Những Vấn Đề Lý Luận Của Quy Luật Từ Những Thay Đổi Về Lương Dẫn Đến Sự Thay Đổi Về Chất Và Ngược Lại Của Phép Biện Chứng Duy Vật

You might also like

Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ

LƯƠNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một
trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách
thức của sự phát triển
1.1.Các khái niệm liên quan :
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật (hiện tượng, quá
trình), đặc trưng của sự vật là nó, giúp phân biệt nó với sự vật khác.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị về mặt
quy mô, tốc độ, trình độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính (chất) của
nó.
- Chất và lượng tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng và tương đối. Chúng thống nhất với
nhau trong độ.
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm cho chất thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới chưa xuất hiện.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về lượng vượt
qua nó sẽ làm chất thay đổi căn bản.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do những thay đổi về
lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là sự thay đổi gián đoạn và thể hiện tính đột biến về chất trong
tiến trình thay đổi liên tục và thể hiện tính tiệm tiến về lượng của bản thân sự vật. Bước nhảy là
giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thân sự vật, nó gắn liền với giải quyết mâu
thuẫn và phủ định biện chứng. Bước nhảy tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng. Có thể chia
bước nhảy theo cách như sau: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ; bước nhảy đột biến và
bước nhảy dần dần; bước nhảy trong tự nhiên, bước nhảy trong xã hội và bước nhảy trong tư
duy;...Bước nhảy khác nhau có vai trò không giống nhau đối với tiến trình vận động, phát triển
của bản thân sự vật.
1.2.Tóm tắt nội dung quy luật:
- Mọi sự vật (hiện tượng, quá trình) đều có liên hệ lẫn nhau và luôn vận động, phát triển;
Mọi sự vật nằm trong quá trình vận động, phát triển đều được đặc trưng bằng chất và lượng; Chất
và lượng thống nhất với nhau trong độ.
- Sự vật bắt đều vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng (một cách liên tục hay tiệm
tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đổi c n bản;
khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ
thay đổi c n bản, bước nhảy nhất định sẽ xảy ra.
- Bước nhảy làm cho chất thay đổi (một cách gián đoạn hay đột biến). Chất (sự vật) cũ mất
đi, chất (sự vật) mới ra đời. Chất mới gây ra sự thay đổi về lượng (làm thay đổi quy mô tồn tại,
tốc độ, nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật).
- Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất, và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi
về lượng là cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới. Vận động, phát triển xảy
ra trong thế giới vật chất vừa mang tính liên tục vừa
mang tính gián đoạn.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải nắm được phương thức vận động,
phát triển của nó:
+ Phát hiện chính xác các quy định về chất và lượng của sự vật; thấy được sự thống
nhất biện chứng giữa chúng để xác định đúng độ, điểm nút của sự vật.
+ Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng tính chất, quy
mô, tiến độ của bước nhảy có thể xảy ra.
+ Hiểu rằng, chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút; còn
nếu lượng chưa thay đổi vượt qua độ, chưa qua điểm nút thì bước nhảy chưa thể xảy ra, chất chưa
thay đổi c n bản được.
+ Xác định được chất mới (sau khi sự vật thực hiện bước nhảy), qua đó xác định
lượng, độ, điểm nút và bước nhảy mới, tức định hình được sự vật mới phải ra đời thay thế sự vật
cũ như thế nào.
- Trong hoạt đông thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:
+ Hiểu rõ phương thức vận động, phát triển của sự vật là những thay đổivvề lượng
dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.
+ Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước
hết là những công cụ phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức
độ vào tiến trình vận động, phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của
chúng ta: (1) Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy sự thay đổi về lượng và ngược lại,
muốn duy trì sự ổn định của chất (sự vật) phải giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới
hạn độ. (2) Khi lượng thay đổi chưa đạt giới hạn độ không nên vội vàng thực hiện bước nhảy;
nhưng khi lượng thay đổi đạt giới hạn độ thì phải kiên quyết thực hiện bước nhảy...

You might also like