Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

HỆ THỐNG DI TÍCH

Câu 1: Tiêu chí nào là tiêu chí của bảo vật quốc gia ?
A. Có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học
B. Hiện vật nguyên gốc và độc bản
C. Hình thức độc đáo
D. Cả B C
Câu 2: Vị trí xây dựng các công trình tâm linh thường phải đạt được những yếu tố
về:
A. Cảnh quan
B. Phong thủy
C. Hướng
D. Sơn thủy hữu tình
Câu 3: Các công trình kiến trúc nghệ thuật ở Việt Nam thường có quy mô :
A. To lớn và đồ sộ
B. To lớn và trang trí cầu kì
C. Vừa và nhỏ
D. Nhỏ và trang trí đơn giản
Câu 4: Trong các loại hình di tích, loại hình chiếm số lượng lớn nhất là :
A. Di tích văn hóa khảo cổ
B. Di tích lịch sử
C. Di tích kiến trúc nghệ thuật
D. Danh lam thắng cảnh
Câu 5: Theo quy định tại Luật di sản văn hóa năm 2001, cổ vật là hiện vật được lưu
truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ:
A. 100 năm tuổi trở lên
B. 200 năm tuổi trở lên
C. 300 năm tuổi trở lên
D. 500 năm tuổi trở lên
Câu 6: Theo luật Di sản văn hóa 2001 thì trong các tiêu chí dưới đây, tiêu chí nào
là tiêu chí của bảo vật quốc gia ?
A. Hiện vật nguyên gốc, độc bản, được lưu truyền từ nhiều đời
B. Hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất
nước về lịch sử, văn hóa, khoa học
C. Hiện vật nguyên gốc, có hình thức độc đáo, được lưu truyền từ đời trước để lại
D. Hiện vật được lưu truyền từ đời trước để lại, đặc biệt quý hiếm
Câu 7: Những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là
gì?
A. Di sản văn hóa vật thể
B. Bảo vật quốc gia
C. Di sản văn hóa phi vật thể
D. Danh lam thắng cảnh
Câu 8: Theo luật di sản văn hóa năm 2001, hệ thống di tích lịch sử và văn hóa và
danh thắng Việt Nam được chia làm các loại hình gồm?
A. Di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích lưu niệm
danh nhân
B. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích lưu niệm các anh hùng dân tộc
C. Di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, di tích lưu niệm danh nhân,
danh lam thắng cảnh
D. Di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh
Câu 9: Yếu tố thủy trong các công trình tâm linh mang đặc điểm gì ?
A. thoái thủy
B. sinh thủy
C. tụ thủy
D. lưu thủy
Câu 10: Khi xây dựng công trình kiến trúc yếu tố đầu tiên được lựa chọn là yếu
tố gì
A. thổ ôn
B. thủy ôn
C. tụ thủy
D. Thanh/ Tịnh thủy
Câu 11: Yếu tố “sơn chầu” khi chọn đất xây dựng công trình kiến trúc của cha
ông ta nghĩa là gì
A. Núi chạy song song
B. Núi phía sau
C. Núi hướng về
D. Núi ở phía trước
Câu 12: Trong bộ tứ quý mai biểu trưng cho
A. Sự bất diệt sự ngay thẳng thắn của người quân tử
B. Sự trường thọ kiên cường và tài lộc
C. Sự thanh tao tài lộc
D. Sự cao thượng, vinh hiển cao sang
Câu 13: Cây đào trong trang trí di tích được mang ý nghĩa
A. Có huyền lực trừ được ma quỷ
B. Gắn với thanh cao và sự trường sinh
C. Sức mạnh thiên nhiên đưa lại hạnh phúc cho con người
D. Chống ma quỷ tượng trưng cho người con gái
Câu 14: Hệ thống chữ được gọi là chữ “thánh thần” là chữ gì
A. Hán
B. La tinh
C. Nôm
D. Phạn
Câu 15: Khi chọn đất để xây các công trình di tích người ta chọn thế đất nào ?
A. Gối sơn, đạp thủy
B. Tựa sơn, đạp thủy
C. Tọa sơn, hướng thủy
D. Tọa sơn, gối thủy
Câu 16: Hình ảnh con nghê trong di tích mang ý nghĩa gì
A. Quyền lực
B. Canh giữ
C. Giám sát
D. Giác ngộ
Câu 17: Hình ảnh con rùa đội bia đá trong di tích mang ý nghĩa gì
A. Thông báo
B. Nhắc nhở nội quy
C. Trang trí
D. Chuyển tải thông tin
Câu 18: Đề tài trang trí tứ quý trong di tích biểu trưng cho những phẩm chất tốt
đẹp của con người
A. Làm vua
B. Làm quan
C. Quân tử
D. Dân
Câu 19: Vì sao hoa sen được chọn là biểu tượng của Phật giáo ?
A. Hoa sen đại diện cho cả 3 thời kỳ hiện tại quá khứ tương lai trong đạo phật
B. Hoa sen chứa đựng cá nhân - quả vì đạo phật là đạo nhân - quả
C. Hoa sen có những phẩm chất tốt đẹp của người tu hành và những triết lý
theo quan điểm phật giáo
D. Tất cả A, B, C
Câu 20: Trong các loại di tích sau di tích nào có niên đại sớm nhất ?
A. Di tích khảo cổ
B. Di tích lịch sử
C. Di tích kiến trúc nghệ thuật
D. Danh lam thắng cảnh
Câu 21: Hướng tối ưu của các di tích là hướng gì ?
A. Tây, Đông
B. Nam, Đông
C. Tây, Nam
D. Nam, Bắc
Câu 22: Sự khác biệt cơ bản trong tạo hình rồng thời lý với các thời kỳ khác là
gì?
A. Không có vảy và có móng vuốt
B. Không có sừng và có tai
C. Không có răng nanh và có móng vuốt
D. Không có sừng và có răng nanh
Câu 23: Di chỉ khảo cổ được chia ra ?
A. Di chỉ cư trú
B. Di chỉ mộ táng
C. Di chỉ phù sa
D. Cả A, B, C
Câu 24: Một trong những phương pháp xác định niên đại của các di chỉ khảo cổ
học là phương pháp?
A. Carbon phóng xạ C14
B. Oxy phóng xạ O14
C. Nitơ phóng xạ N14
D. Magie phóng xạ MG14
Câu 25: Tầng đất có chứa các di vật phản ánh đời sống sinh hoạt lao động sản xuất,
chiến đấu… của một bộ phận, tầng lớp dân cư trên địa bàn cụ thể diễn ra trong quá
khứ lịch sử được gọi là gì?
A. Tầng vô sinh
B. Tầng văn hóa
C. Tầng sinh thổ
D. Tầng nhân sinh
Câu 26: Nền văn hóa nào sau đây là tiền thân của nhà nước Chăm Pa?
A. Văn hóa đông sơn
B. Văn hóa sa huỳnh
C. Văn hóa óc eo
D. Văn hóa phù nam
Câu 27: Trong các nền văn hóa sau đâu là nền văn hóa tiền thân của nhà nước văn
lang?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa sa huỳnh
C. Văn hóa Đồng Nai
D. Văn hóa chăm pa
Câu 28: Huyền táng là hình thức táng nào sau đây?
A. Chôn người chết xuống đất
B. Treo quan tài nguời chết trên núi cao
C. Thả quan tài nguời chết xuống sông
D. Đặt thi hài người chết trên núi
Câu 29: Táng mộ thuyền là hình táng phổ biến của nền văn hóa nào?
A. Óc eo
B. Sa huỳnh
C. Đông Sơn
D. Chăm Pa
Câu 30: Di chỉ mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là mộ thuyền ?
A. Đẹp kích thước lớn nhất
B. Có kích thước lớn trang trí đẹp nhất
C. Có kích thước lớn và nhiều đồ tùy táng nhất
D. Có hài cốt nguyên vẹn và nhiều đồ tùy táng nhất
Câu 31: Táng theo hình thức hầm mộ là hình thức táng của nền văn hóa nào ?
A. Đông Sơn
B. Sơn vi
C. Hán
D. Sa huỳnh
Câu 32: Sự khác biệt trong hình thức táng của văn hóa Phùng Nguyên với các nền
văn hóa khác là gì?
A. Chôn cùng thú nuôi
B. Đặt tiền lên mắt
C. Đặt tiền vào tay
D. Chôn theo nhiều đồ tùy táng
Câu 33: Trong các di chỉ thuộc nền văn hóa sau, đâu là di tích văn hóa thuộc thời
đại kim khí?
A. Di chỉ văn hóa Bắc Sơn
B. Di chỉ văn hóa Đa Bút
C. Di chỉ văn hóa Đông Sơn
D. Di chỉ văn hóa Hạ Long
Câu 34: Di tích của người hiện đại đầu tiên ở Việt Nam được tìm thấy ở đâu?
A. Di tích Ngườm ( Thái Nguyên )
B. Di tích Sơn Vi ( Phú Thọ )
C. Di tích hang Hùm ( Yên Bái )
D. Cả A, B, C
Câu 35: Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của thời kỳ?
A. Sơ kỳ đồ đồng
B. Hậu kỳ đồ đồng
C. Sơ kỳ đồ sắt
D. Hậu kỳ đồ sắt
Câu 36: Nông nghiệp được ra đời từ nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Sơn Vi
B. Văn hóa Hòa Bình
C. Văn hóa Đông Sơn
D. Văn hóa Sa Huỳnh
Câu 37: Việc phát hiện ra loài ốc núi tại các hang động trên vịnh Hạ Long đã
chứng minh điều gì?
A. Hạ Long giai đoạn này chưa có biển
B. Hạ Long đã xuất hiện biển nhưng mực nước thấp
C. Đây là loài ốc đặc hữu tại vùng biển này
D. Đây là thực phẩm duy nhất của cư dân Hạ Long thời tiền sử
Câu 38: Di tích lịch sử là những di tích ghi dấu sự phát triển của một đất nước từ
khi con người:
A. Bước vào xã hội có nhà nước và chữ viết
B. Xuất hiện
C. Bước vào xã hội nguyên thủy
D. Sống tổ chức theo hình thức bộ tộc
Câu 39: Niên hiệu của các vị vua phong kiến thể hiện:
A. Ý chí nguyện vọng của một vị vua hay một triều đại
B. Tính cách của một vị vua hay một triều đại
C. Đường lối của một vị vua hay một triều đại
D. Nguyện vọng của một vị vua hay một triều đại
Câu 40: Thành cổ loa loa thành được xây dựng theo kiểu nào?
A. Chiếc loa
B. Vòng ốc
C. Tam trùng thành quách
D. Vauban
Câu 41: Miếu vua bà thuộc cụm di tích lịch sử Bạch Đằng liên quan đến chiến
thắng lần thứ mấy trên sông Bạch Đằng ?
A. Chiến thắng lần 1
B. Chiến thắng lần 2
C. Chiến thắng lần 3
D. Cả A, B, C
Câu 42: Miếu vua bà thuộc cụm di tích lịch sử Bạch Đằng thờ người có công giúp
Hưng Đạo vương việc gì?
A. Cung cấp thông tin về tình hình quân địch
B. Cung cấp thông tin về số lượng tàu bè địch đi qua
C. Chỉ cho ông chỗ chặt gỗ và vị trí đóng cọc
D. Cung cấp thông tin về lịch triều con nước và địa thế dòng sông
Câu 43: Sắp xếp các di tích theo tiến trình lịch sử: Kim Liên, Địa Đạo Củ Chi,
Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Đống Đa, Chi Lăng
A. Kim Liên – Điện Biên Phủ – Bạch Đằng –Đống Đa– Chi Lăng– Địa Đạo Củ
Chi
B. Kim Liên– Bạch Đằng– Đống Đa– Chi Lăng– Điện Biên Phủ– Địa Đạo Củ
Chi
C. Bạch Đằng– Đống Đa– Chi Lăng– Địa Đạo Củ Chi– Kim Liên– Điện Biên
Phủ
D. Bạch Đằng - Chi Lăng - Đống Đa - Kim Liên - Điện Biên Phủ - Địa
Đạo Củ Chi
Câu 44: Di tích nào ghi dấu sự kiện bác hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng
Việt Nam?
A. Pắc Pó
B. Tân Trào
C. Lán nà nưa
D. ATK Định Hóa
Câu 45: Di tích nào ghi dấu trận đánh mở màn cuộc tổng tiến công 3 đợt chiến dịch
Điện Biên Phủ?
A. Đồi A1
B. Đồi B1
C. Đồi C1
D. Đồi D1
Câu 46: Sau hiệp định Giơ-ne-vơ về việc lập lại hòa bình tại Việt Nam, địa danh
nào được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời?
A. Sông Gianh – Lũy Thầy
B. Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương
C. Sông Thạch Hãn – Thành cổ Quảng Trị
D. Sông Mã – Cầu Hàm Rồng
Câu 47: Điểm đầu tiên của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại mở năm 1959
thuộc địa danh nào?
A. Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình
B. Huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa
C. Huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An
D. Huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh
Câu 48: Tuyến đường Trường Sơn huyền thoại có bao nhiêu trục đường ngang,
dọc?
A. 4 đường trục dọc, 21 đường trục ngang
B. 5 đường trục dọc, 21 đường trục ngang
C. 6 đường trục dọc, 20 đường trục ngang
D. 4 đường trục dọc, 20 đường trục ngang
Câu 49: Tên gọi khác của đường Trường Sơn huyền thoại là những tên nào?
A. Đường Hồ Chí Minh
B. Đường 559
C. Tuyến lửa
D. Cả A, B, C
Câu 50: Di tích hoàng thành Thăng Long được xây dựng dưới thời nào?
A. Thời Lý
B. Thời Lê
C. Thời Trần
D. Thời Nguyễn
Câu 51: Đường Trường Sơn được thành lập ngày tháng năm nào?
A. 19/5/1955
B. 19/5/1956
C. 19/5/1959
D. 19/5/1968
Câu 52: Di tích nào ghi dấu sự chia cắt đất nước sau hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Điện Biên Phủ
B. Sông Gianh
C. Thành cổ Quảng Trị
D. Sông Bến Hải – cầu Hiền Lương
Câu 53: Tính chất nào không thuộc tính chất của loại hình di tích lịch sử?
A. Tính chất lưu niệm, tưởng niệm
B. Tính tôn vinh, biểu tượng thông qua hệ thống tượng đài
C. Tính ngẫu hứng mang ý chí chủ quan của cá nhân
D. Tính thời đại, phản ánh thời đại đã diễn ra các sự kiện, biến cố lịch sử
Câu 54: Di tích nào ghi dấu chiến thắng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Đông Khê
B. Thất Khê
C. Phai Khất, Nà Ngần
D. Điện Biên Phủ
Câu 55: Di tích nào nằm trong hệ thống hàng rào điện tử Mc.Namara?
A. Thành cổ Quảng Trị
B. Cầu Hiền Lương
C. Dốc Miếu
D. Sông Gianh
Câu 56: Chứng tích nào ghi dấu vụ thảm sát của lính Mỹ tại Quảng Ngãi trong
chiến tranh?
A. Noong Nhai
B. Sơn Mỹ
C. Khâm Thiên
D. Đồng Khởi
Câu 57: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả
dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập” là câu nói của Bác tại
di tích nào?
A. Đinh Tân Trào
B. Lán Nà Nưa
C. Pắc Pó
D. Lán Tỉn Keo
Câu 58: Di tích nào là nơi ở của Bác Hồ tại ATK Định Hóa?
A. Pắc Pó
B. Lán Nà Nừa
C. Lán Tỉn Keo
D. Đinh Hồng Thái
Câu 59: Di tích nào ghi dấu ấn đặc biệt: Điểm xuất phát đầu tiên của đường Hồ Chí
Minh trên biển?
A. Bến K15 Đồ Sơn
B. Hang Quan – vịnh Hạ Long
C. Vũng Rô – Phú Yên
D. Hang Hành – vịnh Hạ Long
Câu 60: Thành Đại La được vua Lý Thái Tổ chọn làm nơi xây dựng kinh đô mới
do nơi đây là:
A. Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước
B. Chốn tụ họp trọng yếu của bốn phương đất nước
C. Chốn tụ tập trọng yếu của bốn phương đất nước
D. Chốn lan tỏa trọng yếu của bốn phương đất nước
Câu 61: Hoàng thành Thăng Long là kinh đô của những triều đại phong kiến nào ?
A. Lý, Trần, Hậu, Lê
B. Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc
C. Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc
D. Lý, Trần, Lê, Tây Sơn
Câu 62: Sự khác nhau giữa di tích lưu niệm với di tích tưởng niệm là:
A. Những hiện vật và công trình gốc
B. Những công trình mang ý nghĩa thờ vọng
C. Những công trình gắn với chiến công của nhân thần
D. Những công trình gắn với chiến công của thiên thần
Câu 63: Tính chất bao trùm lên hệ thống di tích lịch sử cách mạng kháng chiến ở
Việt Nam là tính:
A. Nhân văn
B. Giai cấp
C. Biểu tượng
D. Lịch sử
Câu 64: Đặc điểm khác biệt của thủy chế sông Bạch Đằng với các sông khác là gì?
A. Thủy triều lên cao và nhanh
B. Thủy triều lên và rút nhanh
C. Cửa song hẹp và hiểm trở
D. Cửa song thắt nút và hiểm trở
Câu 65: Trận chiến thành cổ Quảng Trị nằm trong giai đoạn kế hoạch chiến tranh
nào của đế quốc Mỹ?
A. Chiến tranh đặc biệt
B. Chiến tranh cục bộ
C. Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến tranh đơn phương
Câu 66: Vai trò của loại hình du lịch lịch sử là gì?
A. Tuyên truyền giáo dục, tạo công ăn việc làm, biện pháp hữu hiệu chống “bỏ
quên quá khứ”
B. Tuyên truyền giáo dục, xóa đói giảm nghèo, tái hiện lịch sử
C. Tuyên truyền giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phát huy tinh thần dân tộc
D. Cả B, C
Câu 67: Di tích kiến trúc nghệ thuật được chia làm mấy nhóm?
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
Câu 68: Di tích kiến trúc nghệ thuật có đặc điểm cơ bản nào?
A. Gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng
B. Gắn liền với các sự kiện lịch sử
C. Gắn liền với các sự kiện chính trị quan trọng
D. Gắn liền với tội chiến công dựng nước và giữ nước
Câu 69: Di tích nào sau đây không thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật?
A. Di tích làng cổ
B. Di tích thành cổ
C. Di tích phố cổ
D. Di tích khảo cổ
Câu 70: Di tích có một tòa nhà vuông góc với hướng di tích và phần hậu cung nối
ở chính giữa phía sau tòa nhà là di tích thuộc dạng bình đồ hình chữ nào?
A. Đinh
B. Quốc
C. Nhị
D. Công
Câu 71: Kiến trúc mái cong của các di tích kiến trúc nghệ thuật có ý nghĩa gì?
A. Tạo sự thanh thoát cho công trình, đón ánh nắng
B. Nâng chiều cao của công trình
C. Giúp cho bộ mái chắn không xô, tụt ngói
D. Cả A, C
Câu 72: Chùa là công trình kiến trúc công cộng dùng để thờ Phật và:
A. Người có công
B. Thờ Mẫu
C. Thờ Thần
D. Một số tín ngưỡng bản địa
Câu 73: Sắp xếp thứ tự đúng các công trình từ ngoài vào trong của ngôi chùa?
A. Tam quan – Gác chuông – Tiền đường – Thượng Điện – Hậu Cung –
Nhà tổ
B. Tam quan – Thượng Điện – Hậu Cung – Nhà tổ - Gác chuông – Tiền đường
C. Tam quan – Gác chuông – Tiền đường – Thượng Điện – Nhà tổ - Hậu cung
D. Tam quan – Hậu cung – Nhà tổ - Thượng Điện – Gác chuông – Tiền đường
Câu 74: Công trình nào không thuộc hệ thống nhà thờ Kito giáo?
A. Nhà thờ chính tòa
B. Nhà thờ chính họ
C. Nhà nguyện
D. Nhà thờ chính gia
Câu 75: Kiến trúc nhà thờ Kito giáo được gọi là kiến trúc:
A. Roman
B. Gô-tích
C. Vau-ban
D. Cả A, C
Câu 76: Nhà thờ lớn nhất Đông Dương là nhà thờ nào?
A. Nhà thờ Đức Bà – TP Hồ Chí Minh
B. Nhà thờ Lớn – Hà Nội
C. Nhà thờ Sa Pa – Lào Cai
D. Nhà thờ Phát Diệm – Ninh Bình
Câu 77: Đền tháp của người Chăm xây dựng để thờ:
A. Các vị thần Hy Lạp cổ đại
B. Các vị thần đạo Bà La Môn, Ấn Độ giáo
C. Các vị thần tiên trong Đạo giáo
D. Các vị thánh trong Thiên Chúa giáo
Câu 78: Vị thần tối cao được thờ trong đền tháp của người Chăm là:
A. Thần Dớt
B. Thần Shiva
C. Thần Brahma
D. Thần Visnu
Câu 79: Ngôi đình làng ở Việt Nam có chức năng nào?
A. Hành chính
B. Tín ngưỡng
C. Văn hóa
D. Cả A, B, C
Câu 80: Đình làng ở Việt Nam ra đời vào thế kỉ nào?
A. XV
B. XVI
C. XVII
D. XVIII
Câu 81: Lăng mộ thường được quay hướng:
A. Nam hoặc Tây
B. Tây hoặc Đông
C. Nam hoặc Bắc
D. Bắc hoặc Đông
Câu 82: Đỉnh cao về kiến trúc lăng mộ triều đình phong kiến ở Việt Nam là hệ
thống lăng mộ:
A. Nhà Lê ở Lam Kinh (Thanh Hóa)
B. Vương triều Nguyễn ở Huế
C. Nhà Trần ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh)
D. Vua Hùng (Phú Thọ)
Câu 83: Các đô thị cổ ở Việt Nam thường được ra đời, tồn tại và phát triển ở:
A. Trung tâm nơi tập trung đông dân cư
B. Bên những dòng song, thuận tiện cho giao thông thủy
C. Trung tâm phát triển kinh tế nông nghiệp
D. Làng phát triển kinh tế thương mại
Câu 84: Trong những bình đồ sau, đâu không phải bình đồ kiến trúc của loại hình
di tích kiến trúc nghệ thuật?
A. Chữ Nhất
B. Chữ Tam
C. Chữ Ngũ
D. Chữ Quốc
Câu 85: Hệ thống sàn trong kiến trúc đình làng Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Phân biệt ngôi thứ trong nhà
B. Tránh ẩm ướt, lụt lội
C. Tạo sự thoáng mát trong công trình di tích
D. Tạo sự ngăn cách giữa không gian người và thần
Câu 86: Trong di tích truyền thống, người Việt thường sử dụng phương pháp chạm
khắc nào để trang trí công trình?
A. Chạm nổi, chạm bong kênh
B. Chạm thủng, chạm lộng
C. Bào trơn, đóng bén
D. Chạm lộng, chạm bong kênh
Câu 87: Kiến trúc hai tầng tám mái tượng trưng cho:
A. Tam tái – Ngũ Hành
B. Dịch học âm dương, bát quái
C. Hà đồ, Ngũ hành
D. Lưỡng nghi, bát quái
Câu 88: Để kết nối các bộ phận gỗ trong một công trình kiến trúc truyền thống, cha
ông ta thường dùng gì?
A. Đinh
B. Buộc dây
C. Ốc vít
D. Mộng
Câu 89: Trục ảo chạy giữa và xuyên suốt từ trước về sau công trình di tích được
gọi là:
A. Linh đạo
B. Trục đạo
C. Nhất đạo
D. Thần chính đạo
Câu 90: Kiến trúc truyền thống của người Việt là kiến trúc:
A. Khép kín
B. Mở
C. Tĩnh
D. Cách biệt
Câu 91: Gác chuông trong chùa còn được gọi là gì?
A. Thanh văn duyên giác
B. Văn thanh duyên giác
C. Âm thanh duyên giác
D. Duyên văn thanh giác
Câu 92: Tòa tiền đường còn được gọi là gì?
A. Tiền bái
B. Chùa Hộ
C. Thiêu hương
D. Tiền tế
Câu 93: Thiêu hương là nơi:
A. Đặt tượng Hộ Pháp
B. Đặt tượng Phật
C. Nơi đặt nhang án và các đồ thờ
D. Đặt tượng Đức Ông
Câu 94: Cấu trúc thờ tự: tiền Phật hậu mẫu (thánh) phổ biến ở các chùa theo phái:
A. Đại Thừa
B. Tiểu Thừa
C. Trúc Lâm
D. Vô Ngôn Thông
Câu 95: Trong những nguyên tắc sau, đâu không phải nguyên tắc trong bài trí
tượng Phật:
A. Phải trước trái sau
B. Từ ngoài vào trong
C. Từ thấp đến cao
D. Trái trước phải sau
Câu 96: Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức vào năm nào?
A. 1070
B. 1075
C. 1076 D. 1484
Câu 97: Khoa thi cuối cùng của hình thức thi cử thời phong kiến ở nước ta được tổ
chức vào năm nào?
A. 1917
B. 1919
C. 1939
D. 1945
Câu 98: Người được các triều đại phong kiến suy tôn là Nam Giao học tổ là ai?
A. Cao Biền
B. Nhâm Diên
C. Tích Quang
D. Sĩ Nhiếp
Câu 99: Cửa của nhà thờ Kito giáo thường quay hướng:
A. Đông
B. Tây
C. Bắc
D. Nam
Câu 100: Hệ thống nhà thờ kito giáo được xây dựng nhiều nhất ở:
A. Trung tâm buôn bán
B. Đô thị
C. Khu vực đông dân cư
D. Ven song, ven biển
Câu 101: Kiến trúc nhà thờ Kito giáo là kiến trúc:
A. Lan tỏa
B. Mở
C. Khép kín
D. Động
Câu 102: Kiến trúc trong nhà thờ Kito giáo có 3 khu chính là:
A. Buồng áo, gian thánh và khu hội chúng
B. Buồng áo, gian thánh và thánh đường
C. Buồng cha, gian thánh và thánh đường
D. Buồng áo, gian chúa và khu hành lễ
Câu 103: Tháp chính trong đền tháp của người Chăm Pa được gọi là:
A. Kaso graha
B. Mandapra
C. Gopura
D. Ka Lan
Câu 104: Khi thực hành nghi lễ người Chăm dùng lễ vật gì để dâng cúng các vị
thần?
A. Hương
B. Xôi, gà
C. Nước
D. Hoa quả
Câu 105: Vì sao hệ thống tháp Chăm xuất hiện nhiều ở Nam Trung Bộ?
A. Địa bàn cư trú chính của người Chăm hiện nay
B. Lãnh thổ của người Chăm trước đây
C. Quê hương các vị vua Chăm
D. Quê hương các vị thần của người Chăm
Câu 106: Triều đình phong kiến Việt Nam phân chia thành hoàng làng thành:
A. Thần tự nhiên, anh hùng dân tộc, tổ nghề.
B. Tổ nghề, người thành lập làng, anh hùng dân tộc
C. Người thành lập làng, thần tự nhiên, tổ nghề
D. Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, Hạ đẳng thần (maybe)
Câu 107: Những công trình kiến trúc của đình làng:
A. Ao, trụ biểu, sân, đình
B. Ao, đình, trụ biểu, sân
C. Ao, sân, trụ biểu, đình
D. Ao, trụ biểu, đình, sân.
Câu 108: Trang trí kiến trúc trong đình làng thường được điêu khắc dưới hình thức
nào?
A. Bào trơn, đóng bén
B. Chạm bong kênh, chạm thủng
C. Chạm lộng, chạm nổi
D. Chạm bông kênh và chạm lộng.

Câu 109: Bức bình phong che chắn trước ngôi đình có ý nghĩa gì?
A. Ngăn cách đạo với đời, thần thánh-chúng dân, gió độc, gió chướng
B. Ngăn cách đạo với đời, gió độc, gió chướng, tạo vẻ đẹp thanh thoát cho công
trình
C. Ngăn cách đạo với đời, gió độc, gió chướng, ghi lại lịch sử ngôi đình
D. Ngăn cách đạo với đời, thần thánh – chúng dân, tạo vẻ đẹp thanh thoát cho
công trình.

Câu 110: Trong trang trí kiến trúc, điêu khắc đình làng KHÔNG có tính chất nào
sau đây:
A. Hiện thức
B. Lãng mạn
C. Nhân bản
D. Lịch sử

Câu 111: Kiệu Long Đình là Kiệu:


A. Quan dẹp đường
B. Thánh
C. Mẫu
D. Quan hầu

Câu 112: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam phát triển đỉnh cao vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XV
B. Thế kỉ XVI
C. Thế kỉ XVII
D. Thế kỉ XVIII
Câu 113: Linh vật gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu là:
A. Rắn, hổ
B. Rắn, sư tử
C. Rắn, rùa
D. Rắn, hạc

Câu 114: Nghi thức hầu đồng xuất hiện ở loại hình di tích nào:
A. Đền thờ các danh nhân
B. Phủ, đền, điện
C. Chùa
D. Nhà thờ

Câu 115: Các hội quán của người Hoa ở Hội An được đặt tên dựa vào:<Phúc
Kiến>
A. Tên của người Hoa đầu tiên đến Hội An làm ăn buôn bán
B. Tên vùng đất quê hương của người Hoa
C. Tên của danh nhân
D. Tên của vị thần được thờ

Câu 116: Dấu hiệu đặc trưng nhìn từ ngoài vào các ngôi nhà cổ ở Hội An là gì:
A. Mắt cửa
B. Ngưỡng cửa
C. Cổ vật trong nhà
D. Hoành phi, câu đối

Câu 117: Công trình kiến trúc mang nhiều chức năng của người Hoa sinh sống tại
Hội An là gì:
A. Dịch quán
B. Hội quán
C. Văn quán
D. Xứ quán
Câu 118: Chất liệu xây dựng độc đáo của làng cổ Đường Lâm là gì?
A. Đá xanh
B. Đá sa thạch
C. Đá ong
D. Đá cát kết

Câu 119: Hậu chẩm của kinh thành Huế là núi:


A. Ngự Sơn
B. Ngự Bình
C. Sơn Hương
D. Sơn Bình

Câu 120: Kiến trúc kê chân cột trong kiến trúc di tích truyền thống được gọi là:
A. Nền tảng
B. Động
C. Linh hoạt
D. Chân tảng

Câu 121: Hệ thống cột chịu lực thường được đặt trên những hòn kê gọi là “chân
tảng âm dương” mang ý nghĩa gì?
A. Sự bền vững của công trình di tích
B. Sự chuyển tài giá trị tâm linh
C. Tạo sự cân đối cho công trình
D. Tạo sự hài hòa về kiến trúc

Câu 122: Cổng ngôi chùa ở Việt Nam được gọi là “tam quan” theo quan điểm gì
trong Phật giáo:
A. Thuyết vô tạo giả
B. Thế giới quan
C. Thuyết nhân quả
D. Thuyết luân hồi
Câu 123: Tượng Hộ Pháp ngồi trên lưng sư tử có ý nghĩa gì:
A. Biểu tượng cho sức mạnh trấn áp cái ác để bảo vệ Phật pháp
B. Dựa vào trí tuệ để bảo vệ Phật pháp
C. Dựa vào sức mạnh để bảo vệ Phật pháp
D. Biểu tượng cho quyền lực của thánh nhân

Câu 124: Đặc điểm nhận diện tượng Đức Ông là gì:
A. Đặt bên trái, mặc kiểu võ quan, tay cầm bút, tay cầm sách
B. Đặt bên trái, mặc áo cà sa, tay cầm bút, tay cầm sách
C. Đặt bên phải, mặc kiểu võ quan, tay cầm bút, tay cầm sách
D. Đặt bên phải, đội mũ Từ ly thất Phật, tay cầm bút, tay cầm sách

Câu 125: Đặc điểm nhận diện tượng Đức Thánh Tăng là gì:
A. Đặt bên trái, mặc kiểu võ quan, ngồi trên ngai
B. Đặt bên trái, mặc áo cà sa, ngồi trên ngai
C. Đặt bên phải, mặc kiểu võ quan, ngồi trên ngai
D. Đặt bên phải, đội mũ Từ ly thất Phật, ngồi trên ngai

Câu 126: Tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh biểu tượng cho:
A. Trí tuệ, sức mạnh
B. Trí tuệ, chân lý
C. Đại từ, đại bi, đại xá
D. Sức mạnh chế ngự thiên nhiên

Câu 127: Đặc điểm khác biệt trong tạo hình tượng A – nan – đà và Ca diếp là gì?
A. Áo khoác
B. Khuôn mặt
C. Tư thế tay
D. Tư thế ngồi

Câu 128: Lý do những bảo vật thuộc “ An Nam tứ đại khí” bị hủy hoại là bởi quân:
A. Tống
B. Nguyên Mông
C. Minh
D. Thanh

Câu 129: Màu đỏ của Khuê Văn Các tượng trưng cho:
A. Dương tính, ánh sáng tri thức, sự phát triển của tri thức, trí tuệ
B. Âm tính, đánh dấu sự phát triển của sĩ tử trên các nấc thang khoa cử
C. Dương tính, biểu trưng cho sự phát triển trường tồn của văn hiến Việt Nam
D. Âm tính, biểu trưng cho sự phát triển trường tồn của Nho học

Câu 130: Công trình hang đá Bethlahem trong nhà thờ Ki Tô giáo gắn với sự kiện
chúa Giê Su chào đời được gọi theo tiếng Việt là gì?
A. Thiên Đức
B. Phúc Đức
C. Nhân Đức
D. Lộ Đức

Câu 131: Vị thánh đứng trước cổng nhà thờ mang ý nghĩa canh giữ đạo Thiên
Chúa là ai?
A. Thánh Phêrô
B. Thánh Simon
C. Thánh Giuđa
D. Thánh Giacôbê

Câu 132: Nước và bánh thánh biểu tượng cho:


A. Máu, nước mắt của Chúa
B. Máu, thịt của Chúa
C. Nước mắt, thịt của Chúa
D. Máu và trái tim của Chúa

Câu 133: Vì sao nhà thờ Kito giáo quay hướng Đông?
A. Hướng của sự ấm áp, tượng trưng cho sự no ấm
B. Hướng của sinh khí, tượng trưng cho Chúa sáng thế
C. Hướng của sự mát mẻ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở
D. Hướng của sự ấm áp, tượng trưng cho Chúa sáng thế
Câu 134: Điểm khác biệt lớn nhất giữa kiến trúc nhà thờ Kito giáo với các tôn
giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Việt là:
A. Chiều cao của công trình
B. Cách bài trí tượng
C. Nghệ thuật điêu khắc
D. Kỹ thuật xây dựng

Câu 135: Nhà thờ Kito giáo có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phương Tây và
văn hóa Việt Nam là nhà thờ:
A. Đức Bà
B. Phát Diệm
C. La Vang
D. Trà Cổ

Câu 136: Tại sao đền tháp của người Chăm lại có nhiều tên gọi khác nhau?
A. Gọi theo kỹ thuật xây dựng
B. Gọi theo địa danh nơi phát hiện di tích
C. Gọi theo tên các vị thần
D. Gọi theo tên các vị vua Chăm

Câu 137: Sự độc đáo nhất trong kĩ thuật xay dựng đền tháp của người Chăm là gì?
A. Kĩ thuật chạm khắc đá
B. Kĩ thuật tạc tượng
C. Kĩ thuật xây gạch
D. Kĩ thuật nung gạch

Câu 137: Trong đền tháp của người Chăm, các vị thần được thờ dưới dạng thức
nào?
A. Tượng các vị thần
B. Bài vị
C. Linga và Yoni
D. Các linh vật
Câu 138: Khu đền tháp Mỹ Sơn thích hợp vớ loại hình du lịch nào?
A. Du lịch tìm hiểu văn hóa
B. Du lịch về nguồn
C. Du lịch tâm linh
D. Du lịch mạo hiểm

Câu 139: Giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo còn được lưu giữ lại trong đình Trà
Cổ là:
A. Mái đình
B. Hệ thống ván sàn
C. Đầu đao
D. Nhang án

Câu 140: Thờ cô, cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu mang ý nghĩa:
A. Tôn vinh tính thiện
B. Mong muốn sự sinh sôi nảy nở
C. Tôn vinh quyền lực của Mẫu
D. Tôn vinh những người hậu cần của Mẫu

Câu 141: Vì sao tín ngưỡng thờ Mẫu được coi là tín ngưỡng có sức sống trường
tồn trong văn hóa tâm linh người Việt, vì Mẫu:
A. Có thể đáp ứng tất cả những mong muốn của cuộc sống hiện thực
B. Gần gũi với đời sống tâm linh
C. Che chở, bảo vệ cho các tín đồ
D. Đem lại cho tín đồ sự giải thoát

Câu 142: Các đô thị cổ ở Việt Nam được hình thành là do:
A. Mở mang phát triển đô thị, tập trung, đông dân cư
B. Xây dựng kinh đô hoặc phát triển nhờ quá trình giao thương buôn bán
C. Xây dựng và mở rộng kinh đô
D. Quá trình giao thương buôn bán và xây dựng nhiều trung tâm thương
mại
Câu 143: Hội quán Phúc Kiến của người Hoa ở Hội An thờ bà Thiên Hậu Nương
Nương vì:
A. Bà là người có khả năng quan sát trên biển
B. Bà là thần hộ mệnh những người đi biển
C. Bà là người có khả năng nghe ngóng trên biển
D. Bà là người có khả năng chống lột lụi

Câu 144: Lăng tẩm vua Tự Đức có 1 công trình đặc biệt khác với tất cả các lăng
tẩm khác tại Huế, đó là công trình nào?
A. Cổng lăng
B. Điện thờ
C. Văn bia
D. Lăng mộ

Câu 145: Nguyên vật liệu nào tốn kém nhất khi xây dựng lăng tẩm vua Khải Định:
A. Sắt
B. Xi măng
C. Ngói
D. Đồ sứ

Câu 146: Vua Khải Định tăng thuế toàn quốc lên đến 30% để:
A. Tu bổ kinh thành Huế
B. Nộp thuế cho thực dân Pháp
C. Tu sửa chùa Thiên Mụ
D. Xây dựng lăng tẩm

Câu 147: Giá trị độc đáo nhất của thành nhà Hồ là gì?
A. Kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng
B. Chất liệu xây dựng độc đáo
C. Quy mô xây dựng
D. Phong cách kiến trúc
Câu 148: Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly xây dựng trong bao lâu:
A. 3 tháng
B. 7 tháng
C. 3 năm
D. 7 năm

Câu 149: Điểm khác biệt trong kiến trúc giếng của văn hóa Chăm Pa và văn hóa
Việt là gì?
A. Hình vuông
B. Hình tròn
C. Hình chữ nhật
D. Hình bán nguyệt

Câu 150: Đặc điểm để phân biệt kiến trúc giếng thời Lý – Trần là:
A. Thành giếng được xếp khít vào nhau bằng gạch nung già theo kiểu
xương cá hoặc nằm ngang gối đầu lên nhau
B. Thành giếng được xây dựng bằng gạch đỏ xếp theo chiều dọc
C. Đáy giếng hình tròn, không lát gạch
D. Miệng giếng hình vuông xếp bằng gạch nung già theo chiều ngang

Câu 151: Hình tượng rồng trong di tích chùa tháp thời Trần thường có đặc điểm
nào sau đây?
A. Có móng vuốt
B. Có thân hình mềm mại
C. Có thân hình uốn khúc khỏe mạnh
D. Thân hình hoa văn sóng nước

Câu 152: Dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết di tích chùa tháp ra đời thời Lý:
A. Hoa văn hình lá mít
B. Hoa văn hình lá nhãn
C. Hoa văn hình lá đề
D. Hoa văn hình lá hoa đại
Câu 153: Di tích kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn thường có đặc điểm:
A. Trang trí bằng sành sứ
B. Trang trí hoa văn hình lá đề
C. Trang trí hoa văn hình sóng nước
D. Trang trí hoa văn hình âm-dương

Câu 154: Đặc điểm khác biệt cơ bản trong chùa theo tông phái Đại thừa và Tiểu
thừa là:
A. Kiến trúc Tam quan
B. Hệ thống tượng Phật
C. Nghệ thuật chạm khắc
D. Kết cấu vi (vì) nóc

Câu 155: Kiến trúc hệ thống cột chịu lực đặt trên chân tảng hoa sen trong kiến trúc
Phật giáo mang ý nghĩa:
A. Mong muốn sự sinh sôi nảy nở
B. Chuyển tài sự giác ngộ tới chúng sinh
C. Sự trường tồn của đạo Phật
D. Sự bền vững của di tích

Câu 156: Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại Sài Gòn
để:
A. Phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm
B. Phản đối chính sách đàn áp nhân dân của Mỹ
C. Phản đối âm mưu đánh bom biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá
D. Phản đối âm mưu chia cắt 2 miền đất nước

Câu 157: Sự khác biệt cơ bản trong nghệ thuật tạc tượng của người Chăm Pa và
người Việt là:
A. Chất liệu
B. Mô típ
C. Chiều cao
D. Tư thế tay
Câu 158: Vì sao các tấm bia tiến sỹ ở Văn Miếu được đặt lên lưng rùa?
A. Thể hiện sự trường tồn bất diệt
B. Lưu danh mãi mãi nền Nho học
C. Trân trọng đạo học
D. Thể hiện truyền thống tôn sự trọng đạo

Câu 159: Trong kiến trúc nhà thờ Kito giáp, công trình biểu trưng cho tiếng nói của
Chúa là:
A. Gian thnhas
B. Khu hội chúng
C. Cây thập giá
D. Gác chuông

Câu 160: Vì sao kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm lại giống kiến trúc tôn giáo, tín
ngưỡng truyền thống của người Việt:
A. Thể hiện sự giao thoa về văn hóa
B. Phù hợp với đặc điểm tự nhiên của người Việt
C. Phù hợp với tính cách người Việt
D. Thể hiện sự tôn trọng văn hóa bản địa

Câu 161: Thành lũy quân sự, kinh đô Việt Nam thường có cấu trúc nào?
A. Tam trùng thành quách
B. Trùng thiềm điệp ốc
C. Trong lũy, ngoài hào
D. Tường cao, hào sâu

Câu 162: Lợi thế của vị trí thành Tây Đô là gì?


A. Phòng ngự quân sự
B. Trung tâm kinh tế
C. Trung tâm chính trị và văn hóa
D. Cả A, B, C
Câu 163: Sự khác biệt lớn nhất giữa lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn ở Huế cà
lăng mộ các vị vua Trần ở An Sinh (Đông Triều – Quảng Ninh) là gì?
A. Thể hiện quan điểm, tư tưởng của các vị vua
B. Quy mô công trình
C. Nghệ thuật chạm khắc
D. Kiến trúc nghi môn

Câu 164: Biểu tượng thường xuất hiện trong hệ thống lăng tẩm các vị vua là:
A. Rồng
B. Hạc
C. Mặt trời lặn
D. Mặt trời mọc

Câu 165: Danh lam thắng cảnh có giá trị:


A. Tự nhiên và văn hóa
B. Tự nhiên và đa dạng sinh học
C. Tự nhiên và địa chất địa mạo
D. Thẩm mỹ và địa chất

Câu 165: Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một
hay nhiều hệ sinh thái phục vụ mục tiêu:
A. Khoa học, văn hóa và giáo dục
B. Khoa học, giáo dục và du lịch
C. Khoa học, giáo dục và văn hóa
D. Khoa học, sinh thái và giáo dục

Câu 166: UNESCO là viết tắt của tổ chức:


A. Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc
B. Khoa học, văn hóa, tự nhiên Liên Hiệp Quốc
C. Khoa học, tự nhiên và lịch sử LHQ
D. Giáo dục, tự nhiên, văn hóa LHQ
Câu 167: Theo công ước UNESCO, có bao nhiêu tiêu chí để công nhận di sản văn
hóa?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 168: Ở Việt Nam hiện nay có những di sản thế giới nào?
A. Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể
B. Di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể
C. Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, công viên địa chất
D. Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản hỗn hợp

Câu 169: Biểu tượng di sản thế giới của UNESCO có hình:
A. Hình vuông bên ngoài, hình tròn bên trong
B. Hình tròn bên ngoài, hình vuông bên trong
C. Hình thoi bên trong, hình tròn bên ngoài
D. Hình thoi bên ngoài, hình tròn bên trong

Câu 170: Rừng đặc dụng thường được chia làm các phân khu:
A. Khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và dịch vụ - hành chính
B. Khu bảo tồn, phục hồi sinh thái và dịch vụ - hành chính
C. Khu bảo tồn sinh thái, dự trữ sinh quyển và dịch vụ
D. Khu bảo vệ, phục hồi sinh thái và dịch vụ - hành chính

Câu 171: Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã công nhận 1 di sản thiên nhiên thế
giới tại Việt Nam với 07 cái nhất. Đó là gì sản nào?
A. Vịnh Hạ Long
B. Tràng An
C. Vịnh Cam Ranh
D. Phong Nha – Kẻ Bàng
Câu 172: Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào:
A. Phú Yên
B. Bình Định
C. Ninh Thuận
D. Khánh Hòa

Câu 173: Vườn quốc gia được công nhận đầu tiên ở nước ta:
A. Cát Tiên
B. Ba Vì
C. Cát Bà
D. Cúc Phương

Câu 174: Di chỉ khảo cổ học thời tiền sử thuộc rừng quốc gia Cúc Phương là di
chỉ:
A. Động Người Xưa
B. Hang Tiên Ông
C. Hang Tam Cốc
D. Động Thiên Long

Câu 175: Khu vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam vừa có rừng vừa có biển:
A. Cát Bà
B. Bạch Mã
C. Cúc Phương
D. Cát Tiên

Câu 176: Feng – linh và Feng – cong là 2 dạng địa hình của danh thắng nào?
A. Tam Cốc – Bích Động
B. Phong Nha – Kẻ Bàng
C. Vịnh Hạ Long
D. Cao nguyên đá Đồng Văn
Câu 177: Hang động nào của Việt Nam đã được chiếu trên chương trình Good
Morning America ( Đài ABC)?
A. Thiên Cung
B. Hang Én
C. Sơn Đoòng
D. Cả B,C

Câu 178: Vườn quốc gia nào là nơi giao lưu giữa 2 luồng hệ động thực vật 1 miền
Nam Bắc Việt Nam?
A. Cát Bà
B. Bạch Mã
C. Côn Đảo
D. Bến Én

Câu 179: Voọc đầu trắng là loài linh trưởng được ghi trong sách đỏ thế giới xuất
hiện ở vườn quốc gia nào?
A. Cát Bà
B. Cúc Phương
C. Nam Cát Tiên
D. Pù Mát

Câu 180: Địa danh nào ghi dấu chiến công của Trần Khánh Dư đốt đoàn thuyền
lương của giặc trong trận chiến Vân Đồn – Cửa Lục năm 1287?
A. Vịnh Lan Hạ
B. Vịnh Bái Tử Long
C. Vịnh Hạ Long
D. Vịnh Cam Ranh

Câu 181: Danh thắng nào được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
năm 2015 với tiêu chí đa dạng sinh học?
A. Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
B. Phong Nha – Kẻ Bàng
C. Vịnh Hạ Long
D. Tràng An
Câu 182: Dạng địa hình Karst là dạng địa hình núi đá vôi bị:
A. Ăn mòn bởi nước mưa
B. Ăn mòn bởi nước
C. Phong hóa
D. Ăn mòn bởi nước mưa và nước biển

Câu 183: Loài thực vật nào KHÔNG phải thực vật đặc hữu trên vịnh Hạ Long?
A. Hải vệ nữ hoa vàng
B. Phất dụ núi
C. Khổ cử đại nhung
D. Bông mộc

Câu 184: Loài linh trưởng tại vườn quốc gia Cát Bà được ghi trong sách đỏ thế
giới:
A. Voọc quần đùi
B. Voọc đầu trắng
C. Voọc má trắng
D. Khỉ đít đỏ

Câu 185: Hệ sinh thái đặc hữu trên vịnh Hạ Long là hệ sinh thái nào?
A. Tùng – áng
B. Rừng thường xanh trên núi đá vôi
C. Rừng ngập mặn
D. Biển và ven bờ

Câu 186: Giá trị đặc trưng nhất của Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn là
gì?
A. Bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên cao nguyên đá Đồng Văn
B. Diện mạo địa chất khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Có nhiều di tích danh lam thắng cảnh quốc gia
D. Đa dạng sinh học
Câu 187: Hang nào trên vịnh Hạ Long là điểm xuất phát của đoàn tài không số?
A. Hang Tiên Công
B. Hang Trống
C. Hang Quan
D. Hang Đúc Tiền

Câu 188: Hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động tự nhiên:
A. Đẹp nhất trên thế giới
B. Lớn nhất trên thế giới
C. Có thạch nhũ đẹp và nhiều nhất trên thế giới
D. Có trần hang cao nhất

Câu 189: Để phân biệt giữa hang và động người ta dựa vào:
A. Cấu tạo cửa hang và cấu trúc hang
B. Cấu tạo cửa hang và quá trình hình thành
C. Quá trình hình thành và cấu trúc hang
D. Quá trình hình thành và giá trị thẩm mỹ

Câu 190: Sự khác biệt về chức năng của khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên là gì?
A. Thực hiện chức năng bảo tồn, phát huy và nghiên cứu
B. Thực hiện chức năng bảo tồn, phát triển kinh tế và hỗ trợ nghiên cứu,
giáo dục
C. Thực hiện chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế du lịch
D. Thực hiện chức năng bảo tồn, phát huy và giáo dục

Câu 191: Ý nghĩa sâu sắc nhất bài thơ của Lê Thánh Tông khắc trên núi Bài Thơ là
gì?
A. Khẳng định non sống thái bình
B. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ
C. Khẳng định sức mạnh quân sự
D. Khẳng định sự bền vững của triều đại
Câu 192: Mục đích của việc xây dựng các khu dự trữ sinh quyển là gì?
A. Tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống
B. Tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu
cầu nghiên cứ, giáo dục
C. Tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn
việc làm cho cư dân địa phương
D. Tạo sự cân bằng giữa bảo vệ và phát huy, bảo tồn sự đa dạng sinh học

Câu 193: Câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Trãi “Đường đến Vân Đồn lắm núi sao,
kỳ quan đất dựng giữa trời cao” là nói đến thắng cảnh nào?
A. Núi Yên Tử
B. Núi Bài Thơ
C. Vịnh Hạ Long
D. Vịnh Bái Tử Long
Câu 194: Theo luật di sản văn hóa năm 2001, di tích lịch sử văn hóa là những công
trình xây dựng địa điểm và các di vật cổ vật bảo vật quốc gia thuộc công trình địa
điểm đó có giá trị ?
ĐA: lịch sử, văn hóa, khoa học.
Câu 195: Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc có giá trị?
ĐA: lịch sử, thẩm mĩ, khoa học
Câu 196: Cơ sở phân loại các loại hình di tích là?
ĐA: nội dung chứa đựng trong mỗi di tích
Câu 197: Hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh thắng việt nam có mấy giá trị?
ĐA: 5
Câu 198: Trong các linh vật sau, vật nào không phải linh vật thuộc bộ tứ linh?
ĐA: sư tử
Câu 199: Đề tài trang trí tứ quý trong các di tích văn hóa truyền thống văn hóa việt
nam ta thể hiện bằng gì?
ĐA: bốn mùa
Câu 200: Theo quy định tại luật di sản văn hóa năm 2001, di vật là hiện vật được ?
ĐA: được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Câu 201: Theo quy định của luật di sản văn hóa năm 2001 và luật sửa đổi bổ sung
1 số điều của luật di sản văn hóa năm 2009, di tích lịch sử văn hóa phải có tiêu chí
nào sau đây?
ĐA: cả 3 phương án trên
Câu 202: Tiền án là gì?
ĐA: địa hình địa vật che chắn phía trước
Câu 203: Yếu tố tả thanh long, hữu bạch hổ nằm ở vị trí nào của di tích?
ĐA: 2 bên
Câu 204: Trong bộ tứ linh, con vật biểu trưng cho sự trường tồn là con?
ĐA: con rùa( quy)
Câu 205: Trong bộ tứ linh, con vật biểu trưng cho trí tuệ là con gì?
ĐA: con kỳ lân
Câu 206: Loài cây nào là loài cây ko nằm trong bộ tứ hữu?
ĐA: tùng ???
Câu 207: Các loài cây nào tương ứng với thứ tự bốn mùa xuân, hạ, thu, đông?
ĐA: mai, trúc, cúc, tùng
Câu 208: Trong bộ tứ quý, ‘tùng’ biểu tượng cho?
ĐA: sức mạnh, khí tiết, sự thanh cao của người quân tử
Câu 209: trong bộ tứ quý, ‘mai’ biểu tượng cho?
ĐA: cao thượng, vinh hiển, cao sang
Câu 210: Chủ đề trang trí lá đề được gắn với công trình thờ gì?
ĐA: thờ phật
Câu 211: Câu nói trong kinh dịch “ thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” nói về
gì?
ĐA: hướng của kinh thành
Câu 212: Hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng trong di tích văn miếu mang ý
nghĩa gì?
ĐA: đỗ đạt
Câu 213: Yếu tố tả thanh long trong di tích đại diện cho hướng nào?
ĐA: đông
Câu 214: Loài cây nào được đặt tên theo 1 thiền phái nổi tiếng ở việt nam?
ĐA: trúc
Câu 215: Vì sao công trình kiến trúc nghệ thuật thường có quy mô vừa và nhỏ?
ĐA: cả 3 ý trên
Câu 216: Câu thơ cổ ‘ vị xuất địa thời đà hữu thiết, đảo lăng vân xứ dã vô tâm’ là
nói về phẩm chât cao quý của cây nào trong bộ tứ quý?
ĐA: cây trúc
Câu 217: Ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì?
ĐA: sinh sôi nảy nở và tượng trưng cho ngũ hành
Câu 218: Vì sao di tích không quay hướng bắc?
ĐA: hướng của giá rét
Câu 219: Di tích văn hóa khảo cổ thuộc thời kì đồ đá cũ có niên đại?
ĐA: 30 vạn năm đến 1 vạn năm TCN
Câu 220: Di chỉ văn hóa Đông Sơn được tìm thấy đầu tiên ở đâu?
ĐA: thanh hóa
Câu 221: Di chỉ Cái bèo thuộc nền văn hóa nào?
ĐA: hạ long
Câu 222: Di chỉ mộ thuyền việt khê tại huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
thuộc nền văn hóa nào?
ĐA: Đông Sơn
Câu 223: Di chỉ đầu tiên của văn hóa sa huỳnh được tìm thấy ở đâu?
ĐA: Quảng Ngãi
Câu 224: Di tích nào sau đây không thuộc loại hình di chỉ cư trú phù sa đống vỏ
sò?
ĐA: con moong
Câu 225: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm di tích lịch sử Việt Nam?
ĐA: di tích lịch sử hầu như còn giữ được nguyên trạng các di vật và hiện vật
gốc
Câu 226: Muốn xác định được niên đại của di tích cần biết chính xác được gì?
ĐA: Niên hiệu
Câu 227: Di tích lưu niệm là di tích gì?
ĐA: là nơi lưu giữ những kỉ vật, công trình thuộc một danh nhân nào đó ở
những nơi liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân đó
Câu 228: Thánh tản viên được người dân vùng hà tây được thờ là thành hoàng làng
vì có công?
ĐA: trị thuỷ
Câu 229: Miếu tiên công các vị tiên công có công gì?
ĐA: Khai hoang
Câu 230: T8 giỗ cha t3 giỗ mẹ là thờ ai?
ĐA: mẹ là mẫu liễu hạnh, cha là hưng đạo đại vương
Câu 231: Lí do vua Tự đức đổi tên lăng của ông từ tọa liên cơ sang diêm lăng là
gì?
ĐA : sự nổi loạn của binh lính
Câu 232: Lai Viễn Kiều là tên gọi khác của?
ĐA: chùa cầu
Câu 233: Trong lịch sự phật giáo Việt Nam, có một ngôi chùa các tăng ni phật từ
đã trích máu để in 500 cuốn kinh phật là chùa nào?
ĐA: chùa quỳnh lâm
Câu 234: Cổng ngọ môn trong kinh thành huế quay về hướng nam có nghĩa là?
ĐA: cai trị thiên hạ
Câu 235:Kiến trúc khắc kì kèo gỗ trong các nhà cổ ở hội an thường có lối gì?
ĐA: trồng rừng giả thủ
Câu 236: Vị trí các quan đứng khi trầu trước điện thái hòa trong kinh thành huế
được gọi là gì?
ĐA: hàng phẩm trật
Câu 237: Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên và địa điểm có sự kết hợp
với cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị?
ĐA: lịch sử, thẩm mĩ và khoa học
Câu 238: Động PNKB được công nhận là di sản thế giới lần 1 vào năm nào?
ĐA:2003
Câu 239: VHL được tổ chức unesco công nhận là di sản vhtg lần 1 bởi giá trị nào?
ĐA: thẩm mỹ
Câu 240: Di sản được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp đầu tiên tại việt nam
là?
ĐA: tràng an
Câu 241: VHL được tổ chức UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới lần 2 vào
năm nào?
ĐA: 2000
Câu 242: Hồ nước tự nhiên lớn nhất vn?
ĐA: hồ ba bể
Câu 243: Bác Hồ đặt tên cho đảo nào ở VHL?
ĐA: TITOV ( khắc ghi mối quan hệ gắn bó Việt Nam – Liên Xô. )
Câu 244: Đèo nào tạo ra sự khác biệt giữa 2 miền khí hậu bắc nam?
ĐA : đèo hải vân
Câu 245: Cao nguyên đá đồng văn thuộc tỉnh nào?
ĐA: Hà Giang
Câu 246: Di tích Điện Biên Phủ thuộc loại hình di tích nào?
ĐA: Cách mạng kháng chiến
Câu 247: Các di tích nhà tù Côn Đảo Hỏa lò ,Sơn La, Phú Quốc thuộc loại hình di
tích gi?
ĐA: di tích ghi dấu tội ác của kẻ thù
Câu 248: Các di tích lịch sử Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ thuộc
loại hình di tích gi?
ĐA: chiến công dựng nước và giữ nước
Câu 249: Di tích Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An thuộc loại di tích gì?
ĐA: di tích thân thế sự nghiệp
Câu 250: Di tích nào ghi dấu cuộc chiến 81 ngày đêm?
ĐA: thành cổ
Câu 251: Di tích Thành Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước?
ĐA: âu lạc
Câu 252: Di tích nào còn lưu giữ những hiện vật và hình ảnh 10 chiến sĩ thanh niên
xung phong đã chiến đấu hi sinh anh dũng trong kháng chiến chống mĩ?
ĐA: ngã 3 độc lập
Câu 253: Sông Bạch Đằng gắn liền với ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm đó là
những năm nào?
ĐA:938, 981, 1288
Câu 254: Di tích Ngã Ba Độc Lập thuộc địa phương nào?
ĐA: cam lộc hà tĩnh
Câu 255: Di tích gò Đống Đa gắn liền với chiến thắng của vị vua nào?
ĐA: Quang Trung
Câu 256: Di tích Địa đạo Vịnh Mốc thuộc địa phương nào?
ĐA: quảng trị
Câu 257: Người mẹ anh hùng Nguyễn Thị suốt làm nhiệm vụ chở đò, đưa bộ đội
qua sông nào?
ĐA: sông Nhật Lệ
Câu 258: Di tích tiên Điền Nghi Xuân Hà Tĩnh là nơi tưởng nhớ đại thi hào nào
của dân tộc?
ĐA: Nguyễn Du
Câu 259: Bức tượng Thái hậu Dương Vân Nga trong di tích Cố đô Hoa Lư được
đặt ở ngôi đền nào?
ĐA: đền vua lê
Câu 260: Di tích nào ghi dấu sự kiện Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập?
ĐA: 48 hàng ngang
Câu 261: Câu nói đất thép thành đồng nói về địa danh nào?
ĐA: Củ Chi
Câu 262: Di tích nào ghi dấu cuộc chiến 56 ngày đêm?
ĐA: Điện Biên Phủ
Câu 263: Suối L.Nin núi C.Mác thuộc di tích nào?
ĐA: Pác Bó Cao Bằng
Câu 264: Là nơi gìn giữ thi hài của Bác trong những năm chiến tranh?
ĐA: đá chông k9
Câu 265: Thành đại la được nhà vua lý thái tổ chọn là nơi kinh đô mới vì do nơi
đây là?
ĐA: tụ hội trọng yếu 4 của 4 phương đất nước
Câu 266: Sự khác nhau giữa lưu niệm và tưởng niệm là gì?
ĐA: tưởng niệm là thờ vọng, lưu niệm là thờ di tích gốc (hiện vật gốc và công
trình gốc )
Câu 267: Di tích kiến trúc nghệ thuật thường được xây dựng trên mấy loại bình
đồ?
ĐA: 2 loại
Câu 268: Nơi thờ thần thánh, các nhân vật lịch sử được tôn thờ như thần thánh
được gọi là gì?
ĐA: đền
Câu 269: Văn Miếu là công trình gắn với đạo gì ?
ĐA: đạo nho
Câu 270: Vị vua nào cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám?
ĐA: Lý Thánh Tông
Câu 271: Vật cưỡi của Thần Shiva trong trong trang trí đền Tháp của người Chăm
là con gì?
ĐA: con bò
Câu 272: Đình là nơi thờ ai ?
ĐA: Thành Hoàng làng
Câu 273: Phủ là công trình gắn với tín ngưỡng thờ gì ?
ĐA: Mẫu
Câu 274: Phố cổ Hội An được hình thành bên dòng sông gì?
ĐA: sông Hoài
Câu 275: Đất hai vua là nói đến địa danh nào?
ĐA: làng đường Lâm
Câu 276: tên cầu Thê Húc của đền Ngọc Sơn ở Hôd Gươm Hà Nội có ý nghĩa gì ?
ĐA: cầu đón ánh sáng
Câu 277: cầu Paul doumer là tên gọi khác của cầu gì ?
ĐA: cầu Long Biên
Câu 278: Biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An là gì ?
ĐA: chùa Cầu
Câu 279: Loại gỗ phổ biến dùng để xây dựng các công trình kiến trúc thường là gỗ
gì?
ĐA :Lim
Câu 280: Chuông chùa gồm có mấy loại?
ĐA: 3 loại
Câu 281: Hình ảnh con bồ lao trên quai chuông có nghĩa là gì?
ĐA: mong muốn tiếng chuông vang xa để giác ngộ chúng sinh
Câu 282: Trong chùa chiếc mõ được tạc hình con gì?
ĐA: con cá
Câu 283: Loại gỗ phổ biến để chế tác tượng là loại gỗ gì?
ĐA: gỗ Mít
Câu 284: Nhà nho việt nam được thờ trong văn miếu hà nội là ai?
ĐA: Chu Văn An
Câu 285: Vườn bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám được tổ chức UNESCO
công nhận là ?
ĐA: di sản tư liệu
Câu 286: Khuê Văn Các trong Văn Miếu Quốc Tử Giám là công trình tượng trưng
cho ngôi sao có chủ đề về văn học, đó là ngôi sao nào?
ĐA: sao khuê
Câu 287: Bia tiến sĩ được dựng vào thời vua nào?
ĐA: Lê Thánh Tông
Câu 288: Loại cây được gắn với Đình làng là cây gì?
ĐA: cây đa
Câu 289: Đặc điểm để phân biệt giữa các mẫu là gì?
ĐA: màu áo
Câu 290: Chùa Cầu là công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An có lối kiến
trúc gì?
ĐA: Thượng gia hạ Kiều
Câu 291: "Hỡi cô thắt lưng bao xanh ,có về làng Mái với anh thì về, làng Mái có
lịch có lề, có sông tắm mát ,có nghề làm tranh"đó là tranh gì?
ĐA: tranh Đông Hồ
Câu 292: Lăng mộ của các triều vua nhà Nguyễn nào ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây?
ĐA: Khải Định
Câu 293: Hai bên hồ của công trình di tích xây kiểu tường hồi bít đốc xuất hiện ở
thời kì nào?
ĐA: thời Nguyễn
Câu 294: Hệ thống cột chịu lực được đặt trên những hòn kê được gọi là chân tảng
âm dương mang ý nghĩa gì ?
ĐA: sự bề vững
Câu 295: Người được vua Khang Hy phong tặng là vạn thế sư biểu là ?
ĐA: khổng tử

You might also like