Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Bài 4: Thành phần hưu cơ của tế bào EUKARYOTAE.

4.1. Mục tiêu thí nghiệm:


Bài học trang bị cho sinh viên các kiến thức:

 Các thành phần hữu cơ của tế bào Eukaryotae


 Làm thí nghiệm và nhận biết các thành phần hưu cơ của tế bào Eukaryotae

4.2. Vật liệu và phương pháp:


4.2.1. Vật liệu - hóa chất:

 Đối với đại phân tử Protid:

Mẫu – hóa chất chuẩn bị sẵn (dùng chung cả lớp):

 Lòng trắng trứng đã đánh, lọc qua giấy lọc


 Đậu trắng tẩm nước
 acid HNO3 đậm đặc
 NH4OH

Một nhóm 3-4 sinh viên:

 Ống nghiệm: 2 ống


 Đèn cồn: 1 cái
 Kẹp ống nghiệm 1 cái
 Lame + lamel 1 bộ
 CuSO4 5% 1 lọ
 NaOH 30% 1 lọ
 Giấy thấm

 Đối với nhóm hợp chất hữu cơ Glucid:

Mẫu – hóa chất chuẩn bị sẵn ( dùng chung cả lớp)

 Khoai tây, đậu xanh, giá, củ cải trắng

Một nhóm 3-4 sinh viên:

 Cốc 250ml 1 cái


 Ống nghiệm 3 cái
 Cối – chày 1 bộ
 Phễu 1 bộ
 Vải mùng 1 miếng
 Pipet 10ml 1 cái
 Ống bóp cao su 1 cái
 Ống nhỏ giọt 1 cái
 Giấy thấm

 Đối với Lipid:

 Mẫu – hóa chất chuẩn bị sẵn ( dùng chung cả lớp), đậu phộng đã ngâm nước.
 Một nhóm 3-4 sinh viên:1 lọ Soudan III,1 lọ Glycerin,1 lọ Rượu 20%,2 lame - 2 lamel

 Đối với sắc tố:


 Lớp mỏng mô ớt (xanh và đỏ)
 Nước cất
 Lame, lamel
 Kính hiển vi

4.2.2. Phương pháp:

 Thí nghiệm 1:
a) Phản ứng Xanthoproteic:
- Cho vào mỗi ống nghiệm 3ml dd albumin + 1ml acid HNO3 đđ.
- Khi thấy xuất hiện tủa trắng, đun nhẹ cho đến khi tủa vàng và cuối cùng hòa tan.
- Để nguội, thêm 3 giọt NH4OH, xuất hiện màu vàng cam.
b) Phản ứng Biuret:
- Cắt một lát mỏng đậu trắng đặt lên lame, nhỏ 2 giọt CuSO4 5%.
- Sau 30 phút, thấm hết CuSO4 5%, rửa mẫu với nước cất.
- Dùng giấy thấm thấm hết nước, nhỏ lên mẫu 2 giọt NaOH 30%.
- Quan sát màu xuất hiện trên lát cắt.

 Thí nghiệm 2:
a) Tinh bột:
- Dùng kim mũi giáo cạo nhẹ một lát khoai tây để vào giọt nước trên lame.
- Dùng giấy thấm hút bớt nước, nhỏ 1-2 giọt dd Lugol lên mẫu, đậy lamel rồi quan
sát dưới
kính hiển vi x10, x40.
b) Đường khử:
- Thực hiện 3 loạt ống nghiệm sau :
 Ống 1: 2ml thuốc thử Fehling + 2ml nước cất.
 Ống 2: 2ml thuốc thử Fehling + 2ml dịch lọc giá ( giã 10 cọng giá + 10 ml
nước,
 lọc).
 Ống 3: 2ml thuốc thử Fehling + 2ml dịch lọc hạt đậu xanh ( giã 10 hạt đậu
xanh đã ngâm nước 1 giờ + 10 ml nước, lọc).
- Đặt 3 ống nghiệm vào becher có nước sôi trong 5-10 phút.
- Quan sát hiện tượng từng ống nghiệm.

c) Cellulose:

- Dùng kim mũi giáo cắt một lát mỏng củ cải trắng, đặt lên lame, nhỏ 1 giọt dd Lugol
lên mẫu.

- Dùng giấy thấm thấm hết Lugol, đậy lamel lên mẫu. Sau đó nhỏ từ mép lamel
H2SO4 75% để thấm dần vào mẫu củ cải (10 phút).

- Quan sát dưới kính hiển vi 10x, 40x và vẽ hình vách tế bào củ cải trắng.

 Thí nghiệm 3:

Cắt 1 lát mỏng đậu phộng đã tẩm


nước, đặt lên giọt Soudan III trên lame.

15 phút sau dùng giấy thấm thấm hết


Soudan, rửa lại với rượu 20%.

Dùng giấy thấm thấm hết rượu, nhỏ 1


giọt glycerin lên mẫu, đặt lamel lên,
quan sát dưới kính hiển vi.
 Thí nghiệm 4:

Dùng kim mũi giáo tách một lớp mỏng mô ớt (xanh và đỏ) đặt lên lame, nhỏ một giọt

nước cất lên mẫu, đậy lamel, quan sát dưới kính hiển vi x10, x40. Vẽ hình tế bào ớt với các

sắc tố (xanh, đỏ).

4.3. Kết quả và thảo luận


4.3.1. Thí nghiệm 1:
a) Phản ứng Xanthoproteic:

Hình 4.1: Phản ứng Xanthoproteic.

Giải thích hiện tượng: khi đun dung dịch có màu vàng của dẫn xuất nitro. Trong môi trường

kiềm, sản phẩm này chuyển thành muối có màu da cam đặc trưng.
Hình 4.2: phương trình phản ứng Xanthoporteic.

c) Phản ứng Biuret:

Hình 4.3 Phản ứng Biuret

-Hiện tượng: Lát mỏng đậu trắng chuyển thành màu xanh tím.

-Giải thích hiện tượng:

Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.

Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu xanh tím.
Hình 4.4: Phương trình phản ứng Biuret.

4.3.2.Thí nghiệm 2:
a) Tinh bột:

Hình 4.5: Quan sát tinh bột bằng kính hiển vi ( trái x10, phải x40 )

Hình 4.6: Hình hạt tinh bột vẽ tay.

-Hiện tượng: Mẫu khoai tây chuyển sang màu xanh dương.
- Giải thích hiện tượng: Tinh bột khi kết hợp với Iod có trong thuốc thử Lugol sẽ tạo màu
xanh dương.

b) Đường khử:

Hình 4.7: Ảnh chụp trước và sau thí nghiệm đường khử

(từ trái sang phải là ống nghiệm 1, 2, 3)

-Hiện tượng:

Ống 1: Không xuất hiện hiện tượng.

Ống 2: Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm.

Ống 3: Xuất hiện kết tủa vàng nhạt.

-Giải thích hiện tượng:

Ống 1: Chứa nước cất nên không phản ứng với Fehling.

Ống 2: Chứa giá đã được giã với 10ml nước và lọc qua sau khi đun nóng đã phản ứng với
Fehling do giá chính là hạt bước sang giai đoạn nẩy mầm, glucid dự trữ ở dạng tinh bột của
hạt sẽ được thủy phân thành đường đơn (monosaccharid) để cung cấp cho hoạt động biến
dưỡng. Các đường đơn này ( mang gốc C=0) có tính khử, khi tiếp xúc với thuốc thử Fehling
ở nhiệt độ cao sẽ khử Cu++ thành Cu+ tạo màu vàng đậm ( CuOH).

Ống 3: Chứa hạt đậu xanh đã được giã với 10ml nước và lọc qua sau khi đun nóng thì phản
ứng với Fehling. Do hat đậu xanh vẫn chuẩn bị bước vào gian đoạn nẩy mầm giống với giá ở
ống 2 nên lượng đường đơn được thủy phân còn thấp khi tiếp xúc với thuốc thử Fehling ở
nhiệt độ cao sẽ xuất hiện màu vàng nhạt.

c)Cellulose:
Hình 4.8: Ảnh chụp tế bào củ cải trắng

sau khi có thuốc thử Lugol và bị thủy phân bởi H2SO4

( trái x10, phải x40)

-Hiện tượng: Chỉ nhỏ Lugol thì không có hiện tượng, sau khi bổ sung H2SO4 75% thì vách tế bào
củ cải trắng chuyển sang màu xanh dương.

-Giải thích: Vách tế bào củ cải trắng được cấu tạo từ cellulose bản chất là không tạo màu được
với Iod nhưng khi ta cho thêm H2SO4 vào thành tế bào nhỏ hơn được gọi là hydrocellulose tạo
thành màu xanh dương với Iod có trong thuốc thử Lugol.

Hình 4.9: Vẽ vách tế bào củ cải trắng.


4.3.3.Thí nghiệm 3:

Hình 4.10: Các giọt dầu trong tế bào đậu phộng

-Hiện tượng: Soudan III bao bọc xung quanh các giọt dầu đậu phộng làm cho nó có

màu đỏ.

- Giải thích hiện tượng: Soudan III là chất không phân cực nên nó có thể làm nhũ tương hóa

dầu đậu phộng thành các giọt nhỏ li ti.

-Nhận xét vị trí các giọt dầu trong tế bào đậu phộng: ta thấy chúng phân bố không đồng đều.

4.3.4: Thí nghiệm 4:

Hình 4.11: Mô ớt xanh dưới kính hiển vi ( trái x10, phải x40 )
Hình 4.12: Hình vẽ tay mô ớt xanh.

-Giải thích: Ớt có màu xanh nhờ chứa nhiều sắc tố chlorophyll.

Hình 4.13: Mô ớt đỏ dưới kính hiển vi ( trái x10, phải x40 )

Hình 4.14: Hình vẻ tay mô ớt đỏ

-Giải thích: Ớt có màu đỏ nhờ chứa nhiều sắc tố anthocyanin.

4.4: Kết luận:


-Phản ứng xanthoproteic là phản ứng đặc trưng để phát hiện acid amin nhân

thơm. Đây là một thử nghiệm định tính để xác định sự định tính của Protein.

- Phản ứng Biuret là phản ứng màu đặc trưng để phát hiện liên kết peptide.

Độ tím của phản ứng phụ thuộc vào độ dài của liên kết peptide và lượng

muối CuSO4.

- Nhận biết sự có mặt của Glucid

- Trong hạt đậu chứa rất nhiều Lipit.

- 2 loại sắc tố trong mô ớt xanh và đỏ lần lượt là: chlorophyll, anthocyanin.

You might also like