Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Câu 1: trình bày và phân tích tiền đề ra đời kim tự tháp


Với chiều dài phát triển hàng ngàn năm của lịch sử nhân loại, nhắc đến nền
văn minh Ai cập là nền văn minh phát triển hùng mạnh để lại nhiều thành tựu
khoa học đồ sộ, kiến trúc độc đáo. kim tự tháp ai cập là một trong những công
trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học và khảo cổ học
Kim tự tháp là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập, các mặt
kim tự tháp là các tam giác đều, Kim tự tháp còn được biết đến là các ngôi mộ
của các vua ai cập thuộc vương triều 3 và vương triều 4 thời cổ vương quốc, các
ngôi mộ ấy được xây dựng ở vùng sa mạc phía tây nam cairô ngày nay.
Tiền đề để phát triển kim tự tháp:
I. Nền văn minh Ai Cập phải phát triển:
1.Chính trị
-Kim Tự Tháp được xây dựng vào thời kỳ Cổ vương và được xây nhiều nhất vào
thời vương triều 4
-Là thời kỳ xã hội Ai Cập cổ đại có chế độ “trung ương tập quyền” cao độ, các
Pharaoh huy động được một số lượng người tham gia xây dựng hết sức đông
đảo. Điều đó cũng lý giải vì sao khi sự tập trung quyền lực không có nữa thì thời
đại Kim tự tháp cũng chấm dứt.
2.Kinh tế
-Tiềm lực kinh tế phát triển, các công trình thủy lợi được chú trọng để phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt
-Nông nghiệp phát triển hơn trước, thủ công nghiệp cũng phát triển
- từ thời cổ vương quốc Tiền tệ bắt đầu xuất hiện
+Do sự phát triển của các ngành kinh tế, do tính chất chuyên môn hóa ngày càng
cao, hàng hóa trao đổi đa dạng đã làm cho quan hệ trao đổi buôn bán được đẩy
mạnh.
+Việc buôn bán không chỉ dừng ở hình thức lấy vật đổi vật, mà tiền tệ cũng đã
bắt đầu xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.
3.Văn hóa
- Sự tôn thờ đối với Pharaoh không chỉ thể hiện ở quyền lực tối cao và được
thần thánh hóa mà còn nằm ở việc xây dựng lăng mộ. Họ coi Pharaoh là con trai
của vị thần tối cao – thần Mặt trời Ra và Kim tự tháp được xây dựng nhằm để
bảo quản cho giấc ngủ vĩnh hằng của Pharaoh ở thế giới bên kia.
4.lao động
- Lao động đông. Họ cần phải có kiến thức kỹ thuật, kỹ năng, một số có vai trò
quan trọng trong việc lập kế hoạch, quản lý và tổ chức.
5.Kĩ thuật, nghệ thuật
-nghệ thuật tạc và mài đá, ghép khối lượng đá khổng lồ mà không sử dụng vữa,
đạt độ chính xác cao, tạo thành những khối kiến trúc đồ sộ và rất vững chắc.
6.Thể hiện sự uy quyền của pharaong
- Kim tự tháp không chỉ là nơi chôn cất của Pharaoh mà còn là biểu tượng của
sức mạnh và quyền lực. khẳng định về địa vị của Pharaoh trong xã hội Ai Cập
cổ đại.
II. Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
1.Địa hình:
+Chọn xây kim tự tháp gần sông nile
+Dọc bờ sông Nile có nhiều đá cứng, dễ dàng để sử dụng xây nền móng.
+ Những mô đất ở gần sông Nile cũng cao hơn so với bình thường nên giảm
thiểu tình trạng ngập lụt trong mùa mưa lũ.
2. Khí hậu:
-Kim tự tháp tập trung nhiều ở vùng Giza nằm ở phía tây của ai cập, trong đó
phía tây ai cập là sa mạc, libi khô nóng
-Nhìn chung ai cập có khí hậu khô và lượng mưa ít vì vậy mà Đất đai khô cằn đã
giúp bảo quản các cấu trúc bằng đá, trong khi ánh nắng mặt trời mạnh mẽ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và bảo quản các công trình.
3. Sông ngòi:
- Sông Nile là dòng sông lớn ở Ai Cập đóng vai trò quan trọng trọng đời sống
nông nghiệp, giao thương, vận chuyển.
- Người Ai Cập khai thác những khối đá nặng vài tấn từ các mỏ khai thác rồi
đưa lên thuyền đến địa điểm xây dựng kim tự tháp.
-Nhờ nguồn nước sông Nile, việc vận chuyển nguyên liệu xây dựng trở nên dễ
dàng hơn.Các nhà khảo cổ tìm được dấu tích của một tuyến đường thủy bị vùi
lấp nhiều ngàn năm bên dưới cao nguyên Giza giúp chứng minh sông Nile đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng kim tự tháp.
4. Khoáng sản:
+ Tài nguyên khoáng sản: có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, bạc và rất
nhiều mỏ đá vôi. xây dựng kim tự tháp bằng nguồn vật liệu đá sẵn có.
III. Tôn giáo
-Tôn giáo có tác động đến vị trí địa lí xây dựng Kim Tự Tháp
+Các KTT được đặt ở phía Tây bên bờ sông Nin với quan niệm “Linh hồn các
Pharaoh sẽ hòa cùng ánh MT khi MT lặn xuống trước khi bắt đầu chu trình bất
diệt cùng vầng thái dương”
+ Người AiCập cổ đại quan niệm rằng hướng Tây – hướng của mặt trời lặn là
nơi người chết đi
- Tượng nhân sư (=> Tượng trưng cho sự bảo vệ về mặt tâm linh (ở lăng mộ,
đền thờ
- Là một hình thức hợp lí hóa: dựa trên cơ sở tâm linh, thần thánh để hướng
người dân đến cái thiện, cái tốt; có niềm tin vào nguồn gốc của dân tộc và niềm
tin vào cuộc sống.
IV. Tích cực và hạn chế
1.Tích cực:
-là một kì quan khảo cổ học, thể hiện sáng tạo kĩ năng và tôn giáo của người ai
cập cổ đại
-cho thấy sự uy quyền và phát triển hùng mạnh của nền văn minh ai cập
-để lại công trình kiến trúc độc đáo trong lịch sử nhân loại
2. Hạn chế:
-gây ra nhiều tai họa
-kim tự tháp là công trình khổng lồ, tốn nhiều công sức nhân lực và thời gian
của người ai cập cổ đại
-gây chú ý đến những kẻ thù bên ngoài muốn chiếm đoạt, phá hủy
kết luận
-Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vô giá dù trải qua gần 5000 năm các
kim tự tháp vẫn hùng vĩ đứng sừng sững ở vùng xa mạc ai cập bất chấp thười
gian và mưa nắng. Vì vậy từ lâu người ai cập có câu “tất cả đều sợ thời gian,
nhưng thời gian sợ kim tự tháp”
Câu 2:Trình bày bộ luật hammuraibi cũng như tính chất của nó?
Khi nền kinh tế của Lưỡng Hà phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tuy
vậy, kinh tế hàng hoá phát triển, dẫn đến nhu cầu cần phải có qui định để giải
quyết các tranh chấp trong quan hệ dân sự
Bộ luật hammuraibi được biết đến là bộ luật hành văn cổ xưa nhất của loài
người và được biết đến rộng rãi, cũng là bộ luật quan trọng nhất của Lưỡng Hà
cổ đại được khắc trên cột đá gồm 282 điều luật
I. Nguồn gốc:
-đặt theo tên của vị vua hammuraibi, người có công xây dựng thành babylon trở
thành quốc gia hùng mạnh, ông cũng chính là người tạo ra bộ luật này.
-bộ luật là sự kết tinh các quy định do vua Hammurabi và Tòa án cấp cao để
lại. Đồng thời, luật có sự kế thừa từ các bộ luật.
-Bộ luật thể hiện tư tưởng chính trị của Vua muốn thông qua luật pháp để hạn
chế, xoa dịu mâu thuẫn xã hội ở Babylon, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội
II. Cơ sở hình thành:
1.Bối cảnh
+Bộ luật ra đời khoảng 4000 năm trước trong thời vua hammuraibi thuộc nền
văn minh lưỡng hà cổ đại.
2. Kinh tế:
+giai đoạn này kinh tế lưỡng hà phát triển vô cùng mạnh mẽ bởi
a. vị trí : nằm ở vùng đồng bằng bằng phẳng, tâm điểm kết nối địa trung hải
với tây á
b. tự nhiên: đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào từ 2 con sông tigro và ơphrat
==từ thuận lợi về tự nhiên dù công cụ còn thô sơ nhưng nông nghiệp phát triển
mạnh mẽ sớm bước vào nền văn minh. nông nghiệp cũng phát triển kéo theo là
nội thương và ngoại thương sớm phát triển, việc trao đổi buôn bán dễ sảy ra
tranh chấp xung đột từ đó vùng đất này cần quy định để giải quyêt tranh chấp
trong quan hệ buôn bán.
3. Chính trị:
+Nhà nước cổ babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng hình thái nhà nước quân
chủ chuyên chế trung ương lập quyền, pháp luật thời kì này là ý chí của vua
cùng sự tôn kính của nhân dân.
+để thực hiện quyền cai trị, vua Hammurabi và Tòa án cấp cao đã lập ra bộ luật
Hammurabi.
4. Xã hội:
+Xã hội lúc bấy giờ là thời kì chiếm hữu nô lệ. có 3 giai cấp (quý tộc, bình
dân, nô lệ) về cơ bản có 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô lệ , tạo nên sự phân
hóa giai cấp lớn, mâu thuẫn tăng.
==Từ đó, pháp luật được coi là một trong những biện pháp cần thiết và chủ yếu
để duy trì trật tự thống trị, đem đến sự đảm bảo về lợi ích cho các giai cấp.
III. Cấu trúc nội dung
1. Cơ cấu: Gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận, gồm 282
Điều
a. Phần mở đầu: Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước
cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ.
b. Phần nội dung: chứa đựng 282 điều luật, chủ yếu là những quan hệ xã hội
liên quan đếnlợi ích của giai cấp thống trị, tập trung bốn lĩnh vực chủ yếu là dân
sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng
- Về dân sự:Nhiều điểm tiến bộ, đặc sắc nhất
+Về chế định hợp đồng, Luật qui định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng
mua bán: ( 1 ) người bán phải là chủ thực sự, ( 2 )tài sản phải có giá trị sử dụng,
( 3 ) phải có người làm chứng.
+Bộ luật cũng qui định các điều khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng,
người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3 – 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn
được nhận 2/3 số sản phẩm thu hoạch.
+Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế: thừa
kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
+ thừa kế theo luật pháp: Khi người quá cố để lại tài sản mà không di chúc thì
tài sản thuộc về người thừa kế.
+Thừa kế theo di chúc có xuất hiện nhưng rất hạn chế. người cha không được
tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi
không nghiêm trọng. Con trai – con gái thừa kế ngang nhau, con nô tì cũng được
thừa kế nếu người cha nhận làm con mình.
- Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
+Luật quy định người chồng là chủ trong gia đình, có toàn quyền kinh tế - xã
hội. Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Nếu
bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném
xuống sông cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền
ly dị mà thôi.
+Điểm tiến bộ là đã có qui định kết hôn phải có giấy tờ. Có một qui định rất
nhân đạo nếu đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: ”Người chồng không được bỏ
vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi.”
- Về hình sự:
+Lĩnh vực Hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng.
Một nguyên tắc xuyên suốt và thể hiện rõ đó là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi, địa
vị của người chồng, người cha trong gia đình.
+Hình luật trong luật Hammurabi khắc nghiệt thường là các hình phạt như dìm,
đóng đinh, chém v.v
+ Bộ luật còn nêu ra trách nhiệm tập thể của các thành viên công xã đối với nhà
nước; qui định về trừng phạt kẻ giúp nô lệ chạy trốn, trừng phạt những kẻ xâm
phạm quyền sở hữu của nhà vua, chủ nô
+Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô
ý và phạm tội cố ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm
chết người chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình,
chỉ bị phạt tiền.
- Về tố tụng:
+ Luật tố tụng thời Hammrabi chưa có hình thức cụ thể. Việc xét xử được
thực hiện công khai lúc bị hại khởi tố. Các chứng cứ là điều kiện xác nhận kẻ
đúng và người sai. Đối với các vụ việc nghiêm trọng thì các bên buộc phải tuyên
thệ trước thần linh. Các quan tòa không được thay đổi án quyết, nếu thay đổi sẽ
bị cách chức.
c. Phần kết luận, Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật và tuyên bố
sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm Bộ luật này.
IV. tính chất
-tính chất lịch sử rõ nét: bộ luật hammuraibi có sự kế thừa từ các bộ luật hành
văn trước đó
-tính chất giai cấp rất đậm nét” người ban hành bộ luật này là vua
hammuraibi, vua được coi là người thống trị chiếm mọi quyền điều hành.
-tính toàn diện của bộ luật: Bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh ( mở, thân, kết ) bộ luật
này đề cập đến mọi mặt của đời sống, chính trị, hôn nhân, hình sự, dân sự ,..
-tính chất logic: các nội dung gần gũi được sắp xếp ở cùng một chỗ
-tính chất phổ biến: được khắc công khai trên đá, phổ biến tất cả mọi người
phải tuân theo
-tính chất thương nghiệp: bộ luật này đề cao tính chất buôn bán chế định dân
trong luật : trong chế định này có những quy định khá cụ thể về hợp đồng mua
bán, vay mượn, lĩnh canh ruộng đất,..
-tính chất tôn giáo: đề cao người đứng đầu nhà nước là vua hammuraibi
-tính chất bình đẳng: những người cùng giai cấp tội như nhau chịu tội như
nhau, cùng một gai cấp nhưng địa vị khác nhau thì xử phạt khác nhau vd điều
196: nếu dân tự do làm hỏng mắt của con bất cứ dân tự do nào, thì phải làm
hỏng mắt của y.
-tính chất tiến bộ: bên cạnh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, pháp luật
cũng bảo về những người yếu thế được xem như là một nguyên tắc của pháp luật
tiến bộ. Bộ luật còn ngăn cấm hành vi xâm phạm thân thể của người, phải vào
nhà người khác làm con tin gán nợ, giới hạn thời gian làm con tin chỉ trong ba
năm, quy định tội phạm ngay cả đối với các hành vi xâm phạm đến nô lệ,..
-tính chất vượt thời đại: đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội, người phụ
nữ có tiếng nói vd điều 149: Nếu người đàn bà đó không muốn sống ở nhà
chồng mình , thì y phải trả lại của hồi môn mà thị mang từ nhà cha mẹ về cho
thị, thị có thể bỏ đi.
V tích cực và tiêu cực
1.Tích cực
- Có nhiều tư tưởng mang tính thời đại tiến bộ, vượt thời đại, có gía trị lâu bền
cùng thời gían
+ Một số điều luật bảo vệ phụ nữ, đưa ra một số quy định hạn chế về việc đa thê
của người đàn ông
+ Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, pháp luật cũng bảo vệ
những người yếu thế, được xem như là một nguyên tắc pháp luật tiến bộ
+ Tiến bộ trong cách áp dụng hình phạt: hệ thống chế tài hình sự -> đối phó với
từng loại tội phạm
2.Tiêu cực
-Bộ luật Hammurabi mang sự bất bình đẳng trong phân biệt giai cấp, nhiều điều
luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và các tầng lớp hữu sảnTrong cùng
một tội, hai tầng lớp khác nhau sẽ bị xử khác nhau.
- Bộ luật còn có nhiều hình phạt khắc nghiệt, dã man mà chưa mang tính giáo
dục
- Bộ luật chịu sự chi phối của tôn giáo, những vấn đề khó giải quyết thì để thần
linh xét xử.
- Sự kết hợp giữa thần quyền, vương quyền và pháp quyền khiến bộ luật trở nên
“ linh thiêng hoá”
Nhận xét
+ Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, có giá trị bậc
nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh
và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
của vương quốc Babilon. Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa
đựng trong nhiều qui phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất
vẫn hằng chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập
pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và qui định về hợp
đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc
nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định ra
đời cách đây gần 4000 năm vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa,
và phát triển.
Câu 3: Trình bày và phân tích chế độ đẳng cấp vác na
Tại sao là một quốc gia cái nôi của phật giáo, một tôn giáo lớn mạnh, dựa
trên giá trị cốt lõi tất cả chúng sinh đều bình đẳng thế nhưng lại tôn thờ một hệ
thống phân biệt đối xử tàn bạo đến như vậy, một quốc gia tỏa sáng về công nghệ
toàn cầu vẫn bám lấy một hệ thống bất công đã tồn tại từ 3000 năm nay và đó
chính là chế độ đẳng cấp vác na
I. Hoàn cảnh ra đời
Từ 1500 năm trước công nguyên những người arya từ trung á đã đến ấn độ và
tạo ra một hệ thống phân chia đẳng cấp kiểm soát người dân bản địa.
Khoảng năm 1000 tcn ở ấn độ, hindu giáo trở thành tôn giáo chính, chế độ
phân biệt đẳng cấp vác na bắt đầu xuất hiện rõ nét, được thể hiện rõ trong bộ
luật manu.
Đẳng cấp một người không phụ thuộc vào tài năng, học thức mà đẳng cấp do
gốc gác của người đó.
II. Nguyên nhân
-Hin đu giáo phát triển mạnh, cùng với niềm tin vào tôn giáo này, tôn giáo này
giải thích rằng : mỗi đẳng cấp trong xã hội đến từ một phần trên cơ thể của đấng
tạo hóa brahama.
III. Cấu trúc
Đẳng cấp vác na được chia thành 4 đẳng cấp: braman, ksatorya, vaisya, sudra
-Đẳng cấp cao nhất là braman (bàlamon) sinh ra từ miệng: tăng lữ, người làm
tôn giáo
-Đẳng cấp thứ 2 là ksatorya: sinh ra từ tay: các chiến sĩ, quý tộc
-Đẳng cấp đứng thứ 3 là vaisya: sinh ra từ bắp vế: họ là thợ thủ công, thương
nhân, nông dân
-Đẳng cấp đứng cuối là surda: sinh ra từ gót chân đây là tầng lớp nô lệ những
người làm công việc nặng nhọc
Trên là 4 đẳng cấp chính thống nhưng vẫn còn một đẳng cấp khác là :
-Dalist: không sinh ra từ bộ phận nào của brahma
IV. Nội dung
-Braman:
+Đẳng cấp trong việc trông coi việc lễ tôn giáo, thâu tóm quuyền lực về văn hóa
tôn giáo
+Một số tham gia việc triều chính như cố vấn, niệm thần chú,..
+Họ tự nhận mình là hạng cao thượng sinh từ miệng brahma== thay brahma
lãnh đạo tinh thần dân tộc, có quyền ưu tiên được tôn kính, cuộc đời sung
sướng
-Ksatorya:
+Tự cho mình sinh ra từ cánh tay brahma
+Thay brahma điều hành nắm dữ quyền hành thống trị dân chủ
+Tập hợp thành tập đoàn quý tộc, quân sự hành chính, nắm dữ quân đội và
chính quyền,
+Nhà vua các nhà lãnh đạo của đất nước thường thuộc tầng lớp này
-Vaisya:
+Sinh ra từ bắp vế brahma, chịu trách nhiệm đảng đương về kinh tế trong đất
nước
+Họ là người bình dân, có một số giàu có lên tuy nhiên không có được đặc
quyền trong xã hội
+Phải nộp siu thuế với tầng lớp bóc lột thuộc hai tầng lớp ở trên
+Họ vẫn có thân phận tự do
-Sudra:
+Chịu thân phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên
+Làm những công việc nặng nhọc
+Không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn
giáo
+Nếu một người sudra nghe trộm kinh: sẽ bị đổ thiếc nung chảy vào tai
-Dalits:
+Nằm dưới hệ thống đẳng cấp, nay thường được coi là đẳng cấp thứ 5
+Những người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội
+Bị giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục tối tăm
V. Biểu hiện
-Chế độ phân biệt đẳng cấp được coi là bất biến từ khi mỗi người sinh ra
-Người đẳng cấp dưới có nghĩa vụ tôn kính người đẳng cấp trên
-Trong câu kinh của hindu giáo trích ấn: “ một người thuộc đẳng cấp bà la môn
dưới 10 tuổi cũng có thể coi là cha của một kẻ ở các đẳng cấp dưới, dầu cho kẻ
ấy đã 100 tuổi”
VI. ảnh hưởng chi phối rõ 3 lĩnh vực đời sống: hôn nhân, ăn uống, tôn giáo
1.Hôn nhân
-Hôn nhân giữa các giai cấp bị nghiêm cấm, hầu hết chỉ kết hôn với người cùng
đẳng cấp
-Người đẳng cấp thấp không có được quyền kết hôn với người đẳng cấp cao
hơn
-Những người đẳng cấp trên có quyền lấy người ở đẳng cấp dưới làm vợ
-Nếu người đàn ông lớp dưới giám lấy người phụ nữ lớp trên làm vợ thì con cái
họ bị xếp vào hạng tiện dân
2. Ăn uống
-Vào giờ ăn bất kì ai cũng có thể nhận thức ăn từ bàlamon
-Nhưng một bà la môn sẽ bị coi là ô nhiễm nếu người đó lấy thức ăn từ một
người đẳng cấp thấp hơn
-Nếu một dalits dám lấy nước từ giếng công cộng thì người đó được coi là làm
ô nhiễm nguồn nước không ai khác có thể sử dụng nguồn nước đó
3. Tôn giáo
a.Bàlamon:
+Có quyền lợi, nghĩa vụ giảng dạy, nghiên cứu kinh vêda và thực hiện các lễ
nghi tôn giáo
+Là những người thông hiểu kinh vêda được coi là tầng lớp trung gian giữa
thần và người
b.Ksatorya:
+Là những người thông hiểu kinh vêda có nghĩa vụ bổn phận cũng như quyền
lợi trong thực hành các lễ nghi tôn giáo
+Là người quyết định tổ chức lễ tế, lựa chọn và mời các chủ lễ, quyết định
thành phần tham gia
c.Vaisya:
+ Là người chuẩn bị các đồ dâng lễ vật, là thành phần đông nhất tham gia
vào các lễ hiến tế hay lễ nghi tôn giáo.
d.sudar:
+Bị nghiêm cấm thực hiện các lễ nghi tôn giáo, không được làm các nghi thức
tôn giáo
+Không được nhìn người thực hành nghi lễ tôn giáo cũng như nhìn họ nấu thức
ăn cúng tế.
Ngoài ra chế độ đẳng cấp còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế chính trị xã
hội của ấn độ
VII. Tiêu cực
- Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Vác-na là bộ luật hà khắc Manu do giai
thống trị người Arya đặt ra (bộ luật Manu quy định những người thuộc đẳng cấp
dưới phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp
trên).
- Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng
tộc hết sức hà khắc bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết
rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
kết luận
-Phản ánh thực trạng phân hóa xã hội ở ấn độ cổ đại
-Thể hiện rõ sự phân biệt và danh phận trong đẳng cấp vác na
-Là hình thức văn hóa quan điểm của giai cấp thống trị về trật tự xã hội
Câu 4 Trình bày hiểu biết về kito giáo ở phương tây
Kito giáo hay còn được gọi là cơ đốc giáo ra đời vào thế kỉ 1 là tôn giáo độc
thần lớn nhất thế giới với hàng tỉ tín đồ trên thế giới và trải dài khắp các châu
lục.
I Hoàn cảnh ra đời
1.Bối cảnh: Năm 63 TCN, người La Mã thôn tính vùng Palextin. Sau khi bị
người La Mã thống trị, đời sống của nhân dân càng cực khổ - cần chỗ dựa tinh
thần ( tôn giáo mới – kito ). Buổi đầu kito giáo là của nô lệ, dân nghèo và các
dân tộc bị la mã áp bức.
2.Tiền đề tư tưởng: Sự hình thành trường phái tư tưởng triết học “khắc kỉ”
đang phát triển. Hạn chế tối đa nhu thiết yếu của con người, sống nhẫn nhục
chịu đựng là đức tính tốt đẹp, chịu đựng để được cứu vớt==phù hợp với tư
tưởng quần chúng bị áp bức
3.tiền đề tôn giáo: Do thái giáo ( tôn giáo ở palestin) thờ độc thần chúa jehovah
“chúa cứu thế” được la mã (vốn theo đạo đa thần tiếp nhận). Đến năm 65 tcn
tách ra thành một số tôn giáo mới gọi là kito giáo. Kinh cứu ước là một bộ phận
kinh thánh của kito giáo sau này.
II. Người sáng lập
-Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kito là Chúa Jesus, con của Chúa
trời đầu thai vào người con gái đồng trinh .
-Đến năm 30 tuổi, Chúa Jesus vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh, có thể làm cho
người chết sống lại.
-Quá trình truyền đạo của Chúa Jesus bị chống lại bởi các giáo trưởng của đạo
Do Thái và cả chính quyền La Mã
-Sau khi táng được 3 ngày, Chúa phục sinh, tiếp tục truyền giáo, 40 ngày sau,
người bay lên trời. Sau đó, các tông đồ của Chúa tỏa đi truyền giáo khắp đế
quốc La Mã.
III. Quá trình truyền bá và phát triền
Trải qua 2 giai đoạn:+ Giai đoạn 1 từ thế kỉ 1 – đầu thế kỉ 4
+ Giai đoạn 2 từ thế kỉ 4 trở đi
1.Giai đoạn 1: tk1-đầu tk4: bị đàn áp
-Sau khi jesus chết các tông đồ truyền bá kito giáo ra ngoài palestin. Dù bị chính
quyền la mã đàn áp khốc liệt, dã man. Tuy nhiên kito giáo vẫn tiếp tục phát triển
mạnh mẽ ở la mã. Lí do chính quyền la mã không thể đàn áp được kito giáo bởi
chế độ chiếm hữu nô lệ ngày càng phát triển. Mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ
ngày càng gay gắt tầng lớp bần cùng càng chóng lại người giàu và càng tin vào
jesus. --Công xã kito hoạt động hiệu quả, kết quả sau hơn 2000 năm truyền bá,
kito có tổ chức giáo hội chặt chẽ, tín đồ đông đảo sống tập trung ở các thành phố
lớn.
+Toàn lãnh thổ la mã 1800 giáo đường
+Đông la mã : tín đồ chiếm 1/12 dân số
+Tây la mã : tín đồ chiếm 1/15 dân số
==cuối tk 3 la mã đàn áp kito bất thành
2.Giai đoạn 2: từ thế kỉ 4: được công nhận
- La mã thay đổi chính sách với kito giáo
+Năm 311 galerius đình chỉ sát hại tín đồ kito giáo , công nhận pháp lí bình
đẳng như mọi tôn giáo
+Năm 313 constatinus ban hành sắc lệnh tha đạo đã khẳng định địa vị hợp pháp
của kito giáo
+Năm 325 triệu tập đại hội lần đầu tiên thống nhất kinh thánh chấn chỉnh tổ
chức giáo hội, định hướng kito giáo trở thành một bộ phận trong guồng máy của
giai cấp thống trị
+Năm 337 constantinus chịu phép rửa tội trước khi chết là hoàng đế la mã đầu
tiên theo kito giáo
==cuối tk 4 kito giáo trở thành quốc giáo la mã
III.Giáo lý cơ bản
1.thế giới quan:
+Kế thừa nhiều quan điểm của đạo Do thái, đạo Kito cho rằng: chúa trời sáng
tạo ra tất cả, tất cả loài người.song họ lại đưa ra thuyết tam vị nhất thể tức là
chúa Trời, chúa Giesu, thánh thần tuy 3 nhưng là 1. Đạo Kito cũng có quan niệm
về thiên đường , địa ngục, linh hồn bất tử, thiên thân, ma quỷ.
2.quan điểm xã hội:
+Đạo Kito khi mới ra đời có khuynh hướng đứng về phía nô lệ, người dân nghèo
khổ, chống lại chính quyền La Mã. Tuy nhiên sau đó, đạo Kito đã nêu ra nguyên
tắc: “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” đồng nghĩa
với việc tôn giáo không dính dáng gì đến chính trị nữa.
3.Nghĩa vụ tín đồ:
-Đạo Kito có 7 nghi lễ quan trọng
-Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức, Hôn phối
-Các tín đồ Kito giáo còn phải thực hiện theo 10 điều răn của Chúa. Mười điều
răn là danh sách các mệnh lệnh đạo đức và tôn giáo. đóng vai trò quan trọng
trong Do Thái giáo và Kitô giáo
4.Hệ thống kinh điển: bao gồm kinh Cựu ước và kinh Tân ước
+Kinh Cựu ước: vốn là kinh thánh của đạo Do Thái mà đạo Kito tiếp nhận.
+Kinh Tân ước: là kinh thánh thật sự của đạo Kito. Kinh Tân ước viết bằng
tiếng Hi Lạp, bao gồm có 4 phần .
5.Về tổ chức: lúc đầu các tín đò của đạo Kito gồm:nô lệ, nô lệ được giải phóng,
dân nghèo thành thị sau đó còn có những người giàu có, khá giả. Họ tập hợp
thành công xã nhỏ và liên hiệp thành giáo hội..Công xã có quỹ chung để tiêu
dùng và tổ chức những bữa tiệc chung.mọi người trong công xã đều có quyền
bình đẳng. quyền lãnh đạo thuộc về các nhà truyền giáo lưu động, các sứ đồ và
sau đó chuyền dần sang tay của các người thuộc tầng lớp trên..Nguyễn tác trong
đạo kito đó là tôn giáo không dính dáng đến chính trị,
IV. vai trò và ảnh hưởng
+Như vậy Kito có vai trò quan trọng và ảnh hưởng vô cùng to lớn cả trong lịch
sử đến hiện tại.
+Đóng vai trò là bệ đỡ tư tưởng của giai cấp thống tri, Kito giáo gắn liền với
lịch sử phát triển xã hội của Phương tây suốt từ cuối thế kỉ 4TCN cho đến hết
thời kì phong kiến. sự chi phối của đạo kito có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự
phát triển của tiến trình lịch sử phương Tây trong suốt một thời gian dài.
+Hiện nay, kito giáo là tôn giáo lớn nhất trên thế giới. phân bố ở hầu khắp các
quốc gia, chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội toàn cầu. Hầu
hết dân số châu âu hiện tại theo kito giáo. Kito ko chỉ chi phối đến đời sống tinh
thần mà còn chi phối cả tình hình chính trị của một số quốc gia trên thế giới.
V. Ưu điểm và hạn chế
1.Ưu điểm
- Đóng góp cho sự tiến bộ của loài người tác động to lớn đến lịch sử văn minh
nhân loại.
+ Đóng góp cho phong trào văn hóa phục hưng và giao lưu với văn hóa phương
Tây.
+Kito giáo khuyến khích tình yêu thương, sự tha thứ, giúp tạo ra một xã hội hòa
bình và tôn trọng.
+Kito giáo có những giáo lý và nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ, giúp con người có
thể sống một cuộc sống ý nghĩa và đạo đức.
2.Hạn chế
+ Bị chủ nghĩa thực dân lợi dụng
+ Một số nguyên tắc và giáo lý trong Kito giáo có thể gây ra sự cảm thấy bị kì
thị hoặc loại trừ đối với những người không theo đạo Kito.
kết luận
-Kito giáo trở thành quốc giáo của đế quóc la mã là một sự kiện lớn (tác động
tòan diện tới đời sống con người châu âu: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng)
-Khi chính thức được công nhận sự tiến bộ và tích cực của kito giáo không còn
(tôn giáo bị lợi dụng và trở thành công cụ thống trị của nhà nước la mã
-Suốt trung đại giáo hội kito ( sau này là hội thiên chúa ) trở thành chỗ dựa vững
chắc cho phong kiến ở châu âu.
Câu 5: Trình bày nguyên nhân, điều kiện, diễn biến, hệ quả của các cuộc
phát kiến địa lí:
Từ thời xa xưa người ta luôn khao khát được nghe về những miền đất và
những dân tộc khác lạ. Ngày nay, hầu như mọi nơi trên thế giới đều đã được
khám phá, nhưng niềm khao khát được hiểu biết những dân tộc khác,
những miền đất khác vẫn không hề giảm đi. Nói đến lịch sử Tây Âu thời hậu kì
trung đại chúng ta có thể nghĩ ngay đến các cuộc phát kiến địa lý, với vai trò to
lớn của nó đối với sự phát triển thương mại của châu Âu và cả thế giới.
I. Nguyên nhân
1.Tiền đề về kinh tế: nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Â
- Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường
tăng cao. Giai cấp tư sản Tây âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông,
mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông
- Trong khi đó, con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc
đó lại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất
mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.
2.Tiền đề về xã hội: Sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế ở Tây Âu, Những
mâu thuẫn của chế độ phong kiến châu Âu thế kỉ XV
-Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản,
nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ tăng trưởng nhanh chóng, cũng như mối quan hệ
mậu dịch giữa các nước Tây Âu và các quốc gia ở phương Đông càng mở rộng,
dẫn đến nhu cầu mở rộng thị trường tăng lên.
- Tại Tây âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc
sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ
tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên cùng với đó là cơn khát vàng đặc trưng của các
quý tộc
3.Tiền đề về tư tưởng
- Lúc đó người Tây âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu.
II. Điều kiện
- Thế kỷ XV, XVI Tây âu đã có đủ điều kiện cho việc thưc hiện các cuộc phát
kiến địa lý lớn:
1.Điều kiện về khoa học kỹ thuật
+Kỹ thuật hàng hải có bước tiến dài, cộng nghệ xác định vĩ đô, chỉ số hải lý. Các
nhà hàng hải đã đóng được nhiều loại tàu chạy nhanh, nhẹ, chở được nhiều hàng
hóa hơn như tàu Galion.
+Những hiểu biết về kiến thức địa lý được nâng cao, lúc đó người Tây âu đã có
nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu, họ cũng đã đóng được những
con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều
có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những
thuỷ thủ dũng cảm.
2. Điều kiện về vật chất
+Các nhà nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã trang cấp kinh phí cho các chuyến
thám hiểm dài ngày trên biển, xem đây là 1 trong những nhiệm vụ chính sách
của nhà nước, nhằm phục vụ quyền lợi ( cũng cố sức mạnh của những chuyên
chế) cho giai cấp thống trị
==Các cuộc thám hiểm đã làm giàu cho các nước.
III. Diễn biến chính
-Năm 1487: B. Đi-a-xơ đến được mũi hảo vọng
-Năm 1492: C. Cô-lôm-bô đi về phía tây, vượt đại tây dương tìm ra châu lục mới
-Năm 1497: V Ga-ma cũng đi vòng cực nam châu phi cập bến ca-li-cut
-Năm 1519-1522: đoàn thám hiểm Ph. Ma-gien-lăng hoàn thành chuyến đi vòng
quanh thế giới
IV. Hệ quả
-Là một sự kiện vô cùng quan trọng có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Châu âu và
thế giới
-Mở ra con đường mới tìm ra vùng đất mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển
-Đem về cho châu âu khối lượng vàng bạc nguyên liệu thúc đẩy nền sản xuất và
thương nghiêp phát triển
-Làm cho chế độ phong kiến nhanh chóng sụp đổ
- Hình thành các tuyến thương mại: âu-mỹ-phi, á-âu- phi
- Việc mở rộng buôn bán, mở rộng thị trường thế giới góp phần thúc đẩy sx phát
triển tạo tiền đề cho sự ra đời cảu CNTB
V. Tiêu cực
-Để lại cho một phần nhân loại, thậm chí nhiều thế hệ sau không ngừng khắc
phục như làm nảy sinh việc buôn bán nô lệ da đen, cướp bóc thuộc địa, chế độ
thực dân tàn bạo mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem như là một vết
nhơ trong lịch sử nhân loại.
kết luận
-Nhìn chung các nhà thám hiểm đường biển thế kỉ 15- 16 đã đóng góp rất lớn
vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế và
văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đề cho những biến đổi sâu sắc trong nền
kinh tế-xã hội, đẩy nhanh sự ra đời của CNTB.
Câu 6: Hiểu biết của anh chị về văn hóa phục hưng:
Trong lịch sử phát triển của loài người, in dấu sâu đậm nhất có lẽ là cuộc lội
dòng lịch sử vĩ đại của một nền văn hóa, nền văn hóa đã đánh thức châu âu
thoát khỏi “Đêm trường Trung Cổ” tăm tối. Đó chính là Phong trào Văn hóa
Phục Hưng
I. Hoàn cảnh ra đời
1.Tiền đề : tiền đề cho sự xuất hiện văn hóa phục hưng là xuất hiện thành thị
-Trước đây có 2 thành thị: thành thị pháo đài(trung tâm là pháo đài, ở biên giới
có tầm quan sát, người sống là binh lính, chức năng phòng thủ==ko phù hợp vs
kinh tế) và thành thị tôn giáo(trung tâm là nhà thờ , người ở là giáo sĩ, vì vậy ko
tạo ra của cải)
==xuất hiện mô hình mới là thành thị tự do
2. Mô hình thành thị tự do
Người lập: gồm 2 nhóm
a. Nhóm người thương nhân và thợ thủ công: khu vực tập trung ở các ngã ba
ngã tư dòng sông và con đường vs mục đích buôn bán
b.Nhóm người lãnh chúa tân tiến: lập ra các thành thị tự do thu hút thương
nhân tợ thủ công tới đây buôn bán==thu tiền
==-sinh sống một cách tự do nguồn lợi ko đến từ quá trình sx mà đến từ trung
gian==tạo tầng lớp mới là tư sản==lực lượng chính phong trào văn hóa phục
hưng
II. Bối cảnh:
- Văn hóa Tây âu dưới thời Trung Đại bị giáo hội thiên chúa cưỡng đoạt, tư
tưởng tình cảm con người bị ràng buộc bởi giáo hội.
-Tây âu từ phong kiến chuyển dần sang tư bản chủ nghĩa
- Diễn ra nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lý mang lại những hậu quả to lớn và
sâu sắc đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại mang tính chất thế giới
rõ rệt, làm cho Tây âu giàu lên nhanh chóng thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo
những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của giai cấp Châu âu.
-Đây là thời kỳ bùng nổ các cuộc cải cách tôn giáo và cuộc đấu tranh của giai
cấp nông dân chống lại các lãnh chúa phong kiến.
-Đây là thời kỳ chủ nghĩa chuyên chế thắng lợi ở một số nước lớn, chủ nghĩa
dân tộc được hình thành.
1. Kinh tế:
+Văn hoá Tây âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự
giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể.
+Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà
tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến
lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây âu thời cổ đại.
+Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời, nhu cầu mạnh mẽ về các tiến bộ khoa học kĩ
thuật.
2. Xã hội:
-Sự ra đời của giai cấp tư sản
+Đối lập với hệ tư tưởng giai cấp phong kiến
+Văn hóa tiền phục hưng không đáp ứng được nhu cầu của giai cấp tư sản
+Nhu cầu hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần
+Họ muốn đấu tranh cho một tư tưởng tự do, bình đẳng trong cách nhìn nhận về
con người, về cuộc sống và cho ý nguyện thay đổi bản chất của xã hội.
+Trong cuộc đấu tranh giai cấp này, họ tìm thấy ở nền văn hoá cổ đại những yếu
tố phù hợp và có lợi cho giai cấp của họ.
==giai cấp tư sản muốn đánh đổ thế giới quan và hệ ý thức của phong kiến và
giáo hội cơ đốc giáo để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển , thúc đẩy sự
phát triển xã hội
==Vì vậy họ đã khởi xướng ngọn cờ “phục hưng văn hóa cổ điển” nhằm khôi
phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây âu thời cổ đại và đề cao tư tưởng nhân
văn tư sản. Phong trào Văn hóa Phục Hưng bùng nổ
III. Quá trình phát triển
Diễn ra ở italia bởi:
+Là trung tâm của la mã
+Cũng là trung tâm mô hình nhà nc phân quyền
+ Italia nằm trên bờ địa trung hải đầu mối giao lưu phương tây nên hoạt động
thủ công nghiệp thương nghiệp phát triển trở thành thị trường nơi lưu thông
hàng hóa hình thành nhóm người sớm là thương nhân và tư sản
+Giới thương nhân luôn hướng đến xh ms có tiềm lực kt nhưng ko có chính trị
vì thế tìm đến tư tưởng bệ đỡ cho họ nên phục hưng ra đời
+Italia trung tâm kito giáo nhưng kito mang quan điểm lỗi thời bảo vệ nhà thờ
phong kiến kiềm hãm tư sản do đó mong muốn thay đổi==văn hóa phục hưng
hình thành
==Từ 14-16 lan ra châu âu tạo thời kì huy hoàng kết thúc ở 17 bắt đầu từ bắc ý
sau đó lan ra các quốc gia khác ở tây âu.
IV. Thành tựu
1. Văn học
a. Thơ: người nổi tiếng nhất đồng thời mở đầu cho văn hóa phục hưng là Đante
với tác phẩm: thần khúc.
b. Tiểu thuyết: trước hết phải kể đến Bocaxio với tác phẩm “ Mười ngày”.
c. Kịch: tác giả tiêu biểu của thời Phục Hưng đồng thời là người tiêu biểu cho
nền văn hóa Anh đó là W. sechxpia đưa nghệ thuật lên tột đỉnh gồm 36 vở kịch .
2. Nghệ thuật
a. Hội họa: Giotto là người mở đầu cho xu hướng hiện thực chủ nghĩa trong hội
họa.
-Ngoài ra còn có rất nhiều nhiều các danh họa nổi tiếng khác như: Leonacdo do
vanhxi, Mikenlangio
b. Điêu khắc: tiêu biểu có các tượng: Đavit,..
c. Kiến trúc: có công trình nổi tiếng nhất do Mikenlangio thiết kế đó là nhà thờ
Xanh-Pie ở La Mã.
3. Khoa học tự nhiên và triết học
a. Khoa học tự nhiên:
+Nhà bác học lớn mở đầu cho một bước nhảy vọt về khoa học tự nhiên Nicola
Copecnich. Ông đã đưa ra một học thuyết về vũ trụ cho rằng: trung tâm của vũ
trụ là mặt trời và trái đất luôn quay quanh mặt trời.
+Ngoài ra, các lĩnh vực khác như vật lí học, Toán học, Y học,… cũng có nhiều
thành tựu quan trọng với nhiều nhà bác học nổi tiếng
b. Triết học: người mở đầu cho phái triết học duy vật thời Phục Hưng đó là
Phranxit Becon,..
V. Nội dung tư tưởng và bản chất
-Có tiếp thu và kế thừa một số yếu tố trong nền văn hóa Hy Lạp- La Mã cổ điển
nhưng thực chất đây là cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản
mới nhằm chống lại quan niệm lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội pk
và giáo hội thiên chúa.
-Tư tưởng chủ đạo của PT Văn Hóa phục Hưng là “chủ nghĩa nhân văn”. Đó là
hệ tư tưởng chú trọng đến con người, chú ý đến cuộc sống hiện tại, đối lập với
quan niệm của giáo hội Thiên Chúa
Dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng ấy, bản chất cách mạng của PT Văn Hóa PHưng
thể hiện ở các mặt sau:
+Mục tiêu sáng tạo nền văn hóa mới với giá trị, tinh thần và tư tưởng mới
+Khẳng định vai trò vị thế giai cấp tư sản ban đầu đòi quyền lợi sau đó chống lai
phong kiến
+Chống văn hóa tư tưởng kito giáp và đàn áp xã hội phong kiến
+ Chống những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm, Quan điểm
thần thánh ko còn nhân vật trung tâm vũ trụ kinh thánh ko còn chân lí
+Phong trào phục hồi giá trị văn hóa đã từng phát triển huy hoàng là hi la nhưng
chỉ muốn kế thừa chắt lọc hiện hữu phục vụ tư sản
+Giá trị nổi bật: tinh thần dân chủ đề cao tinh thần sáng tạo con người là trung
tâm và khát vọng của tự do và giải thoát
+Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với tổ quốc và tiếng nói của nước mình.
+Thể hiện tính nhân văn cao cả: đề cao vai trò quyền tự do , vẻ đẹp tự nhiên, trí
tuệ sáng tạo con người==con người của hoa mĩ
VI. Ý nghĩa
-Mở ra thời đại văn hóa mới
-Chống lại trào lưu văn hóa và tư tưởng nhà thờ là thần học
-Nền tảng tạo tư tưởng văn hóa mới tiền đề phát triển khoa học kĩ thuật
- Làm cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây âu trong hững thế
kỷ tiếp sau.
VII. Ưu điểm và hạn chế
1.Ưu điểm:
-Đề cao giá trị con người tinh thần dân tộc
-Để lại nhiều thành tựu cho nhân loại
-Mở ra trang mới cho nền văn minh thế giới
2.Hạn chế:
+Giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội, phong kiến. do giai cấp tư sản
mới trỗi dậy nên khi chống Giáo hội, phong kiến vẫn phải e dè, có khi còn dựa
vào phong kiến và Giáo hội. Do vậy, họ không tránh khỏi mặt hạn chế, thỏa hiệp
+ Trong khi đề cao giá trị của con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để
làm giàu.
kết luận
-Phong trào văn hóa phục hưng được đánh giá là bước tiến kì diệu của văn minh
phương Tây sau gần một ngàn năm chìm đắm trong “đêm trường trung cổ”.
Đề cương Dẫn Luận Ngôn Ngữ
1.Vì sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Để tìm hiểu ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt thì trước tiên ta phải
hiểu ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
I. Ngôn Ngữ là một hiện tượng xã hội
1. Ngôn ngữ không phải hiện tượng tự nhiên
-Hiện tượng tự nhiên: mưa, bão, động đất,..tự nảy sinh tồn tại phát triển và tự
tiêu hủy không phụ thuộc vào con người
-Ngôn ngữ do con người quy ước phụ thuộc vào ý thức của con người, mang
tính kế thừa và phát triển
2. Ngôn ngữ không phải hiện tượng sinh vật
a.Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh
+Con người có tính bẩm sinh đi, ngồi, đứng, chạy phụ thuộc hoàn cảnh môi
trường sống nhưng ngôn ngữ là sự học hỏi bắt chước tiếp xúc xã hội, môi trường
xung quanh
b.Ngôn ngữ không mang tính di truyền
+Con người sinh ra đã có tính di truyền như về màu da, tỉ lệ cơ thể nhưng ngôn
ngữ không mang tính di truyền con người sinh ra nếu không giao tiếp với người
khác với xã hội thì không có ngôn ngữ
c.Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu động vật
+Động vật dùng tiếng kêu để báo hiệu bầy dàn có nguy hiểm hay gọi nhau
nhưng ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền với
tư duy nên không thể đồng nhất với tiếng kêu động vật
3. Ngôn ngữ không mang tính cá nhân
-Ngôn ngữ mang tính chất chung phổ biến mọi người phải tuân theo, là sản
phẩm của cộng đồng thể hiện bản sắc cho dân tộc
4. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội vì
-Chỉ nảy sinh tồn tại phát triển phụ thuộc xã hội loài người
-Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp mang bản sắc cộng đồng dân tộc
-Gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội
II. Ngôn ngữ không chỉ là một hiện tượng xã hội mà ngôn ngữ còn là một
hiện tượng xã hội đặc biệt bởi:
1.Ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng riêng của một xã
hội nào
+Khi cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng bị phá vỡ thì ngôn ngữ không hề
thay đổi
+Mỗi kiến trúc thượng tầng là một sản phẩm của cơ sở hạ tầng, khi cơ sở hạ
tầng cũ mất đi thì cơ sở hạ tầng mới được xác lập, thì kiến trúc thượng tầng cũ
mất đi thay bằng kiến trúc thượng tầng mới
+Nhưng ngôn ngữ không hề thay đổi, chỉ có thể biến đổi liên tục chứ không tạo
ra ngôn ngữ mới
Vd: Cơ sở hạ tầng sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng thế
nào thì cơ sở hạ tầng như thế . kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến khi bị
sụp đổ rồi thì các phong cách phương thức sản xuất phong kiến không còn nữa
mà thay bằng phương thức mới và kiến trúc thượng tầng mới là tư bản chủ nghĩa
rồi tiến lên xã hội chủ nghĩa. tuy nhiên ngôn ngữ từ thời phong kiến đến bây giờ
chúng ta vẫn sử dụng tiếng việt, ngôn ngữ ko hề mất đi, nó chỉ biến đổi liên tục
chứ ko có một ngôn ngữ mới
2.Ngôn ngữ không mang tính giai cấp
+Các giai cấp trong xã hội đều dùng chung một ngôn ngữ theo lợi ích riêng của
họ
+Ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người, khi xã hội đấu tranh phân chia giai
cấp chứ không phân biệt ngôn ngữ vẫn sử dụng chung một ngôn ngữ
+Chỉ có các tiếng lóng biệt ngữ xuất hiện trong giai tầng nất định xã hội, giai
cấp quý tộc tư sản tỏ ra địa vị cao sang đối lập với ngôn ngữ lao động bình dị
dân dã
Vd: Long thể bất an – nói cho vua chúa hôm nay người mệt–tiếng lóng chỉ giai
cấp
Chính vì thế mà ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội dặc biệt
2. Ngôn ngữ có phải là một hiện tượng tự nhiên hay không? Vì sao?

Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên bởi vì


- Hiện tượng tự nhiên: VD mưa, bão, động đất, sóng thần, cầu vồng, núi lửa…
Các hiện tượng tự nhiên tự nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy như tự nhiên,
không phụ thuộc vào con người.
- Ngôn ngữ do con người quy ước, nó không tự nảy sinh, phát triển như hiện
tượng tự nhiên, nó phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đác-uyn, cho rằng: ngôn ngữ tự hình thành
và từ tiêu hủy như tiếng Tiên Ly (Trung Quốc), tiếng hạn (một số từ cũ không
dùng và tiêu hủy, từ mới xuất hiện. Đó chưa phải cơ sở khẳng định sự phát triển
mang tính tự nhiên của ngôn ngữ).
-Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, không phải là hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ
mang tính chủ quan và thể hiện ý chí của con người. Con người cần giao tiếp để
phục vụ các nhu cầu trong đời sống, vì thế mới có sự ra đời của ngôn ngữ. Ngôn
ngữ không thể tự sinh, tự diệt, tự sinh ra và mất đi bên ngoài phạm vi xã hội loài
người.
-Không có xã hội không thể tồn tại được ngôn ngữ vì thế ngôn ngữ sẽ không tự
sinh ra phát triển tiêu hủy như hiện tượng tự nhiên được.
Vd: Cậu bé người Sói Shamdeo được người dân tìm thấy trong khu rừng ở Ấn
Độ, khi đó cậu khoảng 4 tuổi. Vì đã cùng ăn, cùng sống, cùng ở với bầy sói
trong thời gian dài, cậu bé hoàn toàn không có khả năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Mặc dù với rất nhiều nỗ lực sau đó, cậu chỉ sử dụng được vài ký hiệu đơn
giản=chứng minh ngôn ngữ không phải hiện tượng tự nhiên tự sinh ra tồn tại
phát triển và tiêu hủy
- Ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa và phát triển, cái cũ vẫn còn in dấu tích
trong ngôn ngữ hiện đại.
3.Nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng có
đúng không ? Tại sao?
Với câu nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng
điều đó là không đúng là bởi vì:
-Theo quan điểm của triết học:
+ Kiến trúc thượng tầng: Là những quan điểm về nhà nước chính trị, pháp
luật, tôn giáo, nghệ thuật…của xã hội và các tổ chức xã hội tương ứng với cơ sở
hạ tầng
+Cơ sở hạ tầng: nền tảng kinh tế xã hội bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất của
xã hội nó phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
-Ta không thể xếp ngôn ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng vì mọi thiết chế của
kiến trúc thượng tầng như: nhà nước, chính trị, pháp luật,...đều dựa trên cơ sở hạ
tầng, mà cơ sở hạ tầng thuộc quan hệ sản xuất, ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp không phải công cụ sản xuất hay quan hệ sản xuất nào cả
-Trong khi đó: ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng riêng của
một xã hội nào
+Khi cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng bị phá vỡ thì ngôn ngữ không hề
thay đổi
+Mỗi kiến trúc thượng tầng là một sản phẩm của cơ sở hạ tầng, khi cơ sở hạ
tầng cũ mất đi thì cơ sở hạ tầng mới được xác lập, thì kiến trúc thượng tầng cũ
mất đi thay bằng kiến trúc thượng tầng mới
+Nhưng ngôn ngữ không hề thay đổi, chỉ có thể biến đổi liên tục chứ không tạo
ra ngôn ngữ mới
Vd: cơ sở hạ tầng sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng thế
nào thì cơ sở hạ tầng như thế . kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến khi bị
sụp đổ rồi thì các phong cách phương thức sản xuất phong kiến không còn nữa
mà thay bằng phương thức mới và kiến trúc thượng tầng mới là tư bản chủ nghĩa
rồi tiến lên xã hội chủ nghĩa. tuy nhiên ngôn ngữ từ thời phong kiến đến bây giờ
chúng ta vẫn sử dụng tiếng việt, ngôn ngữ ko hề mất đi, nó chỉ biến đổi liên tục
chứ ko có một ngôn ngữ mới
4.Chứng minh rằng ngôn ngữ có nguồn gốc từ lao động.
Từ thời xa xưa con người đã quan tâm đến nguồn gốc của ngôn ngữ vấn đề
nguồn gốc của ngôn ngữ của loài người nói chung, là vấn đề đã được đặt ra tử
lâu có rất nhiều giả thuyết khác nhau để chứng minh về nguồn gốc của ngôn
ngữ, nhưng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc ngôn
ngữ loài người là có sức thuyết phục nhất cụ thể như sau:
1, Thuyết tượng thanh
-Thuyết này cho rằng ngôn ngữ của loài người là sự bắt chước các âm thanh của
thế giới bao quanh con người để mô phỏng những đặc điểm khách quan và thế
giới tự nhiên
Vd: Tiếng sấm chớp, nước chảy, tiếng gió thổi, lộp độp, bình bịch, con mèo kêu
meo meo
-Hạn chế:
-Muốn bắt chước các âm thanh tự nhiên con người phải có các cơ quan phát âm
phát triển, có tiếng nói tư duy hoàn thiện.
-Các từ tượng thanh chỉ chiếm một phần số lượng nhỏ trong toàn bộ từ vựng
-Không đóng vai trò trong việc biểu thị nội dung nhận thức tâm tư tình cảm con
người trong việc tạo lập lời nói
2. Thuyết cảm thán
-Thuyết này cho rằng ngôn ngữ của loài người bắt nguồn từ những âm thanh
bộc lộ trạng thái cảm xúc vui buồn giận dữ....
Vd: Chẳng hạn như những âm thanh ái, ôi, ôi chao, ái chà,...
-Trong trường hợp khác có thể xem là mối quan hệ gián tiếp giữa âm hưởng cuẩ
từ và trạng thái cảm xúc của con người như: rạo rực, hồi hộp trong tiếng việt
-Hạn chế:
-Ngôn ngữ chỉ dừng lại phạm vi hẹp ngắn chỉ cảm xúc, thiếu sức thuyết phục,
không có cơ sở giải thích sự tồn tại của các từ không liên quan đến cảm xúc
3,Thuyết tiếng kêu trong lao động
-Thuyết này cho rằng muốn sinh tồn con người phải lao động
-Trong quá trình lao động con người phát ra tiếng kêu tiếng thở những âm thanh
mang tính tự nhiên sau này trở thành tên gọi của các động tác lao động hoặc là
tiếng kêu của bầy người nguyên thủy muốn đến giúp sức
-Những âm thanh ấy chính là nguồn gốc của ngôn ngữ
-Lý thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong sinh hoạt ngày nay
Hạn chế:
-Không nói rõ điều kiện nảy sinh ngôn ngữ
-Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lao động giải thích quá thô sơ
-Động vật sống bầy đàn vẫn có tiếng kêu tiếng hú, tiếng thở nhưng không có
ngôn ngữ như con người
4,Thuyết khế ước xã hội
- Ngôn ngữ là do con người thảo luận với nhau mà định nên
-Hạn chế:
-Muốn có khế ước xã hội tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ trước
-Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ thì không thể bàn bạc với nhau
-Muốn có quy ước với nhau con người phải có ngôn ngữ và tư duy
5,Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
-Theo thuyết này ban đầu con người chưa có ngôn ngữ âm thanh để giao tiếp với
nhau
-Dùng điệu bộ cử chỉ từ cơ thể để biểu hiện ý tưởng
-Hạn chế:
-không có cơ sở đứng vững
-Động tác cử chỉ không liên quan đến âm thanh ngôn ngữ
-Ngày nay ngôn ngữ thành tiếng đã trở thành phương tiện giao tiếp trọng yếu
của con người tuy nhiên con người vẫn sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để bổ sung
Tất cả các giả thuyết trên đều không giải thích được nguồn gốc nảy sinh
của ngôn ngữ. Các giả thuyết đó tách rời ngôn ngữ ra khỏi tư duy cho tư
duy có trước, tách nguồn gốc ngôn ngữ ra khỏi nguồn gốc con người cho
rằng con người có trước, không tính đến chức năng của ngôn ngữ, vai trò
của lao động trong quá trình hình thành con người và ngôn ngữ và đến với
quan niệm duy vật biện chứng về ngôn ngữ là thuyết phục nhất
6,Quan niệm chủ nghĩa duy vật biên chứng về nguồn gốc ngôn ngữ(chủ
nghĩa mác)
a.NN liên quan đến nguồn gốc của con người .
+ Nguồn gốc của loài người : Tổ tiên con người là một loài vượn
-Quá trình vượn tiến hóa thành người : chuyển cuộc sống từ trên xuống mặt đất,
đi bằng hai chi sau , tập đứng thẳng(tầm nhìn mắt rộng ,lồng ngực nở các cơ
quan phát âm có điều kiện phát triển) ; hai chi trước được giải phóng trở thành
tay(sử dụng chế tác công cụ, khéo léo nhanh nhạy hơn) , biết chế tạo công cụ lao
động , biết săn bắn , tạo ra lửa , ăn thịt . Ăn thức ăn chim làm não phát triển
hơn .
-Sống bầy đàn
b.Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động
-Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn . Bầy người nguyên thủy
có khả năng phân công lao động ,lao động tập thể làm nảy sinh ra nhu cầu trao
đổi , phải nói với nhau điều gì đó (thỏa mãn khi con người có các tiền đề sinh
học não phát triển cơ quan phát âm hoàn thiện)
-Theo Ăngghen : “ Bắt nguồn từ lao động và sau đó cùng với lao động tiếng nói
được hình thành và phát triển”
-Chính lao động đã sáng tạo con người và ngôn ngữ của con người
-cùng với sự phát triển của con người ngôn ngữ con người ngày càng phát triển
cho đến tận ngày nay
-lao động tư duy và ngôn ngữ là tiền đề cho sự hình thành và phát triển
5. Phân tích các quan hệ cơ bản trong hệ thống kết cấu ngôn ngữ. Phân tích
tính hình tuyến(ngang) của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện qua trật tự sắp xếp
từ ngữ trong câu thơ mở đầu truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)
các quan hệ của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ cũng có số lượng lớn và
có tính chất đa dạng. Mỗi bình diện của ngôn ngữ có những quan hệ riêng, còn
giữa các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có một số quan hệ cơ bản cụ thể:
a. Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang hay quan hệ tuyến tính).
Là quan hệ giữa các yếu tố, các đơn vị ngôn ngữ theo trục ngang, tuyến tính
(trên trục ấy chỉ có các đơn vị đồng loại mới có thể trực tiếp kết hợp với nhau.
(Âm vị kết hợp với âm vị, hình vị với hình vị…)
VD: Tôi - đi – chơi
b. Quan hệ liên tưởng(quan hệ dọc, quan hệ hình)
-Là quan hệ xâu chuỗi một yếu tố xuất hiện với những yếu tố đứng sau lưng
nó, về nguyên tắc có thể thay thế cho nó.
- Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng cả
một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong
cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau,
VD: Tôi - thích – cô- ấy Tôi- ăn - phở
yêu cơm
quý bún
mến cháo
c. Quan hệ thứ bậc(quan hệ tôn ti)
Quan hệ này biểu hiện tính tôn ti, thứ bậc của các cấp độ ngôn ngữ. Đơn vị
thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp thấp hơn. Trái lại
đơn vị cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn, là
thành tố cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
VD: Câu gồm một từ : Cẩn thận
Từ gồm một hình vị: chân , tay
Hình vị gồm 1 âm vị:
Trong quan hệ thứ bậc, các đơn vị ngôn ngữ vừa nêu khác nhau về cả về phẩm
chất lẫn chức năng chúng đảm nhiệm trong hệ thống ngôn ngữ
Là quan hệ giữa các đơn vị không đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ

Phân tích hình tuyến(ngang) của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện qua trật tự sắp
xếp từ ngữ trong câu thơ mở đầu truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)
Trong hai câu thơ trên nhà văn Nguyễn Du đã sử dụng quan hệ tuyến tính để kết
hợp chúng với nhau thành một chuỗi với cùng một cấp độ.
Trăm-năm-trong-cõi-người-ta
Chữ-tài-chữ-mệnh-khéo-là-ghét-nhau
Đó là sự kết hợp giữa các cụm từ, các từ, các hình vị với hình vị hay quan hệ
giữa các âm vị trong các hình vị ở câu chẳng hạn:
Quan hệ giữa các cụm từ:
Quan hệ giữa các từ: Trăm-năm-trong-cõi-người-ta
Quan hệ giữa các hình vị: chữ tài= chữ-tài
Quan hệ giữa các âm vị: từ “ta”= /t/ - /a/
Sự kết hợp giữa các từ được xếp theo một cách logic hàng ngang để tạo nên một
câu hoàn chỉnh ý nghĩa về mặt ngữ pháp, biểu thị một nội dung nhất định: ví dụ
như: trăm-năm, từ trăm viết trước từ năm để biểu thị nội dung nhất định về
khoảng thời gian nhưng nếu ta đổi vị trí thì nội dung câu hoàn toàn thay đổi.
6.Chức năng tư duy của ngôn ngữ thể hiện như thế nào? Tại sao nói ngôn
ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết nhưng không đồng nhất?
Tư duy của con người là sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh, tư duy
của con người sẽ không thực hiện được nếu không có ngôn ngữ, ngôn ngữ là
phương tiện của tư duy
1.Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
+Nhờ có ngôn ngữ mà con người mới có thể tiến hành suy nghĩ, tư duy
+Con người nhận thức thế giới, dùng ngôn ngữ để gọi tên, phân tích bản chất,
thuộc tính của SVHT đó. Hoạt động TD của con người được tiến hành nhờ ngôn
ngữ; không thể TD mà không có ngôn ngữ, ngược lại, không có ngôn ngữ thì
không thể TD.
Vd: trong cuộc đối thoại khi con người giao tiếp bằng lời nói thì đang tư duy,
suy nghĩ mà chưa nói ra thành lời.
2. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt của tư duy
Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là vỏ vật chất của tư duy. Mọi kết quả của tư duy
đều phải dùng ngôn ngữ để biểu đạt ra ngoài hoặc tiềm tàng trong bộ óc mỗi
người. Ngôn ngữ là phương tiện vật chất để thể hiện TD. Thế giới khách quan
được con người nhận thức trongsuy nghĩ, TD là cái được biểu đạt còn ngôn ngữ
là cái biểu đạt để thể hiện sự nhận thức đó.
Vd: Trong nghiên cứu khoa học muốn biểu đạt vấn đè tư duy về một vấn đề sự
vật hiện tượng nào đó cần có ngôn ngữ==nhờ ngôn ngữ mà tư duy con người
được gtruyeenf đạt, ngôn ngữ còn giúp bảo tồn những nghiên cứu trong tư duy
của con người
==ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ khăng khít không có ngôn ngữ thì không
có tư duy và ngược lại không có tư duy nếu có ngôn ngữ chỉ là những vỏ âm
thanh trống rỗng vô nghĩa
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất là
bởi vì
Ngôn ngữ Tư duy
Tồn tại dạng vật chất Tồn tại dạng tinh thần
Vd: chữ viết, lời nói âm thanh Vd: trong suy nghĩ ở bộ não
Là cái để biểu hiện tư duy Là cái được biểu hiện
Vd: các bài nghiên cứu, bài luận qua Vd: nhờ ngôn ngữ mà tư duy về svht
ngôn ngữ biểu hiện tư duy của tác giả được biểu hiện ra
Ngôn ngữ học, nghiên cứu các hiện Logic học nghiên cứu các quy luật
tượng quy tắc ngôn ngữ của tư duy
Đơn vị của ngôn ngữ là âm vị hình vị Đơn vị của tư duy là khái niệm phán
từ và câu đoán suy lý
Vd: 1 hình vị cây gồm 3 âm vị /c/, Vd: khái niệm triết học
/a/, /y/
Ngôn ngữ có tính dân tộc Tư duy có tính nhân loại
Vd: Nhật Bản là nước phát triển lúa Vd: tư duy về trái đất hình cầu, về vũ
nước nên có l hội cùng với sự xuất trụ về hòa bình về y tế về giáo dục...
hiện cụm từ gọi tên l hội đó: Lễ cầu
mùa (Kigasai), lễ cầu lúa mùa
thu(Ninamesai)và không có các nước
phát triển công nghiệp. Việt Nam có
các từ thúng, cày, bừa, gặt, sàng, gắn
với nhà nông.
7.Trình bày chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Vì sao nói: Ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người?
Trong cuộc sống, con người thường có nhu giao tiếp để trao đổi tư tưởng,
tình cảm, thông tin... với nhau. Một số phương tiện con người dùng để giao tiếp
như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao
thông…sử dụng các kí hiệu giao tiếp như kí hiệu khoa học trong hóa học, những
bức tranh nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, kịch…gửi tới con người những thông
điệp nhất định. Trong đó ngôn ngữ được con người sử dụng làm phương tiện
giao tiếp thường xuyên và nhiều nhất.
ngôn ngữ có vai trò quan trọng là thực hiện chức năng giao tiếp
-ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
-giao tiếp trở thành nhu cầu thiết yếu của con người có thể nói không có giao
tiếp thì xã hội không tồn tại
-trong số các loại hình giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến
và quan trọng nhất giúp con người có thể hiểu nhau trong quá trình lao động và
sinh hoạt
-ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất đấu tranh giai cấp
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người là bởi :
- Con người luôn có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin...
với nhau.
-Giao tiếp bằng ngôn ngữ có 2 dạng cơ bản: nói/nghe; viết/ đọc. Trong đó ngôn
ngữ là phương tiện:
+ Xét về lịch sử: có lịch sử lâu đời ra đời cùng với con người và XH loài người.
+ Xét về không gian và phạm vi hoạt động: mọi nơi, thuộc các lĩnh vực khác
nhau.
+ Xét về khả năng: trao đổi nội dung thông tin sâu sắc, tế nhị nhất; chỉ có ngôn
ngữ mới có khả năng diễn đạt tâm tư, suy nghĩ...của con người mà các phương
tiện giao tiếp không biểu đạt hết. Đặc biệt, trong tác phẩm văn chương, nhờ
ngôn ngữ, con người thể hiện bức tranh hiện thực cuộc sống, quan điểm, tư
tưởng, tình cảm, thế giới quan của mình và lưu gữi cho thế hệ mai sau.
Vd: Trong bài bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn dữ tấm lòng son
Quan điểm người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh trong xã hội phong kiến được thể
hiện qua bài thơ.
+ Nhờ ngôn ngữ, con người thống nhất những quy ước cho các phương tiện giao
tiếp khác. Con người sử dụng chữ viết, các tín hiệu công thức trong KH kĩ thuật
đã chứng minh điều đó.
+ Nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều kiện làm cho ngôn ngữ hình thành và
phát
triển.
-Xét tính lợi ích của giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm 3 mặt sau:
- Tính tiện lợi: cao nhất so với các phương tiện giao tiếp khác
- Tính hiệu quả: đem lại hiệu quả cao nhất, nhanh nhất, sâu sắc nhất so với các
phương tiện giao tiếp như kí hiệu, âm nhạc, điêu khắc, …Ngôn ngữ còn là
phương tiện để con người quy ước và hiểu các phương tiện giao tiếp khác.
- Tính phổ thông, phổ cập và đa dụng: Ngôn ngữ không phân biệt địa vị, tuổi
tác…mọi người trong cộng đồng cộng sử dụng ngôn ngữ chung được thống nhất
trong cộng đồng để giao tiếp với nhau. Mặt khác, chỉ có ngôn ngữ con người
mới biểu hiện những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của mình với người
khác và có thể nhờ ngôn nghữ mà lưu truyền cho thế hệ mai sau.
* Tóm lại: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì:
- Về mặt số lượng; nó phục vụ đông đảo mọi thành viên trong cộng đồng xã hội
một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
- Về mặt chất lượng: nó giúp các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ tất
cả các nhu cầu giao tiếp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
8.Hãy phân và chứng minh cách thức phát triển của ngôn ngữ qua thực
tiễn tiếng Việt từ thế kỷ XV đến nay.
Ngôn ngữ hình thành cùng với con người và phát triển trong xã hội loàic người,
nên cũng phat triển cùng với con người và xã hội loài người vì thế mà cách thức
phát triển ngôn ngữ qua thực tiễn tiếng việt được thể hiện rõ từ thế kỉ 15 cho đến
nay
Cách thức phát triển ngôn ngữ
-Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, không nhảy vọt. Khác
với các hiện tượng trong xã hội khác, ngôn ngữ phát triển không theo con đường
phá hủy ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển
và cải tiến những yếu tố căn bản của ngôn ngữ hiện có. Sự chuyển biến bằng
cách tuần tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới
của ngôn ngữ.
- Sự phát triển của ngôn ngữ không đồng đều giữa các bộ phận. Cơ cấu
ngôn ngữ bao gồm nhiều bộ phận hợp thành .Trong ba bộ phận ấy thì bộ phận từ
vựng biến đổi nhiều và nhanh nhất, vì từ vựng của ngôn ngữ trực tiếp phản ánh
đời sống xã hội.
-Bộ phận ngữ âm của ngôn ngữ có biến đổi, song rất chậm và không đều theo
từng vùng, từng khu vực địa lí. Thường là, chỗ này xảy ra biến đổi nhưng những
chỗ khác vẫn giữ nguyên.
- Hệ thống ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất,vì nó là cơ sở của ngôn ngữ.
Từ thực tiễn Sự phát triển của tiếng việt được thể hiện rõ từ thế kỉ 15
cho đến nay cụ thể:
a. phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, không nhảy vọt.
-sự phát triển ngôn ngữ qua thực tiễn tiếng việt kéo dài suốt 5 thập kỉ chứ khong
phát triển đột biến nhảy vọt cụ thể:
- Thời kì Bắc thuộc
-với ý chí độc lập tự chủ, cha ông ta dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm.
Chữ Nôm được hình thành TK VIII-IX, khoảng TK X-XI được định hình và
phát mạnh TK VIV, XV nhưng chữ Nôm đã tồn tại và đóng góp vào sự phát
triển của ngôn ngữ và văn học dân tộc
- đến thời kì pháp thuộc
- Sự ra đời của chữ quốc ngữ (TK XV- TK XVII) đánh dấu bước phát triển vượt
bậc cho hệ thống chữ viết tiếng Việt (là chữ viết ghi theo chữ cái Latinh " phát
âm thế nào thì viết như thế". Nhất là phong trào Đông Kinh nghĩa thục quảng bá
rộng rãi văn hóa, mở rộng dân chí. Tuy nhiên, chữ Hán ảnh hưởng rất sâu rộng
đối với tiếng Việt. Ngoài ra, tiếng Việt còn chụi ảnh hưởng chữ gốc háp như: xà
phòng, cao su, săm lốp, ô tô, a xít, ba zơ..
-ngôn ngữ tiếng việt từ cách mạng tháng tám cho đến nay
- Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng, công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt
được tiến hành mạnh mẽ.
- Hầu hết các ngành khoa học - kĩ thuật hiện đại đều biên soạn những tập sách
thuật ngữ chuyên dùng
- Những thuật ngữ khoa học đang thông dụng trong tiếng Việt đều đạt được tính
chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của
người Việt Nam.
- Với bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí, tiếng Việt đã có vị trí xứng
đáng trong một đất nước độc lập, tự do. Chức năng xã hội của tiếng Việt được
mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà
nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại.
Vd : thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngôn ngữ từ thực tiễn tiếng việt được thể
hiện qua các tác phẩm văn học
-các tác phẩm tiếng hán(thời phong kiến) : bình ngô đại cáo, ức trai thi tập, chí
linh sơn phú,...
-các tác phẩm chữ nôm: quốc âm thi tập, truyện kiều, chinh phụ ngâm,...
-các tác phẩm Tiếng Tiếng việt: người lái đò sông đà, ai đặt tên cho dòng sông,...
==Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, được coi như ngôn ngữ quốc gia.
b.Sự phát triển của ngôn ngữ không đồng đều giữa các bộ phận.
-Trong ba bộ phận ấy thì bộ phận từ vựng biến đổi nhiều và nhanh nhất, vì từ
vựng của ngôn ngữ trực tiếp phản ánh đời sống xã hội.
-Bộ phận ngữ âm của ngôn ngữ có biến đổi, song rất chậm và không đều theo
từng vùng, từng khu vực địa lí. Thường là, chỗ này xảy ra biến đổi nhưng những
chỗ khác vẫn giữ nguyên.
- Hệ thống ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất,vì nó là cơ sở của ngôn ngữ.
Quá trình phát triển của tiếng Việt
Vd1: thời phong kiến: các từ xuất hiện: vua, chúa, địa chủ, nông dân
Thời bắc thuộc: các từ như: nguyệt=trăng, kì=cờ,....
Thời pháp thuộc: các từ như tư sản, tiểu tư sản,...
Hiện nay: internet, điều hòa không khí, công nghệ thông tin
Vd2: Trong hai câu thơ bài tùng được Nguyễn Trãi viết vào thế kỉ 15
Thu đến cây nao chẳng lạ lùng
Một mình lạt thuở ba đông
Thì có 3 từ cần chú ý biến đổi từ vựng theo ngày nay : nao=nào, lạ lùng=thay
đổi, lạt=coi thường.
Vd3: trước đây, người Việt thường gọi truyền hình là "đài truyền hình", nhưng
hiện nay họ thường gọi là "tivi". Và khi khoa học kĩ thuật phát triển lại xuất hiện
thêm các từ như màn hình phẳng, màn hình siêu mỏng.
9. Vì sao nói: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt?
Với câu nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt thì trước hết ta phải
hiểu ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ được thể hiện
-ngôn ngữ là một thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con
người, kích thích đến giác quan con người và con người cảm nhận được
-trong ngôn ngữ cái biểu hiện có quan hệ hài hòa với cái được biểu hiện
-ngôn ngữ là một hệ thống trong đó:
+tính hai mặt: tín hiệu ngôn ngữ thống nhất giữa hai mặt cái biểu hiện và cái
được biểu hiện
+tính võ đoán:quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện mang tính quy
ước và được xã hội chấp nhận,tuy nhiên tính võ đoán của ngôn ngữ dần cũng
theo quy tắc cấu tạo từ nhất định
+tính vật chất: thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những
đặc trưng có khả năng phân biệt của nó
+giá trị khu biệt: cái quan trọng của yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ là giá trị
khu biệt.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt là bởi
Mọi hệ thống tín hiệu chung đều có giá trị khu biệt và tính võ đoán tuy nhiên hệ
thống tín hiệu ngôn ngữ còn hàng loạt các đặc điểm khác biệt với các hệ thống
tín hiệu khác thể hiện ở các mặt sau:
-Tính phức tạp, nhiều tầng bậc:
- Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bao gồm nhiều hệ thống nhỏ:
+Ví dụ: hệ thống hình vị, từ, cụm từ, hệ thống câu...
-Các hệ thống của ngôn ngữ có quan hệ với nhau, các yếu tố trong cùng hệ
thống cũng có MQH lẫn nhau.
Ví dụ hệ thống hình vị là đơn vị cấu tạo từ. Trong hệ thống hình vị, hệ thống âm
vị phụ âm đầu có MQH với hệ thống âm chính, âm cuối về khả năng kết hợp để
cấu tạo từ.
-số lượng từ và câu không thống kê được, bởi chúng thường xuyên biến đổi và
bổ sung thêm.
- Biểu hiện ngôn ngữ nhiều cấp độ, tầng bậc các đơn vị ngôn ngữ, Đơn vị cấp
thấp làm thành phần cấu tạo đơn vị cấp cao hơn. Đơn vị cấp cao hơn bao chức
đơn vị cấp thấp.
+Ví dụ: hình vị là đơn vị cấu tạo từ, từ là đơn vị cấu tạo nên câu...
-Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ
- MQH giữa CBH và CĐBH có tính đơn trị và đa trị. Tính đơn trị biểu đạt hiện
tượng từ 1 nghĩa; tức là 1 CBH tương ứng một CĐBH, tính đa trị là hiện tượng
từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, 1 CBH tương ứng nhiều CĐBH.
Vd trong bài bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn dữ tấm lòng son
Nghĩa đầu: quá trình làm bánh trôi nước cũng như hình dáng của nó
Nghĩa hai: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc
đối với thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ.
- Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ còn biểu hiện chức năng của tín hiệu
ngôn ngữ.
Ngoài 2 chức năng cơ bản là chức năng giao tiếp và chức năng tư duy còn có
nhiều chức năng khác nữa như: chức năng biểu cảm, biểu thị khái niệm, chức
năng thông báo, giải trí, biểu hiện....
- Tính độc lập của tín hiệu ngôn ngữ
+Ngôn ngữ có tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ
thuộc vào ý muốn cá nhân. Ngôn ngữ tồn tại với tư cách là một thực thể độc lập
qua các thời kì, xã hội chế độ khác nhau.
+Chính sách về ngôn ngữ là điều kiện ngôn ngữ được phát triển. Vì thế, ta nói
ngôn ngữ có tính độc lập tương đối
-Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại
-các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác chỉ có giá trị đồng đại được sáng tạo để
phục vụ nhu cầu nào đó cho người trong giai đoạn lịch sử nhất định, ngôn ngữ
luôn là sản phẩm của quá khứ để lại được hình thành trong lịch sử, vì thế ngôn
ngữ còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc thời đại khác
nhau trong lịch sử khac nhau.
- Tính khả biến:
+Tính kế thừa, tính võ đoán, tính xã hội, tính phức tạp đã làm cho tín hiệu ngôn
ngữ bất biến.
+Tuy nhiên, tín hiệu ngôn ngữ có thể biến đổi vì tự thân nó kế tục trong thời
gian. Sự biến hoá của tín hiệu ngôn ngữ trong thời gian đã dẫn đến sự di chuyển
của mối quan hệ biểu đạt: hình thức ân thanh lẫn khái niệm đều thay đổi hoặc
đôi khi mối quan hệ giữa tín hiệu và ý niệm bị lỏng lẻo đi.
+Ví dụ: Trong tiếng La Tinh từ necăre chuyển sang tiếng Pháp thành noyer (chết
đuối). Trong tiếng Việt từ: Bẩm -> Kính (kính thưa) có sự thay đổi lẫn âm và
nghĩa== làm di chuyển mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện
10. Thế nào là âm vị? Phân biệt âm vị với âm tố? Xác định âm tố trong các
câu sau:
“Cậu Bình bước lên sập, lại gần bàn thờ thay hương. Một lát, người nhà bà Hai
lễ mễ bưng mấy mâm cỗ ra, những mâm cỗ đầy, bát đĩa chồng chất lên nhau hai,
ba tầng mà người ta vẫn dọn ngày dỗ Tết trong những nhà sang trọng”

-âm vị : là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân
biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa.
-phân biệt âm vị với âm tố
Âm tố Âm vị
Là hình thức thể hiện vật chất của âm Nằm trong âm tố và được thể hiện qua
vị là đơn vị cụ thể thuộc lời nói âm tố, là đơn vị trừu tượng thuộc
ngôn ngữ
Gồm cả những đặc trưng khu biệt và Chỉ gồm những đặc trưng khu biệt
không khu biệt /b//à/n/
Nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên Nói đến âm vị là nói đến mặt xã hội
của ngữ âm
Chung cho mọi ngôn ngữ Chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ nhất
định
Được ghi giữa ngoặc vuông Được ghi gữa 2 vạch xiên
Được cảm nhận bằng thính giác Được cảm nhận bằng tri giác
Phải chú ý hoặc trước nhưng cách Được nhận biết một cách dễ dàng
phát âm mới phát hiện ra được
Số lượng vô hạn Số lượng hữu hạn

Xác định âm tố: Bình có 4 âm tố [B], [i], [n], [h]


11. Thế nào là hình vị? Minh họa bằng các hình vị tiếng Việt.
-Hình vị được cấu tạo từ âm vị
-Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa(ý nghĩa về từ vựng-ý nghĩa ngữ
pháp), có chức năng biểu hiện nghĩa, cấu tạo từ và biến đổi từ.
-Toàn bộ hệ thống hình vị của một ngôn ngữ tạo nên cấp độ hình vị của ngôn
ngữ ấy
Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau
theo quan hệ chính phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa Quốc:
nước, kỳ: cờ
12. Phân biệt sự khác nhau giữa phụ âm và nguyên âm

Đặc điểm Nguyên âm Phụ âm


Cách thoát hơi từ phổi Không bị cản trở thoát ra Bị cản trở bởi bộ phận của
tự do bộ máy phát âm
Vd: a, e, i ==không bị cản Vd: h==cản trở ở khoang
trở miệng
m ==cản trở ở môi
Cường độ của luồng Luồng hơi đi ra yếu Luồng hơi đi ra mạnh
hơi Vd: u , a, i Vd: l, d, t
Về âm học Dây thanh rung nhiều==có Dây thanh rung ít(không
nhiều tiếng nhanh rung) có nhiều tiếng động
Về cấu âm Bộ máy phát âm đều làm Bộ máy phát âm tập trung
việc làm việc ở một vị trí
13. Xác định các từ theo kiểu cấu tạo (phân thành từ đơn, từ ghép, từ láy)
trong đoạn thơ sau:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Từ láy: điệp điệp, song song, đìu hiu, lặng lẽ, mênh mông
Từ đơn: sóng, gợn, về, buồn, xuôi, sầu, sông, dài
Từ ghép: tràng giang, thân mật, mái nước, bờ xanh

Mẹo xác định từ láy từ ghép:


Từ ghép Từ láy
Xét nghĩa
Tất cả các tiếng đều có nghĩa (đặt Một tiếng có nghĩa hoặc không (đặt
câu) câu)
Đảo trật tự từ
Có nghĩa Không có nghĩa
Xét tính chất hình thức
Chỉ cả danh từ động từ tính từ Không chỉ danh từ, thường là đônguj
từ, tính từ
Các từ mô phỏng âm thanh, các từ mô
tả dáng dấp, màu sắc, mùi vị,..
14. Xác định các ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ trong đoạn trích:

“Các câu chuyện bỗng ngừng lại cả. Mọi người đều im lặng chờ đợi. Ông Cửu
vội vàng ngồi lui vào trong góc sập, thu gọn điếu và ấm chén sang một bên để
chỗ đầy tớ đặt mâm xuống. Ông làm những công việc ấy với vẻ thân mật của
người nhà, tự tay sửa sang lại mâm cỗ; đặt lại những đĩa món ăn; hay gọi lấy
thêm những cốc chén. Vừa làm, ông Vừa lên tiếng gọi những ông cụ khác đến
ngồi cùng mâm”.

Các ngữ danh từ: Các câu chuyện bỗng ngừng lại cả
Các ngữ động từ: tự tay sửa sang lại mâm cỗ, đến ngồi cùng mâm
Các ngữ tính từ: với vẻ thân mật của người nhà,

Danh từ: là những từ biểu thị sự vật(người, vật, đồ vật, vật liệu, khái niệm, hiện
tượng)..sinh viên, mèo, mưa, hòa bình,..
NGỮ DANH TỪ
Thành tố Thành tố phụ Trung tâm Thành tố phụ
trước sau

Từ loại Từ chỉ khối lượng, Danh từ Danh từ, động từ,


từ chỉ số và số từ, tính từ, số từ, đại
loại từ, từ chỉ đơn vị từ
Ý nghĩa Khối lượng, số Sự vật Đặc điểm cụ thể
lượng, đơn vị của sự vật, nhằm
chi tiết hoá sự vật
Ví dụ Tất cả những con mèo đen ấy
Động từ: Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật
VD: đứng, ngồi, đọc, khuyên, nghĩ…
NGỮ ĐỘNG TỪ
Thành tố Thành tố phụ Trung tâm Thành tố phụ
trước sau
Chức năng Có chức năng bổ Động từ Ở cuối câu dùng
nghĩa cho phần để bổ ngữ cho
trung tâm. Chúng động từ chính cho
biểu thị sự việc tiếp cụm động từ.
diễn hay khuyến Chúng nhằm để
khích hoặc ngăn cản chỉ thời gian hay
nguyên nhân, địa
điểm
Ví dụ Đang đi Siêu thị

Tính từ: Là những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, cảm xúc
VD: Xanh, đỏ, tím, vàng, lớn nhỏ, đông…
NGỮ TÍNH TỪ
Thành tố Thành tố phụ Trung tâm Thành tố phụ
trước sau
Chức năng Vẫn, còn, đang Tính từ Có nhiệm vụ biểu
thị vị trí, sự so
Các phụ ngữ ở
sánh, mức độ,
phần trước có thể
phạm vi, hay
biểu thị quan hệ
nguyên nhân cho
thời gian; sự tiếp
tính chất, đặc
diễn tương tự; mức
điểm của tính từ
độ của đặc điểm,
trung tâm
tính chất; sự khẳng
định hay phủ định
Quả bóng đang to ra
đang to ra

15. Chứng minh rằng Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Cho ví
dụ.
Đặc điểm của âm tiết tiếng việt
-Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập [từ không biến đổi hình thái (VD: tôi trong
tiếng Việt xuất hiện trong bất kì câu nào cũng đều là tôi); quan hệ ngữ pháp và ý
nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ.; có tính phân tiêt
hay đơn tiết].
-Về ngữ âm: do mỗi âm tiết là vỏ ngữ âm của một hình vị, cũng là vỏ ngữ âm
của một từ đơn, nên số lượng âm tiết có tính hữu hạn.
-Về ý nghĩa: là vỏ ngữ âm của hình vị (tiếng) hay một từ đơn, nên âm tiết tiếng
Việt bao giờ cũng tương ứng với một ý nghĩa nhất định
Ngôn ngữ đơn lập:
Bên cạnh tên gọi đơn lập thường dùng, loại hình ngôn ngữ này còn được gọi là
ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân
tiết… tùy theo người ta nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng kia của nó.
Tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được coi là tiêu biểu
cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán cổ đại. Ngoài
ra loại hình này cũng bao gồm cả tiếng Aranta ở Châu Úc , tiếng Ê vê, tiếng
Joruba ở Châu Phi
Đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập:
a) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng
không đòi hỏi ở nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết.
Ví dụ: + Tôi là nông dân.
+ Nông dân là tôi.
b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ
hư (từ công cụ) và trật tự từ.
+ Anh yêu em
+ Em yêu anh
Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử
dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
c) Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán,
tiếng Việt) có một đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết. Hình tiết là
đơn vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả năng mang nghĩa) mà vỏ âm thanh
của nó lại trùng khít với một âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất).
Chính bởi vậy mà nó có khả năng khi thì tự mình đã là một từ, khi lại chỉ
được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ
-Trong TV: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm
tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
VD: tôi trong tiếng Việt xuất hiện trong bất kì câu nào cũng đều là tôi, quan hệ
ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ, có
tính phân tiêt hay đơn tiết
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập bởi vì:
Tiếng Việt thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhóm Việt Mường.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Vì: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, tiếng là âm tiết về mặt ngữ âm và là đơn
vị cấu tạo từ mặt sử dụng.
- Từ không biến đổi hình thái (xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết).
- Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
-Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, tiếng là âm tiết về mặt ngữ âm và là đơn vị
cấu tạo từ mặt sử dụng.
VD: Sóng/ gợn/ Tràng Giang/ buồn/ điệp điệp/
Câu thơ trên có 7 tiếng và 5 từ: đọc và viết tách rời nhau, không có việc viết và
đọc nối âm
VD: “Các anh” thì không có hiện tượng đọc thành : “cá canh”
Từ không biến đổi hình thái
VD:
Cười (1) người chớ vội cười (2) lâu
Cười (3) người hôm trước hôm sau người cười (4)
“Cười” có sự thay đổi về ngữ pháp nhưng không có sự thay đổi về hình thái.
VD: Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
- Em rất yêu tôi (1)
- Tôi rất yêu em (2)
- Rất yêu em tôi (3)
- Tôi, em rất yêu (4)
Trật tự của từ làm thay đổi nghĩa của câu
16. Vì sao nói: Tiếng Việt giàu và đẹp. Phân tích bản sắc tiếng Việt qua một
sáng tác văn học dân gian hoặc văn học viết Việt Nam.
Mở đầu
Người Việt Nam ta rất tự hào khi có vốn tiếng việt giàu và đẹp, Tiếng Việt
giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay của ông cha ta. Dù trải
qua hàng ngàn năm đấu tranh tranh nhưng tiếng việt vẫn giữ được giá trị, bản
sắc tinh hoa của nó. Vì một thế giới muôn màu đầy cảm xúc bởi tiếng việt giàu
và đẹp với sự phong phú đa dạng cụ thể:
I.Tiếng việt là một thứ tiếng giàu bởi vì:
-Lịch sử phong phú: Tiếng Việt có một lịch sử phát triển lâu đời và đa dạng, từ
thời kỳ vua Hùng đến thời kỳ hiện đại. Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã
tiếp nhận và pha trộn nhiều yếu tố văn hóa khác nhau, từ đó tạo ra một ngôn ngữ
đa dạng và phong phú.
_Âm vị hệ phong phú: Tiếng Việt có hệ thống âm vị phong phú, gồm 12
nguyên âm và 17 phụ âm. Hệ thống âm vị này cho phép người nói có thể phát
âm các từ và câu văn một cách chính xác và rõ ràng.
-Thanh điệu: giúp các từ ngữ dù có cùng cách viết nhưng mang nghĩa sắc thái
khác nhau tạo nên sự giàu chất biểu cảm cho tiếng việt cũng như trong giao tiếp.
_Ngữ pháp tinh tế: Tiếng Việt có một hệ thống ngữ pháp tinh tế, với nhiều quy
tắc và cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Điều này giúp người nói có thể sử dụng
ngôn ngữ một cách chính xác và truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng.
_Từ vựng đa dạng: Tiếng Việt có một kho từ vựng đa dạng, từ các từ cơ bản
đến các từ chuyên ngành. Điều này cho phép người nói có thể sử dụng ngôn ngữ
một cách linh hoạt và phong phú.
_ Văn hóa đa dạng: Tiếng Việt là ngôn ngữ của một văn hóa đa dạng và phong
phú, từ văn học, nghệ thuật đến ẩm thực và truyền thống. Việc sử dụng tiếng
Việt cũng giúp người nói hiểu và truyền đạt được những giá trị văn hóa của dân
tộc Việt Nam.
II. Tiếng Việt đẹp là bởi vì:
-Tiếng Việt có nhiều từ ngữ mang tính hình tượng cao, tường thuật và diễn
tả tinh tế: cung cấp cho người nói nhiều cách biểu đạt ý nghĩa cũng như cảm
xúc, ngoài ra tiếng việt còn có nhiều thành ngữ tục ngữ tồn tại từ lâu đời mang
đậm tính văn hóa Việt Nam.
-Sắc thái ngôn ngữ: tiếng việt có nhiều hệ thống thanh điệu, giúp biến đổi âm
giọng và sắc thái trong ngôn ngữ tạo ra sự phong phú trong giao tiếp .
-Diễn đạt: Tiếng việt có cách diễn đạt tường minh và cụ thể, nên rất dễ hiểu và
hiệu quả trong giao tiếp truyền đạt thông điệp
-Sự độc đáo và truyền thống: Tiếng việt còn là một phần quan trọng của truyền
thống văn hóa người việt nam, cùng với việc các thế hệ trước đã giữ gìn và phát
triển ngôn ngữ, tiếng việt thể hiện được bản sắc văn hóa người việt
==dựa trên những điểm trên mà ta có thể thấy rằng tiếng việt thực sự là
một ngôn ngữ giàu và đẹp góp phần thể hiện sự phát triển và văn hóa độc
đáo của người việt nam.
III. bản sắc tiếng Việt qua một sáng tác văn học dân gian hoặc văn học viết
Việt Nam: Ví dụ như tác phẩm Truyện kiều của Nguyễn Du một tác phẩm văn
học điển hình của văn chương Việt Nam, tuy được viết trong giai đoạn phong
kiến nhưng mang những sắc thái giàu đẹp của Tiếng Việt cụ thể:
-sự giàu có trong từ ngữ : Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ phong phú giàu hình
ảnh và những từ ngữ tươi đẹp. Bằng cách áp dụng những biện pháp so sánh, tả
cảnh diễn đạt tình cảm, ông tạo ra một thế giới tươi đẹp giàu sức sống
-Văn hóa truyền thống: Truyện kiều là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt
nam, nó không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn phả ánh những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc, từ ngôn ngữ đến tư tưởng, từ hành văn đến đạo
đức tác phẩm này đã tái hiện một phần sắc son của văn hóa việt nam
-Tính nhạy bén trong cảm nhận cuộc sống: Nguyễn Du không chỉ vẽ lên
nhình ảnh tươi đẹp mà còn phản ánh sâu sắc những khía cạnh, những tư tưởng
sâu sắc về đạo đức, xã hội thông qua chính tác phẩm. Ông đã chiêm nghiệm và
phê phán một cách sâu sắc những góc khuất trong cuộc sống từ đó đưa ra cho
người đọc những suy ngẫm về con người và thế giới.
-tình cảm và lòng nhân ái: bản sắc tiếng việt giàu đẹp qua truyện kiều được
xây dựng với các mối quan hệ xã hội tình cảm phức tạp và sự đấu tranh giữa
tình yêu và trách nghiệm. Tác phẩm hình thành một cảnh giới tình yêu đẹp và
tan vỡ đặt câu hỏi về chiến tranh hôn nhân tình yêu và lòng nhân ái
-Nghệ thuật văn chương: với kỹ năng tài tình nguyễn du đã tạo nên tác phẩm
đặc sắc với sự kết hợp ngôn ngữ các biện pháp tu từ, hình ảnh độc đáo thể hiện
bản sắc tiếng việt một cách tinh tế và nghệ thuật
Kết luận: tác phẩm truyện kiều của nguyễn du đã thể hiện được bản sắc tgieengs
việt giàu và đẹp được thể hiện qua tác phẩm.

Đề cương Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục

Chương 1: Chất lượng và Quản lý chất lượng trong giáo dục


I.Phân biệt 5 quan điểm về chất lượng GD
1. Chất lượng là sự Vượt trội – Xuất sắc
Với 3 biến thể:
a.Chất lượng nằm ở sự khác biệt vượt trội, khác biệt
b.Chất lượng hiện thân ở sự xuất sắc : vượt qua những tiêu chuẩn rất cao
c.Chất lượng là vượt qua những tiêu chuẩn cần thiết (tối thiểu)
2.Chất lượng là sự hoàn hảo
quan điểm này nhìn chất lượng ở sự nhất quán: tập trung xem xét quá trình thực
hiện tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu kĩ thuật cụ thể (Ingle, 1985).
Với 2 biến thể:
a.Chất lượng là sự không mắc lỗi
b.Chất lượng làm đúng ngay từ lần đầu tiên
3.Chất lượng là sự phù hợp mục tiêu (quan trọng nhất)
-Chất lượng chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong mối quan hệ với mục đích của sản
phẩm/dịch vụ
-Chất lượng của một sản phẩm/dịch vụ nằm ở mức độ sản phẩm/dịch vụ đó phù
hợp với mục đích đã đặt ra
-Chất lượng nằm ở chức năng (của sản phẩm/dịch vụ), chứ không nằm ở sự độc
đáo của nó.
Biến thể 1: Phù hợp nhu cầu của khách hàng
Biến thể 2: Phù hợp sứ mệnh
Lưu ý khái niệm: Sự hài lòng của khách hàng
4.Chất lượng là giá trị đồng tiền
-Một sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng”
-“Một sản phẩm chất lượng so với túi tiền của bạn”
-Cái gì có “tiêu chuẩn cao” mà “giá thành hạ” thì đó là có chất lượng
- Quan điểm này “không mảy may” quan tâm tới “thương hiệu”, trong khi đó
vẫn tồn tại giả thiết: chất lượng được đảm bảo bởi thương hiệu.
-Quan điểm này thường gắn liền với “trách nhiệm giải trình”
-Mặc dù chất lượng thường bị đánh đồng với “giá trị tiền bạc”, người ta thường
đánh giá một sản phẩm/dịch vụ theo nhiều tiêu chí/khía cạnh khác nhau
5.Chất lượng là chuyển biến/thay đổi
-Quan điểm chất lượng này bắt nguồn từ khái niệm “sự thay đổi về chất”
-Không chỉ dừng lại ở sự thay đổi về vẻ bề ngoài/vật lý mà còn trong sự nhận
thức
-Bởi Giáo dục là 1 dịch vụ đặc biệt: (ở vị trí của khách hàng – người học) => 2
biến thể của quan điểm này trong giáo dục:
-Giáo dục có chất lượng là giáo dục tạo nên ảnh hưởng tới sự thay đổi ở người
tham gia, từ đó thúc đẩy người tham gia phát triển (Chất lượng là Giá trị gia
tăng)
-Tạo sức mạnh cho người tham gia: trao quyền/tạo sức mạnh cho người học để
ảnh hưởng tới sự thay đổi của họ.
II.CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC
-Chất lượng giáo dục là một khái niệm có ý nghĩa đối với người hưởng lợi tùy
thuộc vào quan niệm của người đó, ở một thời điểm nhất định nào đó và theo
các mục đích và mục tiêu đã được đề ra của họ tại thời điểm đó.
- Chất lượng giáo dục là sự phù hợp/đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu
đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
III. Những đặc trưng của Chất lượng
-có thể được diễn tả dưới hình thức tuyệt đối:
-Đạt những tiêu chuẩn tuyệt hảo, không thể tốt hơn;
-Đó là vật quý hiếm, đắt tiền;
-Là cái “mọi người đều ngưỡng mộ, nhiều người muốn sở hữu và rất ít người có
thể sở hữu”
Ví dụ:
-Phần nhiều mang ý nghĩa tương đối, thể hiện qua 2 chỉ số:
+So với các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà cung ứng/sản xuất
+Đáp ứng nhu cầu của người tiếp nhận/khách hàng.
Ví dụ:
Adams (1993): một khái niệm ĐỘNG và LỎNG, với một số đặc điểm chung
sau:
-tồn tại nhiều ý nghĩa nội hàm khác nhau
-phản ánh những giá trị đơn lẻ
-bao hàm nhiều phương diện
-mang tính động, thay đổi theo thời gian và bối cảnh
-có thể đánh giá bởi cả PP định tính và định lượng.
-đích đến có thể xung đột với các mục tiêu về hiệu quả, công bằng và các mục
tiêu khác
-được hình thành trên cơ sở giá trị, văn hóa và truyền thống
-các đối tượng khác nhau thường có quan điểm khác nhau
IV. Chất lượng trong giáo dục – những khía cạnh cần đánh giá
-hiệu quả - hiệu suất - công bằng - phù hợp (quan trọng nhất) - bền vững
V. CIPO
C: CONTEXT – Bối cảnh
I: INPUTS – đầu vào
P: PROCESS – quá trình
O : OUTPUTS – đầu ra
Mô hình CIPO – Các thành tố trong hệ thống GD

Đầu vào (Inputs) Quá trình (Process) Đầu ra


- Môi trường - PP&KT dạy học (Outcomes)
- Nguồn lực - Hệ thống KTĐG - Người học khỏe mạnh
- Môi trường GD - Hệ thống quản lý - Giáo viên thạo nghề

Bối cảnh (Context)


Sự tham gia của cộng đồng
Bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa

V. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


1. Chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ quản lý
-Chất lượng giáo dục: Không hiện diện ở chính bản thân hoạt động giáo dục, mà
thông qua những ĐIỀU KIỆN để đảm bảo hoạt động giáo dục có chất lượng.
-Xem xét, quản lý chất lượng giáo dục là xem xét những điều kiện đảm bảo chất
lượng, những tác động để các điều kiện đó tạo ra hoạt động có chất lượng.
-Chất lượng giáo dục có thể được phân thành 3 nhóm:
a.Thông qua Đảm bảo chất lượng
b.Theo Hợp đồng
c.Theo Nhu cầu của khách hàng
2. Bản chất của Quản lý chất lượng
a. Thiết lập chuẩn mực
b. Đối chiếu thực trạng với chuẩn
c. Có các biện pháp nâng thực trạng lên ngang chuẩn và vượt chuẩn
3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
a. Xác định các lĩnh vực cần quản lý, các tiêu chí chất lượng và mức chuẩn trong
từng lĩnh vực
b. Xây dựng các quy trình thực hiện các công việc để đạt từng mức chuẩn trong
từng tiêu chí
c. Xây dựng các quy trình đánh giá việc thực hiện theo các tiêu chí và mốc
chuẩn đã xác định
4. Mô hình quản lý chất lượng
Kiểm soát Đảm bảo Quản lý chất lượng
tổng thể - TQM(cải
chất lượng(phát hiện) chất lượng(phòng
thiện liên tục)
ngừa)

Là thuật ngữ lâu đời Là một bước nâng cao Là mô hình có triết lý
nhất về mặt lịch sử. hơn của kiểm soát quá rõ ràng.
trình

Hình thức: Kiểm soát, Quảng bá, chứng minh Chất lượng SP không
kiểm định các tiêu chí và tạo niềm tin cho ngừng được nâng cao
đã đặt ra cho SP, phát khách hàng vào SP của nhằm thoả mãn nhu
hiện sai sót, loại bỏ các nhà sản xuất. cầu ngày càng tăng
SP cuối cùng không của khách hàng.
đạt tiêu chuẩn và đưa
ra phương pháp xử lý.

Là bước cuối cùng của Được thực hiện trong Là một quá trình cải
quá trình sản xuất. cả quá trình sản xuất tiến chất lượng liên
và không ngừng phát tục, hiệu quả cao.
triển để đáp ứng tiêu
chí chất lượng.

Nhược điểm: Đảm bảo Chưa tạo ra hiệu quả


độ tin cậy chất lượng cao theo yêu cầu gia
SP nhưng không tạo tăng liên tục của
ra SP. SP làm ra không khách hàng trong quá
đáp ứng tiêu chuẩn trình cải tiến liên tục.
chất lượng sẽ bị loại
bỏ, gây lãng phí.

- Các giai đoạn quản lý chất lượng:


+ Kiểm tra chất lượng: Tập trung phát hiện và loại bỏ SP cuối cùng không đạt
chuẩn mực chất lượng.
+ Đảm bảo chất lượng: Tập trung phòng ngừa sự xuất hiện của những SP chất
lượng thấp.
+ Cải tiến liên tục: thường xuyên nâng cao chất lượng thông qua việc tất cả
thành viên trong tổ chức đều thấm nhuần các giá trị văn hoá chất lượng cao và
nâng cao vai trò của người trực tiếp tạo ra SP.
- Phương pháp: loại bỏ những biến động trong quá trình (sản xuất) sẽ giúp SP
cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng

Chương 2: Khái quát về Đo lường và Đánh giá trong giáo dục


I.KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Đo lường
-Lượng hóa một hoạt động/ vấn đề mà ta quan sát được. Có thể bao gồm:
-Dữ liệu định lượng thu thập đc từ trắc nghiệm, rubric hoặc bảng kiểm…
-Dữ liệu định tính thông qua mô tả một hoạt động mà ta quan sát được.

Xác định Thao tác Chọn Thiết kế Đo: thu Phân tích
nội dung hóa nội thang đo công cụ đo thập dữ kết quả
cần đo dung liệu

2. PHÂN BIỆT các loại thang đo


a. Định danh
-Thang đo biểu danh là thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự đánh dấu để phân
loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng.
-Biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc.
-Các con số, ký hiệu không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện các phép
tính đại số.
-Các con số chỉ mang tính chất mã hóa.
Ví dụ: Giới tính, Tình trạng Hôn nhân, Vùng miền…
b. Thứ bậc
-cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự vật.
-Tính chất của thang đo lường này bao gồm cả thông tin về sự định danh và
xếp hạng theo thứ tự.
-Cho phép xác định một đặc tính của một sự vật này có hơn một sự vật khác hay
không, nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự khác biệt này.
-Không thể áp dụng các phép toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia
-Thang đo thứ tự được dùng rất phổ biến trong nghiên cứu để đo lường thái độ,
ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích.
Ví dụ: Mức độ đồng ý, Mức độ hài lòng….
c. Định khoảng
-có tất cả các thông tin của một thang thứ tự; nhưng cho phép so sánh sự khác
nhau giữa các thứ tự đó.
-là một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự vì cho biết khoảng cách giữa các thứ
bậc.
-Đối với các dữ liệu khoảng, có thể làm các phép tính cộng trừ, những phép
thống kê thông thường như trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, tuy nhiên
không thể sử dụng các phép nhân chia.
Ví dụ: trong chuỗi điểm số: 4-5-6-7-8, khoảng cách giữa 2 bậc liên tục là xác
định và bằng nhau
d. Tỷ lệ
-Có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thứ bậc, định khoảng;
-Ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định.
-Với thang đo này có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách
hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo,
hay đề cập các khái niệm gấp đôi, một nửa….
Ví dụ: Thu nhập trung bình, Giá trị tài sản, Số tín chỉ trong chương trình…

3. Trắc nghiệm/ Khảo thí


-Một phương pháp để đo lường hoạt động hay năng lực, sử dụng các bài trắc
nghiệm
- Một kiểu đánh giá hay đo lường có sử dụng những thủ pháp/những kỹ thuật
cụ thể, có tính hệ thống nhằm thu thập thông tin và chuyển những thông tin này
thành các con số hoặc điểm để lượng hoá cái cần đo. Trắc nghiệm có sự khác
biệt với các kỹ thuật đánh giá khác như quan sát, phỏng vấn chủ yếu là ở mức độ
kiểm soát được dùng trong suốt quá trình thu thập thông tin.
4.Kiểm tra đánh giá/Đánh giá
-Là hoạt động thu thập thông tin và diễn giải ý nghĩa thông tin thu thập được.
-Mang một ý nghĩa rộng hơn trắc nghiệm hay đo lường, bởi vì công cụ để thu
thập thông tin có thể bao gồm:
-Các Trắc nghiệm Và/hoặc: Các công cụ đo không phải là trắc nghiệm
-Bên cạnh đó: Kiểm tra đánh giá sử dụng kết quả đo lường để diễn giải thông
tin mà đo lường thu thập được.
5. Đánh giá/ Định giá trị
-Đưa ra nhận định mang tính định tính về người, vật, sự kiện…
-Có thể sử dụng hoặc không sử dụng trắc nghiệm.
-Dựa trên thông tin và sự lý giải thông tin có được từ hoạt động đo lường và
kiểm tra đánh giá
II. Phân loại đánh giá trong giáo dục
1.Đánh giá chẩn đoán
-Thường được tiến hành đầu môn học/ khóa học/ bài học
-Giúp giáo viên nắm được trình độ hiện tại của học sinh
-Cung cấp thông tin để giáo viên tổ chức dạy học
Mục tiêu, Nội dung và PPDH phù hợp với đối tượng học sinh
2. Đánh giá phát triển
-Là quá trình thực hiện các đánh giá cho điểm hoặc không cho điểm và phản
hồi cho học sinh về kết quả đánh giá.
-Giúp giáo viên nhận định về:
+Học sinh của mình đang ở đâu?
+Học sinh của mình cần đi đến đâu?
+Cách tốt nhất để đi đến nơi cần đến.
-Giúp giáo viên điều chỉnh PPDH để có thể đưa học sinh tới đích.
-Giúp học sinh
+Tự phản ánh/ tự đánh giá về quá trình học tập.
+Đặt ra mục tiêu học tập.
+Chủ động tham gia vào quá trình học tập.
+Cho phép cho điểm học sinh trong suốt quá trình đánh giá mà không phải lo
lắng về điểm số.
3. Đánh giá tổng kết
-Giúp giáo viên và học sinh đánh giá mức độ đạt mục tiêu học tập của học
sinh sau một giai đoạn học tập.
-Cung cấp thông tin để nhà trường có thể ra quyết định về quá trình học tập của
học sinh, để khen thưởng, tuyển sinh, lên lớp, tốt nghiệp…
III.Các nguyên tắc tin cậy và giá trị
1.Những đặc tính quan trọng của KTĐG
-Kiểm tra đánh giá là tập hợp các hành vi của người học mà ta sử dụng để ra
quyết định về người học, vì vậy, cần đảm bảo:
+Tin cậy
+Có giá trị
+Công bằng
=Đủ tính đại diện cho CÁI mà ta cần đánh giá (Toàn diện)
2. Độ giá trị/Tính xác thực
-là mức độ 1 bài trắc nghiệm/1 hoạt động đo lường đo được vấn đề mà người ta
dự định/ muốn đo lường (công cụ đánh giá phản ánh sát nội dung cần đo).
-Nói đến Độ giá trị của một đánh giá là nói đến việc sử dụng và lý giải những
minh chứng mà ta thu thập được. Như vậy, độ giá trị không đơn giản là một
thuộc tính của bài trắc nghiệm.
-4 nguyên tắc để đảm bảo KTĐG có giá trị
-Diễn giải kết quả/điểm số phù hợp
-Sử dụng kết quả/điểm số phù hợp
-Tham chiếu những giá trị phù hợp
-Mang lại những tác động phù hợp
3. Độ tin cậy
-Là mức độ nhất quán của kết quả đánh giá mà người ta thu được, không phụ
thuộc người thực hiện đánh giá, cũng như thời gian và địa điểm tiến hành đánh
giá.
-Đó là sự “nhất quán’’ hay “lặp lại” của một phép đo.
-PP: lặp lại, tương đương, chia đôi

Phân đôi
Lặp lại (Kiểm Tương đương (Nội tại,
tra / kiểm tra Nhất quán bên trong)
lại)
Cùng bài test, Cùng 1 bài test, 2 1 bài test, 1 nhóm đối tượng làm bài
Cùng ng được nhóm đối tượng có test đó. Chia bài test thành 2 nửa, và
test, Test ở 2 thời năng lực như nhau, đánh giá tính nhất quán của kết quả 2
điểm khác nhau cùng làm bài test nửa đó.

= Cách thức đảm bảo độ tin cậy ( tài liệu )


4. Sự công bằng
-Đánh giá cần xem xét nhu cầu, đặc điểm của đối tượng đc đánh giá để xây
dựng, điều chỉnh hoạt động đánh giá cho phù hợp
-Người học đc cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, hiểu và
có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ, được thống nhất về nhiệm vụ đánh giá
-Tuyệt đối chỉ phân loại thí sinh dựa trên năng lực mà ta đang đánh giá
5.Một số nguyên tắc khác
Một đánh giá có chất lượng cần:
-Phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học.
-Được thảo luận và thống nhất giữa người dạy và người học
-Mang lại tác dụng tích cực (tạo tác động tích cực tới ng học)
-Thực tế/ khả thi và tiết kiệm
IV. KHUNG THAM CHIẾU
=cần KHUNG THAM CHIẾU để diễn giải kết quả/điểm số đo lường.
Nội dung Điều kiện
Khung tham chiếu khả HS thể hiện năng lực Công cụ đo đủ tốt để đo
năng như thế nào so với khả được khả năng của hs;
năng? xác định được khả năng
tối đa của hs
Khung tham chiếu tăng HS thay đổi/cải thiện Phép đo năng lực trước
trưởng như thế nào so với đã và sau của hs với độ tin
thể hiện trước đó? cậy cao
Khung tham chiếu nhóm HS đang thể hiện như Xác định rõ/ hiểu rõ
chuẩn thế nào so với một mẫu nhóm mẫu để so sánh
điển hình/phù hợp? hs
Khung tham chiếu tiêu HS làm được gì/ Xác định rõ nội dung để
chí không làm được gì? so sánh/ đánh giá hs

Tham chiếu nhóm chuẩn Tham chiếu tiêu chí


-So sánh điểm số của 1 học sinh so -So sánh kết quả đánh giá của 1 hs so
với một tập hợp năng lực đã được với một tập hợp nội dung/mục tiêu
quan sát trước đó, thường là sự thể đánh giá đã được xác định rõ ràng;
hiện năng lực của một nhóm học
sinh. -Không so sánh giữa các hs với nhau.
Điểm số của Hs cho ta biết mức độ
-Mức độ NL của HS được xác định làm chủ kiến thức và năng lực của hs:
trong sự so sánh với một nhóm học hs làm được gì/không làm đc gì.
sinh cùng thực hiện bài đánh giá.
-Thường dùng điểm phần trăm, điểm
-Thường dùng điểm Bách Vị Phân để thô hoặc điểm năng lực (scaled score)
thể hiện kết quả đánh giá. để miêu tả mức độ làm chủ năng lực

-Để cho kết quả tham chiếu phù hợp, -Bài test phải được thiết kế chuẩn
nhóm chuẩn phải được lựa chọn một mực, bám sát nội dung/mục tiêu
cách phù hợp, đại diện, ở các mức độ đánh giá đã xác định trước đó.
khác nhau, và phải đủ mô tả năng lực
mà ta muốn lấy làm chuẩn.

Các loại điểm số


- Điểm chuẩn : Khoảng cách điểm số của 1 hs (cao hoặc thấp hơn) so với điểm
TB của nhóm chuẩn; lấy đơn vị đo là Độ lệch chuẩn (SD) ( Dùng cho tham
chiếu nhóm chuẩn )
- Điểm bách vị phân : Là tỷ lệ % thí sinh đạt điểm thấp hơn 1 điểm thô nhất
định ( nhóm chuẩn )
- Điểm đại diện của lớp : Là điểm trung vị (median) trong tập hợp dữ liệu
điểm số của một lớp; Thể hiện sự “tăng trưởng” của lớp.( tiêu chí / nhóm chuẩn)
Vd : điểm trung vị = 6 => 50% dưới điểm 5 và 50% trên điểm 5
-Điểm năng lực : Là điểm đã được chuẩn hóa, thể hiện một giải năng lực mà bài
test đo được ( tiêu chí )

CHƯƠNG III

Of learning : Nhận định định tính hay định lượng ( KTĐG kết quả )
For learning : Tìm kiếm và lý giải các thông tin ( KTDG vì hđ hcoj tập )
As learning : Một pp rèn luyện / tự chiếm lĩnh ( KTĐG như 1 hđ học tập )
• Phân loại đánh giá trong giáo dục
Đánh giá chẩn đoán => Đánh giá quá trình => Đánh giá tổng kết
a. Đánh giá chẩn đoán
- Thường được tiến hành đầu môn học / khóa học / bài học
- Giúp đỡ giáo viên nắm được trình độ hiện tại của học sinh
- Cung cấp thông tin để giáo viên
b. Đánh giá quá trình
- Là quá trình thực hiện các đánh giá cho điểm hoặc không cho điểm và
phản hồi cho học sinh về kết quả đánh giá
- Giúp giáo viên nhận định về
+
c. Đánh giá phát triển
- Giúp học sinh
+ tự phản ánh , đánh giá về quá trình học tập
+ đặt ra mục tiêu học tập
+ chủ động tham gia vào quá trình học tập
d. Đánh giá tổng kết
- Giúp giáo viên và học sinh

Đề cương Triết Học Mác Lê Nin


Mẹo làm trắc nghiệm
Thấy Đạo Đức Chọn chuyển hóa
Thấy chất xúc tác Chọn quan hệ phân phối lao động

Thấy tiếp thu tinh hoa Chọn sự kế thừa

Thấy ý thức thông thường Phản ánh trực tiếp

Thấy đề cao vật chất Chọn chủ nghĩa thực dụng

Dạng câu anh chị


Từ nội dung về cánh mạng xã hội, Chọn câu có 4 chữ cuối là tu dưỡng
anh chị: đạo đức

Từ nội dung về vấn đề dân tộc, anh Chọn câu có đậm đà bản sắc dân tộc
chị hãy

Từ quan điểm triết học mác lê nin về Chọn câu có 4 chữ cuối (xây dựng
vấn đề giai cấp anh chị thành công) chủ nghĩa xã hội

Khi gặp mấy câu anh chị hiếm ra: gặp câu lạ thấy các cụm từ như quyền tự
quyết, tôn trọng, dân giàu nước mạnh, giải phóng con người thì chọn và
nếu có cả hai là dân giáu nước mạnh và giải phóng con người ưu tiên chọn dân
giàu nước mạnh.

Dạng câu về cách mạng xã hội 90% ra—học thuộc lòng

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng Khi đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh
mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp cao thường dẫn đến cách mạng xã hội
và cách mạng xã hội

Có câu sẽ hỏi sự thay đổi mọi mặt trong...là gì===thì đó là cách mạng xã
hội

Dạng câu lý thuyết


Lực lượng siêu nhiên Duy vật siêu hình

Tinh thần khách quan có trước Duy tâm khách quan

Ngoài hai đáp án trên thì có đáp án


dạng này Outo chọn duy vật biện chứng
-Duy vật biện chứng
-Duy vật biện chứng là vì...

Dạng câu về nhà nước


Thấy các cụm từ :
+mang lại hạnh phúc thực sự
+trong ngoài nước
+của dân, do dân, vì dân
+kinh tế nhà nước
+không thể điều hòa được
==luôn chọn
Nếu hỏi về chức năng thì chọn câu có nội dung là: làm tốt đối nội mới có điều
kiện thực hiện chức năng đối ngoại.

Câu hỏi nếu là chủ doanh nghiệp (ước gì)


-kết hợp hài hòa lợi ích (chú ý cụm này)
-tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm lao động

Không cần biết câu hỏi gặp đáp án dạng như này
A quần chúng nhân dân
B Những người làm nghệ thuật
C Đội ngũ tri thức
D Đảng cộng sản Việt Nam
==luôn chọn quần chúng nhân dân

Dạng câu duy nhất (có một mình nó )

Sẽ có một câu hỏi là : nếu anh chị/ em anh chị/ bạn anh chị (hay bất kì ai ) làm
công nhân cho một công ti đồ nhựa/ dệt may/ cao su/(công ti gì cũng được
không cần biết) thì quan hệ giữa người làm công việc và ông chủ là quan
hệ gì
== quan hệ giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và lao động

Câu này quan trọng: trong các hình thái ý thức xã hội, hình thái nào là hình
thức đặc biệt và cao nhất của tri thức? Vì sao?==không cần quan tâm đến vì
sao chỉ cần biết đặc biệt và cao nhất=ý thức khoa học
Dạng câu về đấu tranh giai cấp

Cụm từ cứ thấy là luôn chọn


+gay go, phức tạp
+mâu thuẫn giai cấp
+thay đổi lực lượng sản xuất hoặc lực lượng sản
xuất phát triển
+động lực phát triển

Nếu gặp câu hỏi ở Việt Nam/ ở các nước trên thế giới/ châu phi/ châu mĩ(bất
kì đâu) có còn đấu tranh giai cấp hay không==CÒN vì luôn có mâu thuẫn
lợi ích/giai cấp

Dạng câu về các từ khóa khác


-tàn dư hoặc mầm móng
-phân hóa xã hội
-của cải dư thừa
-biến đổi theo sự biến đổi
-phân phối sản phẩm lao động
-lịch sử đấu tranh dựng nước
-dựa vào gắn bó hòa hợp
-tách khỏi tự nhiên
-không xác lập
-một hệ thống gồm các yếu tố...

-Nếu có câu hỏi nào thật sự không biết thì hãy chọn câu dài nhất==tỉ lệ đúng
70-80%
-Nếu gặp câu ca dao tục ngữ==tư duy kinh nghiệm hoặc ý thức thông
thường
-nếu gặp câu đúng/sai thực sự không biết đánh vào câu đúng với lời giải
thích dài nhất ==dễ sai

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MAC-


LENIN
I .Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
a.Nguồn gốc triết học
Triết học ra đời từ thực tiễn do nhu cầu thực tiễn nhận thức và giải thích thế
giới triết học có nguồn gốc từ nhận thức và nguồn gốc từ xã hội

Nguồn gốc nhận thức Nguồn gốc xã hội


Nhận thức con người đạt đến trình độ Sự phân công lao Sự phân chia
trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống động trí óc và giai cấp trong
hóa chân tay, tầng lớp xã hội. Triết học
trí thức ít nhiều mang tính giai
được trọng vọng. cấp (đáp ứng
nhu cầu bảo vệ
lợi ích cho giai
cấp nhất định)

==ra đời tk 8-6 tcn ra đời là yếu tố khách quan tất yếu cả phương đông và
phương tây
b.khái niệm triết học
-trung quốc: triết=trí, sự truy tìm bản chất, trí tuệ, hiểu biết sâu sắc, định
hướng nhân sinh quan.
-ấn độ: triết=darshana. Có nghĩa là chiêm ngưỡng, dựa trên lí trí, con đường
suy ngẫm dẫn dắt đến lẽ phải, thấu đạo chân lí vũ trụ và nhân sinh.
-hy lạp: triết =philosophia (yêu mến sự thông thái ): vũ trụ, định hướng nhận
thức và hành vi, khát vọng tìm kiếm chân lý
c. đặc thù triết học
-sử dụng các công cụ lí tính, các tiêu chuẩn logic và những công cụ khám phá
thực tại con người để diễn tả thế giới và khái quát thế giới bằng lí luận
-khác với khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống trí thức khoa học và
phương pháp nghiên cứu
d. triết học mác lênin
-hệ thống quan điểm chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới
đó
-là khoa học của những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự
nhiên và tư duy
e. đối tượng của triết học trong lịch sử
-thời kì cổ đại (hy lạp): nền triết học tự nhiên, triết học là khoa học của mọi
khoa học
-thời kì trung cổ(tây âu): triết học kinh viện (triết học mang tính tôn giáo)
==xa rời thực tiễn
-thời kì phục hưng cận đại: tách ra thành những môn khoa học cơ bản
=bị chi phối bởi phương pháp siêu hình
-thời kì triết học cổ điển đức: đỉnh cao cảu quan niệm triết học là khoa học của
mọi khoa học=heghen
-triết học mác: nghiên cứu về những quy luật chung nhất

You might also like