Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 203

lOMoARcPSD|33181995

2021 GT- Ppnckd - giáo trình môn phương pháp nghiên cứu
trong kinh doanh của ngành quản trị kinh
Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Tài chính - Marketing)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)
lOMoARcPSD|33181995

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
---------------------

Chủ biên: TS. Cảnh Chí Hoàng

TÀI LIỆU HỌC TẬP

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


TRONG KINH DOANH
(BUSINESS RESEARCH METHODS)

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
---------------------

TÀI LIỆU HỌC TẬP

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


TRONG KINH DOANH
(BUSINESS RESEARCH METHODS)

Chủ biên: TS. Cảnh Chí Hoàng


Thành viên tham gia biên soạn:
1. ThS.Võ Thị Ngọc Liên
2. TS. Bùi Hoàng Ngọc
3. TS. Vũ Hồng Vân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii


DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................viii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU KINH DOANH ................................. 1
A. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 1
B. NỘI DUNG ................................................................................................................ 1
1.1. NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH DOANH ................ 1
1.1.1. Nghiên cứu ........................................................................................................ 1
1.1.2. Nghiên cứu trong kinh doanh ............................................................................ 2
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu ............................. 3
1.2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU KINH DOANH ...................... 4
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 4
1.2.2. Định nghĩa ......................................................................................................... 5
1.2.3. Biến số nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.3. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 8
1.3.1. Căn cứ vào ứng dụng của công trình nghiên cứu .............................................. 9
1.3.2. Căn cứ vào loại thông tin tìm kiếm của nghiên cứu ....................................... 11
1.3.3. Căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 16
1.4. CÁC TRƯỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU ................................................................. 16
1.4.1. Suy diễn ....................................................................................................... 17
1.4.2. Quy nạp ........................................................................................................ 18
1.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20
1.5.1. Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu ............................................................ 22
1.5.2. Tổng quan, tổng hợp lý thuyết ........................................................................ 22
1.5.3. Phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyểt và giả thuyết ................................ 22
1.5.4. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 23
1.5.5. Thu nhập dữ liệu .......................................................................................... 23
1.5.6. Phân tích dữ liệu .......................................................................................... 24
1.5.7. Diễn giải kết quả, viết báo cáo .................................................................... 24
C. TÓM TẮT CHƯƠNG.............................................................................................. 24

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................ 24


E. CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KINH DOANH .......................... 26
A. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 26
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 26
2.1. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KINH DOANH ......................................... 26
2.1.1. Các chuẩn mực ................................................................................................ 27
2.1.2. Các bên liên đới trong nghiên cứu .................................................................. 28
2.2. ĐẠO VĂN TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................... 33
2.3. CÁCH TRÍCH DẪN VÀ LIỆT KÊ TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................... 35
2.3.1. Cách trích dẫn trong văn bản .......................................................................... 35
2.3.2. Liệt kê tài liệu tham khảo ................................................................................ 36
2.3.3. Ứng dụng phần mềm Endnote để trích dẫn..................................................... 38
C. TÓM TẮT CHƯƠNG.............................................................................................. 39
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................ 39
E. CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................ 40
CHƯƠNG 3. Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 41
A. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 41
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 41
3.1. Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 41
Hình 3.1 Độ rộng của ý tưởng, vấn đề và mục tiêu nghiên cứu ................................... 42
3.1.1. Hình thành ý tưởng nghiên cứu ....................................................................... 42
3.1.2. Chọn lọc những ý tưởng nghiên cứu ............................................................... 45
3.2. XÁC DỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 46
3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 47
3.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 48
3.3. XÁC LẬP GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................... 51
3.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TÊN ĐỀ TÀI ...................... 53
3.4.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 53
3.4.2. Cách xác định tên đề tài nghiên cứu ............................................................... 53
C. TÓM TẮT CHƯƠNG.............................................................................................. 54

ii

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................ 54


E. CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................ 55
CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 56
A. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 56
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 56
4.1. MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................... 56
4.1.1. Mục đích của tổng quan nghiên cứu ............................................................... 57
4.1.2. Vai trò của tổng quan nghiên cứu ................................................................... 58
4.2. NỘI DUNG TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 59
4.2.1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu ............................. 59
4.2.2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính ...................................................... 60
4.2.3. Các phương pháp và kết quả nghiên cứu chính .............................................. 60
4.2.4. Hạn chế của nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức ................................. 61
4.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................... 62
4.4. MỘT SỐ KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN ..................................... 64
4.4.1. Lựa chọn bài học ............................................................................................. 64
4.4.2. Tóm tắt công trình ........................................................................................... 65
4.4.3. Tổng hợp các công trình đã đọc ...................................................................... 66
4.5. CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU ........................................ 66
C. TÓM TẮT CHƯƠNG.............................................................................................. 68
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................ 68
E. CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................ 69
CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT ................................................... 70
A. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 70
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 70
5.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHUNG LÝ THUYẾT .................................. 70
5.1.1. Khung lý thuyết ............................................................................................... 70
5.1.2. Vai trò của khung lý thuyết ............................................................................. 73
5.2. CÁC CẤU PHẦN CƠ BẢN CỦA KHUNG LÝ THUYẾT ................................. 74
5.2.1. Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc) .............................................................. 74
5.2.2. Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác .................................. 75

iii

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

5.2.3. Mối quan hệ của các nhân tố ....................................................................... 76


5.3. HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA KHUNG LÝ THUYẾT ..................................... 77
5.3.1. Trình bày dưới dạng diễn giải ..................................................................... 77
5.3.2. Trình bày dưới dạng hình vẽ ....................................................................... 78
5.3.3. Trình bày dưới dạng công thức toán học ........................................................ 78
5.4. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT ............................................. 79
4.4.1. Lựa chọn cơ sở (trường phái) lý thuyết cơ bản cho nghiên cứu ..................... 79
5.4.2. Trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết ....................... 80
5.4.3. Định nghĩa rõ các nhân tố ............................................................................ 80
5.4.4. Xác định mối quan hệ giả thuyết (dựa trên luận điểm lý thuyết) của các nhân
tố ................................................................................................................................ 81
C. TÓM TẮT CHƯƠNG.............................................................................................. 82
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................ 82
E. CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................ 82
CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ...... 84
A. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 84
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 84
6.1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 84
6.1.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 84
6.1.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 85
6.1.3. So sánh nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng ................................ 86
6.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH................................................................................. 86
6.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................................ 88
C. TÓM TẮT CHƯƠNG.............................................................................................. 90
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ........................................................................................ 90
E. CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................................ 90
CHƯƠNG 7. THANG ĐO VÀ CHỌN MẪU.............................................................. 91
A. MỤC TIÊU .............................................................................................................. 91
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 91
7.1. ĐO LƯỜNG VÀ THANG ĐO.............................................................................. 91
7.1.1. Đo lường và ý nghĩa của đo lường .................................................................. 91
7.1.2. Thang đo.......................................................................................................... 92

iv

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

7.2. BẢNG CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU ......................................................... 98


7.3. CHỌN MẪU.......................................................................................................... 99
7.3.1. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính............................................................. 99
7.3.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng ....................................................... 100
7.3.3. Cách tính cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng ............................................ 115
C. TÓM TẮT CHƯƠNG............................................................................................ 118
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ...................................................................................... 118
E. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................. 119
CHƯƠNG 8. THU THẬP DỮ LIỆU ......................................................................... 120
A. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 120
B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 120
8.1. DỮ LIỆU CHO NGHIÊN CỨU.......................................................................... 120
8.2. THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP ...................................................................... 122
8.2.1. Các loại dữ liệu thứ cấp................................................................................. 122
8.2.2. Lợi điểm và bất lợi của dữ liệu thứ cấp ........................................................ 126
8.2.3. Quy trình tìm kiếm dữ liệu thứ cấp ............................................................... 127
8.2.4. Đánh giá các nguồn dữ liệu thứ cấp .............................................................. 128
8.3. THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP ......................................................................... 133
8.3.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi ................................................... 133
8.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn ..................................................... 134
8.3.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua quan sát ........................................................ 142
C. TÓM TẮT CHƯƠNG............................................................................................ 148
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ...................................................................................... 148
E. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................. 149
CHƯƠNG 9. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................................... 150
A. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 150
B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 150
9.1. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH ................................................................. 150
9.1.1. Mô tả hiện tượng ........................................................................................... 151
9.1.2. Phân loại hiện tượng ..................................................................................... 153
9.1.3. Kết nối dữ liệu ............................................................................................... 154

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

9.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ...................... 155
9.2.1. Khái niệm phân tích dữ liệu .......................................................................... 155
9.2.2. Phân loại và vai trò của phân tích định lượng ............................................... 156
9.3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG............................................................. 157
9.3.1. Một số khái niệm thống kê ............................................................................ 157
C. TÓM TẮT CHƯƠNG............................................................................................ 158
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ...................................................................................... 158
E. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................. 159
CHƯƠNG 10. VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 160
A. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 160
B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 160
10.1. QUY TRÌNH VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 160
10.2. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ................................................. 163
10.2.1. Phần mở đầu (Giới thiệu) ............................................................................ 163
10.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 164
10.3.3. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học .......................................................... 164
10.3.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 165
10.3.5. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 166
10.3.6. Bình luận và kiến nghị ................................................................................ 166
10.3. CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC ........................................ 167
10.3.1. Tựa bài......................................................................................................... 168
10.3.2. Tóm tắt và Từ khóa ..................................................................................... 168
10.3.3. Giới thiệu..................................................................................................... 170
10.3.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .............................................. 172
10.3.5. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 178
10.3.6. Kết luận và hàm ý ....................................................................................... 182
10.3.7. Tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo ....................................................... 185
C. TÓM TẮT CHƯƠNG............................................................................................ 185
D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ ...................................................................................... 185
E. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................. 186

vi

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Khái niệm nghiên cứu và định nghĩa .............................................................. 5


Bảng 1.2 Tóm lược các loại biến .................................................................................... 7
Bảng 1.3 Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ................................................ 10
Bảng 1.4 Các trường hợp sử dụng phù hợp đối với phương pháp định tính trong lĩnh
vực quản trị ................................................................................................................... 12
Bảng 1.5 Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng..................................... 14
Bảng 3.1 Những kỹ thuật thường được sử dụng để hình thành và chắt lọc các ý tưởng
nghiên cứu .................................................................................................................... 43
Bảng 3.2 Những ví dụ về các ý tưởng nghiên cứu và những câu hỏi nghiên cứu tiêu
điểm phát sinh ............................................................................................................... 48
Bảng 3.3 So sánh câu hỏi quản lý và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 49
Bảng 4.1 Các yêu cầu phần tổng quan lý thuyết .......................................................... 63
Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng ............ 86
Bảng 7.1 Đặc điểm của bốn cấp đo .............................................................................. 93
Hình 2.2 Chọn mẫu lý thuyết ..................................................................................... 100
Bảng 2.1 Đặc điểm hai phương pháp chọn mẫu......................................................... 102
Bảng 2.2 So sánh hai phương pháp chọn mẫu phân tâng và theo nhóm .................... 108
Bảng 2.3 So sánh các phương pháp chọn mẫu xác suất ............................................. 110
Bảng 8.1 So sánh dữ liệu đính tính và dữ liệu định lượng ......................................... 121
Bảng 8.2 Lợi thế và bất lợi của phương pháp quan sát tham gia ............................... 146
Bảng 8.3 Những lợi thế và bất lợi của quan sát có cấu trúc ....................................... 147

vii

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ........................................... 7
Hình 1.2 Các kiểu nghiên cứu ........................................................................................ 9
Hình 1.3 Trường phái tiếp cập nghiên cứu: suy diễn và quy nạp................................. 17
Hình 1.4 Quy trình của cách tiếp cận suy diễn ............................................................. 17
Hình 1.5 Quy trình của cách tiếp cận quy nạp ............................................................. 19
Hình 1.6 Sự tương phản giữa cách tiếp cận suy diễn và quy nạp................................. 20
Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 22
Hình 3.2 Quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu ................. 51
Hình 4-1: Mô hình về nhận thức công bằng ................................................................. 72
Hình 4-2: Mô hình nghiên cứu trong công trình của Nguyễn và cộng sự (2013) ........ 78
Hình 2.3 Tổng thể, phần tử và mẫu ............................................................................ 101
Hình 2.3 Các kiểu chọn mẫu ...................................................................................... 104
Hình 2.4 Minh họa sự khác biệt giữa chọn mẫu phân tầng và theo nhóm ................. 108
Hình 8.1 Phân loại nguồn dữ liệu ............................................................................... 121
Hình 8.2 Phân loại dữ liệu sơ cấp ............................................................................... 121
Hình 8.3 Các loại dữ liệu thứ cấp ............................................................................... 123
Hình 8.4 Quy trình tìm kiếm dữ liệu thứ cấp ............................................................. 128
Hình 8.5 Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................... 134
Hình 8.5 Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................... 134
Hình 8.6 Dạng thức các vai trò nhà nghiên cứu quan sát tham gia ............................ 143
Hình 9.1 Thu thập và phân tích dữ liệu định tính ....................................................... 151
Hình 9.2 Quá trình tương tác trong phân tích định tính ............................................. 151
Hình 9.3 Dữ liệu và khái niệm nghiên cứu................................................................. 152
Hình 9.4 Phân loại khái niệm ..................................................................................... 154
Hình 9.5 Phân loại dữ liệu định tính: mô hình tương tác ........................................... 155
Hình 9.6 Đường phân phối chuẩn và các đặc tính...................................................... 157

viii

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh càng
trở nên gay gắt. Để đưa ra các quyết định đúng đắn nhà quản trị các cấp cần có những
thông tin, kết quả nghiên cứu bài bản. Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu trong
kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có những kết quả đáng tin cậy, hỗ trợ
nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh. Học phần Phương pháp nghiên cứu kinh
doanh là môn học về phương pháp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực kinh doanh, là công việc tìm tòi, khám phá những điều mà khoa học kinh doanh
chưa biết. Đây là học phần bắt buộc đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh theo
học tại trường Đại học Tài chính – Marketing. Học phần này nhằm trang bị cho sinh
viên bậc đại học những kiến thức lý luận cơ bản, những công cụ, những phương pháp
cũng như kiến thức thực tiễn về nghiên cứu kinh doanh. Những kiến thức của học phần
còn là cơ sở khoa học quan trọng giúp sinh viên thực hành, thực tập, khảo sát, nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh. Nghiên cứu kinh doanh có quan hệ
chặt chẽ với các học phần chuyên ngành tạo thành một hệ thống kiến thức nền tảng cơ
bản cho sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh.
Tài liệu học tập học phần Phương pháp nghiên cứu kinh doanh được cấu trúc làm 10
chương như sau:
Chương 1. Khái quát về nghiên cứu kinh doanh
Chương 2. Đạo đức trong nghiên cứu kinh doanh
Chương 3. Ý tưởng nghiên cứu
Chương 4. Tổng quan nghiên cứu
Chương 5. Xây dựng khung lý thuyết
Chương 6. Nghiên cứu định tính và định lượng
Chương 7. Thang đo và chọn mẫu
Chương 8. Thu thập dữ liệu
Chương 9: Phân tích dữ liệu
Chương 10. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Tài liệu Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh do TS. Cảnh Chí Hoàng làm chủ
biên.Tham gia biên soạn gồm: ThS. Võ Thị Ngọc Liên, TS. Bùi Hoàng Ngọc và TS. Vũ
Hồng Vân.

ix

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Khoa học là sự kế thừa. Trong quá trình biên soạn tài liệu này chúng tôi đã kế thừa kết
quả nghiên cứu của các tác giả đi trước được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo
Khoa Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Tài chính –
Marketing đã tạo điều kiện, hỗ trợ chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này. Trong quá
trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất
mong quý đồng nghiệp, các em sinh viên và bạn đọc góp ý để tài liệu học tập ngày một
hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
TM Nhóm biên soạn

Cảnh Chí Hoàng

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU


KINH DOANH

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả khái niệm nghiên cứu và nghiên cứu kinh doanh

2. Giải thích mục đích của hoạt động nghiên cứu kinh doanh

3. Phân loại và so sánh các loại hình nghiên cứu kinh doanh

4. Liệt kê cách tiếp cận quy nạp và cách tiếp cận diễn dịch

5. Minh họa được các bước trong quy trình nghiên cứu đề tài

B. NỘI DUNG
1.1. Nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu kinh doanh
1.2. Một số thuật ngữ trong nghiên cứu kinh doanh
1.3. Các loại hình nghiên cứu
1.4. Các cách tiếp cận nghiên cứu
1.5. Quy trình nghiên cứu

1.1. NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH DOANH


1.1.1. Nghiên cứu
Nghiên cứu là cuộc điều tra có tính hệ thống để giải quyết một vấn đề (Burns, 1994).
Nghiên cứu là một dạng hoạt động điều tra và tìm hiểu lâu dài, có tính hệ thống và kỹ
lưỡng trong một lĩnh vực kiến thức nào đó nhằm thiết lập các sự kiên hay nguyên lý
(Grinnell, 1993). Theo Kerlinger (1986) thì cho rằng, nghiên cứu khoa học là việc điều
tra nghiêm túc, thực nghiệp có kiểm soát và mang tính hệ thống các luận đề về mối quan
hệ được giả định của các hiện tượng khác nhau. Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân
tích dữ liệu một cách có hệ thống nhằm khám phá các vấn đề liên quan (Kothari, 2004).
Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

có hệ thống (Babbie, 1986). Như vậy, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích dự
liệu, quá trình này cần thực hiện một cách có hệ thống dựa trên nền tảng những mối
quan hệ logic nhằm khám phá, phát hiện vấn đề. Nghiên cứu cần phải dựa trên dữ liệu
được thu thập một cách có hệ thống; được phân tích, diễn giải đúng kỹ thuật và có mục
đích rõ ràng. Để làm được điều đó, nghiên cứu cần giải thích một cách rõ ràng phương
pháp để thu thập dữ liệu, giải thích tại sao những kết quả đạt được lại có ý nghĩa nhằm
trả lời cho một hoặc nhiều câu hỏi đưa ra.
Việc thu thập dữ liệu có thể là một phần của tiến trình nghiên cứu nhưng nếu nó không
được thực hiện theo cách thức hệ thống của riêng nó, với mục đích rõ ràng, nó sẽ không
được coi như nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng
nếu không có diễn giải gì thì không phải là nghiên cứu. Qua các khái niệm trên, có thể
hiểu khái niệm nghiên cứu có một số đặc điểm sau:
(1) Mục tiêu: nghiên cứu nhằm vào việc tìm kiếm kiến thức mới, sự hiểu biết về
sự vật, hiện tượng nào đó để trả lời cho các câu hỏi chưa được giải đáp; để
khám phá, giải thích về bản chất sự vật, hiện tượng chưa được nghiên cứu.
(2) Hành động: là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu một các có hệ thống, được
diễn giải, phân tích và đánh giá chúng. (Babbie, 1986)
(3) Kết quả phải đạt là có được kiến thức mới, nhận thức và năng lực hiểu biết
sự về sự vật, hiện tượng nghiên cứu và đề xuất các hành động phù hợp.
Tóm lại, nghiên cứu là một môn khoa học, là tìm kiếm thông tin thích hợp trên một chủ
đề cụ thể một cách có hệ thống, nhờ đó sẽ tăng thêm kiến thức cho mới. Nghiên cứu
“có hệ thống” gợi ý rằng nghiên cứu dựa trên nền tảng những quan hệ logic và chắc
chắn không chỉ trên niềm tin (P. G. Ghauri & Gronhaug, 2005). Nghiên cứu khoa học
không phải luôn luôn là những hoạt động phức tạp, mang tính kỹ thuật, thống kê và tính
toán bằng phương tiện máy tính. Nghiên cứu vẫn có thể là những hành động đơn giản
được thiết kế để trả lời những câu hỏi đơn giản liên quan đến các hoạt động hàng ngày
của chúng ta.
1.1.2. Nghiên cứu trong kinh doanh
Có nhiều khái niệm về nghiên cứu trong kinh doanh do nhiều tác giả đưa ra. Sau đây là
một vài khái niệm cơ bản của các tác giả nổi tiếng về lĩnh vực này:

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Theo Zikmund, Babin, Carr, and Griffin (2013), nghiên cứu trong kinh doanh là những
nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất, tài chính, marketing hoặc trong lĩnh vực quản lý
của các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo Cooper and Schindler (2014), nghiên cứu trong kinh doanh là quá trình điều tra
một cách có hệ thống nhằm cung cấp thông tin hướng dẫn ra các quyết định quản trị,
đây là quá trình hoạch định, tìm kiếm, phân tích và phổ biến những dữ liệu, thông tin
có ý nghĩa cho người ra quyết định một cách linh hoạt và phù hợp để tối đa hóa hiệu
suất, năng lực của tổ chức.
Hay nghiên cứu trong kinh doanh là một quá trình điều tra và thu thập số liệu một cách
có hệ thống và có phương pháp luận, mục đích là nhằm gia tăng sự hiểu biết về đối
tượng nghiên cứu (Collis & Hussey, 2013).
Từ những khái niệm trên có thể kết luận những điểm chung về nghiên cứu kinh doanh
là:
- Là một cuộc điều tra một cách có hệ thống và phương pháp luận;
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu hỗ trợ cho việc ra quyết định của
nhà quản trị;
- Nghiên cứu kinh doanh giúp chuyển quyết định dựa vào kinh nghiệm sang quyết
định có sơ sở thông tin thu thập được.
Nghiên cứu kinh doanh có phạm vi khá rộng. Đối với nhà quản trị, mục đích nghiên
cứu là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết hơn về tổ chức, về thị trường, về nền kinh tế hoặc các
lĩnh vực liên quan. Để tăng sự hiểu biết, nhiều câu hỏi luôn được đặt ra đối với các nhà
quản lý. Chẳng hạn với nhà quản trị tài chính có thể hỏi, môi trường tài chính sẽ tốt hơn
trong dài hạn? hay dưới góc độ nhà quản lý nhân sự, câu hỏi có thể nảy sinh là: loại đào
tạo nào cần thiết đối với công nhân sản xuất? Trong khi đó nhà quản trị marketing có
thể đặt ra câu hỏi: làm thế nào để quản trị tốt các hoạt động bán lẻ của công ty? Những
câu hỏi trên đều yêu cầu thông tin liên quan đến cách mà môi trường, công nhân, khách
hàng, hoặc nền kinh tế sẽ phản ứng đối với các quyết định của các nhà quản trị. Nghiên
cứu kinh doanh là một trong những công cụ cơ bản đối với việc trả lời những câu hỏi
thực tế này.
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu
Chúng ta cần phân biệt phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu:

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Phương pháp nghiên cứu có thể được hiểu là tất cả những phương pháp/kỹ thuật được
sử dụng cho việc nghiên cứu (Saunders, Lewis, & Thornhill, 2010b). Phương pháp luận
nghiên cứu là một cách giải quyết có hệ thống vấn đề nghiên cứu, nó có thể được xem
như là một ngành khoa học nghiên cứu cách thức thực hiện nghiên cứu một cách khoa
học (Kothari, 2004). Phương pháp luận nghiên cứu nói lên cách thức tạo ra tri thức khoa
học, nghĩa là, lý thuyết khoa học được tạo ra như thế nào; phương pháp nghiên cứu khoa
học là những phương pháp và công cụ cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện
nghiên cứu khoa học (Thọ, 2011). Như vậy có thể nói phương pháp luận nghiên cứu là
những lý luận, logic, dựa vào đó người nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp, kỹ
thuật nghiên cứu và giải thích vì sao phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu đó được lựa
chọn. Phạm vi của phương pháp luận nghiên cứu rộng hơn phương pháp nghiên cứu bởi
vì khi bàn đến phương pháp luận nghiên cứu chúng ta không chỉ nói đến phương pháp
nghiên cứu mà còn xem xét đằng sau những phương pháp nghiên cứu mà chúng ta sử
dụng và giải thích tại sao lại sử dụng phương pháp nghiên cứu này mà không phải là
phương pháp nghiên cứu khác. Qua đó, chính bản thân người nghiên cứu có thể đánh
giá được nghiên cứu của mình.
Phương pháp nghiên cứu (research methods) và kỹ thuật nghiên cứu (research
techniques) trên thực tế cũng thường sử dụng thay thế cho nhau khi chúng ta nói về
những phương pháp nghiên cứu cũng tức là bao gồm cả các kỹ thuật nghiên cứu trong
phạm vi của nó. Kỹ thuật nghiên cứu đề cập đến hành vi và các công cụ mà chúng ta sử
dụng trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu chẳng hạn như quan sát, ghi chép
dữ liệu, xử lý dữ liệu và các hoạt động tương tự. Phương pháp nghiên cứu đề cập đến
các công cụ được sử dụng trong việc lựa chọn và xây dựng kỹ thuật nghiên cứu (Huy
& Anh, 2012).
1.2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU KINH DOANH
Để hiểu rõ hơn các nội dung sẽ được trình bày ở chương sau, cần phải hiểu rõ môt số
khái niệm cơ bản sau:
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm (Concepts) hay còn gọi là khái niệm lý thuyết. Một khái niệm lý thuyết là
một tập hợp những ý nghĩa và đặc điểm được chấp nhận rộng rãi liên quan đến những
sự kiện, đối tượng, điều kiện, tình huống và hành vi cụ thể (Cooper & Schindler, 2014).

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Còn theo Kerlinger (1986), khái niệm là sự diễn tả trừu tượng sự vật, hiện tượng bằng
cách tổng quát hóa từ các đặc điểm cụ thể.
Khái niệm nghiên cứu (Constructs) được dựa trên sự nhận thức của nhà nghiên cứu, nó
được hình thành cho một nghiên cứu cụ thể và khó đo lường được. Khái niệm nghiên
cứu là một hình ảnh hay một ý tưởng trừu tượng được tạo ra cho một nghiên cứu cụ thể
và/hoặc cho mục đích xây dựng lý thuyết (Cooper & Schindler, 2014). Chúng ta xây
dựng khái niệm nghiên cứu bằng cách kết hợp những khái niệm lý thuyết (concepts)
đơn giản và cụ thể hơn, đặc biệt khi ý tưởng hoặc hình ảnh mà chúng ta dự định biểu
đạt không phải là đối tượng cho việc quan sát trực tiếp.
1.2.2. Định nghĩa

Định nghĩa hay còn gọi là định nghĩa đưa vào nghiên cứu (operational definitions) là
định nghĩa được phát biểu dưới dạng những tiêu chuẩn cụ thể để kiểm định và đo lường
(Huy & Anh, 2012). Những thuật ngữ được sử dụng trong định nghĩa phải liên quan
đến tiêu chuẩn đo lường, nghĩa là họ phải đếm, đo lường được những thông tin mà họ
thu thập được. Mục đích chính của việc định nghĩa khái niệm nghiên cứu là để cung cấp
sự thông hiểu và đo lường các khái niệm, những định nghĩa này sẽ luôn được sử dụng
để phát triển các mối quan hệ trong các giả thuyết và lý thuyết. Bảng 1.1 cho thấy các
khái niệm nghiên cứu và định nghĩa.

Bảng 1.1 Khái niệm nghiên cứu và định nghĩa

Khái niệm nghiên cứu Định nghĩa

Nhận thức thương hiệu Phần trăm đáp viên nghe đến thương hiệu,
nhận thức có thể được trợ giúp hoặc không
được trợ giúp.
Thái độ đối với thương hiệu Số lượng đáp viên và mức độ cảm nhận tích
cực hoặc tiêu cực đối với một thương hiệu cụ
thể.
Ý định mua Số người dự định mua một sản phẩm, dịch vụ
cụ thể trong khoảng một thời gian nhất định.
Tầm quan trọng của các yếu tố Những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến việc chọn mua

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Các đặc điểm nhân khẩu học Tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, vv của
đối tượng.
Lòng trung thành thương hiệu Đáp viên đã mua, sử dụng sản phẩm bao nhiêu
lần.
Đặc điểm tâm lý Khách hàng nghĩ và cư xử như thế nào.
Nguồn: (Hair, Bush, & Ortinau, 2014)
1.2.3. Biến số nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhà nhiên cứu cần phải phân biệt các loại biến
như: biến độc lập, biến phụ thuộc, biến trung gian, biến can thiệp, biến kiểm tra,vv. Các
nhà nghiên cứu rất quan tâm đến mối quan hệ giữa các biến số vì mỗi loại biến cho
những đặc điểm khác nhau; do vậy, trong thiết kế nghiên cứu và phân tích cần phải chú
ý để tránh những sai sót.

(1) Biến độc lập (Independent Varialbles - IV) à loại biến mà sự biến đổi của chúng
xuất hiện một cách độc lập với nhau, không tương tác với nhau và không bị phụ
thuộc vào sự biến đổi của các biến khác (Đàm, 2009a). Ví dụ, khi nói “trả lương
theo sản phẩm” có nghĩa là tiền lương phụ thuộc vào sản phẩm. Sản phẩm (biến
độc lập) làm ra càng nhiều, tiền lương (biến phụ thuộc) nhận được càng nhiều.
Biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc, có thể có nhiều biến độc lập cùng
tác động lên biến phụ thuộc. Tất nhiên biến độc lập ở đây là quy ước, bởi vì
không có một sự kiện xã hội nào độc lập tuyệt đối với sự kiện khác của xã hội.
(2) Biến phụ thuộc (Dependent Varialbles - DV) là biến mà sự biến đổi của chúng
chịu tác động của các biến độc lập và các biến trung gian. Biến số này được đo
lường, dự đoán hay bị ảnh hưởng bởi biến độc lập.

Trong hình 1.1 mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong
mỗi mối quan quan hệ, có ít nhất một biến độc lập (IV) và một biến phụ thuộc (DV).
Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (mũi tên chỉ vào biến phụ thuộc). Mối
quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là mối quan hệ nhân quả. Mô hình 1.1
cho thấy, biến độc lập gồm: (1) Sự tin tưởng; (2) Công nghệ thông tin; (3) Giao tiếp
với đồng nghiệp; (4) Lãnh đạo; và (5) Khen thưởng. Biến phụ thuộc là “Hành vi

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

chia sẻ tri thức của nhân viên”. Theo thông lệ quốc tế, biến độc lập được đặt trong
hình vuông hoặc hình chữ nhật, biến phụ thuộc đặt trong hình tròn hoặc hình ô van.

Yếu tố 1

Yếu tố 2
Biến phục
Yếu tố 3 thuộc

Yếu tố 4

Yếu tố …

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
(3) Biến trung gian là loại biến mà biến đổi của chúng vừa bị phụ thuộc vào các biến
độc lập, vừa tác động tới sự biến đổi của các biến phục thuộc.
(4) Biến can thiệp là một loại biến độc lập, gây tác động tới cả biến độc lập, biến
trung gian và biến phụ thuộc, làm các biến này mạnh mẽ lên hoặc suy yếu đi.
(5) Biến kiểm tra là loại biến được sử dụng để kiểm soát và khống chế tất cả các biến
khác, bất kể đó là biến độc lập, biến trung gian, biến phụ thuộc và thậm chí, cả
các biến can thiệp. Có thể nói, biến kiểm tra là “hành lang” biến đổi của các biến
nói trên, được sử dụng để khống chế phạm vi biến đổi của các biến độc lập, biến
trung gian, biến can thiệp và biến phụ thuộc.

Bảng 1.2 Tóm lược các loại biến

Các hình thức thể hiện


Loại biến số Định nghĩa
khác

Phụ thuộc Một biến số được đo lường để xác Biến thành quả

(Dependent) định sự tác động (treatment) hay thay (Outcome)


đổi (manipulation) của biến độc lập Biến kết quả (Result)
như thế nào
Biến tiêu chí (Criterion)

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Độc lập Một biến số được thay đổi để xác Tác động (Treatment)

(Independent) định ảnh hưởng của nó đối với biến Yếu tố (Factor)
phụ thuộc
Biến dự đoán (Predictor)

Kiểm soát Một biến số có quan hệ với biến phụ Biến giới hạn

(Control) thuộc, mà sự ảnh hưởng của nó cần (Restricting)


phải được loại bỏ

Ngoại vi Một biến số có quan hệ với biến phụ Biến đe doạ (Threatening)
(Extraneous) thựôc hoặc biến độc lập, không phải
là mục tiêu nghiên cứu

Điều tiết Một biến số có quan hệ với biến phụ Biến tương tác
(Moderator) thuộc hoặc biến độc lập và có ảnh (Interacting variable)
hưởng đến biến phụ thuộc

1.3. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU


Trong kinh doanh và quản lý, có nhiều cách phân loại các loại hình nghiên cứu khoa
học theo các tiêu chí khác nhau tùy theo quan điểm. Theo Nguyên (2008), có thể phân
loại theo ba quan điểm (xem hình 1.2). Theo quan điểm ứng dụng các công trình nghiên
cứu thì phân thành nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Theo quan điểm mục
tiêu trong việc thực hiện nghiên cứu thì phân thành nghiên cứu mô tả, nghiên cứu tương
quan, nghiên cứu giải thích và nghiên cứu khai phá. Quan điểm phân loại nghiên cứu
theo loại thông tin tìm kiếm của hoạt động nghiên cứu chia thành nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng .

CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU


theo quan điểm của

Loại thông tin


Ứng dụng Mục tiêu
tìm kiếm

Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu


cơ bản (lý mô tả 8 giải thích định lượng
thuyết)

Nghiên cứu Nghiên


Downloaded cứu
by Mai Nghiên cứu
Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com) Nghiên cứu
lOMoARcPSD|33181995

Hình 1.2 Các kiểu nghiên cứu


Nguồn: (Nguyên, 2008)
1.3.1. Căn cứ vào ứng dụng của công trình nghiên cứu
Theo Kothari (2004) và Nguyên (2008), có thể phân loại nghiên cứu thành: nghiên cứu
cơ bản (fundamental research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research).

(a) Nghiên cứu cơ bản


Nghiên cứu cơ bản (hàn lâm, lý thuyết) là các nghiên cứu mang tính lý thuyết, nhằm
phát hiện và kiểm định quy luật mới, mở rộng kho tàng tri thức của khoa học kinh
doanh, được thực hiện chủ yếu để đạt được kiến thức mới mang tính nền tảng của các
hiện tượng và các sự kiện thực tế quan sát được, mà không nhằm đến bất kỳ ứng dụng
cụ thể nào, không nhằm vào việc ra quyết định kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp nào
cả (Bailey, 2008). Những nghiên cứu này nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của
một ngành khoa học nào đó. Kết quả nghiên cứu chủ yếu nhằm vào mục đích trả lời cho
các câu hỏi về bản chất của lý thuyết khoa học. Nghiên cứu cơ bản trong kinh doanh là
các nghiên cứu giúp mở rộng kho tàng tri thức của khoa học kinh doanh (Thọ, 2011).
Đây là những nghiên cứu có tính hội nhập quốc tế cao, cần được các nhà khoa học quốc
tế phản biện. Thông thường những nghiên cứu cơ bản có thể công bố trên những tạp chí
quốc tế uy tín.
(b) Nghiên cứu ứng dụng
Giữa nghiên cứu cơ bản và thực tiễn có một khoảng cách lớn. Nhiều phát hiện mới,
mang tính lý thuyết/ hàn lâm, thường khó hiểu và không được thể hiện dưới dạng có thể
ứng dụng ngay vào thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này cần có những nghiên cứu nhằm
chuyển tải những phát minh khoa học mới vào thực tiễn, đó là nghiên cứu ứng dụng.
Nghiên cứu ứng dụng nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề, cơ hội mà một tổ chức, doanh
nghiệp đang phải đối diện (Huy & Anh, 2012). Nghiên cứu ứng dụng là các nghiên cứu

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nhằm đạt được các kiến thức mới, nhưng nó định hướng đến một mục tiêu thực tế cụ
thể nào đó; chúng nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học của ngành đó vào thực tiễn
của cuộc sống. Kết quả nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích trực tiếp hỗ trợ cho
việc ra quyết định (Đ. T. Nguyễn, 2013). Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, đó là các
nghiên cứu chính sách, các nghiên cứu tư vấn. Các nghiên cứu này có thể dựa trên các
quy luật đã nghiên cứu, thu thập dữ liệu để phân tích vấn đề thực tiễn (mối quan hệ giữa
các nhân tố), từ đó đề xuất bài học hoặc giải pháp cho nhà quản lý.

Bảng 1.3 Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng


Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng
Mục tiêu - Mở rộng kiến thức về tiến trình - Ứng dụng lý thuyết vào phân tích
kinh doanh và quản lý (phát triển thực tiễn ở đơn vị, ngành, địa
lý thuyết) phương nhằm cải thiện sự hiểu biết
- Dẫn đến những nguyên tắc về các vấn đề kinh doanh và quản lý
chung liên quan tới tiến trình và cụ thể.
quan hệ của tiến trình với kết quả. - Dẫn đến giải pháp cho vấn đề.
- Các kết quả có ý nghĩa và giá trị - Những kiến thức mới giới hạn
đối với xã hội nói chung trong vấn đề.
- Khám phá có tầm quan hệ và giá trị
thực tiễn đối với người quản lý trong
tổ chức.
Bối cảnh - Được thực hiện bởi những - Được thực hiện bởi người trong
người thuộc cơ sở trường đại học. nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm
- Việc lựa chọn đề tài và mục tiêu các tổ chức, các trường đại học.
được xác định bởi người nghiên - Các mục tiêu được thương lượng
cứu với người đề xuất.
Kết quả Công trình nghiên cứu mang Công trình nghiên cứu vừa mang
nghiên nặng tính lý thuyết với kết quả tính lý thuyết lại vừa có khả năng
cứu chính là luận điểm, mô hình, hoặc ứng dụng cao, trực tiếp vào những
học thuyết mới. khung cảnh nghiên cứu cụ thể.
Nguồn: (Hedrick, Bickman, & Rog, 1993)

10

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

1.3.2. Căn cứ vào loại thông tin tìm kiếm của nghiên cứu
Tiếp cập theo phương thức thu thập dữ liệu, bản chất của mục tiêu nghiên cứu có thể
chia phương pháp nghiên cứu thành nghiên cứu định tính (qualitative research methods)
và nghiên cứu định lượng (quantitative research methods). Phần này sẽ trình bày các
kiến thức cơ bản về các phương pháp trên cũng như khả năng ứng dụng chúng vào
nghiên cứu kinh doanh.
(a) Nghiên cứu định tính
Theo Lune and Berg (2017), nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa, khái niệm, định
nghĩa, đặc điểm, tính ẩn dụ, biểu tượng, và sự mô tả các đối tượng nghiên cứu. Cooper
and Schindler (2014) thì cho rằng, khi nghiên cứu trong nhiều trường hợp ta cần phải
hiểu tại sao vấn đề nghiên cứu xuất hiện và vì lý do gì. Nếu ta chỉ cần biết cái gì xảy ra,
xảy ra thường xuyên hay không, thì tiếp cận nghiên cứu định tính sẽ phù hợp. Nhưng
để hiểu các ý nghĩa tại sao con người có những hành vi, hành động khác nhau, ta cần
phải biết và áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu phù hợp nhằm khám phá ra sự lý giải, hiểu
biết và động lực ẩn giấu của họ. Vì vậy, nghiên cứu định tính nhằm vào việc cho ta biết
như thế nào (quá trình diễn ra) và tại sao (ý nghĩa) mà sự vật hiện tượng nghiên cứu xảy
ra. Cooper and Schindler (2014) cũng cho rằng nghiên cứu định tính thường được áp
dụng trong các lĩnh vực nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, truyền
thông, kinh tế học và ký hiệu học.
Thông thường nghiên cứu định tính được coi như là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả
sự vật, hiện tượng mà thông tin thu thập chủ yếu là thông tin dưới dạng thang đo danh
nghĩa (nominal scale) hay là thang đo thứ bậc (ordinal scale). Loại hình nghiên cứu này
cũng không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng không nhằm
lượng hóa sự biến thiên này. Vì vậy không nhất thiết phải áp dụng các công cụ thống
kê trong nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính thường sử dụng phương pháp chọn
mẫu có mục đích, thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản hay hình ảnh, trình bày thông
tin bằng hình và bảng, giải thích có tính cá nhân các kết quả tìm thấy.
Nghiên cứu định tính thường được áp dụng ở cả giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích
dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kĩ thuật định tính thường được áp dụng bao
gồm: phỏng vấn nhóm (focus group), phỏng vấn chuyên gia (individual depth
interview), nghiên cứu tình huống, lý thuyết nền, nghiên cứu hành động và quan sát. Ở

11

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

giai đoạn phân tích, nghiên cứu định tính sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung đối
với các bản ghi chép hay là bản ghi âm, thu hình từ các đối tượng quan sát, từ quan sát
hành vi, cũng như các chứng cứ, sự kiện hiện hữu. Nghiên cứu định tính lấy dữ liệu từ
nguồn khác nhau bao gồm: Con người (cá nhân hay nhóm người); Cơ quan hay tổ chức;
Văn bản (được in ấn công bố, bao gồm cả dạng ảo); Vật thể, đồ vật tạo tác, sản phẩm
truyền thông (dạng văn bảng / thị giác/ cảm giác và vật chất ảo); Sự kiện và hiện tượng
(dạng văn bản/ thị giác/ cảm giác và vật chất ảo).
Các phương pháp định tính được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực quản trị, sau đây là
một vài ví dụ về bối cảnh được áp dụng.
Bảng 1.4 Các trường hợp sử dụng phù hợp đối với phương pháp định tính trong
lĩnh vực quản trị
Khu vực quyết định Câu hỏi cần trả lời
Phân khúc thị trường Tại sao một nhóm người này sử dụng loại sản phẩm cụ thể
nào đó nhiều hơn nhóm khác?
Khách hàng của ta là ai và họ sử dụng sản phẩm của ta như
thế nào?
Văn hóa ảnh hưởng gì đến sự lựa chọn sản phẩm?
Phát triển khái niệm Ta nên dùng hình ảnh gì để kết nối với khách hàng mục tiêu
quảng cáo của ta?
Phát triển sản phẩm Thị trường hiện thời của ta nghĩ gì về một ý tưởng của sản
mới phẩm mới?
Chúng ta cần các sản phẩm mới, nhưng nên là sản phẩm gì
để có lợi thế?
Khách hàng của ta sẽ cảm nhận như thế nào về một công
nghệ mới áp dụng trong căn nhà của họ? Họ dự định gì trong
tương lai?
Phân tích bán hàng Tại sao khách hàng trung thành của ta lại không mua hàng
nữa?
Cải thiện năng suất Ta nên làm gì để thúc đẩy năng suất làm việc của công nhân?

12

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Thiết kế bao bì Khách hàng của ta sử dụng bao bì sản phẩm như thế nào?
Liệu những dự định cải tiến về bao bì có ảnh hưởng gì đến
cảm nhận và sử dụng của họ về sản phẩm của chúng ta?
Hình ảnh thương hiệu Hình ảnh thương hiệu của ta so như thế nào với hình ảnh
tương hiệu của đối thủ cạnh tranh? Ta có thể làm gì để tạo
ra sự khác biệt nhiều hơn? Cái gì làm tăng giá trị cho thương
hiệu của ta?
Thiết kế bán lẻ Khách hàng thích mua sắm trong cửa hàng của ta như thế
nào? Họ mua sắm với mục tiêu định trước hay là có động cơ
nào dẫn dắt?
Hiểu quá trình Lau một sàn gỗ trải qua những bước nào? Sản phẩm của ta
được cảm nhận hay liên quan như thế nào đến quá trình này?
Nguồn: (Cooper & Schindler, 2014)
(b) Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của
đối tượng nghiên cứu. Vì thế, thống kê là công cụ được ứng dụng cho việc lượng hóa
các thông tin của nghiên cứu định lượng.
Các phương pháp định lượng bao gồm: các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu,
giải thích và viết ra các kết quả của một công trình nghiên cứu. Các phương pháp chuyên
biệt được phát triển cho các loại hình nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát cũng như
cho hình thức nghiên cứu trong điều kiện có kiểm soát. Các phương pháp chuyên biệt
này đều liên quan đến việc xác định mẫu và tổng thể, nêu rõ chiến lược điều tra, thu
thập và phân tích dữ liệu, trình bày các kết quả, đưa ra lời giải thích và viết nghiên cứu
theo cách thức phù hợp với một công trình nghiên cứu tùy theo loại hình của nó.
Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp nếu vấn đề ta cần nghiên cứu là xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó, tác động của việc can thiệp vào một vấn
đề nào đó bằng chính sách kinh tế hay là phân tích dự báo sự xuất hiện của sự vật hiện
tượng theo những điều kiện cho trước. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp cận
tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết hay cách giải thích.
(c) Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng

13

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nghiên cứu định lượng có các đặc điểm cơ bản là: cố gắng đo lường chính xác sự vật
hiện tượng; Trong nghiên cứu kinh doanh, kinh tế: đo lường hành vi, kiến thức, ý kiến
và thái độ con người nói chung hay khách hàng nói riêng; Trả lời các câu hỏi liên quan
đến: bao nhiêu, thường xuyên như thế nào, khi nào và ai; Chủ yếu sử dụng phương pháp
điều tra; Thường áp dụng kiểm định lý thuyết; Đòi hỏi nhà nghiên cứu duy trì một
khoảng cách với đối tượng quan sát để tránh thiên lệch kết quả; Thông tin thu thập bao
gồm các trả lời của người được điều tra mà chúng được mã hóa, phân loại, số hóa để có
thể thực hiện các phân tích thống kê;
Trong khi đó, nghiên cứu định tính có cá đặc điểm: Nhằm đến phát triển sự hiểu biết
thông qua mô tả chi tiết –thường thiên về xây dựng lý thuyết hơn là kiểm định lý thuyết;
Dữ liệu thường ở dạng văn bảng; Mô tả chi tiết các sự kiện, tình huống, tương tác hoặc
là bằng lời nói hay hình ảnh cấu thành dữ liệu; Cỡ mẫu nhỏ cho phép tìm kiếm kết quả
nhanh.
Một số khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thể
hiện qua bảng 1.5 dưới đây:
Bảng 1.5 Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng
Định tính Định lượng
Tiêu điểm của Hiểu và diễn dịch Mô tả, giải thích và dự báo
nghiên cứu
Can dự của nhà Nhà nghiên cứu là xúc tác Bị hạn chế, kiểm soát để tránh
nghiên cứu thiên lệch
Mục tiêu nghiên Hiểu sâu sắc, xây dựng lý Mô tả hoặc dự báo, xây dựng
cứu thuyết hoặc kiểm định lý thuyết
Chọn mẫu Phi xác suất, có mục đích Xác suất
Cỡ mẫu Nhỏ Lớn
Thiết kế nghiên Có thể được điều chỉnh trong Được quyết định trước khi bắt
cứu quá trình nghiên cứu. Thường đầu nghiên cứu
sử dụng phối hợp nhiều phương Sử dụng một hay phối hợp
pháp đồng thời hay theo thứ tự. nhiều phương pháp
Không kì vọng vào sự nhất quán Tiếp cận thời điểm hay lâu dài

14

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Chuẩn bị cho Thường có sự chuẩn bị trước Không chuẩn bị trước để tránh


người tham gia thiên lệch của người tham dự
Kiểu dữ liệu và Mô tả bằng lời nói hay hình ảnh Mô tả lời nói
chuẩn bị Lọc dữ liệu bằng công cụ mã Lượng hóa dữ liệu bằng cách
hóa lời nói (đôi khi có trợ giúp mã hóa để phân tích thống kê
của máy tính) bằng máy tính
Phân tích dữ liệu Phân tích con người, chủ yếu Phân tích bằng máy tính- các
phi định lượng phương pháp toán và thống kê
Nhà nghiên cứu phải nhìn thấy là chủ đạo
bối cảnh của hiện tượng nghiên Phân tích có thể diễn ra suốt
cứu- khác biệt giữa thực tế và sự quá trình nghiên cứu
phán xét rất rõ ràng Duy trì sự khác biệt rõ ràng
Luôn tiếp tục suốt quá trình giữa thực tế và phán xét.
nghiên cứu.
Thấu hiểu và ý Thấu hiểu là chuẩn mực, được Bị hạn chế vì không có khảo
nghĩa quyết định bởi loại và số lượng sát tham dò và chất lượng của
các câu hỏi trả lời tự do công cụ thu nhập dữ liệu.
Tham gia của nhà nghiên cứu Sự thấu hiểu đi theo sau thu
trong quá trình thu thập dữ liệu nhập dữ liệu và nhập dữ liệu,
cho phép hình thành và kiểm ít có khả năng tái phỏng vấn
định sự thấu hiểu suốt quá trình người tham dự
Can dự của nhà tài Có thể tham gia bằng cách quan Hiếm khi tham gia trực tiếp
trợ sát nghiên cứu trong thời gian hoặc gián tiếp với người tham
thực hoặc phỏng vấn ghi âm dự
Thông tin phản hồi Cỡ mẫu nhỏ cho phép thu thập Cỡ mẫu lớn cho phép kéo dài
dữ liệu nhanh hơn thời gian thu thập
Sự thấu hiểu cho phép rút ngắn Sự thấu hiểu chỉ phát triển sau
quá trình thu thập dữ liệu khi qua trình thu thập và nhập
dữ liệu, thời gian nghiên cứu
dài

15

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

An ninh dữ liệu Khá chặt chẽ, tiếp cận dữ liệu Mọi hoạt động nghiên cứu đều
hạn chế có thể bị đối thủ cạnh tranh
biết dược, sự hiểu biết có thể
bị rò rỉ
Nguồn: (Cooper & Schindler, 2014)
1.3.3. Căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu
Theo cách phân loại này, có cách hình thức nghiên cứu sau đây:
(4) Nghiên cứu mô tả (descriptive research) là loại hình nghiên cứu nhằm tìm
hiểu bản chất của sự vật hiện tượng thông qua cách thức mô tả chi tiết một
tình huống, một vấn đề.
(5) Nghiên cứu khám phá (exploratory research) được áp dụng khi nghiên cứu
những vấn đề mới mẻ, chưa được hiểu biết sâu sắc, hoặc cần đánh giá khả
năng nghiên cứu sâu. Đây cũng là dạng nghiên cứu khả thi (feasibility study)
hoặc là nghiên cứu thử nghiệm (pilot study), Mục tiêu của loại hình nghiên
cứu này là khám phá các đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu, từ đó
xem xét tính cần thiết và khả năng nghiên cứu sâu ở các giai đoạn kế tiếp.
(6) Nghiên cứu tương quan (correlational research) nhằm tìm hiểu mối quan hệ,
sự phụ thuộc qua lại giữa các sự vật, hiện tượng.
(7) Nghiên cứu giải thích (explanatory research) nhằm làm sáng tỏ bản chất của
mối quan hệ giữa hai sự vật, hiện tượng.
1.4. CÁC TRƯỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU
Theo Burney (2008), dựa vào quy trình tư duy khoa học, có hai cách tiếp cận nghiên
cứu: suy diễn và quy nạp. Tùy thuộc vào vấn đề khoa học cần nghiên cứu, chúng ta có
thể tiền hành nghiên cứu theo quy trình suy diễn (deduction) hay quy nạp (induction).
Quy trình suy diễn bắt đầu từ lý thuyết khoa học đã có, còn gọi là lý thuyết nền
(foundational theories) để xây dựng (suy diễn) các giả thuyết trả lời câu hỏi nghiên cứu
và dùng quan sát (thu thập dữ liệu) để kiểm định giả thuyết. Quy trình quy nạp đi theo
hướng ngược lại với quy trình suy diễn. Quy trình này bắt đầu bằng cách quan sát các
hiện tượng khoa học để xây dựng mô hình (pattern) giải thích các hiện tượng khoa học
(lý thuyết khoa học) (Thọ, 2011).

16

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Lý thuyết

Suy diễn

Kết luận/ Vấn đề nghiên Các giải quyết


Tổng quan hóa cứu

Quy nạp

Quan sát thực tiễn

Hình 1.3 Trường phái tiếp cập nghiên cứu: suy diễn và quy nạp
Nguồn: (Wallace, 1969)
1.4.1. Suy diễn
Cách tiếp dận suy diễn (diễn dịch/diễn giải) (deductive research approach) là quá trình
suy luận bắt đầu từ các lý thuyết khoa học có sẵn để hình thành các giả thuyết, sử dụng
các quan sát (các phương pháp thu thập dữ liệu) để kiểm định các giả thuyết đưa ra.

THEORY
(Lý thuyết)

HYPOTHESIS WATERFALL
(Giả thuyết) (Thác nước)

OBSERVATION
(Quan sát)

CONFIRMATION
(Khẳng định)

Hình 1.4 Quy trình của cách tiếp cận suy diễn

17

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nguồn: (Burney, 2008)


Cách tiếp cận suy diễn là quá trình suy luận bắt đầu từ các lý thuyết khoa học có sẵn để
hình thành các giả thuyết, sử dụng các quan sát (các phương pháp thu thập dữ liệu) để
kiểm định các giả thuyết đưa ra. Hình 1.4 cho thấy đặc điểm của cách tiếp cận suy diễn
được thể hiện thành hình thác nước (waterfall). Lập luận suy diễn bắt đầu từ tổng quát
cho đến cụ thể hơn. Đôi khi cách tiếp cận này được gọi là cách tiếp cận “từ trên xuống,
top – down”. Ta có thể bắt đầu bằng suy nghĩ một lý thuyết liên quan đến chủ đề quan
tâm. Sau đó tiến hành thu hẹp lại thành giả thuyết cụ thể hơn mà có thể kiểm định được.
Tiếp tục thu hẹp các giả thuyết hơn nữa khi thu thập các quan sát để kiểm định các giả
thuyết. Cuối cùng chúng ta có thể khẳng định chấp nhận hoặc từ chối các giả thuyết của
các giả thuyết ban đầu (Hổ, 2019).
Theo Huy and Anh (2012), phương pháp suy diễn có một số đặc điểm sau:
(a) Tìm kiếm để giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các biến: Sau thời gian nghiên
cứu, nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những nhân viên có thâm niên làm việc
trong công ty có lương trung bình khá cao trong khi đó những nhân viên trẻ, mới
vào làm việc có lương khá thấp. Do vậy có thể phát triển giả thuyết tồn tại mối
quan hệ giữa thâm niên công tác và lương của nhân viên hay nhân viên có lương
càng nhiều thì lương càng cao.
(b) Thường sử dụng dữ liệu định lượng để kiểm định, cần chú ý rằng điều này không
có nghĩa là cách tiếp cận suy diễn không sử dụng dữ liệu định tính.
(c) Thực tiễn hóa hay diễn đạt giả thuyết theo thuật ngữ thực tiễn.
(d) Tổng quát hóa nghĩa là kết quả nghiên cứu có thể suy rộng lên tổng thể hoặc một
qui mô lớn hơn.
1.4.2. Quy nạp
Cách tiếp cận quy nạp (inductive research approach) là quá trình suy luận bắ đầu từ
quan sát các hiện tượng khoa học để hình thành các mô hình giải thích các hiện tượng
khoa học. Hình 1.5 cho thấy đặc điểm của cách tiếp cận quy nạp được thể hiện thành
hình leo đồi (climbing hill). Lập luận quy nạp di chuyển từ những quan sát cụ thể để
khái quát rộng hơn và hình thành lý thuyết. Cách tiếp cận này còn gọi là “từ dưới lên,
bottom – up”. Trong lập luận quy nạp, chúng ta bắt đầu với các quan sát, phát hiện mô

18

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

hình và các quy tắc, xây dựng một số giả thuyết dự kiến mà chúng ta có thể khám khá,
và cuối cùng kết thúc phát triển thành lý thuyết.

THEORY
(Lý thuyết)

TENTATIVE HYPOTHESIS
(Giả thuyết dự kiến)

CLIMBING HILL
PATTERN (Leo đồi)
(Mô hình)

OBSERVATION
(Quan sát)

Hình 1.5 Quy trình của cách tiếp cận quy nạp
Nguồn: (Burney, 2008)
Theo Cooper and Schindler (2014), theo trường phái qui nạp, kết luận được rút ra từ
một hoặc nhiều sự kiện chứng cứ từ thực tế (đi từ cái riêng tới cái chung). Kết luận giải
thích sự kiện và sự kiện góp phần tạo ra kết luận, một kết luận có thể chỉ là một giải
thích cho các sự kiện và có thể có nhiều kết luận cho các sự kiện xảy ra hay nói cách
khác, kết quả của qui nạp là các giả thuyết.
Phương pháp quy nạp là phương pháp mà người nghiên cứu phải thu thập, khai thác dữ
liệu, phát triển những lý thuyết từ chúng và sau đó liên hệ với lý thuyết nghiên cứu hay
nói khác hơn: lý thyết đến từ dữ liệu. Nghiên cứu theo cách tiếp cận quy nạp đặc biệt
liên quan với bối cảnh xảy ra các sự kiện. Vì vậy, nghiên cứu một mẫu nhỏ các chủ thể
sẽ thích hợp sẽ thích hợp hơn mẫu lớn như cách tiếp cận diễn giải (Huy & Anh, 2012).
Phương pháp tư duy qui nạp được áp dụng để xây dựng lý thuyết khoa học, đối với một
hiện cụ thể nhưng chưa có lý thuyết giả thích, người nghiên cứu lấy nó làm xuất phát
điểm để xây dựng một lý thuyết mới để giải thích lý thuyết đó. Sau khi quyết định xây
dựng lý thuyết khoa học, người nghiên cứu tiến hành xây dựng lý thuyết nền, sử dụng

19

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

các phương pháp tình huống, quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu (những phương
pháp này sẽ được đề cập sâu hơn trong phần nghiên cứu định tính để xác định vấn đề
nghiên cứu) để thu thập dữ liệu từ thực tế. Sau đó dựa vào những dữ liệu thu thập cùng
với các lý thuyết hiện có, nhà nghiên cứu xây dựng các giả thuyết và mô hình và đây
cũng chính là kết quả nghiên cứu theo phương pháp tư duy qui nạp.
Sự khác nhau giữa cách tiếp cận suy diễn và quy nạp được thể hiện qua hình 1.6. Theo
Hổ (2019), quy nạp thường được mô tả như là di chuyển từ tụ thể đến tổng quát, trong
khi suy diễn bắt đầu với tổng quát và kết thúc bằng cụ thể. Lập luận dựa trên quy luật,
lý thuyết thường được sử dụng trong suy diễn, trong khi các quan sát có xu hướng được
sử dụng trong quy nạp.

Lý thuyết Lý thuyết

Giả thuyết Giả thuyết

Quan sát Mô hình

Khẳng định Quan sát

Hình 1.6 Sự tương phản giữa cách tiếp cận suy diễn và quy nạp
Nguồn: (Burney, 2008)
1.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Theo Kumar (2018), quy trình nghiên cứu là một chuỗi các hành động diễn ra theo trình
tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic. Theo khái niệm
này, quy trình nghiên cứu bao gồm một chuỗi các bước tư duy và vận dụng kiến thức
về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành, khởi đầu từ đặt vấn đề cho đến
tìm ra câu trả lời. Các bước trong quy trình nghiên cứu phải theo một trật tự nhất định.
Nghiên cứu không chỉ đơn giản là một hành động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hành
động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy
logic. Chuỗi các hành động này gọi là quy trình nghiên cứu (research prosess, thể hiện
một chuỗi các bước tư duy và vận dụng kiến thức về nghiên cứu và kiến thức chuyên

20

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

ngành khởi đầu từ việc xác định vấn đề nghiên cứu cho đến bước cuối cùng là tìm ra
câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.
Theo Kothari (2004), quy trình nghiên cứu gồm những giai đoạn sau:
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu (research problem) hay câu hỏi nghiên cứu tổng
quát.
(2) Tổng quan, tổng hợp lý thuyết (review literature), (tổng hợp khái niệm, lý thuyết
liên quan; hợp phương pháp, kết quả nghiên cứu có trước liên quan đến vấm đề
nghiên cứu).
(3) Phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
(4) Thiết kế nghiên cứu (bao gồm cả thiết kế chọn mẫu).
(5) Thu nhập và chuẩn bị dữ liệu.
(6) Phân tích dữ liệu và diễn giải.
(7) Diễn giải kết quả, viết báo cáo và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Theo Kothari (2004), tiến trình nghiên cứu gồm các hoạt động ảnh hưởng mật thiết lên
nhau chứ không phải theo một qui trình cứng nhắc. Mặc dù tiến trình nghiên cứu nêu
trên là một hướng dẫn về qui trình hữu ích, nhưng không phải nhất nhất phải làm xong
giai đoạn này rồi mới bắt đầu làm bước kế tiếp mà ở những giai đoạn trước, người
nghiên cứu đã phải dự đoán và đặt ra yêu cầu cho những giai đoạn tiếp theo. Việc thực
hiện các bước cần phải thận trọng, tránh xảy ra tình trạng khi đã hoàn thành các bước
sau mới nhận thấy những sai sót ở bước trước.

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát

Tổng hợp lý thuyết

Mô hình lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu


cụ thể

Thiết kế nghiên cứu

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ21liệu

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu


Nguồn: (Kothari, 2004)
1.5.1. Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu xuất phát từ những vấn đề gặp phải trong thực tế mà chưa tìm ra lời
giải thích hợp từ các lý thuyết đã có hoặc những “lỗ hổng” (gap) trong các lý thuyết
hiện tại. Người nghiên cứu phải làm quen với các lý thuyết, tài liệu liên quan đến vấn
đề nghiên cứu được lựa chọn, từ đó đối chiếu với những vấn đề mang tính chất lý thuyết
để tìm ra hướng nghiên cứu.
1.5.2. Tổng quan, tổng hợp lý thuyết
Tổng quan, hợp tuyển lý thuyết là cơ sở để xác định các vấn đề nghiên cứu dựa trên các
“lỗ hổng” nghiên cứu về các lý thuyết khoa học và phương pháp. Việc tổng hợp nghiên
lý thuyết sẽ giúp cho nhà nghiên cứu xác định được vấn đề nghiên cứu (nhằm đóng góp
cho lý thuyết khoa học các vấn đề về các lý thuyết và phương pháp luận) và làm cơ sở
cho việc bình luận kết quả sau khi có kết quả phân tích.
1.5.3. Phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyểt và giả thuyết
Sau khi thực hiện tổng quan về tài liệu, người nghiên cứu phát triển các giả thuyết
nghiên cứu có thể kiểm chứng được (Working hypothesis/ hypothesis). Giả thuyết được
phát biểu để được kiểm chứng tính logic và thực chứng, vì thế việc phát biểu giả thuyết
nghiên cứu đặc biệt quan trọng khi nó là trọng tâm của vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết
nghiên cứu ảnh hưởng đến cách mà các kiểm định được thực hiện trong phân tích dữ
liệu và yêu cầu đặc điểm và chất lượng dữ liệu dùng để phân tích. Giả thuyết nghiên
cứu cần phải cụ thể, rõ ràng và liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Vai trò của
giả thuyết nghiên cứu là hạn định/giới hạn lại phạm vi nghiên cứu và hướng dẫn người
nghiên cứu đi đúng đường. Giả thuyết còn giúp xác định loại dữ liệu và các loại phương
pháp sử dụng để phân tích dữ liệu.

22

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

1.5.4. Thiết kế nghiên cứu


(a) Xác định phương pháp nghiên cứu
Khi vấn đề nghiên cứu đã được xác định rõ ràng, thiết kế nghiên cứu chỉ rõ những bước
cần thực hiện để thu nhập được những dữ liệu cần thiết với sự tính toán về nguồn lực.
Việc thiết kế nghiên cứu như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
(b) Xác định thiết kế chọn mẫu
Nhà nghiên cứu muốn rằng tất cả những thông tin thu nhập được có thể áp dụng trên
tổng thể mục tiêu. Tuy nhiên, với sự hạn chế về nguồn lực, một mẫu đại diện cho tổng
thể mục tiêu phải được lựa chọn thay vì nghiên cứu trên cả tổng thể. Người nghiên cứu
phải xác định được cách thức chọn mẫu hay xác định được thiết kế chọn mẫu phù hợp.
Mẫu có thể là mẫu xác suất hoặc mẫu không xác suất.Với mẫu xác suất, người nghiên
cứu biết dược xác suất được đưa vào mẫu của mỗi đối tượng nghiên cứu. Trong khi đó,
người nghiên cứu không biết được xác suất nào với mẫu không xác suất. Mẫu xác suất
dựa trên chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng, chọn mẫu theo cụm, chọn mẫu nhiều giai đoạn. Trong khi đó, mẫu không xác suất
dựa trên chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đoán và chọn mẫu kiểm tra tỉ lệ.
(c) Xác định phương pháp thu nhập dữ liệu
Trong thực tế, những thông tin có sẵn có thể không phù hợp hoặc không có giá trị, vì
thế việc thu nhập dữ liệu sơ cấp là cần thiết. Tùy thuộc vào nguồn lực và mục tiêu
nghiên cứu mà nhà nghiên cứu chọn một phương pháp thu nhập dữ liệu phù hợp. Dữ
liệu sơ cấp có thể được thông qua phỏng vấn, quan sát, điều tra hoặc thực nghiệm.
Người nghiên cứu cần xác định phương pháp lựa chọn thu nhập dữ liệu phù hợp dựa
vào bản chất của nghiên cứu, qui mô nghiên cứu, nguồn lực về tài chính, thời gian và
mức độ chính xác mong muốn trong dữ liệu thu thập.
(d) Xác định công cụ phân tích dữ liệu
Trong thiết kế nghiên cứu, người nghiên cứu cũng lên kế hoạch sử dụng các công cụ
phân tích dữ liệu nào để phục vụ, mục tiêu nghiên cứu của mình. Công cụ phân tích
được sử dụng dựa vào câu hỏi nghiên cứu, loại dữ liệu, các giả định về phân phối của
dữ liệu. Có những công cụ phân tích dành cho nghiên cứu định tính và cũng có những
công cụ phân tích đặc thù dùng cho nghiên cứu định lượng.
1.5.5. Thu nhập dữ liệu

23

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Thu nhập dữ liệu cũng là giai đoạn quan trọng quá trình nghiên cứu, thu nhập dữ liệu
đúng cách quyết định độ tin cậy và phù hợp của dữ liệu. Có nhiều cách để thu thập dữ
liệu như quan sát, phỏng vấn (trực tiếp qua điện thoại, qua thư, qua điện thoại, qua
Internet…). Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu phương pháp
điều tra với công cụ thu nhập dữ liệu được thiết kế, dữ liệu có thể được xử lí bằng phần
mềm. Trong trường hợp này, câu hỏi và các câu trả lời cụ thể được mã hóa. Nếu dữ liệu
được thu nhập thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp, việc sắp xếp cuộc phỏng vấn và
đào tạo cho những người phỏng vấn phải được xem xét. Việc kiểm tra hiện trường (Fied
checks) là cần thiết để đảm bảo rằng người phỏng vấn thực hiện công việc của họ trung
thực và hữu hiệu.
1.5.6. Phân tích dữ liệu
Công việc của bước này bao gồm việc (1) chuẩn bị dữ liệu; (2) mã hóa dữ liệu; (3) kiểm
tra và hiệu chỉnh dữ liệu (nếu cần thiết ); (4) nhập dữ liệu; và (5) xử lý và phân tích dữ
liệu để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Việc phân tích dữ liệu đòi hỏi một trong những
bước liên quan mật thiết lẫn nhau như phân biệt các loại cấp độ thang đo, sử dụng phân
tích mô tả hay phân tích mối quan hệ…. tuy theo dữ liệu được sử dụng.
1.5.7. Diễn giải kết quả, viết báo cáo
Sau khi phân tích dữ liệu cần tiến hành viết báo cáo và trình bày các vấn đề đã được
nghiện cứu, những kết luận được trình bày cô đọng và logic theo các chuẩn đã được
quy định. Đặc biệt, việc trình bày tài liệu tham khảo cần được phải được trình bày đầy
đủ trong nội dung của bài viết và tài liệu tham khảo.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Nghiên cứu trong kinh doanh Business Research

Phương pháp nghiên cứu Research Methods

Phương pháp luận nghiên cứu

24

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Khái niệm dùng để nghiên cứu Construct

Định nghĩa

Biến số Variable

Biến số tiềm ẩn Latent variables

Biến số quan sát Observed varialbes

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nghiên cứu là gì? Mục tiêu của nghiên cứu là gì?
2. Thế nào là nghiên cứu trong kinh doanh? Mục tiêu của nghiên cứu trong kinh
doanh là gì?
3. Hãy xác định phạm vi nghiên cứu trong kinh doanh.
4. Cho biết sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng. Cho ví dụ minh họa.
5. Cho biết sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Cho ví dụ minh họa.
6. Nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng có
những ưu và nhược điểm gì?
7. Khác biệt giữa tiếp cận quy nạp và diễn dịch là gì?
8. Quy trình nghiên cứu là gì? Tại sao nói quy trình nghiên cứu có tính chất vòng
lặp?

25

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 2. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU


KINH DOANH

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Trình bày các chuẩn mực về đạo đức trong nghiên cứu kinh doanh
2. Giải thích các hành vi đạo văn trong nghiên cứu
3. Phân loại các loại trích dẫn khoa học và biết trích dẫn theo hệ thống quy định
4. Vận dụng thành thạo phần mềm trích dẫn thông dụng trong thực hiện đề tài
nghiên cứu

B. NỘI DUNG
2.1. Đạo đức trong nghiên cứu kinh doanh

2.2. Đạo văn trong nghiên cứu

2.3. Cách trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo

2.1. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KINH DOANH


Khoa học ngày nay đã trở thành hoạt động xã hội, được xã hội quan tâm và những người
nghiên cứu khoa học tạo nên một cộng đồng khoa học. Khoa học càng phát triển, các
mặt ứng dụng của khoa học, trong đó có công nghệ cũng phát triển theo. Cộng đồng
khoa học, mở rộng ra là cộng đồng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thành
một cộng đồng lớn. Ngoài những chuẩn mực xã hội chung mang tính nhân loại, mỗi
cộng đồng xã hội có một chuẩn mực riêng, nhằm điều chỉnh các quan hệ và hoạt động
của cộng đồng (Đàm, 2009a). Như mọi nhóm xã hội, cộng đồng khoa học và công nghệ
cũng có những chuẩn mực như thế. Những chuẩn mực đó là cơ sở để hình thành nền
tảng đạo đức khoa học.
Theo Đàm (2009a), bên cạnh việc trang bị những nội dung về kỹ năng nghiên cứu,
những nhà nghiên cứu tương lai, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cần được trang bị
những kiến thức về đạo đức khoa học và kỹ năng thực hiện các chuẩn mực đạo đức

26

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

trong cộng đồng khoa học, góp phần gìn giữ và đề cao các chuẩn mực đạo đức trong
hoạt động khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học trong kinh doanh nói riêng.
Tất cả các ngành đều được hướng dẫn bởi bộ quy tắc đạo đức tiến hóa qua nhiều năm
để dung nạp các đặc tính, giá trị, nhu cầu và mong đợi luôn thay đổi của những người
hành nghề đó. Một số ngành nghề tiến bộ hơn các ngành nghề khác về mức độ phát
triển các quy tắc đạo đức. Một số ngành nghề có những hướng dẫn rất nghiêm ngặt,
giám sát hành vi rất hiệu dụng và thực hiện các bước thích hợp trừng trị những người
không tuân thủ theo đúng các hướng dẫn (Nguyên, 2008). Theo Châu and Đông (2020),
đạo đức trong nghiên cứu định tính gồm hai khía cạnh: (1) đạo đức giữa những nhà
nghiên cứu và người tham gia phỏng vấn/người được quan sát/người cung cấp thông
tin; và (2) đạo đức giữa những nhà nghiên cứu hay còn gọi là đạo đức nghề nghiệp liên
quan đến những vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, việc ngụy tạo số liệu, vấn đề đạo văn,
mối quan hệ cộng tác, hướng dẫn, vv. Cũng như các khía cạnh khác của kinh doanh,
nghiên cứu cũng yêu cầu các hành vi đạo đức từ những người tham gia. Đạo đức trong
nghiên cứu kinh doanh là những quy tắc hay những tiêu chuẩn giúp chúng ta lựa chọn
được những hành vi và mối quan hệ có tính đạo đức. Mục đích của đạo đức nghiên cứu
là đảm bảo không ai bị thiệt hại hay phải chịu đựng do những kết quả nghiên cứu mang
lại (Hoa & Hiếu, 2012).
2.1.1. Các chuẩn mực
Ý tưởng về chuẩn mực trong hoạt động khoa học được một nhà xã hội học người Mỹ
đưa ra vào năm 1942. Merton (1942) gọi đó là những nguyên tắc, sau gọi là những
chuẩn mực. Nguyên tắc chủ đạo của những chuẩn mực được viết tắt là CUDOS đó là:
- Tính cộng đồng (Communalism). Tính cộng đồng đòi hỏi rằng, kết quả nghiên
cứu là tài sản chung của toàn thể cộng đồng khoa học. Các thành viên cộng đồng
được tự do trao đổi thông tin khoa học. Tuy nhiên, điều này không hề mâu thuẫn
với một nguyên tắc rất quan trọng là phải tôn trọng quyền tác giả, thể hiện ở
nguyên tắc trích dẫn. Nếu không, người nghiên cứu hoàn toàn bị vi phạm chuẩn
mực đạo đức.
- Tính phổ biến (Universalism). Tính phổ biến có nghĩa là tất cả các nhà nghiên
cứu có thể đóng góp phần trí tuệ của mình vào sự phát triển khoa học, không
phân biệt chủng tộc, mầu da, tín ngưỡng hoặc ý thức hệ chính trị.

27

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Tính không vị lợi (Disinterested humility), là người nghiên cứu không để kết quả
nghiên cứu của mình vướng vào những mục đích tín ngưỡng hoặc cá nhân. Người
nghiên cứu cần có thái độ rộng mở cho sự tìm kiếm. Hơn nữa, cần trung thực và
khách quan, trong đó, kết quả nghiên cứu không được chế tác để phục vụ cho
những mục đích riêng tư, vụ lợi, bất kể là của cá nhân hay những mục đích tôn
giáo hoặc ý thức hệ.
- Tính độc đáo (Originality). Chuẩn mực này có nghĩa là những công bố của người
nghiên cứu phải là mới, đóng góp một điều gì đó vào kho tàng tri thức và sự hiểu
biết chung của chúng ta.
- Tính hoài nghi (Skepticism). Đây là hoài nghi về mặt khoa học. Phản ứng đầu
tiên của người nghiên cứu và đừng vội tin lời công bố của các tác giả. Mọi kết
quả được công bố cần phải được xem xét khi chấp nhận, phải được kiểm chứng
bằng các luận cứ.
2.1.2. Các bên liên đới trong nghiên cứu
Theo Nguyên (2008), có nhiều bên liên đới đến hoạt động nghiên cứu, do đó cần phải
xem xét các vấn đề đạo đức có liên quan đến mỗi chủ thể đó. Các bên có quyền lợi
tương ứng là: (1) Người tham gia hoặc chủ thể; (2) Người nghiên cứu; và (3) Cơ quan
tài trợ.
Người tham gia hoặc chủ thể được xem là có quyền lợi tùy thuộc vào ngành nghề. Trong
lĩnh vực kinh doanh, người tiêu thụ cũng như những người không tiêu thụ sản phẩm –
có tham gia cung cấp thông tin về hành vi và thái đô tiêu dùng. Các nhà quản lý tham
gia vào hoạt động nghiên cứu xem xét những khía cạnh quản lý khác nhau. Tương tự,
trong bất kỳ lĩnh vực nào diễn ra hoạt động nghiên cứu, những cá nhân nào cung cấp
thông tin và/hay những cá nhân bị khảo sát bởi nghiên cứu viên đều trở thành những
người tham gia và /hay chủ thể của nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu là bên thứ hai có quyền lợi trong nghiên cứu. Bất kỳ cá nhân nào thu
thập thông tin vì một mục tiêu cụ thể, tuân thủ theo qui tắc đạo đức đã được chấp thuận
đều là nhà nghiên cứu.
Cơ quan tài trợ hoạt động nghiên cứu là bên thứ ba liên đới đến nghiên cứu. Hầu hết
nghiên cứu được thực hiện bằng quỹ tài trợ của các tổ chức kinh doanh, các cơ quan
nghiên cứu và / hoặc các viện hàn lâm. Quỹ tài trợ được dùng cho các mục tiêu cụ thể.

28

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Cơ quan tài trợ sẽ quan tâm đến nghiên cứu mà nó tài trợ và điều này có thể ảnh hưởng
đến cách thức tiến hành nghiên cứu hoặc cách viết báo cáo.
Mỗi bên liên đới đến hoạt động nghiên cứu có thể có lợi ích, cách nhìn, mục đích và
động cơ khác nhau có thể gây ảnh hưởng lên cách thực hiện nghiên cứu và cách thức
truyền đạt và sử dụng kết quả của nghiên cứu. Vì vậy, cần đảm bảo rằng nghiên cứu
không bị ảnh hưởng bởi lợi ích riêng tư của bên nào và cách thức tiến hành cũng không
gây hại cho bất kỳ bên nào. Tương ứng, ứng xử đạo đức trong nghiên cứu liên đới đến
những vấn đề có liên quan đến những bên khác nhau cần được xem xét riêng biệt.
(1) Vấn đề đạo đức liên quan đến những người tham gia nghiên cứu hoặc chủ thể
- Thu thập thông tin: Người ta có thể hỏi – tại sao người được phỏng vấn cung
cấp mọi thông tin cho người nghiên cứu? Người nghiên cứu có quyền gì mà gõ
cửa, gởi bảng câu hỏi đến một người đó? Có tính đạo đức không khi quấy rầy
một ai đó dù đã xin phép trước khi đặt câu hỏi? Tại sao một người lại dành thời
gian cho nghiên cứu viên? Yêu cầu thông tin của người nghiên cứu có thể gây ra
hoang mang hoặc áp lực cho người trả lời - điều này là đạo đức chăng? Những
câu hỏi trên thể hiện một thái độ chân thật. Điều được tin tưởng ở đây là – nếu
thái độ này được chấp nhận thì sẽ không có tiến bộ nào trên thế giới. Nghiên cứu
là cần thiết để cải thiện điều kiện / hoàn cảnh của thế giới. Vì bất kỳ nghiên cứu
nào cũng có khả năng phục vụ xã hội trực tiếp hay gián tiếp nên nếu trước tiên
có được sự đồng ý của người trả lời thì hoàn toàn câu hỏi. Trước khi bắt đầu thu
thập thông tin, cần xem xét tính tương ứng và tính hữu ích của nghiên cứu đang
được tiến hành và cũng cần thuyết phục những người khác về điều này. Nếu
không thể giải trình được tính thích ứng của nghiên cứu, thời gian của người trả
lời sẽ bị tiêu phí và đó là điều vô đạo đức.
- Tìm kiếm sự đồng ý: Trong mọi ngành nghề thu thập thông tin – mà không có
biến thức của những người tham gia, sự hăng hái và đồng ý của họ thể hiện một
cách tường minh – được xem là vô đạo đức. Tìm kiếm sự đồng ý báo trước “có
lẽ là phương pháp phổ biến nhất trong nghiên cứu xã hội và y tế”. Bailey (2008)
“Đồng ý báo trước” ngụ ý rằng các chủ thể phải hiểu rõ được loại thông tin cần
từ họ, tại sao thông tin được tìm kiếm, phục vụ cho mục tiêu gì, hình thức tham
gia vào nghiên cứu như thế nào và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến họ như

29

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thế nào. Thái độ đồng ý của người trả lời phải là tự nguyện, không chịu bất kỳ
áp lực nào.
- Tưởng thưởng: Việc tưởng thưởng cho người trả lời, chia sẻ thông tin với nghiên
cứu viên là hành xử có đạo đức? Một số người nghiên cứu tưởng thưởng cho
người tham gia cho rằng điều này hoàn toàn đúng vì những người tham dự đã
dành thời gian cho mình. Nhưng những người khác lại cho rằng việc động viên
như thế là ứng xử vô đạo đức.Theo kinh nghiệm của tác giả, hầu hết mọi người
tham gia vào nghiên cứu không phải do tưởng thưởng mà là họ nhận thức được
tầm quan trọng của nghiên cứu. Do vậy tặng món quà nhỏ sau khi thu thập được
thông tin có thể xem là một biểu hiện của sự cảm kích; không phải là ứng xử phi
đạo đức.
- Tìm kiếm thông tin nhạy cảm: Thông tin đang tìm kiếm có thể gây ra tình trạng
khó xử về mặt đạo đức trong nghiên cứu. Một số người có thể cho rằng một số
loại thông tin nào đó là nhạy cảm hoặc có tính bí mật, do vậy xâm phạm đến tính
riêng tư của người khác. Yêu cầu loại thông tin này có thể làm cho người trả lời
hoang mang hoặc lúng túng. Tuy nhiên, nếu không hỏi thông tin này, có lẽ không
thể tiếp tục mối quan tâm trong lĩnh vực đang nghiên cứu và không thể đóng góp
vào khối kiến thức hiện có. Đối với đa số, các câu hỏi về tình dục, sử dụng và
trộm cắp là có tính xúc phạm. Thậm chí một số người còn cho rằng những câu
hỏi về tình trạng hôn nhân, thu nhập và tuổi tác là sự xâm phạm vào đời sống
riêng tư. Khi thu thập dữ liệu cần thận trọng về tính nhạy cảm của những người
trả lời. Tình thế khó xử ở đây là có nên hỏi những câu hỏi nhạy cảm và có tính
xúc phạm không. Theo tác giả, hỏi những câu hỏi như thế không phải là phi đạo
đức, miễn là phải báo trước cho người trả lời về loại thông tin sẽ được hỏi một
cách rõ ràng và thẳng thắn, và cho người trả lời đủ thời gian để quyết định có
muốn tham gia nghiên cứu hay không cần phải khuyến khích gì lớn lao cả.
- Khả năng gây hại cho người tham gia: Nghiên cứu có gây hại cho người tham
gia dưới bất kỳ dạng thức nào không? Theo Bailey (2008) tổn hại bao gồm
‘không chỉ các cuộc thí nghiệm y khoa nguy hiểm mà còn bất kỳ nghiên cứu xã
hội nào liên quan đến những điểm như khó chịu lo âu, quấy rầy, xâm phạm riêng
tư hay thủ tục không đẹp”. Khi thu thập thông tin từ người trả lời hoặc lôi kéo

30

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

chủ đề vào một thí nghiệm, cần xem xét cẩn thận sự liên đới của họ có khả năng
gây hại cho họ ở bất kỳ phương diện nào không. Nếu có, phải đảm bảo rằng rủi
ro ở mức thấp nhất. Rủi ro thấp nghĩa là mức độ tổn hại hay không mong muốn
trong nghiên cứu không lớn hơn mức độ thông thường trong đời sống hằng ngày.
Nếu cách tìm kiếm thông tin gây ra sự lo âu hay phiền toái, cần có các biện pháp
ngăn chặn.
- Bảo mật: Chia sẻ thông tin của người trả lời với những người khác ngoài mục
đích nghiên cứu là hành xử phi đạo đức. Đôi khi cần nhận diện tập hợp ngiên
cứu để đưa các kết quả nghiên cứu vào bối cảnh phù hợp. Trong tình huống như
thế, phải đảm bảo tối thiểu là danh tính của người trả lời được bảo mật. Chỉ ra
tên tuổi của người trả lời là phi đạo đức. Do vậy, sau khi thu thập thông tin,
nguồn gốc thông tin phải được giữ kín. Nếu thực hiện nghiên cứu cho một người
khác, phải đảm bảo rằng bên liên đới đó cũng phải bảo mật tương ứng.
(2) Vấn đề đạo đức liên quan đến người nghiên cứu
- Tránh thiên lệch
Thành kiến của người nghiên cứu là phi đạo đức. Thiên lệch khác với thái độ chủ quan.
Như đã đề cập, chủ quan liên quan đến căn bản học vấn, rèn luyện và năng lực nghiên
cứu cũng như xu hướng triết học. Còn thiên lệch là nỗ lực có chủ tâm nhằm che giấu
những gì đã tìm thấy trong nghiên cứu hoặc tập trung vào điều gì đó không cân xứng
với thực tế của nó.
- Đưa ra hay rút bỏ sự can thiệp
Đưa ra hay rút bỏ can thiệp có thể gây ra vấn đề về đạo đức cho nghiên cứu viên. Khi
kiểm thử một can thiệp, nghiên cứu viên thường chọn thiết kế thực nghiệm kiểm soát.
Trong những nghiên cứu đó, đưa ra sự can thiệp cho tập hợp nghiên cứu mà chưa được
chứng minh là có lợi hay hiệu dụng thì có phải là đạo đức hay không? Nhưng nếu không
kiểm thử sự can thiệp, làm thế nào có thể chứng minh hay phủ định lợi ích hay hiệu
dụng của nó? Mặt khác, sự can thiệp đưa ra đó, có thể không hiệu dụng – điều này có
đạo đức không? Nếu loại bỏ nhóm kiểm soát can thiệp ngay cả như nó được chứng minh
là đơn vị duy nhất có hiệu dụng đôi chút thì có tính đạo đức không? Và nếu loại bỏ
những người đang đấu tranh cho cuộc sống vì nhnững lợi ích, dẫu là rất nhỏ bé – từ các
thí nghiệm sử dụng thuốc – có tính đạo đức không?

31

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nghiên cứu viên cần nhận thức tất cả các vấn đề đạo đức này. Không có câu trả lời dễ
dàng đối với các vấn đề này. Đảm bảo sự đồng ý báo trước, rủi ro tối thiểu và thảo luận
thành thật về sự tham gia nghiên cứu là các yếu tố góp phần giải quyết các vấn đề này.
- Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu thích hợp
Người nghiên cứu buộc phải dùng phương pháp luận thích hợp khi tiến hành nghiên
cứu. Sử dụng phương pháp hoặc cách thức biết là không thích hợp (thí dụ - chọn mẫu
thử có tính thiên lệch, dùng công cụ không xác thực hoặc rủi ro kết luận sai) là phi đạo
đức, dùng công cụ không xác thực hoặc rủi ro kết luận sai) là phi đạo đức
- Báo cáo chính xác
Đã dùng phương pháp luận thích hợp nhưng báo cáo kết quả khác đi hoặc bóp méo
nhằm phục vụ cho lợi ích của mình hay người khác là ứng xử phi đạo đức
- Sử dụng thông tin
Thông tin thu thập từ người trả lời được người nghiên cứu sử dụng như thế nào? Cách
sử dụng thông tin gây ảnh hưởng ngược dù trực tiếp hay gián tiếp đến người trả lời cũng
là phi đạo đức. Thông tin đem dùng có gây tác động ngược đến tập hợp nghiên cứu?
Nếu vậy, tập hợp nghiên cứu cần được bảo vệ ra sao? Người nghiên cứu cần xem xét
và giải quyết những vấn đề này. Đôi khi có thể gây tổn hại cho các cá nhân trong quá
trình tìm kiếm kết quả của tổ chức. Một thí dụ là xem xét tính khả thi của việc sắp xếp
lại tổ chức. Tái cấu trúc tổ chức có thể có lợi cho tổ chức nói chung nhưng có thể có hại
cho một số cá nhân. Có nên yêu cầu người trả lời những thông tin có thể dùng để chống
lại họ không? Nếu có, thông tin có thể được dùng để chống lại người trả lời và nếu
không, tổ chức này không thể tìm ra lợi ích của việc tái cấu trúc. Theo tác giả, đặt câu
hỏi là có tính đạo đức miễn là phải cho người trả lời biết cách thức sử dụng thông tin,
kể cả khả năng thông tin đó có thể được dùng chống lại họ và hãy để họ quyết định có
muốn tham gia vào nghiên cứu hay không.
(3) Các vấn đề đạo đức liên quan đến đơn vị tài trợ
- Những hạn chế do đơn vị tài trợ đặt ra
Hầu hết nghiên cứu về các ngành khoa học xã hội được tiến hành dựa vào quỹ của các
đơn vị tài trợ vì một mục tiêu cụ thể. Quỹ có thể được tài trợ để phát triển một chương
trình hoặc đánh giá chương trình; để khảo sát tính hiệu quả và hiệu dụng của nó; để
nghiên cứu tác động của một chính sách; để thử nghiệm một sản phẩm; để nghiên cứu

32

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

cách hành xử của một nhóm hay cộng đồng; hoặc để nghiên cứu một hiện tượng, một
vấn đề hay một thái độ. Đôi khi có những kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp do các đơn
vị tài trợ thực hiện. Họ có thể chọn lựa phương pháp luận, cấm xuất bản “kết quả tìm
thấy” hoặc áp đặt những hạn chế khác trong nghiên cứu có thể thể ảnh hưởng đến việc
thu nhận và phân phát thông tin chính xác. Cả việc áp đặt và chấp nhận những giám sát
và hạn chế này đều là phi đạo đức vì chúng tạo nên xung đột và có thể làm cho đơn vị
tài trợ điều chỉnh kết quả nghiên cứu nhằm đáp ứng những lợi ích mong muốn.
- Sử dụng thông tin
Đơn vị tài trợ sẽ sử dụng thông tin này như thế nào? Điều này có thể ảnh hưởng như thế
nào đến tập hợp nghiên cứu? Đôi khi các đơn vị tài trợ dùng nghiên cứu như là bước
thâm nhập nhằm thu hút sự chú ý của nhà quản lý. Sẽ là phi đạo đức khi để bài nghiên
cứu được dùng làm lý do bào chữa cho các quyết định của nhà quản lý.
2.2. ĐẠO VĂN TRONG NGHIÊN CỨU
Về vấn đề đạo văn, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, đạo văn liên quan đến yếu tố
văn hóa và giáo dục (Sowden, 2005). Họ cho rằng văn hóa và phương pháp giáo dục
các nước châu Á là nguyên nhân dẫn đến hành vi đạo văn. Điều đó có nghĩa là vấn đề
đạo văn không được nhận thức một cách nghiêm túc và đầy đủ trong xã hội các nước
châu Á. Tuy nhiên, đa số các tạp chí quốc tế đều xuất phát từ nền văn hóa các nước
phương Tây – vốn rất coi trọng vấn đề bản quyền; họ chống lại hành vi đạo văn. Việc
xuất bản các bài báo có hành vi đạo văn sẽ mang lại sự tai tiếng cho tạp chí nên nhiệm
vụ của các nhà biên tập là đảm bảo không có hiện tượng đạo văn trong các ấn phẩm của
tạp chí (Zhang, 2016). Zhang (2016) cho rằng, đạo văn trong học thuật cũng tương tự
như gian lận trong thể thao hay tham nhũng trong phát triển kinh tế. Để đạt được một
nền học thuật chân chính, tiên tiến thì tất yếu là cần các chính sách chống đạo văn.
Đạo văn là khái niệm xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh là “plagiarism” (V. T. Nguyễn,
2013). Đạo văn là một khái niệm rộng và phức hợp gồm nhiều yếu tố. Liddell (2003)
đã nghiên cứu tính phức hợp, chồng chéo của định nghĩa về đạo văn và đề xuất định
nghĩa mới mang tính bao quát các khía cạnh của đạo văn. Đạo văn là việc sử dụng ngôn
ngữ, ý tưởng, cách thức tổ chức, tranh ảnh, số liệu, các sáng tạo, sáng chế …hay các
dạng sản phẩm của người khác dưới tên của mình; nó bao gồm cả sở hữu trí tuệ cá nhân
và sở hữu tư liệu cộng đồng; nó bao gồm các hình thức mua bán bài báo, cắt dán từ

33

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nguồn Internet, không dùng dấu ngoặc kép khi trích dẫn trực tiếp, viết lại ý tưởng của
người khác mà không trích dẫn nguồn, thuê người khác viết bài hoặc một phần bài/công
việc và công bố dưới tên của mình. Như vậy, có nhiều khái niệm về đạo văn, nhưng các
khái niệm đều đi đến kết luận đó là hành vi gian lận, xuất phát từ chủ đích của người
gian lận.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo văn trong môi trường nghiên cứu và học
thuật. Ashworth, Bannister, Thorne, and Unit (1997) đã tìm ra rằng chính việc không
hiểu rõ về “đạo văn” dẫn đến tình trạng đạo văn. Thái độ của sinh viên và giảng viên
cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo văn ở nhiều nghiên cứu (Evans &
Youmans, 2000). Sierles and Hendrickx (1980) cho rằng các sinh viên chịu áp lực của
việc đạt được bằng cấp thường có ý định đạo văn và nguyên nhân dẫn đến đạo văn của
các nhà nghiên cứu thường do áp lực của việc xuất bản nhằm đạt được thành công trong
lĩnh vực nghiên cứu. Hai tác giả này trong nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả rằng
nếu không có khuyến cáo về hành vi đạo văn và không có chế tài xử lý cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đạo văn ở sinh viên.
Giữa sinh viên và giảng viên có nhận thức khác nhau về đạo văn. Các yêu cầu của giáo
dục bậc cao như bản quyền, nỗ lực cá nhân hay yêu cầu chuyên môn ở trường đại học
có thể ảnh hưởng đến hành vi đạo văn của giảng viên (Flint, Clegg, & Macdonald,
2006). Trong khi đó, một vài nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi đạo văn của
sinh viên do thiếu hiểu biết, thiếu đầu tư cá nhân trong việc học, thiếu các nội quy, và
thiếu tính phù hợp đối với các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau (Auer & Krupar, 2001).
Theo Dordoy (2002), các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đạo văn gồm sự thăng
tiến, lười nhác hoặc quản lý thời gian không tốt, không biết các quy tắc và nội quy và
đạo văn không có chủ ý. Một vài nhân tố dẫn đến đạo văn khác là tính cam kết thấp
trong quá trình học tập và chỉ tập trung vào các bằng cấp, phong cách của sinh viên, áp
lực gia đình,vv khiến sinh viên cố gắng đạt kết quả tốt nhất với nỗ lực ít nhất và ít thời
gian nhất (Macdonald, 2000).
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến đạo văn rất đa dạng bao gồm cả nguyên nhân bên trong
và nguyên nhân bên ngoài. Nhóm nguyên nhân bên trong gồm: thiếu kiến thức và sự
hiểu biết về đạo văn; kỹ năng viết yếu; thiếu kỹ năng đánh giá và tổ chức nguồn tài liệu
nghiên cứu; thiếu kỹ năng quản lý thời gian nghiên cứu; công việc nghiên cứu quá khó

34

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

so với khả năng; và thiếu kỹ năng trích dẫn từ các nguồn tài liệu. Nhóm nguyên nhân
bên ngoài bao gồm: dễ dàng truy cập và tải các tài liệu miễn phí từ các nguồn trên
Internet; áp dực của việc xuất bản/hoàn thành công việc/bài tập để đạt được thành công;
không có các khuyến cáo từ giảng viên/nhà trường về hành vi đạo văn; và hành vi đạo
văn trở nên phổ biến (Hương & Nghĩa, 2017).
Theo Hương and Nghĩa (2017), nhằm nâng cao nhận thức về đạo văn cho giảng viên
trẻ, và đặc biệt cho sinh viên thì cần: (1) tổ chức các khóa học nâng cao hiểu biết về đạo
văn và các kỹ năng nghiên cứu khoa học; (2) sử dụng các công cụ phần mềm giúp phát
hiện đạo văn; và (3) ban hành các chế tài xử lý khi phát hiện hành vi đạo văn.
2.3. CÁCH TRÍCH DẪN VÀ LIỆT KÊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Theo Thọ (2011), cách trích dẫn (citation) và liệt kê tài liệu tham khảo (reference) đóng
vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Khoa học không đến từ chân không, bất
kể đề tài nghiên cứu nào cũng phải kế thừa nghiên cứu của những công trình đi trước,
do đó, trích dẫn đúng và đủ là dấu hiệu đầu tiên minh chứng khả năng khoa học của nhà
nghiên cứu.
Trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ trong báo cáo nghiên cứu của mình vì
những lý do sau đây (Giao & Vương, 2019):
- Là bằng chứng cho thấy nghiên cứu là giá trị và dựa trên sự thật bởi bạn sử dụng
kiểu chuẩn hóa để xác nhận nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu của
mình;
- Nó cho thấy nền tảng lý thuyết của nghiên cứu;
- Nó biện minh cho tính đáng tin, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và kết luận;
- Nó cho phép người đọc quan tâm theo dõi các tác phẩm được trích dẫn để nâng
cao kiến thức;
- Đó là cách hợp lệ duy nhất để tránh đạo văn. Điều quan trọng (về mặt đạo đức
và pháp lý) là phải thừa nhận những ý tưởng hay từ ngữ của người khác mà bạn
đã sử dụng.
2.3.1. Cách trích dẫn trong văn bản
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách trích dẫn tài liệu tham khảo, mỗi loại trích dẫn có
những đặc điểm riêng. Trong ngành khoa học xã hội, hệ thống trích dẫn APA được sử
dụng phổ biến. Điểm cần chú ý là sử dụng bất kỳ hệ thống trích dẫn nào cũng cần phải

35

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

đạt hai yêu cầu cơ bản: (1) đầy đủ và (2) nhất quán (cùng một hệ thống trích dẫn) trong
toàn bộ báo cáo nghiên cứu của mình (Thọ, 2011). Đầy đủ bao gồm đầy đủ về tài liệu
tham khảo và đầy đủ về thông tin về chúng. Thông tin về tài liệu tham khảo đầy đủ giúp
người đọc dễ dàng tìm ra chúng, các thông tin tối thiểu như: tên tác giả, tên tài liệu, năm
xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Có các cách trích dẫn tài liệu tham khảo: trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và trích
dẫn của các trích dẫn.
(a) Trích dẫn trực tiếp
- Nếu có một người là tác giả: Tên tác giả và năm xuất bản (năm xuất bản để trong
ngoặc đơn). Ví dụ: Nguyễn Văn Nam (2021) cho rằng, “…”
- Nếu đồng tác giả (2 người): Tên hai tác giả và năm xuất bản (năm xuất bản để
trong ngoặc đơn). Ví dụ: Nam và Lan (2021) cho rằng, “…”
- Nếu tác giả từ 3 người trở lên: Trích dẫn lần đầu tên tất cả 3 tác giả (năm xuất
bản), trích dẫn lần thứ hai trở đi thì tên tác giả đầu tiên “và cộng sự” (năm xuất
bản).
(b) Trích dẫn gián tiếp
- Nếu có một công trình: Nếu có một tác giả: (tên tác giả, năm xuất bản); Nếu có
hai tác giả: (tên tác giả 1 và tên tác giả 2, năm xuất bản); Nếu có nhiều tác giả:
lần đầu (ghi hết tên tác giả, năm xuất bản), những lần kế tiếp (ghi tác giả chính
và cộng sự, năm xuất bản)
- Khi có nhiều công trình thì phải sắp xếp theo thứ tự năm tăng dần, sau năm là
dấu chấm phẩy (;). Ví dụ (Hoang, 1977; Nam, 1979; Minh, 2000)
(c) Trích dẫn của các trích dẫn
- Khi bạn trích dẫn ý tưởng của một tác giả, mà ý tưởng này được trích từ một tác
giả khác thì bạn phải ghi là: …(Nguyễn Văn A, 1990, trích trong Thọ, 2011).
- Chúng ta phải trích như vậy bởi vì chúng ta không đọc bản gốc của Nguyễn Văn
A mà đọc của Thọ (2011).
2.3.2. Liệt kê tài liệu tham khảo
Các tài liệu tham khảo cho tất cả các loại nguồn thông tin phải chứa một số thành phần
thiết yếu giúp người đọc theo dõi các nguồn chính xác. Nguồn thông tin gồm nguồn in
và nguồn không in. Các thành phần của nguồn in bao gồm: tác giả; năm xuất bản; tên

36

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

tác phẩm; phiên bản; nơi xuất bản; nhà xuất bản; số/trang. Nguồn không in, hay nguồn
tin điện tử, thông tin cơ bản gồm: tên tác giả (hoặc biên tập viên); tiêu đề của trang/bài
viết; tiêu đề của trang web; loại phương tiện (tạp chí điện tử, trực tuyến); ngày mà trang
web được truy cập; địa chỉ internet đầy đủ (ví dụ http://www...).
Cách liệt kê tài liệu tham khảo được trình bày như sau:
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật…..). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không
phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật….(đối với các tài
liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo
mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo thông lệ của
từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ;
- Tác giả là người Việt Nam: Xếp theo thứ tựu ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên
thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ;
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thep thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm. Ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục
và Đào tạo xếp vào vần B.
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- ( Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, ( in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản, ( dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
4. Tài liệu tham khảo là bài báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách….ghi đầy
đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên bài báo (không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiênng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)

37

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
5. Tài liệu từ các Website thì phải ghi rõ địa chỉ truy xuất đến nội dung trích dẫn và
ngày đăng xuất nội dung.
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên
trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham
khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
2.3.3. Ứng dụng phần mềm Endnote để trích dẫn
Endnote là một trong các phần mềm quản lý tài liệu tham khảo được sử dụng phổ biến
hiện nay. Endnote là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu có bản quyền của hãng Thomson
Reuter giúp lưu trữ và quản lý tài liệu trích dẫn/tài liệu tham khảo. Nói một cách đơn
giản thì phần mền Endnote giúp bạn tổ chức nghiên cứu. Nhà nghiên cứu làm việc trên
các tài liệu nghiên cứu cần các công cụ để quản lý tài liệu tham khảo của họ. Đối với
học viên cao học hay sinh viên, công cụ này giúp cho việc làm tiểu luận, bài thực hành,
khóa luận hay luận văn tốt nghiệp. Phần mềm Endnote có 4 tiện ích chính:

- Phần mềm Endnote là một công cụ tìm kiếm trực tuyến rất hữu ích. Với Endnote
bạn có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn dữ liệu trên mạng Internet và đưa
các tài liệu tham khảo về lưu trữ trong thư viện của Endnote một cách dễ dàng.
Endnote cũng có thể giúp bạn xuất dữ liệu để lưu trữ tại các dịch vụ trực tuyến
và các cơ sở dữ liệu.
- Endnote là một kho dữ liệu tham khảo với các chức năng lưu trữ, quản lý, tìm
kiếm tài liệu tham khảo cho thư viện tài liệu tham khảo của cá nhân người sử
dụng.
- Sử dụng phần mềm Endnote cho phép người sử dụng trích dẫn trực tiếp tài liệu
tham khảo vào file word.
- Endnote có thể giúp bạn tạo danh mục tài liệu tham khảo và bản thảo yêu cầu
định dạng của nhà xuất bản.
Phần hướng dẫn sau đây là dành cho phiên bản EndNote X9 dùng trong MS Word 2010.
Chúng ta hãy cùng lướt qua từng tính năng chính của Endnote:
(a) Chức năng tìm kiếm

38

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Endnote được thiết kế giúp bạn tìm thông tin học thuật, đặc biệt là các tài liệu nghiên
cứu. Bạn có thể tìm thấy các tệp PDF trực tiếp trong Endnote bằng cách kết nối dịch vụ
để cơ sở dữ liệu trực tuyến của bạn lựa chọn. Trình đọc PDF tích hợp cho phép bạn đọc,
chú thích và làm nổi bật tài liệu nghiên cứu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn
cũng có thể liên kết ứng dụng với các danh mục bạn chọn cho chức năng tìm kiếm, do
đó, sẽ tìm thấy chính xác những gì bạn cần. Endnote có thể sử dụng các cơ sở dữ liệu
này để tìm kiếm và cập nhật các trích dẫn chưa hoàn chỉnh trong thư viện của bạn.
(b) Chức năng lưu trữ
Khi bạn có thông tin bạn cần, Endnote giúp bạn lưu trữ thông tin đó bằng cách cho phép
bạn thu thập các loại thông tin cụ thể (liên kết, PDF, tài liệu tham khảo, phương tiện,
vv) vào một hệ thống có tổ chức. Bạn cũng có thể đặt đồng trên một thư mục nhất định
để tự động nhập tệp PDF, duy trì cấu trúc thư mục hiện có và tự động đổi tên và áp dụng
siêu dữ liệu cho các tập khi bạn nhập chúng. Các tính năng tìm kiếm mạnh mẽ cho phép
bạn tìm kiếm toàn bộ cơ sở dữ liệu của mình trong vài giây. Bạn có thể tạo các nhóm
để tổ chức nghiên cứu của mình theo dự án hoặc chủ đề và bạn cũng có thể tạo ác “nhóm
thông minh” để tự động phân loại trích dẫn khi chúng được thêm vào thư viện của bạn.
(c) Tạo danh mục tài liệu tham khảo
Chức năng thứ ba của Endnote là tạo danh mục tài liệu tham khảo. Ứng dụng cho phép
bạn định dạng lại các trích dẫn của mình theo bất kỳ kiểu nào bạn chọn và nó tích hợp
với trang Microsoft Word để bạn có thể dễ dàng chèn các trích dẫn trong khi bạn viết
bản thảo của mình.
(d) Chia sẻ nghiên cứu
Endnote cũng có các chức năng chia sẻ tích hợp cho phép các đồng nghiệp của bạn
không chỉ đọc mà còn chỉnh sửa các tài liệu tham khảo của bạn và các nhóm.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ

39

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Đạo đức trong nghiên cứu

Đạo văn trong nghiên cứu Plagiarism

Trích dẫn Citation

Tính cộng đồng Communalism

Tính phổ biến Universalism

Tính không vị lợi Disinterested humility

Tính độc đáo Originality

Tính hoài nghi Skepticism

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Tại sao nhà nghiên cứu phải trích dẫn? Trích dẫn đóng vai trò gì trong nghiên
cứu khoa học?
2. Trình bày các phương pháp viết trích dẫn trong bài nghiên cứu.
3. Trình bày sự khác nhau giữa trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo.
4. Viết một đoạn văn về chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng trích dẫn và tài liệu
tham khảo.

40

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 3. Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả tầm quan trọng của việc xác định đúng vấn đề nghiên cứu
2. Giải thích vấn đề nghiên cứu thông qua các bước cụ thể
3. Mô tả các tiêu chí của ý tưởng nghiên cứu trong kinh doanh
4. Mô tả giả thuyết nghiên cứu và các bước xác lập giả thuyết nghiên cứu
5. Xác định tên đề tài nghiên cứu phù hợp với ý tưởng nghiên cứu

B. NỘI DUNG
3.1. Ý tưởng nghiên cứu

3.2. Xác định vấn đề nghiên cứu

3.3. Xác lập giả thuyết nghiên cứu

3.4. Phạm vi nghiên cứu và cách xác định tên đề tài

3.1. Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU


Trước khi bắt đầu nghiên cứu, bạn cần có ít nhất ý tưởng nào đó về điều bạn muốn làm.
Điều này có lẽ khó nhất, và quan trọng nhất vì nó là một phần trong dự án nghiên cứu
của bạn. Ý tưởng nghiên cứu (research idea) là những ý tưởng ban đầu về vấn đề nghiên
cứu, ý tưởng ban đầu này tiếp tục tìm kiếm khe hổng nghiên cứu để nhận dạng vấn đề
nghiên cứu (Thọ, 2011). Hình thành và làm sáng tỏ chủ đề nghiên cứu là điểm khởi đầu
dự án nghiên cứu (P. G. Ghauri & Gronhaug, 2005). Một khi đã rõ về điều này, bạn có
thể chọn lựa chiến lược nghiên cứu, những kỹ thuật thu thập dữ liệu và phân tích thích
hợp nhất. Quá trình hình thành và làm sáng tỏ ý tưởng nghiên cứu sẽ tiêu tốn thời gian
và dễ làm bạn bế tắc (Saunders, Lewis, & Thornhill, 2010a). Tuy nhiên, nếu không dành
thời gian cho giai đoạn này bạn sẽ khó có thể đạt được một dự án thành công (Raimond,
1993).

41

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Một số khái niệm trong nghiên cứu chúng ta cần phân biệt. Ý tưởng nghiên cứu là những
ý tưởng ban đầu về vấn đề nghiên cứu. Từ những ý tưởng ban đầu này chúng ta tiếp tục
tìm khe hổng nghiên cứu để nhận dạng vấn đề nghiên cứu. Khi nhận dạng được vấn đề
nghiên cứu thì nhà nghiên cứu cần xác định rõ nghiên cứu cái gì và đó là mục tiêu
nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu được viết dưới dạng tổng quát và cụ thể. Mục tiêu
nghiên cứu cụ thể được viết dưới dạng câu hỏi là câu hỏi nghiên cứu. Khi xác định được
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, chúng ta dựa vào câu hỏi nghiên cứu để quyết định
phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. Nếu câu hỏi nghiên cứu cần phải dùng
phương pháp quy nạp và định tính, chúng ta cần thiết kế nghiên cứu để thu thập dữ liệu
trả lời câu hỏi nghiên cứu. Nếu câu hỏi nghiên cứu cần phương pháp suy diễn và định
lượng, chúng ta tiếp tục thực hiện tổng kết nghiên cứu để xây dựng cơ sở giả thuyết để
trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đề ra và tập hợp các giả thuyết theo một hệ thống nào
đó, thì đó là mô hình nghiên cứu (Thọ, 2011). Mối quan hệ giữa ý tưởng, vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được mô tả qua hình 3.1.

Ý tưởng nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu


Câu hỏi nghiên cứu

QUY NẠP – ĐỊNH TÍNH SUY DIỄN – ĐỊNH LƯỢNG


Thiết kế nghiên cứu Cơ sở lý thuyết
Mô hình, giả thuyết
Thiết kế nghiên cứu

Hình 3.1 Độ rộng của ý tưởng, vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Nguồn: (Thọ, 2011)
3.1.1. Hình thành ý tưởng nghiên cứu
Một số sinh viên ngành kinh doanh và quản lý được kỳ vọng sẽ nghĩ ra và chắt lọc
những ý tưởng nghiên cứu của riêng họ hoặc được cung cấp một ý tưởng nghiên cứu
bởi giảng viên hướng dẫn. Ở những giai đoạn nghiên cứu ban đầu, họ sẽ chắt lọc ý

42

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

tưởng này thành một ý tưởng rõ ràng và khả thi. Nếu bạn chưa được cung cấp ý tưởng
nghiên cứu ban đầu, có một loại kỹ thuật có thể sử dụng để tìm kiếm và lựa chọn một
chủ đề mà bạn sẽ thích nghiên cứu. Chúng ta có thể coi những kỹ thuật ấy chủ yếu giúp
tư duy hợp lý và những kỹ thuật bao hàm nhiều tư duy sáng tạo. Bảng 3.1 mô tả tư duy
hợp lý và tư duy sáng tạo.

Bảng 3.1 Những kỹ thuật thường được sử dụng để hình thành và chắt lọc các ý
tưởng nghiên cứu
Tuy duy hợp lý Tư duy sáng tạo
- Khảo sát những điểm mạnh và sở - Lưu sổ các ý tưởng
thích của bạn - Khám phá quan tâm cá nhân nhờ
- Nhìn lại những chủ đề công trình sử dụng những công trình đã qua
đã qua - Biểu đồ liên kết hình cây
- Thảo luận - Động não (Brainstorming)
- Tìm kiếm tài liệu
Nguồn: (Saunders et al., 2010b)

(a) Tư duy hợp lý


- Khảo sát những điểm mạnh và sở thích của bạn: Thật quan trọng bạn phải chọn
một chủ đề mà bạn sẽ làm tốt và nếu có thể, đã có một số kiến thức học thuật về
nó. Jankowicz (2005) gợi ý một cách thực hiện điều này là xem những môn học
mà bạn được điểm cao. Hầu hết những bài viết này cũng là những chủ đề mà bạn
thích thú. Chúng sẽ cung cấp cho bạn một lĩnh vực để tìm kiếm và phát hiện ý
tưởng nghiên cứu. Ngoài ra, trong hoạt động đọc tài liệu, bạn có thể tập trung
chính xác hơn vào loại ý tưởng mà bạn muốn tiến hành nghiên cứu.
- Nhìn lại những chủ đề công trình đã qua: Nhiều sinh viên thấy việc xem xét
những công trình cũ là một cách hữu ích để hình thành những ý tưởng nghiên
cứu. Sinh viên có thể tham khảo danh mục những nghiên cứu trước qua thư viện
của trường đại học. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ở mức độ đạt chưa có chất
lượng cao.
- Thảo luận: Thảo luận với giảng viên đại học là một trong những nguồn tốt để có
ý tưởng nghiên cứu. Giảng viên hướng dẫn thường sẽ có những ý tưởng cho dự

43

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

án khả thi của sinh viên, mà họ hài lòng khi thảo luận với bạn. Ngoài ra, các ý
tưởng có thể đạt được qua việc nói chuyện với những nhà nghiên cứu thực hành
và các nhóm chuyên gia (Gill & Johnson, 2002).
- Tìm kiếm tài liệu: Tìm kiếm tài liệu là một phần trong thảo luận của bạn, có lẽ
cũng cần tham khảo các nghiên cứu liên quan. Sharp, Peters, and Howard (2017)
đã thảo luận những dạng tài liệu được sử dụng đặc biệt cho việc hình thành các
ý tưởng nghiên cứu. Những loại nghiên cứu này bao gồm: (1) các bài viết trên
những tờ báo học thuật và chuyên sâu; (2) các báo cáo; và (3) các loại sách.
(b) Tư duy sáng tạo
- Lưu sổ các ý tưởng: Một trong những kỹ thuật sáng tạo tất cả chúng ta đều sử
dụng là lưu giữ một cuốn sổ các ý tưởng. Điều này chỉ để viết lại bất cứ ý tưởng
nghiên cứu đáng chú ý bạn nghĩ đến, và cũng quan trọng không kém, những điều
lóe lên trong tư duy của bạn. Sau đó bạn có thể theo đuổi ý tưởng bằng cách sử
dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo.
- Khám phá quan tâm cá nhân nhờ sử dụng những công trình đã qua: Một cách
khác để hình thành ý tưởng đề tài khả thi là khai thác những sở thích cá nhân của
bạn. Để thực hiện điều này, Raimond (1993) gợi ý rằng, bạn nên: (1) lựa chọn
sáu dự án mà bạn thích; (2) đối với mỗi dự án này, hãy ghi lại những suy nghĩ
đầu tiên khi trả lời ba câu hỏi: điều gì lôi cuốn bạn về đề tài? Điều gì hay về đề
tài? Và tại sao đề tài này hay?; (3) lựa chọn ba đề tài bạn không thích; và (4) đối
với mỗi đề tài này, hãy ghi lại những cảm nghĩ đầu tiên của bạn khi trả lời ba câu
hỏi: bạn không thích điều gì về đề tài này? Đề tài kém ở điều gì? Và tại sao đề
tài lại kém?
- Biểu đồ liên kết hình cây: Biểu đồ hình cây có lẽ tỏ ra hữu hiệu trong việc hình
thành chủ đề nghiên cứu. Ở ví dụ này, công dụng của chúng tương đương với
lập sơ đồ “mind map”, ở đó bắt đầu với một khái niệm rộng để hình thành tiếp
những chủ đề (thường cụ thể hơn). Mỗi chủ đề này hình thành một nhánh riêng,
từ đó bạn có thể hình hành những nhánh chi tiết hơn, xa hơn. Khi bạn đi theo các
nhánh phụ này, những ý tưởng cũng được hình thành thêm và được ghi lại.
Những ý tưởng này sau đó có thể được xem xét, và một số ý tưởng được chọn
lọc và kết hợp để cung cấp một ý tưởng nghiên cứu (Sharp et al., 2017).

44

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Động não (Brainstorming): Kỹ thuật động não đã được giới thiệu là một kỹ thuật
giải quyết vấn đề trong nhiều khóa học kinh doanh và quản lý, có thể được sử
dụng để hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu. Nó được tiến hành tốt
nhất với một nhóm người, mặc dù bạn có thể tự động não. Để động não, Moody
(1998) gợi ý bạn nên: (1) xác định vấn đề của bạn, nghĩa là, những loại ý tưởng
bạn quan tâm càng chính xác càng tốt; (2) yêu cầu những đề xuất liên quan đến
vấn đề; (3) ghi lại tất cả những đề xuất, quan sát những quy luật như: mọi đề xuất
sẽ không bị phê bình hay đánh giá trước khi tất cả những ý tưởng đã được xem
xét; tất cả những gợi ý, cho dù kỳ lạ đến đâu cũng nên được ghi lại và xem xét;
nên ghi lại càng nhiều đề xuất càng tốt; (4) đánh giá lại tất cả những đề xuất và
khám phá hàm ý của nó; và (5) phân tích danh sách những đề xuất, xác định đề
xuất nào là ý tưởng nghiên cứu hấp dẫn nhất đối với bạn và tại sao.
3.1.2. Chọn lọc những ý tưởng nghiên cứu
Một phương pháp đặc biệt hữu ích trong việc chắt lọc các ý tưởng nghiên cứu là kỹ
thuật Delphi. Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng một nhóm người tham gia hoặc quan
tâm đến ý tưởng nghiên cứu, để hình thành và chọn lựa một ý tưởng nghiên cứu cụ thể
hơn (Robson, 2002). Để kỹ thuật này, bạn cần thực hiện các bước sau: (1) Tóm tắt cho
các thành viên của nhóm về ý tưởng nghiên cứu; (2) Sau khi phổ biến xong, khuyến
khích các thành viên nhóm làm sáng tỏ và tìm thêm thông tin phù hợp; (3) Yêu cầu mỗi
thành viên của nhóm, kể cả người khởi nguồn ý tưởng nghiên cứu, hình thành một cách
độc lập ba ý tưởng nghiên cứu cụ thể, dựa trên ý tưởng đã được mô tả (có thể yêu cầu
họ đưa ra biện minh cho những ý tưởng cụ thể của họ); (4) Thu thập những ý tưởng
nghiên cứu theo dạng chưa biên tập và chưa có tác giả, và phân phát chúng cho tất cả
các thành viên của nhóm; (5) Lặp lại chu kỳ của quá trình (bước 2 đến bước 4) để các
thành viên bình luận về ý tưởng nghiên cứu, và xem lại những đóng góp của họ liên
quan đều những người khác vừa nói; và (6) Tiếp tục lặp lại quy trình cho đến khi tất cả
đạt được sự đồng thuận. Những quá trình này tuân theo một dạng thức tương tự (bước
2 đến bước 4) hoặc sử dụng thảo luận, biểu quyết.
Ngay cả khi bạn đã được cung cấp một ý tưởng nghiên cứu, thì vẫn cần thiết phải chắt
lọc nó để chuyển thành một đề tài nghiên cứu, quá trình này gọi là nghiên cứu sơ bộ
(Smith & Dainty, 1991). Đối với một ý tưởng nghiên cứu, giai đoạn này chỉ là tổng lược

45

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

một số tài liệu, kể cả các tài liệu thời sự. Điều này có thể được nghĩ như sự lặp lại đầu
tiên của việc bình luận các nghiên cứu của bạn. Trong một số trường hợp, những nhân
vật tiềm ẩn có tầm quan trọng trong nghiên cứu của bạn cũng có thể đem đến sự hiểu
biết. Nếu bạn đang có kế hoạch tiến hành nghiên cứu của bạn trong một tổ chức, điều
quan trọng cần hiểu thấu đáo về tổ chức của bạn (Kervin, 1999). Tuy nhiên, cho dù bạn
chọn những kỹ thuật nào thì mục đích cơ bản là đạt được một hiểu biết sâu hơn về vấn
đề nghiên cứu, để có thể chắt lọc câu hỏi nghiên cứu của bạn.
Việc tích hợp các ý tưởng từ những kỹ thuật này là thiết yếu, để nghiên cứu của bạn có
một hướng đi rõ ràng, và không chứa đựng sự không cân xứng giữa mục tiêu và báo
cáo đề tài cuối cùng của bạn. Jankowicz (2005) đề xuất một qúa trình tích hợp mà các
sinh viên thấy hữu ích nhất. Ông gọi quá trình này là “phát triển và thu hẹp”. Nó bao
gồm đầu tiên là phân loại mỗi ý tưởng nghiên cứu vào lĩnh vực của nó, sau đó vào
chuyên ngành, và cuối cùng vào khía cạnh chính xác bạn thích thú. Quá trình này mô
tả ngày càng chi tiết về ý tưởng nghiên cứu.
3.2. XÁC DỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một trong những tiêu chuẩn then chốt của một nghiên cứu thành công là bạn có thể rút
ra được những kết luận rõ ràng từ những dữ liệu thu thập được hay không. Mức độ mà
bạn có thể thực hiện điều đó phần lớn được xác định bởi sự rõ ràng trong việc đặt những
câu hỏi nghiên cứu của bạn. Việc xác định những câu hỏi nghiên cứu khá giống như
việc hình thành ý tưởng nghiên cứu, là công việc không dễ dàng. Quan trọng là câu hỏi
phải đủ hàm ý để hình thành dạng đề tài nhất quán với những tiêu chuẩn mong đợi
(Saunders et al., 2010b).
Theo Kothari (2004), nghiên cứu một vấn đề đề cập đến một số khó khăn trong kinh
nghiệm của nhà nghiên cứu trong bối cảnh của lý thuyết hay tình huống thực tế và muốn
thu được một giải pháp cho chúng. Mặc dù mỗi bước trong tiến trình nghiên cứu đều
quan trọng nhưng bước xác định vấn đề luôn là quan trọng nhất bởi vì chỉ khi nào vấn
đề nghiên cứu đã được xác định rõ ràng thì nghiên cứu mới được thiết kế và tiến hành
một cách hợp lý. Việc xác định vấn đề không chính xác là nguyên nhân dẫn đến thất bại
của nghiên cứu (Huy & Anh, 2012). Vấn đề nghiên cứu là vấn đề mà nhà nghiên cứu
đặt ra như là một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được giải quyết (Khai, 2012).

46

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Vấn đề nghiên cứu xuất phát từ những vấn đề gặp phải trong thực tế mà chưa tìm ra lời
giải thích thích hợp từ các lý thuyết đã có hoặc những “lỗ hỏng” (gap) trong các lý
thuyết hiện tại. Người nghiên cứu phải làm quen với các lý thuyết, tài liệu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu được lựa chọn. Nghiên cứu cần tổng hợp, xem xét (review) hai loại
tài liệu, (1) tài liệu liên quan đến các khái niệm lý thuyết (concepts) và (2) những tài
liệu là những nghiên cứu thực chứng (empirical literature) được thực hiện trước đây
liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề xuất. Về cơ bản, kết quả của việc tóm tắt tổng quan
tài liệu là kiến thức về những dữ liệu, tài liệu cần cho mục đích thực hiện nghiên cứu,
từ đó giúp người nghiên cứu có thể cụ thể hoá vấn đề nghiên cứu của mình trong một
bối cảnh có ý nghĩa. Sau đó, người nghiên cứu phát biểu vấn đề nghiên cứu càng cụ thể
càng tốt, bước này là bước quan trọng nhất trong tiến trình nghiên cứu. Vấn đề nghiên
cứu cần phải được phát biểu một cách không mập mờ (unambiguous) để phân biệt dữ
liệu phù hợp và những dữ liệu không phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu quyết định dữ liệu
nào cần phải thu nhập, đặc tính phù hợp của dữ liệu, những mối quan hệ cần khám phá,
lựa chọn công cụ phân tích sẽ được sữ dụng, lựa chọn công cụ dùng trong việc khám
phá các mối quan hệ này và hình thức báo cáo cuối cùng của nghiên cứu. Bên cạnh đó,
các vấn đề thực tế tại “thị trường” cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vấn
đề nghiên cứu, chính những vấn đề thực tế diễn ra là vấn đề cần phải nghiên cứu.
3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Một đề tài nghiên cứu có thể bắt đầu với một câu hỏi nghiên cứu chung rồi hình thành
nhiều câu hỏi nghiên cứu chi tiết hơn. Các mục tiêu thường được chấp nhận bởi cộng
đồng nghiên cứu, khi có chứng cứ đảm nhận rõ ràng về mục đích và phương hướng của
người nghiên cứu (Saunders et al., 2010b). Mục tiêu nghiên cứu là phát biểu tổng quát
về kết quả mà ta mong muốn đạt được sau quá trình nghiên cứu (Khai, 2012). Để làm
rõ bản chất của mục tiêu nghiên cứu, ta đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như: tại sao ta
phải thực hiện nghiên cứu này? Qua nghiên cứu này, ta hi vọng đạt được điều gì? Thông
thường các nhà nghiên cứu phát biểu mục tiêu nghiên cứu ở dạng tổng quát (overall
research objective) và mục tiêu cụ thể (specific objectives) (Thọ, 2011). Tuy nhiên,
Kumar (2018) lại phân loại bằng cách chia ra hai mục tiêu là mục tiêu chính (main
objectives) và mục tiêu phụ (sub-objectives). Mục tiêu tổng quát là phát biểu về kỳ vọng
mà nhà nghiên cứu mong muốn đạt được khi nghiên cứu theo ý nghĩa tổng quát nhất.

47

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Mục tiêu tổng quát được chia nhỏ ra và cụ thể hóa thành những mục tiêu chi tiết hơn,
liên kết với nhau một cách hợp lý, được gọi là mục tiêu cụ thể. Khai (2012) cho rằng
mục tiêu cụ thể nên chỉ ra một cách hệ thống các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu,
vốn đã được xác định trong quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, và là những yếu tố
chủ yếu được giả định gây ra ảnh hưởng hoặc tác động tới vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu
cụ thể cũng là những mục tiêu mà ta phải đạt được khi kết thúc quá trình nghiên cứu.
3.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu một vấn đề là tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Do vậy đặt câu hỏi là cách
tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu. Sau khi xác định được chủ đề nghiên cứu và
lựa chọn hướng nghiên cứu, công việc quan trọng tiếp theo là đặt câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi cụ thể mà công trình nghiên cứu cần phải trả lời. Đó là
những câu hỏi ướng tới tri thức chưa biết nhưng cần được biết (Thắng, 2019). Một cạm
bẫy mà bạn phải tránh bằng mọi giá là đưa ra những câu hỏi nghiên cứu không đem lại
kiến thức mới (xem bảng 3.2). Điều này nổi lên câu hỏi về mức độ tham khảo tài liệu
liên quan của bạn. McNiff and Whitehead (2000) đưa ra quan niệm rằng, câu hỏi nghiên
cứu có thể không xuất hiện cho đến khi quá trình nghiên cứu đã bắt đầu, và đó là một
phần của quá trình “sáng tỏ dần”. Thường là điểm khởi đầu hữu ích khi viết những câu
hỏi nghiên cứu, là bắt đầu bằng một câu hỏi nghiên cứu tiêu điểm chung xuất phát từ ý
tưởng nghiên cứu. Điều này có thể dẫn đến một số câu hỏi chi tiết hơn, hay xác định
những mục tiêu nghiên cứu. Để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu, Clough and Nutbrown
(2012) đã nói về nguyên tắc búp bê Nga. Điều này có nghĩa lấy ý tưởng nghiên cứu và
“chia nhỏ những câu hỏi nghiên cứu từ phát biểu ban đầu thành những phần bớt dần
mức độ phức tạp và khó hiểu, cho đến khi phần cốt lõi nhất – tâm điểm – của câu hỏi
có thể được diễn tả cũng giống như việc búp bê Nga được tháo ra để phát hiện búp bê
xinh xắn ở trung tâm”.

Bảng 3.2 Những ví dụ về các ý tưởng nghiên cứu và những câu hỏi nghiên cứu
tiêu điểm phát sinh
Ý tưởng nghiên cứu Những câu hỏi nghiên cứu trọng điểm chung
Quảng cáo và các mức giá Việc chiếu một chiến dịch quảng cáo trên ti vi được
chia sẻ thiết kế nhằm nâng cao hình ảnh của một công ty, có
ảnh hưởng đến mức giá chia sẻ như thế nào?

48

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Tuyển dụng việc làm thông Việc tuyển dụng nhân viên mới thông qua internet
qua internet hiệu quả như thế nào so với những phương pháp
truyền thống?
Việc sử dụng mùi hương như Việc sử dụng những mùi hương cụ thể trong các siêu
một công cụ tiếp thị thị tác động đến hành vi của người mua như thế nào?
Việc sử dụng hoạt động ngân Sự tăng trưởng của hoạt động ngân hàng qua internet,
hàng internet đã có ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng các chi
nhánh như thế nào?
Nguồn: (Saunders et al., 2010b)
Xác định câu hỏi nghiên cứu là công việc ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng
nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu chưa dành đủ thời gian và công sức để phát triển câu
hỏi nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu chưa nêu rõ câu hỏi nghiên cứu hoặc câu
hỏi nghiên cứu chung chung, không có khả năng định hướng cho đề tài nghiên cứu. Đặc
biệt, sai lầm phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế và quản lý hiện nay còn có sự lẫn
lộn giữa câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý (Thắng, 2019).
Nghiên cứu suy cho cùng cũng giúp giải quyết vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều vấn
đề thực tiễn có thể được giải quyết nhanh chóng mà không nhất thiết cần phải tiến hành
nghiên cứu. Đó là những vấn đề mà kinh nghiệm, linh cảm, hay hiểu biết sẵn có của
nhà quản lý đã đủ để ra quyết định phù hợp. Nghiên cứu chỉ cần thiết đối với những vấn
đề cần có tri thức mới để xây dựng giải pháp phù hợp. Đề tài nghiên cứu khoa học
không trực tiếp giải quyết vấn đề thực tiễn mà chỉ phát hiện, kiểm định tri thức mới để
từ đó giúp nhà quản lý giải quyết những vấn đề thực tiễn. Như vậy, câu hỏi quản lý và
câu hỏi nghiên cứu khác nhau. Bảng 3.3 dưới đây so sánh hai loại câu hỏi này.
Bảng 3.3 So sánh câu hỏi quản lý và câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi quản lý Câu hỏi nghiên cứu

Làm thế nào để nâng cao sự Văn hóa tổ chức ảnh hưởng như
gắn kết của nhân viên ? thế nào tới sự gắn kết của nhân
viên?

49

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Ví dụ Có nên cấm giáo viên phổ Học sinh học thêm có phát triển tốt
thông dạy thêm hay không? hơn về trí tuệ, cảm xúc, chuẩn mực
giá trị không?

Trọng tâm Hướng tới giải pháp giải quyết Hướng tới tri thức mới (hiểu biết
vấn đề thực tiễn về mối quan hệ giữa các nhân tố,
về quy luật)

Định dạng Câu hỏi dưới dạng quyết định Câu hỏi dưới dạng các nhân tố và
và hành động của nhà quản lý mối quan hệ giữa chúng (nhân tố
(làm thế nào? Giải pháp gì…?) A và B có quan hệ như thế nào?)

Cơ sở Câu hỏi được đặt ra dựa trên Câu hỏi đặt ra dựa trên khoảng
vấn đề thực tiễn và bối cảnh cụ trống tri thức
thể

Đánh giá kết Câu hỏi chỉ có thể có kết quả Câu hỏi có thể có kết quả (câu trả
quả dựa trên thực tiễn vận hành các lời) với mức độ tin tưởng cao dựa
giải pháp vào dữ liệu được thu thập
Nguồn: (Thắng, 2019)
Những câu hỏi quản lý thường cụ thể cho một đối tượng hoặc mang tính thời sự được
nhiều người quan tâm vào từng thời điểm. Câu hỏi nghiên cứu chỉ liên quan đến những
thông tin, hoặc quy luật chúng ta chưa biết hoặc chưa hiểu rõ mà thôi. Nếu coi câu hỏi
quản lý là xuất phát điểm của chủ đề nghiên cứu thì công việc tiếp theo là chuyển hóa
các câu hỏi quản lý này thành câu hỏi nghiên cứu. Đó là quá trình chuyển hóa câu hỏi
về hành động (làm thế nào) thành câu hỏi về tri thức (những gì chưa biết hoặc chưa hiểu
rõ). Hình 3.2 minh họa quy trình này.

1. Giới hạn,
cụ thể hóa câu
hỏi quản lý

2. Xác định
5. Đặt câu hỏi những tri thức
Không
nghiên cứu cần có

50

3. Tổng quan –
4. Kiểm tra tính xác định khoảng
khả thi
Downloaded trống tri thức
by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)
lOMoARcPSD|33181995

Hình 3.2 Quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu
Nguồn: (Thắng, 2019)

3.3. XÁC LẬP GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


Một yếu tố quan trọng để thiết lập đề tài nghiên cứu là việc xác lập giả thuyết nghiên
cứu. Tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu nằm ở khả năng mang lại chiều hướng,
tính đặc thù và trọng tâm cho đề tài nghiên cứu. Giả thuyết giúp nhà nghiên cứu biết
được thông tin cụ thể nào cần thu thập và vì vậy giúp đi đúng vào trọng tâm hơn
(Nguyên, 2008).
Có nhiều khái niệm khác nhau về giả thuyết nghiên cứu. Kumar (2018) cho rằng giả
thuyết là một nhận định thăm dò mà tính hợp lệ của nó chưa xác định, và trong hầu hết
các trường hợp, giả thuyết chỉ ra một quan hệ giữa hai hay nhiều biến. Giả thuyết là câu
trả lời dự kiến cho các câu hỏi nghiên cứu vì chưa được kiểm định (Thọ, 2011).
Kerlinger (1986) thì cho rằng giả thuyết là một mệnh đề phỏng đoán về mối quan hệ
giữa hai hay nhiều biến số. Theo Bailey (2008), giả thuyết là mệnh đề được phát biểu
dưới hình thức có thể kiểm chứng được và điều đó tiên đoán mối quan hệ đặc thù giữa
hai hay nhiều biến số. Còn Khai (2012), giả thuyết nghiên cứu là một giả định được xây
dựng trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu và những lý thuyết liên quan, để thông qua
nghiên cứu có thể kiểm định tính hợp lý hoặc những hệ quả của nó. Giả thuyết được
xây dựng dựa trên kinh nghiệm của ta đối với vấn đề nghiên cứu nhằm giải thích cho
vấn đề nghiên cứu và giả thuyết cần phải được kiểm chứng. Từ những khái niệm trên,
rõ ràng giả thuyết gồm có các đặc tính sau: (1) giả thuyết phải là một mệnh đề có tính
định hướng; (2) tính xác thực của giả thuyết chưa được biết đến; và (3) trong hầu hết
các trường hợp, xác định mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến số.
Ví dụ:

51

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của nhân viên
Ngân hàng BIDV trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh ?
Giả thuyết nghiên cứu: Giao tiếp với đồng nghiệp có tác động cùng chiều với chia sẻ
tri thức của nhân viên Ngân hàng BIDV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu là một bước quan trọng vì chúng nó sẽ giúp ta xác định
tiêu điểm của vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết giúp ta thiết lập quan hệ với câu hỏi nghiên
cứu bằng cách đưa ra một phát biểu mà ta phải tìm ra quan hệ giữa các biến và phải
kiểm định lại phát biểu đó. Điều này có nghĩa là mọi công việc trong quá trình nghiên
cứu tiếp theo sẽ xoay quanh vấn đề này. Và mục đích của cả quá trình nghiên cứu sẽ
kiểm định tính hợp lý của giả thuyết. Giả thuyết nghiên cứu có liên quan mật thiết với
câu hỏi nghiên cứu. Một câu hỏi nghiên cứu có thể có nhiều giả thuyết nghiên cứu.
Theo Khai (2012) trong nghiên cứu, giả thuyết đóng một vai trò quan trọng như: (1)
hướng dẫn, định hướng nghiên cứu; (2) xác minh các sự kiện nào là phù hợp, và không
phù hợp với nghiên cứu; (3) đề xuất các dạng nghiên cứu thích hợp nhất; và (4) cung
cấp khung sườn để định ra các kết luận về kết quả nghiên cứu. Một giả thuyết tốt thỏa
mãn đầy đủ ba điều kiện sau đây: (i) phù hợp với mục tiêu của nó; (ii) có thể kiểm định
được và (iii) tốt hơn các gải thuyết cạnh tranh khác.
Khi viết giả thuyết, nên được viết dưới dạng một câu khẳng định, đơn giản, cụ thể và rõ
ràng về khái niệm. Để dễ dàng kiểm định, giả thuyết nên bao hàm chỉ một ý tưởng duy
nhất, mang tính đơn hướng, có nghĩa là chỉ phát biểu về một quan hệ duy nhất giữa các
biến số. Phát biểu của giả thuyết thường phải phù hợp với lý thuyết hoặc với quy luật
chung mà ta quan sát thấy trên thực tiễn trong trường hợp không có lý thuyết nền. Giả
thuyết cũng phải tạo ra khả năng kiểm định được thông qua quá trình thu thập dữ liệu
và phân tích dữ liệu. Chính vì vậy, các khái niệm mà giả thuyết đưa ra phải có khả năng
đo lường để có thể áp dụng các kiểm định thông kê cần thiết.
Chúng ta có thể thực hiện những công việc sau đây để xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
(a) Thảo luận với bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu
về vấn đề nghiên cứu, nguồn gốc của nó và mục tiêu cụ thể của việc tìm ra lời
giải đáp.
(b) Khảo sát những thông tin, dữ liệu sẵn có về vấn đề nghiên cứu .

52

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

(c) Khảo sát những nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan, hoặc những
nghiên cứu tương tự đã được thực hiện ở những địa phương/quốc gia khác.
(d) Thông qua quan sát và phán đoán của riêng chúng ta về vấn đề nghiên cứu, hoặc
qua việc lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
3.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TÊN ĐỀ TÀI
3.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có nhiều loại phạm vi
được đặt ra để xem xét như: phạm vi thời gian; phạm vi về quy mô mẫu khảo sát, phạm
vi giới hạn mục tiêu nghiên cứu,vv. Khi người nghiên cứu xác định được giới hạn hợp
lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu,
tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Tuy nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi
nghiên cứu, người nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn
khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học. Những phạm vi
đó là:
- Phạm vi thời gian: giới hạn phạm vi quãng thời gian quan sát diễn tiến của sự
kiện.
- Phạm vi quy mô mẫu khảo sát: Toàn bộ không gian chứa đựng mẫu khảo sát
được gọi là khách thể nghiên cứu. Chẳng hạn, trong các nghiên cứu về cải cách
hành chính, thì khách thể nghiên cứu là tất cả các cơ quan hành chính. Tuy nhiên,
người nghiên cứu không thể và cũng không cần thiết khảo sát tất cả các cơ quan
hành chính, mà chỉ cần khảo sát một số cơ quan hành chính nào đó thôi. Đó chính
là mẫu khảo sát (Đàm, 2009a).
- Phạm vi giới hạn mục tiêu nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu có thể rất rộng,
nhưng do hạn chế về quỹ thời gian và về các nguồn lực, người nghiên cứu có thể
giới hạn một phần mục tiêu nghiên cứu để nghiên cứu. Phần còn lại sẽ làm tiếp
khi bản thân có điều kiện, hoặc có các đồng nghiệp chia sẻ những mối quan tâm
về mục tiêu nghiên cứu đó.
3.4.2. Cách xác định tên đề tài nghiên cứu
Mỗi nghiên cứu đều có tên của nó. Tên của đề tài nghiên cứu là sự tóm lược một cách
chính xác vấn đề mà ta quan tâm nghiên cứu. Đặt tên đề tài nghiên cứu là một việc hiển
nhiên đối với nhà nghiên cứu (Khai, 2012). Tên đề tài nghiên cứu phải phản ánh cô

53

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. Tên đề tài khoa học khác với tên của tác
phẩm văn học hoặc những bài luận chiến. Tên một tác phẩm văn học hoặc một bài luận
chiến có thể mang những ý ẩn dụ sâu xa. Còn tên của một đề tài khoa học thì chỉ được
mang một nghĩa của vấn đề nghiên cứu, không được phép hiểu theo hai hoặc đa nghĩa
(Đàm, 2009b).
Tên đề tài nghiên cứu được ghi vào trang bìa của đề cương nghiên cứu và báo cáo
nghiên cứu. Trong phần viết đặt vấn đề nghiên cứu, sau khi giới thiệu lý do chọn đề tài,
nhà nghiên cứu thường đề xuất ngay tên đề tài. Hiện chưa có tài liệu nào quy định chặt
chẽ cách đặt tên đề tài. Thông thường, tên đề tài là một cụm từ ngắn gọn, cô đọng, súc
tích, rõ nghĩa, đơn nghĩa. Tên đề tài nghiên cứu được xem là tốt khi mà ta đọc tên đề tài
và hiểu ngay tác giả muốn nghiên cứu vấn đề gì, nghiên cứu để làm gì, nghiên cứu ở
đâu và không còn điều gì phải hỏi hay làm rõ thêm (Khai, 2012). Một số lưu ý khi đặt
tên đề tài nghiên cứu: (1) tên phải ngắn, gọn; (2) phải thể hiện vấn đề nghiên cứu; (3)
phải thể hiện mục tiêu nghiên cứu; (4) phải thể hiện đơn vị nghiên cứu; và (5) phải thể
hiện phạm vi nghiên cứu.
Một số điểm cần tránh khi đặt tên đề tài nghiên cứu như: (1) tên đề tài không nên đặt
bằng những cụm từ bất định như “Thử bàn về…”; “Một vài suy nghĩ về…”; “Một số
giải pháp…”; “Thử tìm hiểu về…”; (2) hạn chế dùng những cụm từ chỉ mục đích để đặt
tên đề tài. Ví dụ, để, nhằm, góp phần…; và (3) không nên đặt tên đề tài có dạng như
“Lạm phát – Hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Đương nhiên khi nghiên cứu về đề
tài “lạm phát” thì tác giả phải tìm hiểu hiện trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải
pháp chống lạm phát.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Chủ đề nghiên cứu Research Topic

Vấn đề nghiên cứu Research Problem

Mục tiêu nghiên cứu Research Objectives

54

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Overall/General Objectives

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Specific Objectives

Câu hỏi nghiên cứu Research Question

Giả thuyết nghiên cứu Research Hypothesis

Đơn vị nghiên cứu Research Unit

Tên đề tài Research Title

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Cho biết sự khác nhau và giống nhau giữa vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, và giả thuyết nghiên cứu. Cho ví dụ minh họa.
2.

55

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả mục đích và vai trò của việc tổng quan nghiên cứu
2. Giải thích những yêu cầu khi thực hiện tổng quan nghiên cứu
3. Nhận biết thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu và phân loại thông tin
nghiên cứu
4. So sánh, tổng hợp và phê phán những nghiên cứu đi trước nhằm xác định
khoảng trống cho nghiên cứu
5. Thực hiện các bước tổng quan lý thuyết cho một đề tài cụ thể

B. NỘI DUNG
4.1. Mục đích và vai trò của tổng quan nghiên cứu

4.2. Nội dung tổng quan nghiên cứu

4.3. Các yêu cầu đối với phần tổng quan nghiên cứu

4.3. Một số kỹ năng khi tiến hành tổng quan

4.4. Chiến lược khai thác thông tin dữ liệu

4.1. MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Theo Khai (2012), sau khi đã xác lập xong vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên
cứu và giả thuyết xem như đã xây dựng xong ý tưởng nghiên cứu. Bước kế tiếp là suy
nghĩ và tìm kiếm thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và cách thức tổ chức
thực hiện nghiên cứu này. Tổng quan nghiên cứu hay tổng thuật tài liệu là người nghiên
cứu đọc, chắt lọc những thông tin hữu ích có liên quan nhằm nâng cao kiến thức về vấn
đề nghiên cứu và tổng hợp thông tin dưới dạng văn bản. Kiến thức về chủ đề mà ta
nghiên cứu có giới hạn, do vậy ta có thể trả lời những câu hỏi sau:
- Liệu ta có đủ kiến thức để giải quyết đề tài nghiên cứu hay chưa?
- Đã có những nhà nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này?

56

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Lý thuyết nào đã được thiết lập và làm nền tảng cho vấn đề mà ta đặt ra? Nếu có
thì lý thuyết này phát biểu gì? Giải thích như thế nào về vấn đề ta quan tâm?
- Đã có ai thực hiện nghiên cứu liên quan, tương tự hoặc trùng với vấn đề ta dự
định nghiên cứu hay chưa?
- Nếu có, họ dựa vào lý thuyết nền tảng nào? Họ sử dụng phương pháp nghiên cứu
nào? Và họ rút ra được kết luận gì về vấn đề nghiên cứu?
- Liệu ta có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm của các tác giả đó để vận dụng vào
nhiên cứu của chúng ta?
Để trả lời những câu hỏi trên, nhà nghiên cứu phải đọc nhiều tài liệu và từ nhiều nguồn
khác nhau để chắt lọc những thông tin hữu ích nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề
nghiên cứu. Việc này chính là tổng quan (literature review, overview) (Khai, 2012).
Tổng quan nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nghiên cứu trước mà còn
phải so sánh, tổng hợp, phê phán để chỉ rõ những thành quả và khoảng trống cho nghiên
cứu. Đây là một công đoạn vừa đòi hỏi tính kỷ luật, tư duy phân tích logic, vừa đòi hỏi
sự sáng tạo trong việc khớp nối các nghiên cứu nhằm làm nổi bật khoảng trống có ý
nghĩa (Thắng, 2019). Tổng quan nghiên cứu hay tổng quan tình hình nghiên cứu liên
quan hay tổng quan lý thuyết hay tổng quan tài liệu là những thuật ngữ được sử dụng
mang ý nghĩa này. Việc tổng quan nghiên cứu bao gồm tổng quan lý thuyết liên quan
đến vấn đề nghiên cứu và những nghiên cứu trước cùng chủ đề có vai trò quan trọng,
nó giúp ta kết luận vấn đề mình đang nghiên cứu có đáng để thực hiện và có khả năng
thực hiện hay không. Tổng quan nghiên cứu phải xác định được khoảng trống cho
nghiên cứu, nếu không thì đề tài không có ý nghĩa.
4.1.1. Mục đích của tổng quan nghiên cứu
Theo Khai (2012), khi tổng quan tài liệu, ta nhắm đến việc tóm lược các kiến thức về sự
hiểu biết mà cộng đồng khoa học đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của ta. Các
tóm lược này thể hiện sự cải thiện về hiểu biết và kiến thức của ta đối với vấn đề nghiên
cứu và cách thức có thể áp dụng để giải quyết vấn đề. Như vậy, có thể nói tổng quan tài
liệu nhằm đến việc chọn lọc những thông tin lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn liên quan
và hữu ích để áp dụng cho vấn đề nghiên cứu của ta.

57

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

4.1.2. Vai trò của tổng quan nghiên cứu


Thắng (2019) cho rằng, đối với mỗi đề tài nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu giúp luận
giải sự cần thiết của đề tài và tạo nền móng để đề tài có thể kế thừa về cơ sở lý thuyết
và phương pháp nghiên cứu. Chức năng luận giải được thực hiện thông qua việc chỉ rõ
khoảng trống tri thức của các công trình trước. Tổng quan chính là cơ sở để đưa ra ý
tưởng mới cho nghiên cứu. Trong khi đó, chức năng kế thừa lại được thực hiện thông
qua việc tổng hợp các lý thuyết, kết quả, phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành cơ
sở cho việc áp dụng vào đề tài nghiên cứu mới. Tổng quan giúp minh chứng tính khoa
học của các khái niệm, các luận điểm và phương pháp mà đề tài áp dụng, từ đó tạo lập
độ tin cậy của nghiên cứu. Ngoài ra, tổng quan cũng giúp chỉ rõ các hướng nghiên cứu
trong lĩnh vực, nhờ đó các tác giả có thể định vị được nghiên cứu của mình. Hai chức
năng cơ bản này được thực hiện thông qua ba vai trò cụ thể sau:
(a) Tổng hợp những nghiên cứu trước
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm tri thức mới. Vì vậy, xuất phát điểm cực kỳ quan
trọng của một đề tài chính là hiểu biết về những “tri thức cũ” hãy những công trình
nghiên cứu về chủ đề liên quan. Những công trình nghiên cứu trước này chính là “vai
người khổng lồ”, là nền móng để các nghiên cứu tiếp tục phát triển tri thức mới.
Vì vậy, vai trò đầu tiên của phần Tổng quan đó là giúp mọi người hiểu rõ cách tiếp cận,
phương pháp, kết quả, ý nghĩa và hạn chế của những nghiên cứu trước. Đây chính là
nền móng của đề tài nghiên cứu mới.
(b) Xác định khoảng trống tri thức
Với mục tiêu phát triển tri thức mới, nghiên cứu sẽ chỉ có ý nghĩa khi hướng tới những
khoảng trống tri thức mà những nghiên cứu trước chưa đề cập tới. Việc xác định các
khoảng trống tri thức này là tiền đề của một nghiên cứu mới. Tất nhiên những luận giải
về khoảng trống tri thức phải được thực hiện một cách có hệ thống, chặt chẽ và logic.
(c) Định hướng nghiên cứu mới
Trên cơ sở tổng hợp và xác định khoảng trống tri thức, phần Tổng quan cần chỉ ra được
những nghiên cứu mới cho việc phát triển tri thức. Những đề xuất này có thể về chủ đề
mới, nhân tố mới, khung cảnh hoặc phương pháp mới. Những hướng nghiên cứu này
có thể nhiều hơn phạm vị và khả năng của một đề tài.

58

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

4.2. NỘI DUNG TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Không có một khuôn mẫu chung về phần Tổng quan cho các công trình nghiên cứu
trước. Tuy nhiên, để có thể làm nền móng và định hướng tốt các nghiên cứu mới, phần
Tổng quan thường có những nội dung sau (Thắng, 2019).
4.2.1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu
Phần Tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết
nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm chính của các trường
phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường phái. Ví dụ khi nghiên cứu
về đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp các công trình có thể tiếp cận từ góc độ
Hiệu quả kinh tế/Năng lực mũi nhọn hoặc Thể chế. Phần Tổng quan về các trường phái
lý thuyết có thể tóm tắt dưới dạng sau:
- Cách tiếp cận Hiệu quả cho rằng đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả,
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Một doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản
phẩm nhằm tạo ra một danh mục sản phẩm bổ sung cho nhau về thời điểm mùa
vụ, về luồng tiền và về thị trường, v.v... Một số nghiên cứu điển hình theo trường
phái này gồm nghiên cứu của (Chandler, Hikino, & Chandler, 2009).
- Cách tiếp cận dựa vào Năng lực cho rằng một doanh nghiệp chỉ nên đa dạng hóa
sang những lĩnh vực phù hợp với năng lực mũi nhọn mà doanh nghiệp có. Như
vậy, các sản phẩm, dù đa dạng, đều phải có “mẫu số chung” - và mẫu số chung
đó chính là năng lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu tiêu biểu
về trường phái này gồm những nghiên cứu về năng lực mũi nhọn của (Prahalad
& Hamel, 2003) và chiến lược dựa trên nguồn lực (Barney, 1995).
- Cách tiếp cận Thể chế: Cả hai cách tiếp cận trên đều giả định doanh nghiệp có
thể điều chỉnh nguồn lực phù hợp. Tuy nhiên, ở một số môi trường, việc điều
chỉnh nguồn lực thông qua tuyển dụng hay sa thải nhân viên hoàn toàn không dễ
dàng. Hơn nữa, tính bất định trong môi trường rất cao. Như vậy, một doanh
nghiệp còn “thừa” nguồn lực (lao động/văn phòng/thiết bị,...), hoặc lo ngại về
tính thiếu ổn định của môi trường đều nên đa dạng hóa sản phẩm... Nói cách
khác, sự thiếu hụt thông tin và sự ổn định trong môi trường kinh doanh có thể là
một nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp đa dạng hóa. Những nghiên cứu tiêu biểu áp

59

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

dụng trường phái này bao gồm nghiên cứu về đa dạng hóa sản phẩm của doanh
nghiệp ở các nền kinh tế chuyển đổi của các tác giả (Li, Li, & Tan, 1998).
Một sự so sánh giữa các trường phái thường mang lại sự thú vị cho phần Tổng quan.
Thông thường các trường phái có thể khác nhau về cấp độ phân tích, giả định, các nhân
tố liên quan và logic về mối quan hệ giữa các nhân tố.
4.2.2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
Các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện trong những bối cảnh nào? Bối cảnh có
thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu. Bối cảnh là một yếu tố quan
trọng khi tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa lại kết quả rất khác nhau. Ví dụ
kết quả nghiên cứu về mối quan hệ kinh doanh giữa các đối tác ở các nước phát triển
có thể không phù hợp các nền kinh tế chuyển đổi – nơi mà điều kiện về thể chế còn kém
phát triển.
Tương ứng với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu
và nhân tố tác động nào đã được nghiên. Một chủ đề có thể có nhiề hơn một nhân tố
mục tiêu, tùy thuộc vào cấp độ nghiên cứu (ví dụ: cấp quá gia, tỉnh, vùng, vv ... ), tính
chất của nhân tố (ví dụ: cái giá của tham nhũng có thể xét trên giác độ tài chính, kinh
tế, hay xã hội), hay tính chất của chủ đề (ví dụ: sự phát triển vùng có thể thể hiện bằng
các nhân tố như tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường). Những nhân
tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào còn ít được chú ý?
Mỗi nhân tố mục tiêu lại có thể có nhiều nhân tố tác động. Ví dụ, vốn lao động, công
nghệ được hiểu là những nhân tố tác động tới sự tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu
trước đã nghiên cứu những nhân tố tác động nào Nhân tố nào được nghiên cứu nhiều
nhất? Ít nhất? Tương tự như vậy với các nhóm nhân tố khác.
Nói tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô hình) đã được các
công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động,
nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết, hay nhân tố trung gian.
4.2.3. Các phương pháp và kết quả nghiên cứu chính
Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên có nào? Nghiên cứu
hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu - tươi ứng với bối cảnh và mô hình
mà các nghiên cứu trước đã áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn
chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên cứu của nó.

60

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các nhân tố. Khi
thực hiện tổng quan về các kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần chú ý nhóm
chúng theo một số nhóm sau:
- Những kết quả có sự nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu;
- Những kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu;
- Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay phương
pháp nghiên cứu khác nhau hay không?
4.2.4. Hạn chế của nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức
Đây là phần khó nhất của Tổng quan. Phần này đòi hỏi các tác giả phải đánh giá được
đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, nếu làm tốt
các nội dung ở trên thì phần này sẽ dễ dàng hơn. Tùy theo chủ đề mà các tác giả có thể
trình bày hạn chế theo các cách khác nhau. Trình bày hạn chế theo các nội dung ở trên
(lý thuyết, bối cảnh nghiên cứu phương pháp, vv...) sẽ dễ dàng và đơn giản hơn.
Trên cơ sở những hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất các hướng
nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần nhiều hơn một đề tài để thực
hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể được đề xuất dưới các dạng sau:
- Chủ đề nghiên cứu mới: Ví dụ, cùng trong lĩnh vực quản trị tri thức, các tác giả
có thể đề xuất chủ đề nghiên cứu về quan hệ giữa cảm xúc và sáng tạo tri thức -
một chủ đề hiện còn ít được quan tâm.
- Câu hỏi nghiên cứu mới: Các tác giả có thể đặt ra câu hỏi nghiên cứu mới cho
một chủ đề cũ. Ví dụ, mặc dù nghiên cứu về tham nhũng khá nhiều, song chi
phí/cái giá cụ thể của tham nhũng thì chưa được xác định rõ trong các nghiên
cứu Việt Nam. Các tác giả có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể về cái giá của tham
nhũng đối với người dân, doanh nghiệp, sự phát triển của tỉnh/ngành và của quốc
gia.
- Bối cảnh nghiên cứu mới: Nhiều nghiên cứu từng được thực hiện ở các nước
phát triển, hoặc ở các nền văn hóa phương Tây – nơi hệ thống thể chế rất phát
triển, hệ thống thông tin cũng khá sẵn có và đầy đủ. Các tác giả có thể đề xuất
thực hiện các nghiên cứu đó ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi – nơi hệ thống
thể chế còn thiếu và yếu, hệ thống thông tin lạc không đầy đủ, hoặc có văn hóa
khác biệt nếu yếu tố thể chế về văn hóa có thể có tác động tới kết quả.

61

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Mô hình nghiên cứu mới: Mô hình mới liên quan tới biến mới (nhân tố mới),
quan hệ mới. Nhiều chủ đề mới chỉ được nghiên cứu dưới dạng các mô hình tĩnh
(ví dụ: lòng tin ảnh hưởng như thế nào tới mối quan hệ kinh doanh giữa các đối
tác) mà chưa nghiên cứu dưới dạng mô hình động (ví dụ: lòng tin được xây dựng
và phát triển như thế nào). Trong điều kiện đó, việc đề xuất mô hình động (sự
phát triển của lòng tin) cũng là một hướng nghiên cứu mới.
- Phương pháp nghiên cứu mới: Nếu các công trình trước có hạn chế về phương
pháp (ví dụ: chủ yếu mới thực hiện dưới dạng nghiên cứu định tính) thì việc đề
xuất nghiên cứu áp dụng các phương pháp mới (ví dụ: kiểm định diện rộng hoặc
phương pháp phân tích đảm bảo độ tin cậy cao hơn) cũng hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, các tác giả cần luận giải ra phương pháp mới sẽ mang lại những giá
trị mới gì.
4.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Theo Thắng (2019), với vai trò và nội dung như trên, phần Tổng quan nghiên cứu cần
đá ứng được các yêu cầu sau đây:
(a) Tính toàn diện
Một vấn đề có thể đã có rất nhiều nghiên cứ liên quan. Tính toàn diện của phần tổng
quan không có nghĩa là nhà nghiên cứu phải đọc hết các nghiên cứu đó. Tính toàn diện
đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nêu rõ các trường phái lý thuyết chính (kinh điển và hiện
đại) được sử dụng khi nghiên cứu vấn đề này như thế nào và những công trình nổi bật
của từng trường phái. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cần nêu rõ sự khác biệt giữa
các cách tiếp cận đó. Đối với nghiên cứu ứng dụng, phần trình bày các trường phải
chính cần nêu rõ những ứng dụng (hoặc lời khuyên) thực tiễn kèm theo luận điểm lý
thuyết.
(b) Tính phê phán
Phần tổng quan cần chỉ rõ những hạn chế và/hoặc khoảng trống nghiên cứu mà những
nghiên cứu trước chưa giải quyết được. Đây là yêu cầu rất khó song là điều bắt buộc
đối với các đề tài nghiên cứu. Một số hạn chế thường gặp có thể là các nghiên cứu trước
chưa phát hiện/đề cập tới nhân tố (biến số) quan trọng, chưa nghiên cứu ở các bối cảnh
khác biệt, chỉ nghiên cứu ở trạng thái tĩnh hoặc chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu

62

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

đủ chặt chẽ. Đối với các nghiên cứu ứng dụng, hạn chế nghiên cứu có thể liên quan tới
việc trợ giúp các nhà thực tiễn khi giải quyết vấn đề.
(c) Tính phát triển
Phần tổng quan cần chỉ rõ những hướng nghiên cứu mới (hoặc những câu hỏi thực tiễn
cần tiếp tục nghiên cứu). Yêu cầu này gắn chặt với yêu cầu về tính phê phán của phần
Tổng quan.
(d) Tính lựa chọn
Một đề tài nghiên cứu cần có trọng tâm, không nên quá dàn trải. Các nhà nghiên cứu
phải lựa chọn trong số rất nhiều “khoảng trống” một vấn đề vừa tầm với đề tài của mình.
Thông thường, sau phần tổng quan các tác giả phải xây dựng được một khung lý thuyết
(hoặc mô hình) nghiên cứu để định hướng cho quá trình nghiên cứu. Giữa nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu ứng dụng có yêu cầu hơi khác nhau về phần Tổng quan. Bảng 4.1
so sánh yêu cầu phần tổng quan trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
Bảng 4.1 Các yêu cầu phần tổng quan lý thuyết
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng
Tính toàn diện: Tính toàn diện:
 Lý thuyết kinh điển – hiện đại – và  Các trường phái lý thuyết chính
quá trình phát triển. liên quan tới vấn đề và những ứng
 Các trường phái chính liên quan dụng thực tiễn kèm theo.
tới vấn đề.  Làm nổi rõ sự khác biệt giữa các
 Làm nổi rõ sự khác biệt giữa các trường phái trên phương diện ứng
cánh tiếp cận dụng (Lời khuyên khác nhau từ
các trường phái khác nhau).
Tính phê phán: Tính phê phán:
Chỉ rõ những hạn chế và “khoảng Chỉ rõ những hạn chế và “ khoảng
trống” của các nghiên cứu trước liên trống của các nghiên cứu trước những
quan tới lý thuyết. liên quan tới việc ứng dụng cụ thể.
Tính phát triển: Tính phát triển:
Đưa ra những hướng và vấn đề cần Đưa ra những câu hỏi của thực tiễn
tiếp tục nghiên cứu. cần tiếp tục nghiên cứu

63

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Tính lựa chọn: Tính lựa chọn:


Lựa chọn hoặc phát triển mô hình nghiên Lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp
cứu. với bối cảnh.
Nguồn: (Thắng, 2019)

4.4. MỘT SỐ KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN


4.4.1. Lựa chọn bài học
Mỗi chủ đề nghiên cứu đều có công trình, bài báo, hay sách viết. Các nguồn tài liệu
chính cho tổng quan bao gồm tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo, luận án và các
báo cáo nghiên cứu. Một số cơ sở dữ liệu điện tử cung cấp tài liệu Tiếng Anh rất hữu
ích (ví dụ: ScienceDirect, Proques), có thể tìm kiếm nhanh chóng.
Trong nghiên cứu khoa học kinh tế - quản lý, nếu chỉ tham khảo giới hạn ở các công
trình tiếng Việt thường là không đủ. Tuy nhiên, việc phải đọc cả các công trình công bố
ở tạp chí và sách quốc tế đặt ra một thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu vì có quá
nhiều công trình liên quan tới một chủ đề. Trong những tình huống này, việc lựa chọn
công trình phù hợp để tổng quan là hết sức quan trọng. Một số tiêu chí giúp lựa chọn
tốt các công trình phù hợp bao gồm:
- Công trình được trích dẫn nhiều: Số lượng trích dẫn là một chỉ số cho biết mức
độ nổi tiếng của công trình. Bạn đọc có thể bắt đầu bằng việc sử dụng
Scholar.Google để tham khảo. Ngoài ra, bạn đọc cũng nên tham khảo ý kiến của
những người từng nghiên cứu trong lĩnh vực của mình.
- Công trình có tính kinh điển: Đây thường là những công trình cũ song là nền
móng của chủ đề nghiên cứu. Các công trình này giúp tác giả nghiên cứu hiểu rõ
xuất phát điểm của chủ đề nghiên cứu và những luận điểm ban đầu. Các công
trình kinh điển có thể được xác định dễ dàng qua tần suất trích dẫn cũng như
bình luận ở các công trình đã nghiên cứu trước đây.
- Những bài báo tổng quan về chủ đề nghiên cứu: Một số tạp chí quốc tế có đăng
những công trình Tổng quan về chủ đề nghiên cứu. Đây sẽ là những bài báo hết
sức hữu ích cho các tác giả vì nhiều công đoạn tổng quan đã được thực hiện.
Trong lĩnh vực quản lý, Academy of Management và Journal of Management

64

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thường có những bài tổng quan này. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào và chủ
đề nào cũng có thể may mắn tìm được những bài báo tổng quan như vậy.
- Những bài báo được công bố trên những tạp chí uy tín: Những bài báo được
công bố trên tạp chí uy tín sẽ có được nhiều độc giả chấp nhận hơn. Thực tế,
những bài báo này cũng thường là những công trình có chất lượng cao.
- Những công trình nghiên cứu trong bối cảnh tương tự: Những công trình được
nghiên cứu trong bối cảnh tương tự sẽ giúp các tác giả tham khảo được vấn đề
nghiên cứu, phương pháp và quy trình nghiên cứu. Ngoài ra việc so sánh kết quả
cũng có thể phát hiện ra một số điều thú vị. Những công trình cập nhật thường
có phần tổng quan và phương pháp hiện đại. Tuy nhiên điều này không phải lúc
nào cũng đúng.
Thông thường các tác giả có thể đọc lướt phần tóm tắt (abstract) để xếp thứ tự ưu tiên
các công trình cần đọc kỹ.
4.4.2. Tóm tắt công trình
Đọc kỹ càng và hiểu rõ các công trình khoa học là một công việc không dễ dàng. Vì
vậy, sau khi đọc xong một công trình, nhiều người liền dừng lại, tạm nghỉ và chuyển
sang đọc công trình tiếp theo. Với cách làm này, chỉ cần đọc độ 3-5 công trình là nhiều
tác giả sẽ quên nội dung của công trình trước hoặc lẫn lộn giữa các công trình. Vì vậy,
một kỷ luật nên làm là thực hành tóm tắt công trình ngay sau khi đọc xong.
Thông thường, mỗi công trình cần tóm tắt một số điểm như sau:
- Câu hỏi nghiên cứu chính của công trình (hoặc mục tiêu nghiên cứu cụ thể của
công trình);
- Cơ sở lý thuyết và khung/mô hình nghiên cứu, bao gồm cả giả thuyết (nghiên
cứu định lượng) hoặc các luận điểm (nghiên cứu định tính);
- Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu;
- Kết quả và đóng góp chính của nghiên cứu;
- Hạn chế và những hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày trong công trình;
- Bình luận và ý tưởng của riêng mình về việc áp dụng công trình cho nghiên cứu
(phần này nên viết rõ là ý tưởng của riêng người đọc về hạn chế của công trình
và hướng nghi cứu tiếp theo).

65

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Một công trình chỉ cần tóm tắt khoảng từ 1/2 trang tới 1 trang, với những ý chính. Tùy
theo ý thích, có người tóm tắt ngay vào bản cứng của công trình, có người ghi tóm tắt
vào máy tính.
4.4.3. Tổng hợp các công trình đã đọc
Phần khó khăn nhất chính là tổng hợp những công trình nghiên cứu đã đọc. Nếu không
tổng hợp tốt, phần viết Tổng quan sẽ nhanh chóng trở thành “liệt kê” những công trình
trước. Cách tổng hợp tốt nhất là so sánh, tổng kết các nghiên cứu trước theo từng chủ
đề cụ thể (ví dụ: khái niệm, trường phái lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, nhân tố mục tiêu,
nhân tố tác động, phương nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên
cứu mới). Trên cơ sở đó tổng kết xu hướng, những vấn đề được đề cập nhiều, những
vấn đề có sự thống nhất cao và những vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Một trong những cách mà bạn đọc có thể thực hành việc tổng hợp, so sánh là sử dụng
chức năng “sort” của Excel. Các ý chính của các công trình được đưa vào từng ô (cell)
(kèm theo cột ghi rõ tác giả và năm công bố). Sau đó mã hóa từng ô (cell) tùy theo nội
dung.
- “Mã 1” có thể bao gồm các phạm trù chung, có tính bao quái như “khái niệm”,
“lý thuyết”, “phương pháp”, vv...
- “Mã 2” bắt đầu đi sâu hơn cho từng loại của “Mã 1” - ví dụ trong nghiên cứu về
chữ tín. “Khái niệm” chữ tín: có khái niệm thiên về “nhận thức”, có khái niệm
thiên về “cảm xúc” và cũng có khái niệm thiên về “tính toán”. Khi đó , “Mã 2”
có thể là “nhận thức”, “cảm xúc”, hay “tính toán”.
Khi đã gán các mã cho các ô, có thể tiến hành “sort” toàn file theo cột mã hóa. Như vậy,
những ý tưởng, vấn đề chung của nhiều công trình sẽ được sắp xếp cạnh nhau, giúp cho
việc so sánh và tổng hợp dễ dàng hơn.
4.5. CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU
Việc khai thác các nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp có thể được thực hiện ở tất cả các giai
đoạn nghiên cứu, nhưng hầu hết tập trung ở các giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên
cứu, nhằm có cơ sở chuyển từ vấn đề nghiên cứu đến các câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
Việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu cũng là một bộ phận quan trọng trong
khai thác thông tin dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu (Khai, 2012).

Trong giai đoạn này, mục tiêu cần hoàn thành là:

66

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Mở rộng sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề nghiên cứu.


- Tìm kiếm các cách thức đã được sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên
cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu tương tự.
- Tập hợp các thông tin nền về chủ đề nghiên cứu để tinh lọc lại các câu hỏi
nghiên cứu.
- Xác định các thông tin có thể được tập hợp để hình thành các câu hỏi điều
tra.
- Xác định các dạng câu hỏi có thể sử dụng để thu thập dữ liệu theo các thang
đo khác nhau.
- Xác định nguồn và các khung sườn có thể ứng dụng được để xác định
phương thức lấy mẫu.
Để thực hiện việc tổng quan tài liệu có hiệu quả, ta có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1. Thu nhập tài liệu lý thuyết và các bài báo khoa học liên quan
- Thu nhập từ các nguồn có thể
- Đánh giá nguồn
- Đọc từ các nguồn quan trọng, có chất lượng
Bước 2. Quan lý tài liệu
- Phát triển một cách thức ghi nguồn (tên tác giả, năm, tên bài báo, sách, v.v.)
- Lập một danh sách các tài liệu liên quan
- Ghi chú lại, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc
Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề quan tâm
- Đọc và phát hiện các tranh luận khoa học.
- Phân tích các tranh luận khoa học này khi đọc và tổng hợp để xây dựng
cho tranh luận của chúng ta.
- Đọc một cách có tinh thần chỉ trích, có nghĩa là có đánh giá cẩn thận và có
suy nghĩ.
- Viết lại các chỉ trích này.
Bước 4. Tổng quan
- Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình, chú không chỉ đơn
giản là tóm lược các lý thuyết, bài báo có sẵn.
- Nên tổng quan các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí khoa học tử

67

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

tế, nghiêm túc, nổi tiếng.


- Tổng quan các vấn đề có liên quan, có tính cách phê bình đánh giá và sâu
sắc.
- Có thể tóm lược các thông tin.
- Nhận thức và xử lý thông tin trong quá trình tổng quan: suy nghĩ, so sánh,
đánh giá.
Khi đọc tài liệu và viết tổng quan, ta nên luôn đặt ra các câu hỏi mang tính đánh giá
như sau:
- Liệu câu hỏi nghiên cứu của bài báo khoa học có rõ ràng hay không?
- Các phương pháp được áp dụng có tin cậy hay không?
- Cấu trúc của mô hình phân tích có phù hợp hay không?
- Chất lượng của dữ liệu có đạt yêu cầu hay không?
- Các phát hiện có đáng tin cậy hay không?
- Các lý giải có tốt hay không? Có thể có cách lý giải khác tốt hơn hay không?
- So sánh với các bài báo khoa học khác, có các khác biệt gì? Có các tranh
luận hay không đồng ý nào không? So với các bài báo khoa học đang học,
nghiên cứu ta dự định có vị trí như thế nào?
Cũng cần ghi nhớ là khi người khác đọc bài nghiên cứu của ta, họ cũng sẽ hỏi các câu
hỏi này.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Tổng quan nghiên cứu Literature review

Khoảng trống nghiên cứu Gap

Dữ liệu sơ cấp Primary data

Dữ liệu thứ cấp Secondary data

Kỷ yếu hội thảo khoa học Proceeding

68

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Sách Text book

Tạp chí khoa học Scientific journal

Tài liệu tham khảo Reference/ Bibliography

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu là gì?
2. Tại sao phải tổng quan tài liệu nghiên cứu khi thực hiện một nghiên cứu ?
3. Có thể tìm nguồn thông tin, dữ liệu cần thiết cho tổng quan tài liệu ở đâu?
4. Làm sao để đánh giá giá trị của thông tin, dữ liệu tham khảo?

69

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả khái niệm và vai trò của khung lý thuyết


2. Giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
3. Xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài
4. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu đã được xác định

B. NỘI DUNG
5.1. Khái niệm và vai trò của khung lý thuyết
5.2. Các cấu phần cơ bản của khung lý thuyết
5.3. Hình thức thể hiện của khung lý thuyết
5.4. Các bước xây dựng khung lý thuyết

5.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHUNG LÝ THUYẾT


Các công trình nghiên cứu đều cần cơ sở lý thuyết vững chắc, định hướng cho quá trình
nghiên cứu. Kết quả tốt nhất của cơ sở lý thuyết là một khung lý thuyết giúp nhà nghiên
cứu đặt trọng tâm vào câu hỏi và thu thập dữ liệu. Khung lý thuyết là sự thể hiện có
logic các nhân tố, biến số và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Khung lý thuyết xác định
rõ điều cần đo lường, mô tả, khám khá hoặc kiểm định (Thắng, 2019)
5.1.1. Khung lý thuyết
Lý thuyết là một hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ giữa chúng, thể hiện
cách nhìn nhận về quy luật của thế giới. Linh hồn của lý thuyết là các luận điểm về mối
quan hệ bản chất, lặp lại giữa các nhân tố và biến số.
Ví dụ:
Lý thuyết nhu cầu của Maslow là luận điểm về mối quan hệ giữa việc thỏa mãn các cấp
bậc nhu cầu với động lực làm việc của con người.
Lý thuyết (mô hình) năm tác lực cạnh tranh của (Porter, 1980) là luận điểm về mối quan
hệ giữa 5 nhóm nhân tố (quyền lực của người mua, quyền lực của người bán, mức độ

70

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

cạnh tranh, rào cản nhập cuộc và tiềm lực của sản phẩm thay thế) với mức độ hấp dẫn
của ngành.
Như vậy, xương sống của một lý thuyết là mối quan hệ bản chất, lặp lại giữa các nhân
tố, cho dù mối quan hệ này được trình bày rõ ràng hay chỉ là ngầm ý. Các khái niệm,
vai trò, v.v ... chỉ là phần mở đầu giúp chúng ta hiểu rõ hơn luận điểm lý thuyết mà thôi.
Một lý thuyết tốt là lý thuyết đã được kiểm định với kết quả tin cậy cao và áp dụng
nhiều trên thực tế. Nói cách khác, một lý thuyết hay là lý thuyết mang tính thực tiễn
cao.

Khung lý thuyết là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số và mối quan hệ liên quan
trong công trình nghiên cứu. Khung lý thuyết xác định rõ điều cần đo lường, mô tả,
khám phá, hoặc kiểm định. Khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của lý thuyết cơ sở thành
nhân tố, biến số và mối quan hệ cần phát hiện, kiểm định. Mỗi khung lý thuyết thường
là sự áp dụng của một lý thuyết hoặc sự kết hợp của một vài lý thuyết cơ sở. VÌ vậy,
không có khung lý thuyết đúng hoặc sai. Các tác giả cần luận giải liệu có khung lý
thuyết phù hợp với chủ đề và khung cảnh nghiên cứu hay không mà thôi.
Ví dụ, trong nghiên cứu về nhận thức và hành vi của đối tượng thanh tra (Thắng, 2010),
tác giả nghiên cứu đã đề xuất một khung nghiên cứu mô phỏng ở hình 4-1.
Khung lý thuyết này chỉ rõ 5 nhân tố (khái niệm) cơ bản:
- Kết quả thanh tra (có lợi hơn so với nhận định ban đầu của đối tượng thanh tra
hay không?);
- Quy trình thanh tra (mức độ công khai, minh bạch, có sự thanh gia của đối tượng
thanh tra);
- Thái độ thanh tra (tôn trọng, chuyên nghiệp);
- Nhận thức của đối tượng thanh tra về sự công bằng;
- Hành vi của đối tượng thanh tra sau cuộc thanh tra (tuân thủ kiến nghị hay kháng
nghị tiếp lên cấp trên).
Khung lý thuyết này cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa các nhân tố:
- Các nhân tố về kết quả, quy trình, thái độ thanh tra là nhân tố tác động (biến độc
lập);
- Nhân tố nhận thức về sự công bằng là nhân tố trung gian;
- Nhân tố hành vi là nhân tố kết quả (biến phụ thuộc);

71

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Khung lý thuyết này có cơ sở lý thuyết rõ ràng (procedural justice). Đây hoàn toàn
có thể coi là mô hình nghiên cứu của một nghiên cứu định lượng vì đã có đủ các
biến cụ thể và có giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến này (thuận hay ngược
chiều).

Kết quả thanh tra

Quy trình thanh Nhận thức về sự


Hành vi/phản ứng
tra công bằng

Thái độ trong
thanh tra

Hình 4-1: Mô hình về nhận thức công bằng


Nguồn: (Thắng, 2019)
Phân biệt khung lý thuyết với khung logic
Nhiều nhà nghiên cứu lẫn lộn giữa Khung lý thuyết với Khung logic. Đây là hai khái
niệm hoàn toàn khác nhau.
Khung Logic là một phương pháp phân tích và trình bày kết quả phân tích, được áp
dụng nhiều cho việc xây dựng và quản lý dự án. Khung logic thường được trình bày
dưới dạng ma trận. Chiều dọc của ma trận cụ thể hóa mục tiêu tổng thể, mục đích của
dự án, kết quả đầu ra và các hoạt động dự án. Chiều ngang của ma trận thể hiện logic
can thiệp, chỉ tiêu, nguồn thẩm định và các giả định của dự án.
Khung logic hoàn toàn khác với khung lý thuyết nghiên cứu. Khung logic là một công
cụ quản lý thực tiễn. Trong khi đó, khung lý thuyết thể hiện luận điểm khoa học (có thể
dưới dạng mối quan hệ nhân tố), được sử nghiên cứu. Khung logic trình bày các vấn đề
quản lý thực tiễn theo cấp độ cụ thể khác nhau. Khung lý thuyết trình bày các nhân tố
và mối quan hệ mang tính quy luật giữa các nhân tố đó.
Phân biệt khung lý thuyết với quá trình nghiên cứu
Một số số nhà nghiên cứu cũng lẫn lộn giữa khung lý thuyết với quá trình nghiên cứu.
Ví dụ, có nghiên cứu sinh trình bày khung lý thuyết dưới dạng: Đặt câu hỏi nghiên cứu,

72

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Tổng quan lý thuyết, Thu thập dữ liệu, Phân tích dữ liệu, Trình bày báo cáo. Thực chất
đây là quy trình tiến hành nghiên cứu, không phải khung lý thuyết cho đề tài.
Quy trình nghiên cứu trình bày các bước tiến hành nghiên cứu. Bất kể đề tài nghiên cứu
nào thì quy trình nghiên cứu chung cũng khá giống nhau ở các bước trên. Khung lý
thuyết là kết quả áp dụng lý thuyết, được thể hiện bằng việc xác định các nhân tố cần
nghiên cứu trong đề tài. Nói chung, các đề tài khác nhau có khung lý thuyết khác nhau.
5.1.2. Vai trò của khung lý thuyết
Đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, khung lý
thuyết có các vai trò sau:
a) Xác lập rõ góc nhìn lý thuyết của nghiên cứu
Khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của trường phái lý thuyết. Mỗi trường phái lý thuyết
là một góc nhìn về vấn đề hoặc cuộc sống. Vì vậy, khi xây dựng khung lý thuyết các
tác giả đã lựa chọn góc nhìn, giả định và luận điểm cơ bản cho đề tài của mình. Ví dụ,
cùng là nghiên cứu về sự phát triển của tổ chức, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng các
trường phái lý thuyết khác nhau:
- Trường phái phát triển dựa trên xây dựng vị thế chiến lược: Đây là trường phái
mà giáo sư Michael Porter là một trong những tác giả nổi tiếng đã phát triển từ
những năm 1980. Trường phái này cho rằng tổ chức phát triển được là nhờ họ
xác lập được vị thế độc đáo trên thị trường. Những nghiên cứu theo hướng này
sẽ tìm hiểu có những dạng “vị thế” nào (giá cả thấp, chất lượng cao, v.v ...) và
tiến trình xây dựng vị thế như thế nào.
- Trường phái phát triển dựa trên nguồn lực: Đây là trường phái hướng nội hơn,
cho rằng sự phát triển của tổ chức dựa nhiều vào việc phát hiện, đầu tư và sử
dụng các nguồn lực chiến lược. Đây là các nguồn lực có giá trị, khan hiếm, khó
copy và thay thế và được sử dụng trong tổ chức. Khung lý thuyết theo hướng
nghiên cứu này sẽ thiên về việc xác định các nguồn lực chiến lược vị quá trình
phát triển các nguồn lực đó.
- Trường phải thể chế: Trường phái này lại coi sự tồn tại và phát triển của tổ chức
phụ thuộc vào việc tổ chức đó có tuân thủ “luật chơi” và tương đồng với các
chuẩn mực chung của môi trường hay không. Nói cách khác, tổ chức càng tương
đồng với chuẩn mực của môi trường thì khả năng tồn tại càng cao. Đứng về mặt

73

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nào đó, trường phái này có phần mâu thuẫn với luận điểm “ khác biệt hóa ” của
Porter. Nghiên cứu theo hướng này thường quan tâm tới các nhân tố như sự chấp
nhận của xã hội và các nhân tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận đó.
b) Cụ thể hóa các nhân tố , biến số chính cho công việc thu thập dữ liệu

Khung lý thuyết xác định các nhân tố cần nghiên cứu. Việc xác định rõ các nhân tố
chính là định hướng tốt nhất cho công việc xác định đơn vị phân tích, dữ liệu cần thu
thập trong công việc nghiên cứu sau này. Trong ví dụ về chia sẻ tri thức ở trên, khung
nghiên cứu chỉ rõ các tác giả cần thu thập dữ liệu về thách thức và phương pháp chia sẻ
tri thức cho từng loại tri thức ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó tìm
hiểu xem phương pháp nào có hiệu quả nhất cho từng loại tri thức. Tương tự, khung
nghiên cứu trong đề tài về quy trình thanh tra cho thấy các tác giả sử dụng từng cuộc
thanh tra là đơn vị phân tích, sau đó thu thập dữ liệu về kết quả, quy trình, thái độ thanh
tra, nhận thức của đối tượng thanh tra về cuộc thanh tra và hành vi của họ sau thanh tra.
Đây chính là những định hướng rất cụ thể cho công việc thiết kế nghiên cứu sau này.
c) Gợi mở giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố
Đối với những lý thuyết đã có sự phát triển khá cao thì khung lý thuyết hoàn toàn có
thể gợi mở về mối quan hệ giữa các nhân tố. Ví dụ nghiên cứu thanh tra thuộc trường
hợp này. Tuy nhiên, có những lý thuyết chưa thực sự phát triển tới mức đó thì việc gợi
mở hướng quan hệ (thuận/ngược chiều) giữa các biến có thể không thực sự rõ ràng.
5.2. CÁC CẤU PHẦN CƠ BẢN CỦA KHUNG LÝ THUYẾT
Một khung lý thuyết có các cấu phần chính như sau:
5.2.1. Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc)
Nhân tố mục tiêu chính là nhân tố trọng tâm của đề tài nghiên cứu. Ví dụ, một đề tài
nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì nhân tố trọng tâm có thể là lượng
vốn, số dự án, loại dự án FDI được thu hút. Tương tự, một đề tài về chất lượng kiểm
toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết thì nhân tố trọng tâm phải là chất lượng
kiểm toán các báo cáo tài chính và chất lượng đó có thể được đánh giá từ các góc độ
khác nhau. Việc xác định nhân tố trọng tâm không khó vì đây chính là xuất phát điểm
của việc lựa chọn đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, nhiều khi các tác giả
“bỏ quên” nhân tố trọng tâm mà dành quá nhiều thời lượng của công trình để thảo luận
những vấn đề ít liên quan.

74

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Trong nghiên cứu định tính , nhân tố trọng tâm thường được nghiên cứu , mô tả và phân
tích dưới dạng:
- Các hình thái khác nhau của nhân tố: Ví dụ, trong một nghiên cứu về chữ tín
giữa các đối tác kinh doanh, “chữ tín” có thể thể hiện dưới dạng lòng tin giữa
các cá nhân hoặc lòng tin giữa các tổ chức. Đây là hai hình thái khác nhau của
“chữ tín” trong nghiên cứu này (xem Nguyen, Weinstein và Meyer, 2005).
Tương tự, tri thức có tri thức ẩn và tri thức hiện. Nghiên cứu định tính có thể tìm
hiểu và phân tích sâu các hình thái khác nhau của nhân tố ở những điều kiện khác
nhau, hoặc mối quan hệ giữa các hình thái tri thức đó (xem Nonaka và Takeuchi,
1994).
- Các cấu phần khác nhau của nhân tố: Nghiên cứu định tính cũng có thể cho phép
phát hiện và phân tích các cấu phần khác nhau của nhân tố. Ví dụ, nghiên cứu
của (Allen & Meyer, 1990) về cam kết với tổ chức của nhân viên đã xác định sự
cam kết có ba cấu phần: cam kết tình cảm, cam kết tính toán và cam kết chuẩn
mực. Tương tự, nghiên cứu của (Nonaka & Takeuchi, 2011) về lãnh đạo khôn
ngoan đã đề xuất một thành tố mới trong phẩm chất của nhà lãnh đạo: khả năng
phán xét khôn ngoan.
- Sự thay đổi của nhân tố qua thời gian: Nghiên cứu định tính có thể mô phỏng sự
phát triển của nhân tố trọng tâm. Đó có thể là sự thay đổi về chất (về hình thái,
về cấu phần), hoặc đơn giản là về lượng qua các giai đoạn phát triển. Ví dụ, một
nghiên cứu về tranh chấp đất đai có thể mô tả sự phát triển của mâu thuẫn (hình
thái, cấu phần, mức độ) qua các giai đoạn.
Trong nghiên cứu định lượng, nhân tố trọng tâm thường được thể hiện là biến phụ
thuộc (đôi khi là biến trung gian) trong mô hình.
5.2.2. Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác
Một mình nhân tố mục tiêu thường không làm nên một nghiên cứu đầy đủ, trừ khi đó
là nghiên cứu về bản chất, thành phần của một nhân tố rất mới. Một đề tài hoàn chỉnh
thường khám phá hoặc kiểm định mối quan hệ của nhân tố mục tiêu với các nhân tố
khác. Việc kiểm định mối quan hệ nhân - quả không phải lúc nào cũng khả thi, song
các mối quan hệ tương quan cũng thể hiện sự tác động qua lại của các nhân tố. Các nhân

75

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

tố có quan hệ tương quan trực tiếp với nhân tố mục tiêu được gọi là các nhân tố tác
động. Trong mô hình định lượng, nhân tố tác động hường gọi là biến độc lập.
Ngoài ra, một khung lý thuyết (mô hình) còn có thể có các nhân tố khác, như nhân tố
điều kiện (điều kiện nào để mối quan hệ giữa biến A và B thể hiện rõ nét), nhân tố trung
gian, v.v ...
5.2.3. Mối quan hệ của các nhân tố
Trong điều kiện cơ sở lý thuyết đã phát triển ở mức độ cao, khung lý thuyết có thể thể
hiện rõ mối quan hệ giữa các nhân tố dưới dạng giả thuyết khoa học. Các giả thuyết này
cần được kiểm định bằng dữ liệu của nghiên cứu. Ngược lại, trong điều kiện một lý
thuyết còn mới, chưa phát triển hoàn chinh, mối quan hệ giữa các nhân tố có thể chưa
rõ ràng.
Một số dạng quan hệ phổ biến được thể hiện trong mô hình nghiên cứu như sau:
- Mối quan hệ tương quan: Đây là mối quan hệ giữa cặp 2 nhân tố. Mối quan hệ
tương quan có thể thuận (khi A tăng thì B tăng và ngược lại) hoặc ngược chiều
(khi A tăng thì B giảm và ngược lại). Trong rất nhiều trường hợp, việc phát hiện
và kiểm định được mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố cũng được coi là
kết quả nghiên cứu quan trọng.
- Mối quan hệ nhân quả: Quan hệ nhân quả (sự thay đổi của A tác động hoặc gây
nên sự thay đổi của B) là một trường hợp đặc biệt trong quan hệ tương quan.
Việc phát hiện và kiểm định chắc chắn mối quan hệ nhân quả khó hơn quan hệ
tương quan và đòi hỏi phải dụng một số kỹ thuật và thiết kế cụ thể. Suy cho cùng
chúng ta đều muốn xác định các mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không phải
lúc nào cũng làm được điều này trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh.
- Mối quan hệ điều tiết (điều kiện): Đây là mối quan hệ “tay ba”, trong đó quan hệ
giữa hai nhân tố phụ thuộc vào một nhân tố thứ ba (sự thay đổi của A chỉ dẫn tới
sự thay đổi của B nếu có C). Ví dụ, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cộng
sự (2013) cho thấy chiến lược xuất khẩu (A) chỉ có tác động tích cực tới hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp (B) trong môi trường thể chế minh bạch (C).
Trong mối quan hệ này, nhân tố C là điều kiện để A và B thực sự có tương tác
với nhau. Trong điều kiện mối quan hệ của các nhân tố đã được nghiên cứu trước

76

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

xác lập rõ ràng, việc phát hiện hoặc kiểm định cá điều kiện để các mối quan hệ
đó tồn tại cũng là phát hiện quan trọng.
- Mối quan hệ trung gian: Đây cũng là mối quan hệ “tay ba”, nhưng nhân tố thứ
ba lại là trung gian cho hai nhân tố ban đầu (A tác động tới B thông qua C). Ví
dụ, một nghiên cứu cho thấy:
 Giới tính (nhân tố A) của chủ doanh nghiệp không có quan hệ trực tiếp
tới việc tiếp cận vốn ngân hàng (nhân tố B).
 Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng chủ doanh nghiệp nam và chủ doanh
nghiệp nữ (A) có khác nhau trong việc xây dựng lưới quan hệ xã hội (nhân
tố C) và mạng lưới quan hệ này lại tác động trực tiếp tới khả năng tiếp
cận vốn (B).
 Như vậy, Giới tính có tác động gián tiếp tới việc Tiếp cận vố thông qua
việc Xây dựng Quan hệ xã hội (Giới tính => Quan hệ xã hội => Tiếp cận
vốn).
Tùy sự phát triển của lý thuyết mà mô hình có thể không có đủ yếu tố 2 (các nhân tố tác
động) và 3 (mối quan hệ giữa các nhân tố). Tuy nhiên, nhân tố trọng tâm luôn luôn có
và cần được định nghĩa rõ ràng.
5.3. HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA KHUNG LÝ THUYẾT
Khung lý thuyết có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau. Điều cơ bản nhất là
khung lý thuyết này phải định hướng được hoạt động nghiên cứu cũng như kết cấu báo
cáo của công trình nghiên cứu.
5.3.1. Trình bày dưới dạng diễn giải
Các tác giả có thể thể hiện khung lý thuyết dưới dạng diễn giải các khái niệm, nhân tố
và mối quan hệ giữa chúng.
Ví dụ, trong một nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào các chính sách phát triển
của chính quyền địa phương, nhóm nghiên cứu của Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình
Dương áp dụng lý thuyết Các bên liên quan (Stakeholder Theory)2. Theo lý thuyết này,
một bên liên quan nào đó sẽ tham gia nhiều và được lắng nghe nhiều hơn nếu họ có “Độ
nổi bật” (salience) cao hơn. Độ nổi bật đó lại phụ thuộc vào Quyền lực và Tính hợp
pháp của bên liên quan này. Từ đó nghiên cứu này tiến hành đánh giá Độ nổi bật của
các nhóm người dân khác nhau, tùy theo các yếu tố Quyền lực (nguồn lực, vị thế, bạo

77

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

lực, vv ...) và Tính hợp pháp (luật pháp và truyền thống). Trong ví dụ này, các nhân tố
như Độ nổi bật, Quyền lực, Tính hợp pháp và mối quan hệ giữa chúng chính là khung
lý thuyết định hướng cho nghiên cứu.
5.3.2. Trình bày dưới dạng hình vẽ
Đôi khi khung lý thuyết được trình bày dưới dạng hình vẽ nhằm bổ sung cho phần diễn
giải. Cách minh họa bằng hình vẽ sẽ làm người đọc dễ dàng nhận biết được các nhân tố
chính và mối quan hệ giữa chúng. (Cần lưu ý: Hình vẽ thể hiện quy trình và các bước
nghiên cứu không phải là khung lý thuyết).
Ví dụ, trong một nghiên cứu về Môi trường thể chế cấp tỉnh, Chiến lược xuất khẩu và
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhóm tác giả (Nguyen, Le, & Bryant, 2013) sử
dụng mô hình như minh họa ở Hình 4-2. Trong mô hình này có 3 nhân tố được nghiên
cứu:
- Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp (biến độc lập);
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (biến phụ thuộc);
- Môi trường thể chế cấp tỉnh (biến điều tiết).

Môi trường tỉnh –


Minh bạch

Xuất khẩu Kết quả kinh doanh

Hình 4-2: Mô hình nghiên cứu trong công trình của Nguyễn và cộng sự (2013)
5.3.3. Trình bày dưới dạng công thức toán học
Trong các nghiên cứu định lượng thuộc lĩnh vực kinh tế học các mô hình thường được
thể hiện bằng công thức toán học. Công thức toán học thực chất cũng là một hình thức
mô phỏng mối quan hệ của các biến số. Trong ví dụ về nghiên cứu Môi trường thể chế
cấp tỉnh, Chiến lược xuất khẩu và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở trên, mô
hình nghiên cứu có thể được thể hiện bằng các công thức sau:

78

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Kết quả kinh doanh = b ) + b * (Xuatkhau) + R


b1 = g10 + g11 * (Minhbach) + u1

5.4. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT


4.4.1. Lựa chọn cơ sở (trường phái) lý thuyết cơ bản cho nghiên cứu
Như ở Chương 2 dã trình bày, một vấn đề có thể nghiên cứu từ các góc nhìn khác nhau.
Mỗi trường phái lý thuyết là một góc nhìn và các tác giả thường phải lựa chọn cơ sở lý
thuyết (trường phái lý thuyết) phù hợp cho nghiên cứu của mình. Như vậy, trước hết
các nhà nghiên cứu phải hiểu được các trường phái lý thuyết có thể giúp giải thích sự
vật hiện tượng hoặc vấn đề mình quan tâm. Ví dụ, một nghiên cứu về việc doanh nghiệp
siêu nhỏ đặt cửa hàng cạnh nhau ở Hà Nội có thể tham khảo các trường phái lý thuyết
sau:
Trong ví dụ trên, có 3 trường phái lý thuyết cùng có thể giúp giải thích hiện tượng vì
sao các doanh nghiệp siêu nhỏ dặt vị trí cạnh nhau (như ở Hà Nội). Từ góc nhìn kinh
tế, việc các đối thủ “kết mang” là để giảm các chi phí vận chuyển, song có thể làm này
sinh nhiều chi phí khác (giá thuê cao). Từ góc nhìn “học tập”, các đối thủ đặt cạnh nhau
để học hỏi nhau. Từ góc nhìn “quan hệ xã hội”, các đối thủ ở cạnh nhau vì họ sử dụng
mối quan hệ hợp tác với nhau trong kinh doanh. Cuối cùng, từ góc độ thể chế, việc kết
mảng như vậy là để các doanh nghiệp nhỏ và mới dễ được xã hội chấp nhận hơn. Khi
đã tổng kết được các trường phái lý thuyết, các tác giả phải lựa chọn. Có một số phương
án như sau:
- Tìm cách tổng hợp các trường phái hoặc một vài trường phái có cùng giải thích
hiện tượng. Như ví dụ ở trên, có thể dùng một số trường phái cùng một lúc (doanh
nghiệp kết mang vừa dựa trên quan hệ xã hội vừa để học hỏi đối thủ) để giải
thích hiện tượng. Khi đó, mô hình sẽ có tính tổng hợp. Tuy nhiên một mô hình
tổng hợp thường khó thu thập và phân tích dữ liệu.
- Lựa chọn một trường phái hứa hẹn mang lại góc nhìn mới đến với vấn đề. Lựa
chọn này thường được đưa ra khi các trường phái khác đã được sử dụng nhiều
trong nghiên cứu. Khi có một góc nhìn mới, nhiều khả năng chúng ta cũng hiểu
vấn đề tốt hơn. Trong ví dụ ở trên, các trường phái kinh tế, quan hệ xã hội, học
tập đã từng được nghiên cứu. Trường phái thể chế cho rằng có quyết định chiến

79

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

lược của doanh nghiệp nhằm tăng “sự chấp nhận” của xã hội là cách lý giải mới,
hứa hẹn sự thú vị của nghiên cứu. Vì vậy, các tác giả có thể lựa chọn trường phái
này làm lý thuyết chủ đạo cho nghiên cứu.
Như vậy, khi lựa chọn trường phái lý thuyết để xây dựng mô hình, các tác giả nên chú
ý một số tiêu chí lựa chọn như sau:
- Trường phái lý thuyết chưa được sử dụng nhiều, hứa hẹn mang lại những lý giải
mới về vấn đề nghiên cứu.
- Áp dụng trường phái này gợi mở các nhân tố hoặc mối quan hệ mới. Trong ví dụ
trên, nhân tố mới là “sự chấp nhận” của xã hội đối với doanh nghiệp và thực tiễn
hoạt động của họ.
5.4.2. Trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết
Câu hỏi nghiên cứu đề xuất ở giai đoạn ban đầu thường hoặc là khá chung (chưa xác
định nhân tố tác động cụ thể) hoặc khá nhiều câu hỏi (có nhiều nhân tố tác động). Các
nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một số câu hỏi trọng tâm phù hợp với trường phái lý
thuyết chính. Đây chính là quá trình tương tác hai chiều: câu hỏi nghiên cứu ban đầu
định hướng việc lựa chọn trường phái lý thuyết - việc lựa chọn trường phái lý thuyết lại
giúp cụ thể và trọng tâm hóa bộ câu hỏi nghiên cứu. Việc trọng tâm hóa câu hỏi nghiên
cứu thường gắn liền với việc xác định các nhân tố được quan tâm chính trong nghiên
cứu (nhân tố mục tiêu, tác động và nhân tố khác). Liệt kê được các nhân tố này là bước
khởi đầu xây dựng khung lý thuyết.
5.4.3. Định nghĩa rõ các nhân tố
Để xây dựng được khung lý thuyết, yêu cầu đầu tiên là phải định nghĩa rõ nhân tố trọng
tâm. Nhân tố được định nghĩa rõ là nhân tố có có đặc điểm sau:
- Nhân tố có nội dung, phạm vi rõ ràng, cụ thể. Những nhân tố dạng như “tái cấu
trúc doanh nghiệp” hay “chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh” v.v ... là không rõ
ràng. “Tái cấu trúc doanh nghiệp” không nói rõ nội dung và phạm vi, còn “ Chất
lượng nguồn nhân lực của tỉnh” lại quá rộng vì có nhiều loại nhân lực và mỗi
loại lại có chuẩn chất lượng khác nhau.
- Nhân tố có sự khác biệt giữa các đơn vị (hoặc quan sát). Ví dụ, mọi nghiên cứu
về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động là nhân tố,
còn mỗi doanh nghiệp là một đơn vị phân tích (hay là một quan sát). Các nhân

80

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

tố cần có sự khác nhau nhất định giữa các đơn vị phân tích (trong ví dụ trên là
các doanh nghiệp). Sự khác biệt có thể là khác biệt về chất như khác biệt về hình
thái (ví dụ: mô hình quản trị - quản trị theo quy trình hay quản trị theo kết quả),
loại hình (ví dụ: vốn vay hay vốn chủ sở hữu), hay cấp bậc (ví dụ: giai đoạn phát
triển của doanh nghiệp). Sự khác biệt cũng có thể là khác biệt về số lượng, ví dụ
hiệu quả kinh doanh, quy mô thị trường, vv ... Trong cùng một thời điểm, nhân
tố dạng như “lãi suất tiết kiệm trần của ngân hàng” (giữa các ngân hàng thương
mại) hoặc chính sách của nhà nước (đối với doanh nghiệp cùng ngành) thường
không khác nhau giữa các đơn vị vì đã được nhà nước quy định chung.
- Sự khác biệt giữa các đơn vị (quan sát) đối với từng nhân tố là có thể đo lường
hoặc kiểm soát được. Các nhân tố cần có sự khác nhau nhất định giữa các đơn
vị. Tuy nhiên, đối với các nhân tố có sự khác biệt về lượng thì sự khác biệt này
phải đo lường được (ví dụ: Số lượng lao động). Đối với các nhân tố có sự khác
biệt về chất giữa các đơn vị thì sự khác biệt này phải nhận biết và kiểm soát được
Có hai điều kiện đối với nhân tố có sự khác biệt về chất: nhân tố chỉ có một số
hữu hạn các hình thái, loại hình này có thể nhận biết được đối với mỗi đơn vị
nghiên cứu (quan sát).

Ví dụ, hình thức sở hữu của doanh nghiệp là một nhân tố phù hợp vì: i) các doanh
nghiệp có khác nhau về sở hữu; ii) mỗi doanh nghiệp dân doanh chỉ có thể thuộc một
trong 4 hình thức sở hữu theo luật định (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty
cổ phần, công ty hợp danh); và iii) có thể nhận biết hình thức sở hữu của từng doanh
nghiệp.
Ngược lại “hoạt động quản trị rủi ro” chưa phải là nhân tố phù hợp vì: i ) không biết có
bao nhiêu hoạt động này; và ii) hoạt động này khó có thể nhận biết tách bạch với các
hoạt động quản trị nói chung khác.
5.4.4. Xác định mối quan hệ giả thuyết (dựa trên luận điểm lý thuyết) của các nhân
tố
Mục trên của chương đã trình bày các mối quan hệ chính có thể có giữa các nhân tố
(quan hệ tương quan, quan hệ nhân quả, quan hệ điều tiết, hay quan hệ trung gian). Dựa
trên cơ sở lý thuyết, các tác giả có thể đặt giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố
(đặc biệt là nhân tố tác động điều tiết với nhân tố mục tiêu). Tùy theo sự phát triển của
81

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

lý thuyết và các bằng chứng từ nghiên cứu trước mà mức độ cụ thể của các quan hệ giả
thuyết cũng khác nhau. Sau đó, thể hiện mối quan hệ giả thuyết giữa các nhân tố thành
mô hình nghiên cứu.
Không phải nghiên cứu nào cũng trình bày đầy đủ các cấu phần trên của khung lý thuyết.
Tuy nhiên việc lựa chọn trường phải lý thuyết (hay góc tiếp cận vấn đề), cụ thể hóa
nhân tố và mối quan hệ giữa chúng là hai công đoạn thông dụng trong các khung lý
thuyết của nghiên cứu định lượng. Dưới đây là một ví dụ điển hình về cách trình bày
khung lý thuyết.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Mô hình nghiên cứu

Khung lý thuyết

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Lý thuyết là gì? Khung lý thuyết là gì? Khung lý thuyết khác gì với quy trình
nghiên cứu?
2. Vì sao cần khung lý thuyết trong nghiên cứu khoa học? Các nhà nghiên cứu
có thể tìm khung lý thuyết ở đâu?
3. Nêu những yếu tố cơ bản của khung lý thuyết? Yếu tố nào cần được chú ý nhất
trong khung lý thuyết?
4. Hãy nêu những bước cơ bản khi xây dựng khung lý thuyết?
5. Hãy đọc một công trình khoa học và chỉ rõ khung lý thuyết của công trình này,
nếu có. Khung lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở nào? Được thể hiện như

82

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thế nào? Khung lý thuyết này đã định hướng cho nghiên cứu trong công trình
này như thế nào?

83

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả khái niệm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
2. Giải thích sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
3. Phân loại công cụ thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng
4. Thiết lập đề cương nghiên cứu định tính và định lượng

B. NỘI DUNG
6.1. Khái niệm về phương pháp nghiên cứu

6.2. Nghiên cứu định tính

6.3. Nghiên cứu định lượng

6.1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin. Theo Connaway and
Powell (2010) cho rằng có rất nhiều cách để có được thông tin. Các phương pháp nghiên
cứu phổ biến nhất là: tìm kiếm tài liệu, hội thảo, hội thảo nhóm, phỏng vấn cá nhân, các
cuộc điều tra qua điện thoại, các cuộc điều tra qua thư bưu điện, điều tra qua thư điện
tử. Phương pháp nghiên cứu cung cấp các chi tiết của quy trình và phương pháp cụ thể
để thực hiện một vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cung cấp các quy trình
cụ thể và chi tiết làm thế nào để bắt đầu, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu
và chủ yếu là tập trung vào làm thế nào để thực hiện nghiên cứu.

6.1.1. Nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
học thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội, mà còn trong nghiên cứu kinh
doanh và quản lý. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu
84

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi ấy. Nghiên cứu định tính điều
tra lý do tại sao và làm thế nào của việc ra quyết định, khi nào và ở đâu (Marshall &
Rossman, 2014). Chúng ta thường nhận định chưa đúng về phương pháp nghiên cứu
định tính. Phương pháp nghiên cứu định tính thường được dùng để xây dựng lý thuyết
khoa học dựa vào quy trình quy nạp (Thọ, 2011). Nghiên cứu định tính thường phân
loại dữ liệu vào mô hình làm cơ sở chính cho báo cáo kết quả. Để thu thập thông tin,
nghiên cứu định tính dựa vào các phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan
sát và chi chú, tài liệu, hình ảnh. Theo Creswell and Poth (2016), những đặc thù cơ bản
nhất của nghiên cứu định tính thể hiện như: (1) sử dụng tiếp cận quy nạp để đến những
kết luận khái quát; (2) dựa vào các quan sát hoặc dữ liệu, từ đó phát triển các giả thuyết;
(3) sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu định lượng, xem xét hồ sơ, phỏng
vấn, quan sát và khảo sát; (4) được thực hiện bởi các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ
thể của nghiên cứu, các cá nhân có trình độ tốt nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng
phân tích trí tuệ để làm rõ các định nghĩa, xác định đạo đức, hoặc đưa ra đánh giá có
giá trị liên quan đến một vấn đề nghiên cứu của họ; (5) bao gồm các nghiên cứu về đạo
đức như liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi, đúng và sai, lựa chọn, vv; và (6) phát triển
các cách thức để làm thay đổi tri thức trong những điều kiện mới xuất hiện.

Về mặt thông tin, trong nghiên cứu định tính, trọng tâm là thông tin chi tiết có ý nghĩa
và chiều sâu thu được từ một vài người quan trọng. Trong nghiên cứu định lượng, trọng
tâm là thu được một số lượng lớn dữ liệu từ tổng thể để xác minhh điều gì đó.
6.1.2. Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu
khoa học. Khác với nghiên cứu định tính, trong đó dữ liệu được dùng để khám phá quy
luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, nghiên cứu định lượng nhằm
vào mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý
thuyết đã có (Thọ, 2011). Theo Ehrenberg (1994), nghiên cứu định lượng thường được
sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn. Aliaga and Gunderson
(2002) định nghĩa cụ thể hơn, nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện
tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được. Một quan
niệm sai lầm phổ biến là dự liệu định lượng phải là sữ liệu có sẵn ở dạng định lượng.
Dữ liệu không định lượng (như niềm tin hoặc thái độ) có thể được chuyển đổi thành

85

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

hình thức định lượng bằng cách sử dụng các công cụ đo lường nhu thang đo Likert (Hổ,
2021).

6.1.3. So sánh nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Theo Boutellier, Gassmann, Raeder, and Zeschky (2013), nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng có một số khác biệt cơ bản trên ba khía cạnh: (1) loại suy luận;
(2) loại câu hỏi đặt ra trong quá trình thu thập dữ liệu; và (3) công cụ phân tích lựa chọn
cho nghiên cứu. Cụ thể sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng được mô tả như bảng 2.1 bên dưới:

Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Tiêu chí Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Loại suy luận Quy nạp Suy diễn
Chủ quan Khách quan
Quan hệ nhân quả Ý nghĩa
Loại câu hỏi Không theo thứ tự Theo thứ tự
Câu hỏi mở Câu hỏi dạng đóng – mở
Câu hỏi dài Ngắn gọn – xúc tích
Gây tranh luận Không gây tranh luận
Loại phân tích Mô tả sự vật Ước lượng toán học
So sánh Suy luận thống kê
Nguồn: (Boutellier et al., 2013)

6.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH


Phương pháp nghiên cứu định tính đã và đang nhanh chóng trở thành phương pháp
nhiên cứu quan trọng trong khoa học xã hội và khoa học ứng dụng như giáo dục, hoạt
động xã hội, phát triển cộng đồng, và quản trị (Marshall & Rossman, 2015). Nghiên
cứu định tính mang tính thực tế, tính lý giải và làm cơ sở cho kinh nghiệm sống của loài
người. Rossman and Rallis (2011) đề ra 5 tiêu chuẩn chung dành cho nghiên cứu định
tính và 4 lập trường điển hình mà các nhà nghiên cứu thường vận dung.

86

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nghiên cứu định tính điển hình: (1) được diễn ra trong các khung cảnh tự nhiên; (2)
được mô tả bằng các phương pháp đa dạng tôn trọng cá nhân con người tham gia vào
nghiên cứu; (3) tập trung vào bối cảnh; (4) làm nổi bật hơn là làm hình dung sâu; và (5)
lý giải một cách cơ bản.

Những nhà nghiên cứu định tính, họ duy trì và có xu hướng: (1) nhìn nhận thế giới xã
hội như một tổng thể và phức tạp; (2) các phản ánh có tính hệ thống về người ấy là ai
trong nghiên cứu điều tra này; (3) nhạy cảm với tiểu sử cá nhân của người ấy và cách
nó định hình cuộc nghiên cứu; và (4) sử dụng những nguyên nhân phức tạp mang tính
đa khía cạnh và lặp lại.

Nghiên cứu định tính là một cách tiếp cận rộng lớn trong việc nghiên cứu các hiện tượng
xã hội. Những thể loại khác nhau của nghiên cứu định tính là chủ nghĩa tự nhiên, giải
thích, tăng cường phê phán, và điển hình tiến tới đa phương pháp trong điều tra nghiên
cứu (Marshall & Rossman, 2015).

Đề cương nghiên cứu định tính


Đề cương nghiên cứu (research proposal) là một kế hoạch nghiên cứu trong đó mô tả
và giải thích quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống để nhằm hiểu biết hiện tượng
khoa học cần tìm hiểu (lý thuyết khoa học). Đề cương nghiên cứu cần minh chúng ba
điểm quan trọng đó là (1) nghiên cứu xứng đáng được thực hiện, (2) nhà nghiên cứu có
đủ khả năng để thực hiện nghiên cứu, và (3) nghiên cứu có được hoạch định rõ ràng và
chặt chẽ để đảm bảo sự thành công cho dự án nghiên cứu không? (Marshall & Rossman,
2014).
Trong nghiên cứu định tính, kết cấu của bản đề cương nghiên cứu thường linh hoạt hơn
so với một đề cương trong nghiên cứu định lượng. Một cách tổng quát, một đề cương
nghiên cứu định tính bao gồm các phần cơ bản sau (1) giới thiệu, (2) tổng kết lý thuyết
và (3) thiết kế và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu có thể có
thêm phần phụ lục (Marshall & Rossman, 2014).
(1) Giới thiệu: Phần giới thiệu nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về dự án nghiên
cứu muốn đề xuất thực hiện. Cụ thể phần này giới thiệu vấn đề, mục tiêu, câu
hỏi nghiên cứu. Đặc biệt trong phần này cần phải làm rõ ý nghĩa của kết quả

87

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nghiên cứu (dự kiến) để thuyết phục người đọc (vd, đóng góp về mặt lý thuyết,
thực tiễn, chính sách xã hội, vv.).
(2) Tổng kết lý thuyết: Phần tổng kết lý thuyết giới thiệu cơ sở lý thuyết đã có về chủ
đề nghiên cứu. Cũng cần chú ý là tổng kết lý thuyết trong nghiên cứu định tính
xây dựng lý thuyết khoa học, phần này phải minh chứng được là lý thuyết đã có
chưa giải thích được, hoặc giải thích chưa hoàn chỉnh về hiện tượng khoa học
mà chúng ta đề nghị nghiên cứu.
(3) Thiết kế và phương pháp nghiên cứu: Phần này giới thiệu và các tiếp cận (định
tính, cụ thể phương pháp) và biện luận cho sự phù hợp của cách tiếp cận đã chọn.
Tiếp theo, giới thiệu chi tiết về thiết kế nghiên cứu, phương pháp và công cụ sử
dụng để thu thập và phân tích dữ liệu. Chú ý thông thường, thiết kế nghiên cứu
(dù là định tính hay định lượng), cũng bao gồm nhiều bước. Vì vậy, cần trình
bày chi tiết phương pháp và công cụ, địa điểm, đối tượng nghiên cứu, vv cho
từng bước và biện luận tính tin tưởng giá trị của kết quả thu được cho từng bước
và cho tổng thể dự án nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu càng chi tiết càng tốt, đặc biệt là trong nghiên cứu định tính.
Trong nghiên cứu định lượng, người đọc dễ dàng đánh giá một đề cương vì tất cả hầu
như đã được chỉ rõ, phần nghiên cứu đơn thuần là thu thập dữ liệu để kiểm định mô
hình lý thuyết dã được suy diễn từ lý thuyết. Đề cương nghiên cứu định tính không như
vậy. Khi chưa thực hiện nghiên cứu thì chưa có gì để đảm bảo cho sự thành công của
nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta cần biện luận chi tiết những gì chúng ta sẽ làm và sẽ thu
được sau khi thực hiện để thuyết phục người đánh giá.

6.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Đề cương nghiên cứu định lượng

Đề cương nghiên cứu là một kế hoạch nghiên cứu trong đó mô tả và giải thích quá trình
nghiên cứu một cách có hệ thống để nhằm hiểu biết hiện tượng khoa học cần tìm hiểu.
Đề cương nghiên cứu định lượng thường chặt chẽ và theo trình tự rõ ràng, không linh
hoạt như trong đề cương nghiên cứu định tính. Theo Thọ (2011), một đề cương nghiên

88

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

cứu định lượng cần bao gồm các phần cơ bản sau: (1) giới thiệu; (2) tổng kết lý thuyết,
mô hình nghiên cứu và giả thuyết; và (3) thiết kế, phương pháp và công cụ nghiên cứu.
(1) Giới thiệu: Phần giới thiệu nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về dự án
nghiên cứu muốn đề xuất hực hiện. Cụ thể phần này giới thiệu vấn đề,
mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Đặc biệt trong phần này ần phải làm rõ ý
nghĩa của kết quả nghiên cứu (dự kiến) để thuyết phục người người đọc
(vd, đóng góp về mặt lý thuyết, thực tiễn, chính sách, xã hội, vv.).
(2) Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Phần tổng kết lý thuyết này giới
thiệu cơ sở lý thuyết đã có về chủ đề nghiên cứu. Cần chú ý là tổng kết và
sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu định lượng khác với nghiên cứu định:
nghiên cứu định tính dùng để chứng minh là lý thuyết đã có chưa giải
thích được, hoặc giải thích chưa hoàn chỉnh về hiện tượng khoa học mà
chúng ta đề nghị nghiên cứu. Trong nghiên cứu định lượng, cơ sở lý thuyết
được sử dụng để xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Vì vậy, phần
này cần làm rõ lý thuyết nền sử dụng và những nghiên cứu trước đây đã
giải quyết được những gì, và những gì chưa giải quyết được để chứng
minh được giả thuyết được suy diễn trong nghiên cứu này mới là có ý
nghĩa.
(3) Thiết kế và phương pháp nghiên cứu: Phần này cần giới thiệu chi tiết về
thiết kế, quy trình và công cụ sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. Chúng
ta cần biện luận sự phù hợp của từng phương pháp và công cụ đã chọn.
Ví dụ, phương pháp khảo sát thì cần phải làm rõ vì sao dùng phương pháp
này, bao gồm mấy bước (ví dụ như sơ bộ, chính thức), đo lường (thiết kế,
đánh giá), mẫu (kích thước mẫu, kỹ thuật chọn), công cụ xử lý dữ liệu
(trong đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết, vv). Phần này rất quan
trọng vì nó giúp người đọc đánh giá được tính phù hợp và độ tin cậy cảu
phương pháp sử dụng.
So với đề cương nghiên cứu định tính, đề cương nghiên cứu định lượng rõ ràng và cụ
thể hơn, và vì vậy, người đọc cũng dễ dàng đánh giá hơn vì tất cả hầu như đã được chỉ
rõ.

89

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Quy nạp

Suy diễn

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Bản chất của nghiên cứu định tính là gì? Những trường hợp nào thì nên áp
dụng nghiên cứu định tính?
2. Hãy nêu các đặc điểm của nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính đòi hỏi
nhà nghiên cứu rèn luyện những kỹ năng gì?
3. Hãy nêu tóm tắt phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm và nghiên cứu tình
huống.
4. Bản chất của nghiên cứu định lượng là gì?
5. Vì sao xác định rõ đơn vị phân tích lại quan trọng trong nghiên cứu định lượng?
6. Hãy phân biệt nhân tố, biến số và thước đo trong thiết kế nghiên cứu định
lượng.

90

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 7. THANG ĐO VÀ CHỌN MẪU


Trong thực tế, khi tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu không thể thực hiện nghiên
cứu trên tổng thể do nhiều nguyên nhân như tổng thể quá lớn. Chương này sẽ giới thiệu
mẫu, phương pháp chọn mẫu, thang đo là bảng câu hỏi trong thang đo.

A. MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả khái niệm đo lường và thang đo


2. Giải thích bốn loại thang đo: danh nghĩa, thứ tự, quãng và tỷ lệ
3. Thiết kế các công cụ thu thập bảng hỏi
4. Mô tả lý do chọn mẫu và các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
5. Giải thích các bước trong quy trình chọn mẫu.

B. NỘI DUNG
7.1. Đo lường va Thang đo

7.2. Bảng câu hỏi trong nghiên cứu

7.3. Chọn mẫu

7.1. ĐO LƯỜNG VÀ THANG ĐO


7.1.1. Đo lường và ý nghĩa của đo lường
Trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và trong kinh doanh nói riêng, đo lường
là cách thức sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần
nghiên cứu (Thọ, 2011). Đo lường (measurement) là hoạt động nền tảng của khoa học
(DeVellis, 2016). Đo lường theo Stevens (1946) là hoạt động gán chữ số (numerals)
cho những đối tượng (objects) hoặc những sự kiện (events) được tuân thủ theo những
quy tắc (rules) nhất định. Đo lường là hoạt động gán biểu tượng cho đối tượng theo một
nguyên tắc nhất định để mô tả thuộc tính của đối tượng và giúp so sánh thuộc tính của
đối tượng này so với đối tượng khác (Hà & Thành, 2020). Có những vấn đề rất khó đo
lường như sự cảm nhận của cán bộ công nhân viên đối với phong cách của nhà quản lý

91

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

hay thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm bởi vì đây là những vấn đề mang tính
trừu tượng cao. Để đo lường, theo Kothari (2004), đó là quá trình gắn những con số với
các đặc tính của sự vật, hiện tượng nghiên cứu theo các quy tắc đã được xác định để
đánh giá, so sánh và phân tích.
Việc đo lường gắn kết với nghiên cứu có nghĩa là gán các con số cho các sự kiện thực
nghiệm, các đối tượng nghiên cứu hoặc các tính chất, hoặc hành động theo các nguyên
tắc nhất định. Như vậy đo lường là một quá trình gồm ba bước: (1) chọn các sự kiện
thực nghiệm có thể quan sát được; (2) phát triển các nguyên tắc để gán các con số hoặc
biểu tượng để thể hiện các khía cạnh khác nhau của sự kiện đo lường; và (3) áp dụng
các nguyên tắc trên cho các quan sát tương ứng với từng sự kiện. Mục tiêu của đo lường
là cung cấp các dữ liệu, thông tin có chất lượng tốt nhất, ít sai sót nhất để kiểm định giả
thuyết, để tiên lượng hoặc mô tả. Thông thường, trong nghiên cứu chúng ta nhắm đến
đối tượng nghiên cứu và cố gắng hiểu các tính chất của chúng bằng cách quan sát các
biến số đại diện cho các tính chất này (Khai, 2012).
Theo Huy and Anh (2012), trong quá trình điều hành hoạt động, nhà quản lý hay nhà
hoạch định chính sách luôn cần những thông tin trong việc ra quyết định và đo lường là
cơ sở để cung cấp các tin tức có ý nghĩa giúp cho việc ra quyết định đó. Nhờ đo lường
mà các đặc tính của sự vật được biến thành dạng mà nhà nghiên cứu có thể phân tích
được, các đặc tính khác nhau đó giúp ta phân biệt các sự vật với nhau. Những đặc tính
của một cá nhân và rất nhiều những hiện tưởng khác đều là những quan tâm của người
nghiên cứu và cần được đo lường, đánh giá. Có những đặc tính của sự vật là định lượng
như chiều cao, cân nặng của một người nào đó, nhưng có nhiều đặc tính chỉ ở dạng định
tính như thái độ, nhận biết của người tiêu dùng về một nhãn hiệu hàng hóa… Các cố
gắng để gắn các con số cho các đặc tính sự vật là hết sức quan trọng vì các phân tích,
tính toán và thống kê chỉ có thể thực hiện bằng các con số.
7.1.2. Thang đo
Khi đo lường, chúng ta đưa ra các nguyên tắc đo, và sau đó, diễn giải các quan sát của
chúng ta về các chỉ số đại diện cho các tính chất của đối tượng nghiên cứu theo các
nguyên tắc đo này. Trong nghiên cứu, thang đo là một công cụ mà các nhà nghiên cứu
sử dụng để đo lường một khái niệm quan tâm (Giao & Vương, 2019). Theo Stevens
(1951) hệ thống cấp thang đo thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và chia

92

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

chúng thành bốn cấp độ thang đo là: (1) thang đo cấp định danh; (2) thang đo cấp thứ
tự; (3) thang đo cấp quãng; và (4) thang đo cấp tỷ lệ.
Bảng 7.1 Đặc điểm của bốn cấp đo
Cấp thang đo Đặc điểm
Không metric Định danh Để xếp loại, không có ý nghĩa về lượng
(Định tính) Thứ tự Để xếp thứ tự, không có ý nghĩa về lượng
Metric Quãng Đo khoảng cách, có ý nghĩa về lượng nhưng
(Định lượng) gốc 0 không có nghĩa
Tỷ lệ Đo độ lớn, có ý nghĩa về lượng và gốc 0 có
nghĩa
Nguồn: (Thọ, 2011)
Thang đo cấp định danh và thứ tự được gọi là thang đo non-metric hay thang đo định
tính (qualitative scale); Thang đo cấp quãng và tỷ lệ được gọi là thang đo metric hay
thang đo định lượng (quantitative scale).
(a) Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa (nominal scales) hay thang đo biểu danh/định danh được sử dụng
chủ yếu cho mục đích phân loại (Giao & Vương, 2019). Thang đo danh nghĩa sử dụng
các con số đánh dấu (mã số) để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân
biệt và nhận dạng đối tượng. Cấp độ thang đo danh nghĩa không có ý nghĩa về mặt
lượng mặc dù nó được ký hiệu bằng các con số.
Các ví dụ thường gặp của thang đo danh nghĩa là:
Giới tính: 0. Nữ; 1. Nam
Dân tộc: 1. Kinh; 2. Tày; 3. Hoa; 4. Khác
Nghề nghiệp: 1. Viên chức; 2. Công chức; 3. Doanh nhân; 4. Công nhân; 5. Khác
Bạn có thích uống sữa chua không? 1. Thích; 2. Không thích; 3. Không ý kiến
Bạn đang công tác tại bộ phận: 1. Kinh doanh; 2. Kế toán; 3. Kỹ thuật; 4. Khác
Bạn thường xuyên sử dụng loại nước uống nào dưới đây (chỉ chọn một loại nước uống
mà bạn thường dùng): 1. Coca-cola; 2. 7up; 3. Pepsi; 5. Nước khoáng; 6. Khác
(b) Thang đo thứ tự

Cấp độ thang đo thứ tự (thứ bậc) (ordinal scales) là loại thang đo trong đó số đo dùng
để so sánh thứ tự, nó không có ý nghĩa về lượng (Thọ, 2011). Đây là thang đo có đặc

93

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

điểm tương tự như thang đo danh nghĩa được sử dụng cho mục tiêu phân loại. Chúng
ta có thể sử dụng thang đo thứ bậc để xếp hạng con người hoặc các chủ thể (Giao &
Vương, 2019). Thang đo thứ tự cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự, so sánh giữa
các đối tượng, cấp độ của thang đo này bao gồm cả thông tin về sự định danh và xếp
hạng theo thứ tự. Nó cho phép xác định một đặc tính của một sự vật này có hơn một sự
vất khác hay không nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự khác biệt này. Thang đo
thứ tự được dùng rất phổ biến trong nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm,
nhận thức và sở thích.

Theo Lê, Nguyễn, and Đặng (2006), cũng như thang định danh, các con số trong thang
thứ tự được gán một cách quy ước. Nhưng vì các hạng mục tự nó có trật tự nên hệ thống
số phải có trật tự. Người nghiên cứu có thể biến đổi một thang thứ tự mà không làm
thay đổi tính chất của nó. Người nghiên cứu cần chú ý và xem xét đặc tính này để so
sánh với loại thang đo tỷ lệ được đề cập ở phần sau. Cũng giống như thanh định danh,
các phép toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia, không thể áp dụng trong
thang điểm thứ tự. Thống kê một biến thường dùng cho thang điểm danh nghĩa là phân
tích tần suất, phần trăm, trung vị trong khi đó thống kê hai biến là những phương pháp
thống kê dựa trên các quan hệ thứ tự.

Hạn chế của thang đo thứ tự là mặc dù chúng ta có thể nó rằng một nhóm có thể được
xếp hạng cao hơn hoặc thấp hơn một nhóm khác, nhưng không biết chính xác sự khác
biệt là bao nhiêu. Nói cách khác, chúng ta không thể tính toán khoảng cách chính xác
giữa hai loại, ví dụ, người có trình độ đại học có khuynh hướng nhiều kiến thức hơn
người chỉ hoàn thành trình độ trung học, nhưng không thể nói một cách chính xác họ
nhiều sự hiểu biết hơn bao nhiêu (Giao & Vương, 2019). Sau đây là một số ví dụ cho
cấp độ thang đo thứ tự:

Ví dụ 1: Xin Anh (Chị) cho biết mức độ hiểu biết về các dịch vụ cung cấp trên chuyến
bay của Vietnam Airlines:
฀ Hoàn toàn hiểu về dịch vụ
฀ Hiểu về dịch vụ
฀ Khá hiểu biết
฀ Không hiểu biết

94

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

฀ Hoàn toàn không hiểu biết

Ví dụ 2: Câu hỏi bắt buộc sắp xếp thứ tự


Một người nghiên cứu đang muốn thăm dò sự ưa thích của khách hàng về 6 cửa hàng
mà họ đang xem xét ở ví dụ trên bằng cách đề nghị người ta trả lời xếp hạng ưa thích
của họ đối với các cửa hàng đó theo thứ tự ưa thích nhấy thì người trả lời sẽ xếp thứ 1
tiếp theo là thứ 2, 3, 4 và 6 cho từng cửa hàng. Cụ thể:
Xin Anh (Chị) sắp xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6 với 1 là cửa hàng mà Anh (Chị) thích
nhất và 6 là cửa hàng Anh (Chị) không thích:
Cửa hàng A ____
Cửa hàng B ____
Cửa hàng C ____
Cửa hàng D ____
Cửa hàng E ____
Cửa hàng F ____
Ví dụ 3: Câu hỏi so sánh từng cặp
Trong các yếu tố dưới đây, xin Anh (Chị) đánh số 1 vào ô (฀) với thuộc tính mà anh chị
cho là quan trọng hơn theo từng cặp:
Giá ฀ Độ bền ฀
Giá ฀ Kiểu dáng ฀
Giá ฀ Màu sắc ฀
Độ bền ฀ Màu sắc ฀
Kiểu dáng ฀ Màu sắc ฀
(c) Thang đo cấp quãng (khoảng cách)

Cấp độ thang đo khoảng cách (interval scales) hay thang đo cấp quãng là loại thang đo
trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không có nghĩa (Thọ, 2011). Loại
thang đo này kế thừa những tính chất cơ bản của thang đo danh nghĩa và thang đo thứ
tự. Nó được sử dụng cho mục đích xếp hạng và phân loại (Giao & Vương, 2019). Thang
đo cấp quãng là cấp độ thang đo cũng có thể dùng để xếp hạng các đối tượng nghiên
cứu nhưng khoảng cách bằng nhau trên thang đo đại diện cho khoảng cách bằng nhau
trong đặc điểm của đối tượng. Một thang đo cấp quãng chứa đựng tất cả thông tin trong

95

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thang đó thứ tự nhưng nó cũng cho phép so sánh sự khác biệt giữa các đối tượng. Hơn
nữa, trong thang đo cấp quãng, có một khoảng cách cố định hoặc bằng nhau giữa các
giá trị thuộc về thang đo. Tuy nhiên, trong thang đo cấp quãng vị trí của điểm “0” thì
không cố định.

Ví dụ 1: Xin vui lòng cho biết số lần trong tháng Anh (Chị) đi siêu thị Vinmart:
฀ Không lần
฀ Từ 1 đến 2 lần
฀ Từ 3 đến 4 lần
฀ Trên 5 lần

Ví dụ 2: Thu nhập hàng tháng của Anh (Chị) khoảng:


฀ Dưới 3 triệu
฀ Từ 4 đến 8 triệu
฀ Từ 9 đến 13 triệu
฀ Từ 14 đến 20 triệu
฀ Trên 20 triệu
Ví dụ 3: Xin vui lòng cho biết ý kiến của các Anh (Chị) với (1) là rất không đồng ý và
(7) là rất đồng ý các nhận định được cho dưới đây:

1 2 3 4 5 6 7

Công việc cho phép Anh(Chị) sử dụng tốt các


      
năng lực cá nhân

Trong ví dụ trên, sự khác nhau giữa 1 và 2 bằng sự khác nhau giữa 3 và 4 và dĩ nhiên
sự khác nhau giữa 2 và 4 bằng 2 lần sự khác nhau giữa 1 và 2.

(d) Thang đo tỷ lệ

Cấp độ thang đo tỷ lệ (ratio scale) có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang
thứ tự và thang khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định. Do vậy, với
thang đo này người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng
cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo
(Huy & Anh, 2012). Loại thang đo này được xem là hình thức cao nhất của thang đo.

96

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nó được sử dụng để đo lường nhiều thứ trong cuộc sống hàng này của chúng ta như là
cân nặng, chiều cao, giá cả, tốc độ… (Giao & Vương, 2019). Vì vậy, trong thang đo tỷ
lệ chúng ta có thể nhận dạng hoặc phân loại đối tượng, xếp hạng đối tượng và so sánh
sự khác biệt. Thang đo tỷ lệ không chỉ cho biết sự khác biệt giữa 1 và 3 bằng với sự
khác biệt giữa 2 và 4 mà còn cho biết 4 gấp 2 lần 2, hoặc một người có thời gian công
tác là 10 năm sẽ gấp 2 lần với một người có thời gian công tác là 5 năm.

Trong nghiên cứu, cấp độ thang đo tỷ lệ thường dùng để đo lường chiều cao, trọng
lượng, tuổi thu nhập của các nhân, mức bán, doanh số của doanh nghiệp hoặc mức giá
mà người tiêu dùng sẵn sang trả cho sản phẩm. Cấp độ thang đo tỷ lệ là loại thang đo
có thể áp dụng tất cả các phương pháp thống kê. Những thuận lợi của công việc lượng
hóa này có thể được bổ sung bởi các dữ liệu do 3 loại thang đo trên, do vậy cần cân
nhắc để lựa chọ loại thang đo thích hợp và sử dụng chúng.

Một điểm lưu ý là, hai cấp độ thang đo định danh và thứ tự được gọi là cấp độ thang đo
định tính (hay cấp độ thấp), hai cấp độ thang đo khoảng cách và tỷ lệ gọi là cấp độ thang
đo định lượng (cấp độ mạnh). Cấp độ thang đo định lượng thường cho nhiều thông tin
hơn cấp độ nghiên cứu định tính bởi vì câu hỏi sử dụng cấp độ thang đo định lượng có
thể chuyển về cấp độ thang đo định tính nhưng không xảy ra trường hợp ngược lại. Vì
vậy, nhà nghiên cứu cấp phải cân nhắc khi sử dụng thang đo để thiết kế các câu hỏi sao
cho phù hợp với thông tin cần thu nhập để nghiên cứu, tránh trường hợp đã sử dụng cấp
thang đo định tính để thiết kế và thu nhập dữ liệu, sau khi đã thu nhập dữ liệu xong mới
nhận ra rằng dữ liệu thu nhập bằng thang đo định tính không thể đáp ứng đủ thông tin
của qúa trình nghiên cứu.

Ví dụ 1: Xin vui lòng cho biết ý kiến của các Anh (Chị) với (1) là rất không đồng ý và
(7) là rất đồng ý:

1 2 3 4 5 6 7

Công việc cho phép anh/chị sử dụng tốt các


      
năng lực cá nhân

Nhà nghiên cứu đã sử dụng cấp độ thang đo khoảng cách (cấp độ thang đo định lượng-
cấp độ mạnh), với thang đo này trong quá trình phân tích, nếu có nhu cầu, có thể chuyển

97

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thành cấp độ thang đo định tính bằng mã vạch hóa lại với 1 đến 3 là không đồng ý (0)
và 4 đến 7 là đồng ý (1). Ngược lại, nếu câu hỏi thiết kế 1 là đồng ý và 0 là không là
không đồng ý, khi có nhu cầu nhà nghiên cứu không thể chuyển lại thành thang đo cấp
độ định lượng từ 1 đến 7 được.

Ví dụ 2: Tuổi của Anh (Chị) là ……. (tuổi)

Với câu hỏi này, đây là cấp độ thang đo tỷ lệ, tuy nhiên, nếu có nhu cầu, nhà nghiên
cứu có thể chuyển từ cấp độ thang đo khoảng, ví dụ:

□ Nhỏ hơn 20 tuổi □ Từ 20 đến 40 năm □ Từ 40 đến 15 năm

□ Từ 15 đến 20 năm □ Trên 12 năm

7.2. BẢNG CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU


Bảng câu hỏi thiết kế tốt sẽ: (1) cung cấp dữ liệu chính xác và phù hợp để trả lời câu
hỏi nghiên cứu; (2) giảm thiểu tối đa khả năng sai lệch; và (3) có khả năng thu thập
được tất cả thông tin mong muốn.
Hình thức bảng câu hỏi cũng góp phần cho thành công của việc thu thập dữ liệu. Hình
thức đẹp của bảng câu hỏi sẽ kích thích sự hợp tác và trách nhiệm của người trả lời.
Ưu điểm của bảng câu hỏi: tiếp cận được đối tượng lớn tương đối dễ dàng với chi phí
thấp, cung cấp câu trả lời định lượng và tương đối dễ phân tích.
Hạn chế: giới hạn trong việc hiểu sâu vấn đề, ..
Các bước thiết kế bảng câu hỏi
(1) Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập
(2) Xác định dạng phỏng vấn
(3) Đánh giá nội dung câu hỏi
(4) Xác định hình thức câu hỏi
(5) Xác định cách dùng thuật ngữ
(6) Xác định cấu trúc bảng câu hỏi
(7) Thử -> bảng câu hỏi hoàn chỉnh cuối cùng
Đánh giá nội dung câu hỏi:
Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến sự hợp tác của người trả lời: họ có mong muốn tham
gia và trả lời một cách trung thực hay không. Để đánh giá nội dung câu hỏi, người
nghiên cứu cần tự trả lời các câu hỏi sau:

98

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Người trả lời có hiểu câu hỏi không?


- Họ có thông tin không?
- Họ có thể trả lời không, họ có cung cấp thông tin không?
- Thông tin họ cung cấp có đúng là dữ liệu cần thu thập không?

7.3. CHỌN MẪU


7.3.1. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá, các dự án nghiên cứu định
tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu. Vì vậy mẫu không
được chọn theo phương pháp xác suất mà chọn theo phương pháp phi xác suất, dựa vào
nguyên tắc bão hòa (Coyne, 1997). Nghiên cứu định tính sử dụng các phương pháp
phỏng vấn để thu thập dữ liệu có xu hướng giới hạn số lượng những người tham dự.
Nói chung, mỗi vòng phỏng vấn tốn nhiều thời gian. Do đó, không nên mời quá nhiều
người tham dự. Thêm nữa, việc mã hóa thông tin cũng sẽ khó hơn, vì vậy, số lượng
người tham dự trong nghiên cứu định tính thường khá nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng
là những người được chọn cho cuộc phỏng vấn là những người có kinh nghiệm vững
chắc hoặc có một kiến thức tốt về các vấn đề mà nhà nghiên cứu muốn biết (Giao &
Vương, 2019).
Theo Thọ (2011), kỹ thuật chọn mẫu lý thuyết được minh họa trong hình 2.2.

Điểm bão hòa


Dữ liệu phát triển lý thuyết

S5 S6
S4
S3
S2

S1

Số lượng phần tử (kích thước mẫu n)

99

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hình 2.2 Chọn mẫu lý thuyết


Nguồn:(Thọ, 2011)
Quy trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành như sau: Nhà nghiên cứu chọn đối tượng
nghiên cứu (S1), thảo luận với họ để thu thập dữ liệu cần thiết cho xây dựng lý thuyết.
Tiếp theo, chọn phần tử S2 để thu thập dữ liệu từ họ và nhà nghiên cứu phát hiện S2
cho một số thông tin có ý nghĩa cho nghiên cứu nhưng khác với S1. Vì vậy, nhà nghiên
cứu tiếp tục với S3. Tương tự như S2, nhà nghiên cứu phát hiện thêm một số thông tin
khác với S1 và S2 (dĩ nhiên có những thông tin trùng với S1 và S2). Vì vậy nhà nghiên
cứu tiếp tục chọn thêm phần tử S4. Đến đây, nhà nghiên cứu có phát hiện thêm một vài
điểm khác biệt so với những thông tin thu thập từ S1, S2, và S3 nhưng không có ý nghĩa
nhiều. Tiếp tục đến S5 thì hầu như không có gì thêm. Vì vậy S5 là điểm bão hòa
(saturated point) hay điểm tới hạn, nghĩa là đến đây, không còn thông tin gì mới nữa để
tiếp tục cho các phần tử tiếp theo. Tuy nhiên để khẳng định điểm bão hòa, nhà nghiên
cứu chọn thêm S6. Nếu không phát hiện thêm thông tin gì mới thì sẽ ngừng tại S6 và
kích thước mẫu cho nghiên cứu là n = 6 (Thọ, 2011).
7.3.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng
(a) Một số khái niệm cơ bản

Tổng thể hay đám đông (population) là là tất cả các quan sát, các phần tử trong bất kỳ
lĩnh vực của cuộc điều tra tạo thành. Một tổng thể là sự tập hợp các phần tử. Tổng thể
có hai loại: (1) tổng thể chủ đích (target population), là một tổng thể được yêu cầu bởi
đặc trưng thông tin cần nghiên cứu; (2) thổng thể lấy mẫu (sampling population), là một
tổng thể thực tế được chọn trên yêu cầu thông tin cần nghiên cứu.

Phần tử (element) hay tình huống (case element) là một đơn vị trong đó thông tin về
nó được thu thập và làm cơ sở cho việc phân tích, thông thường trong lấy mẫu nghiên
cứu, những phần tử là con người, tuy vậy cũng có những phần tử khác như là: gia đình,
hộ nông dân, cửa hàng hoặc doanh nghiệp.

Mẫu (samle) là lựa chọn chỉ một số quan sát nhất định, người trả lời được lựa chọn càng
đại diện cho tổng thể càng tốt, mục đích để tạo ra một mặt cắt ngang thu nhỏ biểu thị
cho tổng thể. Về mặt toán học, quy mô tổng thể là N và nếu một phần của kích thước n

100

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

của tổng thể này được chọn theo một vài quy tắc để nghiên cứu một số đặc tính của tổng
thể, nhóm bao gồm các n đơn vị này được gọi là mẫu.

Mối quan hệ giữ tổng thể, phần tử và mẫu được mô tả ở hình 2.3.

Tổng thể

Mẫu

Tình huống hay phân


tử
Hình 2.3 Tổng thể, phần tử và mẫu
Nguồn:(Saunders et al., 2010a)

Chọn mẫu (sampling) là việc chọn lấy một số phần tử của một tổng thể, từ đó rút ra các
kết luận về chính tổng thể đó. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu một tổng thể nghiên
cứu nào đó, ta không thể nghiên cứu toàn bộ tổng thể mà chỉ một bộ phận của tổng thể,
và cách thức mà ta chọn ra bộ phận đó chính là chọn mẫu.

Khung mẫu (sample frame) là một danh sách chứa đựng các thông tin cơ bản của tất cả
các đơn vị nghiên cứu (các phần tử của tổng thể) mà dựa vào đó chúng ta rút ra mẫu.
Khi chuẩn bị chọn mẫu nghiên cứu ta cần lưu ý là có thể tìm được khung mẫu hay
không.

(b) Sự cần thiết phải chọn mẫu


Trong nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học, chọn mẫu là một trong
những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu (Thọ, 2011). Với một số câu
hỏi nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập dữ liệu từ toàn bộ tổng thể vì tổng thể đó kích
cỡ vừa phải. Tuy nhiên, theo Saunders et al. (2010b), bạn không nên giả định rằng một
cuộc khảo sát tổng thể sẽ nhất thiết đem đến những kết quả hữu ích hơn việc thu thập

101

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

dữ liệu từ một mẫu đại diện cho tổng thể. Lấy mẫu sẽ là sự thay thế hiệu quả cho việc
điều tra khả thi khi: (1) việc khảo sát toàn bộ tổng thể sẽ là điều kiện không thực tế đối
với bạn; (2) những giới hạn ngân sách cản trở việc khảo sát toàn bộ tổng thể của bạn;
(3) những giới hạn thời gian cản trở việc khảo sát toàn bộ tổng thể của bạn; và (4) bạn
đã thu thập tất cả dữ liệu nhưng cần kết quả một cách nhanh chóng.

Thực tế khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta rất hiếm khi điều tra tổng thể vì giới hạn
thời gian, tiền bạc và thông thường là việc tiếp cận. Chúng ta chọn mẫu có nhiều lợi thế
như: (1) giảm thiểu chi phí; (2) thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn đạt được mức chính xác
cần có của kết quả; (3) dễ dàng có được các đơn vị nghiên cứu sẵn có cho nghiên cứu.
Nếu phải so sánh hiệu quả giữa nghiên cứu chọn mẫu và điều tra tổng thể, ta thấy lợi
thế của điều tra mẫu so với điều tra tổng thể sẽ mất đi nếu tổng thể nhỏ và có tính biến
động cao. Có hai điều kiện làm cho việc nghiên cứu tổng thể phù hợp hơn là: (1) có tính
khả thi khi tổng thể nhỏ; và (2) cần thiết khi mà mỗi cá thể đều rất khác biệt nhau (Khai,
2012).

Nhiều nhà nghiên cứu lập luận rằng việc sử dụng mẫu có thể mang lại độ chính xác cao
hơn khảo sát tổng thể. Số phần tử bạn cần thu thập dữ liệu ít hơn, đồng nghĩa với việc
bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc thiết kế và thử nghiệm các phương pháp
thu thập dữ liệu này. Việc thu thập dữ liệu từ ít phần tử hơn cũng có nghĩa là bạn có thể
thu thập những thông tin chi tiết hơn (Henry, 1990).

(c) Các kiểu chọn mẫu


Có nhiều kiểu hay phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính
gồm: (1) Chọn mẫu xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên; và (2) chọn mẫu phi
xác suất, còn gọi là chọn mẫu không ngẫu nhiên. Hình 2.3 mô tả các kiểu chọn mẫu.
Mỗi phương pháp chọn mẫu có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào chủ đề nghiên
cứu, nhà nghiên cứu chọn phương pháp chọn mẫu cho phù hợp. Bảng 2.1 tóm tắt một
số đặc điểm cơ bản của hai phương pháp chọn mẫu.
Bảng 2.1 Đặc điểm hai phương pháp chọn mẫu
Đặc tính so sánh Phương pháp chọn mẫu
Theo xác suất Phi xác suất

102

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Ưu điểm Tính đại diện cao Tiết kiệm được thời gian và
Tổng quát hóa cho đám chi phí
đông
Nhược điểm Tốn kém thời gian và chi phí Tính đại diện thấp, không tổng
quát hóa cho đám đông
Phạm vi áp dụng Thường dùng cho các Thường dùng cho các nghiên
nghiên cứu chính thức cứu sơ bộ, khám phá
Nguồn: (Thọ, 2011)

Các kiểu chọn mẫu


(Types of sampling design)

Chọn mẫu phi xác suất Chọn mẫu xác suất


(non-probability sampling) (probability sampling)

Chọn mẫu thuận tiện Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
(convenience sampling) (simple random sampling)

Chọn mẫu phán đoán Chọn mẫu hệ thống


(judgment sampling) (systematic sampling)

Chọn mẫu hạn mức Chọn mẫu phân tầng


(quota sampling) (stratified sampling)

Chọn mẫu hạn mức theo tỷ lệ Chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ
(propotionate quota sampling) (propotionate stratified sampling)

Chọn mẫu hạn mức không theo Chọn mẫu phân tầng không theo
tỷ lệ (dispropotionate quota tỷ lệ (dispropotionate stratified
sampling) sampling)

Chọn mẫu quả cầu tuyết Chọn mẫu theo cụm


(snowball sampling) (cluster sampling)

Chọn mẫu nhiều giai đoạn


(multi-stage sampling)

103

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hình 2.3 Các kiểu chọn mẫu


Nguồn:(Khai, 2012)
(d) Kỹ thuật lấy mẫu theo xác suất (probability sampling)

Chọn mẫu ngẫu nhiên thường liên quan đến nghiên cứu điều tra. Chỉ tập trung điều tra
một mẫu để suy luận cho tổng thể. Mẫu ngẫu nhiên không cho biết cơ hội các phần tử
trong tổng thể được lựa chọn để trở thành phần tử của mẫu (Hoa & Hiếu, 2012). Chọn
mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu biết trước
được xác suất tham gia vào mẫu của của các phần tử (Thọ, 2011).
Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất thường gắn liền với nghiên cứu dựa trên khảo sát vì
bạn cần suy diễn từ mẫu để trả lời câu hỏi nghiên cứu hay đáp ứng những mục tiêu
nghiên cứu. Quá trình lấy mẫu theo xác suất có thể được chia thành 4 giai đoạn: (1) xác
định một khung chọn mẫu phù hợp dựa trên những câu hỏi hay mục tiêu nghiên cứu;
(2) quyết định kích cỡ mẫu phù hợp; (3) lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu phù hợp nhất và lựa
chọn mẫu; (4) kiểm tra xem mẫu đó có đại diện cho tổng thể không. Theo Henry (1990)
khuyên không nên dùng kỹ thuật lấy mẫu theo xác suất nếu như tổng thể ít hơn 50 phần
tử. Ông lập luận rằng nên thu thập dữ liệu về toàn bộ tổng thể vì ảnh hưởng của phần
tử ngoại lệ đối với phân tích thống kê tiếp theo sẽ nhiều hơn so với trường hợp mẫu lớn.
(1) Xác định khung chọn mẫu: Khung chọn mẫu là danh sách đầy đủ mọi phần tử trong
tổng thể mà từ đó chúng ta lấy mẫu, với việc xác định khung chọn mẫu sẽ giúp chúng
ta xác định tổng thể cần tổng quát hóa.
(2) Quyết định kích cỡ mẫu phù hợp: Sự tổng quát hóa cho tổng thể từ những dữ liệu
thu thập được nhờ sử dụng bất cứ mẫu xác suất nào, đều căn cứ trên xác suất thống kê.
Kích cỡ mẫu càng lớn thì khả năng sai sót càng thấp khi tổng quát hóa cho tổng thể.
Việc lấy mẫu theo xác suất do đó là sự cân đối giữa độ chính xác những kết quả của
bạn, số thời gian và tiền bạc mà bạn đầu tư cho việc thu thập, kiểm tra và phân tích dữ
liệu (Saunders et al., 2010b). Chọn một mẫu lớn luôn đi kèm với chi phí về thời gian và
tiền bạc. Việc quyết định cỡ lấy mẫu phụ thuộc vào: (1) độ tin cậy, (2) sai số có thể
chấp nhận được, (3) loại kỹ thuật phân tích dự định sử dụng và (4) độ lớn của tổng thể.
(3) Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu phù hợp nhất và lựa chọn mẫu: Sau khi đã chọn được
khung lấy mẫu phù hợp và đã thiết lập kích cỡ mẫu thực tế yêu cầu, bạn cần lựa chọn
kỹ thuật lấy mẫu phù hợp nhất để được một mẫu đại diện. Có 5 kỹ thuật có thể được sử

104

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

dụng trong chọn mẫu xác suất: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản; chọn mẫu có hệ thống;
chọn mẫu ngâu nhiên phân tầng; chọn mẫu theo cụm; và chọn mẫu nhiều giai đoạn. Sự
lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu xác suất phụ thuộc vào các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu.
(a) Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random)
Có một vài phương pháp mà bạn có thể dùng để nhặt ngẫu nhiên một mẫu. Phương pháp
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Để thực
hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, việc đầu tiên là chúng ta phải có khung mẫu, hay
chính là danh sách tất cả các cá thể của tổng thể nghiên cứu. Lập danh sách các đơn vị
của tổng thể với một trật tự nào đó (danh sách theo thứ tự ABC của tên, hoặc địa chỉ…).
Tiến hành đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách, rút thăm ngẫu nhiên lấy ra cho đủ
n phần tử.
Khi rút mẫu, ta sẽ đánh số và sử dụng bảng ngẫu nhiên để chọn lựa ra các cá thể (rút
mẫu) để đảm bảo mọi cá thể đều có xác suất được chọn như nhau. Ta cũng có thể sử
dụng phần mềm máy tính hỗ trợ để xác định mẫu với một xác suất cho trước nào đó.
Với phần mềm Excel, một công cụ bảng tính phổ biến, ta có thể sử dụng lệnh
Randbetween. Hay phần mềm SPSS có thể trợ giúp bạn lấy ra một mẫu từ toàn bộ danh
sách một cách ngẫu nhiên.
Ví dụ, nếu bạn muốn chọn 20 sinh viên từ 45 sinh viên trong lớp học, sử dụng phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, thì bạn có thể chuẩn bị một hộp cứng, chứa 45 quả
bóng nhỏ bên trong, 20 quả màu xanh và 25 quả màu đỏ. Sau đó, bạn yêu cầu mỗi sinh
viên nhặt mò mẫm một quả từ trong hộp kín. Những sinh viên nhặt những quả bóng
xanh sẽ được chọn vào mẫu. Trong trường hợp này, vì các sinh viên không thể nhìn
thấy màu của quả bóng mà họ sẽ lấy được từ hộp kín nên bạn cứ để xác suất quyết định
ai sẽ được chọn.
Khai (2012) cho rằng, ta chỉ nên áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
khi ta chỉ quan tâm đến các tính chất chung nhất của tổng thể, mà không quan tâm đến
các tính chất khác biệt nhau giữa các nhóm phụ của tổng thể, hoặc trong trường hợp
tổng thể có tính đồng nhất khá cao. Trong trường hợp ta quan tâm đến sự khác biệt của
từng nhóm phụ của tổng thể, thì ta nên chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng.
(b) Chọn mẫu có hệ thống (systematic)

105

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Ngoài việc chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, bạn có thể chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
bằng cách chọn một bước nhảy đơn vị n của các thực thể từ danh sách. Đầu tiên chọn
ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách; các phần tử tiếp theo được lấy cách phần tử này 1
khoảng là k, 2k, 3k,… cứ như thế cho đến khi chọn đủ đơn vị của mẫu.
Ví dụ, khi thứ tự của các phần tử đã được ngẫu nhiên, thì bạn có thể chọn các phần tử
theo bước nhảy 5,10,15,20,25 của bảng dữ liệu bởi sử dụng số chạy liên tiếp tăng lên
bởi 5.
Phương pháp chọn mẫu hệ thống có ưu điểm là đơn giản và mềm dẻo. Tuy vậy, phương
pháp này cũng có thể sinh ra các thiên lệch khó thấy. Đầu tiên là tính chất chu kỳ của
tổng thể có thể xảy ra song song với tỷ lệ mẫu (bước nhảy). Ngoài ra, các phần tử của
tổng thể có thể đã được sắp xếp theo một trật tự đơn chiều nào đó. Chính vì vậy, để
tránh tình trạng thiên lệch, ta nên: sắp xếp ngẫu nhiên tổng thể trước khi chọn mẫu;
chọn con số khởi điểm một cách ngẫu nhiên vài lần khi bắt đầu chọn mẫu và lặp lại cách
chọn mẫu như vậy cho các mẫu khác. Nếu thực hiện tốt, phương pháp này có hiệu quả
thống kê cao hơn phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
(c) Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random)
Chọn mẫu phân tầng là kỹ thuật chọn mẫu xác suất được sử dụng khi tổng thể con bên
trong một tổng thể nói chung có khuynh hướng thay đổi (Giao & Vương, 2019). Khi
chọn mẫu phân tầng được sử dụng, các nhà nghiên cứu trước tiên chia các thành viên
của tổng thể vào những nhóm con đồng nhất được gọi là “lớp”. Một số loại lớp được sử
dụng một cách phổ biến khi sự phân loại các cá nhân là các đặc điểm nhân khẩu học
như là giới tính, nhóm tuổi, tôn giáo,… Sau khi lớp được xác định, các nhà nghiên cứu
chọn ngẫu nhiên mẫu đến mỗi lớp, sử dụng chọn mẫu ngâu nhiên đơn giản.
Ví dụ, nếu bạn xác định lớp bởi tôn giáo thì chúng ta sẽ có các tổng thể con đã đại diện
bởi phật giáo, đạo hồi, thiên chúa giáo, kito giáo,… Sau đó, bạn chọn ngẫu nhiên những
người thuộc về mỗi tôn giáo để trở thành một mẫu của lớp tôn giáo đó. Thông thường,
cỡ mẫu của mỗi lớp nên là tỷ lệ đối với tổng thể. Khi cỡ mẫu của mỗi lớp là tỷ lệ với
tổng thể, thì nó được gọi là lấy mẫu phân tầng tỷ lệ. Khi cỡ mẫu của mỗi lớp không tỷ
lệ với tổng thể, thì nó được gọi là chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ.
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có những lợi ích như: (1) tăng hiệu quả thống kê của
mẫu; (2) cung cấp dữ liệu phù hợp để phân tích từng nhóm/lớp phụ của tổng thể (tầng);

106

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

và (3) cho phép sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích khác nhau cho các
lớp phụ khác nhau của tổng thể.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như chi phí tốn kém. Nếu tăng số
lớp nghiên cứu lên (số tầng) thì chi phí cũng tăng theo vì chi phí đi đôi với mức độ chọn
mẫu chi tiết. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến các yếu tố như: (1) kích cỡ tổng mẫu cần
có; và (2) tổng mẫu được phân bổ như thế nào giữa các tầng. Hai vấn đề này quan trọng
vì chúng quyết định số lượng đơn vị nghiên cứu cần có ở từng tầng.
(d) Chọn mẫu theo cụm (cluster)
Kỹ thuật chọn mẫu theo cụm hay theo nhóm là kỹ thuật chọn mẫu, theo đó, tổng thể
được chia vào các nhóm hay các cụm. Sau khi các cụm được xác định, chúng ta chọn
ngẫu nhiên một số trong số chúng như các cụm đại diện của toàn bộ tổng thể (lần nữa,
bởi sử dụng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản). Cuối cùng, tất cả các thành viên thuộc về
mỗi cụm được tuyển chọn như mẫu.
Trong một mẫu ngẫu nhiên, mỗi phân tử của tổng kết được chọn lựa theo từng cá thể.
Tổng thể cũng có thể được chia thành nhiều nhóm chứa đựng các phâng tử cá thể mà
có thể, một số nhóm như vậy được chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu. Đó chính là nguyên
tắc của phương pháp chọn mẫu theo nhóm.
Ta có thể hình dung sự khác biệt giữa chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu theo nhóm như
sau. Giả sử hai tổng thể 1 và 2 đều chứa đựng các cá thể khác biệt, nhưng có thể chia
làm ba nhóm chính, thể hiện bằng các ký tự x, # và o (Hình 2.4).
Dựa trên tính chất khác biệt này, chúng ta có thể chọn mẫu theo hai cách khác biệt nhau.
Cách thứ nhất là chúng ta chia tổng thể thành 3 nhóm tổng thể phụ theo các đặc tính x,
# và o.
Điều này cho phép chúng ta có 3 nhóm phụ của tổng thể (còn gọi là tầng – stratum) bảo
đảm sự đồng nhất trong nội bộ từng nhóm và có sự dị biệt giữa các nhóm. Ngược lại,
chúng ta cũng có thể chia tổng thể thành 3 nhóm phụ của tổng thể mà mỗi nhóm đều có
các phần tử cả thể đa dạng với các đặc tính x, # và o. Kết quả là, ta có 3 nhóm phụ của
tổng thể (clusters) và có thể bảo đảm sự đa dạng hay dị biệt trong nội bộ từng nhóm và
có sự đồng nhất giữa các nhóm.
Cách thứ nhất chính là chọn mẫu phân tầng. Cách thứ hai là chọn mẫu theo nhóm.

107

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

x x x # # # o o o x x x # # # o o o
x x x x # # # o o o # # # x x x x x x
x x x x # # # o o o o o o o o o # # #
x x x x # # # o o o x x x # # # o o o
x x x x # # # o o o # # # x x x x x x
x x # # # o o o o o o o o o # # #
# # # o o o x x x # # # o o o

Tổng thể 1 được chia thành các nhóm Tổng thể 2 được chia thành các nhóm
tổng thể phụ (tầng) dị biệt nhau dựa trên tổng thể phụ (nhóm) bao gồm các cá thể
các đặc tính riêng biệt của các cá thể (chia có tính đa dạng như nhau (x, # và o đều
nhóm x, # và o riêng biệt) có mặt trong từng nhóm).

Hình 2.4 Minh họa sự khác biệt giữa chọn mẫu phân tầng và theo nhóm

Hiệu quả thống kê của chọn mẫu theo nhóm thường thấp hơn chọn mẫu ngẫu nghiên
đơn giản vì thông thường, các nhóm lại không có sự khác biệt cần thiết, mà lại có sự
đồng nhất. Hầu hết các nghiên cứu kinh tế đều liên quan đến các tổng thể mà chúng ta
có thể chia theo các vùng địa lý, hoặc địa giới hành chính. Ví dụ khi nghiên cứu tình
trạng nghèo đói, ta có thể thấy ở bất kỳ quốc gia nào (trên thế giới) hoặc ở bất kỳ vùng,
miền, tỉnh nào (trong phạm vi một quốc gia) đều chọn người nghèo, giàu khác nhau.
Như vật, khi nghiên cứu, ta có thể chọn lựa một vài vùng miền đại diện nào đó cho
nghiên cứu, và khi nghiên cứu ở các vùng như trên, ta vẫn bảo đảm được các cá thể
giàu, nghèo khác biệt nhau.
Khi ta có thể hia tổng thể thoe vùng địa lý hay địa giới hành chính như vậy thì rõ ràng
ta có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu theo nhóm. Cách thức chọn mẫu như vậy còn
được gọi là chọn mẫu theo vùng (area sampling), và có thể áp dụng ở mức độ quốc gia,
vùng miền, thậm chí các đơn vị theo địa gới hành chính ở quy mô nhỏ hơn.
Bảng 2.2 So sánh hai phương pháp chọn mẫu phân tâng và theo nhóm
Chọn mẫu phân tầng Chọn mẫu theo nhóm
1. Ta chia tổng thể thành một số ít nhóm 1. Ta chia tổng thể thành nhiều nhóm
phụ phụ

108

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Mỗi nhóm phụ chứa rất nhiều - Mỗi nhóm phụ chứa rất ít phần tử.
phần tử. - Các nhóm phụ được chọn lựa theo
- Các nhóm phụ được chọn lựa theo các tiêu chí dễ dàng hoặc có tính
các tiêu chí liên quan đến các biến sẵn có để thu thập dữ liệu dễ hơn.
số nghiên cứu.
2. Ta cố gắng bảo đảm tính đồng nhất 2. Ta cố gắng đảm bảo tính dị biệt
(homogeneity) trong nội bộ từng nhóm (heterogeneity) trong nội bộ từng nhóm
phụ. phụ.
3. Ta cố gắng bảo đảm tính dị biệt 3. Ta cố gắng bảo đảm tính đồng nhất
(heterogeneity) giữa các nhóm phụ. (homogeneity) giữa các nhóm phụ.
4. Khi rút mẫu, ta chọn lựa ngẫu nhiên 4. Khi rút mẫu, ta chọn lựa ngẫu nhiên
các phần tử trong từng nhóm phụ. một số nhóm phụ để chúng ta nghiên cứu
sâu.
Nguồn: (Khai, 2012)
Khi áp dụng thiết kế chọn mẫu theo nhóm, kể cả chọn mẫu theo vùng, chúng ta cần trả
lời các câu hỏi sau đây: Các nhóm đồng nhất với nhau như thế nào? Chúng ta tìm các
nhóm có kích cỡ bằng nhau hay khác nhau? Chúng ta sẽ chọn nhóm có kích cỡ bao
nhiêu? Chúng ta sẽ áp dụng phân nhóm một giai đoạn (single-stage cluster) hay nhiều
giai đoạn (multi-stage cluster)? Kích cỡ của mẫu bao nhiêu là vừa?
(e) Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage)
Trong nghiên cứu thực tế người ta thường áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai
đoạn (double sampling, sequential sampling, multiphase sampling, multistage
sampling). Phương pháp này cho phép chúng ta sử dụng các thông tin có được từ các
cuộc nghiên cứu ban đầu để làm cơ sở cho việc chọn mẫu ở các bước tiếp theo.

Trong nghiên cứu kinh tế đôi khi chúng ta tiến hành nghiên cứu theo nhiều giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên là nghiên cứu khám phá, là giai đoạn mà ta cần tìm hiểu các thông
tin cơ bản của tổng thể nghiên cứu thông qua mẫu. Dựa trên các thông tin cơ bản này ta
có thể hiểu về cấu trúc của tổng thể, và có thể phát hiện sự dị biệt cũng như tương đồng
trong nội bộ tổng thể thông qua các chỉ tiêu thống kê ghi nhận được. Từ đó, chúng ta
có thể tiếp tục rút ra các mẫu phụ từ mẫu mà chúng ta có thể nhiên để tiếp tục nghiên
cứu ở các giai đoạn sau (nghiên cứu sâu).

109

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Loại hình chọn mẫu nhiều giai đoạn thường được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế - xã
hội. Ở giai đoạn đầu, người ta thường chọn mẫu có cỡ mẫu lớn, thiết kế nội dung nghiên
cứu đơn giản nhằm tìm hiểu các thông tin cơ bản của tổng thể nghiên cứu. Sau đó, tùy
theo mục tiêu nghiên cứu, người ta thiết kế các nghiên cứu sâu với các nội dung rất chi
tiết, nhưng cần số đơn vị nghiên cứu ít hơn. Kết quả nghiên cứu trước cho phép rút ra
các chỉ tiêu phân nhóm phù hợp cũng như bảo đảm khả năng rút các mẫu phụ chứa đựng
các đơn vị nghiên cứu phù hợp từ mẫu đã nghiên cứu.

Thông thường, phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn kết hợp nhiều phương pháp
chọn mẫu khác nhau, ví dụ như chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu theo nhóm, chọn mẫu
hệ thống.

Ta hãy xem xét một ví dụ minh họa về chọn mẫu nhiều giai đoạn, áp dụng cho một
nghiên cứu về hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Với ví dụ 6.9 này,
ta thấy nhà nghiên cứu có thể lựa chọn và áp dụng nhiều phương pháp chọn mẫu khác
nhau cho các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Tất nhiên là các phương án chọn lựa còn
tùy thuộc rất nhiều vào mục tiêu nghiên cứu, tổng thể nghiên cứu, chỉ tiêu cần thu thập,
khả năng có được khung mẫu, sự dễ dàng, thuận tiện trong nghiên cứu, và khả năng tài
chính đáp ứng cho nghiên cứu.

Như vậy, có nhiều phương pháp chọn mẫu xác suất khác nhau, với các ưu điểm và hạn
chế của chúng. Tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu, bản chất của tổng thể nghiên
cứu (đồng nhất hay đa dạng, dị biệt), phân bổ của các phần tử trong tổng thể theo không
gian và giới hạn về cỡ mẫu nghiên cứu mà ta có thể chọn lựa một trong các phương
pháp chọn mẫu xác suất một cách phù hợp nhất với điều kiện riêng của ta. Bảng 2.3
giúp tóm tắt đặc điểm chính, ưu điểm và hạn chế của tư bản phương pháp chọn mẫu xác
suất.

Bảng 2.3 So sánh các phương pháp chọn mẫu xác suất
Kiểu Mô tả Ưu điểm Hạn chế

110

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Ngẫu nhiên Mỗi phần tử của tổng thể Dễ áp dụng, nhất là Đòi hỏi danh sách
đơn giản đều có cơ hội được lựa với cách phỏng khung mẫu
chọn ngang bằng nhau. vấn qua điện thoại Tốn nhiều thời gian
Chi phí: Cao do máy quay số
Mẫu được rút ra bằng để thực hiện
Áp dụng: cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên. Có
thể áp dụng hệ Cần cỡ mẫu lớn
Trung bình ngẫu nhiên hoặc phần
mềm tạo bảng số ngẫu thống trả lời tự Tạo ra nhiều sai số
nhiên động.

Hệ thống Chọn ra một phần tử tổng Thiết kế đơn giản. Tính chu kỳ của
Chi phí: thể khởi đầu một cách Dễ áp dụng hơn tổng thể có thể
ngẫu nhiên, dùng bước chọn mẫu ngẫu làm méo, sai lệch
Trung bình nhảy k để chọn các
th
mẫu và kết quả.
nhiên đơn giản.
Áp dụng: phần từ khác.
Dễ tính toán, phân Nếu tổng thể có xu
Trung bình bố mẫu của giá trị hướng trật tự đơn
trung bình hoặc tỷ chiều, có thể sinh
lệ. ra kết quả thiên
lệch.
Phân tầng Chia tổng thể thành các Nhà nghiên cứu Tăng sai số nếu các
Chi phí: Cao tổng thể phụ (tầng) và kiểm soát cỡ mẫu nhóm phụ được
áp dụng chọn mẫu ngẫu trong các tầng. chọn ở các tỷ lệ
Áp dụng: nhiên đơn giản cho từng Tăng hiệu quả khác nhau.
Trung bình tầng. Kết quả có thể tính thống kê. Đắt đỏ nếu phải tạo
theo trọng số và kết hợp ra nhiều tầng
được. Cung cấp dữ liệu
đại diện và phân khác nhau.
tích nhóm phụ.
Cho phép sử dụng
nhiều phương
pháp phân tích
khác nhau cho
từng tầng.
Theo nhóm Tổng thể được chia làm Cung cấp các ước Thường có hiệu
Chi phí: nhiều nhóm phụ dị biệt lượng không quả thống kê thấp
trong nội bộ. Chọn ngẫu thiên lệch nếu do các nhóm phụ
Trung bình nhiên một số nhóm để được thực hiện có xu hướng đồng
Áp dụng: nghiên cứu sâu. đúng cách. nhất hơn là dị
biệt.
Cao

111

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hiệu quả kinh tế


cao hơn chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn
giản.
Chi phí thấp nhất,
đặc biệt khi chia
nhóm theo vùng
địa lý.
Dễ làm, không cần
danh sách khung
mẫu
Nhiều giai Quá trình bao gồm việc Có thể làm giảm chi Tăng chi phí nếu
đoạn thu thập dữ liệu từ một phí nếu kết quả được áp dụng
Chi phí: mẫu đã được xác định giai đoạn đầu cho không phân biệt
trước. Dựa trên các đầy đủ dữ liệu để
Trung bình thông tin có được, chọn phân tầng hoặc
Áp dụng: ra mẫu phụ cho các chia nhóm tổng
nghiên cứu tiếp. thể.
Trung bình

Nguồn: (Khai, 2012)

(4) Kiểm tra tính đại diện của mẫu: Thông thường, việc kiểm tra tính đại diện của mẫu
bằng nhiều cách so sánh dữ liệu thu thập được từ mẫu với dữ liệu từ nguồn khác của
tổng thể.
(e) Kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất
Trong nghiên cứu kinh doanh, chẳng hạn như khảo sát thị trường và nghiên cứu khảo
sát tình huống, vì không có một khung mẫu nên việc chọn mẫu phí xác suất (lấy mẫu
phi ngẫu nhiên) là phù hợp. Đối với những dự án nghiên cứu quản lý và kinh doanh,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và sự lựa chọn chiến lược nghiên cứu có thể
cần kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được các
mục tiêu, bạn có thể cần tiến hành một nghiên cứu chiều sâu, tập trung vào một tình
huống nhỏ đã được chọn cho một mục tiêu cụ thể. Mẫu này sẽ cung cấp cho bạn nột
nghiên cứu tình huống thông tin phong phú qua đó bạn khám phá câu hỏi nghiên cứu.
112

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hoặc do nguồn lực hạn chế hay khả năng không thể xác định một khung mẫu, có thể
cần sử dụng một hay một số kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất (Saunders et al., 2010b).
Phương pháp lấy mẫu phi xác suất bao gồm các kỹ thuật sau:
(a) Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling)
Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện bao gồm việc lựa chọn những phần tử dễ lấy nhất cho mẫu
của bạn. Theo cách chọn mẫu này, người nghiên cứu chọn ra các đơn vị lấy mẫu dựa
vào “sự thuận tiện” hay “tính dễ tiếp cận”. Với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, rất khó
xác định được tính đại diện của mẫu. Sự lựa chọn các đơn vị mẫu mang tính chủ quan
của người nghiên cứu vì thế độ chính xác và độ tin cậy không cao, ít được sử dụng rộng
rãi. Sau khi đã xác định mẫu, với công cụ đã được thiết kế, nhà nghiên cứu sẽ tổ chức
thu thập dữ liệu nhằm đảm bảo yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu. Mặc dù kỹ thuật chọn
mẫu này được sử dụng khá rộng rãi nhưng nó dễ có xu hướng sai lệch, bạn có thể không
kiểm soát được những ảnh hưởng của nó, vì các phần tử xuất hiện trong mẫu chỉ vì lý
do dễ tìm được chúng.
(b) Chọn mẫu phán đoán (judgemental) hay chọn mẫu theo mục đích (purposive)
Kỹ thuật lấy mẫu theo phán đoán hay theo mục đích cho phép bạn sử dụng phán đoán
để lựa chọn các phần tử, giúp bạn trả lời câu hỏi nghiên cứu và đạt được các mục tiêu
một cách tốt nhất. Dạng mẫu này thường được sử dụng khi làm việc với những mẫu rất
nhỏ chẳng hạn như trong nghiên cứu tình huống, và khi bạn muốn lựa chọn các phần
tử đặc biệt chứa nhiều thông tin (Newman, 2000). Kỹ thuật lấy mẫu theo mục đích có
thể còn được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu áp dụng chiến lược lý thuyết nền tảng.
Đối với nghiên cứu đó, các kết quả từ dữ liệu thu thập được từ mẫu ban đầu của bạn, sẽ
cho bạn biết cách thức mở rộng mẫu của bạn sang những phần tử kế tiếp. Tuy nhiên,
những mẫu đó không thể được coi là có tính đại diện về mặt thống kê cho toàn bộ tổng
thể. Logic cơ sở cho chiến lược của bạn khi lựa chọn các phần tử cho một mẫu mục
đích, nên phụ thuộc vào các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của bạn. Patton (2002) nhấn
mạnh quan điểm này bằng cách đối chiếu nhu cầu lựa chọn các phần tử giầu thông tin
trong kỹ thuật lấy mẫu xác suất.
(c) Chọn mẫu theo hạn mức (quota)
Chọn mẫu theo hạn mức (hạn ngạch) hoàn toàn mang tính phi ngẫu nhiên và thường
được sử dụng cho các cuộc khảo sát bằng phỏng vấn. Nó được dựa trên tiền đề là mẫu

113

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

của bạn sẽ đại diện cho tổng thể, vì sự biến động trong mẫu đối với những biến số hạn
mức khác nhau cũng giống như tính biến động trong tổng thể. Do đó, kỹ thuật lấy mẫu
theo hạn mức là một kiểu của kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, trong đó sự lựa chọn những
phần tử trong mỗi tầng hoàn toàn phi ngẫu nhiên (Barnett, 2002). Để lựa chọn một mẫu
hạn mức, cần phải: (1) chia tổng thể thành những nhóm cụ thể; (2) tính toán hạn mức
cho mỗi nhóm dựa trên dữ liệu liên quan sẵn có; (3) giao một nhiệm vụ cho mỗi người
phỏng vấn, nói rõ số lượng các phần tử trong mỗi hạn mức mà họ phải thu thập dữ liệu;
và (4) tổng hợp dữ liệu thu thập bởi những người phỏng vấn để cung cấp một mẫu đầy
đủ.
Kỹ thuật lấy mẫu hạn mức có một số lợi thế so với kỹ thuật xác suất. Cụ thể, nó ít tốn
kém và có thể được hình thành rất nhanh chóng. Trong trường hợp khảo sát nghiên cứu
khán giả truyền hình, việc thu thập dữ liệu của bạn cần được tiến hành nhanh chóng thì
kỹ thuật lấy mẫu theo hạn mức có thể là sự lựa chọn duy nhất. Ngoài ra, nó không đòi
hỏi khung mẫu và do đó có thể là kỹ thuật duy nhất bạn có thể sử dụng nếu không có
khung mẫu (Saunders et al., 2010b). Kỹ thuật lấy mẫu theo hạn mức thường được sử
dụng cho những tổng thể mẫu lớn. Đối với những tổng thể nhỏ, bạn thường có thể lấy
được khung mẫu. Các quyết định về kích cỡ mẫu bị ràng buộc bởi nhu cầu có đầy đủ
người hồi đáp trong mỗi hạn mức, để cho phép tiến hành các phân tích thống kê tiếp
theo. Điều này cần một kích cỡ mẫu vào khoảng 2000 đến 5000.
(d) Chọn mẫu quả cầu tuyết (snowball)
Kỹ thuật lấy mẫu quả cầu tuyết (kỹ thuật lấy mẫu mở rộng dần) thường được sử dụng
khi khó xác định các thành viên của tổng thể mong muốn, ví dụ những người đang làm
việc trong khi lại đòi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo phương pháp này, những đơn vị
lấy mẫu (hay phần tử) ban đầu được lựa chọn bằng cách sử dụng phương pháp xác suất,
nhưng những đơn vị bổ sung tiếp đó được xác định từ thông tin được cung cấp bởi các
đơn vị lấy mẫu ban đầu. Tuy nhiên, cách chọn mẫu quả cầu tuyết có thể sai lệch vì
những người được giới thiệu ra thường có một số đặc điểm tương đồng về nhân khẩu
hay tâm lý, sở thích. Khi thực hiện kỹ thuật lấy mẫu quả cầu thuyết, bạn cần phải: (1)
liên lạc với một hay hai phần tử trong tổng thể; (2) đề nghị những phần tử này xác định
các phần tử kế tiếp; (3) đề nghị những phần tử mới này xác định những phần tử tiếp
theo (và cứ thế); và (4) dừng lại khi không tìm thêm được phần tử mới, hay mẫu đã đủ

114

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

lớn để quản lý. Đối với các tổng thể khó xác định, kỹ thuật lấy mẫu quả cầu tuyết có thể
là khả năng duy nhất.
7.3.3. Cách tính cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng
(a) Xác định cỡ mẫu theo ước lượng tổng thể
Theo Cochran (2007), nếu chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản thì
khi xác định cỡ mẫu thường chia thành 2 loại: xác định cỡ mẫu cho ước lượng trung
bình tổng thể hay cho ước lượng tỉ lệ tổng thể.
(1) Xác định cỡ mẫu cho ước lượng trung bình tổng thể (ước lượng theo một đặc
trưng nào đó): khi nghiên cứu với mục tiêu đo lường là tìm kiếm các giá trị định lượng
của các biến số đại diện cho các đặc tính quan trọng của tổng thể nghiên cứu. Cỡ mẫu
(n) cần bao nhiêu để chúng ta có thể ước lượng tính trung bình với một độ chính xác dự
định trước (ký hiệu là e).
σ2
Ȥ2𝛼⁄
𝑛= 2
𝑒2
Với n: số lượng mẫu cần xác định (Sample size)
Z: giá trị tra bảng phân phối Z căn cứ vào độ tin cậy lựa chọn. Thông thường,
chọn độ tin cậy là 95%, giá trị Z = 1,96.
σ: độ lệch chuẩn của tổng thể.
Độ lệch chuẩn của tổng thể có thể tham khảo từ những nghiên cứu tương tự trước đây;
hoặc dùng quy tắc R/6 (R là chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất) để ước
lượng; hoặc dựa trên kết quả khảo sát thử nghiệm (pilot survey) trên một mẫu nhỏ rút
ra từ tổng thể.
Ví dụ, muốn ước lượng số ngày nghỉ bệnh trung bình trong năm của công nhân nhà
máy, giám đốc nhân sự của nhà máy qua tìm hiểu ở các nhà máy tương tự thấy tổng số
ngày nghỉ bệnh có phân phối bình thường, với độ lệch chuẩn là 3 ngày. Mẫu cần được
chọn là bao nhiêu công nhân, nếu khoảng tin cậy là 95% và sai số e là ±0,5 ngày.
σ2
Ȥ2𝛼⁄
2 (1,96) x 32
𝑛= = = 138,29
𝑒2 0,52
Như vậy, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 139 công nhân.

115

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

(2) Xác định cỡ mẫu cho ước lượng tỉ lệ tổng thể khi mục đích nghiên cứu là
muốn biết được tỉ lệ một đặc trưng nào đó trong tổng thể. Theo Yamane (1967), chọn
mẫu điều tra cho ước lượng tổng thể được xác định tùy theo 2 trường hợp: (i) Không
biết tổng thể và (ii) Biết được tổng thể.
(i) Chọn mẫu điều tra khi không biest quy mô tổng thể
𝑍 2 𝑝(1 − 𝑝)
𝑛=
𝑒2
Trong đó:
n: Số lượng mẫu cần xác định.
Z: Giá trị tra bảng phân phối Z căn cứ vào độ tin cậy lựa chọn. Thông thường,
chọn độ tin cậy là 95%, giá trị Z = 1,96; p: Tỷ lệ ước lượng n thành công. Đảm bảo n
ước lượng có độ lớn an toàn nhất, chọn p = 0,5; chắc chắn p(1-p) sẽ là lớn nhất so với
các tình huống khác của p.
e: sai số cho phép, có thể lựa chọn: ±0,01 (1%); ±0,05 (5%); ±0,1 (10%).
Ví dụ, xác định cỡ mẫu trong trường hợp nghiên cứu các DNNVV ở TP.HCM. Tuy
nhiên, không biết được tổng thể các DNNVV ở TP.HCM. Chọn độ tin cậy 95%, p =
0,5; sai số 5%, cỡ mẫu được xác định:
𝑍 2 𝑝(1 − 𝑝) (1,96)2 0,5(1 − 0,5)
𝑛= = = 384,16
𝑒2 0,052
n = 385 (mức tối thiểu)
Căn cứ vào năng lực tài chính và thời gian thực hiện nghiên cứu cho phép, đề tài
quyết định cỡ mẫu cho nghiên cứu là 400 DNNVV.
(ii) Chọn mẫu điều tra khi biết tổng thể
𝑁
𝑛=
1 + 𝑁𝑒 2
Trong đó:
n: Số lượng mẫu cần xác định (Sample size)
N: Số lượng tổng thể; e: sai số cho phép, có thể lựa chọn: ±0,01 (1%); ±0,05
(5%); ±0,1 (10%).
Ví dụ, xác định cỡ mẫu trong trường hợp nghiên cứu các DNNVV ở TP.HCM. Tổng
thể: 1.000 DNNVV; sai số 5%.
Cỡ mẫu được xác định:

116

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

𝑁 1000
𝑛= = = 285,7
1 + 𝑁𝑒 2 1 + 1000(0,052 )
n = 286 (mức tối thiểu)
Nếu chọn sau số 1%, cỡ mẫu là:
𝑁 1000
𝑛= = = 909
1 + 𝑁𝑒 2 1 + 1000(0,012 )
Cỡ mẫu càng lớn sai số mẫu càng nhỏ. Tùy thuộc vào nguồn lực, nhà nghiên cứu có thể
quyết định sai số mình chọn. Tuy nhiên cho phép sai số tối đa là 10%.
(b) Cỡ mẫu tùy thuộc vào phương pháp sử dụng để phân tích trong nghiên cứu
Cỡ mẫu càng lớn càng tốt, nhưng tốn nhiều chi phí và thời gian. Tuy nhiên, những
nghiên cứu có ít thời gian thực hiện và không có nguồn lực tài chính tài trợ càng khó
thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ước lượng của thống kê. Trên thế giới, các nhà
nghiên cứu xác định cỡ mẫu thông qua công thức kinh nghiệm tùy theo phương pháp
định lượng lựa chọn của nghiên cứu. Có hai phương pháp định lượng chủ yếu là mô
hình phân tích nhân tố khám phá và hồi quy.
(a) Đối với mô hình phân tích nhân tố khám phá
Theo Hair et al. (2014), cỡ mẫu được xác định dựa vào: (i) mức tối thiểu và (ii) số lượng
biến đưa vào phân tích của mô hình.
Mức tối thiểu (Min) = 50.
Tỷ lệ của số quan sát so với 1 biến phân tích (k) là: 5/1 hoặc 10/1.
Nếu mô hình có m thang đo; Pj: Số biến quan sát của thang đo thứ j.
Cỡ mẫu được xác định:
𝑚
𝑛 = 𝑘∑ 𝑃𝑗
𝑗=1

Nếu n < mức tối thiểu, chọn mức tối thiểu là 50 quan sát.
Minh họa: Mô hình có 9 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến quan sát, nếu chọn k
= 5/1.
𝑚 9
𝑛 = 𝑘∑ 𝑃𝑗 = 5 ∑ 5 = 225
𝑗=1 𝑗=1

n = 225 quan sát, là mức tối thiểu. Tùy vào nguồn lực thực hiện khảo sát, nghiên
cứu có thể lựa chọn trên mức tối thiểu.
Nếu chọn k = 10/1, cỡ mẫu là:

117

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

𝑚 9
𝑛 = 𝑘∑ 𝑃𝑗 = 10 ∑ 5 = 450
𝑗=1 𝑗=1

Như vậy, n =450 quan sát.


(b) Đối với mô hình hồi quy
Theo Greene (2003), tùy thuộc dạng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo (điều tra
cùng một thời điểm).
- Khi dữ liệu là dạng số liệu chuỗi thời gian (Số liệu thống kê theo năm).
n - k > 20; Trong đó k: số biến độc lập của mô hình.
Minh họa: Nếu mô hình có 06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.
n > 20 + 6 = 26
Như vậy, mức tối thiểu cần có dữ liệu ít nhất 27 năm.
- Khi dữ liệu là dạng số liệu chéo (Số liệu điều tra).
Kích thước mẫu:
n ≥ 50 + kP
Trong đó P: số biến độc lập của mô hình; k = 5 quan sát/1; 10/1.
Minh họa: Mô hình có 06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.
Với k = 5; n ≥ 50 + kP = 50 + 5(6) = 80
Cỡ mẫu tối thiếu là 80 quan sát.
Với k = 10; n ≥ 50 + kP = 50 +10(6) = 110
Cỡ mẫu tối thiểu là 110 quan sát.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Tổng thể Populations

Tổng thể chủ đích Target Population

Tổng thể lấy mẫu Sampling Population

Phần tử Elements

Mẫu Sample

118

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Chọn mẫu Sampling

Chọn mẫu xác suất Probability Sampling

Chọn mẫu phi xác suất Non – probability Sampling

E. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thế nào là khung mẫu?
2. So sánh ưu và nhược điểm của của chọn mẫu xác suất và phi xác suất. Cho ví
dụ minh họa.
3. Hãy cho biết sự khác nhau giữa phần tử và đơn vị chọn mẫu. Cho ví dụ minh
họa.
4. Hãy cho biết sự khác nhau giữa chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu định mức.
Cho ví dụ minh họa.

119

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 8. THU THẬP DỮ LIỆU

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả khái niệm dữ liệu và số liệu trong nghiên cứu


2. Giải thích tầm quan trọng của dữ liệu trong nghiên cứu khoa học
3. Phân biệt và so sánh dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
4. Vận dụng các công cụ thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
5. Minh họa được các bước trong quy trình nghiên cứu đề tài

B. NỘI DUNG

8.1. Dữ liệu cho nghiên cứu

8.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

8.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp

8.1. DỮ LIỆU CHO NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu bắt đầu từ việc tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Số
lượng nguồn dữ liệu rất phong phú, đa dạng và có quy mô lớn trong khi chúng ta không
đủ thời gian và công sức để đọc hết chúng. Do đó, chúng ta cần biết cách tìm kiếm
những nguồn thông tin tốt và biết cách chọn lọc những tài liệu đáng tin cậy và phù hợp.
xét một cách tổng quát, nguồn lữ liệu có thể chia thành hai loại: (1) dữ liệu thứ cấp và
(2) dữ liệu sơ cấp. Mỗi loại dữ liệu có những mặt ưu và khuyết khác nhau. Tùy vào
hoàn cảnh nghiên cứu mà lựa chọn việc sử dụng nguồn dữ liệu nào là thích hợp.

Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp

120

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hình 8.1 Phân loại nguồn dữ liệu


Nguồn:(Hoa & Hiếu, 2012)
Dữ liệu thứ cấp (secondary data) là các thông tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu sơ
cấp. Dữ liệu sơ cấp (primary data) là các kết quả nguyên thủy của các nghiên cứu hoặc
các dữ liệu thô chưa được giải thích hoặc phát biểu đại diện cho một quan điểm hoặc vị
trí chính thức nào đó. Dữ liệu sơ cấp hầu hết có căn cứ đích xác vì các thông tin này
chưa được lọc hoặc diễn giải bởi một người thứ hai (Khai, 2012). Dữ liệu sơ cấp là dữ
liệu được nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
Xét về bản chất, dữ liệu sơ cấp có thể là dữ liệu định tính và định lượng.

Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu định tính Dữ liệu định lượng

Mô tả Nhân quả

Điều tra Quan sát Thực nghiệm

Hình 8.2 Phân loại dữ liệu sơ cấp


Nguồn:(Hoa & Hiếu, 2012)
Sự khác biệt về dữ liệu sơ cấp định tính và định lượng được xem xét theo các khía cạnh
sau:

Bảng 8.1 So sánh dữ liệu đính tính và dữ liệu định lượng


Định tính Định lượng
Mục tiêu Có được sự hiểu biết chung, Lượng hóa dữ liệu và suy rộng
nghiên cứu khám phá… kết quả điều tra cho tổng thể
Mẫu Nhỏ và không đại diện Lớn và mang tính đại diện

121

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Thu thập dữ liệu Bảng hỏi phi cấu trúc, thường Bảng hỏi mang tính cấu trúc,
là dàn bài thảo luận chi tiết
Nhà nghiên cứu đóng vai trò
quan trọng trong việc thu thập
dữ liệu tại hiện trường
Phân tích dữ liệu Không mang tính thống kê Thống kê
Nguồn: (Hoa & Hiếu, 2012)
8.2. THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP
Dữ liệu thứ cấp bao gồm cả dữ liệu thô lẫn các bài tóm tắt đã xuất bản. Hầu hết các tổ
chức đều thu thập và lưu trữ nhiều loại dữ liệu hỗ trợ cho hoạt động của họ. Ví dụ, các
chi tiết về bảng lương, biên bản các cuộc họp, sổ sách kế toán về doanh số bán hàng,vv.
8.2.1. Các loại dữ liệu thứ cấp
(1) Dữ liệu thứ cấp văn bản
Dữ liệu thứ cấp văn bản thường được sử dụng cho những đề tài nghiên cứu dùng đồng
thời các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp văn bản bao gồm các tài
liệu văn bản như bảng thông báo, thư từ trao đổi, biên bản các cuộc họp, bảng báo cáo
cho các cổ đông, nhật ký, bản ghi các diễn văn và những hồ sơ hành chính (xem hình
8.3). Tài liệu dạng văn bản còn có sách, các bài viết trong các tập san, tạp chí, nhật báo.
Những nguồn này chúng đã là những nguồn dữ liệu thô quan trọng, chúng cũng là
phương tiện lưu trữ cho các dữ liệu đã được sàng lọc. Bạn có thể sử dụng các tài liệu
dạng văn bản để cung cấp dữ liệu định tính, chẳng hạn như những nguyên nhân mà các
nhà quản lý dựa vào đó để ra quyết định. Cũng có thể sử dụng chúng để tính ra được
các số đo thống kê, chẳng hạn như những dữ liệu về việc vắng mặt hay lợi nhuận từ sổ
sách của một công ty (Bryman, 2003).
Dữ liệu thứ cấp văn bản còn bao gồm những tài liệu dạng phi văn bản như ghi âm, ghi
hình, tranh, ảnh, phim và các chương trình truyền hình (Robson, 2002), DVDs (đĩa đa
dụng kỹ thuật số) và đĩa CD-ROM cũng như cơ sở dữ liệu trong các tổ chức. Các dữ
liệu này có thể được phân tích định tính hoặc định lượng. Hơn nữa, có thể sử dụng
chúng để đối chiếu những kết quả dựa trên những dữ liệu khác, như các tài liệu văn bản
và dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua việc quan sát, các cuộc phỏng vấn hoặc các
bảng câu hỏi.

122

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Đối với dự án nghiên cứu của bạn, các nguồn tài liệu mà bạn có sẽ phụ thuộc vào việc
bạn có được cho phép tiếp cận với hồ sơ của tổ chức, hoặc tiếp cận được các thư viện,
dữ liệu lưu trữ và các nguồn tài liệu thương mại. Việc tiếp cận dữ liệu của một số tổ
chức phụ thuộc vào người giữ cổng thông tin trong tổ chức đó. Theo Saunders et al.
(2010b), những dự án nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp văn bản thường thực
hiện điều này như một phần của dự án nghiên cứu hoạt động trong nội bộ công ty, hoặc
dưới dạng một nghiên cứu tình huống trong một tổ chức cụ thể.

Dữ liệu thứ cấp

Tài liệu Nhiều nguồn Khảo sát

Tài liệu Tài liệu Căn cứ Căn cứ Điều tra Khảo sát Khảo sát
chữ viết khác trên lĩnh vực chuỗi thời gian dân số liên tục và đặc biệt
định kỳ

Thí dụ: Thí dụ: Thí dụ: Thí dụ: Thí dụ: Thí dụ: Thí dụ:
- Dữ liệu của các - Phương - Báo cáo - Số thống kê - Điều tra - Chính phủ - Khảo sát
tổ chức như nhân tiện truyền quốc gia và báo cáo dân chủ của - Chi tiêu gia của Chính
sự hay xác suất thông gồm trong tạp công nghiệp Chính phủ đình phủ
- Thông tin về tổ TV, Radio chí tài - Các ấn bản - Điều tra - Xu hướng - Khảo sát
chức như email, - Băng đĩa chính của Chính dân số thị trường lao của tổ chức
thư tín, bản ghi âm thanh - Ấn bản phủ - Điều tra động. - Khảo sát
nhớ - Băng đĩa của Chính - Các ấn bản việc làm - Tổ chức của giới học
- Trang web của hình phủ của EU - Chỉ số thuật
tổ chức - Sách - Sách nhóm mục
- Báo cáo và bản - Tạp chí - Tạp chí tiêu quốc tế
ghi nhớ của các - Khảo sát
ủy ban thái độ nhân
- Tạp chí viên
- Báo chí
- Nhật ký
- Bản phỏng vấn.

Hình 8.3 Các loại dữ liệu thứ cấp


Nguồn: (Saunders et al., 2010b)
(2) Dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn
Dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn có thể dựa hoàn toàn vào các dữ liệu văn bản hoặc dữ
liệu thứ cấp từ khảo sát, hoặc cũng có thể là hỗn hợp hai loại trên. Nhân tố then chốt ở
đây là những tập dữ liệu khác nhau đã được kết hợp để hình thành một tập dữ liệu khác,
trước khi bạn tiếp cận dữ liệu đó. Những dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác gồm: danh

123

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

sách giá các cổ phần cho các thị trường chứng khoán khác nhau, trong các trang tài
chính của tạp chí uy tín. Các dữ liệu này có hầu hết trong thư viện các trường đại học.
Cách thức thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn được biên soạn, sẽ xác định loại câu hỏi
nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu mà bạn có thể sử dụng tập dữ liệu đó. Một phương
pháp biên soạn là trích và kết hợp các biến số so sánh, để cung cấp dãy thời gian (time
series) của dữ liệu. Các dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn nhưng cũng có cùng một cơ sở
địa lý cũng có thể được kết hợp, để tạo thành các tập hợp dữ liệu theo khu vực (Hakim,
2000). Những tập dữ liệu như thế thường tập hợp các thông tin định lượng và số thống
kê lại, và thường được tạo bởi chính phủ của quốc gia đó. Các tập hợp dữ liệu theo
nhiều nguồn thường tồn tại ở dạng ấn bản, phục vụ cho quốc gia và những vùng hoạch
định kinh tế tiêu chuẩn cấu thành. Các dữ liệu thường được sử dụng rộng rãi bởi các
sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh là niên giám thống kê hàng năm.
(3) Dữ liệu thứ cấp dựa trên khảo sát
Dữ liệu thứ cấp dựa trên khảo sát là những dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng
chiến lược khảo sát, thường dùng những bảng câu hỏi đã được phân tích cho mục đích
ban đầu của chúng. Những dữ liệu như thế thường là về các tổ chức, con người và các
họ gia đình. Chúng thường có dưới dạng các bảng dữ liệu đã được biên soạn hoặc dưới
dạng những ma trận dữ liệu thô có thể tải về được để phục vụ cho việc phân tích thứ
cấp (Saunders et al., 2010b).
Dữ liệu thứ cấp dựa trên khảo sát đã được thu thập qua một trong ba phân loại của chiến
lược khảo sát là: (1) các điều tra thống kê; (2) các cuộc khảo sát liên tục/thường xuyên;
và (3) các cuộc khảo sát đặc biệt.
Các cuộc điều tra thống kê thường do nhà nước tiến hành và độc nhất vì không giống
như các cuộc khảo sát, việc tham gia là bắt buộc. Chính vì vậy chúng cung cấp thông
tin có độ bao phủ rất tốt về tổng thể. Dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra thống kê
nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính phủ, bộ hay chính quyền địa phương. Kết quả là
những dữ liệu này được xác định rõ ràng, ghi chép đầy đủ và với chất lượng cao. Những
dữ liệu như thế thường rất dễ tiếp cận ở đạng đã được biên soạn, và được các tổ chức
và các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi.
Các cuộc khảo sát liên tục/thường xuyên là những khảo sát được lặp lại nhiều lần theo
thời gian, ngoài các điều tra thống kê (Hakim, 1982). Số liệu điều tra thống kê và dữ

124

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

liệu của các cuộc khảo sát liên tục/thường xuyên cung cấp nguồn tài liệu hữu ích, nhờ
đó có thể so sánh hoặc thiết lập bối cảnh cho các kết quả nghiên cứu của bạn. Dữ liệu
tổng hợp thường có thể truy cập được thông qua mạng internet, qua CD-ROM hay ở
dạng sách báo xuất bản trong các thư viện. Khi sử dụng dữ liệu này, bạn cần phải kiểm
tra chúng được thu thập khi nào, vì thông thường càn ít nhất một năm để xuất bản.
Dữ liệu khảo sát thứ cấp có thể có đầy đủ chi tiết để cung cấp tập dữ liệu chính, từ đó
sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu hoặc đáp ứng các mục tiêu của bạn. Hoặc chúng có thể
là cách thức duy nhất bạn thu được các dữ liệu cần thiết. Nếu câu hỏi nghiên cứu của
bạn liên quan đến những biến động chi tiêu của khách hàng trong nước, có lẽ bạn khó
có thể thu thập đủ dữ liệu. Do đó, bạn cần dựa vào dữ liệu thứ cấp. Đối với một số câu
hỏi và mục tiêu nghiên cứu, những dữ liệu thích hợp sẽ có trong các sách báo xuất bản.
Đối với các câu hỏi và mục tiêu khác, bạn cần phải có nhiều dữ liệu riêng lẻ hơn. Chúng
có thể có trên internet hay từ văn thư lưu trữ. Ta thấy rằng đối với hầu hết nghiên cứu
về kinh doanh hay quản lý liên quan đến dữ liệu thứ cấp, bạn không thể tìm được tất cả
các dữ liệu cần thiết từ một nguồn. Thực ra, dự án nghiên cứu của bạn rất có thể phải
bao hàm công việc tìm kiếm, trong đó bạn phải xây dựng tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn
cho riêng mình, bằng cách sử dụng các mục dữ liệu khác nhau từ nhiều nguồn dữ liệu
thứ cấp, có thể liên kết chúng với dữ liệu sơ cấp mà bạn đã tự thu thập được. Cũng
giống như mọi công việc tìm kiếm khác, tìm ra được dữ liệu giúp trả lời câu hỏi nghiên
cứu hay đáp ứng được mục tiêu sẽ làm bạn thỏa mãn lớn lao.
Các cuộc khảo sát đặc biệt thường là những cuộc khảo sát chỉ thực hiện bởi một lần, và
thường đặc trưng hơn nhiều về nội dung chủ đề. Chúng bao gồm dữ liệu từ các bảng
câu hỏi được thực hiện mởi các nhà nghiên cứu độc lập, cũng như từ những cuộc phỏng
vấn được tiến hành bởi các tổ chức. Do tính chất đặc biệt, có thể bạn khó khám phá
những khảo sát có liên quan. Tuy vậy, có thể có trường hợp tổ chức mà bạn đang tiến
hành nghiên cứu cũng đã từng thực hiện bảng câu hỏi cho riêng họ, về một vấn đề có
liên quan đến nghiên cứu của bạn. Một số tổ chức sẽ cho bạn bản báo cáo chứa các dữ
liệu đã được tổng hợp; các tổ chức khác lại sẵn lòng để bạn tái phân tích dữ liệu thô thu
được từ khảo sát đặc biệt này. Hoặc bạn có thể tiếp cận và sử dụng dữ liệu thô của một
cuộc khảo sát đặc biệt đã được đưa vào văn thư lưu trữ.

125

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

8.2.2. Lợi điểm và bất lợi của dữ liệu thứ cấp


(1) Những lợi điểm của dữ liệu thứ cấp
- Đối với nhiều câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, lợi điểm chính của dữ liệu thứ cấp
là tiết kiệm được nhiều về nguồn lực, đặc biệt là thời gian và tiền bạc (P. Ghauri,
Grønhaug, & Strange, 2020). Nói chung thì sử dụng dữ liệu thứ cấp sẽ ít tốn kém
hơn tự đi thu thập dữ liệu. Vì vậy, bạn có thể phân tích được các tập hợp dữ liệu
rộng hơn, như những dữ liệu thu thập được từ các điều tra của chính phủ chẳng
hạn.
- Nếu bạn cần dữ liệu nhanh chóng thì dữ liệu thứ cấp có thể là một lựa chọn khả
thi duy nhất. Hơn nữa, có lẽ đây là những dữ liệu có chất lượng cao hơn so với
chất lượng của dữ liệu bạn tự thu thập được (Stewart & Kamins, 1993). Sử dụng
dữ liệu thứ cấp trong nội bộ tổ chức còn có thể có thêm một lợi điểm khác, vì
chúng đã được thu thập nên chúng cung cấp một thước đo kín đáo. Theo Cowton
(1998) thì lợi điểm này là “nghe lén”, nhấn mạnh lợi ích của nó trong những tình
huống nhạy cảm.
- Việc tái phân tích dữ liệu thứ cấp cũng có thể dẫn đến những phát hiện bất ngờ
mới. Theo Dale, Arber, and Procter (1988), viện dẫn việc xác định mối liên kết
giữa hút thuốc và bệnh ung thư phổi, để làm ví dụ cho những phát hiện bất ngờ
may mắn như vậy. Trong ví dụ này, mối liên hệ được xác lập thông qua việc
phân tích dữ liệu thứ cấp những hồ sơ y học, đã được thu thập không nhằm ý
định khám phá quan hệ như vậy.
- Dữ liệu thứ cấp thường cung cấp một nguồn dữ liệu đều đặn và ở dạng thức có
thể được người khác kiểm tra tương đối dễ dàng (Denscombe, 1998). Điều này
có nghĩa là những dữ liệu và những khám phá nghiên cứu của bạn sẽ công khai
hơn cho công chúng xem xét.
(2) Những bất lợi của dữ liệu thứ cấp
- Những dữ liệu mà bạn tự thu thập với mục đích cụ thể đã dự định trong tâm trí
để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và để đạt được các mục tiêu của bạn. Không
may những dữ liệu thứ cấp đã được thu thập cho một mục đích cụ thể, khác với
những câu hỏi hay những mục tiêu nghiên cứu của bạn (Denscombe, 1998).
Chính vì vậy những dữ liệu bạn đang xem xét có thể không thích hợp cho câu

126

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

hỏi nghiên cứu của bạn. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải tìm một nguồn
thay thế khác, hoặc tự thu thập dữ liệu.
- Việc tiếp cận dữ liệu khó khăn hoặc tốn kém khi dữ liệu được thu thập cho mục
đích thương mại. Những báo cáo về nghiên cứu thị trường có thể rất tốn kém.
Nếu những báo cáo bạn cần không thể truy cập chúng miễn phí qua mạng internet
thì bạn cần phải xác định và đến trực tiếp thư viện có bộ dữ liệu đó.
- Mục đích ban đầu có thể tác động đến cách trình bày dữ liệu. Khi sử dụng những
dữ liệu được trình bày như một phần trong bản báo cáo, bạn cũng phải nhận thức
được mục đích của báo cáo đó, tác động của mục đích này đến cách thức dữ liệu
được trình bày. Điều này đặc biệt chúng đối với các tài liệu bên trong và bên
ngoài tổ chức, chẳng hạn như các báo cáo đã công bố của công ty hoặc các báo
cáo trên báo chí nhấn mạnh điểm này liên quan đến báo chí mặc dù cảm nhận
này có thể áp dụng cho nhiều tài liệu. Stewart and Kamins (1993) lập luận rằng
báo chí lựa chọn những điểm họ cho là có ý nghĩa nhất, nhấn mạnh chúng nhưng
bỏ mất những dữ liệu hỗ trợ. Đây không phải là sự phê bình vì mục đích tường
thuật này nhằm đưa chúng vào sự chú ý của độc giả, thay vì cung cấp một bản
báo cáo chi tiết và đầy đủ. Do vậy, bạn phải đánh giá cẩn thận bất cứ sữ liệu thứ
cấp nào bạn định sử dụng.
8.2.3. Quy trình tìm kiếm dữ liệu thứ cấp
Theo Hoa and Hiếu (2012), quy trình tìm kiếm dữ liệu thứ cấp có thể mô phỏng khái
quát làm 6 bước trong hình 8.4. Dựa trên mô hình 6 bước, phương pháp tuần tự sẽ đảm
bảo tìm kiếm thông tin cả trong tài liệu dưới dạng bản in và dữ liệu mạng nội bộ và
internet. Nếu xác định được chủ đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ đi thẳng đến bước
thứ hai. Nội dung cụ thể từng bước như sau:
(1) Lựa chọn và phân tích chủ đề. Hãy nghĩ về mục đích, giới hạn thời gian và những
thông tin có thể có. Tìm kiếm trong các ấn phẩm xuất bản định kỳ để có thêm ý
tưởng. Các câu hỏi cần phải trả lời là: các vấn đề cụ thể trong chủ đề này là gì?
Loại tài liệu nào trong thư viện sẽ là hữu ích? Cần quan tâm đến thời kỳ nào?,
vv.
(2) Khảo sát chủ đề và hình thành trọng tâm hoặc đưa ra giả thuyết. Sử dụng bách
khoa toàn thư ở trong thư viện để phục vụ các hoạt động này. Bách khoa toàn

127

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thư nổi tiếng thế giới là Britannica hay Americana. Bách khoa toàn thư có thể
xuất bản dưới dạng in hoặc cơ sở dữ liệu mạng nội bộ hoặc internet. Thận trọng
với các bách khoa toàn thư xuất bản hơn ba năm trước đây. Thông thường, bách
khoa toàn thư trực tuyến cập nhật hơn.
(3) Thu thập thông tin tổng quan và quá khứ. Sử dụng sách là cần thiết.
(4) Thu thập thông tin cập nhật và cụ thể hơn. Sử dụng các ấn phẩm xuất bản định
kỳ là việc làm rất quan trọng.
(5) Thu thập thông tin chuyên sâu. Sử dụng các báo cáo nghiên cứu, tài liệu hội thảo,
các tài liệu và các bản đồ.
(6) Kết thúc và đánh giá. Đánh giá xem thông tin vừa thu thập được có thật sự liên
quan và hữu ích hay không bằng cách đặt câu hỏi như thông tin này có đúng với
mục tiêu đề ra hay không? Thông tin thu thập đã bao trùm hết các khía cạnh của
chủ đề nghiên cứu không? Thông tin có dễ hiểu không?

Lựa chọn và phân tích chủ đề

Khảo sát chủ đề và hình thành trọng tâm hoặc đưa ra giả thuyết

Thu thập thông tin tổng quan và quá khứ

Thu thập thông tin cập nhật và cụ thể hơn

Thu thập thông tin chuyên sâu

Kết thúc và đánh giá

Hình 8.4 Quy trình tìm kiếm dữ liệu thứ cấp


Nguồn: (Hoa & Hiếu, 2012)

8.2.4. Đánh giá các nguồn dữ liệu thứ cấp


Dữ liệu thứ cấp cũng phải được xem xét cẩn thận như đối với dữ liệu sơ cấp mà bạn thu
thập được. Bạn cần phải chắc chắn rằng: (1) chúng sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi nghiên

128

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

cứu và đáp ứng các mục tiêu; (2) những lợi ích liên quan việc sử dụng chúng phải lớn
hơn các chi phí bỏ ra; và (3) bạn được phép truy cập những dữ liệu này. Có những dữ
liệu thứ cấp ban đầu có vẻ liên quan, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng thì lại không tương
thích với các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Do đó, cần phải đánh giá mức độ phù hợp
của những nguồn dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu của bạn (Saunders et al., 2010b).
Stewart and Kamins (1993) lập luận rằng khi bạn sử dụng tài liệu thứ cấp, bạn đã có lợi
thế hơn so với những nhà nghiên cứu sử dụng tài liệu sơ cấp. Bởi vì dữ liệu này đã tồn
tại sẵn rồi nên bạn có thể đánh giá chúng trước khi sử dụng. Thời gian mà bạn bỏ ra để
đánh giá nguồn dữ liệu thứ cấp tiềm năng là khoảng thời gian hữu ích, bởi vì việc loại
bỏ sớm những dữ liệu không phù hợp có thể tiết kiệm nhiều thời gian lãng phí về sau.
(1) Sự phù hợp với tổng thể
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất về tính phù hợp của bất kỳ tập dữ liệu nào
chính là đo lường độ giá trị. Những dữ liệu thứ cấp không cung cấp được các thông tin
bạn cần để trở lời các câu hỏi nghiên cứu hay để đáp ứng các mục tiêu, sẽ đưa đến
những câu trả lời không có giá trị (Kervin, 1999). Thông thường khi bạn sử dụng dữ
liệu khảo sát thứ cấp, bạn sẽ thấy rằng các đơn vị đo lường được sử dụng không hoàn
toàn phù hợp với những số liệu mà bạn cần (Jacob, 1994). Không có giải pháp rõ ràng
nào cho những vấn đề về giá trị của độ đo. Tất cả những việc bạn có thể làm là cố gắng
đánh giá mức độ giá trị của dữ liệu và tự đưa ra quyết định. Một cách thông thường để
thực hiện điều này là xem xét các nhà nghiên cứu khác đối phó với vấn đề này như thế
nào bằng một tập dữ liệu thứ cấp tương tự trong tình huống tương tự. Nếu họ phát hiện
rằng những số đo đo đó tuy không chính xác, nhưng vẫn phù hợp, thì bạn có thể chắc
hơn rằng chúng cũng sẽ phù hợp cho các câu ỏi và các mục tiêu nghiên cứu của bạn.
Nếu họ đã gặp vấn đề thì bạn có thể tổng hợp các đề xuất cảu họ về cách vượt qua
chúng. Việc tìm kiếm tài liệu của bạn có thể đã xác định được những nghiên cứu như
thế (Saunders et al., 2010b).
Một tiêu chuẩn quan trọng khác của tính phù hợp là nội dung bao hàm. Bạn cần chắc
rằng dữ liệu thứ cấp bao quát được tổng thể mà bạn cần có dữ liệu cho khoảng thời gian
bạn cần, chứa những biến số dữ liệu có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi nghiên cứu và
đáp ứng các mục tiêu. Độ bao phủ của tập dữ liệu thứ cấp sẽ liên quan đến hai vấn đề:
(1) đảm bảo rằng những dữ liệu không cần thiết đã được hoặc có thể được loại bỏ; và

129

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

(2) bảo đảm sau khi loại bỏ các dữ liệu không cần thiết, thì vẫn còn đủ dữ liệu để tiến
hành việc phân tích (Hakim, 2000).

(2) Sự phù hợp chính xác


Độ tin cây và độ giá trị mà bạn gán cho dữ liệu thứ cấp, là các hàm số của phương pháp
thu thập dữ liệu và của nguồn dữ liệu. Bạn có thể đánh giá nhanh những yếu tố này bằng
cách xem xét nguồn của dữ liệu. Dochartaigh (2002) xem điều này như việc đánh giá
thẩm quyền hoặc danh tiếng của nguồn dữ liệu. Những dữ liệu khảo sát từ các công ty
nổi tiếng có lẽ đáng tin cậy và tín nhiệm. Cần tìm chứng nhận bản quyền, và sự hiện
diện của các tài liệu ấn bản liên quan đến dữ liệu giúp xác nhận độ tin cậy. Khi có chứng
nhận bản quyền, có thể cung cấp cơ sở về người chịu trách nhiệm về dữ liệu.
Dochartaigh (2002) cũng lập luận rằng, những tài liệu xuất bản sẽ giúp tăng cường thẩm
quyền của dữ liệu, bởi vì những ấn bản thường được xem là đáng tin cậy hơn. Những
nguồn trên internet thường có cả địa chỉ email hoặc các phương tiện tiếp xúc với tác
giả, để đưa ra các bình luận về nội dung của nó (Dees, 2003). Tuy nhiên, hãy cẩn thận
trong việc áp dụng quá cứng nhắc những tiêu chuẩn này, bởi vì đôi khi những trang web
có uy tín nhất lại không có thông tin phác họa ở trên. Dochartaigh (2002) giải thích bởi
vì những trang web có uy tín nhất thường không cần phải khẳng định nhất.
Đối với mọi dữ liệu thứ cấp, việc đánh giá chi tiết độ giá trị và độ tin cậy buộc bạn phải
thực hiện một đánh giá về phương pháp hoặc các phương pháp sử dụng để thu thập dữ
liệu (Dale et al., 1988). Điều này có thể được cung cấp nhờ các đường siêu liên kết
(hyperlinks) cho những tập dữ liệu trên internet. Đánh giá của bạn đòi hỏi xem xét người
chịu trách nhiệm thu thập hay ghi chép thông tin, xem xét bối cảnh trong đó thông tin
được thu thập. Từ đây bạn sẽ có được cảm nhận nào đó về khả năng những sai sót hoặc
những sai lệch tiềm năng.
Đối với những nguồn dữ liệu văn bản, chẳng hạn như sổ nhật ký, bản ghi các cuộc
phỏng vấn hoặc các cuộc họp, khó có thể có một phương pháp luận chính thức mô tả
cách thu thập dữ liệu. Tính đáng tin cậy của những dữ liệu đó vì thế khó mà đánh giá,
mặc dù bạn có thể khám phá bối cảnh dữ liệu được thu thập. Ví dụ, thư từ và các bản
ghi chép không có quy định chính thức, buộc người viết phải cung cấp một bản mô tả
đầy đủ và chính xác về các sự kiện. Đúng hơn, chúng được viết ra theo quan điểm cá
nhân và đòi hỏi người đọc phải nhận ra được bối cảnh (Denscombe, 1998). Điều này có

130

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nghĩa là những dữ liệu này có thể hữu ích, như một nguồn nhận thức và quan điểm của
người viết thay vì thực tế khách quan. Sự kiện bạn không thu thập và không hiện diện
khi dữ liệu được thu thập cũng sẽ tác động đến các phân tích của bạn. Phân tích toàn
diễn những dữ liệu về những cuộc phỏng vấn sâu, đòi hỏi sự hiểu biết bắt nguồn từ việc
tham gia tương tác xã hội, không thể ghi chép bằng băng ghi âm hay biên soạn lại đầy
đủ (Dale et al., 1988).
Độ giá trị và tin cậy của các phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát sẽ dễ đánh giá hơn,
khi bạn giải thích rõ ràng về những kỹ thuật dùng để thu thập dữ liệu. Cần có một giải
thích rõ ràng về các kỹ thuật chọn mẫu được sử dụng và tỷ lệ trả lời cũng như bản sao
về các công cụ khảo sát, thường là bảng câu hỏi. Bằng việc xem xét những câu hỏi dùng
để thu thập dữ liệu, bạn có thể biết được nhiều hơn về độ giá trị. Khi dữ liệu được biên
soạn, cần phải chú ý cẩn thận đến cách phân tích những dữ liệu này và cách báo cáo các
kết quả. Ở đâu các số phần trăm (hay các tỷ lệ) được sử dụng mà không cung cấp những
tổng số là cơ sở cho các tỷ lệ này, bạn cần phải kiểm tra dữ liệu hết sức cẩn thận. Hãy
nhớ là bạn càng xa dữ liệu gốc bao nhiêu thì bạn càng khó đánh giá chất lượng của nó
bấy nhiêu (Patzer, 1996).
(3) Sai lệch và đo lường
Theo Kervin (1999), sai lệch đo lường có thể xuất hiện vì hai lý do sau đây: (1) bóp
méo có cân nhắc hay chủ ý, chủ đích các dữ liệu; và (2) những thay đổi trong cách thu
thập dữ liệu.
Bóp méo có cân nhắc xuất hiện khi dữ liệu được cố ý ghi chép một cách không chính
xác, và thường phổ biến nhất ở các nguồn dữ liệu thứ cấp như những hồ sơ tổ chức. Các
nhà quản lý có thể chủ ý không ghi chép lại những tai nạn nhỏ, để cải thiện những báo
cáo về an toàn cho bộ phận của họ. Những dữ liệu được thu thập để hỗ trợ một lý do
nào đó, hoặc vì lợi ích của một nhóm nào đó thường dễ bị nghi ngờ, vì mục đích của
nghiên cứu có thể nhằm đạt một kết luận đã định trước (Jacob, 1994). Các báo cáo của
các khảo sát về sự hài lòng của khách hàng có thể cố tình “dìm” đi những bình luận tiêu
cực, để làm cho dịch vụ có vẻ tốt hơn trước khán giả mục tiêu là các nhà quản lý cấp
cao và các cổ đông. Những bóp méo khác có thể chủ ý nhưng không nhằm đạt lợi thế
nào cả. Những nhân viên giữ sổ nhật ký thời gian có thể chỉ ghi xấp xỉ thời gian làm
nhiệm vụ chính của họ thay vì tính toán chính xác từng phút. Những câu trả lời trong

131

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

một phỏng vấn cấu trúc (bảng câu hỏi) có thể điều chỉnh các câu trả lời để làm hài lòng
người phỏng vấn.
Không may là những sai lệch đo lường những bóp méo có chủ ý gây ra thường khó phát
hiện. Đối với các văn bản như biên bản, báo cáo và bản ghi nhớ, khán giả mục tiêu có
thể gợi ý các sai lệch. Do đó, nếu có thể bạn nên đối chiếu những kết quả với những
nguồn dữ liệu độc lập khác. Đôi khi người ta đề cập việc này như xác minh kiểm tra
chéo (Patzer, 1996). Khi hai hay nhiều nguồn dữ liệu độc lập cùng đưa ra những kết
luận như nhau, bạn có thể tin tưởng hơn rằng những dữ liệu không bị bóp méo. Ngược
lại, khi dữ liệu đưa ra những kết luận khác nhau, bạn cần thận trọng hơn với các kết
quả.
Những thay đổi trong cách thu thập dữ liệu cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong
sai lệch đo lường. Miễn là phương pháp thu thập dữ liệu giữ nguyên không đổi về
phương diện người thu thập và những thủ tục sử dụng, thì mức sai lệch đo lường cũng
sẽ giữ nguyên không đổi (Saunders et al., 2010b). Một khi phương pháp bị thay đổi, có
thể là một thủ tục mới về ghi biên bản hoặc một dạng thu thập dữ liệu mới, thì sai lệch
này cũng sẽ thay đổi theo. Việc tìm ra những sai lệch phụ thuộc vào việc khám phá sự
thay đổi cách thức thu thập dữ liệu. Những nguồn dữ liệu trong nội bộ công ty thường
ít ghi chép lại những thay đổi này so với các nguồn do chính phủ tài trợ.
(4) Chi phí và lợi ích
Kervin (1999) lập luận rằng, tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá dữ liệu thứ cấp là so sánh
các chi phí để lấy được chúng với những lợi ích chúng sẽ mang lại. Các chi phí bao gồm
cả những nguồn lực thời gian và tài chính bạn cần bỏ ra để đạt được các dữ liệu. Một
số dữ liệu có thể có trong thư viện thường miễn phí, bạn chỉ cần bỏ chút trả tiền để phô
tô các tài liệu mình cần. Những dữ liệu khác sẽ đòi hỏi thương lượng trước khi được
phép tiếp cận. Những lợi ích dữ liệu mang lại có thể được đánh giá dựa vào mức độ
chúng giúp bạn trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đáp ứng các mục tiêu. Bạn có thể hình
thành một bảng phán đoán về những lợi ích, dựa vào việc đánh giá tính phù hợp tổng
thể và chính xác của tập dữ liệu. Sự đánh giá này được tổng kết thành một danh sách.
Nếu dữ liệu đã có sẵn ở dạng có thể đọc được bằng máy tính, sẽ tiết kiệm cho bạn một
khoảng thời gian đáng kể, vì bạn không cần phải nhập lại dữ liệu trước khi phân tích.
Tuy nhiên, khi đánh giá các chi phí và lợi ích, bạn cần nhớ rằng dù dữ liệu không hoàn

132

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

toàn tin cậy và chứa đựng những sai lệch nào đó, vẫn tốt hơn là chẳng có dữ liệu nào
cả, miễn là chúng giúp bạn có thể bắt đầu trả lời những câu hỏi nghiên cứu và đạt được
các mục tiêu của bạn.
8.3. THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP
Thu thập dữ liệu sơ cấp thường được thu thập qua ba phương pháp cơ bản: (1) điều tra
bằng bảng hỏi; (2) phỏng vấn; và (3) quan sát. Trong đó phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi được sử dụng phổ biến nhất trong các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
8.3.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi
Trong nghiên cứu kinh doanh và quản lý, bảng câu hỏi được sử dụng nhiều nhất khi áp
dụng chiến lược khảo sát. Bảng câu hỏi được sử dụng như một thuật ngữ tổng quát bao
gồm tất cả các kỹ thuật thu thập dữ liệu, trong đó mỗi người được yêu cầu trả lời cho
một tập các câu hỏi theo một trình tự định trước (De Vaus, 2001). Điều tra bằng bảng
hỏi là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách yêu cầu đối tượng điều tra trả lời
cùng một bộ câu hỏi đã được thiết kế trước theo thứ tự cố định (Hoa & Hiếu, 2012).
Điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện theo hai nhóm phương pháp (xem hình 8.5): (1)
điều tra phỏng vấn và (2) đối tượng tự hoàn thành phiếu điều tra. Nhóm thứ nhất bao
gồm: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Nhóm thứ hai được thực hiện
bằng cách: gửi phiếu điều tra qua bưu điện cho đối tượng nghiên cứu tự hoàn thành
phiếu điều tra và gửi lại phiếu điều tra về cho đáp viên và đối tượng nghiên cứu nhận
phiếu điều tra qua email hoặc internet, họ cũng hoàn thành phiếu và gửi lại cho điều tra
viên qua các kênh mà mình đã nhận phiếu.

Điều tra bằng


bảng hỏi

Đối tượng tự hoàn thành


Điều tra phỏng vấn
phiếu điều tra

Internet /
Trực tiếp Điện thoại Bưu điện
Email
133

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hình 8.5 Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nguồn:(Hoa & Hiếu, 2012)
Cách thiết kế bảng câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời, độ tin cậy và độ giá trị của dữ
liệu bạn thu thập. Tỷ lệ hồi đáp, độ giá trị và độ tin cậy có thể được tối đa bằng cách:
(1) thiết kế cẩn thận từng câu hỏi; (2) trình bày rõ ràng mẫu bảng câu hỏi; (3) giải thích
rõ ràng mục đích của bảng câu hỏi; (4) trắc nghiệm sơ bộ; và (5) hoạch định và triển
khai bảng câu hỏi một cách cẩn thận.

8.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn


Phỏng vấn là thảo luận có mục đích giữa hai hoặc nhiều người (Kahn & Cannell, 1957).
Việc dùng các cuộc phỏng vấn có thể giúp bạn thu thập những dữ liệu có giá trị và tin
cậy, có liên quan đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của bạn. Khi bạn chưa hình thành
được câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phỏng vấn có thể giúp bạn thực hiện được điều
đó (Saunders et al., 2010b).
(1) Các loại phỏng vấn
Các cuộc phỏng vấn có thể được hình thức hóa và cấu trúc cao khi sử dụng những câu
hỏi chuẩn hóa cho mỗi người hồi đáp hoặc chúng có thể là những cuộc thảo luận thân
mật và phi cấu trúc. Giữa hai loại này sẽ có những vị trí trung gian. Do đó, một phân
loại thường được sử dụng có liên quan đến cấu trúc và mức độ hình thức, theo đó, các
cuộc phỏng vấn có thể được phân loại thành: (1) phỏng vấn có cấu trúc; (2) phỏng vấn
bán cấu trúc; và (3) phỏng vấn phi cấu trúc hoặc phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn có cấu trúc sử dụng bảng phỏng vấn dựa trên một bộ câu hỏi xác định trước
và tiêu chuẩn hóa hay đồng nhất, và chúng ta gọi chúng là bảng câu hỏi thực hiện bởi
người phỏng vấn. Bạn đọc từng câu hỏi và ghi câu trả lời trên một biểu mẫu tiêu chuẩn,
thường sử dụng với các câu trả lời mã hóa trước, tuy có tương tác xã hội giữa bạn và
người trả lời, như các giải thích sơ bộ bạn sẽ đưa ra, bạn sẽ đọc các câu hỏi chính xác
như được viết. Khi các phỏng vấn cấu trúc được dùng để thu thâp dữ liệu định lượng,
chúng cũng được gọi là phỏng vấn nghiên cứu định lượng (Saunders et al., 2010b).

134

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Phỏng vấn bán cấu trúc thì nhà nghiên cứu sẽ có một danh sách các chủ đề và câu hỏi
cần đề cập, tuy chúng có thể thay đổi tùy thuộc cuộc phỏng vấn. Điều này có nghĩa là
bạn có thể bỏ đi một vài câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn nào đó, tùy thuộc bối cảnh
tổ chức cụ thể liên quan với chủ đề nghiên cứu. Thứ tự các câu hỏi cũng có thể được
thay đổi tùy thuộc vào diễn tiến thảo luận. Mặt khác có thể cần các câu hỏi bổ sung để
khám phá câu hỏi và các mục tiêu nghiên cứu của bạn, liên quan bản chất của các câu
hỏi và cuộc thảo luận theo đuổi, có nghĩa là dữ liệu cuộc thảo luận sẽ được thu âm hoặc
ghi chép.
Phỏng vấn phi cấu trúc có tính phi hình thức. Bạn sẽ dùng để khám phá sâu một lĩnh
vực chung mà bạn quan tâm mà không có danh sách câu hỏi xác định trước để sử dụng
trong tình huống này nhưng bạn cần có ý tưởng rõ ràng về khía cạnh bạn muốn khám
phá.
(2) Tình huống phù hợp với phỏng vấn phi tiêu chuẩn hóa (định tính)
Có nhiều tình huống trong đó sử dụng nghiên cứu phi tiêu chuẩn hóa (định tính) để làm
phương pháp thu thập dữ liệu sẽ là một lợi thế. Những lợi thế này có thể được nhóm lại
thành bốn khía cạnh liên quan đến phỏng vấn: (1) mục đích của nghiên cứu; (2) ý nghĩa
của việc thiết lập mối liên hệ cá nhân; (3) bản chất của các câu hỏi thu thập dữ liệu; và
(4) khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình phỏng vấn.
Mục đích của nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu khám phá, có lẽ bạn sẽ đưa ra các
phỏng vấn nghiên cứu phi tiêu chuẩn hóa (định tính) vào thiết kế của bạn. Nghiên cứu
giải thích cũng thường bao gồm các cuộc phỏng vấn, để người nghiên cứu có thể suy ra
được các quan hệ nhân quả giữa các biến. Điều cốt yếu khi bạn cần hiểu lý do của những
quyết định mà những người tham gia nghiên cứu đưa ra, hoặc để hiểu thái độ và ý kiến
của họ, thì có thể bạn cần tiến hành phỏng vấn định tính.
Ý nghĩa của việc thiết lập tiếp xúc cá nhân: Những nhà quản lý cấp cao thường chấp
nhận phỏng vấn hơn là điền vào những bảng câu hỏi, đặc biệt khi đề tài phỏng vấn được
xem là hấp dẫn hoặc có liên quan đến công việc hiện tại của họ. Một cuộc phỏng vấn
giúp cho họ có cơ hội suy nghĩ các sự kiện mà không cần phải ghi ra cái gì. Những nhà
nghiên cứu khác cũng báo cáo những kết luận tương tự, người tham gia thích được
phỏng vấn hơn phải điền vào bảng câu hỏi (Healey & Rawlinson, 1993). Tình huống

135

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

này còn tạo cơ hội để những người được phỏng vấn nhận được phản hồi, sự đảm bảo cá
nhân về cách thức thông tin sẽ được sử dụng.
Bản chất bảng câu hỏi: Theo Easterby-Smith, Thorpe, and Jackson (2012) rõ ràng
phỏng vấn là một phương pháp lợi thế nhất nhằm thu thập dữ liệu trong những tình
huống sau đây: (1) khi có nhiều câu hỏi cần được trả lời; (2) khi đó là câu hỏi phức tạp
hoặc câu hỏi mở; và (3) khi trật tự và logic hỏi có thể cần phải thay đổi. Đối với trường
hợp (2) và (3) thì phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn sâu sẽ là thích hợp nhất.
Khoảng thời gian cần thiết hoàn thành quá trình phỏng vấn: Để thiết kế bảng câu hỏi có
tính khả thi đã phức tạp, thời gian cần thiết để người trả lời hoàn thành bảng câu hỏi
cũng là một vấn đề đối với nhà nghiên cứu, nhất là người trả lời có trị trí cao thường rất
bận rộn. Theo Saunders et al. (2010a), sau khi thiết lập rõ ràng những dự tính về độ dài
thời gian cần bỏ ra, nhìn chung họ sẽ sẵn sàng chấp nhận được phỏng vấn. Buổi phỏng
vấn có thể sắp xếp vào thời điểm khi người được phỏng vấn ít bị áp lực nhất, thường là
giữa buổi sáng.
Mục đích của phỏng vấn là thu thập dữ liệu có thể giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi
nghiên cứu. Nếu bạn tiến hành việc này một cách khéo léo, thì phỏng vấn sẽ dễ dàng
đạt được điều này hơn là việc sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời. Khi người được phỏng
vấn không trả lời một câu hoặc một số câu nào đó trong một cuộc phỏng vấn phi tiêu
chuẩn, bạn sẽ có thể hình dung tại sao họ không thể trả lời.
(3) Chất lượng dữ liệu
Một số vấn đề về chất lượng dữ liệu có thể xác định liên kết việc sử dụng phỏng vấn
bán cấu trúc và phỏng vấn sâu, liên quan đến: (1) độ tin cậy; (2) các dạng sai lệch; và
(3) độ giá trị và tính tổng quát hóa.
Việc thiếu chuẩn hóa trong phỏng vấn có thể dẫn đến những lo ngại về độ tin cậy của
dữ liệu. Mối lo ngại về độ tin cậy trong các loại phỏng vấn này còn liên quan đến những
vấn đề sai lệch. Có nhiều loại sai lệch cần phải xem xét, chẳng hạn sự sai lệch của người
phỏng vấn. Đó là những nhận xét, giọng điệu hay những hành vi điệu bộ của người
phỏng vấn tạo nên những sai lệch trong cách thức người được phỏng vấn trả lời câu hỏi
được hỏi. Điều này có thể xảy ra khi bạn cố gắng áp đặt niềm tin hoặc khung tham chiếu
riêng qua những câu hỏi mà bạn hỏi. Cũng có thể bạn biểu hiện sai lệch trong cách bạn
diễn giải các hồi đáp (Easterby-Smith et al., 2012), hoặc khi bạn thiếu sự tín nhiệm, thì

136

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

giá trị của thông tin được cung cấp cũng sẽ bị hạn chế, gây nên những nghi ngờ về độ
giá trị và độ tin cậy của chúng (Saunders et al., 2010b).
Sai lệch của người được phỏng vấn hay sai lệch trong hồi đáp, có thể gây ra bởi cảm
nhận về người phỏng vấn như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra loại
sai lệch này không nhất thiết liên quan đến cảm nhận về người phỏng vấn. Tham gia
vào một cuộc phỏng vấn là quá trình thăm dò. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp
phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn sâu, vì ở những phỏng vấn này mục đích của
bạn là khám phá những sự kiện hoặc tìm kiếm những lời giải thích. Về nguyên tắc,
người được phỏng vấn sẽ sẵn sàng tham gia, tuy vậy họ sẽ rất nhạy cảm với những khám
phá phi cấu trúc về một số chủ đề nhất định. Do đó, người phỏng vấn có thể chọn không
bộc lộ và không thảo luận về một khía cạnh nào đó, trong chủ đề mà bạn muốn khám
phá, bởi vì điều này sẽ dẫn đến những câu hỏi thăm dò những thông tin nhạy cảm mà
họ không muốn, hoặc không được quyền thảo luận với bạn.
Mức độ giá trị cao có thể thu được liên quan các phỏng vấn phi tiêu chuẩn hóa (định
tính) được tiến hành cẩn thận. Lý do chính về tính ưu việt tiềm năng của các phương
pháp nghiên cứu định tính khi thu thập thông tin, là sự tương tác linh hoạt và đáp ứng
nhanh giữa người phỏng vấn và người trả lời, cho phép ý nghĩa được thăm dò, các chủ
đề từ nhiều góc cạnh và từ nhiều câu hỏi được làm rõ cho người trả lời (Healey &
Rawlinson, 1993). Tuy nhiên, nghiên cứu định tính sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc hay
phỏng vấn sâu sẽ không thể được sử dụng để đưa ra những khái quát hóa về toàn bộ
tổng thể, khi nó chỉ dựa vào một số lượng nhỏ các tình huống và không mang tính đại
diện. Đây thường là trường hợp khi áp dụng chiến lược nghiên cứu tình huống (Yin,
2009).
(4) Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Giống như mọi phương pháp nghiên cứu khác, chìa khóa để có một phỏng vấn thành
công là sự chuẩn bị chu đáo. Một số nội dung sau đây cần chuẩn bị để buổi phỏng vấn
có chất lượng:
- Mức kiến thức: phỏng vấn viên cần có kiến thức về bối cảnh của tổ chức hoặc
tình huống mà phỏng vấn sẽ diễn ra. Cần tìm kiếm những báo cáo, ấn phẩm, văn
bản, dữ liệu tài chính,vv liên quan đến tổ chức. Dựa trên những thông tin thu
thập được này, trong cuộc phỏng vấn có thể giúp bạn chứng minh được sự tin

137

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

cậy, do đó khuyến khích những người được phỏng vấn đề cập chi tiết hơn về đề
tài được thảo luận. Healey and Rawlinson (1993) cho rằng, một người phỏng vấn
có kiến thức tốt sẽ có cơ sở để đánh giá tính chính xác của những thông tin mà
người được phỏng vấn cung cấp. Mức kiến thức của bạn về đề tài nghiên cứu
cũng giúp xác lập sự tín nhiệm theo quan điểm của những người tham gia nghiên
cứu. Kiến thức này có thể thu lượm từ việc bình luận nghiên cứu của bạn. Khi
bạn tiến hành một số phỏng vấn, bạn cũng có thể dựa trên phân tích ban đầu đã
tiến hành trên những dữ liệu đã thu thập trước đó (Saunders et al., 2010b).
- Lượng thông tin cung cấp cho người được phỏng vấn: Có thể tăng sự tín nhiệm
thông qua việc cung cấp những thông tin liên quan cho những người tham gia
trước cuộc phỏng vấn. Cung cấp cho những người tham gia một danh sách các
chủ đề phỏng vấn trước cuộc phỏng vấn khi thích hợp, cũng giúp tăng sự tín
nhiệm. Danh sách chủ đề cũng có thể làm tăng độ tin cậy và độ giá trị vì chúng
giúp cho người được phỏng vấn cân nhắc những thông tin được yêu cầu, giúp họ
có cơ hội tập hợp lại những tài liệu hỗ trợ về tổ chức từ những tệp tin của họ.
- Sự phù hợp của địa điểm: Có thể địa điểm mà bạn tiến hành phỏng vấn sẽ ảnh
hưởng dữ liệu thu thập. Bạn nên lựa họ địa điểm thuận tiện cho những người
tham gia, nơi mà họ cảm thấy thoải mái và cuộc phỏng vấn không bị gián đoạn.
Bạn cũng cần lựa chọn địa điểm yên tĩnh để những tiếng ồn bên ngoài không làm
ảnh hưởng đến chất lượng ghi âm của cuộc phỏng vấn.
- Sự phù hợp về diện mạo của người nghiên cứu tại cuộc phỏng vấn: Ngoại hình
của bạn có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của người được phỏng vấn. Robson
(2002) khuyên những người nghiên cứu nên có phong cách trang phục tương tự
như những người được phỏng vấn. Chủ yếu, bạn cần phải mặc trang phục có thể
chấp nhận chung trong bối cảnh cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra.
- Bản chất của những nhận xét được đưa ra khi cuộc phỏng vấn bắt đầu: Nếu
người được phỏng vấn chưa gặp bao giờ, thì vài phút trò chuyện ban đầu sẽ có
tác động đáng kể đến kết quả cuộc phỏng vấn. Thông thường, những cuộc phỏng
vấn như thế thường diễn ra trong một bối cảnh mà bạn không quen thuộc. Tuy
vậy, trách nhiệm của bạn là phải định hình cho việc bắt đầu cuộc thảo luận. Bạn
cần phải giải thích cuộc nghiên cứu cho những người tham gia và hi vọng là họ

138

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

sẽ ưng thuận. Trong phần này, bạn cần chứng tỏ sự đáng tin cậy và đạt được sự
tin tưởng của người được phỏng vấn. Trong suốt những thảo luận khởi đầu này,
người được phỏng vấn có sự không chắc chắn nào đó về việc chia sẻ thông tin,
về cách mà những dữ liệu này sẽ được sử dụng. Hoặc họ vẫn cần được làm rõ về
bản chất chính xác của dữ liệu mà bạn muốn thu thập. Healey and Rawlinson
(1993) phát biểu rằng, việc bạn cam đoan sẽ không cố hỏi những thông tin bảo
mật, cũng như đảm bảo nguồn thông tin được sử dụng đúng mục đích có thể giúp
cho người được phỏng vấn đỡ căng thẳng và sẽ cởi mở về thông tin mà họ chịu
thảo luận. Bên cạnh việc cam kết giấu tên, việc này cũng tăng tin tưởng vào sự
đáng tin cậy của bạn và giảm khả năng sai lệch của người được phỏng vấn. Bạn
cũng có thể thể hiện những cam kết giữ bí mật bằng cách không nêu tên công ty
đã tham gia nghiên cứu của bạn hoặc không nói về những dữ liệu mà bạn lấy
được từ họ.
- Phương pháp hỏi: Khi được tiến hành thích hợp, phương pháp hỏi có thể giúp
giảm phạm vi sai lệch trong suốt cuộc phỏng vấn, và tăng độ tin cậy của thông
thi thu được. Câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng để người được phỏng vấn có thể
hiểu chúng và nên hỏi họ bằng giọng điệu trung dung. Easterby-Smith et al.
(2012) chỉ ra rằng việc sử dụng câu hỏi mở có thể giúp tránh được sai lệch. Có
thể tiếp sau những câu hỏi này bằng những câu hỏi thăm dò được diễn đạt phù
hợp. Việc sử dụng những loại câu hỏi này sẽ giúp bạn khám phá chủ đề và tạo
được những câu trả lời đầy đủ hơn. Cũng cần tránh những câu hỏi dài, hoặc tránh
những câu kết hợp từ hai hoặc nhiều câu hỏi khác, nếu bạn muốn nhận được sự
phản hồi cho từng khía cạnh mà bạn muốn khám phá (Robson, 2002). Healey
and Rawlinson (1993) đề xuất rằng, tốt nhất nên để những câu hỏi nạy cảm đến
gần cuối cuộc phỏng vấn vì điều này sẽ cho người trả lời thời gian nhiều hơn để
xây dựng sự tin tưởng và tín nhiệm đối với người nghiên cứu. Khi đã đạt được
trạng thái tín nhiệm này và bạn muốn câu trả lời cho những câu hỏi nhạy cảm
tiềm năng.
- Thể hiện kỹ năng lắng nghe chăm chú: Mục đích của cuộc phỏng vấn bán cấu
trúc hoặc phỏng vấn sâu là để hiểu được những giải thích và ý nghĩa của người
tham gia. Loại tương tác này không giống với nhiều cuộc trò truyện mà bạn

139

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thường tham gia, những người tham gia thường tranh nói thay vì tập trung nghe.
Do đó, bạn cần phải nhận ra những kỹ năng khác nhau sẽ được nhấn mạnh trong
loại tương tác này. Lắng nghe đòi hỏi người ta tìm kiếm các tín hiệu và sẵn sàng
bỏ thời gian cần thiết để lăng nghe và tạo sự hiểu biết, chủ động giữ lại suy nghĩ
của riêng bản thân, vì chúng có thể phân tán hoặc cạnh tranh với suy nghĩ của
những người khác (Torrington, 1991).
- Phương pháp ghi chép dữ liệu: Cũng như ghi âm lại cuộc phỏng vấn, ghi chú lại
theo diễn tiến của cuộc phỏng vấn cũng quan trọng. Nếu có thể, sau khi cuộc
phỏng vấn kết thúc, bạn có thể biên soạn lại toàn bộ ghi chép của cuộc phỏng
vấn (Healey & Rawlinson, 1993; Robson, 2002). Nếu bạn không làm như vậy,
tính chất chính xác của những giải thích được cung cấp cũng như những điểm
giá trị chung sẽ bị mất đi. Cũng có thể khả năng bạn trộn lẫn dữ liệu từ những
cuộc phỏng vấn khác nhau, nếu bạn thực hiện một số phỏng vấn trong một
khoảng thời gian ngắn, và bạn không hoàn tất việc ghi chép từng cuộc phỏng vấn
khi nó diễn ra (P. G. Ghauri & Gronhaug, 2005). Rõ ràng tình huống nào cũng
dẫn đến vấn đề về tính chất đáng tin cậy của dữ liệu. Do đó, bạn cần phân bổ
thời gian để ghi chép lại toàn bộ các ghi chú ngay sau sự kiện đó. Ngoài những
ghi chú từ cuộc phỏng vấn thực sự, bạn cũng nên ghi lại những dữ liệu bối cảnh
như: địa điểm của cuộc phỏng vấn; ngày tháng năm; bổi cảnh của cuộc phỏng
vấn; những thông tin cơ sở về người trả lời; ấn tượng tức thời của bạn về cuộc
phỏng vấn diễn ra như thế nào,vv.
(5) Phỏng vấn qua điện thoại, internet
Hầu hết các cuộc phỏng vấn phi tiêu chuẩn hóa đều diễn ra trên cơ sở gặp gỡ trực tiếp
giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn
định tính như thế cũng có thể được tiến hành qua điện thoại hoặc điện tử thông qua
mạng internet hoặc mạng nội bộ (intranet).
Phỏng vấn qua điện thoại có thể đem lại những lợi thế tiềm năng về khả năng tiếp cận,
tốc độ và chi phí thấp. Phương pháp này cho phép bạn tiếp xúc với những người trong
thực tế mà không thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp được do khoảng cách địa lý hoặc do
hạn chế chi phí và thời gian. Ngay cả khi khoảng cách xa không phải là vấn đề thì tiến
hành phỏng vấn bằng điện thoại cũng vẫn có lợi về tốc độ thu thập dữ liệu và chi phí

140

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thấp hơn. Mục đích của phỏng vấn phi tiêu chuẩn hóa là có thể khám phá những hồi
đáp của người tham gia. Điều này có lẽ khả thi hơn khi đã thiết lập được vị thế tin cậy
như đã thảo luận ở trước. Tình huống này, đó là xây dựng niềm tin, sẽ trở nên đặc biệt
quan trọng khi bạn muốn hỏi những câu nhạy cảm. Vì những lý do này, cố gắng thực
hiện phỏng vấn định tính qua điện thoại có thể dẫn đến những vấn đề giảm độ tin cậy,
vì những người tham gia sẽ không sẵn lòng tham gia vào cuộc thảo luận khám phá hoặc
từ chối không tham gia (Saunders et al., 2010b).
Phỏng vấn qua điện thoại và ghi chú là điều cực kỳ khó vì liên quan đến khả năng kiểm
soát tốc độ phỏng vấn qua điện thoại để ghi chép dữ liệu được nói. Do vậy, bạn cần có
sự hỗ trợ của máy ghi âm. Hơn nữa, lại thiếu những ám hiệu thị giác thông thường giúp
người tham gia kiểm soát được dòng chảy dữ liệu chia sẻ với bạn. Phỏng vấn qua điện
thoại mất đi cơ hội được chứng kiến những hành vi không lời của những người tham
gia. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến việc bạn diễn giải và tiếp tục đi sâu vào một
dòng câu hỏi nhất định nào đó. Người tham gia cũng kém sẵn sàng cho bạn nhiều thời
gian nói chuyện với họ so với phỏng vấn trực tiếp. Bạn cũng có thể gặp phải những khó
khăn trong việc phát triển những câu hỏi phức tạp hơn so với trường hợp phỏng vấn
trực tiếp. Vì vậy, phỏng vấn qua điện thoại chỉ thích hợp trong những tình huống đặc
biệt. Có lẽ thích hợp tiến hành một cuộc phỏng vấn ngắn, theo sau bằng phỏng vấn qua
điện thoại để làm rõ ý nghĩa của dữ liệu nào đó. Cũng có thể thích hợp trong trường hợp
tiếp cận bằng những cách khác bị trở ngại do khoảng cách xa, nhưng bạn phải tạo ra
được sự tin tưởng thông qua tiếp xúc trước đó, có thể qua thư từ, và đã giải thích rõ
những yêu cầu của bạn là hợp lý, được định hướng bởi những nguyên tắc đạo đức. Khi
tình huống cần thực hiện phỏng vấn qua điện thoại một người tham gia từ một quốc gia
khác, bạn cần phải nhận biết những chuẩn mực văn hóa liên quan đến cách thực hiện,
và thời gian cuộc thảo luận qua điện thoại.
Phỏng vấn qua mạng internet và mạng nội bộ. Morgan and Symon (2004), sử dụng
thuật ngữ phỏng vấn điện tử (electronic interviews) đề cập những phỏng vấn được tiến
hành trực tuyến, bằng cách sử dụng mạng internet hoặc mạng nội bộ của tổ chức. Sử
dụng mạng internet hoặc mạng nội bộ của tổ chức có lợi thế đáng kể khi tổng thể bạn
muốn phỏng vấn phân tán theo địa lý. Hơn nữa, đối với dạng phỏng vấn điện tử, phần

141

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

mềm sẽ tự động ghi chép lại nhờ đó loại bỏ được những vấn đề về ghi âm và biên soạn,
chẳng hạn như chi phí, độ chính xác và sự e ngại của người tham gia.
8.3.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua quan sát
Quan sát là một khía cạnh nghiên cứu có phần bị sao nhãng. Nếu các câu hỏi và mục
tiêu nghiên cứu của bạn liên quan đến những việc mà mọi người làm, thì cách hiển
nhiên nhất để khám phá điều này là xem họ thực hiện những việc đó. Đây chính là bản
chất thiết yếu của việc quan sát: quan sát ghi chép, mô tả, phân tích và giải thích một
cách có hệ thống hành vi của mọi người (Saunders et al., 2010b). Có hai loại quan sát
là (1) quan sát tham gia và (2) quan sát có tính cấu trúc. Quan sát tham gia thì định tính
và bắt nguồn từ công trình của nhân chủng học xã hội đầu thế kỷ 20, trọng tâm là khám
phá những ý nghĩa mà con người gán cho các hành động của họ. Trái lại, quan sát có
tính cấu trúc thì định lượng và quan tâm nhiều hơn đến tần số của những hành động đó.
Phương pháp quan sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp hoặc để hỗ trợ các phương pháp
khác nhằm đáp ứng những yêu cầu của câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của bạn.
(a) Quan sát tham gia
Quan sát tham gia (participant observation) là khi mà nhà nghiên cứu nỗ lực tham gia
hoàn toàn vào cuộc sống và hoạt động của những chủ thể, và do đó trở thành một thành
viên trong nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng của họ. Điều này giúp những nhà nghiên cứu
chia sẻ kinh nghiệm của họ, không chỉ qua quan sát những gì đang diễn ra mà còn cảm
nhận nó (Gill & Johnson, 2002). Phương pháp này ít được sử dụng trong nghiên cứu
kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, đều này không có ý nói rằng nó có giá trị hạn chế
cho những nhà nghiên cứu về quản lý và kinh doanh.
Quan sát tham gia: vai trò là người nghiên cứu
Theo Gill and Johnson (2002) phát triển một phân loại bốn lớp về vai trò mà một người
quan sát tham gia có thể nhận. Những vai trò đó là: (1) người tham gia hoàn toàn; (2)
người quan sát hoàn toàn; (3) quan sát như người tham gia; và (4) tham gia như người
quan sát. (Xem hình 8.4). Hai vai trò (1) và (2) người tham gia hoàn toàn hoặc người
quan sát hoàn toàn, bạn là người nghiên cứu che giấu nhân dạng. Điều này có một lợi
thế đáng kể do bạn không tác động gì đến hành vi của những chủ thể nghiên cứu bạn
đang xem xét. Hai loại sau (3) và (4) quan sát như một người tham gia và tham gia như

142

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

một người quan sát, đòi hỏi bạn phải bộc lộ mục đích cho những người bạn đang hòa
nhập trong bối cảnh nghiên cứu. Về mặt đạo đức thì hai vai trò sau tí gây ra vấn đề hơn.

Nhà nghiên cứu tham


gia vào hoạt động

Người quan sát Người tham gia


bằng tham gia toàn diện

Nhân dạng người Nhân dạng người


nghiên cứu được bộc lộ nghiên cứu được che dấu

Người tham gia Người quan sát toàn


bằng quan sát diện

Người nghiên cứu


quan sát hoạt động

Hình 8.6 Dạng thức các vai trò nhà nghiên cứu quan sát tham gia
Nguồn:(Saunders et al., 2010b)
Người tham gia hoàn toàn (comlete participant). Vai trò của người tham gia hoàn toàn
khi bạn là một người nghiên cứu, đang nỗ lực để trở nên thành viên của nhóm mà bạn
đang thực hiện nghiên cứu. Bạn không tiết lộ mục đích thật cho những thành viên trong
nhóm. Bạn có thể biện minh cho vai trò này trên nền tảng nghiên cứu đơn thuần tương
ứng các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ, bạn có thể quan tâm muốn biết mức độ
uống rượu bia vào giờ ăn trưa trong một bối cảnh làm việc nào đó. Có thể bạn thích
phát hiện ra những nhân viên nào uống vào giờ ăn trưa, họ uống gì, họ uống bao nhiêu,
và họ giải thích thế nào về việc uống rượu bia. Nếu bạn định giải thích mục tiêu nghiên
cứu của bạn với nhóm người mà bạn mong umốn được nghiên cứu, có lẽ họ không hợp
tác với bạn, vì các chủ doanh nghiệp thường không cho phép uống rượu bia vào giờ ăn
trưa. Hơn nữa, họ có thể xem hoạt động nghiên cứu của bạn là tọc mạch (Saunders et
al., 2010b).
Người quan sát hoàn toàn (complete observer) cũng không tiết lộ mục đích hoạt động
cho những người bạn đang quan sát. Tuy nhiên, không giống với vai trò người tham gia

143

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

hoàn toàn, bạn không tham dự vào các hoạt động của nhóm. Ví dụ, vai trò người quan
sát hoàn toàn có thể sử dụng trong nghiên cứu các hành vi của người tiêu dùng trong
các siêu thị. Câu hỏi nghiên cứu của bạn có thể liên quan mong muốn quan sát những
người mua sắm ở quầy tính tiền. Họ chọn quầy tính tiền nào? Có bao nhiêu tương tác
với những người cùng đi mua sắm và nhân viên thu ngân? Mức độ mất kiên nhẫn nào
đucợ thể hiện khi có chậm trễ trong tính tiền? Hành vi này có thể được quan sát bởi một
người nghiên cứu đang đứng gần quầy tính tiền một cách kín đáo. Những dạng hành vi
được thể hiện có thể gợi ý những điều báo trước để nghiên cứu bằng quan sát cấu trúc.
Đây có thể là giai đoạn khám phá của nghiên cứu này.
Người tham gia bằng quan sát (observer as participant), bạn có thể nhận vai trò của
người tham gia bằng quan sát trong một khóa học hướng ngoại để trợ giúp việc xây
dựng nhóm, nếu bạn dự định quan sát mà không phải tham gia vào các hoạt động giống
như ứng viên thực sự. Nói cách khác, bạn sẽ là một “khán giả”. Tuy nhiên, nhận dạng
một người nghiên cứu phải được nói rõ với mọi người liên quan. Họ sẽ biết được mục
đích của bạn, cũng như những nhà huấn luyện khác học cũng vậy. Điều này có một lợi
thế là bạn có thể tập trung vào vai trò người nghiên cứu. Ví dụ, bạn có thể có thể ghi
ngay những hiểu biết khi chúng xuất hiện. Bạn có thể tập trung vào những thảo luận
của bạn với những người tham gia. Tất nhiên, điều mà bạn có thể mất sẽ là cảm xúc liên
quan: thật sự biết được cảm nhận sẽ như thế nào khi nhận được trải nghiệm.
Người quan sát bằng tham gia (participant as observer). Trong vai trò của một người
quan sát bằng tham gia bạn tiết lộ mục đích nghiên cứu của bạn: Cả bạn và các chủ thể
đều nhận biết sự kiện đây là một quan hệ công việc nghiên cứu thực tiễn (Ackroyd &
Hughes, 1992). Bạn đặc biệt quan tâm đến việc thu phục lòng tin của nhóm. Đây là vai
trò mà nhà xã hội học Punch (1993) đã đảm nhận trong nghiên cứu về công việc của
cảnh sát ở Amsterdam. Nhờ lòng tin mà Puch tạo lập được với các nhân viên cảnh sát
ông đang nghiên cứu, ông được cho phép tham gia vào những hoạt động mà nếu không
có lòng tin đó, sẽ “ngoài tầm tay” của ông. Vì ai cũng biết ông là một người nghiên cứu
nên ông có thể hỏi những câu hỏi về các chủ đề để nâng cao hiểu biết. Robson (2002)
lập luận rằng điều này dẫn đến một lợi thế khác của vai trò này. Đây là lợi thế những
người có đủ kiến thức then chốt thường có quan điểm tư duy phân tích về những quá
trình mà họ tham gia.

144

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Quan sát tham gia: thu thập và phân tích dữ liệu


Delbridge and Kirkpatrick (1994) phân loại những loại dữ liệu do quan sát tham gia tạo
ra gồm: (1) sơ cấp; (2) thứ cấp; và (3) trải nghiệm. Quan sát sơ cấp là những quan sát
mà bạn ghi chú lại những gì đã xảy ra hoặc đã được nói vào lúc đó. Giữ một cuốn sổ
nhật ký là một cách thức tốt để thực hiện điều này. Quan sát thứ cấp là những nhận định
mà những người quan sát rút ra về những gì đã xảy ra hoặc đã được nói. Cần thiết phải
có sự diễn giải của những người quan sát. Dữ liệu trải nghiệm là những dữ liệu về cảm
nhận và cảm giác khi bạn trải nghiệm quá trình nghiên cứu. Giữ một cuốn sổ nhật ký
ghi các cảm nhận này tỏ ra một nguồn dữ liệu đáng giá khi đến thời gian viết báo cáo
nghiên cứu. Sổ nhật ký này có thể gồm cả các ghi chú về việc bạn cảm giác như thế
nào, khi những giá trị của bạn bị can thiệp hay bị thay đổi trong quá trình nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu
Điều rõ ràng từ những loại dữ liệu mà bạn thu thập được khi làm người quan sát tham
gia, là những cuộc phỏng vấn chính thức có lẽ khó thực hiện được. Những “phỏng vấn”
như thế nếu nó diễn ra thì có lẽ là những thảo luận thân mật. Nó là một phần trong cách
tiếp cận tổng thể để đưa ra các câu hỏi áp dụng trong phương pháp nghiên cứu này.
Theo Robson (2002), có hai loại câu hỏi này: (1) đầu tiên là hỏi những người cung cấp
thông tin để làm sáng tỏ những tình huống bạn quan sát; và (2) hỏi chính bạn để làm rõ
tình huống và những nội dung của tình huống đó.
Tất nhiên, dữ liệu bạn thu thập được phụ thuộc vào những câu hỏi và mục tiêu nghiên
cứu, đặt ra tiêu điểm cụ thể cho quan sát của bạn. Robson (2002) gợi ý rằng dữ liệu của
bạn có thể được phân loại thành “quan sát mô tả” và “báo cáo tường thuật”. Trong quan
sát mô tả, bạn sẽ tập trung quan sát những bối cảnh vật chất, những người tham gia then
chốt và các hoạt động của họ, những sự kiện đặc biệt và trình tự của chúng, các quá
trình và cảm xúc có liên quan của người tham gia. Mô tả này có thể là cơ sở để bạn viết
bài tường thuật, theo cách thức tương tự như một phóng viên điều tra viết bài. Công
việc của người nghiên cứu là phải tiếp tục phát triển khung lý thuyết có thể giúp bạn
hiểu, để giải thích cho những người khác về những điều đang diễn ra trong bối cảnh
nghiên cứu mà bạn đang khảo sát.
Phương pháp quan sát tham gia cũng có những lợi thế và bất lợi được tóm tắt qua bảng
8.2.

145

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Bảng 8.2 Lợi thế và bất lợi của phương pháp quan sát tham gia
Lợi thế Bất lợi
Nó giải thích rõ “điều gì đang xảy ra” Có thể rất tốn thời gian
trong những tình huống xã hội cụ thể
Nó làm tăng nhận thức của người Nó có thể đặt ra những vấn đề lưỡng nan đạo
nghiên cứu về những quá trình xã hội đức cho người nghiên cứu
có ý nghĩa
Nó đặc biệt hữu ích đối với những Có thể có mức độ mâu thuẫn cao về vai trò
người nghiên cứu làm việc trong tổ đối với người nghiên cứu (ví dụ: đồng nghiệp
chức của họ và người nghiên cứu)
Một số quan sát tham gia đem đến cơ Sự gần gũi của người nghiên cứu với tình
hội cho người nghiên cứu trải nghiệm huống đang được quan sát, có thể dẫn đến
cảm xúc thực sự của những người những sai lệch đáng kể ở người quan sát
được nghiên cứu
Hầu như tất cả các dữ liệu đều hữu ích Vai trò người quan sát tham gia đòi hỏi rất
nhiều, vì vậy không phải người nghiên cứu
nào cũng có thể thích hợp với vai trò này
Việc tiếp cận các tổ chức có thể khó khăn
Việc ghi chép dữ liệu thường rất khó đối với
người nghiên cứu
Nguồn: (Saunders et al., 2010b)

(b) Quan sát có cấu trúc


Một thiết kế nghiên cứu tốt dựa trên những câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng sử
dụng quan sát tham gia sẽ có tính hệ thống cao. Tuy nhiên, cũng có thể đúng khi nói
rằng mức độ của cấu trúc xác định trước trong quan sát tham gia sẽ không cao như thế.
Quan sát có cấu trúc có tính hệ thống và có mức cấu trúc định sẵn cao. Nếu bạn sử dụng
phương pháp này trong chiến lược thu thập dữ liệu, bạn sẽ chấp nhận một quan điểm
khách quan hơn. Mối quan tâm của bạn là định lượng hóa hành vi. Như thế, quan sát có
cấu trúc có thể chỉ chiếm một phần trong phương pháp thu thập dữ liệu của bạn, bởi vì
chức năng của nó là cho bạn biết mức độ thường xuyên mọi việc xảy ra, chứ không giải

146

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thích tại são chúng lại xảy ra. Mỗi phương pháp nghiên cứu có vị trí riêng trong chiến
lược nghiên cứu tổng thể. Điều quan trọng là phải lựa chọn phương pháp đáp ứng các
câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu.
Một trong những ví dụ được biết đến nhiều nhất về nghiên cứu quản lý, có sử dụng quan
sát có cấu trúc như một phần trong tiếp cận thu thập dữ liệu, là nghiên cứu về công việc
của các nhà quản lý cấp cao của Mintzberg (1973). Nghiên cứu này dẫn Mintzberg nghi
ngờ về một lý thuyết đã được thừa nhận từ lâu rằng, công việc quản lý là một quá trình
hoạch định, kiểm soát và lãnh đạo hợp lý. Mintzberg nghiên cứu những công việc mà
năm giám đốc thực sự làm trong tuần làm việc của mỗi người. Ông thực hiện điều này
bằng cách quan sát trực tiếp và ghi chép những sự kiện của ba thời biểu làm việc mã
hóa trước. Hoạt động này theo sau thời kỳ quan sát “phi cấu trúc”, trong đó đãphát triển
các loại hoạt động hình thành cơ sở của thời biểu làm việc mã hóa mà ông sử dụng. Vì
vậy Mintzberg đặt nền tảng cho quan sát có cấu trúc của ông trên các dữ liệu thu được
trong thời kỳ quan sát tham gia.
Sự phát triển nhanh của mạng internet đem lại tiềm năng cho việc mở rộng phạm vi của
quan sát có cấu trúc. Hewson, Vogel, and Laurent (2015) lưu ý rằng trong hiện tại điều
này có lẽ bị giới hạn vào điều mà họ gọi “quan sát trực tiếp”, theo cách gọi này họ
muốn nói đến việc quan sát các dấu hiệu của các hành vi. Ví dụ mà Hewson sử dụng là
quan sát dấu hiệu của các hành vi, chẳng hạn như việc đăng ký các nhóm tin tức. Những
nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng một dạng quan sát gián tiếp tương tự hành vi mua hàng
của khác hàng và những công cụ tìm kiếm như Google cũng đều đặn nghiên cứu về
hành vi tìm kiếm của người sử dụng. Hewson et al. (2015) chỉ ra rằng, sử dụng mạng
internet cho quan sát có cấu trúc đem lại cho người nghiên cứu những lợi thế là không
làm phiền, và loại bỏ những thiên vị có thể có của người quan sát. Họ cũng đề cập tiềm
năng cho việc quan sát nhờ công nghệ webcam, mặc dù việc sử dụng công nghệ này
hiện rất hạn chế. Những lợi điểm và bất lợi của quan sát có cấu trúc được tóm tắt ở bảng
8.3.

Bảng 8.3 Những lợi thế và bất lợi của quan sát có cấu trúc
Lợi thế

147

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

- Ai cũng có thể sử dụng nó sau khi đã được đào tạo thích hợp về sử dụng những
công cụ đo lường. Vì vậy, bạn có thể ủy nhiệm công việc cực kỳ tốn thời gian
này. Hơn nữa, quan sát có cấu trúc có thể được tiến hành đồng thời tại các địa
điểm khác nhau. Điều này đem đến cơ hội cho việc so sánh đối chiếu giữa các
địa điểm với nhau.
- Nó có thể mang lại những kết quả tin cậy mức độ cao nhờ vào khả năng lặp
lại. Công cụ quan sát càng dễ sử dụng và dễ hiểu bao nhiêu, thì các kết quả
càng tin cậy bấy nhiêu.
- Khả năng quan sát có cấu trúc không chỉ đơn thuần quan sát tần số của các sự
kiện. Nó có thể ghi chép lại mối quan hệ giữa các sự kiện.
- Phương pháp này cho phép thu thập các dữ liệu ngay vào lúc xảy ra trong bối
cảnh tự nhiên của chúng. Do đó, không cần phụ thuộc vào việc báo cáo các
hiện tượng “lần thứ hai” từ những người trả lời – những người diễn giải các sự
kiện theo cách riêng của họ.
- Quan sát có cấu trúc tìm những thông tin mà hầu hết những người tham gia sẽ
bỏ qua, bởi vì theo họ đó là những thông tin quá tầm thường hoặc không liên
quan.
Bất lợi
- Người quan sát phải ở trong bối cảnh nghiên cứu khi hiện tượng được khảo sát
xảy ra.
- Các kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn ở hành động công khai hoặc những chỉ
báo bề ngoài từ đó người quan sát phải đưa ra các suy diễn.
- Việc thu thập dữ liệu vừa chậm chạp vừa tốn kém.
Nguồn: (Saunders et al., 2010b)

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Dữ liệu Data

148

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Thu thập dữ liệu Data collection

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp

Quan sát tham gia

Quan sát có cấu trúc

E. CÂU HỎI ÔN TẬP

149

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 9. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả dữ liệu định tính và quy trình phân tích dữ liệu định tính
2. Mô tả cách mã hóa dữ liệu và làm sạch dữ liệu nghiên cứu
3. Giải thích thống kê mô tả, kiểm định thang đo và các nhân tố khám phá
4. Phân tích hồi quy chưa chuẩn hóa, cách đọc và ý nghĩa của các hệ số hồi quy
5. Minh họa xuất kết quả từ phần mềm SPSS sang Word

B. NỘI DUNG
9.1. Phân tích dữ liệu định tính
9.2. Khái niệm và phân loại phân tích định lượng
9.3. Phân tích dữ liệu định lượng
9.1. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH
Theo Thọ (2011) trong nghiên cứu, ứng dụng cũng như hàn lâm, người ta thường nói,
dữ liệu định lượng liên quan đến các con số, dữ liệu định tính liên quan đến ý nghĩa.
Bản chất của nghiên cứu định tính liên quan đến quá trình khám phá đối tượng nghiên
cứu nghĩ gì và cảm xúc của họ như thế nào chứ không phải việc sử dụng các con số ghi
lại thái độ và hành vi của họ (Nevid & Sta. Maria, 1999). Vì vậy, phân tích dữ liệu định
tính là quá trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu (Auerbach & Silverstein, 2003).
Khác với quá trình thu thập và phân tích định lượng, quá trình thu thập và phân tích dữ
liệu định tính tách rời nhau. Đó là quá trình tương tác qua lại với nhau: nhà nghiên cứu
thảo luận với đối tượng nghiên cứu để thu thập và phân tích dữ liệu (tìm hiểu ý nghĩa
của dữ liệu), tiếp tục thảo luận và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Quy trình tiếp diễn đến khi
điểm bão hòa, không có gì đào sâu thêm nữa. Hình 9.1 mô tả quy trình thu thập và phân
tích dữ liệu định tính. Chúng ta thấy rằng, trong nghiên cứu định tính, tương tự như
trong quá trình chọn mẫu, điểm bão hòa đóng vai trò quan trọng trong thu thập dữ liệu.
Theo Dey (2003), phân tích dữ liệu định tính bao gồm ba quá trình cơ bản và có quan
hệ mật thiết với nhau, đó là: (1) mô tả hiện tượng; (2) phân loại hiện tượng; và (3) kết
nối các dữ liệu lại với nhau.
150

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Phân tích

Đối tượng DỮ LIỆU Nhà


nghiên cứu nghiên cứu

Thu thập

Hình 9.1 Thu thập và phân tích dữ liệu định tính


Nguồn: (Thọ, 2011)
9.1.1. Mô tả hiện tượng
Mô tả hiện tượng đang được nghiên cứu là công việc đầu tiên của phân tích định tính.
Mô tả dùng để diễn giải và thông đạt những gì đang xảy ra, đang diễn ra. Dữ liệu luôn
chứa đựng các khái niệm nghiên cứu. Vì vậy, quá trình mô tả dữ liệu giúp chúng ta
khám phá các khái niệm nhiên cứu (một thành phần quan trọng của lý thuyết) để làm
cơ sở trong quá trình xây dựng khái niệm và lý thuyết (Thọ, 2011).

Mô tả

Phân tích
định tính

Kết nối Phân loại

Hình 9.2 Quá trình tương tác trong phân tích định tính
Nguồn: (Dey, 2003)
Mô tả hiện tượng luôn được tiến hành khi bắt đầu dự án để phát triển khái niệm. Quá
trình này sẽ giúp cho nhà nghiên cứu có được cách nhìn tổng quát về dữ liệu. Thu thập
và phân tích dữ liệu định tính không tách rời nhau, vì vậy, khi dữ liệu mới đến, đặc biệt

151

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

là có sự khác biệt với dữ liệu hiện có, mô tả hiện tượng sẽ giúp chúng ta phát hiện có
sự xuất hiện các khái niệm mới hay không (Thọ, 2011).
Mô tả hiện tượng là việc làm ít tạo sự chú ý trong nghiên cứu vì nhiều người cho rằng
đây là mức thấp nhất của sản phẩm nghiên cứu. Tuy nhiên, mô tả hiện tượng nghiên
cứu một cách đầy đủ và hệ thống là việc làm cần thiết trong phân tích dữ liệu định tính.
Hay nói cách khác, mô tả hiện tượng đặt nền móng cho phân tích. Cách làm này được
gọi là mô tả sâu. Hơn nữa, công việc này hoàn toàn khác với việc phát biểu lại các hiện
tượng, thường được gọi là mô tả nông (Geertz, 1973).
Theo Thọ (2011), trong nghiên cứu định tính, điều kiện cần cho một nghiên cứu đạt
chất lượng cao là nhà nghiên cứu vừa là người trực tiếp thu thập và phân tích dữ liệu.
Lý do là ý nghĩa dữ liệu định tính phụ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thễ và không phải
luôn luôn được diễn tả bằng lời. Hàng loạt cử chỉ, nét mặt của đối tượng nghiên cứu,
âm điệu của lời nói, vv trong quá trình thảo luận, nhà nghiên cứu phải theo dõi để hiểu
và mô tả lại được những ý nghĩa về các phát biểu của đối tượng nghiên cứu. Vì lý do
này, trong nhiều trường hợp, nhà nghiên cứu phải dùng thêm công cụ trợ giúp như ghi
âm (trong thảo luận tay đôi), ghi hình (trong thảo luận nhóm) và nhà nghiên cứu cần
theo dõi lại trong quá trình phân tích dữ liệu. Dữ liệu thu thập được hàm chứa cá khái
niệm nghiên cứu. Quá trình mô tả hiện tượng chúng ta sẽ nhận được các khái niệm chứa
trong dữ liệu, minh họa ở hình 9.3.

Dữ liệu thu
C thập

Khái niệm A, B, B
C, D, E chứa D
trong dữ liệu

Hình 9.3 Dữ liệu và khái niệm nghiên cứu


Nguồn: (Thọ, 2011)

152

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Quá trình mô tả hiện tượng là quá trìn phân tích mở (Strauss & Corbin, 1998). Quá trình
này bao gồm việc phát triển các khái niệm, các thuộc tính cũng như cấp độ của chúng.
Theo Thọ (2011), để làm được vấn đề này, nhà nghiên cứu thường xem xét những vấn
đề sau trong quá trình phân tích dữ liệu:
- Dữ liệu nói lên cái gì?
- Những vấn đề gì xảy ra? Ai có liên quan?
- Họ xem (định nghĩa) những vấn đề đó như thế nào?
- Chúng có ý nghĩa gì đối với họ?
- Những người có liên quan làm gì?
- Những vấn đề xảy ra (định nghĩa) như nhau hay khác nhau đối với họ?
- Kết quả của chúng: giống nhau hay khác nhau? Vv.
9.1.2. Phân loại hiện tượng
Sau khi mô tả các hiện tượng, nhà nghiên cứu tiến hành phân loại hiện tượng. Sắp xếp
dữ liệu thành những nhóm khái niệm dựa vào tính chất và giới hạn của chúng. Sắp xếp,
phân loại các hiện tượng thành từng nhóm có cùng những đặc tính chung để tạo thành
các khái niệm và các thành phần của nó (khái niệm con) và so sánh chúng với nhau. Vì
vậy, nếu dữ liệu không được sắp xếp một cách có hệ thống, chúng ta sẽ không biết
chúng ta đang phân tích cái gì và rất khó khám phá ra các khái niệm chứa đựng trong
dữ liệu (Thọ, 2011). (xem hình 9.4)
Strauss and Corbin (1998) gọi quá trình phân loại hiện tượng là quá trình phân tích tập
trung (axial coding) bao gồm việc phát triển các khái niệm nghiên cứu và các khái niệm
con của chúng. Tiếp theo là công việc kết nối các khái niệm chính với các khái niệm
con lại với nhau.

Phân loại khái niệm


(tất cả các khái niệm có thể có)

Khái niệm A Khái niệm B Khái niệm C


(cấp độ/thuộc tính) (cấp độ/thuộc tính) (cấp độ/thuộc tính)

Khái niệm con Khái niệm con Khái niệm con


A1 A1 A1

153

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hình 9.4 Phân loại khái niệm


Nguồn: (Thọ, 2011)
9.1.3. Kết nối dữ liệu
Sau khi mô tả và phân loại dữ liệu, nhà phân tích cần liên kết các khái niệm nghiên cứu
lại với nhau. Chúng ta nhớ lại một lý thuyết là một tập các khái niệm liên hệ với nhau
để tạo thành một hệ thống nhằm giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học. Vì vậy,
quá trình kết nối dữ liệu chính là quá trình kết nối các khái niệm thành một hệ thống có
logic để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học (Thọ, 2011).
Strauss and Corbin (1998) gọi là quá trình phân tích chọn lọc (selective coding) bao
gồm công việc tổng hợp (integrating) và sàng lọc (refining) các khái niệm để tạo thành
lý thuyết. Trong quá trình phân tích này, nhà nghiên cứu cần chú ý đến mối quan hệ
giữa các hiện tượng (khái niệm với nhau (chúng quan hệ với như thế nào?) và biến thiên
của chúng (vd, những gì xảy ra nếu ... ? Chúng (hiện tượng, sự kiện) thay đổi như thế
nào?, vv.
Thọ (2011) lưu ý rằng, mô tả và sắp xếp dữ liệu luôn luôn có mục đích cụ thể. Trong
nghiên cứu định tính để xây dựng lý thuyết khoa học, mô tả và sắp xếp dữ liệu với mục
đích là phát hiện các khái niệm cho lý thuyết sẽ được xây dựng. Nhà nghiên cứu luôn
định hướng cho công việc phân tích dữ liệu định tính là khái niệm nào ẩn chứa trong
nhóm dữ liệu đã thu thập này? Đã đủ dữ liệu để đưa ra khái niệm và liên kết chúng lại
với nhau chưa hay cần phải tiến hành thu thập thêm nữa?
Vì vậy, trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, nhà nghiên cứu thường tự đặt ra
cho mình các câu hỏi dân hướng để chọn mẫu, vd. Khái niệm đã phát triển đầy đủ? Có
cần thêm dữ liệu không? Nếu có, thì Ai? Khi nào? Ở đâu?, vv. Và, quá trình mô tả, phân
loại và kết nối dữ liệu là một quá trình tương tác với quá trình thu thập dữ liệu. (Hình
9.5)

154

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

LÝ THUYẾT

Kết nối

Chọn mẫu lý thuyết


Phân loại Mô tả

Kết nối Phân loại

Mô tả

DỮ LIỆU

Hình 9.5 Phân loại dữ liệu định tính: mô hình tương tác
Nguồn: (Thọ, 2011)
9.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
9.2.1. Khái niệm phân tích dữ liệu
Phân tích định lượng là cách tiếp cận mang tính khoa học nhằm phục vụ cho việc ra
quyết định của nhà quản trị (Render & Stair, 2018). Tiếp cận “mang tính khoa học” hàm
ý hoạt động phân tích này không mang tính cảm tính, tự phát hay trực giác của nhà quản
lý mà cần tới các phương pháp khoa học. Khi đó, vấn đề cần được nhận diện rõ ràng,
các giả thuyết cần được đặt ra, dữ liệu liên quan cần được thu thập, và áp dụng phương
pháp phân tích phù hợp để kiểm định được giả thuyết đặt ra. Quá trình đó giúp cho nhà
quản trị đưa ra các quyết định giải quyết vấn đề mang tính khách quan dựa vào dữ liệu
để hạn chế các rủi ro trong quyết định mang tính cảm tính.
Theo Hà and Thành (2020), phân tích dữ liệu định lượng có thể hiểu là một hoạt động
mang tính khoa học dựa trên việc phân tích dữ liệu nhằm giúp cho nhà quản trị ra quyết
định để giải quyết vấn đề. B vấn đề cần lưu ý là: (1) quyết định mang tính khoa học, có
nghĩa là nhà phân tích cần thực hiện theo một quy trình khoa học; (2) phân tích định

155

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

lượng phải dựa trên hoạt động phân tích dữ liệu và các công thức toán học để khai thác
nội dung bên trong của dữ liệu; và (3) phân tích định lượng phải có mục tiêu rõ ràng.
9.2.2. Phân loại và vai trò của phân tích định lượng
Phân tích định lượng gắn liền với hoạt động ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề dựa
trên hoạt động phân tích dữ liệu. Có nhiều loại hình phân tích dữ liệu khác nhau và mỗi
loại hình giúp cho nhà quản trị giải quyết được một hoặc một số vấn đề nhất định. Theo
Render and Stair (2018), có ba loại phân tích định lượng là: (1) phân tích mô tả; (2)
phân tích dự đoán; và (3) phân tích đề xuất.
(a) Phân tích mô tả
Phân tích mô tả là sử dụng các đại lượng thống kê mô tả để khai thác dữ liệu lịch sử
nhằm mô tả thực trạng các chỉ số hoạt động của hoanh nghiệp (Render & Stair, 2018).
Các chỉ số cần được lượng hóa để tránh việc doanh nghiệp nhận định vấn đề dựa trên
cảm tính.
Phân tích mô tả thường sử dụng các đại lượng thống kê như: trung bình, độ lệch chuẩn,
giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất,vv. Các đại lượng này sẽ giúp cho nhà quản trị nhận
diện thực trạng vấn đề một cách rõ ràng nhưng không thể giúp cho nhà quản trị tìm ra
nguyên nhân của vấn đề (Hà & Thành, 2020).
(b) Phân tích dự đoán
Phân tích dự đoán hay còn gọi là phân tích tiên lượng, là việc sử dụng các dữ liệu quá
khứ và áp dụng các thuật toán phù hợp để dự đoán về kết quả có thể diễn ra trong tương
lai (Render & Stair, 2018). Nếu như phân tích mô tả tập trung vào khai thác dữ liệu lịch
sử để mô tả các vấn đề diễn ra ở quá khứ thì phân tích dự đoán cũng sử dụng dữ liệu
quá khứ nhưng lại dùng phán đoán vấn đề trong tương lai.
Doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề cần dự đoán, từ việc dự đoán nhu cầu, dự đoán tồn
kho, dự đoán dòng tiền, dự đoán tỷ lệ bỏ việc của nhân viên, khác hàng,vv. Mỗi vấn đề
dự đoán cần sử dụng dữ liệu phù hợp và các thuật toán dự đoán phù hợp. Phân tích dự
đoán tập trung vào tính chính xác của dự đoán.
(c) Phân tích đề xuất
Luôn có một khoảng cách nhất định giữa “sự kiện gì sẽ xảy ra” và “chúng ta có thể làm
gì” khi sự kiện đó sẽ diễn ra. Phân tích dự đoán có thể tiết lộ cho chúng ta biết về vấn
đề đầu nhưng không thể giúp cho chúng ta các giải pháp cho sự kiện sẽ diễn ra đó. Phân

156

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

tích đề xuất đặt trên nền tảng phân tích dự đoán để dự đoán về một tình huống có thể
xảy ra và đề xuất những giải pháp thích hợp hỗ trợ cho hoạt động ra quyết định (Render
& Stair, 2018). Phân tích đề xuất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
giải quyết vấn đề. Phân tích đề xuất cũng được coi là bước cuối cùng của hoạt động
phân tích.
9.3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG
9.3.1. Một số khái niệm thống kê
Phân phối chuẩn là mô hình phân phối của một bộ dữ liệu theo dạng dường cong hình
quả chuông. Đường phân phối chuẩn có các đặc tính sau: (1) Đường cong tập trung ở
phần trung tâm và giảm đều về hai bên. Điều này có nghĩa dữ liệu ít có xu hướng có các
giá trị bất thường; và (2) Hình chuông cân đối, có nghĩa là xác suất lệch khỏi giá trị
trung bình (mean) là bằng nhau kể cả về hai phía.

Hình 9.6 Đường phân phối chuẩn và các đặc tính


Các chỉ tiêu thống kê mô tả Phân tích thống kê mô tả chỉ ra các đặc điểm về xu hướng
trung tâm, tính biến thiên và dạng hình phân phối của dữ liệu. Đo lường xu hướng trung
tâm (Measures of Central Tendency).
Các chỉ tiêu đo lường xu hướng trung tâm bao gồm giá trị trung bình (mean), trung vị
(median) và mode: Giá trị trung bình (mean) là tổng tất cả giá trị của các dữ liệu chia
cho số lượng của dữ liệu; Trung vị (median) là giá trị của số liệu có vị trí nằm giữa bộ
số liệu sắp xếp theo trật tự. Đây chính là điểm giữa của phân phối. Khi số quan sát là
157

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

chẵn, trung vị là giá trị trung bình của hai quan sát ở vị trí trung tâm; Mode là giá trị của
quan sát có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong bộ dữ liệu; Khoảng cách (range) là giá
trị khác biệt giữa con số lớn nhất và nhỏ nhất trong bộ dữ liệu.
Đo lường tính biến thiên (Measures of Variability) gồm đo lường: Phương sai
(Variance; σ2) là trung bình tổng các sai số bình phương giữa các giá trị của các quan
sát và giá trị trung bình; Độ lệch chuẩn (Standard deviation; SD; σ) đo lường mức độ
phân tán của số liệu xung quanh giá trị trung bình; Sai số chuẩn của giá trị trung bình
(Standard error of the mean; s.e.) đo lường phạm vi mà giá trị trung bình của quần thể
(µ) có thể xuất hiện với một xác suất cho trước dựa trên giá trị trung bình của mẫu
(mean).
Đo lường dạng hình của phân phối (Measures of Shape) gồm: Độ méo (skewness) đo
lường độ lệch của phân phối về một trong hai phía. Phân phối méo trái (negative skew,
left-skewed) khi đuôi phía trái dài hơn, và phần lớn số liệu tập trung ở phía phải của
phân phối. Phân phối méo phải (positive sknew, right-skewed) khi đuôi phía phải dài
hơn, và phần lớn số liệu tập trung ở phía trái của phân phối. Khi lệch phải, giá trị
sknewness dương; khi lệch trái, giá trị skewness âm. Độ méo càng lớn thì giá trị
sknewness càng lớn hơn 0; Độ nhọn (kurtosis) đo lường mức độ nhọn hay bẹt của phân
phối so với phân phối bình thường (có độ nhọn bằng 0). Phân phối có dạng nhọn khi
giá trị kurtosis dương và có dạng bẹt khi giá trị kurtosis âm; Với phân phối bình thường,
giá trị của độ méo và độ nhọn bằng 0. Căn cứ trên tỷ số giữa giá trị skewness và kurtosis
và sai số chuẩn của nó, ta có thể đánh giá phân phối có bình thường hay không (khi tỷ
số này nhỏ hơn -2 và lớn hơn +2, phân phối là không bình thường).

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Giải quyết vấn đề Problems solving

Phân tích mô tả Descriptive analysics

158

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Phân tích dự đoán Predictive analysics

Phân tích đề xuất Prescriptive analysics

Ra quyết định Decision making

E. CÂU HỎI ÔN TẬP

159

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

CHƯƠNG 10. VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ


NGHIÊN CỨU

A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

1. Mô tả quy trình chung khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu
2. Phân loại cấu trúc của báo cáo, khóa luận tốt nghiệp, đề tài khoa học
3. Trình bày những nội dung của một báo cáo khoa học
4. Minh họa hạn chế của các đề tài nghiên cứu

B. NỘI DUNG
10.1. Quy trình viết báo cáo kết quả nghiên cứu

10.2. Nội dung của báo cáo nghiên cứu

10.3. Cách trình bày một bài báo khoa học

Viết báo cáo nghiên cứu là một công việc rất quan trọng. Một nghiên cứu dù nội dung
có ý nghĩa đến đâu nhưng nếu tác giả/ tập thể tác giả xem nhẹ việc trình bày sẽ làm
giảm đi giá trị công việc của họ rất nhiều. Có thể nói, việc viết báo cáo nghiên cứu và
trình bày báo cáo nghiên cứu là một nghệ thuật bởi kết quả của một công việc này sẽ
giúp người nghiên cứu có được các độc giả đón nhận công trình của họ hay không (Hoa
& Hiếu, 2012).
10.1. QUY TRÌNH VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Lên kế hoạch viết báo cáo nghiên cứu
Viết báo cáo nghiên cứu là công việc thử thách lớn nhất đối với người làm nghiên
cứu, đặc biệt khi người nghiên cứu là sinh viên (Hoa & Hiếu, 2012). Viết báo cáo tưởng
chừng đơn giản nhưng lại rất phức tạp. Theo các chuyên gia, công việc cần thiết cho
người viết báo cáo là phải đưa ra được những điểm chính cho báo cáo của mình. Các
điểm chính này có thể được sắp xếp theo một trật tự nhất định hoặc sắp xếp một cách
ngẫu nhiên. Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu về việc sử dụng kế hoạch trong bài

160

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

viết báo cáo đều cho rằng việc xây dựng các sơ đồ là rất hữu ích. Khi một tác giả xây
dựng được sơ đồ các ý của bài viết theo một cơ cấu hợp lý thì họ có thể xử lý, xây dụng
các điểm chính, thêm xương thêm thịt vào cho thành văn bản một cách dễ dàng hơn.
Nói chung, khi viết, các tác giá nên hoàn thành từng chương một. Với mỗi chương, tác
giả nên dành một khoảng thời gian vào việc xem xét sẽ viết những nội dung nào trong
chương đó. Mỗi một nội dung lại bao gồm những vấn đề gì, được kết cầu bởi những
đoạn văn nào. Sau đó tác giá tiến hành viết theo kiểu thêm từ ngữ cho các đoan văn thật
trau chuốt.

2. Thiết kế báo cáo


Để hoàn thành bản bảo cáo, tác giả phải dành một khoảng thời gian nhất định vào việc
thiết kế toàn bộ bản báo cáo. Đầu tiên, tác giả phải nghiên cứu đối tượng đọc và áp dụng
những ý kiến được đề cập đến trong bản báo cáo của mình để có thể đáp ứng tốt nhất
yêu cầu của nhóm ngưới này. Cần tập trung vào các vấn đề sau: (1) Xem lại mục đích
của việc nghiên cứu một lần nữa. Mục đích của bản báo cáo là gì: để thuyết phục, để
thông báo, để đánh giá hay để tổng kết; và (2) Trả lời các câu hỏi để xác định đối tượng
sử dụng báo cáo: (i) ai sẽ là độc giả của bản báo cáo, cần phải chủ ý đến diều gì với đối
tượng này?; (ii) độc giả đó có những kiến thức gì về những vấn đề nghiên cứu?; và (iii)
sử dụng phong cách viết như thế nào cho hợp lý với độc giả…

Bạn định dạng văn bản ngay từ những trang đầu tiên. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian
đáng kể khi muốn sửa đổi điều gì đó trong văn bản. Để làm được điều này, người viết
báo cáo cần tìm hiểu kỹ xem các yêu cầu của văn bản là gì bao gồm yêu cầu về định
dạng chữ, về cơ cấu của báo cáo và về độ dài của báo cáo. Thông thường, phần phụ lục
không được tính vào phần chính của bài viết. Nếu như bạn cảm thấy khó có thể viết
ngăn gọn như yêu cầu được thì hãy xem lại, cất đi những phần mà theo bạn là ít quan
trọng hơn cả và cho vào phần phụ lực. Tuy nhiên, có nhiều người lại lạm dụng đặc điểm
tiện lợi này của phần phụ lục, họ cho vào phần phụ lục rất nhiều thông tin. Điều này có
thể gây khó chịu cho người đọc bởi ngay cả thông tin ở phần phụ lục cũng cần chắt lọc
chứ không thể coi đây là chiếc sọt rác mà có thể ném bất kỳ loại thông tin nào vào cũng
được.

3. Cơ cấu bài viết

161

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Trước khi chúng ta thực hiện viết các chương đơn lẻ, chúng ta cần điểm qua một số yếu
cầu cơ bản đối với bản báo cáo. Cơ cấu của bản báo cáo, phải logic và rõ rằng. Nguyên
tắc này phải được áp dụng cho mỗi chương mỗi phần, mỗi đoạn văn bản và mỗi câu
văn. Mặc dù nội dung các văn bản báo cáo là khác nhau do vấn đề nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu khác nhau nhưng chúng có những điểm chung về cách trình bày.

Ví dụ như báo cáo khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên đại học thường có phạm vi
nhỏ, ít mang tính điều tra thực tiễn cho nên phần lý thuyết chiếm một dung lượng lớn,
phần phương pháp nghiên cứu ngắn.

4. Lựa chọn phong cách viết


Chữ viết là phương tiện chủ yếu cho bạn chuyển tải thông tin trong báo cáo. Bạn phải
cố gắng sao cho các câu văn có nghĩa rõ rằng ngay cả khi nội dung bài viết mang tính
kỹ thuật hay khái niệm trừu tượng. Nhiều sinh viên sử dụng cách viết rất phức tạp và tự
cho rằng thư thế mới là bài bản. Hiểu như vậy là sai lầm. Khi viết, bạn nên sử dụng các
câu ngắn và câu vừa, diễn tả ý của bạn càng rõ càng tốt. Bạn hãy cố gắng tạo ấn tượng
tốt cho người đọc, giúp họ hiểu được toàn bộ thông tin mà bạn muốn chuyển tải đến họ.

Ban nên tập trung nỗ lực và việc trình bày bản báo cáo một cách hấp dẫn nhất, giúp cho
người đọc có cảm giác háo hức và bị thu hút ngay từ những trang đầu của bản báo cáo.
Nên sử dụng các kỹ thuật như chia nhỏ các đoạn thành các điểm mấu chốt, mô tả có
minh họa bằng hình ảnh, sử dụng các tiêu đề, phụ đề rõ ràng, sử dụng các phông chữ
khác nhau… Để giúp bạn có thể hiểu sâu hơn về tâm lý của người dọc, các nhà nghiên
cứu di xem xét và đưa ra 3 yếu tố cơ bản có liên quan đến nhau và liên quan đến người
đọc mà bạn cần phải biết là: (1) Sự quan tám: khả năng năm giữ sự chủ ý cũa người
đọc; (2) Sự dễ đọc: ảnh hưởng của các yếu tố lên người đọc như cách sắp xếp chữ, cách
trình bày; và (3) Sự dễ hiểu cách sử dụng các từ ngữ trong câu.

5. Lên thời gian biểu viết báo cáo


Việc đưa ra một thời gian biểu để viết báo cáo là một công việc cần thiết. Thời gian
biểu sẽ chỉ rõ những mốc thời gian quan trọng kết thúc các phần công việc. Khi thực
hiện một công việc nghiên cửu, tuỷ từng thời hạn nghiên cứu dài hay ngắn mà xây dựng

162

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thời gian biểu cho mình. Thật khó có thể nói rõ là việc viết báo cáo cần bao nhiêu thời
gian bởi có quá nhiều y tố tác động đến vấn đề này.

Để thực hiện được thời gian biểu này thì người viết cần phải chuẩn bị rất nhiều công
việc trước đó. Ví dụ như hầu hết các biểu đồ, hình vẽ đồ thị đã được phác hoạ sẵn sàng
được copy và dán vào bản báo cáo. Kết quả nghiên cứu cũng đã được phân tích. Khi
xây dựng thời gian biểu viết báo cáo, bao giờ cũng phải tính đến các yếu tố ngẫu nhiên
có thể trì hoãn công việc của bạn như bạn ốm, máy tính hỏng, hay các sự kiện bất khả
kháng khác.

10.2. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU


10.2.1. Phần mở đầu (Giới thiệu)

Phần mở đầu cần nêu được ít nhất các mục: lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu và
những đóng góp của đề tài.

(1) Lý do chọn đề tài

Các tác giả cần nêu rõ những yêu cầu từ lý luận và /hoặc thực tiễn về tri thức mới làm
cơ sở cho việc lựa chọn đề tài. Phần này cần luận giải một cách thuyết phục vì sao các
nhà lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm tới vấn đề của nghiên cứu (ví dụ: tầm ảnh
hưởng của vấn đề tới hoạt động thực tiễn của nền kinh tế tính chất trường tồn của vấn
đề, v.v...) và vì sao những nghiên cứu trước đây chưa giải đáp thỏa đáng những câu hỏi
đặt ra về vấn đề này. Có thể bắt đầu bằng những bình luận tổng quan về lĩnh vực nghiên
cứu, sau đó thu hẹp tới chủ đề nghiên cứu và luận giải tầm quan trọng (hay tính cấp
thiết) của đề tài. Không nên viết quá chi tiết vì sẽ trùng lặp với các phần sau. Với logic
trình bày như trên, các tác giả đã luận giải một cách thuyết phục sự cần thiết cũng như
những đóng góp tiềm tàng của nghiên cứu. Cách luận giải như trên góp phần tạo nền
móng cho việc thảo luận về đóng góp của nghiên cứu trong phần cuối của báo cáo.

(2) Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng những tri thức mới sẽ được phát
hiện. Những tri thức mới này có thể là cơ sở cho việc phát triển lý luận hoặc đề xuất
giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tri thức mới có thể được trình bày dưới dạng
những nhân tố mới, mối quan hệ giữa các nhân tố, hay quá trình phát triển của đối tượng

163

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nghiên cứu, v.v... Mục tiêu nghiên cứu có thể được bổ trợ bằng các câu hỏi nghiên cứu
cụ thể.

(3) Những đóng góp mới của đề tài

Các tác giả giới thiệu những đóng góp mới của đề tài dưới dạng những tri thức mới
được phát hiện, hoặc câu trả lời cho những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Trong
phần giới thiệu, các tác giả chỉ cần nêu điểm ới tiềm tàng mà công trình hướng tới.
Không trình bày đóng góp mới của đề tài dưới dạng các hoạt động nghiên cứu (ví dụ:
tổng hợp được các vấn đề lý luận, đánh giá được thực trạng, hoặc đề xuất được các giải
pháp, v.v...). Xem thêm Chương 11 về điểm mới hay đóng góp của công trình ghiên
cứu.

10.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Tổng quan tình hình nghiên cứu là phần tổng hợp, phân tích, so sánh, ánh giá các công
trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án (như bài báo khoa học, sách, kỷ yếu
của các hội thảo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học v.v... được công bố trong và
ngoài nước). Nội dung phần tổng quan tình hình nghiên cứu cần đề cập tới những vấn
đề chính sau đây: (1) Những hướng nghiên cứu chính của vấn đề đã được thực hiện; (2)
Những cơ sở lý luận chính đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề; (3) Những kết quả
nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu; (4) Những phương pháp nghiên cứu
đã được áp dụng; (5) Hạn chế của những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu.

Không nên trình bày Tổng quan dưới dạng liệt kê theo từng tác giả hoặc công trình.
Việc liệt kê như vậy sẽ không bao giờ kết thúc và cũng không cho phép các các tác giả
rút ra những nhận định sắc sảo về thành quả nghiên cứu cũng như những khoảng trống
còn lại của vấn đề. Rất tiếc, hiện rất nhiều công trình khoa học, đặc biệt là luận án tiến
sĩ chỉ dừng ở việc liệt kê các nghiên cứu trước.

10.3.3. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học

Cơ sở lý luận là một hoặc một vài trường phái lý thuyết chủ đạo được lựa chọn để xây
dựng khung nghiên cứu (mô hình nghiên cứu) của đề tài. Trong phần này, các tác giả
cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây: (1) Lựa chọn một hoặc một số lý thuyết

164

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

chủ đạo làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình và luận giải lý do cho sự lựa
chọn đó; (2) Trình bày những luận điểm chính của (các) lý thuyết chủ đạo được lựa
chọn; (3) Tóm tắt kết quả những nghiên cứu điển hình trước có ứng dụng lý thuyết chủ
đạo vào nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài; (4) Trình bày định hướng nghiên cứu
cho đề tài trên cơ sở những luận điểm lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước. Phần này
được thể hiện dưới dạng định hướng/khung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và giả
thuyết nghiên cứu.

Trong trường hợp vấn đề nghiên cứu quả mới, chưa có cơ sở để các định lý thuyết phù
hợp, thì mục tiêu của nghiên cứu có thể là xây dựng mô hình lý thuyết mới. Trong
trường hợp này, phần Cơ sở lý luận có thể chi tổng hợp những lý thuyết có liên quan
mà chưa đi đến xác định biến số cụ thể hoặc/và xây dựng mô hình cho các biến số đó.

10.3.4 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu nói tới thiết kế, cách thức, quy trình cụ thể khi thực hiện nghiên
cứu chứ không đơn thuần là phương pháp luận tư duy như “duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử”. Vì vậy, phần phương pháp nghiên cứu cần trình bày cụ thể cách thức, quy trình
tiến hành nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu hoặc kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và chi tiết để người đọc
có thể xác định được tính phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu, phương pháp, kỹ thuật phân
tích và các kết quả nghiên cứu. Thông thường, các tác giả cần trình bày rõ những mục
sau:

- Cách tiếp cận và thiết kế tổng thể nghiên cứu. Ví dụ định tính, định lượng,
hay kết hợp;
- Thước đo biến số: Đối với các nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định
mô hình lú thuyết, các tác giả phải trình bày rõ thước đo các biến số và
độ tin của các thước đo;
- Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với các dữ liệu thứ cấp, cần
chỉ rõ nguồn và bình luận về độ tin cậy của dữ liệu. Đối với các dữ liệu
sơ cấp, cần trình bày rõ đối tượng cung cấp thông tin (ví dụ: người được
phỏng vấn, trả lời phiếu điều tra, v.v...), phương pháp chọn mẫu và quy

165

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

trình thu thập thông tin. Các mẫu phiếu điều tra hoặc câu hỏi phỏng vấn
(nếu có) được trình bày ở phụ lục.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phần này trình bày rõ phương pháp phân
tích dữ liệu và phần mềm trợ giúp (nếu có).

Đối với báo cáo nghiên cứu học thuật, phần trình bày về phương pháp cần đủ chi tiết để
nếu các nhà nghiên cứu khác muốn lặp lại nghiên cứu này, họ có thể làm được.

10.3.5. Kết quả nghiên cứu


Phần báo cáo kết quả nghiên cứu cần thể hiện rõ những tri thức mới được phát hiện trên
cơ sở kết quả phân tích dữ liệu. Các tác giả cần bám sát mục tiêu nghiên cứu hoặc các
câu hỏi nghiên cứu khi trình bày kết quả nghiên cứu. Khi trình bày kết quả, các hình vẽ,
đồ thị, bảng biểu nên được sử dụng khi phù hợp.

Đối với các báo cáo có sử dụng công cụ toán thống kê hoặc mô hình kinh tế lượng, kết
quả nghiên cứu cần được trình bày với các chỉ số thống kê theo quy định chuẩn của
Toán thống kê hoặc Kinh tế lượng Thông thường, các báo cáo nghiên cứu định lượng
trình bày Kết quả Thống kê mô tả (các chỉ số mô tả về mẫu và các nhân tố), Thống kê
khám phá ( Phân tích nhân tố và độ tin cậy của thước do) và Kiểm định giả thuyết.

Báo cáo nghiên cứu định tính thường rất khác nhau tùy thuộc vào chủ để và kết quả.
Phần kết quả có thể bắt đầu bằng việc mô phỏng phát hiện chính (nhân tố mới, mô hình
liên kết giữa các nhân tố), sau đó trình bày bằng chứng về việc phát hiện nhân tố mới
hoặc sự liên kết giữa các nhân tố đó. Tương tự, nếu nghiên cứu phát hiện quá trình phát
triển của một sự vật Hiện tượng (chẳng hạ: Quá trình phát triển của lòng tin vào đối tác
kinh doanh), phần trình bày cũng có thể bắt đầu bằng việc mô phỏng quá trình đó, sau
đó cung cấp bằng chứng cho từng giai đoạn. Các nghiên cứu định tính có thể sử dụng
lời trích điển hình từ các cuộc phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm để minh họa thêm ý
tưởng chính của báo cáo.

10.3.6. Bình luận và kiến nghị


Trong phần bàn luận, các tác giả trình bày những hạn chế của luận án và những khuyến
cáo có thể có trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cần được
so sánh, đối chiếu với những kết quả của các nghiên cứu trước. Để làm nổi bật điểm

166

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

mới của nghiên cứu, nhiều tác giả luận giải sự tương đồng và khác biệt giữa kết quả
nghiên cứu với các nghiên cứu trước và bàn luận về lý do có sự khác biệt đó.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của kết quả nghiên cứu cần được bàn luận kỹ ở mục này.
Ý nghĩa về mặt lý luận nói tới tri thức mới của công trình cũng như những hướng nghiên
cứu tiếp theo, Ý nghĩa thực tiễn nói tới việc kết quả nghiên cứu làm thay đổi như thế
nào tới các quyết định của nhà hoạt động thực tiễn.

10.3. CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC


Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đóng một vai trò rất quan trọng
thể hiện trên nhiều khía cạnh: (1) sản phẩm tri thức đóng góp vào kho tàng tri thức của
nhân loại; (2) một thước đo thể hiện giá trị khoa học của nhà nghiên cứu khoa học, vì
thông qua các bài báo khoa học được công bố, khả năng chuyên môn và năng suất khoa
học của nhà nghiên cứu được thể hiện; và (3) tạo ra giá trị hoàn chỉnh đối với các công
trình khoa học. Đối với hoạt động khoa học, cho dù công trình đã được nghiệm thu,
nhưng nếu chưa được công bố trên các tạp chí khoa học thì công trình đó coi như chưa
hoàn tất, vì chưa qua “thử lửa” với môi trường rộng lớn hơn và chưa phổ biến những
kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học (Hổ, 2019). Bài báo khoa
học được viết để công bố trên các tạp chí chuyên môn hoặc trong hội nghị khoa học
nhằm nhiều mục đích, như công bố một ý tưởng khoa học; công bố từng kết quả riêng
biệt của một công trình dài hạn; công bố kết quả nghiên cứu toàn bộ công trình; đề
xướng một cuộc tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học; tham gia tranh luận trên
các tạp chí hoặc hội nghị khoa học (Đàm, 2009b). Tùy thuộc thể loại mà mỗi bài báo
cần phải có cấu trúc logic và một bố cục nội dung thích hợp.
Phần lớn các tạp chí khoa học đều áp dụng một dạng thức chuẩn (standard format) cho
các bài báo khoa học. Một bài báo thuộc chuyên ngành kinh tế - quản lý gồm những
mục sau: (1) Tựa bài; (2) Tóm lược và từ khóa; (3) Giới thiệu; (4) Cơ sở lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu; (5) Kết quả nghiên cứu và thảo luận; (6) Kết luận hoặc gợi ý
chính sách/ hàm ý quản trị; và (7) Tài liệu tham khảo. Mỗi mục có chủ đích và đòi hỏi
người viết phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Tùy theo tạp chí khoa học được xếp
hạng khác nhau, nên có yêu cầu khác nhau (Hổ, 2019). (Xem phụ lục 1: Danh sách các
tạp chí tính điểm theo Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước năm 2020)

167

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

10.3.1. Tựa bài


Theo Hổ (2019), tựa bài báo thường nói lên được nội dung chính của bài viết. Một tựa
bài không chỉ dừng lại ở mục đích lôi cuốn hấp dẫn độc giả mà còn để nêu bật vấn đề
muốn giải quyết. Nếu tựa bài không nói lên được nội dung bài báo, độc giả sẽ không
chú ý đến công trình nghiên cứu, và sẽ mất người đọc. Khi xác định tựa bài viết, nhà
nghiên cứu nên quan tâm đến những điều cần tránh: (1) không nên đặt tựa đề mơ hồ;
(2) không sử dụng từ viết tắt; (3) không đặt tựa đề quá dài; (4) không nên đặt tựa bài
như một bài phát biểu; và (5) tựa đề bài báo nên có yếu tố mới.
Sau tựa bài là tên tác giả, có tạp chí ghi chú chức danh, học hàm, học vị, có tạp chí
không nhưng tất cả đều cho biết nơi làm việc của tác giả. Các tạp chí uy tín trong nước
và quốc tế hiện nay đều quy định phải có cả thông tin email, số điện thoại và số tài
khoản và tên ngân hàng giao dịch của tác giả (Hổ, 2019).
Vài ví dụ minh họa tựa bài báo tham khảo:
“Nghiên cứu khám phá tác động của các nhân tố lập luận đạo đức đến thái độ và ý
định hành vi mua của người tiêu dùng hàng nhái tại Việt Nam”
Cảnh Chí Hoàng và Nguyễn Hữu Khôi
Nguồn: Tạp chí Khoa học Thương Mại, ISSN 1859-3666, số 151, tháng 3/2021
“Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời kỳ mới”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Con số & Sự kiện, ISSN 2734-9136, số Kỳ I – 5/2021
“Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
10.3.2. Tóm tắt và Từ khóa
Mục đích của phần tóm tóm tắt là giúp độc giả nhận biết bài viết có phù hợp với đề tài
mà họ đang quan tâm hay không. Phần này được thể hiện thành một hoặc hai đoạn văn
ngắn gọn tóm tắt công trình nghiên cứu của bài báo từ 100 đến 200 từ. Nội dung nên
thể hiện đầy đủ các mặt: (1) tầm quan trọng và mục đích của nghiên cứu; (2) phương
pháp nghiên cứu sử dụng trong bài báo; và (3) những kết quả chính của nghiên cứu (Hổ,
2019).

168

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Ví dụ minh họa phần “Tóm tắt”


Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Tóm tắt:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là cần thiết và quan trọng để phát triển tri thức của
con người, và điều đó còn quan trọng hơn khi được thực hiện trong bối cảnh các cơ
sở giáo dục đại học, nơi có trách nhiệm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho xã
hội. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo đại học vẫn chưa
tương xứng với kỳ vọng về cả số lượng và chất lượng mặc dù các sơ sở đào tạo đã có
các chính sách khen thưởng bằng vật chất. Nghiên cứu này chọn bối cảnh tại Thành
phố Hồ Chí Minh, và mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố động lực
nội tại ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học
[1- Tầm quan trọng và mục tiêu của nghiên cứu]. Thông qua nghiên cứu định tính
và định lượng [2- Phương pháp nghiên cứu], kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được năm
yếu tố thuộc về động lực nội tại ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa đến ý định nghiên cứu
khoa học gồm: sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học, cảm nhận thành tích, cải
thiện năng lực nghiên cứu khoa học, sự đóng góp, và quyền tự chủ; trong khi đó yếu
tố trách nhiệm không có tác động ý nghĩa đến ý định nghiên cứu khoa học. Dựa trên
kết quả, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị cho nhà quản lý tại các cơ sở
giáo dục bậc cao nhằm nâng cao hiệu suất nghiên cứu khoa học. [3- Kết quả nghiên
cứu]
Từ khóa trong bài báo khoa học là những từ mà bài báo đó cho là quan trọng đối với
nội dung nghiên cứu của mình và đặc trưng cho chủ đề của bài báo đó. Bài báo sẽ được
lưu trữ torng cơ sở dữ liệu của các tạp chí, cơ quan nghiên cứu, các trang Web, do đó
mục đích chính của mục này là giúp cho người đọc và những nhà nghiên cứu dễ dàng
dùng các từ khóa này để truy cập vào các cơ sở dữ liệu để tìm kiếm. Khi chọn từ khóa,
nên lưu ý những điểm sau: (1) sử dụng những cụm từ gồm hai đến bốn từ; (2) tránh
những từ khóa quá nhiều người sử dụng; (3) thể hiện sự riêng biệt những đừng quá xa
lạ; và (4) nên lựa chọn những từ khóa được coi là quan trọng đối với tác giả (Hổ, 2019).

169

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Ví dụ minh họa về ‘Từ khóa”


Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, giảng viên, động lực nội tại, ý định nghiên cứu khoa
học
Bài báo: “Phát triển nông nghiệp có thực sự cải thiện ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam”
Cảnh Chí Hoàng và Nguyễn Huỳnh Mai Trâm
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, ISSN 0866-7489, số 4 (515) tháng 4/2021
Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp, khí thải C02, tiêu thụ năng
lượng

10.3.3. Giới thiệu


Việc quan trọng trong phần giới thiệu là phải thuyết phục người đọc quan tâm đến bài
báo và kết quả của nghiên cứu. Hơn nữa, phần giới thiệu này còn giúp cho hội đồng
biên tập hay lãnh đạo tạp chí thẩm định tầm quan trọng của nó. Phần giới thiệu hợp lý
khi thể hiện được: (1) tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu; (2) xác định vấn đề nghiên
cứu, đặc biệt làm rõ cái mới của nghiên cứu; và (3) nội dung chính mà bài báo sẽ tập
trung giải quyết (Hổ, 2019).
Ví dụ minh họa phần “Giới thiệu”
Tên bài: “Nghiên cứu khám phá tác động của các nhân tố lập luận đạo đức đến thái
độ và ý định hành vi mua của người tiêu dùng hàng nhái tại Việt Nam”
Cảnh Chí Hoàng và Nguyễn Hữu Khôi
Nguồn: Tạp chí Khoa học Thương Mại, ISSN 1859-3666, số 151, tháng 3/2021
Giới thiệu
Việc tiêu dùng hàng nhái không chỉ diễn ra phổ biến tại Việt Nam (Ha & Tam,
2015; Long & Vinh, 2017) mà còn xảy ra trên phạm vi toàn thế giới (Chew, 2020;
Eisend, 2016; Jiang, Miao, Jalees, & Zaman, 2019; Orth, Hoffmann, & Nickel,
2019). Vì vậy, các nhà nghiên cứu dành nhiều nỗ lực để giải thích hành vi mua hàng

170

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nhái của người tiêu dùng từ nhiều khía cạnh khác nhau tác động xã hội và kiểm soát
hành vi cảm nhận (Cronan & Al-Rafee, 2008; H. Kim & Karpova, 2009), danh tiếng
thương hiệu và đặc điểm sản phẩm (Park-Poaps & Kang, 2017), hay kiến thức và
hành vi mua hàng nhái trong quá khứ (Cronan & Al-Rafee, 2008; Marcketti &
Shelley, 2009). Gần đây, các nghiên cứu về tiêu dùng hàng nhái nhấn mạnh vào
khía cạnh đạo đức (Eisend, 2016; Jiang et al., 2019; Martinez & Jaeger, 2016; Orth
et al., 2019) và xem nhân tố lập luận đạo đức là yếu tố liên quan đến việc tiêu dùng
hàng nhái (Bhattacharjee, Berman, & Reed, 2013; Chen, Teng, & Liao, 2016; Orth
et al., 2019).
Theo lý thuyết hành vi dự định, thái độ là một trong những nhân tố tác động đến ý
định hành vi (Ajzen, 1991; Eisend, 2016). Trong bối cảnh tiêu dùng hàng nhái, thái
độ được chứng minh có tác động đến ý định tiêu dùng hàng nhái (C. Kim, Ko, &
Koh, 2016; H. Kim & Karpova, 2009; Marcketti & Shelley, 2009). Hơn nữa, thái độ
của người tiêu dùng đối với việc tiêu dùng hàng nhái chịu tác động của niềm tin về
hành vi và kết quả của hành vi thực hiện (Ajzen, 1991). Niềm tin đối với việc tiêu
dùng hành vi hàng nhái có thể được hình thành từ nhân tố lập luận đạo đức của người
tiêu dùng nhằm ủng hộ việc tiêu dùng hàng nhái (Bhattacharjee et al., 2013) bao gồm
việc hợp lý hóa đạo đức (moral rationalization) và tách rời đạo đức (moral decoupling;
Chen et al., 2016). Nói cách khác, hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức có thể tác
động tích cực đến thái độ, từ đó thúc đẩy ý định tiêu dùng hàng nhái. [1- Tầm quan
trọng của chủ đề nghiên cứu]
Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào tác động của hợp lý hóa đạo đức đến
ý định hành vi (Aquino, Reed II, Thau, & Freeman, 2007; Shu, Gino, & Bazerman,
2011) mà dành ít sự quan tâm vào sự tách rời đạo đức (Bhattacharjee et al., 2013;
Chen et al., 2016; Orth et al., 2019). Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là
mở rộng mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi trong bối cảnh tiêu dùng hàng
nhái (Cronan & Al-Rafee, 2008; H. Kim & Karpova, 2009) bằng việc xem xét tác
động của cả hai biến số nhân tố lập luận đạo đức (hợp lý hóa đạo đức và tách rời đạo
đức) đến thái độ và ý định hành vi. [2- Xác định vấn đề nghiên cứu]
Để thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu này xem xét tác động trực tiếp của việc hợp
lý hóa đạo đức và tách rời đạo đức đến ý định mua hàng nhái cũng như xem xét tác

171

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

động gián tiếp giữa các biến số này thông qua thái độ đối với việc mua hàng nhái.
Nghiên cứu kì vọng sẽ mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò của lập luận đạo
đức đến mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi tiêu dùng hàng nhái trong bối
cảnh Việt Nam. [3- Nội dung chính mà bài báo đề cập tới]

10.3.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu


Theo (Hổ, 2019), đây là nội dung chủ yếu quyết định hàm lượng khoa học của bài báo.
Nội dung bao gồm hai phần: (1) cơ sở lý thuyết và khung phân tích; và (2) phương pháp
nghiên cứu lựa chọn.
(1) Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Phần này kế thừa những lý thuyết khoa học kinh tế, những nghiên cứu đi trước trong và
ngoài nước làm nền tảng giúp các nhà nghiên cứu định hướng được vấn đề mình cần
giải quyết, sử dụng các công cụ định tính, định lượng thích hợp để khám phá những kết
quả cụ thể. Nếu không có phần này, nghiên cứu sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, tìm kiếm cái
mà từ lâu khoa học kinh tế đã có hoặc mò mẫm, loanh quanh, lạc lối trong nghiên cứu.
Nội dung phần này nên: (1) trình bày rõ nguồn gốc lý thuyết liên quan, nhất là tên tác
giả, năm công bố, và luận điểm lý thuyết; và (2) trên cơ sở kế thừa các lý thuyết và kết
quả của các công trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra khung lý thuyết phục vụ
cho nghiên cứu của mình. Khung nghiên cứu nên được thể hiện thành một sơ đồ hoặc
kết luận tổng hợp các lý thuyết, kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan và làm nổi
bật sự lựa chọn của người viết (Hổ, 2019).
Ví dụ minh họa cho “Cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu”
Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Động lực nội tại của giảng viên đại học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học
Động lực (motivation) có nguồn gốc từ động cơ (motive), là một dạng hoạt động của
mong muốn, khao khát hoặc nhu cầu cần được thỏa mãn. Động lực như một trạng
thái bên trong của tâm trí khiến một người hành xử theo cách có thể để hoàn thành

172

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

các mục tiêu (Peters, 2015). Do đó, nhà quản lý cần có sự hiểu biết về các động lực
cơ bản, sự thôi thúc, nhu cầu và mong muốn của con người (Adler & Gundersen,
2008). Một số phương pháp được sử dụng cho mục đích này có thể là cung cấp các
khuyến khích tài chính, một môi trường làm việc thân thiện, công việc đầy thử thách
và trách nhiệm, thành tích cá nhân, sự công nhận cho thành tích đó và cơ hội để phát
triển và thăng tiến (Wood, 1989). Halepota (2005) quan niệm động lực là sự tham gia
tích cực của một người và cam kết đạt được kết quả theo quy định. Các nghiên cứu
nhấn mạnh vào động cơ, là cơ sở dẫn đến thành công, bởi vì người tham gia vào đó
rất vui và tự nguyện phấn khích, nhưng không phải để nhận được sự đền bù
(compensation).
Động lực bên trong là những phản ứng cá nhân, chẳng hạn như sự hài lòng hoặc tự
hào về một thành tích. Theo Mallaiah & Yadapadithaya (2009), những lời khen ngợi,
sự công nhận của công chúng và các cơ hội nghề nghiệp là những động lực thúc đẩy
và có thể có hiệu quả như phần thưởng bên ngoài như thưởng tiền tệ và quà tặng.
Động lực bên trong là kết quả của việc một cá nhân cần phải có năng lực và tự quyết
định bất kể những phần thưởng bên ngoài có thể có. Luthans & Stajkovic (1999) đã
chỉ ra rằng sự công nhận và chú ý có thể có tác động mạnh mẽ đến hiệu suất của người
lao động. Herzberg & cộng sự (1959) nhấn mạnh rằng các giá trị và sứ mệnh của một
tổ chức là nguồn động lực quan trọng. Cùng một luồng lập luận. Yếu tố động lực nội
tại của cá nhân thúc đẩy nghiên cứu học thuật chẳng hạn như sự hài lòng của cá nhân
khi giải các câu đố nghiên cứu, đóng góp đối với kỷ luật, đạt được sự công nhận của
đồng nghiệp (Chen & cộng sự, 2006).
Finkelstein (1984) kết luận rằng động lực nội tại chứ không phải bên ngoài đóng vai
trò quan trọng nhất để thúc đẩy ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên. Một số
nhà nghiên cứu khẳng định rằng các học giả xuất bản các nghiên cứu khoa học không
phải vì những phần thưởng bên ngoài mà vì họ thích thú với quá trình tìm hiểu.
McKeachie (1982) nhận thấy rằng giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học vì sự
thích thú mà họ nhận được từ việc theo đuổi học thức, sự kích thích từ đồng nghiệp
và sinh viên, và sự hài lòng khi được người khác đánh giá cao và tôn trọng. Các nhà
học thuật thực sự thấy công việc của họ thỏa mãn về bản chất; họ coi trọng sự phức
tạp của công việc, quyền tự chủ của họ, mối quan hệ và trách nhiệm đối với người

173

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

khác. Blackmore & Kandiko (2011) đã kết luận rằng động lực bên trong có ý nghĩa
rất lớn, nó liên quan đến cơ hội học hỏi và nâng cao kỹ năng, kiến thức. Một khía
cạnh quan trọng khác là sở thích tự chủ, độc lập và thích đạt được điều gì đó bằng nỗ
lực của chính mình. Quá trình phát triển của một cá nhân đòi hỏi các hành vi khám
phá để thúc đẩy sự phát triển của các năng lực. Trong trường hợp này, giảng viên đại
học có những nhiệm vụ chức năng rõ ràng đó là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục
vụ cộng đồng. Nghiên cứu của Zhang (2014) đã chỉ ra sáu yếu tố động lực nội tại bao
gồm: sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học, cảm nhận thành tích, cải thiện năng
lực, đóng góp, trách nhiệm và quyền tự chủ.
Mối quan hệ giữa động lực nội tại và ý định thực hiện nghiên cứu khoa học
Có nhiều lý thuyết và quan điểm về động lực trong giáo dục (de Brabander & Martens,
2014; Smit & cộng sự, 2014). Cách tiếp cận lý thuyết quan trọng nhất đối với chủ đề
này là lý thuyết sự tự quyết Ryan & Deci, 2000), dựa trên tiền đề rằng con người về
bản chất là có động cơ học hỏi. Động lực nội tại này được dự đoán bằng cách mọi
người nhận thức về sự liên quan, quyền tự chủ và năng lực, vốn được coi là những
nhu cầu tâm lý cơ bản (Ryan & Deci, 2000). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảng viên có
nhiều hình thức động lực tự chủ hơn có nhiều khả năng vừa khám phá vừa thực hiện
các đổi mới kiến thức, và nghiên cứu khoa học (Klaeijsen & cộng sự, 2018). Lý thuyết
hành vi dự định của Ajzen (1991) cho rằng, việc hình thành ý định hành vi chỉ được
xác định bởi ba biến số, đó là thái độ, nhận thức chuẩn mực và kiểm soát hành vi nhận
thức. Ba yếu tố quyết định này lần lượt bị ảnh hưởng bởi những niềm tin cơ bản.
Niềm tin cơ bản bị ảnh hưởng bởi các biến cơ bản ở cấp vi mô, trung bình và vĩ mô,
tương ứng chủ yếu là cấp cá nhân, cấp tổ chức trường học và cấp chính phủ (Kreijns
& cộng sự, 2013).
Mặc dù định hướng về tác động thực tế, một phần của chủ đề này cũng được định
hướng cụ thể về mặt lý thuyết, chẳng hạn về mối quan hệ chính xác giữa các biến
trong lý thuyết sự tự quyết và cách chúng được đo lường tốt nhất (In de Wal & cộng
sự, 2014; Jansen in de Wal & cộng sự, 2020) và sự kết hợp của một số lý thuyết trong
lĩnh vực phức tạp của khoa học động lực nội tại để tăng khả năng dự đoán về ý định
hành vi, cụ thể ở đây là ý định thực hiện nghiên cứu khoa học (Kreijns & cộng sự,
2013; Smit & cộng sự, 2014)

174

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Như đã đề cập, nghiên cứu này tập trung vào sáu khía cạnh của động lực nội tại theo
nghiên cứu của Zhang (2014) bao gồm sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học, cảm
nhận thành tích, cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học, sự đóng góp, trách nhiệm,
và quyền tự chủ. Sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học (Scientific research
Interest – INT) đề cập đến một sự cam kết, hoặc mục tiêu, hoặc giá trị được hình
thành bởi một cá nhân hay một tổ chức (Schiefele & cộng sự, 1992). Ví dụ bao gồm
một dự án nghiên cứu sẽ được hoàn thành, đạt được vị thế thông qua việc thúc đẩy
hoặc công nhận bởi các cá nhân hoặc tổ chức khác mà không có bất cứ áp lực hoặc
sự bắt buộc từ những người khác (Levinsky, 2002). Cảm nhận thành tích (Sense of
Achievement – SEA) được định nghĩa là cảm giác tự hào vì đã làm được điều gì đó
khó khăn và đáng giá (Magen-Nagar & Cohen, 2017). Ngoài ra cảm nhận thành tích
còn được xem như sự hài lòng khi nhận được sự tôn trọng bởi người khác khi một
người đạt mục tiêu mà họ đang hướng tới như hoàn thành bài nghiên cứu khoa học
hoặc có nhiều bài nghiên cứu (Ross & Broh, 2000). Ngoài ra, cải thiện năng lực
nghiên cứu khoa học (Scholar improvement – SCI) mô tả mục đích theo đuổi hay
nâng cao khả năng nghiên cứu và học thuật của nhà nghiên cứu, ngoài ra, động lực
cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học cũng được thể hiện thông qua mong muốn
phát triển, nâng cao kỹ năng nghiên cứu và kiến thức của mình bằng cách thực hiện
nghiên cứu (Niyivuga & cộng sự, 2019; Zhang, 2014). Một nhà nghiên cứu cũng xem
sự đóng góp (Contribution – CON) cho việc giáo dục, xã hội là động lực quan trọng.
Các nhà nghiên cứu thường tạo động lực cho bản thân khi suy nghĩ rằng kết quả mà
họ nghiên cứu ra sẽ có ích cho xã hội, nền giáo dục và giải quyết các vấn đề phức tạp
chưa có đáp án hoặc đang còn tranh cãi trong khoa học (Xie & Freeman, 2019). Một
yếu tố nữa được xem như động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên là tính trách
nhiệm (Responsibility – RES). Trách nhiệm được hiểu là trạng thái có thể trả lời hoặc
đảm bảo nhiệm vụ về một điều gì đó trong quyền lực, quyền kiểm soát hoặc sự quản
lý của một người (Edsall, 1976); trong trường hợp này, giảng viên phải thực hiện các
nghiên cứu khoa học là điều bắt buộc trong quy định của các trường đại học (Rahardja
& cộng sự, 2018). Quyền tự chủ (Autonomy – AUT) có thể được định nghĩa là khả
năng một người đưa ra quyết định của riêng mình (Niemiec & Ryan, 2009). Đối với
giảng viên, khi thực hiện các nghiên cứu khoa học thì họ sẽ được tự do trong việc lựa

175

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

chọn chủ đề và đối tượng để hợp tác; đồng thời, các trường cũng tạo nhiều điều kiện
để giảng viên có thể tự do nghiên cứu.

(2) Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu thường là nội dung quyết định bài báo có thể được duyệt hay
không. Nhà nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định
lượng tùy theo cách tiếp cận mà mình lựa chọn. Theo cách tiếp cận định lượng, phương
pháp nghiên cứu thể hiện trên hai khía cạnh: (1) mô hình định lượng sử dụng cho nghiên
cứu, và (2) phương pháp thu thập số liệu. Hàm lượng khoa học và giá trị nghiên cứu
của bài báo được thể hiện qua phương pháp nghiên cứu sử dụng. Khi trình bày mô hình
định lượng, cần cho biết công cụ nào được sử dụng, có thể là phân tích thống kê, phương
pháp chuyên gia hoặc mô hình kinh tế lượng. Đối với phương pháp thu thập số liệu, nhà
nghiên cứu nên thể hiện một cách rõ ràng phạm vi nghiên cứu và cách thức thu thập số
liệu. Vì luận cứ khoa học của những giải pháp hoặc gợi ý chính sách phải dựa trên
những dữ liệu đại diện cho số đông đối tượng nghiên cứu nên người đọc rất quan tâm
tới cách thức thu thập dữ liệu của nhà nghiên cứu (Hổ, 2019).
Ví dụ minh họa về phương pháp nghiên cứu
Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Mô hình đề xuất cho nghiên cứu này được thể hiện trong Hình 1.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

176

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

INT
Sự quan tâm đối với NCKH
H1

SEA
Cảm nhận về thành tích
H2

SCI H3
Cải thiện năng lực NCKH RSI
Ý định NCKH của giảng
viên
H4
CON
Sự đóng góp
H5

RES
H6
Trách nhiệm

AUT
Tín tự chủ

Nghiên cứu đề xuất 6 giả thuyết cho mỗi khía cạnh như sau:
H1: Sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học tác động tích cực đến ý định nghiên
cứu khoa học của giảng viên tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
H2: Cảm nhận về thành tích tác động tích cực đến ý định nghiên cứu khoa học của
giảng viên tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
H3: Cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học tác động tích cực đến ý định nghiên cứu
khoa học của giảng viên tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
H4: Sự đóng góp tác động tích cực đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên
tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
H5: Trách nhiệm đối với nhà trường tác động tích cực đến ý định nghiên cứu khoa
học của giảng viên tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
H6: Quyền tự chủ tác động tích cực đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên
tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong
phương pháp nghiên cứu định tính, một buổi thảo luận nhóm tập trung được thực hiện
với sự tham gia của 8 chuyên gia, bao gồm giảng viên đại học, quản lý các phòng ban
liên quan đến nghiên cứu khoa học tại trường đại học Tài chính Marketing, đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh [Phương pháp nghiên cứu định tính: kỹ

177

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

thuật phỏng vấn chuyên gia]. Kết quả nghiên cứu định tính đã hỗ trợ cho việc hiệu
chỉnh nội dung các thang đo sau khi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đồng
thời, nghiên cứu định tính cũng xác nhận các yếu tố trong nghiên cứu là phù hợp khi
đánh giá về các động lực nội tại của giảng viên đối với việc nghiên cứu khoa học. Tất
cả 14 mục đo lường 6 cấu trúc nghiên cứu về động lực nội tại liên quan đến nghiên
cứu khoa học của giảng viên đều được chấp nhận. Ngoài ra, 3 mục liên quan đến ý
định nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng được thống nhất cao. Bảng câu hỏi
cho nghiên cứu định lượng cũng được xác lập thông qua nghiên cứu định tính. Tiếp
theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình
và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất [Phương pháp định lượng: thu thập
dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi]. Các thang đo trong nghiên cứu được điều
chỉnh từ các nghiên cứu trước đây và chỉnh sửa thông qua nghiên cứu định tính. Thang
đo động lực nghiên cứu khoa học được kế thừa từ nghiên cứu của Zhang (2014).
Thang đo ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên (ký hiệu SRI) được kế thừa
thang đo của Cameron & cộng sự (2020). Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5
cấp độ từ 1 (hoàn toàn không hài lòng) đến 5 (hoàn toàn hài lòng) để đo lường các
phát biểu trong nghiên cứu.

10.3.5. Kết quả và thảo luận


Kết quả nghiên cứu
Mục kết quả nghiên cứu tóm tắt những kết quả nghiên cứu và không nên đề cập đến ý
nghĩa của chúng. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị, hình vẽ,vv. Những dữ
liệu đã ghi trong bảng không nên trình bày lại thành hình vẽ hay biểu đồ. Những số liệu
và bảng biểu tự chúng đã trình bày đầy đủ thông tin mà không cần phải giải thích thêm
bằng lời. (Hổ, 2019). Mục này nên tập trung vào những xu hướng và khác biệt chính
chứ đừng sa vào những chi tiết nhỏ nhặt.
Ví dụ minh họa về phần “Kết quả nghiên cứu”
Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng

178

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Kết quả nghiên cứu
Theo kết quả ở Bảng 3, các thang đo trong nghiên cứu có độ tin cậy Cronbach's alpha
đều lớn hơn 0,7 (CA của thang đo trách nhiệm là nhỏ nhất với giá trị là 0,756, CA
lớn nhất là của thang đo sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học với giá trị 0,897).
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích là Principal Component Analysis, phương
pháp xoay là Varimax with Kaiser Normalization. Kết quả EFA cũng được trình bày
ở Bảng 3, với các hệ số tính toán đều phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá; cụ thể như
sau, KMO là 0,655; Sig. của kiểm định Barllet là 0,00; hệ số Eigenvalues là 1,013;
và phần trăm phương sai trích là 84,003%. Do đó, các thang đo trong nghiên cứu đạt
được độ tin cậy và giá trị hội tụ, đủ điều kiện cho các phân tích tiếp theo.
Bảng: Kết quả đánh giá độ tin cậy và hội tụ của thang đo lường nghiên cứu
Hệ số tải nhân số
Cronbach's alpha
1 2 3 4 5 6 7
INT1 0,929
INT3 0,884 0,897
INT2 0,867
CON3 0,872
CON2 0,864 0,854
CON1 0,817
SRI2 0,839
SRI1 0,786 0,807
SRI3 0,780
SEA1 0,922
0,873
SEA2 0,900
AUT2 0,900
0,810
AUT1 0,869
SCI2 0,899
0,837
SCI1 0,897
RES2 0,924
0,756
RES1 0,790
KMO = 0,655 ; Sig, Bartlett = 0,000
Initial Eigenvalues = 1,013; Phần trăm phương sai trích = 84,003%
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ở Bảng 4 chỉ ra rằng tất cả các hệ số tác
động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc đều có ý nghĩa, với độ tin cậy 95%
(riêng AUT và CON có độ tin cậy là 99%); ngoại trừ RES không có tác động ý nghĩa
đến SRI do hệ số sig. có giá trị là 0,535; lớn hơn 0,05.
Bảng: Kết quả hồi quy

179

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Hệ số Mức độ tác
Hệ số Sai số chuẩn Giả Kết động (1 cao
sig. VIF r
B chuẩn hóa thuyết luận nhất, 5 thấp
(Beta) nhất)
Hằng số 1,238 0,174 0,000
INT 0,186 0,029 0,139 0,003 1,145 0,265 H1 Hỗ trợ 3
SCI 0,217 0,025 0,289 0,001 1,153 0,334 H2 Hỗ trợ 1
SEA 0,163 0,03 0,12 0,036 1,144 0,239 H3 Hỗ trợ 5
CON 0,214 0,032 0,266 0,000 1,263 0,284 H4 Hỗ trợ 2
RES 0,017 0,028 0,024 0,535 1,208 0,186 H5 Bác bỏ -
AUT 0,169 0,021 0,125 0,000 1,104 0,248 H6 Hỗ trợ 4
R2 điều chỉnh = 0,77; Durbin-Watson = 1,721; F = 219,72, sig. (ANOVA) = 0,00
Đồng thời, theo Bảng 4, R2 điều chỉnh là 0,67 (sau khi đã loại biến RES); có nghĩa là
67% sự thay đổi của ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Thành phố Hồ
Chí Minh phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của 5 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Ngoài ra, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình, giá trị F=
219,72 với sig.= 0,000 < 0,05 chứng tỏ R2 của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với việc
mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể. Hệ số Durbin-
Watson = 1,721, nằm trong khoảng từ 1,697 đến 1,841; do đó, không có hiện tương
tự tương quan trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, các giá trị VIF của mô hình hồi
quy nằm trong khoảng tứ 1,104 đến 1,263; do đó, các giá trị VIF nhỏ hơn 3 nên không
xuất hiện đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy.

Thảo luận kết quả nghiên cứu


Đây là phần thể hiện sự đóng góp của nhà nghiên cứu bổ sung cho lý thuyết và kiến
thức. Nên diễn giải phân tích kết quả và rút ra những mối quan hệ chung, mối liên hệ
giữa kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu với những phát hiện khác trong các nghiên
cứu trước đó. Tất nhiên, người viết có thể đề nghị những gì cần làm tiếp trong những
nghiên cứu trong tương lai để làm sáng tỏ những vấn đề còn hạn chế trong kết quả của
mình (Hổ, 2019).
Ví dụ minh họa thảo luận về kết quả nghiên cứu:
Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021

180

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Thảo luận kết quả nghiên cứu


Đầu tiên, sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Thành phố Hồ
Chí Minh có tác động tích cực đến ý định nghiên cứu khoa học của họ với độ tin cậy
95% (Beta = 0,186; sig. = 0,003); do đó, giả thuyết H1 được chấp nhận. Colmenares
& cộng sự (2013) chỉ ra rằng nếu tạo ra được sự hứng thú cho nhà nghiên cứu thì sẽ
khuyến khích họ gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Mức độ quan tâm nghiên
cứu cao có ảnh hưởng lớn đến ý định lồng ghép hoạt động khoa học với hoạt động
ngoại khóa của giảng viên (Moraes & cộng sự, 2016). Mong muốn cải thiện năng lực
nghiên cứu có tác động tích cực đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên tại
các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh với độ tin cậy 95% (Beta = 0,217; sig.
= 0,001) và đây cũng là yếu tố tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc trong mô hình
nghiên cứu. Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong năng lực giúp cho người
giảng viên khẳng định bản thân với đồng nghiệp, nhà trường, và xã hội; do đó, đây
chính là động lực then chốt ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng
viên. Việc nghiên cứu khoa học được thực hiện ngày càng nhiều bởi sự nhận thức về
việc nâng cao kiến thức để phục vụ giảng dạy.
Trong thực tế, nhiệm vụ của người giảng viên tại các cơ sở giáo dục bậc cao bao gồm
giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, và nghiên cứu khoa học. Do đó, kết quả hoặc thành
tích nghiên cứu khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến thi đua và đánh giá của cấp trên đối
với người giảng viên. Vì vậy giả thuyết H3 được chấp nhận với độ tin cậy 95% (Beta
= 0,163; sig. = 0,036). Thành tích trở thành một động lực lớn lao đối với các giảng
viên, đặc biệt là thành tích nghiên cứu khoa học. Việc có những bài nghiên cứu khoa
học được thừa nhận bởi cộng đồng khoa học trở thành mục tiêu dẫn dắt các giảng
viên tham gia vào viết bài báo khoa học và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
các cấp. Động lực đóng góp cho xã hội và giáo dục là yếu tố ảnh hưởng đồng biến
mạnh thứ hai đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên với độ tin cậy 99% (Beta
= 0,214; sig. = 0,000), do đó giả thuyết H4 được chấp nhận. Một thực tế không thể
bàn cãi là các trường kinh doanh lớn trên thế giới là những học viện không chỉ truyền
kiến thức mà còn tạo ra kiến thức thông qua nghiên cứu học thuật và phổ biến kiến
thức mới thu được cho các bên liên quan của họ. Do đó, quan điểm đóng góp cho xã
hội sẽ tạo nên động lực cho ý định của các học giả (Morrison, 2004). Nghiên cứu

181

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

cũng chứng minh được rằng ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên bị ảnh hưởng
cùng chiều bởi sự tự chủ (Beta = 0,169; sig. = 0,000). Vì vậy giả thuyết H6 được hỗ
trợ với độ tin cậy 99%. Nhiều trường đại học tại Việt Nam và thế giới khuyến khích
giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học thông qua giảm giờ giảng dạy nếu hoàn
thành các nghiên cứu từ bài báo khoa học đến đề tài nghiên cứu các cấp. Do đó, giảng
viên thường xem hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ trở nên linh hoạt và thuận
lợi hơn trong công việc và cuộc sống (Strickland & Stoops, 2018).
Cuối cùng, trách nhiệm được đánh giá là không có tác động ý nghĩa đến ý định nghiên
cứu khoa học của giảng viên tại Thành phố Hồ Chí Minh (Beta = 0,017; sig. = 0,535).
Hiện tại, mặc dù việc nghiên cứu khoa học đối với giảng viên được nhiều trường xem
như là bắt buộc, tuy nhiên việc có các biện pháp chế tài hoặc quản lý về số giờ nghiên
cứu khoa học vẫn chưa thực sự được quan tâm. Một số trường hợp, việc quy đổi giữa
giờ giảng dạy và giờ nghiên cứu khoa học được thực hiện, do đó, hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên không phụ thuộc vào nhận thức trách nhiệm.

10.3.6. Kết luận và hàm ý


Kết luận
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, tác giả của bài viết có thể lựa chọn kết luận hoặc đề nghị
giải pháp hay hàm ý quản trị/ hàm ý chính sách. Tác giả cũng c1o thể đề cập cả hai, vừa
kết luận vừa gợi ý chính sách. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là chỉ nên trình bày
những gợi ý chính sách có được từ kết quả nghiên cứu của tác giả. Giải pháp đề nghị
cần đảm bảo sự nhất quán: lý thuyết – bằng chứng phân tích thực tiễn – giải pháp được
thể hiện trong bài báo khoa học (Hổ, 2019).

Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Kết luận
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thông qua khảo sát 566 giảng viên của các trường
đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh rằng 5 giả thuyết được chấp nhận

182

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

với độ tin cậy từ 95% đến 99%; và 1 giả thuyết bị bác bỏ. Trong đó, động lực cải
thiện năng lực nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định nghiên cứu
khoa học của giảng viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là sự đóng góp,
thứ ba là sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thứ tư là sự tự chủ, cuối cùng là sự
cảm nhận thành tích. Trách nhiệm nghiên cứu khoa học được minh chứng là không
có sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến ý định nghiên cứu của giảng viên. Đồng thời, nghiên
cứu cũng kiểm định độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo trong mô hình nghiên
cứu, qua đó làm căn cứ cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Hàm ý quản trị/ Hàm ý chính sách


Hổ (2019) lưu ý thêm là, nếu bài viết hoàn toàn chỉ có kết luận về nội dung đã nêu và
phân tích thì tính giá trị lý luận hoặc thực tiễn thấp. Bài viết cần và nên có gợi ý chính
sách với những nội dung hay các giải pháp, biện pháp phù hợp với chủ đề nghiên cứu,
đặc biệt là những bài báo về kinh tế. Đối với các bài nghiên cứu kinh tế thuần về lý
thuyết thì gợi ý hướng phát triển lý thuyết.
Ví dụ minh họa về gợi ý chính sách, hàm ý quản trị hay giải pháp.
Bài báo: “Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Cảnh Chí Hoàng
Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, ISSN 1859-0012, số 286, tháng 4/2021
Giải pháp
Để tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên các trường đại học, theo chúng
tôi, thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, cải thiện năng lực nghiên cứu cho giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên có
môi trường nghiên cứu bằng cách thành lập ra các nhóm nghiên cứu mạnh, mời các
chuyên gia huấn luyện về kỹ năng và phương pháp nghiên cứu, hỗ trợ giới thiệu công
bố sản phẩm nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành. Các trường cần đánh giá năng
lực khoa học của người giảng viên. Do đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế,
chính sách cho đội ngũ giảng viên, khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn trong
nghiên cứu.

183

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Thứ hai, sự đóng góp của các sản phẩm nghiên cứu của giảng viên, với mục đích là
để phục vụ đào tạo, thì cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển đội ngũ giảng viên phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của từng trường
và yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, quan tâm đến nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bên cạnh vấn đề tạo điều
kiện phát huy năng lực giảng dạy của giáo viên, Nhà nước cần có chính sách để khích
lệ tạo động lực lao động cho đội ngũ các nhà giáo. Cụ thể, cán bộ giáo viên phải được
giao quyền và được có trách nhiệm. Vậy nên, cần có những đánh giá thường xuyên
và công bằng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người lao động.
Tên bài: “Nghiên cứu khám phá tác động của các nhân tố lập luận đạo đức đến thái
độ và ý định hành vi mua của người tiêu dùng hàng nhái tại Việt Nam”
Cảnh Chí Hoàng và Nguyễn Hữu Khôi
Nguồn: Tạp chí Khoa học Thương Mại, ISSN 1859-3666, số 151, tháng 3/2021
Hàm ý quản trị
Trước tiên, các doanh nghiệp cần hiểu rằng việc tiêu dùng hàng nhái không chỉ là vấn
đề tại Việt Nam (Ha & Tam, 2015; Long & Vinh, 2017) mà còn là vấn nạn toàn cầu
(Chew, 2020; Eisend, 2016; Jiang et al., 2019; Orth et al., 2019). Với sự phát triển
của Internet và truyền thông xã hội, việc bán và tiêu dùng hàng nhái phát triển mạnh
mẽ hơn bao giờ hết (Chen et al., 2016). Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chương trình
marketing xây dựng thái độ tích cực với hàng chính hãng và thái độ tiêu cực với các
hàng nhái. Ví dụ, doanh nghiệp có thể đưa ra khẩu hiệu mua hàng nhái chính là hoạt
động phạm pháp, hoặc mua hàng nhái chính là làm hại các doanh nghiệp sản xuất
hàng chính hãng.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng khi người tiêu dùng nhận thức rõ vấn đề đạo
đức của việc tiêu dùng hàng nhái, họ sẽ giảm bớt khuynh hướng tiêu dùng hàng nhái
(Marcketti & Shelley, 2009). Tuy nhiên, khi vấn đề trái đạo đức không rõ ràng hoặc
không xảy ra ngay lập tức, người tiêu dùng có thể sử dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức
để thúc thái độ và ý định mua hàng nhái. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng
chính hãng cần đưa ra các thông điệp nhận mạnh sự vi phạm pháp luật cũng như tính
trái đạo đức của việc mua hàng nhái. Các thông điệp này cần được truyền thông từ

184

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

nhiều kênh khác nhau như dịch vụ công cộng, tranh ảnh, poster, hệ thống giáo dục và
truyền thông xã hội. Việc khẳng định rằng việc mua hàng nhái là trái đạo đức sẽ ngăn
cản người tiêu dùng sử dụng cơ chế hợp lý hóa đạo đức.
Để hạn chế cơ chế tách rời đạo đức, doanh nghiệp cần nhấn mạnh rằng những lợi ích
về mặt tiện ích, tiêu khiển, kinh tế hay xã hội mà người tiêu dùng đạt được khi sử
dụng hàng nhái sẽ đi kèm với những rủi ro cho chính họ và cho những người khác.
Ví dụ, việc tiêu dùng hàng nhái có thể xem là hành vi tiếp tay cho hoạt động vi phạm
pháp luận và có thể bị xử phạt. Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp cần nhấn mạnh việc
tiêu dùng hàng nhái không phải là công cụ để đạt được hình ảnh và vị trí xã hội (giá
trị xã hội).

10.3.7. Tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo


Để tăng thêm giá trị nghiên cứu của bài báo khoa học kinh tế, Hổ (2019) cho rằng, tài
liệu trích dẫn và tham khảo cần được trình bày phù hợp với tiêu chuẩn của bài báo khoa
học. Hiện nay, có nhiều quy cách khác nhau cho việc này nhưng điều quan trọng nhất
là trong một bài báo cần trình bày theo duy nhất một quy cách đã chọn và theo yêu cầu
của tạp chí mà người viết gửi bài. Cách trình bày theo hệ thống APA đang được sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam. Cách trích dẫn chi tiết xem ở chương 2.

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

D. MỘT SỐ THUẬT NGỮ


Dẫn nhập/ Giới thiệu Introduction

Lời cảm tạ Acknowledgements

Tóm tắt Abstract

Kết quả nghiên cứu Results

Thảo luận Discussion

Kết luận Conclusions

185

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Khuyến nghị Recommendation

Hàm ý chính sách Policy implication

Tài liệu tham khảo References

Phụ lục Appendix

Bài báo khoa học Scientific paper

Tựa bài báo khoa học Title

E. CÂU HỎI ÔN TẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ackroyd, S., & Hughes, J. A. (1992). Data collection in context: Longman Group United
Kingdom.
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human
Decision Processes, 50(2), 179-211.
Aliaga, M., & Gunderson, B. (2002). Interactive statistics. Virginia. America: Pearson
Education.
Allen, N. J., & Meyer, J. P. (1990). The measurement and antecedents of affective,
continuance and normative commitment to the organization. Journal of occupational
psychology, 63(1), 1-18.
Aquino, K., Reed II, A., Thau, S., & Freeman, D. (2007). A grotesque and dark beauty: How
moral identity and mechanisms of moral disengagement influence cognitive and
emotional reactions to war. Journal of Experimental Social Psychology, 43(3), 385-
392.
Ashworth, P., Bannister, P., Thorne, P., & Unit, S. o. t. Q. R. M. C. (1997). Guilty in whose
eyes? University students' perceptions of cheating and plagiarism in academic work
and assessment. Studies in higher education, 22(2), 187-203.
Auer, N. J., & Krupar, E. M. (2001). Mouse click plagiarism: The role of technology in
plagiarism and the librarian's role in combating it.
Auerbach, C., & Silverstein, L. B. (2003). Qualitative data: An introduction to coding and
analysis (Vol. 21): NYU press.
Babbie, E. (1986). The practice of social research. Belmont, Calif. Journal of Prosthetics and
Orthotics/Volume, 7.
Bailey, K. (2008). Methods of social research: Simon and Schuster.
Barnett, V. (2002). Sample survey principles and methods.
Barney, J. B. (1995). Looking inside for competitive advantage. Academy of Management
perspectives, 9(4), 49-61.
Bhattacharjee, A., Berman, J. Z., & Reed, A. (2013). Tip of the hat, wag of the finger: How
moral decoupling enables consumers to admire and admonish. Journal of Consumer
Research, 39(6), 1167-1184.

186

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Boutellier, R., Gassmann, O., Raeder, S., & Zeschky, M. (2013). How do qualitative and
quantitative research differ. Swiss Federal Institute of Technology Zurich.
Bryman, A. (2003). Research methods and organization studies (Vol. 20): Routledge.
Burney, S. (2008). Inductive and deductive research approach. University of Karachi. In.
Burns, R. (1994). Introduction to Research Methods. In: Melbourne: Longman.
Chandler, A. D., Hikino, T., & Chandler, A. D. (2009). Scale and scope: The dynamics of
industrial capitalism: Harvard University Press.
Châu, L. T. M., & Đông, T. M. (2020). Phương pháp nghiên cứu định tính: Lý luận & Thực
tiễn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chen, J., Teng, L., & Liao, Y. (2016). Counterfeit luxuries: Does moral reasoning strategy
influence consumers’ pursuit of counterfeits? Journal of Business Ethics, 151(1), 249-
264. doi:10.1007/s10551-016-3255-y
Chew, M. M.-T. (2020). Reinterpreting how and why people consume counterfeit fashion
products: A sociological challenge to the pro-business paradigm. Fashion Theory, 1-
25. doi:10.1080/1362704x.2020.1807668
Clough, P., & Nutbrown, C. (2012). A Student′ s Guide to Methodology: Sage.
Cochran, W. G. (2007). Sampling techniques: John Wiley & Sons.
Collis, J., & Hussey, R. (2013). Business research: A practical guide for undergraduate and
postgraduate students: Macmillan International Higher Education.
Connaway, L. S., & Powell, R. R. (2010). Basic research methods for librarians: ABC-CLIO.
Cooper, D. R., & Schindler, P. S. (2014). Business Research Methods (Vol. 12): McGraw-Hill
New York.
Cowton, C. J. (1998). The use of secondary data in business ethics research. Journal of
Business Ethics, 17(4), 423-434.
Coyne, I. T. (1997). Sampling in qualitative research. Purposeful and theoretical sampling;
merging or clear boundaries? Journal of advanced nursing, 26(3), 623-630.
Creswell, J. W., & Poth, C. N. (2016). Qualitative inquiry and research design: Choosing
among five approaches: Sage publications.
Cronan, T. P., & Al-Rafee, S. (2008). Factors that influence the intention to pirate software
and media. Journal of Business Ethics, 78(4), 527-545.
Dale, A., Arber, S., & Procter, M. (1988). Doing secondary analysis: Unwin Hyman.
Đàm, V. C. (2009a). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Giáo dục
Đàm, V. C. (2009b). Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học (16 ed.): Khoa học và Kỹ thuật
De Vaus, D. (2001). Research design in social research: Sage.
Dees, R. (2003). Writing the modern research paper: Longman Publishing Group.
Delbridge, R., & Kirkpatrick, I. (1994). Theory and practice of participant observation.
Principles and practice in business and management research, 35-62.
Denscombe, M. (1998). The good research guide. Buckingham. In: Open University Press.
DeVellis, R. F. (2016). Scale development: Theory and applications (Vol. 26): Sage
publications.
Dey, I. (2003). Qualitative data analysis: A user friendly guide for social scientists: Routledge.
Dochartaigh, N. Ó. (2002). The internet research handbook: A practical guide for students and
researchers in the social sciences: Sage.
Dordoy, A. (2002). Cheating and plagiarism: student and staff perceptions at Northumbria.
Paper presented at the Proceedings of the Northumbria Conference.
Easterby-Smith, M., Thorpe, R., & Jackson, P. R. (2012). Management research: Sage.
Ehrenberg, A. S. (1994). Theory or well-based results: which comes first? In Research
traditions in marketing (pp. 79-131): Springer.
Eisend, M. (2016). Morality effects and consumer responses to counterfeit and pirated
products: A meta-analysis. Journal of Business Ethics, 154(2), 301-323.
doi:10.1007/s10551-016-3406-1
Evans, F. B., & Youmans, M. (2000). ESL writers discuss plagiarism: The social construction
of ideologies. Journal of Education, 182(3), 54-71.
Flint, A., Clegg, S., & Macdonald, R. (2006). Exploring staff perceptions of student plagiarism.
Journal of further and higher education, 30(02), 145-156.

187

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Geertz, C. (1973). The interpretation of cultures (Vol. 5019): Basic books.


Ghauri, P., Grønhaug, K., & Strange, R. (2020). Research methods in business studies:
Cambridge University Press.
Ghauri, P. G., & Gronhaug, K. (2005). Research methods in business studies: A practical
guide.
Giao, H. N. K., & Vương, B. N. (2019). Giáo trình cao học Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong kinh doanh - Cập nhật SmartPLS: Tài chính
Gill, J., & Johnson, P. (2002). Research methods for managers: Sage.
Greene, W. H. (2003). Econometric analysis: Pearson Education India.
Grinnell, R. M. (1993). Social work research and evaluation. Itasca. Illinois: FE Peacock
Publishers.
Ha, N. M., & Tam, H. L. (2015). Attitudes and purchase intention towards counterfeiting
luxurious fashion products in Vietnam. International Journal of Economics and
Finance, 7(11), 207-221.
Hà, N. M., & Thành, V. H. (2020). Giáo trình Phân tích dữ liệu: Áp dụng mô hình PLS - SEM
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Hair, J. F., Bush, R. P., & Ortinau, D. J. (2014). Marketing research (Vol. 2): McGraw-Hill
Education Australia.
Hakim, C. (1982). Secondary analysis in social research: A guide to data sources and methods
with examples: Allen and Unwin/Unwin Hyman.
Hakim, C. (2000). Research Design, Successful designs for social and economic research,
Rout ledge. In: Taylor and Francis Group.
Healey, M. J., & Rawlinson, M. B. (1993). Interviewing business owners and managers: a
review of methods and techniques. Geoforum, 24(3), 339-355.
Hedrick, T. E., Bickman, L., & Rog, D. J. (1993). Applied research design: A practical guide:
Sage Publications.
Henry, G. T. (1990). Practical sampling (Vol. 21): Sage.
Hewson, C., Vogel, C., & Laurent, D. (2015). Internet research methods: Sage.
Hổ, Đ. P. (2019). Nghiên cứu định lượng trong kinh tế & viết bài báo khoa học Tài chính
Hổ, Đ. P. (2021). Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sị & luận án tiến sĩ
Tài chính
Hoa, L. C., & Hiếu, N. T. (2012). Giáo trình Nghiên cứu kinh doanh Đại học Kinh tế quốc dân
Hương, P. T. D., & Nghĩa, N. T. M. (2017). Nhận thức về đạo văn của sinh viên và giảng viên
khoa Du lịch–Đại học Huế. Hue University Journal of Science: Economics and
Development, 126(5D), 15–28.
Huy, L. V., & Anh, T. T. T. (2012). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Tài chính
Jacob, H. (1994). Using published data: Errors and remedies (Vol. 42): Sage.
Jankowicz, A. (2005). Business Research Projects. Thomson Learning. In: Chapman and Hall:
London.
Jiang, Y., Miao, M., Jalees, T., & Zaman, S. I. (2019). Analysis of the moral mechanism to
purchase counterfeit luxury goods: evidence from China. Asia Pacific Journal of
Marketing and Logistics, 31(3), 647-669. doi:10.1108/apjml-05-2018-0190
Kahn, R. L., & Cannell, C. F. (1957). The dynamics of interviewing; theory, technique, and
cases.
Kerlinger, F. N. (1986). Foundation of Behavioral Research. New York: Holt, Rinehart Winston.
Inc., l973.
Kervin, J. (1999). Methods for business research (2"^ ed.). Reading: Addison-Wesley.
Khai, T. T. (2012). Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản Lao động - Xã hội
Kim, C., Ko, E., & Koh, J. (2016). Consumer attitudes and purchase intentions toward fashion
counterfeits: Moderating the effects of types of counterfeit goods and consumer
characteristics. Journal of Global Fashion Marketing, 7(1), 15-29.
doi:10.1080/20932685.2015.1105109
Kim, H., & Karpova, E. (2009). Consumer attitudes toward fashion counterfeits: Application of
the theory of planned behavior. Clothing and Textiles Research Journal, 28(2), 79-94.
doi:10.1177/0887302x09332513

188

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Kothari, C. R. (2004). Research methodology: Methods and techniques: New Age


International.
Kumar, R. (2018). Research methodology: A step-by-step guide for beginners: Sage.
Lê, T. G., Nguyễn, X. L., & Đặng, C. T. (2006). Nghiên cứu marketing lý thuyết và ứng dụng.
In: Thống kê.
Li, S., Li, M., & Tan, J. J. (1998). Understanding diversification in a transition economy: A
theoretical exploration. Journal of Applied Management Studies, 7(1), 77.
Liddell, J. (2003). A comprehensive definition of plagiarism. Community & Junior College
Libraries, 11(3), 43-52.
Long, H. C., & Vinh, N. N. (2017). Factors influencing consumers’attitudes towards counterfeit
luxury fashion brands: Evidence from Vietnam. Global Journal of Management and
Marketing Volume, 1(2), 63-76.
Lune, H., & Berg, B. L. (2017). Qualitative research methods for the social sciences: Pearson.
Macdonald, R. (2000). Why don’t we turn the tide of plagiarism to the learners’ advantage.
Times Higher Educational Supplement, 24.
Marcketti, S. B., & Shelley, M. C. (2009). Consumer concern, knowledge and attitude towards
counterfeit apparel products. International Journal of Consumer Studies, 33(3), 327-
337. doi:10.1111/j.1470-6431.2009.00748.x
Marshall, C., & Rossman, G. B. (2014). Designing qualitative research: Sage publications.
Marshall, C., & Rossman, G. B. (2015). Thiết kế Nghiên cứu định tính (N. d. t. Đ. h. K. t. T. H.
C. Minh, Trans. 5 ed.). Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Martinez, L. F., & Jaeger, D. S. (2016). Ethical decision making in counterfeit purchase
situations: the influence of moral awareness and moral emotions on moral judgment
and purchase intentions. Journal of Consumer Marketing, 33(3), 213-223.
doi:10.1108/jcm-04-2015-1394
McNiff, J., & Whitehead, J. (2000). Action research in organisations: Psychology Press.
Merton, R. K. (1942). The normative structure of science In: RK Merton. The Sociol.
Mintzberg, H. (1973). 1973 The nature of managerial work. New York: Harper and Row.
Moody, P. E. (1998). Decision making: Proven methods for better decisions: McGraw-Hill
Companies.
Morgan, S. J., & Symon, G. (2004). Electronic interviews in organizational research. Essential
guide to qualitative methods in organizational research, 23-33.
Nevid, J. S., & Sta. Maria, N. L. (1999). Multicultural issues in qualitative research. Psychology
& Marketing, 16(4), 305-325.
Newman, W. (2000). Social research methods. Needham Heights. In: Pearson Education
Company.
Nguyễn, Đ. T. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. In: H.: Lao động,
593 tr.
Nguyên, T. (2008). Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học Giao thông vận tải
Nguyen, T. V., Le, N. T., & Bryant, S. E. (2013). Sub-national institutions, firm strategies, and
firm performance: A multilevel study of private manufacturing firms in Vietnam. Journal
of World Business, 48(1), 68-76.
Nguyễn, V. T. (2013). Từ nghiên cứu đến công bố-kỹ năng mềm cho nhà khoa học: Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh.
Nonaka, I., & Takeuchi, H. (2011). The wise leader. Harvard business review, 89(5), 58-67,
146.
Orth, U. R., Hoffmann, S., & Nickel, K. (2019). Moral decoupling feels good and makes buying
counterfeits easy. Journal of Business Research, 98, 117-125.
doi:10.1016/j.jbusres.2019.01.001
Park-Poaps, H., & Kang, J. (2017). An experiment on non-luxury fashion counterfeit purchase:
the effects of brand reputation, fashion attributes, and attitudes toward counterfeiting.
Journal of Brand Management, 25(2), 185-196. doi:10.1057/s41262-017-0077-x
Patton, M. Q. (2002). Qualitative research and evaluation methods. Thousand Oaks. Cal.:
Sage Publications, 4.

189

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)


lOMoARcPSD|33181995

Patzer, G. (1996). Using Secondary Data in Market Research: United States and World-wide.
In: Westport, CT, Quorum Books.
Porter, M. E. (1980). Competitive Strategy (N. N. T. dịch, Trans.): Free Press.
Prahalad, C., & Hamel, G. (2003). The core competence of the corporation. International
Library of Critical Writings in Economics, 163, 210-222.
Punch, M. (1993). Observation and the Police in Hammersley M. Social Research: Philosophy,
Politics and Practice.
Raimond, P. (1993). Management projects: design, research, and presentation: Chapman &
Hall.
Render, B., & Stair, J. R. M. (2018). Quantitative analysis for management (Vol. 13e): Pearson
Education India.
Robson, C. (2002). Real world research: A resource for social scientists and practitioner-
researchers: Wiley-Blackwell.
Rossman, G. B., & Rallis, S. F. (2011). Learning in the field: An introduction to qualitative
research: Sage.
Saunders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2010a). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.
Nhà xuất bàn Tài chính. Thành phố Hồ Chí Minh, 710.
Saunders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2010b). Research Methods for Business Students
(N. V. Dung, Trans.): Pearson Education
Sharp, J. A., Peters, J., & Howard, K. (2017). The management of a student research project:
Routledge.
Shu, L. L., Gino, F., & Bazerman, M. H. (2011). Dishonest deed, clear conscience: when
cheating leads to moral disengagement and motivated forgetting. Personality and
Social Psychology Bulletin, 37(3), 330-349. doi:10.1177/0146167211398138
Sierles, F., & Hendrickx, I. (1980). Cheating in medical school. Academic Medicine, 55(2),
124-125.
Smith, N. C., & Dainty, P. (1991). The management research handbook: Taylor & Francis.
Sowden, C. (2005). Plagiarism and the culture of multilingual students in higher education
abroad. ELT journal, 59(3), 226-233.
Stevens, S. S. (1946). On the theory of scales of measurement.
Stevens, S. S. (1951). Mathematics, measurement, and psychophysics.
Stewart, D. W., & Kamins, M. A. (1993). Secondary research: Information sources and
methods (Vol. 4): Sage.
Strauss, A., & Corbin, J. (1998). Basics of qualitative research techniques: Citeseer.
Thắng, N. V. (2010). Lý thuyết "Công bằng từ quy trình" và nghiên cứu thử nghiệm với các
nhà quản lý Kinh tế & Phát triển 151, 42-45.
Thắng, N. V. (2019). Giáo trình Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và Quản trị kinh doanh (3
ed.): Đại học Kinh tế quốc dân
Thọ, N. Đ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện
Lao động - Xã hội
Torrington, D. (1991). Management Face-to-face: Prentice Hall Direct.
Wallace, W. (1969). Overview of contemporary sociological theory. Sociological Theory. New
Brunswick and London: Aldine Transaction, 5-63.
Yamane, T. (1967). Statistics: An introductory analysis. Retrieved from
Yin, R. K. (2009). Case study research: Design and methods (Vol. 5): sage.
Zhang, Y. H. (2016). Against Plagiarism Yuehong (Helen) Zhang-A Guide for Editors and
Authors.
Zikmund, W., Babin, B., Carr, J., & Griffin, M. (2013). Business Research Methods, 9th
International Edition. South-Western Cengage Learning, Canada.

190

Downloaded by Mai Ng?c Hân (hanm91856@gmail.com)

You might also like