Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

MỤC LỤC

1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ FRANZ KAFKA VÀ TIỂU THUYẾT VỤ ÁN..................


1.1 Tác giả Franz Kafka.................................................................................................
1.2 Tiểu thuyết Vụ án.....................................................................................................
1.2.1 Đôi nét về tiểu thuyết Vụ án................................................................................
1.2.2 Tóm tắt tiểu thuyết Vụ án.....................................................................................
2. CÁC TRÀO LƯU THUỘC CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI...............................................
2.1 Chủ nghĩa biểu hiện...............................................................................................
2.1.1 Khái niệm...........................................................................................................
2.1.2 Đặc điểm của chủ nghĩa biểu hiện trong văn học..............................................
2.1.3 Biểu hiện của chủ nghĩa biểu hiện trong Vụ án.................................................
2.1.3.1 Sự phủ nhận, bất lực trước sự tha hóa của con người................................
2.1.3.2 Yếu tố kì ảo..................................................................................................
2.1.3.3 Sự kết hợp giữa thực và ảo..........................................................................
2.2 Chủ nghĩa hiện sinh................................................................................................
2.2.1 Khái niệm...........................................................................................................
2.2.2 Đặc điểm chủ nghĩa hiện sinh trong văn học.....................................................
2.2. 3 Biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong Vụ án.................................................
2.2.3.1 Sự phi lý, lo âu trong tồn tại con người......................................................
2.2.3.2 Sự cô độc của tồn tại con người..................................................................
2.2.3.3 Con người vươn lên.....................................................................................
2.3 Chủ nghĩa tượng trưng..........................................................................................
2.3.1 Khái niệm...........................................................................................................
2.3.2 Đặc điểm chủ nghĩa tượng trưng trong văn học.................................................
2.4 Chủ nghĩa vị lai.......................................................................................................
2.4.1 Khái niệm...........................................................................................................
2.4.2 Đặc điểm biểu hiện chủ nghĩa vị lai trong văn học............................................
2.5 Chủ nghĩa đa đa......................................................................................................
2
2.5.1 Khái niệm...........................................................................................................
2.5.2 Đặc điểm của chủ nghĩa đa đa...........................................................................
2.5 Chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa trừu tượng.....................................................
2.6.1 Chủ nghĩa siêu thực............................................................................................
2.6.1.1 Khái niệm....................................................................................................
2.6.1.2 Đặc điểm chủ nghĩa siêu thực trong văn học..............................................
2.6.2 Chủ nghĩa trừu tượng.........................................................................................
2.6.2.1 Khái niệm....................................................................................................
2.6.2.2 Đặc điểm chủ nghĩa trừu tượng trong văn chương.....................................
3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ CÁC CHỦ NGHĨA
TRƯỚC ĐÓ......................................................................................................................
3.1 Sự kế thừa, phát huy của chủ nghĩa hiện đại đối với chủ nghĩa lãng mạn...........
43
3.2 Sự phủ định của chủ nghĩa hiện đại đối với chủ nghĩa hiện thực phê
phán ..............................................................................................................................

3
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ FRANZ KAFKA VÀ TIỂU THUYẾT VỤ ÁN

1.1 Tác giả Franz Kafka

1.1.1 Cuộc đời

Franz Kafka (03.07.1883 - 03.06.1924) sinh ra trong một gia đình Do Thái trung
lưu nói tiếng Đức. Theo nguyện vọng của cha và gia đình Kafka thi đỗ và theo học
chuyên ngành Luật ở đại học. Sau khi tốt nghiệp ông đi làm ở một công ty bảo
hiểm. Bằng niềm đam mê viết văn, Kafka luôn dành thời gian rảnh rỗi của mình
để viết. Năm 1924, Kafka qua đời sau bảy năm biết mình mắc bệnh lao phổi.

Trong đời, Kafka hai lần đính hôn với một người phụ nữ và cả hai lần đều bị hủy
bỏ vì sức khỏe của ông. Ham muốn tình dục vô hạn buộc ông ấy phải tìm đến gái
mại dâm. Việc không hạnh phúc trong đời sống cá nhân dẫn đến việc Kafka thể
hiện sự bi quan về các mối quan hệ của mình. Cha của Kafka cũng có ảnh hưởng
lớn đến các tác phẩm của ông. Kafka có một mối quan hệ khó khăn với chính cha
mình. Hermann Kafka, cha của nhà văn, theo như ông mô tả là một “Kafka đích
thực”. Cha của Kafka là một người đàn ông mạnh mẽ, từ một gia đình nghèo khó
tự vươn lên thành người thành đạt, có cửa hàng riêng và đặt chân vào tầng lớp
trung lưu của xã hội. Cuộc sống vất vả hun đúc ở ông tính cách độc đoán, hà khắc,
trong đó nỗi sợ hãi phải rơi trở lại cảnh bần hàn khiến ông luôn ngưỡng mộ những
công việc có quyền uy, chức tước, mang lại tiền bạc. Hermann Kafka mong muốn
con trai sẽ trở thành người giống mình, thành đạt trong kinh doanh, mạnh mẽ,
quyết đoán,… Thế nhưng, Franz Kafka không thể. Ông sinh ra nhỏ bé, hay lo lắng
và yếu đuối. Nhận thấy con trai mang những phẩm chất lệch hẳn so với con đường
mình vạch ra, người cha – dùng quyền lực của người “chúa tể” trong gia đình, đã
đàn áp, thống trị con mình. Ông khước từ sự phát triển tự nhiên của cá tính và
phẩm chất, ép con mình phải theo những chuẩn mực bất di bất dịch, lệ thuộc vào
sự bao bọc và chỉ dẫn của ông. Mang tâm hồn nhạy cảm và yếu đuối, Kafka ngày
càng tự ti, càng rút sâu vào vỏ ốc nội tâm và mang nỗi xấu hổ, mặc cảm vì khiến

4
cha thất vọng – một tội lỗi không do mình gây nên. Tác phẩm của Kafka sau này
bao giờ cũng thấp thoáng hình ảnh người cha của ông mang màu sắc kẻ thống trị,
thông qua những ẩn dụ về sự trừng phạt, sức mạnh, tội ác, thiết chế xã hội, … đầy
tính áp bức, hiện diện khắp nơi.

1.1.2 Sự nghiệp văn chương

Kafka nhận thấy công việc văn phòng tám tiếng là trở ngại lớn cho việc lách của
mình khi ông ấy phải ở lại văn phòng hàng giờ liền. Kafka viết vào thời gian rảnh,
chủ yếu vào buổi tối hoặc đêm muộn. Trên thực tế, việc viết lách đối với Kafka là
khoảnh khắc tự do, cho phép ông giải tỏa và tiếp thêm sức mạnh để đương đầu với
công việc, cuộc sống căng thẳng. Kafka viết nhật ký trong suốt thời gian này.

Mặc dù qua đời sớm, nhưng Kafka để lại cho đời ba quyển tiểu thuyết và nhiều
truyện ngắn. Sinh thời, ông cho xuất bản rất ít tác phẩm của mình. Trước khi qua
đời, ông đã để lại các bản thảo cho người bạn thân của mình là Max Brod với di
nguyện mong Max Brod đốt chúng đi nhưng Max Brod đã không làm vậy. Sau khi
Kafka mất một thời gian Max Brod đã đưa các tác phẩm của ông đến với công
chúng như Vụ án, Lâu đài, Kẻ mất tích (hay Nước Mỹ),... cùng các tác phẩm nổi
tiếng khác.

Thuật ngữ Kafkaesque mô tả phong cách viết đặc trưng của Kafka. Phong cách
này viết về sự đen tối, u ám, ngột ngạt và thường nói về một các nhân bất lực
trước một nhân vật có quyền lực. Nó đề cập đến bản chất quan liêu của chủ nghĩa
tư bản, cơ quan tư pháp và hệ thống chính phủ. Con người sống dưới một hệ thống
phức tạp, không rõ ràng, cá nhân trong đó không hiểu chuyện gì đang xảy ra,
không ai quan tâm. Ý nghĩa của thuật ngữ Kafkaesque còn là phản ứng của cá
nhân khi đối mặt với thiết chế phi lý ấy. Ngòi bút Kafka đặt con người vào cuộc
đối đầu với những điều phi lý. Một cuộc xung đột mà trong đó nhân vật buộc phải
nỗ lực đối đầu với thế giới đầy biến số phi lý, không thể thoát khỏi. Thành công là
điều không thể, cuối cùng mọi cố gắng đều hóa vô lý. Thế nhưng, họ vẫn nỗ lực.
Những điều này giải thích cho quan điểm của Kafka về thân phận con người.

5
Franz Kafka là một nhà văn hiện đại chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng mạnh bởi
những trào lưu mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện sinh. Franz Kafka sử dụng những
chủ đề và nguyên mẫu về sự ghẻ lạnh, sự tàn bạo về thể xác và tinh thần, mâu
thuẫn cha – con, những nhân vật trong những cuộc truy tìm đáng sợ và những sự
biến đổi kỳ bí cho chính những tác phẩm của mình. Các tác phẩm của ông nói về
phần u tối trong dãy "Quang phổ cảm xúc" của con người bao gồm vui vẻ, buồn
bã, sợ hãi, tự ti, ngạc nhiên, xấu hổ, ...

Franz Kafka là một nhà văn có tiếng nói đại diện cho những con người trong xã
hội. Nói đến sáng tác của Kafka là nói đến thân phận con người thể hiện qua sự bi
quan và nghệ thuật huyền thoại. Ông là một nhà cách tân lớn trong văn chương
hiện đại đặc biệt là phương diện xây dựng nhân vật với đường viền nhân thân của
nhân vật rất mới lạ, thú vị và đầy ấn tượng. Franz Kafka có khi không đặt tên cho
nhân vật, hoặc cho nhân vật một cái tên rõ ràng, dứt khoát, một cái tên cho ra
"người". Josef K. trong Vụ án, K. trong Lâu đài, điều này là một dụng ý triết học,
đồng thời tạo nên đường viền nhân thân trong thế giới nhân vật của riêng mình. Từ
sự khác biệt đó đã tạo nên nét độc đáo, một phong cách mới tiêu biểu cho sự cách
tân về phương thức xây dựng nhân vật của Kafka.

Franz Kafka là tượng đài văn học thế giới và là một trong những tác giả có tầm
ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.

1.2 Tiểu thuyết Vụ án

1.2.1 Đôi nét về tiểu thuyết Vụ án

Tiểu thuyết Vụ án được tác giả viết vào tháng Tám năm 1914 và bị bỏ dở vào
tháng Hai năm 1915. Ông đã ghi vào Nhật ký 7.2.1915: “Đình trệ hoàn toàn. Bị
dằn vặt triền miên”. Trước khi nhắm mắt, nhà văn đã đề nghị với bạn mình - nhà
văn Max Brod, thiêu đốt toàn bộ bản thảo trong đó có tiểu thuyết Vụ án.

Bản thảo Vụ án không được Kafka sáng tác theo tuần tự và không được đánh số
chương. Thay vào đó, Kafka đã sáng tác chương đầu và chương cuối trước tiên.

6
Ấn bản Vụ án đầu tiên xuất bản vào năm 1925 do Max Brod chỉnh sửa. Max Brod
đã chỉnh sửa một số cách viết tắt đặc trưng của Kafka, cách chấm câu, loại bỏ các
chương chưa hoàn tất và sắp xếp các chương còn lại theo chủ yếu trí nhớ và cảm
nhận của ông.

Một số nhà nghiên cứu của Đức không tán thành cách sắp xếp theo cảm tính này
của Max Brod.Và cho đến năm 1990, tác phẩm đã được phát hành ấn bản mới do
Malcolm Parsley tiến hành chỉnh sửa lại bản viết tay và các ấn bản trước đó.

Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi vẫn sử dụng tác phẩm dịch theo cách sắp xếp của Max
Brod do độ phổ biến và sự hợp lý tương đối của cách sắp xếp này. Phần khác, lời
bạt của Max qua hai lần xuất bản đầu góp phần giúp người đọc phần nào hiểu hơn
về Kafka và sáng tác của ông.

1.2.2 Tóm tắt tiểu thuyết Vụ án


Josef K., một nhân viên văn phòng bình thường, đột nhiên bị bắt không rõ lý do
vào ngày sinh nhật lần thứ 30. Hai người đàn ông xa lạ đột nhiên xông vào phòng
và tuyên bố K. bị bắt. Sau đó, anh bị buộc phải tham gia các phiên tòa kéo dài và
vô lý. Ở đó, nguyên nhân anh bị bắt, bản chất của các thủ tục tư pháp đều không
được giải thích rõ ràng nhưng luôn buộc con người ta phải tuân theo. K. làm mọi
cách để tìm hiểu vụ án, để chứng minh mình vô tội, dù không biết mình bị kết tội
gì. Thế nhưng, phiên tòa đầy tính áp bức kéo dài dần đánh gục anh. K. bị cuốn
theo vụ án, anh dường như không thể suy nghĩ về bất kỳ điều gì khác. Cuối cùng,
một năm kể từ ngày bị bắt, K. bị kết án và bị giết chết. Đến tận lúc chết, K. vẫn
không biết vụ án mình đang vướng phải là gì.

2. CÁC TRÀO LƯU THUỘC CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI

“Sau chủ nghĩa hiện thực phê phán, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, nền văn
học phương Tây suy thoái dần theo hai hướng nhưng không hẳn tách rời nhau:
nếu chủ nghĩa tự nhiên từ chối lý tưởng, ước mơ, tư tưởng và tình cảm trong văn
học thì ngược lại, các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại lại hoàn toàn quay lưng

7
với hiện thực đời sống, chuyên đi biểu hiện những thứ thuần túy chủ quan, bế
tắc.”1

2.1 Chủ nghĩa biểu hiện

2.1.1 Khái niệm

Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện vào
những năm đầu thế kỷ XX. Trào lưu này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực trong
hội họa, sau đó lan sang âm nhạc, văn học, sân khấu và điện ảnh. Chủ nghĩa biểu
hiện được ra đời nhằm để con người phản ứng lại, thể hiện tâm trạng nổi loạn kết
hợp với nỗi kinh hoàng trước những khủng hoảng xã hội đầu thế kỷ XX. Các nhà
biểu hiện công khai phản đối chiến tranh, phản đối tình trạng vô cảm trong xã hội,
sự áp đặt lên cá nhân và sự xơ cứng trong nghệ thuật.

2.1.2 Đặc điểm của chủ nghĩa biểu hiện trong văn học

Khuynh hướng chung của chủ nghĩa biểu hiện là phản cổ điển, chối bỏ tính trong
sáng hài hòa của hình thức, ưa chuộng lối khái quát trừu tượng và kì dị hoang
đường. Đồng thời, khuynh hướng của chủ nghĩa biểu hiện cũng là phản hiện thực
chủ nghĩa, nhấn mạnh hiện thực chủ quan, phóng đại hình ảnh bên ngoài để làm
nổi bật nội tâm bên trong.

Quan niệm sáng tác của chủ nghĩa biểu hiện không chú trọng đến nghiên cứu quá
trình đời sống phức tạp, không cá thể hóa nhân vật mà thường sẽ loại hình hóa.
Các nhân vật thường không có họ tên hoặc các kí hiệu mang tính tượng trưng. Thể
hiện sự chỉ trích các tình huống chung chứ không nhằm vào một nhân vật riêng lẻ.
Vì vậy các nhân vật thường là tượng trưng cho một khái niệm trừu tượng như tầng
lớp, giai cấp, thế hệ, …

Trong thơ ca, chủ nghĩa biểu hiện thường thể hiện nỗi căm ghét về thực tại hỗn
loạn và sa đọa. Những nhà biểu hiện lên tiếng kêu gọi trở về nhân tính phổ biến,
trở về với những thứ tình cảm ẩn sâu bên trong con người. Hình thức thơ của chủ

1
Phương Lựu chủ biên (1997), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. tr 571

8
nghĩa biểu hiện ban đầu là lối thơ tự do, không câu nệ ngữ pháp, ngắn gọn. Về sau
trở thành “thơ thuần túy” với những tiết tấu không mang sắc thái tư tưởng.

Trong tiểu thuyết, chủ nghĩa biểu hiện gắn liền với tên tuổi của tác giả Kafka.
Nhân vật trong tiểu thuyết của trường phái biểu hiện thường là những nhân vật
biến hình dị dạng, mắc kẹt trong thực tại khốn cùng và đánh mất chính mình.
Những nhân vật bày tỏ nỗi đau bằng những đoạn độc thoại dài được thể hiện bằng
ngôn ngữ cô đọng. Như đã nói ở trên, trường phái biểu hiện có khuynh hướng trừu
tượng và loại hình hóa nhân vật. Các nhà biểu hiện không nhằm vào một cá nhân
mà muốn nói một cách khái quát, chính vì vậy, người đọc khó có thể thấy được
bức tranh cuộc sống được thể hiện một cách cụ thể bằng những hình tượng nghệ
thuật cụ thể. Tư tưởng quan trọng được diễn đạt sắc bén, kể cả việc sử dụng mọi
sự cường điệu và ước lệ. Kết hợp với tình tiết hoang đường lẫn chân thực để làm
nổi bật tình trạng bất ổn của tinh thần, các cuộc đấu tranh, cách mạng đang diễn ra.

2.1.3 Biểu hiện của chủ nghĩa biểu hiện trong Vụ án

Tuy Kafka không tự nhận mình theo đuổi trào lưu văn học nào nhưng khi nhắc đến
Kafka, người ta nhận thấy các đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa thể hiện trong
sáng tác của ông.

Tiểu thuyết Vụ án thể hiện đặc trưng của chủ nghĩa biểu hiện thông qua các khía
cạnh: sự phủ nhận, bất lực trước sự tha hóa của con người, các yếu tố kì ảo và sự
kết hợp giữa thực và ảo.
2.1.3.1 Sự phủ nhận, bất lực trước sự tha hóa của con người
Xuất phát từ quan niệm “tha hóa” trong triết học: sự tha hóa là quá trình và những
kết quả chuyển hóa của sản phẩm hoạt động của con người cũng như những đặc
tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị
con người. Và sự chuyển hóa của những hoạt động và quan hệ nào đó thành một
cái gì khác với bản thân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con
người về những quan hệ trong đời sống hiện thực của họ.

9
Khi đến với Kafka, bằng cái nhìn vào chiều sâu bản chất của con người và lẽ sinh
tồn trong cuộc sống, ông đã cảm nhận sự tha hóa của con người hiện đại là một bi
kịch vô cùng đau đớn. Sự tha hóa trong hàng loạt tác phẩm của ông là sự chiếm
đoạt, con người bị phi nhân cách hóa, phân nhân, tức là tha hóa xã hội - chính trị.
Ở đây, con người còn bị tước đoạt lao động và bị những thế lực trừu tượng đe dọa.
Chính vì thế mà những mối quan hệ trong xã hội lại trở thành quan hệ của đồ vật.
Con người bị đồ vật hóa. Như vậy, “chất người trong tác phẩm của Kafka bị rơi
rớt cho tới khi gần như cạn kiệt”2.

Đặt con người trong mối qua hệ với đồng loại, với thế giới bên ngoài Kafka nhận
ra: sự tha hóa của con người còn thể hiện sự tha hóa các quan hệ xã hội của con
người, sự rạn vỡ trong mối liên kết, trong niềm tin giữa con người với con người
và giữa con người với thế giới. Sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa con người với
con người không đơn giản chỉ là sự bất thường trong mối quan hệ gia đình và xã
hội. Quan trọng hơn đó là dấu hiệu của sự sa đọa, xuống cấp về đạo đức, giá trị
con người, sự chui dột về tình người.

Vụ án của Kafka đã phản ánh lên điều này, con người của thời đại rõ ràng đã nhìn
thấy xã hội đã bắt đầu biến hóa theo một cách suy đồi, xấu xa: hệ thống pháp luật,
tòa án hoạt động rập khuôn, đầy tính áp bức nhưng không có lý lẽ. Một tổ chức sử
dụng “bọn canh giữ tham nhũng, những giám thị và dự thẩm đần độn”3; sách của
ông dự thẩm “giống quyển vở học trò cũ, xộc xệch”4 còn có “tranh không đứng
đắn”5 nhưng con người vẫn phủ nhận những điều ấy: “K. sống trong một quốc gia
lập hiến cơ mà. Cuộc sống thanh bình khắp nơi! Luật pháp được tôn trọng”6.
Chính vì lẽ đó, việc phủ nhận bản án của nhân vật Josef K. thì chẳng khác gì đang
phủ nhận xã hội, và điều đó là anh không thể. Chưa dừng lại, con người còn phủ
nhận sự tha hóa ngay trong chính bản thân mình, nhân vật Josef luôn làm việc như
2
Lê Thị Giang (2014), Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka Lâu đài, Vụ án, Hóa
thân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
3
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 61
4
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 55
5
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án n, Nxb. Văn học tr 69
6
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 16

10
một cỗ máy được lập trình sẵn: “K thường làm việc tại văn phòng đến chín giờ
tối”7; đầu óc thì “lúc nào cũng bận rộn với công việc”8 nhưng kể từ khi bị cuốn
vào vụ án ông bỏ bê công việc từ ngày này sang ngày khác.

Khi đặt con người vào trong mối quan hệ với bản thể, ý thức về sự tha hóa của con
người đã được Kafka đánh thức. Khi đối diện với chính mình, điều đáng sợ nhất là
con người nhận ra là: họ vừa là nạn nhân vừa là công cụ của bộ máy tha hóa.
Những sản phẩm tha hóa mà xã hội tạo ra lại là từ chính những con người đã và
đang khước từ, hay muốn chống lại sự tha hóa. Đó cũng chính là sự bất lực của
con người trước sự tha hóa ghê tởm của xã hội.

Trong tác phẩm Vụ án, thì rõ ràng pháp luật chính là một vỏ bọc hoàn hảo của các
tổ chức tội ác và các thế lực chính trị. Chúng hợp lại nhằm thao túng đời sống của
con người ở đó. Chính vì thế, mà xã hội ấy bất kỳ ai cũng có thể là một tội phạm,
chờ sự phán quyết một cách bất thình lình mà không thể đoán trước được. Cảm
giác bất an luôn thường trực, xâm chiếm và chi phối lên đời sống của con người.
Khiến họ phải sống chung với những chấn thương tâm lý vĩnh viễn. Như nhân vật
Josef K. trong tác phẩm, anh hoàn toàn không biết bản thân đã mắc tội gì và cũng
không được xem chứng cứ kết tội mình. Một cái án mơ hồ cứ lơ lửng treo trên
đầu. Càng muốn chứng minh mình vô tội, Josef càng bị hệ thống tòa án vây bủa.
Anh bỏ bê công việc từ ngày này sang ngày khác, tìm luật sư bào chữa, thậm chí
“hay vận động phụ nữ để được họ giúp đỡ”9,… Nhưng cuối cùng nhận được lời
khuyên: “Ông nên nhớ rằng trong những chuyện kiện tụng này không ngừng có
những điều đề cập mà lý trí không hiểu nổi.”10. Âu lo, chán nản bào mòn lý trí dần
đẩy K. đến cái chết.

7
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 30
8
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 33
9
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 133
10
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 205

11
2.1.3.2 Yếu tố kì ảo

Khuynh hướng của trường phái biểu hiện là phản cổ điển, hướng đến cái kỳ dị
hoang đường. Từ đó có thể thấy, yếu tố kì ảo là một phần tất yếu. Yếu tố kì ảo
là một thủ pháp được sản sinh bằng trí tưởng tượng, khả năng suy tưởng, liên
tưởng, kết nối thực và ảo, có và không, ... Là những chi tiết mang tính chất khác
biệt, cổ quái so với thực tế. Đó có thể là những chi tiết mang yếu tố tâm linh, liêu
trai, văn hóa, tín ngưỡng, … Song có thể nói nó là sự biến hóa thần kỳ, không thể
tin được. Yếu tố kì ảo trong tác phẩm của Kafka thường được thể hiện thông qua
nhân vật, bản chất đời sống, hành động và suy nghĩ. Đồng thời yếu tố kì ảo cũng
xuất hiện trong không gian và thời gian.

- Yếu tố kì ảo trong nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm của Kafka là những kẻ tự thấy xa lạ với chính bản thân
mình, xa rời, lạc lõng giữa thời đại mà mình đang sống. Đó là kiểu nhân vật phi lý.
Bản thân sự tồn tại đã là một điều phi lý trong cuộc đời. Các nhân vật trong tác
phẩm là từ đầu đến cuối các nhân vật đều không có một cái tên hoàn thiện hay
được xây dựng rõ ràng về tính cách ngoại hình, ví như nhân vật chính là Josef K.
Ngoài một cái tên không hoàn thiện và đôi dòng qua loa về công việc của anh ta
thì chẳng còn thông tin gì nữa cả. Josef K. là một nhân viên ngân hàng và vào một
buổi sáng đẹp trời khi thức dậy anh thấy mình bị bắt mà không rõ lý do. Hai người
đàn ông kì lạ tự xưng là người của tòa án xuất hiện trong phòng ngủ sau khi anh ấn
chuông gọi giúp việc và tuyên bố anh có tội, họ đến để giám sát anh. Mọi thứ như
thể sẵn sàng vào vị trí chỉ chờ anh ấn tiếng chuông tử thần.

Mở đầu câu chuyện của Kafka thường rối rắm như một mớ bòng bong. Những
điều kỳ lạ, phi lý dẫn dắt toàn bộ câu chuyện sau đó. Chẳng hạn như, sau khi biết
mình bị phán có tội và bị giám sát Josef K. cố gắng chứng minh mình vô tội bằng
cách tìm chứng minh thư và các giấy tờ khác để đưa cho người của tòa xem nhưng
tất cả đều không được kiểm tra. K. đã có hành động phản kháng lại lời tuyên án

12
tức và đã nghe theo hai tên giám sát dùng tiền để hối lộ cấp trên. Từ đó, K. lại
phạm tội vì hối lộ cấp trên, chống lại tòa và nhà nước.

Đặc biệt là chỉ có mỗi K. cảm nhận được sự kì quặc của mọi thứ. Chính vì vậy anh
cảm thấy mình lạc lõng giữa xã hội, là một mớ bi kịch đổ dồn vào anh. Ví như cái
lúc anh đi đến nơi hầu tòa, sự tha hóa và đồi trụy đó đối với anh là khó có thể chấp
nhận, dung thứ thì cả đám đông hay có thể nói là cả xã hội lại thản nhiên một cách
kỳ quặc. Đám đông chen chúc cả ra dọc theo hành lang căn phòng áp mái. Ở góc
phòng một vụ quan hệ tình dục đột nhiên diễn ra. Cả người hành xử và người quan
sát đều xem như việc tự nhiên….

- Yếu tố kì ảo trong bản chất đời sống và sự sợ hãi

Điều này dễ thấy hơn trong tác phẩm, bởi Kafka đã phản ánh chân thật cái thực tại
mà con người bị cuốn vào. Đó là vòng xoáy của cuộc sống. Tòa ở khắp mọi nơi, từ
vô hình đến hữu hình, nhưng hỏi cho đến nơi đến chốn thì không thể. Người thi
hành pháp luật mỗi khi bị truy lý đều nhất loạt nhắc đến một nhân vật quyền lực ở
trên mà chính họ cũng chưa hề biết mặt. Số phận đã tạo ra những điều phi lý mà
dường như con người lúc này cứ xem đó là điều hiển nhiên, dần dần phi lý lại hiện
hữu như một thứ vốn có trong chính đời sống này. Hay bởi lẽ những con người vô
tội sống ở đó, bị buộc vận hành theo nó cũng dần bị tha hóa mà chấp nhận phi lý.
Từ xưa đến nay chưa hề có tha bổng chỉ có tạm tha hoặc hoãn xử mà thôi.

Nhân vật Josef K. bị cuốn theo những điều đó, bị điều khiển như một con rối. Mọi
thứ anh làm, những gì anh tìm được đều dẫn dắt anh từ đấu tranh đi đến chấp nhận
cái chết. Từ kỹ nghệ đến thương gia và các luật sư đều biết Josef K. bị kết án bởi
tòa án. Dù họ không biết bất kỳ thông tin cụ thể nào về tòa án đó nhưng vẫn mặc
nhiên chấp nhận, như một lẽ hiển nhiên. K. cũng không biết gì về tòa án bao
quanh mình nhưng anh ra sức tìm hiểu. Tác phẩm như một hành trình lê thê, mòn
mỏi của một con người đi tìm tội lỗi, tìm người đã kết tội mình. Ngần ấy thứ đã
khiến cho cuộc sống của một con người không thể vẹn nguyên như lúc ban đầu mà
phải chăm chăm nghĩ rằng tôi cần phải thoát tội mặc dù ban đầu nó không giam

13
cầm được K. Những thứ mà phiên tòa ấy thật sự “bắt được” chính là lý trí và tinh
thần của K.: “Ông bị bắt, đúng vậy, nhưng điều đó không ngăn cản ông làm tròn
trách nhiệm nghề nghiệp, nó cũng không ngăn trở ông trong cuộc sống bình
thường”11. Nhưng cũng từ khoảnh khắc ấy, trong chính tâm trí của K, anh đã
không còn tự do nữa, mọi thứ về tự do đó chỉ là sự huyễn hoặc.

Mỗi con người dường như là một phiên bản sao chép của Josef K. trong Vụ án. Ai
cũng nghĩ mình tự do. Thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm. Mình có thể lướt
mạng đến tối cũng chẳng ai phàn nàn. Khi đói thì mình có thể tùy ý chạy ra mua
một ổ bánh mì về gặm nhấm, khi buồn chán, mình sẽ nghe nhạc mà không ai cấm
cản, khi tức giận mình chửi bới lung tung, khi thấy tù túng ngột ngạt thì mình
phóng xe ra ngoài hóng gió. Cuộc đời còn gì tự do hơn? Nhưng cũng giống như
Josef K. luôn bị một tòa án vô hình nào đó bám riết không buông tha, chúng ta
cũng luôn bị giam lỏng trong một nhà lao mang tên cuộc đời.

Josef K. được tự do làm những điều anh thích ở bên ngoài, nhưng vào mỗi sáng
chủ nhật, hoặc bất cứ khi nào thích, anh sẽ bị triệu tập đến để hỏi cung trên một
phòng áp mái. Trên thực tế, anh vẫn sống cuộc sống bình thường nhưng mặt khác,
một khi nhận ra mình phạm tội, cuộc sống của anh không bao giờ còn như trước
được nữa. Đó là một bản án chưa tuyên nhưng ở bất cứ đâu, anh cũng gặp được
một kẻ biết về vụ án của anh còn rõ hơn cả anh và khẳng định rằng hắn ta/cô ta có
thể giúp đỡ anh. Anh bị rối bòng bong trong một mớ những sự kiện điên rồ mà
cuối cùng thì không biết rằng anh đã lạc lối trong vụ án của chính anh hay lạc lối
trong cái hệ thống thất điên bát đảo ấy.

Điều đó làm nên sự sợ hãi trong K. cũng có thể thấy đó là sự sợ hãi của con người
trong xã hội khi một bản án luôn treo lủng lẳng trên đầu mà không biết khi nào thì
nó rơi xuống và mình bị kết tội. Mọi người đều biết rõ chỉ riêng mình thì không,
cùng với đó là ánh nhìn, sự xa lánh của mọi người xung quanh làm cho bản thân
càng trở nên lạc lõng.

11
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 28

14
K. đã hành động và nghĩ rằng mình sẽ thoát, mọi thứ sẽ ổn nhưng tất cả chỉ càng
tồi tệ thêm, đẩy anh vào một vũng lầy không lối thoát để đến cuối cùng mọi thứ
lên đến đỉnh điểm và anh phải chết. Anh như nhận ra bản thân bây giờ chỉ như một
con rối hỏng đứt chỉ của cuộc đời. Cuối truyện, K. - một con người nghĩ rằng mình
hoàn toàn có thể xử lý mọi chuyện một cách dễ dàng với cái đầu đầy sạn đã được
tôi luyện trong môi trường công sở khắc nghiệt - cũng phải lên tiếng cảm thán một
cách chua chát: “Đâu là viên quan tòa mà anh chưa từng? Đâu là tòa án tôn kính
mà anh chưa bao giờ lọt vào?”12, “Như một con chó!”13 Anh nói, như thể gửi lại
nỗi nhục nhã ở đời. Không cam tâm nhưng làm sao có thể chống lại xã hội đã bị
tha hóa này.

- Yếu tố kì ảo trong hành động và suy nghĩ

Đầu tiên là hành động và suy nghĩ của nhân vật K. Đối diện với tình huống kì quặc
là bị hai người đàn ông lạ mặt ập vào phòng ngủ tuyên bố mình là tội phạm thì K .
đã nghĩ rằng mọi thứ là một vở kịch, một trò chơi khăm và anh không chịu lép vế.
Dù như vậy nhưng anh vẫn về phòng và tìm giấy tờ. “tuy người ta có thể xem hết
thảy câu chuyện này là đùa, một trò đùa lỗ mãng do các bạn đồng nghiệp của anh
ở nhà ngân hàng bày ra, vì những lý do gì đó anh không biết; chắc tại hôm nay là
sinh nhật lần thứ ba mươi của anh, có thể đúng như thế lắm”14. Anh suy diễn mọi
thứ như một đứa trẻ tự trấn an mình và không muốn bị mất mặt với bạn bè: “chắc
chúng chỉ là lũ phu khuân vác luẩn quẩn ở góc đường thôi”15, “Nếu đây là một vở
kịch hài thì anh cũng muốn tham gia”16. Nhưng có lẽ chính anh cũng đã nhận ra
điều gì đó bất thường. K. là một nhân viên trong ngân hàng nên cũng không quá
khó để cho anh có đánh giá, kiểm tra lại tình hình của mình: “mọi thứ đều hết sức
ngăn nắp, song vì kích động nên anh không tìm thấy ngay chính tấm thẻ căn cước
mà anh cần. Cuối cùng anh tìm được giấy đăng ký xe đạp và đã định đem tới cho

12
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 266
13
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 267
14
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 16
15
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 17
16
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 17

15
mấy tên canh giữ xem, song ngẫm nghĩ thấy tấm giấy này quá tầm thường nên lại
tiếp tục lục, tới lúc tìm thấy giấy khai sinh.” 17

Anh muốn nhanh chóng kết thúc sự việc nhầm lẫn này nhưng trong khoảnh khắc,
anh đã có những suy nghĩ rối bời và chấp nhận những điều kì quái và không muốn
phản kháng một cách bùng nổ dù đã suy nghĩ về nó: “có lẽ giải pháp đơn giản
nhất cho hết thảy vấn đề là thúc đẩy nó tới mức tối đa. Nhưng cũng rất có sẽ túm
anh, và một khi bị chúng trấn áp rồi thì anh sẽ mất sạch mọi ưu thế hiện diện anh
còn có trong một nghĩa hiện diện nào đấy… Anh quay về phòng, cả anh lẫn bọn
cạnh giữ đều không nói thêm một lời nào nữa”18. Anh chỉ lo lắng nghĩ rằng mình
bỏ lỡ một buổi làm việc vì chuyện này và lo sợ mọi người không tin lý do mà anh
nói. K. dường như bị ám ảnh về việc chứng minh mình là ai, là người thành thật
hay giả dối, là người thành công hay thất nghiệp, là một người vô tội chứ không
phải phạm nhân: “Nhưng do anh giữ một chức vụ tương đối cao nên hẳn cũng dễ
dàng cáo lỗi. Anh có nên nêu thật lý do vắng mặt không? Anh định sẽ nói. Nếu
người ta không tin, cũng dễ hiểu trong trường hợp này, anh có thể đưa bà
Grubach ra làm chứng, hoặc hai cụ già bên kia đường – chắc lúc này họ đang đi
tới cửa sổ đối diện phòng anh.”19

Josef K. tìm thấy phòng xử án nhưng được giải thích là trát gọi bị gửi nhầm. Thay
vì ra về, K lại hùng hồn diễn thuyết về sự bất công, phi lý đối với bản thân và mọi
người. K. đã phạm tội gây rối, phá hỏng phiên tòa. K. dần bị thống trị, chìm trong
bi kịch hỗn độn, bị cuốn theo và bị dẫn dắt làm những điều phi lý mà bản thân
không chấp nhận được.

Sau cùng là hành động và suy nghĩ của những người xung quanh. Tất cả đều phủ
nhận trách nhiệm và đồng nhất hàng loạt nhắc đến những con người quyền lực
phía trên mà họ vốn cũng chưa từng gặp được: “những cơ quan tôn kính mà chúng
tôi hiện phục vụ đã điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ lý do bắt cũng như về cá nhân kẻ bị

17
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 17
18
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 20
19
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 21

16
bắt. Trong chuyện này không có nhầm lẫn đâu. Theo như tôi biết thì các nhà chức
trách này – chúng tôi chỉ biết cấp thấp nhất thôi – không bao giờ đích thân đi săn
lùng tội lỗi trong dân chúng: tội lỗi, như ghi trong Luật, tự lôi kéo Luật pháp đến,
và bấy giờ các nhà chức trách sai phái lũ canh gác chúng tôi đi. Luật pháp như
thế đấy. Có thể nhằm vào đâu được ở đây chứ?”20. Thời đại nhăm nhe trục lợi từ
khổ đau của người khác và đồng thuận với cái lý lẽ pháp luật là không nhầm lẫn,
là chưa hề có tha bổng chỉ có tạm tha hoặc hoãn xử mà thôi.

- Yếu tố kì ảo trong không gian và thời gian

Không gian, thời gian là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của con
người. Mỗi con người chỉ tồn tại trong một thời gian, không gian nhất định và chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sinh tồn ấy. Không gian và thời gian mang tính
ước lệ không xác định được. Không biết rõ thời gian là khi nào hay địa điểm diễn
ra câu chuyện này là ở đâu.

Thế nhưng trong hầu hết tất cả các tác phẩm của Kafka, chẳng có một khoảng
không gian cụ thể gắn liền với những địa danh có thực. Thời gian ấy đang khái
quát về thân phận chung của con người, họ cô đơn trong chính không gian sống
của họ, họ đơn độc giữa dòng đời ngang trái mà không có cách nào thoát ra được.
Giống như mỗi sáng chủ nhật hay bất kì lúc nào đó K. bị “triệu kiến” đến tòa. Bàn
đến không gian xử án thì lại càng kì ảo hơn: “Căn phòng xử án cũng không mang
dấu hiệu của sự tôn nghiêm mà mang dáng dấp của một căn nhà bình dân, muốn
đến đó phải qua rất nhiều lần rẽ, ngoặt”, “Người ở đây quen với sự tù túng, yếm
khí đến mức cửa vừa hé ra không khí trong lành ùa vào họ như sắp ngất, phải
quay lại ngay về chốn âm u quen thuộc”. Hoặc giống như khi thức giấc K. thấy
mình bị bắt mọi thứ diễn ra kì quái sau đó như một cơn ác mộng. Hay có thể nói
tác giả đang mong thời đại ông đang trải qua chỉ là một cơn ác mộng mà mọi
người và cả ông cần phải tỉnh giấc.

20
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 18 - 19

17
2.1.3.3 Sự kết hợp giữa thực và ảo

Hiện thực là cái có thật, có tồn tại trong đời sống, ở dạng hữu hình có thể nhìn
thấy được hoặc là vô hình như các vấn đề mang tính bản chất về cuộc đời và con
người. Còn hư ảo là những thứ mơ hồ, cái hoang đường, có trong tưởng tượng của
con người.

Tưởng như là hai khái niệm tách biệt, nhưng đôi lúc lại đan xen với nhau khó mà
tách rời. Ở phương Đông, có một điển tích rất nổi tiếng là Trang Chu mộng hồ
điệp, một giấc mộng quá mức chân thực khiến người mơ khi thức giấc cũng chẳng
phân biệt nổi đâu là thực đâu là mơ, không biết mình là Trang Chu mộng hóa
thành bướm hay con bướm mơ được làm Trang Chu. Điều đó cho thấy rằng, trong
mơ có thực mà trong thực cũng có mơ.

Theo đó, trong tác phẩm Vụ án của Kafka, với ngòi bút của mình ông đã làm mờ
đi ranh giới giữa hiện thực và hư ảo, khó mà phân định, khác với Trang Chu mộng
điệp giấc mơ quá thật thì trong Vụ án hiện thực hoang đường đến nỗi tưởng chừng
đang mơ. Có tồn tại tòa án lẫn các bộ phận nhưng cách vận hành lại hết sức phi lý
và kỳ lạ, xét xử người trong mơ hồ chẳng biết tội gì cũng chẳng quan tâm, chỉ theo
lệnh cấp trên nhưng cấp trên mãi chỉ là bí ẩn: “Đâu là viên quan tòa anh chưa
từng gặp? Đâu là tòa án tôn kính mà anh chưa bao giờ lọt vào?”21 Đó là hai câu
hỏi lớn nhất của Josef K. Cho đến cuối đời mà chẳng được giải đáp.

Sáng tác của Kafka đã hòa kết, trộn lẫn được thực và ảo. Ông như bố trí một mê
cung, ngay từ khi bắt đầu đã dẫn dắt người đọc sa chân bước vào một thế giới
không tưởng, một mê cung khó có thể tìm được đường ra khi mà bản chất của nó
đan cài với nhau, tạo ra những trùng lặp giữa cõi thực và cõi mơ, không phải cứ
tỉnh mộng là thoát mà lắm khi mới là lúc ác mộng thật sự bắt đầu. Trong Vụ án bắt
đầu bằng tình huống rất đỗi kỳ lạ, “Hẳn ai đấy đã vu khống Josef K. nên một buổi
sáng nọ anh bị bắt, dù chẳng làm gì sai quấy.”.22 Bị bắt vào ngày sinh nhật của

21
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 266
22
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 13

18
mình, một ngày đáng lẽ ra phải nhận được may mắn và niềm vui nhưng lại đưa
đến cho anh một tin động trời, tưởng đâu chỉ là trò đùa nhưng hiện thực nói cho
anh biết đây là thật, một sự thật mang đầy lỗ hổng và được một thế lực thần bí tạo
dựng ra. Khi bước chân vào thế giới nghệ thuật của Kafka, cả nhân vật lẫn người
đọc dường như đã bị tước mất đi khả năng phân biệt thực và mơ, lạc bước trong
mơ hồ.

Ảo ảnh bao trùm hiện thực, chồng chéo lên nhau. Điển hình người thợ mộc tên
Lanz do anh bịa ra để lấy cớ tìm kiếm căn phòng mà viên dự thẩm hẹn anh tới, lại
bất ngờ được xác nhận là có thật. Danh tính, tên gọi cái mà ai cũng có nhưng qua
tác phẩm, cái tên lại quá mức mơ hồ, sự thiếu tên gọi giữa các quan tòa, thẩm phán
như chứng thực cho giấc mơ đang diễn ra với chủ nhân là K. Bởi lẽ trong giấc mơ
danh tính con người mới mờ nhạt như thế nhưng tất cả đều là thật, hiện thực
nhưng nhuốm màu huyền ảo do một tay Kafka tạo dựng nên.

Từ những trang sách của Vụ án, Kafka đã dùng nghệ thuật tài hoa của mình cho
chúng ta có thể thấy được những mặt tối của xã hội, những điều phi lý tưởng như
hoang đường về một người vô duyên vô cớ bị bắt kết tội trong tác phẩm, trong
hiện thực biết đâu những có bao người như thế chẳng thể tự giải thoát. Ông phản
ánh một thế giới mà quyền lực là thứ nhìn không thấy nhưng lại là một tấm lưới
trói chặt con người, mỗi bước khó đi. Tất cả làm hiện lên ông là người chống lại
phi lý, chống lại những cái hoang đường, là người đi tìm hạnh phúc trong mê cung
của cuộc đời đầy sự sự bấp bênh, vô định.

2.2 Chủ nghĩa hiện sinh

2.2.1 Khái niệm

Chủ nghĩa hiện sinh là một khuynh hướng triết học – mỹ học khá thịnh hành trước
và nhất là sau thế chiến thứ hai nhằm “mô tả” cuộc sống con người như nó đang
tồn tại (hiện sinh).

19
2.2.2 Đặc điểm chủ nghĩa hiện sinh trong văn học

Các nhà văn hiện sinh hầu như không có tuyên ngôn chung cho trào lưu của mình.
Thậm chí, Albert Camus còn phát biểu: “Tôi không phải là nhà văn hiện sinh”.
Tuy nhiên, bằng những cách khác nhau, các nhà văn trong trào lưu này vẫn thể
hiện một hệ thống quan điểm nghệ thuật tương đối thống nhất.

Thứ nhất, do có nguồn gốc từ triết học cho nên nghệ thuật hiện sinh cũng khẳng
định mối quan hệ giữa hiện sinh với bản chất, sự phi lý của tồn tại và sự hạn chế
của lý trí, bên cạnh đó là sự tự do của con người.

Sở dĩ được gọi là chủ nghĩa hiện sinh là vì chủ nghĩa này nhấn mạnh rằng đời sống
nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua sự hiện sinh của cá nhân, tức là thông
qua kinh nghiệm riêng biệt của anh ta về cuộc đời. Người ta sống, chứ không phải
tồn tại, trong mỗi phút giây, và kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có
tính chất độc đáo, khác biệt hoàn toàn với kinh nghiệm của mọi người, và chỉ có
thể được hiểu đúng thông qua sự dấn thân của anh ta vào cuộc sống. Các nhà hiện
sinh từ chối khuôn mẫu lý tưởng về một con người phổ quát. Họ cho rằng mỗi con
người đều có tính độc đáo và tính kỳ bí riêng, nhấn mạnh tới chủ thể. Nhìn bên
ngoài, con người chỉ là một sinh vật như mọi sinh vật khác; nhưng nhìn từ bên
trong, anh ta là cả một vũ trụ, là trung tâm của cái vô cùng. Các nhà hiện sinh đề
cao quan điểm chủ thể tính, và tất cả những đặc tính còn lại của chủ nghĩa hiện
sinh đều phát triển từ quan điểm này.

Chủ nghĩa hiện sinh cũng nói về sự phi lý của tồn tại. Do chủ nghĩa hiện sinh nhấn
mạnh tính chủ thể, nhấn mạnh tính độc đáo và bí ẩn bên trong mỗi thân phận. Ý
nghĩa cuộc đời mỗi người phụ thuộc vào ý nghĩa, trải nghiệm và sự dấn thân của
cá thể đó. Một cuộc đời cá nhân không thể giải thích bằng lý lẽ của những người
khác, bằng không, nó sẽ dẫn tới mâu thuẫn và phi lý, tất cả đều đúng nhưng không
có gì đúng cả và cuộc đời thật phi lý biết bao.

20
Triết học hiện sinh cũng khẳng định tính hạn chế của lý trí. Có hai lý do cho vấn
đề này: một là, lý trí của con người thường mềm yếu và bất toàn; hai là, có những
khoảng tối trong đời sống con người mang đặc tính “phi lý trí”, và đây là nơi lý trí
không thể thâm nhập. Kể từ Plato, nền văn minh phương Tây luôn luôn thừa nhận
sự tách biệt lý trí ra khỏi phần còn lại của tinh thần con người và ca ngợi lý trí như
là một công cụ thích hợp dùng để chi phối các yếu tố phi lý trí. Chủ nghĩa hiện
sinh hiện đại nhất mực thống nhất phần “thấp kém” - phần phi lý trí, với phần
“cao cả” - phần lý trí. Nó khẳng định rằng con người phải được thừa nhận trong
thực thể trọn vẹn của anh ta, chứ không phải trong một tình trạng phân chia nào
đó, đồng thời nó cũng đòi hỏi rằng con người trọn vẹn không chỉ hàm chứa tri
thức, mà còn cả những âu lo, tội lỗi và ước vọng quyền lực – những thứ làm biến
đổi, và đôi khi, lấn át chính lý trí. Con người được nhìn thấy dưới quan niệm này
là một con người, về cơ bản, hết sức mơ hồ, nếu không nói là huyền bí, đầy rẫy
những vấn đề mâu thuẫn và căng thẳng tiềm ẩn, những vấn đề không thể giải
quyết một cách đơn giản bằng tư duy. Nó khẳng định tính toàn thể của một con
người.

Sự tự do của con người theo chủ nghĩa hiện sinh vô thần, mà cụ thể là Sartre thì tự
do có nghĩa là tự do lựa chọn. Trong một vũ trụ không có mục đích, con người
buộc phải có tự do, bởi vì anh ta là sinh linh duy nhất có thể tự vượt qua chính
mình, có thể trở thành một cái gì đó khác với cái anh ta hiện là. Chính vì không có
Thượng đế mang lại cứu cánh cho vũ trụ, cho nên mỗi người phải nhìn nhận trách
nhiệm cá nhân đối với tiến trình đang trở thành của chính mình; đây là một gánh
nặng sẽ trở nên nặng nề hơn, vì khi chọn lựa cho chính mình, anh ta cũng đồng
thời chọn lựa cho tất cả những người khác “một hình ảnh con người mà anh ta
phải là”. Đối với những nhà hiện sinh hữu thần, họ lý giải sự tự do theo một cách
khác. Họ coi sự hiện diện của Thượng đế như một yếu tố căn bản. Họ nhấn mạnh
đến đức tin hơn là ý chí, đồng thời giải thích tình trạng tồn tại của con người như
là một tình trạng xung khắc với bản chất căn bản của anh ta - cái có đặc tính tựa

21
như thần thánh. Vấn đề của đời sống anh ta là phải hàn gắn vực thẳm giữa anh ta
và bản chất, nhằm tìm được sự cứu rỗi.

Thứ hai, những nhà văn hiện sinh quan niệm con người đang tồn sinh trong một
thế giới hỗn độn không có nơi nương tựa vì vậy buộc con người phải hành động để
tự tạo ra chân lý và đạo đức cho chính mình. Trong chủ nghĩa hiện sinh, trọng tâm
không phải là ý tưởng, mà vào kẻ tư duy. J. Sartre kêu gọi con người quay về với
chủ thể “dựa vào cái mình có để mãi mãi nâng mình lên”, bằng hành động của
mình con người có thể tự do sáng tạo ra chính mình, mang đến cho sự sinh tồn một
ý nghĩa, trở thành một cái khác trước. Theo Camus, “con người đã bị bỏ rơi trước
một vũ trụ hung bạo”. Cuộc sống và con người đều phi lý, mà chỉ có lòng căm thù
mới liên kết con người lại với nhau. Từ đó, nảy sinh ra quan niệm nghệ thuật vừa
là sự khước từ, vừa là sự chấp nhận. Khước từ bởi chính cuộc đời là phi lý, nhưng
để chống lại nó bằng sự phi lý của chính mình, nghĩa là một sự chấp nhận từ bên
trong. Cái tôi con người bị vây hãm bởi cái trống không, hay bị lưu đày đè ép
không rõ nguyên nhân, dẫn đến buộc phải hành động.

Thứ ba, với quan niệm hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản. J. Sartre từ chối coi
văn chương là một hình thức giải trí. Ông nhắc nhở nhà văn về công việc của họ -
viết văn là một hình thức dấn thân, nhà văn phải là người dấn thân mình vào cuộc
đời. Albert Camus cũng khẳng định: “Mọi nghệ sĩ ngày nay ngồi trong con thuyền
của thời đại”, phải biết sống và sáng tạo. Tác phẩm của những nhà văn hiện sinh
có thể thể hiện qua nhiều thể loại nhưng bao giờ cũng mang tính thời sự. Những
nhà văn hiện sinh đi tìm và khẳng định con người tự do cá nhân thông qua những
hoạt động của nó chứ không phải đi vào cái tôi nội quan và sống với những mộng
tưởng như những nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn đã làm trước đó.

2.2.3 Biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong Vụ án


2.2.3.1 Sự phi lý, lo âu trong tồn tại con người

Thế kỷ XX, con người chứng kiến sự bùng nổ của khủng hoảng xã hội và sự phát
triển của chủ nghĩa phi lý. Cái phi lý trở thành đối tượng nhận thức của nhiều nhà
22
văn và cả nhà triết học. Theo nghĩa thông thường, tất cả những gì không tuân theo
nguyên tắc thông thường là phi lý. Nói cách khác, theo nhận thức luận, tất cả
những gì trái lại với nhận thức, năng lực tư duy của con người thì được xem là phi
lý.

Sự phi lý đã xuất hiện trong văn học và triết học giai đoạn trước, tuy nhiên đến thế
kỷ XX khái niệm này mới được khai thác sâu rộng. Sự phi lý thời kỳ này có khả
năng phản ánh số phận một con người. Máy móc kỹ thuật phát triển rầm rộ dần
thay thế vị trí của con người, vật chất được xem trọng hơn tinh thần, thân phận con
người đứng trước sự khủng hoảng. Văn học phi lý phát triển phản ánh sự đánh mất
hoàn toàn niềm tin vào lý trí và logic.

Tác phẩm của Kafka phơi bày một thế giới hiện thực đầy tính phi lý về cả chiều
rộng và chiều sâu. Sự phi lý trong đời sống con người hiện đại được thể hiện với
tư cách là một hiện tượng tha hóa, một hiện tượng áp đặt độc đoán được thể hiện
rất rõ trong các sáng tác của Kafka.

Xã hội tư bản những năm thế kỷ XX phát triển mang theo cả mặt tích cự và tiêu
cực. Tích cực là nhờ sự phát triển của xã hội, con người ý thức cao về sự tồn tại
của chính mình, hiểu được mình trong mối tương quan với vũ trụ. Từ đó, con
người có đủ nhận thức về bản thân và thế giới đang sống, bừng tỉnh về các gông
cùm của các hệ ý thức tiền tư sản. Tiêu cực là do sự phát triển vượt bật của công
nghệ và kỹ thuật đẩy con người đến bước bị triệt tiêu, bạc nhược về tinh thần và
trở thành một công cụ, nô lệ cho máy móc và công việc.

Sự phi lý này thể hiện rõ trong tác phẩm Vụ án. Nhân vật Josef K. đột nhiên vướng
vào một vụ án không rõ đầu đuôi. K. không biết bản thân mắc tội gì, không biết ai
buộc tội nhưng anh lại lo người ở chỗ làm sẽ biết. Sau buổi sáng bị bắt, K. vẫn đi
làm như bình thường. K. lảng tránh phải trả lời đồng nghiệp về rắc rối mình đang
mắc phải. Cuộc thẩm vấn đầu tiên diễn ra vào ngày Chủ Nhật “để tránh làm phiền
K. trong công việc”23. Công việc mới là trung tâm, yếu tố con người dường như bị
23
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 47

23
phớt lờ trong đời sống. Đây là sự phi lý tồn tại của con người, họ không quan tâm
đến tình cảnh éo le đang gặp phải, họ chỉ nghĩ tới áp lực công việc và xã hội. Con
người hiện đại bị đặt trong guồng quay công việc, công việc là trung tâm và quên
mất chính mình. Nói theo lối hiện sinh thì những con người ấy sống mà cứ như
không sống vậy, sống như những cổ máy: “Đau khổ không phải của riêng ai mà là
nỗi niềm thao thức không nguôi trước những bi thảm do cuộc sống duy kỹ thuật
làm vật đổi sao dời”24. Cứ thế, sự phi lý này đẩy họ đến sự phi lý khác.

Sự phi lý tiếp theo trong tồn tại là khi con người bị đẩy ra khỏi cuộc sống tự nhiên
của chính mình, cảm thấy xa lạ với chính mình. Mỗi cá nhân đều có đời sống cá
nhân riêng. Mỗi con người có việc họ cần, họ muốn, có cá tính và nhịp sống riêng.
Nhưng trong xã hội công nghiệp, con người bị dồn ép, áp bức vào muốn khuôn lối
từa tựa nhau. Cái đời sống khô khan, mất sức sống, nhuốm màu nhàn nhạt, u u
giống nhau. Josef K. trước kia là một vị đại diện tòa án năng động, nhanh chóng,
mau lẹ. Nhưng từ khi bị đặt vào tình huống phi lý, một vụ án không rõ ngọn
ngành, anh ta hoàn toàn trở thành một con người khác: lờ đờ, không có sức sống,
không tập trung vào được việc gì. K. dần thấy xa lạ với những điều bình thường và
thấy bình thường với những điều xa lạ. Với vụ án, thay vì phản kháng, chứng minh
mình vô tội, phủ định cái bản án vô lý đó thì anh lại chấp nhận sự tồn tại của bản
án. Dù tin mình vô tội, nhưng anh vẫn đi tìm xem tội mình mắc phải, đi làm cho rõ
vụ án mình đang mắc phải, tức là thừa nhận có một bản án đang treo trên cổ mình.
K. chấp nhận sự tồn tại của bản án phi lý và thay đổi toàn bộ hoạt động sống để
theo đuổi vụ án vô hình như một điều hiển nhiên. Đây là sự phi lý, con người chấp
nhận những thứ tưởng chừng như xa lạ, bất bình thường và trở nên xa lạ với cuộc
sống cá nhân quen thuộc hằng ngày.

Sự phi lý còn nằm trong chính bản thân khi sống một cuộc đời bị bóp nghẹt, vô vị,
vô ý thức về cuộc sống của chính mình. Xã hội mà Josef K. sống là một xã hội đầy
phi lý. K. cảm thấy tòa án hiện hữu khắp nơi. Đến văn phòng làm việc cũng có
24
Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Đăng Duy (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh.

24
người nhắc đến vụ án của anh, xưởng vẽ của chàng Titorelli cũng thuộc về tòa án,
tới nhà thờ - nơi ngự trị của tâm linh cũng biến thành tòa án và cha xứ cũng là một
chức trách của tòa án. Kafka có xu hướng co hẹp không gian đời tư, bóp nghẹt
không gian sống của một con người. Người đọc không bắt gặp được không gian cá
nhân nào của K. được đề cập cụ thể. Trái lại, không gian cộng đồng như tòa án,
nhà trọ, văn phòng được mở rộng tối đa. Tập hợp lại thành một tòa án khổng lồ,
hiện diện khắp nơi, đầy tính áp bức. Đối tượng xét xử, kết án của toà án khổng lồ
ấy là K. Sự đối lập đó tạo một áp lực khủng khiếp lên đời sống con người. Đời
sống của K. như bị bóp nghẹt, không còn chỗ cho cá nhân tồn tại. Anh cố vùng
vẫy để làm cho rõ ràng vụ án, để tìm ra thứ đang vây khốn đời mình nhưng tuyệt
vọng. Cá nhân bị triệt tiêu, đời sống của K. bị phủ định. Sống mà không làm rõ
được những gì xảy ra trong đời mình, không biết được ý nghĩa, cứ trơ ra rồi cuối
cùng bị kết cho một bản án định sẵn. Cuộc đời K. bị dồn nén đến tận cùng, ngột
ngạt và không một lối thoát.

Đứng trước những sự phi lý, con người hiện đại cảm thấy hoang mang, lo âu, thấy
mãi bị ngăn cách với thế giới, mong ước một cuộc sống bình thường nhưng giật
thót khi nghĩ tới sự ngắn ngủi của cuộc đời, nghĩ tới cái đích không bao giờ chạm
tới. Giống như K. muốn làm rõ vụ án mình mắc phải bằng mọi cách, nhưng ngày
càng tuyệt vọng, cuối cùng phải nhận bản án tử hình trong bất lực và vô lý . Trong
Vụ án hệ thống của toàn án giăng mắc khắp nơi, ai cũng là người của tòa án khiến
K. bị đẩy vào mê cung vô định, buộc phải tìm kiếm tội ác mà mình mắc phải (thay
vì chứng minh mình vô tội). Cung cách xét xử của tòa án cũng thực phi lý: “Tha
bổng bề ngoài và hoãn”25 nghĩa là chỉ tạm tha, hoãn xử chứ không bao giờ tha
bổng. Quyền tha bổng nằm trong tay tòa án tối cao nhưng dường như nó không tồn
tại. Cơ quan hành pháp méo mó, máy móc đã bóp nghẹt con người.

Con người còn tự sợ hãi trước những luật lệ, luân lý do chính mình đặt ra. Bản
thân của nỗi sợ ấy là nỗi hoang mang về bản thể. Con người luẩn quẩn đi tìm câu

25
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 184

25
trả lời cho câu hỏi Tôi là ai? Vì sao tôi tồn tại? Tôi tồn tại vì cái gì? Sau này, đây
cũng là cảm hứng trong các lý luận của các nhà hiện sinh chủ nghĩa như
Nietzsche: “Người tự do là người vô luân vì người tự do muốn rằng trong tất cả
mọi việc, nó chỉ chịu quyền của chính mình nó mà thôi, không chịu theo một tập
tục nào hết”26

Kafka dẫn dắt người đọc qua các sắc thái của sự phi lý. Nhân vật của ông suy
nghĩ, hành động trong phi lý, sự phi lý dẫn dắt toàn bộ câu chuyện và cũng là tấn
bi kịch của kiếp người. Cuộc đời của các nhân vật trong sáng tác Kafka có số phận
dị thường. Họ sinh ra đã có một bản án định sẵn, chỉ cần điền tên vào là kết án.
Nhân vật Josef K. của Vụ án làm việc mẫn cán không một sai sót, mà bị buộc tội
và kết án khi không biết mình mắc tội gì. K. bị bắt không có lý do. Từ khi mắc vào
Vụ án, dù tin mình vô tội, K. vẫn buộc phải dò dẫm lún sâu vào mê cung pháp luật
như ác mộng phi lý, cố hiểu xem mình đã phạm tội gì. Nhưng hệ thống tòa án có
mặt khắp nơi, buộc tội, xử án và kết án không cần bằng chứng, lý do. Hệ thống ấy
như một bàn tay quyền lực vô hình, mỗi lúc một siết chặt và cuối cùng đẩy K. vào
chỗ chết… K. nằm trong một guồng quay ngoài tầm kiểm soát và không có điểm
dừng. Thông thường, ác mộng chỉ xuất hiện khi con người say giấc nhưng có
những cuộc sống mà lắm khi cơn ác mộng chỉ xuất hiện khi con người tỉnh giấc.
Cái tình huống kỳ quặc của K. bắt đầu vào một buổi sáng: “Hẳn ai đã vu khống
Josef K. nên một buổi sáng nọ anh bị bắt, dù chẳng làm gì sai quấy.”27 Dường như
con người ta chẳng phân biệt được đâu là thực, đâu là mơ nhưng chẳng điều gì là
không thể xảy ra giữa xã hội phi lý này. Nhận xét về F. Kafka, A.karelski từng
viết: “Ở ông, sự phi logic và sự phi lý bắt đầu khi con người tỉnh giấc”28. Chính tư
tưởng tiến bộ của Kafka cho ta thấy góc khuất trong tâm hồn con người. Chẳng
riêng gì nhân vật trong truyện, con người ngày nay cũng sống trong tình trạng ác
mộng bắt đầu khi ta tỉnh giấc. Chúng ta sống dưới những guồng quay, sáng thức

26
Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
27
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 13
28
A. Kareski, Nguyễn Văn Thảo dịch (), Về sáng tác của Franz Kafka, sách Những bậc thầy văn chương thế
giới, Nxb Lao Động.

26
dậy đi học và đi làm trong trạng thái thẫn thờ, vô hồn và vô trách nhiệm. Nhiều
người học tập, làm việc với tâm thế đối phó, cho có. Một đời sống tha nhân ẩn dật
mà nói như các nhà hiện sinh là “sống thừa ra”, đáng “buồn nôn”. Xã hội ấy, con
người lúc nào cũng như đang chìm trong ác mộng. Con người hiện đại có càng
nhiều nỗi ám ảnh và một thế giới vốn đã phi lý nay lại càng phi lý.

Chính sự ý thức sâu sắc về sự phi lý của cuộc đời vô nhân vị là bước đầu tiên đi
đến con đường thức tỉnh của các nhà hiện sinh. Kafka viết về sự phi lý không phải
để đẩy con người vào bi quan. Ông quan niệm chỉ khi con người khi nhận ra sự
phi lý, thoát khỏi lo âu thì mới có thể vươn lên tự do, vượt qua trạng thái sự vật
máy móc vươn lên làm con người sống đích thực – tự do và có trách nhiệm với
chính mình.

Con người hiện sinh là con người tự do và trách nhiệm. Con người ấy biết mình và
có quyền tự quyết. Mỗi khi tôi đưa ra một quyết định nào đó, nghĩa là tôi sẽ lĩnh
nhận và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với lựa chọn của chính mình. Dù cho đó
có là quyết định sai, có thể gây tổn hại về mặt tinh thần hay vật chất thì cũng
chẳng nề hà. Josef K. từ chối vị luật sư nổi tiếng Huld vì thấy ông ta làm việc
không hiệu quả, thậm chí không hỏi han, không lắng nghe những gì K. nói. K. bãi
nhiệm ông ta dù vụ án vẫn chưa nên hình, dù K. còn nhiều bộn bề, lo âu, rối bời,
không biết phải làm gì, chưa biết kết cục ra sao. Nhưng K. không hề hối hận về
quyết định mình đã đưa ra, dù vụ án không được làm sáng tỏ, dẫu K. phải chết sau
một năm quay cuồng với vụ án nhưng ít ra anh hơn rất nhiều người, anh dám đối
đầu và hành động với những điều mình cho là đúng. Có những người họ lựa chọn
phó mặc đời mình, đặt hy vọng mình vào tay kẻ khác rồi tự chết dần chết mòn
trong chán nản, lo lắng, sợ hãi. Họ thà để thất bại trong tay người khác, còn hơn
phải tự mình đứng ra chịu trách nhiệm. Rõ ràng, K. không chọn lối sống này. Con
người hiện sinh tự nắm lấy cơ hội tạo nên nhân vị cho đời mình, K. là một nhân
vật đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh.

27
Đọc Vụ án, người đọc không thể sử dụng tri thức kinh nghiệm của mình để đoán
trước nội dung tác phẩm. Ở Kafka, người đọc thường không thể tìm thấy những gì
đã từng xảy ra trước đó. Bởi cũng giống như các nhà hiện sinh khác, Kafka không
bao giờ muốn vạch ra những hiện thực vốn có. Đọc Vụ án nhưng người đọc hoàn
toàn không biết được vụ án là gì. Mọi thứ trong tác phẩm đều tồn tại dưới dạng
khả năng, không cần người đọc phải hiểu hoàn toàn mà chỉ cần họ cảm nhận được
thế giới bất khả tri. Con người hiện sinh là chủ thể và không có gì là cố định ngoại
trừ sự hiện sinh của con người. Kafka không đưa cho người ta một chân lý nào cả.
Ông dạy con người ta biết hoài nghi để đưa ra phán đoán. Kafka cho rằng chúng ta
nhìn thấy chỉ là những gì giả tạo, hay nói cách khác chỉ là một phần của hiện thực.
Thế giới ông muốn người ta nhìn thấy là thế giới dưới dạng khả năng, một thế giới
không theo khuôn mẫu, ý nghĩ của con người thông thường. Thế giới trong sáng
tác của Kafka vừa gần vừa xa, lúc ẩn lúc hiện. Con người khi ở tình trạng này, khi
ở tình trạng khác và tâm lý luôn bất định, lo âu. Từ những điều phi lý, Kafka muốn
tái hiện tình trạng thật của thế giới, giúp con người nhận thức được chân lý nào đó
vẫn còn tồn tại dưới dạng tìm ẩn, cần sự nỗ lực giải mã của con người.

Theo Kafka, hiện thực độc lập với ý thức không phải điều đáng bận tâm, hiện thực
là sự trải nghiệm của cá nhân. Người đọc không thể đào bới ý tưởng, tư tưởng,
tranh luận nào trong tác phẩm của ông. Điều người ta bắt gặp ở sáng tác của Kafka
chỉ có hình ảnh. Kafka chỉ đưa ra những hình ảnh, chi tiết rời rạc, người đọc phải
tự ghép lại, tự nhận thức riêng biệt bằng trải nghiệm cá nhân. Những sáng tác của
ông không đưa ra những tranh luận, không bày tỏ ý kiến, quan điểm hay chân lý
nào trong tác phẩm. Ông không muốn gò ép người đọc vào một thế giới khuôn
mẫu. Nếu vậy, ta chỉ đang sống dưới lăng kính của người khác mà không phải của
mình. Người đọc phải tự nhận thức. Kafka coi trọng sự tự do và sự tự nhận thức
của người đọc.

28
2.2.3.2 Sự cô độc của tồn tại con người

Con người cô độc cũng là một trong những nội dung chính trong Vụ án của Kafka.
“Với chủ nghĩa hiện sinh thì con người của nó bao giờ cũng cô đơn. Tính cô đơn
đó có nguồn gốc ngay trong chủ nghĩa công nghiệp. Ngày nay, các thiết chế ràng
buộc cộng đồng đang sụp đổ trong các xã hội công nghiệp, kết quả là sự cô đơn
lan tràn. Sự cô đơn không phải là vấn đề mới nhưng ngày nay cô đơn khá phổ
biến đến nỗi nó trở thành một kinh nghiệm được chia sẻ.”29

Sự cô độc gắn với mỗi con người trong mọi hành trình, mọi quyết định mà anh ta
chọn. Con người hiện sinh hiện lên trong trạng thái cô đơn. Con người phải tự đi
tìm ý nghĩa cuộc sống, tự chịu trách nhiệm cho mọi sự lựa chọn của mình. Các
nhân vật của F. Kafka cũng được miêu tả gắn liền với sự cô độc, điển hình là Josef
K. trong Vụ án. Ban đầu K. nghĩ mình vô tội và vụ án sẽ nhanh chóng kết thúc vụ
án. K. lảng tránh câu hỏi của mọi người xung quanh, không muốn ai đề cập đến vụ
án. K. dấn thân vào hành trình đi làm rõ vụ án mình đang mắc phải. Những viên
chức trách thụ lý vụ án của anh, những kẻ bắt giữ, hành quyết cũng đáng lẽ phải là
giải thích cho anh vì sao anh bị bắt và tội danh anh phạm phải. Thế nhưng, không
một ai biết gì về vụ án. Con đường làm sáng tỏ vụ án chỉ có một mình K. dấn bước
vào. Dẫu vậy, K. không nhờ đến sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. Anh tự đưa ra quyết định
và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Anh chối sự bào chữa của luật sư
Huld vì anh nhận ra luật sư không làm gì cho mình cả mà chỉ kéo dài vụ án "Còn
luật sư, thay vì hỏi, cứ toàn huyên thuyên hoặc ngồi im như thóc trước mặt anh,
hơi cúi tới trước mặt bàn, chắc vì nghễnh ngãng, rứt rứt một chòm trong bộ râu
và nhìn xuống thảm".30 Dù chưa tìm được cách giải quyết vụ án, chưa biết được vụ
này đi đến đâu nhưng K. chưa từng hối hận về quyết định bãi nhiệm luật sư Huld.

Tới lúc chết con người vẫn cô độc, nhưng chỉ những con người ưu tư mới hiểu hết
ý nghĩa hiện sinh của cái chết. Nhà hiện sinh Jaspers: “Chỉ những con người quen

29
Nguyễn Tiến Dũng, Một số khía cạnh về văn hóa và con người trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp
chí triết học số ra 01, 1999.
30
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 142

29
suy tư mới có thể hiểu ý nghĩa rất mực hiện sinh của cái chết”. Sống và chết là hai
khái niệm quan trọng. Tuy nhiên, con người hiện sinh không sợ hãi cái chết. J.
Sartre nói rằng “Tôi chỉ hiện sinh khi không còn hiện sinh nữa." Ông cho rằng con
người phải chấp nhận tính hữu hạn và tính phủ định của bản thân. Sự sợ hãi, trốn
tránh cái chết cho thấy sự hiện sinh tầm thường, không đầy đủ, hư ảo, bị trói buộc.
K. trên hành trình đi làm sáng tỏ vụ án một cách đơn độc. Không một ai hiểu về vụ
án, không một ai thấu hiểu, cảm thông cho khát khao được sống, muốn tìm giá trị
chính mình của nhân vật. Họ vẫn sống, vẫn hiện sinh thế nhưng đơn độc như đã
chết rồi. Cái chết của K. về cả tinh thần và vật chất đều mang đậm ý nghĩa hiện
sinh.

K. cô độc trên hành trình đi tìm chân lý, làm sáng tỏ vụ án.

Con người bị bào mòn bởi sự cô độc. Con người hoàn toàn không chia sẻ được với
ai, ngày cả bản thân mình. Họ bưng bít mọi sự thoát ra của nỗi cô độc và bị dồn
nén đến tận cùng. Từ sau buổi sáng những kẻ canh gác xông vào căn hộ Josef K.
thuê và nói rằng anh có tội chính là một hành trình dai dẳng đeo đuổi vụ án của K.
Anh biết được sự thật phi lý về tòa án là toà đã bắt thì không có tha bổng bao giờ
và không có trường hợp vô tội vì nhất định toà án với vô vàn những thứ tinh vi sẽ
tìm cho ra những tội mà chưa bao giờ có. Sau khi từ chối luật sư Huld bào chữa
cho mình vì luật sư không giúp gì được cả K. không còn hy vọng được tự do
nhưng vẫn tìm cách cứu vãn tình thế. K. không có sự giúp đỡ thật tình từ ai, anh tự
viết đơn trình lên toà án, những suy nghĩ của K. biến thành bất lực "anh đã gần
như vô tình mò tìm nút điện nối với cái chuông ngoài phòng đợi. Vừa ấn nút anh
vừa ngước nhìn đồng hồ. Nó chỉ mười một giờ, anh đã mơ mộng mất hai tiếng
đồng hồ, quãng thời gian dài, quý báu và tất nhiên anh càng mệt mỏi hơn trước."31
K. mông lung trong chính vụ án của mình, anh cô độc, anh vẫn sống, vẫn hiện sinh
đó mà đơn độc như chết rồi. Trước xã hội xa lạ, con người cô đơn thấy cuộc đời
của mình như thừa ra, xã hội như không có nhu cầu gì về sự tồn tại của mình. K.

31
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 156-157

30
cô độc tới mức không nhận ra rằng mình đang chết dần đi. Anh chết dần vì kiệt
sức, chết vì đã cố gắng quá nhiều và đã cô độc quá lâu. Trong xã hội hiện đại con
người thờ ơ với nhau sẽ bào mòn mọi cảm xúc của con người.

K. không còn cảm xúc, anh không chán nản hay buông xuôi, không than thở hay
phàn nàn với cả người thân hay bất cứ ai khác, điều này không được miêu tả
nhưng vẫn mang đến những cảm nhận thấm thía về tồn tại con người. K. cô độc
đến nỗi không nhận ra sự chết dần, chết mòn trong chính bản thân mình. Anh như
chết trong tình trạng cô đơn, kiệt sức, “đơn phương độc mã” một mình chiến đấu
để chứng minh mình vô tội. Một huống cảnh quá đơn độc đó là sự vô tri, vô thức
của con người với cuộc sống mà họ đang sống. Điều này gợi lên một nỗi ưu tư về
nhân sinh rằng: Rốt cuộc con người là gì trong cuộc sống? Họ tìm kiếm và chờ đợi
điều gì từ chính cuộc sống này?

K. tưởng mình biết nhưng hóa ra không biết gì về vụ án. Những kẻ hỏi tội cũng
không biết. Những người thân của K. như chú hay luật sư Huld, những người
trong cơ quan, tòa án không một ai biết gì về vụ án, K. chỉ có thể chờ đợi câu trả
lời về vụ án của mình trong sự vô vọng. Mọi nỗ lực dần trở nên vô nghĩa.

K. cô độc trong chính cộng đồng của mình. Josef K. như bị “đá” khỏi cộng đồng.
Mọi sự tiếp xúc của anh với con người dường như bị cắt đứt. Sự ra đi của anh
không nhận được quan tâm từ ai, họ quá bận với cuộc sống của mình nên mặc kệ
kẻ khác. Sự cô độc có thể đưa tới sự sợ hãi và tuyệt vọng, đặc biệt là trong xã hội
hiện đại, người ta cần nhất những trái tim biết cảm thông, những tấm lòng trắc ẩn,
vượt qua rào cản, để đến với nhau, gặp gỡ và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc
sống nhưng với K. thì không có bất kì sự chia sẻ, quan tâm nào. Từ chính sự cô
độc buộc con người phải vượt lên định kiến xã hội, buộc con người phải tự mình
quyết định lấy số phận chính mình.

Sự cô độc đôi khi đưa con người đến với tự do. Con người hiện sinh sống nội tâm,
phản ứng con người phụ thuộc nhận thức và trải nghiệm chính mình. Tự do không
có nghĩa là chiều theo số đông, tự do gần với tự quyết, độc lập. Sự tự do gần với

31
cô độc. K. một mình luôn tìm kiếm mọi thứ để chứng minh mình vô tội. Một trong
những lý do K. từ chối luật sư Huld bào chữa cũng bởi "K. không thể chấp nhận
việc nỗ lực của mình trong vụ án gặp phải những trở lực có thể do luật sư của
chính mình gây ra"32, K tìm hiểu vụ án với sự thiết tha của mình, không một ai có
thể hiểu và thiết tha bằng chính anh.

Cái cô độc được nêu bật lên khi đặt K. vào giữa cõi người ta khi bị đặt vào hình
ảnh đám đông nơi gác mái trong Vụ án. Trong những cuộc đối đáp giữa các nhân
vật có vẻ logic nhưng mỗi người đều theo đuổi những suy nghĩ riêng tư của mình
làm cho mọi thứ trở nên cọc cạch. Qua đó người ta nhận ra hành trình đi tìm nhân
vị cuộc đời mình là hành trình mỗi người phải tự bước. Dẫu có đơn độc, con người
hiện sinh cũng phải lựa chọn và chịu trách nhiệm đến cùng với lựa chọn đó

Trong đời thực, Kafka cũng là con người đầy băn khoăn “Chẳng gì xa lạ với tôi
bằng chính bản thân tôi”. Ông đến với văn chương như một cách để gạt bỏ đi
những áp đặt của bố mình. Kafka không hòa hợp với bố của mình có thể cảm nhận
rõ nét những xung đột nội tâm của một kẻ cô độc trong Thư gửi bố. Kafka muốn
bỏ trốn, chạy khỏi bố, ông sợ hãi những sức ép, áp chế của bố và những chuyện
đính hôn bất hạnh của ông. Chính sự cô độc trong tâm hồn tác giả đã tạo nên
những con người cô độc trong sáng tác.
2.2.3.3 Con người vươn lên

Josef K. – nhân vật bị Kafka cuốn xoáy vào trong thế giới của những điều phi lý
trong một bản án mơ hồ, nhưng lại là ảnh hưởng trực tiếp đến số phận và nhân
sinh quan của anh. Trong hành trình kiếm tìm đáp án chính xác, Josef K từ người
vốn có niềm tin cứng cỏi lại trở nên e dè và sợ hãi. Tất cả mọi thứ xung quanh đều
nương theo vụ án, dường như dồn anh vào bước đường cùng của số phận, bóp
nghẹt cuộc đời K.

Ngay cả khi nhân vật bị đặt vào số phận phi lý, nhân vật vẫn luôn vươn lên vượt
qua xiềng xích. Đó là một điểm sáng mang màu sắc hiện sinh. Josef K. là một con
32
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học tr 155

32
người biết vươn lên, tính vươn lên trong Vụ án trước hết được thể hiện rõ nét ở
chỗ nhân vật là con người biết ưu tư. Như tiến sĩ Trần Thái Đỉnh đã viết “Ưu tư là
bắt đầu vươn lên”. Sự ưu tư hiểu đơn giản ra là khi con người tự nhận thức, nhận
thức được cái nhân vị độc đáo của chính mình. Nói rộng ra, con người hiện sinh là
con người biết ưu tư, không thụ động phó mặc cuộc sống, mà là con người luôn
phát triển, có tư duy, lý trí, biết tìm ra đường đi cho bản thân mình.

Con người ưu tư của Josef K. không chỉ được thể hiện trong lối suy nghĩ, mà còn
được minh họa qua lời thoại, hành động và quyết định cụ thể của anh. Josef K.
không chịu phụ thuộc hay bỏ cuộc khi vụ án đi vào bế tắc, anh có sự tìm hiểu, truy
tìm thông tin về sự thật. Anh sẵn sàng tìm đến luật sư Huld giúp đỡ và khi mà luật
sư Huld làm việc chậm trễ, kéo dài quá trình pháp lý của Josef K. mà không có
phát triển. Kèm theo đó là sự thiếu minh bạch khi luật sư Huld không thể cung cấp
đầy đủ thông tin về vụ án hay những giải pháp hợp lý giúp cho anh giải oan trước
vụ án đang gần kề, làm cho Josef K cảm thấy lo ngại, thiếu lòng tin đối với người
được cho là người hỗ trợ kiếm tìm công lý. Trước điều đó, anh đã không ngần ngại
khi trực tiếp bãi nhiệm luật sư Huld và tự thân vươn lên đi tìm sự thật trong mớ
thông tin hỗn độn. “Rốt cuộc K. đã quyết định không nhờ luật sư Huld bào chữa
nữa. Tuy anh chưa hoàn toàn hết băn khoăn có nên xử sự như thế chăng, song
niềm tin vững chắc rằng nó cần thiết đã thắng thế”33. Sự ưu tư trong con người
giúp cho Josef K có suy nghĩ sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Nhân vật không chịu phó mặc
cho số phận, không chịu sự kìm hãm của một kết quả gần như tuyệt vọng. Đó là
biểu hiện của tự do chân chính sâu bên trong của con người, tự do quyết định cuộc
đời và chấp nhận mọi trách nhiệm, nguy cơ khi đương đầu với thứ mới lạ. Sự ưu
tư đã khiến cho con người luôn biết vươn lên.

Xuyên suốt Vụ án của Franz Kafka, trong vụ án oái ăm đầy phi lý của mình, nhân
vật Josef K. hiện lên như là một đại diện đấu tranh cho sự bất công trước hệ thống
pháp luật của chế độ cai trị, một người “tự do trong gông kìm” thật sự. Anh luôn

33
Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án n, Nxb. Văn học tr 195

33
đau đáu trong số phận nghiệt ngã của con người, nhưng lại là tuýp con người luôn
vươn lên để tìm lại nhân vị của chính mình, không chấp nhận làm con người bị áp
bức, phụ thuộc vào quyết định của các cá nhân bên ngoài. Con người vốn luôn có
đặc tính biến đổi, vươn lên không ngừng nghỉ, vì thế Josef K. sống luôn có chủ
đích rõ ràng, với tâm niệm “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tạo ra chính cốt cách
cứng cỏi, niềm tin mãnh liệt dành cho bản thân mình của anh. Nhân vật Josef K.
được xây dựng như một người biết vươn lên, và còn là người luôn có trong mình
trách nhiệm cá nhân giải quyết các tình huống khó khăn xảy đến. Trái lại, nếu
thiếu đi tính vươn lên trong quá trình xây dựng nhân vật, Josef K sẽ không có ý
chí hay khát khao đấu tranh cho công bằng thuộc về chính mình, nói theo như
Sartre, nếu không có sự vươn lên nhân vật sẽ chỉ là những “vật tự thân”, nhầy
nhụa, đặc sệt và buồn nôn. Khi đó, ta sẽ không thấy được giá trị hiện sinh trong
cuộc sống, chỉ khi có vào tính chất “vươn lên”, nhân vật mới phá tan những gì
“nhầy nhụa” mà tạo ra sự bứt phá cho chính mình.

Hơn vậy, Josef K không chỉ là nhân vật biết ưu tư mà còn là loại nhân vật không
bao giờ đầu hàng trước số phận. Khi cuộc sống của chính mình dần bế tắc, phải
đứng trước vụ án “đầy phi lý và mù mịt”, không rõ mình tội gì, không rõ người tố
cáo cũng như cơ quan pháp luật có thẩm quyền xử lý vụ án, Josef K vẫn sống bình
thường như những gì khi trước diễn ra, nhưng khác biệt nằm ở chỗ nhân vật này
không bao giờ bỏ cuộc, anh không ngừng tìm kiếm sự minh bạch cho tội danh bị
gán ép và những hướng giải quyết để bản thân anh thoát ra ngõ cụt. Sự cố gắng
vươn lên tìm kiếm lời giải cho những điều phi lý của Josef K. được thể hiện ở
những việc, trước tiên là sự chủ động tìm sự giúp đỡ từ luật sư, khi bào chữa bất
thành anh đã tìm ngay đến người họa sĩ minh họa cho tòa án để có được sự hỗ trợ
phần nào. Song, khi bị đánh đồng và trở thành nạn nhân với những lý do không gì
phi lý hơn, Josef K. vẫn cố gắng biện minh và chứng minh sự vô tội của mình. Sau
cùng, trong quá trình vụ án đang được xử lý, dù Josef K. bị đối xử không công
bằng và những thái độ hời hợt từ cơ quan pháp lý, anh vẫn không từ bỏ việc tham

34
gia vào quá trình xử lý vụ án, anh tiếp tục kiên nhẫn tham gia các phiên tòa đồng
thời tìm kiếm cách giải quyết triệt để vụ án anh vướng phải.

Nhân vật Josef K. được xây dựng với những hình ảnh của một con người hiện
sinh. Sau những cố gắng không ngừng nghỉ để chứng minh một bản thân trong
sạch, tuy kết quả cuối cùng vẫn không thành công và nhân vật vẫn bị dồn vào ngõ
cụt để nhận lấy cái chết, nhưng qua đó lại khơi lên nhiều giá trị về con người, về
cuộc đời đang vận hành, phát triển. Ta thấy rõ, Josef K. là một nhân vật biết ưu tư,
thể hiện được tinh thần hiện sinh rõ rệt và sự mạnh mẽ đương đầu với những thứ
mơ hồ, phi lý. Chính cái kết mà nhân vật bị dồn vào đường cùng đã cho thấy số
phận đau buồn của con người nhỏ bé trong xã hội, sự triệt để của một hệ thống
pháp luật trong việc áp đặt quyền lực lên cá nhân.

Chủ nghĩa hiện sinh qua cái kết đã cho thấy rõ việc con người bình thường, nhỏ bé
sống trong và chịu sự chi phối của xã hội phi lý nghiệt ngã đến thế nào. Tác phẩm
Vụ án của Franz Kafka không chỉ phơi bày bất công của xã hội mà còn khám phá
ra sự chưa trọn vẹn của thế giới, những suy nghĩ về cuộc đời đa diện và cả những
suy ngẫm về giá trị sống đích thực.

Tương tự như Josef K. trong Vụ án, Franz Kafka cũng được biết đến như là một
con người lo âu cùng những căn bệnh nội tâm. Ông đã sống một cuộc đời trải qua
nhiều biến động, khó khăn vây lấy như chính nhân vật mà ông đã tạo nên. Nhưng,
Kafka cũng là tuýp con người luôn biết vươn lên, trước những khó khăn mà cuộc
đời ông nếm trải, ông vẫn tiếp tục cố gắng viết ra những tác phẩm thực sự có giá
trị, Franz Kafka tin vào chính bản thân mình, những hành động, tư duy mà bản
thân ông có. Từ đó, những trang văn mà Kafka viết luôn thể hiện được ý nghĩa
cuộc sống, tái hiện những triết lý hiện sinh rõ nét: đặt thế giới ở hàng thứ cấp trong
cuộc chiến giữa ta và thế giới; các tính chất phi lý cũng được khai thác rất sâu sắc
mục đích sau cùng vẫn là khuyến khích con người trong cuộc sống không ngừng
vươn lên, thoát khỏi những nghịch cảnh để thể hiện một cái tôi cá nhân hoàn
chỉnh.

35
Cùng với tác phẩm Vụ án và cách thể hiện nhân vật Josef K, Franz Kafka đã làm
rung động con người thông qua việc khám phá những tính chất phi logic cũng như
những khía cạnh của cuộc sống mang màu sắc hiện thực, quyền lực và bí ẩn. Ông
đã để lại những di sản vô cùng giá trị cho nền nghệ thuật của nhân loại, trở thành
nguồn cảm hứng tượng và là người gây được sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả văn
học hiện đại và triết học. Franz Kafka đã trở thành nguồn cảm hứng to lớn cho
nhiều nhà văn, nhà triết gia, nghiên cứu, … trở thành thần tượng của những thần
tượng. Đúng đắn với lẽ “Sẽ có ngày, thế kỷ XX được gọi là thế kỷ của Kafka.”
(Max Brod)

2.3 Chủ nghĩa tượng trưng

2.3.1 Khái niệm

Chủ nghĩa tượng trưng là một khuynh hướng văn học xuất hiện ở Pháp vào những
năm 60 – 70 của thế kỉ XIX, sau đó phát triển rộng rãi ở Châu Âu. Các nhà tượng
trưng thể hiện quan niệm thi học và mĩ học mang tính nhị nguyên, cho rằng có sự
tồn tại song song của thực tại và tinh thần (bí ẩn), đối lập cái có tính xã hội và cái
cá nhân. Các nhà tượng trưng cho rằng vấn đề trung tâm của mỹ học là vấn đề
tượng trưng, là cái theo họ, gắn với kinh nghiệm cái trần thế và gắn với những thế
giới khác với chiều sâu của tâm hồn và tinh thần, cái vĩnh cửu.

2.3.2 Đặc điểm chủ nghĩa tượng trưng trong văn học

Chủ nghĩa tượng trưng phủ nhận lý trí, cho đó là một lối sống con buôn, vị kỉ, một
thứ văn minh vật chất bẩn thỉu. Tuyên bố gạt bỏ mọi luận đề, khuynh hướng tư
tưởng, các nhà tượng trưng nhiều khi trốn tránh hiện tượng thực, chìm sâu vào
trạng thái tâm hồn của thi nhân mà nhiều khi chỉ là sự linh cảm được khơi dậy từ
cõi vô thức. Các nhà văn thích nói đến những âm điệu chủ quan, họ cho rằng mọi
hiện tượng trong vũ trụ tồn tại như là những dấu hiệu tượng trưng cho bản chất
huyền bí của tạo vật, mà chỉ riêng nhà thơ mới có khả năng thiên bẩm, kì diệu để
thâm nhập và biểu đạt được những hình ảnh tượng trưng ấy.

36
Chủ nghĩa tượng trưng chọn những yếu tố như trực giác, âm nhạc, trữ tình làm yếu
tố then chốt cho mình. Với chủ nghĩa tượng trưng, biểu tượng nghệ thuật được chú
ý hơn hình tượng. Bài thơ được quan niệm như một bản hoà âm huyền ảo. Do âm
nhạc hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác trong việc truyền đạt các sắc thái nên
các nhà tượng trưng đòi hỏi thơ "trước hết phải có nhạc tính".

Một số nhà tượng trưng ra sức bảo vệ giá trị tự thân và sự tồn tại độc lập của nghệ
thuật như ở Wilde cho rằng "không biểu đạt gì ngoài bản thân nó" và " cao hơn cả
cuộc đời là cái mà nó bắt chước". Một số nhà tượng trưng khác cho rằng nghệ
thuật nói chung và chủ nghĩa tượng trưng nói riêng tồn tại như một phương tiện
nhằm tác động đến tinh thần con và có sức còn kêu gọi đổi mới xã hội. Ngoài ra
một số nhà thơ khác như Brasov và Block,… thoát li quan điểm lý luận của chủ
nghĩa tượng trưng chuyển sang thơ cách mạng, sáng tác của họ mang khuynh
hướng dân chủ và hiện thực rõ nét.

2.4 Chủ nghĩa vị lai

2.4.1 Khái niệm

Chủ nghĩa vị lai là một khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa trong văn học và hội
họa, xuất hiện đầu tiên ở Italia vào những năm 10 – 20 thế kỷ XX, đi đầu là nhà
thơ Marinetti. Với chủ trương là phá bỏ truyền thống, tán dương cuộc sống hiện
đại, đặc biệt là đô thị, máy móc, đề cao sức mạnh của kỹ thuật, ca ngợi chiến tranh
và chủ nghĩa phát xít; các tác phẩm của chủ nghĩa này cũng chủ yếu thiên về hình
thức, không quan tâm đến nội dung của hình tượng.

2.4.2 Đặc điểm biểu hiện chủ nghĩa vị lai trong văn học

Chủ nghĩa vị lai ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và tác động nhiều nhất đến nghệ
thuật. Trong văn học, biểu hiện với những đặc điểm sau

Thứ nhất, vứt bỏ chủ nghĩa nhân đạo, ủng hộ chiến tranh. Các nhà vị lai xem chiến
tranh là một cuộc "dọn vệ sinh thế giới”, ca ngợi xâm lược và bạo lực, thi vị hóa
chủ nghĩa đế quốc. So với các chủ nghĩa khác mong muốn nhận sự đồng cảm và ca

37
tụng, những người theo chủ nghĩa vị lai còn muốn khơi dậy những cảm xúc tiêu
cực từ độc giả.

Thứ hai, phủ nhận chức năng nhận thức và giáo dục, những người theo chủ nghĩa
vị lai chủ trương chống lại chủ nghĩa hiện thực. Họ nhấn mạnh trực giác, bài xích
lý trí và logic, xoay quanh là sự hỗn loạn, những trạng thái mông lung, ma mị chứa
đựng nhiều bí ẩn như mộng mị, đêm tối, cái chết, ...

Thứ ba, theo đuổi hình thức duy mỹ, chủ nghĩa vị lai đi theo các quy tắc mới. Họ
vứt bỏ quy luật, đảo lộn quy tắc ngữ pháp, xuyên tạc ngữ nghĩa, nhấn mạnh vai trò
của ngữ âm, đưa các quy luật của toán học và âm nhạc vào văn chương. Các nhà
văn, thơ, kịch thử với câu cú dài ngắn vô trật tự, văn chương không có ý nghĩa
(nonsensical literature). Tạo nên những tác phẩm với thứ ngôn ngữ kì lạ, khó hiểu.

2.5 Chủ nghĩa đa đa

2.5.1 Khái niệm

Chủ nghĩa đa đa là một khuynh hướng văn nghệ suy đồi hiện đại chủ nghĩa, xuất
hiện trong văn học, nghệ thuật tạo hình và sân khấu. Do Trixtang Dara khởi xướng
ở Thụy Sĩ năm 1916 và đến năm 1919 lan tràn rồi thịnh hành ở Pháp với những
tên tuổi như A.Brotong, L.Aragong, P.Eluya,...Chủ nghĩa đa đa gần gũi và tiếp nối
với chủ nghĩa vị lai, chủ trương đã phá mọi ý niệm về sự ổn định trong nghệ thuật.

2.5.2 Đặc điểm của chủ nghĩa đa đa

Chủ nghĩa đa đa phản ánh tâm trạng bất mãn và thất vọng của thanh niên trí thức
trước sự trước sự khủng hoảng của chế độ tư bản và sự tàn khốc của chiến
tranh.Tuy nhiên, do không tìm ra lối thoát đúng đắn, họ trở lại đập phá truyền
thống và di sản tốt đẹp với thái độ hoàn toàn hư vô chủ nghĩa. Họ quyền rủa cuộc
sống và lao đi tìm kiếm những cái tân kỳ, thậm chí quái dị.

Phủ nhận lý trí con người, đề cao tính tự nhiên và tính thơ dại của ngôn ngữ. Họ
cũng đề cao tính trần trụi của sự vật, phản đối những loại thơ ca quá cao đẹp, cho
rằng :”sự hoàn mỹ chính là sự lười biếng”.
38
Họ xem sáng tác văn chương như một quá trình ngẫu nhiên, như hoạt động tự
động của tâm lý, thể hiện bằng lối ứng tác tập thể, mang tính đồng hiện, dán ghép,
tùy hứng. Để biểu hiện triệt để tinh thần hư vô, các nhà thơ đa đa đã sáng tác
những bài thơ hầu như vô nghĩa, tắc tị. Họ thích thú với những cái trần trụi, phi lý,
hỗn tạp, ngẫu hứng. Không chỉ quái dị trong sáng tác, còn kỳ quặc ở những hành
động ngông cuồng, rồ dại, phi lý, đến nỗi có lúc khiến dân chúng phải phản đối.

Không ít người xem chủ nghĩa này là một hiện tượng xã hội mang tính đập phá
hơn là một khuynh hướng nghệ thuật theo nghĩa thông thường. Đến năm 1922,
trào lưu này gần như tàn lụi vì nhiều cây bút cốt cán đã chuyển sang chủ nghĩa
siêu thực.

2.5 Chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa trừu tượng

2.6.1 Chủ nghĩa siêu thực


2.6.1.1 Khái niệm

Chủ nghĩa siêu thực là một trào lưu văn học – nghệ thuật được khởi nguồn tại
Paris (Pháp) vào đầu những năm 10-20 của thế kỉ XX.

Thuật ngữ siêu thực trước tiên là từ dùng của Apoline, người đã đặt những bước
chân đầu tiên cho chủ nghĩa này. Song, siêu thực hiểu theo nghĩa đơn giản còn là
cái nằm ngoài, nằm bên trên hiện thực đang tồn tại. Do vậy, chủ nghĩa siêu thực
thể hiện tư tưởng theo cách tự phát và tự động, dựa vào tiềm thức, coi thường các
logic và phủ nhận các tiêu chuẩn đạo đức mà xã hội đã thiết lập.

Từ sự khốc liệt của chiến tranh phi nghĩa, sự thất vọng của tầng lớp trí thức với
văn minh tư bản, chủ nghĩa siêu thực trở thành tiếng nói bất mãn của đại đa số các
thanh niên tri thức tiểu tư sản đối với giai cấp tư bản và xã hội tư sản. Chủ nghĩa
siêu thực như một công cụ giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chống lại chủ nghĩa
thực dân, chủ nghĩa quốc xã, phân biệt chủng tộc,...

39
2.6.1.2 Đặc điểm chủ nghĩa siêu thực trong văn học

Chủ nghĩa siêu thực chú trọng lưu lại những khoảnh khắc xuất hiện thoáng qua,
không chịu sự kiểm soát của lý trí. Vô thức chính là đối tượng chính trong các
sáng tác của văn học siêu thực.

Chủ nghĩa siêu thực đứng về tự do, gạt bỏ mọi nguyên tắc trong tư duy , giành lấy
sự tự do tuyệt đối cho cảm hứng tuôn trào. Những dòng liên tưởng trong tiềm
thức, gián cách, không liên tục, không chú trọng khắc họa được hình ảnh thực tại
nguyên vẹn,... thường được các tác giả thể hiện. Các nhà văn siêu thực sẽ xây
dựng tác phẩm dựa trên các thủ pháp như : Sự tương tự, phi logic, những điều
nghịch lý, bất ngờ, sự thống nhất của những cái không thể thống nhất được,...Qua
đó, thể hiện lên không khí văn chương đầy bí ẩn, huyền ảo và phi lý.

Tuy là khuynh hướng mới trong văn học nhưng chủ nghĩa siêu thực phát triển rất
mạnh mẽ. Từ những giá trị hiện có, chủ nghĩa siêu thực trở thành phong trào
xuyên quốc gia, vượt qua ranh giới lãnh thổ nước Pháp để lan rộng đến nhiều nơi
trên thế giới. Trở thành khuynh hướng bao trùm nhiều loại hình nghệ thuật, bắt
đầu từ thơ đến kịch, hội họa, điện ảnh,...Nổi bật cùng với các tên tuổi như : Louis
Aragon (Pháp), Federico García Lorca (Tây Ban Nha), Anais Nin (Mỹ),...Tuy
nhiên, khi đến đầu những năm 30, một số nhà thơ như Louis Aragon lại có sự
chuyển đổi trong tư tưởng, hướng đến lập trường cách mạng, chủ nghĩa siêu thực
từ đây đã bắt đầu tàn lụi.

2.6.2 Chủ nghĩa trừu tượng


2.6.2.1 Khái niệm

Chủ nghĩa trừu tượng ra đời ở Châu Âu và Mỹ vào những năm cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX.

Sau thế chiến II, các văn nghệ sĩ hứng chịu tàn dư khắc nghiệt từ cuộc chiến dần đi
đến bế tắc trong các sáng tác của mình. Do vậy, hiện thực đòi hỏi cần phải có một
trào lưu mới xuất hiện để khơi dậy nền văn học. Chủ nghĩa trừu tượng xuất hiện

40
như là sự khước từ ảnh hưởng của hiện thực khách quan, thoát khỏi ràng buộc
hình thể, để tự do biểu đạt ý niệm, giải phóng tư tưởng. Từ đó, chỉ tuân theo ấn
tượng chủ quan của người nghệ sĩ.
2.6.2.2 Đặc điểm chủ nghĩa trừu tượng trong văn chương

Chủ nghĩa trừu tượng đứng bên trên và xem nhẹ thực tại khách quan, sùng bái tính
chất không đối tượng. Trong tác phẩm, các văn nghệ sĩ vứt bỏ tất cả yếu tố tạo
hình, phủ nhận mọi sự giống nhau nào giữa điều được khắc họa so với nguyên
mẫu. Chủ nghĩa siêu thực hướng đến sự khám phá về cái vô thức, bản chất sâu bên
trong của tâm hồn và thể hiện những thứ nằm ngoài những điều mà ta có thể thấy
bằng mắt, thế nên chất liệu tâm lý rất được đề cao. Vì thế ở các sản phẩm mang
hơi hướng của chủ nghĩa trừu tượng, sẽ dễ bắt gặp các nhân vật được khai thác nội
tâm rõ ràng, hiện rõ tâm lý, tính cách,...Song, phần lời ngoài của nhân vật (lời
thoại) sẽ bị triệt tiêu đi phần nào.

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ CÁC CHỦ NGHĨA
TRƯỚC ĐÓ

3.1 Sự kế thừa, phát huy của Chủ nghĩa hiện đại đối với Chủ nghĩa lãng mạn

Quy luật của sáng tác là kế thừa và phát huy những cái có trước tạo ra những
thành tựu mới chứ không đột nhiên xuất, luôn có sự chuyển giao giữa các giai
đoạn, cách tân nhưng vẫn bảo lưu được các giá trị tốt đẹp của các giai đoạn trước
đó. Theo tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các trào lưu thuộc Chủ nghĩa hiện đại có sự
tiếp nối so với Chủ nghĩa lãng mạn.

Trước hết về quan niệm sáng tác, cả hai chủ nghĩa đều xem trọng yếu tố chủ quan,
đời sống nội tâm của con người. Đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn là đặt tình cảm
của con người lên hàng đầu, rút sâu vào thế giới nội tâm. Với chủ nghĩa hiện đại,
thế giới trong tác phẩm cũng dựa trên cái nhìn chủ quan của người sáng tạo nghệ
thuật.

41
Về đề tài, chủ nghĩa lãng mạn ra đời vì muốn chống lại xã hội lúc bấy giờ, thế nên
đề tài của lãng mạn đề cập về mọi vấn đề của cuộc sống, của mọi tầng lớp khác
nhau mà không phân biệt đẹp hay xấu, cao cả hay thấp hèn. Chủ nghĩa hiện đại
bên trong tập hợp nhiều trào lưu khác nhau, nên không có giới hạn về đề tài.

Về nghệ thuật, cả hai chủ nghĩa mang tính tự do, không rập khuôn, mong muốn
hướng tới một cái gì đó mới mẻ. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao tự do, mong muốn
thoát khỏi những trói buộc của đời sống, Victor Hugo cũng nhấn mạnh tự do,
không có ba nguyên tắc nào cả, mà chỉ có tự do trong nghệ thuật và tự do trong
cấu trúc. Theo đó, nghệ thuật của Chủ nghĩa hiện đại là vượt ra khỏi khuôn khổ
nghệ thuật truyền thống, không mô tả rập khuôn lại hình ảnh có sẵn từ thế giới bên
ngoài mà phải xuất phát từ bên trong người nghệ sĩ. Do vậy mà các trào lưu thuộc
chủ nghĩa hiện đại đi đến phá bỏ các chuẩn mực và các yếu tố định hình trước đó.

Cả hai chủ nghĩa đều giống nhau ở chỗ khước từ hiện thực, nhưng không chối bỏ
hiện thực bản thể của con người.

3.2 Sự phủ định của Chủ nghĩa hiện đại đối với Chủ nghĩa hiện thực phê
phán

Chủ nghĩa hiện thực phê


Chủ nghĩa hiện đại
phán

Hiện thực đời sống được Quay lưng lại với hiện thực
Đối tượng phản nhận thức và phản ánh sâu đời sống, biểu hiện những
ánh tập trung sắc, toàn diện. thứ thuần túy chủ quan, bế
tắc.

- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể - Huyền thoại về cuộc sống


nguyên thuỷ, đến với miền
Đặc trưng sáng hoang tưởng siêu thực.
tác
- Điển hình hóa: tính cách - Không xây dựng tính cách
điển hình trong hoàn cảnh hay tình huống điển hình,

42
điển hình thường dừng ở hiện tượng
hơn là đi vào bản chất.

Trước đây chủ nghĩa hiện đại thường bị đánh giá thấp, thậm chí phủ nhận, do có
nhiều tác phẩm mang tính phản nghệ thuật, phi văn học. Về sau các nhà mác xít
phương Tây như đã nhận thấy những nhân tố tích cực của các trào lưu này. Ngày
nay, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận những tinh hoa của chủ nghĩa hiện đại cùng
những đóng góp của nó cho tiến trình văn học thế giới, ở việc phản ánh thực trạng
xã hội ở một mức độ nhất định, ở việc phát hiện ra thế giới tiềm thức, vô thức của
con người, đặc biệt là những khám phá nghệ thuật độc đáo, giúp văn học đổi mới,
phong phú hơn.

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. Kareski, Nguyễn Văn Thảo dịch (2006), Về sáng tác của Franz Kafka,
sách Những bậc thầy văn chương thế giới, Nxb Lao Động.
2. Dương Hồng Ngọc (2018), Tư tưởng hiện sinh qua các tác phẩm của Franz
Kafka, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam,
Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu (2005), Văn học
phương Tây, Nxb. Giáo dục.
4. F.Kafka với chủ nghĩa biểu hiện, Báo Văn nghệ số 31/2020 truy cập ngày
17/09/2023
http://baovannghe.com.vn/fkafka-voi-chu-nghia-bieu-hien-21182.html
5. Franz Kafka, Lê Chu Cầu dịch (tái bản 2020), Vụ án, Nxb. Văn học.
6. Gordon E. Bigelow, Cao Hùng Lynh dịch (2007), Đôi nét về chủ nghĩa
hiện sinh, truy cập ngày 17/09/2023
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10383&rb=0301
7. Lê Thị Giang (2014), Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của
Franz Kafka Lâu đài, Vụ án, Hóa thân, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dân (2011), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật –
bản chất và đặc trưng, Văn học nước ngoài số 10.
9. Phương Lựu chủ biên (1997), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
10. Trần Thị Huyền Phương, Nguyễn Thị Thu (2021), Cái phi lý trong Vụ án
của Franz Kafka, Nxb. Văn nghệ Ninh Bình ngày truy cập 17/09/2023
http://vannghe.ninhbinh.gov.vn/phe-binh-van-hoc/cai-phi-ly-trong-vu-an-
cua-franz-kafka-1216.html

44

You might also like