Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

2.1.

Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu


Nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu là số lượng tiền mặt tối thiểu mà doanh nghiệp cần
duy trì để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, đồng thời
hạn chế chi phí cơ hội do việc nắm giữ tiền mặt quá nhiều. Việc xác định nhu cầu tồn trữ
tiền mặt tối ưu là một phần quan trọng trong quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Có 3 mô hình thường được dùng để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ưu:
- Mô hình Baumol:Mô hình Baumol giả định rằng doanh nghiệp phải cân bằng giữa hai
chi phí: chi phí giao dịch và chi phí cơ hội.
- Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi tiền mặt thành các khoản đầu
tư sinh lời và ngược lại.
- Chi phí cơ hội là số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể kiếm được nếu đầu tư số tiền mặt
dư thừa vào các khoản đầu tư sinh lời.
- Mô hình Miller-Orr: Một mô hình mở rộng của mô hình Baumol, có tính đến sự biến
động của nhu cầu tiền mặt trong một kỳ. Mô hình này giả định rằng doanh nghiệp phải duy
trì một lượng tiền mặt dự phòng để đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp nhu cầu
tiền mặt tăng đột biến.
- Mô hình Stone: cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ưu hoá ở mô hình Miller Orr
bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về
dòng ngân lưu công ty để đưa ra quyết định thích hợp
2.5 Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt
Các chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt được xây dựng dựa trên kết quả của
dòng ngân lưu. Nếu dòng ngân lưu ròng là dương, nhà quản trị cần tìm kiếm cơ hội đầu tư
ngắn hạn để tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu dòng ngân lưu ròng là âm, nhà quản trị phải
sắp xếp nguồn tiền ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tạm thời.
 Huy động vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tiền mặt: Các nguồn huy động vốn có
đa dạng, và nhà quản trị cần phải phân tích và so sánh giữa chi phí vay, thời hạn
vay và các ưu điểm của từng nguồn vốn để đưa ra quyết định chính xác.
 Đầu tư các khoản tiền dư thừa: Quyết định về cách đầu tư, lượng tiền cần đầu tư
và thời gian đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng, cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm
bảo tính thanh khoản và phù hợp với dự báo ngân lưu của công ty.
3. Các vấn đề liên quan của quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp.
3.1 Vai trò của quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính thanh khoản: Quản lý tiền mặt giúp đảm bảo tính thanh khoản cho doanh
nghiệp. Khi cần tiền, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tiền mặt để thanh toán các khoản
phải trả hoặc đầu tư vào các cơ hội mới.
- Tối ưu hóa cơ cấu tài chính: Quản lý tiền mặt giúp định hình cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp. CFO có thể xác định mức độ nợ phù hợp để đảm bảo tính thanh khoản và giảm chi
phí tài chính.
- Dự phòng rủi ro tài chính: Việc quản lý tiền mặt cũng giúp doanh nghiệp dự phòng các
rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro thị trường và rủi ro doanh nghiệp.
- Xác định các cơ hội đầu tư mới: Chu kỳ tiền mặt là một trong những chỉ số quan trọng
để giúp doanh nghiệp xác định cơ hội đầu tư mới.
- Tạo niềm tin cho các đối tác và nhà đầu tư: Quản lý tiền mặt và chu kỳ tiền mặt tốt sẽ
giúp tạo niềm tin cho các đối tác và nhà đầu tư. Điều này sẽ cải thiện hình ảnh của doanh
nghiệp và tăng khả năng đàm phán và hợp tác trong tương lai.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Việc quản lý tiền mặt và chu kỳ tiền mặt tốt bằng cách
sử dụng các công cụ quản lý tiền mặt để tối ưu hóa quá trình thu và chi của doanh nghiệp,
giảm thiểu các khoản nợ, tăng tính thanh khoản, đảm bảo các khoản chi phí được hợp lý
và đúng thời điểm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có đủ tiền mặt để trả lương, thanh toán nợ
phải, đầu tư vào phát triển kinh doanh, mua sắm thiết bị, tài sản cố định và cơ cấu lại cấu
trúc tài chính.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tiền mặt tại doanh nghiệp.
3.2.1 Các nhân tố chủ quan
Đặc tính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động cụ thể của doanh
nghiệp thường có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ (các doanh
nghiệp sản xuất sẽ dự trữ lượng tiền mặt nhiều hơn so với doanh nghiệp bán lẻ).
Quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nhỏ có tỷ trọng nắm giữ tiền mặt cao hơn
các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn có thể dành nguồn lực và quan tâm cần thiết đến
quản lý tài sản lưu động khác và một số lợi thế theo quy mô công ty trong quản lý vốn lưu
động và có khả năng dự đoán luồng tiền, tiếp cận với thị trường vốn tốt hơn doanh nghiệp
nhỏ. Thay vì việc nắm giữ tiền mặt lớn tại quỹ hay tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp lớn,
sẽ phải sử dụng nhiều vốn cho việc đầu tư máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất và
phân phối. Tại các công ty vừa và nhỏ, việc dự đoán luồng tiền mặt khó khăn hơn và không
có tính cố đinh.
Mức độ ổn định doanh thu: Doanh thu càng ổn định thì doanh nghiệp sẽ giữ một
mức thấp tiền mặt. Trong khi các doanh nghiệp có doanh thu dao động mạnh, phải giữ
nhiều tiền mặt hơn để đối phó với những trường hợp cần gấp tiền mặt để thanh toán.
3.2.2 Các nhân tố khách quan
Môi trường dầu tư kinh doanh ngành: Mỗi ngành kinh doanh có đặc thù khác
nhau. Theo đó, hoạt động kinh doanh cũng khác nhau giwax các ngành. Vì vậy, dòng tiền
mặt phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính cũng có sự khác
biệt, tạo ra bản chất và đặc thù riêng của từng ngành nghề. Nếu môi trường đầu tư kinh
doanh ngành mở, năng động, dòng tiền mặt vào và ra doanh nghiệp vận động liên tục thì
lượng tiền mặt doanh nghiệp dự trữ sẽ liên tục thay đổi hoặc doanh nghiệp có thể dự trữ
tiền mặt không lớn. Và ngược lại, môi trường đầu tư kinh doanh ngành không thuận lợi,
sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu thì doanh nghiệp luôn phải dự trữ tiền mặt an
toàn cho khả năng thanh toán, dòng ngân lưu, vận động cũng chậm hơn và cản trở sự phải
triển của doanh nghiệp.
Lãi suất và các chỉ số kinh tế: Lãi suất là vấn đề mang tính nhạy cảm với biến động
của kinh tế. Lãi suất cũng là công cụ quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc lãi suất
thay đổi sẽ ảnh hưởng tới quyết định chỉ tiêu và tiết kiệm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu bằng
tiền mặt mỗi ngày đều có mối liên hệ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền chi tiêu những
ngày tiếp theo. Khi lãi suất tăng lên, doanh nghiệp sẽ tăng dự trữ tiền mặt hay giảm lượng
tiền mặt chỉ tiêu. Nhưng khi lãi suất giảm, doanh nghiệp có xu hướng giảm tiền mặt ít đi
để chi tiêu hoặc dùng để đầu tư. Trong cả 2 trường hợp doanh nghiệp phải đưa ra quyết
định nên giữ một lượng tiền mặt là bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng thời điểm biến động
của lãi suất. Bên cạnh đó, lãi suất cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, lạm phát. Để đối
phó với các vấn đề này doanh nghiệp cần vô cùng thận trọng và phân tích tỉ mỉ để đưa ra
các quyết định về dự trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán.
Chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp: Đối với 1 nền kinh
tế, biến động là không thể tránh khỏi. Những biến động này đã tạo ra 1 chu kỳ kinh tế.
Trong mỗi chu kỳ, lãi suất biến động, tài trợ vốn thay đổi đã ảnh hưởng tới dòng tiền mặt
của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hiểu về chu kỳ kinh tế, nắm bắt được các biến động
kinh tế, nhà quản trị sẽ định vị được vị trí của mình trên thị trường ngành. Từ đó doanh
nghiệp sẽ đưa ra các quyết định quản trị tiền mặt để hạn chế tác động tiêu cực của chu kỳ
kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp cố gắng tăng tính thanh khoản. Còn khi
nền kinh tế tăng trưởng doanh nghiệp có xu hướng nghiên về đầu tư hơn là dự trữ nhiều
tiền mặt nhàn rỗi, chỉ duy trì lượng tiền mặt ở mức tối thiểu.

You might also like