Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

------

TIỂU LUẬN
Đề tài: Insulin

Giáo viên hướng dẫn: Quản Lê Hà


Sinh viên thực hiện: Phan Văn Đạo

MSSV : 20221032 Nhóm: 2

Lớp: Nhập môn kỹ thuật sinh học – 140318

1
NĂM HỌC : 2022 - 2023

2
MỤC LỤC
I, MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………...
3
II, NỘI DUNG
………………………………………………………………...............4
1, SƠ LƯỢC VỀ INSULIN
…………………………………………………………..4
1.1, Giới thiệu về Insulin
……………………………………………………………...4
1.2, Nguồn gốc về Insulin
……………………………………………………………..4
1.3, Cấu tạo của Insulin ………………………………………………………………
4
1.4, Phân loại, cơ chế Insulin …………………………………………………………
6
1.5, Vai trò của Insulin
……………………………………………………………….7
1.5.1, Tác đông của insulin đến trao đổi carbohydrate
…………………………..7
1.5.2, Tác động của insulin lên lipid ………………………………………………
10
1.5.3 Tác động của insulin lên proti ………………………………………………
10
2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT INSULIN ……………………………
11
2.1 Quy trình sản xuất Insulin trước đây
…………………………………………..11
2.1.1 Đặc điểm quy trình
…………………………………………………………..11
2.1.2 Nhược điểm quy trình sản xuất Insulin chiết xuất từ động vật: ……………
11
2.2, Quá trình tổng hợp Insulin
……………………………………………………..12
2.2.1, Tổng hợp insulin trong cơ
thể……………………………………………….12

3
2.2.2, Tổng hợp insulin từ vi sinh vật………………………………………………
13
2.2.3, Tổng hợp insulin từ tế bào
gốc……………………………………………….19
3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA INSULIN
………………………………………..22
3.1, Insulin tác dụng nhanh
………………………………………………………...22
3.2, Insulin tác dụng bán chậm (dịch tiêm đục như sữa)
…………………………..22
3.3, Insulin trộn sẵn (dịch tiêm đục như sữa) ………………………………………
23
3.4, Insulin tác dụng chậm (dịch tiêm đục như sữa)
………………………………..23
4.NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN INSULIN
………………………...24
4.1 Nguyên tắc sử dụng
…………………………………………………………….24
4.2 Bảo
quản………………………………………………………………………...24
III, KẾT LUẬN
……………………………………………………………………...24

4
I, MỞ ĐẦU
Công nghệ sinh học là sự ứng dụng tổng hợp của hóa sinh học, vi sinh vật học, sinh
học phân tử và các khoa học về công nghệ, chủ yếu là công nghệ vi sinh vật, công
nghệ enzim, công nghệ tế bào và công nghệ gen để đạt được đến sự ứng dụng công
nghiệp các năng lực của vi sinh vật, các tế bào, các tổ chức tế bào và thành phần của
chúng. Cho đến nay, có lẽ thành tựu công nghệ sinh học được thể hiện rõ nét nhất là ở
lĩnh vực y học như liệu pháp protein và liệu pháp gen để chữa trị một số bệnh hiểm
nghèo (ung thư, nhiễm virus và hiện đang thử nghiệm chữa trị bệnh AIDS...) cũng như
để chẩn đoán bệnh (viêm gan, sốt xuất huyết, sán lá gan...) và phòng bệnh (vaccine).
Ngày nay, với những công cụ của kỹ thuật gen, ngành y không chỉ dựa vào các triệu
chứng lâm sàng mà còn có khả năng tác động thẳng vào các nguyên nhân sâu xa của
bệnh đó là sự bất thường của gen. Công nghệ sinh học đã xâm nhập vào hầu như mọi
lĩnh vực của y học, trong đó đáng kể nhất là lĩnh vực chẩn đoán và phòng ngừa với
việc tạo ra các bộ kit chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR và các DNA vaccine có
hiệu quả cao. Lĩnh vực sản xuất thuốc chữa bệnh như interferon, insulin, interleukin,
hormone sinh trưởng ở người... ngày càng phát triển mạnh và trở thành một ngành
công nghiệp quan trọng. Đặc biệt, liệu pháp gen mặc dù thành tựu còn ít nhưng đã mở
ra những triển vọng to lớn trong việc chữa trị những bệnh di truyền và bệnh nan y. Và
bệnh tiểu đường cũng là một trong những bệnh đã ứng dụng thành tựu của ngành
CNSH qua việc tổng hợp insulin làm giảm chi phí cho những bệnh nhân. Điều này rất
quan trọng vì số bệnh nhân tiểu đường đang có xu hướng tăng trong tương lai. Chính
vì những điêu đã phân tích ở trên mà nhóm chúng em đã chọn đề tài này.

5
II, NỘI DUNG

1, Sơ lược về Insulin

1.1, Giới thiệu về Insulin

Insulin là một loại hormone có bản chất protein được tiết ra từ tuyến tụy trong
cơ thể. Đây là hormone quan trọng nhất cho quá trình lưu trữ, sử dụng đường, acid
amin, acid béo và kiểm soát lượng đường trong máu.

1.2, Nguồn gốc về Insulin

 Từ nguồn gốc động vật :


 Từ tụy của bò hay lợn ( Có khác biệt một chút về cấu trúc so với insulin của
người. Ngày nay, Insulin đã được tinh chế bằng phương pháp sắc ký, có độ tinh
khiết cao.
 Insulin người.
 Được sản xuất từ insulin động vật qua các phương pháp:
 Bán tổng hợp từ insulin lợn.
 Tái tổ hợp gen: là loại insulin trung tính đơn thành phần, được sản xuất bằng kỹ
thuật tái tổ hợp DNA, sử dụng nấm men làm cơ thể sinh sản đạt đến độ tinh
khiết hóa và chất lượng cao nhất, có cấu trúc giống hệt insulin tự nhiên của
người, do vậy ít tạo kháng thể và thời gian tác dụng ngắn hơn.
1.3, Cấu tạo của Insulin

Là một protein cấu tạo bởi hai chuỗi polypeptide A và B được liên kết với nhau
bởi các cầu disulfur. Chuỗi A với 21 acid amin và chuỗi B với 30 acid amin, có một
cầu nối disulfur trong chuỗi A(A6 – A11) và 2 cầu nối disufur nối giữa hai chuỗi A và
B (A7 – B7 và A20 – B19).

Trọng lượng phân tử khoảng : 5800-6000 Dalton.

6
H.1: Insulin nối bằng nối disulfide (S-S)
Vị trí của các cầu nối disulfur này không thay đổi theo loại insulin của các loài
đông vật có vú. Insulin ban đầu được tổng hợp ở dạng “preproinsulin” (tiền insulin)
trên ribosome trong tế bào beta trong vùng Langerhans của tuyến tụy. Preproinsulin là
một phân tử dạng thẳng bao gồm: một peptide tín hiệu chứa 24 acid amin (SP), chuỗi
B, peptide C với 31 acid amin (C) và chuỗi A nối với nhau theo thứ tự SP-B-C-A. Khi
vận chuyển qua lưới nội chất, peptide tín hiệu bị phân cắt tạo ra proinsulin (B-C-A).
Proinsulin hình thành cầu nối disulfur trong lưới nội chất, hình thành cấu trúc bậc ba.
Proinsulin bị phân cắt bởi enzyme PC1/3 tại liên kết giữa chuỗi B và peptide C và sau
đó bị phân cắt bởi enzyme PC2 ngay vị trí liên kết giữa chuỗi A và peptide C. Hai acid
amin đầu N của peptide nối với đầu C của chuỗi B khi bị phân cắt bởi PC1/3 sẽ được
phân cắt ra khỏi chuỗi B bởi enzyme carboxypeptidase H. Kết quả cuối cùng của quá
trình phân cắt tạo thành insulin.

H.2: Cấu trúc của phân tử Insulin người

7
Người ta cũng đã xác định được cấu trúc không gian ba chiều của insulin và thấy
rằng cấu trúc phân tử insulin được giử vững bởi nhiều liên kết: liên kết hydro và liên
kết cầu disulfua giữa chuỗi A và chuỗi B.

Mặc dù trình tự các acid amin khác nhau giữa các loài nhưng một số đoạn nhất
định của phân tử có tính bảo tồn cao, các đoạn đó có chứa 3 cầu nối disulfua, cả hai
đầu của chuỗi A và các nhánh bên của đầu COOH của chuỗi B. Sự tương đồng trong
tình tự acid amin dẫn đến cấu trúc 3 chiều của Insulin ở các loài khác nhau rất giống
nhau. Insulin chiết rút từ động vật có hoạt tính sinh học cao hơn các loài khác

H.3 : Cấu trúc không gian của Insulin


Mặc dù trình tự các acid amin khác nhau giữa các loài nhưng một số đoạn nhất định
của phân tử có tính bảo tồn cao, các đoạn đó có chứa 3 cầu nối disulfua, cả hai đầu
của chuỗi A và các nhánh bên của đầu COOH của chuỗi B. Sự tương đồng trong tình
tự acid amin dẫn đến cấu trúc 3 chiều của Insulin ở các loài khác nhau rất giống nhau.
Insulin chiết rút từ động vật có hoạt tính sinh học cao hơn các loài khác

1.4, Phân loại, cơ chế Insulin

 Phân loại:
 Có 4 loại insulin:
 Insulin có tác dung nhanh
 Insulin tác dụng bán chậm (trung bình)
 Insulin tác dụng chậm
 Insulin hốn hợp

8
 Cơ chế:
 Thời gian bán hủy 3-5 phút
 Bị phá hủy tại đường tiêu hóa bởi enzym proteinase tại dạ dày
 Hấp thu tốt bằng đường tiêm. Mức độ phụ thuộc vào nồng độ insulin, vị
 trí tiêm, độ sâu của mũi tiêm, vận động
 Insulin bị chuyển hóa tại gan, thận, cơ. Trong đó 50% tại gan
 Đào thải qua thận

1.5, Vai trò của Insulin

1.5.1, Tác đông của insulin đến trao đổi carbohydrate.

 Tác động của insulin đến chức năng dữ trữ đường tại gan:

 Sau một bữa ăn nhiều tinh bột và đường, hàm lượng glocose trong máu tăng sẽ
kích thích tế bào beta của đảo tuỵ tiết insulin. Insulin sẽ tác động đến các quá trình
giữ, dự trữ và sử dụng glucose bởi các loại mô trong cơ thể đặc biệt là tại gan, cơ và
mô mỡ.

H.4 : insulin vận chuyển glucose trong máu

 Khi nồng độ glucose trong máu tăng cao (sau khi ăn, uống đồ uống có nhiều
đừớng, truyền glucose v.v.), glucose sẽ được dự trữ trong gan dưới dạng
glycogen. Khi hàm lượng đường trong máu giảm (khi đói, giữa hai bữa

9
ăn...) glycogen sẽ biến đổi trở lại thành glucose để đi vào máu giữ cho
lượng đường trong máu (gọi tắt là đường huyết) không hạ quá thấp.
 Insulin tác động đến quá trình này như sau:
 Insulin ức chế phosphorylase, một enzyme biến đổi glycogen thành glucose
 Insulin làm tăng cường hấp thu glucose của các tế bào gan thông qua tác
động của enzyme glucokinase (enzyme này tăng cường phosphoryl hoá giữ
glucose không qua được màng tế bào để đi ra ngoài).
 Tăng cường hoạt tính của enzyme tổng hợp glycogen bao gồm
phosphofructokinase dẫn đến giai đoạn hai của quá trình phosphoryl hoá
phân tử glucose và glucose synthetase có tác dụng tạo chuỗi từ các
monosaccharide để hình thành phân tử glycogen. Các tác động này làm tăng
lượng glycogen dự trữ trong gan (có thể chiếm 5-6% khối lượng của gan
hay khoảng 100gram glycogen).
 Khi đường huyết giảm:
 Tế bào beta giảm tiết insulin
 Thiếu insulin sẽ dẫn đến diễn tiến ngược của quá trình trên bao gồm giảm
thu nhận glucose và giảm tổng hợp glycogen tại gan.
 Thiếu insulin (song song với tăng glucagon) hoạt hoá phosphorylase có tác
dụng chuyển glycogen thành glucose phosphate.
 Enzyme glucose phosphatase xúc tác giải phóng gốc tự do phosphate khỏi
glucose cho phép glucose quay trở lại hệ tuần hoàn (vào máu).
Như vậy, dưới tác động của insulin, gan "lấy " glucose từ máu và dự trữ dưới
dạng glycogen. Khi cần thiết (hạ đường huyết), sẽ giải phóng glucose trở lại.

10
H.5: insulin điều hoà glucoz trong máu
 Tác động khác của insulin tại gan:
Insulin còn có khả năng biến đổi glucose thành các acid béo tại gan. Acid
béo sau đó sẽ đến các mô mỡ. Insulin còn ức chế gluconeogenesis bằng cách
giảm số lượng và hoạt tính các enzyme cần thiết cho quá trình này hoặc thông
qua tác động làm giảm quá trình giải phóng amino acid từ các tế bào cơ và các
mô khác ngoài gan dẫn đến giảm lượng tiền chất cho gluconeogenesis.

11
1.5.2, Tác động của insulin lên lipid
Với quá trình chuyển hoá lipid: tăng tổng hợp và dự trữ lipid ở gan, ngăn cản
phân giải mỡ và ức chế tạo các chất cetonic nhờ ức chế hoạt tính của lipase nhạy cảm
với hoomon,làm giảm nồng độ axit béo và glyxerol trong huyết tương.
1.5.3 Tác động của insulin lên proti
Không nằm ngoài sự tác động của insulin đối với chuyển hoá protit: nó thúc đẩy
đồng hoá protit bằng cách làm các acid amin dễ xâm nhập vào tế bào để tổng hợp
protein.
Đặc biệt ở thành mạch, insuline tham gia vào tạo glycoprotein cấu trúc,do đó nếu
thiếu insuline thành mạch dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, insulin làm tăng tính thấm các ion kali, magie và photphat vô cơ tạo
điều kiện cho quá trình photphoryl hoá và sử dụng glucozơ.

H.7: Insulin làm tăng tính thấm các ion kali, magie và photphat vô cơ
Và gần đây có rất nhiều nghiên cứu mới có liên quan đến insulin về những tác
dụng mới của nó cũng như mối liên hệ của nó với một số bệnh. Chẳng hạn như insulin

12
có thể bảo vệ trí nhớ. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern đã điều trị các
tế bào thần kinh vùng hải mã, trung tâm điều khiển trí nhớ của não, bằng insulin và
thuốc Avandia, thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường type 2. Họ đã phát hiện ra
rằng insulin bảo vệ các tế bào chống các khối protein độc được gọi là ADDLs
(amyloid beta-derived diffusible ligands), các khối protein này liên kết với các khớp
thần kinh ở não.Khám phá cho thấy insulin có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa bệnh
Alzheimer – căn bệnh liên quan đến việc mất các dữ liệu ghi nhớ, có giả thuyết cho
rằng căn bệnh này có thể có nguyên nhân là bệnh đái tháo đường type 3.

2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT INSULIN:

2.1 Quy trình sản xuất Insulin trước đây

2.1.1 Đặc điểm quy trình

Sau khi hai nhà khoa học người Canada (Frederick G. Bantingvà Charles H.Best)
phát hiện ra insulin và vai trò của chúng từ thí nghiệm về những chú chó, từ những
thập niên 1920 cho đến những năm đầu của thập niên 1980, insulin được tạo ra bằng
cách cô lập từ tuyến tụy của động vật như heo và bò. Tuy nhiên, insulin người có sự
khác biệt trong thành phần acid amin so với insulin bò (hai vị trí trong chuỗi A và một
vị trí trong chuỗi B) và insulin heo (một vị trí trong chuỗi B). Do đó gây ra những tác
dụng không mong muốn (như dị ứng) khi sử dụng insulin có nguồn gốc từ heo hay bò.
Ngoài ra, quá trình sản xuất và tinh sạch insulin từ động vật còn gặp nhiều khó khăn.
Sau đó, các phương pháp bán tổng hợp insulin người từ insulin heo và bò đã được
phát triển bằng các sử dụng phản ứng chuyển peptide (transpeptidation) sử dụng
trypsin

2.1.2 Nhược điểm quy trình sản xuất Insulin chiết xuất từ động vật:

 Insulin động vật (bò và lợn) có cấu trúc không hoàn toàn giống cấu trúc Insulin
ở người
 Hoạt động chức năng trong cơ thể kém hơn so với insulin của người’
 Khả năng hấp thụ kém
 Có thể gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể người (gây dị ứng)
 Trong quá trình tách chiết, không loại bỏ hết các tác nhân gây bệnh từ đông vật

13
 Quá trình tách chiết đòi hỏi kỹ thuật cao
 Chi phí đắt (do cần lượng lớn tụy để sản xuất insulin)
 Không thể sản xuất lượng lớn trên quy mô lớn
 Giá thành cao.
2.2, Quá trình tổng hợp Insulin

2.2.1, Tổng hợp insulin trong cơ thể

Insulin được tổng hợp trong tế bào β của tuyến tụy. Insulin được tạo ra từ một
phần của một protein lớn hơn để đảm bảo sự gấp nếp đúng.
mARN dịch mã protein preproinsulin. Preproinsulin gồm một trình tự đầu aa
để tiền chất này đi qua lưới nội chất tham gia vào quá trình sau dịch mã.

Tại quá trình sau dịch mã preproinsulin bị thủy phân tạo thành dạng proinsulin.
Sau khi hình thành 3 cầu đisulfua một số peptitdaza cắt proinsulin thành insulin hoàn
chỉnh và hoạt động. insulin được đóng gói và chứa trong các hạt tiết tích tụ trong tế
bào chất đến khi đươc kích hoạt để giải phóng

H.7: Tổng hợp isulin trong cơ thể

14
H.8: Các bước cải biến sau dịch mã của phân tử insulin
2.2.2, Tổng hợp insulin từ vi sinh vật

 Cơ sở lý luận của phương pháp

Hiện nay, hầu hết những phương pháp sản xuất insulin thương mại đều dựa
trên các chủng nấm men (Saccharomyces cerevisiae) hoặc vi khuẩn (E. coli) kết hợp
với các kỹ thuật gene để sản xuất insulin người tổng hợp. Nói về các hệ thống tế bào
dùng để biểu hiện insulin tái tổ hợp, người ta sử dụng rất đa dạng từ vi sinh vật tới tế
bào động vật và cả thực vật. Trong số đó, tế bào vi sinh vật được sử dụng nhiều nhất
do chúng dễ thao tác, dễ đưa vào áp dụng ở quy mô sản xuất công nghiệp, nhiều nhất
là E.coli và nấm men pichia. Gần đây, người ta đưa ra một hệ thống biểu hiện khác
cho các loại protein tái tổ hợp - đó là Bacillus brevis.

Mục đích của những nghiên cứu, phát minh hiện tại là muốn phát triển một hệ
thống biểu hiện và 1 phương pháp sản xuất insulin có năng suất cao và hiệu quả sản
xuất phải ngang bằng hay vuợt trội hơn so với những hệ thống sản xuất insulin đã từ
trước tới nay. Hay nói cách khác, các nghiên cứu trong giai đoạn này nhằm cải tiến
phương pháp cổ điển chuyển các tiền chất của insulin thành insulin; nghiên cứu tìm ra
môi trường tối ưu cho việc hình thành các cầu nối cần thiết cho việc biểu hiện hoạt
tính của insulin; tìm ra một hệ thống biểu hiện insulin cho năng suất, sản luợng cao.

15
Có nhiều phương pháp để tổng hợp insulin. Chúng em sẽ điểm qua một vài
phương pháp đang được áp dụng trên thế giới:

 Phương pháp 1: Tạo ra các chuỗi riêng biệt, kết hợp hoá học hoặc tạo một tiền
chất chuỗi đơn proinsulin người, sau đó phân cắt để tạo thành insulin hoàn
chỉnh.

- Bước 1: Trước hết, bằng kỹ thuật tách gen sử dụng trong sinh học phân tử
tách được gen mã hoá proinsulin người trên nhiễm sắc thể số 11. Sau đó,
tách mARN của gen tổng hợp proinsulin từ mẫu nghiền tụy của người.

H.9:Tách mARN của gen tổng hợp proinsulin từ mẫu nghiền tuỵ của người

Dùng phản ứng RT-PCR với mồi đặc hiệu để khuếch đại gen. Do hầu hết các
mARN của người đều có đuôi polyA nên sử dụng chuỗi polyT để bắt cặp với đuôi
polyA đó. Trong quá trình đó người ta sử dụng sử dụng sắc kí ái lực với polyT giữ lại
mARN cần thiết cho quá trình dịch mã; còn lại loại bỏ ADN và các ARN khác rồi cắt
bỏ cầu nối A - T thu được mARN.

- Bước 2: Tách và thiết kế plasmit tái tổ hợp.

 Cắt gen mã hoá proinsulin và plasmit bằng một loại enzym giới hạn. Nối
bằng ADN ligase của phageT4.
 Thiết kế các trình tự mã hoá cho các protein tín hiệu giúp vận chuyển
insulin ra ngoài tế bào chất.
 Sao mARN tinh khiết thành cADN nhờ enzym phiên mã ngược và nhờ
các dNTP (trong phản ứng RT - PCR)
16
 Cài đoạn cADN mã hoá insulin hoàn chỉnh vào plasmit đứng sau một
promoter mạnh. Biến nạp vector tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli.

- Bước 3: Biến nạp plasmit tái tổ hợp vào E.coli nhờ phương pháp trộn với
dung dịch ion Ca hoặc tạo lỗ xung điện. Sau quá trình biến nạp, cần chọn
lọc được những dòng vi khuẩn mang gen mong muốn.

H.10: Tách và biến nạp plasmit tái tổ hợp vào E.coli

- Bước 4: Các vi khuẩn chuyển gen sau đó được đưa vào lên men. Nuôi
chúng trong nồi lên men sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục, các chất
dinh dưỡng được bổ xung thường xuyên để đảm bảo sự tăng trưởng của vi
khuẩn theo hàm số mũ. Sau 20 phút có hàng triệu vi khuẩn được nhân lên
qua nguyên phân. Chỉ sau một thời gian ngắn, sinh khối tăng lên rất nhanh
và gen insulin được tổng hợp.

17
H.11: Đưa các vi khuẩn chuyển gen vào nồi lên men.

- Bước 5: Tiền tinh sạch

Sau khi lên men cần tách tế bào và khử trùng nhiệt. Dùng enzym lizozyme phá
vỡ màng tế bào, sau đó dùng hỗn hợp chất tẩy rửa để tách lớp màng lipit. Bằng
phương pháp ly tâm và lọc tách được proinsulin.

18
H.12: Proinsulin được lọc tách

- Bước 6: Hoạt hoá

Do hệ thống E.coli có khả năng biểu hiện gen insulin nhưng không có khả năng
hoạt hoá insulin. Nên người ta phải hoạt hoá proinsulin invitro bằng cách xử lý
dung dịch đệm, giúp nó đạt cấu trúc bậc 4, sau đó dùng enzym đặc hiệu trypsin
để phân cắt proinsulin. Khi đó sản phẩm thu được mới có hoạt tính cần thiết.

19
H.13: Hoạt hoá proinsulin thành insulin hoàn chỉnh

- Bước 7: Bằng phương pháp sắc ký, tách và phương pháp miễn dịch gắn
enzyme người ta đã thu được hỗn hợp tinh sạch chỉ có insulin. Độ tinh sạch
của insulin được đánh giá qua mỗi giai đoạn trung gian của quá trình sản
xuất nhờ phòng thí nghiệm chuyên hoá. Cuối cùng insulin được tinh thể
hoá.

20
H.14: Tinh thể insulin

Phương pháp 2: Tổng hợp riêng rẽ hai chuỗi A và B

 Để thực hiện quá trình này người ta phải xác định được trình tự ADN của từng
chuỗi để tiến hành sản xuất chuỗi A và B. Qua đó tổng hợp và tách 2 dòng gen
này.
 Mỗi ADN được chèn vào plasmit. Sau đó sản xuất tương tự như sản xuất
proinsulin.
 Cuối cùng hai chuỗi A và B được trộn với nhau và hình thành cầu nối đisulfua
qua phản ứng tái oxi hoá khử nhờ một chất oxi hoá nhất định.

21
H.15: Sản xuất insulin bằng cách tổng hợp riêng rẽ hai chuỗi A và B

Phương pháp này có hiệu quả sản xuất thấp. Do đó, Eli Lilly phát triển một
phương pháp cải tiến hơn, phương pháp này biểu hiện proinsulin thay vì biểu hiện
chuỗi A và B riêng biệt như phương pháp cũ, tạo cầu nối disulfur in vitro, sau đó phân
cắt peptide C khỏi hai chuỗi A và B bằng trypsin và carboxypeptidase, tạo thành
insulin.

2.2.3, Tổng hợp insulin từ tế bào gốc

Từ nhiều thế kỷ nay các nhà khoa học đã biết rằng một số loài vật có thể tái tạo
các bộ phận đã mất trên cơ thể chúng. Con người chúng ta cũng có chung đặc điểm
này, giống như loài sao biển. Mặc dù cơ thể chúng ta không thể tái tạo cả một cẳng
chân hay ngón tay bị mất, nhưng tế bào máu, tế bào da hay các tế bào khác(tế bào tụy
tạng) vẫn thường xuyên được tái sinh trong cơ thể của chúng ta. Những tế bào “toàn
năng” giúp chúng ta tái tạo mô, lần đầu tiên được phát hiện trong quá trình tiến hành
thí nghiệm với tủy xương, vào những năm 1950 đã dẫn đến phát hiện về sự tồn tại của
TẾ BÀO GỐC trong cơ thể; từ đó phát triển kỹ thuật cấy ghép tủy xương hiện đang
được ứng dụng rộng rãi trong y học. Khám phá về tế bào gốc đã thắp sáng hy vọng về
tiềm năng y học của kỹ thuật tái sinh. Trên nền tảng cơ sở đó insulin cũng được sản
xuất từ các tế bào gốc từ rất lâu. Các tế bào gốc được chiết tách từ nhiều nguồn khác
nhau, ban đầu nó được nghiên cứu từ phôi người.

22
H.16: Tổng hợp insulin từ tế bào gốc

Phôi ( trứng đã được thụ tinh hoặc nhân bản vô tính để tạo phôi) bắt đầu phân
chia, sau 5-7 ngày tạo thành khoảng 150 tế bào – được gọi là tế bào gốc phôi, mỗi tế
bào có khả năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Sau đó người ta
tiến hành tách các tế bào gốc này và đem nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để phát
triển thành tế bào chuyên biệt: tế bào tụy tạng, sau đó được đưa vào cơ thể người.

Dựa trên cơ sở của phương pháp này đã có rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên,
nghiên cứu về tế bào gốc làm nảy sinh những câu hỏi về cả mặt khoa học lẫn mặt đạo
đức ngay khi nó đạt được những thành tựu đầu tiên. Nhưng do những đóng gop to lớn
không thể phủ nhận được của nó đối với y học nên nó vẫn được các nhà khoa học
không ngưng khám pha nghiên cứu. Và đến bây giờ họ đã tìm ra những nguồn khác
nhau để tạo ra tế bào gôc, chẳng hạn như: tế bào phôi chuột,các tế bào gốc trưởng
thành, dây rốn, dịch ối hay nhau thai của trẻ sơ sinh... Trong những năm vừa qua, việc
nghiên cứu trong lãnh vực tế bào gốc trưởng thành đã phát triển vượt bậc. Tế bào gốc
trưởng thành có thể được phục hồi bởi các mô lấy từ bệnh nhân, nuôi dưỡng trong các
dĩa cấy và kích thích để phát triển thành nhiều loại tế bào trưởng thành. Việc sử dụng
tế bào gốc cho phương pháp trị liệu, thay vì dùng tế bào gốc phôi, có nhiều thuận lợi
và mang một ý nghĩa quan trọng đối với lãnh vực khoa học, luân lý và chính tri.

Tạo tế bào gốc từ chính mô của bệnh nhân có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề hệ
thống miễn nhiễm (miễn dịch) không chấp nhận.

23
H.17: Tạo tế bào gốc từ da bệnh nhân

1. Tế bào da được lấy từ phần bụng của bện nhân. Nhân có chứa DNA (cấu tử cơ
bản di truyền) của người bệnh được lấy từ tế bào da.
Nhân của tế bào người bệnh được cấy vào tế bào trứng chưa thụ tinh, sau khi
nhân của trứng đã được tách ra khỏi.
2. Tế bào trứng sinh sản (theo cấp số nhân bội) và tạo nên các tế bào gốc.
3. Các tế bào gốc được chuyển sang một dĩa nuôi cấy để chúng có thể phát triển
thành những loại tế bào mà bệnh nhân cần để chữa trị căn bệnh như gan,
thần kinh, tim, tế bào insulin
4. Các tế bào được tiêm vào cho bệnh nhân, để điều trị căn bệnh cho bệnh nhân.
Cơ thể người bệnh sẽ không đào thải các tế bào này, bởi vì chúng chứa DNA
của họ (nghĩa là các tế bào đó đều có chung một loại DNA giống nhau, do đó
hệ thống miễn dịch sẽ chấp nhận).

24
H.18: Tạo tế bào gốc từ da

3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA INSULIN

3.1, Insulin tác dụng nhanh

 Ưu điểm:
 Là loại duy nhất dùng trong cấp cứu do tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng.
 Có thể trộn lẫn với insulin chậm tùy theo mục đích và nhu cầu điều trị.
 Có thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường huyết sau khi ăn.
 Nhược điểm: Thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều lần trong ngày (4
mũi dưới da, thực tế không dùng riêng insulin tác dụng nhanh để điều trị mà
phải kết hợp thêm insulin tác dụng bán chậm hoặc chậm).
3.2, Insulin tác dụng bán chậm (dịch tiêm đục như sữa)

Để làm giảm bớt số lần tiêm trong ngày, người ta đã sản xuất ra loại insulin có tác
dụng dài hơn gồm 2 loại insulin là NPH (Neutral Protamine Hagedorn) hay IZS
(Insulin Zinc Suspension) hay lent để sử dụng trong chế độ điều trị với 2 hay 3 mũi
tiêm trong ngày.

25
 Ưu điểm: của các loại insulin tác dụng trung bình là có nhiều loại với thời gian
tác dụng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu điều trị và sự thuận lợi của bệnh
nhân.
 Nhược điểm: có thể gây đau khi trộn với insulin nhanh.
3.3, Insulin trộn sẵn (dịch tiêm đục như sữa)

Là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại nhanh và trung bình theo tỷ lệ nhất định.

- Có tỷ lệ 30% insulin nhanh và 70% insulin trung bình.

- Có tỷ lệ 50% insulin nhanh và 50% insulin trung bình.

Ngoài ra còn tiến hành trộn theo những tỷ lệ khác mà trong đó loại nhanh chiếm 10
– 20 - 40%.

 Ưu điểm: tiện dùng, phù hợp hơn với sinh lý mà không đòi hỏi phải tự trộn lấy
liều khi dùng riêng từng loại nhanh chậm.
 Nhược điểm: vì tỷ lệ pha trộn là cố định nên khó điều chỉnh cho phù hợp với
từng tình huống cụ thể: ăn bữa no nếu tăng liều cả insulin nhanh và chậm sẽ
gây hạ đường huyết muộn. Trong khi lẽ ra chỉ tăng từ 2 đến 6 đơn vị loại
insulin nhanh.
3.4, Insulin tác dụng chậm (dịch tiêm đục như sữa)

 Ưu điểm: Chỉ cần một mũi tiêm có tác dụng trong cả 24 giờ trong ngày 18. Có
thể dùng trong kỹ thuật 4 mũi tiêm/ ngày, 3 mũi nhanh vào trước các bữa ăn và
một mũi vào lúc đi ngủ (22 giờ)
 Nhược điểm: Tại chỗ: đỏ, đau nơi tiêm.
Hạ đường huyết không lường trước do tác dụng kéo dài chồng chéo với các mũi
tiêm khác. Thường không làm giảm được đường máu sau ăn do thời gian hấp thu vào
máu chậm

4.NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN INSULIN

4.1 Nguyên tắc sử dụng

Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể chọn dùng insulin có hiệu quả
trung bình, trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút tiêm dưới da (1 lần trong ngày, lượng

26
thuốc bắt đầu khoảng 4-8u) cũng có thể sử dụng hỗn hợp insulin hiệu quả trung bình
kết hợp với insulin hiệu quả nhanh trước bữa ăn sáng, cách mấy ngày lại điều chỉnh
lượng thuốc. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1: dùng phương pháp ở trên
thường không đạt được mục đích khống chế bệnh cần phải dùng phương pháp trị liệu

cường hóa insulin

4.2 Bảo quản

 Giữ các lọ hay ống bút insulin còn nguyên nắp trong tủ lạnh. Không để insulin
 kết đông.
 Sau khi mở, insulin có thể được giữ ở nhiệt độ nhà (dưới 300) trong 1 tháng và
sau đó loại bỏ.
 Insulin có thể được di chuyển an toàn trong túi hay túi xách.
 Insulin có thể bị hư do nhiệt độ quá cao. Không để nơi nhiệt độ trên 30o hoặc ở
 ngoài ánh sáng mặt trời.
 Không dùng insulin nếu:
 Insulin màu trong chuyển sang đục.
 Quá hạn sử dụng.
 Insulin đã đông cứng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao.
 Có đóng cục hay lợn cợn trong insulin.
 Thấy có cặn insulin bên trong lọ và không tan ra được khi lắc (tròn) nhẹ lọ.
 Lọ đã mở quá 1 tháng
III, KẾT LUẬN

Sự phát triển về kinh tế luôn kéo theo sự phát triển của các vấn đề xã hội. Nhưng mỗi
hành vi của chúng ta lại tác động không nhỏ đến chính bản thân mình và cũng chính là
tác động lại sự phát triển của xã hội. Bởi vì, mỗi chúng ta là một tế bào của xã hội. Vì
vậy bảo vệ mình luôn khỏe mạnh, không mắc bệnh bằng việc bỏ thói quen xấu trong
sinh hoat, ăn uống tạo chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với thể dục thường xuyên là việc
nên làm. Ý thức được như vậy nhưng việc từ bỏ một thói quen không phải ngày một
ngày hai mà cần phải có thời gian. Đồng thời khi chất lượng cuộc sống được nâng cao,
chúng ta cũng nên dành một chút thời gian để tìm hiểu một số loại bệnh thường gặp có

27
liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế
những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do thiếu hiểu biết. Tuy rằng ngày nay khoa học
phát triển, trong đó có ngành CNSH đã mang lại những thành quả và có những đóng
góp hết sức to lớn cho ngành công nghiệp thực phẩm cũng như ngành y nên nhiều
bệnh nan y trước đây không chữa được thì bây giờ đã có thể chữa được nhưng phương
châm “phòng hơn chống” luôn luôn đúng. Vì vậy, tôi và các bạn mỗi người chúng ta
hãy tự chăm sóc bản thân mình để cống hiến cho xã hội, thúc đẩy xã hội ngày càng
phát triển. Do sự hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như điều kiện nên bài viết này
còn chưa được chi tiết đầy đủ mong mọi người cùng đóng góp để tài liệu này thực sự
hữu ích

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://123docz.net/document/533834-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-insulin.htm

https://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-ung-dung-cua-vi-sinh-vat-trong-benh-dai-thao-duong-
49735/

https://123docz.net/document/3861007-benh-tieu-duong-tong-hop-insulin-bang-ung-dung-
cong-nghe-sinh-hoc.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/Insulin

https://www.hugedomains.com/domain_profile.cfm?d=thuviensinhhoc.com

28

You might also like