Bài Thảo Luận Nhóm 10 - Hoàn Chỉnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

--🙢🕮🙠--

Tiểu Luận
CHỦ ĐỀ

NHỚ SỐ ĐIỆN THOẠI


Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Lan
Môn học : Tâm lý học ứng dụng
Mã lớp học : 146230
Nhóm : 10

Hà Nội, 2023
Ngày tháng năm 2023
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 10
Mã lớp:146230 Nhóm:10
Tên nhóm trưởng : Ninh Duy Hiếu
Tên chủ đề thảo luận: Nhớ số điện thoại

Mã số Ghi chú /
ST Họ và tên Nhiệm vụ
T sinh viên Ký tên
1
2
3
4
5
6
7
8

Thang điểm ……/ 10

MỤC LỤC

1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................................................... 4

I, TRÍ NHỚ...................................................................................................................................................................................................... 5

1, Khái niệm trí nhớ........................................................................................................................................................................................... 5

2, Đặc điểm....................................................................................................................................................................................................... 5

3, Vai trò của trí nhớ.......................................................................................................................................................................................... 5

II, CÁC QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ..........................................................................................................................................................7

1, Quá trình ghi nhớ (tạo vết, tạo ấn tượng).......................................................................................................................................................7

2, Quá trình giữ gìn........................................................................................................................................................................................... 9

3, Quá trình tái hiện........................................................................................................................................................................................... 9

4, Sự quên........................................................................................................................................................................................................ 11

III, CHUNKING............................................................................................................................................................................................ 13

1, Định nghĩa về Chunking.............................................................................................................................................................................. 14

1.1, Trong từ điển tiếng Anh........................................................................................................................................................................... 14

1.2, Kỹ thuật Chunking................................................................................................................................................................................... 15

2, Sự cần thiết của Chunking........................................................................................................................................................................... 15

2.1, Sự hữu hận của não bộ.............................................................................................................................................................................. 16

2.2, Vai trò của Chunking trong đời sống........................................................................................................................................................16

2.2.1, Chunking trong giao tiếp....................................................................................................................................................................... 16

2.2.2, Chunking trong học tập và làm việc...................................................................................................................................................... 18

2.2.3, Đối với bản thân.................................................................................................................................................................................... 20

3, Cách sử dụng Chunking hiệu quả................................................................................................................................................................ 20

3.1, Kết hợp “Chunking “ cùng phương pháp ghi nhớ.................................................................................................................................... 20

3.2, Sắp xếp nội dung từ nhỏ đến lớn, từ bao quát đến chi tiét........................................................................................................................21

3.3, Tìm hiểu thông tin trước khi Chunking.................................................................................................................................................... 21

4, Một vài ứng dụng thực tế............................................................................................................................................................................. 22

4.1, Áp dụng nguyên tắc “ Chunking “ phục vụ công việc..............................................................................................................................22

4.2, Chia thông tin thành các đơn vị nhỏ có tổ chức........................................................................................................................................22

4.3, Bạn cần tìm mức độ lý tưởng................................................................................................................................................................... 23

5, Ứng dụng kỹ thuật Chunking trong ghi nhớ SĐT........................................................................................................................................24

2
6, Tiểu kết........................................................................................................................................................................................................ 25

IV, TRÍ NHỚ NGẮN HẠN........................................................................................................................................................................... 25

1, Khái niệm.................................................................................................................................................................................................... 25

2, Đặc điểm..................................................................................................................................................................................................... 26

2.1, Trí nhớ ngắn hạn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường....................................................................................................................26

2.2, Trí nhớ ngắn hạn tồn tại trong thời gian rất ngắn..................................................................................................................................... 26

2.3, “Dung lượng lưu trữ thông tin” của bộ nhớ ngắn hạn rất hạn chế............................................................................................................27

3, Phương pháp rèn luyện trí nhớ ngắn hạn..................................................................................................................................................... 27

4, Tiểu Kết....................................................................................................................................................................................................... 30

KẾT LUẬN..................................................................................................................................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................................................................. 32

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu như đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên nhiệm vụ chính là việc học thì có một điều rất quan trọng đó là ghi nhớ những kiến thúc mà ta

được học. Nhưng việc học là chuyện cả đời, trong cuộc sống chúng ta phải học rất nhiều thứ ngoài những kiến thức được dạy ở trường lớp.

Và ngoài kiến thức thì cũng có rất nhiều thứ chúng ta cần phải nhớ nữa. Hay nói không chỉ học sinh, sinh viên cần một trí nhớ tốt mà tất cả

mọi người, tất cả mọi lứa tuổi đều cần. Vậy trí nhớ rất quan trọng và cần thiết đối với con người. Nhưng cụ thể trí nhớ là gì, vai trò quan

trọng như thế nào và liệu trí nhớ tốt có phải do bẩm sinh, do gen hay không hay là chúng ta có thể tập luyện để có một trí nhớ tốt ? Trong

bài tiểu luận này ta sẽ cùng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề đó

3
I, TRÍ NHỚ

1, Khái niệm trí nhớ

 Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm: sự ghi nhớ, giữ gìn

và tái hiện lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.

 Kết quả của quá trình nhận thức, những xúc cảm tình cảm của con người về một đối tượng nào đó, những hành động và kết quả của

nó… đều được ghi lại trong bộ não với mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó là được xuất hiện

2, Đặc điểm

Nét đặc trưng của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua, tức là phản ánh đúng, chân thật những sự vật hiện tượng

trước đây đã từng trải giác. Vì vậy, trí nhớ khác với các quá trình tâm lý khác, đặc biệt là quá trình tưởng tượng. Biểu tượng của trí nhớ

(hình ảnh, dấu vết về những gì đã trải qua) ít tính khái quát và trừu tượng hơn so với tưởng tượng.

3, Vai trò của trí nhớ

 Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con người. Vì rằng, nếu con người không có trí nhớ thì

không có quá khứ, không có tương lai mà chỉ có hiện tại thức thời, người đó chỉ có thể sống với những hiện tại đang diễn ra (tức là

đang tri giác). Nếu không có trí nhớ thì con người sẽ không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ hoạt

động nào, không thể làm được việc gì và cũng không thể trở thành con người bình thường. Đồng thời, không có trí nhớ thì sẽ không

có ý thức bản ngã (ý thức về bản thân mình hay tự ý thức), do đó cũng không thể hình thành nhân cách của con người.

 Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định, lành mạnh. Trí nhớ cũng là điều kiện để

con người có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao. Từ đó, con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống của mình và sử

4
dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cuộc

sống cá nhân và của xã hội.

 Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại các kết quả của các quá trình cảm giác và tri

giác. Nhờ đó nhận thức của con người mới phân biệt cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng

xử thích hợp. Cùng với đó, trí nhớ giúp con người có thể học tập, ghi nhớ kiến thức, từ đó phát triển trí tuệ của mình.

 Trí nhớ còn là điều kiện quan trọng cho quá trình nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) làm cho quá trình này đạt được kết

quả hợp lý. Mặt khác, trí nhớ cũng cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu thập cho nhận thức lý tính một cách đầy đủ

và trung thành. Vì vậy, người ta cho rằng: trí nhớ là giai đoạn trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

5
 Tóm lại, trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người, nhờ có trí nhớ mà những hình ảnh của tri giác, những khái

niệm của tư duy, những biểu tượng của tưởng tượng, những dấu vết xúc cảm tình cảm vẫn không mất đi sau khi các quá trình đó

kết thúc và sau này chúng sẽ xuất hiện lại khi con người cần đến.

II, CÁC QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ

1, Quá trình ghi nhớ (tạo vết, tạo ấn tượng)

Quá trình ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết (“ấn tượng”) của đối tượng trên vỏ não, đồng thời là quá trình hình thành mối liên hệ

giữa tài liệu mới với tài liệu cũ đã có.

 Có hai loại ghi nhớ:

 Ghi nhớ không chủ định: là ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một

thủ thuật nào để ghi nhớ. Sự ghi nhớ này được thực hiện trong những trường hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính

của hành động, hơn nữa hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó. Nếu tài liệu có nội dung, hình thức hấp

dẫn tự nhiên khắc ghi nhớ, như vậy sẽ đạt kết quả tối ưu.

 Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ có mục đích được cá nhân tự giác đặt ra, đồng thời tìm ra biện pháp kỹ thuật để đạt được

mục đích ghi nhớ. Như vậy, ghi nhớ này phải có phương pháp và thủ thuật để ghi nhớ.

 Có hai loại ghi nhớ có chủ định:

- Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ do lặp đi lặp lại nhiều lần dưới các hình thức khác nhau, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa

các phần tài liệu để ghi nhớ, không cần hiểu nội dung của nó. Vai trò của ghi nhớ này: đưa tất cả các tài liệu vào trí nhớ vì

thế nó chính xác và chi tiết. Tuy nhiên, do không cần hiểu nội dung, học theo kiểu “học vẹt”, vì thế có thể ghi nhớ cả

những tài liệu không cần thiết.

- Ghi nhớ lôgíc (ghi nhớ có ý nghĩa): là loại ghi nhớ nội dung lôgíc của tài liệu, nắm được bản chất của nội dung tài liệu đó,

mối liên hệ giữa các bộ phận của tài liệu. Vai trò: bằng biện pháp ghi nhớ này con người hiểu được nội dung, tức là nội

6
dung được gắn với tri thức, kinh nghiệm hiện có trong trí nhớ và có thể dùng để giải quyết những nhiệm vụ mới. Vì vậy,

cách ghi nhớ này có vai trò của tư duy và tưởng tượng.

2, Quá trình giữ gìn

Quá trình giữ gìn là quá trình trí nhớ giữ lại được hình ảnh của sự vật hiện tượng đã tri giác trước đây, tức là củng cố vững chắc những

dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Vai trò: chính nhờ có quá trình này mà mọi sự vật hiện tượng ta tri giác trước đây

không bị mất đi mà vẫn còn lưu giữ trong bộ não. Vì vậy, quá trình này đóng vai trò quan trọng cho tư duy, tưởng tượng, tình cảm. Tuy

nhiên, quá trình này liên quan chặt chẽ với quá trình ghi nhớ, có ghi nhớ tốt mới giữ gìn tốt.

3, Quá trình tái hiện

Quá trình tái hiện là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn. Tài liệu được tái hiện dưới 3 hình thức:

 Nhận lại: là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. Nhận lại có thể không đầy đủ và do đó không chính xác được.

Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống với cái đã được tri giác trước đây. Khi tri giác lại cái đã được tri giác

trước đây, sẽ xuất hiện một cảm giác “quen thuộc” đặc biệt. Nhận lại có khi đòi hỏi một quá trình phức tạp có thể có sự tham gia

của tư duy, tưởng tượng mới nhận lại được.

7
 Nhớ lại: là quá trình tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng, tức là các hình ảnh đã được củng cố trong trí nhớ được làm sống

lại mà không cần dựa vào sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên các hình ảnh đó.

 Có hai loại nhớ lại:

 Nhớ lại không có chủ định: là sự nhớ lại một cách tự nhiên (chợt nhơ hay sực nhớ) một điều gì đó mà ta không ý thức được,

không cần phẩi xác định nhiệm vụ cần nhớ lại.

 Nhớ lại có chủ định: là nhớ lại một cách tự giác, có mục đích, có nguyên nhân theo quy luật liên tưởng mang tính lôgíc, chặt

chẽ và có hệ thống. Vài trò: nhớ lại là một điều kiện của hoạt động. Nhớ lại có chủ định đóng vai trò quan trọng trong hoạt

động học tập của học sinh.

 Hồi tưởng: là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó

phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện. Trong sự hồi tưởng, những ấn

tượng trước đây không được tái hiện một cách máy móc, mà thường được sắp xếp khác đi, gắn liền với những sự kiện mới. Vai trò:

nhờ có hồi tưởng mà con người đã hình dung, nhớ lại quá khứ, hiện tại, từ đó dặt kế hoạch cho tương lai.

8
4, Sự quên

Không phải mọi dấu vết, ấn tượng trong não của chúng ta đều được giữ gìn và làm sống lại một cách như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của

chúng ta có hiện tượng quên. Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào một thời điểm cần thiết. Quên diễn ra

nhiều mức độ khác nhau như:

 Quên hoàn toàn (không nhớ lại, nhận lại được)

 Quên cục bộ (không nhớ lại, nhận lại được)

 Quên tạm thời: trong một thời gian dài không thể nào nhớ lại được, nhưng trong một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại được, gọi là

hiện tượng sực nhớ.

Tuy nhiên, tâm lý học đã chỉ ra rằng: nếu con người có não, thần kinh bình thường, nếu tái hiện không nhớ lại được một sự kiện nào đó,

thì điều đó chưa có nghĩa là nó đã bị quên hoàn toàn mà có thể một thời điểm khác nó có thể xuất hiện lại. Bởi vì, thường ta không còn nhớ

những hình thức cụ thể của một cái gì đó, nhưng bản chất và ý nghĩa ổn định của nó đã nhập vào tri thức và hành vi của ta, đó là sự giữ gìn

tri thức trong trí nhớ.

 Quên diễn ra theo quy luật: Bằng thực nghiệm Enbinghan của nhà tâm lý học người Đức cho thấy: ngay sau lần thứ nhất tiếp xúc

với tài liệu, tốc độ quên xảy ra nhanh và sau đó chậm dần. Cụ thể:

 Người ta thường quên những cái gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp với nhu cầu,

hứng thú, sở thích.

 Những cái gì không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày.

 Người ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những kích thích quá mạnh. + Sự quên diển ra theo một trình tự xác

định: quên cái tiểu tiết vụn vặt trước, quên cái đại thể chính yếu sau.

 Sự quên diễn ra với tốc độ không đều: ở giai đoạn đầu tốc độ lớn sau giảm dần.

 Nguyên nhân quên:

9
 Nguyên nhân sinh lý: các đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được thành lập trước đây bị ức chế.

 Nguyên nhân tâm lý xảy ra trong các trường hợp sau:

 Trong quá trình ghi nhớ do sự vật hiện tượng ấy không gắn với hoạt động hằng ngày, ít gắn với hoạt động thực tiễn của cá

nhân.

 Hay quên những cái ít không gắn quan hệ với đời sống của mình,

 Quên những cái không phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ, hứng thú, tình cảm của mình.

 Cách chống quên:

 Gắn tài liệu ghi nhớ vào tài liệu học tập của học sinh

 Cần cho nội dung đó trở thành mục đích của hành động, hình thành được nhu cầu, hứng thú của học sinh.

 Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như nghỉ ngơi, thay đổi hình thức dạy và hình thức học.

 Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu sau khi học xong bằng cách làm bài ứng dụng.

III, CHUNKING

Các bạn hãy nhìn và cố gắng ghi nhớ 18 chữ cái dưới đây. Sau 5s, Bạn có thể kể tên bao nhiêu chữ cái?

Giờ hãy thử lại với hình ảnh này sau khi được tráo đổi vị trí và gộp nhóm. Bạn có thể kể tên bao nhiêu chữ cái?

10
 Đây chính là ví dụ tiêu biểu nhất về chunking.

1, Định nghĩa về Chunking

1.1, Trong từ điển tiếng Anh

Chunking là một từ tiếng Anh với phiên âm quốc tế là /tʃʌnk/. Bản thân từ “ Chunking ” mang trong mình vừa là động từ, vừa là danh

từ và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Trường hợp “ Chunking “ là danh từ thì Chunking có nghĩa là khoanh, khúc, lùn.

 Trường hợp ” Chunking ” là động từ thì Chunking có nghĩa là cắt khúc, phân đoạn, chia thành từng mảng.

Ngoài ra, “ Chunking ” còn được dùng trong một số lĩnh vực và với mỗi lĩnh vực thì Chunking lại mang ý nghĩa khác nhau.

 Trong lĩnh vực Toán & tin: “ Chunking ” có nghĩa là khúc dữ liệu

 Trong lĩnh vực Xây dựng: “ Chunking “ có nghĩa là thanh gỗ

1.2, Kỹ thuật Chunking

11
“ Chunking “ được áp dụng nhiều trong đời sống, chính vì thế mà chunking cần được hiểu rộng rãi để phù hợp với nhiều lĩnh vực.

Dưới đây là cách hiểu chunking phổ biến và dược áp dụng nhiều.

“Chunking” chính là một kỹ thuật phân nhóm thông tin kết hợp giữa nhiều đơn vị thông tin tạo thành một nhóm thông tin được tóm

lược một cách dễ hiểu nhằm hỗ trợ tích cực cho quá trình xem xét thông tin và hỗ trợ trong quá trình học tập, biến việc nắm bắt lượng

thông tin lớn trở nên dễ dàng hơn.

Theo đó, “ Chunk ” trong từ “ Chunking ” là một phần nhỏ của thông tin, thể hiện một phần ý nghĩa của thông tin, được thiết lập vào

một bộ nhớ có thời gian chứa ngắn hạn, bộ nhớ ngắn hạn bị hạn chế chỉ chứa được trong khoảng từ 3 đến 6 thông tin. Khi sử dụng

chunking thì người dùng cần biết cách để hệ thống, sắp xếp lại số lượng thông tin giới hạn đó, nhờ vậy mà nâng cao được khả năng nhớ

thông tin của người sử dụng.

Một cách tổng quan thì “ Chunking “ chính là phương pháp tối ưu trong việc phân khúc nội dung một cách ngắn gọn, súc tích mà vẫn

đảm bảo sự logic, tránh lan man, dài dòng, gây khó hiểu.

2, Sự cần thiết của Chunking

2.1, Sự hữu hận của não bộ

Theo nhà tâm lý học George Miller, khả năng lưu trữ của trí nhớ ngắn hạn chỉ nằm trong khoảng từ khoảng 5-9 mục. Một số chuyên gia

khác lại cho rằng khả năng thực sự của trí nhớ ngắn hạn có lẽ gần với con số 4 hơn. Muốn lưu trữ thêm thông tin, não bộ phải bỏ bớt

các thông tin đã có sẵn hoặc cố gắng hơn nữa để lưu trữ thông tin mới vào kho lưu trữ dài hạn. Vì vậy não bộ gần như không thể lưu

trữ một lượng lớn thông tin cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của cuộc sống hiện đại.

12
2.2, Vai trò của Chunking trong đời sống

2.2.1, Chunking trong giao tiếp

A. Nội dung giao tiếp

Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện, bạn sẽ có suy nghĩ nên nói điều gì trước, điều gì sau; điều gì cần thiết, điều gì không cần thiết. Sau

khi phân loại cơ bản như vậy, bạn sẽ nói như thế nào, diễn đạt câu từ, thứ tự nội dung ra sao để người tiếp nhận có thể hiểu được vấn đề

bạn muốn truyền đạt. Và việc phân loại những thông tin như thế cần có sự can thiệp của chunking. Nếu bạn biết cách áp dụng chunking

trong giao tiếp, bạn dễ dàng có thể truyền đạt được đầy đủ thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu, nhận lại sẽ là sự tiếp nhận tích cực, tán

dương đến từ mọi người.

Việc phân khúc thông tin cũng giúp cho bạn trở nên nghiêm túc trong cách suy nghĩ, logic trong sắp xếp thông tin, là một trong những

yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn.

B, Thái độ, phong thái giao tiếp

13
Bạn hay bất kỳ ai đều sẽ cảm thấy chán nản và không muốn nghe nếu người truyền đạt thông tin đến bạn nói quá dài dòng, không ngắt

nghỉ và lan man nội dung. Thay vì vậy, hãy biết cách tóm tắt nội dung với những keyword, nội dung đúng và đủ, truyền đạt ngắt nghỉ đúng

chỗ. Muốn làm được như vậy, chúng ta không thể nào không sử dụng đến Chunking.

Tôi nêu lên một ví dụ đơn giản. Bạn đi làm trễ vì trời mưa lớn, thay vì nói: “Tôi đang đi trên đường thì trời mưa lớn nên tôi đã dừng lại

mua một chiếc áo mưa ở tiệm tạp hóa gần nhà, tôi đứng chờ mưa ngớt nhưng sau đó lại bị tắc đường nên đến trễ” thì bạn có thể nói: “Tôi

gặp mưa lớn trên đường nên đến hơi trễ”. Vì vốn dĩ chúng ta vẫn biết, đường phố giờ cao điểm ngày mưa đều có hiện trạng tắc nghẽn tại

rất nhiều điểm.

Một điểm cộng dành cho Chunking, khi người biểu đạt sử dụng phương pháp này sẽ tránh được việc bị hụt hơi hay quên nội dung cần

truyền đạt giữa chừng. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến cuộc truyền đạt.

2.2.2, Chunking trong học tập và làm việc

14
A, Chunking trong học tập

Nhắc đến Chunking có thể nhiều bạn vẫn sẽ cảm thấy khó hiểu, nhưng sau khi tôi nói ra điều này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy không

còn xa lạ nữa. Một trong những hình thức của chunking chính là sơ đồ cây chúng ta vẫn thường dùng để hệ thống nội dung sau mỗi tiết

học. Đa số chúng ta ở đây đều phải công nhận về sự hữu ích cũng như tính bao quát của nó.

Học sinh, sinh viên mỗi ngày đến giảng đường đều cần tiếp thu rất nhiều kiến thức từ nhiều môn, không thể ghi nhớ hết toàn bộ kiến

thức đó trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là việc ôn lại toàn bộ chúng vào trước mỗi kỳ thi. Việc hệ thống lại, chia nhỏ kiến thức

và đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp chúng ta có trí nhớ, tư duy một cách logic về các nội dung đã học.

Sau khi bạn hệ thống, phân khúc được kiến thức thì việc ghi nhớ cũng như giao tiếp của bạn cũng tự tin hơn.

B, Chunking trong làm việc

15
Áp lực về khối lượng công việc chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta, từ học sinh, sinh viên đi làm thêm; nhân viên văn phòng; công

chức nhà nước;…. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ đều có những lượng công việc nhất định hay những deadline phải hoàn thành. Ngay khi

đọc xong bài viết này, đừng chần chừ gì mà hãy nhanh tay áp dụng phương pháp “ Chunking ” sắp xếp công việc một cách hợp lý với bạn,

đẩy nhanh tiến độ làm việc để thấy được hiệu quả.

Đối với những bạn làm thiên về các ngành giao tiếp nhiều như nhân viên kinh doanh, lễ tân, marketing,… thì ghi nhớ thông tin là việc

vô cùng cần thiết. Bằng “ Chunking ”, tôi tin bạn và tôi đều làm được.

2.2.3, Đối với bản thân

Thứ nhất, chunking trong kỹ năng đàm phán và kỹ năng giải quyết vấn đề, “ Chunking ” đạt đến mức độ tổng quát thông tin giúp cho

người đọc, người nghe và người nói có thể tìm thấy những điểm chung với các đối tượng khác. Từ đó có thể tìm ra các giải pháp cho từng

loại thông tin đã được chunking.

Thứ hai, “ Chunking “ đối với sự tư duy sáng tạo, chunking sẽ giúp bạn thoát khỏi vòng luẩn quẩn, thay vào đó là nhận dạng lượng thông

tin nào cần nắm bắt.

3, Cách sử dụng Chunking hiệu quả

3.1, Kết hợp “Chunking “ cùng phương pháp ghi nhớ khác

Bạn không thể cứ ngồi hay đứng mãi trong nhà để ghi nhớ hay học thuộc toàn bộ các nội dung đã được phân khúc. Khi ngồi quá lâu sẽ

khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, uể oải và không muốn tiếp tục. Thay vào đó, bạn chỉ nên tập trung tầm 40-50 phút, sau đó nghỉ ngơi thư

giãn một chút bằng cách nghe vài điệu nhạc nhẹ nhàng, hay tập một số động tác thể dục cơ bản, hay đơn giản là đứng lên đi lại. Khi thư

giãn xong sẽ giúp bạn lấy lại được tinh thần để tiếp tục công việc.

16
3.2, Sắp xếp nội dung từ nhỏ đến lớn, từ bao quát đến chi tiét

Khi cần ghi nhớ một mảng nội dung hay kiến thức lớn, hãy phân khúc một cách logic, từ cơ bản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn, từ

nguyên nhân đến kết quả, sao cho các nội dung được phân khúc có liên kết mắt xích với nhau. Tuy nhiên, không nên chia nội dung quá

nhỏ, chúng ta chỉ nên chia tầm 6-9 mục, tiểu tiết quá đôi khi sẽ khiến bạn bị rối. Làm được điều đó, bạn mới có thể dễ dàng hơn trong việc

ghi nhớ.

Không phải nội dung nào cũng có thể phân khúc hay chia nhỏ, vậy nên, trước khi bắt tay vào sử dụng Chunking, hãy đọc lại và xem

xét thật kỹ.

Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, ví dụ đơn giản như những người mắc hội chứng Alzheimer.

3.3, Tìm hiểu thông tin trước khi Chunking

Trước khi chunking, hãy tìm hiểu xem mức độ cần thiết của nội dung nhỏ với nội dung thực sự cần truyền đạt đến người nghe.

Bạn cũng nên tìm hiểu mục đích hoặc nội dung thực sự người cần tiếp nhận muốn. Theo xu thế hiện nay, đa phần người tiếp nhận

không muốn đọc hay nghe quá nhiều những điều không cần thiết với vấn đề họ tìm kiếm. Hãy tìm hiểu thông tin một cách tỉ mỉ, vì đây là

bước cơ bản, cũng là bước đệm cho bạn để ghi nhớ cũng như truyền đạt thông tin.

4, Một vài ứng dụng thực tế

4.1, Áp dụng nguyên tắc “ Chunking “ phục vụ công việc

17
 Trình bày thông tin thành những đoạn thông tin ngắn và nhỏ, tổ chức các nhóm thông tin được “ Chunking “ tốt sẽ giúp cho

lượng thông tin dễ hiểu hơn.

 Chỉ nên đánh số thứ tự từ 5 đến 9 đối với số mục trong tổ chức thông tin. Các thông tin bên trong mỗi mục đều cùng loại thông

tin với nhau.

 Chi tiết thông tin cần phù hợp với từng đối tượng và lượng thông tin cần truyền tải cho đối tượng đó.

4.2, Chia thông tin thành các đơn vị nhỏ có tổ chức

Trong nội dung văn bản hoặc lời nói dài thì các bạn cần phân loại và chia thông tin thành các đơn vị thông tin nhỏ để truyền đạt hoặc

ghi nhớ.

Ví dụ: Nếu trong văn hoá giao tiếp hàng ngày, bạn nghe ai đó truyền đạt thông tin mà bạn có thể dễ dàng hiểu ngay ra các vấn đề bên

trong lời nói và đoạn hội thoại đó thì tức là người nói đang có cách Chunking tốt.

Bạn cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:

18
 Luôn đặt tiêu chí về việc trình bày đoạn văn bản ngắn gọn, súc tích. Khi bạn muốn trình bày một quan điểm khác thì bạn

cần trình bày quan điểm đó trong một đoạn văn bản mới mà không trình bày gộp chung với đoạn văn vừa trình bày.

 Với mỗi vấn đề mới thì bạn nên đặt tiêu đề cho đoạn đó hoặc khái niệm mới.

 Hãy dùng số để đánh thứ tự hoặc dùng các gạch đầu dòng để phân rõ các ý, cụ thể hóa cũng như tách riêng những đoạn

thông tin thích hợp.

 Nếu cần, hãy dùng hình ảnh để minh họa.

4.3, Bạn cần tìm mức độ lý tưởng

Trong từng loại thông tin, bạn phân nhỏ thôi vẫn chưa đủ, bạn cần phải thể hiện được đúng mức độ thông tin cần thiết để truyền tải

cho người nghe. Dù lượng thông tin được trình bày chi tiết và kỹ lưỡng, tuy nhiên bạn không cần phải khiến chúng trở nên quá chi tiết

khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán với nội dung thông tin mà bạn đang trình bày. Đó cũng chính là lý do khuyên bạn cần tìm hiểu

về nhu cầu của đối tượng tiếp nhận thông tin trước khi bạn đưa lượng thông tin nào đó cho họ.

Trong cuộc trò chuyện của bạn với khách hàng, người giao tiếp của bạn nói chung… thì bạn có thể đáp lại trực tiếp trong câu nói của

họ, đó là cách khai thác nhu cầu của người nghe. Đây là cách bạn đưa thông tin với mức độ thông tin vô cùng lý tưởng giúp cho người nghe

dễ hiểu hơn với những gì mà bạn nói.

5, Ứng dụng kỹ thuật Chunking trong ghi nhớ SĐT

19
Hãy nhớ về số điện thoại của bạn , giả sử như 0315467731. Rõ ràng đây là một con số khó nhớ. Nhưng nếu chúng ta chia

ra 0315 467 731 con số kia ngay lập tức trở nên dễ đọc và ghi nhớ hơn rất nhiều!!

 Lý giải cho điều này rất đơn giản. Coi não bộ chúng ta như một chú bạch tuộc. Chú bạch tuộc não bộ của chúng ta chỉ có 4 xúc tu

mà thôi. Vậy với 1 dãy số gồm 10 số liên tiếp ban đầu, bạch tuộc phải cần tới tận 10 xúc tu để giữ lấy từng chữ số một, vốn là

điều hoàn toàn không thể. Điều đó khiến cho não của chúng ta bị loạn thông tin.

Tuy nhiên, khi con số được chia ra 0315 467 731, chú bạch tuộc có thể xử lý lần lượt từ 0315 (với 4 chữ số 0, 3, 1, 5 thành 1 khối), rồi

tới 467 (với 3 chữ số 4, 6, 7 thành 1 khối) và 731 (với 3 chữ số 7, 3, 1 thành 1 khối). Cuối cùng, để nhớ nguyên 1 dãy số 10 số ban đầu, chú

bạch tuộc đơn giản chỉ cần liên kết lại 3 khối trên với nhau là xong.

6, Tiểu kết

Chunking được hiểu một cách bao quát nhất chính là kỹ thuật chia nhỏ lượng thông tin, giúp các bạn dễ trình bày hoặc hiểu một vấn đề

nào đó. Chungking đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, giúp chúng ta cải thiện được nhiều kỹ năng như giao tiếp, khả

năng lưu giữ các loại thông tin. Đồng thời. có nhiều cách để chunking hiệu quả như phân nhóm chunking, tạo các mục thông tin… Đặc

biệt, kỹ thuật chunking rất hữu hiệu trong việc ghi nhớ số điện thoại.

IV, TRÍ NHỚ NGẮN HẠN

1, Khái niệm

Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một miền kí ức tạm thời. Nó lưu giữ một lượng thông tin nhỏ và thời

lượng lưu trữ thông tin rất ngắn, chỉ được tính bằng giây.

20
Một nghiên cứu của Đại học Stirling năm 2010 đã gợi ý về mối liên hệ giữa trí nhớ ngắn hạn (hoặc trí nhớ làm việc) và trầm cảm.

Mức độ lưu giữ trí nhớ ngắn hạn càng thấp thì nguy cơ bị trầm cảm càng cao. Có từ 10 đến 15% người tham gia khảo sát, với trí nhớ làm

việc kém nhất trong nghiên cứu có xu hướng nghiền ngẫm mọi thứ quá nhiều, dẫn đến nguy cơ trầm cảm.

Mặt khác, những người có trí nhớ làm việc tốt thì có thái độ lạc quan hơn, tự tin hơn, họ có nhiều khả năng để duy trì một cuộc sống hạnh

phúc và thành công.

2, Đặc điểm

2.1, Trí nhớ ngắn hạn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường

Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Michigan cho thấy rằng quá trình xử lý bộ nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường

xung quanh. Có thể hiểu đơn giản là, bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu môi trường xung quanh ít gây nhiễu cho não bộ, như tiếng ồn, ánh sáng,

nhiệt độ….Ví dụ, bạn sẽ dễ nắm bắt thông tin trong một môi trường yên tĩnh hơn thay vì môi trường ồn ào.

2.2, Trí nhớ ngắn hạn tồn tại trong thời gian rất ngắn

Trí nhớ ngắn hạn là những kí ức không được luyện tập hay duy trì thường xuyên, nên chúng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian vài

giây ( thường là 20 – 30 giây).

Một số thông tin có thể tồn tại trong tối đa thời gian là 60s, nhưng hầu hết những thông tin này khi được não bộ tiếp nhận nó sẽ

nhanh chóng biến mất mà không lưu lại một chút kí ức nào.

21
Chẳng hạn, bạn thấy đồng nghiệp của mình đang bấm số điện thoại để liên hệ tới một phòng ban khác. Bạn có thể nhớ được số điện

thoại này trong vài giây. Thế nhưng, lát sau bạn nhận ra rằng mình đã hoàn toàn quên dãy số này. Điều đó có nghĩa rằng, khi không được

luyện tập hay thông tin không được lặp lại thường xuyên, thông tin sẽ nhanh chóng biến mất khỏi bộ nhớ ngắn hạn.

Tất nhiên, chúng ta có thể làm tăng thời lượng của những ký ức ngắn hạn lên một mức nào đó bằng một số kỹ thuật luyện tập, chẳng

hạn như đọc thật to thông tin bạn nhận được hoặc lẩm nhẩm đọc lại nhiều lần. Mặc dù vậy, thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn cũng rất dễ bị

“nhiễu”. Bất kỳ thông tin mới nào khi đi vào bộ nhớ ngắn hạn sẽ nhanh chóng thay thế bất kỳ thông tin cũ tồn tại trước đó.

Trong khi nhiều ký ức ngắn hạn của chúng ta nhanh chóng bị lãng quên, việc tham dự thông tin này cho phép nó tiếp tục giai đoạn

tiếp theo – trí nhớ dài hạn .

2.3, “Dung lượng lưu trữ thông tin” của bộ nhớ ngắn hạn rất hạn chế

Các nhà nghiên cứu cho rằng bộ nhớ ngắn hạn rất hạn chế, chỉ chứa được tối đa 7 ± 2 nội dung thông tin. Lượng thông tin có thể được

lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn có thể thay đổi. Các thông tin mới bạn ghi nhận liên tục vào bộ nhớ ngắn hạn sẽ thay thế cho các thông tin

cũ.

3, Phương pháp rèn luyện trí nhớ ngắn hạn

Tuy rằng, trí nhớ ngắn hạn chỉ mang tính chất tạm thời, nhưng nó rất quan trọng với tất cả chúng ta. Nếu như có ai đó đang nói chuyện

với bạn, nhưng bạn thường xuyên phải đặt câu hỏi để yêu cầu họ nhắc lại thông tin thì có vẻ như trí nhớ ngắn hạn của bạn thực sự rất tồi.

22
Vậy làm sao để cải thiện trí nhớ ngắn hạn? Như đã đề cập ở phần trên, bạn có thể cải thiện bằng cách lặp lại thông tin nhiều lần hoặc

gán cho thông tin đó một ý nghĩa thật sâu sắc, để tạo ấn tượng đủ sâu với não bộ của bạn.

Đơn giản thế này nhé, trong trường hợp bạn phải nhớ một số điện thoại của một ai đó, bạn hãy tạo cho mình một ấn tượng sâu sắc.

Chẳng hạn như là tạo ra một câu chuyện với các con số, như thế này: 0707964936

Qua 2 lần không bẫy được con cá đó rồi, mỗi lần câu phải đợi chín mươi sáu phút, tốn hẳn 4 mồi câu quý. Thôi không sao, chín người

câu trước cũng 3 lần 6 lượt mà có tóm được nó đâu.

Có thể bạn cảm thấy câu chuyện rất nhảm nhí và hài hước, nhưng chính sự kết nối giữa các thông tin riêng lẻ đã tạo ra ấn tượng trong

não bộ, điều đó giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. (Đây là ví dụ được dựa trên một phương pháp rèn luyện trí nhớ được gọi là Loci). Tuy nhiên,

không phải ai cũng có thể cải thiện trí nhớ ngắn hạn một cách hiệu quả. Mỗi người có một mức độ rèn luyện khác nhau, nó còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố như là sức khỏe, thể chất, môi trường xung quanh bạn.

Chắc chắn, có một vài điều bạn có thể làm để cải thiện trí nhớ ngắn hạn của mình, bằng hướng dẫn chung mà hầu như ai cũng biết đó

là:

 Duy trì chất lượng giấc ngủ tốt hơn

 Giảm stress

 Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa đường và các chất béo bão hòa. (Xem thêm: Muốn “nhớ dai như đỉa” đừng

quên bổ sung 9 loại thực phẩm sau trong thực đơn hằng ngày)

 Tập thể dục đều đặn

 Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tập thể dục cũng có thể giúp tăng trí nhớ ngắn hạn. Một thí nghiệm cho thấy tập thể dục trên

máy chạy bộ ở chuột mắc bệnh Alzheimer đã dẫn đến sự cải thiện trí nhớ ngắn hạn bằng cách tăng sinh thần kinh , mang lại hy

vọng cho các phương pháp mới giúp giảm bớt một số triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer.

23
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn thấy những cải tiến mạnh mẽ, bạn cần học lại cách sử dụng bộ nhớ của mình, và áp dụng thêm một

vài thủ thuật, như là:

 Nhai kẹo cao su khi học bài, làm việc (mặc dù trông bạn có vẻ không nghiêm túc lắm).

 Đưa mắt từ trái qua phải, từ bên này sang bên kia để kích thích não bộ

 Ngồi thiền

 Sử dụng font chữ lạ trong văn bản

 Giải trí bằng các game luyện trí não, tăng cường trí nhớ

4, Tiểu Kết

Trí nhớ ngắn hạn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng hoạt động của chúng ta với thế giới xung quanh, nhưng

nó bị hạn chế cả về năng lực và thời lượng. Bệnh tật và chấn thương cũng có thể có ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ những ký ức ngắn hạn

cũng như chuyển chúng thành những ký ức dài hạn.

Bạn có thể sử dụng các kĩ thuật đã được nói ở trên để cải thiện trí nhớ ngắn hạn của mình, góp phần làm mờ ranh giới giữa những gì là

ngắn hạn và những gì là dài hạn. Từ đó, nó sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc và học tập của của bạn.

24
KẾT LUẬN

Trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống con người: Nhờ có trí nhớ mà những sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây tạo thành

vốn kinh nghiệm, chính vì vậy nếu không có trí nhớ thì ta không thể nhận thức được thế giới khách quan, không thể đem tri thức ( kinh

nghiệm ) vào vận dụng trong thực tiễn. Nhờ có trí nhớ mà nó giúp cho con người định hướng được thế giới khách quan, nó là cơ sở, là tiền

đề để giúp con người đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng mà bản thân cảm giác, tri giác, không thể đi sâu được. Nhờ có trí nhớ mà nó

giúp con người tiết kiệm được thòi gian và công sức. Do đó, làm cho hoạt động đạt kết quả cao. Trí nhớ cung cấp các tài liệu cho nhận thức

tâm lý tính một cách trung thành, đầy đủ. Nhờ có trí nhớ mà con người hoạt động được, học tập được và làm điều kiện để phát triển tâm lý

bình thường ở con người

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Retrieved from http://modafinilvn.com/tri-nho-ngan-han-1577/?

fbclid=IwAR0f9M_G7tXRaaDWRFUZ1AUMB64oYTdIsFjkEl7MxxG1z5TlwZP6_EnP2TM

2, Tác giả Vũ Thoa, Retrieved from https://timviec365.vn/blog/chunking-la-gi-new9561.html

3, Retrieved from https://docs.google.com/document/d/118hPEmNUFOqG4O1wViHYFERs3m4wAM3r/edit?

fbclid=IwAR1ZKJMlvkzGkIGLP39FGGoE5YG7Ao1Kq4UMAT3krWi2_fh_ACRD3tzCdQY

26

You might also like