lên. Lúc này lực ma sát giữa mỗi hạt và chất
lỏng đối trọng với trọng lượng của hạt, thành phần thẳng đứng của lực nén giữa liền kề
các hạt biến mất và áp suất giảm qua bất kỳ phần nào của tầng sôi bằng trọng lượng của
chất lỏng và các hạt trong phần đó. Trong trường hợp này, tầng sôi được coi là ở điều
kiện hóa lỏng tối thiểu. Với sự gia tăng vận tốc vượt quá mức tối thiểu của vận tốc tầng
sôi và sự mất ổn định của bọt khí. Ở tốc độ dòng chảy cao hơn, chuyển động của chất rắn
trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tầng sôi không mở rộng nhiều ngoài khối lượng của nó
ở hóa lỏng tối thiểu và như vậy được gọi là giường tầng sôi sủi bọt
(Hình 1A). Trong tầng sôi sủi bọt, khí di chuyển qua tầng sôi theo khoảng trống và
trong bọt khí với tốc độ cao . Một số hạt bị cuốn vào mạn khô cùng với những bọt khí di
chuyển rất nhanh và một số hạt mịn được vận chuyển cùng với khí sản phẩm và để lò
phản ứng ở trên cùng. Nhưng hầu hết các hạt bị cuốn theo đều rơi trở lại và có thể được
lấy ra liên tục từ tầng sôi với tro còn lại ở phía dưới.
3.3.2.Thiết bị khí hóa tầng sôi tuần hoàn
Khi tăng thêm vận tốc khí, ngoài chế độ sủi bọt khí tầng sôi, các chất rắn sẽ được phân
bố khắp toàn bộ chiều cao của ống đứng và bị cuốn theo khí ở trên cùng của thiết bị khí
hóa. Các hạt được tách ra khỏi bọt khí và được trở lại tầng chất lỏng gần đáy. Sau đó, nó
trở thành một tầng sôi tuần hoàn (Hình 1 B).

14
KẾT LUẬN
Xem xét các đặc điểm của quá trình khí hóa, cũng như công nghệ và nghiên cứu quan
trọng nhất trên toàn thế giới, có thể được suy ra rằng khí hóa đóng vai trò cực kỳ quan
trọng với vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu trong tương lai của khu vực và thế giới đang
phát triển quần thể có nhu cầu năng lượng cao hơn. Khí hóa cho năng lượng hứa hẹn
những lợi ích như tính bền vững, giảm phát thải khí nhà kính một cách cân bằng, phát
triển kinh tế khu vực, phát triển xã hội và nông nghiệp,và một nguồn cung cấp năng
lượng ổn định.Vì vậy, khí hóa xứng đáng được quan tâm nhiều hơn để sử dụng trên toàn
thế giới cũng như cho các vấn đề nghiên cứu, do đó có thể có thêm tiến bộ đáng kể trong
công nghệ khí hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/5972/2/TranThanhSon.TT.pdf

[2].https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1243/095765003321148664

[3].http://emegroup.vn/download/DACBIET/KHI%20HOA%20THAN/CN%20KHI%20HOA
%20THAN.pdf

[4].https://vinit.com.vn/cong-nghe-khi-hoa-plasma-la-gi-va-co-loi-the-gi/

[5].ttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780123736116000112

[6].https://vawr.org.vn/images/File/Bai%20a.%20Viet_So%2012.pdf

[7].https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2095495615001102

[8].http://www.cesti.gov.vn/images/cesti/files/STINFO/N%C4%83m%202012/S%E1%BB
%91%205%20-2012/Plasma.pdf

[9].https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1364032114006595

[10].http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
brief_32864_36700_24820121036158691.pdf

15

You might also like