Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

4.

CÁC VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA GIỚI


- Vai trò của giới được quyết định bởi các yếu tố: kinh tế, văn hóa, xã hội
4.1 Vai trò tái sản xuất:
- Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ hoặc nuôi con và công việc nhà do phụ nữ làm cần
thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động.
- Vai trò đó không chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học, mà còn có cả chăm lo và
duy trì lực lượng lao động (con cái và chồng đang làm việc) và lực lượng lao động
sau này (trẻ nhỏ và trẻ đi học).
- Từ quan điểm về đời sống của phụ nữ và sự tồn tại gia đình, các hoạt động tái
sinh sản con người không hạn chế ở việc sinh con, mà còn bao gồm cả việc chăm
sóc con, chăm sóc và nuôi dưỡng gia đình, giáo dục, chăm nom khi đau ốm, trồng
trọt lương thực,… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người,
đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều
thời gian nhưng không tạo ra thu nhập.
- Có quan niệm phổ biến coi việc tái sản xuất con người sinh học là thiên chức của
phụ nữ. (làm vợ và làm mẹ)
- Có 2 cấp độ:
+ Tái sản xuất sinh học (hay còn gọi là tái sinh sản): là khái niệm ngụ ý những hoạt
động liên quan đến việc mang thai và sinh con.
+ Tái sản xuất: là khái niệm mở rộng hơn, khái niệm này không chỉ bao gồm chăm
sóc, nuôi dưỡng các cá nhân trong suốt cuộc đời họ mà còn chăm sóc các thành
viên khác trong gia đình.
- Phụ nữ đảm nhận vai trò quan trọng, chủ yếu trong vai trò tái sản xuất nhưng vẫn
chưa được xã hội, gia đình và nam giới nhìn nhận đúng và đánh giá đúng những
đóng góp của phụ nữ.
4.2 Vai trò sản xuất:
- Bao gồm những công việc do cả nam giới và phụ nữ làm để lấy công hoặc bằng
tiền, hoặc bằng hiện vật, tạo ra thu nhập.
- Theo quan niệm truyền thống, nam giới là trụ cột kinh tế, là người kiếm cơm nuôi
các thành viên trong gia đình. Đây là lí do khiến cho hệ tư tưởng gia trưởng cố
gắng duy trì hình mẫu về vai trò kinh tế trụ cột của nam giới, để khẳng định ưu thế
và quyền lực của nam giới đối với phụ nữ.
- Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên
do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và
giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau  có sự bất bình
đẳng về lương giữa phụ nữ và nam giới ( ví dụ: Theo báo cáo mới nhất của
Financial Times, bất chấp những nỗ lực thu hẹp khoảng cách, tỷ lệ chênh lệch
trung bình giữa mức lương của nam giới và nữ giới ở Anh là 12,2% trong năm
2022-2023, con số này trong năm 2017-2018 là 11,9%. HSBC cũng là một trong
những ngân hàng bất bình đẳng nhất ở Anh về trả lương theo giới. Phụ nữ được trả
ít hơn 45,2% so với nam giới )
4.3 Vai trò cộng đồng:
- Vai trò cộng đồng gồm các hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện ở cấp độ
cộng đồng.
- Vai trò cộng đồng có thể chia làm hai cấp độ:
+ Vai trò tham gia cộng đồng: bao gồm các hoạt động chủ yếu do phụ nữ thực hiện
ở cấp độ cộng đồng: làng bản, khối phố,…tham gia các hoạt động cộng đồng như
chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giữ gìn vệ sinh môi trường,…
 đây là những công việc tự nguyện, không được trả công và thường làm vào thời
gian rỗi.
+ Vai trò lãnh đạo cộng đồng: bao gồm các hoạt động ở cấp cộng đồng, thường là
trong các thể chế, chính trị của quốc gia.
 đa số do nam giới thực hiện và được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp
bằng sự tăng thêm vị thế và quyền lực.
 Mục đích xác định vai trò giới không chỉ tách các công việc khác nhau giữa nam
giới và nữ giới, giữa con gái và con trai, mà nó còn để đảm bảo đánh giá công bằng
các công việc thông qua việc xác định vai trò của tái sản xuất, sản xuất, quản lý
cộng đồng và chính trị

You might also like